Monday, September 26, 2011

Rác


Rác là một trong những vấn đề đáng quan tâm của Saigon trong tháng 7/94 vừa qua khi mà người dân địa phương (xã Đông Thạnh, quận Hóc Môn) phản đối việc thành phố chứa rác ở đây bởi lẽ bãi rác này đã cao như núi, xông mùi hôi thối và gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống dân cư vùng này. Tuy nhiên, Saigon phải xử lý như thế nào với khối lượng rác và đủ loại chất thải ngày càng nhiều hơn và phức tạp hơn mà vẫn đảm bảo những yêu cầu tối thiểu về vệ sinh - y tế - môi trường, etc... trong hoàn cảnh & điều kiện khó khăn, eo hẹp của một nươc nghèo ? Không đơn giản, dễ dàng cho một thành phố đông dân & đang phát triển như Saigon nhưng cũng không phải là không có lời giải khả thi cho bài toán này. Sự việc này khiến tôi nhớ lại lúc tôi hoc lớp Regenerative and Sustainable Studies vào mùa thu năm 1993, một lớp bắt buộc phải lấy để hoàn tất chương trình học của mình. Phụ trách lớp này là KTS. J. Lyle rất nổi tiếng về bảo vệ môi sinh và ...”đì” học trò. Mỗi tuần chúng tôi phải làm một đề tài nghiên cứu (research) và thuyết trình (presentation) , chú trọng đến việc “rút kinh nghiệm” và tìm phương hướng giải quyết có tính ứng dụng khả thi cho ngành mình trong tương lai. Tuy vất vả với ông thật nhưng sau này ra làm việc thì chúng tôi mới hiểu là giới chuyên viên người Mỹ ở cuối thế kỷ này quan tâm nhiều hơn đến môi sinh và tương lai của hành tinh này; đặc biệt là đám học trò đến từ các nước “đang phát triển” như chúng tôi thì học hỏi được rất nhiều điều bổ ích và cũng “chia xẻ” được khá nhiều “kinh nghiệm thực tế” từ chính hoàn cảnh cuộc sống của người dân nước mình. Trong 10 tuần, chúngtôi đã có đến “7 món ăn chơi” như sau: các kiểu nhà ở / nơi trú ẩn (shelter) khác nhau trên thế giới qua các thời đại xây với vật liệu địa phương; nước và đời sống; rác và các phế thải; thực phẩm và lương thực; năng lượng và tương lai cuộc sống; không khí và ô nhiễm môi sinh; mối quan hệ giữa con người và tự nhiên (nạn nhân mãn, y tế/ sức khoẻ, bảo vệ môi sinh, sự thay đổi hệ sinh thái...). Hầu hết các bạn lớp tôi đều tránh nói tới ...rác nên cuối cùng tôi đã có dịp tìm hiểu và thuyết trình về một vấn đề không chút “thơm tho, hấp dẫn” này (cho dù rác cũng là do ta mà ra!). Nhờ vậy, hôm nay, tôi xin phép được “chia xẻ” chút hiểu biết với các bạn trẻ bên nhà về ...rác, một số cách xử lý rác và ảnh hưởng đến môi trường sống ra sao. Tuy không thú vị nhưng cũng mong các bạn sẽ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề “sạch đẹp” của chính mỗi người, mỗi gia đình, mỗi khu phố, của Saigon và của đất nước chúng ta. Ngay như hầu hết cư dân ở Los Angeles County đều không ngờ rằng điện mà họ vẫn sử dụng hàng ngày để thắp đèn, xem TV., nấu nướng, chạy máy lạnh... một cách thoải mái lại chính là từ ...rác mà ra.
Rác làm ra điện thật ư? Xin thưa: Đúng vậy, hoàn toàn là sự thật 100%! California chỉ có 2 con sông với lượng quá nhỏ trên một diện tích rộng lớn mà phần lớn là hoang mạc và đồi núi. Ngay như Nam California cũng không có được một hồ thiên nhiên mà toàn là hồ nhân tạo. Nguồn điện chính trước đây phải dẫn từ đập thuỷ điện Hoover ngay giữa sa mạc Nevada và Arizona. Cho nên việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới quả là vấn đề nan giải không kém gì một vấn đề lớn khác: rác thải ra từ một thành phố kỹ nghệ và thương mại hàng đầu, với mật độ dân cư đứng thứ 2 Hoa Kỳ sẽ xử lý thế nào đây? Đổ ra biển ư? Không ổn đâu, bạn ạ. Rác trôi dạt vào bờ thì còn gì là bãi tắm, là nơi du lịch hấp dẫn của thành phố chúng ta nữa? Cho dù cá tôm có tiêu thụ dùmmột số rác thì liệu bạn có dám ăn tôm cá đó không? Chưa kể là các cơ quan bảo vệ môi sinh đều ngăn cấm triệt để chuyện đổ rác ra biển hay xả rác trên bãi biển (ở bãi tắmVũng Tàu thì khác, mọi người cứ tỉnh bơ xả rác, mặc tình sóng biển có dọn rác dùm hay không cũng mặc. Sướng thật!). Mang rác đi chôn? Giải pháp này tạm ổn trong một thời gian dài trước đây nhưng nay thì ...không ổn nữa rồi! Lượng rác thải ra ngày càng tăng nên các “núi rác” chẳng mấy chốc bốc mùi và gây ô nhiễm nghiêm trọng khiến người dân phải lên tiếng khi không còn chịu nỗi mùi hôi thối nồng nặc với đủ các loại ruồi nhặng và ký sinh trùng, vi khuẩn (bacteria). California đã từng có kinh nghiệm xử lý các “núi rác” như “nuí rác” ở Hóc Môn vậy. Ngay rìa