Friday, September 9, 2011

Du lịch Australia & New Zealand

http://www.vietnhadat.com/userfiles/image/Khien/Sydney_Harbour_Bridge_from_the_air.JPG
Khi anh Trung & chị Ngân email cho tôi đề nghị "tạm trú" ở nhà anh chị thì tôi thay đổi kế hoạch: thay vì đi theo tour, tôi quyết định du lịch Australia & New Zealand theo kiểu "Ta ba-lô" và thú vị bất ngờ khi giá vé máy bay A 380 của Qantas "đại hạ giá" xuống $715 cho round trip từ LAX đến Sydney. Tối ngày 17/5/2009, sau một cơn động đất gần 5.0 Richter ở gần LAX, đúng 10g30, tôi đã ngồi chễm chệ trên chiếc A 380 mới tinh và hầu như đầy hết (450 chổ ngồi) để bay suốt 14g qua Thái Bình Dương và đáp xuống Sydney International Airport lúc 9:45am. Giữa mùa cúm H1N1, tôi cũng phải đi qua trạm chụp ảnh kiểm tra sức khoẻ rồi mới vô nhập cảnh & hải quan, tất cả đều dễ dàng, nhanh chóng chứ không như những lời hù dọa của bạn bè.

Ngày 01(19/5/2009): Los Angeles– Sydney
Làm thủ tục hi quan xong, ngay khi vừa xách hành lý bước ra, tôi đã bắt gặp ngay HKHP-người bạn cũ rất tốt của tôi trong ngày trên đảo Pulau-Bidong(Malaysia). HP ra đón tôi rồi đưa lên xe lửa về Central Station rồi đi tiếp về nhà anh Trung & chị Ngân ở Bankstown (vùng ngoại ô Tây-Nam Sydney, nơi đông người VN thứ 2, sau Camabratta). Trong khi Marrickville là nơi có đông người VN thứ 3 nhưng đa số là từ miền Bắc, khá nhiều tai tiếng với nghề trồng cần sa và buôn ma tuý).Hapy KaolaGấu Kaola
Về đến nhà anh ch hai, tắm rửa và thay quần áo cho thoải mái xong, tôi đã háo hức muốn ra Sydney chơi cho biết thành phố với những thắng cảnh nổi tiếng như Nhà hát kịch Opera Sydney – biểu tượng của thành phố Sydney và toàn nước Úc, cầu cảng Sydney (Sydney Harbour bridge). Tháp đồng hồ ở ga tàu điện trung tâm.Chị Ngân & HP trở thành "hướng dẫn viên du lịch" rất nhiệt tình của tôi. 541447~Australian-Kangaroo-Posters.jpgĐi qua khu buôn bán của người VN ở Bankstown, chị Ngân chỉ cho tôi biết Town Hall - nơi Vân Sơn và các nghệ sĩ từ Mỹ qua trình diễn và khu buôn bán của người VN nhưng tôi mê nhất là những trái mãng cầu, măng cụt, chôm chôm... và cua Huỳnh Đế bán rất nhiều ở đây. Ghé vô phở Gia Hội ăn bún bò Huế rồi kéo nhau ra ga xe lửa đi downtown Sydney chơi. Công viên Bankstown có khá nhiều chim két kêu inh ỏi, đường phố Marrickville lại có nhiều chim ibis(cò ?), phi trường Canberra có nhiều kangaroo, những nơi khác có gấu koala, chim đà điểu, cá sấu, cá heo, rái cá, hải cẩu...; chưa kể là dê, cừu, bò Úc... thì khỏi chê - xem ra Úc rất thanh bình, thịnh vượng nên thủ tướng Úc vừa cho tiền để dân Úc xài chơi.
Kangaroo - biểu tượng quốc gia của Úc

Sydney tower hay còn gọi là Center Point, cao 305 m, xây dựng 1970-1981.
Ra khỏi nhà ga Central Station, tôi mua ngay vé đi xe bus City Tour loại Hop-On/ Off, $35 AUD đến 30 địa điểm trong downtown Sydney và ra bãi biển Bondi. Người Úc gọi là City chứ không gọi là "downtown", "way out" thay cho "exit", "tissue" thay cho "napkin", "hot chips" thay cho "french fries", "take away" thay cho "to go", etc... Không nên đổi tiền tại sân bay mà ra bank ngay tại Chinatown gần Central Station vừa được giá hơn, lệ phí thấp hơn, vừa an toàn, tử tế hơn.Gateway to Dixon Street
Tới khu Chinatown của Sydney vào buổi chiều, trong khu Haymarket. Người Hoa đi lại rất đông(chiếm tỉ lệ cao nhất trong số di dân ở Úc & NZ), hàng quán tấp nập, phố xá đông vui. Khi đến Australia du lịch, tôi không ngờ được thành phố Sydney lại sôi động, tấp nập vào hạng top 10 thế giới như vậy và Sydney có nhiều nét giống như Montréal, Toronto hay Vancouver của Canada (cùng trong Commonwealth của Anh).
http://media-cdn.tripadvisor.com/media/photo-s/01/0f/ba/1f/sydney-cbd-from-darling.jpg
Dạo quanh downtown Sydney, 5 cảm giác/ nhận xét ban đầu của tôi về Sydney là: - Rất đông di dân; nhất là người Hoa, kế đến là Ấn Độ, Hàn quốc, Trung Đông...(chủ yếu là nhà hàng, shopping, khách sạn, dịch vụ, tài xế taxi...) và phần lớn du khách là Nhật, Hoa, Hàn & Âu châu. Du sinh từ VN có mặt khá nhiều ở Úc & NZ; các cháu đi làm ở nhà hàng, chợ mini-market, ngành xây cất..., thường lãnh tiền mặt.
- Các lanes hơi chật hẹp(standard?), motorway chỉ có 2 lanes/ chiều và có nhiều vòng xoay nên dễ kẹt xe; nhất là giờ cao điểm và dễ xảy ra tai nạn. Không thấy lề đường(shoulder), pull-out hay turn-out cho emergency?
- Đất nước (Úc & Tân Tây Lan) còn rộng thênh thang, dân số ít nhưng phần lớn tập trung ở các thành phố lớn mà hầu hết nhà ở thường nhỏ hẹp, ít chú trọng landscape. Tuy nhiên, thành phố lớn nào cũng có những toà nhà chọc trời rất đẹp với nhiều công viên rộng lớn ngay giữa trung tâm thành phố; nhất là dọc theo các bãi biển. Nếu như Q1 Tower ở Gold Coast là skyrise 78 tầng cao 323m nổi tiếng của Úc (vừa là khách sạn, vừa là apartment) khiến tôi háo hức tìm đến coi cho biết thì lần du lịch đến Úc & NZ này khiến tôi thích thú khi nhìn ngắm các skyrises khác, như ở Sydney có Sydney Tower - Chifley Tower - World Tower - Governor Phillip Tower - Citigroup Centre - MLC Centre - Latitude - Deutsche Bank Place - Aurora Place...; ở Melbourne có Eureka Tower cao 300m với 91 tầng - 101 & 120 Collins Street - Bourke Place - Rialto Tower & The Tower at Melbourne Central - Telstra Corporate Centre...; ở Gold Coast có Circle on Cavill - North Tower... và đang xây thêm Soul & Hilton Surfers...; ở Brisbane có Aurora Tower - Riparian Plaza... và đang xây thêm Vision Brisbane - Trilogy Tower - Soleil. Nghe nói ở Perth có nhiều skyrises rất đẹp: Central Park, BankWest Tower... và đang xây BHP Tower. Nếu Sydney có Opera House thì Melbourne có Federation Square, Eureka Tower và Memorial Shrine, Gold Coast có Q1 Tower, tại Brisbane có khu Central Station và hàng loạt skyrises dọc theo bờ bắc của sông Brisbane. Thành phố Auckland của New Zealand cũng có Sky Tower và khu đường Queen St.- Phương tiện giao thông công cộng (bus, train, ferry) của Úc & NZ tốt hơn California(Mỹ) nhiều; thích nhất là với "One Day Pass" là có thể tha hồ "ngao du sơn thuỷ" khắp City bằng xe bus, xe lửa và phà/ tàu cao tốc("xịn" như cruise ship!) với túi tiền eo hẹp nhưng lại muốn đi đến nhiều nơi.
- Đáng khen nhất là vệ sinh công cộng và chế độ an sinh xã hội tốt hơn Mỹ nhiều nhưng cũng có "hạn chế" là khiến dân chúng lười biếng hơn. Dân Úc có vẻ nhàn nhã, lè phè hơn Mỹ nhưng gái Úc chắc chắn "hấp dẫn" hơn gái Mỹ.

