Friday, September 9, 2011

Tìm hiểu Nhật Bản & Nam Hàn

1.Các lễ hội ở Nhật Bản Nhật Bản có nhiều ngày lễ và lễ hội được tổ chức quanh năm. Hầu hết các lễ bây giờ được tính theo Dương lịch, nhưng cũng có những lễ hội được tính theo âm lịch. Hầu hết xuất xứ của các lễ hội ở Nhật Bản đều gắn với sự chuyển mùa, với các hoạt động nông nghiệp, hoặc những mong muốn về sự bình an, khoẻ mạnh cho mọi người.
* Các lễ hội trong năm:
Mặc dầu là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, nhưng những lễ hội hàng năm của Nhật Bản vẫn còn như nguyên vẹn. Mỗi mùa đều có những lễ hội khác nhau, mang đậm bản sắc văn hóa và tín ngưỡng của mỗi vùng. Tham gia vào những lễ hội này chúng ta sẽ có dịp hiểu thêm về lịch sử, văn hóa và con người tại đây, cũng như thêm yêu mến đất nước hoa anh đào.
"Hatsumode" là dịp đầu tiên đến đền chùa để cầu nguyện cho sức khỏe, cũng như mong ước những điều may mắn sẽ đến trong năm mới. Những đền chùa nổi tiếng đều chật ních người trong buổi "hatsumode" này, cũng như trong những ngày đầu tiên của năm. Bạn còncó thể rút quẻ để nghiệm thử xem năm nay vận may, sức khỏe, tiền tài, tình yêu...của mình ra sao, nhưng tất cả đều viết bằng tiếng Nhật. Tuy nhiên, nhiều người Nhật cho rằng họ đến đền chùa theo tập tục và truyền thống, hơn là lý do tín ngưỡng. Thường ai cũng ném một đồng xu vào trong một cái thùng đặt giữa cửa của ngôi đền chính tên là "saisenbako", vỗ tay, và thầm cầu ước. Ngày 3 tháng 2 hàng năm là lễ "setsubun", nghĩa là ngày kết thúc mùa đông lạnh giá, tính theo lịch âm. Người Nhật thường mua đậu tương rang và vãi quanh nhà để xua đuổi ma quỷ và đọc "oni wa soko, fuku wa uchi" (tạm dịch: Điều không may thì ra ngoài, hạnh phúc thì vào trong nhà".
Tiếp theo phải nói đến là mùa hoa anh đào. Hoa nở chạy dọc từ Okinawa bắt đầu từ cuối tháng 2 cho đến Hokkaido là vào đầu tháng 6, tuy nhiên hoa nở rộ ở nhiều nơi nhất là vào tháng 3-4 hàng năm. Lễ hội Hanami "ngắm hoa" được tổ chức vào dịp này. Bạn có thể thưởng thức một ly rượu sake và ngắm những bông hoa anh đào tuyệt đẹp, với những cánh hoa lơi lả bay trong làn gió còn lành lạnh của đầu xuân. Các công ty, cũng như bạn bè thân, gia đình, thường tổ chức đi ngắm hoa vào dịp này.
 Trước khi mùa hè bắt đầu, những lễ hội được tổ chức ven sông được gọi là "kawabiraki", và thường bắn pháo hoa "hanabi-taikai". Người Nhật thường mặc áo kimono mùa hè "yukata" khi tham gia lễ hội. Ngày 7/7 hàng năm có lễ hội "tanabata", hay lễ hội vợ chồng chàng Ngâu. Trẻ em Nhật tin rằng những điều ước của mình sẽ trở thành hiện thực nếu viết những lời ước trên những tờ giấy sặc sỡ "tanzaku" và treo lên những cành tre trong dịp này.
Trên đây là một số lễ hội tiêu biểu cho nhiều vùng tại đất nước mặt trời mọc, tuy nhiên có hàng nghìn lễ hội khác nhau được tổ chức hàng năm, tùy theo phong tục truyền thống của mỗi địa phương, mà bạn có thể thấy ở ngay gần nơi mình đang sống và làm việc. Ví dụ có những lễ hội nhảy múa "bon-odori", mà bạn có thể tham gia cùng với mọi người nhảy trong một vòng tròn, nhịp nhàng với điệu nhạc dân ca "min-yo".
Có một số lễ hội có cả hàng ngàn người tham gia và diễu hành. Một số lễ hội thì mang tính hiện đại, có dàn nhạc, mô tô hộ tống, với những cô gái xinh đẹp nhảy múa. Tuy nhiên, một số lễ hội mang tính truyền thống, và người tham gia đều mặc các bộ lễ phục có từ xưa. Một trong những lễ hội kiểu này là lễ hội khiêng kiệu "mikoshi".
  Lễ hội "tori-no-ichi" được tổ chức vào tháng 11 tại các ngôi đền. Bạn có thể mua một thứ mang lại điều may mắn như "kumade" (hay cái cào), hoặc "otafuku" (một mặt nạ phụ nữ đang cười). Vào dịp cuối năm, truyền thống làm bánh nếp "mochizuki" được tổ chức tại nhiều nơi công cộng, đền chùa, vườn trẻ, hoặc tại nhà. Đôi khi có tai nạn xảy ra với người già, khi nuốt bánh nếp và gây tắc thở, mà báo chí năm nào cũng đưa tin vài vụ. Trong đêm giao thừa "omisoka", những hồi chuông gióng giả sẽ được ngân lên khi năm mới đến. Kiểu gióng chuông này được gọi là "joya no kane", nếu may mắn, bạn sẽ được phép gióng chuông tại chùa trong dịp này.Nguyễn Đăng(sưu tầm và lược dịch)
Năm mới (shogatsu): Cũng như nhiều nước trên thế giới, Năm mới là lễ hội quan trọng nhất trong năm. Trước kia, Nhật Bản đón năm mới theo âm lịch giống Việt nam và Trung quốc, nhưng từ hàng trăm năm nay, người Nhật đón năm mới theo Dương lịch. Trong đêm giao thừa, người Nhật ăn món mì trường thọ(toshicoshi soba), vào ngày mùng 1 tháng Giêng, các gia đình sum họp, uống sake, thứ rượu được coi là trường thọ, món ăn osechi cổ truyền và không thể thiếu món bánh dầy ăn cùng với món súp đặc biệt của ngày tết là ozoni(súp).Những ngày trước và sau tết ngưởi ta thường gửi thiếp chúc tết đến bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Người ta cũng hay đi hái lộc ở các đền chùa để cầu an. Ngừơi Nhật cũng có phong tục chọn phương hướng tốt để xuất hành đầu năm(hatsu moode), phong tục khai bút(kakizome) và phong tục mừng tuổi tiền (o toshi dama) cho trẻ con. Trong những ngay tết, họ trang trí cổng hoặc cửa ra vào bằng tre và cành thông và cái cổng chào này được gọi là kadomatsu.
Tiết phân(setsubun):
Trước đây, từ Setsubun được dùng để chỉ bất cứ sự thay đổi mùa nào theo lịch cũ, nhưng ngày nay nó được dùng riêng cho ngày lập xuân, tức là ngày mùng 3 hoặc ngày mùng 4 tháng 2. Vào ngày này trong những gia đình, người ta tung những hạt đậu(đã được rang khô) ra trước sân hoặc quanh nhà để đuổi ma quỉ và rước phúc lộc vào nhà,vừa tung vừa hát" mà quỉ đi ra, phúc lộc vào nhà".
Hội Hina