khuôn viên đại học bách khoa Pomona cũng đã có một trung tâm nghiên cứu tái sinh và xử lý rác, với trên 5 “núi rác” đang trở thành landfill. Họ đang san bằng các “núi rác” theo một độ dày quy định rồi lập vườn cây ăn trái, vườn rau, xây sân golf và một công viên nhưng tuyệt đối không có một công trình xây dựng (building structure) kiên cố hay bán kiên cố nào ở đây cả. Lý do: sau một thời gian, rác bị phân huỷ bởi vi sinh vật sẽ tạo nhiều lỗ hổng ngay dưới chỗ chôn rác. Nói khác đi, đất nơi đó không có ...chân, rất dễ sụp. Tái sinh (recycle) rác là giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay, không phải chỉ ở Hoa Kỳ mà ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy vậy, không phải rác nào cũng có thể tái sinh được. Giấy, nhựa, cao su, ny-lông, thuỷ tinh có thể tái sinh; còn cây cỏ, xác động vật, thức ăn thì không tái sinh được. Chính vì vậy, mỗi nhà ở Nam California thường có 3 thùng rác: một cho rác tái sinh, một cho rác không thể tái sinh, một cho cây cỏ. Đốt rác ư? Cũng chỉ giải quyết được phần nào nơi chứa rác nhưng lại gây ô nhiễm không khí, chưa kể nguy cơ hỏa hoạn và giải quyết tro tàn ra sao? Vấn đề tựu trung: giải pháp nào có lợi nhất khi ta thải rác đi? Chôn và đốt rác là 2 giải pháp khả dĩ hữu hiệu và có lợi nhất nếu như ta biết kết hợp chúng qua một quá trình biến đổi rác thành năng lượng. Có 2 cách chính:
1. Đốt rác thành năng lượng (Refuse to Energy): Nhà máy điện (Refuse-to - Energy Facility) thành phố Commerce, ở phía Nam Los Angeles bắt đầu hoạt động từ năm 1987. Mỗi ngày, nhà máy này nhận khoảng 400 tấn rác để sản xuất ra hơn 10 Megawatts điện/giờ, đủ cung cấp điện cho 20 ngàn căn nhà/ ngày trong thành phố này. Chôn rác để lấy khí đốt, từ đó tạo ra năng lượng( gas to energy): Nhà máy Puente Hills Landfill ở thành phố Whittier (phía Đông Nam Los Angeles) có bãi chứa rác đủ sức nhận 12 ngàn tấn rác /ngày, ngay cạnh nghĩa trang dành cho nhà giàu với vườn hồng khá đẹp Rose Hills (góc freeway 605 và 60), sản xuất 20 ngàn cubic feet hơi đốt/phút, đủ sức vận hành máy phát điện có công suất trên 50 Megawatts/ giờ, cung ứng cho khoảng 100 ngàn căn nhà/ ngày. Sau đây, chúng ta thử tìm hiểu chi tiết hơn về 2 cách biến đổi rác thành năng lượng, trong đó 2 giai đoạn đầu hoàn toàn giống nhau, chỉ khác từ giai đoạn 3 trở đi:
I. Đốt rác thành năng lượng(refuse to energy):
a. Thu lượm rác: Xe rác đến từng nhà / khu gia cư để thu gom rác từ các thùng rác (đã phân loại) . Mỗi hai tuần, xe quét đường sẽ quét rác dọc 2 bên lề đường. Trên các xa lộ, nhân viên bảo trì Công Chánh (như Caltrans Maintenance) chịu trách nhiệm nhặt rác, song song với việc quản lý, tu bổ, sửa chữa đường xá, trồng cây cỏ ven xa lộ. Cũng cần biết là bạn mà xả rác trên xa lộ California, bạn có thể bị phạt tới một ngàn Mỹ Kim ($1,000USD.). Bạn uống rượu lúc lái xe thì cũng có thể bị giam rồi ông toà còn buộc bạn phải ra nhặt rác dọc xa lộ mấy ngày (may ra bỏ rượu ?). Ở Hy Lạp, tôi còn thấy người ta trồng cây ăn trái (cam, táo...) ven đường để người đi đường có thể giải khát nhưng rác phải bỏ vào thùng và cấm phá hại cây. Giá như Việt Nam làm thử chuyện này thì hay biết mấy, bạn nhỉ?
b. Cân đo và ngăn chận các chất phóng xạ: Sau khi thu gom rác, rác sẽ được chở tới nhà máy đốt rác thành năng lượng như Commerce Refuse-to-Energy(CRTEF.) chẳng hạn. Từng xe rác được đem cân để ước lượng số rác gom về. Các xe còn bị dò khám để ngăn chận các chất thải có phóng xạ, hay các loại chất nổ. Đây là giai đoạn mà hầu hết các nước nghèo & đang phát triển đều coi nhẹ trong khi rác ngày càng nguy hiểm & phức tạp hơn. Nhân viên làm việc ở các sở vệ sinh thường làm "thủ công" ở giai đoạn này cũng chưa được "bảo hộ lao động" & bảo hiểm y tê-sức khoẻ an toàn đúng mức.
c.Tập trung và lọc lựa: Rác đổ vào hầm chứa rất lớn (CRTEF có hầm đủ sức chứa 1,200 tấn rác), được che kín để tránh mùi hôi thối thoát ra ngoài. Các loại rác lớn (như máy móc, tủ lạnh...) được tách riêng để hoặc tái sinh, hoặc tiêu huỷ ở một nơi khác. Phần rác còn lại sẽ cho vào lò đốt. Không khí sẽ được bơm vào hầm chứa cùng với khí amonia nhằm loại Oxit Nitơ, sau đó sẽ được hút ra ở một phía khác mang theo mùi hôi, rồi đi theo một đường ống vào một lò đốt (vì lửa cần có không khí mới đốt cháy được). Ở một nhiệt độ cao, mùi hôi và mọi vi sinh vật đều không tồn tại được.
