Với Golden Rock, tảng đá đã đứng chênh vênh trong hơn 2.500 năm không đổ và gần 4.000 ngôi chùa đẹp ngơ ngẩn tại thành phố cổ Bagan, Myanmar trở thành điểm đến hoàn hảo cho những ai muốn tìm sự bình yên nơi cõi phật và cả những ai muốn khám phá vẻ đẹp kỳ diệu của vàng.
Golden Rock, tảng đá đã đứng chênh vênh trong hơn 2500 năm không đổ |
Những ngôi chùa lộng lẫy khiến du khách "hoa mắt" |
|
Ngắm "chùa vàng" trong đêm |
Miến Ðiện thường được biết qua tên Burma mãi cho đến năm 1989 thì được đổi thành Myanmar.
Ðông đảo du khách hành hương tới tháp Kyaiktiyo. (Hình: ATNT Travel) |
Có lẽ đối với người Việt Nam, Miến Ðiện vẫn còn là một xứ sở xa lạ và được cho là đất nước chậm phát triển trong vùng Ðông Nam Á. Có lẽ chính điều này đã cho du khách Việt Nam nhiều ngỡ ngàng khi đặt chân đến đây.
Có rất nhiều danh lam thắng cảnh di tích lịch sử văn hóa và các ngôi chùa tại Miến Ðiện để du khách có thể du ngoạn trong khoảng thời gian gần 2 tuần lễ. Yangon, Bago, Kyaiktiyo, Heho (Inle Lake), Mandalay, Bagan là những địa danh tối thiểu mà du khách nên du ngoạn khi đến Miến Ðiện. Một trong những địa danh nổi tiếng phải nói đến Xá Lợi Tóc Phật trên đỉnh tháp Kyaiktiyo.
Kyaiktiyo là một vùng núi nằm về phía Ðông Bắc Yangon (Rangoon ngày xưa, tức Ngưỡng Quang). Trên đường đi, xe phải chạy qua Bago, một thị trấn nhỏ nghèo nối liền giữa Yangon và Kyaiktio.
Tháp Kyaiktiyo. (Hình: ATNT Travel) |
Nếu du khách có dịp đến Bago đúng vào khoảng giờ ăn trưa thì nên ghé viếng thăm tu viện vì đây là giờ ăn trưa của các tu sĩ.
Tôi không hiểu người ta gọi bữa ăn trưa trong tu viện là danh từ như thế nào, nhưng những Phật tử trong vùng cùng với du khách ghé thăm đây đều mua thức ăn để cúng dường đến tu sĩ.
Từng đoàn các vị tì kheo, nhỏ có lớn có, nối đuôi nhau thành từng đoàn dài từ khắp ngõ ngách trong tu viện đổ dồn về phòng ăn trưa tu viện. Các đoàn hành hương cũng như du khách chen lẫn đứng hai bên dâng các món ăn bỏ vào bình bát cho các vị tì kheo. Các món ăn cúng dường (bất cứ gì) đều được các tăng ni nhận lấy cả. Ðây cũng là dịp để người dân địa phương đem trái cây như chuối, bắp luộc hay các món ăn địa phương vào bán để du khách cúng dường tăng ni.
Ðây cũng là món lợi cho dân địa phương để kiếm thêm tiền vì họ biết trong một khi đã thăm tu viện thì ai cũng muốn tích đức qua hành động hạnh bố thí của mình. Ngoài ra, Bago cũng là nơi dừng chân để du khách ăn trưa. Du khách vẫn có thể tìm được một quán ăn sạch sẽ theo tiêu chuẩn quốc tế với những món ăn đặc sản của Miến Ðiện.
Từ Bago xe lại chạy xuống hướng Ðông Nam trước khi trở ngược lên hướng Bắc tìm đến ngọn núi Kyaiktiyo. Ðây là ngọn núi cao đến 1,100 m, phần trên đỉnh độ dốc khá cao nên rất nguy hiểm. Người ta cấm tất cả các loại xe (kể cả loại 4-wheel-drive) chạy lên đỉnh núi. Du khách không còn cách nào khác hơn là phải đi lần theo triền dốc đi (trèo) lên đỉnh núi.
Nếu bạn có sức khỏe, đủ kiên nhẫn lẫn đức tin tôn giáo, có lẽ bạn sẽ chinh phục được đoạn đường dốc gian nan này cho dù khá vất vả. Còn không, ở chân núi có dịch vụ khiêng võng, khiêng hành lý đưa du khách đến tận khách sạn trên đỉnh núi với một cái giá cũng không rẻ lắm vì họ có nhóm bốn người khiêng võng và một người khiêng hành lý cho du khách. Phần lớn du khách đều bỏ cuộc leo dốc và tiếp tục cuộc hành trình bằng võng khiêng.
Tháp Xá Lợi Tóc Phật được xây trên đỉnh một hòn đá tọa lạc trên đỉnh núi Kyaiktiyo, không biết tháp bằng vàng đúc hay được dát vàng chung quanh, sử sách ghi lại tháp cao hơn 7m. Không ai thấy được gì trong bảo tháp vì tháp được đặt trên tảng đá rất lớn nằm tròng trành trên đầu một tảng đá khác. Cả hai tảng đá cũng nổi bật vì vàng dát chung quanh.
Tượng Phật Bago. (Hình: ATNT Travel) |
Kyaiktiyo là một trong ba nơi chốn linh thiêng mà người Phật tử Miến Ðiện hành hương (hai nơi kia là Ðại Kim Tháp Shwedagon ở Yangoon và Tháp Mahamuni ở Mandalay). Chưa cần phải nói đến niềm tin tôn giáo, chỉ cần ngắm nhìn hình ảnh 2 hòn đá tròng trành chồng lên nhau những lúc bình minh, hoàng hôn hay vào đêm trăng thì cũng đủ để du khách rung động trước cái không gian đẹp lạ lùng của Kyaiktiyo rồi.
Một bệ thờ lộ thiên và một ngôi chùa nhỏ trước tháp Xá Lợi Tóc Phật lúc nào cũng tấp nập khách hành hương và những cư dân buôn bán quanh vùng. Nhưng có lẽ người ta tụ tập quanh bảo tháp đông nhất vào lúc mặt trời lên và lúc mặt trời lặn vì thời điểm này là lúc người ta được ngắm không gian đẹp nhất của Kyaiktiyo.
Du ngoạn Miến Ðiện thì không thể thiếu Kyaiktiyo trong chương trình vì Kyaiktiyo không giống như bất cứ các thắng cảnh nào trên thế giới mà du khách có thể tìm gặp. Không đến đỉnh núi thiêng Kyaiktiyo là chưa hoàn tất cuộc hành trình chiêm bái Miến Ðiện.Trần Nguyên Thắng (ATNT Travel)Myanmar (tiếng Myanma: Myanma) còn có các tên cũ Burma - Miến Điện hay Diến Điện, tên đầy đủ là Liên bang Myanma (tiếng Myanma: Pyidaungzu Myanma Naingngandaw), là một quốc gia ở Đông Nam Á, tây bắc bán đảo Trung-Ấn. Có 5.876 km đường biên giới với Trung Quốc (2.185 km), Thái Lan (1.800 km), Ấn Độ (1.463 km), Lào (235 km) và Bangladesh (193 km). Đường bờ biển dài 1.930 km. Diện tích 676.577 km². Myanma giành được độc lập từ Anh 1948 và trở thành Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Myanma vào 1974 sau đó đổi thành Liên bang Myanma vào 1988.
Sự đa dạng chủng tộc dân cư ở Myanma đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chính trị, lịch sử và nhân khẩu học của quốc gia này thời hiện đại. Hệ thống chính trị của nước này vẫn nằm dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của Hội đồng hòa bình và phát triển quốc gia, chính phủ quân sự do Thống tướng Than Shwe lãnh đạo từ năm 1992. Từng là một nước thuộc địa bên trong Đế quốc Anh cho tới tận năm 1948, Myanma tiếp tục đấu tranh cải thiện những căng thẳng sắc tộc, và vượt qua những cuộc đảo chính. Nền văn hóa nước này bị ảnh hưởng nhiều từ các nước xung quanh, dựa trên một hình thức Phật giáo duy nhất có hòa trộn các yếu tố địa phương.
Myanma thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với Việt Nam từ ngày 25 tháng 5 năm 1975.
Myanma là tên gọi bắt nguồn từ tên địa phương Myanma Naingngandaw. Nó được sử dụng vào đầu thế kỷ 12 nhưng nguồn gốc của nó vẫn còn chưa được sáng tỏ. Một gốc của tên gọi này là từ Brahmadesh trong tiếng Phạn có nghĩa là "mảnh đất của Brahma", vị thần Hindu của mọi sinh vật.
Năm 1989, hội đồng quân sự đổi tên tiếng Anh từ Burma thành Myanmar, cùng với nhiều thay đổi trong tên gọi tiếng Anh của nhiều vùng trong đất nước, chẳng hạn tên gọi trước kia của thủ đô đổi từ Rangoon thành Yangon. Tuy vậy, tên chính thức của đất nước trong tiếng Myanma là Myanma vẫn không đổi. Trong tiếng Myanma, Myanma là tên quốc gia, trong khi Bama (Burma lấy nguồn gốc từ đây) là tên gọi thông tục.
Sự thay đổi trong tên gọi là biểu hiện của một cuộc tranh cãi chính trị. Nhiều nhóm người Myanma tiếp tục sử dụng tên "Burma" vì họ không chấp nhận tính hợp pháp của chính quyền quân sự cũng như sự đổi tên đất nước. Một vài chính phủ phương tây, chẳng hạn Hoa Kỳ, Úc, Ireland và Anh tiếp tục sử dụng tên "Burma", trong khi Liên minh châu Âu sử dụng cả hai. Liên Hợp Quốc sử dụng tên "Myanmar".
Việc sử dụng tên "Burma" vẫn còn phổ biến ở Hoa Kỳ và Anh. Trong tiếng Anh, người ta vẫn dùng từ "Burmese" như một tính từ.
Myanma nằm giữa Khu Chittagong của Bangladesh và Assam, Nagaland và Manipur của Ấn Độ ở phía tây bắc. Nó có đường biên giới dài nhất với Tây Tạng và Vân Nam của Trung Quốc ở phía đông bắc với tổng chiều dài 2.185 km (1.358 dặm)[30]. Myanma giáp biên giới với Lào và Thái Lan ở phía đông nam. Myanma có đường bờ biển dài 1.930 km (1.199 dặm) dọc theo Vịnh Bengal và Biển Andaman ở phía tây nam và phía nam, chiếm một phần ba tổng chiều dài biên giới.Ở phía bắc, núi Hengduan Shan tạo nên biên giới với Trung Quốc. Hkakabo Razi, nằm tại Bang Kachin, ở độ cao 5.881 m (19.295 feet), là điểm cao nhất Myanma. Các dãy núi Rakhine Yoma, Bago Yoma và Cao nguyên Shan nằm bên trong Myanma, cả ba đều chạy theo hướng bắc-nam từ dãy Himalaya. Các dãy núi phân chia ba hệ thống sông của Myanma, là Ayeyarwady, Thanlwin và Sittang. Sông Ayeyarwady, con sông dài nhất Myanma, gần 2.170 km (1.348 dặm), chảy vào Vịnh Martaban. Các đồng bằng màu mỡ nằm ở các thung lũng giữa các dãy núi. Đa số dân cư Myanma sống trong thung lũng Ayeyarwady, nằm giữa Rakhine Yoma và Cao nguyên Shan.