(Lễ hội của bé gái hay còn gọi là ngày hội búp bê): Hội này được tổ chức vào mùng 3 tháng 3. Trong ngày này, các gia đình có con gái bày một bộ búp bê(Hinaningyo) tượng trưng cho cung đình xưa và uống một thứ sake trắng ngọt đăc biệt để mừng ngày hội và cầu chúc. Tại các trường học, các bé gái đượctập làm những con búp bê Hina bằng giấy. Do ngày hội đúng vào mùa hoa đào nở, nên người ta còn gọi là Momo no tseku(lễ hội hoa đào).
Lễ tảo mộ(Higan)
: Cũng như người Việt nam, người Nhật rất coi trọng mồ mả tổ tiên. Lễ tảo mộ ở Nhật kéo dài suốt một tuần lễ quanh ngày Xuân phân(khoảng 21/3) và Thu phân(khoảng 23/9). Vào dịp này người ta đi tảo mộ và coi đây là
những ngày thờ phụng tổ tiên.
Ngày trẻ em(Kodomo no hi):
Xuất xứ của ngày hội này là lễ hội của các bé trai, nhưng ngày nay người ta gọi là ngày trẻ em. Lễ hội này được tổ chức vào ngày mùng 5/5 và từ các năm 1948 trở thành ngày nghỉ của cả nước. Vào ngày này, các gia đình có con trai thường treo trước nhà những dải cờ hình cá chép nhiều màu sắc sặc sỡ, gọi là konobori. Theo người Nhật, cá chép tượng trưng cho sức mạnh. Trong ngày hội này người ta ăn một thứ bánh đặc biệt làm từ gạo.
Lễ hội Tanabata

Xuất xứ của ngày hội này là dựa vào truyền thuyết về tình yêu giữa hai ngôi sao trong giải ngân hà và có nguồn gốc từ trung quốc. theo truyền thuyết này vào ngày 7/7 hai ngôi sao này sẽ gặp nhau nên người ta tổ chức lễ hội vào ngày này. Trong lễ hội này, người ta nhặt nhũng cành tre, trang trí lên đó những mẩu giấy màu sặc sỡ và viết lên những ước mong của mình lên nhũng băng giấy mầu đó và treo lên cành tre.
Lễ hội Vu lan(Obon)

Trước đây ngày lễ này được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, nhưng hiện nay nó được tổ chức vào ngày 17/7 hoặc tháng 8 dương lịch, tuỳ theo từng địa phương. Ngày lễ này gần giống với ngày xá tội vong nhân ở Việt nam, là ngày mà theo người Nhật là rước linh hồn tổ tiên về cúng giỗ. Nhiều nơi tổ chức vũ hội, múa các điệu múa cổ truyền(Bonodori).
Vào thời gian lễ hội người ta treo cao những chiếc đèn lồng với mục đích là để hướng dẫn linh hồn người đã khuất trở về. Tại nhiều vùng, các đèn lồng được thả trôi trên sông. Vào dịp này, nhiều người Nhật làm việc ở xa quê hương về thăm quê hương, đi thăm mộ người thân.
Lễ hội nông nghiệp: Từ ngày xưa, các lễ hội nông nghiệp ở Nhật thường được tổ chức ở các vùng, với mục đích là cầu khấn cho một vụ mùa bội thu, hoặc để cảm ơn thần linh đã cho một mùa màng thắng lợi và đồng thời cầu khấn một vụ bội thu trong năm tới. Vào mùa thu, lễ hội mùa gặt được tổ chức và người ta dâng lên cúng thần thành quả đầu tiên của đồng ruộng. Khi có
lễ hội, cả làng tham gia và ở nhiều nơi người ta tổ chức các xe diễu hành mang hình tượng của các vị thần đi qua các phố xá. Tại cung điện của Thiên Hoàng, đích thân nhà vua đóng vai người dâng những nông sản mới thu hoạch cho thần linh.
Lễ Hội mùa hạ

Lễ hội mùa hạ được tổ chức với mục đích ngăn ngừa bệnh tật. Loại lễ hội này hiện nay vẫn được tổ chức đều đặn, và trong lễ hội, người ta tổ chức các thuyền diễu hành trang hoàng rực rỡ đi dọc theo các con sông, tiếp sau là những đoàn thuyền hộ tống. Một trong những lễ hội mùa hạ lớn nhất ở Nhật và hấp dẫn khách du lịch hàng năm là lễ hội Nebuta được tổ chức vào tháng 8 ở Aomori.
Lễ hội hoa anh đào
Thưởng thức hoa anh đào (Ohanami)


Với người Nhật, mùa hoa anh đào nở cũng chính là thời điểm một năm tài
chính kết thúc, mở ra một năm mới với những niềm hy vọng mới. Chính vì
thế đây là thời điểm thích hợp cho việc tụ họp bạn bè, gia đình, người
thân, hay đồng nghiệp. Vào dịp này, ta thường thấy khi thì một cặp tình
nhân tay trong tay tản bộ, khi thì từng nhóm từ nhỏ đến lớn quây quần
bên gốc cây anh đào cùng đàn hát, uống rượu, hàn huyên trò chuyện.
Người ta gọi kiểu sinh hoạt văn hóa mỗi mùa hoa anh đào nở này là
Hanami - Phong tục ngắm hoa anh đào.
Có nhiều cách để thưởng thức hoa. Giống như “rượu ngon không có bạn
hiền” nên đôi khi ngắm hoa phải có cả nhóm bạn cùng hội cùng thuyền,
chén tạc chén thù bên gốc cây anh đào mới là vui, song đôi khi chỉ cần
một mình rảo bước trên con đường mà hai bên là hai hàng cây anh đào rợp
một màu hồng nhạt cũng khiến lòng người trở nên xao xuyến lạ thường.
Một vài cách ngắm hoa phổ biến của người Nhật.
Tổ chức tiệc dưới gốc cây anh đào (Enkai)
Đây là kiểu ngắm hoa phổ biến nhất của người Nhật, đến độ chỉ cần nói
hanami thôi thì đã có thể hình dung ra việc người ta sẽ trải những tấm
ni-lông dưới gốc cây anh đào và cùng nhau quây quần ăn uống, chuyện trò
rôm rả. Thường kiểu hanami này được cho phép trong những công viên có
diện tích lớn như Ueno, Inokashira, Koganei... Đồ ăn có thể là những
món ăn kiểu Nhật được mua ngay tại yatai (quán nhỏ thường có trong các
lễ hội của Nhật) trong công viên, cũng có thể là những hộp bento được
chuẩn bị một cách kỹ lưỡng từ đêm trước hôm đó. Thậm chí gần đây, có cả
dịch vụ chuyển phát bánh pizza đến tận nơi rất tiện lợi.
Tuy nhiên, để có một chỗ ngồi lý tưởng trong công viên thì lại không
phải là việc dễ dàng. Có khi bạn phải lên chuyến tàu sớm nhất trong
ngày hôm đó, hoặc thậm chí phải đến từ đêm hôm trước, trải nylon lấy
chỗ, chưa kể đến việc có thể sẽ phải mang chăn nệm ngủ qua đêm ở đó để
giữ chỗ cho sáng ngày hôm sau.
Tản bộ.
Có rất nhiều phố hoa anh đào trải dọc bờ sông hoặc dọc những con đường
nhỏ trong công viên. Tản bộ qua những con đường này là cách ngắm hoa
phổ biến đối với những đôi bạn bè thân thiết hoặc những cặp tình nhân
ưa lãng mạn. Một lời khuyên đối với cách ngắm hoa này là nên đi vào
thời điểm hoa anh đào vừa qua độ mankai. Khi ấy bạn có thể ngắm được
sakura fubuki, hay còn gọi là sakura rơi. Từng làn gió thổi sẽ cuốn
theo những cánh hoa nhẹ nhàng, mỏng manh bay lất phất.
Bơi thuyền:
Có rất nhiều công viên của Nhật có dịch vụ bơi thuyền. Có thể là hai,
ba, hoặc bốn người cùng trên một chiếc thuyền, vừa thư thả chuyện trò,
vừa thả tầm mắt ngắm sakura hai ven bờ sông. Đây cũng là một kiểu
hanami được giới trẻ Nhật bản ưa chuộng.
Bên cạnh đó có một kiểu ngắm hoa cao cấp hơn, đó là từng nhóm người lên
một con thuyền lớn là loại du thuyền chuyên dùng cho lễ hội hanami. Ở
trên đó có thể vừa thưởng thức những món ăn ngon, vừa thong thả chuyện
trò và ngắm hoa anh đào. Tuy nhiên, nếu đi theo kiểu này thì bạn cần
phải đặt chỗ trước, nếu không thì khả năng hết chỗ là rất cao.
Lễ hội hoa anh đào đêm (Light-up).

