Cây
đào (danh pháp khoa học:
Prunus persica) là một loài cây có lẽ có nguồn gốc từ
Trung Quốc, được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài
cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa. Quả đào cùng với quả của
anh đào,
mận,
mơ là các loại quả hạch.Quả của nó có một hạt to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là "hột"), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung.
Tên gọi khoa học
persica có lẽ có từ niềm tin ban đầu của người châu Âu cho rằng đào có nguồn gốc ở khu vực
Ba Tư (Persia) (hiện nay là
Iran). Sự đồng thuận lớn trong giới các nhà thực vật học ngày nay đã cho rằng nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực
Địa Trung Hải theo
con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sử nhân loại, có lẽ vào khoảng
thiên niên kỷ 2 TCN (Huxley và những người khác, 1992).
Các giống đào trồng được chia thành hai loại là "hột rời" và "hột dính", phụ thuộc vào việc hột có dính với cùi thịt hay không; cả hai loại này đều có cùi thịt trắng hay vàng. Quả đào với cùi thịt trắng thông thường có vị rất ngọt và ít vị chua, trong khi loại có cùi thịt màu vàng thông thường có vị chua kèm theo vị ngọt, mặc dù điều này cũng có sự dao động lớn. Cả hai màu thông thường đều có các vệt đỏ trong lớp thịt của chúng. Loại đào cùi trắng, ít chua là phổ biến nhất tại Trung Quốc,
Nhật Bản và các quốc gia
châu Á xung quanh, trong khi người
châu Âu và
Bắc Mỹ ưa thích loại có cùi thịt màu vàng và có vị chua hơn.
Anh đào Nhật Bản (
Sakura,
kanji: 桜 hay 櫻;
katakana: サクラ;
Hán-Việt: Anh) là tên gọi chung của một số giống thực vật trong
chi Mận mơ (còn gọi chi Anh đào), thuộc
họ Hoa hồng, nhưng không kể
mai mơ,
đào và
hạnh. Các loài cây này trồng chủ yếu để làm cảnh. Loài
anh đào cho trái không thuộc nhóm này.Hoa anh đào có 3 màu là màu trắng, hồng và đỏ. Thời gian tồn tại của một bông hoa anh đào thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần. Tùy theo từng chủng loại hoa và điều kiện môi trường thời tiết mà tuổi thọ của hoa anh đào khác nhau. Loài hoa
Someiyoshino có tuổi thọ 7 ngày kể từ ngày
mankai (mãn khai, nở rộ) trong khi loài hoa Kanzakura nở và tàn lâu hơn chừng 10~12 ngày kể từ ngày mankai.
Hoa anh đào có rất nhiều loại, từ loại hoa mọc dại trên núi cho đến những loại được lai tạo kỳ công để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của con người. Sau đây là một vài loại hoa tiêu biểu: Thường mọc ở phía Nam của Honshū. Nó còn có một tên gọi khác là Bạch Sơn Sakura. Khi hoa nở thì thường có màu trắng hoặc màu hồng nhạt và mùi hương khá đậm. Đặc điểm của loại hoa này là khi hoa nở cũng là lúc lá đâm chồi nảy lộc. Thường mọc ở phía Bắc của Honshū và vùng núi Hokkaido, nó còn có tên gọi khác là Hồng Sơn Sakura (Beniyama Zakura). Loại hoa này có màu hồng đậm hơn, lá và hoa cũng to hơn so với Yamazakura. Oshimazakura có nhiều ở bán đảo Izu. Khi lá đâm chồi nảy lộc cũng là lúc hoa bắt đầu nở và cho mùi hương quyến rũ là đặc trưng của loại hoa này. Khi hết mùa hoa anh đào, người ta thường ngắt lá của loài hoa này ướp một chút muối và dùng để làm vỏ cuốn bên ngoài cơm nắm onigiri hoặc cuốn ngoài một loại bánh dày truyền thống của Nhật. Vì thế loại hoa này mới có tên gọi sakura mochi. Loại hoa này thường mọc ở vùng núi Honshū, Shikoku và Kyushū. Đặc trưng của loại hoa này là trước khi lá đâm chồi nảy lộc thì những cánh hoa đã vươn mình khoe sắc, chuyển dần từ gam màu trắng sang màu hồng nhạt. Thi thoảng chúng ta bắt gặp đâu đó bên những mặt hồ hay bờ sông có loài hoa rủ xuống yểu điệu, thì đó chính là một trong số những loài hoa này. Kasumizakura mọc rải rác ở các vùng núi từ Hokkaido đến Kyushū. Đặc trưng của loài này là có một lớp lông non bao phủ trên cánh hoa và lá, có lẽ vì thế mà nó có một cái tên khác là Mao Sơn (Keyamazakura). Loại hoa này khi nở cũng chuyển dần từ sắc trắng sang sắc hồng.
Là loài hoa pha trộn đặc tính giữa hai loài Oshimazakura và Edohigan. Trên lá non và cánh hoa có lớp lông non bao phủ và khi hoa tàn thì mới là lúc lá đâm chồi nảy lộc. Hoa nở có màu hồng nhạt.