Nhà thờ ST Marys.
HP biết tôi mê kiến trúc nên đưa tôi đi coi trường School of Information Technology(SIT) mới xây, gần phố Tàu.Coi bộ giống office building của tôi ở downtown Los Angeles quá ! Kiến trúc các thành phố phiá đông & Nam Úc vừa ảnh hưởng của Anh & châu Âu, vừa "bạo" hơn Mỹ. Nghe nói Perth giống Mỹ hơn?Sau đó, chúng tôi kéo nhau vô ăn tối tại 1 nhà hàng Trung Hoa trong khu phố Tàu, nhìn thiên hạ đổ xô nhau ra phố thật nhộn nhịp. Lúc ấy mới thấy cảnh đêm thành phố Sydney vui thật.Leo lên xe lửa, về tới nhà anh chị hai ở Bankstown là tôi lăn đùng ra ngủ khò ngay.
Du lich thanh pho Sydney - Australia
Tháp Centre Point
Ngày 02(20/5/2009): SydneyĂn sáng xong, chị hai đưa tôi đi mua ngay vé xe lửa đến Sydney để kịp lên xe bus City Tour loại Hop-On/ Off, $35 AUD đến 30 địa điểm trong downtown Sydney và ra bãi biển Bondi. Loại tour này có nhiều thú vị vì vừa được ngồi trên nóc xe bus tha hồ ngắm cảnh, chụp hình, quay phim, vừa muốn xuống xe dạo phố & ngắm cảnh rồi trở lên xe đi tiếp bất kỳ lúc nào trong ngày. Khởi hành từ Central Station, xe đi qua Chinatown & Haymarket, vườn Tàu(Chinese Gardens), Powerhouse Museum, Australian National Maritime Museum, IMAX, Sydney Aquarium/ Gray Line Office (Pier 26), King Street Wharf, Star City Casino, Campbells Cove, The Rocks(Mũi đá), Nhà thờ Thánh Mary, Toà nhà Nữ hoàng Victoria. Tới Circular Quay, tôi xuống xe dạo chơi và quyết định mua vé tàu Captain Cook Cruise để ra vịnh ngắm phong cảnh ngoạn mục Cảng Sydney, Sydney Opera House, cầu cảng Sydney Harbor bridge, Sydney botanic garden, căn cứ hải quân Úc với các chiến hạm neo gần đó...trong thời gian 1,5 tiếng, qua Manly beach chơi cho biết. Ăn trưa xong, chúng tôi lại theo tàu trở về Circular Quay trong gió lộng và nắng ấm.Harbour Bridge hiện đại và to lớn, lúc nào cũng tấp nập xe cộ.
Chúng tôi dạo chơi khu shopping, nhìn thiên hạ ăn uống, cho chim hải âu và bồ câu ăn, ra tới Sydney Opera House ở ngay Bennelong Point (mũi đá phía Đông Bắc của khu Sydney CBD, giữa Farm Cove & Sydney Cove) thì tôi thật sự thoả mãn. Bỏ tiền qua Úc để được tới Sydney Opera House, nhìn ngắm tác phẩm kiến trúc Sydney Opera House của KTS Đan Mạch, Jørn Utzon (đoạt giải thưởng kiến trúc cao quý nhất: Pritzker Prize năm 2003) là đủ khoái rồi. Nghe đồn rằng Jørn Utzon đã nổi giận khi Úc tự ý thay đổi bản thiết kế (original design) nên ông đã không thèm đến Úc cho đến chết. Sydney Opera House là nơi trình diễn nhạc kịch, múa ballet, nhạc giao hưởng của Úc. Bất ngờ khi thấy nóc của tòa nhà được UNESCO công nhận là "di sản văn hoá" từ 28-6-2007 này lại lát gạch ceramic. Có lẽ vì quá tốn kém nên vật liệu xây dựng không "xịn" lắm? Nói thật, tôi không biết toà nhà giống con sò hay múi cam nhưng forms & spaces quả là độc đáo, phù hợp địa hình và xứng đáng là biểu tượng cho nước Úc lắm chứ? Tôi chỉ biết chiêm ngưỡng sự sáng tạo độc đáo mà mơ ước VN rồi đây cũng sẽ có những tác phẩm kiến trúc "để đời" như vậy. Gần đó, khu Royal botanic gardens là một bộ sưu tập cây cỏ hiếm quý của Úc với Pyramid Glasshouse và cũng là nơi rợp mát cho bà con dạo chơi.
Nhìn xuống Royal Botanic Gardens.
Rời khu này, chúng tôi lên bus Hop-on-off đi chơi tiếp. Từ khu Shopping trên đường George St., qua Queen Victoria Building, Town Hall, Hard Rock Cafe, Kings Cross, El Alamein Fountain,
Woolloomooloo Bay. Vòng trở lại Sydney Opera House, Botanic Gardens, ra khu Parliament House, qua Hyde Park North, ngang qua Australian Museum, Tháp Sydney, Marquaries Millers Point... Khi ra tới bãi biển Bondi Beach, chúng tôi vừa ăn gà chiên kiểu Ấn & "hot chips"(khoai tây chiên), vừa ngắm cảnh đẹp thì ...trời đổ mưa to nên chúng tôi không thể tiếp tục chương trình tham quan, lướt qua Vịnh Tình Yêu (Darling Harbour), về lại Central Station, đành ...để dành vào ngày mai vậy.
Trở lại khu Central Station
, leo lên xe lửa, về tới nhà hàng Phở Pasteur ở Bankstown, mua thêm vài trái mãng cầu(AUS$4.99/ kg loại ngon), măng cụt(AUS$10/ kg loại ngon), chôm chôm... đem về nhà ăn cho đã thèm.
Kết thúc ngày thứ 2 ở Sydney.

