Du lịch Đông Bắc Hoa Kỳ(Maryland, Virginia, Washington DC., Delaware, Pennsylvania, New Jersey, New York, Rhode Island, Connecticut, Massachussetts)
Ði công tác qua miền Ðông Bắc Hoa Kỳ khá nhiều lần nhưng chưa bao giờ được đi chơi nên nhân dịp đi đám cưới một người bà con, tôi quyết định lái xe đi du lịch một số tiểu bang vùng này. Đáp máy bay từ LAX qua tới phi trường Baltimore, Maryland giữa trưa hè mới thấy nóng bức không thua gì VN; thậm chí oi nồng, khô rít rất khó chịu. Vừa tắm xong là mồ hôi ướt đẫm ngay... Không hiểu tại sao nơi này gần sông & biển mà không thấy chút gió biển nào cho mát hơn 1 chút?
Maryland là một tiểu bang nằm về phía nam của vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, trên bờ biển phía đông của Hoa Kỳ,ven Đại Tây Dương. Phía bắc Maryland giáp Pennsylvania; phía tây giáp West Virginia; phía bắc và phía đông là Delaware và Đại Tây Dương; về phía nam (bên kia sông Potomac) là Virginia và West Virginia, và phần giữa của đường biên giới này bị cắt ở phía Maryland bởi Washington, D.C. (thủ đô của Hoa Kỳ) - vùng này nguyên là của Maryland nên có thể nói Maryland bao trùm thủ đô như vùng ngoại ô. Vịnh Chesapeake Bay gần như cắt đôi tiểu bang này và những quận phía đông của vịnh được biết đến với cái tên chung là Eastern Shore. Maryland là một trong 7 tiểu bang đầu tiên được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận và cũng là một tiểu bang nằm trên đường biên giới phân chia Nam - Bắc Hoa Kỳ nhưng trong thực tế, phần lớn Maryland (vùng trung tâm/ Central, vùng phía đông, phía nam và phía tây) vẫn được coi là thuộc miền Nam; trong khi vùng Baltimore và vành đai Washington Beltway được coi là miền Bắc Hoa Kỳ với rất nhiều cơ quan liên bang. Theo thống kê mới nhất (8-2007) của US Census Bureau, Maryland là tiểu bang giàu nhất Hoa Kỳ với thu nhập bình quân đầu người là $65,144, vượt qua New Jersey nhưng đi đâu cũng gặp Mỹ đen và dân Nam Hàn là đông nhất và làm ăn khá nhất trong cộng đồng Á châu ở đây nhưng cũng khó ưa nhất chứ không "dễ thương" như trong các phim Hàn mà dân VN mê mệt.
Maryland vẫn được coi là một trung tâm y-sinh học của Hoa Kỳ, với trên 350 trung tâm nghiên cứu y-sinh học, nổi tiếng nhất Hoa Kỳ là hệ thống đại học của Maryland như Johns Hopkins University, Howard Hughes Medical Institute, the Food and Drug Administration (FDA), National Institutes of Health (NIH). Đại học Maryland là đại học nổi tiếng nhất ở tiểu bang này.Phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố lớn (Annapolis- thủ đô của Maryland, Baltimore, Columbia/ Howard County, Hagerstown/ Washington County, Rockville và Gaithersburg/ Montgomery County …) dọc theo sông Severn hay vịnh Chesapeake, dọc theo bờ biển phía đông (Salisbury và Ocean City), Lexington Park và Cumberland ở phía tây Maryland, và vùng phụ cận quanh Washington, D.C. - thủ đô của Hoa Kỳ. Đợi chiều xuống xem Maryland có mát dịu hơn không mà vẫn thấy oi bức nên đành ra xe xuống phố coi Baltimore có gì lạ hay không vì ông bác của tôi chạy qua đây từ 1975, hiện làm đại tá quân y Mỹ cứ khen rối rít thành phố này mà tôi vừa đến thì coi bộ không ưa khí hậu nơi đây rồi.Baltimore có từ năm 1729, trở thành Baltimore County với vỏn vẹn 200 nóc nhà (năm 1768) và chính thức trở thành một thành phố lớn thứ 3 Hoa Kỳ (hiện đứng hạng 13) với bến cảng quan trọng trên bờ biển phía đông của Hoa Kỳ (nay là khu Fells Point, Little Italy và Mount Vernon Place) vào năm 1796. Tên Baltimore được đặt cho thành phố này để vinh danh Lords Baltimore - một người thuộc một gia đình đã lập ra Maryland. Nếu như khu Federal Hill đánh dấu sự ra đời của Hiến Pháp (Constitution) Hoa Kỳ thì những khẩu đại bác (cannon) trên đồi này chĩa xuống vùng Inner Harbor nhắc nhở thời Nội Chiến (Civil War). Vào những năm 1970s, sau khi James Rouse chỉnh trang Baltimore, hàng triệu du khách đã đến khu Inner Harbor này để leo lên tòa nhà "World Observation Level and Museum" cao 27 tầng trong khu World Trade Center, hay chui vào bên trong chiếc tàu ngầm Torsk (có mặt từ Thế Chiến II, nay trở thành một phần của National Aquarium) để xem cá mập, dolphins, rùa biển và nhiều loại động vật biển khác như có lẽ thua xa Aquarium ở Long Beach, Seattle... Bên kia bến cảng, Maryland Science Center và Columbus Center trưng bày những thành tựu và nghiên cứu khoa học - kỹ thuật hàng hải. Du khách có thể mua vé lên xem tàu buồm "Pride of Baltimore II" (dài 160 foot - niềm kiêu hãnh của Baltimore trong trận chiến năm 1812 với hải quân Anh) neo ngay tại đây. Gần đó là Port Discovery - khu giải trí của trẻ em cao 3 tầng. Từ Harborplace, tôi mua vé đi 1 vòng coi có gì hay không, ít ra cũng có chút gió thì đỡ khổ nhưng hoá ra chỉ thấy nóng muốn điên lên được. Tàu đưa đi quanh vịnh, đến Ft. McHenry National Monument rồi chui qua 2 cây cầu Ft McHenry(xa lộ 95) và cầu Harbor Tunnel(xa lộ 895), ngang qua Dundark Marine Terminal sau đó vòng lại khu vịnh Curtis; ai muốn xuống dạo chơi khu phố cổ thì xuống; nếu không thì ngồi lại trên tàu quay đầu về bến Harborplace. Vô ăn kem, dạo quanh chụp hình dưới cái nóng chói chang, oi bức nên tôi hết hứng thú. Lái xe theo xa lộ 95 lên Springfield kiếm phở Hồng Anh, Vinh Châu... không ra nên chui vô nhà hàng Tung Hai ăn cơm Tàu; không dè vừa dở, vừa mắc, kêu cua rang muối mà chỉ có 2 con ghẹ nhỏ xíu ! Baltimore nổi tiếng là trung tâm văn hoá- nghệ thuật của Mỹ, như về nhạc thì có Peabody Conservatory of Music, Baltimore Symphony Orchestra, Baltimore Opera..., hội hoạ thì có Peale Museum do họa sĩ Rembrandt Peale lập ra năm 1814, hay Walters Art Gallery với Egyptian mummies và những bộ đồ kỵ mã, xem tranh Picasso & Cezanne cùng các tác phẩm giá trị từ Á-Phi-Úc thì đến Baltimore Museum of Art, vô American Visionary Art Museum xem tranh của các họa sĩ trường phái "visionary" hay "untrained".... Baltimore còn có căn nhà của thi sĩ Edgar Allan Poe(chết năm 1849, chôn ở Westminster Cemetery với tượng đài do học trò của ông xây từ năm 1875). Từ Union Square, nhà báo nổi danh từ thế kỷ 19, H.L. Mencken, bạn của Theodore Roosevelt và Harry S. Truman đã nói nhiều câu bất hủ mà chính trị gia và báo chí Mỹ còn lưu truyền. Thể thao Baltimore thì có Oriole Park ở Camden Yards là sân nhà của đội Baltimore Orioles. Gần đó là nơi sinh ra cầu thủ baseball nổi danh George Herman "Babe" Ruth. Đội bóng Baltimore Ravens cũng chơi ở PSINet Stadium và vòng đua Pimlico Race Course từng là nơi tổ chức giải Triple Crown. Fort McHenry National Shrine & Monument Hall là 1 "địa danh lịch sử"(nằm gần sân PSI Net của đội NFL's Baltimore Ravens) gắn liền với anh hùng Francis Scott Key, một luật sư trẻ và cũng là người viết ra quốc ca của Mỹ lúc ông bị Anh giam giữ trên chiến hạm của Anh: "The Star-Spangled Banner."
Sáng hôm sau, lái xe lên Montgomery county để kiếm người bạn nhưng vợ chồng nó đi làm nên đành dạo chơi Montgomery County cho biết. Lập ra từ năm 1776 bởi người Anh, Tô Cách Lan, Ái Nhĩ Lan và lấy tên của danh tướng Richard Montgomery, một anh hùng trong cuộc chiến giành độc lập. Người VN ở đây không nhiều nhưng hiền hoà; vậy mà vài năm trước đây đã xảy ra 1 vụ án mạng ở đây. Lái qua Rockville, thành phố lớn thứ 4 và có từ năm 1777 chỉ nghe giới thiệu về Beall-Dawson House & Stonestreet Medical Museum(có từ thế kỷ 18,19), hay B&O Railroad Station xây theo kiểu Victorian. Vì gần sát Washington, D.C., Montgomery County có nhiều cơ quan chính phủ trung ương; như National Institute of Standards and Technology, National Institutes of Health, National Oceanic and Atmospheric Administration. Ở Bethesda có National Library of Medicine, thư viện y khoa lớn nhất TG có trên 150 năm. Montgomery County còn có Audubon Naturalist Society, có thác Great Falls trên dòng sông Potomac trong khu C&O Canal National Historic Park mà du khách có thể lên phà của White's Ferry để dạo chơi trên sông này. Ghé qua Glen Echo của Clara Barton(người sáng lập ra American Red Cross năm 1881), vô National Capital Trolley Museum ở Wheaton xem lịch sử xe điện của Mỹ. Thằng bạn học cũ của tôi rủ đi coi mấy kiểu nhà mới xây thì nó chợt đổi ý khi đưa tôi đi coi Smithsonian Institution là cái mà nó muốn đưa tôi đi coi nhất ở vùng thủ đô này. Khổ nỗi hôm ấy là ngày lễ nên đóng cửa và cũng phải đăng ký trước. Nhờ nó, tôi có được thông tin về Smithsonian Institution Architectural History and Historic Preservation(địa chỉ để mua vé trước: PO Box 37012, MRC 511 Suite 5001600 Maryland Avenue, SWWashington, DC 20013-7012; Director: parks@si.edu (202).633.6567
Historic Preservation: ballaam@si.edu (202).633.6535
Architectural Historian Emeritus: fieldcy@si.edu (202).633.6539). Phen này đi NY nhất định sẽ tìm tới coi sao.
Sáng hôm sau lái xe theo xa lộ 95 về thủ đô coi nước Mỹ chào mừng July-4th. và dạo chơi những điểm nổi tiếng nhất của Washington D.C. Ghé qua Silver Spring đón người bạn, ăn sáng cho chắc bụng rồi mới vô DC. Con đường Pennsylvania Ave. trước toà Bạch Ốc đã bị cấm xe lưu thông nhưng ngay trước công viên LaFayette thì rất nhiều người biểu tình phản chiến và chống TT Bush tụ tập ở đây, có đoàn biểu tình diễn hành từ trường đại học George Washington đến White House rồi qua Quốc Hội(US Capitol) có xe cảnh sát và an ninh đi kèm. Tôi đến chụp hình trước tượng LaFayette mà nghe một ông thao thao diễn thuyết về những sai lầm của TT Bush trước một nhóm phụ nữ có con chết trận ở Iraq, gần đó là nhóm chống di dân lậu. Chụp hình trước White House xong thì qua Bộ Tài Chánh rồi ngược lại bên kia là Văn phòng hành chánh cũ của Bạch Ốc. Bên kia đường 17, khá nhiều xe bán áo thun có in hình DC.
Theo đường 17 ra phiá sau khu sân cỏ Ellipse thì đến đường Constitution với nhiều máy bay, trực thăng đậu chờ diễn hành, trong khi bà con xếp hàng chờ an ninh kiểm soát để đi vô khu Washington Monument- cây bút chì vĩ đại, hay qua khu National WW II Memorial - hồ nước(Reflecting pool) - Lincoln Memorial và 2 khu tưởng niệm chiến tranh VN & Cao Ly ở 2 bên, trong khu West Potomac Park này. Dân chúng đứng, ngồi, nằm la liệt khắp nơi để vừa hóng mát, vừa chờ coi đốt pháo bông; trong khi du khách kéo vô chụp hình, quay phim... Nếu như cây bút chì vĩ đại trong khu Washington Monument vươn cao lên trên bãi cỏ giữa bầu trời thủ đô thì khu National WW II Memorial có hồ nước phun khiến trẻ nhỏ ưa thích nô đùa giữa trời nóng bức và 1 khu Plaza ghi lại tội ác của phát xít trong thế chiến thứ 2; trong đó có tội diệt chủng với dân Do Thái trên bức tường hình bán nguyệt. Hồ nước rộng lớn(Reflecting pool) ngăn cách giữa Lincoln Memorial và khu WW 2 Memorial với bãi cỏ xanh của công viên West Potomac Park là nơi thiên hạ tụ tập chào đón July 4th. thật vui giữa mùa hè oi bức. Nhiều cô gái Mỹ mặc tank top tắm nắng tỉnh bơ...
