Friday, August 26, 2011

Mỹ Tho - Gò Công - Bến Tre - Vĩnh Long

1. Mỹ Tho
Tôi sinh ra ở Mỹ Tho - một thành phố mà nay thuộc tỉnh Tiền Giang, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Về Việt Nam lần nào, tôi cũng về thăm Mỹ Tho nhưng lần này tôi đi theo tour du lịch. 8 giờ 30, chúng tôi đến thành phố Mỹ Tho, cửa ngõ đầu tiên của miền Tây, thủ phủ của Tiền Giang. Sông Tiền chảy ngang qua thành phố, lững lờ và đỏ lựng phù sa. Một đội thuyền du lịch khoảng mười chiếc chờ trên bến sẵn sàng đưa du khách đi thưởng ngoạn trên sông Tiền. Sông Tiền chia ra bốn nhánh: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và đổ ra 6 cửa biển. Trên sông Mỹ Tho có rất nhiều cù lao, quen gọi là cồn, như cồn Rồng, cồn Phụng, cồn n, cồn Quy, nay được gọi là cồn Thới Sơn 1,2 3, 4. Đó là những địa chỉ mà du khách hướng tới.

DSCN0957 by romanny04.Chùa Vĩnh Tràng
a. Mỹ Tho nằm ở vị trí bờ bắc hạ lưu sông Tiền. Phía đông và bắc giáp huyện Chợ Gạo, phía tây giáp huyện Châu Thành, phía nam giáp sông Tiền và tỉnh Bến Tre.
Diện tích: 49,98 km², dân số: 165.074
người.
Thành phố Mỹ Tho có lịch s
ử hình thành khá sớm và liên tục phát triển cho đến nay. Vào năm 1679, một nhóm khoảng ba ngàn người Minh Hương được Chúa Nguyễn cho định cư vùng đất mới này. Trong nhóm có Dương Ngạn Địch đứng ra lập Mỹ Tho đại phố ở làng Mỹ Chánh, huyện Kiến Hòa. Khu đại phố này kéo dài đến Cầu Vĩ, Gò Cát, tức khu vực xã Mỹ Phong hiện nay. Rất nhiều làng xã mọc lên xung quanh khu vực Mỹ Tho: Thái Trấn lập làng An Hoà (sau đổi là Thạnh Trị), Nguyễn Văn Trước lập làng Điều Hòa - đây chính là nơi tôi đã chào đời.
Vào thế kỷ 17, Mỹ Tho đã trở thành một trong hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ lúc bấy giờ (trung tâm còn lại là Cù lao Phố, Biên Hòa). Sự hưng thịnh của phố chợ Mỹ Tho cho thấy nền sản xuất nông - ngư nghiệp và kinh tếng hóa địa phương ở thời điểm đó đã có những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là đối với ngành thương mại.
Năm 1772, Mỹ Tho thuộc đạo Trường Đồn, đến năm 1779 đạo Trường Đồn được nâng lên thành dinh Tr
ường Đồn. Năm 1781, dinh Trường đồn lại đổi tên thành dinh Trấn Định. Đến năm Nhâm Tý (1792) Mỹ Tho trở thành trung tâm kinh tế thương mại sầm uất, Chúa Nguyễn cho dời lỵ sở dinh Trấn Định về chợ Mỹ Tho thuộc thôn Mỹ Chánh (khu vực Chợ Cũ thuộc phường 2, 3 và 8 ngày nay) và cũng tại đây chúa Nguyễn đã cho xây dựng thành Trấn Định. Thành được xây theo đồ họa kiến trúc của ông Trần Văn Học.
Năm 1826, vua Minh Mạng lại ch
o dời lỵ sở trấn Định Tường sang phía tây sông Bảo Định thuộc hai thôn Điều Hòa và Bình Tạo của huyện Kiến Hưng (nay thuộc các phường 1, 4 và 7), phủ Kiến An, tỉnh Định Tường. Cũng trong năm này, ông Dương Tấn Tuyên lập một ngôi chợ bên cạnh thành mới tại khu vực chợ Mỹ Tho ngày nay.
Mỹ Tho luôn luôn là trị sở, tỉnh lị tỉnh Định Tường và đến năm 1900 trở thành tỉnh ly. của tỉnh Mỹ Tho khi tỉnh này được thành lập.
Mỹ Tho từng
có đường xe lửa nối với Sài Gòn dài 71 km, khánh thành ngày 20 tháng 7m 1885, bị phá hỏng thời chống Pháp.
Năm 1956, Chính quyền Việt Nam Cộng hò
a lập lại tỉnh Định Tường, giải thể thị xã Mỹ Tho, nhập địa bàn vào xã Điều Hòa. Ngày 30 tháng 9 năm 1970, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cải biến xã Điều Hòa thành thị xã Mỹ Tho, đến ngày 10 tháng 6 năm 1971, chia địa bàn thành 6 khu phố.
Cuối năm 19
76, thị xã Mỹ Tho được Việt Cộng nâng lên thành thành phố Mỹ Tho, trực thuộc Khu 8. Từ năm 1976 đến 2005, Mỹ Tho được công nhận là thành phố cấp 3 và từ 2005 là đô thị loại 2.
Mỹ Tho
là trọng điểm kinh tế của tỉnh Tiền Giang. Nông lâm - Thủy sản chiếm 19,6%, Công nghiệp - xây dựng chiếm 31,4%, Thương mại - dịch vụ chiếm 49%.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2003 là 10.060.000 đồng
c ngành kinh tế chủ yếu, các doanh nghiệp lớn của tỉnh đều tập trung ở Mỹ Tho, với hàng chục xí nghiệp công nghiệp, trên 1.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp và hàng trăm đơn vị sản xuất kinh doanh tổng hợp xuất nhập khẩu khác với nhiều hình thức: công ty quốc doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Mặc dù đã trải qua bao thăng trầm lịch sử nhưng hơn 300 năm qua vẫn không ngừng phát triển, Mỹ Tho luôn giữ vai trò chợ đầu mối, điều phối hàng hóa cho các nơi trong tỉnh và khu vực. Sở dĩ Mỹ Tho có vai trò tích cực là do nằm ở vị trí khá thuận lợi: cạnh thành phố Saigon, cửa ngõ về miền Tây Nam bộ, tiện đường bộ, giáp sông Cửu Long, gần biển Đông ... đây là yếu tố quyết định cho sự phát triển của thành phố Mỹ Tho trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.
Riêng khu công nghiệp Mỹ Tho có diện tích 80 ha, đã lấp kín được 40 ha, có gần 10 công ty, xí nghiệp lớn có vốn nước ngoài hoặc liên doanh như: công ty bia Foster, công ty thức ăn gia súc CP, xí nghiệp chế biến các mặt hàng thủy sản, các công ty, xí nghiệp may mặc ...Mekong ChanelMỹ Tho phát triển hình thức du lịch sinh thái gắn liền với hai khu di tích văn hóa cấp quốc gia là Chùa Vĩnh Tràng và Chùa Bửu Lâm, hàng năm thu hút khoảng 350 ngàn khách tham quan du lịch (có gần 100 ngàn khách nước ngoài).
Mỹ Tho là 1 giáo phận Thiên Chúa Giáo lớn ở miền tây Nam Việt. 27/11/1960: Giáo Phận Chính tòa Mỹ Tho được thiết lập, có Nhà Thờ Chính Tòa Mỹ Tho (32 Hùng Vương, P. 7, Thành Phố Mỹ Tho) với nhiều tín đồ và nhiêu nhà thờ khắp tỉnh; bên cạnh đó là đạo Tin Lành, Cao Ðài, Hòa Hảo...
Về vận tải đường bộ với năng lực vận chuyển 2.840.245 lượt hành khách/năm và 306.439 tấn hàng hóa/năm, vận tải đường sông với năng lực vận chuyển 1.581.125 lượt hành khách/năm và 1.023.600 tấn hàng hóa/ năm, có cảng đường sông với lưuợng vận chuyển hàng năm 300.000 tấn hàng hóa sẽ nâng lên 500.000 tấn/năm vào năm 2010, có cảng cá phục vụ cho khoảng 1.500 tàu thuyền đánh bắt của tỉnh nhà cũng như các tỉnh miền Trung, miền Đông Nam bộ với đầy đủ dịch vụ hậu cần nghề cá. Nghe nói, trong tương lai không xa, Mỹ Tho sẽ có cả đường sắt nối liền với Saigon và hòa nhập với tuyến đường sắt Bắc - Nam nhằm giải quyết nhu cầu vận chuyển cho khu vực. Ngoài ra, do ở gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho Mỹ Tho giao lưu kinh tế - văn hóa với bên ngoài.Trên lĩnh vực giáo dục, thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học theo chuẩn quốc gia từ năm 1992. Đến nay, thành phố cũng đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về giáo dục trung học cơ sở theo chuẩn mới. Nguyễn Ðình Chiểu, Lê Ngọc Hân là 2 trường Trung Học lớn và lâu đời nhất Mỹ Tho. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho được coi là một trường trung học có mặt sớm nhất trên mảnh đất đồng bằng sông Cửu Long (thành lập năm 1879 dưới thời Pháp thuộc, cách đây 128 năm) và là nơi đào tạo khá nhiều nhân tài cho miền Nam. Vào sáng Chủ Nhựt, 26 tháng 8 năm 2007,tại nhà hàng Grand Garden (Westminster, CA) đã có cuộc họp mặt khoảng 500 người giữa thầy và cựu học sinh của hai trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu và Lê Ngọc Hân để kỷ niệm 50 năm thành lập trường Nữ Trung Học Lê Ngọc Hân Mỹ Tho (26/08/1957-26/08/2007).
Sau 75, với sự liên kết với ĐẠI HỌC CẦN THƠ, Mỹ Tho có thêm CÐSP Tiền Giang(119 Ấp Bắc, P.5), Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Tiền Giang (7 Hùng Vương). Năm 2006, trường Đại học Tiền Giang khai giảng năm học đầ
u tiên với 1780 sinh viên theo học chính quy ở 38 ngành nghề, trong đó có 370 sinh viên hệ Đại học(Sư phạm) , 750 sinh viên hệ cao đẳng và 560 sinh viên hệ trung cấp. Thạc sĩ Ngô Tấn Lực - Quyền hiệu trưởng cho biết trường Đại học Tiền Giang sẽ tổ chức đào tạo theo hình thức liên thông, áp dụng hình thức giảng dạy theo phương pháp tín chỉ.
Mỹ Tho
đã hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể về kinh tế - xã hội và quy hoạch (điều chỉnh) chung về xây dựng đến năm 2020 và hiện đang tiến hành quy hoạch chi tiết cho các ngành, lĩnh vực khác. Đây là cơ sở cho việc định hướng phát triển thành phố nhằm giúp cho Mỹ Tho giữ được vai trò trung tâm của tỉnh Tiền Giang và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay. Thành phố đang tập trung chỉnh trang đô thị và đẩy nhanh quá trình đổi mới bộ mặt nông thôn ở các xã ven. Mỹ Tho hôm nay cũng “lây” vài căn bệnh phổ biến của Sàigòn như sex (mại dâm, ăn chơi phóng túng...), tham nhũng, “trưởng giả học làm sang”..., chủ yếu là do Việt kiều và khách nước ngoài (phần lớn là bọn Tàu Đài Loan, Hong Kong, Singapore và Đại Hàn) tạo ra nhưng không quá “lộng“ như Sàigòn. Mỹ Tho cũng đón tiếp khá nhiều thương nhân ngoại quốc, chủ yếu là khai thác & chế biến nông - thủy sản, thực phẩm và nước giải khát. Khu mé sông vẫn tấp nập hàng quán nhưng sao tôi vẫn thấy thiếu vắng không khí vui vẻ, hào hứng của thưở nào. Vườn hoa Lạc Hồng có trồng thêm cây cảnh, sửa sang chút đỉnh nhưng có vẻ bát nháo, hỗn độn, dù về đêm vẫn còn mấy xe bán mía ghim đốt đèn khí đá, vẫn còn nghe tiếng rao hàng lảnh lót thân quen.
Mỹ Tho khá nhiều di tích lịch sử:
- Óc eo Gò Thành ở ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ gạo - Khu di tích văn hóa Óc Eo có niên đại từ đầu thế kỷ 1 đến thế kỷ IV sau công nguyên. Đã khai quật 3 lần và tìm thấy các pho tượng quí : Vinus, Negasa, Nam Thần cùng nhiều hiện vật bằng vàng, đồng và gốm. Đây là một di tích đặc biệt quan trọng, có giá trị trong khảo cổ và nghiên cứu văn minh miệt vườn & miền sông nước.
- Mộ Thủ Khoa Huân ở ấp Hoà Quới, xã Hoà Tịnh, huyện Chợ Gạo - Thủ Khoa Huân tên thật là Nguyễn Hữu Huân, sinh năm 1830 tại xã Mỹ Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, thuở bé rất thông minh và học giỏi. Ông đậu thủ khoa trong cuộc thi Hương năm 1852 dưới triều Tự Đức. Khi thực dân Pháp lộ rõ âm mưu xâm lược nước ta, ông từ quan, liên kết các sĩ phu yêu nước, chiêu mộ nghĩa binh đứng lên chống giặc. Trong 15 năm hoạt động, 3 lần bị giặc bắt, ông đã nêu tấm gương sáng về lòng yêu nước và khí phách anh hùng, chúng đày ông đến đảo Réunion - một hòn đảo Đông Nam châu Phi, nhưng ông vẫn không nhụt chí. Ra tù, ông cùng các sĩ phu yêu nước tổ chức lực lượng, đánh địch nhiều nơi. Khi bị bắt, giặc đem tước lộc ra mua chuộc, nhưng không lay chuyển được ông. Cuối cùng, chúng xử trảm ông tại quê nhà. Trước lúc chết, ông vẫn ung dung đọc thơ, tỏ khí phách của một bậc hiền tài yêu nước. Mộ và đền thờ Thủ Khoa Huân đặt tại xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Tượng đài ông được dựng tại trung tâm Thành phố Mỹ Tho.
- Lăng Tứ Kiệt ở Thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, Tiền Giang - Lăng Tứ Kiệt là tên gọi bao gồm Mộ và đền thờ bốn vị tiền bối yêu nước Long - Rộng - Thận - Đước dã lãnh đạo nhân dân và nghĩa quân đứng lên chống thực dân Pháp vào những thập niên cuối của thế kỷ 19 ở vùng Cai Lậy, Cái Bè
- Đình Long Hưng: Là nơi đặt chỉ huy sở của tỉnh Mỹ Tho trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23/11/1940. Đình còn là
trụ sở cách mạng của tỉnh . Nơi lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên xuất hiện (23/11/1940 ), sau này trở thành cờ tổ quốc.