Đa phần diện tích Myanma nằm giữa Hạ chí tuyến và Xích đạo. Myanma nằm trong vùng gió mùaLượng mưa hàng năm tại vùng đồng bằng gần 2.500 mm (98 in), trong khi lượng mưa trung bình hàng năm tại Vùng Khô, nằm ở trung tâm Myanma, chưa tới 1.000 mm (39 in). Các vùng phía bắc đất nước có khí hậu lạnh nhất, nhiệt độ trung bình 21 °C (70 °F). Các vùng duyên hải và đồng bằng có nhiệt độ trung bình 32 °C (90 °F). Châu Á, các vùng bờ biển của nó nhận lượng mưa trung bình 5.000 mm (197 in) hàng năm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm của Myanma góp phần giữ gìn môi trường và các hệ sinh thái. Rừng, gồm rừng nhiệt đới với loại gỗ tếch có giá trị kinh tế cao ở vùng hạ Myanma, bao phủ 49% diện tích đất nước. Các loại cây khác mọc ở vùng này gồm cao su, cây keo, tre, lim, đước, dừa, cọ. Trên những cao nguyên phía bắc, sồi, thông, và nhiều giống đỗ quyên khác bao phủ đa phần diện tích. Những vùng đất dọc bờ biển có nhiều cây ăn trái nhiệt đới. Tại Vùng Khô, thực vật thưa thớt và còi cọc hơn.
Các loại động vật rừng rậm tiêu biểu, đặc biệt hổ và báo có nhiều tại Myanma. Ở vùng Thượng Myanma, có tê giác, trâu rừng, lợn lòi, hươu, linh dương và voi nhà, sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp khai thác gỗ. Các loài có vú nhỏ hơn cũng rất nhiều từ vượn, khỉ tới cáo bay và heo vòi. Đáng chú ý là sự đa dạng các loài chim với hơn 800 loài gồm vẹt, peafowl, gà lôi, quạ, diệc và gõ kiến (paddybird). Trong số các loài bò sát có cá sấu, tắc kè, rắn mang bành, trăn và rùa. Hàng trăm loài cá nước ngọt, rất phong phú và là nguồn thực phẩm quan trọngNăm 1994, đất canh tác 15,3% (2% có tưới), đồng cỏ 0,5%, rừng và cây bụi 49,3%, các đất khác 34,9%. Khoáng sản chính: dầu khí, thiếc, kẽm, antimon, đồng, vonfram, chì, than, đá quý.Lịch sử
Sau đó, vào thế kỷ 1 trước Công nguyên, người Pyu di cư tới đây và tiến tới xây dựng các thành bang có quan hệ thương mại với Ấn Độ và Trung Quốc. Trong đó, mạnh nhất là vương quốc Sri Ksetra, nhưng nó bị từ bỏ năm 656. Sau đó, một quá trình tái lập quốc diễn ra, nhưng đến giữa thập niên 800 thì bị người Nam Chiếu xâm lược.
Giai đoạn dân chủ kết thúc năm 1962 với một cuộc đảo chính quân sự do Tướng Ne Win lãnh đạo. Ông này sẽ cầm quyền trong 26 năm và theo đuổi chính sách xã hội chủ nghĩa. Năm 1974, đám tang của U Thant dẫn tới một cuộc biểu tình chống chính phủ đẫm máu.
Remains of Buddhist memorials and shrines scattered across the countryside in Bagan (Pagan). (Credit: Index Open)
Myanma là một trong những nước nghèo nhất thế giới với hàng thập kỷ ở trong tình trạng trì trệ, quản lý kém và bị cô lập. Sau khi một chính phủ nghị viện được thành lập năm 1948, Thủ tướng U Nu đã nỗ lực biến Miến Điện trở thành một quốc gia thịnh vượng. Chính quyền của ông đã thông qua Kế hoạch kinh tế hai năm nhưng tiếc thay đây là một kế hoạch sai lầm. Vụ đảo chính năm 1962 tiếp sau là một kế hoạch phát triển kinh tế được gọi là Con đường Miến Điện tiến tới Chủ nghĩa xã hội, một kế hoạch nhằm quốc hữu hóa mọi ngành công nghiệp, ngoại trừ nông nghiệp. Năm 1989, chính phủ Myanma bắt đầu bãi bỏ kiểm soát tập trung hóa nền kinh tế và tự do hóa một số lĩnh vực kinh tế. Các ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận như ngọc, dầu khí và lâm nghiệp vẫn bị kiểm soát chặt chẽ. Gần đây những ngành này đã được một số tập đoàn nước ngoài liên doanh cùng chính phủ tham gia khai thác. Xuất khẩu (1997-98) 5,4 tỉ kyat (nông sản 26,9%, gỗ và cao su 15,7%). Bạn hàng chính: Singapore 13,2%; Thái Lan 11,9%; Ấn Độ 22,6%; Trung Quốc 10,6%; Hồng Kông 5,8%.
Nhập khẩu (1997-98) 12,7 tỉ kyat (máy móc và thiết bị vận tải 28,6%, tư liệu sản xuất 48%, hàng tiêu dùng 4,3%). Bạn hàng chính: Singapore 31,1%, Thái Lan 9,8%, Trung Quốc 9,4%, Malaysia 7%.
Đơn vị tiền tệ: kyat Myanma. Tỉ giá hối đoái: 1USD = 6,25 kyat (10/2000).
Monks receiving alms from a laywoman in Rangoon (Yangon). (Photobank BKK/Robert Harding Picture Library)
Myanma có dân số khoảng 40 tới 55 triệu người. Con số dân cư hiện tại chỉ là ước tính bởi vì cuộc tổng điều tra dân số toàn quốc cuối cùng, do Bộ Nội và các Vấn đề Tôn giáo tiến hành, đã xảy ra từ năm 1983. Có hơn 600.000 công nhân nhập cư Myanma có đăng ký tại Thái Lan, và hàng triệu người lao động bất hợp pháp khác. Những công nhân nhập cư Myanma chiếm 80% số lao động nhập cư tại Thái Lan. Mật độ dân số bình quân của Myanma là 75 người trên km², một trong những mức thấp nhất vùng Đông Nam Á. Các trại tị nạn tồn tại dọc theo biên giới Ấn Độ-Myanma, Bangladesh-Myanma và Myanma-Thái Lan và hàng ngàn người khác sống tại Malaysia. Những ước tính thận trọng cho rằng hơn 295.800 người tị nạn từ Myanma, đa số là người Rohingya, Kayin và Karenni. Myanma có bốn ngữ hệ chính: Hán-Tạng, Nam Á, Tai-Kadai và Ấn-Âu. Các ngôn ngữ thuộc hệ Hán-Tạng được sử dụng nhiều nhất. Chúng gồm tiếng Myanma, tiếng Karen, Kachin, tiếng Chin và tiếng Hoa. Ngôn ngữ Tai-Kadai chính là tiếng Shan. Tiếng Mon là ngôn ngữ Nam Á chính được sử dụng ở Myanma. Hai ngôn ngữ Ấn-Âu chính là tiếng Pali, ngôn ngữ dùng trong nghi thức của Phật giáo Tiểu thừatiếng Anh. và
Theo Viện Thống kê UNESCO, tỷ lệ biết đọc biết viết chính thức của Myanma năm 2000 là 89,9%. Về mặt lịch sử, Myanma có tỷ lệ biết chữ cao. Nhằm đạt mức đánh giá tình trạng quốc gia kém phát triển của Liên hiệp quốc để được cho vay vốn, Myanma đã hạ thấp mức biết chữ của nước mình từ 78,6% xuống còn 18,7% năm 1987. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ước tính số người biết chữ thực là 30%.
Voi trắng
Văn hóa
Dù có nhiều nền văn hóa bản xứ tồn tại ở Myanma, nền văn hóa chiếm vị trí trọng yếu là Phật giáo và Bamar. Văn hóa Bamar từng bị ảnh hưởng từ các nền văn hóa các nước xung quanh. Nó được biểu hiện qua ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, nhảy múa và sân khấu. Nghệ thuật, đặc biệt là văn học, trong lịch sử từng bị ảnh hưởng bởi phong cách Phật giáo tiểu thừa Miến Điện. Nếu coi thiên sử thi quốc gia của Myanma, Yama Zatdaw, là một sự phóng tác theo Ramayana, thì nó đã mang nhiều nét ảnh hưởng lớn từ các văn bản Thái, Mon và Ấn Độ của vở kịch này. Phật giáo cùng sự thờ phụng nat liên quan tới những nghi lễ phức tạp hay đơn giản từ một đền bách thần gồm 37 nat.
Thời kỳ cai trị thuộc địa của Anh cũng đã để lại một số ảnh hưởng phương Tây trong văn hóa Myanma. Hệ thống giáo dục Myanma theo khuôn mẫu hệ thống giáo dục Anh Quốc. Những ảnh hưởng kiến trúc thuộc địa là điều dễ nhận thấy nhất tại các thành phố lớn như Yangon. Nhiều dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Karen ở phía đông nam và người Kachin, người Chin sống ở phía bắc và tây bắc, theo Thiên chúa giáo nhờ công của các nhà truyền giáo.
Ngôn ngữ
Tiếng Myanma, tiếng mẹ đẻ của người Bamar và là ngôn ngữ chính thức của Myanma, về mặt ngôn ngữ học có liên quan tới tiếng Tây Tạng và tiếng Trung Quốc[55]. Nó được viết bằng ký tự gồm các chữ hình tròn và nửa hình tròn, có nguồn gốc từ ký tự Mon. Bảng chữ cái này được phỏng theo ký tự Mon, ký tự Mon được phát triển từ ký tự nam Ấn Độ trong thập niên 700. Những văn bản sớm nhất sử dụng ký tự được biết tới từ thập niên 1000. Ký tự này cũng được sử dụng để viết chữ Pali, ngôn ngữ thiêng liêng của Phật giáo Tiểu thừa. Ký tự Miến Điện cũng được dùng để viết nhiều ngôn ngữ thiểu số khác, gồm Shan, nhiều thổ ngữ Karen và Kayah (Karenni); ngoài ra mỗi ngôn ngữ còn có thêm nhiều ký tự và dấu phụ đặc biệt khác. Tiếng Mayanma sử dụng nhiều từ thể hiện sự kính trọng và phân biệt tuổi tác. Xã hội Myanma truyền thống rất nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục. Bên trong các ngôi làng, giáo dục do các giáo sĩ truyền dạy thường diễn ra trong các ngôi chùa. Giáo dục trung học và giáo dục cao đẳng/đại học thuộc các trường của chính phủ. Ẩm thực
Ẩm thực Myanma bị ảnh hưởng nhiều từ ẩm thực Ấn Độ, Trung Quốc, Thái, và các nền văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số khác. Món chủ yếu trong ẩm thực Myanma là gạo. Mỳ và bánh mì cũng là các món thường thấy. Ẩm thực Myanma thường sử dụng tôm, cá, patê cá lên men, thịt lợn và thịt cừu[69]. Thịt bò, bị coi là món cấm kỵ, rất hiếm được sử dụng. Các món cà ri, như masala và ớt khô cũng được dùng. Mohinga, thường được coi là món quốc hồn Myanma, gồm nước luộc cá trê có gia vị cà ri và hoa đậu xanh, miến và nước mắm[70]. Các loại quả nhiệt đới thường dùng làm đồ tráng miệng. Các thành phố lớn có nhiều phong cách ẩm thực gồm cả Shan, Trung Quốc và Ấn Độ.Âm nhạc truyền thống Miến Điện du dương nhưng không hài hòa. Các nhạc cụ gồm một bộ trống được gọi là pat waing, một bộ cồng gọi là kyi waing, một đàn tre gọi là pattala, chũm choẹ, nhạc cụ bộ hơi như hnè hay oboe và sáo, bamboo clappers, và nhạc cụ bộ dây, thường được kết hợp thành một giàn giao hưởng gọi là saing waing Saung gauk, một nhạc cụ bộ dây hình chiếc thuyền gồm các dây tơthủy tinh trang trí dọc theo thân từ lâu đã đi liền với văn hóa Myanma. Từ thập niên 1950, các nhạc cụ phương Tây đã trở nên phổ biến, đặc biệt tại các thành phố lớn. và
Tôn giáo
Thống kê 1983: Phật giáo 89%, đạo Cơ đốc 4,9%, Hồi giáo 3,8%.
