Friday, August 26, 2011

Đất Phương Nam(1)

Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, còn gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân miền Nam Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương.


Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 17.178.871 người.
Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền, điểm cực Tây 10626´(xã Mĩ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), cực Đông ở 10648´(xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cực Bắc ở 111´B (xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) cực Nam ở 833´B (huyện Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Ngoài ra còn có các đảo tiền tiêu của Tổ Quốc như quần đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, đảo Hòn Khoai.

Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39 734km². Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậubán đảo Cà Mau.

Cách đây khoảng 8.000 năm, vùng ven biển cũ trải rộng dọc theo triền phù sa cổ thuộc trầm tích Pleistocen từ Hà Tiên đến thềm bình nguyên Đông Nam Bộ. Sự hạ thấp của mực nước biển một cách đồng thời với việc lộ ra từng phần vùng đồng bằng vào giai đoạn cuối của thời kỳ trầm tích Pleistocen. Một mẫu than ở tầng mặt đất này được xác định bằng C14 cho thấy nó có tuổi tuyệt đối là 8.000 năm (Ngộ, 1988). Sau thời kỳ băng hà cuối cùng, mực mước biển dâng cao tương đối nhanh chóng vào khoảng 3–4 m trong suốt giai đoạn khoảng 1.000 năm (Blackwelder và những người khác, 1979), gây ra sự lắng tụ của các vật liệu trầm tích biển ở những chỗ trũng thấp của châu thổ; tại đây những sinh vật biển như hàu (Ostrea) được tìm thấy và việc xác định tuổi tuyệt đối của chúng bằng C14 cho thấy trầm tích này được hình thành cách đây khoảng 5.680 năm (Ngộ, 1988).
Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập mặn dày đặc đã bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là những cây đước (Rhizophora sp.) và mắm (Avicennia sp.). Những thực vật chịu mặn này đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại các vật liệu lắng tụ, làm giảm sự xói mòn do nước hoặc gió, và cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ (Morisawa M., 1985), và rồi những đầm lầy biển được hình thành. Tại vùng này, cách đây 5.500 năm trước công nguyên, trầm tích lắng tụ theo chiều dọc dưới điều kiện mực nước biển dâng cao đã hình thành những cánh đồng rộng lớn mang vật liệu sét. Sự lắng tụ kéo dài của các vật liệu trầm tích bên dưới những cánh rừng Đước dày đặc đã tích lũy dần để hình thành một địa tầng chứa nhiều vật liệu sinh phèn (pyrit).

Mực nước biển dâng cao, bao phủ cả vùng như thế hầu như hơi không ổn định và bắt đầu có sự giảm xuống cách đây vào khoảng 5.000 năm (Pons L. J. và những người khác, 1982). Sự hạ thấp mực nước biển dẫn đến việc hình thành một mực nước biển mới, sau mỗi giai đoạn như thế thì có một bờ biển mới được hình thành, và cuối cùng hình thành nên những vạt cồn cát chạy song song với bờ biển hiện tại mà người ta thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Một cồn cát chia cắt vùng Đồng Tháp Mười và vùng trầm tích phù sa được xác định bằng C14 cho thấy có tuổi tuyệt đối vào khoảng 4.500 năm (Ngộ, 1988).

Sự hạ dần của mực nước kèm theo những thay đổi về môi trường trong vùng đầm lầy biển, mà ở đây những thực vật chịu mặn mọc dầy đặc (Rhizophora sp., Avicinnia sp.) được thay thế bởi những loài thực vật khác của môi trường nước ngọt như tràm (Melaleuca sp.) và những loài thực thực vật hoang dại khác (Fimbristylis sp.,Cyperus sp.). Sự ổn định của mực nước biển dẫn đến một sự bồi lắng trầm tích ven biển khá nhanh với vật liệu sinh phèn thấp hơn (Pons L. J. và những người khác, 1989).
Sự tham gia của sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình hình thành vùng châu thổ. Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước và vào khoảng 100 triệu tấn vật liệu phù sa (Morgan F. R., 1961), những mảnh vỡ bị bào mòn từ lưu vực sông, mặc dù một phần có thể dừng lại tạm thời dọc theo hướng chảy, cuối cùng được mang đến cửa sông và được lắng tụ như một châu thổ (Morisawa, 1985). Những vật liệu sông được lắng tụ dọc theo sông để hình thành những đê tự nhiên có chiều cao 3–4 m, và một phần của những vật liệu phù sa phủ lên trên những trầm tích pyrit thời kỳ Holocen với sự biến thiên khá rộng về độ dầy tầng đất vùng và không gian vùng (Pons L. J. và csv., 1982). Các con sông nằm được chia cắt với trầm tích đê phù sa nhưng những vùng rộng lớn mang vật liệu trầm tích biển chứa phèn tiềm tàng vẫn còn lộ ra trong vùng đầm lầy biển (Moormann, 1961). Tuy nhiên, độ chua tiềm tàng không xuất hiện trong vùng phụ cận của những nhánh sông gần cửa sông mà tại đây ảnh hưởng rửa bởi thủy triều khá mạnh. Ngược lại, vùng châu thổ sông Sài Gòn, nằm kế bên hạ lưu châu thổ sông Mekong, được biểu thị bởi một tốc độ bồi lắng ven biển khá chậm do lượng vật liệu phù du trong nước sông khá thấp và châu thổ này bị chia cắt bởi nhiều nhánh sông thủy triều và do bởi những vành đai thực vật chịu mặn thì rộng lớn hơn vành đai này ở vùng châu thổ sông Mekong, và kết quả là trầm tích của chúng chứa nhiều axít tiềm tàng (Moormann và Pons, 1974).Đây là vùng có khí hậu cận xích đạo vùng nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp ( mưa nhiều , nắng nóng ) đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực .
Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước nhưng miền Tây đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước.[1] Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang , Kiên Giang , Long An , Đồng Tháp , Sóc Trăng , Tiền Giang . Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước . Bình quân lương thực đầu người gấp 2.3 lần so với lương thực trung bình cả nước . Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước . Ngoài ra vùng này còn trồng mía , rau đậu , xoài , dừa , sầu riêng , cam , bưởi ... Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh .Nuôi nhiều ở Bạc Liêu ,Cà Mau ,Sóc Trăng,Vĩnh Long.Trà vinh Sản lượng thủy sản chiếm 50 % nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau , Kiên Giang , An Giang . Đặc biệt là Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản săn bắt nhiều nhất 239219 tấn thủy sản ( năm 2000 ) , An Giang là tỉnh nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng 80000 tấn thủy sản ( năm 2000 ) .Nghề nuôi trồng tôm cá xuất khẩu đang phát triển mạnh . Tôm cá tập trung rất gần bờ và dễ nuôi nên đánh bắt rất thuận tiện
Nghề rừng cũng giữ vai trò quan trọng , đặc biệt trồng rừng ngập mặn ven biển Cà Mau , đảo Phú Quốc , quần đảo Thổ Chu , hòn Khoai . Vì đây là nghề giữ vai trò trong việc bảo vệ môi trường , sinh học , các loài sinh vật và môi trường sinh thái đa dạng.Phát triển rất thấp . Chế biến lượng thực chiếm nhiều nhất của cả vùng . Cần Thơ là trung tâm của cà vùng bao gồm các ngành : nhiệt điện , chế biến lương thực , luyện kim đen, cơ khí , hóa chất , dệt mayvật liệu xây dựng .Thành phố Cần Thơ còn có sân bay góp phần giao lưu hàng hóa , khách du lịch trong và ngoài nước.
Khu vực dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu : xuất nhập khẩu , vận tải thủy , du lịch . Xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước , đồ đông lạnh và hoa quả . Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất

Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước , vườn , các hòn đảo . Tuy nhiên chất lượng và cạnh tranh của du lịch còn hạn chế. Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư để nâng cao chất lượng tốt hơn và hiệu quả kinh tế trong khu vực.
Dòng Mê Kông đổ vào Việt Nam chia làm hai nhánh là sông Tiền và sông Hậu. Sông Tiền chia làm 6 cửa đổ ra biển gồm cửa Tiểu, cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cung Hầu và Cổ Chiên. Sông Hậu đổ ra biển qua 3 cửa là Định An, Bassac (Ba Thắc) và Tranh Đề (Trần Đề). Nhưng “Cửu Long” giờ đang thành “Thất Long”. Dưới tác động của tự nhiên và con người, sông Cửu Long hiện chỉ còn 7 cửa đang hoạt động....