- Chùa Bửu Lâm ở phường 3, thành phố Mỹ Tho - Chùa Bửu Lâm là một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu nhất thế kỷ 19 ở đồng bằng sông Cửu Long. Chùa Bửu Lâm là một ngôi chùa độc đáo của người Việt ở Nam Bộ. Chùa cũng là nơi hoạt động của nhiều nhà yêu nước nổi tiếng.
Di tích nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia - chùa Vĩnh Tràng
- Chùa Vĩnh Tràng: ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho - Chùa Vĩnh Tràng thuộc xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, trên khuôn viên rộng hơn 2.000m2 có nhiều cây xanh, cảnh đẹp. Đây là ngôi chùa lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Chùa xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ XIX. Năm 1849 được nâng cấp thành ngôi chùa lớn và đặt tên là Vĩnh Tràng. Chùa mang dáng vẻ kiến trúc châu Á pha lẫn châu Âu. Sự kết hợp hài hòa hai phong cách kiến trúc Á- Âu đã tạo nên vẽ đẹp lộng lẫy mà thanh thoát nơi cửa Phật bởi những hàng đá hoa rực rỡ, với những bộ cột, những bức hoành được chạm khắc công phu…Tất cả phản ánh tinh hoa nghệ thuật điêu khắc Việt Nam 100 năm trước. Trong chùa có nhiều pho tượng quý ( 60 pho tượng bằng gỗ quý), đặt biệt bộ tượng Tập Bát La Hán được tạc vào năm 1907 là một thành tựu của nghệ thuật điêu khắc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là 1 trong nhiều ngôi chùa do Hòa thượng Thích Chánh Hậu, thế danh là Trà Xuân Tồn, gốc người Minh Hương, sinh năm Nhâm Tý (1852) tại làng Điều Hòa, tỉnh Định Tường, nay thuộc tỉnh Tiền Giang xây dựng. Theo tài liệu, năm Ất Mùi (1895), Ngài cho xây lại chùa Vĩnh Tràng. Năm Kỷ Hợi (1889), Ngài trùng tu chùa Sắc Tứ Linh Thứu ở Xoài Hột - ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang. Năm Bính Tuất (1886), ngài trụ trì chùa Phước Hưng (Sa Đéc).
2008-02 River line
Con thuyền chở chúng tôi lướt trên mặt nước sông Tiền đi về phía Cồn Phụng. Theo tay anh tour guide chỉ, tôi nhìn về phía trái, nơi có một "hòn đảo" ngút xanh và vô số thuyền bè neo đậu. Đó là cù lao Rồng. Cù lao Rồng được bồi đắp từ khoảng năm 1872(?), sau đó thuộc quyền sở hữu của Đốc phủ Mầu, một địa chủ khét tiếng ở Mỹ Tho trước đây. Trước 75, người ta đã lập một "trại cùi" trên cù lao Rồng để cách ly bệnh nhân mắc bệnh phong. Năm 1941, "trại cùi" được dời ra Quy Hòa (Quy Nhơn), cù lao Rồng bắt đầu đón những cư dân lành lặn đầu tiên đến sinh sống và đây trở thành một vùng đất trù phú, đầy hoa thơm trái ngọt, thuyền bè vào ra tấp nập. Giữa một vùng sông nước mênh mang, cù lao Rồng là một trong những hòn ngọc xanh nằm ngay hành lang thủy lộ của những chiếc phà nối liền hai tỉnh Tiền Giang - Bến Tre, đêm ngày xuôi ngược.
Chúng tôi không ghé cù lao Rồng mà cập thẳng vào cù lao Phụng để thăm "Nam quốc Phật tự" của ông tổ Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam. So với cù lao Rồng, cồn Phụng nhỏ hơn nhưng lại được biết đến nhiều hơn bởi nơi này có di tích của Đạo Dừa. Theo lời thuyết minh của anh hướng dẫn viên, đây là một tôn giáo do Nguyễn Thành Nam sáng lập năm 1963. Sinh thời, Nguyễn Thành Nam (sinh năm 1909) được gia đình cho qua Pháp du học tự túc. Sau khi về nước, Nguyễn Thành Nam tu luyện 10 năm ở Thất Sơn (An Giang). Đến năm 1963 thì tới miệt Mỹ Tho, leo lên cồn Phụng, xây "Nam quốc Phật tự" và sáng lập ra Đạo Dừa. Đạo Dừa chủ trương chuyên ăn cùi dừa và uống nước dừa để tồn tại và hành đạo. Đó là một sự kết hợp của Phật giáo, Thiên Chúa giáo, rồi Cao Đài... Lúc đông nhất có đến 3.600 tín đồ. Nguyễn Thành Nam còn dụng chữ Dừa theo biến âm của phương ngữ Nam Bộ nghĩa là Vừa (ví như: Cầu, Dừa, Đủ, Xoài - tức là Cầu vừa đủ xài) để cho rằng tôn giáo do ông ta sáng lập sẽ làm vừa lòng tất cả mọi người. Ông ta cho dựng trên cồn Phụng một ngôi chùa, kết hợp nhiều trường phái kiến trúc khác nhau. Trước chùa cho đúc Cửu đỉnh bằng ximăng gắn sành sứ (thực ra chỉ có một đỉnh mà thôi), một sân chầu với những hàng cột vẽ rồng sặc sỡ. Cuối sân có một động nhỏ, nơi Nguyễn Thành Nam đến giảng kinh. Sau động là một tòa sen nằm trong lồng cầu và hai cột xi măng tượng trưng cho Sài Gòn và Hà Nội.
Rời cồn Phụng, chúng tôi lại xuống thuyền đi thăm cồn Lân và ăn trái cây. Thuyền cập vào một bến nhỏ, anh hướng dẫn viên đưa chúng tôi len lỏi qua những khu vườn mướt xanh với đủ loại cây: sapoche, nhãn, chuối, sầu riêng... Khác với những ngôi nhà vườn nổi tiếng ở Huế, thường là nhà vườn văn hóa, vườn ở đây là vườn kinh tế. Người dân Nam Bộ gắn bó cả đời mình với sông nước, vườn cây cũng vậy, nước sông theo các con rạch nhỏ chảy vào từng khu vườn, từng gốc cây. Người ta trồng cây theo hàng như những ô trên bàn cờ, dưới các hàng cây là hệ thống mương rạch rộng độ 5m, lan tỏa khắp vườn. Lúc triều lên nước sông chảy vào vườn khiến du khách có cảm giác cá nhảy lên cả vườn cây. Lúc triều xuống, nước lại đổ ra sông, lòng mương chỉ còn xâm xấp nước và một màu phù sa đỏ quánh. Cũng nhờ lớp phù sa này mà cây trái nơi đây quanh năm cho trái ngọt. Chúng tôi được mời đến một khu vườn do công ty du lịch Tiền Giang bỏ vốn đầu tư nâng cấp. Nhiều khách nước ngoài đang ngồi ăn trái cây ở đó. Mùa nào, thức nấy nhưng thông thường chủ vườn sẽ mời khách ăn 6 loại trái cây: thơm, chuối, thanh long, sapôchê, chôm chôm, nhãn. Khách ăn không hết, chủ vườn bỏ vào trong túi, trao lại cho khách với lời cám ơn và câu chào: "see you again" rất ngọt ngào. Chúng tôi được mời ăn trưa trên một cù lao khác cách cồn Lân khoảng 20 phút đi thuyền, cồn Thới Sơn 1. Nơi đây có một garden – restaurant rất đẹp. Song cái hấp dẫn tôi nhất lại không ở kết cấu của cái nhà hàng "thập nhị giác" này mà ở món cá tai tượng chiên xù và những bộ đồ bà ba trắng, đen của các cô phục vụ. Tiếp viên của nhà hàng mặc đồng phục bà ba trắng, quần lụa đen nhẹ nhàng đi giữa các hàng ghế, lúc thêm chút mắm, khi gắp ngọn rau nhút đặc sản vào bát du khách, lúc lại lúng liếng cười duyên khiến thực khách chưa ăn đã thấy ngon.Từ cù lao Thới Sơn 1, chúng tôi lại được dẫn đi ngang những vườn mãng cầu, băng qua mấy chiếc cầu khỉ để xuống bến đò. Dân địa phương gọi là đò chèo, để đưa du khách đi dạo trong rừng dừa nước. Bốn người một xuồng do hai người chèo, luồn lách qua những rặng dừa nước để ra sông Tiền, nơi có thuyền lớn đang đợi sẵn. Tôi hỏi người chủ thuyền về biểu giá của thú vui này. Người chủ thuyền ấy cho biết mỗi lần chở được công ty du lịch trả 10.000 VND. Ngày nào đắt nhất thì được 3 - 4 chuyến. Có ngày không có chuyến nào. Ăn trưa muộn nên chúng tôi xuống xuồng trễ. Đến giờ nước rút, dòng kênh đang lớn bỗng nhỏ dần. Và một sự cố đã xảy ra - kẹt xuồng. Ở Sài Gòn phải chứng kiến cảnh kẹt xe, kẹt cầu thường xuyên tôi đã ngán đến tận cổ. Nào ngờ về Tiền Giang lại mắc cảnh kẹt xuồng. Một lần nữa, lại được chứng kiến hết sự vất vả của những người chèo xuống khi họ cố kiếm cho được vài chục ngàn để mưu sinh. Họ phải lội xuống nước, phạt bớt những cành dừa nước để đẩy xuồng vượt qua chỗ cạn. Vậy nhưng trên gương mặt họ không hề có sự bực bội hay giận dữ, chỉ một nét tươi vui và những giọt mồ hôi lấp lánh. Ở cuối con rạch, chiếc du thuyền chờ sẵn và họ lại nồng hậu chia tay khi chúng tôi lên thuyền với lời cảm ơn ở đầu miệng, bởi lẽ họ nghĩ rằng chúng tôi đã đem tới cho họ nguồn sống mà không hề biết rằng chính họ đã cho chúng tôi một chuyến đi kỳ thú vô cùng.Đến 5 giờ 30 chiều, chúng tôi cập bến sau gần 10 tiếng đồng hồ bồng bềnh trên sông nước Cửu Long. Hoàng hôn ném xuống dòng sông những vệt nắng đỏ rực. Bên kia sông, nhà máy bia BGI đã lên đèn. Người lái đò sinh hứng hò tặng du khách một câu hò... cải biên độc đáo: "Gió mùa thu, mẹ ru con ngủ. Ầu ơ... Con ngủ rồi, mẹ ngủ... với ba con" Một quãng sông dậy lên tiếng cười khi lời ca đột ngột kết thúc, cuốn theo con sóng cứ lan xa...
Nhà ông bà 7 của tôi ở trên đường Lê Lợi, ngay trước mặt Tòa Án, với hàng cây me dốt xanh um. Con đường có lá me bay này cũng là con đường tình của những đôi tình nhân trẻ một thời, nay có thêm khá nhiều phố lầu trông cũng khang trang hơn. Thả bộ từ nhà ngoại ra nhà lồng chợ cũ, tôi cố tìm lại nhà bảo sanh Trần Công (Điều Hòa) - nơi tôi đã chào đời; đi ngang qua chợ Mỹ Tho vẫn bày bán tùm lum trên lề, dưới lòng đường như dạo nào... Chợ Mỹ Tho mới (Bình Hòa) trông sạch sẽ hơn nhưng xem chừng buôn bán không mấy đ ông vui, sầm uất như chợ cũ (có lẽ do thói quen của bà con?). Chợ cũ đang xây lại ở ven mé sông. Tôi muốn ăn lại những món ăn, những trái cây quen thuộc của Mỹ Tho mà ở Mỹ không thể nào có, ví dụ như trái mận, trái xơ - ri, xoài cát, thanh long, chuối khô, hay một ly hột é với nước đá bào... Khu mé sông, từ cầu Quay ra vườn hoa Lạc Hồng, đã thành công viên với tượng của ông Thủ Khoa Huân. Gần đó, vẫn tấp nập nhà hàng, quán ăn dành cho du khách nước ngoài nhưng sao tôi vẫn thấy thiếu vắng không khí vui vẻ, hào hứng của thưở nào. Nhà máy nước với 2 tháp nước cổ xưa. Đối diện là Dinh Tỉnh Trưởng vẫn như xưa. Tòa Hành Chánh Tỉnh bây giờ ây mới lại to đẹp hơn. Bến phà Rạch Miễu vẫn tấp nập bà con lên xuống đi về Bến Tre. Xa hơn là công trình xây dựng cầu dây văng Rạch Miễu đang dang dở - đây là một trong những chiếc cầu mà tôi mơ ước sớm hòan thành để mở mang giao thông, giúp bà con đi lại và buôn bán thuận tiện hơn.Cầu Rạch Miễu nhìn từ giữa sôngTháp treoCầu - Rạch Miễu (03-2008) - BridgeHoàng Hôn bên cầu Rạch MiểuCầu dẫn từ cù lao Thới Sơn sang cồn PhụngCầu dẫn phìa Bến TreCầu dẫn phìa Bến Tre
Khu ngã 3 Trung Lương bây giờ coi bộ nhỏ hẹp hơn. Gần đó là khu Mékong center - một trạm dừng chân của các xe du lịch, với 1 nhà hàng ăn mà các cô cậu tiếp viên mặc áo dài hay bà ba Nam Bộ rất xinh xắn, lịch sự, do chính chủ nhân (chị Thủy – một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng ở Saigon, “Miss Áo Dài”), 1 cửa hàng mỹ nghệ và đặc biệt nhất là những căn nhà giữa vườn cây, ven sông rạch, bên chiếc cầu… với xe ngựa, ghe xuồng, ao cá… trong khung cảnh rất tiêu biểu của làng quê Nam Bộ mà vẫn sang trọng, sạch sẽ, lịch sự, không thua gì Chinese hay Japanese landscape hay architecture.