Hoa anh đào không chỉ đẹp về ban ngày, mà còn trở nên lộng lẫy và kiêu
sa hơn dưới ánh đèn lấp lánh vào ban đêm. Người ta gọi đây là lễ hội
hoa anh đào đêm. Ánh đèn sẽ được chiếu sáng từ những tán hoa anh đào,
khác với ban ngày, không gian trở nên huyền hoặc hơn, lãng mạn hơn.
Để chuẩn bị đón Tết ở Nhật Bản, trước cửa nhà thường treo shimenawa. Bên cạnh cửa ra vào một số căn nhà lớn hoặc cơ quan còn đặt kadomatsu, tức là 3 ống tre tươi vát chéo cùng một vài cành thông. Đặt như vậy làm gì?Làng Yasaka, thuộc tỉnh Nagano, trung bộ Nhật Bản hiện vẫn giữ nghi lễ làm kadomatsu, gọi là lễ matsumukae. Tại làng này, khi gần Tết, dân làng lên núi cắt cành thông để làm kadomatsu. Số đoạn trên cành thông phải lẻ chứ không được chẵn bởi theo quan niệm của dân làng, hạnh phúc không thể chia được và cứ mãi mãi tiếp tục, chỉ có nỗi bất hạnh mới chia được để chấm dứt. Dùng cành thông vì dù trong mùa đông, thông vẫn xanh tươi, tượng trưng sự thanh khiết và sức sống, đồng thời lá thông sắc nhọn có thể diệt trừ ma quỷ. Kadomatsu có hình giống cái thang để thần Toshigami xuống hạ giới. Kadomatsu của làng Yasaka còn kèm theo yasu, tức là bát bằng rơm đựng cơm cá, dâng lên vị thần để năm sau mong được mùa. Shimenawa cũng có ý nghĩa đón tiếp vị thần năm mới và trừ ma quỷ. Ngoài shimenawa treo trước cửa nhà, người Nhật đặt wakazari, tức là dây thừng quấn thành vòng tròn nhỏ, trên vị thần hỏa và thần thủy trong bếp để tạ ơn các thần đã giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày. Wakazari cũng được đặt trước mui xe ôtô và xe đạp để mong an toàn trong năm mới.
Nói đến ngày Tết thì không thể không nhắc đến các món ăn. Các món ăn ngày Tết của người Nhật gọi là osechi, trong đó có một món mà gia đình nào cũng ăn là món canh bánh dầy ozoni. Tại sao người Nhật lại ăn ozoni nhân dịp Tết? Theo một gia đình ở cố đô Kyoto có lịch sử đến 1000 năm, tập quán ăn ozoni ra đời với quan niệm ăn đồ cúng lên vị thần cùng với vị thần thì con người tăng thêm lòng sùng bái vị thần, còn vị thần phù hộ cho con người.
Khi ăn dùng đũa đặc biệt nhọn cả hai đầu vì dùng cho cả mình và vị thần. Đêm giao thừa, gia đình này đặt các nguyên liệu làm món ăn ngày Tết như củ cải, khoai (tức những loại rau củ mùa đông ở Kyoto), và bánh dầy, lên bàn thờ tổ tiên và thềm tokonoma - nơi đón tiếp vị thần năm mới. Món canh bánh dầy ozoni của gia đình này dùng tất cả các nguyên liệu kể trên.
Món canh ozoni đương nhiên không thể thiếu bánh dầy omochi. Nguồn gốc của tập tục này còn được giữ trong nghi lễ ở làng Shimokoshiki, thuộc tỉnh Kagoshima, phía nam Nhật Bản. Ở đây, vị thần có tên Toshidon đeo mặt nạ quỷ (thần thường ở trên núi và quan sát dân làng ở chân núi) vào đêm giao thừa đánh chiêng đến từng nhà để dạy dỗ trẻ em. Thần hỏi to tên các trẻ em, hỏi tuổi, hỏi xem các em có ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ hay không, v,v… rồi đề nghị các em ca hát. Cuối cùng, vị thần vừa nhắc lại lời khuyên răn, vừa tặng bánh dầy có tên toshimochi, có nghĩa là ăn bánh dầy được thêm 1 tuổi. Sáng mồng một Tết, dân làng Shimokoshiki ăn canh ozoni bằng bánh dày do vị thần tặng.
Ngày Tết ăn bánh dầy thêm 1 tuổi là một quan niệm độc đáo của người Nhật từ xưa. Người Nhật cho rằng lúa có hồn và bánh dầy có vía, nên ăn bánh dầy có nghĩa là tăng thêm sức sống. Đặc biệt, bánh dầy ngày Tết là do thần tặng cho nên có sức sống mạnh hơn. Tập quán lì xì otoshidama chính là có nguồn gốc từ việc thần tặng bánh dày toshimochi cho trẻ em. Thời Edo, tập quán lì xì phổ biến dưới hình thức người cấp trên tặng đồ vật cho cấp dưới còn ngày nay người lớn tặng tiền mặt cho trẻ em.
Người ta cho rằng sau khi đón tiếp vị thần năm mới thì phải làm cho thần vui vẻ, thoải mái. Và đó là nguồn gốc xuất phát của những trò chơi nhân ngày Tết rất phong phú của Nhật Bản. Ví dụ như kagura là ca múa nhạc trên sân đền, hay trò thả diều takoage, đánh cầu lông hanetsuki, chơi quay komamawashi, v,v… Một trong những trò chơi ngày Tết đặc sắc của Nhật Bản là trò đánh cầu lông hanetsuki. Trò chơi đánh cầu lông hanetsuki, sử dụng vợt gỗ gọi là hagoita và cầu đá cắm lông, bắt đầu trong thời Heian như là một trò chơi ngày Tết ở hoàng cung. Vào giữa thời Edo vợt hagoita với trang trí rực rỡ bắt đầu xuất hiện, sau đó thậm chí trở thành một thứ đồ mỹ nghệ và người ta thường tặng cho con gái nhân dịp Tết đầu tiên.
Ngày xưa mỗi khi bệnh dịch hoành hành thường làm hàng trăm người chết. Người ta nghĩ nguyên nhân là do muỗi truyền bệnh. Khi chơi hanetsuki, nhìn cầu bay giống như con chuồn chuồn bay. Vì chuồn chuồn ăn muỗi, người ta nghĩ trò chơi đánh cầu lông như là một mê tín có thể tránh được dịch bệnh. Người Nhật cho rằng, đánh cầu được bao nhiều lần thì có thể tránh điều xấu bấy nhiêu lần, và tặng vợt hagoita cho con gái đón Tết đầu tiên với hy vọng có cuộc sống an khang. Vì vậy, trò chơi hanetsuki không chú trọng kết quả thắng bại mà mục đích chính là để tránh những điều xui xẻo.
Đối với trò chơi thả diều, người ta cho rằng thả diều trên trời cao là để giao tiếp với các vị thần, với mong muốn thần phù hộ cho con trai mạnh khỏe. Điều này được phản ánh qua hình vẽ trên diều như hình búp bê lật đật daruma phù hộ hạnh phúc và may mắn, mặt nạ quỷ hannya để trừ chuyện rủi ro, tranh vũ sĩ mushae để mong con mình sau này sẽ giữ địa vị có uy tín trong xã hội. Nói chung, các trò chơi Tết đều có nguồn gốc liên quan đến các vị thần và trẻ em luôn là vai chính vì người Nhật có quan niệm rằng trẻ em từ 7 tuổi trở xuống là con của thần, rất gần gũi với thần.
Người Nhật cũng có tục lệ trong ngày Tết đi thăm đền chùa, và chuyến viếng thăm đầu tiên trong năm như vậy được gọi là hatsumode. Ở đền chùa, người ta cầu mong thần phù hộ cho năm mới vô sự, an khang, và trước khi về thường rút quẻ, tức là omikuji. Người ta kể về nguồn gốc của omikuji như sau: vào thời Heian, một nhà sư có uy tín là Genzan (912-985) đã viết 100 lời khuyên trong cuộc sống. Mọi người rút quẻ để được nhận một lời khuyên.
Đền thờ ở thị xã Kano, thuộc tỉnh Yamaguchi, phía tây Nhật Bản, là nơi in quẻ cho khoảng 3.000 đền chùa trên toàn quốc. Nghe nói quẻ của đền Kano rất linh thiêng. Rút quẻ vốn là để nghe phán xét của vị thần. Vì thế dù rút được quẻ hung đi chăng nữa thì trong đó cũng có lời khuyên hay bài học. Người Nhật có tập quán khi rút được quẻ lành thì mang về, nếu rút phải quẻ hung thì buộc lên cành cây như một lời hứa với vị thần rằng sẽ cố gắng hành động theo lời khuyên của thần. Rút quẻ vốn không phải là sự cầu xin của cá nhân mà là hành động của cả tập thể để mong bình yên xóm làng hoặc cầu có đủ nước cho mùa màng. Rút quẻ ở Nhật có nguồn gốc từ việc xóm làng bói xem năm mới có được mùa hay không, và tùy theo phán xét của vị thần, cả làng sẽ quyết định làm gì trong năm mới.
Nhật Bản là một nước có nền văn hóa trồng lúa, nên đầu năm rút quẻ hoặc bói may rủi là để cầu mùa màng tốt và có sức khỏe. Một nghi lễ có ý nghĩa bói mùa màng như vậy là lễ đốt giàn hỏa Dondo ở làng Kuni, thuộc tỉnh Gunma ở phía bắc Tokyo. Lễ Dondo bắt đầu bằng việc cắt gỗ sinboku, tức gỗ cây thần dùng để làm cột trụ cho giàn hỏa dondo. Gỗ sinboku lấy từ cây linh sam, một loại cây to, dù bị tuyết phủ trong mùa đông vẫn xanh tươi. Người ta phủ rơm quanh gỗ sinboku rồi treo dây thừng shimenawa và các vòng wakazari. Buổi tối, dân làng gồm cả già trẻ đi từng nhóm ra đồng. Giữ trọng trách đốt sinboku cũng là trẻ em.
Người Nhật cho rằng, theo khói này vị thần năm mới về trời. Và dân làng Kuni có quan niệm chính lúc đó, vị thần sẽ đưa ra lời khuyên cho năm mới. Lúc đốt, nếu khói ùn ùn bay lên theo chiều thẳng đứng thì có nghĩa là năm đó được mùa. Ngoài ra chúng tôi treo hình lật đật daruma để phù hộ buôn bán phát đạt, treo chữ khai bút đầu năm kakizome để mong viết chữ đẹp và học giỏi. Cũng có người xua khói vào mình để có sức sống của vị thần và để có sức khỏe tốt.
Không như Trung Quốc và Việt Nam, người Nhật ngày nay nói chung ăn Tết theo dương lịch. Tuy nhiên, điều đáng nói là dù cuộc sống rất hiện đại và thời gian ngày Tết cũng như các lễ hội đều được điều chỉnh theo lịch dương, họ vẫn giữ nguyên những gì thuộc về truyền thống.
2. Các món ăn truyền thống của Nhật Bản
Bánh Hồng Suikansyuku Nhật Bản: Từ rất lâu, ở Nhật Bản, người ta đã phát hiện ra loại bánh hồng khô nổi tiếng thơm ngon và đặc sắc. Bắt đầu từ thời cổ đại, do không có tủ lạnh, nên những người đi du lịch hay đi xa họ thường lấy trái cây để chế biến thành lương khô và nghĩ ra cách chế biến trái cây tươi thành quả khô, với cách làm này không những trái cây được bảo quản rất lâu mà còn tiện cho việc mang đi xa. Trong các loại Hồng khô thì Hồng Nhật Bản được coi là nổi tiếng nhất, một hương vị Hồng khô rất độc đáo và khác biệt.