d. Đốt rác: Khi rác đưa vào lò đốt, không khí sẽ được bơm vào cùng với khí ammonia để lọa ra Oxít Nitơ. Từ đó, hơi nóng tỏa ra sẽ dùng để nấu nước; còn tro sẽ chuyển ra ngoài trộn với nước để khỏi bay trong gió tránh ô nhiễm. Lượng tro chỉ còn khoảng 30% lượng rác trước khi đốt, còn thể tích chỉ khoảng 10% thể tích trước khi đốt. Vì thế chúng ta tiết kiệm được nhiều chôn rác hơn.
Tạo ra điện: Khí nóng tỏa ra khi đốt rác sẽ đun nước sôi để vận hành một máy phát điện chạy bằng hơi nước: khí nóng sẽ quay cánh quạt của máy phát điện để tạo ra nguồnđiện cung cấp cho mạng lưới điện của công ty điện. Lọc khí: chia làm 2 đợt: Khí nóng sau khi đun nước sẽ qua hệ thống lọc nhằm loại bỏ khí độc (acid gas, sulfur dioxide, acid hydrochloric). Dung dịch vôi (lime) xịt vào bộ lọc khí nhằm trung hòa khí độc trước khi thải ra cùng tro bụi để mang đi chôn vào các núi rác. Sau khi lọc đợt 1, khí nóng được dẫn tiếp qua một buồng lọc khí (bằng fiber glass) nhằm loại 99.5% những khí độc còn lại.
II Phương pháp chôn rác để lấy khí đốt đã thí nghiệm thành công tại Puente Hills – đây là bãi chứa rác đầu tiên và lớn nhất thế giới đã thực hiện thành công phương pháp xử lý rác mới này nên tôi cũng hy vọng Sàigòn sẽ tìm ra lời giải cho vấn đề rác của Sàigòn. Chôn rác (gas to energy) cũng trải qua 3 giai đoạn đầu giống như cách đốt rác, chỉ khác từ giai đoạn 4 trở đi.
Lấy hơi đốt: rác sẽ tự phân hủy sau khi chôn, tạo ra nhiều khí methane và ít khí carbon dioxide. Methane là một loại khí đốt thiên nhiên (có ở một vài vùng trên đồng bằng sông Cửu Long với trữ lượng khá cao) có mùi hôi nồng nặc, nhất là khi rác để lâu và chính mùi hôi này đã gây phiền nhiễu cho cư dân sống gần bãi rác. Vì thế, rác phải được phủ kín bởi nhiều lớp đất dày nhưng vẫn có những đường ống có lỗ hở (giống drip system) cắm sâu vào bãi rác để thu khí methane và chuyển về nhà máy phát điện. Tạo ra điện: chính khí methane sẽ là nhiên liệu chạy máy phát điện (gas turbine) - khác với strem turbine. Lượng điện sản xuất từ rác này sẽ đủ cung cấp cho cư dân quanh đó thì chắc chắn người dân sẽ hoan nghinh chứ khó mà phản đối (ngoại trừ có sai sót!).
Tiêu thụ khí dư: Do lượng khí methane thu được nhiều hơn lượng khí cần để vận hành máy phát điện trong ngày nên khí dư sẽ chuyển qua một lò đốt để tiêu hủy cả khí lẫn mùi hôi. Trên đây là hai phương pháp xử lý rác ở Nam California, Hoa Kỳ khả dĩ giải quyết được vấn đề bãi chứa rác mà vẫn tận dụng được rác để tạo ra nguồn năng lượng nhằm phục vụ hữu ích cho đời sống mà không gây thêm ảnh hưởng xấu nào đến môi sinh.
Trước mắt, thiết nghĩ Saigon có thể tiến hành một số biện pháp sau để giải quyết nạn ngập rác, bảo vệ vẻ đẹp và vệ sinh chung của Saigon:
- Tăng cường giáo dục, tuyên truyền sâu rộng trong dân chúng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác trong việc giữ vệ sinh chung cho thành phố, về việc cấm xả rác, các chất thải hay nước thải ra đường hay nơi công cộng. Mỗi nhà cần có một thùng rác có nắp đậy riêng. Mỗi góc phố có thùng rác có nắp đậy sạch sẽ và mỹ thuật (cũng nên tổ chức thi vẽ các kiểu thùng đựng rác công cộng ngay trước các công sở, tại các trạm xe, bến bãi, cửa hàng....). Mỗi ngày, các nơi công cộng (công sở, công viên, khách sạn, nhà hàng, trạm xe, bến bãi, cửa tiệm, trường học, bệnh viện,.... đều phải có nhân viên vệ sinh quét dọn, không bỏ mặc cho Sở Vệ Sinh được mà nên có thêm nhiều công ty vệ sinh tư nhận làm theo quy định, hướng dẫn chung của Sở Vệ Sinh. Mỗi tuần vẫn tổ chức một ngày vệ sinh thành phố (quét dọn đường phố, khai thông cống rãnh, trồng cây cỏ...). Cổ động thanh thiếu niên tham gia thường xuyên công tác quét rác, dọn dẹp sạch sẽ trường lớp, công sở, công viên... Nếu mỗi người thấy rác nhặt rác, không xả rác bừa bãi, gom rác về đúng nơi quy định thì quả là một biểu hiện tốt đáng được gầy dựng thành một truyền thống cho mọi người.