Tượng ông Lincoln trắng toác ngồi giữa Memorial ngó ra hồ nước + khu tưởng niệm chiến tranh TG thứ 2. Ở 2 bên Lincoln Memorial là 2 đài tưởng niệm chiến tranh VN trong khu vườn Hiến Pháp(Constitution Gardens) gần National Mall & đài tưởng niệm chiến tranh Cao Ly trong khu vườn West Potomac Park. Phiá đài tưởng niệm chiến tranh VN có đông người đến viếng hơn đài tưởng niệm chiến tranh Cao Ly; cảm động nhất là có người cựu quân nhân lặng lẽ sờ ngón tay lên hàng chữ khắc tên người bạn đã tử trận mà nước mắt anh ta ràn rụa... cho dù cuộc chiến đã kết thúc hơn 32 năm. Thực ra đài tưởng niệm chiến tranh VN chỉ là một bức tường có hình chữ V có khắc tên những binh sĩ HK tử trận trong chiến tranh VN do Maya Lin - 1 KTS Mỹ gốc Hoa thiết kế trong 1 cuộc thi. Đặc biệt có thêm 1 tấm plaque mới gắn vào năm 2004 để vinh danh những người chết sau khi kết thúc chiến tranh do hậu quả từ cuộc chiến được Bộ Quốc Phòng công nhận. Gần đó có bức tượng 3 người lính(trắng-đen-Hispanic), tượng 2 người nữ quân nhân đang cấp cứu đồng đội trong khu Vietnam Women's memorial. Băng qua Independence Ave. là gặp Tidal Basin( nơi này trồng những cây anh đào Nhật ven bờ hồ thường nở hoa vào tháng 4 hàng năm khi mùa xuân về) và Jefferson Memorial, ngay cạnh 2 cây cầu: George Mason & Rochambeau Memorial (xa lộ 95)và Arland D Williams Memorial(xa lộ 395 & 1). Bên kia cầu là khu East Potomac Park. Cuối xa lộ 395 là US Capitol(Quốc Hội Mỹ) trên Capitol Hill. Ngược lại, đi vòng vèo theo xa lộ 395 một đoạn sẽ thấy khu Pentagon và nghĩa trang quốc gia Arlington ở bên mặt và khu Fashion Centre bên trái là đã vô Virginia. Ghé vô nghĩa trang quốc gia Arlington mới thấy tượng đài Iwo Jima, Amphitheater và mộ chiến sĩ vô danh rất đẹp. Tự dưng tôi ao ước VN sẽ có 1 nghĩa trang quốc gia thật đẹp dành cho tất cả những người đã cống hiến và hy sinh cho VN. Arlington có trường đại học tư nổi tiếng George Mason. Tới ngã 3 Lynbrook-Springfield(3 xa lộ:95, 395, 495 gặp nhau) có Springfield Mall và khá nhiều gia đình VN sống quanh đây; nhất là các cựu công chức, sĩ quan cao cấp VNCH. Nếu theo xa lộ 66 qua tới xa lộ 236 là gặp khu Fairfax & Trung Tâm Thương Mãi Eden, Falls Church, VA. CĐVN ở Virginia thường kéo nhau đến khu thương xá Eden tại Seven Corners(6795 Saigon Blvd. - Wilson Blvd.), để ăn phở, bún bò Huế, cơm tấm, uống café, mua thẻ phone, phim Tàu phim VN... hay cắt - nhuộm - uốn - sấy gì cũng có. Nói chung, chỉ trong khu Eden này thôi đã có tất cả cho người VN. Lớn hơn khu Tăng Frères bên Paris một chút và rất tiện lợi cho mọi người. Vào dịp Tết & Tưởng Niệm 30 Tháng 4, tại kỳ đài trong khuôn viên Trung Tâm Thương Mãi Eden, Cộng Đồng Việt Nam vùng Washington DC, Maryland & Virginia có tổ chức Lễ Thượng Kỳ đầu năm và chương trình văn nghệ. Vô Eden uống café là sẽ biết thêm về Virginia; nhất là người VN tại Virginia và thủ đô. Bà con khoái kể về bà Khúc Minh Thơ, Dương Nguyệt Ánh, Lữ Anh Thư, bà Jackie Bông Wright, về bà Hồng Lê Webb có chồng là thượng nghị sĩ Mỹ James Webb, về tướng Ngô Quang Trưởng,Cao Văn Viên, và hàng loạt tướng tá, công chức cao cấp khác... Kiếm chổ đậu xe ở đây rất khó nên thà đi bộ xa một chút mà chắc ăn hơn. Chủ shopping Mỹ tha hồ làm giàu nhờ dân Mít ở đây. Nếu theo George Washington Pkwy dọc theo bờ sông Potomac, qua phi trường Reagan sẽ đến khu Old Town Alexandria. Bên kia sông là Maryland. Arlington có rất nhiều cơ quan liên bang. Cách nay 4 năm, tôi có ghé qua National Highway Institute ngay trên đường Fairfax Dr. sau khi lên Office of Bridge Technology ở đường số 7 trên DC.với vài ông bạn VN làm việc ở đó.
Sau 1 ngày lang thang quanh thủ đô rồi 1 ngày ghé thăm bạn bè ở Virginia, tôi thu xếp du hành lên New York, qua Delaware, Wisconsin, Pennsylvania,New Jersey và sẽ đến NY vào chiều mai. Các tiểu bang này nằm gần nhau nên chỉ đi một chút là qua tiểu bang khác. Từ thủ đô(DC) lên New York cũng không xa, gần hơn là đi từ Los Angeles đi San Jose nên cứ tà tà đi chơi, thích chổ nào thì ghé, không thích thì đi tiếp, y như "trại bay" ngày xưa mà thôi.
Từ Baltimore, tôi lái một lèo theo xa lộ 95 qua xa lộ 2 lên trường đại học Delaware ở Newark - nơi ba tôi từng du học ở đây cách nay gần 50 năm. So với hình chụp từ năm 1961, tôi chẳng thấy thay đổi gì nhiều. Có lẽ vì DE là tiểu bang nhỏ như 1 tỉnh lẻ miệt vườn. Bởi vậy, tôi chụp hình xong thì lái tiếp lên Wilmington- thành phố lớn nhất của Delaware nhưng cũng chẳng hơn gì Newark khi nó sống nhờ vào credit card và các hãng bảo hiểm y tế(BlueShield, Blue Cross) với một trung tâm tài chánh lớn. Qua ngã 3 của xa lộ 95 & 495 là gặp biên giới của Penn. khi tôi ghé vô Carpenter đổ xăng, uống nước... Bên kia Delaware Bay là New Jersey.
Qua phi trường và khu bến cảng là vô thành phố Philadelphia. Nơi đây từng là thủ đô của nước Mỹ (1682)nhưng bây giờ nó chỉ là 1 thành phố kỹ nghệ già nua mà chính quyền đang cố gắng "giải phẫu thẩm mỹ" cho nó trẻ hơn, hấp dẫn hơn. Theo thống kê năm 2006, với gần 1.5 triệu dân, Philadelphia cũng là thành phố đông dân hàng thứ sáu của Hoa Kỳ. Philadelphia cũng là thủ phủ của quận Philadelphia và thường được mệnh danh là “Thành Phố của Tình Huynh Ðệ” (The City of Brotherly Love). Philadelphia cùng với hai thành phố Camden và Wilmington kế cận tạo nên một khu đô thị lớn hàng thứ năm của Mỹ, với số dân 5.8 triệu. Ðược coi là một trong những thành phố trung tâm thương mại, văn hóa và giáo dục của Hoa Kỳ, Philadelphia sở hữu rất nhiều công trình và di tích liên quan đến lịch sử lập quốc của quốc gia này, mà đáng kể nhất là công viên Independence National Historical Park, nằm ngay trung tâm thành phố và cũng là nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất của tiểu bang Pennsylvania. Tòa Nhà Ðộc Lập Hoa Kỳ (Independence Hall) nằm trên đường Chesnut, giữa đường số 5 và số 6, là nơi thu hút nhiều người đến Philadelphia nhất. Tòa nhà được xây bằng gạch đỏ, kiểu dáng Georgia và do hai kiến trúc sư Edmund Woolley và Andrew Hamilton thiết kế. Tòa nhà được khởi công xây dựng năm 1732 và được hoàn tất năm 1753. Ðây là nơi mà bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ được đại biểu 13 tiểu bang thuộc địa Hoa Kỳ bàn cãi, chấp thuận và ký thành văn kiện chính thức. Tòa nhà này cũng là nơi Quốc Hội khóa thứ nhì của Hoa Kỳ nhóm họp để đưa ra bản tuyên ngôn độc lập nêu trên. Ban đầu, tòa nhà này được gọi là Pennsylvania State House của tiểu bang Pennsylvania, lúc đó gọi là tỉnh Pennsylvania (Province of Pennsylvania). Ngoài tòa nhà chính, còn có hai tòa nhà phụ, nhỏ hơn, kế cạnh. Tòa nhà phía Ðông lúc đó là Tòa Thị Chính Cũ (Old City Hall), còn tòa nhà phía Tây là Tòa Nhà Quốc Hội (Congress Hall). Nằm gần Tòa Nhà Ðộc Lập Hoa Kỳ, trong một khu tên Liberty Bell Center, Chuông Tự Do (còn được gọi là Chuông Một Trăm Năm - Centennial Bell) được đúc xong năm 1876, nhân dịp kỷ niệm 100 năm bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ. Hiện nay, Chuông Tự Do có một vết nứt dài chừng 5 cm, vẫn còn được treo tại khu vực nêu trên để du khách đến xem. Năm 1976, nhân kỷ niệm 200 Hoa Kỳ độc lập, Nữ Hoàng Elizabeth Ðệ Nhị của Anh đến thăm Philadelphia và tặng một cái chuông khác, giống y như Chuông Tự Do, gọi là Bicentennial Bell. Cái chuông này cũng được đúc từ xưởng đúc đã đúc Chuông Tự Do. Hiện nay, Bicentennial Bell được treo trong một tháp chuông trên đường số 3, cũng gần Tòa Nhà Ðộc Lập. Quẹo vô North 11th Street gần Fitler Square,bạn sẽ thấy vài nhà hàng VN ở Philadelphia
Từ xa lộ 95 rẻ qua trái của xa lộ 30/676 (rẻ phải là qua cầu Benjamin Franklin đi đảo Camden), quẹo trái vô đường số 5 & 6 là gặp khu Old Capitol Building gồm Franklin Square, National Constitution Center, với cái chuông Liberty Bell lịch sử trong 1 building mới xây và bên kia là Independence Hall - nơi ra đời của bản Tuyên ngôn Độc Lập nổi tiếng của Mỹ. Nhớ chụp hình với cái mặt của bạn(thay vì Benjamin Franklin) trên tờ giấy bạc USD. Bên kia đường Chesnut là Congress Hall rồi băng qua Walnut là Washington Square. Khu di tích lịch sử thành lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ chỉ có vậy thôi. Đi thẳng đường Market sẽ gặp Drexel University, quẹo trái là khu đại học Penn. State trên đường Walnut, gần xa lộ 76. Nhiều sinh viên VN học Y-Nha - Dược ngay tại các trường đại học tư (đa số là thuộc Công Giáo hay Tin Lành) ở đây trước khi kéo về California hay Texas; chính họ đã làm cho CĐVN ở đây trẻ trung hơn, sôi động hơn và cứ thế, mỗi năm lại có một lớp trí thức trẻ mới đến và đi. Tôi muốn đi xem ngôi nhà Fallingwater - một tác phẩm nổi tiếng của Frank Lloyd Wright nằm ở phiá tây Pennsylvania, hay Duncan House ở Polymath Park xây năm 1957, với 125-acre bảo tồn thiên nhiên trong Laurel Highlands nằm ở phiá nam, cách đây chỉ 17 miles nhưng các bà phản đối nên đành lên đường đi tiếp về New York.
