Friday, August 26, 2011

Tây Bắc

Tây Bắc - Những con đường lúa
TTO - Tháng 9, Tây Bắc mướt xanh và óng ánh vàng, ấy là khi lúa trên nương và trên ruộng bậc thang bắt đầu vào cuối vụ. Tây Bắc lại như một lời mời gọi không thể cưỡng lại với bước chân lữ khách, bất kể khi có ai đó có thể bật cười với mục đích chuyến đi: “thăm lúa”.
Kỳ vĩ ruộng bậc thang Sa Pa
Những thửa ruộng bậc thang hiện hình bên quốc lộ 4D ngược lên Sa Pa như những bức tranh vô vàn kiểu dáng. Bà con người Dao, Giáy, Mông... ở Sa Pa tự hào rằng: “Ruộng bậc thang là cái bồ thóc quý giá của người vùng cao. Cái bồ thóc đó đẹp nhất khi vừa khai ruộng, nước đang về đầy; khi lúa vừa lên xanh và khi lúa đã chín vàng”.
Sau trên 100 năm ra đời, giờ đây vẻ đẹp của ruộng bậc thang Sa Pa đang trong quá trình đi ra với thế giới để trở thành di sản để đời.
Kỳ 1: Ruộng 121 bậc thang
TT - Cũng như mọi du khách cả Tây lẫn ta khi lên Sa Pa, dọc đường chúng tôi dừng xe lại, lấy máy ảnh ra chụp những thửa ruộng bậc thang mơn mởn xanh trên sườn đồi. Người nào không có máy ảnh thì đứng ngắm với vẻ thích thú, xuýt xoa: Vì sao giữa lưng chừng đồi núi ruộng lúa lại có thể mọc lên đều đến thế?
Nhiều người còn nói chắc hẳn khi khai ruộng, người nông dân vùng cao có hứng khởi lắm nên mới “vẽ” được những thửa ruộng bậc thang đẹp đến kỳ lạ như vậy.
Bình minh trên những dòng sông mây.
Những bản làng, thửa ruộng ẩn hiện trong mây.
Mây xà xuống ngập tràn thị trấn Sapa.
Những thửa ruộng bậc thang vào mùa đổ nước ánh lên nhiều màu sắc.
Lúa chín vàng trải dài trên những triền núi.
Trẩy hội.
Thác Tiên Sa.
Thác Bạc.
Ruộng bắc lên trời
Đang mải miết giong xe máy lên dốc, chúng tôi sửng sốt khi thấy một thửa ruộng xanh rờn từ dưới khe đá phủ lên sườn núi cao ngất rồi mất hút trong sương rừng. Đó là thửa ruộng của người Mông thuộc thôn Vù Lùng Sung, xã Trung Chải của Sa Pa. Bạn đọc tạp chí du lịch Travel and Leisure của Mỹ vừa bình chọn thửa ruộng này là một trong bảy thửa ruộng bậc thang đẹp, kỳ vĩ nhất châu Á và thế giới. Thửa ruộng cao đến 121 bậc, bậc nào cũng xanh màu lúa non vừa bén rễ. Hai bờ chân ruộng choãi ra, ở giữa hóp lại rồi lại hơi nở ra phía trên giống hệt hình chiếc thang bắc lên trời.
Xung quanh thửa ruộng cao nhất này là nhiều thửa ruộng mang hình hài khác nhau, thửa nào cũng gợi một vẻ đẹp quyến rũ. Có thửa chỉ vài chục bậc thang nằm vắt vẻo bên mé đồi như những ngón tay cong đều đặn (nếu không là ruộng bậc thang thì đây chỉ là một sườn đất bỏ hoang). Có thửa vút lên thẳng tắp theo hình chóp nón để lộ những bậc tam cấp uốn cong như những cánh cung đất. Có thửa lúa đã lên xanh. Có thửa vừa mới khai xong, nước từ khe đang chảy về hòa vào ruộng màu đất đỏ chói sau khi đã được bừa ngấu đất. Màu xanh ruộng lúa hòa lẫn với màu xanh cây rừng tạo thành một màu xanh bất tận. Chỉ khác là màu xanh cây lúa trên ruộng bậc thang cứ khiến người ta nghĩ về một kỳ tích độc đáo do bàn tay người nông dân cần cù ở đây tạo nên, không dễ nơi nào cũng có được.
Ngược lên vài trăm mét, chúng tôi quyết định lội qua suối, trèo lên một thửa ruộng bậc thang thẳng tắp trên sườn núi, nơi có những ống nứa nhỏ xếp thẳng hàng giữa từng bậc thang đang dẫn nước từ trên đỉnh rừng chia đều cho từng vạt ruộng. Nghe tiếng nước róc rách chảy qua từng bậc đất, gốc lúa rồi chảy quanh thửa ruộng khiến lòng người thanh thản lại giữa chốn núi rừng.
http://niengiamnongnghiep.vn/upload/article/extras/7889/ruong-bac-thang.jpg
Thung lũng Mường Hoa
Vượt xã Trung Chải hơn 20km, chúng tôi đi qua hàng trăm thửa ruộng bậc thang đang bắc giữa lưng chừng trời để đến với vô số thửa ruộng bậc thang khác trải dài dưới thung lũng Mường Hoa của người Giáy thuộc xã Tà Van, phía đông nam thị trấn Sa Pa. Đó là thung lũng nằm hai bên con suối Mường Hoa chảy dài như một cánh tay khổng lồ, khúc khuỷu giữa hai dãy núi hùng vĩ.
Càng về chiều nắng trời như muốn đổ vàng xuống cả lũng núi. Tại đây, ruộng chạy quanh đồi như những vòng tay ôm. Bên mé đồi hoặc giữa đỉnh đồi có vài ba mái nhà nhỏ đơn sơ cũng nằm lọt giữa sóng lúa vây quanh. Thật khó tìm thấy ở nơi này những khoảng đất bỏ hoang, hễ có đất là có ruộng bậc thang và lúa. Hình như những thửa ruộng bậc thang đa dạng có thể biến những ụ đất, rẻo đất xấu xí tưởng như vô dụng trở thành từng thửa ruộng có hồn, có vía. Chả trách từng tốp khách du lịch đi xe thồ từ Sa Pa xuống đây rồi đứng, ngồi, nằm đủ tư thế bên vệ đường, chĩa máy ảnh xuống Mường Hoa bấm tanh tách.
Xuống trung tâm Mường Hoa, chúng tôi tìm gặp ông Sần Cháng, người Giáy, nguyên giám đốc Sở Văn hóa - thông tin tỉnh Lào Cai đã nghỉ hưu, nay về lại ngôi nhà nằm giữa những ruộng lúa bậc thang cạnh suối Mường Hoa. Ông Cháng nói ở đây không lạnh buốt như ở Sa Pa, lại có khe, có suối, đặc biệt là có ruộng bậc thang tạo nên môi trường sinh thái thoáng đãng, vì thế khách du lịch châu Á, châu Âu rất thích đến đây. Ban ngày họ leo lên núi ngắm thung lũng, đêm về ngủ trong nhà dân để thưởng thức những tiết mục văn nghệ dân gian của thôn bản. Khi cần dùng Internet, họ chỉ cần mở máy tính xách tay ra là nối mạng được ngay vì đây là “thôn không dây”.
Ông Cháng dẫn chúng tôi đi tham quan thửa ruộng bậc thang do chính vợ chồng ông làm. Theo ông Cháng, từ khi có người Giáy, Dao, Mông sinh sống ở Mường Hoa cũng là lúc bắt đầu có ruộng bậc thang. Dòng họ ông Cháng đã bảy đời ở tại thung lũng này, có nghĩa ruộng bậc thang có cách đây hơn 100 năm. Hình ảnh những thửa ruộng bậc thang được người xưa khắc lên tảng đá cổ trong bãi đá cổ cách đây hàng trăm năm ở xã Bản Hồ bên dòng Mường Hoa là một dẫn chứng. Nhưng khai thác ruộng bậc thang không ai bằng người Hà Nhì và người Mông. Chính thửa ruộng 121 bậc ở thôn Vù Lùng Sung, xã Trung Chải có lịch sử lâu đời nhất ở Sa Pa, do cha con một người Mông khai mở. Hiện ông Lò Quẩy Vảng, đời thứ tư của dòng họ này, vẫn sống khỏe.
Đề nghị ruộng bậc thang Sa Pa là di sản văn hóa thế giới
Tạp chí du lịch Travel and Leisure của Mỹ đã bình chọn và công bố bảy thửa ruộng bậc thang đẹp, kỳ vĩ nhất châu Á và thế giới, gồm: vùng Banaue (Philippines), vùng Nguyên Dương ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), khu Long Tích ở tỉnh Quế Lâm (Trung Quốc), vùng Mae Rim ở Chiang Mai (Thái Lan), vùng Annapurna (Nepal), vùng Ubud (Indonesia) và Sa Pa của VN. Đây là loại hình canh tác độc đáo trong sự tồn tại và phát triển của nông nghiệp truyền thống, do bàn tay người nông dân vùng cao khai thác và kiến tạo ở độ cao 700-1.500m so với mặt biển. “Vì thế nó xứng đáng được tôn vinh là di sản để đời”, tạp chí này viết.
Ông Trần Hữu Sơn, giám đốc Sở Văn hóa - thể thao - du lịch Lào Cai, cho biết tỉnh sẽ đề nghị Bộ Văn hóa - thể thao - du lịch xem xét và công nhận ruộng bậc thang ở Sa Pa là di sản văn hóa quốc gia vào năm 2010. Sau đó sẽ lồng ghép với bãi đá cổ Mường Hoa (đã được công nhận di sản quốc gia) và vườn quốc gia Hoàng Liên (đã được công nhận là di sản ASEAN) để đề nghị UNESCO công nhận đây là cụm di sản văn hóa thế giới.
Kỳ 2: 100 năm mở ruộng - Tài sản vô giá
Sau hai giờ cuốc bộ trên con đường mòn dốc ngược theo mé rừng quanh co, chúng tôi lên tới đỉnh Vù Lùng Sung. Nghe gõ cửa, ông Vảng ra đón khách rồi tiếp ngay mỗi người một chén rượu trấu (rượu nấu bằng lúa Mông) bảo: “Uống là hết mệt ngay, loại rượu đặc biệt của Vù Lùng Sung đấy, dưới xuôi không có đâu”.
Ông Vảng năm nay 71 tuổi nhưng dáng vẻ còn nhanh nhẹn từ ánh mắt đến bước đi. Ông từng làm chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Trung Chải, sau về hưu làm trưởng thôn Vù Lùng Sung. Ông giải thích: “Ngày xưa người ta gọi nơi này là đỉnh rừng con hổ vì có một con hổ xám thường ra đây nằm phục, ăn thịt gia súc của người Mông. Đó là thời của cố nội tôi, lúc ấy thôn chỉ mới có ba nhà thôi chưa đông đúc như bây giờ”.
100% hộ nông dân ở Sa Pa làm ruộng bậc thang