Sule pagoda, in the centre of Rangoon (Yangon). (Credit: Jose Fuste Raga/Corbis)
Myanmar có thể không hấp dẫn những du khách thích tìm nơi vui chơi hay những kẻ đam mê mua sắm, nhưng nó níu chân du khách một cách rất riêng, nhẹ nhàng mà quyến luyến. Cầm hộ chiếu trên tay xếp hàng chờ làm thủ tục nhập cảnh Myanma tại sân bay quốc tế Yangon, tôi bất ngờ hơn so với những gì đã thử hình dung trước chuyến đi. Thủ tục nhập cảnh tại đây khá dễ dàng và có vẻ đơn giản, trong khi muốn vào Myanma phải có thị thực (những quốc gia khác tại khu vực Đông Nam Á đã không còn quy định khó khăn này), vậy mà có những người khách Âu tới sân bay làm thị thực tại chỗ (đương nhiên vẫn phải đóng 20 USD).
Tác giả trên xe ngựa khám phá Yangon
Tôi đón taxi vào trung tâm hết 5 USD. Đường vào trung tâm khá sạch sẽ, có nhiều cửa hàng bán đồ cổ tươm tất và khá vắng vẻ. Nhưng khi vào đến “down town” thì không khí đột nhiên trở nên tấp nập náo nhiệt. Yangon là thành phố cấm xe máy, tất cả phương tiện giao thông là xe buýt, một ít xe đạp và rất nhiều ô tô. Những chiếc xe buýt chật nêm người và rất nhiều trạm xe buýt, liên tục chưa đến 2 phút có một chuyến, vé lại rẻ nên người dân chẳng cần phải đi xe riêng. Vì vậy (điều này ở Việt Nam ta biết bao giờ mới làm được thế?) một điều khá ngạc nhiên, tuy là thành phố chật chội đông đúc và nhiều ô tô nhưng không thấy cảnh kẹt xe. Thêm nữa, có lẽ do Yangon thiết kế đường sá vuông ô cờ, nên mọi tuyến đường đều thông nhau rất hợp lý, cộng thêm không có cảnh xe máy ngang dọc tự do như ở Việt Nam nên giao thông khá tốt. Xe ô tô thì cả tay lái thuận và nghịch nhưng đều lưu thông bên lề phải. Hạ tầng ở Yangon rất cũ kỹ, có lẽ từ nhiều thập niên qua hầu như không có một công trình hiện đại nào được xây dựng mới. Đa số cư dân sống trong những chung cư cao ngất nhưng lối đi bé tí, cầu thang ẩm thấp không người quét dọn, leo lét đèn mờ, quần áo giăng mắc đầy phía ngoài. Lề đường ở trung tâm thủ đô dường như đều được tận dụng buôn bán, cảm giác trung tâm thành phố như một khu chợ khổng lồ. Đủ cả: cá thịt rau quả, đồng hồ, nước mía, vàng bạc, đổi tiền, bán ránh, giày dép quần áo, mỹ phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ…, đa phần nhập từ Thái Lan, Trung Quốc và cả Việt Nam.
Sinh hoạt tại Myanmar mỗi ngày chỉ được cung cấp điện 8 tiếng, nên các cơ quan công sở, nhà dân đều phải trang bị máy phát điện. Những gia đình không có khả năng mua máy phát điện thì dù trời nóng đến 9 tháng trong một năm vẫn chấp nhận sống chung với mất điện một cách bình thường, chứ không ồn ào như Hà Nội mấy tuần nắng nóng lại bị cắt điện vừa qua. Ở Myanmar, nếu bạn đang ngủ trong nhà nghỉ hoặc khách sạn, đang đêm giật mình phải nằm lăn xuống đất vì nóng và vớ lấy bất cứ cái gì có thể... quạt được để xua nóng thì đừng hy vọng có ai quan tâm, đã nói ở đây thế là chuyện bình thường mà!
Tôi cũng phải tập làm quen với một chuyện bình thường dở khóc dở cười nữa ở đây là, nếu bạn chỉ còn một ít Kyat (tiền Myanmar) mặc dù bạn vẫn có USD trong túi, nhưng nếu đồng USD chỉ hơi nhăn một chút hoặc có vết bẩn thì lời khuyên là nên đổi vé máy bay về sớm! Ở đây đồng USD phải tinh tươm thì mới được chấp nhận (100 USD đổi được 90.000 Kyat), tìm mỏi mắt cũng không thể thấy quầy ATM, còn thẻ Visa hay Master Card đều là vật xa lạ, có mang đi cũng không thể sử dụng được, mọi chi tiêu ở đất nước này đều dùng tiền mặt, cho nó tiện! Điện thoại tôi để dịch vụ kết nối quốc tế nhưng tới Yangon thì hết kết nối luôn!
Chưa hết đâu, người nước ngoài đến Myanmar chỉ qua duy nhất một cửa khẩu tại sân bay Yangon. Dù đất nước này tiếp giáp với cả Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ, Banglades, nhưng du lịch đường bộ qua biên giới gần như không thể. Đấy là nói ngả vào. Còn ngả ra cũng khó không kém. Anh bạn tôi, người Myanmar, cho hay ở đây muốn làm hộ chiếu đi nuớc ngoài có khi phải mất đến 4.000 USD! Khá gần gũi với Việt Nam, Myanmar đang là tour được nhiều du khách trong nước lựa chọn bởi không quá xa và giá tour cũng không quá cao. Song cũng như nhiều đất nước châu Á có nền văn hóa phong phú khác, phong tục tập quán Myanmar cũng có nhiều điều thú vị mà bạn cần tìm hiểu trước khi lên đường.
Chùa White Queen Elephent ở TP Mandalay - Myanmar |
Myanmar nằm ở phía tây bán đảo Trung Nam, với diện tích 676.581km2, thủ đô là Rangoon (Yangon), dân số gần 50 triệu người với 135 dân tộc, trong đó dân tộc Myanmar chiếm 65% dân số. 80% dân số Myanmar theo đạo Phật. Ngôn ngữ chính thức của Myanmar là tiếng Myanmar. Trong các công sở tiếng Anh cũng được dùng tương đối phổ biến. Đơn vị tiền tệ: đồng kyat.
Myanmar là một quốc gia Phật giáo, các công trình kiến trúc và văn hóa của Myanmar mang đậm màu sắc tôn giáo. Tháp Phật có ở khắp mọi nơi, nổi tiếng nhất là tháp vàng Shewedagon ở thủ đô Yangon và một quần thể chùa thờ Phật gồm hơn 200 ngôi chùa ở Bangan. Khí hậu ở Myanmar đều có sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
Các địa danh du lịch chủ yếu là thủ đô Yangon, thành phố Bagas và Mandalay. Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và lòng hiếu khách của con người Myanmar luôn để lại cho du khách ấn tượng khó quên.
Chùa vàng Shewedagon nổi tiếng của Myanmar |
Đến thăm Myanmar cũng nên tìm hiểu đôi điều về lịch sử đất nước này. Năm 1044, vua Arolong thành lập bá quyền ở Myanmar. Năm 1287, dân tộc Bangladesh nắm quyền đến thế kỷ 16. Năm 1826-1885, thực dân Anh chiếm đóng toàn bộ Myanmar. Năm 1948 Myanmar tách khỏi Anh, trở thành nước cộng hòa độc lập. Năm 1990, sau bầu cử đa đảng quân đội vẫn nắm quyền. Đến năm 1995, các cuộc phản loạn của các dân tộc thiểu số kết thúc theo phương thức đình chiến.
Khí hậu Myanmar có ba mùa. Mùa thu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa thu thích hợp cho du lịch ở Myanmar hơn cả. Mùa mưa, ở Yangon mưa cả ngày lẫn đêm, còn ở Bangan và Mandalay trời lại rất ít mưa. Từ tháng 11 đến tháng 2, khách du lịch đến Myanmar rất đông vì thời gian này ít mưa, khí hậu ôn hòa. Vào các tháng 5, 7, 9 rất ít khách du lịch đến Myanmar.
Hồ Kandawyi ở trung tâm Yangon |
Bạn cũng cần biết những qui định tối thiểu về hải quan khi nhập cảnh vào Myanmar: chỉ được phép mang 200 điếu thuốc lá, một chai rượu và một lọ nước hoa, nếu có ngoại tệ mang theo phải khai báo vào đơn. Khi xuất cảnh, hải quan Myanmar kiểm tra rất kỹ các hành lý mang theo, nếu mang theo ngoại tệ thì lượng ngoại tệ này không được vượt quá lượng ngoại tệ đã mang vào khi nhập cảnh. Nếu mang hành lý vượt khỏi qui định hải quan Myanmar thì bạn sẽ bị tịch thu và phạt tiền.
Một ngôi chùa ở khu bảo tồn Mingun - Myanmar |
Phương tiện giao thông chủ yếu ở các thành phố lớn của Myanmar là taxi với giá cả hợp lý. Để tránh không bị hớ giá xe taxi, bạn cần liên hệ với công ty du lịch. Nếu có thời gian rỗi, một loại phương tiện giao thông thú vị khác để bạn ung dung thưởng ngoạn cảnh đẹp Myanmar chính là xe ba bánh.
Hoàng hôn trên hồ Taungthama ở TP Mandalay - Myanmar |
Phong tục tập quán của người Myanmar có nhiều nét văn hóa khá thú vị. Người Myanmar không có họ, chỉ có tên. Khi chào nhau, họ thường chắp hai tay trước ngực hoặc cúi đầu chào.
