Rời Cửa Đại lúc 9 giờ sáng, chiếc tàu cao tốc rẽ sóng thẳng tiến hướng đông đưa chúng tôi đến “thiên đường du lịch xanh” cù lao Chàm (thuộc xã Tân Hiệp, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam). Từ phố cổ Hội An theo thuyền du lịch qua những xóm làng dọc theo sông Thu Bồn rồi ra Cửa Đại thơ mộng sẽ thấy Cù lao Chàm ẩn hiện phía xa xa với một vẻ đẹp lung linh huyền ảo.Gió phả mát rượi vào mặt mang theo hương vị mặn của biển khiến ai cũng thấy sảng khoái. Xa xa, màu xanh um của rừng nối liền với màu xanh ngọc của nước biển bằng dải cát trắng lấp lánh ánh bạc. Nằm rải rác quanh mép biển là những tảng đá to đủ các hình thù nhô lên khỏi mặt nước, khơi gợi trí tưởng tượng của du khách.
Cù lao Chàm
Tàu cập bến Bãi Làng, chúng tôi đặt chân lên đảo trong cái nắng vàng ươm, mát dịu. Cù lao Chàm hiện ra, vẹn nguyên vẻ hoang sơ, tinh khiết. Ngay sát cầu cảng là một phiên chợ nhỏ. Người dân bày ra những xô, chậu, thúng với đủ loại hải sản tươi rói như ốc hương, mực lá… cùng vài thúng rau rừng, bánh ít lá gai, những bao lá thuốc hái trên núi...
Bãi Làng nằm ngay trung tâm đảo, chỉ với hơn 3.000 dân thuộc 600 hộ, phần lớn làm nghề đánh bắt hải sản và buôn bán nhỏ. Nơi đây không có các dịch vụ du lịch thường thấy, không một bóng xe hơi, không khói bụi và không hàng rong ồn ào chèo kéo. Cuộc sống người dân trên đảo quá đỗi yên bình. Họ thuần hậu, chất phác, đón tiếp du khách rất niềm nở. Nhưng điều ấn tượng nhất là việc những người dân biển luôn ý thức trong việc giữ gìn môi trường. Điều này thể hiện qua việc họ không giăng lưới đánh bắt hải sản cấm, giữ rừng xanh như nếp nhà của mình, không sử dụng túi ni lông, rác được thu gom tập trung sau đó chuyển về đất liền xử lý.
Tại nhà trưng bày sinh vật biển cù lao Chàm, chúng tôi được ông Phạm Phú Thanh (63 tuổi), người có hơn 11 năm kinh nghiệm làm hướng dẫn viên, giải thích cặn kẽ nhiều thông tin bổ ích. Với giọng kể chân chất, mạch lạc và sống động, ông cho biết, Khu dự trữ sinh quyển cù lao Chàm rộng hơn 5.000 ha với 200 loài san hô thuộc 40 họ, trong đó có 6 họ trong sách Đỏ thế giới. Biển và rừng cù lao Chàm có hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là giống cua đá và nguồn tài nguyên yến sào dồi dào…
Băng qua làng chài vắng vẻ nằm mơ màng dưới những hàng cây cổ thụ và những bờ tường rêu phong cổ kính, chúng tôi ghé thăm âu thuyền - nơi trú ẩn của các thuyền đánh cá địa phương khi gặp thời tiết xấu. Từng dãy thuyền nằm im trong vùng nước trong veo, con đường ven đê bằng phẳng với cánh đồng lúa bát ngát, xa xa là cánh rừng xanh ngút ngàn… Lẩn khuất sau hàng cây là chùa Hải Tạng - ngôi chùa cổ xây dựng cách nay hơn 400 năm. Thành kính lễ Phật, nghe tiếng chuông, tiếng mõ, mùi nhang trầm lẩn khuất, du khách chợt thấy lòng bình yên đến lạ.
Chùa Hải Tạng
Rời chùa Hải Tạng, chúng tôi háo hức đi sâu vào làng chài bé nhỏ. Đường làng trải bê tông sạch sẽ. Nhà cửa khang trang, tường xây ngói đỏ nối nhau san sát. Đi bộ khoảng 2km, chúng tôi ghé vào nhà cụ bà Nguyễn Thị Muôn, 87 tuổi, người đã gắn bó với nghề đan võng suốt 70 năm qua. Những chiếc võng của bà được làm bằng sợi bện từ vỏ cây ngô đồng, phải đan tỉ mỉ, qua nhiều công đoạn và ròng rã suốt hai tháng rưỡi mới xong một chiếc. Đây là sản phẩm thủ công độc đáo, lại hiếm nên giá bán cũng cao hơn nhiều so với các loại võng đan bằng sợi đay. Hiện nay, mỗi năm bà chỉ làm được vài chiếc võng, mỗi chiếc bà bán được 1,2 triệu đồng.