Mỹ Tho còn có những điểm du lịch khác như:
- Khu du lịch Thới Sơn: Từ thành phố Mỹ Tho, chỉ cần 45 phút trên sông , du khách đã có thể đến một cù lao rộng 1.100ha mang tên Thới Sơn. Khách đến Thới Sơn có thể xuống đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước, thủy liễu ven sông luôn nghiêng mình đón chào. Hay tản bộ dưới những tán cây xanh um, mát rượi, tự tay hái trái ngon, thưởng thức món ăn đậm đà chất Nam bộ và ngắm một đêm Thới Sơn thanh bình, huyền diệu với trăng sao soi mình trên sóng nước lung linh.
- Khu du lịch biển Tân Thành: Từ thành phố Mỹ Tho đi thêm 50km theo quốc lộ
50, du khách sẽ đến biển . Khu du lịch biển Tân Thành, thuộc huyện Gò Công Đông. Nơi đây có bãi cát dài 7km, nhìn ra biển là khu du lịch Cồn Ngang cách bờ khoảng 1 giờ đi đò máy. Cồn Ngang có hình vòng cung với hai đầu là hai bãi cát lớn, hiện đang được đầu tư trở thành khu du lịch với nhiều dịch vụ: nghỉ biển, tắm nắng, thể thao trên nước,...Trại rắn Đồng Tâm Cách Mỹ Tho 12km là trại rắn Đồng Tâm - một trung tâm nuôi rắn lấy nọc xuất khẩu, kết hợp trồng nhiều loại cây dược liệu và nghiên cứu điều trị rắn cắn cho nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, nơi đây còn là một khu vườn thật đẹp - tổ ấm cho đủ các loại chim và động vật quý tại Nam bộ.Vùng Đồng Tháp Mười Nông trường khóm Tân Lập ở vùng Đồng Tháp Mười chính là thành quả lao động của những người nông dân cần mẫn trên mãnh đất chua phèn. Đến đây, du khách sẽ được hưởng hương vị đậm đà của sản vật Đồng Tháp Mười, thấy cảnh hoang sơ của những cánh rừng - địa danh đã đi vào lịch sử Việt Nam qua bao cuộc đấu tranh giữ nước.
- Trại rắn Đồng Tâm là trung tâm nuôi rắn xuất khẩu , kết hợp trồng dược liệu và nghiên cứu điều trị rắn cắn. Tiền thân là Xí nghiệp 408/ Quân khu 9, người sáng lập nó là một thầy rắn hổ nổi tiếng ở miền Tây Nam bộ: Đại tá, bác sĩ quân y Trần Văn Dược. Trại rắn Đồng Tâm nằm ngay căn cứ Ðồng Tâm cũ của Bộ Tư Lệnh sư đoàn 7 BB và Khu chiến Tiền Giang với danh tướng Nguyễn Khoa Nam. Trước cổng trại rắn Đồng Tâm là một trung tâm cấp cứu và điều trị các bệnh do rắn độc, đến năm 1988 được nâng cấp. Từ năm 2001 đến nay, trại rắn Đồng Tâm kết hợp với viện Pasteur Nha Trang nghiên cứu thành công việc dùng nọc rắn hổ với máu ngựa để bào chế ra loại vacxin tiêm trực tiếp vào mạch máu của bệnh nhân. Kết quả này đã giảm tối đa tỷ lệ tử vong.Bến đò Tân Long
Mỹ Tho còn có nhiều điểm du lịch khác như:
- Khu Ấp Bắc bia tưởng niệm và mộ ba chiến sĩ gang thép, xem trưng bày các hiện vật tại nhà truyền thống uỷ ban xã Tân Phú, Rạch Gầm Xoài Mút (nơi vua Quang Trung Nguyễn Huệ đánh bại hai vạn quân xâm lược Xiêm, một chiến thắng lừng lẫy trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc),Bảo tàng Tiền Giang,v.v...
Ngoài ra có thể đón
tàu ở bến Lạc Hồng để tham quan các cù lao theo kiểu "du lịch sinh thái" trên miền sông nước, ăn trái cây, thăm trại làm mật ong, nghe hát cải lương... Lúc đầu rất ăn khách, nhất là dân Tây Balô nhưng suốt 10 năm qua, hình thức khai thác du lịch này trở nên nhàm chán vì nội dung lẫn hình thức chẳng chịu "đổi mới", tour guide cũng không giỏi ngoại ngữ để "thuyết minh" đầy đủ hơn về văn hóa, lịch sử, ẩm thực... Hiện nay có nhiều tour du lịch từ thành phố Saigon tới Mỹ Tho, giá 6-7 USD nhưng vẫn ...ế khách.
Cầu - Quay - Bridge
Tôi chỉ ở lại Mỹ Tho trong 2 ngày ngắn ngủi nhưng dưới góc nhìn của một chuyên viên quy hoạch thành phố, tôi cảm thấy Mỹ Tho có rất nhiều việc cần thay đổi (chủ yếu là các tiện ích công cộng, cơ sở vật chất cần tu bổ và xây thêm) cũng như có những cái quý giá cần giữ lại (cần lưu ý yếu tố lịch sử, môi sinh và cảnh quan trong khi xây dựng và phát triển thành phố). Dù sao, tôi vẫn nợ Mỹ Tho, nơi mà tôi đã sinh ra và vẫn có ít nhiều những kỷ niệm khó quên.
b. Cái Bè là quê ngoại của tôi và là một huyện nằm phía tây tỉnh Tiền Giang, huyện lỵ là thị trấn Cái Bè. Nhà của ông 9 trong Ðông Hòa Hiệp bây giờ được Nhật trùng tu lại và trở thành một điểm tham quan của du khách nước ngoài. Cầu sắt không còn nữa mà bây giờ là cầu bêtông. Lò gạch của cậu 9 cũng không còn. Từ quốc lộ vô thị trấn bây giờ nhà cửa, hàng quán mọc lên san sát.
My Tho
Huyện Cái Bè có diện tích 41.000 ha, dân số 280.000 người, bao gồm 23 xã và một thị trấn. Kinh tế chủ đạo là kinh tế vườn với nhiều vườn trái cây lớn đa dạng về các loại trái cây trong đó nổi bật là Bưởi Long Cổ Cò, xoài cát Hoà Lộc... Huyện có trung tâm trái cây quốc gia đặt tại xà Hoà Khánh của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn đầu tư xây dựng, bên cạnh một số chợ trái cây lớn như An Hữu, Cái Bè, Mỹ Đức Tây...
Huyện Cái Bè được biết đến với chợ nổi Cái Bè đặc trưng cho văn hoá sông nước Miền Tây. Chợ nổi Cái Bè bây giờ là 1 trong những điểm tham quan miền Tây. Chợ nổi Cái Bè xuất hiện trong sự hình thành một thị trấn nhỏ bên dòng sông Tiền lộng gió. Đến vàm Cái bè, trên một khúc sông rộng, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy cảnh buôn bán tấp nập. Bên này là chợ Cái Bè. Nhà ông ngoại tôi bây giở cũ kỹ lắm rồi. Vì ngay giữa chợ, ngó ra sông nên dì tôi buôn bán cũng khá hơn. Hàng ngày, có khoảng 400 đến 500 thuyền đầy ắp các loại trái cây neo dọc hai bên sông chờ thương lái đến cất hàng. Ghe xuồng như mắc cửi, tiếng nói cười rộn rã, huyên náo - cái huyên náo không dễ lẫn mà chỉ riêng miền sông nước Cửu Long mới có, mang một nét quyến rũ đặc biệt. Bên kia sông có lò làm kẹo dừa, bánh phồng, cốm... nên bây giờ là khu du lịch sinh thái nhưng qua đó coi thì tôi cũng thấy ...lèo tèo vài nhà làm nghề "truyền thống" này, vài sạp bán èo uột chứ chẳng có gì là khá ! Người dân không biết ngoại ngữ nên chỉ trông cậy vào mấy cô cậu tour guide lỏm bỏm vài câu cho Tây balô đến coi và ăn thử chơi cho biết chứ chẳng mấy ai mua. Vùng này trước 75 không an ninh nên ít ai dám vô đây chơi. Qua miệt cù lao, khách sẽ tham quan vườn hoa kiểng, vườn trái cây, vào nhà nông dân thưởng thức trái cây, trà hoặc rượu pha mật ong, nghe đờn ca tài tử Nam Bộ nhưng hình thức du lịch này bây giờ xưa rồi. Du khách nước ngoài được rủ đi tát đìa tát mương bắt cá, đầu tóc quần áo ướt nhem, mặt mũi lấm lem bùn sình vậy mà ...vui !
Nằm về phía hữu ngạn chợ nổi Cái Bè là cù lao Tân Phong, xưa là Cồn Cù, thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ, được hợp thành bởi 6 hòn đảo xinh xắn có tổng diện tích 2.430ha. Tân Phong như hòn ngọc xanh giữa dòng sông Tiền trĩu nặng phù sa, nổi tiếng với những vườn chôm chôm quả to và ngọt. Đây còn là hình ảnh thu nhỏ của miền Tây Nam bộ hấp dẫn du khách đến với văn minh miệt vườn. Tham quan làng nghề thủ công truyền thống của địa phương: lò cốm, lò bánh tráng, lò kẹo dừa. Xuống ghe đến cù lao An Bình, tham quan và vui chơi tại khu du lịch trang trại Vinh Sang với các trò chơi thú vị như cỡi đà điểu, tắm sông , câu cá ven sông. Cái Bè là bờ phía Bắc của cây cầu Mỹ Thuận, là cửa ngõ đi thị xã Vĩnh Long và toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Khu cầu Mỹ Thuận: Ngày 21/5/2000, cả nước rộn rã trong không khí chào mừng khánh thành cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam: cầu Mỹ Thuận. Cầu Mỹ Thuận với tổng chiều dài 1.535m, hai cầu dẫn mỗi bên 11 nhịp, phần cầu chính chia thành 3 nhịp, mặt cầu rộng 24m đã trở thành một công trình thế kỷ của sự hợp tác giữa các chuyên gia, kỹ sư và công nhân hai nước Việt Nam - Australia. Không chỉ đóng vai trò là cầu nối giữa hai tỉnh Tiền Giang - Vĩnh Long, cầu Mỹ Thuận còn mang trong mình nét tuyệt vời về thẩm mỹ, thu hút khách du lịch ở mọi miền.
-Nông trường khóm Tân Lập ở vùng Đồng Tháp Mười trên mảnh đất chua phèn. Đến đây, du khách sẽ được hưởng hương vị đậm đà của sản vật Đồng Tháp Mười, thấy cảnh hoang sơ của những cánh rừng - địa danh đã đi vào lịch sử Việt Nam qua bao cuộc đấu tranh giữ nước.
Món ăn:
Ốc gạo Tân Phong: Xã Tân Phong thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là một cù lao do phù sa bồi đắp, nổi tiếng với đặc sản ốc gạo
Hủ tíu Mỹ Th
o: đặc sản của đất Tiền Giang - Hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế... ở chỗ không ăn với xà lách, giấm, rau ghém, mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương. Ðiều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng và nhiều người "bén mùi" kể từ thập niên sáu mươi nhờ sự hoàn thiện từ khâu chọn hột gạo làm ra cọng bánh tới nồi nước lèo cùng tuyệt kỹ pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho như: Phánh Ký, Nam Sơn, Tuyền Ký... cùng các lớp thợ nấu sau này luôn được xem là món ăn ngon, no bụng thay cơm và bây giờ có thể nói nó là một trong những món phổ biến, chu du khắp mọi nơi trên đất nước ta và ra cả nước ngoài!Cầu - Bình Đức (Km0+395 ĐT864) - Bridge
Mỹ Tho còn có thịt bò muối, bông so đũa chấm mắm nêm, canh cá lóc nấu lá me non, cá lóc hấp sen, Lươn um dừa...
Cá Điêu hồng chưng Tương: Cách ăn hết sức đơn giản: tay trái cầm lá ba khía mở ra - gắp vài cọng rau sống, cá trải lên. Cuốn tròn lại chấm với nước mắm mà vô tư thưởng thức.
Canh chu
a bông Lục bình: Bông lục bình tim tím, ẩn hiện dưới màu đặc trưng của gạch hòa với mùi canh thơm, đậm đà hương vị miền quê, bên cạnh thịt ba chỉ kho tiêu bằng chảo đất cùng nồi cơm gạo mới trắng phau, tạo nên bữa ăn hấp dẫn cho gia đình trong buổi trưa nắng nóng.
Cá Kèo kho tộ: Cá kèo kho tộ mang đến hương vị tuyệt hảo cho người ăn. Đặt biệt vụn cá
mẩy tròn béo ngậy hoà với hoà với vị tiêu, ớt cay cay, cơm nóng, rau thơm, càng ăn càng thích.
Rau Choại: Một loài rau rất đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, đó là rau “chạy”, một loại rau có đọt non xoắn tít như con cuốn chiếu cuộn mình, ăn rất ngon
Nấu mẳn: Đây là một trong những món ăn đặc trưng của văn hóa ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nó thể hiện rất rõ nét tính hoang dã và hào phóng của vùng đất mới. Không là kho, không là canh, nó nằm giữa hai món đó.
B
ún gỏi già Mỹ Tho: Không biết món ăn này xuất xứ từ đâu. Nhưng tôi chưa thấy trên thành phố này có một nơi nào bán món này cả, cả tên gọi cũng rất khác biệt. Bún gỏi già... Tôi không thể giải thích được vì sao nó lại có tên như thế. Mỗi lần về Mỹ Tho là tôi lại chạy ra quán ăn quen thuộc, gọi một món quen thuộc:” Bún gỏi già”. Chắc các bạn sẽ thắc mắc lắm vì không biết tại sao cái món bún có cái tên lạ tai lại làm tôi thích thú... Tôi ăn nhiều rồi, nhưng chưa lần nào thử nấu cả, không phải lười biếng đâu, vì không có bí quyết, tôi sợ mình sẽ làm hư món khoái khẩu của mình.
Chuối quết dừa - Tiền Giang: Kể từ khi xuất hiện trên AT tháng 5.1992 với món ăn bình dân mà vô cùng hấp dẫn cho cả "mày râu" lẫn "kẹp tóc" là xòai tượng mắm đường đến nay, tôi cứ mãi bận rộn với những lo toan đời thường mà quên kh
uấy đi cái nghiêp... ăn uống vốn dĩ là một trong những "tứ khóai" của thiên hạ, thật là sai sót biết chừng nào! Hôm qua, nhân dịp về một làng nhỏ hiền hòa nằm bên bờ sông Tiền lộng gió, chúng tôi có dịp thưởng thức một món ăn hòan tòan "cây nhà lá vườn" và đậm đà hương vị đồng quê đến nỗi khi lên xe trở về, ai nấy cũng chắc lưỡi hít hà khen ngon quá xá. Đó là món ăn mà ngọai tôi gọi đơn giản là chuối quết dừa.