Về tập tục ẩm thực, người Myanmar chỉ ăn hai bữa trong ngày vào lúc 9g sáng và 17g, bữa trưa ăn nhẹ. Trên mâm cơm của người Myanmar thường có rau, tôm, cá. Họ cho rằng nếu thiếu tôm cá thì họ ăn không ngon miệng. Người Myanmar không ăn cơm bằng đũa, trước mặt mỗi người là một chậu nước, trước khi ăn họ phải rửa sạch tay, rồi dùng tay không bốc cơm ăn.
Tượng Phật lớn nhất Myanmar tại chùa Chauk Htat Gyi |
Người dân Myanmar rất yêu chim chóc. Con trâu cũng được trọng vọng. Gặp phải một chú trâu trên đường, bất kể già trẻ trai gái đều phải nhường đường cho chú trâu ấy qua trước. Khi vào thăm đình, chùa, bất kể ai cũng phải cởi giày dép.
Người Myanmar cũng có một phong tục kỳ lạ: để trở thành người đẹp, ngay từ lúc lên 5 tuổi, người con gái phải có một dây đai thắt lưng, sau đó là thêu 30 cái thắt lưng nữa. Khi chọn người con gái để thành gia thất, độ to nhỏ của vòng bụng người con gái cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đối với người con trai Myanmar.
Cảnh ven sông Ayearwaddy, TP Mandalay, Myanmar |
Trung tuần tháng tư là ngày hội té nước. Lễ hội này bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và các nước theo đạo Phật ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan. Vào ngày hội té nước, mọi người thường té nước vào nhau để chúc phúc, theo truyền thuyết té nước vào nhau để rửa bệnh tật, xua đuổi tà ma.
Ngày hội đốt đèn vào tháng mười, tương đương với Tết Trung thu ở Việt Nam, đốt đèn để chào đón Phật tổ trở về từ niết bàn. Ngày hội này kéo dài ba ngày, nhà nhà đều đốt đèn, đốt pháo.
Còn có ngày hội lớn khác là ngày hội độc lập của Myanmar vào ngày 4-1 hằng năm.
Về nghệ thuật, vũ điệu cổ điển của Myanmar rất nổi tiếng, chủ yếu dùng tay, đầu và eo múa trên nền nhạc truyền thống.Chiếc xe taxi thuê đi Golden Rock với giá 140 USD/2 ngày đón chúng tôi ở điểm dừng chân Kinpun như lời hẹn lúc 10g sáng. Người lái xe kiêm hướng dẫn viên mà sau này chúng tôi luôn gọi với cái tên thân mật “Bố già” thảo luận lại lịch trình với cả nhóm và chiếc xe từ từ rời khỏi miền đất thiêng mà mỗi ngày có hàng ngàn phật tử tìm về để đảnh lễ
Con đường nắng rực, lại những cánh đồng cháy khô, một vài thửa ruộng hướng dương, một vài hàng cây xanh nằm rải rác giữa mênh mang đất trời như cố xua đi cảm giác cằn cỗi của vùng nông thôn Myanmar. Lại những trạm thu phí đường thủ công của chính phủ, 1.000 hay 2.000 kyat một xe, tiếng hát từ chiếc cassette cũ kỹ lẫn trong tiếng loa quyên tiền từ bao căn lều tạm bên đường tạo nên một cảm giác lặng với một chút buồn phiền. Một vài chiếc xe buýt cũ kỹ chở khách du lịch theo đoàn dừng lại bên những lều dưa và củ đậu trên đường đi, tháng giêng có lẽ dưa và củ đậu là hai loại nông sản phổ biến nhất có thể tìm thấy khắp nơi ở Myanmar.
Bago (Pegu)
Con đường nắng rực, lại những cánh đồng cháy khô, một vài thửa ruộng hướng dương, một vài hàng cây xanh nằm rải rác giữa mênh mang đất trời như cố xua đi cảm giác cằn cỗi của vùng nông thôn Myanmar. Lại những trạm thu phí đường thủ công của chính phủ, 1.000 hay 2.000 kyat một xe, tiếng hát từ chiếc cassette cũ kỹ lẫn trong tiếng loa quyên tiền từ bao căn lều tạm bên đường tạo nên một cảm giác lặng với một chút buồn phiền. Một vài chiếc xe buýt cũ kỹ chở khách du lịch theo đoàn dừng lại bên những lều dưa và củ đậu trên đường đi, tháng giêng có lẽ dưa và củ đậu là hai loại nông sản phổ biến nhất có thể tìm thấy khắp nơi ở Myanmar.
Bago (Pegu)
Tượng Phật nằm Naung Daw Gyi Mya Tha Lyaung |
Trên đường về Bago (còn được gọi là Pegu) - thủ phủ của vùng Hạ Miến nằm cách Yangon khoảng 80km về phía bắc, “Bố già” dừng xe bên một chợ cá bên sông Bago để mua chút quà về cho mẹ. Dưới lòng sông có khá nhiều người đang trầm mình để đánh bắt thủy sản một cách cực kỳ thủ công.
Bến sông có những giàn phơi cá đã xẻ, đỏ sậm trong màu nắng. Bên kia đường là các cửa hàng, cá ép khô treo lủng lẳng trước hiên lều, một vài nhóm người đang ngồi làm công việc phân loại, xả thịt cá tươi vừa bắt từ dưới sông lên, tiếng dao chặt vào gỗ vang lên giữa trưa hè gay gắt, con đường rợp cây lấp lóa những chiếc xe đạp và bóng những người đàn ông khắc khổ cứ xa dần khuất dần vào ngõ nhỏ… Bình yên đến lạ.
Nếu có nhiều thời gian thì bạn có thể dành 1 ngày cho Bago, cảm nhận sự tách biệt và cũ kỹ của thị trấn bằng những giờ phút lang thang đi thăm thú những ngôi chùa nổi tiếng trong vùng. Một số đền chùa ở Bago yêu cầu du khách nước ngoài phải trả lệ phí 10 USD nếu muốn vào bên trong chụp ảnh và đảnh lễ. Còn nếu đơn giản chỉ muốn tham quan và ngắm nhìn thì du khách có thể đi xung quanh và không bước vào bên trong đường ranh giới.
Chùa Kyaik Pun với 4 bức tượng Phật |
Ngôi chùa đầu tiên mà chúng tôi dừng chân ở Bago là Hintha Gon, một vọng cảnh đài thích hợp cho việc ngắm nhìn toàn cảnh Bago từ trên cao xuống. Bên cạnh Hintha Gon là chùa Shwemawdaw hàng ngàn năm tuổi với ngọn tháp cao tới 114 mét, nơi lưu giữ xá lợi tóc và răng của Đức Phật, và đã thay đổi về kiến trúc nhiều lần qua những biến động của thời gian và lịch sử.
Shwethalyaung là ngôi chùa nổi tiếng với bức tượng Phật nằm khổng lồ được xây dựng năm 994 sau Công nguyên dưới thời vua Miga Depa. 10 USD cho phí vào cửa và 2.000 kyat cho 1 máy ảnh hoặc máy quay phim. Gương mặt của bức tượng rất sinh động và có hồn, hiền hậu và bao dung, hẳn khi tạc nên bức tượng này các nghệ nhân xưa kia của xứ Miến đã thổi cả tâm hồn và đức tin mãnh liệt của mình vào đó, để hàng ngàn năm sau các phật tử đến Bago chiêm bái vẫn nhìn thấy Người với vẻ đẹp lay động tâm hồn.
Bức tượng Phật nằm dài 55m và cao tới 16m này hiện được bảo vệ trong một tòa nhà mái che kiên cố, ít nhiều làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp và tạo cảm giác hơi gò bó cho du khách, tuy nhiên có lẽ đó là một cách mà chính phủ lựa chọn để bảo vệ di sản của nhân loại.
Trẻ em bán postcard dạo ở Shwethalyaung |
Cách Shwethalyung không xa là Naung Daw Gyi Mya Tha Lyaung, nơi cũng có một bức tượng Phật nằm mới tạc, tọa lạc giữa đất trời, vẫn còn nguyên vẻ lộng lẫy của sự mới mẻ, bàn chân khổng lồ và được trang điểm bằng những họa tiết, hoa văn kỳ bí, trông lạ mắt và độc đáo.
Rời con phố với một dãy nhà tập thể cổ lỗ, cũ kỹ với tấm ép, tường rêu, quán cắt tóc buồn tênh, quầy sửa chữa điện tử ngân nga một điệu nhạc nhẹ, buổi trưa lặng lẽ đi qua lúc nào không ai hay. Sự tĩnh lặng nơi đây đã khiến chúng tôi thấy mình vẫn còn đủ sức lang thang bằng bữa trưa vội trên xe với… củ đậu và dưa hấu!!!
Trên đường quay ra, cả nhóm tạm biệt Bago bằng chuyến viếng thăm chùa Kyaik Pun, nằm cách quốc lộ chừng 1,5km, nổi tiếng với hình ảnh 4 bức tượng bán thân của Phật đắp nổi bốn phía trên tháp mái của ngôi chùa. Được xây dựng lần đầu vào năm 1476 bởi vua Dhammazedi nhưng một bức tượng nguyên thủy đã bị phá hỏng trong trận động đất năm 1930. Tuy nhiên, Chính phủ Myanmar đã cho trùng tu và khôi phục, vì thế 4 bức tượng Phật mỗi ngày vẫn cùng dân Bago đón bình minh và tiễn hoàng hôn.
Yangon (Rangoon)
Quầy khâu giày trên hè phố |
Chúng tôi thật ra đã ghé qua Yangon khi từ sân bay về trước khi bắt đầu hành trình đi Golden Rock. Yangon là thủ đô của người Myanmar kể từ năm 1885 khi người Anh xâm lược đất nước này. Vào tháng 3-2006, Chính phủ Myanmar đã chính thức công bố Yangon trở thành cố đô và chuyển thủ đô mới dời về Nay Pyi Taw thuộc làng Kyatpyae, thị trấn Pyinmana trên địa phận tỉnh Mandalay, cách thủ đô cũ 320km về phía bắc. Tuy vậy Yangon hiện vẫn đang là thành phố sầm uất, hiện đại, phát triển nhất và là đầu mối giao thông, kinh tế quan trọng hàng đầu của đất nước Myanmar.
Một city tour nho nhỏ tình cờ đến do chúng tôi đi tìm phố Bogalay Zay - nơi có đại lý du lịch mà bạn tôi đã liên hệ để đặt mua vé cho các chuyến bay nội địa.
Phố ở Yangon rất lạ, nó khiến bạn thấy một niềm vui nho nhỏ cứ len lách trong hồn. Kiến trúc thời thuộc địa cũ kỹ, rêu phong. Những tòa nhà cũ đến mức có cảm giác như thời gian đã dừng lại không hề chảy trôi qua chốn này. Những ô cửa xanh màu lá cây bên những ban công hoen gỉ, quần áo phơi đầy trong nắng. Dây điện giăng mắc như những khuông nhạc ai đó vui tay vẽ trên trời, thỉnh thoảng lại thấy một đàn chim bay vút lên, làm xao xác không trung rồi lại đậu im lìm nơi góc phố.