- Tái sinh rác là việc cần được tiếp tục làm một cách có hệ thống tổ chức mà người tham dự phải có lợi một cách cụ thể, rõ ràng chứ không còn là đóng góp thiện nguyện vô vị lợi theo kiểu “Kế Hoạch Nhỏ” trước kia. Thu gom bao nylông, chai nhựa, bình thủy tinh, giấy báo... vẫn nên duy trì nhưng tránh tái sinh rác này nhưng lại nảy sinh tai hại khác cho môi sinh và sức khoẻ con người. Hãy biến rác & chất thải thành một thứ nguyên liệu hữu dụng hơn chứ không phải chỉ là thứ phải vứt đi. Diện tích đất đai bao giờ cũng có hạn, trong khi dân số ngày càng tăng mà tài nguyên ngày càng giảm. Dứt khoát Saigon phải có biện pháp xử lý rác & chất thải hợp lý, khoa học và có lợ i hơn cho người dân Saigon.
- Tuyệt đối cấm xả rác (rác sinh hoạt và rác công nghiệp) xuống sông rạch, ao hồ, biển (chỉ cần đến bãi biển Vũng Tàu, hay ra kênh Tàu Hủ, đứng trên cầu Ông Lãnh... là bạn sẽ thấy vì sao tôi nêu điều này ra đây); hạn chế tối đa mọi cơ hội gom rác bừa bãi (nhất là ở các công trường, nhà ở tập thể, khách sạn, chợ, các khu ăn uống, lễ hội...). Nên có các thùng rác lớn (trash bin / container) cho từng khu chợ, công trường xây dựng, nhà hàng... - - - Mỗi thành phố nên cố gắng có ít nhất một nhà máy chế biến và xử lý rác như Puente Hills (Việc này cần sự trợ giúp của quốc tế về vốn, đào tạo nhân sự về kỹ thuật chuyên môn & quản trị / điều hành / xử lý, xây dựng). Chôn rác nhưng cần nghĩ đến tái sinh, tái sử dụng hợp lý từ những bãi rác đó chứ không thể chỉ gây tai họa cho dân cư quanh bãi rác. Ví dụ, có thể xây công viên, lập vườn rau với những ao cá, hồ nhân tạo như vùng Landfill ở đại học Pomona của tôi đã làm khá thành công (cần nhớ: cấm ngặt mọi hình thức xây dựng kiên cố trên những bãi chôn rác này). Hy vọng 10 năm sau, bãi rác Đông Thạnh sẽ là 1 trong những công viên xanh mát, tươi đẹp của Saigon không thua gì dự án kênh Nhiêu Lộc đang tiến hành.
- Tuyệt đối không nên xem thường việc xử lý rác công nghiệp thải ra từ các nhà máy. Nagy từ bây giờ cần có luật & hướng dẫn cụ thể về cách xử lý loại rác này để tránh nguy hại cho môi sinh và sức khoẻ con người. Rác và chất thải từ các công trình xây dựng & cầu đường cũng phải được xử lý đúng mức, hạn chế phần nào nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng cao.
Tôi nghĩ là Saigon nên kết hợp với các Viện Khoa Học, các trường đại học để nghiên cứu thêm về đề tài xử lý rác, tái sinh rác một cách nghiêm túc để đưa ra những hướng giải quyết có tính khả thi hơn. Saigon cần nghĩ ngay đến việc đào tạo chuyên viên cho ngành này để chuẩn bị cho sự phát triển kỹ nghệ trong tương lai. Muốn là “Hòn Ngọc Viễn Đông,” tôi mong Saigon sẽ phấn đấu nhiều hơn trong nhiều mặt, dĩ nhiên trong đó không thể không kể đến chuyện ...rác! Sự hỗ trợ và hợp tác của mọi người, mọi giới là điều cần thiết phải có, không thể chỉ đơn phương một phía (chính quyền). Ý thức tự giác của mỗi người là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất mà giáo dục và kinh tế là 2 chià khóa chính. Saigon càng phát triển, rác càng nhiều thì phải nghĩ tới biện pháp xử lý rác khoa học & kinh tế hơn. Tôi mơ một ngày không xa, các bãi rác ở VN sẽ trở thành những "công viên tái sinh" (eco-park) với những rừng cây xanh rợp bóng mát, những bãi cỏ mượt mà, những thảm hoa rực rỡ thơm ngát để mọi người có thể dạo mát, vui chơi, hít thở không khí trong lành hơn. Những dòng sông không còn rác rưởi, hôi tanh sình bùn mà sẽ trong sạch hơn để ai cũng có thể bơi lặn trên những con sông quê mình. Lần về thăm Saigon tới, hy vọng sẽ không còn nghe ai than phiền về RÁC ở Saigon nữa. (8/94)Chất phế thải rắn ở Việt Nam
Hiện tại tình trạng môi trường ở Việt Nam ngày càng xuống cấp trầm trọng. Nguyên nhân chính trong việc ô nhiễm môi trường là do công cuộc phát triển công nông nghiệp của đất nước không đồng bộ với việc bảo vệ môi trường… Do đó, việc phát triển đã để lại nhiều hệ lụy đến môi trường như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước qua nước thải kỹ nghệ và ô nhiễm do phế thải rắn trong sản xuất công nghệ.