Bánh phồng sữa, kẹo dừa, cốm rang... ở Tiền Giang rất ngon.
Từ Cái Bè, tôi đi An Hữu - thị trấn nằm sát với cầu Mỹ Thuận, giáp ranh Vĩnh Long. Gia đình dì Hai tôi làm ăn khấm khá với vựa hột vịt, hột gà và lạp xưởng các loại chờ “xuất khẩu”. Mấy người con của dì Hai chẳng còn ham đi Mỹ nữa khi mà trong nhà đã có đủ tiện nghi như người ở nước ngoài. Tôi theo họ vô cù lao Tân Phong thì mới thấy quê tôi đã đỡ hơn trước rất nhiều. Các vườn cây ăn trái (chôm chôm, nhãn, mãng cầu, xoài, măng cụt, chanh, chuối,...) trĩu nặng, sum suê là hoa lợi đáng kể; trong khi các bãi ốc gạo đã bị nhà nước “quốc hữu hóa” dần, thu hoạch ngày càng suy giảm. Về miệt này, bạn phải hưởng cái thú tắm sông hay chèo tam bản mà thả hồn theo sông nước Tiền Giang, tha hồ ăn cá tôm và ốc gạo tươi rói, trái cây hái từ cành, cuộc sống không mấy lo lắng, muộn phiền. Mấy người bà con của tôi cứ bảo tôi về đây cưới vợ rồi làm ăn luôn ở đây thì sẽ hết bị stress - có lẽ cũng là một lời khuyên hữu lý! Hai ngày sau, tôi mới về Vĩnh Long.
2. Gò Công:
Gò Công rạch Lá nhớ nhung
Quê xưa Võ Tánh, Trương công oai hùng
Lạc loài cách bến xa sông
Gió thu hiu hắt chạnh lòng cố hương.
Gò Công, mảnh đất được khai phá đầu tiên, hình thành và phát triển cùng thời điểm 300 năm với Sài Gòn - Gia Định, Đồng Nai - Bến Nghé. Thời gian dần trôi, trải qua biết bao biến cố thăng trầm của thời cuộc, đất và người Gò Công đã đóng góp ít nhiều vào trang sử bi tráng và hào hùng của mảnh đất nổi tiếng Địa linh nhân kiệt.Tháng 2 năm 1976, tỉnh Gò Công nhập với Mỹ Tho thành tỉnh Tiền Giang. Hiện nay địa bàn tỉnh Gò Công cũ tương ứng với thị xã Gò Công và các huyện Gò Công Đông & Gò Công Tây. Thị xã Gò Công là một trong chín đơn vị hành chính của tỉnh Tiền Giang. Thị xã hiện đang là đô thị loại 4 và đang phấn đấu chỉnh trang đô thị từng ngày cũng như xây dựng thên những khu đô thị mới như Dự án đường Trương Định nối dài để hoàn thành mục tiêu trở thành đô thị loại 3 vào năm 2010. Thị xã Gò Công nói riêng và Gò Công nói chung là quê hương của rất nhiều nhân vật kiệt xuất như: Bình tây Đại Nguyên soái Trương Ðịnh, Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, Nam Phương Hoàng Hậu, nhà văn Hồ Biểu Chánh, nhc sĩ Lê Dinh, ca sĩ "con nhạn trắng" Phương Dung, cầu thủ Phạm Huỳnh Tam Lang, v.v...Lăng Trương Định ở phường I, thị xã Gò Công, Tiền Giang: Trương Định sinh năm 1820 tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi. Cha ông là Trương Tầm, giữ chức lãnh binh Gia Định. Từ nhỏ, Trương Định đã có tướng mạo khôi ngô, thông hiểu binh thư, võ nghệ. Thời Thiệu Trị, ông theo cha vào Nam, lấy vợ người Tân An, tỉnh Định Tường (Tiền Giang) rồi ở luôn ở quê vợ. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của Nguyễn Tri Phương, ông đứng ra chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập ấp ở huyện Tân Hoà (Gò Công). Vì có công lớn, ông được triều đình Huế phong chức Quân Cơ, hàm lục phẩm. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Trương Định lãnh đạo nhân dân đứng lên chống giặc, làm cho thực dân Pháp bao phen thất điên bát đảo. Ngày 26/02/1863, Pháp huy động một lực lượng lớn mở cuộc tấn công vào căn cứ nghĩa quân. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Đến rạng ngày 19/08/1863 ông rơi vào vòng vây địch. Do có sự phản bội, Trương Định đã tử tiết ngày 20/8/1864, nêu cao khí phách của một vị tướng anh hùng. Nhân dân đã chôn cất ông tại thị xã Gò Công. Mộ ông được xây bằng đá ong là dạng kiến trúc mộ táng tiêu biểu của người Việt ở Nam Bộ. Khu di tích gồm lăng, đền thờ và tượng đài anh hùng dân tộc Trương Định toạ lạc trong nội ô thị xã Gò Công.
Lăng hoàng gia ở Ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công. Bao gồm đền thờ và mộ Phạm Đăng Hưng (cha bà Từ Dũ Thái Hậu, ngoại vua Tự Đức). Dòng họ Phạm Đăng là một trong ba dòng họ có công khai phá vùng Gò Công từ thế kỷ 17.
Nhà Đốc Phú Hải ở phường I, thị xã Gò Công - Đây là 1 công trình kiến trúc nghệ thuật thời phon
g kiến được xây dựng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có giá trị cao về mặt lịch sử và nghệ thuật.Đình Long Trung : Xã Long Trung, huyện Cai Lậy, Tiền Giang - Đình Long Trung do dân làng lập vào khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 để thờ cúng các vị Thành Hoàng mà họ tín ngưỡng cùng những người có công khai khẩn đất hoang lập làng.
Lũy Pháo Đà
i ở ấp Pháo Đài, xã Phú Tân, huyện Gò Công Đông. Để kiểm soát đường thông thường và bảo vệ tổ quốc đầu thế kỷ 18 nhà Nguyễn cho lập đồn và đấp luỹ gọi là "tiểu khẩu". Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nghĩa quân Trương Định đã sử dụng luỹ để chống giặc từ biển xâm nhập vào (1860 - 1864).Thị xã có vị trí là đô thị trung tâm của khu vực phía đông tỉnh Tiền Giang với ba hướng giao lưu kinh tế: phía bắc là điểm trung chuyển quan trọng của tuyến giao thông nối liền Tiền Giang với Thành phố Saigon; phía đông là giao điểm của hai hướng: ra biển Đông, đến cảng Vàm Láng và vùng phát triển du lịch biển Tân Thành; phía tây nối liền thành phố Mỹ Tho. Quốc lộ 50 nối liền Thị Xã và Saigon được hoàn thành sẽ mở ra một thời kỳ phát triển mới cho thị xã Gò Công.
Gò Công có những sản vật độc đáo mà thiên nhiên ban tặng cho nơi này. Nổi tiếng nhất là mắm tôm chà Gò Công - một đặc sản làm từ con tôm bạc, tôm đất của đồng lúa, sông ngòi Gò Công. Mắm tôm chà ở Gò Công được mệnh danh là món Tứ Cung, một trong 52 món cung đình được chúa Nguyễn chuyên dùng. Món này được làm từ tôm bạc nghệ xay nhuyễn, ướp gia vị rồi phới nắng, mang một hương vị đặc trưng của quê biển Gò Công.
Cá bống dừa: cũng như tôm tép có nhiều loại, cá bống cũng thế. Nào là bống mú, bống vượng, bống cát, bống trứng, bống nhật, bống sao, bống bọt, bống xèo, bống
nhảy... Trong các loại bống đó, tôi đặc biệt nhớ loài cá bống dừa. Có lẽ vì vùng Gò Công Tây, chúng sinh sản nhiều, sống thích hợp với địa thế dừa nước (lá dùng lợp nhà) mọc đầy ven sông rạch. Bống dừa vảy nhuyễn, miệng rộng, lưng đen, lườn trắng; con to cỡ nửa cổ tay, hiếm khi lớn hơn.
Mắm còng xứ rẫy Gò Công: Ở Gò Công, rẫy là tên gọi chung của những miền đất thấp, ven c
ác kênh rạch, hằng năm thường bị nhiễm mặn trong một thời gian khá dài. Ðiển hình như các xã cặp theo sông Trà là Ðồng Thạnh, Ðồng Sơn, Bình Phú, Thành Công của huyện Gò Công Tây hay Bình Ðông, Bình Xuân cặp theo sông Soài Rạp, Phú Ðông, Phú Tân kẹp giữa hai vàm Cửa Tiểu và Cửa Ðại của huyện Gò Công Ðông. Miệt này, mỗi năm bà con chỉ có thể canh tác được có 1 vụ lúa mùa.
Sam biển Gò Công:Ngoài các loại cá tôm thiên nhiên ưu đãi, ở vùng biển xã Vàm Láng, Tân Thành, huyện Gò Công Ðông (Tiền Giang) có đặc sản khá hiếm: sam biển. Với hình thù lạ mắt: vỏ cứng như mai cua, mình tròn dẹt, đường kính độ gang tay, tám chân càng nhỏ dưới bụng, phần đầu là mũi nhọn ba cạnh rất linh hoạt dài cỡ 20 cm. Khoảng từ tháng 10 cho tới tháng 2 âm lịch, sam bắt cặp phối giống và sau đó sam cái mang bụng đầy trứng nhỏ như hạt tiêu đợi ngày sinh nở. Gió chướng thổi về, người dân ven biển chúng tôi sáng sớm đi dọc bờ thỉnh thoảng vẫn bắt được những cặp sam tấp mé. Về rẫy Gò Công ăn sam, bánh giá chợ Giồng, c Sơn qui.Bên cạnh đó, Gò Công còn có một sản vật được tạo ra từ bàn tay tài hoa của nhiều thế hệ nghệ nhân xóm Ông Non Gò Công, đó là cây tủ thờ cẩn ốc xà cừ độc đáo, là một báu vật dùng để trang hoàng nơi thờ cúng tổ tiên, ông bà và cũng là của cải nói lên sự sung mãn, truyền thống nho phong sĩ khí của gia đình, dòng họ và đang được gìn giữ, phát huy. Tủ thờ ở Gò Công được làm bằng gổ quý, qua 3 công đoạn chính: khắc, lộng, chạm trổ. Nghề này đòi hỏi tay nghề cao, khéo léo của những người thợ trong từng đường cưa mũi đục. Sản phẩm mang trong mình cả một niềm tâm huyết và giá trị nghệ thuật độc đáo.Hiện đang được trưng bày tại đền Hùng tỉnh Phú Thọ và nhiều nơi tôn nghiêm khác trong nước. Ngoài ra, không thể không nhắc đến cây sơ ri cũng là một trong những đặc sản Gò Công từ bao đời nay tự lớn lên và nuôi sống người dân nơi đây. Vườn sơ ri sum suê cho trái chín quanh năm, từng là nơi lưu giữ kỹ niệm tuổi thơ, tuổi mới lớn và cả tuổi lứa đôi của những nam thanh nữ tú miệt vườn Gò Công.Về lại Gò Công, không thể bỏ qua chuyến du ngoạn biển Tân Thành. Biển Tân Thành ngày nay không còn được nhìn thấy sự trù phú của những vườn mãng cầu dai xanh um ven biển nữa nhưng Tân Thành ngày nay ít nhiều được du khách khen tấm tắc là bãi biển cát đen đẹp nhất nhì Đồng bằng sông Cửu Long. Đến với biển Tân Thành, Gò Công là vừa ngắm sóng biển, vừa thưởng thức các món đặc sản biển.
Đến với th
ị xã Gò Công hôm nay, du khách sẽ thy sự khởi động của các dự án khu kinh tế biển, khu, cụm công nghiệp ven biển.
3. Bến Tre
Phà - Rạch Miễu - Rerry
Qua phà Rạch Miễu, bên kia sông là Bến Tre. Về thăm lại làng An Hội - Cái Cối, nơi cha tôi đã sinh ra. Trước 1975, tôi chỉ có thể theo cha tôi về tới Châu Thành, ghé tiệm chụp hình của bác Đinh Bá Trung, qua Bình Nguyên II thăm bà nội, uống nước dừa xiêm, ăn tôm rang hay rim nước dừa, canh chua cá bông lau, cá kèo kho tộ..., chỉ ở chơi trong một ngày rồi phải trở lại Mỹ Tho ngay trước khi sẩm tối bởi Bến Tre vốn “mất an ninh.” 3 cù lao lớn hợp thành tỉnh Bến Tre là cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa. Cuối thế kỷ XIX, cù lao Bảo và cù lao Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long.Năm 1900, tỉnh Bến Tre được thành lập gồm 2 cù lao Bảo và cù lao Minh. Đến 1948, theo quyết định của UBKCHC Nam Bộ, cù lao An Hóa mới tách ra khỏi tỉnh Mỹ Tho nhập về tỉnh Bến Tre. Hiện nay, cù lao Minh gồm: huyện Chợ Lách, huyện Mỏ Cày và huyện Thạnh Phú. Tôi đã ghé qua 7 huyện của tỉnh Bến Tre: huyện Châu Thành, huyện Bình Đại, huyện Giồng Trôm, huyện Ba Tri, huyện Chợ Lách, huyện Mỏ Cày và huyện Thạnh Phú nhưng thích nhất là huyện Chợ Lách và có nhiều kỷ niệm khó quên với huyện Bình Đại và huyện Thạnh Phú khi đi thực tập năm 1978.
Quốc lộ - 60 (Tân Thạch - Châu Thành - Bến Tre) - National road
Nói tới Bến Tre là phải nhắc tới dừa và các sản phẩm từ dừa, như kẹo dừa và bánh phồng sữa (béo và thơm nức mùi dừa hơn Mỹ Tho). Đến hôm nay, Bến Tre và Quy Nhơn vẫn là 2 xứ dừa nổi tiếng nhất nước. Dừa là một trong những loại cây đa dụng nhất, từ rễ tới ngọn đều có ích cho con người, chẳng có gì bị bỏ phí: trái dừa cho nước uống, cơm dừa ăn ngon và dùng làm dầu, làm kẹo, thức ăn gia súc. Gáo dừa múc nước và làm than hoạt tính, xơ dừa làm thảm, thân dừa già làm cột, ván rất chắc, lá dừa để đun nấu và dựng vách.