Trong số các loài anh đào thì loại Someiyoshino được trồng nhiều nhất vì loại này hoa lại nở trước rồi mới mọc lá. Cánh hoa cũng to hơn so với các loại khác và nhìn có vẻ đẹp quý phái hơn. Hơn nữa loại hoa này sinh trưởng nhanh, chỉ khoảng 10 năm đã trở thành một cây lớn và cho hoa nở nhanh hơn loại khác. Từ thời kỳ Meiji loại này đã được trồng phổ biến trên khắp nước Nhật. Quốc hoa Nhật Bản
Với người Nhật, Sakura zensen tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng, là loại hoa "thoắt nở thoắt tàn" nên được các samurai yêu thích, vì nó tượng trưng cho "con đường chết" của người võ sĩ (sống và chết như hoa anh đào). Khắp nơi trên đất nước Nhật Bản đều có hoa anh đào, đặc biệt ở trong các công viên, ven sông, dọc theo bờ kênh, trong sân các ngôi biệt thự. Ở Nhật Bản, hoa anh đào thường nở vào mùa xuân, tuy từng nơi mà hoa có thể nở sớm hơn hay muộn hơn. Ở miền Nam Nhật ấm áp hơn, hoa có thể nở từ cuối tháng 1 trong khi vùng Hokkaido phía Bắc Nhật Bản, hoa có thể nở vào tháng 5. Do vậy người yêu thích hoa anh đào có thể ngắm hoa theo hành trình đi từ Nam lên Bắc trong nước Nhật hàng tháng trời, đối lập với lá momizi trong sắc mùa thu, đỏ thắm dần từ Bắc xuống Nam. Trong mùa hoa anh đào nở, nước Nhật như được bao phủ trong một đám mây hoa và những cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như một trận mưa hoa vừa kiêu hãnh vừa bi tráng, người Nhật thường tổ chức lễ hội mừng hoa khắp nước. Thanh niên nam nữ tổ chức cắm trại vui chơi. Các cụ già ngồi uống rượu sake dưới gốc cây. Trong khi uống sake, nếu có một cánh hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó là điều may mắn. Các đời thủ tướng Nhật thường tổ chức chiêu đãi các đoàn khách ngoại giao đến vườn thượng uyển Shinjuku Gyoen uống rượu ngắm hoa. Có truyền thuyết cho rằng "sakura" là cách gọi lái từ "sakuya", trích từ tên của nữ thần Konohana-Sakuya-hime - một vị thần được nhắc đến trong cuốn lịch sử “Cổ sự ký” (Kojiki) của Nhật. Theo truyền thuyết, nữ thần này chính là người đầu tiên gieo hạt giống cây hoa anh đào trên núi Phú Sĩ nên được coi là nữ thần Sakura. Nữ thần có sắc đẹp tuyệt vời và loài hoa sakura khi nở cũng mang vẻ đẹp tựa như sắc đẹp của bà. Có lẽ vì thế người ta cho rằng tên Sakura bắt nguồn từ đó. Mùa hoa nở
Hoa anh đào nở rộ suốt từ cuối tháng 1 cho đến đầu tháng 5 trải dài theo đường kinh tuyến của Nhật Bản. Bắt đầu từ Okinawa vào cuối tháng 1 cho đến Hokkaido vào đầu tháng 5. Do ở phía nam Okinawa thời tiết ấm áp nên hoa anh đào ở đây nở sớm nhất, tiếp theo là ở vùng Kyush, Kantou, Shikoku, còn ở Hokkaido thì phải đến đầu tháng 5, hoa anh đào mới nở. Ngoài ra còn tùy theo từng loại hoa anh đào khác nhau mà thời gian mankai cũng khác nhau. Sau thời gian mankai khoảng 1 tuần là hoa bắt đầu tàn dần. Trong cuốn tiểu thuyết phản ánh đầy tâm trạng của một người già suy nghĩ về cuộc đời, cái chết và sự tái sinh, "Tiếng rền của núi" (Yama no otō), văn hào Kawabata Yasunari đã dành chương 6 (chương mang tên "Anh đào mùa đông") để miêu tả cây anh đào trong vườn khách sạn Atami nở đầy hoa giữa tháng một. Tuy được mọi người giải thích rằng đây là giống anh đào mùa đông, ông già Shingo vẫn có cảm giác mình như đã rơi vào mùa xuân của một thế giới xa lạ nào đó. Hoa Kỳ
Canada
Bắt đầu từ thập niên 1930 Nhật Bản đã tặng thành phố Vancouver của Canada với nhiều cây anh đào và nhiều đường phố tại Vancouver vào mùa xuân được phủ với hoa anh đào rơi. Trung Quốc
Miền Bắc Trung Quốc cũng có rất nhiều hoa anh đào nhưng giá trị biểu tượng của nó không lớn đối với người dân Trung Quốc nói chung, vì chỉ là sản phẩm của một địa phương. Hàn Quốc
Tại bán đảo Hàn Quốc, do cùng đới khí hậu với Nhật Bản, hoa anh đào cũng tràn ngập khắp nơi. Dầu vậy tình cảm của người dân Hàn Quốc với loài hoa này không giống như người Nhật, và người dân Hàn Quốc tôn vinh loài hoa hồng saron là quốc hoa. Việt Nam
Tại Việt Nam, ở Đà Lạt có một loại hoa anh đào, tuy cũng rất đẹp nhưng không cùng loại với những cây anh đào trên đất Nhật Bản. Gần đây chính phủ Nhật Bản tặng Việt Nam một số cây hoa anh đào nhằm kỷ niệm quan hệ hợp tác hai bên. Những cây anh đào đến từ đảo quốc Nhật Bản được trồng tại Đại sứ quán Nhật Bản trên đường Liễu Giai, Hà Nội, và ở Sapa, tuy do không hợp khí hậu, thời tiết nên chưa mấy thành công.
|
|
Thu hút sự chú ý nhất vẫn là khoảng giữa khuôn viên lễ hội, nơi có cây hoa anh đào thật. |
|
Còn với hoa anh đào giả, giới trẻ tha hồ túm cành, sờ hoa chụp ảnh. |
|
Một cụ ông cao tuổi say mê ngắm vẻ đẹp loài hoa được mang đến từ đất nước mặt trời mọc. |
|
|
Để tránh việc ngắt hoa bẻ cành như các năm trước, một tổ bảo vệ được huy động đứng xung quanh hàng rào sắt. |
|
Các cô gái trẻ mê mẩn chụp ảnh hoa. |
|
Đào được biết đến tại Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ như là một loại quả phổ biến mà còn gắn liền với nhiều truyện dân gian và tín ngưỡng.
Momotaro (Đào Thái Lang), một trong những nhân vật bán lịch sử và cao quý nhất tại Nhật Bản, được sinh ra trong một quả đào khổng lồ trôi theo dòng sông.
Tại Trung Quốc, quả đào được coi là được các vị tiên ăn do các tính chất huyền bí của nó đối với sự trường thọ dành cho những người ăn nó.
Ngọc Hoàng, vị thần cai quản
thiên đình, có vợ tên là
Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu mời các vị tiên ăn những quả
đào trường sinh và như thế đã đảm bảo cho sự tồn tại vĩnh cửu của họ. Các vị tiên được Tây Vương Mẫu thết đãi một bữa tiệc sang trọng tại
hội bàn đào. Các vị tiên phải chờ đợi 6.000 năm để có được bữa tiệc sang trọng này; cây đào tiên chỉ ra lá sau mỗi một nghìn năm và cần tới 3.000 năm để làm quả chín. Các bức tượng bằng ngà voi họa lại những người tham dự bữa tiệc của Tây Vương Mẫu thông thường có ba quả đào.
Quả đào đóng một vai trò quan trọng trong tín ngưỡng Trung Hoa và là biểu tượng của sự trường thọ. Một ví dụ liên quan đến quả đào là chuyện về
Trương Đạo Lăng (张道陵), được nhiều người cho là người đã sáng lập ra
Lão giáo.
