Royal Palace Compound, Mandalay, Myanmar
Bago từng là thủ đô cổ của Vương quốc Mon vào thế kỷ thứ 15. Bago nằm cách Yangon khoảng 80km, nằm giữa đường hành hương đến Chùa Đá Vàng nổi tiếng.
Ở đây chúng tôi thăm quan được 4 điểm. Đầu tiên là Kanbawza Thardi - phế tích hoàng cung của Mianma từ thế kỷ XVI. Điểm thứ hai là Shwe Maw Daw - ngôi chùa cao nhất tại Myanmar với tháp chính cao 114 mét - nơi đang bảo tồn xá lợi tóc và xương của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni. Điểm thứ ba là Shwe Thar Hlyaung - tượng Phật nằm dài 55m, cao 16m trong nhà và tượng Phật dài 100m, cao 20m ngoài trời. Điểm thứ 4 là Kyaik Pun (tượng Phật Thích Ca 4 mặt) có từ thời vua Dhamma Zedi.
Tất cả các công trình này đều rất đẹp và ấn tượng, xứng đáng là những điểm du lịch của đất nước Phật giáo, đất nước của những ngôi chùa cổ tích.
Tượng Phật bốn mặt Kyaik Pun ở Bago
Qua internet, tôi mê mẩn tảng đá vàng linh thiêng ở Myanmar. Khi chọn mua tour, điều kiện của tôi là phải có Golden Rock. Các nhân viên du lịch nói: đi Golden Rock vất vả lắm chị ơi, vì nơi đó xa lắc xa lơ, đường sá lại khó khăn, mệt lắm. Nhưng tôi vẫn giữ ý kiến, đến Myanmar mà chưa đến Golden Rock thì còn gì là Myanmar. Cuối cùng cũng có tour Myanmar bao gồm cả Golden Rock với giá tour dịp Tết khá cao gần 700$.
Khoảng cách từ Yangon đến Kin Pun là 194km đi mất khoảng 5h bằng xe bus. Đoạn đường này khá tốt, xe chạy ngon lành. Ở Kin Pun thì chuyển xe bus lên xe tải mui trần để leo núi vì đường lên núi rất hiểm trở. Đường đi quanh co uốn khúc, ngồi trên xe vừa nắng vừa gió vừa bụi trong khoảng 1 giờ, cảm giác mạnh gần như chơi trò Roller Coaster. Đoạn cuối cùng thì phải thuê kiệu lên đỉnh núi mất khoảng 45 phút với giá 10$/người + 5$ tiền tip. Ngồi trên kiệu nhảy tưng tưng theo nhịp bước của 4 "cửu vạn" cũng là cảm giác thật lạ. Lúc xuống thì chúng tôi đi bộ, cũng đủ chồn chân mỏi gối cho khoảng ba ngày sau đó. Con đường rất đẹp, ngắm nhìn núi non trùng điệp và hít thở không khí trong lành trên núi thật dễ chịu.
Sau khi nhận phòng tại khách sạn Kyaikhtiyo, chúng tôi ra ban công khách sạn kế bên để thưởng ngoạn cảnh hoàng hôn trên đỉnh đá thiêng. Khu vực đỉnh đá thiêng chỉ có ba khách sạn, và khách sạn Kyaikhtiyo này cao nhất, chỉ đi bộ 5 phút là tới chùa đá vàng. Khuôn viên khách sạn thật đẹp giữa vườn hoa bên vách núi, có tầm nhìn tuyệt vời sang tảng đá vàng và dãy núi trùng điệp bên kia bờ vực.
Chùa Đá Vàng, hay còn gọi là chùa Kyaikhtiyo là một trong những ngôi chùa cổ nhất và nổi tiếng nhất trong tất cả các ngôi chùa ở Myanmar, là di sản văn hoá thế giới. Nhiều người nói rằng nó được xây dựng trong thời gian Đức Phật còn sống, trên 2.500 năm trước. Nơi đây có một tảng đá thiêng, được bao bọc bởi những lá bằng vàng dát mỏng, nằm cheo leo trên bờ một vách đá, được neo giữ chỉ bởi một sợi tóc của Đức Phật. Ngôi chùa được xây dựng trên tảng đá hình quả trứng to lớn đó trên độ cao 1100 m so với mặt biển.
Buổi tối chúng tôi dạo qua Chùa Đá Vàng để ngắm nhìn ngôi chùa vàng óng trong ánh đèn chiếu sáng. Chỉ có đàn ông được tiếp cận đến chân tảng đá và đến Chùa Đá Vàng, đàn bà phải dừng lại trước một lan can ngăn cách. Thì ra đàn bà muôn đời là mối hiểm nguy, có lẽ chạm vào tảng đá sẽ làm cho nó rơi xuống khỏi sợi tóc của Đức Phật.