Bánh Suikansyuku Nhật Bản
Sau khi bánh Hồng khô Nhật Bản ra đời, đã thu hút được sự chú ý và sự hoan nghênh của mọi người trên toàn thế giới và nó được gọi tên là bánh Suikansyuku. Bánh Suikansyuku đã trở thành loại bánh đẹp và quyến rũ nhất trong các loại bánh được làm từ quả hồng. Bánh Hồng có hình bầu dục dẹt, màu sắc cũng rất ấn tượng, đó là màu nâu ngọc, phủ trên bề mặt của bánh là những hạt sương trắng, khi quan sát bánh người ta có thể tưởng tượng những hạt sương trắng kết lại với nhau như những hạt tuyết trắng, vẻ tinh khiết của trái hồng cũng chính là những hạt tuyết trắng. Để có được vẻ đẹp đặc trưng ấy, phải kể đến quá trình chế biến Hồng khô, phải tuân thủ một quá trình chế biến rất kỹ lưỡng và tỉ mỉ. Để đường ở nhiệt độ lửa thấp, đợi cho hạt đường tan ra dính lại với nhau, khi đó hình thành một lớp sương trắng, không những khi ăn có thể cảm nhận được sự khác biệt mà theo quan điểm của trung y, loại hồng khô có hạt tuyết trắng càng để lâu năm thì tác dụng về y học của nó càng tốt, là một loại thảo dược tốt cho việc chữa bệnh phổi, bệnh đều hoà tính khí.Nơi trồng loại hồng Shitian này là một vùng quê thôn dã Suikasyuku, Nhật Bản, cây hồng được tưới nước thường xuyên và dài kỳ, vì thế mà nó có một hương thơm đăc biệt, mang đậm phong vị quê hương. Hồng Shitian là loại hồng có vị chát, nhung khi chế biến thành bánh hồng khô, con người đã làm cho chúng mất đi vị chát và trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn rất nhiều. Trong 100g Hồng khô có 51,3g đường, 9,5g chất sơ, nên trái Hồng được mệnh danh là loại trái cây rất đẹp và cũng rất bổ dưỡng. Phải một lần thưởng thức bánh Suikansyuku, bạn mới cảm nhận được đây không chỉ là loại bánh hồng đơn thuần, mà bánh Suikansyuku là một lý tưởng độc đáo, một thứ bánh mang đậm tính nghệ thuật. Sự pha trộn giữa màu nâu ngọc và màu hổ phách, mang lại màu sắc đặc trưng, từ sự kết tinh nhuần nhuyễn của thịt bánh, ở giữa bánh là nhân hạt đậu trắng, vị ngọt của nhân bánh và thịt bánh không quá sắc, khi thưởng thức một hương vị hoà quyện tuyệt vời sẽ thấm vào lưỡi và từng kẽ răng. Cắn một miếng bánh hồng Suikansyuku, uống một ngụm trà nóng. Đó là hương vị tổng hợp của tính dẻo, độ mịn, cảm giác ấy vẫn còn phảng phất mãi trong từng ý nghĩ, vượt lên trên cả sự tuyệt vời.
Sushi
Sushi là một món ăn truyền thống của Nhật Bản được làm từ cơm kết hợp với hải sản tươi sống hoặc chín, với rau và với một số gia vị (nhất là wasabi nếu là sushi hải sản). Sushi có nguồn gốc từ phương pháp bảo quản cá bằng cách ủ vào trong cơm của khu vực Đông Nam Á.
Một số thuật ngữ
Sushi viết bằng tiếng Nhật có nhiều cách. Tuy nhiên, đều đọc là xư-si như trong tiếng Việt. Có thể có lúc đọc là dư-si nếu được kết hợp với từ khác.
Thứ cơm trộn dấm để làm sushi được gọi là sumeshi hoặc sushimeshi. Loại dấm để nấu thứ cơm này không phải là dấm thông thường mà là dấm có pha chút muối, đường, rượu ngọt mirin, vì thế gọi là dấm hỗn hợp awasesu. Dấm này chuyên dùng để chế biến sushi, nên gọi còn được là sushisu. Cơm nấu xong(nấu không chín hoàn toàn như cơm bình thường) được đổ ra một cái chậu gỗ gọi là tarai rồi trộn dấm vào. Vừa trộn vừa dùng quạt tay quạt cho hơi nóng thoát bớt ra để giữ hương vị của dấm.
Các loại hải sản dùng để làm sushi gọi là tane. Đó có thể là cá ngừ, cá hồng, cá trình, cá cóc, cá thu, tôm (nhất là thứ tôm mà người Nhật gọi là sakuraebi), mực, bạch tuộc, các loại ốc biển, cua biển, v.v...
Các loại sushi
Có nhiều loại sushi, tùy theo cách chế biến.
-Loại thứ nhất là sushi nắm, gọi là nigirizushi. Cơm sumeshi được đắp lên bằng một một miếng tane. Ở giữa thường có một chút wasabi. Phía trên miếng tane có thể có một chút gừng xay nhuyễn hoặc vài hạt hành xanh thái nhỏ. Loại này phổ biến nhất.