Bến Tre
có nhiều loại dừa: dừa ta, dừa dâu, dừa lửa, dừa xiêm, dừa cỏ, dừa sáp, dừa bị... Ðây cũng là "cái nôi" của những sản phẩm thủ công mỹ nghệ dừa độc đáo. Từ khay ly, chén đĩa, bình trà, đũa, muỗng, nĩa và các dụng cụ gia đình, đồ dùng văn phòng làm từ gỗ dừa; những con búp bê xinh xắn bằng trái dừa, sọ dừa tới những con thú ngộ nghĩnh bằng trái dừa điếc. Cọng lá và bông dừa cũng biến thành lẵng, giỏ, chụp đèn... rất hấp dẫn du khách và được xuất khẩu qua nhiều nước. Nghề này hiện đã mở rộng sang một số tỉnh lân cận nhưng sản phẩm Bến Tre vẫn chiếm ưu thế cả về mẫu mã và chất lượng. Lúc còn học đại học Pomona, tôi cứ mơ ước về những mẫu nhà ở cho nông dân miền Tây Nam Việt. Tôi có ý định nghiên cứu sản xuất vật liệu xây dựng với nguyên liệu từ chính mảnh đất này, chẳng hạn như dùng xơ và vỏ dừa trộn với thạch cao và vài hóa chất khác để tạo ra ván bột (drywall / sheetrock), thân dừa để làm kèo cột... Tôi rất mong các bạn trẻ và các chuyên viên bên nhà lẫn hải ngoại sẽ chú trọng hơn đến việc tận dụng nguyên vật liệu và nguồn lao động ở đây, trong đó có việc áp dụng khoa học kỹ thuật để cải thiện cuộc sống của người dân, từng bước xây dựng và phát triển toàn diện vùng đất này. Thế mà đến hôm nay, tôi vẫn cứ chỉ mơ ước, trong khi đồng bào tôi vẫn ước mơ một mái nhà cho ra hồn!
ココナッツ教団の寺 Coconut Temple
Tuy vậy, Bến Tre đã có nhiều hơn những ngôi nhà mới và đẹp, bộ mặt thành phố đã khang trang và sầm uất hơn so với năm 1979, khi tôi về đây làm công tác nghiên cứu địa lý địa chất cho việc phân vùng kinh tế của Bến Tre. Dạo đó, tôi sợ Bến Tre lắm, sợ nhất là các ông du kích và công an. Cực chẳng đã, tôi phải khăn gói về công tác trong ba tháng ngay tại quê ba tôi chứ trong bụng vẫn ...ớn mấy “ông kẹ” Bến Tre. Ngay trên phà Rạch Miễu, bạn đã có thể thấy Cồn Phụng nổi tiếng với ông đạo Dừa nhưng bạn cũng có thể gặp rắc rối với du kích, công an ngay tại đây chỉ vì chiếc quần tây của bạn có ống hơi “loe” một chút, cũng có khi vì họ “khó chịu” với mái tóc hơi dài một tí của bạn. Có khi họ buồn tình ngoắc bạn lại và dẫn về nhốt mấy bữa chỉ vì họ thấy bạn “kênh” (?) và “khó ưa”, hoặc họ nghi bạn định vượt biên chẳng hạn. Vô số cớ để họ nhốt bạn. Tháng 11/79, tôi và 15 bạn khác từ Sàigòn về công tác lấy mẫu đất & động thực vật ở ngay tại Bình Đại. Mỗi toán gồm 5 người, được phân chia về ở một nhà dân, tự túc cơm nước. Chủ nhà tôi ở là hai vợ chồng già có 2 con là “liệt sĩ cách mạng” và 3 con theo Cộng Hòa, trong đó có một anh đã qua Mỹ. Một bữa trưa, khi cả toán vừa xúm lại ăn cơm thì hai bẹ nước đá từ bên ngoài cửa sổ vụt thẳng vào giữa bàn cơm. Chúng tôi hốt hoảng, nhất là 3 chị trong toán thì sợ ra mặt. Anh Phương chạy ngay ra ngoài thì bác trai chủ nhà vội nắm tay chận lại, bảo khẽ: “Thôi bỏ đi, cháu đừng rượt theo làm gì, hổng làm gì được tụi nó đâu.” Tôi thắc mắc. Chị Xuân khóc thút thít mà kể lại: “Chính thằng công an trưởng Bình Đại đó chứ ai. Nó theo tán tỉnh tui mấy bữa nay, cứ rủ tui đi ăn chè. Tui từ chối. Sáng nay, nó thấy tui đi chợ với anh Phương nên mặt nó hầm hầm, hăm dọa nọ kia. Ai dè, bây giờ nó lại khủng bố kiểu này nữa!”. Anh Phương bảo tôi chạy lên báo cáo với ông trưởng ban chỉ đạo công tác và thầy trưởng đoàn. Ngay chiều đó, sau buổi họp toàn đoàn, mỗi người trong toán chúng tôi phải nộp tự kiểm và lập tức di chuyển về xã Thừa Đức chứ không được ở lại thị trấn Bình Đại. Xuống ghe, chúng tôi hậm hực trong lòng khi thấy những cái mặt khó ưa của đám công an Bình Đại. Vừa tới Thừa Đức, chúng tôi lại chứng kiến một thảm kịch rùng rợn: một chiếc ghe chở hơn 100 người vượt biên đã bị công an biên phòng Thừa Đức bắn B 40 thẳng vào ghe. Khi chúng tôi tới thì thấy nhiều xác và quần áo tấp vào bờ, hay còn trôi bềnh bồng trên mặt biển. Thừa Đức trồng nhiều dưa hấu, dưa hoàng kim nhưng thú thật, chúng tôi đã bị ám ảnh bởi thảm kịch vừa thấy nên chẳng còn thấy ngon gì nữa. 3 ngày sau, chúng tôi đồng loạt lên đường về xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú - nơi mà người ta tự hào là cái nôi của phong trào Đồng Khởi. Gia đình mà chúng tôi có dịp sống chung là một “cơ sở cách mạng” trước đây, sống bằng nghề đi đóng đáy, với 3 cô con gái đã đến tuổi dậy thì. Chủ nhà thường tỏ thái độ bất mãn, thất vọng về chế độ xã hội chủ nghĩa bằng giọng nói hằn hộc, uất ức khi kể về những “cống hiến” trong kháng chiến để bây giờ chỉ thấy bọn “ăn trên ngồi trốc” tha hồ hưởng thụ, còn những người như ông vẫn nghèo khổ, lam lũ. Chúng tôi là “con Ngụy” nên chỉ biết nghe và thích thú khi ông cho chúng tôi ăn tôm cá thoải mái ( có lẽ ông hy vọng 2 tên con trai này biết đâu sẽ là rễ của ông không chừng! ). Khổ nỗi, mới mấy ngày thì chúng tôi lại xuống ghe về lại huyện lỵ Thạnh Phú. Trên đường đi, chúng tôi lại một phen hết hồn: tàu chúng tôi bị công an bắn súng chỉ thiên, buộc cập vào đồn để trình giấy và kiểm tra vì tình nghi là tàu vượt biên. Cho dù ông trưởng đoàn là đảng viên “chính hiệu” vẫn phải khép nép trước thái độ hống hách và những họng súng “thị uy” của những “ông kẹ” địa phương này. Mãi đến khi “xác minh” với tỉnh xong, họ mới cho phép chúng tôi tiếp tục đi về huyện lỵ Thạnh Phú vào lúc trời gần sáng. Tại đây, tôi thích thú với chuyện đi bắt cò và còng hơn hết. Thằng con trai của ông bí thư xã dẫn chúng tôi ra đồng, nhìn nó lấy sình non trét đầy mình, từ đầu đến chân, chỉ chừa 2 con mắt. Xong rồi nó nằm xuống giữa ruộng, chờ bầy cò bay tới. Cò ma, cò lửa..., khá nhiều cò các loại nhưng con cò nào gần tầm tay với nhất, ưng ý nhất là chồm bắt ngay lập tức. Cháo cò không mấy ngon nhưng bắt cò thì quả là thích thú lắm, bạn ạ. Còn bắt còng thì đầy cả thùng thiếc, tha hồ cho các chị nấu cháo còng, bún riêu. Chuyến du khảo này đã báo động tình trạng ngập mặn ngày một nghiêm trọng trong lúc các túi nước ngọt đang bị teo lại, sẽ ảnh hưởng lớn đến vựa lúa và đời sống dân cư châu thổ sông Cửu Long.
Từ đó cho đến nay, tôi mới trở về thăm lại Bến Tre.
a. Bến Tre là một tỉnh lân cận Mỹ Tho, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 60 km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thị xã Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 85 km. Bến Tre gồm:Thị xã Bến Tre và 7 huyện: Huyện Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú.
Bến Tre có Diện tích: 2.360,2 km². Dân số: 1.353,3 nghìn người (năm 2006). Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Khmer, Tày.
Bến Tre là tỉnh có địa hình bằng phẳng, rải rác có những cồn cát (tiêu biêu ở xã An Thuận-huyện Thạnh P
hú có một cồn cát mặc dầu cách biển đến khoảng 15-20km) xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, bốn bề sông nước bao bọc với nhiều sông rạch. Bốn nhánh sông Tiền Giang là sông Mỹ Tho, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên chia đất Bến Tre ra làm cù lao Minh, cù lao Bảo, cù lao An Hóa. Hai sông Hàm Luông và Bà Lai chảy xuyên suốt tỉnh rồi ra hai cửa biển cùng tên. Sông Mỹ Tho chia ranh giới phía bắc với tỉnh Tiền Giang rồi đổ ra cửa Đại. Sông Cổ Chiên làm ranh giới với tỉnh Trà Vinh rồi chảy ra hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu. Các sông rạch khác là sông Bến Tre, rạch Bàng Cùng, kinh Thêm, kinh Tân Hương, kinh Tiền Thủy, rạch Cầu Mây, rạch Vũng Luông...Xe ngựa trên QL-60
Bờ biển Bến Tre dài khoảng 60 cây số. Ngoài khơi có các đảo nhỏ như Cồn Lợi, Cồn Hồ...
Tỉnh Bến Tre vốn là một phần của dinh Hoằng Trấn lập ra năm 1803, năm sau đổi là dinh Vĩnh Trấn. Năm 1808, dinh này lại đổi là trấn Vĩnh Thanh. Tỉnh Bến Tre chính là vùng đất thuộc huyện Tân An (được nâng cấp từ tổng Tân An lên năm 1808), thuộc phủ Định Viễn (cũng được nâng cấp từ châu Định Viễn trong cùng năm), nằm trong trấn Vĩnh Thanh.
Năm 1823, huyện Tân An chia thành hai huyện Tân An và Bảo An, đặt dưới phủ Hoằng An (Bến Tre ngày nay).
Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ
trấn lập tỉnh, trấn Vĩnh Thanh chia thành hai tỉnh An Giang và Vĩnh Long. Tỉnh Vĩnh Long lúc bấy giờ gồm 3 phủ Hoằng An (Bến Tre ngày nay), Định Viễn (Vĩnh Long ngày nay) và Lạc Hóa (Trà Vinh ngày nay).
Năm 1837, đặt thêm phủ Hoằng Trị, rồi đến năm 1851, bỏ phủ Hoằng An, các huyện tr
ực thuộc nhập cả vào phủ Hoằng Trị.
Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực hành chính lạ
i chia nhỏ thành các tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement administratif) thì Bến Tre là hạt tham biện thuộc khu vực hành chính Vĩnh Long.
Theo
Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tên tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Bến Tre trở thành tỉnh Bến Tre.Gas station
Từ đó, bỏ cấp huyện mà chia thành quận. Tỉnh có 4 quận: Ba Tri, Sốc Sãi, Mỏ Cày, Thạnh Phú, với 21 tổng và 144 xã. Diện tích của tỉnh là 1501 km². Dân số năm 1910: 223.405 người, năm 1930: 286.000 người, năm 1943: 346.500 người, năm 1955: 339.000 người.
Thời
Việt Nam Cộng Hòa, từ ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bến Tre đổi tên thành tỉnh Kiến Hòa và gồm 9 quận: Ba Tri, Bình Đại, Đôn Nhơn, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Hàm Long, Hương Mỹ, Trúc Giang, với 115 xã, 793 ấp (năm 1965), năm 1970 có 119 xã. Tỉnh lị gọi là Trúc Giang. Diện tích của tỉnh là 2085 km². Dân số năm 1965 là 547.819 người, năm 1970 là 582.900 người.
Từ năm 1975, tỉnh Bến Tre lấy lại tên cũ và chia thành các huyện.
Bến Tre được coi là quê hương "Đồng Khởi" - nôm na là "ổ VC" vì chính Bến Tre mở đầu cho sự ra đời của lực lượng vũ trang của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; trong đó có lực lượng phụ nữ Bến Tre dưới sự lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Định (được gọi là đội quân tóc dài).
Bến Tre có nhiều loại cây ăn trái như cam, quít, sầu riêng, chuối, chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, xoài cát, bòn bon, khóm, vú sữa,bưởi da xanh, ... trồng nhiều ở huyện chợ lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày và Châu Thành. Ngoài ra huyện Chợ Lách còn là nơi trồng các loại hoa kiểng, Bonsai nổi tiếng Trong thời gian gần đây cây táo hồng đang được phát triển rất mạnh tại một số huyện như Mỏ Cày, Chợ Lách,...

Thời gian đầu, loại cây này mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các nhà vườn. Tuy nhiên trong thời gian một năm nay thì thị trường tiêu thụ bắt đầu gặp khó khăn. Nguyên nhân chính là do thị trường tiêu thụ chính (chủ yếu tiêu thụ quả tươi) đã bão hòa nhưng không tìm được hướng thị trường mới và chứa chế biến để có thể bảo quản lâu dài.
Cầu Rạch Miễu nối Bến Tre và Tiền Giang Cầu Rạch Miễu nối Bến Tre và Tiền Giang
Ngoài kẹo dừa, Bến Tre có các sản phẩm nổi tiếng như bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc. Làng nghề Cái Mơn, huyện Chợ Lách, hàng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi. Nới đây cũng có nghề rang trầu và làm "cau tầm vung" (cau để chín khô trên cây, không xắt ra) rất nổi tiếng trong nước.