Bãi Chồng là bãi tắm đẹp nhất mà du khách không thể bỏ qua khi đến cù lao Chàm. Ẩn hiện bên hàng dừa xanh mướt và bãi cát trắng phau là những hòn đá được thời gian mài mòn, xếp chồng lên nhau. Điểm xuyết trong bức tranh thiên nhiên tuyệt vời ấy là những thuyền thúng dập dềnh theo sóng. Chỉ cần bơi ra xa chừng chục mét, khoác chiếc áo phao, mang ống thở lặn xuống làn nước trong xanh, du khách có thể chiêm ngưỡng rạn san hô rực rỡ với những đàn cá lượn lờ, cùng những con sao biển, sò ốc đủ màu sắc. Cuối buổi, một bữa trưa dân dã sẽ được dọn lên ngay bờ biển với rau rừng luộc, mực tươi hấp gừng, nghêu nướng, cua đá luộc, canh chua..., để lại một trải nghiệm khó quên trong lòng du khách.
Cù lao Chàm là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.
Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi Cù lao Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn (Autronesian) "Pulau Champa". Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.
Đây còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ.
Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam vào thời điểm 2007.
Ngày 29.5.2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc). Hội An là chốn đi về đã nhiều lần nhưng cứ luôn có cảm giác không biết chán. Nhân dịp một party lặn biển của nhóm người Pháp cùng đoàn, tôi biết đến "Cham Island" hay có tên thân thương bằng tiếng Việt là cù lao Chàm.
Sau khi khởi hành từ bến Viện bảo tàng Chăm lúc 7h30 sáng, tàu lướt sóng qua cầu quay Sông Hàn. Hai bên bờ thành phố lùi dần, mở ra trước mắt cảnh tượng trời mây như chưa từng thấy. Bạn sẽ thỏa thích ngắm biển Tiên Sa, mũi Nghê Sơn Trà, Hòn Chão Hải Vân... qua ô cửa kính của tàu cao tốc Greenlines.
Ra khỏi vịnh Đà Nẵng, tàu bắt đầu tăng tốc 60km/giờ. Mải mê với những địa danh mới hoặc với những câu chuyện, bài hát do các hướng dẫn viên biểu diễn trên tàu, bạn đến với vùng biển Cù lao Chàm khi nào không biết.
Vượt qua bãi Dài, trước mắt bạn là bãi Làng với cầu tàu rộn ràng du khách đến từ Hội An, Điện Dương... Lên bờ, tham quan chùa cổ Hải Tạng, Âu thuyền. Sau vài cuộc trò chuyện với người dân đảo thật thà, tốt bụng du khách lại xuống tàu sang bãi Chồng, chốn hoang sơ tựa bãi tắm Tiên. Đừng ngạc nhiên khi bắt gặp trên nền cát trắng phau có vài nữ du khách nước ngoài, đồ tắm 2 mảnh phơi mình dưới nắng và đọc sách. Cũng đừng ồ lên khi chung quanh bạn từng đàn sứa trắng nhởn nhơ đi... du lịch.
Có thể nơi đây không đầy đủ tiện nghi như khi bạn ở nhà, ngược lại đó lại là điều kiện tốt để bạn trổ tài dựng lều, dùng dao cạy hà, nhỏ vào tí chanh làm món ăn nhanh tại chỗ. Thú vị hơn là bữa trưa do các đầu bếp Công ty Du lịch Hội An trổ tài với những món đặc sản như ghẹ biển to gấp đôi bàn tay, dĩa rau rừng gồm trên 20 dược liệu thơm lừng hoặc với những lát cá thu, cá kẽm sốt cà chua tuyệt diệu.
Sau đó, từng đoàn khách theo nhau dạo Vườn đồi ông Tản được gầy dựng cách nay 30 năm để từ trên cao phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh vịnh. Thế rồi tất cả ùa xuống bãi, ai cũng hồn nhiên như trẻ nhỏ soi mặt mình xuống đáy biển lấp lánh như gương... Nếu bạn giỏi tiếng Anh, có thể sẽ có thêm những người bạn mới đến từ Thụy Sĩ, Hà Lan, Đức. Ngược lại, chỉ rành tiếng... Việt, bạn cũng có cơ hội hát cùng nhiều du khách thuộc các đoàn khác trong đêm lửa trại sau bữa cơm tối, bảo đảm vui ngất trời. Vui hơn thế nữa, nếu ai đó có mang theo cần câu. Chỉ cần một chút may mắn, họ sẽ câu được những chú cá biển nặng xấp xỉ 1-2 kg.