Ông Nguyễn Xuân Cường - trưởng Phòng Kinh tế huyện Sa Pa - khẳng định như vậy sau khi nêu những dẫn chứng thuyết phục: huyện Sa Pa hiện có khoảng 4.000 hộ (25.000 người bao gồm các dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy) sinh sống nhờ vào ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang chiếm 100% diện tích trồng lúa toàn huyện với 2.490ha, năng suất bình quân đạt 45,6 tạ/ha (cao gấp ba lần so với làm lúa cạn). Thu nhập bình quân của một hộ nông dân đạt 23 triệu đồng/ha/năm (năm 1998-2000 chỉ đạt 8-10 triệu đồng/ha/năm).
Cố nội ông Vảng là cụ Lò Chỉn Xin. Từ thời cố Xin đến đời cháu nội ông Vảng bây giờ là sáu đời. Bình quân một đời nối nhau 25 năm thì từ đó đến nay đã 150 năm.
Ông Vảng nhớ lại: “Thời đó, cố Xin thấy người Mông sống du cư du canh, chủ yếu phát rừng làm nương để tỉa lúa. Vài ba năm sau phải thay nương vì đất hết màu mỡ, họ dời nhà đi nơi khác, phát rừng khác tạo nương mới. Làm ăn kiểu đó vừa tốn công sức vừa làm hại rừng ghê lắm. Tôi không dám chắc có phải từ đó mà cố Xin nghĩ ra cách làm ruộng bậc thang hay không, chỉ biết khi ông nội ra ở riêng thì cố Xin chia cho thửa ruộng bậc thang để làm vốn sinh sống. Sau đó ông nội chia ruộng cho cha tôi rồi đến lượt con cháu tôi đều được tôi chia ruộng khi xây dựng gia đình”.
Theo ông Vảng, bất kể người Mông hay người Giáy, người Dao không bao giờ họ bán ruộng bậc thang của mình, mặc dù nhiều người vùng khác đến tìm mua. Ruộng được xem là tài sản vô giá. Người dân vùng cao thường có khá nhiều con, ví như ông Vảng có hai vợ sinh mười trai, bảy gái, ruộng bao nhiêu cũng khó đủ để chia đều cho con cái nên không nghĩ đến chuyện bán ruộng.
Ông Vảng cho biết thêm: “Ruộng bậc thang bắt đầu phát triển rộng khắp cách nay 80 năm. Chính thửa ruộng 121 bậc của tôi được bố là Lò Phủ Quẩy chia cho. Bố tôi và hai người chú ruột là Lò Phủ Thìn, Lò Phủ Ngan nổi tiếng mở ruộng bậc thang đẹp nhất vùng. Hiện những thửa ruộng xung quanh thửa 121 là gia tài của anh em họ Lò để lại cho con cháu trong 12 hộ gia đình”.
http://www.vanhoalaocai.vn/UserFiles/Image/SOVHTT/Mien%20VHDL/phong%20su%20ruong%20bac%20thang/LUACHIN.jpg
Nhiều ruộng sẽ giàu lên nhưng vẫn giữ được rừng
Ngoài anh em họ Lò, thôn này còn có họ Lý, họ Phàn với 68 hộ gia đình quần tụ. Họ nào cũng có người làm ruộng bậc thang giỏi. Họ Lý có gia đình ông Lý Xà Thìn với bảy lao động, mỗi mùa thu hoạch cỡ 100 bao thóc (mỗi bao thóc tương đương 40kg), đủ ăn quanh năm. Họ Lò tiêu biểu nhất ông Lò Diếu Dùng (phó công an xã) cũng có bảy lao động, thu hoạch 110 bao mỗi mùa. Họ Phàn có Phàn Chỉn Phủ (vợ là phó hội phụ nữ xã) được xem là ngang tài, ngang sức với người làm ruộng tăm tiếng của họ Lò.
Ông Vảng cho hay sở dĩ 80 hộ trong thôn đều đủ lúa ăn là nhờ ruộng bậc thang. Sau khi gặt lúa cuối tháng tám, đến tháng hai năm sau hộ nào cũng tranh thủ trồng ngô trên ruộng bậc thang để tháng năm tiếp tục quay vòng trồng vụ lúa mới. Ông Vảng nói: “Bây giờ không chỉ đủ lúa ăn mà có hộ còn dư lúa để bán. Không như ngày xưa, dân Mông phải xuống núi, đi bộ ra tận thành phố Lào Cai xa hơn 20km mua sắn về ăn thay cơm, cơ cực lắm”.
Bây giờ dù tuổi cao nhưng ông Vảng vẫn cùng con cháu làm ruộng bậc thang. Ông nói phải dạy cho con cháu từ bé, con người không phải lúc nào cũng cậy vào sức khỏe, quan trọng là biết học hỏi kinh nghiệm thì mới biến ruộng bậc thang giữa mưa nắng thành cái bồ thóc của nhà mình.
Một bài học mà ông Vảng truyền lại cho con cháu là ruộng bậc thang sống được nhờ nguồn nước từ khe, suối nên khi mở ruộng phải biết cách giữ đỉnh rừng đầu nguồn. Không như trước đây, hễ thấy vùng rừng nào có cây gỗ to là hạ hết. Có vùng rừng già cả thôn ra giữ nhưng vẫn không ngăn được nạn tàn phá rừng. Ngược lại, một ưu điểm của ruộng bậc thang khi có mưa là giữ được nước nên giữ được độ ẩm cho rừng.
Ông Vảng nêu một dẫn chứng: “Ở Sa Pa rét quanh năm, có những tháng rét đậm, trâu bò không tài nào sống nổi. Chăn nuôi khổ hơn trồng lúa nhiều. Vì thế phải biết lấy năng suất cây lúa để bù vào lỗ hổng chăn nuôi”. Nói đoạn ông ra hiên vác cái cuốc con bướm cùng đứa cháu nội mang rựa ra chăm thửa ruộng bậc thang phía trước nhà.
Kỳ 3: “Nghệ nhân” ruộng bậc thang
Việc này ông Vảng cho biết ông Mã A Cháng ở thôn Móng Sến 2, xã Trung Chải là một “nghệ nhân” kỳ tài của Lào Cai. Phó chủ tịch xã Trung Chải Chảo Pết Lẩy nói tuy đã 67 tuổi nhưng ông Cháng ít khi chịu ngồi trên đỉnh núi mà thường đi mở ruộng thuê từ Sa Pa sang huyện Bát Xát, huyện Mù Căng Chải. Cầm hòn đá vạch xuống đất, vẽ đường vào Móng Sến 2, phó chủ tịch xã nói: “Qua Móng Sến 1 là sang Móng Sến 2. Sau 15 phút đi xe máy, còn lại đi bộ thêm ba giờ nữa mới tới nhà ông Cháng trên đỉnh núi”. Cũng nhờ những chuyện kể dọc đường về “nghệ nhân” này và qua nẻo rừng nào cũng gặp những thửa ruộng bậc thang xanh lúa (đa số là sản phẩm do ông Cháng khai mở) nên cả ba chỉ dừng nghỉ vài phút trong chặng hành trình đi tìm “nghệ nhân”.
Đời mở ruộng
Ông Cháng là người Mông nhưng nói thạo tiếng Dao, tiếng Giáy vì ông không nhớ đã mở bao nhiêu thửa ruộng cho người Giáy, người Dao. Nghe chúng tôi gọi “nghệ nhân”, ông liếc mắt cười, xua tay bảo: “Ta là kẻ đi làm thuê mà. Đói ăn thì đi làm cho người ta để kiếm cái ăn cái mặc thôi”.
Năm 16 tuổi, ông Cháng mồ côi cả cha lẫn mẹ. Kể từ đó ông bắt đầu cuộc đời đi làm thuê vì ông là con đầu của gia đình bảy anh em không có cả muối để ăn cơm. Nhưng để được người ta thuê lần đầu tiên không dễ, họ vào tận ruộng nhìn tận mắt ông biến cái dốc núi trở thành từng bậc ruộng bằng ngăn ngắt thì họ mới thuê. Chuyến đầu tiên ông đi mở ruộng ở xã Phình Ngan, huyện Bát Xát (Lào Cai) với một cái túi quàng chéo trước ngực, một cái cuốc vác vai. Trong túi chỉ có một gói cơm, bao thuốc lào, cái bật lửa và tấm nilông. Sau 15 ngày ông khai xong thửa ruộng gieo được 10kg giống, được chủ khen và thưởng thêm tiền công.
Rời Phình Ngan ông sang Suối Tủng, Xủng Hoảng làm tiếp. Nơi nào ruộng xa nhà chủ thì ông làm lán trú, vừa làm vừa bảo vệ ruộng. Cứ thế, ông đi liên miên năm này qua năm khác. Cách nay một tháng, ông còn đi mở thửa ruộng gieo 25kg giống ở xã Pờ Xì Ngài. Ông kể: “Sau khi tôi trở thành thợ, người có nhu cầu mở ruộng không cần phải lần đường vào Móng Sến 2 để thuê mà gửi thư tay hoặc qua bưu điện. Có ngày tôi nhận được ba thư, phải khăn gói lên đường ngay mới phục vụ kịp nơi này nơi kia”.
Cuộc đời đi mở ruộng cũng có lúc vui lúc tủi. Lúc vui là mở ruộng cho cả dân thường và chủ tịch huyện Sa Pa Má A Châu, trưởng công an huyện Chang A Chỉnh. Vui nhất là thi thoảng được cả dân và chủ tịch huyện đãi cơm nếp. Còn chủ nhà đã cho ăn đói lại giả vờ kêu thợ làm không tốt để bớt xén tiền công thì tủi, khổ lắm. “Đã là thợ, khắc làm thì khắc có ăn. Làm dối có nghĩa tự làm đói mình, dại gì” - ông dằn vặt.
Niềm tự hào
Khi được nhiều người thuê, ông Cháng rủ thêm con rể, các cháu và bạn đi làm. Lúc ấy ông được lên chức “chỉ huy”. Ông nói người chỉ huy phải chịu trách nhiệm làm những công đoạn khó nhất khi mở một thửa ruộng như giữ bờ ruộng cho chắc, nước không thể “dột”; san đất cho bằng; xẻ bờ khi cong, khi thẳng nhưng phải thật chuẩn; chọn vị trí thông nước dích dắc từ ruộng cao xuống ruộng thấp (nước nhỏ trổ lỗ thẳng, nước to trổ lỗ xen kẽ) để luôn giữ được nước trong mùa hạn nhưng không ngập úng, gây xói lở ruộng trong mùa mưa.
Ông Cháng nêu tiếp kinh nghiệm: nếu đất bằng thì mở từ dưới lên, nhưng đối với vùng đất dốc có nhiều đá thì phải mở từ trên xuống để tránh những tảng đá to rơi từ trên xuống sẽ gây chết người hoặc phá nát ruộng. Tuy dụng cụ mở ruộng đơn giản chỉ có cái cuốc bướm (lưỡi cuốc lõm ở giữa theo chiều dọc) để tạo bờ cong, cuốc lưỡi gà để tạo bờ thẳng, xà beng để đào gốc cây, rựa để phát cây tạp. Riêng lưỡi cày càng nặng càng tốt vì sẽ cày được sâu, diệt được cả gốc cỏ tranh hoặc rễ cây rừng. Kiêng nhất là làm tạp nham khiến thửa ruộng xấu xí.