- Loại thứ hai là sushi cuộn, gọi là makizushi được cuốn như các đồ ăn cuốn của Việt Nam, nhưng bên ngoài là lớp rong biển sấy khô.

- Loại thứ ba là sushi gói như bánh, gọi là oshisushi.
- Loại thứ tư là sushi lên men, gọi là narezushi. Sushi ủ trong một thời gian dài cho lên men.
-Loại thứ năm là sushi rán, gọi là inarizushi. Sushi tẩm xì dầu rồi rán trong dầu sôi.Mỗi địa phương ở Nhật Bản lại có những nét riêng trong chế biến sushi. Có thứ sushi, nhưng không làm từ hải sản và cũng không có sumeshi, mà lại là trứng trộn đường rán lên. Có loại sushi cuộn mà bên trong có nato, thứ đậu tương ủ cho lên men nổi tiếng của Nhật Bản.
Sushi trên băng tải: Kaitensushi, hay sushi đặt trên băng chuyền chạy vòng tròn để thực khách tự chọn. Người Nhật thích kaitensushi vì giá cả thường rẻ. Người nước ngoài thích kaitensushi còn vì có thể lựa chọn được thứ mình thích mà không cần biết tiếng Nhật.


蒲鉾 - Kamaboko
Kamaboko là một loại bánh cá của Nhật (giống như chả cá VN nhưng làm dạng thỏi dài, khi nấu thì cắt khoanh). Món này thường hay ăn chung với udon hoặc ramen. Món Kamaboko này còn có tên gọi khác là surimi, làm từ thịt cá bằm nhuyễn nặn thành những thỏi dài rối sau đó đem vào nồi hấp. Miếng Kamaboko ngon phải mềm, thơm mùi thịt cá và nhất là phải thật mịn. Nếu là ngừoi làm không chắc tay thì khi hấp lên, bọt khí sẽ làm miếng Kamaboko bị rỗ mặt, không được đẹp mắt như những hình ảnh mà ta xem. Kamaboko hấp chín có thể ăn lúc nguội (hoặc nướng) sau khi cắt thành những khoanh vừa ăn chấm cùng với nước sốt làm từ đậu nành; cũng có thể cho vào súp nóng, và phổ biến nhất là ăn kèm với mì sợi. Kamaboko thường được nặn thành các thỏi dài, để khi cắt ra, miếng Kamaboko có hình tròn hoặc bầu dục đẹp mắt. Một số loại Kamaboko còn được nặn thành các hình thù ngộ nghĩnh khác. Mẫu phổ biến nhất là loại Kamaboko có bao ngoài gợn sóng (như miếng màu vàng ở H2 mà Heian post) với tên gọi là Naruto để gợi ta nhớ đến những hút nước xoáy rất nổi tiếng gần thành phố Naruto. Thường Kamaboko có màu hồng hoặc là trắng, phục vụ trong nhiều bữa ăn nhất là các dịp lễ Tết vì người Nhật tin rằng 2 màu ấy sẽ đem lại may mắn cho họ. Đặc biệt, Kamaboko không thể thiếu trong mâm cơm gia đình khi có thành viên mới đi xa về, vì nó đem lại cảm giác ấm áp, đem lại không khí gia đình cho mọi người. Ngày nay, Món Kamaboko đã vượt khỏi biên giới Nhật Bản và chu du đến khá nhiều nơi trên thế giới với nhiều tên gọi khác nhau, phổ biến nhất là bánh cá (fish cake) và xúc xích cá (fish sausage)
Món ăn tuyệt vời này đã xuất hiện ở Nhật từ thế kỉ thứ 14 và tiếp tục phát triển đến ngày nay. Người ta còn làm thêm Kamaboko theo hình thức mới là thay thế thịt cá bằng thịt cua, gọi là kanikama (gọi tắt của kani-kamaboko) - món surimi thịnh hành nhất ở khu miền Tây. Ở Nhật, người ta còn cải biến Kamakobo truyền thống bằng cách cho thêm pho mát, gọi là chīkama thành một món snack khoái khẩu, được bày bán rộng rãi tại khắp các cửa hàng thực phẩm và siêu thị.
Món này còn đặc biệt phổ biến ở Hàn Quốc, trên các quán ăn vỉa hè, dùng với rượu Soju như một loại xúc xích và một chén canh kim chi nóng.
Bí quyết thành công của người Nhật: Cũng giống như trẻ em Việt Nam, trẻ em Nhật Bản bắt đầu đi học tại các trường mầm non từ năm tròn ba tuổi…Ở Nhật, ngoài các trường mầm non, còn có các nhà giữ trẻ chăm sóc các cháu bé dưới ba tuổi để các bà mẹ trẻ có thể tiếp tục làm việc. Trẻ em Nhật tròn 6 tuổi sẽ bắt đầu theo học năm thứ nhất bậc tiểu học trong 6 năm, sau đó là 3 năm bậc trung học cơ sở và 3 năm phổ thông, tổng cộng là 12 năm. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (tương đương với tú tài Việt Nam) sẽ được quyền dự thi vào các trường đại học. Ngay từ những năm ở trường mầm non, trẻ em Nhật Bản đã bắt đầu học tập phong cách sống tập thể, biết tôn trọng kỷ luật và pháp luật. Các em tự bầu ra lớp trưởng, thường là em sinh sớm nhất (nhiều tháng tuổi nhất). Cô giáo chỉ thị cho lớp trưởng, rồi lớp trưởng điều hành các công tác chung. Tỉ dụ khi đi công viên chơi chung, mặc dù có cô giáo đi kèm, lớp trưởng vẫn cầm cờ giao thông dẫn đầu, rồi các em xếp hàng hai đi theo. Tới ngã tư khi phải sang đường, lớp trưởng sẽ chờ tín hiệu đèn xanh rồi mới ra lệnh cho các em sang đường. Gặp đèn đỏ thì dù không có xe cộ giao thông, các em cũng ngừng lại chờ. Nhờ được tập luyện từ thời thơ ấu như vậy, hầu hết người Nhật đều triệt để tuân thủ luật giao thông. Phong cách sống trong tập thể được vun sới thêm ở bậc tiểu học và trung học. Ngoài việc học tập các môn học theo chương trình của bộ giáo dục Nhật, các em được khuyến khích gia nhập một hoặc hai câu lạc bộ (CLB) gồm các CLB thể dục thể thao như bơi lội, bóng chày (Baseball), bóng đá, thể dục thẩm mỹ, quyền Anh, Karate, Nhu đạo v.v… và các CLB khác như CLB nói tiếng Anh, tiếng Pháp, CLB cờ tướng Nhật, cờ vây (cờ Gô), CLB khiêu vũ, CLB tranh biện (cho các em thích diễn thuyết) v.v… Các CLB thể thao này là lò luyện các tuyển thủ quốc gia ở Nhật. Các CLB tranh biện là lò luyện các chính trị gia tương lai.Ở bậc đại học cũng vậy, sinh viên thường gia nhập một hoặc hai CLB thích hợp với sở thích của mình. Bản thân người viết cũng đã gia nhập CLB bóng bàn của Đại học Ngoại ngữ Tokyo và CLB khiêu vũ của Đại học Tokyo.Việc luyện tập trong các CLB này rất nghiêm túc. Tỉ dụ như tại CLB bóng bàn, một tuần tập hai buổi mỗi buổi khoảng 3 - 4 giờ, bắt đầu bằng một giờ tập thể dục cơ bản gồm thể dục toàn thân, nhẩy ếch, chạy ma ra tông… nhằm tăng cường thể lực, sau đó học các tư thế đánh và đỡ bóng, cách giao bóng v.v…, mỗi tư thế phải tập đánh khống hàng ngàn lần đến khi nhuyễn mới thôi, cuối cùng mới thực sự tập đánh bóng bàn.
Cuối mỗi buổi tập là sinh hoạt CLB trong đó các thành viên bàn luận về chương trình phát triển CLB gồm việc tuyển lựa và kêu gọi các thành viên mới tham gia CLB, tổ chức đấu giao hữu với các CLB bạn, tổ chức tập huấn tập trung kết hợp với các kỳ nghỉ trong năm v.v…