Ăn trưa xong, tôi trở lại xa lộ 95 bắc qua 276 để đi tiếp vô New Jersey Turnpike sau đó lại đổi thành xa lộ 95(rắc rối hơn xa lộ California nhiều!). Có lẽ "ấn tượng" nhất về New Jersey là những traffic sign để vô Exit rất là ...cà chớn, y như Canada, lạng quạng là ...đi luôn; phải đi cả mấy miles nữa mới thấy exit kế tiếp. Thấy còn sớm, tôi ghé vô Princeton University. Từ xa lộ 95 rẻ qua Franklin(33) chuyển thành Stockton/Hightstown St. rồi đi theo đường này lên tới tận cùng là gặp(5 Palmer Sq W & Nassau Hall, ngay góc đường Nassau và Washington Rd., Princeton, NJ - (609) 258-3000) ở New Jersey để coi trường đại học tư nổi tiếng này ra sao. Tôi có một thằng bạn thân (N. T. Đạo) đang sống ở New Jersey nhưng không có địa chỉ & số phone nên đành chịu mà đi tiếp lên New York - tiểu bang nổi tiếng nhất của miền Đông Bắc Hoa Kỳ.Năm 1999, tôi đã lái xe từ New York City đi Niagara Falls mà cứ đinh ninh là gần và cứ nghĩ tiểu bang này nhỏ xíu. Ai dè, lái trên 400 miles, từ xa lộ I-80, 81 tới Syracuse thì ...chịu thua, phải ghé vô Auburn ăn uống, tắm rửa, ngủ 1 đêm trong 1 motel hôi thuốc lá nồng nặc. Sáng hôm sau, ghé qua Rochester, Buffalo, xếp hàng qua biên giới Mỹ - Canada mà thấm thiá cái dốt của mình về Tiểu bang New York. Tiểu bang Nữu Ước (State of New York, thường được gọi là New York State (khác với NY steak), là một tiểu bang nằm về phía đông bắc của Hoa Kỳ. Tiểu bang New York giáp với các bang khác là của Hoa Kỳ là Vermont, Massachusetts, Connecticut về phía đông, giáp với hai bang New Jersey, Pennsylvania về phía nam, đồng thời giáp với hai tỉnh của Canada là Quebec và Ontario về phía bắc. Tiểu bang New York là tiểu bang có dân số đông thứ ba tại Hoa Kỳ. Thành phố New York là thành phố lớn nhất tiểu bang đông thời cũng là thành phố lớn nhất nước Mỹ. Thành phố này được biết đến như cửa ngõ cho dòng người nhập cư vào nước Mỹ trong lịch sử và ngày nay phát triển thành một trung tâm thương mại, tài chính, văn hóa lớn của thế giới. Tuy nhiên thủ phủ của tiểu bang New York lại nằm ở thành phố Albany.Những cư dân đầu tiên sinh sống tại tiểu bang New York ngày nay là những bộ tộc thổ dân da đỏ như Algonquian, Iroquois và Lanape, trước khi người Pháp và Hà Lan khám phá ra vùng đất này vào đầu thế kỉ 17. Năm 1609, Henry Hudson là người đầu tiên tuyên bố chủ quyền khu vực này thuộc về Công sự Cam (Fort Orange) của người Hà Lan. Tuy nhiên người Anh đã thôn tính vùng đất này vào năm 1664. Khi cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ nổ ra, tiểu bang New York trở thành một chiến trường ác liệt. Tiểu bang phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ vào năm 1788 và trở thành tiểu bang thứ 11 nằm trong Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong cùng năm đó. Hiến pháp riêng của tiểu bang được ban hành năm 1777. Ðây là nơi sinh của các Tổng thống Theodore Roosevelt (tại thành phố New York), Franklin Delano Roosevelt (tại Hyde Park), Martin Van Buren (tại Kinderhook), Millard Fillmore (tại Cayuga County).
Thành phố New York là thành phố nằm ở phía đông nam tiểu bang New York, đồng thời là thành phố lớn nhất và đông dân nhất Hoa Kỳ. New York là một trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa lớn của thế giới. Đây còn là nơi đặt trụ sở của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
New York: Băng qua NJ, tôi vào đến NYC bằng ngã xa lộ 1 qua Holland Tunnel thay vì 278 hay 78 như lần trước. Rẻ phải qua West St. để coi Ground Zero( tòa nhà Twin Towers/WTC cũ) đang xây tới đâu rồi đến Robert F. Wagner Park và Battery Park với Clinton Monument, nhìn qua đảo Liberty nơi có tượng Nữ Thần Tự Do và xa xa là Liberty State Park. Chúng tôi mua vé cho chuyến phà qua coi tượng vào sáng mai rồi mới đi Broadway qua khu NY Stock Exchange ngay góc Wall St. và đi qua City Hall trước khi lái xe qua chiếc cầu Brooklyn vòng qua cầu Manhattan- 2 cây cầu nổi tiếng của NY coi cho biết rồi mới chịu đến Chinatown ăn cơm.
Chinatown nằm trong khu Canal St. - Bowery - Worth - Baxter St. mà Canal là con đường huyết mạch. Kiếm chổ đậu xe ở góc đường Canal và Baxter, trao chìa khoá và trả tiền xong là tha hồ đi chơi. Nhìn bãi đậu xe ở NY rồi mới thấy LA & SF vẫn còn sướng hơn nhiều. Parking ở khu này rất là ...nhức đầu, chỉ có du khách mới khùng khi lái xe dạo phố NY chứ dân NY chỉ đi xe bus hay xe điện/ metro.Khi đi về hướng Nam trên đường Baxter gặp nhiều tiệm ăn Việt Nam như Thái Sơn Restaurant, Phở Nha Trang, Phở Pasteur nằm bên cạnh rất nhiều dịch vụ Bail Bond (đóng tiền thế chân để ra khỏi nhà tù). Mệt rồi mà ăn 1 bữa cơm VN với canh chua cá cũng dở tệ vì nhà hàng bỏ dấm thay cho me & khóm/ thơm, mua thịt quay cũng không ngon & dòn như LA hay SF, trái cây cũng mắc... Lúc này mới thấy Cali sướng và ngon hơn NY nhiều. Dạo phố Tàu NY cũng không vui như LA hay SF, quá hỗn độn và mắc mỏ cho dù phố Tàu nào cũng bầy hầy, dơ dáy như nhau. Đi chơi cho biết chứ hổng ham ở đây! Phía Bắc là khu Little Italy nổi tiếng trong chốn giang hồ với ông trùm kiểu God Father. Hình như rừng nào cọp đó nên mafia Ý cũng né mafia Tàu, không ai xâm phạm lãnh thổ ai hết.
Thành phố New York có 5 quận: The Bronx, Brooklyn, Manhattan, Queens và Staten Island. Với 8,2 triệu dân sống trên một khu vực 830 km², New York là thành phố đông dân nhất khu vực Bắc Mỹ. Khu vực đô thị của New York với dân số xấp xỉ 22 triệu người là khu vực đô thị lớn nhất thế giới.
Thành phố New York là cửa ngõ cho dòng người nhập cư ồ ạt vào nước Mỹ trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20. Bức tượng Nữ thần Tự do là một công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới của thành phố.
New York nổi tiếng nhất với tượng Nữ Thần Tự Do (Statue of Liberty), các tòa cao ốc như Chrysler, Empire State, Toà Tháp Đôi (World Trade Center, đã bị sụp đổ ngày 11 tháng 9 năm 2001) và Thư viện Công cộng New York, Quảng trường Thời đại (Times Square), Công viên Trung tâm (Central Park), Phố Wall (Wall Street), vân vân. Thành phố còn đang lên dự án xây dựng tòa Tháp Tự do (Freedom Tower), ngay trên nền đất của Toà Tháp Đôi, vào năm 2007, sẽ hoàn tất vào năm 2009 và đưa vào hoạt động trong năm 2010. Đây sẽ là tòa nhà cao nhất thế giới với 541 m tính từ chân đến đỉnh ăn ten.New York thật ra có ba khu vực nhà cao chọc trời tách biệt nhau: Midtown Manhattan, Downtown Manhattan (cũng được biết như là Lower Manhattan) và Downtown Brooklyn. Khu vực lớn nhất của các tòa nhà cao chọc trời này là ở Midtown Manhattan, trung tâm kinh doanh lớn nhất trên thế giới, và cũng là nơi của các tòa nhà đáng để ý như tòa nhà Empire State, tòa nhà Chrysler và trung tâm Rockerfeller. Khu nhà chọc trời tại Downtown Manhattan bao gồm khu thương mại trung tâm lớn thứ ba trên nước Mỹ (sau Midtown Manhattan và Chicago's Loop), và đã từng được biết đến với sự hiện diện của tòa tháp đôi của World Trade Center.
Thành phố New York là một trung tâm chính cho kinh doanh thương mại quốc tế và là một trong ba "trung tâm điều khiển" kinh tế thế giới (cùng với Tokyo và London). Thành phố là trung tâm chính về tài chính, bảo hiểm, địa ốc, truyền thông và nghệ thuật ở Mỹ. Các ngành quan trọng khác bao gồm truyền hình và phim ảnh, lớn thứ hai toàn quốc sau Hollywood; nghiên cứu y khoa và kỹ thuật; các đại học và học viện không vụ lợi; và thời trang.
Khu vực đô thị New York có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào khoảng 901,3 tỷ USD vào năm 2004, nhiều hơn GDP của Ấn Độ và chỉ một ít thấp hơn của Canada. Kinh tế của thành phố chiếm phần lớn các hoạt động kinh tế của các tiểu bang New Jersey và New York.
Thị trường chứng khoán của thành phố là một trong những thị trường chứng khoán quan trọng nhất trên thế giới. Thị trường chứng khoán New York là thị trường lớn nhất tính theo số lượng đô la lưu chuyển, trong khi NASDAQ là lớn nhất trên thế giới về số lượng các công ty liệt kê ở đó. Nhiều tập đoàn công nghiệp lớn có trụ sở chính đặt tại New York, bao gồm nhiều công ty Fortune 500 hơn các thành phố khác. New York là duy nhất trong các thành phố Mỹ về số lượng lớn các công ty nước ngoài. Một trong mười các công việc ở các công ty tư nhân ở thành phố này là với một công ty nước ngoài.
Các ngành công nghiệp sáng tạo, như truyền thông, quảng cáo, thiết kế và kiến trúc chiếm một số lượng càng đông dần trong tổng số công việc. Các công nghiệp kỹ thuật cao như phát triển phần mềm, thiết kế trò chơi và dịch vụ Internet cũng đang phát triển; bởi vì vị trí của thành phố là trạm cuối của đường cáp quang xuyên đại dương, Thành phố New York cũng là một cổng Internet lớn nhất trên toàn nước Mỹ.Sản xuất chiếm phần lớn nhưng đang giảm dần về số lượng nhân công. Dệt may, hóa chất, sản phẩm kim khí, chế biến thực phẩm, và đồ gia dụng là một số sản phẩm chính. Vận chuyển đường biển quốc tế luôn luôn là một phần lớn của kinh tế thành phố nhờ vào vịnh biển tự nhiên của New York, nhưng với sự
tiến bộ của công việc đóng container các tàu chở hàng đã di chuyển từ vùng cảng trước Brooklyn ngang qua Cảng hàng hải Newark-Elizabeth ở New Jersey. Một số tuyến tàu chở hàng vẫn tồn tại; ví dụ, Brooklyn vẫn còn điều hành phần lớn việc nhập khẩu hạt cocoa vào Hoa KỳỞ West Point có 1 trường military rất hay, có thể mua vé tour ($9/người) để đi xem cũng được. Họ không cho tự đi vào đó đâu vì đó là khu bí mật quân sự mà. Ở ngoài thì có 1 historic site - Fort Montgomery, nếu thích coi những dấu ấn lịch sử. Rồi đi qua Bear Mountain Bridge, quẹo phải sẽ tới 1 view point coi cảnh rất hữu tình. Nếu quẹo trái thì sẽ đến 1 train station ở ngay bờ biển, có rất nhiều thuyền buồm. Muốn đi lên NYC thì take train ở đây đến Grand Central. Không nên đi xe hơi vì sẽ tốn tiền parking và nhiều khi rất khó kiếm chỗ để đậu.
Tiếc là thời gian không nhiều nên tôi phải lên đường đi tiếp qua Connecticut và Boston. Từ xa lộ 95, chúng tôi đi thẳng lên Yale University ở New Haven, Connecticut. Rẻ qua I-91 vô Trumbull St, ngay góc Canal là đến đại học Yale. 2 vợ chồng bác sĩ vừa dạy ở đây, vừa về VN làm từ thiện và dạy free nữa. Niềm nỡ chào đón và đưa chúng tôi đi tham quan đại học Y khoa nổi tiếng này và 1 tour vòng quanh campus. Ăn trưa xong, tôi chào từ biệt để kịp hẹn với người bạn khác ở đại học Harvard.
Trên đường 95 đi Boston, tôi ghé qua Providence, Rhode Island để đổ thêm xăng rồi gần 1 giờ sau thì đã tới Law School của Harvard University(1563 Massachusetts Ave.,Cambridge, MA 02138)- nơi đào tạo nhiều luật sư- chính trị gia nổi danh của Mỹ. Harvard University là 1 trong những trường đại học đầu tiên được thành lập ở Mỹ, có truyền thống lâu đời, thuộc hàng Ivy League, có trên 2,400 giáo sư; trong đó có rất nhiều người đoạt giải Nobel và các giải thưởng- danh dự quốc tế khác. Có 2 boards: President & Fellows of Harvard College(hay Harvard Corporation) và Harvard Board of Overseers, có 9 faculties:
- Faculty of Arts and Sciences, với sub-faculty là School of Engineering and Applied Sciences, bao gồm: Harvard College(undergraduate - có từ 1636),
Graduate School of Arts and Sciences (từ 1872), Harvard Division of Continuing Education, kể cả Harvard Extension School (1909) & Harvard Summer School (1871)
- Faculty of Medicine, gồm Medical School (1782), Harvard School of Dental Medicine (1867).
- Harvard Divinity School (1816)
- Harvard Law School (1817)
- Harvard Business School (1908)
- Graduate School of Design (1914)
- Graduate School of Education (1920)
- School of Public Health (1922)
- John F. Kennedy School of Government (1936)
Từ năm 1999, Radcliffe College đổi thành Radcliffe Institute for Advanced Study.