Trước khi khai ruộng phải đi tìm nguồn nước (có khi phải đi xa hàng cây số mới “bắt” được nước về). Nước còn có tác dụng như cái livo - thước đo cân bằng - của thợ xây dựng để nước chảy đến đâu mặt ruộng được thăng bằng ở đó. Kể đến đây ông Cháng tự hào: “Bây giờ quen rồi, chỉ nhìn một lần cũng cân bằng được mặt ruộng phẳng tăm tắp rồi mới bắt đầu giục trâu cày, bừa cho thật ngấu đất, hai tháng sau cắm cây mạ vào là chắc ăn”.
Từ một mình ông Mã A Cháng đi làm thuê, nay đã có hàng chục người (chủ yếu là thanh niên) ở Móng Sến 1 và Móng Sến 2 chuyên nghề đi mở ruộng với niềm tự hào không hề thua kém người Hà Nhì ở xã Ý Tí, huyện Bát Xát - nơi có những thợ mở ruộng nổi tiếng cả vùng Tây Bắc. Họ chính là những người đã góp tay làm nên những thửa ruộng diệu kỳ ở Sa Pa bao năm qua.
Ruộng bậc thang phát triển, chấm dứt cảnh di cư tự do
Theo Ban Dân tộc Lào Cai, trước đây người dân tộc ở Sa Pa chủ yếu phát nương làm rẫy, trồng lúa nương, trồng ngô để lấy cái ăn. Từ năm 1998 đã chấm dứt cảnh phát nương đốt rừng, nhờ đẩy mạnh phong trào làm ruộng bậc thang, trồng ngô và rau sạch đã chấm dứt cảnh di cư tự do vào Tây nguyên, sang Lai Châu. Nếu không có ruộng bậc thang thì rừng Sa Pa sẽ bị phát trụi. Nguy cơ vườn quốc gia Hoàng Liên bị tàn phá. Khu vực rừng Toòng Sành, Bản Xèo của huyện Bát Xát (Lào Cai) cũng có nguy cơ bị xâm lấn để làm nương rẫy.
Ở VN, ngoài Sa Pa, ruộng bậc thang có rải rác ở huyện Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai của tỉnh Lào Cai. Tại Yên Bái, ruộng bậc thang tập trung ở ba xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Zế Xu Phình thuộc huyện Mù Cang Chải. Tại đây có 500ha, năng suất bình quân hơn 4 tấn/ha. Tháng 10-2007 toàn bộ số ruộng bậc thang này đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia. Ngoài ra ở hai tỉnh Hòa Bình, Hà Giang cũng có những thửa ruộng bậc thang chưa được nhiều người biết đến.
Kỳ 4: Từ Sa Pa ra thế giới
"Đã giữ là phải giữ bền vì thiếu ruộng bậc thang thì Sa Pa thiếu đi một phần hồn vía của con người và thiên nhiên của xứ sở này. Chúng tôi phấn đấu trong năm 2009 ruộng bậc thang sẽ trở thành di sản quốc gia. Tiếp đó sẽ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới"...Đó là phát biểu của tiến sĩ Trần Hữu Sơn, giám đốc Sở Văn hóa - thông tin & du lịch tỉnh Lào Cai, đang là người đảm trách công việc nghiên cứu, lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa - thông tin & du lịch công nhận ruộng bậc thang ở Sa Pa là di sản quốc gia. Sau đó, đề xuất Cục Di sản và các cơ quan liên quan đề nghị UNESCO công nhận quần thể ruộng bậc thang Sa Pa - bãi đá cổ Mường Hoa - vườn rừng Hoàng Liên Sơn là di sản thế giới.
Ông Sơn cho biết:
- Thật khó có thể biết chính xác thời điểm khai sinh của ruộng bậc thang ở nước ta. Theo nghiên cứu của một số tài liệu khảo cổ về những dấu vết của mương cổ dài gần mười mét nằm trong hệ thống mương đào dài hơn 10km (có những đoạn mương khá kiên cố) tại xã Ý Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai), đó là dấu vết khai mở cổ xưa nhất của hình thái ruộng bậc thang ở vùng Tây Bắc, cách nay hơn 100 năm. Hệ thống mương này có chức năng dẫn nước từ xa đến ruộng bậc thang của người Hà Nhì.
Trên nhiều tảng đá cổ thuộc bãi đá cổ ở xã Hầu Thào (phía đông nam Sa Pa) có nhiều hình khắc về ruộng bậc thang chứng tỏ ruộng bậc thang đã xuất hiện ở Lào Cai khá lâu. Theo tôi biết, hiện còn nhiều ruộng bậc thang ở Sa Pa đã 100-200 năm tuổi.
Riêng ở Sa Pa, chủ nhân lâu đời của những thửa ruộng bậc thang 121 bậc tại thôn Vù Lùng Sung, xã Trung Chải cũng không xác định được một cách “chính sử” về sự xuất hiện ban đầu của ruộng bậc thang. Trong khi đó, hơn 10km2 ruộng bậc thang Banaue trên vùng núi Fugao cách mặt biển 1.500m của Philippines được xác định cách nay 2.000 năm. Những thửa ruộng này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1995.
* Ruộng bậc thang có những ưu điểm gì, thưa ông?
- Khi lý giải vì sao ruộng bậc thang xuất hiện tại một số vùng núi cao ở nước ta, một số tộc người Mông, Dao, Hà Nhì, La Hủ ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu cho biết do vùng núi cao hiếm đất bằng để canh tác, nhất là trồng lúa nước, vì thế họ tìm cách khắc phục bằng cách chọn các sườn núi có đất màu, bạt thành bậc tam cấp để tạo nên những vạt đất bằng đa dạng về kích thước, chênh nhau về độ cao, chạy theo sườn núi. Sau đó tìm nguồn nước dẫn vào ruộng (dẫn thủy nhập điền) theo hệ thống thủy lợi dân gian khá tinh vi để làm mềm đất phục vụ việc cày, bừa dễ dàng. Đây chính là phương thức canh tác, xây dựng đồng ruộng lúa nước trên đồi núi khá hiệu quả.
Ruộng bậc thang giữ nước rất tốt nên giữ được phân bón, theo đó giữ độ ẩm cho rừng. Dù mưa hay nắng, ruộng bậc thang luôn giữ được lưu lượng, cường độ dòng chảy, hạn chế xói mòn nên độ màu mỡ của đất rừng không bị rửa trôi.
Đa số ruộng bậc thang ở Sa Pa đều sử dụng giống lúa lai nhị ưu (838), bắc ưu (903) của Trung Quốc và VL 20 (giống lúa lai tạo, chịu hạn giỏi của Lào Cai) nên năng suất đạt khoảng 5,5 tấn/ha, cao hơn nhiều so với giống lúa địa phương. Như vậy, ruộng bậc thang càng nhiều càng tạo việc làm cho nhiều lao động. Đây là điều kiện quan trọng để hạn chế nạn đốt rừng làm rẫy và lối sống du cư du canh của một số tộc người.
http://www.vietvaluetravel.com/vietvaluetravel-images/news/img2/MW5ODR1U42_sa_pa.jpg
* Việc khai mở ruộng bậc thang không dễ. Có phải vì thế nên đa số lao động trên ruộng bậc thang là nam giới?
- Ngày xưa, một gia đình không thể khai mở được ruộng bậc thang vì núi cao, rừng rậm mà phải nhiều nhà hợp sức lại hoặc cả dòng họ cùng phân công nhau làm. Có nơi hình thành các tổ “đổi công” tự phát huy động trai gái của cả làng đi làm ruộng bậc thang, nhưng thành phần khai phá chỉ là nam giới. Cách nay khoảng 30 năm người ta còn thấy nam giới không chỉ đi cày, bừa mà còn đi cấy trên ruộng bậc thang. Sau này nhiều địa phương có cả phụ nữ và trẻ em cùng tham gia làm ruộng đông như ngày hội làng.
* Hiện 100% diện tích canh tác lúa ở Sa Pa đều bằng ruộng bậc thang. Vậy tại sao các vùng núi của nhiều tỉnh khác, đặc biệt vùng núi cao như Thanh Hóa, Nghệ An... lại không thấy có ruộng bậc thang xuất hiện?
- Ruộng bậc thang rất quan trọng với người miền núi vì gạo không chỉ là nguồn lương thực chính mà còn để trao đổi, buôn bán. Gạo đối với các tộc người vùng cao còn chứng minh sức mạnh gia tộc, là nguồn sống của tộc người. Ruộng bậc thang là loại hình canh tác đặc biệt của vùng Đông Nam Á, vì nó là sự thích nghi trọn vẹn ý muốn của con người vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với thiên nhiên trong sự tôn trọng, bảo vệ môi trường.
Việc ruộng bậc thang chưa phổ biến khắp các tỉnh vùng núi cao ở nước ta có lẽ là do tập quán canh tác cũ của người miền núi, trong lúc các địa phương chưa thật sự quan tâm thay đổi tập quán ấy theo chiều hướng có lợi không chỉ cho riêng từng địa phương.
* Ruộng bậc thang có sức hút với du khách nước ngoài ra sao, thưa ông?
- Năm nào cũng có đông du khách trong và ngoài nước lên Sa Pa bằng tàu hỏa và xe du lịch từ Hà Nội. Năm 2007 có khoảng 305.000 lượt người. Sáu tháng đầu năm nay có 180.000 lượt người. Không ít du khách đã bị các thửa ruộng bậc thang Sa Pa hút hồn vì cảnh trí độc đáo và sản phẩm của nó. Chắc chắn sau khi ruộng bậc thang ở Sa Pa trở thành di sản thế giới thì lực hút của nó sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
* Để ruộng bậc thang giữ được dáng vẻ độc đáo, khoe sắc, theo ông cần phải làm gì?