Trương Quả Lão (張果老), một trong số
Bát Tiên của người Trung Quốc, thường được họa lại là mang theo quả đào trường sinh. Hoa đào cũng được đánh giá cao trong văn hóa Trung Hoa, tương tự như
hoa mai (mơ).
Do hương vị và cảm giác thơm ngon của nó khi mới tiếp xúc nên trong văn hóa Trung Hoa cổ đại thì "đào" còn là một từ mang nghĩa bóng để chỉ những cô dâu mới và nó cũng được dùng trong nhiều nền văn hóa khác một cách tương tự như thế để chỉ những người đàn bà trẻ đẹp (chẳng hạn trong tiếng Anh có từ peachy (dịch nghĩa là mơn mởn đào tơ)).
Nếu như văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản chú trọng chủ yếu vào ý nghĩa của quả đào thì văn hóa Việt Nam chú trọng chủ yếu vào ý nghĩa của hoa đào. Đối với văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh hoa đào được gắn với những cô gái trẻ, mảnh mai, và yếu đuối, thể hiện qua thành ngữ "liễu yếu đào tơ" hoặc lời một bài hát chèo cổ "Đào liễu có một mình. Ấy kìa hai vai em còn gánh nặng mà để nhật trình đường xa."
Hình ảnh hoa đào còn gắn bó với tình yêu và duyên nợ của trai gái nông thôn, xuất hiện trong rất nhiều ca dao dân gian Việt Nam.
- "Đôi ta là nợ hay tình,
- Là duyên là kiếp, đôi mình kết giao
- Em như hoa mận hoa đào
- Cái gì là nghĩa tương giao hỡi chàng?"
"Đôi ta như thể Đào Nguyên,
- Khi vui nước nhược, khi phiền non băng.
- Thâu đêm vui vẻ bóng hằng,
- Chọn ngày vui tốt sinh hằng xướng ca.
- Đào hoa lưu thủy khác là,
- Cõi trần được mấy mươi mà chả chơi.
- Giai nhân tài tử ở đời,
- Thanh nhàn, lịch sự là người thần tiên."
- "Đêm qua mận mới hỏi đào:
- Vườn xuân đã có ai vào hái hoa?
- Hoa đào chênh chếch nở ra.
- Giơ tay muốn hái, sợ nhà có cây.
- Lạ lùng anh mới tới đây.
- Thấy hoa liền hái biết cây ai trồng?"
- "Gặp đây anh nắm cổ tay
- Anh hỏi câu này, nàng nói làm sao?
- Cái gì là mận là đào
- Cái gì là nghĩa tương giao ở đời"
- "Mưa xuân, lác đác vườn đào
- Công anh đắp đất, ngăn rào trồng hoa
- Ai làm gió táp, mưa sa
- Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn."
- "Hoa đào héo nhụy anh thương
- Anh mong bẻ lá, che sương cho đào."
- "Lầm nghe núi cả non Bồng
- Dạ cam mà chỉ ngọt bòng, ngon sao
- Ra tay bẻ khóa vườn đào
- Rẽ mây gạt gió, lọt vào kết duyên "
- "Thân thiếp như cánh hoa đào
- Đang tươi đang tốt thiếp trao cho chàng
- Bây nhờ nhụy rữa hoa tàn
- Vườn xuân nó kém sao chàng lại chê"
Linh tinh
- Hoa đào là loài hoa biểu tượng của bang Delaware và quả đào là quả biểu tượng của bang Nam Carolina. Bang Georgia còn gọi là Peach State (Bang của Đào).
- Mặc dù Cosmo Kramer, một nhân vật trong Seinfeld, ăn quả đào Mackinaw, nhưng không có giống, thứ nào như thế tồn tại.
LỊCH SỬ CÂY ANH ĐÀO NHẬT TRỒNG TRÊN ĐẤT MỸ (Viết nhân dịp lễ hội Hoa Anh Đào tại Washington DC sẽ diễn ra từ 26-3 đến 10-4-2011) Người ta thường gọi Nhật Bản là Xứ Hoa Anh Đào vì nơi đây trồng rất nhiều cây anh đào đủ các loại trên khắp cả nước. Người Nhật gọi cây anh đào là “Sakura”, một trong những loại cây có hoa được tán dương. Tính có đến khoảng 50 loại từ màu trắng, hồng cho đến đỏ tươi, đỏ thẫm. Có loại cành hoa hướng thẳng lên trời nhưng cũng có loại cành hoa rũ xuống như cành liễu gọi là đào chiếu thủy. Trước kia, trên đất Mỹ không có loại hoa nầy nên vào đầu thế kỷ trước, có nhiều người Mỹ đã sang Nhật mua giống cây về trồng vì thích thú với những cánh hoa anh đào tuyệt đẹp. Theo lịch sử thì quá trình sinh trưởng cây anh đào tại thủ đô nước Mỹ như sau: Năm 1885: Bà Eliza Ruhamah Scidmore, sau lần du lịch đầu tiên tại nước Nhật trở về Hoa Thịnh Đốn, đã tiếp cận người Quản lý Sở Đất đai và Cao ốc Công cộng để đề nghị được đem trồng cây anh đào dọc theo bờ sông Potomac nhưng lời đề nghị của bà không được lắng nghe. Rồi trong suốt 24 năm kế tiếp, bà đã cố thuyết phục những người Quản lý kế nhiệm nhưng vẫn không thành công. Năm 1906: Tiến sĩ David Fairchild, nhà khảo sát cây trồng của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ, đã nhập cảng 75 cây anh đào trổ hoa và 25 cây anh đào có hoa chiếu thủy từ Công ty Vườn Ươm tại Yokohama ở Nhật Bản. Ông trồng những cây anh đào này trên sườn đồi thuộc đất tư của ông ở Chevy Chase tại Tiểu bang Maryland để thử nghiệm khả năng chịu đựng của loại cây này trên vùng đất mới. Năm 1907: Hài lòng với sự thành công của việc trồng cây anh đào, gia đình Fairchilds xem cây hoa anh đào như một loại cây lý tưởng và bắt đầu xúc tiến việc trồng dọc theo các đại lộ trong vùng Washington DC . Bạn bè của gia đình Fairchilds cũng trở nên quan tâm và vào ngày 26 tháng 9 năm này, hoàn thành việc dàn xếp với Công ty điền địa Chevy Chase trong việc đặt mua 300 cây anh đào phương Đông để trồng trong vùng Chevy Chase. Năm 1908: Tiến sĩ David Fairchild phân phát những cây anh đào non cho các học sinh đem về trồng trong sân của tất cả các trường trong quận hạt Columbia (thủ đô Hoa Thịnh Đốn) nhân ngày lễ Arbor Day. Để kết thúc bài thuyết trình trong buổi lễ Arbor Day, Tiến sĩ Fairchild bày tỏ sự yêu cầu khẩn khoản biến đổi “ Speedway ” (hành lang đại lộ Independence SW ngày nay tại công viên