Gần đó là trường kỹ thuật giỏi nhất nước Mỹ: Massachussett Institute of Technology(MIT) ở ngay trên đường Massachusetts và Albany, nhìn ra bờ sông Charles. MIT có 5 trường và 1 college với 32 phân khoa ; trong đó có cả ngành kiến trúc. Trường này cũng rất đẹp mà lạ mắt nhất là Stata Center (Department of Linguistics and Philosophy), hay Building 7 (ở 77 Massachusetts Avenue) chính là cửa ngỏ vào campus, hoặc Barker Library là 1 thư viện cũng rất đẹp. Trong 1 ngày, tôi đã có dịp ghé qua 3 trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ đều là do tư nhân làm chủ và quản lý; đã đào tạo ra nhiều tên tuổi xuất sắc cho nước Mỹ và TG. Chúng tôi kéo nhau làm một chuyến campus tour cho biết rồi ra Boston Harbor cruise đi coi chiến hạm USS Constitution và ngắm thành phố Boston từ ngoài biển. Sau đó đi ra Quincy Market. Tối đến, kéo đi ăn tôm hùm Boston và ngắm Boston về đêm. Đêm hôm đó, về phòng trọ mà tôi cứ suy nghĩ những gì các bạn trí thức gốc VN trẻ từ 3 trường đại học nổi danh bậc nhất TG này nói về quê nhà, hình như họ rất có tình cảm với CSVN và ủng hộ sự "đổi mới" hiện nay; nhất là khi nói về những bài viết hay phát biểu của ông Võ Văn Kiệt... Trước 75, tại sao rất nhiều trí thức gốc VN du học ở các nước tư bản vẫn có khuynh hướng "thân Cộng" hay "thiên tả"? Bây giờ, lịch sử đang lập lại? Họ không thích tranh cãi về những đúng-sai của quá khứ, không hào hứng với chính trị, tập trung vào việc nâng cao dân trí và cải thiện đời sống đa số dân nghèo trong nước (chủ yếu là giáo dục & y tế), với tấm lòng nhiệt tình, hoàn toàn vô vị lợi, mang đầu óc phóng khoáng, tự do, cởi mở khi nhìn về hiện tại và tương lai của dân tộc với ao ước VN ngày càng thay đổi tốt đẹp hơn... Hình như con đường chống Cộng bát nháo đã khiến rất nhiều người trẻ mất đi niềm tin vào công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, chống chế độ độc tài? Ngay bên cạnh thủ đô và gần toà đại sứ VC, tại sao nhiều trí thức gốc VN rất giỏi, rất yêu nước lại không tán thành phương cách chống Cộng bấy lâu nay của các tổ chức, hội đoàn CC ở đây; cho dù họ cũng không chấp nhận chế độ độc tài, tham nhũng ở VN? Y như khi tôi đến UC Berkeley, USC, UW...
Trưa hôm sau, tôi ra phi trường Logan, Boston để bay trở về California sau 1 tuần du hành qua miền Ðông Bắc Hoa Kỳ. Còn rất nhiều nơi tôi chưa đi qua, cũng có nơi đã ghé trước đây nhưng các thành phố thuộc miền Ðông Bắc Hoa Kỳ mà tôi đi qua lần này đều nổi tiếng là trung tâm chính trị, kinh tế, tài chính, văn hoá- nghệ thuật, giáo dục, khoa học - kỹ thuật của Mỹ. Hầu hết học bổng dành cho du học sinh từ VN qua đều từ các trường vùng này. Hy vọng các em sẽ cố gắng và mở mang hiểu biết để khi về nước sẽ giúp cho VN ngày càng khá hơn. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn- du lịch cũng chính là cơ hội học hỏi và mở mang hiểu biết; nhất là về văn hoá(7-7-2007)
Ði công tác qua miền Ðông Bắc Hoa Kỳ khá nhiều lần nhưng chưa bao giờ được đi chơi nên nhân dịp đi đám cưới một người bà con, tôi quyết định lái xe đi du lịch một số tiểu bang vùng này. Đáp máy bay từ LAX qua tới phi trường Baltimore, Maryland giữa trưa hè mới thấy nóng bức không thua gì VN; thậm chí oi nồng, khô rít rất khó chịu. Vừa tắm xong là mồ hôi ướt đẫm ngay... Không hiểu tại sao nơi này gần sông & biển mà không thấy chút gió biển nào cho mát hơn 1 chút?
Maryland là một tiểu bang nằm về phía nam của vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, trên bờ biển phía đông của Hoa Kỳ,ven Đại Tây Dương. Phía bắc Maryland giáp Pennsylvania; phía tây giáp West Virginia; phía bắc và phía đông là Delaware và Đại Tây Dương; về phía nam (bên kia sông Potomac) là Virginia và West Virginia, và phần giữa của đường biên giới này bị cắt ở phía Maryland bởi Washington, D.C. (thủ đô của Hoa Kỳ) - vùng này nguyên là của Maryland nên có thể nói Maryland bao trùm thủ đô như vùng ngoại ô. Vịnh Chesapeake Bay gần như cắt đôi tiểu bang này và những quận phía đông của vịnh được biết đến với cái tên chung là Eastern Shore. Maryland là một trong 7 tiểu bang đầu tiên được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận và cũng là một tiểu bang nằm trên đường biên giới phân chia Nam - Bắc Hoa Kỳ nhưng trong thực tế, phần lớn Maryland (vùng trung tâm/ Central, vùng phía đông, phía nam và phía tây) vẫn được coi là thuộc miền Nam; trong khi vùng Baltimore và vành đai Washington Beltway được coi là miền Bắc Hoa Kỳ với rất nhiều cơ quan liên bang. Theo thống kê mới nhất (8-2007) của US Census Bureau, Maryland là tiểu bang giàu nhất Hoa Kỳ với thu nhập bình quân đầu người là $65,144, vượt qua New Jersey nhưng đi đâu cũng gặp Mỹ đen và dân Nam Hàn là đông nhất và làm ăn khá nhất trong cộng đồng Á châu ở đây nhưng cũng khó ưa nhất chứ không "dễ thương" như trong các phim Hàn mà dân VN mê mệt.
Maryland vẫn được coi là một trung tâm y-sinh học của Hoa Kỳ, với trên 350 trung tâm nghiên cứu y-sinh học, nổi tiếng nhất Hoa Kỳ là hệ thống đại học của Maryland như Johns Hopkins University, Howard Hughes Medical Institute, the Food and Drug Administration (FDA), National Institutes of Health (NIH). Đại học Maryland là đại học nổi tiếng nhất ở tiểu bang này.Phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố lớn (Annapolis- thủ đô của Maryland, Baltimore, Columbia/ Howard County, Hagerstown/ Washington County, Rockville và Gaithersburg/ Montgomery County …) dọc theo sông Severn hay vịnh Chesapeake, dọc theo bờ biển phía đông (Salisbury và Ocean City), Lexington Park và Cumberland ở phía tây Maryland, và vùng phụ cận quanh Washington, D.C. - thủ đô của Hoa Kỳ. Đợi chiều xuống xem Maryland có mát dịu hơn không mà vẫn thấy oi bức nên đành ra xe xuống phố coi Baltimore có gì lạ hay không vì ông bác của tôi chạy qua đây từ 1975, hiện làm đại tá quân y Mỹ cứ khen rối rít thành phố này mà tôi vừa đến thì coi bộ không ưa khí hậu nơi đây rồi.Baltimore có từ năm 1729, trở thành Baltimore County với vỏn vẹn 200 nóc nhà (năm 1768) và chính thức trở thành một thành phố lớn thứ 3 Hoa Kỳ (hiện đứng hạng 13) với bến cảng quan trọng trên bờ biển phía đông của Hoa Kỳ (nay là khu Fells Point, Little Italy và Mount Vernon Place) vào năm 1796. Tên Baltimore được đặt cho thành phố này để vinh danh Lords Baltimore - một người thuộc một gia đình đã lập ra Maryland. Nếu như khu Federal Hill đánh dấu sự ra đời của Hiến Pháp (Constitution) Hoa Kỳ thì những khẩu đại bác (cannon) trên đồi này chĩa xuống vùng Inner Harbor nhắc nhở thời Nội Chiến (Civil War). Vào những năm 1970s, sau khi James Rouse chỉnh trang Baltimore, hàng triệu du khách đã đến khu Inner Harbor này để leo lên tòa nhà "World Observation Level and Museum" cao 27 tầng trong khu World Trade Center, hay chui vào bên trong chiếc tàu ngầm Torsk (có mặt từ Thế Chiến II, nay trở thành một phần của National Aquarium) để xem cá mập, dolphins, rùa biển và nhiều loại động vật biển khác như có lẽ thua xa Aquarium ở Long Beach, Seattle... Bên kia bến cảng, Maryland Science Center và Columbus Center trưng bày những thành tựu và nghiên cứu khoa học - kỹ thuật hàng hải. Du khách có thể mua vé lên xem tàu buồm "Pride of Baltimore II" (dài 160 foot - niềm kiêu hãnh của Baltimore trong trận chiến năm 1812 với hải quân Anh) neo ngay tại đây. Gần đó là Port Discovery - khu giải trí của trẻ em cao 3 tầng. Từ Harborplace, tôi mua vé đi 1 vòng coi có gì hay không, ít ra cũng có chút gió thì đỡ khổ nhưng hoá ra chỉ thấy nóng muốn điên lên được. Tàu đưa đi quanh vịnh, đến Ft. McHenry National Monument rồi chui qua 2 cây cầu Ft McHenry(xa lộ 95) và cầu Harbor Tunnel(xa lộ 895), ngang qua Dundark Marine Terminal sau đó vòng lại khu vịnh Curtis; ai muốn xuống dạo chơi khu phố cổ thì xuống; nếu không thì ngồi lại trên tàu quay đầu về bến Harborplace. Vô ăn kem, dạo quanh chụp hình dưới cái nóng chói chang, oi bức nên tôi hết hứng thú. Lái xe theo xa lộ 95 lên Springfield kiếm phở Hồng Anh, Vinh Châu... không ra nên chui vô nhà hàng Tung Hai ăn cơm Tàu; không dè vừa dở, vừa mắc, kêu cua rang muối mà chỉ có 2 con ghẹ nhỏ xíu ! Baltimore nổi tiếng là trung tâm văn hoá- nghệ thuật của Mỹ, như về nhạc thì có Peabody Conservatory of Music, Baltimore Symphony Orchestra, Baltimore Opera..., hội hoạ thì có Peale Museum do họa sĩ Rembrandt Peale lập ra năm 1814, hay Walters Art Gallery với Egyptian mummies và những bộ đồ kỵ mã, xem tranh Picasso & Cezanne cùng các tác phẩm giá trị từ Á-Phi-Úc thì đến Baltimore Museum of Art, vô American Visionary Art Museum xem tranh của các họa sĩ trường phái "visionary" hay "untrained".... Baltimore còn có căn nhà của thi sĩ Edgar Allan Poe(chết năm 1849, chôn ở Westminster Cemetery với tượng đài do học trò của ông xây từ năm 1875). Từ Union Square, nhà báo nổi danh từ thế kỷ 19, H.L. Mencken, bạn của Theodore Roosevelt và Harry S. Truman đã nói nhiều câu bất hủ mà chính trị gia và báo chí Mỹ còn lưu truyền. Thể thao Baltimore thì có Oriole Park ở Camden Yards là sân nhà của đội Baltimore Orioles. Gần đó là nơi sinh ra cầu thủ baseball nổi danh George Herman "Babe" Ruth. Đội bóng Baltimore Ravens cũng chơi ở PSINet Stadium và vòng đua Pimlico Race Course từng là nơi tổ chức giải Triple Crown. Fort McHenry National Shrine & Monument Hall là 1 "địa danh lịch sử"(nằm gần sân PSI Net của đội NFL's Baltimore Ravens) gắn liền với anh hùng Francis Scott Key, một luật sư trẻ và cũng là người viết ra quốc ca của Mỹ lúc ông bị Anh giam giữ trên chiến hạm của Anh: "The Star-Spangled Banner."
Sáng hôm sau, lái xe lên Montgomery county để kiếm người bạn nhưng vợ chồng nó đi làm nên đành dạo chơi Montgomery County cho biết. Lập ra từ năm 1776 bởi người Anh, Tô Cách Lan, Ái Nhĩ Lan và lấy tên của danh tướng Richard Montgomery, một anh hùng trong cuộc chiến giành độc lập. Người VN ở đây không nhiều nhưng hiền hoà; vậy mà vài năm trước đây đã xảy ra 1 vụ án mạng ở đây. Lái qua Rockville, thành phố lớn thứ 4 và có từ năm 1777 chỉ nghe giới thiệu về Beall-Dawson House & Stonestreet Medical Museum(có từ thế kỷ 18,19), hay B&O Railroad Station xây theo kiểu Victorian. Vì gần sát Washington, D.C., Montgomery County có nhiều cơ quan chính phủ trung ương; như National Institute of Standards and Technology, National Institutes of Health, National Oceanic and Atmospheric Administration. Ở Bethesda có National Library of Medicine, thư viện y khoa lớn nhất TG có trên 150 năm. Montgomery County còn có Audubon Naturalist Society, có thác Great Falls trên dòng sông Potomac trong khu C&O Canal National Historic Park mà du khách có thể lên phà của White's Ferry để dạo chơi trên sông này. Ghé qua Glen Echo của Clara Barton(người sáng lập ra American Red Cross năm 1881), vô National Capital Trolley Museum ở Wheaton xem lịch sử xe điện của Mỹ. Thằng bạn học cũ của tôi rủ đi coi mấy kiểu nhà mới xây thì nó chợt đổi ý khi đưa tôi đi coi Smithsonian Institution là cái mà nó muốn đưa tôi đi coi nhất ở vùng thủ đô này. Khổ nỗi hôm ấy là ngày lễ nên đóng cửa và cũng phải đăng ký trước. Nhờ nó, tôi có được thông tin về Smithsonian Institution Architectural History and Historic Preservation(địa chỉ để mua vé trước: PO Box 37012, MRC 511 Suite 5001600 Maryland Avenue, SWWashington, DC 20013-7012; Director: parks@si.edu (202).633.6567
Historic Preservation: ballaam@si.edu (202).633.6535
Architectural Historian Emeritus: fieldcy@si.edu (202).633.6539). Phen này đi NY nhất định sẽ tìm tới coi sao.