2 cửa sông chết dần

Đó là cửa Ba Lai và cửa Bát Sắc (Bassac). Hai cửa sông này đã ngừng chảy do bồi tụ và xây dựng công trình giao thông thủy lợi. Đây là kết luận của Viện Địa chất (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) sau quá trình nghiên cứu kéo dài ở các cửa sông và vùng ven biển ĐBSCL hơn 50 năm.

Bát Sắc là cửa chính trên sông Hậu, nhưng quá trình bồi lắp bắt đầu xảy ra từ những năm đầu của thế kỷ 20. Các cồn cát ở cửa sông này đã phát triển mạnh, nối liền và trở thành một đảo lớn chắn trước cửa sông có diện tích lên đến gần 24 ngàn ha (nay là huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng). Do sự chết dần của cửa Bát Sắc nên sông Hậu hiện chỉ còn 2 cửa chảy ra biển Đông là Định An ở phía bắc và cửa Tranh Đề (Trần Đề) ở phía nam.

Trên sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Bến Tre, cửa Ba Lai là một ví dụ về sự tàn lụi của một cửa sông do tác động của con người. Năm 1999, hệ thống cống đập ở cửa sông Ba Lai được xây dựng, hệ quả làm cho quá trình bồi lấp xảy ra nhanh hơn và đến nay thì cửa sông này đã ngừng chảy.

TS Đinh Văn Thuận (thuộc Viện Địa chất) kết luận: “Như vậy, hiện nay sông Cửu Long chỉ còn 7 cửa đang hoạt động, trong đó có 5 cửa thuộc sông Tiền là cửa Tiểu, cửa Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu và 2 cửa thuộc sông Hậu là Định An và Trần Đề”.

Vận tải sụt giảm nghiêm trọng

Từ năm 2006 đến nay, số lượt tàu biển trên tổng số các loại tàu đã liên tục giảm. Nếu lấy mốc năm 2006 là 100%, thì đến năm 2007 chỉ còn 64,1%, năm 2008 là 28,1% và năm 2009 là 13,3%. Số lượng tàu biển vào sông Hậu không chỉ giảm về số lượng mà còn giảm về tải trọng, trọng tải bình quân hiện chỉ còn 1.200 DWT

Theo ông Trân, việc đi lại của tàu biển theo luồng vào sông Hậu qua cửa Định An ngày càng khó, bởi quy luật bồi lắng bùn cát ở cửa sông, và mặt khác bởi cách nạo vét cầm chừng, không tới nơi tới chốn từ nhiều năm nay. Ông Trân cho biết thêm, từ 20 năm qua, chỉ riêng công tác nạo vét luồng Định An đã tiêu tốn mỗi năm khoảng 1 triệu USD. Tuy nhiên các nhà chuyên môn cho rằng công tác này là lãng phí và kém hiệu quả vì quá trình bồi lắng diễn ra quá nhanh.

Ông Lâm Tiến Dũng, Giám đốc cảng Cái Cui (Tổng công ty hàng hải VN) cho rằng, hiện nay luồng Định An chỉ cho phép tàu có trọng tải dưới 3.000 tấn ra vào “ăn hàng”. Cảng có khả năng bốc xếp hàng hóa container nhưng do hạn chế về luồng lạch tàu có trọng tải lớn không vào được; hàng hóa muốn xuất đi phải trung chuyển lên cảng Sài Gòn. Tuy nhiên, việc trung chuyển như vậy phải mất trung bình 100 ngàn đồng/tấn sản phẩm và 22 giờ vận chuyển; bên cạnh đó, chất lượng hàng hóa cũng sẽ giảm sút.

Sạt lở diễn ra nhanh hơn

Diện tích bồi chưa nhô lên khỏi mặt nước bằng 2 huyện Theo một khảo sát mới đây do Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) phối hợp với các cơ quan chức năng trong vùng thực hiện, thì khu vực cửa sông thuộc 3 tỉnh ven biển là Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng đang xảy ra tình trạng bồi lắng mạnh. Sự bồi lắng vùng cửa sông thành bãi bồi 3 tỉnh rất đặc thù, có bãi bùn, bãi cát pha (bùn) và bãi cát, nói chung là bãi bồi phù sa mới. Diện tích bãi bồi ở 3 địa phương trên lên tới trên 45 ngàn ha, nhiều vùng bồi chưa nhô lên khỏi mặt nước, tính luôn cả vùng đang phát triển có khoảng trên 60 ngàn ha, bằng diện tích đất của 2 huyện.

TS Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ) phân tích, việc cửa Ba Lai “chết” rất đáng lo ngại bởi sự bồi lắng ở cửa sông này là do con người tác động. Hệ thống cống - đập Ba Lai được xây dựng nhằm mục tiêu ngăn mặn giữ ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của nó là gây nhiễm phèn ở các vùng sản xuất lúa ngày càng nghiêm trọng hơn, trong khi lượng nước ngọt lại không đủ dùng trong sản xuất. Bên cạnh đó là quá trình ô nhiễm môi trường từ các chất thải sinh hoạt và sản xuất diễn ra nhanh hơn đã tác động ngược lại đến sinh hoạt và sản xuất của con người.

Theo ông Tuấn, việc 2 trong 9 cửa Cửu Long đang chết đi có thể sẽ là tiền đề để mở ra những cửa sông khác. Vì nếu lượng nước đổ ra 7 cửa còn lại quá lớn thì theo quy luật tự nhiên nó sẽ mở thêm các cửa sông khác để phục vụ việc tiêu thoát nước.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là trong khoảng hai thập niên gần đây, hiện tượng sạt lở ở đầu nguồn ĐBSCL diễn ra nhanh hơn nhiều năm về trước, đặc biệt ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Tổng cục Môi trường cho biết, trên địa bàn tỉnh An Giang, khu vực ven sông Tiền có 13 điểm sạt lở, với cung trượt 2 - 30m/năm và 25 điểm sạt lở dọc bờ sông Hậu, mức độ sạt lở ngày càng tăng. Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 99 điểm sạt lở với tổng chiều dài hơn 172 km, nhiều nơi sạt lở ăn sâu vào bờ đến 25m. Không chỉ ở đầu nguồn, sạt lở còn đe dọa nhiều địa phương khác như: Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau...

Theo TS Lê Anh Tuấn, hiện tượng xói lở và bồi lắng sẽ gia tăng hàm lượng bùn cát, độ đục trên sông, mất đất sản xuất và sinh sống của người dân. Rừng cây ven bờ và ven biển bị ảnh hưởng do xói lở và bồi lắng là thay đổi các hệ sinh thái khu vực, mất nơi lưu trú và nguồn thức ăn cho nhiều loài thực và động vật hoang dã. Nguồn nước phục vụ cho dân sinh, canh tác sẽ khó khăn hơn.
Thông qua hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, sông Cửu Long đã cung cấp một lượng nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản (chiếm khoảng 80% sản lượng gạo xuất khẩu và trên 50% tổng sản lượng thủy sản của cả nước). Bên cạnh đó, hệ thống sông Cửu Long còn đóng vai trò quan trọng trong việc giao thông vận tải thủy nội địa và giao thông vận tải biển phục vụ cho việc xuất khẩu hàng hóa nông sản.

Tuy nhiên, trong những năm qua, việc khai thác vận tải biển phục vụ cho xuất khẩu ở ĐBSCL chưa đạt hiệu quả do quá trình bồi lắng ở khu vực cửa sông cửa biển diễn biến phức tạp. Cụ thể, lượng tàu biển qua cửa Định An trên sông Hậu (một trong những cửa sông quan trọng về giao thông vận tải biển ở ĐBSCL) sụt giảm liên tục trong những năm gần đây. GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, cho biết: “Từ năm 2006 đến nay, số lượt tàu biển trên tổng số các loại tàu đã liên tục giảm. Nếu lấy mốc năm 2006 là 100%, thì đến năm 2007 chỉ còn 64,1%, năm 2008 là 28,1% và năm 2009 là 13,3%. Số lượng tàu biển vào sông Hậu không chỉ giảm về số lượng mà còn giảm về tải trọng, trọng tải bình quân hiện chỉ còn 1.200 DWT”.
Nếu như cửa Ba Lai chịu sự can thiệp của con người (chặn dòng chảy ra biển), thì cửa Bassac – “con rồng thứ 8” – lại có một số phận khác.