Tây Potomac) thành một “khu vực cây anh đào”. Tham dự buổi lễ có bà Scidmore, người mà sau đó được ông nhắc tới như là một người có quyền thế lớn. Năm 1909: Bà Scidmore quyết định tăng số tiền cần thiết để mua cây anh đào rồi tặng cho thành phố. Để cho chắc chắn, bà Scidmore gởi cho Đệ nhất phu nhân Helen Herron Taft một văn thư hoạch định chương trình mới của bà. Đệ nhất phu nhân Taft đã có lần sống ở Nhật Bản và biết rõ vẻ đẹp của hoa anh đào nên hai ngày sau, bà đã trả lời với sự tán thành và nghĩ rằng nên trồng cây anh đào trải dài làm thành một đại lộ hoa anh đào. Sau đó một ngày tức là ngày 8 tháng 4 năm 1909, khi nghe nói thành phố Hoa Thịnh Đốn muốn trồng cây anh đào Nhật Bản dọc theo Speedway thì tiến sĩ Jokichi Takamine, nhà hóa học Nhật nổi tiếng và ông Midzuno, lãnh sự Nhật ở New York, hỏi Đệ nhất phu nhân Taft có chấp nhận 2.000 cây anh đào đem trồng trong vùng như là một quà tặng hay không. Ông Midzuno nghĩ rằng đó là một ý kiến hay và đề nghị xem đây là quà tặng nhân danh thành phố Tokyo . Hai ông đã đến gặp Đệ nhất phu nhân Taft sau khi bà chấp nhận quà tặng. Đến ngày 13 tháng 4, theo yêu cầu của Đệ nhất phu nhân Taft, Đại tá Spencer Cosby, Quản lý Sở Đất đai và Cao ốc công cộng, đã khởi sự mua 90 cây anh đào loại Fugenzo của Công ty Hoopes Brothers và Thomas ở West Chester, tiểu bang Pensylvania để đem trồng dọc theo bờ sông Potomac từ địa điểm tượng đài Lincoln ngày nay đến công viên Đông Potomac. Sau khi trồng xong thì phát hiện Shirofugen mới là tên đúng của những cây anh đào này mà hiện nay thì không thấy còn nữa. Đến ngày 30 tháng 8 năm 1909, Tòa Đại sứ Nhật Bản đã thông báo cho Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ biết rằng thành phố Tokyo có ý hướng tặng nước Mỹ 2.000 cây anh đào để trồng dọc theo sông Potomac. Những cây anh đào này từ Nhật Bản đã nhập thành phố Seattle vào ngày 10 tháng 12 năm 1909. Năm 1910: Ngày 06 tháng 1, những cây anh đào này đến thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Ngày 19 tháng 1, một toán thanh tra của Bộ Nông Nghiệp đã tìm thấy những cây anh đào này bị lúc nhúc đầy rẫy những côn trùng, sâu bọ và những mầm bệnh khác. Trước sự sững sờ của mọi người, Bộ Nông Nghiệp kết luận là phải thiêu hủy tất cả những cây này để bảo vệ môi trường sống. Do đó, vào ngày 28 tháng 1, Tổng Thống Taft bằng lòng cho đốt sạch 2.000 cây anh đào. Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ gởi thư cho Tòa Đại sứ Nhật bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc về vấn đề liên quan. Tiến sĩ Takamine lại một lần nữa bỏ tiền ra mua tặng một số cây anh đào lên đến 3.020. Những chồi giống anh đào này được lấy từ những cây anh đào nổi tiếng thu gom bên bờ sông Arakawa, một vùng ngoại ô Tokyo, và chiết ra từ trong phần dự trữ của những cây anh đào được đặc biệt lựa chọn tại thành phố Itami thuộc quận Hyogo ở Nhật Bản. Năm 1912: Ngày 14 tháng 1, có 3.020 cây anh đào gồm 12 loại khác nhau được chở trên tàu S.S. Awa Maru từ Yokohama đến Seattle và chuyển tiếp đến thủ đô Washington ngày 26 tháng 3. Vào ngày 27 tháng 3, Đệ Nhất phu nhân Taft và bà Viscountess Chinda, phu nhân Đại Sứ Nhật, cùng trồng 2 cây anh đào đầu tiên loại Yoshino trên bờ tây của hồ Tidal nằm khoảng 125 feet về phía nam của đại lộ SW ngày nay. Trong phần cuối của buổi lễ tiếp nhận đơn giản, Đệ Nhất phu nhân Taft tặng một bó hoa hồng “Vẻ đẹp Mỹ” cho bà Viscountess Chinda. Thủ đô Hoa Thịnh Đốn có tiếng về lễ hội Hoa Anh Đào nhờ khởi đầu bằng một buổi lễ đơn giản chỉ có một số ít người dự. Hai cây anh đào trồng đầu tiên này vẫn còn cho đến ngày hôm nay. Năm 1913 đến 1920: Các công nhân tiếp tục trồng cây anh đào Yoshino này chung quanh bờ hồ Tidal. 11 loại cây anh đào khác cùng với loại cây anh đào Yoshino được trồng trong công viên Đông Potomac . Năm 1927: Ngày 16 tháng 4, học sinh các trường trong thành phố Hoa Thịnh Đốn thực hiện việc trồng lại các cây anh đào để kỷ niệm lần trồng đầu tiên những cây anh đào Nhật tại đây. Năm 1934: Các ủy viên Hội Đồng thành phố Hoa Thịnh Đốn bảo trợ việc làm lễ kỷ niệm kéo dài trong 3 ngày. Năm 1935: Lễ hội Hoa Anh Đào lần đầu tiên được tổ chức dưới sự bảo trợ chung của nhiều cơ quan trong thành phố và trở thành một sự kiện hàng năm trong những năm kế tiếp. Năm 1938: Nhiều cây anh đào được trồng dọc theo bờ nước quanh đài tưởng niệm Jefferson nằm phía nam hồ Tidal. Năm 1940: Bắt đầu có những buổi trình diễn vui tươi trong lễ hội. Năm 1941: Ngày 11 tháng 12, người ta đốn hạ 4 cây anh đào mà được suy đoán là để trả đũa việc Nhật ném bom Trân Châu Cảng mặc dù lý do thật sự của việc phá hoại công trình văn hóa này chưa bao giờ được dẫn chứng. Năm 1948: 50 Công Chúa Hoa Anh Đào được tuyển chọn đại diện cho mỗi Tiểu bang và lãnh thổ tự trị của Hoa kỳ. Một hoàng hậu được chọn trong số những công chúa này để thống trị suốt thời gian lễ hội. Năm 1965: Chính phủ Nhật Bản gởi một tặng phẩm hào phóng khác là 3.800 cây anh đào Yoshino cho Đệ Nhất phu nhân Bird Johnson như là sự hiến dâng để ban phúc cho Hoa Thịnh Đốn. Lần này, nhiều