Sáng hôm sau lái xe theo xa lộ 95 về thủ đô coi nước Mỹ chào mừng July-4th. và dạo chơi những điểm nổi tiếng nhất của Washington D.C. Ghé qua Silver Spring đón người bạn, ăn sáng cho chắc bụng rồi mới vô DC. Con đường Pennsylvania Ave. trước toà Bạch Ốc đã bị cấm xe lưu thông nhưng ngay trước công viên LaFayette thì rất nhiều người biểu tình phản chiến và chống TT Bush tụ tập ở đây, có đoàn biểu tình diễn hành từ trường đại học George Washington đến White House rồi qua Quốc Hội(US Capitol) có xe cảnh sát và an ninh đi kèm. Tôi đến chụp hình trước tượng LaFayette mà nghe một ông thao thao diễn thuyết về những sai lầm của TT Bush trước một nhóm phụ nữ có con chết trận ở Iraq, gần đó là nhóm chống di dân lậu. Chụp hình trước White House xong thì qua Bộ Tài Chánh rồi ngược lại bên kia là Văn phòng hành chánh cũ của Bạch Ốc. Bên kia đường 17, khá nhiều xe bán áo thun có in hình DC.
Theo đường 17 ra phiá sau khu sân cỏ Ellipse thì đến đường Constitution với nhiều máy bay, trực thăng đậu chờ diễn hành, trong khi bà con xếp hàng chờ an ninh kiểm soát để đi vô khu Washington Monument- cây bút chì vĩ đại, hay qua khu National WW II Memorial - hồ nước(Reflecting pool) - Lincoln Memorial và 2 khu tưởng niệm chiến tranh VN & Cao Ly ở 2 bên, trong khu West Potomac Park này. Dân chúng đứng, ngồi, nằm la liệt khắp nơi để vừa hóng mát, vừa chờ coi đốt pháo bông; trong khi du khách kéo vô chụp hình, quay phim... Nếu như cây bút chì vĩ đại trong khu Washington Monument vươn cao lên trên bãi cỏ giữa bầu trời thủ đô thì khu National WW II Memorial có hồ nước phun khiến trẻ nhỏ ưa thích nô đùa giữa trời nóng bức và 1 khu Plaza ghi lại tội ác của phát xít trong thế chiến thứ 2; trong đó có tội diệt chủng với dân Do Thái trên bức tường hình bán nguyệt. Hồ nước rộng lớn(Reflecting pool) ngăn cách giữa Lincoln Memorial và khu WW 2 Memorial với bãi cỏ xanh của công viên West Potomac Park là nơi thiên hạ tụ tập chào đón July 4th. thật vui giữa mùa hè oi bức. Nhiều cô gái Mỹ mặc tank top tắm nắng tỉnh bơ...
Tượng ông Lincoln trắng toác ngồi giữa Memorial ngó ra hồ nước + khu tưởng niệm chiến tranh TG thứ 2. Ở 2 bên Lincoln Memorial là 2 đài tưởng niệm chiến tranh VN trong khu vườn Hiến Pháp(Constitution Gardens) gần National Mall & đài tưởng niệm chiến tranh Cao Ly trong khu vườn West Potomac Park. Phiá đài tưởng niệm chiến tranh VN có đông người đến viếng hơn đài tưởng niệm chiến tranh Cao Ly; cảm động nhất là có người cựu quân nhân lặng lẽ sờ ngón tay lên hàng chữ khắc tên người bạn đã tử trận mà nước mắt anh ta ràn rụa... cho dù cuộc chiến đã kết thúc hơn 32 năm. Thực ra đài tưởng niệm chiến tranh VN chỉ là một bức tường có hình chữ V có khắc tên những binh sĩ HK tử trận trong chiến tranh VN do Maya Lin - 1 KTS Mỹ gốc Hoa thiết kế trong 1 cuộc thi. Đặc biệt có thêm 1 tấm plaque mới gắn vào năm 2004 để vinh danh những người chết sau khi kết thúc chiến tranh do hậu quả từ cuộc chiến được Bộ Quốc Phòng công nhận. Gần đó có bức tượng 3 người lính(trắng-đen-Hispanic), tượng 2 người nữ quân nhân đang cấp cứu đồng đội trong khu Vietnam Women's memorial. Băng qua Independence Ave. là gặp Tidal Basin( nơi này trồng những cây anh đào Nhật ven bờ hồ thường nở hoa vào tháng 4 hàng năm khi mùa xuân về) và Jefferson Memorial, ngay cạnh 2 cây cầu: George Mason & Rochambeau Memorial (xa lộ 95)và Arland D Williams Memorial(xa lộ 395 & 1). Bên kia cầu là khu East Potomac Park. Cuối xa lộ 395 là US Capitol(Quốc Hội Mỹ) trên Capitol Hill. Ngược lại, đi vòng vèo theo xa lộ 395 một đoạn sẽ thấy khu Pentagon và nghĩa trang quốc gia Arlington ở bên mặt và khu Fashion Centre bên trái là đã vô Virginia. Ghé vô nghĩa trang quốc gia Arlington mới thấy tượng đài Iwo Jima, Amphitheater và mộ chiến sĩ vô danh rất đẹp. Tự dưng tôi ao ước VN sẽ có 1 nghĩa trang quốc gia thật đẹp dành cho tất cả những người đã cống hiến và hy sinh cho VN. Arlington có trường đại học tư nổi tiếng George Mason. Tới ngã 3 Lynbrook-Springfield(3 xa lộ:95, 395, 495 gặp nhau) có Springfield Mall và khá nhiều gia đình VN sống quanh đây; nhất là các cựu công chức, sĩ quan cao cấp VNCH. Nếu theo xa lộ 66 qua tới xa lộ 236 là gặp khu Fairfax & Trung Tâm Thương Mãi Eden, Falls Church, VA. CĐVN ở Virginia thường kéo nhau đến khu thương xá Eden tại Seven Corners(6795 Saigon Blvd. - Wilson Blvd.), để ăn phở, bún bò Huế, cơm tấm, uống café, mua thẻ phone, phim Tàu phim VN... hay cắt - nhuộm - uốn - sấy gì cũng có. Nói chung, chỉ trong khu Eden này thôi đã có tất cả cho người VN. Lớn hơn khu Tăng Frères bên Paris một chút và rất tiện lợi cho mọi người. Vào dịp Tết & Tưởng Niệm 30 Tháng 4, tại kỳ đài trong khuôn viên Trung Tâm Thương Mãi Eden, Cộng Đồng Việt Nam vùng Washington DC, Maryland & Virginia có tổ chức Lễ Thượng Kỳ đầu năm và chương trình văn nghệ. Vô Eden uống café là sẽ biết thêm về Virginia; nhất là người VN tại Virginia và thủ đô. Bà con khoái kể về bà Khúc Minh Thơ, Dương Nguyệt Ánh, Lữ Anh Thư, bà Jackie Bông Wright, về bà Hồng Lê Webb có chồng là thượng nghị sĩ Mỹ James Webb, về tướng Ngô Quang Trưởng,Cao Văn Viên, và hàng loạt tướng tá, công chức cao cấp khác... Kiếm chổ đậu xe ở đây rất khó nên thà đi bộ xa một chút mà chắc ăn hơn. Chủ shopping Mỹ tha hồ làm giàu nhờ dân Mít ở đây. Nếu theo George Washington Pkwy dọc theo bờ sông Potomac, qua phi trường Reagan sẽ đến khu Old Town Alexandria. Bên kia sông là Maryland. Arlington có rất nhiều cơ quan liên bang. Cách nay 4 năm, tôi có ghé qua National Highway Institute ngay trên đường Fairfax Dr. sau khi lên Office of Bridge Technology ở đường số 7 trên DC.với vài ông bạn VN làm việc ở đó.
Sau 1 ngày lang thang quanh thủ đô rồi 1 ngày ghé thăm bạn bè ở Virginia, tôi thu xếp du hành lên New York, qua Delaware, Wisconsin, Pennsylvania,New Jersey và sẽ đến NY vào chiều mai. Các tiểu bang này nằm gần nhau nên chỉ đi một chút là qua tiểu bang khác. Từ thủ đô(DC) lên New York cũng không xa, gần hơn là đi từ Los Angeles đi San Jose nên cứ tà tà đi chơi, thích chổ nào thì ghé, không thích thì đi tiếp, y như "trại bay" ngày xưa mà thôi.
Từ Baltimore, tôi lái một lèo theo xa lộ 95 qua xa lộ 2 lên trường đại học Delaware ở Newark - nơi ba tôi từng du học ở đây cách nay gần 50 năm. So với hình chụp từ năm 1961, tôi chẳng thấy thay đổi gì nhiều. Có lẽ vì DE là tiểu bang nhỏ như 1 tỉnh lẻ miệt vườn. Bởi vậy, tôi chụp hình xong thì lái tiếp lên Wilmington- thành phố lớn nhất của Delaware nhưng cũng chẳng hơn gì Newark khi nó sống nhờ vào credit card và các hãng bảo hiểm y tế(BlueShield, Blue Cross) với một trung tâm tài chánh lớn. Qua ngã 3 của xa lộ 95 & 495 là gặp biên giới của Penn. khi tôi ghé vô Carpenter đổ xăng, uống nước... Bên kia Delaware Bay là New Jersey.
Qua phi trường và khu bến cảng là vô thành phố Philadelphia. Nơi đây từng là thủ đô của nước Mỹ (1682)nhưng bây giờ nó chỉ là 1 thành phố kỹ nghệ già nua mà chính quyền đang cố gắng "giải phẫu thẩm mỹ" cho nó trẻ hơn, hấp dẫn hơn. Theo thống kê năm 2006, với gần 1.5 triệu dân, Philadelphia cũng là thành phố đông dân hàng thứ sáu của Hoa Kỳ. Philadelphia cũng là thủ phủ của quận Philadelphia và thường được mệnh danh là “Thành Phố của Tình Huynh Ðệ” (The City of Brotherly Love). Philadelphia cùng với hai thành phố Camden và Wilmington kế cận tạo nên một khu đô thị lớn hàng thứ năm của Mỹ, với số dân 5.8 triệu. Ðược coi là một trong những thành phố trung tâm thương mại, văn hóa và giáo dục của Hoa Kỳ, Philadelphia sở hữu rất nhiều công trình và di tích liên quan đến lịch sử lập quốc của quốc gia này, mà đáng kể nhất là công viên Independence National Historical Park, nằm ngay trung tâm thành phố và cũng là nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất của tiểu bang Pennsylvania. Tòa Nhà Ðộc Lập Hoa Kỳ (Independence Hall) nằm trên đường Chesnut, giữa đường số 5 và số 6, là nơi thu hút nhiều người đến Philadelphia nhất. Tòa nhà được xây bằng gạch đỏ, kiểu dáng Georgia và do hai kiến trúc sư Edmund Woolley và Andrew Hamilton thiết kế. Tòa nhà được khởi công xây dựng năm 1732 và được hoàn tất năm 1753. Ðây là nơi mà bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ được đại biểu 13 tiểu bang thuộc địa Hoa Kỳ bàn cãi, chấp thuận và ký thành văn kiện chính thức. Tòa nhà này cũng là nơi Quốc Hội khóa thứ nhì của Hoa Kỳ nhóm họp để đưa ra bản tuyên ngôn độc lập nêu trên. Ban đầu, tòa nhà này được gọi là Pennsylvania State House của tiểu bang Pennsylvania, lúc đó gọi là tỉnh Pennsylvania (Province of Pennsylvania). Ngoài tòa nhà chính, còn có hai tòa nhà phụ, nhỏ hơn, kế cạnh. Tòa nhà phía Ðông lúc đó là Tòa Thị Chính Cũ (Old City Hall), còn tòa nhà phía Tây là Tòa Nhà Quốc Hội (Congress Hall). Nằm gần Tòa Nhà Ðộc Lập Hoa Kỳ, trong một khu tên Liberty Bell Center, Chuông Tự Do (còn được gọi là Chuông Một Trăm Năm - Centennial Bell) được đúc xong năm 1876, nhân dịp kỷ niệm 100 năm bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ. Hiện nay, Chuông Tự Do có một vết nứt dài chừng 5 cm, vẫn còn được treo tại khu vực nêu trên để du khách đến xem. Năm 1976, nhân kỷ niệm 200 Hoa Kỳ độc lập, Nữ Hoàng Elizabeth Ðệ Nhị của Anh đến thăm Philadelphia và tặng một cái chuông khác, giống y như Chuông Tự Do, gọi là Bicentennial Bell. Cái chuông này cũng được đúc từ xưởng đúc đã đúc Chuông Tự Do. Hiện nay, Bicentennial Bell được treo trong một tháp chuông trên đường số 3, cũng gần Tòa Nhà Ðộc Lập. Quẹo vô North 11th Street gần Fitler Square,bạn sẽ thấy vài nhà hàng VN ở Philadelphia
Từ xa lộ 95 rẻ qua trái của xa lộ 30/676 (rẻ phải là qua cầu Benjamin Franklin đi đảo Camden), quẹo trái vô đường số 5 & 6 là gặp khu Old Capitol Building gồm Franklin Square, National Constitution Center, với cái chuông Liberty Bell lịch sử trong 1 building mới xây và bên kia là Independence Hall - nơi ra đời của bản Tuyên ngôn Độc Lập nổi tiếng của Mỹ. Nhớ chụp hình với cái mặt của bạn(thay vì Benjamin Franklin) trên tờ giấy bạc USD. Bên kia đường Chesnut là Congress Hall rồi băng qua Walnut là Washington Square. Khu di tích lịch sử thành lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ chỉ có vậy thôi. Đi thẳng đường Market sẽ gặp Drexel University, quẹo trái là khu đại học Penn. State trên đường Walnut, gần xa lộ 76. Nhiều sinh viên VN học Y-Nha - Dược ngay tại các trường đại học tư (đa số là thuộc Công Giáo hay Tin Lành) ở đây trước khi kéo về California hay Texas; chính họ đã làm cho CĐVN ở đây trẻ trung hơn, sôi động hơn và cứ thế, mỗi năm lại có một lớp trí thức trẻ mới đến và đi. Tôi muốn đi xem ngôi nhà Fallingwater - một tác phẩm nổi tiếng của Frank Lloyd Wright nằm ở phiá tây Pennsylvania, hay Duncan House ở Polymath Park xây năm 1957, với 125-acre bảo tồn thiên nhiên trong Laurel Highlands nằm ở phiá nam, cách đây chỉ 17 miles nhưng các bà phản đối nên đành lên đường đi tiếp về New York.