Trước hết, chúng ta cần phân biệt các loại chất thải rắn. Có tất cả 3 loại: chất thải rắn từ sinh hoạt gia cư gọi là rác sinh hoạt, chất thải y tế, và chất thải công nghiệp. Vào ngày 24/11/2004, trong một báo cáo về diễn biến môi trường năm 2004, ông Mai Ái Trực, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường đã tuyên bố chất thải rắn đang là một vấn để nổi cộm ở Việt Nam. Mỗi năm có khoảng 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh và dự báo rằng số lượng nầy tiếp tục gia tăng nhanh chóng trong thập kỷ sắp đến. Quá trình đô thị hóa và sự phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, hiện đại hóa các cơ sở y tế sẽ làm tăng đáng kể lượng chất thải độc hại phát sinh. Và nếu không xử lý một cách phù hợp sẽ có khả năng gây ra ảnh hưởng quan trọng dến sức khỏe con người và môi trường.
http://www.vfej.vn/public/Images/ContentImages/HotImage/__Anh_T6/0rac27.jpg
Theo thống kê mới nhất qua Hội thảo xây dựng chiến lược kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam vào tháng 12 năm 2004, trung bình tổng lượng chất thải rắn hàng năm trên 49 ngàn tấn chia ra theo tỷ lệ sau: Chất thải gia cư 44%, chất thải y tế 1%, và chất thải công nghiệp chiếm 55%.
Hỏi 3: Chúng tôi được biết chất thải gia cư hay chất thải sinh hoạt được chuyển thẳng đến các bãi rác như Đông Thạnh, Gò Cát v.v…ở Tp HCM, còn các chất thải y tế và công nghiệp thì được đưa đi đâu, thưa TS?
ĐÁp 3: Thưa anh, chất thải y tế trên nguyên tắc phải được đốt ở các lò đốt trong bịnh viện, nhưng thực tế thì không được như thế. Thí dụ ở Hà Nội có 36 bịnh viện mà chỉ có một bịnh viện có lò đốt mà thôi. Và chất thải nầy dĩ nhiên cũng được đổ vào các bãi rác sinh hoạt gia cư. Vì tính cách quan trọng của vấn đề, chúng tôi sẽ có một bài thảo luận riêng về chất thải y tế. Còn phế thải rắn công nghiệp, chúng tôi thực sự không biết một khối lượng quan trọng như thế đã đi về đâu? Về các thông tin liên quan đến vấn đề nầy, chúng tôi hoàn toàn không thấy đăng tải trên báo chí hay trên mạng. Chúng tôi nghĩ chúng cũng giống như tình trạng của chất thải y tế là đi vào các bãi rác sinh hoạt mà thôi. Theo báo cáo của Bộ KH, CN& MT thì trên cả nước có 465 cơ sở gây ô nhiễm quan trọng cần phải xử lý tức khắc. Chúng tôi xin đan cử ra đây vài con số vế chất thải công nghiệp để thính giả có thêm khái niệm về tình trạng nầy ở Việt Nam. Hiện tại, cty ciment Hà Tiên ở Thủ Đức chứa trên 30 tấn PCBs, một hóa chất dioxin tương đương, mà không biết xử lý như thế nào? Số lượng chất thải rắn trung bình được thải ra hàng năm ở TpHCM trên 45 ngàn tấn, tỉnh Đồng Nai, gần 35 ngàn tấn, Tp Hà Nội 18 ngàn tấn…
Hỏi 4: Theo như TS vừa trình bày thì lượng khổng lồ phế thải độc hại đã đi vế đâu? và nhà nước có biện pháp xử lý như thế nào không?
Đáp 4: Trên nguyên tắc tất cả các thể loại chất thải độc hại rắn trên cần phải được xử lý và hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ sở nào có hệ thống xử lý chất thải rắn cũng như không có một nhà máy chuyên ngành về xử lý hóa chất độc hại như công việc chúng tôi đang làm ở Hoa Kỳ. Để trả lời câu hỏi của anh, chúng tôi nghĩ các phế thải trên cũng phải chịu chung số phận như tình trạng phế thải y tế nghĩa là phải đi vào các bãi rác gia cư mà thôi.
Còn biện pháp xử lý của nhà nước, chúng tôi không thấy những giải quyết cụ thể, ngoài việc tổ chức nhiều buổi hội thảo chuyên đề như “Hội nghị xây dựng chiến lược kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam”, “Hội thảo về thống kê phát thải dioxin va furan”; đồng thời với việc chính phủ ban hành “Quy chế quản lý chất thải, và Phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và KCN vào năm 2020”. Bộ Tài nguyên & Môi trường đang soạn thảo kế hoạch quôc gia kiểm soát ô nhiễm năm 2010.
Ngoài việc ban hành nhiều quy định như thế, mà ngay cả quyết định buộc 1.300 cơ sở gây ô nhiễm phải di dời cấp bách khỏi TpHCM từ nhiều năm qua mà cũng vẫn không giải quyết được. Nên nhớ, tại TpHCM có trện 30.000 cở sở sản xuất cần phải di dời. Trên bình diện cả nước, đã có ghi nhận là trên 4.300 cở sở cần phải được xử lý triệt để mà mãi cho đến nay sự việc vẫn như cũ.
Hỏi 5: Xử lý triệt để là như thế nào xin TS giải thích cho.
Đáp 5: Ngày 22/4/2004 qua Quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhằm tăng cường công tác bảo bệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa”. Trong quyết định trên gồm 4 Điều, mà mục tiêu trước mắt là cho đến năm 2007 phải tập trung xử lý 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên tổng số 4.300 cơ sở đã được kiểm kê từ năm 2002. Và đến năm 2012 là phải xử lý tất cả cơ sở còn lại. Về nguyên tắc xử lý triệt để được thực hiện trên căn bản bảo đãm sự phát triển bền vững. Còn về giải pháp cơ bản trong Quyết định có thể được trích lược sau đây:
- Nghiên cứu, xây dựng, ban hành mới hoặc bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm luật;
- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư để thực hiện kế hoạch;
- Chính sách giảm thuế cho các chủ cơ sở có hệ thống xử lý;
- Khuyến khích đổi mới và nâng cấp các quy trình công nghệ, áp dụng công nghệ sạch;
- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước;
- Đẩy mạnh công tác giáo dục và truyền thông đến đại chúng;
- Tăng cường công tác quốc tế;
- Thực hiện các biện pháp cưởng chế hành chính các cơ sở vi phạm.