Một góc phố ở Yangon |
Chúng tôi mất hơn 1 giờ để đi tìm mua sim điện thoại của Myanmar do không thể roaming điện thoại Việt Nam tới đất nước này. Vào các siêu thị, shop bán đồ điện tử, điện thoại, thậm chí bưu điện lớn nhất thủ đô nhưng vẫn không thể mua được sim với lý do không có hoặc hết giờ bán hàng. Cũng là dịp để chúng tôi đi qua các góc phố đông nghẹt người, băng qua những con đường ồn ào náo nhiệt, nghe tiếng bước chân mình vang lên trong hành lang của căn biệt thự kiểu Anh nay là bưu điện thành phố vắng người buổi ban trưa.
Giao thông ở Myanmar nói chung và Yangon nói riêng thường mang lại một ấn tượng lớn trong lòng du khách. Ở Yangon, ôtô là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân. Rất nhiều ôtô nhưng tuyệt đại đa số là xe cổ lỗ sĩ không biết có bao nhiêu tuổi đời, đã chế tác và thay đổi lại những gì, trong bao nhiêu lần. Thoạt nhìn chiếc xe nào trông cũng khá hào nhoáng bởi lớp vỏ, tuy nhiên nội thất lại cũ kỹ, xộc xệch, có lẽ chỉ đáp ứng yêu cầu duy nhất là để vận chuyển!
Đổi tiền trong chợ Bogyoke Aung San |
Xe tải là một phương tiện cực kỳ hữu ích trong việc vận chuyển hành khách, người dân sẵn sàng kiếm một chỗ, thậm chí chỉ là đặt chân lên chiếc xe vốn dĩ đã được lèn đông nghèn nghẹt những người là người.
Buổi tối ở gần khu phố tôi nghỉ đêm là một bến xe nhỏ, từng chiếc xe liên tỉnh, xe buýt đậu trên phố, lơ xe cầm loa mời chào, đập ầm ầm vào thùng xe giục giã… Xe nào xe nấy đông đến mức dù chỉ nhìn thôi chúng tôi cũng cảm thấy khó thở. Thật kinh ngạc khi hằng ngày vẫn có hàng ngàn người dân Miến di chuyển theo cách đó, cuộc sống vẫn tiếp diễn và chảy trôi. Và có lẽ đó cũng là lý do mà thuê xe riêng để di chuyển ở Myanmar khá đắt đỏ, một nhóm khách du lịch hoàn hảo có lẽ nên dừng lại ở con số 4 hoặc bội số của 4 để tiện cho vấn đề đi lại, tiết kiệm chi phí tối đa.
Lại nói chuyện khi quay lại Yangon từ Bago, chúng tôi đã tiêu hết số tiền kyat đổi từ ngày hôm trước ở đại lý du lịch. Ở Myanmar có thể tiêu dùng bằng đồng USD và kyat, tuy nhiên không phải lúc nào đồng USD cũng được người dân chấp nhận. Họ vẫn ưa thích đồng kyat hơn, do đó luôn phải tính toán để có cả 2 loại tiền trong ví. Mặt khác do tờ kyat mệnh giá lớn nhất của Myanmar là 1.000 kyat, với tỉ giá quy đổi trung bình 100 USD "ăn" 100.000 kyat, bạn thử tưởng tượng xem bạn sẽ phải cầm một “cọc” tiền lớn như thế nào nếu đổi vài trăm USD để tiêu dùng vào những việc đơn giản?
Cá khô bên bờ sông Bago |
“Bố già” đưa chúng tôi tới chợ Bogyoke Aung San, một trong những nơi được bạn bè rỉ tai là đổi tiền với tỉ giá tốt nhất có thể ở Yangon, đồng thời rủi ro về tiền giả cũng ít hơn. Đổi tiền trong các ngân hàng của chính phủ tỉ giá thường thấp và không thuận lợi nên chợ và các cửa hàng kinh doanh đá quý là một lựa chọn hợp lý (dù không hợp pháp).
Đang dạo vòng ở chợ thì một người đàn ông trông khá lanh lợi chặn chúng tôi lại và hỏi "có phải các bạn muốn đổi tiền không?'. Sau khi thỏa thuận được giao dịch, các bạn tôi chia nhau kiểm tra tiền, những cọc tiền còn mới và nặng trĩu tay. Khi tôi giơ máy ảnh lên thì người đàn ông vội vàng tránh và giơ tay che mặt.
Chợ Bogyoke mở cửa từ 8g sáng đến 6g chiều, với hơn 2.000 gian hàng các loại. Bạn có thể dành nửa ngày lang thang ở đây để tìm kiếm những niềm vui, những khám phá và trải nghiệm thú vị với dân địa phương, mua sắm đá quý, đồ nữ trang - mặt hàng vốn được bán khắp mọi nơi trên đất nước từ những gian hàng sang trọng đến những quầy lưu niệm nho nhỏ và thậm chí trên cả vỉa hè!!! Nhưng du khách được khuyến cáo là nên mua sắm đá quý và đồ nữ trang ở chợ, sẽ an toàn và đảm bảo hơn.
Bình yên những con đường |
Chiều xuống. “Bố già” đưa chúng tôi đến chùa Vàng Shwedagon (phí vào cửa cho khách du lịch là 5 USD/người/lần) - trái tim Phật giáo, niềm kiêu hãnh của nhân dân Myanmar. Ngôi chùa hoành tráng và bề thế này nổi tiếng với ngọn tháp vàng cao 99m được dát vàng lá, đính đá quý và hồng ngọc xung quanh bởi các tín đồ phật tử đến từ khắp nơi trên thế giới, xung quanh là các ngọn tháp nhỏ hơn được sắp xếp và phân chia thành 7 ngày trong tuần. Ai sinh ra vào thứ nào sẽ đến cầu nguyện và dâng hương tại cung thứ tương ứng.
Truyền thuyết cho rằng ngôi chùa đã có gần 2.500 năm tuổi nhưng các nhà khảo cổ cho rằng Shwedagon được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 10, trải qua nhiều biến động và đã được xây dựng trùng tu lại rất nhiều lần. Cùng với việc lưu giữ xá lợi tóc của Đức Phật, Shwedagon đã trở thành một nơi đảnh lễ linh thiêng bậc nhất của người dân Myanmar.
Ngắm hoàng hôn từ trên Shwedagon là một trong những việc không thể bỏ qua khi đến Yangon. Hòa mình vào dòng người đi hành hương đông nghẹt, cùng ngồi cầu nguyện trên khoảng sân lát đá mát lạnh, tắm Phật, dâng hoa… để thấy lòng mình thanh thản hơn, dịu nhẹ hơn và cũng thấy tự hào hơn cho người dân Myanmar vì đã xây dựng và gìn giữ được một tuyệt tác kiến trúc kỳ vĩ thanh tao, nơi con người có thể gửi gắm niềm tin mãnh liệt của mình giữa bao trăn trở bộn bề bên ngoài cuộc sống kia.
Tôi đã "phải lòng" thủ đô của Myanmar từ trước lúc đặt chân tới nơi này.
Không chỉ bị thu hút bởi những bức ảnh lấp lánh của ngôi chùa khổng lồ Shwedagon mà chính những người dân Yangon chưa biết mặt nhưng đã nhiệt tình giúp đỡ qua email, đã khiến tôi háo hức trước ngày lên đường. Yangon không phải là một thủ đô đẹp và hiện đại nhưng nhiều màu sắc và đầy sức sống. Sắc màu rực rỡ bắt đầu từ các vỉa hè đủ màu và những sạp bán trái cây trải dài trên phố. Những tòa nhà theo kiến trúc thuộc địa được sơn màu đỏ, xanh lá mạ hay vàng tươi, tập trung ở khu trung tâm, là chứng tích cho giai đoạn bị người Anh chiếm đóng trong lịch sử của thủ đô này.
Vốn nghĩ rằng đạo Phật là quốc giáo ở Myanmar nên chúng tôi rất bất ngờ khi gặp nhiều nhà thờ Hồi giáo ở Yangon. Xung quanh khu trung tâm thậm chí còn có nhiều khu phố tập trung toàn người theo đạo Hồi với những đặc trưng khác hẳn người Myanmar, từ đường nét trên gương mặt tới trang phục. Và thật thú vị khi bạn nhìn thấy sự pha trộn văn hóa được thể hiện bởi những phụ nữ Hồi giáo trùm mạng kín mặt, các phụ nữ Ấn Độ mặc sari màu sắc rực rỡ đi trên phố cùng với người Myanmar mặc longyi.
Trung tâm thương mại hiện đại vẫn mang dáng dấp của kiến trúc thuộc địa |
Bưu điện thành phố được bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc thời thuộc địa |
Quần thể chùa Shwedagon nằm trên đỉnh đồi Singuttara, gồm khoảng 1.000 chùa nhỏ bao quanh tòa tháp vàng trung tâm cao tới 99m. Vừa bước qua cổng, chúng tôi lập tức bị choáng ngợp bởi cách bài trí cả bên trong và ngoài của các ngôi chùa. Nội và ngoại thất chùa được chạm khắc tinh vi, cầu kỳ với vàng lá dát cực mỏng, cùng rất nhiều kim cương và đá quý.
Chùa Shwedagon- kiệt tác kiến trúc của thủ đô Yangon |
Sau khi tham quan chùa, chúng tôi ở lại chờ tới hoàng hôn để ngắm bầu trời chuyển màu xanh huyền ảo và Shwedagon bắt đầu lên đèn. Từng nhóm người hành hương ngồi trên nền đá hoa bắt đầu rì rầm cầu nguyện. Và ngay cả qua màn khói hương huyền ảo, tôi vẫn nhìn thấy khuôn mặt của họ dường như tỏa sáng trong những nụ cười viên mãn.
Một năm du khách nước ngoài tới Myanmar khoảng 750.000 lượt người, thời gian du lịch tập trung chủ yếu vào tháng Mười Một, Mười Hai và tháng Một vì thời tiết khi ấy mát mẻ. Chứ đi vào dịp Hè như tôi, nhiệt độ ngoài trời xấp xỉ 42 độ, nóng kinh người. Vậy nhưng đối với người Myanmar đó cũng là chuyện rất bình thường! Nhưng có lẽ vì nóng mà người Myanmar không thích... mặc quần? Trong những ngày ở đây, tôi mua một chiếc Longi (trang phục quấn thay quần của người Myanmar) và một đôi dép hai quai xỏ ngón. Người Myanmar cũng không có thói quen đi giày hoặc dép có quai hậu, đến 98% là đi dép hai quai, kể cả nhân viên ở khách sạn, sân bay, nhà hàng, dân công chức, tài xế…Trời nóng nên mọi người vẫn dùng một thứ bột gọi là Thanaka từ một loại cây mài ra và trộn một ít nước sau đó xoa lên trán và hai má để khỏi nóng. Giờ này nói chuyện không mạng, không internet ở Hà Nội hay TP.HCM thì người ta cho bạn là “dở người” ngay, nhưng ở Myanmar thì khác. Ở đây hầu như rất ít nhà có máy vi tính. Tôi đã mất nửa tiếng đồng hồ xếp hàng chờ đợi trong tiệm net đầy nghịt người, may mắn cũng chỉ sử dụng không quá 10 phút, sau đó là máy tự động “down” mà không hiểu tại sao?! Ngay cả sân bay nội địa nhân viên cũng không sử dụng máy tính làm việc, nhất loạt ghi chép bằng sổ sách. Điện thoại di động cũng là một xa xỉ phẩm tại đây. Mặc dù điện thoại bày bán nhiều (chủ yếu là loại rẻ tiền nhập lậu) nhưng đăng kí sim thì rất đắt, phải là người làm ăn lớn mới có khả năng sử dụng. Một người bạn mới quen tại cố đô Bagan, làm ở công ty du lịch, hỏi tôi có kế hoạch đi đâu vào ngày mai thì viết giấy lại để ở lễ tân, đến tối bạn sẽ đi xe đạp ghé qua lấy, chứ nhà không có điện thoại và cũng không có điện thoại di động. Nghĩ lại chuyện thanh niên nhà mình đổi điện thoại xoành xoạch, không điện thoại một hôm cứ ngỡ như mình... đã chết, mà chậc lưỡi, ồ, lạ quá!