Bassac – con rồng hóa thân

Rất nhiều tư liệu ghi chú cửa sông Bassac khởi nguồn từ khu vực Cồn Cát, thuộc huyện Cù Lao Dung (ngang Đại Ngãi, H.Long Phú, Sóc Trăng), nằm giữa 2 cửa sông lớn là Định An và Trần Đề. Tuy nhiên, con sông này đã biến mất trong các bản đồ được vẽ gần đây. Vì vậy, để xác định vị trí cửa biển, chúng tôi tìm đến những người cao niên đã sinh sống lâu năm tại xứ cù lao này. Ông Dương Văn Cảnh (ấp Nguyễn Tăng, xã Đại Ân I) nói năm 1957, ông về đây dựng nhà tại Cồn Tròn bên bờ sông Bassac,  thời điểm sông này còn đổ ra biển, sóng còn đánh tới cửa nhà ông. Đến nay, con sông đã lùi xa cả cây số, vị trí này đã là rẫy mía rộng thênh thang. Ông Cảnh nói, thời điểm đó từ nhà ông nhìn qua bên kia sông là xứ Năm Tiền, Xẻo Xu, nay các địa danh trên đã cách bờ sông hiện hữu khoảng 3-4 cây số.

Thay đổi có thể thấy rõ nhất bắt đầu từ giữa những năm 1960, khi giữa con sông rộng 3-4 km xuất hiện nhiều cồn. Các cồn này cứ nở dần, bóp hẹp cửa sông. Đến giai đoạn 1970-1980 thì đất cồn đã có người đến cất nhà, khoét đất làm lúa, nuôi tôm. Với sự bồi lấp của tự nhiên cùng bàn tay cải tạo của con người, vùng đất mà dân địa phương quen gọi là Cồn Nổi đã có nhiều cư dân đến sinh sống, lập nên xóm làng. Chính cái cồn lớn này đã án ngữ dòng chảy của sông Bassac ra biển.

Đại tá Nguyễn Văn Bé (Tám Minh), Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Cù Lao Dung, kể: Năm 1987, ông về đây làm Giám đốc Nông trường 416 (Quân khu 9). Khi đó, nơi này là một vùng đất ngập nước, chỉ có cây bần và cây mắm và chưa quá 20 hộ dân sinh sống. Sau nhiều năm đưa người và xáng cạp thi công hệ thống đê đập khép kín, vùng đất này mới ổn định sản xuất với diện tích 397 ha. Như vậy tính tới thời điểm cuối những năm 1980, trên cửa sông Bassac đã có cồn đất này.
Cùng thời điểm đó, ở vùng đất ngập phía nam Cồn Nổi hướng ra biển, Nông trường 30-4 cũng được thành lập. Cùng với Cồn Nổi, vùng đất mới rộng hàng ngàn ha này đã “bẻ” dòng chảy của sông hòa vào cửa sông Trần Đề. Đến năm 2004, nông trường giải thể, giao diện tích đất lại cho xã An Thạnh Nam. Vùng đất mới này cũng đã “nở” ra cả ngàn ha. Cùng thời điểm đó, Nông trường 416 cũng giải thể, chuyển giao cho xã hơn 4.600 ha nữa. Như vậy phần lớn diện tích xã An Thạnh Nam nằm giữa miệng sông Bassac ngày trước…

Bây giờ, sông Bassac chỉ còn là con sông nhỏ với cái tên là sông Cồn Tròn, khởi thủy từ Cồn Cát chảy qua Cồn Chén – Vàm Ông Tam – Xóm Ngát – Ông Gia – Rạch Bàn Một – Rạch Tráng, đổ ra cửa Trần Đề với một bên là Cồn Tròn (xã Đại Ân I) và một bên là Cồn Nổi (xã An Thạnh Nam). Đó là kết quả của một quá trình diễn thế tự nhiên và vẫn còn đang tiếp tục. Ngay tại cửa sông Cồn Tròn, mấy năm gần đây đã xuất hiện cái cồn mới rộng khoảng 3 ha và nó đang rộng ra dần. Phía đuôi xã An Thạnh Nam hướng ra biển cũng có một bãi đất rộng khổng lồ đang dần hình thành, khiến ghe tàu đi lại hết sức khó khăn.

Bassac – một trong chín “con rồng” – đã hóa thân thành một vùng đất trù phú, mênh mông…

Ba Lai – “rồng” biến thành đập

Một “con rồng” khác được con người chuyển hóa thành… con đập là Ba Lai, với việc xây dựng hệ thống cống đập hoành tráng từng gây nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học và nhà quản lý. 

Cống đập Ba Lai chắn ngang sông Ba Lai, nối 2 xã Tân Xuân (H.Ba Tri) và Thạnh Trị (H.Bình Đại, Bến Tre). Theo thiết kế thì sau khi xây dựng hoàn chỉnh 5 cụm công trình sẽ giúp ngọt hóa 115 ngàn ha đất tự nhiên (trong đó có trên 88 ngàn ha đất nông nghiệp) của 4 huyện Châu Thành, Bình Đại, Giồng Trôm, Ba Tri và TP Bến Tre và cống đập Ba Lai chỉ là một trong 9 hạng mục đó. Không hiểu có phải do xây dựng chưa hoàn chỉnh hay vì lý do nào khác mà người dân ở đây có cái nhìn trái ngược nhau về dự án này. 

Ông Trần Văn Sen, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Xuân nói rằng, từ khi có cống đập Ba Lai,  người dân 2 xã Tân Xuân, Tân Mỹ đã có đủ nguồn nước ngọt đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Từ chỗ mỗi năm chỉ làm 2 vụ lúa đã nâng lên 3 vụ. Cây trái tốt tươi, chăn nuôi thuận lợi hơn trước rất nhiều.

Nhưng người dân xã Thạnh Trị lại có cái nhìn về cống đập Ba Lai khá u ám. Ông Nguyễn Văn Đấu, nông dân ở ấp 3, Thạnh Trị rầu rĩ: “Nhà tui có 1 mẫu 3 đất, trước mỗi năm chỉ làm 1 vụ lúa mùa tranh thủ lúc có nước ngọt, rồi sau đó nuôi tôm là kiếm sống được. Từ khi có cống đập nói là ngăn mặn giữ ngọt nhưng giữ ngọt đâu không thấy, trồng cây xuống cây không lên nổi, bỏ cây làm vuông nuôi tôm, tôm không sống nổi vì bị mặn và phèn quá mức”. Ông Ba Hoàng, một nông dân cũng ở Thạnh Trị than: “Mặn không ra mặn, ngọt không ra ngọt nên làm sao mà có hướng nuôi trồng”.

Chia sẻ sự đồng cảm với người dân trong xã, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Thạnh Trị Nguyễn Văn Hiệp cho biết ông đồng tình với các ý kiến cho rằng công trình vẫn chưa giải quyết được vấn đề nhiễm phèn ở các diện tích đất liên quan. Công trình có đem lại lợi ích nhất định cho một ít xã vùng 1 của huyện Bình Đại như Long Hòa, Long Định, Châu Hưng, nhưng ở nhiều xã còn lại của vùng 2, vùng 3, trong đó có Thạnh Trị thì còn nhiều nan giải. Chỉ cống đập Ba Lai thôi chưa thể nói đến chuyện điều tiết nước cho diện tích toàn dự án. Nước mặn từ Cửa Đại vào sông Giao Hòa, Cửa Tiểu vào sông An Hóa len qua nhiều kênh rạch khác vào sâu trong nội địa… nên việc giữ ngọt cho toàn vùng dự án vẫn chưa thể làm được. Nội việc ngọt hóa cục bộ cho Thạnh Trị thôi cần phải tiến hành một loạt công trình: đắp đê Tây từ Thạnh Trị qua các xã Phú Long, Lộc Thuận, Thới Lai, Châu Hưng, Long Hòa, làm kinh Ngang nối Bình Thới và Thạnh Trị… nhưng chừng nào triển khai thì vẫn còn chờ. Nên Thạnh Trị từ năm 2002 (lúc hoàn thành cống đập Ba Lai) đến nay vẫn là khu vực chưa được xả phèn. Hiện ở đây có đến hơn 30 ha không trồng trọt được, cũng không nuôi tôm được vì nhiễm mặn và chủ yếu là nhiễm phèn nặng.
Diễn biến biến đổi các cửa sông trong 100 năm quaTS Trương Ngọc Tường, kỹ sư trưởng Công ty cổ phần tư vấn cảng – kỹ thuật biển (Portcoast) đã cung cấp cho Thanh Niên 3 bản đồ cho thấy sự thay đổi của sông Cửu Long trong khoảng 100 năm qua, tính từ khoảng đầu thế kỷ 20 cho đến đầu thế kỷ 21. Trên bản đồ có từ thời Pháp thuộc (bản đồ số 1), TS Tường dự đoán được vẽ vào khoảng đầu thế kỷ 20, lúc đó sông Cửu Long đổ ra biển Đông với 9 cửa. Trên bản đồ này, cửa Ba Lai được vẽ khá rõ, đó là một nhánh của sông Tiền, bắt đầu từ phía trên Mỹ Tho, rồi đổ ra biển, nhưng cửa sông này không chảy thẳng ra biển mà quẹo về phía Nam.
Trên bản đồ đường thủy phía Nam được vẽ sau năm 1975 (bản đồ số 2), cửa sông Ba Lai cơ bản vẫn không thay đổi nhiều so với bản đồ số 1. Trên bản đồ này, đoạn đầu nối với sông Tiền có tên gọi là sông Mỹ Tho và đoạn cuối gọi là sông Ba Lai. Nhưng khi xem trên bản đồ được chụp từ rada mới đây (bản đồ số 3), đoạn sông Mỹ Tho đã gần như không còn nhìn thấy nữa, trong khi đoạn cuối đã suy thoái, chỉ còn là một con sông nhỏ đổ ra biển.