- Đó là câu chuyện cần phải tính ngay từ bây giờ vì Sa Pa không thể nằm ngoài xu hướng đô thị hóa với mật độ dân số ngày càng tăng. Mà đã giữ là phải giữ bền vì thiếu ruộng bậc thang thì Sa Pa thiếu đi một phần hồn vía của con người và thiên nhiên của xứ sở này. Chúng tôi phấn đấu trong năm 2009 ruộng bậc thang sẽ trở thành di sản quốc gia. Tiếp đó sẽ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Chúng tôi đang phát động cuộc thi sáng tác nhiếp ảnh về ruộng bậc thang. Ngay trong tháng 10 sẽ có một cuộc trưng bày về vẻ đẹp của ruộng bậc thang tại Sa Pa. Đồng thời chúng tôi cũng kiến nghị trong công tác quy hoạch sẽ định hướng bảo tồn các khu ruộng bậc thang. Hiện nay sở đang tiến hành mô hình bảo tồn hệ thống ruộng bậc thang tại làng Cát Cát cách thị trấn Sa Pa 11km.
* Ông Nguyễn Thọ Cảnh (giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An): Nghệ An cũng muốn làm ruộng bậc thang, nhưng...
Khi lên một số tỉnh phía Bắc tìm hiểu về cây chè, chúng tôi được nghe giới thiệu về ruộng bậc thang ở Sa Pa, Yên Bái, Hà Giang. Nhận thấy những ưu điểm vượt trội của ruộng bậc thang, chúng tôi đã tham khảo ý kiến Ban dân tộc cùng các huyện miền núi trong tỉnh Nghệ An và chuẩn bị tổ chức cho già làng, trưởng bản tại địa phương đang tồn tại tập tục đốt rừng làm nương rẫy đi tham quan. Nhưng kết quả không thành. Lý do, các già làng, trưởng bản cho rằng từ xưa vùng núi cao Nghệ An không có tập quán làm ruộng bậc thang nên bây giờ làm rất khó.
Tuy vậy, chúng tôi đang tập trung xem xét phương án làm ruộng bậc thang vì thay đổi tập quán cũ thành phương thức canh tác mới, độc đáo và hiệu quả là cuộc cách mạng rất cần thiết đối với nông nghiệp miền núi. Đặc biệt, nếu có ruộng bậc thang thì sẽ xóa sổ 14.000ha rừng bị đốt làm rẫy hằng năm và cung cấp đủ gạo cho người dân vùng cao, tạo được cảnh quan kỳ vĩ như ở Sa Pa.
Đẹp, bền vững và thân thiện
Không chỉ cây lúa
Thời tôi nghĩ ngợi nhiều về công trình ruộng bậc thang và bắt đầu theo đuổi hình thức canh tác độc đáo này là năm 1968, khi đang làm trưởng Ty Nông nghiệp tỉnh Phú Thọ. Hồi đó ngành nông nghiệp đã tham mưu cho tỉnh Phú Thọ phát động phong trào “Tiến quân lên đồi, phá xiềng ba sào” (mỗi nhân khẩu chỉ có ba sào đất nông nghiệp) bằng cây sắn và cây chè để góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho tỉnh. Vì cứ luẩn quẩn với ba sào đất ấy nông dân sẽ đói ăn, đói mặc là cái chắc.
Nhưng khó khăn nhất của phong trào này là nông dân phải kiên quyết phá bỏ lề lối làm ăn cũ, lạc hậu như đốt rừng làm rẫy bằng cách làm ruộng bậc thang (đối với vùng cao) và nương bậc thang (đối với vùng thấp) để trồng sắn, chè theo kinh nghiệm đã có hàng chục năm của nông dân xã Lâm Vi, huyện Lâm Thao hoặc ở xã Đại An, huyện Thanh Ba (Phú Thọ). K
hó khăn này vừa được giải quyết thì khó khăn khác ập đến ngay. Đó là công đầu tư ban đầu cho nương, ruộng bậc thang khá cao trong lúc người nông dân quá nghèo. Vì thế Phú Thọ phải phát động phong trào này đến ba lần, đến năm 1970 tỉnh Vĩnh Phú (khi đó đã sáp nhập từ hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc) mới thành công với chính sách giao khoán rừng cho hộ gia đình quản lý. Lúc đó nương sắn, nương chè của hợp tác xã mới trở thành ruộng, nương bậc thang của từng hộ gia đình. Chính sách khoán hộ đã mở đường cho hộ sản xuất mạnh dạn dồn sức đầu tư về vốn và công sức cho hình thức canh tác mới là ruộng, nương bậc thang.
Bước đột phá này đã tạo được chiều sâu của phong trào nên bấy giờ nông dân quê tôi vẫn tiếp tục làm theo hướng đó. Thực tế từ Phú Thọ đã giúp tôi (thời làm bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) nghĩ đến an ninh lương thực đối với người nông dân vùng cao phải từ một cơ cấu mới. Cơ cấu này không chỉ có cây lúa trên ruộng, nương bậc thang mà phải mở hướng kinh doanh rừng tổng hợp.
Dưới tán rừng cần có thêm cây chè, cây sắn, các loại hoa màu khác và tổ chức chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, kể cả ngựa. Hồi đó các thành viên trong Chính phủ có hai luồng ý kiến khác nhau về một trong những phương pháp xóa đói giảm nghèo cho nông dân vùng cao. Tôi thấy việc Nhà nước cấp gạo cho dân ăn để hướng dân vào việc giữ và trồng rừng không bền vững bằng biện pháp giúp người dân tự tạo lương thực ổn định tại chỗ cho mình.
Đây là mấu chốt cơ bản nhất đối với người vùng cao. Khi đời sống không còn bấp bênh nay no mai đói thì họ tự khắc xóa bỏ tập tục du canh du cư bằng cuộc sống định canh, định cư ổn định. Vì lẽ đó, tôi đã đề xuất với Chính phủ về chủ trương đầu tư cho một hộ nông dân 5-10 triệu đồng/ha nếu hộ đó đăng ký làm ruộng, nương bậc thang để trồng lúa hoặc trồng chè. Rất mừng chủ trương này được thực hiện tại tất cả các tỉnh miền núi phía Bắc từ năm 1997. Cho đến bây giờ tôi vẫn khẳng định vấn đề quan trọng của việc trồng lúa, chè, hoa màu trên nương, ruộng bậc thang không chỉ tạo được sự bền vững về kinh tế mà còn đảm bảo sự bền vững của sinh thái, môi trường miền núi và ngược lại.
Một số tỉnh ở vùng Bắc Trung bộ cũng có người Mông sinh sống nhưng vì sao vẫn tồn tại tập tục đốt rừng làm rẫy mà không thấy xuất hiện ruộng bậc thang? Tôi nghĩ có lẽ tầng đất của những vùng đồi núi này không ổn định, đặc biệt nguồn sinh thủy hiếm hoi. Đây là hai yếu tố cơ bản để có thể làm ruộng bậc thang. Thường những vùng đất như vậy sẽ phải tìm cách để trồng rừng thay vì những thửa ruộng bậc thang như ở Sa Pa.
Cần có một công trình khoa học
Tôi nghĩ quy trình làm ruộng bậc thang của tộc người Mông, Dao, Giáy, Hà Nhì…là một sáng kiến kỳ lạ của nông dân vùng cao để nhờ đó họ sống thân thiện với thiên nhiên. Bằng những thửa ruộng bậc thang hiện hữu, các tộc người vùng cao cho thấy họ không ngồi một chỗ để chờ an ninh lương thực của Nhà nước mà chính họ đang góp phần làm ổn định an ninh lương thực cho từng gia đình, cộng đồng và xã hội.
Thử suy ngẫm về thực tế “muốn có an ninh lương thực thì người dân làm ra lương thực phải được an ninh” mới thấy ý nghĩa sâu sắc của những hạt lúa chín lên từ ruộng bậc thang. Đây thật sự là vấn đề kinh tế không nhỏ của vùng cao. Thú thật, mỗi khi ngắm nhìn ruộng bậc thang ở Sa Pa, tôi cứ nghĩ chủ nhân của nó vừa là nghệ nhân, vừa là nghệ sĩ, vừa là kiến trúc sư vì cùng một lúc họ giải quyết ba khâu: phương pháp lấy nước từ xa, mẹo làm ruộng, thiết kế quy trình sản xuất và vận chuyển lúa sau thu hoạch.
Một lý do khác khiến tôi theo đuổi hình thức canh tác đặc biệt này là bởi ruộng bậc thang còn là câu chuyện về văn hóa lúa nước mang sắc thái rất riêng của các tộc người vùng cao. Quần thể ruộng bậc thang còn chứng minh không chỉ riêng người Kinh mới có văn minh lúa nước mà những tộc người vùng cao cũng làm lúa nước rất tài giỏi. Nếu hiểu họ đã trải qua cuộc sống va đập, cọ xát giữa vùng khí hậu khắc nghiệt, thiên tai nặng nề thì sẽ biết họ đã phải tìm cách tự vượt lên, phải chịu khó lắm mới làm được ruộng bậc thang khi chưa có một hình mẫu, một chủ trương, chính sách nào.
Cách nay hơn trăm năm và ngay cả bây giờ, trong tay họ không có một loại thiết bị đo đạc, máy móc dù thô sơ nhất, chỉ có cái cuốc con gà, cuốc bướm và xà beng, rựa, cày, bừa rất dân gian, nhưng từng thế hệ nối tiếp vẫn biết cách tạo sinh thủy từ khe suối, tích nước từ những cơn mưa rồi dẫn dòng nước theo mương máng quanh co chảy về biến những sườn núi dốc cheo leo thành ruộng bậc thang kỳ vĩ.
Nếu nông dân các tỉnh đồng bằng Nam bộ gắn bó một đời với hệ thống kênh, rạch; nông dân đồng bằng Bắc bộ dựa vào ưu thế của đê sông Hồng thì ở Tây Bắc ruộng bậc thang được xem là mặt mạnh của các tộc người vùng cao. Đó là ba trạng thái nổi bật của bản đồ nông nghiệp VN. Trong đó ruộng bậc thang là một công trình mang ba đặc tính: đẹp, bền vững và thân thiện với thiên nhiên. Đã đến lúc các nhà làm kinh tế nông nghiệp cần tập trung đánh giá để đúc kết một công trình khoa học về ruộng bậc thang cổ và mới.
LÊ HUY NGỌ
(nguyên bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Theo báo chí Việt Nam, chính quyền tỉnh Lào Cai cho biết đã từng chuẩn bị hồ sơ để đề nghị cơ quan Liên Hiệp Quốc Unesco ghi tên khu vực ruộng bậc thang ở vùng Sa Pa thuộc địa giới tỉnh này vào danh sách Di sản Văn hóa Thế giới.