http://www.dulichonline.vn/etravelvietnamvn-images/product/img1/i1_focus_australia_02_s.jpg
http://thinkoftravel.net/wp-content/uploads/2011/04/bondi_beach_sydney_australia.jpgBãi biển BondiNgày 03(21/5/2009): Canberra
Parliament House in Canberra.
Ăn sáng ở Bankstown xong lúc 6:30am, chúng tôi mua ngay vé xe lửa đi Sydney để đi thăm qua thủ đô Canberra. Tour của người Hoa tổ chức. Có mặt trước McDonald gần trạm monorail & Holidays Inn trong khu Haymarket từ 7:00am nhưng khởi hành lúc 8:30am. Tất cả là người Hoa từ lục địa(Mainland); trừ chúng tôi là VN. Anh tài xế gốc Quảng châu nói tiếng Anh còn kém nên tha hồ nói tiếng phổ thông cho mọi người nghe mà chúng tôi thì chẳng hiểu gì hết nên đành ....ngủ khò. Thực ra 2 bên đường đi từ Sydney đến Canberra chỉ có rừng cây & đồng cỏ, ghé trạm xăng thì vô Hunger Jack đi restroom/ toilets. Canberra là thủ đô của Úc, dân số hơn 340.000 người, là thành phố trong vùng sâu trong đất liền lớn nhất Australia. Thành phố tọa lạc tại phía Đông của Lãnh thổ thủ đô Úc, cách Sydney 300 km về phía Tây Nam và các Melbourne 650 km về phía Đông-Bắc. Sydney và Melbourne hiện cũng là hai thành phố tập trung nhiều người Việt sống nhất tại Úc, đặc biệt khu Cabramatta (ngoại ô Sydney) nghe nói vô cùng đậm đà "phong cách Việt"(!) như video Vân Sơn từng quảng cáo.Tới Canberra, anh tài xế "tranh thủ" cho chúng tôi ăn trưa tại hồ Burley Griffin thay vì ăn trưa tại nhà hàng buffet Trung Hoa(khách Tàu ăn bánh bao uống nước lã, hà tiện vô cùng!), tham quan National Museum of Australia. Sau đó, thăm qua con đường Đại sứ quán (nơi đặt trụ sở Đại sứ quán của hầu hết các nước trên thế giới) mà chủ yếu là Đại sứ quán của Mỹ (rộng lớn nhất) & TQ (kiến trúc Tàu 100%), sau đó chúng tôi đi vô tham quan Nhà Quốc Hội mới, Phủ Thủ tướng và khu nhà ngoại giao, Đài tưởng niệm chiến tranh, Đồi Ainslie Lookout, Toà án tối cao… Tôi muốn ghé qua Đài tưởng niệm chiến tranh VN thì anh tài xế làm bộ không hiểu nên ...lơ luôn, coi như xong. Khi đi ngang qua khi phi trường Canberra, tài xế chỉ cho mọi người xem kangaroo trên đồng cỏ quanh đó mà cha3ng căịu cho chúng tôi xuống chụp hình kangaroo. Thế là chúng tôi đi về Sydney luôn, không hề tới thăm qua Vườn nhiệt đới quốc gia Australia, tham quan nơi trưng bày The Captain Cook Memorial Jet, ăn tối tại nhà hàng China Tea Club như chương trình quảng cáo. Sợ các chú ba tàu thật!http://www.pps.org/graphics/gpp/circularquay3_large
Về đến Sydney khi trời còn sáng, chúng tôi ra Circular Quay, lên
Cầu cảng Sydney (Sydney Harbour bridge) để nhìn ngắm được đường chân trời nổi tiếng của thành phố với toà nhà Sydney Opera House và cầu sắt Harbour Bridge, tà tà đến Điểm Milson Point, tới Đại lộ King’s Cross, dạo qua khu The Rocks với những di tích thời thuộc địa tại quận “Rocks” đầy quyến rũ. Phone cho bạn của Henry Trịnh và Phan Vũ nhưng không gặp nên tôi đành lê la ngoài phố. Muốn xem một chú koala, kangaroo, chim đà điểu.... tại Công Viên bảo tồn đời sống hoang dã của Úc (Australian Wildlife Park) nhưng đã quá muộn và đói bụng nên chúng tôi ra Nhà hàng Buffet Garden - một nhà hàng bán thịt kangaroo ăn thử xem sao.
Circular Quay, Sydney Harbour
Tôi đến Úc & NZ vào cuối Thu, đầu Đông nên mưa nhiều, hơi lạnh nhưng phải nói là rất may mắn khi chỉ mưa nhẹ lất phất vào sáng sớm hay chiều tối, ban ngày thường nắng đẹp, gió mát vô cùng.
http://www.ideal-sydney-getaways.com/images/Circular_Quay_Sydney.jpgVì Úc & NZ là "đảo" bao quanh bởi biển & đại dương nên họ có những bãi biển trải dài cát trắng mịn, như Sydney có bãi biển đẹp ở Bondi và Manly là 2 nơi lý tưởng cho những trò chơi lướt sóng, lái thuyền buồm và dù lượn nhưng mùa hè là nơi tắm biển, phơi nắng(nghe nói có topless; thậm chí có cả nude beach!). Lẽ ra chúng tôi phải ra ngoại ô tham quan Di sản thiên nhiên thế giới Blue Mountain, chiêm ngưỡng cảnh đẹp tự nhiên của núi đá Ba Chị em(3 Sisters), thăm Khu công viên Quốc gia nơi nuôi dưỡng và bảo tồn Gấu trúc Koala và chuột túi Kangaroo nhưng vì trời mưa, vả lại sáng mai phải bay qua Auckland, NZ nên đành huỷ bỏ.
Chim Kiwi - biểu tượng quốc gia của New Zealand
Kiwi Bird.
Ngày 04(22/5/2009): AUCKLAND-City of Sails.Dùng điểm tâm xong, chúng tôi ra phi trường Sydney bay đi New Zealand-đất nước duyên dáng được mệnh danh là Quốc Gia Màu Xanh. Phải công nhận ăn lunch trên máy bay của Air New Zealand rất ngon & no nên giá vé có mắc hơn các hãng máy bay khác nhưng ....khỏi chê. Tới "Auckland - thành phố của những cánh buồm" vào buổi trưa, vẫn phải qua các trạm kiểm tra giữa lúc cúm heo đang bộc phát và khủng bố đe dọa. Làm thủ tục hi quan xong, chúng tôi ra đổi tiền ở quầy TravelEx rồi đi Airbus Express về đến khách sạn Formule 1 trên đường Wyndham & Queen St. nhận phòng nghỉ ngơi, tắm rửa và thay quần áo cho thoải mái rồi hối hả đi tham quan và chiêm ngưỡng thành phố AUCKLAND - thành phố lớn nhất New Zealand, giáp với biển cả và được bao phủ bởi những ngọn đồi xanh được hình thành từ các dòng dung nham núi lửa.
http://www.dochemp.com/images/jpg/auckland2.jpg
Sau lưng hotel là 1 mini market của Do Thái có 1 cô giúp việc là du sinh từ VN nhung coi bộ cô bé không rảnh để hỏi chuyện. Bước qua nhà hàng Tàu kế bên ăn cơm chiên gà & cá mặn với 1 tô hoành thánh mì mới thấy người Hoa ở đây rất đông(chủ yếu là bán nhà hàng & du sinh) , kế đến là Ấn Độ, Hàn quốc, Trung Đông...và phần lớn du khách là Nhật, Hoa, Hàn & Âu châu.
Auckland City
Gần hotel nhất là Skytower với SkyView Casino nên đó là nơi đầu tiên tôi đi bộ đến chụp hình và tham quan.
Skywalk & Sky Tower-TÒA THÁP SKY cao 328m, một kiến trúc tuyệt vời cao nhất nước và cao hơn cả tháp Eiffel. Gặp 2 người VN đang kéo máy trong casino, chúng tôi hỏi thăm đường xá nhưng anh chị là người Việt gốc Hoa nên tuy niềm nở nhưng chẳng giúp ích được gì. Dọc trên Queen St.- con đường chính của Auckland là khu shopping, nhà hàng & khách sạn, rất đông vui, nhộn nhịp. Nếu nhà ga Britomart và bến tàu là cuối đường Queen St. thì đầu kia là khu Aotea Square shopping, nhà hàng & khách sạn, không xa là trường đại học Auckland và Auckland Institute of Technology.Lớp trẻ dạo phố, shopping, ca múa rất vui, nhộn nhịp....
Theo xe Red Bus ra tham quan qua cầu cảng AUCKLAND-Harbour Bridge, hỏi thăm anh bảo vệ (security) người Maori mới biết là mua 1 vé (NZ$13) là có thể đi xe bus, xe lửa, tàu phà tham quan Auckland từ 7:00am - 12:00pm nên ...khoái quá, tôi lập tức mua vé và lên chương trình đi "bụi" suốt ngày mai. Đón xe Green Bus, tôi dạo quanh Auckland, coi thiên hạ dạo chơi và mua sắm tại khu trung tâm: từ ĐẠI LỘ NỮ HOÀNG (Queen Street) sầm uất với các trung tâm thương mại lớn và hiện đại của thành phố qua Albert St., Hobson St., Nelson St. Ghé vô Vietnamese Delight trong khu Food Court ăn thử tô phở của các em du sinh từ miền Bắc nấu, trò chuyện với các em về cuộc sống của người VN ở New Zealand. Sau đó, tà tà ra phố mua sắm tại khu trung tâm Queen St. Ăn tối tại 1 nhà hàng Trung Hoa: NZ$12 với 1 dĩa cơm xá xíu + thịt heo & vit quay và 1 tô canh cải + 1 ly trà đá. Về khách sạn nghỉ ngơi nhưng nghe nhạc xập xình dưới phố, tôi lồm cồm ngồi dậy nhìn xuống: 1 nhóm thanh niên mặc đồ Trung đông nhảy múa, ca hát thật "vô tư", bên kia đường là anh chàng mặc quần áo Tô Cách Lan thổi kèn tò te thật vui tai... 8g tối, thiên hạ đổ xô ra phố ăn chơi, chỉ có tôi lên giường? Như Âu châu, Auckland là thành phố sống về đêm.
Picture of Waikawau Bay, Coromandel PeninsulaNgày 05(23/5/2009):AUCKLAND
Ăn sáng ở McDonald xong, chúng tôi đi đến núi lửa MOUNT EDEN - chóp núi lửa cao nhất thành phố. Từ đây, tôi nhìn xuống thành phố AUCKLAND, cầu cảng cầu Harbour Bridge, Skywalk & Sky Tower. Đây là ngọn núi lửa rộng 196m, miệng sâu 50m, cho du khách một tầm nhìn toàn cảnh Auckland. Phóng lên xe lửa đi về Hamilton rồi đi bus đến Waitomo - hang thạch nhũ nổi tiếng(có dịp cho tôi so sánh với vịnh Hạ Long & động Phong Nha). Cảnh 2 bên đường làm tôi nhớ VN nhưng không có tiếng còi xe inh ỏi, ít xe, ít người, ít bụi bặm... mà rất yên bình, vắng lặng... Waitomo khá đẹp nhưng không có đèn màu như hang động thạch nhũ ở Hạ Long mà du khách đội mũ có đèn như thợ mỏ và phải mang giày bảo đảm an toàn. Tour guide nói rất hiểu nên tôi chỉ lo ngắm cảnh. Chụp hình, quay phim xong, tôi ra xe lửa đi Rotorua - trung tâm văn hoá của người Maori(thổ dân sở hữu chủ chính của nước Úc). Đồng cỏ xanh tiếp nối rừng núi với những đàn cừu, dê, ngựa... Khá nhiều đầm, hồ to nhỏ. Núi đồi chập chùng chung quanh. Xem show "trình diễn" của Maori(na ná như Polynesian Culture show ở Oahu, Hawaii) rồi ra xe bus dạo quanh phố phường Rotorua cho biết trước khi phóng ra ga xe lửa đi về Hamilton. Sau đó, tôi leo lên xe bus trở về Auckland. Ngồi xe bus mà buồn ngủ lạ lùng... Ngẫm nghĩ mới thấy NZ giống VN ở chổ quảng cáo nhiều quá mà thực tế không có gì đặc sắc: xem núi lửa, tắm suối khoáng, chèo thuyền hay dạo chơi trên hồ... Một anh tài xế kiêm tour guide NZ quảng cáo về Taranaki - nơi quay bộ phim The Last Samurai, hay 3 tập của bộ phim The Lord of the Rings đã từng được quay ở 150 địa điểm khác nhau từ Bắc xuống Nam của NZ. Anh ta quả quyết với tôi rằng Nam đảo đẹp hơn Bắc đảo, nhất là Christchurch, Queenstown, hay Half Moon Bay rồi khuyên tôi không nên iđ thủ đô Wellington vì mùa này mưa, lạnh, chẳng có gì ngoài trụ sở của nhà nước. Trở lại Hamilton, leo lên xe bus ngủ một giấc tới sáng thì đã thấy Britomart.
Ngày 06(24/5/2009): AUCKLAND Ăn sáng xong, chúng tôi ra bến tàu đón ferry(thực ra là 1 du thuyền/ yatch cao tốc) để qua tham quan KHU BẢO TỒN trên đảo núi lửa Rangitoto & Motutapu cách trung tâm thành phố bởi eo biển Rangitoto channel. Vừa cặp bến, tôi đã thấy những bãi nham thạch(lava) bao quanh đảo. Tour guide mời lên xe tram kéo bởi 1 chiếc máy cày rồi anh ta leo lên đó mà vừa lái, vừa nói thao thao về hòn đảo này. Nói thật, tôi khó hiểu nỗi giọng thuyết minh của anh Tân Tây Lan. Tôi đã khó khăn khi nghe người Úc nói giọng Anh uốn lưỡi thì bây giờ phải....ráng nghe anh này nói mà đoán ý của anh ta mà thôi. Anh ta mời chúng tôi theo một lối đi (trailing system) làm bằng gỗ theo kiểu wood deck lên đỉnh núi của đảo mà nhìn toàn cảnh; nhất là về phía Stanley Bay có thành phố Auckland và về phía đảo Motutapu & Mouihe. Thực ra đảo chỉ có lava, núi rừng và biển bao quanh... buồn hiu!
02 - Lava rush, Rangitoto Island, New Zealand
Cảnh rất đẹp khi mà NZ đã ra sức bảo tồn thiên nhiên của các hòn đảo trong khu Hauraki Gulf Maritime Park, Tamaki Estuary & Half Moon Bay Marina. Chụp hình, quay phim, ngắm cảnh trên đỉnh núi lửa này xong thì lại xuống xe tram đi một vòng quanh đảo để coi những bãi lava và thực vật ven bờ rồi về bến tàu - thế là xong. Không hề có chương trình qua đảo Motutapu. Lý do rất giản dị: chính phủ đang có kế hoạch bảo tồn thiên nhiên của các hòn đảo này nên không cho tham quan nữa! Lên tàu trở lại Devonport, tôi mua vé ($32 NZD) khác qua đảo Waiheke chơi.
http://cache.virtualtourist.com/876916-Waiheke_looking_back_to_Auckland-Waiheke_Island.jpg
Vừa cặp bến Matiatia, tôi đã thấy ...hối hận vì đảo này cũng hao hao như Devonport. Theo Ocean View Road, tôi đi về phía Oneroa, Palm Beach, ra tới Ostend ngắm Anzac Bay & Putiki Bay ở Kennedy Point cạnh bến phà thì ...trời mưa và tôi đành hối hả lên xe bus quay về Matiatia để lên tàu trở lại Devonport & Auckland. Waiheke đẹp hơn các đảo kia là do có nhiều vịnh(bay) và mũi/ ghềnh đá. Dọc theo Surfdale, Blackpool, Oneroa, Palm Beach... là những khu shopping và nhà ở khá đẹp với cây cảnh gợi nhớ hình ảnh của Hawaii nhưng nói thật là vẫn thua xa Hawaii nhiều. Gặp khá nhiều người Hoa & Hàn xen lẫn Trung Đông. Hãng tàu Fullers cũng "cà chớn" khi bán tour một đàng nhưng làm ăn theo kiểu "mì ăn liền" y như VN nên lúc đầu tính đi coi cá heo, chim cánh cụt... nhưng tôi nghe một anh Tàu nói là thực ra cũng không có gì hấp dẫn như quảng cáo nên tôi huỷ bỏ. Có người khen Nam Đảo đẹp hơn; nhất là Queenstown hay Christchurch nên cũng muốn đi. Auckland đẹp và sầm uất nhất Bắc đảo cho dù Wellington là thủ đô.Kawakawa Bay, near Auckland
New Zealand MapNgày 07(25/5/2009): AUCKLAND-SYDNEYTừ 5:00am, tôi đã ra khỏi khách sạn để đi về phiá Mt Eden và cầu Harbour Bridge chụp hình cảnh mặt trời mọc rồi hối hả về tắm rửa, thay quần áo. Tôi chưa từng thấy đất nước nào thanh bình, an hoà như New Zealand khi mà tôi có thể đi dạo bất cứ đâu, bất kỳ lúc nào mà không hề sợ trộm cướp, băng đảng, không sợ bạo động, đánh - bắn - giết nhau vô duyên, vô cớ... New Zealand với vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ, dân dã mộc mạc của núi rừng, thảo nguyên, sông - hồ - biển..., vừa có những phố xá mang âm hưởng - hình ảnh - không khí của một Âu châu - lục địa cổ, vừa giữ được chút gì của Maori với kiwi... New Zealand còn nhiều điều mà tôi chưa khám phá hết.
Ăn sáng xong,chúng tôi vội chạy ra mua quà tặng cho bà con, bạn bè để kịp thu xếp hành lý theo Airbus Express ra phi trường, còn phải đổi tiền NZ ra USD trước khi lên máy bay. Nói thật, tôi không thích cách làm ăn của người Ấn nhưng đi đâu cũng gặp họ, bực vô cùng.
http://www.cityofsydney.com/images/Cabramatta_Freedom_Plaza.jpg
Về tới Sydney vào giữa trưa, tôi đón xe lửa đi thẳng một lèo về Camabratta. Vô quán Tân Việt ăn tô mì gà chiên da dòn rồi dạo quanh khu phố người VN ở đây. Thất vọng lớn nhất là Camabratta cũng giống như Bolsa với cái cổng đặc sệt văn hoá Trung Hoa vì chủ phố người Hoa bỏ tiền ra thì ....đành chịu vậy. Đa số hàng quán cũng là của người VN gốc Hoa, hàng hoá cũng từ VN & TQ sang, không khí cũng giống như Bolsa: cũng có vài người tụ tập vừa đánh cờ tướng, vừa uống café, vừa bàn chuyện thời sự. Leo lên xe lửa, về tới nhà anh chị hai ở Bankstown là tôi lo giặt quần áo, sang phim & hình vô USB, tắm rửa xong là lăn đùng ra ngủ khò ngay.
Flinders Street Station
Ngày 08(26/5/2009): Melbourne
Dùng điểm tâm xong,
chúng tôi ra phi trường nội địa Sydney bay đi Melbourne. Ham giá rẻ, tôi chọn Jetstar nên tuy vé ghi "Departing:8:45am" nhưng thực ra phải ghi là "Boarding:8:45am" và thay vì tới Melbourne, tôi lại đáp xuống Avalon - cách Melbourne khoảng 40 phút lái xe. Báo hại, anh chị Ba Hải phải lái xe thật xa ra đón chúng tôi để đưa về nhà anh chị ở Melbourne.
Tới nhà, chúng tôi không ngờ nhà anh chị vừa rộng lớn, vừa sạch đẹp như vậy. Anh chị đưa lên phòng cất hành lý, tắm rửa & nghỉ ngơi, rồi mới đi tham quan thành phố Melbourne. Melbourne là thành phố lớn thứ nhì ở Úc (sau Sydney) với số dân 3,8 triệu người. Được thành lập năm 1835, trở thành thủ đô khi Liên bang Úc ra đời ngày 1-1-1901. Năm 1927, thủ đô dời về Canberra, và Melbourne trở thành thủ phủ của bang Victoria ở vùng bờ biển đông nam nước Úc.