Lạ nữa nhé: người Myanmar không có họ, chỉ có tên. Đặc biệt là khi bạn đến nhà ai, kể cả nhà nghỉ, khách sạn đều phải bỏ giày dép từ ngoài cửa. Thanh niên người Myanmar rất thích ăn trầu. Thấy nhiều quầy bán hàng bên lề đường giống như quầy bán bánh mì bên mình, tôi lại gần định mua một cái gì ăn cho vui miệng nhưng hóa ra là quầy bán trầu. Có rất nhiều quầy bán trầu như thế trên đường phố ở đây. Vì vậy tôi cứ buồn cười mãi vì khi đến làm thủ tục ở sân bay, anh nhân viên thủ tục vừa nhai trầu vừa làm việc.Mỗi lần lật giở album, tôi luôn dừng lại thật lâu ở những địa danh mang lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất. Tôi muốn kể cho bạn nghe về Kyaikhtiyo và Bagan ở Myanmar - đất nước của những thắng cảnh du lịch đang say ngủ, nơi khiến tôi luôn muốn trở lại.
Bất kỳ ai khi nhìn bức ảnh một ngôi chùa nằm chênh vênh trên một tảng đá hình cầu được dát vàng toàn bộ và cũng nằm mấp mé bên mép núi, đều sửng sốt. Từ thành phố Yangon, tôi thuê xe ô tô thực hiện một chuyến đi 2 ngày 1 đêm để đến địa danh cách Yangon 160km này. Tháng 11 hằng năm, ở đây có hội đèn lồng cực lớn. Nhưng vào mọi ngày, đây luôn là nơi hành hương ưa thích của người Myanmar.
Ngọn tháp phủ một lớp vàng mỏng nằm trên tảng đá dát vàng lóng lánh phía trước, là một cái đích tuyệt vời cho mọi kẻ hành hương. Trong cuộc đời du hành của tôi, có nhiều cái đích được hướng tới và đã đạt tới, nhưng chưa có cái đích nào kỳ diệu như Đá thiêng vàng ròng ở miền đất bang Mon này. Con đường đá sỏi lổn nhổn dưới chân, nào có ngại chi, đá thiêng vàng ròng lấp lánh trước mặt, ai nấy đều sải dài chân mà bước.
Ngôi chùa Phật giáo được cho là xây dựng 2.500 năm trước, sau nhiều lần trùng tu có hình dáng và nội thất như hiện nay. Còn tảng đá lớn với chu vi khoảng 50 feet cũng được các nghệ nhân dùng vàng hiến tặng của Phật tử tăng ni, cán thành những lá vàng cực mỏng ngày qua ngày dát dần lên phủ khắp cả tảng đá lớn.
Tên Kyaikhtiyo xuất phát từ tiếng Mon, có nghĩa là “ngôi chùa được cư sĩ đội trên đầu”. Truyền thuyết rằng, một vị vua Myanmar nhận được sợi tóc của đức Phật từ một cư sĩ. Vị vua này quyết định xây chùa cất giữ báu vật thiêng liêng. Cư sĩ khuyên nhà vua chọn xây chùa trên một tảng đá có hình dáng như đầu của các sư tăng và các cư sĩ. Sau đó họ cất giữ báu vật trong chùa, tận trên cùng bảo tháp nằm chênh vênh trên tảng đá cũng đang mấp mé bên vách đá. Để giữ được cân bằng cho ngôi chùa và cho cả tảng đá được chọn làm địa điểm xây chùa, người ta tin rằng đó là do quyền lực siêu nhiên của đức Phật. chỉ bằng một sợi tóc của đức Phật cũng neo giữ được cả tảng đá cực lớn chênh vênh hàng nghìn năm nay ở vách núi.
BAGAN - xứ sở của những ngôi đền
Từ trên cửa sổ máy bay, hàng nghìn tháp đền như nhấp nhô trên vùng bình địa. Màu đỏ au của những hàng tường gạch, màu vàng kim lấp lánh từ đỉnh tháp nổi bật lên trên màu xám bạc của cả vùng cỏ khô, lốm đốm màu xanh thẫm của những bụi cây.
Đã từng thư giãn trong những khách sạn tiện nghi ở Yangon và Mandalay với giá cả cực kỳ dễ chịu, nhưng tôi cũng không khỏi bất ngờ khi nhận phòng khách sạn ở Bagan. Những ngôi nhà bằng gỗ tếch với vật dụng toàn bằng gỗ đắt tiền, có khung cửa và ban công nhìn ra mênh mang mặt nước sông Ayeyarwady.
Bóng những cây lá kim phủ mát các khu bungalow, toả rộng trên khoảng sân chung và trong khuôn viên khách sạn. Chồn nhảy nhót tìm hạt, chim véo von, bướm thì tung tăng ở các khóm hoa nhiều màu. Nhưng những ngôi đền trong chuyện cổ tích đang chờ, làm sao luấn quấn mãi trong khách sạn được.
Chúng tôi lang thang từ ngôi đền nọ sang ngôi đền kia. Vùng di tích bảo tồn Bagan có diện tích khoảng 42km2 với 2.000 ngôi chùa và đền xây dựng khoảng thế kỷ 11 đến thế kỷ 13 được bảo tồn rất tốt.
Lần lượt đi thăm cổng Tharabar và tới các tháp xây dựng theo phong cách kiến trúc của người Môn, người Barma. Phần lớn tháp trong khu vực đều xây bằng gạch nung đỏ, kết cấu và trang trí tựa như tháp của người Chăm - miền Trung Việt Nam. Nhiều lối cửa giả xung quanh tháp được bít kín, và lối vào là một cửa chính duy nhất.
Hoàng hôn dần xuống, tôi leo lên tháp cao nhất trong vùng để ngắm mặt trời đỏ rực chìm dần trong quang phổ tím sẫm. Khí nóng ở một vùng đất khô cằn khiến khung cảnh có vẻ rung rinh trong làn hơi nóng.
Buổi sáng cũng là thời điểm thích hợp để lượn khinh khí cầu trong vùng, ngắm nhìn vùng đất cổ tích vào lúc trong trẻo sớm mai. Tháp liền với tháp, chóp chùa dát vàng, dòng sông mềm mại uốn, những triền cát trắng ven sông và những cánh đồng, xóm làng yên bình dưới bóng tre... tất thảy đang ở dưới tầm mắt ta. Ta thoả sức ngắm nhìn trong sớm mai dịu mát, tưởng tượng đang bay trên tấm thảm cổ tích.Lên thiên đường ở Bagan
Một trong những địa chỉ mà tới Myanmar, dân du lịch buộc phải đến, đó là Bagan, cố đô của đất nước Myanmar từ giữa thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, nơi tập trung những kiệt tác kiến trúc Phật giáo đồ sộ, được so sánh với đền Angkor Wat của Campuchia và đền Borobodur của Indonesia
Mỗi ngày chỉ có một chuyến bay nội địa từ Yangoon đi Bagan và trên đường tới Bagan máy bay phải đáp sân bay Mandalay 15 phút để đón thêm khách. Bởi thế, có thể xem máy bay nội địa tại Myanmar như... xe bus biết bay vậy. Vé máy bay in đơn giản một mặt, mặt kia thì quảng cáo hình ảnh của một loại dầu gội đầu. Hành khách tự cân hành lí bằng chiếc cân giống như hồi bao cấp vẫn hay dùng khi xếp hàng mua gạo, loại có cần ngang điều chỉnh trục cân qua lại, nếu hành lí quá cước sẽ bị phạt rất nặng. Đói bụng, tôi đến một quầy tạp phẩm trong sân bay mua 2 chiếc bánh. Thấy tôi loay hoay vì không có đủ tiền lẻ thì cậu bé bán hàng nói thôi khỏi trả (tiền) cũng được. Hóa ra đôi khi đời sống đơn giản cũng làm người ta đơn giản thật thà đến vậy!
Chèo thuyền trên hồ Inle
Đi máy bay ở đây không bao giờ hết lạ. Để tiết kiệm, chỉ đến khi khách lên đầy đủ, chuẩn bị cất cánh, nhân viên mới mở máy lạnh riu riu, vì vậy trên suốt chuyến bay hành khách vẫn phải cầm tờ báo để phe phẩy. Nhưng tới Bagan rồi, bạn sẽ thấy cái giá (vất vả) mình phải trả khi tới đây hoàn toàn xứng đáng!
Về nhà nghỉ, tôi thuê một chiếc xe đạp giá 2 USD, hơi đắt nếu so với giá nhà nghỉ (chỉ từ 5 đến 7 USD), nhưng xe đạp là phương tiện thú vị nhất. Bagan chỉ có hai con đường chính trải nhựa, còn lại đều là đường đất đỏ ngoằn ngoèo dẫn đến những thôn ấp và các đền chùa. Myanma có đến 90 % dân số theo đạo Phật, người dân hiền lành dễ mến. Là thành phố du lịch nổi tiếng nhưng ở Bagan không hề có cảnh ăn xin hay đeo bám du khách bán quà lưu niệm. Bạn có thể nghe rõ tiếng chim hót trong khu vườn ở khách sạn, thấy nụ cười hồn nhiên thơ ngây của trẻ con đi bộ đến trường, ngắm những chiếc xe đạp chầm chậm trên đường đất đỏ hai bên tán lá xanh rì... Ở Bangan, tự dưng thấy mọi chuyện làm mình khó chịu như mất điện, không internet, không “roaming” điện thoại.v.v... trở thành vô nghĩa, khi lang thang trên những con đường vắng vẻ, khi ngắm bụi lãng đãng sau chiếc xe bò chở rơm rạ, hay ngồi ngắm hoàng hôn từ đỉnh tháp Bangan, ánh vàng nhuộm rực những ngôi chùa u tịch 2.500 năm tuổi, khiến tất cả nhòa đi không còn đường chân trời, đưa mình như chạm đến những khoảnh khắc thiên đường. Cảm giác ấy ở Sài Gòn có tiền bạn có mua nổi không?
Và lững lờ trôi ở hồ Inle
Sau Bangan, hồ Inle thường được chọn là điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến hành trình dọc ngang Myanmar. Nằm lọt thỏm giữa đồi Shan nơi có rất nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, hồ Inle rộng chừng 116km2 và nằm ở độ cao 880m.