Bến Tre là vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long. Đất Bến Tre do phù sa sông Cửu Long bồi đắp, đặc biệt là ở Hàm Long. Hoa màu chính là lúa, hoa màu phụ cũng chiếm phần quan trọng là khoai lang, bắp, và các loại rau.
Loại cây kỹ nghệ mang lại nhiều lợi ích cho tỉnh là dừa, thuốc lá, mía, ca cao...
Bến Tre có gần 40.000 ha trồng dừa. Dừa ở đây rất nhiều trái và lượng dầu cao. Ngoài nước uống và dầu, dừa còn cho các sản phẩm khác là than dừa, vỏ dừa làm thảm dừa, dây dừa. Kẹo dừa Bến Tre là đặc sản của vùng. Một dự án trồng xen ca cao tận dụng bóng mát của dừa mới đưa vào thực hiện đang là vấn đề quan tâm của nông dân Bến Tre.
Mía được trồng nhiều tại các vùng đất phù sa ven sông rạch; nổi tiếng nhất là có các loại mía tại Mỏ Cày và Giồng Trôm. Diện tích trồng thuốc lá tập trung ở Mỏ
Cày, nơi có loại thuốc thơm cũng nổi tiếng. Đất bồi thích hợp trồng cói.
Bến Tre có nhiều loại cây ăn trái như cam, quít, sầu riêng, chuối, chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, xoài cát, bòn bon, khóm, vú s
ữa,bưởi, ... trồng nhiều ở huyện Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày và Châu Thành. Ngoài ra, huyện Chợ Lách còn là nơi trồng các loại hoa kiểng, Bonsai nổi tiếng. Trong thời gian gần đây, cây táo hồng đang được phát triển rất mạnh tại một số huyện như Mỏ Cày, Chợ Lách,... Thời gian đầu, loại cây này mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các nhà vườn. Tuy nhiên, trong thời gian một năm nay thì thị trường tiêu thụ bắt đầu gặp khó khăn. Nguyên nhân chính là do thị trường tiêu thụ chính (chủ yếu tiêu thụ quả tươi) đã bão hòa nhưng không tìm được hướng thị trường mới và chưa chế biến để có thể bảo quản lâu dài.
Ngoài kẹo dừa, Bến Tre có các sản phẩm nổi tiếng như bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, bnáh phồng sữa. Làng nghề Cái Mơn, huyện Đơn Nhơn, hàng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi. Nới đây cũng có nghề rang trầu và làm "cau tầm vung" (cau để chín khô trên cây, không xắt ra) rất nổi tiếng trong nước.
Những con sông lớn và vùng biển Đông ở Bến Tre có nhiều loại thủy sản như cá vược, cá dứa, cá bạc má, cá thiều, cá mối, cá cơm, nghêu, cua biển và tôm he. Ở miệt cù lao Cổ Chiên, vô ấp Rạch Giống sẽ được ăn con đuông - như con sâu trên cây dừa, cau hay chà là nên có 3 loại đuông. Thoa bơ (beurre) lên đuông rồi nướng than cho phồng to lên là ...ăn; hay tẩm (lăn) bột trộn hột gà, thêm ly rượu đế nữa là ...hết xẩy !
Rừng
nước mặn chạy dọc theo bờ biển, mang lại cây dừa nước, chà là, bần. Dân chúng lấy rượu ở khu rừng mắm Bình Đại, Thạnh Phú để làm nước mắm.
Ruộng muố
i ở Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri cũng là nguồn lợi khả quan.
Bên Cái Cối - An Hội, mấy lò đường của bà con bên bà nội tôi làm ăn khấm khá nên nhà cửa xây sửa mới và đủ tiện nghi y như dân thành phố. Tuy vậy, tôi vẫn thích về lại Bình Nguyên hơn là dạo loanh quanh chợ Bến Tre. Vừa qua thánh thất Cao đài, tôi đã nhớ lại con đường nhỏ rợp mát bóng dừa ngày xưa... Căn nhà ba gian hai chái giờ trông cũ kỷ, trống vắng, buồn thiu làm sao đó. Hầu hết những người trong nhà này đã chạy ra nước ngoài hay về Sàigòn, bỏ lại đây 2 vợ chồng già vui với bầy khướu, cưỡng, cu, sáo, vành khuyên, họa mi..., một đàn chó Phú Quốc hung hăng, một ao cá tra ú na ú nẩn. Nằm trên võng lắc lẻo dưới bóng dừa rợp mát, uống nước dừa xiêm thỏai mái, hay ăn cơm với tép bạc rang nước dừa... thì bạn mới thấy tưởng chừng là hạnh phúc, thần tiên!
Bến Tre có nhiều công trình xây dựng mới (Sở Giáo Dục, Bệnh Viện Đa Khoa, Y Học Dân Tộc, Công Viên Đồng Khởi, hay mấy dãy nhà ở hai ba tầng cho cán bộ trả góp...) nhưng đường sá vẫn như xưa, quang cảnh không khác mấy, vui nhất là người dân đã dễ thở hơn trước. Tôi không còn gặp mấy “ông kẹ” như dạo nào nữa nhưng nỗi ám ảnh ngày xưa vẫn khó có thể nào quên, bạn ạ! Về thăm quê hương mình mà tôi vẫn cảm thấy lo sợ, vẫn chỉ dám quan sát, so sánh chứ không dám nói và làm một điều gì thật sự hữu ích cho đồng bào mình. Tôi vẫn cứ như còn nợ với bà con ở đây rất nhiều điều... nhưng vẫn chỉ có thể là một kẻ “cởi ngựa xem hoa” mà thôi!Phong Phu - Mekong tour
Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch sinh thái, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn.
Một số địa điểm du lịch có tiếng là:
Cồn Phụng (Cồn Đạo Dừa) thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền, có các di tích của đạo Dừa với các công trình kiến trúc độc đáo. Trên Cồn Phụng còn có làng nghề với các sản phẩm từ dừa và mật ong.
Cồn Ốc (Cồn Hưng Phong) thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trô
m, có nhiều vườn dừa và vườn cây ăn quả.Cồn Tiên, thuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành, là một bãi cát đẹp, hàng năm vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng vạn người đến tắm và vui chơi giải trí.
Sân
chim Vàm Hồ, thuộc địa phận hai xã Mỹ Hòa và Tân Xuân, huyện Ba Tri, là nơi trú ngụ của gần 500.000 con cò và vạc và các loài chim thú hoang dại khác cùng với rừng chà là và thảm thực vật phong phú gồm các loại cây ổi, so đủa, đậu ván, mãng cầu xiêm, dừa nước, đước đôi, bụp tra, chà là, ô rô, rau muống biển... Thích nhất là vô vườn cây ăn trái ở Cái Mơn, thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tha hồ mà ăn !
[Untitled]
Ngoài ra cũng có du lịch trên sông nước và các bãi như bãi Ngao.
Tại Bến Tre cũng có nhiều di tích Phật giáo hay mộ các nhân vật nổi tiếng.
Các chùa nổ
i tiếng ở Bến Tre là chùa Hội Tôn, chùa Tuyên Linh, chùa Viên Minh. Chùa Hội Tôn Chùa được thiền sư Long Thiền dựng vào thế kỷ 18 tại ấp 8, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành và được trùng tu vào các năm 1805, 1884, 1947 và 1992. Chùa Tuyên Linh được dựng vào năm 1861 ở ấp Tân Quới Đông B, xã Minh Đức, huyện Mõ Cày và được tu sửa và mở rộng vào các năm 1924, 1941, 1983. Sông Tiền Giang
Chùa Viên Minh tọa lạc ở 156, đường Nguyễn Đình Chiểu, thị xã Bến Tre, với kiến trúc hiện nay được xây từ năm 1951 đến 1959.
Các nhân vật nổi tiếng có mộ ở đây là Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản và Phan Thanh Giản.
Đời vua Minh Mạng, miền Nam Việt Nam chia làm sáu tỉnh Vĩnh Long, Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, An Giang và Hà Tiên. Đất Bến Tre bây giờ là phủ Hoàng Trị gồm các huyện Tân Ninh, Bảo An, Bảo Hậu và trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Khi người Pháp đến xâm chiếm Bến Tre, có nhiều cuộc kháng cự của nhân dân địa phương. Năm 1862, Phan Công Tòng (người làng An Bình Đông, quận Ba Tri) bỏ nghề dạy học, chiêu tập người yêu nước vùng lên đánh Pháp. Ông tử trận năm 1867. Cuối năm 1867, quân Pháp đem binh chiếm ba tỉnh miền Tây là Hà Tiên, An Giang và Vĩnh Long. Phan Thanh Giản (người làng Bảo Thạnh, quận Ba Tri )giữ ba thành không nổi. Do không làm tròn mệnh vua, ông dặn dò con cháu không được làm tay sai cho Pháp, rồi uống thuốc độc tự vận. Từ năm 1867 đến 1870, các cuộc khởi nghĩa do các con của Phan Thanh Giản là Phan Liêm, Phan Tôn và Phan Ngữ vẫn diễn ra không chỉ ở Bến Tre mà còn ở Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh, được nhiều người dân hưởng ứng. Pháp sai Tôn Thọ Tường và Tổng đốc Phương nhiều lần chiêu hàng không được. Năm 1870, trong một cuộc giao chiến ở Giồng Gạch, Phan Tôn và Phan Ngữ tử trận. Phan Liêm phải lui ra miền bắc.
Sau khi Pháp chiếm xong Nam Kỳ, sáu tỉnh lớn được chia thành 20 tỉnh (về sau đặt thêm tỉnh thứ 21 là Vũng Tàu). Một phần đất của Vĩnh Long được tách ra để lập tỉnh Bến
Tre.
delta del mekong hai lễ hội lớn ở Bến Tre là hội đình Phú Lễ và hội tế Cá Ông.
Đình Phú Lễ ở ấp Phú Khương xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, thờ Thành Hoàng
Bổn Cảnh. Hàng năm lễ hội đình Phú Lễ diễn ra 2 lần: lễ Kỳ Yên vào ngày 18, ngày 19 tháng 3 âm lịch để cầu cho mưa thuận, gió hòa và lễ Cầu Bông vào ngày 9, ngày 10 tháng 11 âm lịch cầu cho mùa màng tươi tốt. Lễ hội có rước sắc thần, lễ tế Thành Hoàng, người đã có công khai khẩn giúp dân trồng trọt. Đêm có hát bội và ca nhạc tài tử.
Hội tế Cá
Ông là lễ hội phổ biến của các làng ven biển của Việt Nam, trong đó có Bến Tre. Hàng năm vào các ngày 16/6 âm lịch tại các đình đền hay miếu của các xã thuộc huyện Bình Đại, huyện Ba Tri, mở lế hội này. Trong ngày hội tất cả tàu thuyền đánh cá đều về tập trung neo đậu để tế lễ, vui chơi và ăn uống.
Một số người nổi tiếng đã sinh sống tại Bến Tre là: Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu,
nhà nho Võ Trường Toản, Quan đại thần Phan Thanh Giản, Nữ văn sĩ Sương Nguyệt Ánh (tên thật Nguyễn Thị Xuân Khuê, con gái Nguyễn Đình Chiểu), Học giả Petru
s Trương Vĩnh Ký, Công thần nhà Nguyễn Trương Tấn Bửu, Anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ: Nguyễn Thị Định (Ba Định).
b. Bình Ðại là một trong ba huyện ven biển của Bến Tre nhưng có nét riêng so với Ba Tri và Thạnh Phú. Trận bão năm Thìn (1904) đã tàn phá nặng nề vùng này. Nước mặn tràn vào tận các xã ở giữa cù lao như Lộc Thuận, Vang Quới Đông, biến nơi đây thành khu vực hoang vu mà người dân gọi là đồng Bưng Lớn. Biết bao nhiêu công sức đã đổ ra để phục hồi lại sản xuất vô cùng gian nan vất vả. Đắp bờ thay chua, rửa mặn, xây dựng lại ruộng vườn.
Người dâ
n Bình Đại ngoài nghề làm vườn, làm ruộng còn có nghề trồng giồng và nghề đánh cá biển, chế biến những sản phẩm của biển. Ở các xã Thừa Đức, Thới Thuận, Thạnh Phước có những gia đình chuyên sống bằng nghề trồng giồng. Đặc sản dưa hấu mà Nguyễn Liên Phong từng ca ngợi trong Nam Kỳ phong tục, nhân vật diễn ca: “Tư bề Thừa Đức nội thôn, Đất trồng dưa hấu ngọt ngon quá chừng”, chính là dưa hấu Cửa Đại. Dưa Cửa Đại từng được bằng khen trong hội chợ đấu xảo canh nông Nam Kỳ do Pháp tổ chức vào đầu những năm ba mươi của thế kỷ này. Ngoài ra, bí đỏ Giồng Giếng (Thạnh Phước), mãng cầu Thới Thuận cũng là đặc sản có tiếng trong vùng.
Nghề đánh cá ở Bình Đại là một nghề có truyền thống lâu đời và có những nét độc đáo riêng. Chu
yên khảo tỉnh Mỹ Tho ghi nghề cá tỉnh Mỹ Tho gồm có bốn làng: Thừa Đức, Thới Thuận, Thọ Phú, Phước Thuận (tức các xã Thừa Đức, Thới Thuận, Thạnh Phước hiện nay). Đáng chú ý là nghề đánh cá mòi do một số ngư dân gốc Quảng Ngãi mang vào xã Thới Thuận. Trong số những ngư dân này, có một người được dân làng thờ coi là ông hậu tổ. Cá mòi ở biển Bình Đại – theo lời kể của các lão ngư dân ở đây – đi từng đàn dày đặc dài tới vài ba kilômét. Từ cuối cuộc chiến tranh đến nay, cá mòi dần dần vắng bóng. Ngư dân chuyển sang nghề lưới sỉ, lưới cào. Một nghề đáng lưu ý nữa của ngư dân Bình Đại là nghề câu kiều. Dụng cụ của nghề này là một giàn lưỡi câu to, rất bén nhưng không có ngạnh (có giàn tới cả ngàn lưỡi câu), phao câu được tra vào những sợi dây giềng với khoảng cách và chiều dài theo một quy tắc nhất định. Sóng và dòng nước chảy làm dao động dàn phao, chuyển thành làn xoáy, khiến các loài cá như cá mập, cá đuối, cá đao... phải lặn xuống sâu để vượt qua giàn lưỡi câu, chúng bị lưỡi câu sắc bén ấy móc vào thịt. Lúc ấy, ngư dân dùng dao đâm chết cá rồi trục lên ghe đem về. Một nghề có tính chất riêng biệt của vùng biển Bình Đại nữa là nghề đáy sông cầu. Nghề này ở Bình Đại có rất sớm và phát triển mạnh, rồi lan sang các cửa biển ở Ba Tri và Trà Vinh. Đáy sông cầu được cắm thành hàng ngang giữa dòng nước chảy xiết nhưng không có những hàng rào chắn ngược dòng như đáy rạo. Tùy địa thế từng nơi, người ta đặt nhiều hay ít khẩu đáy.