Nhìn chung, quyết định nầy cũng như bao quyết định khác về môi trường chỉ có giá trị hình thức trên giấy tờ, và khó áp dụng được trong điều kiện tình hình công nghệ ở Việt Nam.
Hỏi 6: Tại sao TS có những nhận định khá tiêu cực về Quyết định vừa kể trên, vì lý do nào mà TS đã đi đến kết luận như vậy?
Đáp 6: Từ độ 10 năm qua, Việt Nam đã ban hành rất nhiều Nghị quyết, Quyết định từ trung ương đến địa phương về việc bảo vệ môi trường, từ việc dề nghị đóng cửa công ty bột ngọt Vedan ở Biên Hòa của Sở KH&MT TpHCM từ năm 1997, đến việc xử lý các vi phạm của hệ thống nhà máy dệt nằm dọc theo kinh Tham Lương từ hơn hai năm nay. Nhưng tất cả các cơ sở đan cử trên vẫn tiếp tục sinh hoạt bình thường cho đến nay. Điều nầy nói lên được tính cách quản lý môi trường của Việt Nam chưa được hữu hiệu. Thêm nữa, thiết nghĩ các cơ sở sản xuất công nghệ riêng rẽ không thể nào thiết lập được hệ thống xử lý vì sự khiếm khuyết tài chánh và khả năng kỹ thuật. Điều nầy cần phải có sự đầu tư quốc gia. Nhà nước phải có trách nhiệm xây dựng các cơ sở xử lý ở các trung tâm lớn hay các đô thị có nhiều công nghiệp. Các cơ sở chỉ phải mang chất thải rắn cần xử lý cho một nhà máy xư lý trung ương và chi phí được chiết tính tùy theo tiêu chuẩn về mức độ độc hại của từng loại phế thải từ những công nghệ khác nhau.
http://tmmt.gov.vn/img/image/news/20-11-2008/ici_rac%20thai%20y%20te.jpg
Hỏi 7: Xin TS cho biết tại sao nhà nước phải trực tiếp tham gia vào công cuộc xử lý nầy mà không phải là tư nhân?
Đáp 7: Như đã nói ở phần trên, tư nhân Việt Nam chưa đủ khả năng tài chính và kỷ năng để thiết lập một nhà máy xử lý hoàn chỉnh, do đó cần phải có sự trợ lực của nhà nước hay đầu tư của ngoại quốc vì đây là một vấn nạn lớn có tầm vóc quốc gia cần phải có vốn đầu tư quan trọng và công nghệ cao cấp.
Trước hết Việt Nam cần phải phân lọai theo tiêu chuẩn độc hại các phất thải rắn để từ đó cán bộ quản lý và chủ các cơ sở có văn bản rõ ràng để thực thi luật lệ.
Một khi Việt Nam thiết lập những nhà máy xử lý phế thải rắn và hoàn chỉnh bộ luật về sự phân loại mức độc hại của phế thải. Thiết nghĩ công cuộc giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường ở Việt Nam không còn là một vấn đề nan giải nữa.
Mai Thanh Tuyết

Ước tính mỗi người đô thị Việt Nam trung bình mỗi ngày thải khoảng 2-3 kg chất thải rắn, gấp đôi lượng phát thải bình quân đầu người ở nông thôn.
Ước tính mỗi người đô thị Việt Nam trung bình mỗi ngày thải khoảng 2-3 kg chất thải rắn, gấp đôi lượng phát thải bình quân đầu người ở nông thôn.
Đáng quan ngại là chất thải y tế chiếm tỷ lệ nhỏ so với chất thải rắn nhưng mức độ nguy hại lại lớn hơn nhiều, trung bình mỗi ngày chỉ khoảng 300 tấn nhưng có tới 34 tấn rác thuộc loại nguy hại cần xử lý triệt để.
Tuy nhiên do ý thức người dân và các cơ quan hữu quan cùng với nguồn kinh phí hạn hẹp nên các chất thải không được xử lý triệt để, đổ bừa bãi đã gây mất mỹ quan thành phố, ô nhiễm không khí, đất và nước và sức khỏe người dân.
Được biết, mỗi năm tổng lượng chất thải công nghiệp ở nước ta chiếm 20-25 phần trăm tổng lượng chất thải sinh hoạt (tùy theo quy mô và cơ cấu công nghiệp của từng thành phố), trong đó chất thải nguy hại chiếm khoảng 130.000 tấn/ năm.
Nhưng gần một nửa lượng chất thải công nghiệp của cả nước tập trung khu vực Đông Nam bộ, trong đó TP. Hồ Chí Minh chiếm 31 phần trăm tổng lượng chất thải cả nước.
Đặc biệt, phần lớn chất thải nguy hại đều phát sinh từ miền Nam, nhất là khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam, chiếm 64 phần trăm tổng lượng chất thải nguy hại của cả nước.
Dự báo đến năm 2010 con số này sẽ tăng lên hơn 500 tấn/ngày đêm, trong đó có 60-70 tấn là chất thải nguy.
Việc xử lý rác thải đòi hỏi kinh phí, công nghệ, nhân lực và ý thức của dân, trước mắt các cơ sở y tế, doanh nghiệp và cộng đồng nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của mình và cộng đồng góp phần cùng thiên nhiên phát triển bền vững.