http://img156.imageshack.us/img156/4329/laocai5gu.jpg

Nguồn tin này được loan báo ít lâu sau khi tạp chí du lịch Mỹ Travel & Leisure công bố kết quả bình chọn của độc giả, xếp ruộng bậc thang vùng Sa Pa vào danh sách 7 khu vực có ruộng loại này đẹp nhất châu Á và thế giới.


Ruộng bậc thang tại Sa Pa(Ảnh : AJ Oswald/Wikipedia)
Tạp chí du lịch Mỹ Travel & Leisure vừa công bố kết quả bình chọn của độc giả, xếp ruộng bậc thang vùng Sa Pa vào danh sách 7 khu vực có ruộng loại này đẹp nhất châu Á và thế giới. Tạp chí Mỹ Travel & Leisure đã so sánh những thửa ruộng tại Sa Pa như là ''những bậc thang dẫn lên trời'' (ladders to the sky). Chính cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời ấy đã góp phần thu hút du khách đến tỉnh lỵ Lào Cai bằng xe lửa, rồi từ đó đi xe hơi đến Sa Pa. Cư dân thiểu số trong vùng người Hmong và người Dao với các loại trang phục nhiều màu sắc cũng được đánh giá là rất hiếu khách, thân tình.
Danh sách 7 nơi có ruộng bậc thang kỳ vĩ nhất thế giới được tạp chí du lịch Mỹ nêu tên lẽ dĩ nhiên bao gồm vùng Banaue trên sườn núi Ifugao ở Philippines, đã được Unesco chọn làm di sản thế giới vào năm 1995, hay là vùng Nguyên Dương (Yuanyang) ở Vân Nam từng được Trung Quốc đề nghi đưa vào danh mục Di sản của Unesco vào năm 2008. Bên cạnh đó còn có khu Long Tích (Longji) ở Quế Lâm (Trung Quốc), Mae Rim ở Chieng Mai (Thái Lan), Annapurna (Nepal) và Ubud (Indonesia).
Tuy nhiên, dù nổi tiếng, Sa Pa cũng không phải là khu vực duy nhất ở Việt Nam có ruộng bậc thang. Các tỉnh lân cận Lào Cai ở vùng Tây Bắc, vùng trung du, thậm chí ở Tây Nguyên cũng có những loại thửa ruộng theo loại hình này. Một số người còn cho rằng, ở Hà Giang cũng có ruộng bậc thang tuyệt mỹ, có điều còn ít được biết đến vì phương tiện giao thông không thuận tiện.
Nhìếp ảnh gia Nguyễn Xuân Khánh (TP.HCM) đã nhiều lần lên thăm khu vực đồi núi Tây Bắc Việt Nam và đã ghi lại một số hình ảnh về cảnh quan thiên nhiên và cư dân thiểu số ở trong khu vực. Theo anh, ruộng bậc thang vùng Hà Giang cũng đáng được mọi người biết đến.
Đây cũng là ý kiến của nhà nghiên cứu Vũ Thế Long tại Hà Nội. Từng tìm hiểu về các hình thức canh tác lúa của người Việt Nam, anh Long đã có rất nhiều dịp đi lên các vùng cao. Anh Long rất hoan nghênh sự bình chọn của Tạp chí Travel&Leisure, nhất là khi hình thức trồng lúa trên các thửa ruộng bậc thang thể hiện một sự thích nghi trọn vẹn của con người với thiên nhiên, trong sự tôn trọng và bảo vệ môi trường.
Có thể tự hào mà nói rằng mỗi vẻ đẹp của ruộng bậc thang ở Lào Cai là những tuyệt tác do người nông dân vùng cao tạo ra. Những cảnh này không chỉ là danh thắng của quê hương, thu hút du khách tới chiêm ngưỡng, mà nó còn là những bồ thóc không bao giờ vơi của đồng bào các dân tộc. Đó cũng là kết quả của phương thức canh tác nông nghiệp bền vững từ xa xưa, nhất là khi thực hiện những chiến dịch ra quân thi đua làm ruộng bậc thang để định canh, định cư theo lời dạy của Bác Hồ và chủ trương của Tỉnh ủy Lao Cai cách đây 50 năm.
Càng giá trị hơn bởi nhiều khu ruộng bậc thang ngày nay đang góp phần tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo cho vùng cao. Bởi đây là những điểm đến hấp dẫn và không thể thiếu của rất nhiều du khách nước ngoài khi chọn tour tới Lào Cai.
TS. Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở Văn hóa - thể thao - du lịch Lào Cai cho biết, nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai và huyện vùng cao Sa Pa rất vui khi báo chí đưa tin 7 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới, trong đó có ruộng bậc thang của Sa Pa.
Ruộng bậc thang là phương thức canh tác, xây dựng đồng ruộng trồng lúa nước vùng đồi núi. Đất ở sườn đồi, núi được san ủi thành vạt có cùng độ dốc theo đường đồng mức (độ cao và diện tích tương đương nhau) tiếp nối từ trên xuống theo kiểu bậc thang. (Ảnh: AJ Oswald/Wiki)
Ruộng bậc thang là phương thức canh tác, xây dựng đồng ruộng trồng lúa nước vùng đồi núi. Đất ở sườn đồi, núi được san ủi thành vạt có cùng độ dốc theo đường đồng mức (độ cao và diện tích tương đương nhau) tiếp nối từ trên xuống theo kiểu bậc thang. (Ảnh: AJ Oswald/Wiki)
Là vùng tiểu khí hậu á nhiệt đới gió mùa và phải chờ nước mưa đổ xuống nên vùng núi Lào Cai dịp tháng 6, 7 hàng năm mới vào vụ gieo cấy. Đây là thời gian xuất hiện phong cảnh đẹp nhất trên những cánh đồng ruộng bậc thang ở Trung Chải, Sa Pả, Tả Phìn, Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào, Bản Hồ, Tả Giàng Phình…(Sa Pa); Lầu Thí Ngài, Lùng Phình… (Bắc Hà ); Mường Hum, Mường Vi, Sảng Ma Sáo, Dền Sáng, Ý Tý, Ngải Thầu, A Lù… ( Bát Xát); Sín Chéng, Cán Cấu… (Si Ma Cai); Tung Chung Phố, Tả Ngải Chồ, Pha Long, Lùng Khấu Nhin…(Mường Khương). (Ảnh: Wiki)
Là vùng tiểu khí hậu á nhiệt đới gió mùa và phải chờ nước mưa đổ xuống nên vùng núi Lào Cai dịp tháng 6, 7 hàng năm mới vào vụ gieo cấy. Đây là thời gian xuất hiện phong cảnh đẹp nhất trên những cánh đồng ruộng bậc thang ở Trung Chải, Sa Pả, Tả Phìn, Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào, Bản Hồ, Tả Giàng Phình…(Sa Pa); Lầu Thí Ngài, Lùng Phình… (Bắc Hà ); Mường Hum, Mường Vi, Sảng Ma Sáo, Dền Sáng, Ý Tý, Ngải Thầu, A Lù… ( Bát Xát); Sín Chéng, Cán Cấu… (Si Ma Cai); Tung Chung Phố, Tả Ngải Chồ, Pha Long, Lùng Khấu Nhin…(Mường Khương). (Ảnh: Wiki)
Lào Cai và một số tỉnh miền núi Tây Bắc có hai mùa thể hiện cảnh kỳ thú của ruộng bậc thang. Đó là mùa đổ nước cấy như bức tranh thủy mặc khổng lồ và mùa lúa chín với màu vàng trải rộng như mơ. (Ảnh : Nguyễn Xuân Khánh)
Lào Cai và một số tỉnh miền núi Tây Bắc có hai mùa thể hiện cảnh kỳ thú của ruộng bậc thang. Đó là mùa đổ nước cấy như bức tranh thủy mặc khổng lồ và mùa lúa chín với màu vàng trải rộng như mơ. (Ảnh : Nguyễn Xuân Khánh)