Đầu tiên, chúng tôi ra khu phố người VN gần đó. Người Việt sống tập trung ở khu Footscray, nằm sát phía Tây Melbourne. Đây đúng là một khu phố hoàn toàn người Việt Nam và người Hoa, ít có người da trắng. Phố xá không sạch sẽ, quang cảnh ở đây giống như một khu phố buôn bán bên Chợ Lớn. Có chợ Bến Thành. Vào trong chợ, chỉ toàn là người Việt với các sạp bán trái cây, các quầy bán quần áo, giày dép, túi xách. Có tiếng rao ơi ới: “Cam đây, cam đây, một ký ba đồng…”. . Thích nhất là mãng cầu(AUS$4.99/ kg loại ngon), măng cụt(AUS$6/ kg), chôm chôm, xoài... Khu Footscray có nhà thờ Vinh sơn Liêm và chùa Quang Minh. Người Việt ở Úc có khoảng 250 ngàn người, trong đó Melbourne có 85 ngàn, thường sống tập trung tại các khu phố buôn bán ở Footscray, Richmond, Springvale và St. Alban.
Sau đó, chúng tôi mua ngay vé xe lửa đi vô Melbourne. Ra khỏi nhà ga Flinders Street, chúng tôi bước qua Federation Square chụp hình, chiêm ngưỡng tác phẩm kiến trúc độc đáo này(do KTS Don Bates & Peter Davidson/ Lab architecture Studio thiết kế năm 1997). Chị Phúc rủ mọi người nhảy lên Circle City tram(free) để dạo quanh thành phố. Từ Flinders Street, xe tram qua khu Trung tâm nghệ thuật, Nhà thờ Thánh Patrick, Đài tưởng niệm, Vườn Flagstaff, Khu phố người Hoa(Chinatown), Vườn hoa Fitzroy, Quôc Hội, Toà thị chính Melbourne, Trụ sở chính phủ, Tòa án tối cao, hai nhà thờ Saint Paul và Sain Patrick, Vườn hoa Carlton & IMAX Theatre, khu State Library & nhà ga trung tâm Melbourne, khu Ethad Stadium, khu Harbour Esplanade, khu Docklands, khu Batman's Hill, khu Melbourne Aquarium và dọc theo bờ sông Yarra, Latrobe Street, Victoria Street, Nicholson Street, Spring Street rồi trở lại Flinders Street. Vòng qua khu Trung tâm triển lãm quốc gia, Viện bảo tàng Melbourne, khu phố Collin Melbourne... Tôi muốn thăm qua Đảo Phillip – hòn đảo nổi tiếng với cảnh đẹp nhất Australia & thế giới của các loài chim cánh cụt nhưng trời mưa và nghe anh Ba nói tới tối khuya may ra mới có 1 chú cánh cụt lên "tiền thám"; nếu yên tịnh thì mới có vài chú lên đảo... Nghe nãn quá nên cuối cùng chúng tôi về ăn tối tại nhà anh chị Ba Hải với món thịt bò Úc quay(roasted beef) và tráng miệng với mãng cầu, măng cụt. Anh hải cũng nói cho tôi biết 1 điều "đặc biệt" chỉ có ở Úc: các cựu chiến sĩ VNCH đều được quy chế của "cựu chiến binh" Úc nên khi về hưu, các anh vẫn được hưởng trợ cấp như "cựu chiến binh" Úc.
Melbourne -

Ngày 09(27/5/2009): Melbourne







Sáng hôm sau,
anh chị Ba Hải đưa tôi đi dạo quanh khu nhà anh chị ở với hàng chục căn nhà mới xây do người VN làm chủ, căn nào cũng to như lâu đài, mỗi nhà mỗi kiểu khác nhau, nhìn xuống bờ hồ với sân chơi cho trẻ con và hoa viên y như Dalat. Đây là khu nhà mới, yên tĩnh, tuy xa downtown nhưng gần bãi biển Sandringham, Hampton & Brighton.Close up view of the Eureka tower in Melbourne
Eureka Tower is one of the tallest buildings in Australia
Sau đó, chúng tôi đi khu Footscray & Richmond rồi đến một địa điểm rất có ý nghĩa lịch sử, đó là ngôi nhà của James Cook (1728-1779). Cook là một sĩ quan hải quân và nhà thám hiểm người Anh, là người châu Âu đầu tiên đặt chân lên bờ biển miền Đông nước Úc. Ông đã tổ chức ba cuộc hải hành từ nước Anh sang Thái Bình Dương và bị giết chết trong một cuộc xung đột với thổ dân ở quần đảo Hawaii. Để tưởng nhớ công lao của James Cook, chính phủ Úc đã mua lại ngôi nhà cổ xưa của gia đình Cook ở quận Yorkshire, Anh quốc. Ngôi nhà này được xây cất từ năm 1755 và vào năm 1933 đang được chuẩn bị đưa ra bán đấu giá. Năm 1934, ngôi nhà được tháo ra từng mảng và đưa về dựng lại tại Melbourne. Đối với người dân Úc, ngôi nhà nhỏ và xinh xắn này là một kỷ vật thiêng liêng. Nó nằm trong khu vườn Fitzroy rộng đền 26ha, với nhiều loài hoa rực rỡ và những cây du (orme) cổ thụ rợp bóng mát. Du khách đến đây lúc nào cũng đông nườm nượp, chen chúc nhau để tham quan những căn phòng bé nhỏ của ngôi nhà James Cook.
Cuộc sống ở Melbourne thể hiện sự hài hòa giữa các nền văn hóa, các thành phần dân tộc, các tôn giáo khác nhau. Sự đa dạng về văn hóa biểu lộ trước hết ở các công trình kiến trúc, ở bộ mặt của các đường phố. Bên cạnh những tòa nhà theo phong cách kiến trúc thời Victoria là những tòa nhà chọc trời, những công trình văn hóa, khu vui chơi công cộng được xây dựng theo nhiều phong cách hiện đại, tân kỳ, không cái nào giống cái nào. Anh Hải đưa tôi đi coi Eureka Tower cao 300m với 91 tầng vài skyrises khác: 101 & 120 Collins Street, Bourke Place, Rialto Tower, The Tower at Melbourne Central, Telstra Corporate Centre...
Melbourne - landscape city architecture
Náo nhiệt nhất là khu Chinatown nằm dọc con đường Little Bourke, với các hiệu ăn, cửa hàng rực rỡ ánh đèn neon và các bảng hiệu chữ Hoa. Trong số dân châu Á nhập cư vào nước Úc, thành phần đông nhất là người Hoa. Họ đến Úc ngay từ những năm 1850, để làm phu khai thác các mỏ vàng.Người Hoa hiện diện ở khắp nơi trong thành phố Melbourne (và cả trong nước Úc) chứ không chỉ tập trung ở Chinatown. Văn phòng công ty, công sở, nhà hàng, khách sạn, chỗ nào cũng có công dân Úc gốc Hoa. Và du khách đến nước Úc đông nhất lúc này cũng là người Hoa, họ đến từ Trung Hoa lục địa, Hong Kong, Đài Loan…Rải rác khắp thành phố, đủ các hiệu ăn Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hy Lạp, Ý… Chúng tôi ghé vào một tiệm phở Việt Nam nhưng thú thật là phở ở đây không ngon bằng mấy tiệm phở ở quận Cam thuộc California bên Mỹ.