CLB thường bầu ra một tổ trưởng, một thủ quỹ và một thư ký, bộ ba này sẽ điều hành tất cả các hoạt động của CLB. Các chức vụ này có nhiệm kỳ là một năm và thường không được tái nhiệm.
Sinh hoạt như vậy, học sinh/sinh viên Nhật tập làm lính biết nghe lệnh thượng cấp, và tập cả cách lãnh đạo nữa. Tóm lại, CLB là một mô hình xã hội nhỏ giúp thanh niên Nhật học tập tinh thần kỷ luật và tính đồng đội.
Nhờ tập luyện nghiêm túc như vậy, nên chỉ sau 9 tháng chuyên cần tập luyện, từ một tay vợt hạng bét, người viết đã giành cúp vô địch đơn trong giải bóng bàn do Hội quán sinh viên châu Á tổ chức năm 1965.
Sinh hoạt trong các CLB này ngoài việc nâng cao kiến thức và tài năng, còn tạo một quan hệ tiền bối (người lớp trên; senior) - hậu bối (người lớp dưới; junior) tốt. Người lớp trên tận tình giúp đỡ người lớp dưới trong việc học tập và tập luyện.Quan hệ này và tình bạn phát sinh từ sinh hoạt CLB là hành trang giúp học sinh/sinh viên Nhật có cơ hội thành công trong xã hội sau khi tốt nghiệp. Tình bạn có được từ sinh hoạt CLB thường lâu bền kéo dài suốt cuộc đời người học sinh.Trong đời sống xã hội, các tiền bối luôn hết lòng giúp đỡ các hậu bối trong mọi hoàn cảnh. Điều này giúp họ thăng tiến và thành đạt trong xã hội. Người Nhật làm việc có hiệu quả tương đối cao vì họ đã quen đặt quyền lợi của tập thể lên trên quyền lợi riêng tư, sẵn sàng hợp tác với đồng liêu, y như họ đã hợp tác với đồng đội trong sinh hoạt CLB xưa kia. Thống kê cho thấy phần lớn những doanh nhân thành đạt của Nhật Bản là những học sinh/sinh viên đã tích cực tham gia các sinh hoạt CLB.Tóm lại, đối với học sinh/sinh viên Nhật, sinh hoạt CLB giống như sinh hoạt trong gia đình mà tổ trưởng giữ vai trò trưởng gia tộc, và các thành viên là anh em họ hàng. Tương tự như vậy, các công ty Nhật Bản cũng có tính cách một gia đình, trong đó tổng giám đốc giữ vai trò trưởng gia tộc, và công nhân viên là thành viên của gia đình. Sự phồn vinh của công ty đồng nghĩa với sự thành công của gia tộc mà họ là thành viên.Phần lớn người Nhật đều làm việc tận tâm và rất trung thành với công ty của họ. Giả sử trình độ học vấn ngang nhau, nếu tính năng xuất từng người, thì dân Nhật và các dân khác ở Á Châu không khác nhau bao nhiêu, nhưng khi tính năng xuất của một tập thể thì năng xuất của một tập thể Nhật có khuynh hướng cao hơn hẳn các tập thể khác. Điều này thể hiện tính đồng đội (team work) cao của lao động Nhật Bản. Và tinh thần đồng đội của lao động Nhật đã được hun đúc từ tuổi ấu thơ vậy.Ở nước ta, người lao động phần lớn thiếu kỷ luật và tinh thần đồng đội rất yếu so với lao động Nhật Bản. Ban đầu, người viết nghĩ rằng phần lớn thanh niên Việt Nam phải làm nghĩa vụ quân sự, thì sau đó, họ sẽ có tinh thần kỷ luật và tính đồng đội cao, nhưng có lẽ việc tập sống kỷ luật và luyện tinh thần đồng đội phải bắt đầu sớm hơn ngay từ những năm mầm non chăng? Qua kinh nghiệm làm việc trong công ty liên doanh với Nhật, người viết thấy nhờ được cọ xát với các chuyên gia Nhật, công nhân viên Việt Nam cũng đã và đang nhanh chóng hấp thụ được tinh thần kỷ luật và tính đồng đội của họ.Ngoài ra, để tập cho con em chúng ta tinh thần kỷ luật và tôn trọng luật pháp, điều tất yếu là người lớn chúng ta phải làm gương cho các em bắt chước.Nước ta có nền văn hóa chịu ảnh hưởng Nho giáo và Phật Giáo rất gần với Nhật Bản. Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng học hỏi và áp dụng linh hoạt kinh nghiệm của họ. Ngoài việc sửa soạn hành trang vào đời cho thanh thiếu niên, sự khuyến khích các họat động khoa ngọai như sinh hoạt CLB sẽ tạo được sân chơi lành mạnh cho thanh thiếu niên vừa chơi vừa tập luyện, giúp họ bớt bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội.(Theo Người viễn xứ)
*TÍNH SÁNG TẠO TRONG PHONG CÁCH LÀM VIỆC NHẬT BẢN: Hầu như ai cũng mong muốn được làm việc đúng chuyên ngành, trong môi trường chuyên nghiệp, năng động và tự do sáng tạo trong công việc. Có nhiều cuộc nghiên cứu so sánh hình thức, phong cách và tính chất làm việc giữa các công ty Âu Mỹ và Á Đông, trên thực tế đã tạo thành một số định kiến như là làm việc ở công ty Âu Mỹ tự do, thoải mái, được thể hiện năng lực…. còn làm ở công ty Nhật Bảnthì gò bó, ít sáng tạo. Nếu bạn đang làm việc cho công ty Nhật Bản tại Việt Nam,xin chia sẻ ý kiến của bạn với vài dòng suy nghĩ sau đây:Khi mới tốt nghiệp, với một vốn tiếng Nhật, tôi làm việc cho một công ty Nhật tại Việt Nam, đối với tôi, mỗi ngày đi làm là một niềm vui. Từ những ngày đầu học việc, tôi được đàn anh chỉ dẫn rất tận tình, các ý kiến của tôi được lắng nghe và khuyến khích phát triển. Tôi học cách viết những bản kế hoạch sáng tạo, những bản báo cáo công việc. Đến khi ký hợp đồng, tôi có cảm giác như là một thành viên trong đại gia đình công ty. Tuy trước đây nghe nói là làm việc cho công ty Nhật rất áp đặt, ràng buộc về cung cách và địa vị, nhưng tôi hoàn toàn không hề cảm thấy điều đó khi làm việc. Các anh chi trực tiếp quản lý tôi là người Việt, rất vui tính, chúng tôi tạo không khí thoải mái và thân thiện với nhau nhưng cùng một mục tiêu hết lòng vì công việc và vì sự phát triển của công ty. Mọi ý tưởng sáng tạo đều được chia sẻ, đóng góp và tạo nên thành quả tập thể, những nỗ lực cá nhân được ghi nhận xứng đáng. Ngay cả sếp người Nhật cũng rất Việt Nam, chúng tôi trao đổi ý kiến rất thẳng thắn, đôi khi sếp hơi cổ hủ một chút nhưng những cố gắng hòa nhập của sếp để hiểu nhân viên rất đáng trân trọng.Nhưng một vài người bạn của tôi lại không hề cảm thấy như vậy, họ than phiền các công ty Nhật Bản giám sát nhân viên chặt chẽ quá, thường yêu cầu công việc quá tỉ mỉ đến nỗi như định dạng sẵn và nhân viên chỉ còn phải làm theo thật chính xác những chương trình đã định sẵn. Tôi kể cho bạn bè nghe trường hợp của mình và chỉ nhận được những câu đại lọai là “hiếm khi lắm“. Tôi tự hỏi liệu có tính sáng tạo trong các công ty Nhật không hay công ty mà tôi đang làm chỉ là một trường hợp hiếm ?(http://www.svvn-jp.net/newbb+viewtopic.topic_id+771.htm)