Trong khi đó, cửa Bassac, một trong 3 cửa đổ ra biển của sông Hậu đã biến mất hoàn toàn trên bản đồ rada mới đây (bản đồ số 3). Trên bản đồ số 1, cửa Bassac nằm giữa 2 cửa Định An và Trần Đề. Cù lao Dung nằm giữa 2 cửa sông Định An và Trần Đề, vào thời Pháp thuộc không phải là một dải cù lao như ngày nay, mà là 2 cù lao riêng biệt nằm ở 2 bên cửa Bassac. Nay 2 cù lao này đã nhập lại thành một khi cửa Bassac suy thoái. Dấu tích của cửa sông này giờ đây chỉ còn là một con sông nhỏ nằm trên cù lao Dung (H.Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng) và đổ ra cửa Trần Đề.

So sánh giữa bản đồ thời Pháp thuộc và bản đồ mới đây cũng cho thấy vùng duyên hải của tỉnh Trà Vinh, khu vực nằm giữa cửa Cung Hầu (sông Tiền) và cửa Định An (sông Hậu) đã lấn ra biển Đông khá nhiều. Dải cù lao Lợi Quan (H.Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang), nằm giữa cửa Tiểu và cửa Đại (sông Tiền) cũng đã lấn ra biển so với ngày xưa. Nhìn chung, các cù lao đều lấn dần ra biển. TS Tường nhận định, khó có thể hình thành cửa sông mới, bởi các cửa sông chính còn lại hiện nay vẫn giữ trục ổn định, không thay đổi so với thời Pháp thuộc.



Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa của VN. Ngoài lúa, ĐBSCL còn thế mạnh gì nữa? “Nếu chúng ta can đảm nhìn thẳng vào thực tế thì sẽ thấy rằng ngoài thế mạnh về nông nghiệp và vị trí địa lý thì ĐBSCL không còn thế mạnh nào đáng kể! ”

Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, giám đốc Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) chi nhánh tại Cần Thơ, khẳng định với phóng viên TTCN như vậy khi đề cập đến những trở lực làm cho ĐBSCL phát triển ì ạch. Tiến sĩ Dũng giải thích:

- Nếu nói về vị trí địa lý thì đây là vùng quan trọng. Còn nếu về khối lượng GDP thì ĐBSCL đứng thứ ba trong cả nước, sau miền Đông và đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đã có sự thay đổi theo hướng giảm chứ không tăng.

Các tài liệu của Bộ Kế hoạch - đầu tư và chuyên gia công bố từ năm 1993 trở về trước thì ĐBSCL chiếm 23% GDP cả nước. Nhưng tới năm 1996 Cục Thống kê đánh giá chỉ còn 18,4%. Năm 2000 tiếp tục giảm còn khoảng 17,2%. Các đánh giá gần đây chỉ ở mức 15-16%. Như vậy, dù hiện nay ĐBSCL vẫn đứng ở vị trí thứ ba nhưng tỉ trọng đóng góp cho cả nước liên tục suy giảm.

* Theo ông, đâu là nguyên nhân làm cho kinh tế ĐBSCL ngày càng suy giảm như vậy?

- Tôi cho rằng trước đây nền kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Vì thế ĐBSCL có phần đóng góp khá lớn. Hiện nay kinh tế đất nước đã chuyển sang hướng khác, tức tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Trong khi đó tỉ trọng nông nghiệp của ĐBSCL vẫn còn cao, nên mức tăng trưởng thấp là tất yếu. Bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm còn có nhiều nguyên nhân khác như:

Chính phủ đầu tư cho ĐBSCL thấp, chỉ khoảng 16% ngân sách. Một loạt cơ sở hạ tầng đường giao thông, bến cảng... mãi tới gần đây mới khởi động. Hội nghị về giáo dục ĐBSCL mới đây đã nhắc lại hội nghị giáo dục năm 1999. Hồi đó người ta quyết định là phải chi 22% ngân sách đầu tư cho giáo dục, nhưng năm năm sau ngồi kiểm tra lại thì thấy chỉ mới chi có... 19%. Và điều tra năm 1999 đã báo động học vấn của ĐBSCL rất thấp. Trình độ tiểu học khoảng 52%, nhưng trình độ bậc THCS và THPT lại thấp hơn các vùng khác.

Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan vẫn là cách nhận thức về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương. Các bộ máy chính quyền tỉnh vẫn còn quen với kinh tế nông nghiệp, dựa vào nông nghiệp là chính. Lâu nay chúng ta vẫn dựa vào bộ máy nhân sự, bộ máy nghiên cứu loay hoay với nông nghiệp, nên cuối cùng nói gì thì nói cũng vẫn đẩy nông nghiệp lên làm trục chính trong phát triển kinh tế. Mặc dù các nghị quyết, kế hoạch đều nói phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhưng thực tế tôi thấy chưa làm được bao nhiêu cả.

* Nói đến ĐBSCL ai cũng nghĩ đây là vùng đất đầy tiềm năng. Cụ thể đó là cái gì, thưa ông?

Cái lo nhất của ĐBSCL là nguồn nhân lực
- Không. Nghĩ như vậy hoài thì nguy hiểm lắm. Chúng ta chẳng có tiềm năng gì đáng kể cả! Tiềm năng lớn nhất là nông nghiệp, thủy sản thì đang bị vắt kiệt rồi. Tôi lấy ví dụ: ở vùng biển ta đầu tư nuôi trồng thủy sản đã làm mất đi rất nhiều rừng ngập mặn. Đây có phải là cái tốt cho tương lai sau này đâu.
Hay hệ thống kênh nội đồng chằng chịt ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên được bỏ ra rất nhiều tiền để đầu tư, nhưng việc sản xuất lúa tới ba vụ/năm làm đất ngày càng cằn cỗi. Tới mùa khô nước trong các tuyến kênh này rút cạn, lại bị nhiễm bẩn phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nên không sử dụng được.

Đây cũng là vấn nạn mới của ĐBSCL. Liên hệ tới trình độ học vấn, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ lao động... tôi cho rằng ĐBSCL nghèo tài nguyên, nghèo tiềm năng chứ làm gì có chuyện giàu tiềm năng. Rất mừng là gần đây một số tỉnh như Bến Tre, Đồng Tháp... đã nhìn thấy được điều này và đang làm cuộc “chiến đấu” thoát nghèo.

* Ông nhắc tới Bến Tre như là một “hiện tượng” của ĐBSCL. Vậy yếu tố nào làm cho Bến Tre phát triển khá nhanh như vậy, thưa ông?

- Đó là tầm nhìn của lãnh đạo tỉnh. Họ rất năng động và đưa ra được những chính sách thu hút đầu tư phù hợp, hấp dẫn. Tôi cho rằng các vị này rất hay khi xác định và tạo điều kiện phát huy tối đa nguồn “nội lực”. Chính nội lực đó mới là yếu tố quyết định. Anh muốn thu hút đầu tư bên ngoài thì phải chứng minh là bên trong làm ăn được. Tôi ở bên ngoài trước khi vào đầu tư cũng phải hỏi anh ở bên trong làm ăn thế nào, có dễ dàng không, có ai làm khó dễ gì không chứ.

Và một người bên ngoài đã vào sẽ kéo thêm nhiều người khác nữa. Khi có cầu Rạch Miễu thì Bến Tre sẽ vươn ra bên ngoài nhanh hơn nữa. Do việc đi lại khó khăn nên người ta ít biết đến Bến Tre. Mới đây khi công bố các chỉ số về năng lực cạnh tranh, người ta mới giật mình khi biết Bến Tre đứng ở tốp đầu. Bến Tre không thể có được điều đó nếu không có những cán bộ lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng.