(Theo Báo Tài Nguyên&Môi Trường)
http://www2.vietbao.vn/images/vn75/tong-hop/75009429-21091_13114.jpgPhế thải Y tế
Hỏi: Trước hết ông vui lòng cho biết định nghĩa và thành phần của chất thải y tế.
Đáp: Chất thải y tế còn gọi là chất thải bịnh viện là những chất phế thải từ bịnh viện qua những dịch vụ y tế như chữa trị, mổ xẻ, và thử nghiệm.
Đại để đó là những quần áo bịnh nhân và y công, bác sĩ sau khi chữa trị có dính máu và chất thải của người bịnh, cũng như vi khuẩn, các bộ phận bị tách rời, hóa chất, thuốc men cùng dụng cụ dùng trong các sinh hoạt này.
Do đó, phế thải y tế rất dễ bị lây nhiễm và có nguy cơ ảnh hưởng lên sức khỏe con người sống chung quanh bịnh viện, nếu không được xử lý thích đáng. Thông thường theo ước tính trong 4 Kg phế thải y tế có 1 Kg phế thải đã bị nhiễm vi khuẩn nguy hiểm.
phế thải y tế rất dễ bị lây nhiễm và có nguy cơ ảnh hưởng lên sức khỏe con người sống chung quanh bịnh viện, nếu không được xử lý thích đáng. Thông thường theo ước tính trong 4 Kg phế thải y tế có 1 Kg phế thải đã bị nhiễm vi khuẩn nguy hiểm.

Mức độc hại

Hỏi: Như vậy đây là một loại phế thải độc hại hơn cả phế thải gia cư và kỹ nghệ nữa phải không, thưa Tiến sĩ?
Đáp: Đúng như vậy, thưa anh. Vì phế thải y tế có thể trực tiếp ảnh hưởng tức khắc lên sức khỏe của con người, và hơn nữa có thể có nguy cơ tạo ra bịnh dịch qua sự lây nhiễm. Còn tính độc hại của hai loại phế thải gia cư và kỹ nghệ có tính cách lâu dài hơn và khó nhận diện trước mắt.
Hỏi: Vậy trên thế giới cung cách xử lý loại phế thải nầy như thế nào?
Đáp: Hiện tại, trên thế giới ở hầu hết các quốc gia kỹ nghệ, trong các bịnh viện, cơ sở săn sóc sức khỏe, hay những công ty đặc biệt xử lý phế thải đều có thiết lập hệ thống xử lý loại phế thải nầy.
Đó là các lò đốt (incinerators) ở nhiệt độ cao tùy theo loại phế thải từ 1.000oC đến trên 4.000oC. Tuy nhiên phương pháp nầy hiện nay vẫn còn đang tranh cãi về việc xử lý khí và bụi sau khi đốt đã được thải hồi vào không khí.
Hỏi: Đó là khí thải gì thưa Tiến sĩ?
Các phế thải y tế trong khi đốt, thải hồi vào không khí nhiều hạt bụi li ti và các hóa chất độc hại phát sinh ra do quá trình thiêu đốt như: acid cloridric, dioxin/furan, và một số kim loại độc hại như thủy ngân, chì, hoặc arsenic, cadmium.
Đáp: Các phế thải y tế trong khi đốt, thải hồi vào không khí nhiều hạt bụi li ti và các hóa chất độc hại phát sinh ra do quá trình thiêu đốt như: acid cloridric, dioxin/furan, và một số kim loại độc hại như thủy ngân, chì, hoặc arsenic, cadmium.
Do đó, tại Hoa Kỳ vào năm 1996, đã bắt đầu các điều luật về khí thải của lò đốt nghiêm khắc hơn và lượng khí thải hồi phải được giảm thiểu bằng những hệ thống lọc hóa học và cơ học tùy theo loại phế thải. Cũng như các hạt bụi phóng thích sau khi đốt phải nhỏ hơn 10 umm.

Các phương pháp để giải quyết

Hỏi: Ngoài ra còn có phương pháp nào khác để giải quyết vấn đề nầy không thưa Tiến sĩ?
Đáp: Như đã nói ở phần trên, phương pháp đốt đã gây ra nhiều bất lợi vì lượng khí độc hại phát sinh thải vào không khí; do đó các nhà khoa học hiện đang áp dụng một phương pháp mới. Đó là phương pháp nghiền nát chất phế thải và xử lý dưới nhiệt độ và áp suất cao để tránh việc phóng thích khí thải trong khi xử lý.
Dựa theo phương pháp nầy phế thải bịnh viện được chuyển qua một máy nghiền nát. Phế thải đã được nghiền xong sẽ được chuyển qua một phòng hơi có nhiệt độ 138 o C và áp suất 3,8 bar (1bar tương đương với áp suất 1 atmosphere). Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất trên là điều kiện tối ưu cho hơi nước bão hòa.
Phế thải được xử lý trong vòng 40 đến 60 phút. Sau cùng phế thải rắn sẽ được chuyển đến các bãi rác thông thường vì đã đạt được tiêu chuẩn tiệt trùng. Phương pháp nầy có thêm lợi điểm là làm giảm được khối lượng phế thải vì được nghiền nát, chi phí ít tốn kém hơn lò đốt, cũng như không tạo ra khí thải vào không khí.
Hỏi: Nhưng còn ở các nước đang phát triển thì phế thải y tế được xử lý như thế nào?
Đáp: Đối với các quốc gia đang phát triển, việc quản lý môi trường chung vẫn còn rất lơ là, nhất là đối với phế thải bịnh viện. Tuy nhiên trong khoảng 5 năm trở lại đây, các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt đầu chú ý đến việc bảo vệ môi trường, và có nhiều tiến bộ trong việc xây dựng các lò đốt ở bịnh viện.