Quả thật ruộng bậc thang Sa Pa rất đẹp và độc đáo so với các ruộng bậc thang nổi tiếng khác của châu Á và thế giới. Điều này đã được hàng triệu lượt du khách tới thăm Sa Pa những năm qua công nhận và đã được giới thiệu, quảng bá khá đậm nét trên hệ thống Internet và báo chí toàn cầu. Tạp chí Mỹ Travel & Leisure đã so sánh những thửa ruộng tại Sa Pa như là “Những bậc thang dẫn lên trời”.(Ảnh : Nguyễn Xuân Khánh)
Quả thật ruộng bậc thang Sa Pa rất đẹp và độc đáo so với các ruộng bậc thang nổi tiếng khác của châu Á và thế giới. Điều này đã được hàng triệu lượt du khách tới thăm Sa Pa những năm qua công nhận và đã được giới thiệu, quảng bá khá đậm nét trên hệ thống Internet và báo chí toàn cầu. Tạp chí Mỹ Travel & Leisure đã so sánh những thửa ruộng tại Sa Pa như là “Những bậc thang dẫn lên trời”. (Ảnh: Nguyễn Xuân Khánh)
Ruộng bậc thang ở Lào Cai có từ hàng trăm năm nay và đều do những đôi bàn tay tài hoa, cần mẫn của người Dao, Mông, Hà Nhì, Giáy, Tày, Xa Phó, Nùng, Pa Dí… đời nối đời kiến tạo. Đây là một cánh đồng ruộng bậc thang Hoàng Su phì (Lào Cai). (Ảnh: Quỳnh Giao)
Ruộng bậc thang ở Lào Cai có từ hàng trăm năm nay và đều do những đôi bàn tay tài hoa, cần mẫn của người Dao, Mông, Hà Nhì, Giáy, Tày, Xa Phó, Nùng, Pa Dí… đời nối đời kiến tạo. Đây là một cánh đồng ruộng bậc thang Hoàng Su phì (Lào Cai). (Ảnh: Quỳnh Giao)
Vẻ đẹp kỳ thú của phong cảnh ruộng bậc thang và mây núi Tây Bắc cũng đã tạo nguồn cảm xúc cho không ít văn nghệ sĩ tài danh sáng tác nên những tác phẩm nghệ thuật làm say đắm biết bao người. Không ít du khách châu Âu đã thích thú khám phá không chỉ về vẻ đẹp độc đáo của ruộng bậc thang mà còn muốn tìm hiểu thêm về bí quyết và “nghệ thuật” làm ruộng lúa nước trên vùng núi cao của người dân Tây Bắc. (Ảnh: Quỳnh Giao)
Vẻ đẹp kỳ thú của phong cảnh ruộng bậc thang và mây núi Tây Bắc cũng đã tạo nguồn cảm xúc cho không ít văn nghệ sĩ tài danh sáng tác nên những tác phẩm nghệ thuật làm say đắm biết bao người. Không ít du khách châu Âu đã thích thú khám phá không chỉ về vẻ đẹp độc đáo của ruộng bậc thang mà còn muốn tìm hiểu thêm về bí quyết và “nghệ thuật” làm ruộng lúa nước trên vùng núi cao của người dân Tây Bắc. (Ảnh: Quỳnh Giao)
Từ đầu tháng 6 dương lịch, trên khắp nẻo vùng núi cao phía Bắc, đâu đâu cũng thấy hình ảnh thân thuộc của bà con các dân tộc thiểu số xuống ruộng bậc thang gieo cấy lúa mùa chính vụ. Một thiếu nữ miền sơn cước. (Ảnh: Wiki)
Từ đầu tháng 6 dương lịch, trên khắp nẻo vùng núi cao phía Bắc, đâu đâu cũng thấy hình ảnh thân thuộc của bà con các dân tộc thiểu số xuống ruộng bậc thang gieo cấy lúa mùa chính vụ. Một thiếu nữ miền sơn cước. (Ảnh: Wiki)
Chợ phiên Bắc Hà họp vào ngày chủ nhật hằng tuần. Đây là nơi giao lưu, mua bán, trao đổi hàng hóa của đồng bào 14 dân tộc anh em sống ở thị trấn Bắc Hà và các huyện, tỉnh lân cận. Trai thanh gái lịch, ông già bà cả, trẻ con hẹn nhau đi chợ từ lúc trời còn tối, có người đi từ chiều hôm trước. Chợ phiên Bắc Hà mang đậm nét sinh hoạt cộng đồng của người dân tộc vùng cao Tây Bắc, lưu giữ những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo. Nơi đây, những điệu khèn, điệu xòe cùng tiếng hát lãng mạn mà da diết, vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, những con người chất phác mà bí ẩn luôn vẫy gọi du khách. (Ảnh: Nguyễn Xuân Khánh)
Chợ phiên Bắc Hà họp vào ngày chủ nhật hằng tuần. Đây là nơi giao lưu, mua bán, trao đổi hàng hóa của đồng bào 14 dân tộc anh em sống ở thị trấn Bắc Hà và các huyện, tỉnh lân cận. Trai thanh gái lịch, ông già bà cả, trẻ con hẹn nhau đi chợ từ lúc trời còn tối, có người đi từ chiều hôm trước. Chợ phiên Bắc Hà mang đậm nét sinh hoạt cộng đồng của người dân tộc vùng cao Tây Bắc, lưu giữ những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo. Nơi đây, những điệu khèn, điệu xòe cùng tiếng hát lãng mạn mà da diết, vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, những con người chất phác mà bí ẩn luôn vẫy gọi du khách. (Ảnh: Nguyễn Xuân Khánh)
Phụ nữ dân tộc. (Ảnh: Nicolas Cornet, Nguyễn Xuân Khánh)
Phụ nữ dân tộc. (Ảnh: Nicolas Cornet, Nguyễn Xuân Khánh)

Tạp chí Mỹ Travel & Leisure đã so sánh những thửa ruộng tại Sa Pa như là ''những bậc thang dẫn lên trời'' (ladders to the sky). Chính cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời ấy đã góp phần thu hút du khách đến tỉnh lỵ Lào Cai bằng xe lửa, rồi từ đó đi xe hơi đến Sa Pa. Cư dân thiểu số trong vùng người Hmong và ngườI Dao với các loại trang phục nhiều màu sắc cũng được đánh giá là rất hiếu khách, thân tình.
Phụ nữ dân tộc Dao tại Lào Cai(Ảnh : Nicolas Cornet)

Phụ nữ dân tộc Dao tại Lào Cai (Ảnh : Nicolas Cornet)

Phụ nữ Hmong Hoa tại Bắc Hà(Ảnh : Nguyễn Xuân Khánh)

Phụ nữ Hmong Hoa tại Bắc Hà(Ảnh : Nguyễn Xuân Khánh)

Danh sách 7 nơi có ruộng bậc thang kỳ vĩ nhất thế giới được tạp chí du lịch Mỹ nêu tên lẽ dĩ nhiên bao gồm vùng Banaue trên sườn núi Ifugao ở Philippines, đã được Unesco chọn làm di sản thế giới vào năm 1995, hay là vùng Nguyên Dương (Yuanyang) ở Vân Nam từng được Trung Quốc đề nghi đưa vào danh mục Di sản của Unesco vào năm 2008. Bên cạnh đó còn có khu Long Tích (Longji) ở Quế Lâm (Trung Quốc), Mae Rim ở Chieng Mai (Thái Lan), Annapurna (Nepal) và Ubud (Indonesia).

Ruộng bậc thang ở Hà Giang(Ảnh : Nguyễn Xuân Khánh)

Ruộng bậc thang ở Hà Giang (Ảnh : Nguyễn Xuân Khánh)

Tuy nhiên, dù nổi tiếng, nhưng Sa Pa không phải là khu vực duy nhất ở Việt Nam có ruộng bậc thang. Các tỉnh lân cận Lào Cai ở vùng Tây Bắc, vùng Trung Du, thậm chí ở Tây Nguyên cũng có những loại thửa ruộng theo loại hình này. Một số người còn cho rằng Hà Giang chằng hạn cũng có ruộng bậc thang tuyệt mỹ, có điều còn ít được biết đến vì phương tiện giao thông không thuận tiện.
http://www.vnphoto.net/data/p6/sapa6w_2043.jpg
Nhìếp ảnh gia Nguyễn Xuân Khánh tại Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần lên thăm khu vực đồi núi Tây Bắc Việt Nam và đã ghi lại một số hình ảnh về cảnh quan thiên nhiên và cư dân thiểu số ở trong khu vực. Theo anh, ruộng bậc thang vùng Hà Giang cũng đáng được mọi người biết đến.