Tàu siêu tốc Nhật Bản sẽ lập kỷ lục mới vào năm 2025
Các kỹ sư của Nhật Bản khẳng định, năm 2025 sẽ là năm tàu siêu tốc của họ vượt qua tàu siêu tốc của Pháp để lập kỷ lục mới về tốc độ ở 581 km/h.
Theo tờ 3DNews: năm 2025 tàu siêu tốc mới của Nhật Bản sẽ chính thức thông hành giữa hai thành phố Tokyo và Nagoia và tốc độ hoạt động tối đa sẽ nhanh hơn tàu siêu tốc số một thế giới hiện nay của Pháp là 7 km/h.Hiện nay, các tàu siêu tốc của Pháp và Nhật được coi là những con tàu nhanh nhất thế giới. Mới đây nhất, tàu siêu tốc của Pháp mang tên French TGV đã lập kỷ lục mới về tốc độ khi chạy với vận tốc 574 km/h.Tuy nhiên, kỷ lục này sẽ bị phá nếu Nhật Bản có thể chế tạo thành công tầu siêu tốc có khả năng chạy với vận tốc 581 vào năm 2025. Để có thể vượt lên đối thủ cạnh tranh của mình, các kỹ sư của Nhật Bản dự định sẽ áp dụng công nghệ hoạt động mới dựa trên miếng đệm từ tính.Bí mật về tốc độ và an toàn của loại tàu siêu tốc mới này nằm ở hệ thống nâng từ tính. Hệ thống này có khả năng cho phép con tàu có thể bay lên cách mặt đường ray tới 10 mm.Trước đó, từ tháng 7/2000 dưới chân núi Phú Sĩ - Nhật Bản đã tiến hành thử nghiệm mẫu tàu siêu tốc mới có ứng dụng hệ thống nâng từ tính có khả năng đạt tới vận tốc tối đa là hơn 500 km/h. Kỷ lục mới đây nhất của con tàu này đã đạt được là 552 km/h.Để chuẩn bị cho việc đưa vào vận hành và sử dụng loại tàu siêu tốc mới, Nhật Bản cần phải xây dựng thêm tuyến đường sắt mới với tổng chiều dài là 290 km và kinh phí xây dựng lên tới 45 tỷ USD.Mặc dù, sự kiện này được dư luận rất quan tâm, song người ta cũng không khỏi nghi ngờ rằng, liệu con tàu này sẽ bảo đảm an toàn cho hành khách đến mức độ nào? Liệu hệ thống nâng từ tính có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của hành khách khi đi trên con tàu này.
Các phong tục ở xứ Đại Hàn (Hàn Quốc):Phong tục uống trà Hàn quốc