Tôi đến hồ Inle sau chuyến bay sớm trong một buổi sáng mà Bagan tưởng chừng không thể nóng hơn được nữa. Cái nóng tháng Năm ở Burma kỳ lạ, len lỏi vào trong từng lỗ chân lông rồi như bùng lên, thiêu đốt từ bên trong. Những người bạn tôi gặp trên đường đến Inle đều tất thảy mong chờ những cơn gió, mong chờ cái nóng sẽ đi vắng, sẽ tan vào không khí mát mẻ ở vùng sông nước.
Máy bay đáp ở sân bay Ho Hin cách Nyaung Shwe, thị trấn trung tâm của Inle một tiếng đồng hồ đi xe. Sau một hồi đắn đo, tôi quyết định chọn một phòng đơn ở Little Inn Guest house với giá 5 USD đã bao gồm ăn sáng. Anh chủ nhà trọ hiếu khách với giọng cười vang to và ấm áp nhiệt tình chỉ dẫn cho chúng tôi những thông tin cần thiết, những địa điểm cần ghé thăm. Anh có một cô em gái, không nói được tiếng Anh và rất e thẹn, luôn ép mình sau cánh cửa nhìn khách ra vào và tủm tỉm cười. Khi tôi đòi được bôi thanaka (thứ bột làm từ thân cây mài ra, được các thiếu nữ Burma bôi lên mặt, vừa để làm đẹp, vừa chống nắng), cô chả nói năng gì, lặng lẽ bỏ vào buồng rồi lại xuất hiện trở lại nơi ngưỡng cửa, ra hiệu bảo tôi vào trong và thoa lên mặt tôi những vòng tròn thanaka mát lạnh, rồi lại chỉ tủm tỉm cười.
Sau khi tắm rửa, không cần nghỉ ngơi, chúng tôi ngay lập tức lên đường khám phá Inle. Nước hồ Inle trong như gương, nhìn thấy cả những cụm rong xanh dày đặc dưới mặt nước. Càng đi sâu, càng thấy nhiều thuyền độc mộc và những ngư dân hồ Inle với kiểu chèo thuyền bằng một chân trong khi hai tay thoăn thoắt gỡ lưới, buông lưới. Ông lái thuyền đưa chúng tôi vào sâu trong những ngôi làng nổi của dân hồ Inle, ghé ngang một gia đình làm nghề dệt lụa. Dân hồ Inle dệt lụa bằng một chất liệu cực kỳ độc đáo là tơ sen! Trước cửa nhà có rất nhiều người phụ nữ lớn tuổi ngồi bẻ thân sen làm đôi và chuốt lấy những sợi tơ mỏng manh để dệt lụa. Tất cả đều làm bằng tay và cực kỳ tỉ mỉ. Sau một hồi quan sát, chúng tôi ra trước cửa nhà ngồi nghỉ ngơi, ngay lập tức hai vợ chồng chủ nhà mang trà và bánh kẹo ra mời. Người Burma rất thích uống trà, có lẽ đây là thói quen từ thời còn là thuộc địa của Anh. Ngoài trà, nghe đồn hồ Inle còn nổi tiếng về xì gà, vậy nên trên đường về, chúng tôi ghé vào một gia đình làm xì gà trên hồ. Bước vào nhà, tôi choáng váng bởi mùi thơm phức từ những mẹt xì gà và bàn tay thoăn thoắt quấn từng điếu xì gà nhỏ ngay dưới sàn nhà. Bà chủ nhà mời tôi một điếu rồi tự tay châm lửa cho mình, vừa hút bà vừa giảng giải cho tôi về xì gà Inle. Xì gà Inle chỉ to bằng điếu thuốc lá bình thường, là một hỗn hợp của thuốc lá, me, mật ong, chuối, rượu, muối, đường nâu cuốn trong lá thuốc lá trồng ở đỉnh núi gần đó. Khi hút có mùi thơm rất dễ chịu và vị ngọt đọng ở đầu lưỡi. Sau một hồi trò chuyện, chúng tôi lại được mời ra trước hiên nhà uống trà. Buổi chiều làm cho không khí trên hồ trở nên dịu mát, tôi ngồi ngắm những chiếc thuyền qua lại trên hồ và trò chuyện cùng vợ chồng chủ nhà và anh con trai nhút nhát, chỉ lén lút nhìn khách rồi đỏ mặt quay đi. Tôi cực kì yêu thích cái khoảnh khắc được ngồi ở đấy, lẫn vào trong những câu chuyện giản dị, lẫn vào những tiếng cười, lẫn vào vị trà thơm phức và lẫn vào trong làn khói xì gà hồ Inle ngọt ngào.
Ngoài tour đi thuyền trên hồ, khách đến Inle thường chọn tour trekking (đi bộ với người dẫn đường) đến các ngôi làng của người Shan hoặc ngôi làng Padaung của người dân tộc cổ dài nổi tiếng. Tuy nhiên, thời điểm này nhiệt độ ban ngày quá cao, anh chủ nhà trọ khuyên chúng tôi không nên chọn tour này, mà thay bằng tự khám phá bằng xe đạp. Sau hơn một tiếng đồng hồ vừa đạp, vừa đi bộ, vừa nghỉ, chúng tôi lạc vào một ngôi làng của các nhà sư. Trong làng có hai cái hang nằm sâu trong núi, được dùng làm nơi thờ Phật. Ở hang động đầu tiên, chúng tôi được sư thầy mời vào thăm quan và uống trà, nghỉ ngơi. Trong động có ba bức tượng Phật lớn được thờ cúng, vài thứ đồ dùng đơn sơ của sư thầy và căn bếp mộc mạc. Ngồi trong đấy chúng tôi chẳng muốn rời đi vì không khí trong động mát mẻ và yên tĩnh. Ở hang động thứ hai, thì một vị sư già sống ở căn nhà nhỏ bên sườn đồi, dẫn chúng tôi đi. Khác với hang thứ nhất, hang này tối đen như mực, chúng tôi phải cầm đèn dò dẫm từng bậc thang đá mát lạnh để đi sâu vào trong. Sau chuyến thăm hang, vị sư già mời chúng tôi về nhà ông uống trà. Vào nhà, ông lục tìm cái khăn trải bàn cũ kỹ rồi lúi húi sắp xếp tất thảy những gì ông có trong căn nhà đơn sơ của mình và bày hết lên bàn mời chúng tôi. Có những quả chuối và táo nhũn hết một góc mà tôi đồ rằng ông cất để dành chưa dám ăn. Có những miếng quẩy ông cẩn thận cất vào trong cái nồi nhỏ. Rồi ông pha trà và run rẩy rót vào những cái bát nhỏ cho chúng tôi. Ông tuyệt nhiên không một lời nào, chỉ liên tục mời chúng tôi đồ ăn thức uống rồi ngồi nhìn ra cửa, lặng yên. Chúng tôi cũng chẳng dám nói gì, chỉ giúp ông phân loại ra giữa một đống những gói nhỏ linh tinh đâu là cà phê, đâu là sữa, đâu là trà để bỏ vào từng hộp riêng. Và cứ thế, ngồi bên ông lặng lẽ mà buổi chiều của chúng tôi trôi qua xúc động vô cùng.
Không nhộn nhịp như Yangon, không đền đài như Bagan, hồ Inle níu chân du khách theo một cách rất riêng, nhẹ nhàng mà quyến luyến. Trên chuyến bay rời xa Myanmar, nhìn ngắm những dải đất nhỏ dần dưới cánh máy bay, tôi nghĩ phải nói làm sao, phải diễn tả làm sao cho các bạn của tôi về đất nước này? Về những con đường còm cõi, bụi mờ gập ghềnh xuyên dọc xuyên ngang đất nước, những con đường mà thi thoảng ghé mắt qua ô kính xe tôi chỉ thấy mép vực cách bánh xe một khoảng cách tí ti. Về những chiếc xe hơi cũ kĩ chạy long lên sòng sọc đến nỗi tôi không dám ngồi gần cửa sổ vì chỉ lo cửa sổ rơi ra, tôi cũng rơi ra nốt. Về tiếng kinh Phật vang dội giữa không gian lặng thinh Bagan trong buổi hoàng hôn, nhìn ngắm ánh ráng chiều quét vàng rực lên những ngôi đền cổ. Về tiếng móng ngựa gõ lọc cọc trên con đường nhỏ vào buổi sáng tinh sương yên ắng chở tôi đi đón mặt trời. Và trời ơi, làm sao để kể cho các bạn về những người dân Myanmar hiền hòa, tốt bụng, rộn ràng câu chào “Mingabalar”, xúng xính Longi kèm theo nụ cười “thanaka” tỏa nắng. Anh bạn tôi bảo, tả về Myanmar ư, đơn giản đó là những cảm xúc “không thể tả được thành lời”, muốn biết, bạn phải đến.
Có lẽ nhiều người cũng như tôi, một lần được đến Tam giác vàng là thực hiện được giấc mơ nung nấu trong lòng nhiều năm. Cái tên Tam giác vàng (Golden Triangle), tôi đã từng được nghe, được đọc từ lâu, không chỉ gắn với ma túy mà còn là vùng đất ẩn chứa nhiều bí ẩn. Tuy nhiên...
Gà đẻ trứng vàng
Mới đây, từ sân bay Chiangmai ở Đông Bắc Thái Lan, tôi đã đi ô tô thuê lên cửa khẩu Mae Sai sát biên giới Myanmar, bắt đầu vào Tam giác vàng. Tam giác vàng rộng đến 195.000 km2 nối 3 nước Lào, Myanmar và Thái Lan. Đỉnh của nó chính là nơi hội tụ của 3 nước, điểm nối nằm trên sông Mekong, gần làng Sop Ruak của Thái Lan.
Một điều dễ nhận thấy là khái niệm Tam giác vàng như người ta thường hiểu đã lùi vào dĩ vãng. Giờ đây, có thể gán tên gọi vùng đất dữ dằn, nhiều tai tiếng này bằng cụm từ “gà đẻ trứng vàng” cho ngành du lịch.
Thị trấn cửa khẩu Mae Sai
Trái với những gì tôi thường mường tượng về những cánh đồng thuốc phiện trải dài; những đoàn lừa, ngựa lặc lè chở những gói thuốc phiện được người dân tộc H’Mông, Karen... dẫn dắt trên những con đường gồ ghề, dựng đứng đi cả ngày không tới là những cánh đồng bát ngát màu xanh, những trang trại xanh tươi lộ vẻ sung túc.
Từ nhiều năm nay, rất đông người, nhất là dân từ Bangkok - Thái Lan lắm tiền nhiều của, đã đổ xô về mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi này mua đất làm trang trại. Suốt con đường từ Chiangmai lên Mae Sai rồi Mae Salong là những trang viên, resort được chăm sóc kỹ lưỡng, xén tỉa gọn gàng, rộng đến ngút tầm nhìn.
Thị trấn đá quý
Thị trấn cửa khẩu Mae Sai nằm ở điểm cực Bắc Thái Lan chỉ cách Myanmar bằng con sông Rai bé tí tẹo, nước đục ngầu. Muốn sang cửa khẩu Tachilek của Myanmar, du khách chỉ việc đi qua một chiếc cầu nhỏ, sau khi đã làm thủ tục hải quan.