''Bậc thang dẫn lên trời cao" tại Hà Giang(Ảnh : Nguyễn Xuân Khánh)
''Bậc thang dẫn lên trời cao" tại Hà Giang (Ảnh : Nguyễn Xuân Khánh)
Đây cũng là ý kiến của nhà nghiên cứu Vũ Thế Long tại Hà Nội. Từng tìm hiểu về các hình thức canh tác luá của người Việt Nam, anh Long đã có rất nhiều dịp đi lên các vùng cao.Trả lời câu hỏi của RFI, anh Vũ Thế Long trước hết rất hoan nghênh sự bình chọn của tạp chí Travel&Leisure, nhất là khi hình thức trồng luá trên các thửa ruộng bậc thang thể hiện một sự thích nghi trọn vẹn của con người với thiên nhiên, trong sự tôn trọng và bảo vệ môi trường.

Chợ phiên trên sườn núi tại Bắc Hà(Ảnh : Nguyễn Xuân Khánh)

Chợ phiên trên sườn núi tại Bắc Hà (Ảnh : Nguyễn Xuân Khánh)
Mối lo ngại chính của nhà nghiên cứu Vũ Thế Long là sự phát triển thiếu tổ chức của các tuyến du lịch đến các vùng nói trên có thể tác hại đến việc bảo tồn bẳn sắc văn hoá của địa phương.
Ruộng bậc thang mùa nước đổ
"Có hai mùa tuyệt đẹp để ngắm cảnh kỳ thú của ruộng bậc thang Lào Cai, đó là mùa gieo cấy và mùa lúa chín vàng đẹp như mơ" bạn Ngọc Bằng chia sẻ.
Là vùng tiểu khí hậu á nhiệt đới gió mùa và phải chờ nước mưa đổ xuống (đồng bào thường gọi là mùa nước đổ), nên vào tháng 6-7 hằng năm vùng cao Lào Cai mới vào vụ gieo cấy lúa mùa.
Ruộng bậc thang ở Lào Cai có từ hàng trăm năm nay.
Và đều do những đôi bàn tay tài hoa, cần mẫn của người Dao, người Mông, người Hà Nhì, người Giáy, người Tày, người Xa Phó, người Nùng, người Pa Dí… đời này nối tiếp đời kia kiến tạo nên.
Mỗi vẻ đẹp của ruộng bậc thang ở Tây Bắc là những kiệt tác mỹ thuật do con người làm ra.
Những cánh đồng bậc thang không chỉ là cảnh đẹp thuần tuý mà còn là những bồ thóc không bao giờ vơi của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Đó cũng là kết quả của phương thức canh tác nông nghiệp bền vững từ xa xưa , đồng thời góp phần tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo cho vùng Tây Bắc từ nhiều năm nay.
Đây cũng là những điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế và du khách các tỉnh đồng bằng mỗi khi lên du lịch vùng núi Sapa, Bắc Hà, Bát Xát, Simacai…
Vẻ đẹp của ruộng bậc thang đã tạo ra cảm xúc cho các văn nghệ sĩ sáng tác nên những tác phẩm nghệ thuật làm say đắm hàng triệu người.
Tháng 6, khi những trận mưa đầu mùa làm dịu mát cái nắng hè oi ả, các thửa ruộng bậc thang trên miền đất Mù Cang Chải xa xôi được phủ lên một vẻ đẹp hiếm có.
Kiệt tác của tạo hóa
Cánh nhiếp ảnh nghe phong thanh đến mùa cấy lúa trên vùng rẻo cao, lại vội vã vượt cả chặng đường dài hơn 300km để đến với "xứ Mù" cho kịp những ngày người Mông xuống đồng.
Người dân tộc vùng cao Yên Bái làm ruộng trên những sườn núi cao. Qua xuân, người ta phải chờ trời mưa xuống, khi những thửa ruộng bậc thang ngập nước (người ta vẫn gọi là mùa nước đổ), mới bắt tay vào cấy vụ lúa duy nhất trong năm. Người Thái lập bản dưới vùng thấp, trồng nếp nương trong thung lũng Tú Lệ. Còn người Mông giỏi trèo đèo vượt núi, họ đã biến các sườn núi hiểm trở thành những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Những đôi bàn tay tài hoa, cần mẫn của người Dao, Mông, Hà Nhì, người Giáy, Tày, Xa Phó, Nùng, Pa Dí…đời này nối tiếp đời kia kiến tạo nên những kiệt tác thiên nhiên tuyệt mỹ.

Thông tin thêm

Ruộng bậc thang tại 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình huyện Mù Cang Chải, Yên Bái được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia vào ngày 18.10.2007, một danh thắng có lẽ là đặc biệt và độc đáo bậc nhất của Việt Nam. Trong vòng bán kính trải rộng 20km, các thửa ruộng được xếp đặt giữa hai bên lưng chừng núi, thấp dần xuống tận dòng sông biếc xanh phía dưới.

Bạn có thể chạy xe máy hay đi ô-tô lên với xứ sở của những thửa ruộng bậc thang nổi tiếng này. Các nhà nghỉ tại đây có giá 150.000 đồng/phòng/3 người.


Vùng đất này đẹp nhất trong năm vào dịp tháng 5 và 6, khi những thửa ruộng vào mùa đổ nước và tháng 9 tháng 10 khi một màu vàng của lúa nếp trải dài khắp các thửa ruộng màu mỡ. Đây cũng là hai thời điểm Yên Bái, Sapa và Y Tí – Bát Xát trên mảnh đất Tây Bắc đón đông đảo các đoàn lữ khách ghé thăm và cả những nhiếp ảnh gia thích "đi bụi".
Ngày mùa rộn rã, những cô gái váy áo xúng xính xuống đồng, mừng vui cho một mùa cày cấy mới. Từ sáng sớm, sương còn bảng lảng trong vùng thung lũng, từ khắp các bản làng xa xôi, người Mông đã đeo gùi, vác cuốc, dắt trâu, chở theo những gùi thóc giống lên nương. Mỗi người một tay, đắp đập, ke bờ, rẫy cỏ dại, cày xới những mảnh đất màu mỡ, sửa sang lại hệ thống tưới tiêu, rộn rã tiếng nói tiếng cười, tiếng í ới gọi nhau, tiếng lũ trẻ hò reo, nô nức xuống đồng, cấy lúa. Khi ánh mặt trời đầu tiên le lói tỏa sáng, những đôi chân trần đã theo sau lưng trâu đi cày. Mặt nước lóng lánh phản chiếu màu trời xanh thẳm, những thửa ruộng nâu sẫm, bóng vợ chồng cô gái Mông mặc áo hoa đung đưa, chồng trước vợ sau, tầng tầng dốc những thửa ruộng được vuốt nước lóng lánh. Để rồi vài tháng tới, khi mùa thu sang, khắp những thửa ruộng này lại tuyệt đẹp một màu vàng óng ả.
Thưởng thức đặc sản Tây Bắc
Người ta lên Mù Cang Chải bằng con đường duy nhất là quốc lộ 32. Từ Hà Nội vượt qua đèo Khế để sang đất Yên Bái rồi từ đó cứ theo con đường này qua Nghĩa Lộ mà thẳng đến. Trước khi đến với những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn, hãy dừng chân lại với Tú Lệ, thưởng thức xôi nếp nương với gà đồi thơm phức. Trên đường về, bạn cũng nhớ ghé qua suối Giàng, mua ít chè San Tuyết thơm ngon.
Ở thung lũng Cao Phạ (Yên Bái) - Ảnh: B.Giang
Mùa nước ải và gieo mạ - Ảnh: T.T.N.
Ruộng bậc thang ở La Pán Tẩn (Mù Cang Chải) - Ảnh: T.Ngọc
Bình yên - Ảnh: B.G.
Mù Cang Chải mùa này nước đổ trong khi lúa Tú Lệ hẳn đã xanh trong khi có nơi vẫn còn vương lúa chín... Đây những con đường nắng gắt, mưa dầm, những khúc quanh đầy gió, những pha đổ đèo cắt mặt bạn đồng hành và cảm giác ê mông vì ngồi trên xe gắn máy triền miên. Kia những ly cà phê trong chiều muộn, xoành xoạch tiếng kêu máy chụp hình. Rồi tiếng cãi vã, chọc ghẹo nhau của bạn bè mỗi lúc dừng chân bên vệ đường...
Nỗi nhớ nhè nhẹ cứa vào tim, không hối thúc. Chỉ là thèm cái cảm giác được vô tư lự, không âu lo, quên đi bộn bề nơi phố thị và thu vào tầm mắt những hình ảnh quê hương đẹp tuyệt vời... Thèm được làm dày thêm trong hành trang kỷ niệm những chuyến đi ngọt ngào, phiêu bồng...
Những điểm đến ruộng bậc thang nổi tiếng
* Lào Cai: Sa Pa, Than Uyên, Mường Hoa, Lao Chải, Tả Giàng Phình, Ý Tý, Mường Vi, Mường Hum, A Lù, Dền Sáng, Dền Thàng.
* Yên Bái: Tú Lệ, Cao Phạ, Lìm Mông, các xã thuộc huyện Mù Cang Chải như Púng Luông, Chế Cù Nha, Dế Su Phình, La Pán Tẩn, Hồ Bốn.
* Hà Giang: Xín Mần, Hoàng Su Phì (giáp ranh Lào Cai).
* Thanh Hóa: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.
Chuyện về những “làng gái đẹp”
vietnam_tongngo.jpgNgược xe lên thành phố Bắc Giang, rẽ về hướng Đông Bắc chừng khoảng chưa đầy 100 km, qua xứ sở của vải thiều Lục Ngạn, chúng ta bắt gặp miền sơn cước Tây Yên Tử, cái nôi của những “làng gái đẹp” nổi tiếng từ xa xưa.
Chuyện kể rằng tương truyền từ xa xưa thôn Mậu, xã Thanh Sơn là cái nôi sản sinh ra những người con gái đẹp đến mức họ luôn nằm trong tầm ngắm của những người đi kén các giai nhân từ khắp mọi miền của đất nước về kinh kỳ làm cung tần mua vui cho các vua chúa.
Con gái nơi đây tuổi đời mới chỉ 13, 14 mà đã thuộc loại “phong nhũ, phì đồn” như những thiếu nữ đã đến tuổi trưởng thành. Họ đều có làn da trắng ngọc ngà, đôi mắt đưa tình nghiêng cả trời chiều sơn cước, dáng đi nhẹ nhàng trên đôi gót hồng thoăn thoắt, giọng nói thỏ thẻ vừa đủ nghe, nhưng ấm và vang xa mười ngọn núi, chín dòng khe nên đã lọt vào mắt xanh các quan mối. Đám trai làng cứ mỗi khi nhìn con gái làng mình cắp khăn áo ra đi cùng người lạ chỉ còn biết đứng nhìn tiếc nuối.
Gái thôn Mậu đẹp đến mức cả khu vực này đều truyền tụng nhau truyền thuyết về cái “giếng thần”. Theo các bậc cao niên kể lại rằng, sở dĩ ở thôn Mậu có nhiều người đẹp nghiêng nước nghiêng thành như vậy vì trong làng có một cái giếng, các cô gái chỉ cần múc nước ở đó về tắm là bỗng dưng nước da bình thường cũng trở nên mịn màng, trắng nõn nà và mái tóc đen mướt chảy dài xuống tận khuỷu chân.
Thêm vào đó, môi trường sinh thái và khí hậu ở vùng sơn cước này không quá nóng cũng không quá lạnh, rất hợp với sự phát triển của con gái. Cánh con trai thôn Mậu cũng chẳng vừa. Để không cho những người lạ mặt đến bắt gái làng mình, bọn con trai đã bày mưu, tính kế bằng cách bắt một con chó mực, cắt tiết đổ xuống giếng khiến các cô gái không dám múc nước giếng về tắm rửa và gội đầu nữa. Những tưởng làm như vậy thì thôn Mậu sẽ không còn con gái đẹp và chặn được bọn trai lạ đến đây “đào mỏ”. Thế nhưng, ngay cả khi nước giếng không còn thiêng, con gái thôn Mậu đâu có mất đi vẻ trắng đẹp nguyên sơ.
http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/myImages/15/2006/10/xahoi01/gaidep3.jpgCòn ở thôn Gà, xã Thanh Luận hiện nay vẫn còn một hòn đá có cái tên rất kỳ quặc. Tương truyền rằng hòn đá này thoạt kỳ thủy chỉ là một hòn cuội mồ côi to hơn mức bình thường. Không hiểu vì sao sau một cơn giông vào buổi chiều mùa hạ, một tia sét đánh trúng hòn đá làm nó nứt thành đôi. Giữa khe nứt có một cái lỗ nhỏ, sâu hoắm.
Một lần có người con trai làng bên trước khi vào làng tán con gái thôn Gà, nhưng chưa nghĩ ra cách “tiếp cận đối tượng” đành ngồi nghỉ chân bên hòn đá. Vô tình chàng trai lấy que chọc vào khe nứt đó, bỗng dưng thấy nước trào ra. Anh chàng đứng phắt dậy, quyết định đến thẳng nhà người con gái xinh đẹp nhất làng, mà anh đã từng ao ước bấy lâu nay. Thấy anh là người đẹp trai, khỏe mạnh, lại rất tự tin, cô gái bắt nhời, mặc dù trước đó có không ít những con nhà khá giả, quyền quý xin ngỏ lời đã bị cô từ chối khéo.
thai.jpg Vậy là, từ đó hai người nên duyên vợ chồng. Mọi người hỏi anh bí quyết “tiếp cận đối tượng”, chàng trai chỉ gãi đầu và từ tốn kể lại những gì mà mình đã làm trước khi đến nhà cô gái. Từ đó, dân làng Gà đặt tên cho hòn đá này là “hòn đá đĩ”. Ai muốn tán được con gái làng Gà thì phải thuộc lòng bài học và làm theo cách của chàng trai nọ.