cây anh đào được trồng trên vùng đất quanh tượng đài Washington. Phu nhân của Tổng Thống Lyndon Johnson và bà Ryuji Taleuchi, phu nhân Đại sứ Nhật, đã diễn lại lễ trồng cây anh đào đầu tiên trong năm 1912. Năm 1982: Khoảng 800 cành chiết ra từ những cây anh đào Yoshino trên bờ hồ Tidal được các nhà làm vườn Nhật Bản thu gom về để giữ tính chất di truyền của loại cây này và để thay thế những cây bị hư hại do con sông bên Nhật thay đổi dòng chảy. Những sự trao đổi và hiến tặng qua lại đã đem lại lợi ích cho cả 2 thành phố và những cây anh đào trở thành biểu tượng của tình hữu nghị Nhật-Mỹ. Năm 1986 đến 1988: 676 cây anh đào được trồng trị giá 101.000 Mỹ kim do các quỹ tư tặng Sở Công viên Quốc gia để phục hồi số lượng cây anh đào ở thời điểm lần đầu tiên Nhật tặng cho Mỹ mà một số cây đã già cỗi. Năm 1994: Lễ Hội Hoa Anh Đào bắt đầu kéo dài từ một tuần lễ thành hai tuần lễ. Năm 1999: Ngày 15 tháng 11, người ta trồng trong công viên Tây Potomac 50 cây anh đào được nhân giống từ cây anh đào loại Usuzumi trồng ở Nhật 1500 năm trước. Năm 2002 đến 2006: Người ta trồng 400 cây được nhân giống từ những cây anh đào do Nhật hiến tặng năm 1912 còn sống sót để bảo tồn dòng di truyền của những cây anh đào đầu tiên. Việc trồng cây anh đào Nhật Bản tại Washington DC trong các thời gian nói trên đã tạo cho khu vực thủ đô nước Mỹ có một vẻ đẹp đặc biệt thu hút nhiều du khách ở mọi nơi trên thế giới. Cuối mùa đông, những nụ hoa anh đào đâm chồi rồi lớn dần và đến đầu mùa xuân khi khí trời ấm áp thì hoa anh đào nở rộ rất đẹp trong vòng chừng 10 ngày. Sau đó, hoa anh đào lìa cành và bay lả tả trong gió như những hạt tuyết đang rơi. Cả một con đường dài hoặc trong một công viên mà hoa anh đào nở rộ cùng lúc thì vẻ đẹp rực rỡ vô cùng. Đến nay, tổng số cây anh đào hiện hữu trên vùng đất Washington DC là 3.750 gồm 12 loại. Từ năm 1935 đến nay, lễ hội Hoa Anh Đào được chính thức trở thành một sự kiện truyền thống của thủ đô Washington DC . Năm nào, lễ hội cũng quy tụ hàng ngàn du khách từ khắp các tiểu bang nước Mỹ cũng như từ những nước khác. Năm nay, lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 26-3-2011 đến ngày 10-4-2011 với nhiều tiết mục văn hóa vui tươi mà thiết nghĩ nếu bỏ qua không tham dự thì rất uổng! PHAN LỤC LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO Ở THỦ ĐÔ HOA THỊNH ĐỐN Mỗi năm vào độ Xuân về từ cuối tháng 3 sang đầu tháng 4 dương lịch, vườn cây anh đào ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn nở bung những cánh hoa màu hồng phơn phớt chen với màu trắng phau phau nổi bật giữa bầu trời xanh biếc mang lại một nét đẹp rực rỡ rất đặc biệt. Hàng ngàn cây anh đào nở rộ quanh hồ Tidal và dọc theo bờ sông Potomac . Người dân cũng như chính quyền thủ đô chào đón và thưởng thức sắc hoa bằng những lễ hội kéo dài hơn hai tuần lễ gọi là Lễ Hội Hoa Anh Đào Quốc gia (National Cherry Blossom Festival). Năm nay, lễ hội sẽ khai diễn từ ngày 26-3-2011 đến ngày 10-4-2011. Du khách ở xa nên đến thủ đô Hoa Thinh Đốn sớm trước ngày khai mạc lễ hội để có thể xem được hoa anh đào bắt đầu nở rộ trong vòng 10 ngày thì sẽ tàn dần dần. Hơn nữa, lúc đó, việc giữ chỗ trên máy bay và phòng trọ khách sạn có phần tương đối khó khăn. Lễ hội năm nào cũng quy tụ du khách từ khắp nơi trên thế giới cũng như từ khắp các tiểu bang nước Mỹ. Trong suốt thời gian lễ hội, vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn tấp nập du khách gây cảnh kẹt xe, đặc biệt là dọc bờ sông Potomac . Vì thế, Ban Tổ Chức Lễ Hội phải sắp xếp bãi đậu xe và xe buýt miễn phí để đưa đón du khách từ các bãi đậu xe đến bờ hồ Tidal là nơi có nhiều cây anh đào nhất và có nhiều tiết mục văn hóa. Lễ Hội Hoa Anh Đào có các chương trình gồm nhiều tiết mục văn hóa vui tươi như nghệ thuật Nhật bản, các gian hàng thủ công mỹ nghệ Nhật bản, các quầy thức ăn truyền thống Nhật bản, buổi trình bày nghệ thuật cuốn sushi, các buổi nếm rượu saké, các buổi giải thích về trà đạo của người Nhật, đô vật, đấu võ, đua thuyền, các màn trình diễn vũ điệu và nhạc cụ cổ truyền Nhật bản như múa trống, múa dù và bầu người đẹp mặc Kimono, hoa hậu Queen of Cherry Festival cùng 50 công chúa đại diện các tiểu bang Hoa kỳ v.v... Có những chương trình vào cửa miễn phí như dạo xem hoa anh đào trên bờ hồ Tidal và dọc bờ sông Potomac, dự lễ khai mạc tại Lễ Hội tại Bảo tàng viện Quốc gia với nhiều màn biểu diễn vui tươi, ngoạn mục, xem nghệ thuật Nhật bản, xem thả diều, xem những màn biểu diễn ca múa, nhảy ... của các nghệ sĩ trên sân khấu gần tượng đài Washington, xem đốt pháo bông và ca nhạc tại Waterfront Park, xem một buổi đốt đèn lồng tại bờ hồ Tidal, xem cuộc thi chạy đua, xem cuộc thi đua thuyền trên sông Potomac v.v.. Và rất nhiều chương trình khác ở khắp thủ đô kéo dài trong suốt thời gian lễ hội nhưng phải mua vé vào cửa. Cao điểm là cuộc diễn hành xe hoa trên đại lộ Constitution từ đường số 9 đến đường số 15 rất ngoạn mục và thích thú. Tham dự diễn hành gồm có nhiều hội đoàn văn hóa, nghệ thuật của nhiều sắc dân trên thế giới. Ngoài người