Gắn liền với nghề đánh bắt hải sản ở Bình Đại là nghề đóng ghe nổi tiếng của cánh thợ vù
ng Thới Thuận. Ghe của vùng biển Bình Đại thường được gọi là ghe cửa. Đặc điểm của loại ghe này là mũi cao vừa phải, lườn rộng, thân vững chắc, bánh lái dẹp và dài, hai buồm, trục cuốn và buồm đan bằng lá buông. Ngoài các sản phẩm về biển thông thường như cá, tôm, cua, mực, nghêu, ở đây còn có các đặc sản con rươi và con đuôn chà là mọc ở rừng ngập mặn.
Một bên là biển, ba bên là sông bao bọc nên Bình Đại có nhiều lợi thế về giao thông thủy. Ghe tàu đi đánh cá ngoài biển, khi về thường đổ ở bến Bình Thắng để đưa sản phẩm lên chợ Bà Khoai, chợ lớn nhất của huyện. Tỉnh lộ 883 dài 58,33 km chạy từ đầu huyện đến cuối huyện, một đầu nối với quốc lộ 60.
So với các vùng khác ở Bến Tre, Bình Đại là nơi những lưu dân đến định cư, khai phá tương đối sớm. Những truyện kể, giai thoại dân gian sưu tầm được ở Bình Đại phản ản
h khá rõ quá trình khai phá đất đai của những lớp cư dân đến định cư ở đây, từ khi còn là rừng hoang, đầy thú dữ: cọp, sấu, heo rừng. Chuyên khảo tỉnh Mỹ Tho ghi: “Làng Tân Định (tức xã Định Trung ngày nay) toàn là rừng có nhiều cọp, heo rừng”, “làng Thới Thuận có nhiều rừng, lắm cọp và heo rừng”.Những đặc điểm về tự nhiên và xã hội cũng đã để lại một số dấu ấn đậm nét trong sinh hoạt văn hóa của vùng đất nơi cửa sông, giáp biển này. Hai phong tục có tính chất tiêu biểu cho hai nghề nghiệp chính của cư dân trong vùng là tục tết trâu của những người làm nghề nông và tục thờ cúng cá Ông của đồng bào làm nghề đánh bắt hải sản. Các xã ven biển trong huyện như Thới Thuận, Thừa Đức, Bình Thắng đều có lăng thờ cá Ông được gọi tắt là “lăng Ông”.
Là huyện thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Bình Đại đã phải từng bước khắc phục khó khăn, ổn định nền kinh tế. Điện, cầu đường, trường học, trạm xá y tế được từng bước xây dựng theo hướng kiên cố hóa. Nếu như năm 1976, chỉ có khu thị trấn Bình Đại được thắp sáng vào buổi tối từ 18 đến 22 giờ bằng nguồn điện từ máy diésel thì đến năm 1999, có 19/20 xã trong huyện đã có thể sử dụng điện của mạng lưới điện quốc gia. Bộ mặt đời sống văn hóa-tinh thần cũng đã có những thay đổi đáng kể.
c. Ba Tri nằm ở phía đông cù lao Bảo, phía bắc Ba Tri giáp với huyện Bình Đại, có chung ranh giới con sông Ba Lai, phía nam giáp huyện Thạnh Phú, có chung ranh giới con sông Hàm Luông, phía đông giáp biển (với chiều dài bờ biển gần 10 km), phía tây giáp huyện Giồng Trôm.
Vốn do phù sa của hai con sông Ba Lai và Hàm Luông bồi tụ nên, lại nằm sát
biển, đất đai Ba Tri gồm những đồng ruộng, xen kẽ những con giồng. Do vị trí thuận lợi, nằm giữa hai cửa sông lớn, đất đai cao ráo, cho nên Ba Tri là một trong những điểm định cư sớm nhất của những lưu dân người Việt ở Bến Tre.Từ thị xã Bến Tre đi 30 km đường thủy hay 40 km đường bộ là tới vườn chim Vàm Hồ thuộc xã Mỹ Hòa - huyện Ba Tri. Vàm Hồ được biết tới từ hơn 100 năm trước với cái tên Cù Lao Cá. Vùng rừng phù sa nhiễm mặn này địa hình tương đối cao - trung bình là 1,2 m so với mặt biển nên chỉ bị ngập mặn khi triều cường. Xuôi dòng Ba Lai, đôi bờ ngút ngàn mầu xanh của dừa nước và thế giới thực vật phong phú. Từ các loại rau mầu, cây trái quen thuộc tới những loài cây hoang dại như lức, giá, sậy, ôrô, quao nước... Bạn như lạc vào khung cảnh êm đềm của rừng chà là và đước phủ dày mầu xanh ven dòng sông yên ả, mọi lo toan, bận rộn ngày thường tan biến hết. Vườn chim có gần 90 loài thuộc 35 họ và 12 bộ với hàng trăm nghìn con, nhiều nhất là cò trắng, cò ngang nhỏ, cò ruồi, quắm trắng, vạc, diệc xám. Trong các cây bụi, gần vực nước là thế giới của nào cuốc ngực trắng, trích, cúm núm, nào chàng nghịch, bìm bịp, chích chòe, chèo bẻo... Chiều xuống, những đàn chim tấp nập, tíu tít về tổ làm nên cảnh tượng thực náo nhiệt. Mỗi khi giông gió chuyển trời, chim dáo dác bay lên che rợp cả một khoảng trời. Bên trong vườn chim, kênh rạch chằng chịt rất nhiều tôm cá, chủ yếu là cá đối, bống kèo, cua biển, tôm đất... và đó là nguồn thức ăn dồi dào cho chim thú ở đây. Đường ra bãi Ngao đang được xây dựng nhưng nghề đánh cá & cảng cá Ba Tri vẫn chưa được đầu tư đúng mức.
Sau khi tận hưởng cảm giác hòa mình với thiên nhiên, hãy dừng chân ở nhà hàng Vườn chim để
thưởng thức các món ăn dân dã từ tôm, cá, rùa... vừa bắt từ ao nuôi.Vườn chim Vàm Hồ là hệ sinh thái đặc sắc, tiêu biểu cho rừng ngập mặn ven biển cửa sông Cửu Long, có giá trị sinh học cao và tiềm năng đáng kể để phát triển du lịch sinh thái. Trong quy hoạch phát triển du lịch Bến Tre 1996-2010, Vườn chim hơn 67,6 ha này là một trong những khu du lịch trung tâm.
Là huyện ven biển có cửa sông lớn Hàm Luông, Ba Tri có mối quan hệ giao lưu buôn bán với bên ngoài khá sớm. Chính đó cũng là điều kiện để con người ở đây có thể tiếp nhận những kinh nghiệm sản xuất, tổ chức đời sống cùng những phong trào chính trị, văn hóa từ những nơi khác đưa lại. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà hơn một trăm năm trước, Nguyễn Đình Chiểu đã chọn nơi này để “tị địa”, dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, sáng tác văn thơ kháng Pháp và làm điểm hẹn gặp gỡ của những bạn bè yêu nước trong điều kiện đôi mắt bị mù lòa.Về phương diện văn hóa, Ba Tri cũng là nơi có một trữ lượng ca dao, dân ca phong phú, từ hò, lý, vè, nói thơ, hát bội đến điệu hát sắc bùa còn lưu giữ được ở xã Phú Lễ. Đình Phú Lễ được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 7 (1826) với lối kiến trúc quy mô và độc đáo cũng là một di tích văn hóa được xếp hạng của tỉnh.
Những nhân vật tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản (người tiến sĩ đầu tiên của đất Gia Định), Sương Nguyệt Anh (người phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm chủ bút một tờ báo, tờ Nữ giới chung) không chỉ là những gương mặt văn hóa của địa phương mà là chung cho cả nước. Có lẽ cũng cần nhắc đến một gương mặt văn hóa khác tuy không phải là dân Ba Tri nhưng đã được đông đảo sĩ phu Nam Kỳ kính trọng, đó là người thầy giáo nổi tiếng Võ Trường Toản, mà hài cốt đã được các học trò của ông di dời về đất Bảo Thạnh, trong phong trào “tị địa”, lúc ấy (1862) vẫn còn là vùng tự do.
Đất đai Ba Tri chủ yếu là ruộng và giồng, không có vườn tược trù phú như các huyện phía tây. Ngoài nghề trồng lúa và nghề làm giồng, làm muối, đánh bắt hải sản, nhân dân ở đây, trước năm 1945, còn có nghề ươm tơ, dệt lụa. Lụa Ba Tri đã từng nổi tiếng trên thị trường Nam Kỳ. Do chiến tranh, nghề này đã bị mai một dần và cho đến nay chưa đủ điều kiện để phục hồi.
Ba Tri đã có những đổi thay rất lớn trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Từ chỗ thiếu đói với nền kinh tế nghèo nàn, què quặt, ngày nay Ba Tri không những đã tự lực giải quyết nhu cầu lương thực mà còn có dự trữ. Thủy sản - thế mạnh thứ hai của huyện, cũng đã có bước nhảy vọt về sản lượng đánh bắt và nuôi trồng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của huyện.
Thành tích lớn nhất của huyện Ba Tri là việc xây dựng hệ thống thủy lợi. Vốn là một huyện ven biển, nước mặn, đồng chua chỉ thích hợp với cây chà là gai, thiếu nước ngọt nghiêm trọng, đến nay 3/4 diện tích đất nông nghiệp Ba Tri được tưới nước ngọt. Chưa tính hệ thống thủy lợi ven sông Hàm Luông đang thi công, đến nay huyện Ba Tri đã có hệ thống kênh tưới chính dài 46,7 km và hệ thống kênh tưới nước gồm kênh Láng Sen, Bến Than, Vàm Hồ, An Bình Tây, Rạch Nò – Bà Hiền và kênh Giồng Quít. Một hệ thống đê ngăn mặn dài 42,85 km. Nhờ hệ thống thủy lợi nên diện tích cấy lúa từ 17.000 ha ngày đầu giải phóng (1975), nay tăng lên 33.589 ha với năng suất bình quân 33 tạ/ha; có nơi năng suất đạt trên 5 tấn/ha. Các công trình thủy lợi không chỉ phục vụ cho việc tưới tiêu các cánh đồng lúa mà còn cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt hàng ngày của người dân, tạo điều kiện để chuyển đổi đất giồng thành vườn tược xanh tươi, làm thay đổi môi trường sống. Cây ăn trái, cây mía, hoa màu đều tăng.
Thế mạnh thứ hai của Ba Tri là thủy sản: đến năm 2000, có 1.074 chiếc, với công suất 50.825 CV, trong đó có 115 chiếc có công suất từ 90 CV trở lên, có thể đánh bắt xa bờ. Ba Tri có 1.873 ha nuôi tôm cá và 872 ha nuôi nghêu sò.
d. Mỏ Cày:
Được hình thành từ nguồn phù sa của hai con sông lớn Hàm Luông và Cổ Phiên bồi đắp qua nhiều thế kỷ, Mỏ Cày có địa hình tương đối bằng phẳng, gồm những cánh đồng lúa, những ruộng mía và vườn cây ăn trái thỉnh thoảng xen kẽ một số cồn cát. Ngoài hai con sông lớn cặp hai bên bờ cù lao, Mỏ Cày còn có nhiều sông nhỏ và vừa (có sông rộng từ 100 đến 200m như sông Cái Cấm, sông Mỏ Cày, sông Thom) và những con rạch chia cắt dọc ngang, rất thuận lợi về mặt giao thông thủy. Làng mạc được bao bọc bởi những con sông và ven sông thường là những vườn dừa, vườn cây ăn trái khác và những rừng dừa, rừng cây ăn trái khác và những rừng dừa nước, rừng bần tạo thành một khung cảnh thiên nhiên, với màu xanh bất tận. Đến mùa thu hoạch mía, hàng trăm lò đường đặt dọc theo ven sông tỏa ra trong không gian một mùi thơm ngào ngạt của những chảo mật mía đang sôi – mùi thơm đặc biệt dân dã ấy chỉ có thể bắt gặp được ở những vùng quê chuyên sản xuất mía đường. Đất đai Mỏ Cày rất thích hợp cho sự tăng trưởng của 3 loại cây chính: lúa, dừa và mía. Một đặc sản khác nổi tiếng của Mỏ Cày là cây thuốc lá, đặc biệt thuốc trồng ở những con giồng thuộc các xã Đa Phước Hội, An Thạnh, vùng quanh thị trấn và vùng phía tây bắc Mỏ Cày. Là vùng đất màu mỡ, được thiên nhiên ưu đãi về mặt sản xuất nông nghiệp (trừ một ít xã vùng nam Mỏ Cày, hàng năm vào những tháng gió chướng, nước biển dâng lên, nên đồng ruộng bị nhiễm nước lợ, năng suất cây trồng bị ảnh hưởng, còn đại đa số ruộng đất được tưới nước ngọt của hai con sông Hàm Luông và Cổ Chiên), con người ở đây lại siêng năng, cần cù, có nhiều sáng tạo trong sản xuất, do đó nhìn chung đời sống dân chúng khá sung túc. Những câu hát, câu ca dân gian sưu tập được ở Mỏ Cày phản ánh khá đầy đủ quá trình khai phá đất đai từ những buổi đầu còn là rừng hoang đầy cọp, cá sấu...
Trên cù lao Minh, huyện Mỏ Cày có hình chữ nhật, bắc giáp thị xã Bến Tre và huyện Châu Thành, ngăn cách bởi dòng sông Hàm Luông, tây và tây nam giáp tỉnh Trà Vinh có ranh giới chung con sông Cổ Chiên, tây bắc giáp huyện Chợ Lách, đông và nam giáp huyện Thạnh Phú. Là một huyện có số dân đông nhất tỉnh, có tiềm năng đất đai phong phú, có nguồn nhân lực dồi dào nhưng nhìn chung vẫn là một quận nghèo!