Câu lạc bộ Trà Việt biểu diễn Panyaro Hàn Quốc tại Festival Trà 2006
1.Lịch sử(theo thầy Đỗ Ngọc Quý, clb Trà Việt, http://www.traviet.org/)
Nghi lễ uống trà Hàn Quốc bắt nguồn từ Trung Hoa đã trải qua hàng ngàn năm, và ngày nay đã phục hồi thành một nghi lễ tìm kiếm sự thư giãn và hài hoà của Văn hoá Korea hiện đại. Nhân tố chủ yếu của nghi lễ trà đạo Korea là thưởng thức trà trong khuôn viên một buổi tiệc trà với bàu không khí thanh thản và tự nhiên và loại trà cụ quy định trong một bàu không khí huyền ảo.
Tư liệu lịch sử đầu tiên ghi chép một phong tục cúng trà dâng tổ tiên vào năm 661 cho nhà vua Suro, người sáng lập ra Đế chế Geumgwan Gaya (42 - 562). Sử sách Đời Nhà Goryeo (918 - 1392) còn ghi chép các vị hoà thượng tôn kính cử hành lễ dâng trà tại các chùa thờ Đức Phật. Thời Nhà vua Joseon (1392 - 1910) ở dòng họ nhà vua Yi và giới quan lại triều đình uống trà như một phong tục đơn giản gọi là “ Ngày văn hoá trà” còn “ Ngày trà truyền thống ” được dành cho những trường hợp đặc biệt. Cuối đời Nhà Joseon người dân thường cũng cúng trà cho tổ tiên như người dân Trung Hoa.
2.Trà cụ
Ngoài việc tuỳ thuộc vào thời tiết bốn mùa trong năm chế tạo bằng gốm sứ và kim khí, trà cụ còn chịu ảnh hưởng của các truyền thống tôn giáo. Trà cụ phổ biến là gốm sứ đất nung chủ yếu tại các lò địa phương, còn gốm sứ quý như gốm sứ nhà vua có trang trí rồng là hiếm nhất. Kiểu dáng của bát và chén uống trà bắt chước tự nhiên, và biến đổi theo ảnh hưởng của tôn giáo. Men Celadon (ngọc thạch) gọi là “punchong”, hay bằng đồng thau kim loại mỏng dùng cho nghi lễ cúng Phật; những loại sứ trắng nhất với trang trí mờ nhạt dành cho nghi lễ cúng Khổng tử, trà cụ bằng sứ thô màu do dùng cho các nghi lễ xá tội vong nhân hay xuất khảu sang Nhật Bản gọi là “gohan chawan”.
Tráng men rất nhiều màu sắc tùy thuộc theo ánh sáng và thời tiết các mùa trong năm. Đất sét thường trắng nhất là men celadon rất được ưa chộng. Bí quyết tráng men có thể mô tả bắt chước nhiều vật liệu như tre, cây hồ đào bên bờ sông, da người, mắt hổ, quả đào, tuyết trắng … Kỹ thuật này tôn cao ký ức về mùa, thơ, phú hay những khoảnh khắc tĩnh lặng.
Kiểu dáng mẫu mã gốm thay đổi theo tiến trình của lịch sử. Những thiết kế cổ từ thế kỷ XVI đến ngày nay vẫn còn bảo tồn để xuất khẩu sang Nhật Bản. Hai anh em Yi Sukkwang và Yi Kyong đã truyền lại những mẫu mã truyền thống gia đình gọi là “ phong cách gốm Hagi ” nổi tiếng.
Trà cụ mùa hè gồm những bát kiểu “katade” có miệng rộng để nước trà nóng mau nguội. Mùa thu và đông kiểu bát “irabo” giữ được nhiệt của nước trà vì phải uống nóng. Chất lượng trà cụ Korea không căn cứ vào âm thanh gõ bát như Trung Hoa mà đánh giá theo mẫu mã đường nét, cảm xúc và màu sắc.
3.Cách thưởng thức tràHồi xa xưa, cách thưởng thức trà chủ yếu của Korea là một sự gắn kết giản dị và tự nhiên chất phác với ít nghi lễ, ít độc đoán, nhiều tự do hơn cho thư giãn và nhiều sáng tạo hơn trong cách thưởng thức nhiều loại trà, trà cụ và đàm thoại.
Điều này dẫn đến một kiến trúc đa dạng của trà thất, cổng và vườn trà, cách dùng và mẫu mã trà cụ, loại trà, sự lựa chọn bánh ngọt, bánh quy và đồ ăn nhẹ, biến động theo mùa và môi trường nghe nhìn của các trà thất Korea.
Dụng cụ đựng trà, thường lớn, bằng đất sét nặn rồi đưa lên bàn soay, tráng men trong lò đốt bằng củi. Xúc trà bằng một thìa gỗ cán dài. Loại trà uống chủ yếu là trà xanh, ít khi búp nhỏ và đồng đều.Trong nhà bà chủ, nước suối múc lên, đun bằng củi, đổ vào ấm pha trà rồi đem uống ngay. Bà chủ nhà rót nước trà vào những chén trà tráng bằng nước của một chiếc ấm đun sôi sủi lăn tăn, như một biểu hiện nhiều may mắn. Buổi tiệc trà thường dùng trong những ngày long trọng như sinh nhật, ngày giỗ, ngày tưởng niệm bạn cũ và một cách để khám phá thú vui ngồi Thiền của Seon.
Ngày nay một mốt mới của tiệc trà Korea là ngồi xung quanh một chiếc bàn thấp. Chủ nhà ngồi một bên đun ước nóng để rửa sạch trà cụ, từ đầu đến cuối bữa tiệc. Trà cụ nếu không dùng đến được xếp trên bàn suốt năm đậy bằng khăn vải. Bộ đồ trà gồm có nhiều ấm pha trà màu sắc phong phú và kiểu dáng đa dạng.
Khi nước nóng, khách và chủ bắt đầu trao đổi về thăm hỏi sức khoẻ gia đình của nhau. Khách mở đầu bằng đun nóng ấm nước để tráng ấm trà, chén tống, chén quân cho nóng, bỏ trà xanh vào ấm trà, rót nước nóng lên trà, để rửa bụi bậm rồi nhanh chóng đổ nước đi. Sau đó rót nước nóng vào chén tống chờ nguội bớt đến 140 – 150 0 F đối với hái lá tháng tư và 160 – 170 0 F đối với lá hái tháng sáu. Rồi đổ nước vừa độ nóng vào ấm pha trà chờ ngấm 20 giây dến hai ba phút; sau đó đổ vào chén tống cho nước trà đồng đều; rồi chắt vào chén để uống. Khách chờ chủ nhà nâng chén trước rồi mới nâng chén của mình sau. Bữa tiệc trà tạo ra một bàu không khí thư giãn để chào đón khách mới hay bàn chuyện làm ăn kéo dài hàng tiếng đồng hồ.Loại trà dùng đầu tiên là trà Phổ Nhĩ nhập từ Trung Hoa, các loại danh trà nhập này rất được coi trọng. Sau này dùng trà trồng và chế biến tại Hàn Quốc, ướp bằng hoa cúc, lá quế … quanh năm. Uống trà gợi lên bốn tư tưởng của nhà sư Hàn Quốc, “Hoà - Kính - Thanh – Tịnh”.
4.Loại tiệc trà.
Hàn Quốc có ít nhất 15 loại tiệc trà nổi tiếng, trong đó có:
-Tiệc trà Đời Joseon tổ chức hàng năm trong triều đình
-Tiệc trà đặc biệt Đời Joseon để đón khách nước ngoài, phái đoàn ngoại quốc hay đám cưới triều đình
-Tiệc trà của Hoàng Hậu đặc biệt cho buổi truyền hình nhiều tập Korea dành cho bạn bè, gia dình, tuỳ tùng gồm riêng phái nữ, nhưng thường có cả Hoàng tử.
Viện Văn hoá trà Panyaro ở Korea chuyên trách phổ cập các nghi lễ tiệc trà hiện đại được thành lập bởi Danh nhân trà Hyodang, người đã dành suốt cả cuộc đời 60 năm để nghiên cứu những lời khuyến cáo của Danh nhân văn hoá Wonhyo dùng trà trong ngồi Thiền. Hyodang đã đóng góp nhiều công lao vào Văn hoá trà Korea bằng cuốn sách “ Văn hoá trà Korea ”, phương pháp pha trà xanh Korea gọi là Panyaro, và Hiệp Hội chè Korea đầu tiên. Năm 1981 Viện Panyaro ra mắt công chúng và năm 1995 đã tổ chức khoá học đầu tiên về tổ chức bữa tiệc trà. Sau đó đã hoạt động mở lớp học hàng năm cho những người dân yêu thích uống trà.
Một lễ hội truyền thống mừng những người trẻ Hàn Quốc bước sang tuổi 20 được tổ chức tại Seoul hôm qua.
Lễ hội nhằm đánh dấu ngày trọng đại của các cô gái chàng trai khi bước vào tuổi trưởng thành, và nhắc nhở họ về những trách nhiệm cá nhân khi đã là người lớn.
Lễ hội nhằm đánh dấu ngày trọng đại của các cô gái chàng trai khi bước vào tuổi trưởng thành, và nhắc nhở họ về những trách nhiệm cá nhân khi đã là người lớn.
Ngày lễ trưởng thành hằng năm tại Hàn Quốc thường được tổ chức vào thứ hai của tuần thứ 3 trong tháng 5.
Ngày lễ trưởng thành hằng năm tại Hàn Quốc thường được tổ chức vào thứ hai của tuần thứ 3 trong tháng 5.
Ngày lễ trưởng thành hằng năm tại Hàn Quốc thường được tổ chức vào thứ hai của tuần thứ 3 trong tháng 5.
Các cô gái trẻ thường có cảm giác đan xen bối rối trong giây phút trọng đại này, khi chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới trong cuộc đời.
Trong ngày lễ này, các cô cậu thiếu niên diện trang phục truyền thống Hanbok và thực hiện các nghi lễ cổ truyền.
Trong buổi lễ, các cô cậu thiếu niên diện trang phục truyền thống Hanbok và thực hiện các nghi lễ cổ truyền.
Để đánh dấu sự trưởng thành của mỗi thiếu niên, con trai sẽ búi tóc trên đỉnh đầu và đội một chiếc mũ hình trụ được đan từ lông ngựa.
Để đánh dấu sự trưởng thành của mỗi thiếu niên, con trai sẽ búi tóc trên đỉnh đầu và đội một chiếc mũ hình trụ được đan từ lông ngựa.
Trong khi đó, các cố gái sẽ búi tóc đằng sau và cài một chiếc trâm trang trí, đầu đội một chiếc mũ cô dâu truyền thống.
Trong khi đó, các cố gái sẽ búi tóc đằng sau và cài một chiếc trâm trang trí, đầu đội một chiếc mũ cô dâu truyền thống.
Sau đó, các cô cậu sẽ cúi lạy các vị khách, uống ly rượu đầu tiên và chính thức trở thành người lớn.
Sau đó, các cô cậu sẽ cúi lạy các vị khách, uống ly rượu đầu tiên và chính thức trở thành người lớn.
Vào cuối buổi lễ, các thanh thiếu niên Hàn Quốc cũng đến thăm các đền thờ để thông báo với trời đất về việc trở thành một thành viên có trách nhiệm của xã hội.
Vào cuối buổi lễ, các thanh thiếu niên Hàn Quốc cũng đến thăm các đền thờ để thông báo với trời đất về việc trở thành một thành viên có trách nhiệm của xã hội.
Trong số những người tham gia buổi lễ có một số nữ sinh ngoại quốc.
Trong số những người tham gia buổi lễ có một số nữ sinh ngoại quốc.
Họ cũng rất hào hứng tham gia buổi lễ đánh dấu sự trưởng thành của mình theo phong tục truyền thống phương Đông.
Họ cũng rất hào hứng với nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành của mình theo phong tục truyền thống phương Đông.

No comments:

Post a Comment