Sáng hôm sau chúng tôi dậy sớm từ 6h để chờ đón bình minh trên Chùa Đá Vàng. Một khung cảnh ngoạn mục khi mặt trời từ từ nhô lên sau dãy núi phía xa, chiếu ánh sáng vàng lên tảng đá thiêng giát vàng ròng đẹp óng ả. Cảm giác thần tiên mà không mấy khi bạn có được trong đời.
Đường lên núi Chùa Đá Vàng
Đoàn cửu vạn rước kiệu leo núi
Một khách sạn bên đường
Khuôn viên khách sạn đẹp và thanh bình
Phòng khách sạn
Cổng vào chùa Đá Vàng
Một tảng đá mô phỏng trên đường đến Chùa Đá Vàng
Chùa Đá Vàng trong ánh đèn ban đêm
Chùa Đá Vàng trong ánh nắng ban mai.
Chuẩn bị đón bình minh
ngày 1: tối ăn buffet đặc sắc và thưởng thức biểu diễn nghệ thuật ở Nhà hát Karaweik.
ngày 2: khởi hành đi Bago – thành phố cổ xây dựng từ thế kỷ thứ 16, tham quan:
· Nghĩa trang liệt sĩ quân Đồng Minh và di tích Kyaikpun Phaya với bức tượng Phật khổng lồ ngồi quay 4 hướng.
· Mua sắm tại chợ Bago với nhiều quà lưu niệm đặc trưng của Myanmar.
· Tham quan chùa Shwethalyang (với bức tượng Phật nhập niết bàn)
· Làng Mon với những người thợ dệt vải bông nổi tiếng.
dùng bữa trưa tại nhà hàng địa phương.
Chiều tiếp tục tham quan:
· Khu khai quật của Cung điện từ thế kỉ 16 và nơi tái tạo lại hình ảnh của nó, tham quan bảo tảng nhỏ nhưng vô cùng đặc biệt gần Cung Điện.
· Chùa ShweMawDaw – ngôi chùa cao nhất Myanmar với độ cao 114m.
khởi hành về lại Yangon dùng bữa tối, dạo phố và khám phá cảnh đêm của Yangon.
Ngày 3: YANGON – THANLYIN (SYRIAM) – YANGON (ĂN BA BỮA)
Sáng Qúy khách dùng bữa sáng tại khách sạn.
Khởi hành đi Thanlyin (Syriam / 55 KM / 1 giờ lái xe) – thành phố từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha và là cảng biển nổi tiếng ở thế kỉ 16.Tham quan:
· Chùa Kyauk Yele Phaya – một ngôi chùa nhỏ đẹp trên hòn đảo giữa sông Yangoon.
· Nhà thờ của người Bồ Đào Nha được xây dựng từ thế kỷ 18.
Dùng cơn trưa tại nhà hàng địa phương.
Chiều tiếp tục tham quan:
· Nhà thờ Immanuel Baptist được xây dựng vào những năm 1885
· Tòa thị chính, Tòa án tối cao cùng nhiều tòa nhà cao tầng mang phong cách thuộc địa khác.
Tự do dạo phố và khám phá Yangon . ngày 4 tham quan:
· Tượng phật Kyaukhtatgyi – tượng phật khổng lồ nằm trong nhà lớn thứ 4
· Cầu tàu Strand để tìm hiểu cuộc sống hàng ngày trên sông ở Yangon.
· Triển lãm Treasure Art Gallery và Beik Tha No Art Gallery – nơi trưng bày các tác phẩm nổi tiếng
· Chùa Hòa Bình – được xây dựng vào năm 1954 nhờ vào sự công hiến của Hội đồng Phật Giáo thứ sáu (1954-1956)
· Lawka Chantha – tượng Phật bằng đá cẩm thạch lớn nhất thế giới và con voi trắng cuối cùng của Hoàng Gia.tham quan quần thể chùa vàng ShweDagon, một trong những công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng trên thế giới, trên 1.000 ngôi chùa bao quanh Bảo tháp vàng lấp lánh cao 99 mét. Toàn bộ Chùa Vàng được chạm khắc bằng lá vàng dát mỏng, hàng vạn viên kim cương, ngọc quý và những chiếc chuông vàng, chuông bạc. Qúy khách tự do mua sắm các sản phẩm địa phương tại Chợ Bogyoke (Scott Market) cho đến giờ ra sân bay.
No comments:
Post a Comment