Sáng hôm sau, tàu rời bãi Chồng, trong hành lý bạn mang về thành phố sẽ có thêm những con cua đá, vài ký mực khô hoặc chỉ là vài viên đá nghệ thuật sau chuyến đi đầy ấn tượng.
Vượt qua bãi Dài, trước mắt bạn là bãi Làng với cầu tàu rộn ràng du khách đến từ Hội An, Điện Dương... Lên bờ, tham quan chùa cổ Hải Tạng, Âu thuyền. Sau vài cuộc trò chuyện với người dân đảo thật thà, tốt bụng du khách lại xuống tàu sang bãi Chồng, chốn hoang sơ tựa bãi tắm Tiên. Đừng ngạc nhiên khi bắt gặp trên nền cát trắng phau có vài nữ du khách nước ngoài, đồ tắm 2 mảnh phơi mình dưới nắng và đọc sách. Cũng đừng ồ lên khi chung quanh bạn từng đàn sứa trắng nhởn nhơ đi... du lịch.
Có thể nơi đây không đầy đủ tiện nghi như khi bạn ở nhà, ngược lại đó lại là điều kiện tốt để bạn trổ tài dựng lều, dùng dao cạy hà, nhỏ vào tí chanh làm món ăn nhanh tại chỗ. Thú vị hơn là bữa trưa do các đầu bếp Công ty Du lịch Hội An trổ tài với những món đặc sản như ghẹ biển to gấp đôi bàn tay, dĩa rau rừng gồm trên 20 dược liệu thơm lừng hoặc với những lát cá thu, cá kẽm sốt cà chua tuyệt diệu.
Sau đó, từng đoàn khách theo nhau dạo Vườn đồi ông Tản được gầy dựng cách nay 30 năm để từ trên cao phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh vịnh. Thế rồi tất cả ùa xuống bãi, ai cũng hồn nhiên như trẻ nhỏ soi mặt mình xuống đáy biển lấp lánh như gương... Nếu bạn giỏi tiếng Anh, có thể sẽ có thêm những người bạn mới đến từ Thụy Sĩ, Hà Lan, Đức. Ngược lại, chỉ rành tiếng... Việt, bạn cũng có cơ hội hát cùng nhiều du khách thuộc các đoàn khác trong đêm lửa trại sau bữa cơm tối, bảo đảm vui ngất trời. Vui hơn thế nữa, nếu ai đó có mang theo cần câu. Chỉ cần một chút may mắn, họ sẽ câu được những chú cá biển nặng xấp xỉ 1-2 kg.
Sáng hôm sau, tàu rời bãi Chồng, trong hành lý bạn mang về thành phố sẽ có thêm những con cua đá, vài ký mực khô hoặc chỉ là vài viên đá nghệ thuật sau chuyến đi đầy ấn tượng.
Bạn có thể Liên hệ tại bến tàu Bảo tàng Chămpa: Tàu cao tốc cánh ngầm Greenlines, vé khứ hồi 120.000đ/người, đi về trong ngày thứ 3, 5, 7, chủ nhật hoặc đi thứ 7 về chủ nhật.
Đứng giữa biển Cửa Đại, chỉ giơ bàn tay theo phương ngang với mặt là thấy mình đã chạm vào cả một dải đảo xanh mướt. Nhưng thế mà từ cái chạm tay ấy phải mất đến cả một tiếng 10 phút bằng tàu thuỷ để có thể chạm chân lên bãi cát trắng của cù lao Chàm.
Cù lao Chàm như một viên đá chưa được gọt giũa, các cạnh của nó vẫn nguyên vẻ xù xì, ngăn trở bằng những bãi đá nhấp nhô như răng khểnh. Khởi hành 8 rưỡi sáng, tầm 10 giờ, tàu sẽ đáp vào một bãi đá, vừa cho công cuộc lặn biển của các chàng trai Pháp đã được cấp bằng lặn, vừa cho đám khách còn lại một tour kém gian truân hơn nhiều gọi là snorkeling - mặc áo phao, đeo kính bơi, ngậm ống thở và... chổng mông ngắm san hô. Mỗi chiếc vé ra đảo đều được cộng thêm 2 đô la cho quỹ bảo tồn cù lao Chàm, vì thế mỗi cây san hô chuyển động mềm mại dưới độ sâu 6 mét sinh động bạn nhìn thấy trở nên quý giá hơn cả chính vẻ đẹp của nó.