Mỹ, còn có các dân tộc khác như Nhật Bản, Trung Hoa, Đại Hàn, các nước Nam Mỹ, Trung Đông, Phi Châu v.v... Hình thức trong cuộc diễn hành là những ban nhạc, những điệu vũ trong quốc phục nhiều màu sắc, những trò chọc cười, làm xiếc, đi cà kheo, cỡi xe đạp một bánh v.v... Muốn xem được trọn vẹn cuộc diễn hành này thì du khách phải đến địa điểm trước giờ bắt đầu diễn hành để tìm chỗ đứng xem cho tốt. Kế tiếp cuộc diễn hành, Hội The Japan-America Society of Washington DC mở hội trên các đường chính của thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Vườn cây anh đào ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn hiện có 3.750 cây gồm các loại: - 2.763 cây anh đào Yoshino trổ từng chùm từ 2 đến 5 bông hoa 5 cánh đơn, màu trắng, có mùi hương hạnh đào. - 481 cây anh đào Kwazan trổ từng chùm từ 3 đến 5 bông hoa 30 cánh kép, màu hồng nhạt nhưng cánh nhỏ. - 112 cây anh đào Akebono trổ từng chùm từ 2 đến 5 bông hoa cánh đơn, màu hồng tái như là nhạt từ màu hồng sang màu trắng. - 190 cây anh đào Takesimensis trổ từng chùm lớn những cuốn nhỏ và ngắn, màu trắng, được trồng thử nghiệm ở vùng đất ẩm tại công viên East Potomac vì loại này chịu sống ở vùng đất ẩm ướt. - 94 cây anh đào Weeping Japanese có cành rũ xuống như cành liễu gọi là đào chiếu thủy, trổ hoa cánh đơn, có màu đa dạng hoặc hồng đậm ( Pendula Rosea) hoặc hồng sáng (Rosey Cloud) hoăc hồng thường (Pedula Plena Rosea) hoặc trắng (Pendula Alba và Snowfozam). - 50 cây anh đào Usuzumi trổ hoa cánh đơn, màu trắng chuyển sang xám. - 21 cây anh đào Sargent trổ từng chùm hoa cánh đơn, màu hồng đậm. - 21 cây anh dào Autumn Flowering trổ từng chùm hoa bán kép, màu hồng. - 14 cây anh đào Fugenzo trổ từng chùm từ 4 đến 6 bông hoa 30 cánh kép, màu của hoa hồng rồi nhạt dần nhưng không bao giờ đổi trắng. - 2 cây anh đào Afterglow trổ hoa màu hồng lộng lẫy không bao giờ chuyển sang màu trắng. - 1 cây anh đào Shirofugen trổ từng chùm lớn hoa cánh kép, màu trắng rồi đổi thành màu hồng khi nở rộng ra. - 1 cây anh đào Okame trổ hoa bán kép, màu hồng. Lễ Hội Hoa Anh Đào truyền thống hàng năm ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn nhằm kỷ niệm quà tặng của Nhật Bản lần đầu trong năm 1912. Lịch sử về hoa anh đào ở nước Mỹ ghi nhận rằng: Việc trồng cây anh đào tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn bắt nguồn từ năm 1912 như là một món quà hữu nghị của dân chúng Nhật Bản đối với Hoa Kỳ. Trước đó, có nhiều người đã đề nghị và đã nhập khẩu cây anh đào về trồng trên các đại lộ thủ đô Hoa Thịnh Đốn nhưng đến ngày 19 tháng 01 năm 1910, một toán thanh tra của Bộ Nông Nghiệp phát hiện các cây anh đào có đầy rẫy những côn trùng và sâu bọ nên cần được tiêu hủy để bảo vệ đời sống của dân chúng Hoa Kỳ. Do đó, ngày 28 tháng 01 năm 1910, Tổng Thống Hoa Kỳ đã chấp thuận cho đốt sạch các cây anh đào. Đến năm 1912, phu nhân của Tổng Thống Hoa Kỳ William Taft qua thăm Nhật Bản nhân mùa hoa anh đào nở và khi trở về nước, bà cứ vương vấn mãi hình ảnh những cánh hoa anh đào tuyệt đẹp ấy nên đã xúc tiến việc đưa những gốc cây anh đào từ Nhật về trồng tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Thị trưởng Tokyo bấy giờ, ông Yukio Ozaki, đã trao tặng thành phố Hoa Thịnh Đốn 3.020 gốc cây anh đào Nhật Bản gồm 12 loại khác nhau. Một buổi lễ tiếp nhận đơn giản diễn ra vào ngày 27 tháng 3 năm 1912 với sự hiện diện của bà Helen Herron Taft, Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ và bà Viscountess Chinda, Đại sứ Nhật tại Mỹ. Hai bà đã trồng hai cây anh đào đầu tiên loại Yoshino tại bờ phía bắc hồ Tidal trong công viên West Potomac, cách đại lộ Independence ngày nay khoảng 125 feet về phía nam. Đến năm 1965, Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Bird Johnson tiếp nhận thêm 3.800 cây anh đào Yoshino nữa do chính phủ Nhật Bản trao tặng mà phần lớn đã được trồng quanh tượng đài Washington. Sở Công viên Quốc gia có một đội ngũ công nhân chuyên chăm bón những cây anh đào cho luôn luôn tươi tốt và trùng tu để thay thế những cây già cỗi bằng những cây mới được chiết từ rừng cây anh đào nổi tiếng tại tỉnh Gifu bên Nhật. Lễ Hội Hoa Anh Đào đầu tiên được tổ chức vào năm 1935 do sự tài trợ của các hội đoàn dân sự vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Những năm sau đó, Lễ Hội Hoa Anh Đào trở thành sự kiện hàng năm ở Hoa Thịnh Đốn. Từ năm 1994, Lễ Hội Hoa Anh Đào bắt đầu kéo dài từ một tuần lễ thành hai tuần lễ để có đủ thời gian cho các tiết mục càng ngày càng phong phú trong mùa hoa anh đào còn nở. National Cherry Blossom Festival, Inc. là nơi đứng ra tổ chức và bảo trợ Lễ Hội cùng với các nhà văn hóa, thương mại và chính quyền của thành phố Hoa Thịnh Đốn. Hàng năm, ước lượng có hơn một triệu du khách từ xa đổ về đây thưởng lãm hoa anh đào và tham dự lễ hội để vừa chiêm ngưỡng cảnh đẹp hoa anh đào vừa khám phá những di tích lịch sử tại thủ đô Hoa Kỳ. Trong tiết trời mùa Xuân ấm dần lên, hàng ngàn cây anh đào bừng nở hoa làm cho cảnh sắc thủ đô Hoa Thịnh Đốn như hồi sinh sau mấy tháng mùa Đông lạnh lẽo. Mọi