Ăn trưa xong, tôi trở lại xa lộ 95 bắc qua 276 để đi tiếp vô New Jersey Turnpike sau đó lại đổi thành xa lộ 95(rắc rối hơn xa lộ California nhiều!). Có lẽ "ấn tượng" nhất về New Jersey là những traffic sign để vô Exit rất là ...cà chớn, y như Canada, lạng quạng là ...đi luôn; phải đi cả mấy miles nữa mới thấy exit kế tiếp. Thấy còn sớm, tôi ghé vô Princeton University. Từ xa lộ 95 rẻ qua Franklin(33) chuyển thành Stockton/Hightstown St. rồi đi theo đường này lên tới tận cùng là gặp(5 Palmer Sq W & Nassau Hall, ngay góc đường Nassau và Washington Rd., Princeton, NJ - (609) 258-3000) ở New Jersey để coi trường đại học tư nổi tiếng này ra sao. Tôi có một thằng bạn thân (N. T. Đạo) đang sống ở New Jersey nhưng không có địa chỉ & số phone nên đành chịu mà đi tiếp lên New York - tiểu bang nổi tiếng nhất của miền Đông Bắc Hoa Kỳ.Năm 1999, tôi đã lái xe từ New York City đi Niagara Falls mà cứ đinh ninh là gần và cứ nghĩ tiểu bang này nhỏ xíu. Ai dè, lái trên 400 miles, từ xa lộ I-80, 81 tới Syracuse thì ...chịu thua, phải ghé vô Auburn ăn uống, tắm rửa, ngủ 1 đêm trong 1 motel hôi thuốc lá nồng nặc. Sáng hôm sau, ghé qua Rochester, Buffalo, xếp hàng qua biên giới Mỹ - Canada mà thấm thiá cái dốt của mình về Tiểu bang New York. Tiểu bang Nữu Ước (State of New York, thường được gọi là New York State (khác với NY steak), là một tiểu bang nằm về phía đông bắc của Hoa Kỳ. Tiểu bang New York giáp với các bang khác là của Hoa Kỳ là Vermont, Massachusetts, Connecticut về phía đông, giáp với hai bang New Jersey, Pennsylvania về phía nam, đồng thời giáp với hai tỉnh của Canada là Quebec và Ontario về phía bắc. Tiểu bang New York là tiểu bang có dân số đông thứ ba tại Hoa Kỳ. Thành phố New York là thành phố lớn nhất tiểu bang đông thời cũng là thành phố lớn nhất nước Mỹ. Thành phố này được biết đến như cửa ngõ cho dòng người nhập cư vào nước Mỹ trong lịch sử và ngày nay phát triển thành một trung tâm thương mại, tài chính, văn hóa lớn của thế giới. Tuy nhiên thủ phủ của tiểu bang New York lại nằm ở thành phố Albany.Những cư dân đầu tiên sinh sống tại tiểu bang New York ngày nay là những bộ tộc thổ dân da đỏ như Algonquian, Iroquois và Lanape, trước khi người Pháp và Hà Lan khám phá ra vùng đất này vào đầu thế kỉ 17. Năm 1609, Henry Hudson là người đầu tiên tuyên bố chủ quyền khu vực này thuộc về Công sự Cam (Fort Orange) của người Hà Lan. Tuy nhiên người Anh đã thôn tính vùng đất này vào năm 1664. Khi cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ nổ ra, tiểu bang New York trở thành một chiến trường ác liệt. Tiểu bang phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ vào năm 1788 và trở thành tiểu bang thứ 11 nằm trong Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong cùng năm đó. Hiến pháp riêng của tiểu bang được ban hành năm 1777. Ðây là nơi sinh của các Tổng thống Theodore Roosevelt (tại thành phố New York), Franklin Delano Roosevelt (tại Hyde Park), Martin Van Buren (tại Kinderhook), Millard Fillmore (tại Cayuga County).
Thành phố New York là thành phố nằm ở phía đông nam tiểu bang New York, đồng thời là thành phố lớn nhất và đông dân nhất Hoa Kỳ. New York là một trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa lớn của thế giới. Đây còn là nơi đặt trụ sở của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
New York: Băng qua NJ, tôi vào đến NYC bằng ngã xa lộ 1 qua Holland Tunnel thay vì 278 hay 78 như lần trước. Rẻ phải qua West St. để coi Ground Zero( tòa nhà Twin Towers/WTC cũ) đang xây tới đâu rồi đến Robert F. Wagner Park và Battery Park với Clinton Monument, nhìn qua đảo Liberty nơi có tượng Nữ Thần Tự Do và xa xa là Liberty State Park. Chúng tôi mua vé cho chuyến phà qua coi tượng vào sáng mai rồi mới đi Broadway qua khu NY Stock Exchange ngay góc Wall St. và đi qua City Hall trước khi lái xe qua chiếc cầu Brooklyn vòng qua cầu Manhattan- 2 cây cầu nổi tiếng của NY coi cho biết rồi mới chịu đến Chinatown ăn cơm.
Chinatown nằm trong khu Canal St. - Bowery - Worth - Baxter St. mà Canal là con đường huyết mạch. Kiếm chổ đậu xe ở góc đường Canal và Baxter, trao chìa khoá và trả tiền xong là tha hồ đi chơi. Nhìn bãi đậu xe ở NY rồi mới thấy LA & SF vẫn còn sướng hơn nhiều. Parking ở khu này rất là ...nhức đầu, chỉ có du khách mới khùng khi lái xe dạo phố NY chứ dân NY chỉ đi xe bus hay xe điện/ metro.Khi đi về hướng Nam trên đường Baxter gặp nhiều tiệm ăn Việt Nam như Thái Sơn Restaurant, Phở Nha Trang, Phở Pasteur nằm bên cạnh rất nhiều dịch vụ Bail Bond (đóng tiền thế chân để ra khỏi nhà tù). Mệt rồi mà ăn 1 bữa cơm VN với canh chua cá cũng dở tệ vì nhà hàng bỏ dấm thay cho me & khóm/ thơm, mua thịt quay cũng không ngon & dòn như LA hay SF, trái cây cũng mắc... Lúc này mới thấy Cali sướng và ngon hơn NY nhiều. Dạo phố Tàu NY cũng không vui như LA hay SF, quá hỗn độn và mắc mỏ cho dù phố Tàu nào cũng bầy hầy, dơ dáy như nhau. Đi chơi cho biết chứ hổng ham ở đây! Phía Bắc là khu Little Italy nổi tiếng trong chốn giang hồ với ông trùm kiểu God Father. Hình như rừng nào cọp đó nên mafia Ý cũng né mafia Tàu, không ai xâm phạm lãnh thổ ai hết.
Ði ngang công viên và trở lên hướng Bắc bằng đường Mulberry, đường này hẹp và hai bên nhiều tiệm buôn, cửa hàng bán đủ thứ cũng hải sản, rau cải, trái cây, bách hóa, đồ kỷ niệm, nhang đèn, tượng Phật và có vài tiệm ăn Việt như nhà hàng Xe Lửa, Phở Việt Hương,... Chúng tôi đi xuống con đường cuối cùng sát đường dốc cao lên cầu Manhattan là đại lộ Bowery đi về hướng Nam có rất nhiều nhà hàng Tàu lớn, bên ngoài đề bảng quảng cáo Lunch $3.99. Tuy nhiên món $3.99 là đậu hũ (tofu) cùng với chén canh và thố cơm, muốn ăn cho chắc bụng có thịt, cá phải $5.99 trở lên, tuy nhiên cũng còn rẻ so với vật giá ở đây một cái “hot dog” trong khu Soho bán đến $10.
Cũng trên đường Bowery này có tiệm Phở Tự Do và bên cạnh là một chợ thực phẩm Việt Nam hiệu là Tân Tín Hưng Supermarket ở số 121 Bowery Street. Nơi đây tôi thấy có bán chả lụa, bánh cuốn, cọng bạc hà cùng các loại rau thơm để nấu món canh chua và có cả hột vịt lộn nữa. Ðứng ở quầy tính tiền là người Việt, cô sẵn sàng giúp những ai tìm mua gia vị để nấu các món ăn Việt Nam. Tuy nhiên sách báo, dĩa nhạc Việt thì không thấy và hỏi cô ở New York này tìm mua các món ăn tinh thần đó ở đâu? Cô cũng không biết và nói là người Việt ở đây ít lắm, qua Cali là... thứ gì cũng có! Chắc thấy dáng điệu Hai Lúa lại hỏi han linh tinh các cái, chắc là sang tham quan, du lịch!
Khu Phố Tàu Manhattan tuy lớn nhưng đi một giờ cũng hết, theo nhận xét của tôi Phố Tàu New York đặc biệt có khu nữ trang vàng bạc sầm uất nhất, tuy nhiên không có những chợ thực phẩm lớn như ở các khu chợ Tàu khác và khó đậu xe, đậu xe một giờ mất khoảng $10. Những món bày bán ở đây cũng giống như các khu Chợ Tàu khác là những thứ người Á Ðông quen dùng ở xứ họ không thể tìm thấy ở những chợ người Mỹ. Nơi đây cũng có những anh chàng bán hàng giả như bóp xách phụ nữ, nước hoa, đồng hồ, phim dĩa DVD v.v... Dịch vụ Foot Massage tức ấn huyệt lòng bàn chân cũng thấy vài tiệm nhưng yết giá $40 một giờ chứ không rẻ như Bolsa $20 có nhiều nơi giảm giá xuống $15. Khu Phố Tàu New York cũng như San Francisco là địa điểm du lịch vẫn còn thu hút du khách Mỹ nên giá thuê bất động sản cũng khá cao, người Việt khó chen chân vào nên chỉ thấy được chừng chục cửa tiệm của người Việt, phần nhiều là tiệm Phở trên hai con đường phía Tây là Baxter và Mulberry Street.
Sau vụ khủng bố 11 Tháng Chín, 2001, vì rất gần địa điểm Ground 0 nên du khách đến Chợ Tàu giảm sút, sau đó giá địa ốc lên cao khiến chi phí thuê mướn đắt đỏ nên một số cửa hàng đã di chuyển đi nơi khác. Theo báo chí hiện Phố Tàu còn chừng 200 nhà hàng ăn, vài chục tiệm kim hoàn, sản phẩm điện tử trên đường Canal, lối 100 tiệm “gift shop,” tạp hóa, thực phẩm, ngày trước có nhiều xưởng may y phục nay dời sang xứ khác. Những năm gần đây di dân người Hoa gia tăng nhưng phần đông là sinh viên du học ở lại có nghề chuyên môn làm trong thương trường Mỹ họ có khuynh hướng sinh sống tại các thành phố lân cận như New Jersey, Brooklyn, Bronx nhà cửa rộng rãi lại không đắt đỏ như ở Manhattan và tại những nơi đó hiện nay vẫn có những chợ thực phẩm cho người Á Ðông.
Về lịch sử khu Phố Tàu Manhattan, thương gia người Quảng Ðông tên Ah Ken giữ “credit” là một trong những người đầu tiên làm thương mại tại khu này. Ông ta có một tiệm bán thuốc xì gà (cigar) ở phía dưới đường Mott Street, theo kể lại Ah Ken đến New York khoảng 1858 ngồi bán thuốc lá và xì gà lẻ gần hàng rào của Tòa Thị Chính, ai mua ông cho mồi thuốc bằng một ngọn đèn dầu trứng vịt. Phong trào đi tìm vàng ở California (1848) cũng như xây đường xe lửa xuyên quốc (1860) chấm dứt, một số đông người Hoa tìm đến miền Ðông trong đó có New York và Toronto và thành hình khu phố Tàu từ ngày đó. Những năm sau luật lệ dễ dàng hơn như Luật 1943 Magnuson Act cho phép người Hoa sống ở đây trở thành công dân Mỹ, năm 1948 cho phép người Hoa kết hôn với người da trắng và nhất là với Luật Di Trú 1965 dễ dãi cho di dân vào nước Mỹ, số người Hoa nhập cảnh vào rất đông, đẩy mạnh mức phát triển của khu Phố Tàu. Phố Tàu New York từ chục năm nay là trung tâm sinh hoạt văn hóa của người Hoa ở vùng Ðông Bắc Hoa Kỳ, hàng năm có nhiều lễ hội được tổ chức tại đây như ngày Tết Nguyên Ðán có diễn hành, múa lân, đốt pháo, ca nhạc cổ truyền.
Cộng đồng người Việt ở New York
Thông thường người Việt buôn bán cùng với người Hoa trong khu Chợ Tàu, chỉ một số nơi đông đảo người Việt như California, Texas mới có khu thương mại riêng đặc trưng người Việt. Nên muốn tìm hiểu sinh hoạt của cộng đồng Việt Nam thường vào phố Tàu, phố Á Châu nhưng Phố Tàu New York thấy rất ít người Việt, nếu gặp cũng là người Việt gốc Hoa. Do đó không thu thập được bao nhiêu tin tức về cuộc sống của cộng đồng Việt Nam tại đây. Bèn trở về tìm hiểu trên mạng Internet: theo thống kê kiểm tra dân số US Census, cộng đồng người Việt ở New York năm 2000 là 13,010 người so với năm 1990 là 8,400 tức tăng 55% trong 10 năm. Người Việt chia ra sinh sống ở các quận như Brooklyn 4,011 người, Queens 3,737 người, Bronx 3,289 người, Manhattan 1,684 người và Stalen Island 289 người. Trong đó có 10,809 người Việt (77%) được sinh ra ở ngoài nước Mỹ. Năm nay 2010 kết quả thống kê dân số chưa có nhưng chắc số người Việt đã tăng lên mặc dù biến cố 11 Tháng Chín, 2001 cũng như giá nhà New York tăng cao vào những năm 2004-2006 đã khiến một số người di chuyển sang các tiểu bang khác.