* Rất nhiều nghị quyết, báo cáo của các tỉnh ĐBSCL cho rằng địa phương mình có tiềm năng này, tiềm năng kia và rằng phải phát huy hết tiềm năng sẵn có, trong khi ông lại bảo ĐBSCL không có nhiều tiềm năng...

- Đúng là trong thực tế có chuyện này. Nhưng các nhà đầu tư không bao giờ đánh giá cao các tiềm năng trong báo cáo đó. Nói hoài nói mãi tiềm năng của tỉnh tôi là nền nông nghiệp phát triển, sản lượng lúa, cây ăn quả hàng triệu tấn/năm thì chắc chắn không để lại bất cứ ấn tượng nào cho nhà đầu tư.

Nhà đầu tư chỉ quan tâm khía cạnh vào tỉnh anh thủ tục có dễ dàng không, trật tự an ninh như thế nào, “không khí” xung quanh có dễ chịu đối với họ không, lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chức năng có nhiệt tình hỗ trợ họ làm ăn hay không, nguồn nhân lực có đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của họ không, các dịch vụ liên quan phục vụ được gì cho quá trình làm ăn của họ tại địa phương.

Tức là họ chỉ đánh giá cao năng lực hoạch định chính sách, tính minh bạch ở địa phương. Nếu anh có những cái đó thì mới gọi là tiềm năng, là thế mạnh có thể phát huy để làm giàu. Còn diện tích lúa nhiều, vườn cây ăn trái bao la có thể giàu được không? Nếu giàu thì tại sao ĐBSCL cứ nghèo hoài vậy, tại sao bây giờ tỉnh nào cũng bảo “chúng tôi đang chuyển dịch cơ cấu, tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp”?

* Chẳng lẽ ĐBSCL không có tiềm năng nào đáng quan tâm nữa sao?

- Tôi thừa nhận ĐBSCL có tiềm năng về vị trí địa lý. Một phía tiếp giáp với TP.HCM và miền Đông - trung tâm công nghiệp của cả nước. Còn một phía giáp biển - là điều kiện tốt phát triển ra các nước trong khu vực bằng đường biển. Các quốc gia lớn đặc biệt xem trọng chiến lược biển. Do đó, tôi cho rằng vị trí địa lý là một tiềm năng cần khai thác triệt để trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng.

* Tiềm năng này có chia đều cho 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL?

- Nên xem ĐBSCL như một cấu trúc tương đồng. Chẳng hạn các tỉnh ven biển của Trung Quốc như Triết Giang, Giang Tô, Phúc Kiến, Sơn Đông có tới 50-60 triệu dân, nên huy động được sức mạnh tổng hợp rất đáng kể để làm ăn với bên ngoài. Còn cả ĐBSCL chỉ có 18 triệu dân. Dù phân chia địa giới hành chính như vậy nhưng nên xem nó là một vùng tương đối đồng nhất để hoạch định chiến lược phát triển chung, bởi vì cấu trúc văn hóa, trình độ văn hóa các tỉnh khá giống nhau.

* Liệu các tỉnh có chịu ngồi lại với nhau làm ăn kiểu hợp tác như vậy không, thưa ông?

- Các tỉnh tự đề ra chiến lược phát triển cho mình, cạnh tranh thu hút đầu tư như hiện nay cũng tốt. Nhưng theo tôi, nếu xé lẻ ra thì khó phát triển lắm. Thực tế có chuyện khi làm dự án thì các tỉnh thường bị bó bởi địa giới hành chính của mình, không dám làm ở tầm rộng hơn. Theo tôi, các tỉnh nên có sự phối hợp hành động để có những dự án đủ lớn, đủ tầm để cạnh tranh quốc tế. Điều này nói thì dễ nhưng thực hiện không dễ.

Dù sao đi nữa nếu suy nghĩ kiểu này không thay đổi thì cũng có nghĩa là chúng ta tự trói mình. Cũng may là gần đây tôi thấy bắt đầu xuất hiện xu hướng muốn liên kết với nhau giữa các tỉnh ĐBSCL. Tôi tin là tới đây các tỉnh sẽ ngồi lại với nhau để hoạch định chiến lược phát triển qui mô hơn, rộng hơn.

* ĐBSCL có không ít người tài, nhưng hầu như họ không thích trở về phục vụ địa phương mình hoặc muốn ra đi. Đó có phải là lý do ĐBSCL cứ nghèo mãi?

- Tôi đồng ý với anh về nhận định này. Trước đây và bây giờ cũng vậy, ĐBSCL có lắm nhân tài chứ không phải hiếm đâu. Vì sao họ không muốn trở về hoặc luôn có ý định ra đi? Tôi cho rằng nó liên quan đến cấu trúc ngành nghề ở ĐBSCL. Rõ ràng những người ra đi là họ đến những thành phố lớn, nơi có những hoạt động về trí tuệ, công nghệ, công nghiệp, dịch vụ. Và những cơ cấu như vậy không có ở ĐBSCL. Ngay cả thành phố Cần Thơ bây giờ cũng chưa có thì làm sao lôi kéo họ trở về.

* Cũng có không ít trường hợp không về hoặc phải ra đi bởi vì ở địa phương không có “chỗ” cho mình?

- Cái đó có, ở đâu cũng có. Và đây cũng là điều rất khó nói, khó giải quyết nhất hiện nay.

* Ông đã từng nói rằng việc hoạch định chiến lược phát triển của nhiều địa phương còn mang tính chất chủ quan của vài cá nhân chứ chưa huy động được sáng kiến hay của những người am hiểu?

- Đúng vậy. Tôi thấy rằng dường như hiện nay ĐBSCL chưa huy động được nhân tài, người am hiểu trên các lĩnh vực chuyên môn tham gia việc hoạch định chính sách của địa phương. Việc xây dựng các chính sách, kế hoạch còn mang tính hình thức nhiều quá. Tức là văn bản thể hiện các nghị quyết, chủ trương rồi đem ra đóng góp lấy ý kiến. Nhưng người ta băn khoăn không biết ý kiến của mình có được người khác tổng hợp thật sự hay không. Và liệu việc đóng góp tràn lan như vậy có hiệu quả bằng lấy ý kiến đóng góp tập trung của các chuyên gia. Thậm chí những người có tâm huyết thật sự cũng nghi ngờ không biết ý kiến của mình có được tiếp thu hay không!

Theo tôi, các địa phương phải để cho những người tài, người trẻ, năng động can dự vào việc hoạch định chính sách phát triển của địa phương. Đừng nghĩ mình có thẩm quyền, giữ trọng trách to tức là ý kiến của mình là... số một! Liên quan đến chuyện này, tôi vẫn thường nghe lãnh đạo các địa phương nói đại ý: “Chúng tôi làm lần này dân chủ hơn các lần trước”. Nói như thế chắc anh hiểu các địa phương đã và đang hoạch định chính sách như thế nào rồi.

* Tóm lại, theo ông, làm thế nào để kinh tế ĐBSCL không còn suy yếu?