người đến đây đều cảm thấy yên lắng tâm hồn, tạm quên đi những xáo động của thời sự và nỗi lo âu của đời sống hàng ngày. Nếu có điều kiện, ai cũng nên đến Hoa Thịnh Đốn để thưởng ngoạn hoa anh đào một lần cho “thỏa chí bình sinh”! PHAN LỤC Mùa Xuân Và Hoa Đào Ở Hoa Thịnh Đốn Hoa đào với sắc hồng phơ phớt, nở rộ rực trời là dấu hiệu của mùa Xuân đến. Hoa đào nở rộ chung quanh the Tidal Basin ở Washignton, D.C. đã trở thành biểu tượng của nét đẹp Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ. Hằng năm vào khoảng cuối Tháng Ba đến giữa tháng Tư có hằng triệu du khách từ khắp nơi Hoa Kỳ và thế giới về Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn để ngắm hoa đào nở rộ đẹp tuyệt vời trong công viên chung quanh Thomas Jefferson Memorial và Tidal Basin. Những cây hoa đào ở đây là quà của Nhật Bản tặng cho Hoa Kỳ từ năm 1912. Năm nay National Park Service tiên đoán hoa đào sẽ nở rộ (peak blooming) với 70% hoa nở, từ 1 đến 4 Tháng Tư, 2009. Mùa hoa năm nay sẽ kéo dài từ 28 Tháng 3 đến 11 Tháng 4, 2009. Tiên đoán chính xác ngày hoa đào nở rộ, không phải là dễ, vì tùy thuộc vào thời tiết, tuyết nhẹ, mưa, gió, nóng bất thường, sẽ làm cho hoa tàn rụng nhanh. Thường thì hoa nở khoảng bảy ngày và mùa hoa từ lúc bắt đầu nở cho đến tàn héo kéo dài mười bốn ngày. National Park Service Horticulturists theo dõi thật kỹ sự phát triển của những nụ hoa để cho tin tức cặp nhật. Theo truyền thống của Nhật thì hoa đào đẹp nhất, được yêu thích nhất khi phản chiếu dưới mặt nước, vì vậy hằng ngàn cây hoa đào ở HTĐ được trồng trong công viên dọc theo Potomac River và chung quanh Tide Basin, phía trước Jefferson Monument, rất thích hơp với truyền thống thưởng thức nét đẹp hoa đào của người Nhật. Cùng trong thời gian hoa nở rộ này có Lễ Hội Hoa Đào (Cherry Blossom Festival). Ai cũng mong thời tiết đẹp, ấm áp, không trở lạnh, tuyết, mưa, gió bão bất thường để hoa nở đầy cành vào dịp lễ hội hoa đào . Được biết có khoảng 3750 cây hoa đào được trồng trong công viên chung quanh Jefferson Memorial và dọc theo bờ hồ Tidal Basin. Hằng ngàn cây đào trong công viên này được chăm sóc bởi những chuyên viên của National Park Service. Một nhóm nhân viên lo việc chăm sóc, trồng tỉa và vô phân bón… mỗi cây có mã số, có một hồ sơ riêng, ghi rõ chi tiết như năm nay tỉa một vài cành cây này, cây kia vừa mới mọc thêm cành v v Một vài tuần trước khi hoa nở thì nhóm chuyên viên rất bận rộn, họ quan sát kỹ và sẽ tỉa bớt những cành không trổ hoa. Vào khoảng cuối Tháng Hai, khi nụ hoa bắt đầu hình thành các chuyên viên theo dõi năm giai đoạn nở hoa để thông báo cho dân chúng biết năm nay hoa sẽ nở nhiều hay ít, ngày nào là " peak blooming". Theo đó những người yêu hoa cũng như những người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh chuẩn bị máy ảnh, máy quay phim đến đây ghi lại những nét đẹp tuyệt vời của Mùa Xuân và hoa đào ở Hoa Thịnh Đốn. Khi hoa nở rộ, đi giữa những rặng hoa đào, du khách chỉ thấy một màu hồng nhạt và màu trắng, đẹp không thể diễn tả. Sau khi hoa nở vài ngày, lúc gió thổi nhẹ, đủ lay cành thì cánh hoa bay theo gió, như mưa hoa, rơi nhẹ trên tóc, trên áo du khách, rất là thơ mộng. Có nơi dưới đất xác hoa dày một hai phân. Mùa Xuân nắng ấm, trên đầu, duới chân chỉ một màu hoa hồng phơn phớt, du khách cảm thấy lâng lâng như đang lạc vào bồng lai, tiên cảnh. Theo tài liệu, ngày 27 Tháng Ba 1912 Ông Yukio Ozaki, Thị Trưởng của ToKyo đã tặng Hoa Kỳ một món quà là 3020 cây hoa đào để tăng thêm tình hữu nghị giữa hai quốc gia Nhật và Hoa Kỳ. Đệ nhất phu nhân HK Helen Taft và Viscountess Chinda, vợ của Đại Sứ Nhật đã trồng hai cây đầu tiên trong một buổi lễ nhỏ ở phía Bắc Tidal Basin, hướng Tây của công viên Potomac. Năm 1965 Chính phủ Nhật đã tặng thêm 3800 cây đào có tên là Yoshino, Đệ nhất phu nhân Lady Bird Johnson đã cùng Bà Ryuji Takeuchi, phu nhân của Đại Sứ Nhật đã làm lễ trồng cây anh đào giống như năm 1912. Năm 1981 những chuyên viên Nhật đã đến Washignton, D.C. để cắt những cành cây hoa đào ở đây về gây giống lại cho những cây đào Yoshino của họ đã bị tàn phá bởi nạn lụt. Sự trao đổi qua lại này làm cho cây hoa đào trở thành biểu tượng của tình thân hữu giữa Nhật và Hoa Kỳ. Gần một thế kỹ, vẽ đẹp của hoa đào đã lôi cuốn hằng triệu du khách đến đây ngắm hoa đào hằng năm. Năm 1935 người dân ở HTĐ thành lập Lễ Hội Hoa Đào như là một lễ hội hằng năm, gồm nhiều chương trình trình diễn văn hóa, thể thao, nghệ thuật và Diễn hành Hoa Đào sẽ đựoc tổ chức qua đưòng phố ở HTĐ. Hoa đào được người Nhật chọn làm quà cho Hoa Kỳ vì hoa đào là biểu tượng của nét đẹp đơn giản và cũng tiêu biểu cho sự đoàn kết, công bằng và tự do, là những quan niệm căn bản đã vượt biên giới để là chân lý của nhân loại. TUYẾT MAI . Việt Báo Hoa anh đào - Nét đẹp đặc trưng của Nhật Bản
Loại hoa này rất ngắn ngủi, chỉ nở trong 1 tuần. Nhật Bản về mùa xuân có rất nhiều loại hoa với hàng trăm màu sắc khác nhau nhưng trong gần một tuần lễ, tất cả dường như bị chìm đi nhường chỗ cho sắc hồng rực rỡ, sắc trắng tinh khiết của anh đào.