Thấp thoáng trong một ngôi nhà bên kia cầu, một phụ nữ Myanmar quấn xà rông đang cho con bú, vẻ mặt an nhiên. Thị trấn Mae Sai từng nổi danh với những vụ thanh toán băng đảng, hoạt động bất hợp pháp và đôi khi có đụng độ giữa quân đội hai nước Myanmar - Thái Lan.
Những con đường nhỏ hẹp quanh co vắng khách. Trái với những tin tức tôi đọc qua báo chí, cửa khẩu Mae Sai những ngày này rất yên tĩnh, vắng vẻ. Tôi vào khách sạn Wang Thong nổi tiếng đối với dân buôn ngọc qua biên giới cũng như khách du lịch.
Một góc thị trấn Mae Salong – Đồi Thanh bình
Khủng hoảng chính trị của Thái Lan, những cuộc đụng độ và biểu tình liên miên giữa phe “áo đỏ” ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin và phe “áo vàng” ủng hộ chính phủ kéo theo ảnh hưởng nặng nề về kinh tế. Ngành du lịch suy giảm khủng khiếp. Ấy vậy mà cô tiếp tân ở khách sạn vẫn không giảm giá dù tôi đã cố mặc cả. Bằng một thứ tiếng Anh lơ lớ, cô nở một nụ cười tươi: “Đây đã là giá hạ rồi, chúng tôi không thể hạ hơn nữa”.
Chúng tôi quyết định chuyển sang một khách sạn mới xây cách cửa khẩu không quá 10 m với giá “mềm” hơn: 800 baht cho 3 người. Dọc con phố nhỏ sát cửa khẩu là các cửa hàng bán đồ lưu niệm, trang sức mà đa phần là hàng rẻ tiền từ Trung Quốc. Myanmar nổi tiếng với các loại mỏ khai thác đá quý như ruby, ngọc bích có chất lượng nhất thế giới.
Tôi cảm thấy hoa mắt giữa những đồ trang sức bằng đá quý bày một cách hào phóng ở tất cả các cửa hàng. Chị chủ cửa hàng vàng, bạc nơi khách sạn tôi ở, dặn dò: “Không cẩn thận và không hiểu biết thì dễ mua phải hàng dỏm đấy. Nhiều du khách tưởng mình vớ bở bởi những chiếc vòng ngọc hoặc những viên đá màu sắc tuyệt đẹp nhưng thật ra lại là những loại đá có chất lượng rất thấp bán tràn lan ở đây”.
Chồng chị chủ cửa hàng tên Nong bỗng hỏi tôi bằng tiếng Việt: “Chị là người Việt phải không?”. Tôi ngỡ ngàng, không ngờ ở một nơi như Tam giác vàng lại có người nói tiếng mẹ đẻ của mình. Nong là người Campuchia ở Phnom Penh nhưng đã sống tại thị trấn biên giới này gần 20 năm.
Sở dĩ Nong nói được tiếng Việt là do ngày còn ở Phnom Penh, anh sống trong khu phố có nhiều người Việt sinh sống. Nong cho biết ở khu vực biên giới này, không có người Việt và anh là người duy nhất nói được một chút tiếng Việt ở đây. Anh cũng có vẻ hào hứng vì thấy có người VN đến tận vùng này nên cứ đi theo đòi chụp vài tấm ảnh kỷ niệm.
Vợ chồng Nong còn cố “tiếp thị” cho tôi mua một chiếc vòng ngọc “Burma” màu tím nhạt chạm trổ rất tinh xảo, bảo đảm “hàng thật 100%”. Nong bảo vợ chồng anh bán món đồ đó và tôi là người đầu tiên mở hàng nên muốn “lấy hên”.
Đồi Thanh bình Mae Salong
Sáng hôm sau, từ Mae Sai, chúng tôi tiếp tục rong ruổi dọc sông Mekong đi Chiangrai, thủ phủ của Vương quốc Lanna cổ kính. Đường tốt, xe chạy bon bon. Tri Bunchua, anh bạn người Thái cùng học tại một khóa báo chí với tôi ở Israel 2 năm trước, bảo: “Có lẽ “đánh hơi” được tiềm năng của vùng đất “vàng” này nên cựu thủ tướng Thaksin đã tỏ ra rất hào phóng với nó và đã đầu tư xây dựng con đường cực kỳ hiện đại nối liền các làng của người thiểu số sống rải rác trên các vùng núi cao”.
Mae Salong là địa danh nổi tiếng trong lịch sử vùng Đông Bắc Thái Lan không chỉ bởi vẻ đẹp tự nhiên hài hòa mà còn vì những phi vụ sản xuất và buôn bán ma túy. Được tàn quân Quốc dân đảng tìm thấy năm 1962, sau khi bị Hồng quân đuổi khỏi Trung Hoa rồi được sự đồng ý của Chính phủ Thái Lan, vùng núi này được phép trồng thuốc phiện và được đánh thuế cho việc buôn bán thuốc phiện.
Thị trấn nhỏ bé, khiêm nhường này từng là chiến địa tranh chấp đẫm máu giữa quân Quốc dân đảng và quân của vua thuốc phiện Khun Sa. Vào thập niên 1980, sau khi vua thuốc phiện Khun Sa ra đầu hàng chính quyền Myanmar, Chính phủ Thái Lan đã nỗ lực làm cho vùng đất núi non hiểm trở này trở thành “vùng yên tĩnh”, đổi tên Mae Salong thành Santikhiree (Đồi Thanh bình) để xóa nhòa hình ảnh xấu về cuộc chiến cần sa, cướp đi sinh mạng của bao nhiêu người vô tội.
Những cánh đồng thuốc phiện bạt ngàn giờ đã được thay thế bằng những đồi chè ngát hương trong bầu không khí trong vắt. Tôi vào một trong những cửa hàng bán chè và các loại đặc sản của núi rừng. Chị chủ cửa hàng mời tôi một chén trà Oolong pha sẵn đựng trong giỏ. Vị ngọt đậm, tinh khiết như còn đọng mãi nơi đầu lưỡi tôi.
Giữa vùng núi hoang sơ và thanh bần này, tôi vừa được thưởng thức một ly cà phê latte pha máy, hương vị không khác ở một khách sạn 5 sao, vừa được ngắm những tảng mây trắng lững lờ trôi trên sườn đồi xanh ngát cây chè. Anh chủ cửa hàng phóng xe máy phân khối lớn chở tôi đi dạo và kể về “chuyện cổ tích” của mình.
Vợ chồng anh đang có công việc làm tốt và ổn định ở Bangkok nhưng chỉ một lần được đến thị trấn này, anh đã “ngã lòng”. Trở lại Bangkok, vợ chồng anh đã bán hết tài sản và lên đây mở một cửa hàng bán cà phê cho du khách...
Điểm dừng chân trong chuyến đi của tôi ở vùng Tam giác vàng chính là làng Sop Ruak, đỉnh của tam giác Myanmar – Lào - Thái Lan. Ngôi làng bé nhỏ này đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn nhờ có bảo tàng thuốc phiện trưng bày những đồ dùng chế cất thuốc phiện cũng như cuộc chiến giữa Quốc dân đảng và vua ma túy Khun Sa diễn ra từ năm 1967 để tranh chấp quyền sản xuất thuốc phiện ở khu vực này. Những cửa hàng lưu niệm san sát. Một Tam giác vàng bình yên, phồn thịnh đang tỉnh giấc.
Mandalay: Ở Mae Salong, có những người Hoa chưa từng rời khỏi thị trấn, họ cũng không biết tiếng Thái và tất nhiên, càng không biết tiếng Anh.
Thị trấn chỉ có con đường độc đạo nối với các vùng khác nhưng ở giữa phố, tôi nhìn thấy ít nhất có hai cửa hàng Seven Eleven, chuỗi cửa hàng bán thức ăn nhanh xuất hiện ở mọi nơi trên Thái Lan.
Anh bạn Tri Bunchua từng nói đùa: “Ở Thái Lan, cứ đi 500 m là có một cửa hàng Seven Eleven”.
Thế là nơi hoang vu đã trở thành phố thị. Trước những năm 1980, muốn xuống Mae Sai, dân miền núi phải đi mất 2 ngày nhưng giờ đi bằng ô tô chỉ mất 40 phút. Những ngôi nhà gỗ, bê tông mang dáng dấp đời sống của người Hoa hơn của người Thái.
Trước một cửa hàng bán thuốc trừ sâu, một số người H’ Mông tụ tập, trao đổi với nhau bằng tiếng Hoa. Tôi lại gần bắt chuyện, họ cười tươi nhưng lắc đầu ra dấu không hiểu khi nghe tôi nói mấy câu bằng tiếng Anh.
Con voi trắng mới được tìm thấy tại bang Rakhine. Tờ Ánh sáng mới của Myanmar cho hay các quan chức kiểm lâm đã tìm thấy con voi hôm thứ 7 tuần trước tại thị trấn Maungtaw thuộc bang Rakhine. Con voi khoảng 38 tuổi và cao 2m.
Được gọi là voi trắng nhưng thực chất mình chúng không mang màu trắng. Loài voi này thường có màu nâu đỏ dưới ánh mặt trời và hồng nhạt khi ngâm mình dưới nước.
Voi trắng từ lâu vốn được tôn thờ tại Myanmar, Thái Lan, Lào và các quốc gia Đông Nam Á khác. Các vị vua thường nuôi giữ và chăm sóc loài động vật này, coi chúng là một biểu tượng cho sự thịnh vượng và quyền lực hoàng gia.
Tuy nhiên, tờ báo không nói rõ con voi sẽ được nuôi giữ ở đâu sau khi được phát hiện. Đây sẽ là con voi trắng thứ 4 được nuôi giữ ở Myanmar. 3 con voi trắng khác hiện đang được chăm sóc tại công viên Mindhamma Hill ở ngoại ô thủ đô Yangon, nơi chúng được sống trong chuồng rộng, có hồ, thác nước, cây xanh và thực vật nhân tạo.
Con voi trắng mới được tìm thấy tại bang Rakhine. Tờ Ánh sáng mới của Myanmar cho hay các quan chức kiểm lâm đã tìm thấy con voi hôm thứ 7 tuần trước tại thị trấn Maungtaw thuộc bang Rakhine. Con voi khoảng 38 tuổi và cao 2m.
Được gọi là voi trắng nhưng thực chất mình chúng không mang màu trắng. Loài voi này thường có màu nâu đỏ dưới ánh mặt trời và hồng nhạt khi ngâm mình dưới nước.
Voi trắng từ lâu vốn được tôn thờ tại Myanmar, Thái Lan, Lào và các quốc gia Đông Nam Á khác. Các vị vua thường nuôi giữ và chăm sóc loài động vật này, coi chúng là một biểu tượng cho sự thịnh vượng và quyền lực hoàng gia.
Tuy nhiên, tờ báo không nói rõ con voi sẽ được nuôi giữ ở đâu sau khi được phát hiện. Đây sẽ là con voi trắng thứ 4 được nuôi giữ ở Myanmar. 3 con voi trắng khác hiện đang được chăm sóc tại công viên Mindhamma Hill ở ngoại ô thủ đô Yangon, nơi chúng được sống trong chuồng rộng, có hồ, thác nước, cây xanh và thực vật nhân tạo.
Chuyện đấu tranh cho dân chủ ở Miến Điện
No comments:
Post a Comment