- Tôi lo nhất là nguồn nhân lực. Đây là điểm yếu chí tử của ĐBSCL. Phải tập trung đầu tư cho giáo dục. Nền tảng giáo dục, trình độ nguồn nhân lực được nâng cao hơn sẽ là điều kiện cần để thúc đẩy kinh tế khu vực này phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó việc ban bố các chính sách phải phù hợp, tạo điều kiện để khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực. Bên cạnh đó cũng phải đặc biệt chú ý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tới tận nông thôn; tập trung huấn luyện lớp thợ có tay nghề cao; có những chính sách tốt, minh bạch, tạo điều kiện cho tư nhân bước ra làm ăn. Cũng cần lưu ý việc cải tổ xóa bỏ bộ máy cơ quan hành chính quan liêu.
Đi tìm cửa sông đã mất
Sông Mê Kông, người Việt gọi là sông Cửu Long bởi có chín nhánh sông uốn lượn như rồng trước khi đổ ra biển Đông. Nhưng khoảng vài chục năm nay, một trong chín cửa sông đã biến mất trên bản đồ. Phóng viên TBKTSG Online vừa theo chân đoàn du khảo "Đi tìm cửa sông đã mất".
Đường đi ra điểm cực Nam trên bản đồ
Công ty du lịch Dấu Ấn Việt (Vietmark) tại TPHCM đã thực hiện một chuyến khảo sát thực địa trong ba ngày vào cuối tuần qua để chuẩn bị xây dựng tuyến tham quan, du khảo với hai chủ đề là "Đi tìm cửa sông đã mất" và "Chấm điểm cực nam đích thực của tổ quốc". Trước đây, Cửu Long tượng trưng cho chín cửa sông đổ ra biển Đông; tuần tự từ bắc xuống nam gồm cửa Tiểu, cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Bách Sác (hay còn gọi là Ba Thắc) và Trần Đề. Trong chuyến đi này, chúng tôi đến nơi đã từng có cửa Ba Thắc, nay đã không còn. Vốn là một “ông thầy địa lý”, thạc sĩ Trương Hoàng Phương, giám đốc tiếp thị công ty du lịch Vietmark, rất thích thú với những chuyến đi “chấm” các toạ độ đặc biệt của đất nước. Những ngày cận kề tết, anh vẫn ra công thiết kế một chuyến đi khá đặc biệt mà các anh em nhà báo tháp tùng gọi đùa là chuyến đi “sửa sách giáo khoa”, đi tìm lại dòng Cửu Long thứ tám đã bị bồi lấp và điểm cực Nam đích thực của tổ quốc.Chúng tôi đi Bến Tre, qua một trong những chuyến phà cuối cùng trước ngày cầu Rạch Miễu thông xe. Trong một ngày hành trình, chúng tôi đã qua đến cả bảy trong số tám cửa sông còn lại của sông Cửu Long: cửa Tiểu, cửa Đại, đập Ba Lai, sông Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, tất cả là sáu cửa thuộc sông Tiền của sông Mê Kông; và một cửa sông thuộc sông Hậu là Định An. Điểm đến cuối ngày của chúng tôi là một ngôi làng nằm ở phần rìa giáp cửa sông Ba Thắc cũ, thuộc cù lao Dung, Sóc Trăng.Chiếc vỏ lãi miệt mài đưa chúng tôi đi từ đầu đến cuối cù lao Dung trên sông Cồn Tròn. Sông Cồn Tròn vốn là “hậu sinh” của dòng Ba Thắc (hay Bassac, Bách Sách) nổi tiếng, từng là “con rồng” thứ tám của Cửu Long. Trong ngôi nhà của ông Trung, cư dân xã Đại Ân Một, bên các chén rượu thân tình, các “bô lão” của làng như ông Tư Cảnh, Tư Bá, vừa nhâm nhi vừa ôn lại kỷ niệm về dòng sông đã mất. Khoảng trước thập niên 70 thế kỷ trước, con sông Ba Thắc vẫn ầm ào đổ về cửa biển, nhưng rồi sự bồi tụ ngày ngày của phù sa phía Đại Ngãi, đầu cù lao Dung khiến cho dòng chảy của dòng sông yếu dần, lòng sông ngày càng hẹp và làm xuất hiện ngày càng nhiều những cái cồn phía cửa sông. Chính những cái cồn ngày càng rộng lớn này đã “bẻ ngoặt” dòng Ba Thắc chảy qua cửa Trần Đề mà hồi thời trước có cái tên là Mỹ Thanh. Vậy là, một thực tế phải cần được thừa nhận là nếu “du di” tính cả dòng Ba Lai, một “con rồng” đã bị “chặn hầu” bởi cống đập Ba Lai, Cửu Long giờ chỉ còn “Bát Long”.
Sớm hôm sau, chúng tôi cùng những lão làng của vùng đi tàu ra cửa biển. Ruộng vườn, hoa trái của xóm làng ở những cồn đã được bồi tụ lâu đời trông thật trù phú. Xanh ngắt một màu là các rặng bần phủ kín cả những cái cồn mới nổi. Thỉnh thoảng, ông Cảnh, ông Bá lại đưa tay chỉ, nào là nơi này, ngày ấy, chỗ ngã ba sông xoáy cuộn này từng đàn cá mập táp bọt ầm ào, bạo dạn đớp cả cá tra bần của ngư dân câu được; nơi kia là chỗ hàng đàn cá đường tạo nên những “lễ hội” đánh bắt cho ngư dân của vùng… Ngay cả ở cửa sông Trần Đề, những cái cồn ngầm đã dần dần ló dạng, “đội” lên mặt nước những cây bần non lơ thơ xanh mượt…
Tìm đến đầu dòng Ba Thắc
Từ TPHCM, chúng tôi khởi hành lúc trời chưa tỏ và dừng chân tại thành phố Mỹ Tho để thưởng thức món hủ tiếu Mỹ Tho đặc sản trước khi qua phà Rạch Miễu đến xứ dừa Bến Tre.

Những cái cồn đã chặn dòng Ba Thắc chảy về biển
Gió sông lồng lộng, mát rượi. Vào hôm chúng tôi đến thì chỉ vài hôm sau cầu Rạch Miễu được khánh thành, và những chiếc phà trên tuyến này sẽ chấm dứt nhiệm vụ sau bao năm cần cù, lặng lẽ đưa người và hàng hóa sang sông. Cái cảm giác khi đặt chân lên con phà lần này thật đặc biệt, thế nên qua sông rồi vẫn chưa muốn rời phà, chúng tôi nán lại để chụp cho nhau vài tấm hình kỷ niệm, lưu lại hình ảnh những chuyến phà cuối cùng giữa hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
Điểm đến đầu tiên tại Bến Tre chính là cửa sông Ba Lai của dòng Cửu Long giang “khởi động” chuyến đi thú vị này và giúp các thành viên hiểu thêm về lịch sử hình thành của con sông Mê Kông. Để tìm đến cửa sông Ba Lai, chúng tôi cũng loay hoay mất một ít thời gian vì bác tài không quen đường và đường đi còn rất xấu. Nhưng cuối cùng chúng tôi cũng đặt chân trên công trình cống đập Ba Lai chắn ngang cửa sông Ba Lai thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Đập này dài 544m với 10 cửa xả nằm trong dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre khánh thành vào ngày 30-4 năm 2002. Trời dần nóng lên, nhưng đoàn lại tiếp tục lên đường qua Trà Vinh và liên tiếp sang hai con phà trên hai con sông Cổ Chiên và Hàm Luông (có cửa sông Cổ Chiên và Hàm Luông) rồi lại lên thuyền tìm đến huyện cù lao Dung tỉnh Sóc Trăng, tìm đến đầu dòng con rạch Cồn Tròn, dấu vết của con sông Ba Thắc (nơi có cửa sông Ba Thắc hay Bách Sác) khi xưa.
Cư dân địa phương khi được hỏi thì hầu hết đều không còn nhớ đến tên Ba Thắc năm xưa mà chỉ biết đến con sông (rạch) Cồn Tròn và theo quan sát thực địa của chúng tôi, so sánh với con sông của một bản đồ cũ xuất bản năm 1952 do người Pháp vẽ và bản đồ hiện tại thì lòng sông đã thu hẹp đáng kể.
Anh Trịnh Công Lý, giám đốc Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online biết tại vàm Đại Ngải (nơi con sông Hậu, nhánh thứ hai của sông Mê Kông ở đồng bằng Nam bộ, chia làm ba nhánh là Định An, Bách Sác và Trần Đề) đầu cù lao Dung nổi lên một hệ thống cồn nối tiếp nhau và hiện tượng phù sa bồi đắp làm cho lượng nước đổ vào con sông Ba Thắc ngày càng ít và dòng sông ngày càng cạn dần, có lúc chiều dài giữa hai bờ sông chỉ còn 7 mét.
Ra cửa biển
Trời đã về chiều, chúng tôi ghé vào nghỉ tại một nhà dân địa phương tại cửa rạch Cồn Tròn chuẩn bị sức khỏe cho chuyến đi sáng mai tìm ra tận cửa biển. Chủ nhà tại xã Đại Ân 1 - cù lao Dung đón tiếp chúng tôi thật nhiệt tình bằng món cá lóc nướng trui chấm muối ớt hấp dẫn. Ở đây, chúng tôi có được một cuộc gặp gỡ với người già trong làng đến trò chuyện xung quanh câu chuyện về cửa sông đã mất.
Bác Dương Văn Cảnh, 73 tuổi, cho biết do sự bồi lắng tích tụ phù sa nên phần đuôi cù lao Dung giáp với biển Đông thuộc xã An Thạnh Nam huyện cù lao Dung lấn dần ra biển Đông đến hơn 7 ki lô mét và nắn lại dòng sông Ba Thắc, làm dòng nước của cửa sông này đổ về phía nhánh Trần Đề chứ không còn trực tiếp đổ ra biển nữa.