Thôn Mậu cũng như bao làng quê khác ở vùng sơn cước này, chỉ khác là bao trùm lên nơi đây là một sự yên tĩnh đến trầm mặc, không hề nghe tiếng chó sủa, gà gáy. Cả thôn có vài chục nóc nhà của đồng bào dân tộc Dao Thanh Y.
Theo người hướng dẫn, chúng tôi tìm đến nhà bác Trịnh Tiến Hồng, đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Sơn Động. Được biết vợ chồng bác là người chuyên lên rừng hái cây thuốc nam về phơi khô để chữa một số bệnh thông thường như cảm mạo, đau nhức xương, ngứa ngáy, chốc ghẻ... Nghe nói vợ bác còn đem những vị thuốc quý hiếm này xuống tận thành phố Bắc Giang, Hà Nội bán cho các cửa hiệu.
http://farm3.static.flickr.com/2590/3847821512_88b75a2c33.jpgBác Hồng có vóc người vừa phải với đôi mắt sáng quắc, tiếp chúng tôi bằng nụ cười thường trực trên môi. Khi được hỏi đến chuyện chiếc “giếng thần” của thôn Mậu, bác Hồng cho biết: Đấy là một cái giếng có thật, nhưng hiện tại đã bị lấp không ai còn nhớ chính xác nó nằm ở đâu. Đến nay bà con dân làng còn nhớ mang máng hai nơi nghi là chỗ cái giếng thần ngày xưa.
Về chuyện những cô gái đẹp được tuyển mộ đi làm cung tần trước đây là có thật. Có những người xuống tận Hà Nội, vào tận Huế làm việc ở trong cung cấm của nhà vua. Sau một thời gian khi trở về làng, ai nấy đều nói năng từ tốn, cư xử lễ phép với mọi người và luôn biết nhường nhịn. Chính những điều ấy đã giúp cho các thế hệ con cháu sau này học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong cách sống, sinh hoạt với cộng đồng.Bác Trịnh Tiến Hồng còn cho biết thêm, thôn Mậu trước đây còn là nơi “thu dung” các cô gái đẹp, nhân những chuyến theo hầu nhà vua lên vãn cảnh Chùa Đồng trên đỉnh núi Yên Tử. Vì lâu ngày ở trong cung cấm, khi leo cao, gối mỏi chân chồn mà trời đã nhá nhem tối nên đành vào nhà đồng bào xin nghỉ tạm qua đêm. Được tiếp đón chu đáo như những vị khách quý đến thăm nhà, điều mà ở chốn cung đình không bao giờ có được và cảm kích trước tấm lòng của những người dân quê chân thành, mộc mạc, nhiều người đã xin ở lại làm cư dân của làng.




Cũng có những trường hợp một số cung tần mỹ nữ tuy bị thất sủng nơi phòng the, nhưng mỗi khi vua đi vi hành hay vãn cảnh chùa thường được cử đi theo hầu. Nhân dịp này các cô tìm cách trốn luôn. Với dáng vẻ trẻ trung, tính tình nết na thùy mị lại được dạy dỗ chu đáo về cách cư xử nơi thâm cung, giữa chốn sơn thâm cùng cốc này ai mà chả thương. Lâu ngày, các cô mặc nhiên trở thành những cư dân bất đắc dĩ của làng.
http://vanconghung.vnweblogs.com/gallery/1026/Co_gai_Thai_1_.jpgTheo lời một anh cán bộ phòng văn hóa huyện đi theo đoàn chúng tôi, thì thôn Mậu và thôn Gà những năm gần đây vẫn còn có nhiều cô gái tham dự và đã đạt thứ hạng cao trong các cuộc thi người đẹp của huyện Sơn Động và tỉnh Bắc Giang. Trịnh Thị Hương, cháu nội bác Trịnh Tiến Hồng là một trường hợp như vậy. Hiện nay Hương đang theo học năm cuối của Trường đại học Hà Hội, Khoa tiếng Trung. Nghe đâu tới đây cô sẽ về làm dâu đất Hà thành.

Rời thôn Mậu và thôn Gà, những “làng gái đẹp” vào cuối buổi chiều thu đầy nắng, tôi không khỏi chạnh lòng và nghĩ suy về thân phận những mỹ nữ xưa của làng. Nhưng đổi lại thôn Mậu đã trở thành một làng quê nổi tiếng về những thuần phong, mỹ tục. Lòng người hòa thuận, thiên nhiên luôn dang rộng vòng tay đón những ai có tâm huyết với miền sơn cước này, hãy đến đây ngắm cảnh, vãn chùa, cùng chung tay góp phần xua đi cái đói nghèo để con gái làng này đã đẹp càng đẹp hơn, người già có đủ bát cơm dẻo, canh nóng và chăn đắp ấm mỗi khi đông về, con trẻ ngày ngày được cắp sách đến trường.
Những dòng suối của khắp vùng Tây Bắc thường có những cái tên vô cùng thơ mộng, chở đầy khát vọng về cuộc sống ấm no hạnh phúc, về tình yêu trắng trong chung thủy: Suối Tiên, Suối Mơ, Suối Xuân…
http://vanhacyb.files.wordpress.com/2009/03/tam-suoi.jpg?w=447&h=333Không biết có phải từ khi các cô gái Thái khỏa mình trong dòng biếc, những dòng suối già nua trầm mặc chợt nhận ra mình có một trái tim và tâm hồn trẻ trung, để rồi cứ mộng mơ, khao khát một cuộc sống bình dị, yên vui – ước mơ cháy bỏng của bao đời? Để rồi những ai được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của suối nguồn Tây Bắc trong một chiều các cô gái Thái tắm tiên, chợt thấy mình trong sáng hơn, thanh cao hơn, như được hòa mình cùng đất và người của Tây Bắc huyền thoại…

No comments:

Post a Comment