Riêng số người Việt sống tại Manhattan theo thống kê trên chỉ có 1,684 người. Manhattan là một vùng đô thị đông dân, nhà cửa toàn là những cao ốc chọc trời giá đắt đỏ nhất thế giới nên người Việt cũng không muốn sống nơi đây mà ở quanh các thành phố bên ngoài. Hàng năm qua tin tức báo chí vẫn thấy cộng đồng người Việt New York tham dự cuộc diễn hành Văn Hóa Quốc Tế dành cho các cộng đồng di dân ở Hoa Kỳ với hàng trăm người mặc quốc phục và những chiếc xe hoa mang hình ảnh Việt Nam như em bé chăn trâu, những cô thôn nữ gặt lúa rất đẹp mắt. Số người tham gia diễn hành ngoài cộng đồng người Việt ở New York, phần đông đến từ các tiểu bang trên toàn nước Mỹ cũng như ở các nơi có đông người Việt như Canada, Pháp. Ðồng hương ở xa về tham dự diễn hành ở lại vài ba ngày được ông bà Trần Ðình Trường chủ nhân khách sạn Carter một khách sạn lớn ở trung tâm Manhattan cung ứng chỗ ở trong khách sạn. Ông Trần Ðình Trường trước 1975 là chủ hãng tàu Vishipco Lines có văn phòng trụ sở trên đường Hồng Thập Tự Sài Gòn (gần đường Công Lý). Hãng tàu của ông có những tàu lớn chạy đường biển như Trường Xuân, Trường Thanh, Trường Vinh, Trường Hải v.v... Biến cố 30 Tháng Tư, 1975, các tàu của ông rời Việt Nam chở hơn 8,500 người, riêng tàu Trường Xuân thuyền trưởng là ông Phạm Ngọc Lũy chở gần 4,000 người. Sau khi sang Mỹ ông kinh doanh trong nghề khách sạn và được xem là một trong những người Việt giàu nhất thế giới với tài sản hơn 1 tỷ Mỹ kim. Ông là một mạnh thường quân từng giúp đỡ trong nhiều công tác từ thiện như biến cố khủng bố 11 Tháng Chín, 2001, ở New York ông đã tặng quỹ cứu trợ nạn nhân với số tiền 2 triệu Mỹ kim.
Lái xe theo Broadway qua khu Manhattan và Central Park, đến 5th. Ave. với những khu shopping "hàng hiệu"(brand name) như Trump Tower, Bloomingdale... rồi qua khu Harlem, quẹo phải qua đường 155 tới Grand Concourse và đường 161 để biết khu Bronx. Leo lên xa lộ 87 và 278 để qua khu Queens với đảo Randalls, đảo Wards, theo đường 21 ra đảo Franklin D. Roosevelt, vòng lại khu Long Island city để kiếm nhà ông bạn già của tôi xin ngủ trọ qua đêm. Cũng may, vợ con gia chủ rủ nhau về VN nên nhà trống, mặc tình cho chúng tôi thoải mái ăn ngủ, tắm rửa rồi lăn ra ngủ khò... sau 1 ngày dài lái xe mệt mỏi. Sáng thức dậy, ông bạn tình nguyện chở chúng tôi ra bến phà Manhattan Harbor Cruise qua đảo coi bà đầm đốt đuốc tìm tự do. Sau vụ 9-11, an ninh xiết lại nên hổng vui như xưa nữa, giá vé cũng mắc, người đi coi cũng ít hơn. Đến Grand Central rồi thì mua vé metro, take R train downtown, get off ở South Ferry, hay ở Bowling Green sẽ gần hơn. Ở NYC chỉ cần nhớ 2 nguyên tắc: (1) dò subway map xem mình phải đi bằng tàu mang số/ chữ cái gì (rất dễ dò); (2) từ nơi mình xuất phát, nếu đi tới đường có số lớn hơn thì là uptown, số nhỏ hơn là downtown. Giá vé $2/ride, $7/unlimited ride daily.Sau khi get off thì đi bộ 1 đoạn đến Liberty Habor và get line để mua vé. Nếu đi 2 người thì 1 người get line mua vé (vé cruiser và vé vào Liberty Statue nhé), 1 người get line để boarding. Đi cuối tuần thì mất ít nhất 2 tiếng cho cái getting line này đó. Đi khoảng 30 phút thì sẽ đến Liberty Island. Lại phải get line để vào Liberty Statue. Tất cả những "ải" này đều có security check hết. Vô được trong Liberty Statue lại... get line để lên thang máy, lên đến đầu Liberty Statue ngó ra xung quanh. Sau khi tham quan chán chê thì lại... get line để lên cruiser qua Ellies Island - đây là hòn đảo mà những người immigrants đầu tiên đặt chân đến Mỹ. Nói chung là phải hết 1 ngày cho mấy cái Islands này.Vậy mà cũng hết một ngày ngồi phà ngắm cảnh, leo lên leo xuống ngó đất trời NY và NJ cho đáng đồng tiền ! Trở qua downtown NY, chúng tôi ghé đến trụ sở LHQ(UN), Metropolitan Museum, Rockefeller Center, Times Square, Madame Tussauds Wax Museum, khu shopping Fifth Avenue, nhà thờ St. Patrick để ngắm cho biết và ...chụp hình. Chiều về, gia chủ khoản đãi bữa cơm ngon hơn cơm tiệm, rồi còn được lái qua mấy cái cầu nổi tiếng của NY vì chính ông và tôi đều là dân cầu đường nên mới mê cầu chứ chẳng ai thèm để ý ! Tối còn rủ qua Manhattan, Brooklyn, Queens cho biết NY về khuya ! Anh ấy kể cho tôi biết những museums ở NY, khoảng 100 bảo tàng đủ loại; trong đó có Smithsonian Institution với Architecture and Landscape Design là cái mà tôi muốn anh đưa tôi đi coi nhất. Cooper-Hewitt, National Design Museum nằm ở địa chỉ: 2 East 91st Street(ngay góc đường 91st. và 5th.), New York, NY 10128. Ngày hôm sau, bà con rủ nhau đi shopping và lên Empire State Building Observation Deck thì tôi đi subway ra tới trạm 96th Street Station và dành trọn ngày cho Cooper-Hewitt, National Design Museum, từ 10 a.m.–5 p.m. Cooper-Hewitt National Design Museum này chỉ là 1 phần thuộc Smithsonian Institution, chuyên về thiết kế cho kiến trúc, cảnh quan, trang trí nội thất, thời trang, sản phẩm điện tử, thông tin-điện ảnh, óc sáng tạo(design mind), phục vụ đời sống(lifetime achievement), phục vụ công nghiệp(corporate achievement). Đây là kho lưu trữ tất cả thành quả sáng tạo của con người; nhất là người Mỹ. Có đến xem, học hỏi ở đây thì mới phục sát đất nước Mỹ.New York nổi tiếng là thành phố có nhiều nhà chọc trời nhất thế giới, mặc dù ngày nay có vài thành phố ở Á Châu như Dubai, Thượng Hải, Hồng Kông, Ðài Bắc, Kuala Lumpur... có số nhà cao tầng nhiều hơn và cao hơn nhưng so về kiểu dáng thẩm mỹ thì những kiến trúc ở New York đồ sộ nhưng đẹp thanh tao, hài hòa, cổ kính như châu Âu, không có tính cách lòe loẹt phô trương như những kiến trúc ở châu Á.
Trong những kiến trúc đó nổi tiếng đồ sộ và nghệ thuật là ngôi nhà Empire State Building cao 102 tầng theo kiểu kiến trúc Art Deco tọa lạc ở ngã tư Fifth Avenue và West 34th Street trong khu trung tâm Manhattan của thành phố New York. Một kiến trúc nổi tiếng khác là hai cao ốc của Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới (World Trade Center) nay không còn nữa vì vụ khủng bố ngày 11 tháng 9, 2001, nay gọi là Ground Zero đang được xây dựng lại. Lần này chúng tôi đến viếng Empire State Building (tên gọi của nó lấy từ “nickname” của tiểu bang New York là Empire State - Tiểu Bang Ðế Vương). Empire State Building được xây từ năm 1929 đến 1931 thì hoàn tất gồm 102 tầng nếu tính luôn mái nhà cao 1,250 ft (381m) và bên trên mái có những giàn ăng ten gắn vào một tháp nhọn như cây kim vừa làm cột thu lôi, nếu tính luôn chiều cao kim nhọn là 1,454 ft (443.2m). Empire State Building từng là tòa cao ốc cao nhất thế giới thời ấy qua mặt Chrysler Building cao 319m xây trước đó một năm. Ðến năm 1972, cao ốc phía Bắc của World Trade Center hoàn tất, Empire State Building mới xuống hạng nhì.Tầng ngắm cảnh của Empire State Building nằm trên tầng lầu 86 mở cửa cho công chúng vào xem mỗi ngày từ 8 giờ sáng đến 2 giờ khuya với giá vé là 20$ cho người lớn 13 đến 61 tuổi, trẻ em (6-12) 14$ và cao niên trên 62 18$. Tầng ngắm cảnh chánh ở độ cao 1,050 ft (320m) được lên bằng thang máy có 4 bề được bao bọc bằng kính để nhìn xuống cảnh đẹp huy hoàng của thành phố. Tầng này có hệ thống điều hòa nhiệt độ trong Mùa Ðông cũng như Mùa Hè. Du khách có thể bước ra bên ngoài trời, nơi đây có ống dòm cực mạnh nhưng phải trả một lệ phí nhỏ. Muốn lên trên tầng cuối cùng là tầng 102 phải trả thêm 15$ bằng cách mua vé tại tầng 86 này hoặc ở tầng 2. Nếu mua vé trên mạng lưới tin học khỏi cần phải sắp hàng chờ đợi nhiều khi rất lâu. Trước khi vào thang máy để lên tầng ngắm cảnh phải qua thủ tục khám xét như lên phi cơ, tuy nhiên được mang theo máy ảnh và đồ đạc cần dùng nhưng không được mang nước trong chai. Ở tầng 86 có lối xe lăn cho người tàn tật. Buổi trưa khi chúng tôi lên đây trời nắng đẹp, rất hiếm khi có ở New York vì gần biển sương mù từ nước biển bốc lên và trên sàn ngắm cảnh ngoài trời rất đông du khách nhất là trẻ con đủ mọi quốc tịch. Empire State Building do William F. Lamb thiết kế và bắt đầu khởi công xây dựng từ ngày 22 tháng 1 năm 1930 với một đội ngũ nhân công 3,400 người đa số di dân đến từ Âu Châu, có cả hàng trăm thợ sắt người da đỏ bộ lạc Mohawks đến từ Kahnawake (vùng bảo tồn người da đỏ) gần Montréal, Canada. Trong thời gian xây dựng có 5 nhân công thiệt mạng. Tòa building Empire State được xây một phần để thi đua nhằm đoạt danh hiệu “buyn đinh cao nhất thế giới” tranh đua với hai buildings khác: một ở số 40 Wall Street và tòa nhà Chrysler Building đang xây gần xong trước khi Empire State Building khởi công.
Chrysler Building hoàn tất chiếm danh hiệu được gần một năm thì Empire State Building cũng xong và qua mặt. Thời gian xây dựng chỉ mất có 410 ngày, phí tổn gần 41 triệu đồng. Empire State Building chính thức mở cửa vào ngày 1 tháng 5, 1931 với kiểu dáng tân thời vào thời ấy do Tổng Thống Hoa Kỳ Herbert Hoover bật hệ thống đèn cho tòa nhà bằng cách ấn một cái nút từ thủ đô Washington DC. Tòa nhà khánh thành vào lúc Hoa Kỳ đang trong thời kỳ Ðại Suy Thoái nên hầu hết các văn phòng trong cao ốc không ai mướn. Thêm vào đó tòa nhà ở quá xa các nhà ga xe điện như Grand Central Terminal, Penn Station, trạm xe buýt Port Authority Bus Terminal cách đó nhiều “blocks” đường trong khi cao ốc Chrysler thuận lợi hơn nên thành công. Trong năm đầu, tầng ngắm cảnh của Empire State Building thu vào được 2 triệu đô la bằng với tiền cho mướn thu được. Bắt đầu năm 1950 Empire State Building mới có lời và năm sau 1951 bán cho Roger L. Stevens và những người hùn vốn với ông ta trong công ty địa ốc Charles F. Noyes & Company với số tiền 51 triệu đồng. Vào thời ấy đây là giá chưa từng có cho một kiến trúc đơn độc trong lịch sử thị trường địa ốc.
Sau 3 buildings nổi tiếng nhất NY này(Empire State Building, World Trade Center, Chrysler Building) thì NY còn có nhiều buildings nổi tiếng khác nữa:American International Building, The Trump Building,Citigroup Center, GE Building, Woolworth Building, Metropolitan Life Tower, Four Seasons Hotel, Sony Tower, Equitable Building, United Nations Secretariat Building (LHQ), 53rd at Third, 1 Times Square, The Bryant Park Hotel, Flatiron Building và không thể quên tượng Nữ Thần Tự Do. Có người ví von NY không thấy ánh mặt trời vì các cao ốc che khuất hết bầu trời.