Dấu xưa của lòng sông qua lời kể của ông Tư Cảnh
Bác Cảnh cho biết thêm, đoạn đuôi cù lao Dung lấn dần ra biển do được những loài cây lấn biển là cây mắm và cây đước tiếp sức đồng thời tạo ra một bãi nghêu thiên nhiên trước cửa biển giúp cho bà con ngư dân thu hoạch mỗi năm được hơn 1 tỉ đồng.
Sáng sớm hôm sau, sau khi làm ấm bụng bằng một nồi cháo hột vịt muối nóng hổi, cả đoàn cùng bác Cảnh và một số cư dân địa phương đi ca nô theo dòng sông Cồn Tròn ra đến cửa biển Trần Đề xem bà con ngư dân đánh bắt thủy sản.
Về Cà Mau chấm điểm cực Nam đích thực


Điểm “cực Nam” tại Xóm Dãy
Chúng tôi về bán đảo Cà Mau, vùng châu thổ thứ hai của sông Mê Kông. “Hành trình của phù sa” lần này đưa dẫn chúng tôi đi tìm đâu là điểm cực Nam đích thực của tổ quốc, một điểm cực Nam di dịch, biến chuyển như những dòng phù sa chứ không cố định, bất biến như nhiều người vẫn nghĩ.
Sáng sớm ngày thứ ba của cuộc hành trình, chúng tôi chia làm năm nhóm, xuất phát từ khu du lịch Lý Thanh Long của xã Đất Mũi, đi tìm toạ độ điểm cực Nam ở địa danh Xóm Dãy chiếu theo bản đồ giao thông đường bộ của nhà xuất bản Bản đồ. Cầm trên tay máy định vị vệ tinh GPS, năm nhóm hăng hái tranh nhau chạy đua đến điểm cực Nam theo “lý thuyết”, mặc dù điểm đến được xác định cách nơi xuất phát đến cả 2,3km theo máy định vị.
Đi bộ, lội suối trèo đèo, băng rừng vượt thác vốn là “đặc sản” trong những chuyến đi do ông Trương Hoàng Phương thiết kế và không khác với những chuyến trước, các nhóm lần lượt phải nếm mùi băng rừng đước ở sát bờ biển. Những khu rừng đước với các bộ rễ kềnh càng đan chằng chịt, những vùng sình lầy, cát lún mà nếu di chuyển một mình, nguy cơ sụt lún dẫn đến cái chết dễ như chơi! Những chiếc GPS khi thì hướng ra biển, lúc lại hướng vào rừng, con đường tìm đến vị trí đã định cứ ngoằn ngoèo lúc thông lúc cụt. Có nhóm bị lạc dường, có nhóm bị lún sụt, nhưng cuối cùng cả năm nhóm đều đến được với vị trí bờ biển gần nhất với điểm cực Nam trên bản đồ, chỉ cách vị trí này 160m tính từ mép biển. Toạ độ của vị trí này theo máy GPS sử dụng lưới toạ độ WGS84 là N 08o33’953’’, E 104o54’720’’.Trước khi đi về phía mũi Cà Mau, chúng tôi đã đi về phía xa nhất theo hướng nam của bãi Khai Long để xác định toạ độ. Tại đây, máy cho ra kết quả là N 08o33’768’’, E 104o50’018’’. Và mũi Cà Mau đây rồi, nơi lâu nay được xác định là điểm cực Nam của tổ quốc! Thế nhưng khi xác định, kết quả thể hiện toạ độ nơi có hình tượng con tàu là N 08o36’349’’, E 104o43’175’’ (số liệu ghi trên “con tàu” là 08o37’30’’, E 104o43’’). Như vậy, với vĩ độ Bắc thấp nhất, điểm xa nhất về Nam của bãi Khai Long chính là điểm cực Nam đích thực theo những số liệu từ các máy GPS mà chúng tôi đã sử dụng chứ không phải tại mũi Cà Mau như nhiều người vẫn nghĩ. Điều này cũng phù hợp với tính biến thiên của tự nhiên: đã và sẽ không có một cực Nam cố định khi những dòng phù sa cứ bồi tụ một cách biến thiên suốt dọc theo dãy bờ biển của bán đảo Cà Mau…
Một chuyến đi thú vị mang lại một điều đáng để chiêm nghiệm, đó là mọi việc đều biến chuyển và không có cái gì là trường tồn một cách vĩnh hằng đối với thời gian.

“Đi chấm” trên ĐBSCL
Hình ảnh máy GPS tại "chấm" Phú Quốc
Thuật ngữ “Đi chấm” hoàn toàn mới lạ với người đi du lịch. Trong hai năm trở lại đây, thuật ngữ này trở nên phổ biến và lan truyền rộng rãi trong cộng đồng dân cư yêu thích du lịch trên mạng. Nói một cách đơn giản nhất, “Đi chấm” nghĩa là đi du lịch cùng với một cái máy thu GPS.
Nhập môn
Nhóm BCS trên đường đi tìm "chấm" ở miền Tây
Global Positioning System (viết tắt là GPS) là hệ thống định vị toàn cầu do quân đội Mỹ phát triển nhằm phục vụ mục đích quân sự và đã được ứng dụng sang cả lĩnh vực dân sự. Nó bao gồm 27 quả vệ tinh (bao gồm cả 3 quả dự phòng), chuyển động trên các quỹ đạo quay xung quanh trái đất và được tính toán sao cho ở bất cứ nơi nào trên trái đất, ở bất cứ thời điểm nào cũng có thể thu được tín hiệu từ ít nhất 4 quả vệ tinh
Nhiệm vụ của một máy thu GPS là nhận tín hiệu từ các vệ tinh nói trên và tính toán ra vị trí của nó gồm vĩ độ, kinh độ và cao độ ở thời điểm hiện tại. Dựa vào điều đó, một nhóm các bạn đam mê GPS đã dùng máy thu GPS kết hợp với đi du lịch “tìm chấm”.
Tìm ra "chấm" tại Vĩnh Long
“Chấm” là một vị trí trên trái đất mà tại đó các đường kinh tuyến chẵn và vĩ tuyến chẵn giao với nhau. Ví dụ đường vĩ tuyến 21 độ vĩ Bắc gặp đường kinh tuyến 106 độ kinh đông tại một thửa ruộng cách Hà >ội 16,3 km về phía đông. Ở VN có 35 cái “chấm” như vậy, tính đến ngày 2-12-2006, có 22 cái “chấm” đã được chinh phục và đưa lên trang web www.confluence.org, trang web lớn nhất về “chấm” trên toàn thế giới.
Một trong số những người đầu tiên du nhập khái niệm du lịch “đi chấm” vào VN là nick GPS. Sau đó cùng với nick lytoet12 ở trong Nam đã lập nên một nhóm yêu thích những chuyến du lịch “tìm chấm”. Năm 2006 là năm đánh dấu cho những chuyến “đi chấm” sôi động ở phía Bắc, tạo nên một phong trào tìm hiểu về GPS và du lịch “tìm chấm” từ Bắc chí Nam trong cộng đồng dân cư mạng.
Tìm ra "chấm" tại Vĩnh LongĐể chuẩn bị cho một chuyến “đi chấm”, trước tiên phải xác định được tọa độ nơi dự kiến sẽ đến, một tấm bản đồ khu vực càng chi tiết càng tốt, một máy thu GPS handheld hoặc máy PDA dùng kết hợp với máy thu GPS. Có thể dùng phần mềm để lập trình chuyến đi trước trên máy và khi ra đến thực địa thì kết hợp với thông tin địa bàn xác định phương hướng để tới đúng vị trí cần “chấm”.
Mỗi một hành trình “đi chấm” luôn chứa đựng những niềm vui và những điều bất ngờ, đưa những GPSers xích lại gần nhau hơn. Đó chính là điều tốt đẹp nhất còn lại sau mỗi chuyến đi.
Lập Hatrick “Đi chấm” trên Đồng bằng Sông cửu long
Với 15 thành viên và hai máy GPS handheld hiệu Garmin Extrek, nhóm BCS đã lập được một cú hatrick trên Đồng bằng Sông Cửu Long.
“Chấm” đầu tiên được chinh phục nằm trên biển đảo Phú Quốc - Kiên Giang ở tọa độ 10N104E, cách hòn Dừa khoảng 2km về phía Tây. Nhóm có mặt ở Phú Quốc ngày hôm trước và có hơn một ngày để đi thăm các khu lịch nổi tiếng của biển đảo xinh đẹp nhất đất phương nam này.
Sáng hôm sau, nhóm lên ôtô ra Bãi Sao thuê một thuyền du lịch đi “tìm chấm”. Chúng tôi lặn xem san hô ở hòn Dăm, đi tàu qua mũi ông Đội và cắt ngang bến An Thới tiến về phía Tây của hòn Dừa. Thuyền vừa vượt ra ngoài Hòn Dừa thì biển hiện ra mênh mông đến tận chân trời.
Nhóm BCS trên đường đi tìm "chấm" ở miền TâyKhông còn một hòn đảo nhỏ nào che chở ở phía trước nên gió biển thoả thuê tung hoành, biển động dữ dội với những con sóng cao hàng mét. Thuyền trưởng Tèo khéo léo điều khiển con tàu đi về hướng mũi tên trên máy GPS chỉ, con thuyền lắc lư, chòng chành và giật lên giật xuống theo từng dải sóng.
11 trong số 15 thành viên mới chỉ ít phút trước vẫn còn tỉnh táo thì giờ mặt xanh lét như tàu lá chuối, lần lượt nằm gục mặt trên sàn tầu. Còn cách “chấm” hơn 100 mét, chúng tôi hồi hộp vô cùng. Con số chỉ khoảng cách trên máy GPS cứ giảm dần, toạ độ phút giây bắt đầu dịch chuyển về những số 0. Sau khoảng 20’ vật lộn với sóng biển, chúng tôi cũng đã đi tàu qua điểm 10N104E. Vội vã chụp hình máy GPS và 4 phía Đông Tây Nam Bắc của “chấm”, chúng tôi háo hức quay vào bờ để chuẩn bị rời Phú Quốc về Cà Mau.
Trở về từ Cực Nam Mũi Cà mau, chúng tôi tiếp tục đi “tìm chấm” 9N105E tại địa phận của huyện Cái Nước. Rời phà Đầm Cùng, chúng tôi di chuyển dọc theo hướng bắc trên Quốc lộ 1A. Đến vị trí cách “chấm” 1,6 kms thì mũi tên trên máy GPS báo hiệu phải rẽ trái. Sau một hồi tìm kiếm và hỏi thăm, chúng tôi rẽ xe máy vào một con lộ tẻ dẫn vào ấp Lợi Đông. Còn cách chấm 700 mét thì chúng tôi dừng lại, mướn 3 vỏ lãi để đi “tìm chấm”. Tìm chấm trên sông nước thật khó xác định vì kênh rạch chằng chịt khắp nơi.
Cuối cùng, chúng tôi quyết định lên một một bờ đầm cỏ dại mọc cao ngập đầu người. “Cái chấm” lại đang đợi chúng tôi ở giữa đầm tôm. Trong lúc đang loay hoay thì vị chủ nhà của chiếc đầm tôm chống đò đi về phía chúng tôi. Bà đồng ý chở 3 người cầm GPS ra giữa đầm, các bạn tôi còn ở lại trên bờ thì hò la, cổ vũ nhiệt tình. Lần thứ hai trong chuyến đi, chúng tôi đã “ghi bàn thắng” vào “chấm” 9N105E tại đầm tôm nhà bà Chín Ảnh, ấp Kinh Tư, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà mau.
Chúng tôi tiếp tục đi “tìm chấm” 10N106E lần thứ 3 trong hành trình “Xe máy dọc ngang Tây nam bộ” tại Vĩnh Long. Sau một đêm nghỉ ngơi tại nhà vườn Tám Be ở Tam Bình, sáng hôm sau, với sự giúp đỡ của hai thanh niên địa phương, chúng tôi tìm đường xuống bến phà Lò Vôi, một bến phà dọc sông Tam Bình.
Chúng tôi lạc vào một vườn cam trĩu quả khi còn cách “chấm” 400 mét nhưng con đường thì đã hết. Nhóm quay lại cây cầu nhỏ bắc ngang một dòng kênh, tại đó có một con lộ rẽ trái. Chúng tôi chạy xe dọc con lộ tẻ, dừng lại trước cổng một ngôi nhà khi thấy máy GPS báo phải rẽ trái và khoảng cách tới “chấm” là 100 mét. Chúng tôi tiến lên theo hướng mũi tên chỉ đường trên máy. Và chinh phục “chấm” 10N106E tại ấp Ông Tính, xã Trà Côn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.Vậy là nhóm đã hoàn thành cú hatrick “đi chấm” trên ĐBSCL.
(Theo TTOL)
Về Đất Mũi – Cực Nam Đất ViệtThăm khu lấn biển, bến tàu Rạch Giá – Phú Quốc