Đi biển thì chẳng ai muốn gặp mưa, vì không chỉ phá sản cái thú tắm, phơi mình tắm nắng mà ở sát biển, nhìn thấy mây đen gần hơn, đáng sợ hơn. Nhưng mấy ai biết được khi có mưa, nước biển thật ấm áp và ở cù lao Chàm thì có thêm thú chèo thuyền trời mưa. Xe ôm ở Hội An thì phải thuê vài chục nghìn một ngày, chứ “thuyền ôm” (cách chúng tôi gọi những chiếc thuyền kayak nằm úp trắng phau gần mép nước) thì chỉ việc kéo xềnh xệch nó xuống và chèo ra biển làm một tour các bãi đá.
Từ sản vật, muông thú cho đến di tích lịch sử... hình như đều tập trung ở cù lao Chàm. Những tổ yến quý giá, những chim muông, gỗ quý, những chùa Hải Tạng, lăng Ông, miếu Bà... tôi đã nghe nói nhiều đến điều này và không nghi ngờ gì, vì ngay đằng sau lưng biển là một vùng rừng xanh mướt đầy hứa hẹn. Và đặc biệt qua một bữa trưa với đầy đủ tôm, cá, mực, rau và cả món mì Ý nữa - tưởng chừng quá xa xỉ cho một hòn đảo hoang sơ - mới thấy rằng cù lao Chàm đã ưu ái con người ra sao.
Buổi tối, ngay trên bãi biển sẽ có những bãi lửa lớn cho những bữa tiệc đồ nướng và nhảy nhót xuyên đêm. Bạn sẽ ngủ trong lều, đập muỗi và ngắm trời sao - đây là những điều tôi đã hứa mình sẽ thực hiện cho chuyến Hội An tới!
Cách bờ biển Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) 15 km, Cù lao Chàm là một cụm đảo bao gồm 8 đảo được đặt tên hết sức dân dã: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông với khoảng 3.000 người đang sinh sống.
Cù lao Chàm có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rạn san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ.
Thời gian lưu lại trên đảo, du khách không chỉ được thưởng thức giá trị văn hóa của những di tích khảo cổ liên quan đến quá trình cư trú của cư dân cổ cách đây 3.000 năm mà còn biết được quá trình giao lưu, buôn bán với các nước thuộc Trung Cận Đông, Đông Nam Á và Ấn Độ cách đây 1.000 năm. Đặc biệt là việc phát triển hệ thống đá xếp của cư dân Chăm cổ nhằm khai thác nguồn nước... Tại cù lao Chàm còn có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa như chùa Hải Tạng, giếng làng, lăng Ông, miếu Bà, miếu tổ nghề yến cũng như một loạt thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú như hang Bà, hang tò vò, hòn bao gạo, suối tình, suối mơ...
Nhờ những điều kiện thuận lợi mà thiên nhiên đã ban tặng nên hệ động thực vật trên đảo khá phong phú, đa dạng. Rừng cù lao Chàm có nhiều loại lâm sản quý như gõ, kiền kiền, dẻ, chua, mây, song, dâu, sim; các loại dược liệu quý hiếm như mã tiền, sơn máu, ổi tím, ngũ gia bì. Bao quanh các cụm đảo từ độ sâu 1-20 m, nước xanh biếc, có nhiều loại hải sản như tôm hùm, ốc hương, hải sâm, ngọc trai, đồi mồi, cua đá... Đặc biệt, trên cù lao Chàm có nhiều bãi tắm tự nhiên rất đẹp, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Nhiều người đến đây đã hết sức ngạc nhiên khi cù lao Chàm vẫn còn nguyên những nét hoang sơ của một vùng biển đảo. Trong tương lai không xa, cù lao Chàm sẽ được đầu tư xây dựng thành khu du lịch sinh thái tầm cỡ, thu hút du khách đến nghỉ ngơi, thư giãn. Cù Lao Chàm từng bị người Anh dòm ngó trước khi chiếm được Singapore vào năm 1819 và Hồng Kông – Trung Quốc sau chiến tranh nha phiến nổ ra từ 1839 đến 1842. Nhà Quảng Nam học Nguyễn Văn Xuân trong bài viết “Cù Lao Chàm và Đà Nẵng với người Anh” đăng trên tạp chí KH&PT số 55-56, 1998 cho biết: “Ba lần Anh đặt vấn đề Đà Nẵng – Cù Lao Chàm trước Hồng Kông và đều không thành… Đặt câu hỏi giá như nhà Nguyễn chấp nhận các đề nghị của người Anh để biến khu vực này thành cơ sở thương mãi vào những năm 1804 hoặc 1821 – 1822 thì liệu đất nước ta có một số mệnh khác như thế nào? “.
No comments:
Post a Comment