1. Đó là một màu xanh tươi mát mắt dọc những công viên, garden, những con đường giữa trung tâm thành phố nhộn nhịp vẫn phủ một màu xanh non dịu ngọt
Đó là một màu xanh mát mắt dọc những công viên. Những con đường giữa trung tâm thành phố nhộn nhịp vẫn phủ một màu xanh non dịu ngọt.
Một góc quán café bên bờ sông South Yarra, nằm sau Federation Square
Một góc quán café bên bờ sông South Yarra, nằm sau Federation Square.
Bầu trời lại mang một sắc xanh khác, trong veo và bình yên (ảnh chụp ở Royal Exhibition Building)
Cát vàng biển xanh. Trời không một gợn mây, nhưng xa xa là con tàu Spirit of Tasmania cập bến ở South Melbourne Beach. Và những chú chim hải âu trắng xà xuống bên cạnh đôi bạn trẻ đang tắm nắng và đón gió.
Màu trắng cũng gợi tôi nhớ đến hoa đào mùa xuân. Cherry Blossom nở rộ khắp nơi khi mùa xuân về. Và hương thơm dịu ngọt của loài hoa trắng sữa tinh khiết này vương vấn khắp đường về (ảnh chụp ở High Street, Thomastown).
Cũng trên con đường này, rất nhiều ngôi nhà trong những bụi oải hương bung cánh rực rỡ. Màu tím hồng đặc trưng của loài hoa Lavender ghi ấn tượng khó phai trong lòng khách bộ hành
Và không thể không nhắc đến mùa thu Melbourne, với những chiếc lá vàng rơi và những con đường khiến người ta lạc lối không muốn bước ra (Ảnh chụp ở Latrobe University).
Ảnh chụp ở Melbourne Museum.
Màu đỏ tươi của những trái cherry vào mùa. Buổi dã ngoại của chúng tôi chỉ tốn 3 AUD vào cherry farm chụp ảnh và hái trái ăn đến no nê.
Một góc thư viện Latrobe University. Thư viện ấm áp, yên tĩnh, và những cuốn sách đủ màu sắc gây hứng thú cho các bạn sinh viên ghé vào sau những giờ lên lớp. Đôi khi bắt gặp hình ảnh các bạn ngồi bệt giữa những kệ sách cao, đọc miệt mài cho đến giờ đóng cửa.
Melbourne về đêm. Góc chụp từ Skydeck (tòa nhà 88 tầng với khu lồng kính dành cho khách tham quan ngắm cảnh thành phố), nhìn xuống Flinder Station và Federation Square.
Thành phố về đêm nhìn từ trên cao mang một màu sắc lạ lẫm, Những con đường cao tốc uốn lượn và rực rỡ ánh đèn mang hơi thở nhanh và nhịp sống rộn ràng của những người dân Melbourne sau giờ làm việc.
Tiếp tục chương trình tham quan thành phố Melbourne, chúng tôi hối hả chạy ra thăm Vườn thực vật(Botanic Gardens), mua quà lưu niệm tại Chợ Queen Victoria, vòng qua bãi biển St. Kilda, sòng bạc lớn nhất Australia: Crown Casino. Chiều phải bay về Sydney nên không thể đi thăm quan Khu trưng bày chiến tích chiến tranh Australia. Quya về ăn trưa tại nhà xong, chúng tôi ra sân bay Avalon đi về Sydney. Về phi trường nội địa Sydney, leo lên xe lửa, về tới nhà anh chị hai ở Bankstown là tôi lo giặt quần áo, sang phim & hình vô USB, tắm rửa xong là lăn đùng ra ngủ để sáng mai bay tới Gold Coast & Brisbane.