Đặc biệt ở Ấn Độ từ năm 1998, chính phủ đã ban hành Luật về "Phế thải y tế: Lập thủ tục và Quản lý". trong bộ luật nầy có ghi rõ ràng phương pháp tiếp nhận phế thải, phân loại phế thải, cùng việc xử lý và di dời đến các bãi rác. . Do đó vấn đề phế phải độc hại của quốc gia nầy đã được cải thiện rất nhiều.

Tình hình tại Việt Nam

Việt Nam hiện nay chưa đặt mối quan tâm đúng mức về vấn đề nầy, ngay cả đối với rác gia cư và rác kỹ nghệ. Hà Nội có 36 bịnh viện mà chỉ có một bịnh viện có lò đốt. TP HCM cũng chẳng khá gì hơn, chỉ có 3 lò đốt cho trên 100 bịnh viện trong thành phố. Đối với các tỉnh , thị xã còn lại, chúng tôi thiết nghĩ cũng không có bịnh viện nào có trang bị lò đốt cả.
Hỏi: Còn Việt Nam thì sao?
Đáp: Như đã nói ở những chương trình trước đây, Việt Nam hiện nay chưa đặt mối quan tâm đúng mức về vấn đề nầy, ngay cả đối với rác gia cư và rác kỹ nghệ. Hà Nội có 36 bịnh viện mà chỉ có một bịnh viện có lò đốt. TP HCM cũng chẳng khá gì hơn, chỉ có 3 lò đốt cho trên 100 bịnh viện trong thành phố. Đối với các tỉnh , thị xã còn lại, chúng tôi thiết nghĩ cũng không có bịnh viện nào có trang bị lò đốt cả.
Cho đến hiện nay, chúng tôi chưa thấy có chỉ dấu nào của Việt Nam về việc cải thiện tình trạng quản lý các nguồn rác nói chung, và phế thải y tế nói riêng. Các loại phế thải rắn và lỏng là hai vấn nạn môi trường quan trọng nhất hiện tại mà Việt Nam phải đối mặt và giải quyết một cách rốt ráo. Nếu Việt Nam không chịu thay đổi cung cách hành xử chúng tôi e rằng Việt Nam sẽ phải chịu một cơn khủng hoảng môi trường nghiêm trọng trong một tương lai rất gần.
Hỏi: Đúng trước tình trạng cấp bách về việc xử lý phế thải y tế, cũng như khả năng tài chính của các bịnh viện không thể nào trang trải cho chi phí thiết lập một lò đốt, Tiến sĩ thấy có một phương cách giải quyết nào trước mắt để có thể hạn chế được chất thải nầy hay không?
Đáp: Thưa anh, vấn đề chỉ có thể giải quyết từng bước một khi có sự tham gia của nhà cầm quyền. Đối với các bịnh viện có bịnh nhân dễ bị nhiễm trùng và truyền nhiễm cao như các bịnh viện nhiệt đới, nhà bảo sanh, nhà nước bắt buộc bằng giá nào cũng phải xây lò đốt càng sớm càng tốt. Thêm nữa cần phải tăng cường kiểm soát việc quản lý các lò đốt của bịnh viện. Và việc làm cấp yếu tức thời đối với những bịnh viện còn lại là phải hạn chế chất thải y tế tối đa.

Hạn chế chất thải y tế trong bịnh viện

Hỏi: Nhưng mà làm thế nào để hạn chế chất thải y tế trong bịnh viện?
Đáp: Ở các quốc gia kỹ nghệ, song hành với việc xử lý phế thải, Cơ quan Bảo vệ môi trường sở tại thường thiết lập chính sách khen thưởng bằng cách giảm thuế cho cơ sở sản xuất nào áp dụng chương trình giảm thiểu phế thải. Mức độ khen thưởng tùy theo điều kiện và mức độ độc hại cho mỗi quy trình.
Trong trường hợp chất thải y tế, chúng tôi xin gợi ý vài phương cách để làm giảm thiểu chất thải:
- Trước hết, trong bịnh viện không nên xử dụng bao tay, áo choàng, khăn trải v.v.. bằng chất dẽo nhân tạo như PVC, mà được thay thế các dụng cụ trên bằng cao su thiên nhiên (latex).
- Thủy ngân trong các hỗn hợp kim loại dùng trong việc trám răng, trồng răng, cũng như Chì (Pb) dùng làm điện cực của pin trong các hệ thống theo dõi nạn nhân bị bịnh tim v.v.. sẽ được tái xử dụng bằng phương pháp tái sinh hóa học.
- Một số trang phục và hệ thống hô hấp trong phòng mổ có thể được tiệt trùng và dùng lại nhiều lần.
- Các dung môi thông thường trong bịnh viện như benzen, toluene, xylen có thể được xử dụng lại qua hệ thống chưng cất phân đoạn.
Tóm lại, bịnh viện có thể xử dụng lại tất cả những dụng cụ, hóa chất nào có thể tái sinh được và làm dúng theo quy định về an toàn y tế.
Ngoài ra, còn rất nhiều phương cách để giảm thiểu phế thải y tế cho từng bịnh viện chuyên ngành khác.
Nếu làm được một số việc căn bản đan cử trên đây, chúng ta đã hạn chế được một phần nào tình trạng ô nhiễm, giảm thiểu lượng chất thải và mức độ độc hại của chúng,và nhất là giảm thiểu được chi phí điều hành.
Sau hết, với sự tham gia đúng mức của các thành phần nhân sự trong bịnh viện từ nhân viên quản lý đến nhân viên y tế, cùng bịnh nhân sẽ chứng minh mức độ thành công của chương trình giảm thiểu chất thải nói chung.
Mai Thanh Tuyết

No comments:

Post a Comment