Đình thờ thần Nguyễn Trung Trực, từ sáng sớm đã có người viếng thăm.
Vị anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp với câu nói nổi tiếng: "Bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây" nên nhân dân phong thần để tỏ lòng thành kính.





Trong khuôn viên của đình có nơi khám chữa bệnh miễn phí bằng thuốc Nam cho những bệnh nhân nghèo. Thuốc được mọi người tự tìm kiếm và chế biến, các lương y sẽ cấp phát cho các bệnh nhân.





Chia tay Rạch Giá, chúng tôi đi tàu cao tốc xuôi dòng sông Trẹm về thị trấn Thứ 11 thuộc huyện An Minh – Kiên Giang, tàu đi rất nhanh khiến Meokhoang và Nguyenxonline rất phấn khích.



Khỏang 10 giờ sáng chúng tôi đã đến Thứ 11



Tham quan một vòng chợ, tôi rất thích món chuối nướng này, nếu đi miền Tây các bạn sẽ thấy đây là món rất phổ biến.











Được biết cứ mỗi 1 km người ta cho xáng cạp đào những con kênh rộng khỏang 20m để chống cháy rừng, nên những con kênh đan với nhau như bàn cờ, rất thuận tiện cho việc đi lại của dân chúng.
Tùy theo mùa, người ta cho ngăn những con đập để chống sự xâm hại của nước mặn, thuyền đi qua những chỗ này bằng sức kéo của động cơ mà người ta gọi là “cảo”, còn Meokhoang gọi là kinh đào Suez.


Bên bờ kênh thỉnh thoảng có những vựa Tràm để bán cho các công trình xây dựng



Cũng có đọan qua những con sông lớn khiến Meokhoang và Nguyenxonline rất thích thú.



Đường về có vẻ nhanh hơn do các tay lái đã có “nước chân”.


Thăm bưu điện


Tượng đài


Thánh thất Cao Đài Cà Mau









Các lọai tôm khô.



Trẻ em đất mũi



Có cả chỗ thắp nhang thờ Ông














(Photo: thành viên Vnphoto)
1 - Bốn cực của Việt nam :
Lãnh thổ Việt nam phần trên đất liền được giới hạn bằng 4 cực : Đông , Bắc , Tây, Nam .
Cực Bắc VN tại Lũng Cú, huyện Đồng văn, tỉnh Hà Giang.
Cột cờ Lũng cú .
Mốc Cực bắc của Việt nam tại xã Lũng cú - huyện Đồng văn - tỉnh Hà giang . Nơi mà nhiều người ao ước được đặt chân đến dù chỉ một lần !
Cực Tây VN tại A pa chải xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Cột mốc tam giác
Cột mốc số O, điểm cực Tây của đất nước, tại biên giới Việt-Lào-Trung ở độ cao 1860
Cực Đông VN tại ngọn Hải đăng Đại lãnh xã Hòa Tâm,huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Bình minh trên Hải đăng mũi Đại Lãnh
Ngọn Hải đăng tại mũi Đại Lãnh, xã Hòa Tâm, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được coi là điểm cực Đông của Việt nam, nơi bình minh đến sớm đón tia nắng mặt trời đầu tiên trên Đất Mẹ.
Ghềnh đá tại Đại lãnh - phần nhô ra biển xa nhất về phía Đông .
Cực Nam VN tại Ấp Mũi xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Mũi Cà mau - Tọa độ GPS 0001.
Mốc Cực Nam Việt nam tại ấp Mũi - xã Đất Mũi - huyện Ngọc hiển - tỉnh Cà mau. Có 2 điểm được coi là tận cùng Đất Mũi là : toạ độ GPS 0001 và tiểu cảnh Đất Mũi với hình tượng con tàu VN trên có ghi kinh độ và vĩ độ của điểm Cực Nam VN.
2- Đỉnh cao nhất Việt nam : Đỉnh núi cao nhất Việt nam ( cũng là cao nhất Đông dương ) là đỉnh Fansipan thuộc dãy Hoàng liên sơn cao 3143 m.

3 - Việt nam có 2 ngã ba biên giới đó là :
3a - Ngã ba biên giới Việt - Lào - Trung quốc thuộc A pa chải xã Sín thầu - huyện Mường nhé - tỉnh Điện biên . Cột mốc tam giác của ngã ba này cũng chính là điểm cực Tây của Việt nam.
3b - Ngã ba biên giới Việt - Lào - Campuchia hay còn gọi là Ngã ba Đông Dương tại xã Bờ Y - huyện Ngọc hồi - tỉnh Kon tum.Khanh thanh cot moc nga ba bien gioi VietLaoCPC Khánh thành cột mốc ngã ba biên giới

No comments:

Post a Comment