Có vài điều cần lưu ý khi đến NY: Khu Manhattan là khu lớn nhất (dài 13.4 miles, rộng 2.3 miles, theo hướng đông-tây, từ Houston Street qua các con đường mang số. Sau Houston, các con đường mang tên trở lại. Fifth Avenue chia Manhattan thành 2 khu Đông - Tây; khu buôn bán nằm ngay chính giữa khu Manhattan. Downtown (từ phía nam của 14th Street) gồm Greenwich Village, SoHo, TriBeCa, Wall Street( financial district). Sixth Avenue còn gọi là Avenue of the Americas. Chinatown ở NY là phố Tàu lớn nhất Bắc Mỹ, từ giáp ranh với khu Little Italy đi về phiá bắc và từ khu TriBeCa đi về phiá Nam; không chỉ có nhà hàng và đồ Tàu mà bao gồm luôn sản phầm từ nhiều nước châu Á như Việt- Miên- Thái.... , tập trung vòng quanh khu Worth & Hester dọc theo East & West Broadway và đường Canal là đường chính của Chinatown. Đây còn là nơi thể hiện đậm nét văn hoá truyền thống, phong tục tập quán Trung hoa và Á châu; kể cả ngôn ngữ, tôn giáo, ẩm thực... Đừng quên băng đảng Tàu không hề sợ mafia Ý hay băng đảng Mỹ, Latinh...gì hết! Mafia Ý ở New York sống dựa vào cộng đồng gốc Ý, băng đảng Tàu sống dựa vào cộng đồng gốc Hoa, băng đảng Mỹ đen sống dựa vào cộng đồng gốc Phi châu chủ yếu từ các khu nhà nghèo như Harlem... Thực ra New York là 1 tiểu bang rộng lớn, phía bắc lên đến biên giới Canada mà thác Niagara là địa danh nổi tiếng nhất, phiá tây giáp với Đại Tây Dương, phiá đông và nam giáp nhiều tiểu bang khác của vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, là 1 trung tâm tài chính, kinh tế, văn hoá- nghệ thuật rất quan trọng và đa dạng. Thành phố New York có 5 quận: The Bronx, Brooklyn, Manhattan, Queens và Staten Island. Với 8,2 triệu dân sống trên một khu vực 830 km², New York là thành phố đông dân nhất khu vực Bắc Mỹ. Khu vực đô thị của New York với dân số xấp xỉ 22 triệu người là khu vực đô thị lớn nhất thế giới.
Thành phố New York là cửa ngõ cho dòng người nhập cư ồ ạt vào nước Mỹ trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20. Bức tượng Nữ thần Tự do là một công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới của thành phố.
New York nổi tiếng nhất với tượng Nữ Thần Tự Do (Statue of Liberty), các tòa cao ốc như Chrysler, Empire State, Toà Tháp Đôi (World Trade Center, đã bị sụp đổ ngày 11 tháng 9 năm 2001) và Thư viện Công cộng New York, Quảng trường Thời đại (Times Square), Công viên Trung tâm (Central Park), Phố Wall (Wall Street), vân vân. Thành phố còn đang lên dự án xây dựng tòa Tháp Tự do (Freedom Tower), ngay trên nền đất của Toà Tháp Đôi, vào năm 2007, sẽ hoàn tất vào năm 2009 và đưa vào hoạt động trong năm 2010. Đây sẽ là tòa nhà cao nhất thế giới với 541 m tính từ chân đến đỉnh ăn ten.New York thật ra có ba khu vực nhà cao chọc trời tách biệt nhau: Midtown Manhattan, Downtown Manhattan (cũng được biết như là Lower Manhattan) và Downtown Brooklyn. Khu vực lớn nhất của các tòa nhà cao chọc trời này là ở Midtown Manhattan, trung tâm kinh doanh lớn nhất trên thế giới, và cũng là nơi của các tòa nhà đáng để ý như tòa nhà Empire State, tòa nhà Chrysler và trung tâm Rockerfeller. Khu nhà chọc trời tại Downtown Manhattan bao gồm khu thương mại trung tâm lớn thứ ba trên nước Mỹ (sau Midtown Manhattan và Chicago's Loop), và đã từng được biết đến với sự hiện diện của tòa tháp đôi của World Trade Center.
Thành phố New York là một trung tâm chính cho kinh doanh thương mại quốc tế và là một trong ba "trung tâm điều khiển" kinh tế thế giới (cùng với Tokyo và London). Thành phố là trung tâm chính về tài chính, bảo hiểm, địa ốc, truyền thông và nghệ thuật ở Mỹ. Các ngành quan trọng khác bao gồm truyền hình và phim ảnh, lớn thứ hai toàn quốc sau Hollywood; nghiên cứu y khoa và kỹ thuật; các đại học và học viện không vụ lợi; và thời trang.
Khu vực đô thị New York có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào khoảng 901,3 tỷ USD vào năm 2004, nhiều hơn GDP của Ấn Độ và chỉ một ít thấp hơn của Canada. Kinh tế của thành phố chiếm phần lớn các hoạt động kinh tế của các tiểu bang New Jersey và New York.
Thị trường chứng khoán của thành phố là một trong những thị trường chứng khoán quan trọng nhất trên thế giới. Thị trường chứng khoán New York là thị trường lớn nhất tính theo số lượng đô la lưu chuyển, trong khi NASDAQ là lớn nhất trên thế giới về số lượng các công ty liệt kê ở đó. Nhiều tập đoàn công nghiệp lớn có trụ sở chính đặt tại New York, bao gồm nhiều công ty Fortune 500 hơn các thành phố khác. New York là duy nhất trong các thành phố Mỹ về số lượng lớn các công ty nước ngoài. Một trong mười các công việc ở các công ty tư nhân ở thành phố này là với một công ty nước ngoài.
Các ngành công nghiệp sáng tạo, như truyền thông, quảng cáo, thiết kế và kiến trúc chiếm một số lượng càng đông dần trong tổng số công việc. Các công nghiệp kỹ thuật cao như phát triển phần mềm, thiết kế trò chơi và dịch vụ Internet cũng đang phát triển; bởi vì vị trí của thành phố là trạm cuối của đường cáp quang xuyên đại dương, Thành phố New York cũng là một cổng Internet lớn nhất trên toàn nước Mỹ.Sản xuất chiếm phần lớn nhưng đang giảm dần về số lượng nhân công. Dệt may, hóa chất, sản phẩm kim khí, chế biến thực phẩm, và đồ gia dụng là một số sản phẩm chính. Vận chuyển đường biển quốc tế luôn luôn là một phần lớn của kinh tế thành phố nhờ vào vịnh biển tự nhiên của New York, nhưng với sự
tiến bộ của công việc đóng container các tàu chở hàng đã di chuyển từ vùng cảng trước Brooklyn ngang qua Cảng hàng hải Newark-Elizabeth ở New Jersey. Một số tuyến tàu chở hàng vẫn tồn tại; ví dụ, Brooklyn vẫn còn điều hành phần lớn việc nhập khẩu hạt cocoa vào Hoa KỳỞ West Point có 1 trường military rất hay, có thể mua vé tour ($9/người) để đi xem cũng được. Họ không cho tự đi vào đó đâu vì đó là khu bí mật quân sự mà. Ở ngoài thì có 1 historic site - Fort Montgomery, nếu thích coi những dấu ấn lịch sử. Rồi đi qua Bear Mountain Bridge, quẹo phải sẽ tới 1 view point coi cảnh rất hữu tình. Nếu quẹo trái thì sẽ đến 1 train station ở ngay bờ biển, có rất nhiều thuyền buồm. Muốn đi lên NYC thì take train ở đây đến Grand Central. Không nên đi xe hơi vì sẽ tốn tiền parking và nhiều khi rất khó kiếm chỗ để đậu.
Tiếc là thời gian không nhiều nên tôi phải lên đường đi tiếp qua Connecticut và Boston. Từ xa lộ 95, chúng tôi đi thẳng lên Yale University ở New Haven, Connecticut. Rẻ qua I-91 vô Trumbull St, ngay góc Canal là đến đại học Yale. 2 vợ chồng bác sĩ vừa dạy ở đây, vừa về VN làm từ thiện và dạy free nữa. Niềm nỡ chào đón và đưa chúng tôi đi tham quan đại học Y khoa nổi tiếng này và 1 tour vòng quanh campus. Ăn trưa xong, tôi chào từ biệt để kịp hẹn với người bạn khác ở đại học Harvard.
Trên đường 95 đi Boston, tôi ghé qua Providence, Rhode Island để đổ thêm xăng rồi gần 1 giờ sau thì đã tới Law School của Harvard University(1563 Massachusetts Ave.,Cambridge, MA 02138)- nơi đào tạo nhiều luật sư- chính trị gia nổi danh của Mỹ. Harvard University là 1 trong những trường đại học đầu tiên được thành lập ở Mỹ, có truyền thống lâu đời, thuộc hàng Ivy League, có trên 2,400 giáo sư; trong đó có rất nhiều người đoạt giải Nobel và các giải thưởng- danh dự quốc tế khác. Có 2 boards: President & Fellows of Harvard College(hay Harvard Corporation) và Harvard Board of Overseers, có 9 faculties:
- Faculty of Arts and Sciences, với sub-faculty là School of Engineering and Applied Sciences, bao gồm: Harvard College(undergraduate - có từ 1636),
Graduate School of Arts and Sciences (từ 1872), Harvard Division of Continuing Education, kể cả Harvard Extension School (1909) & Harvard Summer School (1871)
- Faculty of Medicine, gồm Medical School (1782), Harvard School of Dental Medicine (1867).
- Harvard Divinity School (1816)
- Harvard Law School (1817)
- Harvard Business School (1908)
- Graduate School of Design (1914)
- Graduate School of Education (1920)
- School of Public Health (1922)
- John F. Kennedy School of Government (1936)
Từ năm 1999, Radcliffe College đổi thành Radcliffe Institute for Advanced Study.
Gần đó là trường kỹ thuật giỏi nhất nước Mỹ: Massachussett Institute of Technology(MIT) ở ngay trên đường Massachusetts và Albany, nhìn ra bờ sông Charles. MIT có 5 trường và 1 college với 32 phân khoa ; trong đó có cả ngành kiến trúc. Trường này cũng rất đẹp mà lạ mắt nhất là Stata Center (Department of Linguistics and Philosophy), hay Building 7 (ở 77 Massachusetts Avenue) chính là cửa ngỏ vào campus, hoặc Barker Library là 1 thư viện cũng rất đẹp. Trong 1 ngày, tôi đã có dịp ghé qua 3 trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ đều là do tư nhân làm chủ và quản lý; đã đào tạo ra nhiều tên tuổi xuất sắc cho nước Mỹ và TG. Chúng tôi kéo nhau làm một chuyến campus tour cho biết rồi ra Boston Harbor cruise đi coi chiến hạm USS Constitution và ngắm thành phố Boston từ ngoài biển. Sau đó đi ra Quincy Market. Tối đến, kéo đi ăn tôm hùm Boston và ngắm Boston về đêm. Đêm hôm đó, về phòng trọ mà tôi cứ suy nghĩ những gì các bạn trí thức gốc VN trẻ từ 3 trường đại học nổi danh bậc nhất TG này nói về quê nhà, hình như họ rất có tình cảm với CSVN và ủng hộ sự "đổi mới" hiện nay; nhất là khi nói về những bài viết hay phát biểu của ông Võ Văn Kiệt... Trước 75, tại sao rất nhiều trí thức gốc VN du học ở các nước tư bản vẫn có khuynh hướng "thân Cộng" hay "thiên tả"? Bây giờ, lịch sử đang lập lại? Họ không thích tranh cãi về những đúng-sai của quá khứ, không hào hứng với chính trị, tập trung vào việc nâng cao dân trí và cải thiện đời sống đa số dân nghèo trong nước (chủ yếu là giáo dục & y tế), với tấm lòng nhiệt tình, hoàn toàn vô vị lợi, mang đầu óc phóng khoáng, tự do, cởi mở khi nhìn về hiện tại và tương lai của dân tộc với ao ước VN ngày càng thay đổi tốt đẹp hơn... Hình như con đường chống Cộng bát nháo đã khiến rất nhiều người trẻ mất đi niềm tin vào công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, chống chế độ độc tài? Ngay bên cạnh thủ đô và gần toà đại sứ VC, tại sao nhiều trí thức gốc VN rất giỏi, rất yêu nước lại không tán thành phương cách chống Cộng bấy lâu nay của các tổ chức, hội đoàn CC ở đây; cho dù họ cũng không chấp nhận chế độ độc tài, tham nhũng ở VN? Y như khi tôi đến UC Berkeley, USC, UW...
Trưa hôm sau, tôi ra phi trường Logan, Boston để bay trở về California sau 1 tuần du hành qua miền Ðông Bắc Hoa Kỳ. Còn rất nhiều nơi tôi chưa đi qua, cũng có nơi đã ghé trước đây nhưng các thành phố thuộc miền Ðông Bắc Hoa Kỳ mà tôi đi qua lần này đều nổi tiếng là trung tâm chính trị, kinh tế, tài chính, văn hoá- nghệ thuật, giáo dục, khoa học - kỹ thuật của Mỹ. Hầu hết học bổng dành cho du học sinh từ VN qua đều từ các trường vùng này. Hy vọng các em sẽ cố gắng và mở mang hiểu biết để khi về nước sẽ giúp cho VN ngày càng khá hơn. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn- du lịch cũng chính là cơ hội học hỏi và mở mang hiểu biết; nhất là về văn hoá(7-7-2007)
Publié par DAT NGUYEN à 16:33
No comments:
Post a Comment