Đứng cạnh mênh mông biển cả bỗng thấy mình như cánh chim tự do bay về phía chân trời vô tận. Tôi vẫn nhớ những lần đi Byron Bay, đứng từ trên cao nhìn trời biển bao la lại thấy cuộc đời nhẹ nhàng như những áng mây lững lờ trên làn nước trong xanh.
Đứng cạnh mênh mông biển cả bỗng thấy mình như cánh chim tự do bay về phía chân trời vô tận. Tôi vẫn nhớ những lần đi Byron Bay, đứng từ trên cao nhìn trời biển bao la lại thấy cuộc đời nhẹ nhàng như những áng mây lững lờ trên làn nước trong xanh.
Những con đường xanh tươi với hàng cây lặng lẽ làm chúng ta cảm thấy tâm hồn mình như tĩnh lặng hơn. Tôi rất thích những con đường với hai hàng cây xanh ở Gold Coast vì khi đi ngang đây rất dễ bắt gặp những tia nắng chiều xuyên qua lá cây tạo thành những giọt nắng nhảy múa rất vui mắt.
Những con đường xanh tươi với hàng cây lặng lẽ làm chúng ta cảm thấy tâm hồn mình như tĩnh lặng hơn. Tôi rất thích những con đường với hai hàng cây xanh ở Gold Coast vì khi đi ngang đây rất dễ bắt gặp những tia nắng chiều xuyên qua lá cây tạo thành những giọt nắng nhảy múa rất vui mắt.
Đây là khách sạn Sheraton Mirage Gold Coast nơi tôi từng làm việc. Làm việc ở đây có rất nhiều bạn sinh viên Australia, sinh viên quốc tế và những người du lịch theo kiểu backpacker (người Việt hay gọi là Tây balô). Người dân Australia nói chung đi làm từ khi còn nhỏ tuổi, tinh thần và khả năng làm việc rất tốt. Làm việc chung với những người bạn đến từ nhiều đất nước đã cho tôi những kinh nghiệm và trải nghiệm quý giá mà không sách vở nào có thể dạy được.
Đây là khách sạn Sheraton Mirage Gold Coast nơi tôi từng làm việc. Làm việc ở đây có rất nhiều bạn sinh viên Australia, sinh viên quốc tế và những người du lịch theo kiểu backpacker (người Việt hay gọi là Tây balô). Người dân Australia nói chung đi làm từ khi còn nhỏ tuổi, tinh thần và khả năng làm việc rất tốt. Làm việc chung với những người bạn đến từ nhiều đất nước đã cho tôi những kinh nghiệm và trải nghiệm quý giá mà không sách vở nào có thể dạy được.
Những màn pháo hoa rực rỡ của Sydney đã đem đất nước Australia đến gần hơn với người dân ở các châu lục khác. Được chiêm ngưỡng bữa tiệc ánh sáng ở bến cảng đẹp nhất thế giới này là một may mắn hiếm có trong đời.
Những màn pháo hoa rực rỡ của Sydney đã đem đất nước Australia đến gần hơn với người dân ở các châu lục khác. Được chiêm ngưỡng bữa tiệc ánh sáng ở bến cảng đẹp nhất thế giới này là một may mắn hiếm có trong đời.
Melbourne cổ kính mang dáng vẻ của một đô thị châu Âu với những ngõ phố rất đáng yêu. Tôi nghĩ những ai đã từng sống ở Melbourne chắc sẽ nhớ mãi những con phố và những điều đặc biệt ở đây. Một ngày không xa tôi sẽ trở lại thăm Melbourne và tiếp tục khám phá nơi đây.
Melbourne cổ kính mang dáng vẻ của một đô thị châu Âu với những ngõ phố rất đáng yêu. Tôi nghĩ những ai đã từng sống ở Melbourne chắc sẽ nhớ mãi những con phố và những điều đặc biệt ở đây. Một ngày không xa tôi sẽ trở lại thăm Melbourne và tiếp tục khám phá nơi đây.
Mùa hoa Jacaranda (hoa phượng tím) có lẽ một trong những thời điểm đẹp nhất trong năm.Vẻ đẹp của phượng tím thật không lời nào có thể tả hết được. Những hàng hoa phượng với thảm hoa tím ngát mặt đường có lẽ là hình ảnh thơ mộng nhất của thiên nhiên Australia.
Ngày 10(28/5/2009): Gold Coast, Queensland
Tới Gold Coast khi gần trưa. Sau khi lên xe bus transit ra trạm xe bus,chúng tôi đi về khu Surfers Paradise ngay. Dọc đường tha hồ ngắm cảnh từ Bilinga, Palm Beach, Miami, Nobby Beach, Mermaid Beach, Broadbeach, Beach, tới Surfers Paradise, Main Beach. Sau bữa ăn trưa "đạm bạc" tại khu food court trước khách sạn Q1 Tower mà tôi nghe Chương ca ngợi hết lời,chúng tôi ra dạo chơi quanh khu bãi biển Sunshine Coast, Gold Coast. Thử tắm biển nhưng ...eo ơi, lạnh quá!Q1 Tower (Queensland Number One) cao nhất nước Úc: cao 322.5 m (1,058 ft) tính chiều cao mái nhà thì chiều cao tốt 275 m (900 ft),trong khu Gold Coast, Queensland. Khu bãi biển Sunshine Coast, Gold Coast giống như là khu bãi biển Miami(Florida) nhưng nhỏ hẹp hơn và mùa này vắng khách. Nghe cô chủ quán ăn người Hongkong cho biết là chúng tôi rất may ma1n viv hôm nay trời nắng ấm, quá đẹp; trong khi tuần trước mưa bão, lụt lội kinh khủng, nước sông & biển đục ngầu.... Brisbane & Queensland đều ...thê thảm. Do chơi qua Conrad Treasury Casino ở trung tâm của Queensland Government Treasury building(Brisbane), khu dọc theo bờ sông Brisbane, khu gần Brisbane IMAX Theatre, khu Sunset Cinema, khu Coca Cola, khu Double Helix, khu Kangaroo Point Cliffs hay khu Mount Coot-tha(Botanic Gardens,Brisbane Planetarium, Brisbane Planetarium,etc...), khu Mount Gravatt... vốn thu hút rất nhiều du khách vào mùa hè nhưng bây giờ vắng hoe. Thấy chán quá, chúng tôi do quanh khu phố Gold Coast trước khi quyết định lên xe bus ra nhà ga Nerang quay về với Brisbane tìm khách sạn nghỉ ngơi. Từ Nerang, xe lửa chạy qua Beenleigh, Springwood, tới nhà ga Brisbane lúc trời đã tối. Tới Brisbane Base dành cho backpackers thì ...sợ quá nên tôi đành ráo riết tìm khách sạn khác để nghỉ ngơi. Kêu taxi mãi, cuối cùng có 1 ông Lebanese chịu đưa đi tìm khách sạn khác. Brisbane manor hotel, cô manager người Ấn mài dao chặt thẳng tay ! Đành chịu vậy. Không lẽ đêm nay chui vô Brisbane Base dành cho backpackers thì ...khó ngủ được đêm nay. An ủi 1 điều: hotel này gần Chinatown, có thể đi xe bus và cách trạm xe lửa chỉ 10' đi bộ.http://wikitravel.org/upload/en/thumb/e/ee/Brisbane_CBDandSB.jpg/400px-Brisbane_CBDandSB.jpgNgày 11(29/5/2009): Brisbane, Queensland (ăn: s,t,c)
surfers paradise beach
Sáng hôm sau, tôi lò mò lội bộ ra trạm xe lửa để đi ra Central Station rồi lấy đó làm tâm điểm xuất phát cho việc tìm hiểu & khám phá Brisbane. Mua vé xong, tôi phóng ngay ra xe lửa đi về South Bank. Cũng may có 1 ông già người Úc tốt bụng khuyên tôi mua "one day pass" để làm 1 chuyến City Tour trên tàu, xe bus & xe lửa hôm nay. Tới trạm South Bank, tôi vọt ra khu bến tàu. Gặp 1 ông già người Úc tốt bụng khác khuyên tôi hãy qua cầu dành cho người đi bộ & xe đạp (Ped & Bike bridge) bắc qua sông Brisbane để ngắm cảnh rồi qua North Bank để viếng toà nhà Quốc hội & Chính phủ cũ, trường đại học QUT, công viên bách thảo... rồi xuống ferry dạo chơi trên sông Brisbane. Gọi là ferry nhưng tàu cao tốc này rất mới & đẹp,khi qua khúc sông hẹp hay có nhiều tàu bè qua lại thì ông thuyền trưởng cho tàu chạy thật chậm đưa khách qua lại 2 bên bờ sông nhưng đến khúc sông Brisbane vắng vẻ hơn thì ông tăng tốc lướt sóng rất ....khoái, vừa tha hồ nhìn cảnh vật và các công trình kiến trúc & cảnh quan 2 bên bờ sông Brisbane, vừa hứng gió mát & nắng ấm... Chui qua cầu Story, chúng tôi đi thật xa về phiá Tây rồi trở ngược về phía đông, cứ chụp hình, quay phim, ngắm cảnh, hứng gió mát & nắng ấm... cho đến khi ông thuỷ thủ già đến gợi chuyện và đề nghị tôi hãy thưởng thức món kangaroo hay kebab combo(bò, gà, cừu, dê,seafood hay kangaroo) thì lúc đó tôi mới chịu lên bờ.Dùng bữa trưa xong, chúng tôi đi shopping, dạo phố, từ khu Museum rồi Performing Arts Center ở bờ Nam qua cầu Victoria đến khu State Library ở bờ bắc, vô Town Hall, Aurora Tower, Riparian Plaza... và đi ra khu shopping & plaza quanh nhà ga Central Station chơi. Chiều đến, chúng tôi đón xe bus về Chinatown shopping và vô nhà hàng VN(Lá xanh) ăn phở và bì cuốn nhưng nói thật là dở & mắc hết chổ chê! Vô Duty Free Shop cũng bị mấy cô Tàu mài dao chặt thẳng tay ! Về tới hotel, tôi ráng lết qua Old Museum coi chơi rồi mới về hotel check mail. Đêm cuối cùng ở Brisbane, tôi đi dạo phố mới thấy dân Úc & du khách thích sống về đêm. Gần 3g sáng, họ mới lục tục ra về.
http://www.aiec.hu/userfiles/Image/Study%20Gold%20Coast%20Surfers.jpgNgày 12(30/5/2009): Brisbane-SydneySau khi ăn sáng xong, chúng tôi tiếp tục tham quan thành phố Brisbane rồi mới ra nhà ga để ra phi trường. Về tới Sydney, chúng tôi phóng ngay lên xe lửa về Central Station để mua vé Country Link (rất mắc) đi chùa Nan Tien ở Unanderra tận Wollongong. Đi - về hơn 4g, chùa Nam Thiên cũng giống chùa Hsi Lai ở Hacienda nên vào chùa lạy Phật rồi tôi vọt ngay ra nhà ga để đi trở lại Sydney.
http://myamazingpeople.com/wp-content/uploads/2011/05/rivergate-brisbane-rivercity.jpgTrở lại Sydney vào buổi chiều, tôi tiếp tục dạo chơi trên Vịnh Double, Vịnh Hoa Hồng, thăm qua khu phố Kings Cross, Town Hall, Chinatown... rồi qua sân vận động Olympic Sydney 2000. Lên xe bus về Marrickville thăm mẹ con HP để cám ơn và chia tay. HP đưa tôi ra bus về Bankstown. Ăn tối & nghỉ đêm tại nhà anh ch hai, chuẩn bị chia tay Sydney.
Ngày 13(31/5/2009): Sydney
Sáng Chủ Nhật, BS Nguyễn Văn Tuấn mời ra ăn sáng ở quán Đông Ba trước khi anh Hoàng Đỗ đưa chúng tôi ra sân bay. Sau khi qua các thủ tục kiểm tra thường lệ, tất cả hành khách còn phải qua một trạm kiểm soát đặc biệt khác trước khi bước lên chiếc A 380 đi Mỹ.
Rất tiếc là thời gian quá eo hẹp, gấp rút nên tôi chưa đi Cairns & Great Barrier Reef, chưa đến núi đá Uluru có màu đỏ thật rực rỡ như da gà nòi nằm giữa trung tâm của lục địa và cũng là nơi linh thiêng của người thổ dân Aborigines tại Úc. Tôi muốn đến Perth - nghe nói là nơi phát triển y như California, hay Darwin(nghe nói giống VN?) và Adelaide (vùng nông nghiệp & trồng nho với các loại rượu nho nổi tiếng) để xem sự khác biệt giữa Đông & Tây, Bắc & Nam của nước Úc. Úc & NZ còn nhiều điều mà tôi chưa khám phá !https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi_32SuQkqYNPNr8TttARfEW_vlufoW3rEPrif3UpW7GAoitAAcemoyIs2x5-PfW5IRjxoPGD9sRp0EkqqMyXfcbazwIxLjQQfWe_JxJXxESVVXdmnUjp_vnckZ29aOCtL-NjwlkvT4F_I/s1600/riding+ostriches.jpgĐà điểu(ostrich)
Bây giờ tôi muốn giới thiệu với các bạn về phương tiện di chuyển giữa Adelaide - Melbourne - Sydney, cũng như các phương tiện đi lại trong các thành phố lớn.
1. Di chuyển giữa các thành phố: muốn đi từ Adelaide lên Melbourne, hoặc Melbourne lên Sydney, có 2 loại phương tiện di chuyển (theo tôi được biết), đó là máy bay và xe buýt. Mỗi loại có ưu và khuyết điểm riêng.
* Máy bay:
+ Ưu: tiết kiệm thời gian và sức khoẻ, di chuyển chỉ trong 2-3 tiếng, thích hợp cho bạn nào không có dư dả thời gian.
+ Khuyết: giá hơi đắt, cộng với tiền di chuyển vào trong thành phố, giá vé xấp xỉ gấp đôi so với đi xe buýt. Nhưng nếu bạn kiếm được vé giảm giá thì cũng không đắt hơn bao nhiêu.
Xin bạn tham khảo trang của Virgin Blue và JetStar, 2 hãng hàng không giá khá mềm.
Lưu ý là Jetstar có các tuyến bay giá rẻ nội địa đi và đến từ Melbourne, nên sẽ không thể chuyển tiếp quốc tế. Muốn vậy, bạn phải đi xe buýt vào thành phố, bắt xe tiếp để ra sân bay quốc tế Sydney hay Tullamarine, hoặc sắp xếp chuyến bay tới thẳng sân bay Sydney hayTullamarine.
* Xe buýt (FireFly Express):

+ Ưu: giá rẻ, phù hợp với sinh viên (vì được giảm giá), hành trình Adelaide - Melbourne có giá là 51AUD, Melbourne - Sydney là 62AUD. Chiều ngược lại giá vé tương tự. Lúc nào cũng có vé, nên không phải đặt trước.
+ Khuyết: nếu bạn không chịu được cảnh ngồi xe buýt 12 tiếng thì có thể đó là thảm hoạ. Nhưng nếu bạn dễ tính, đi 1 đêm là tới ngay trung tâm thành phố, tha hồ vẫy vùng.
Tham khảo giá vé và giờ di chuyển tại website của FireFly Express.
2. Di chuyển trong thành phố: tất cả đều dùng vé từ tính. Mỗi thành phố có 1 loại vé khác nhau.
* Adelaide : di chuyển trong thành phố này chủ yếu là xe buýt, tàu và xe điện (tram); "Metroticket" (liên vé) là tấm vé di chuyển duy nhất và rẻ nhất tại Adelaide. Với vé cho sinh viên (giá ưu đãi), có 2 loại "Multiple ticket" (được sử dụng 10 lần): 12.6AUD (di chuyển trước 9h sáng và sau 3h chiều, màu đỏ) và 6.8AUD (di chuyển trong 9h sáng và 3h chiều, màu đen). Mỗi lần sử dụng được trong vòng 2h mà không bị tính vào lần tiếp theo, 1 vé dùng được cho cả 3 loại phương tiện trên.

* Melbourne: di chuyển trong thành phố tương tự như Adelaide. Giá vé chia ra tuỳ theo địa điểm bạn cần tới, chia là ba khu vực (KV): gần và trong thành phố là KV1, xa hơn là KV2, xa hơn nữa là KV3. KV càng xa thì giá vé càng mắc. Bạn có thể mua vé giá trị trong 2h, hoặc vé ngày, hoặc vé tuần, hoặc vé tháng. Điều lưu ý không có vé ưu đãi cho SV mà chỉ dành cho học sinh dưới 15 tuổi, nên nếu bạn mua nhầm loại này, nhân viên soát vé biết được là bị phạt khá nặng. 1 vé cũng dùng được cho cả 3 loại phương tiện trên.
Lưu ý: trạm xe buýt của FireFly Express ở Melbourne nằm ngay trạm Southern Cross Station (trung tâm thành phố), ga tàu, thuận tiện đi lại cho bạn. Nếu đi bằng máy bay, đón SkyBus để về tới Southern Cross Station, 15AUD cho 1 chiều từ sân bay Tullamarine.
* Sydney: di chuyển trong thành phố chủ yếu là xe lửa và xe buýt. Úc & NZ có "One Day Pass"($17AUD - Auckland/NZ rẻ hơn: $13NZD) cho du khách hop-on/off cho xe bus, xe lửa, tàu phà(ferry) với giá rẻ. Ngoài ra còn có Hop-On/Off Bus ở Sydney để du khách tham quan 30 địa điểm chính trong nội ô Sydney với giá $35AUD.