Cũng như mọi năm, tháng 4 về Tokyo lại náo nức mùa hoa anh đào nở. Dạo bước chầm chậm trên đường phố Kunitachi, chúng ta như đi lạc trong một rừng hoa màu hồng nhạt lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Người Nhật nói rằng, mùa anh đào nở là mùa đẹp nhất trong năm, cũng là mùa của niềm vui và sự sống nảy nở. Nhật Bản về mùa xuân có rất nhiều loại hoa với hàng trăm màu sắc khác nhau nhưng trong gần một tuần lễ, tất cả dường như bị chìm đi nhường chỗ cho sắc hồng rực rỡ, sắc trắng tinh khiết của anh đào.
Mỗi dịp anh đào nở, ngay giữa phố xá đô thị, trái tim của người Nhật Bản lại có dịp hoà cùng với thiên nhiên, họ thu xếp công việc sang một bên và cùng với gia đình du ngoạn ngắm hoa. Họ tổ chức những bữa tiệc dưới gốc anh đào uống rượu sake, ăn loại bánh có cuốn lá anh đào được gọi là Sakuramochi và hát bài hát truyền thống cũng với cái tên Hoa anh đào…
Mùa hoa anh đào tới, không những mang về cảnh sắc thiên nhiên, người Nhật từ đó cũng gắn mùa hoa anh đào với những bản sắc văn hóa đặc trưng, những tập tục lề thói của đất nước con người. Mùa anh đào nở cũng là mùa khai trường và thời điểm các công ty tuyển dụng nhân viên mới, là thời điểm thắp sáng một tương lai mới cho các bạn trẻ bước vào đai học và mùa đẹp nhất của lứa tuổi học trò. Cánh anh đào nở và rụng xuống cũng tượng trưng cho những cuộc gặp gỡ và chia ly của những cặp tình nhân. Trong tiềm thức mỗi người dân Nhật Bản, nó tượng trưng cho nét đẹp văn hoá có chiều sâu, nó là cho tâm hồn của dân tộc Nhật Bản. Giống như cây anh đào âm ỉ tích tụ nhựa sống bên trong thớ gỗ suốt cả mùa đông lạnh giá để rồi bừng nở trong ánh nắng xuân, người dân Nhật Bản, họ luôn lặng lẽ nhẫn nại hướng tới tương lai để đón một mùa xuân mới, để được chiêm ngưỡng niềm hạnh phúc của thiên nhiên với hàng vạn cánh hoa anh đào nở tung, cũng là sự tin tưởng, niềm hy vọng và khát vọng vô bờ bến của con người... Hoa anh đào ở Washington D.C
Ngày nay, mỗi năm có hơn một triệu du khách đến Washington DC để ngắm các cây anh đào nở hoa, báo hiệu mùa xuân lại trở về trên thủ đô. Ngày hẹn hò của khách thưởng ngoạn cũng là ngày của lễ rước kiệu hoa tưng bừng trên đại lộ Constitution từ đường 7 đến đường 17, cũng là ngày hoa anh đào nở rộ. Lễ hội có hơn 90 sự kiện vui chơi giải trí cùng với lễ rước xe hoa rất độc đáo. Lễ hội hoa anh đào đầu tiên được tổ chức vào ngày 27/3/1912: Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Helen Herron Taft và phu nhân của đại sứ Nhật Viscountess Chinda, đã trồng hai cây hoa anh đào đầu tiên phía Bắc hồ Tidal. Hoa anh đào nở xung quanh hồ Tidal Ngày hoa anh đào Yoshino nở rộ thay đổi theo từng năm, thường độ đầu tháng 4. Đến cuối tháng 2 và đầu tháng 3, nếu dạo chơi bên hồ Tidal cạnh những cành cây trụi lá, đôi lúc vẫn còn tuyết hoặc mưa phùn lất phất, bạn sẽ rất thú vị khi thấy các búp hoa đã bắt đầu lớn dần trong cái lạnh cuối đông. Những cây hoa anh đào này là đề tài cho bao kẻ yêu hoa thi nhau trổ tài phỏng đoán ngày hoa sẽ nở rộ. Phụ trách nhóm làm vườn ở Công viên Quốc gia, Robert De Feo đã đoán đúng ngày hoa nở rộ từ nhiều năm nay. Ông đã phải thường xuyên đi vòng quanh vườn cây để theo dõi quá trình phát triển của các nụ hoa. Để phỏng đoán ngày ra hoa, các nghệ nhân phải theo dõi sự phát triển của nụ anh đào qua năm giai đoạn. Nụ hoa anh đào ở mỗi giai đoạn phát triển trên cây đều mang một vẻ đẹp riêng mà nếu yêu hoa, bạn sẽ ngắm nhìn không biết chán. Từ lúc vừa hé nụ cho đến khi mở tung các cánh hoa, từ hồng đậm rồi phai dần thành hồng nhạt đến trắng muốt và rơi lả tả đầy mặt hồ xanh biếc. Đến với Lễ hội để được tận mắt chiêm ngưỡng mùa hoa anh đào là kỷ niệm khó quên với nhiều du khách.(ST và biên tập từ Internet)
No comments:
Post a Comment