Giá vé xe lửa khá đắt, được chia ra nhiều loại cho từng khoảng cách KV(zone) xa gần khác nhau. Đừng đi xe lửa "lậu" vì có thể bị phạt $200 AUD.
Với bus, chỉ những vé "multiple times" (10 lần) mới là thẻ từ, những vé đi 1 lần (rẻ hơn vé xe lửa 1/2) chỉ là mảnh giấy nhỏ, không dùng lại được. Xe bus dừng nhiều trạm, dễ kẹt xe nên lâu hơn.
Lưu ý: trạm bus của FireFly Express ở Sydney nằm gần ngay ga tàu (trung tâm thành phố), đi bộ 5' là tới quầy bán vé, từ đó có thể bắt tàu điện ngầm ra sân bay Sydney (khá nhanh, 20') hoặc bất cứ nơi đâu mà bạn muốn.

* Muốn tham quan Canberra trong 1 ngày với giá $35AUD + $5AUD tip cho tài xế/ tour guide(nói tiếng Phổ thông!) thì vô City Market ngay góc phải cửa Tây-Bắc. Tour của Úc rẻ nhất là $115 AUD.
Đây là một chút kinh nghiệm mà tôi có được khi tới Úc, nếu ai biết nhiều hơn về phương tiện đi lại ở đây thì cùng chia sẻ nhé.

* Muốn đi Gold Coast & Brisbane, nên mua vé máy bay Jetstar/ Virgin Blue trên internet(lúc nửa đêm thì rẻ hơn!) từ Sydney đi Gold Coast trước(rẻ hơn) rồi đi bus ra Nerang để đi xe lửa đến Brisbane. Khách sạn ở Brisbane (gần Chinatown) rẻ hơn Gold Coast nhiều, nên search on net trước; đừng walk-in mà trả mắc hơn.Chia tay anh ch hai, chúng tôi ra phi trường Sydney bay về lại Los Angeles,chấm dứt hành trình 15 ngày du lịch Australia & New Zealand.
‘Giấc mơ nước Úc’
Trong số người Việt đã đạt được mục đích nhập cư và những người còn đang cố gắng dành một chỗ trên con tàu đến ‘miền đất hứa’ để thực hiện giấc mơ của mình, có bao nhiêu người thực sự hạnh phúc với giấc mơ ấy? Còn bao nhiêu người ôm ‘ảo mộng’ khi giấc mơ tan vỡ và bao nhiêu số phận vẫn đang chìm trong ‘cơn mộng mị’? ‘Giấc mơ nước Úc’ thực hư ra sao?
Giấc mơ nước Úc - Kỳ 1
Tấm hộ chiếu là 'hiện thân' cho giấc mơ nước Úc

Nước Úc - ‘miền đất hứa’

Nằm ở Nam bán cầu, Úc là nước lớn thứ sáu trên thế giới với nền chính trị ổn định, tạo điều kiện rất tốt cho nền kinh tế cất cánh và hình thành nên một trong những xã hội đa sắc tộc hiện đại, phát triển hàng đầu thế giới. Nước Úc xếp hạng ba về chỉ số phát triển con người của Liên Hiệp Quốc năm 2007 và hạng sáu về chỉ số chất lượng cuộc sống theo xếp hạng của tạp chí The Economist năm 2005. Đất nước Kangaroo còn nắm giữ kỷ lục với bốn thành phố lớn nằm trong danh sách những thành phố dễ sống nhất thế giới là Melbourne (hạng 2), Perth (hạng 4), Adelaide (hạng 7) và Sydney (hạng 9). Thu nhập bình quân đầu người của Úc năm 2009 là 38.500 đô-la. Theo kết quả đánh giá của Công ty CommSec trên mọi phương diện trong đó có chỉ tiêu ổn định thị trường việc làm, tăng lương và mức độ niềm tin, “người dân Úc hiện đang trong thời kỳ hưng thịnh nhất”. Cũng theo báo cáo này, cứ bình quân 30 tuần một người dân có thể tự mua cho mình một chiếc xe ô-tô mới.
Úc có một hệ thống y tế hoàn hảo. Tất cả các công dân Úc có nghĩa vụ đóng thuế Medicare để tài trợ hệ thống y tế công cộng, do vậy mọi người dân đều có thể sử dụng hệ thống y tế công cộng như: bác sĩ, bệnh viện và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác.
Bên cạnh chính sách y tế ưu việt, hệ thống chính sách xã hội của Úc cũng ‘rất hấp dẫn’. Chỉ cần là người thất nghiệp, mỗi tháng sẽ được chính phủ trợ cấp 900 đô-la Úc (khoảng gần 14 triệu đồng tiền Việt Nam).
Nước Úc rộng lớn với diện tích hơn 7,6 triệu km2 với dân số chỉ xấp xỉ 22 triệu, vẫn tiếp tục thu hút lực lượng lao động để đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ của mình trong tương lai, mặc dù mới đây, theo yêu cầu của Bộ trưởng Di trú Úc Chris Evans, chính phủ Liên bang Úc công bố những thay đổi trong chính sách nhập cư tay nghề theo hướng thắt chặt hơn với mục tiêu “chỉ nhận những người mà nền kinh tế cần”. Tuy nhiên, cơ hội nhập cư vẫn vô cùng hấp dẫn với những người Việt mong muốn trở thành một công dân Úc ‘thực thụ’.

Tìm thấy giấc mơ

Chỉ chiếm 1% trong tổng dân số toàn nước Úc, với hơn 30 năm hình thành và phát triển, cộng đồng người Việt tại Úc là cộng đồng nước ngoài trẻ nhất nhưng đã giành được rất nhiều thành công và tạo nên tiếng vang trên nhiều lĩnh vực tại xứ sở đa văn hóa, đa sắc tộc Úc châu. Có thể kể ra một số gương mặt là niềm tự hào của người Việt trên đất Úc như: đạo diễn Khoa Đỗ - đoạt danh hiệu Người trẻ Úc gốc Việt 2005, Ken Lê - Vô địch bóng bàn Úc 2004, Justin Nguyễn - người được tuyển chọn vào danh sách những người rước đuốc Thế vận hội tại Úc, hoặc như chị Phan Thị Cẩm Tú - Tổng Giám đốc Công ty Clever Link Internet and Technology Services, được ghi danh vào cuốn sách Top ICT Companies in Australia 2003... và gần đây là Thanh Bùi, lọt vào top 8 Australian Idol 2008. Có thể nói rằng người Việt nhập cư đã khẳng định được vai trò của mình trên quê hương mới, giấc mơ về tương lai tốt đẹp trên xứ sở chuột túi đã thành hiện thực.
Đó là những con người đã thực hiện được những ‘giấc mơ lớn’ và thành công của họ được đông đảo cộng đồng công nhận. Còn những con người bình thường mà chúng ta vẫn gặp đâu đó trên những con phố sầm uất ở Footscray hay Springvale của người Việt thì sao?
Lâm Nguyễn ở Úc đã được 10 năm. Hiện anh đang định cư và làm việc tại Úc. “Vừa tốt nghiệp cấp ba, mình sang Melbourne theo học ngành kế toán tại trường RMIT theo lời tư vấn của bà chị gái cũng đang theo học ngành này vì dễ kiếm việc làm và được ưu tiên hơn khi xin thường trú tại Úc (PR). Sau gần bốn năm học tập và lăn lộn kiếm sống bằng nhiều công việc khác nhau từ chạy bàn cho nhà hàng đến dọn hàng thuê ở chợ Victoria, thậm chí mình cũng đã từng chung vốn mở được một tiệm bán quần áo nho nhỏ ở chợ Victoria, cuối cùng mình cũng lấy được tấm bằng tốt nghiệp ngành kế toán.”
Tuy nhiên, Lâm đã không thể kiếm nổi một công việc đúng với chuyên ngành đào tạo của mình. Lâm tiếp tục làm những công việc bán thời gian để tồn tại rồi đăng ký tham gia một khóa học ngắn hạn về môi giới bất động sản và âm thầm chờ ‘thời cơ’ tới. Gần một năm sau khi tốt nghiệp với biết bao lần phỏng vấn hết công ty này đến doanh nghiệp nọ, công việc đâu chẳng thấy mà visa sinh viên của Lâm thì sắp đến ngày hết hạn. Ánh mặt trời nước Úc dường như sắp tắt lịm đối với chàng trai Hà Nội thì một niềm vui thật bất ngờ khi công ty bất động sản BarryPlant nhận anh vào thử việc. Chỉ sau hai tháng thử thách Lâm chính thức ký hợp đồng lao động với công ty.
“Mức lương không cao nhưng hoa hồng cho mỗi giao dịch rất khá, hơn nữa mình có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng ở mọi tầng lớp xã hội , điều đó thật quý giá vì nó làm dày thêm vốn sống và vốn hiểu biết về xã hội Úc”, Lâm hào hứng chia sẻ.
Sau một năm làm việc chăm chỉ, cơ hội bấy lâu Lâm mong chờ đã tới khi anh được công ty đứng ra bảo lãnh để xin PR. Giờ đây, sau hơn ba năm làm việc tại BarryPlant, Lâm được đồng sự và cấp trên đánh giá cao bởi tính siêng năng không ngại khó khăn và luôn sẵn sàng học hỏi. Một đồng nghiệp của Lâm bật mí về thành công của bạn mình: “Cậu ấy rất tham công tiếc việc, nhiều lúc mưa gió, căn nhà cần bán của khách thì xa, nếu là người khác chắc họ sẽ hẹn khách hàng vào dịp khác, vậy mà Lâm không nề hà quyết giữ chứ tín và không bỏ lỡ cơ hội kiếm về cho công ty thêm hợp đồng mới. Có lẽ vì thế mà Lâm có nhiều khách hàng ‘ruột’ lắm.”
Căn nhà khang trang được Lâm và người vợ mới cưới gọi trìu mến là ‘lâu đài trong mơ’. “Cuộc sống và công việc của chúng mình giờ khá ổn định rồi, chỉ còn mong chờ một em bé ra đời cho vui cửa vui nhà nữa thôi”, người vợ gốc Trung Quốc của Lâm tâm sự.
Hiền sinh ra trong gia đình kinh doanh rất khá giả tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1998, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, cô thi đỗ vào một trường đại học danh tiếng tại đây, Hiền được bố mẹ đưa ra hai lựa chọn: một là học đại học tại Việt Nam và lựa chọn thứ hai là đi du học Úc. Sau cả tuần suy nghĩ, cô quyết định ‘đánh liều’ từ bỏ giảng đường đại học ở Việt Nam, quyết tâm ‘chân ướt chân ráo’ mang chuông đi đánh xứ người.
“Hồi đó mình mới 17 tuổi, tiếng Anh thì ‘chữ tác đánh chữ tộ’ vì mình học theo chương trình tiếng Nga chứ không phải tiếng Anh như sau này, thời gian đầu mới sang đây mình thực sự ‘sốc’, sốc ngôn ngữ, văn hóa, rồi thêm cả nỗi nhớ nhà khiến mình gần như rơi vào trạng thái tuyệt vọng”, Hiền hồi tưởng lại quãng thời gian khó khăn.
Một thành phố lạ lẫm với những con người mà ngôn ngữ cũng như văn hóa của họ vốn là điều mà Hiền háo hức được khám phá khi còn ở Việt Nam giờ đây đang trở thành một áp lực đè nặng lên tâm lý của cô thiếu nữ lần đầu tiên xa nhà. Tuy nhiên, những khó khăn, bỡ ngỡ và những cú ‘sốc’ văn hóa cũng qua đi. Cô đăng ký theo học ngành Child care (chăm sóc trẻ em) và bắt đầu hòa nhập vào xã hội Úc bằng những công việc làm thêm từ bán bánh mì, phụ giúp trong hãng may đến phục vụ tại tiệm ăn nhanh ở vùng trung tâm thành phố Melbourne. “Khoản tiền kiếm được không nhiều nhưng vốn tiếng Anh và hiểu biết văn hóa về cộng đồng Úc của mình tăng đáng kể”, Hiền chia sẻ.
Kết thúc khóa học, Hiền nhận được chứng chỉ chuyên môn và trở thành một cô nuôi dạy trẻ ở một nhà trẻ của chính phủ với mức lương khá hấp dẫn. Hiện tại, cô gái nhút nhát đầy bỡ ngỡ ngày nào đã trở thành một công dân Úc ‘thứ thiệt’ sau gần 10 năm sống và học tập tại Melbourne.
Trong câu chuyện trao đổi quanh bàn trà trong căn nhà gọn gàng và tươm tất của Hiền tại Melbourne, những tia sáng ánh lên trong đôi mắt của cô gái Sài thành chiếu lên niềm hy vọng vào tương lai trên xứ sở mà cô gọi là “quê hương thứ hai” của mình.
Dường như trong bức tranh ấy chứa đựng cả những số phận ở nơi đất khách quê người đang tự giam mình trong “cơn mộng mị”.
Xuất hiện trong một buổi tiệc mà “khách quý” là những sinh viên đang học tập ở các trường đại học khác nhau tại Melbourne, Huỳnh với dáng vẻ thư sinh, nước da trắng trẻo và khuôn mặt hiền lành nói giọng Bắc rất chuẩn khiến nhiều người nghĩ anh là một sinh viên từ Hà Nội mới sang Melbourne học tập. Kỳ thực, anh là một dân “local” (địa phương) chính hiệu, ấy là cách nói về một người nhập cư đã lấy được PR (thẻ cư trú dài hạn).
Huỳnh hóm hỉnh kể: “Theo lời môi giới của một người anh họ đã vượt biên sang Úc và định cư được nhiều năm, mình kết hôn giả với một cô gái cũng đã di dân sang Úc từ nhỏ với “phí tổn” là gần 60 nghìn đôla Úc. Sau gần ba năm chung sống với nhiều tình cảnh “ông dở khóc, bà dở cười” thì hợp đồng hôn nhân cuối cùng cũng kết thúc bằng một vụ li hôn. Bây giờ thì mình là một dân “local” tự do đã có PR đàng hoàng.”
Nếu câu chuyện chỉ có vậy thì chắc hẳn ai cũng nghĩ Huỳnh là người may mắn vì sau những “gian nan” của cuộc hôn nhân theo hợp đồng thì anh cũng đã được toại nguyện. Tuy nhiên, sự đời cũng có lắm nỗi truân chuyên. Huỳnh vốn là một nhân viên kỳ cựu với 10 năm làm việc tại công ty LG Meco - liên doanh điện tử đầu tiên tại Việt Nam là “con đẻ” của sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc vào giữa thập niên 90 của thế kỷ trước.
Mức lương gần 1.000 đôla Mỹ một tháng đủ đảm bảo cho Huỳnh một cuộc sống khá giả tại Việt Nam. Thế nhưng rồi những câu chuyện về nước Úc thật hấp dẫn với nào là chính sách xã hội ưu việt, đất nước và con người văn minh, nhiều cơ hội làm ăn và đổi đời qua lời của người anh họ đã định cư Úc kể lại sau mỗi lần về Việt Nam thăm gia đình đã dấy lên trong Huỳnh một tham vọng mới - “chinh phục” nước Úc.
Trải qua những “chông gai” suốt ba năm trời trong vòng xoay của cuộc hôn nhân giả với khoản đầu tư bằng tài sản của cả một gia đình trung lưu ở Việt Nam, từ bỏ một công việc khá hứa hẹn với mức lương hấp dẫn ở trong nước, hiện giờ Huỳnh đang sống theo diện ăn thất nghiệp ở Úc và làm việc “chui” trong một hãng giặt ủi tại Melbourne.
Hiếu - một sinh viên học tại trường Đại học công nghệ Victoria và là đồng nghiệp của Huỳnh - tâm sự: “Tụi em làm việc ở đây từ 10 đến 12 tiếng một ngày và được chủ người Việt trả 10 đôla Úc một tiếng bằng tiền mặt, công việc vất vả mà lương thì chỉ có vậy vì làm chui mà. Anh Huỳnh đã có PR nên được ăn tiền thất nghiệp 900 đôla một tháng, nhà thì anh không phải thuê mà được người anh họ cho ở nhờ nên cũng đỡ hơn tụi em...”.
Anh họ của Huỳnh đang làm công nhân tại hãng Toyota kể về cuộc sống hàng ngày của em mình: “Là anh em sống chung một nhà vậy mà ít khi nói chuyện tâm sự được với nó. Hôm nào không phải đi làm thì nó nhốt mình trong nhà cả ngày, không tiếp xúc nói chuyện với ai ngoài dán mắt vào cái tivi, sáng nào thức dậy sớm đi ra vườn cũng thấy nó ngồi thẫn thờ như đang suy nghĩ điều gì vẩn vơ lắm...”.
Mai Anh, 28 tuổi đời, sinh ra và lớn lên tại thành phố cảng Hải Phòng. Học hết lớp 12, cô được ông bác ruột đã có gia đình và đang sống tại Melbourne bố trí cho một con đường trải “thảm đỏ” bảo đảm cho cô một tương lai tốt đẹp nơi xứ người. Đó là kết hôn giả với một thanh niên hơn cô vài tuổi mà ông bác giới thiệu là “bạn nhậu của bác”. Câu chuyện tưởng chừng suôn sẻ khi Mai Anh sang Úc và bắt đầu sống cùng nhà với “người chồng hờ” với mong muốn chỉ sau hai hay ba năm nữa mình sẽ lấy được PR, kết thúc hợp đồng hôn nhân và bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới và đầy hứa hẹn.
Thế nhưng không biết “chồng” cô vì quá ham làm việc hay bận “chuyện cá nhân” mà chẳng mấy khi về nhà để “điểm danh”. Cả ba lần Sở Di trú cho người đến kiểm tra xác minh hôn nhân thì cả ba lần “chồng” Mai Anh đều không có nhà và cô cũng không thể liên lạc được với anh ta. Tiếng Anh thì kém nên Mai Anh cũng không biết phải làm thế nào... Có lẽ vì thế mà đến giờ sau hơn 5 năm sống tại Úc, làm biết bao nhiêu nghề để mưu sinh, hồ sơ hôn thú của Mai Anh vẫn ở dạng “treo”. Nhiều lần cô thông qua luật sư để đề nghị giải quyết nhưng kết quả đâu chưa thấy mà trước mắt chỉ thấy “cái tuổi nó đuổi xuân đi”.
Chị Minh - chủ một cửa hàng bán thực phẩm tại chợ Footscray - kể về nhân viên của mình: “Mai Anh tính tình cởi mở, nhanh nhẹn tháo vát và làm được việc lắm, thế nhưng thời gian gần đây không biết có chuyện gì không vui mà hay tính nhầm tiền cho khách và ít nói hẳn đi”.
Mai Anh tâm sự nhiều lúc cô đã tuyệt vọng quyết định coi như “mất tiền ngu” nhưng nghe bác và gia đình động viên nên đến giờ vẫn đành tìm mọi cách để đi đến cùng cuộc hôn nhân theo hợp đồng này.
Mai Anh và Huỳnh chỉ là hai số phận không được may mắn trên con đường tìm đến với ước mơ định cư nơi đất Úc và dường như đang tự giam mình trong một “cơn mộng mị”. Những quãng thời gian đã phí hoài, những khoản tiền “khổng lồ” bằng cả tài sản của họ và cả những chi phí cơ hội chỉ để đổi lại cả một chặng đường sắp tới chưa có hồi kết “viên mãn”.
(*) Tên các nhân vật trong bài viết đã được thay đổi
Manly Beach
Bãi biển Manly
Du lich thanh pho Sydney - Australia
cầu cảng Sydney (Sydney Harbour bridge)

Biển Glenelg, một trong những bờ biển nổi tiếng nhất Nam Australia.
Cầu cảng bên bờ biển Henley.
Hải âu bên biển Glenelg.
Hải âu nô đùa cùng các em nhỏ.
Một chú hải âu cô đơn.
Hoàng hôn trên biển Henley.
Dạo chơi trên biển lúc hoàng hôn.

No comments:

Post a Comment