Chùa Tuyên Linh (xã Minh Ðức) là 1 di tích lịch sử. Các xã An Định, Minh Đức, Hương Mỹ được coi như là cái nôi của những làn điệu dân ca gắn liền với tên tuổi những nghệ nhân nổi tiếng một thời.

e. Thạnh Phú nằm ở cuối cù lao Minh, chân đạp sóng biển Đông (với bờ biển dài 25 km, tính từ Vàm Rỏng đến Khâu Băng), phía tây giáp huyện Mỏ Cày, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, ngăn cách bởi con sông Cổ Chiên, phía bắc giáp huyện Ba Tri, có ranh giới chung con sông Hàm Luông. Thạnh Phú gồm những cánh đồng bằng phẳng xen kẽ với những giồng cát và những khu rừng ngập mặn. Ở ven biển, ven sông là những dải rừng ráng, chà là, dừa nước, bần, mắm, đước, vẹt v.v... Phần lớn đất đai bị nhiễm mặn lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các xã từ thị trấn Thạnh Phú trở lên giáp với huyện Mỏ Cày thuộc vùng nước lợ. Từ thị trấn đi về phía biển, diện tích đồng lúa bị thu hẹp dần lại, nhường chỗ cho các đầm nuôi tôm (thu nhập cao gấp nhiều lần trồng lúa). Người dân ở vùng này còn có nghề rừng, đánh bắt và chế biến hải sản.Trên những giồng đất, nhân dân thường trồng hoa màu, thuốc lá, dưa hấu. Trong những năm 40, nghề trồng bông vải từ phía Ba Tri lan sang đây, phát triển khá mạnh trên các giồng, tận ven biển.Trong kháng chiến chống Pháp, rừng Thạnh Phú còn khá rậm rạp, chiếm một diện tích đáng kể, là căn cứ an toàn của VC. Thời kháng chiến chống Mỹ, xã Thạnh Phong trở thành đầu cầu tiếp nhận vũ khí chi viện cho chiến trường trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển. Những địa danh như Cồn Rừng, Cồn Bửng, Cồn Lợi, Bần Mít, Eo Lói, Khâu Băng... được cả nước biết đến nhưng nhìn chung Thạnh Phú vẫn là một huyện nghèo nhất, khó khăn nhất của tỉnh Bến Tre ! Bây giờ, xã An Ðiền đã nhập vào thị trấn Thạnh Phú (thị trấn thuộc huyện Thạnh Phú), coi bộ người dân ở đây cũng khá hơn. Tiếc là tôi không đi ra Thạnh Phong được.
f. Chợ Lách nằm trên phần đất hẹp nhất ở phía trên cùng của cù lao Minh, bằng nửa diện tích huyện Mỏ Cày, thuộc hàng nhỏ nhất trong bảy huyện của Bến Tre nhưng mật độ dân số thì lại thuộc loại cao, đứng hàng thứ ba sau huyện Châu Thành và Mỏ Cày. Về mặt địa lý hành chính, huyện Chợ Lách tuy cùng nằm chung trên cù lao Minh với hai huyện Mỏ Cày và Thạnh Phú nhưng đã có lúc phần đất này thuộc tỉnh Vĩnh Long, có lúc lại nhập về tỉnh Bến Tre. Từ 1945 về trước, Chợ Lách là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, nằm bên phía tả ngạn sông Cổ Chiên. Từ huyện lỵ Chợ Lách theo đường bộ về thị xã Vĩnh Long chỉ có 17 km, trong khi đó đoạn từ Chợ Lách đến thị xã Bến Tre dài gần 50 km. Đất đai Chợ Lách do sự bồi tụ phù sa của hai con sông lớn Cổ Phiên và Hàm Luông, lại được tưới bởi một hệ thống kênh rạch gồm 25 nhánh lớn, nhỏ chạy ngang dọc, quanh năm giầu nước ngọt. Đến các xã Vĩnh Thành, Vĩnh Hòa, Phú Sơn, Sơn Định vào mùa trái cây, khách không khỏi ngỡ ngàng trước vườn chôm chôm chín đỏ, những liếp cam, liếp quýt, liếp bưởi sai oằn trái che khuất cả lối đi, muốn bước tới phải đưa tay đỡ từng cành trĩu trái. Mùi hương của các loài hoa gọi về những đàn ong mật, ong ruồi. Những vườn dâu xanh, bòn bon với những buồng trái xây quanh từ gốc đến ngọn, trông thật thích mắt. Trái cây Chợ Lách nổi tiếng xa gần, không chỉ ở số lượng mà còn ở chất lượng và chủng loại nên đến Chợ Lách-Cái Mơn là tha hồ ăn trái cây; nhất là sầu riêng. Trong bài ca dao phổ biến ở Bến Tre ngợi ca về sản vật địa phương có câu:



Sầu riêng, măng cụt Cái Mơn
Nghêu sò Cồn Lợi, thuốc ngon Mỏ Cày.

Trái cây vùng Chợ Lách không chỉ có sầu riêng và măng cụt, mà còn có bưởi, mận, cam, quýt, xoài, chuối (mỗi thứ có năm ba loại), chôm chôm, bòn bon, dâu, cóc, ổi, nhãn, mãng cầu xiêm, sapôchê, lêkima, mùa nào trái ấy, loại trái nào cũng nhiều, cũng ngon, được khách hàng ưa chuộng. Nhiều loại cây ăn quả nhập từ trước, được nhân giống và trồng lan rộng ở các nơi, mà xuất phát điểm là đất Cái Mơn, xã Vĩnh Thành. Ở xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách có giống xoài lạ, nặng 3kg, thơm ngon. Hơn 1.000 cây giống bán hết sạch. Chủ nhân của giống xoài lạ, Lê Quốc Phong trở thành triệu phú ở tuổi 17.
Có lẽ đáng nói hơn, ở đây còn có nghề độc đáo nhất: nghề chiết cây, ghép cành, lai tạo và nhân giống cây ăn quả cùng nghề trồng cây và hoa kiểng. Nghề làm vườn và sản xuất cây giống, cây hoa kiểng đã đem lại cho người dân ở đây một đời sống sung túc, nhà cửa khang trang, tiện nghi đầy đủ, đường sá trong làng sạch và rộng. Những cầu khỉ vốn phổ biến ở nhiều vùng sông rạch thì ở đây phần lớn được thay thế bằng những cầu bê-tông, đảm bảo cho xe đạp, xe honda, người bưng, gánh nặng qua lại dễ dàng.
Chợ Lách còn có một lợi thế đáng kể nữa là nằm án ngữ ngay trên trục giao thông chiến lược từ miền Tây đến miền Đông, lên cả thành phố Hồ Chí Minh, lại ở giữa hai con sông lớn Hàm Luông và Cổ Chiên. Do đó, con người ở đây đã từ lâu có quan hệ giao thương với các tỉnh khác trong vùng. Cung cách làm ăn phần lớn còn ở dạng “tự sản, tự tiêu”. Có thể nói cứ 10 nhà có đến 8 nhà có ghe xuồng riêng. Cây trái sản xuất ra được họ đưa đi bán khắp nơi, rồi cũng theo đường thủy họ mua những vật dụng khác, từ gạo thóc, cá mắm, các nhu yếu phẩm đưa về, phần thì để dùng, phần thì đưa ra thị trường bán lại. Lối hoạt động bán nông, bán thương này không chỉ làm tăng thêm nguồn thu nhập ngoài thửa ruộng, mảnh vườn, mà còn tạo điều kiện để con người ở đây có thể tiếp thu những nét hay, nét đẹp trong nếp sống văn hóa, trong cung cách làm ăn, tổ chức đời sống của đồng bào nơi khác để làm phong phú thêm cuộc sống của mình.
Chợ Lách là nơi có nhiều tôn giáo: đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Cao đài, đạo
Hòa hảo. Chiếm số lượng đông nhất là đồng bào theo đạo Thiên Chúa. Hầu hết các xã trong huyện đều có nhà thờ. Họ đạo Cái Mơn (xã Vĩnh Thành) là họ đạo lâu đời nhất, được thành lập từ tháng 2-1872, một trong 10 trung tâm lớn và lâu đời của đạo Thiên Chúa ở nước ta. Nơi đây, ngoài một nhà thờ lớn còn có nhà dưỡng lão, trường học, trại mồ côi và nhà nguyện cho các nữ tu sĩ của dòng Mến Thánh Giá - chính tại nơi này chúng tôi đã chứng kiến sự hy sinh thầm lặng của các nữ tu với tấm lòng bác ái dành cho người nghèo. Cái Mơn cũng là quê hương của học giả Trương Vĩnh Ký. Bia và nhà kỷ niệm về ông vẫn còn nguyên vẹn. Họ đạo Cái Nhum (xã Long Thới) cũng là một họ đạo lớn, ngoài nhà thờ, ở đây còn có một chủng viện. Đồng bào theo đạo Thiên Chúa ở hai nơi này chiếm từ 80 đến 90 % dân số. Nhà thờ cổ Cái Mơn với tháp chuông là địa danh nổi tiếng của Chợ Lách.

Năm 1994, cầu Chợ Lách bắc qua kênh Chợ Lách, nối liền trục tỉnh lộ 888, nay là quốc lộ 57, từ thị trấn Chợ Lách qua xã Phú Phụng. Có thể nói Chợ Lách là huyện giàu và thành công nhất Bến Tre, người nông dân thu nhập cao, cơ sở hạ tầng (giao thông nông thôn, điện, y tế, hiện có 5 tổng đài điện thoại tự động, mỗi xã đều có trường tiểu học và trung học cơ sở, v.v...) đã được xây dựng. Sau khi có cầu Hàm Luông, đường về Chợ Lách dễ dàng, thuận lợi hơn; nhất là du lịch + kinh tế + xã hội + y tế.
4. Vĩnh Long

Tôi vẫn thấy vui làm sao khi đi qua chiếc cầu treo Mỹ Thuận bắc ngang qua hai bờ sông Tiền giữa hai tỉnh Mỹ Tho - Vĩnh Long. Ðây là niềm mơ ước của hàng triệu người dân quê tôi, bây giờ đã trở thành biểu tượng cho sự nối kết để vươn tới tương lai của đồng bằng sông Cửu Long. Từ Mỹ Thuận về tới ngã ba Cần Thơ, tôi thấy quang cảnh không mấy thay đổi, có chăng là đường xá nhỏ hẹp hơn. Khu mé sông, gần dinh Tỉnh Trưởng có một tượng đài của mấy con rồng vàng, ngay trước một khách sạn mới xây trên...10 năm. Chợ Vĩnh Long cũng chỉ xây mới ...mặt tiền. Dọc mé sông, một dãy quán nước cho khách ngắm chiều về trên sông. Nhà máy nước gần đó trông tàn tạ làm sao, cho nên hệ thống nước của tỉnh cũng hom hem y như thế. Chạy qua khu Nhà Làng ngày xưa, nhìn lại Văn Thánh Miếu và trường Tống Phước Hiệp rồi trường bán công Nguyễn Thông, cố tìm mấy tiệm mì bên cạnh Văn Thánh Miếu (thêm tô xương xí-quách), hủ tíu Vĩnh Long, quán cơm Kim Sơn và xe bán đồ ngọt ngày xưa trước khi trở vô khu chợ Vĩnh Long. Suốt 4 tháng Tết Mậu Thân (1968), gia đình tôi đã trải qua những giờ phút kinh hoàng ở Vĩnh Long. Căn nhà của ông nội tôi trên đường Đồng Khánh (nay là đường 3/2) với gốc anh đào thật đẹp giờ đã trở thành Ty Lương Thực Vĩnh Long. Bà cô tôi được nhà nước đổi cho một nhà khác ngay phía sau Ngân Hàng Nông Nghiệp Tỉnh, ở ngã ba Cần Thơ. Vĩnh Long có lẽ là tỉnh chậm phát triển nhất trong 3 tỉnh mà tôi ghé qua. Phố xá nhỏ hẹp, cũ kỷ, chẳng có bao nhiêu căn nhà mới, cho dù đây là quê hương của ông Võ Văn Kiệt & Phạm Hùng. Tôi cũng không hiểu vì sao Vĩnh Long không chạy theo sự thay đổi nhanh chóng của cả nước mà dường như còn tập tễnh bò đi những bước ngập ngừng.

Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, giáp các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp về phía bắc, Bến Tre về phía đông, Trà Vinh về phía đông nam, Hậu Giang, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ về phía tây và nam.
Sông, rạch chằng chịt, cù lao nhiều, phù sa màu mỡ, rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái. Tỉnh Vĩnh Long gồm thị xă Vĩnh Long và các huyện: Bình Minh, Bình Tân(thành lập ngày 31 tháng 7 năm 2007), Long Hồ, Mang
Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm. Cù Lao An Bình và Bình Hòa Phước nổi giữa sông Tiền, đối diện với thị xã Vĩnh Long, Cù Lao gồm bốn xã: An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh và Ðồng Phú, thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cù lao rộng khoảng 60km2, đất đai màu mỡ và trù phú, dân cư trồng nhiều cây ăn trái như: chôm chôm, xoài, nhãn, sầu riêng, sapôchê... Trên cù lao này là:
- Vườn cảnh Bonsai của ông Sáu Giáo tại ấp Bình Thuận xã Hoà Ninh với hàng trăm loài cây cảnh (mai vàng, mai chiếu thuỷ, lài...), xung quanh nhà là vườn nhãn và ao nuôi cá tai tượng, loại cá thịt ngon.
- Nhà sàn ông Mười Ðầy cất bằng gỗ trên rạch Ninh Hoà, phía sau nhà là vườn nhãn, bưởi, sapôchê. Nhà ông Mười Đầy là một trong điểm tham quan ở cù lao này.
- Ngôi nhà xưa ông Hai Hoàng được xây cất theo kiến trúc Pháp có sân rộng và phía sau là vườn chôm chôm và nhãn. Ðây là nơi ăn trưa và nghỉ đêm của du khách. Có món canh điên điển cá rô và ly rượu rắn, ăn tráng miệng là rỗ nhãn và chôm chôm, nằm lắc lẻo trên chiếc võng thiệt là sướng !
- Các vườn trái cây đặc sản khác: Vườn chôm chôm ông Chín Hoán, vườn chôm chôm ông Chín Cần, vườn nhãn tiêu ông Tám Hổ và vô số các vườn trái cây khác.
- Vườn bưởi trên cù lao Mỹ Hoà huyện Bình Minh, cách Vĩnh Long 30km, chuyên trồng bưởi năm roi, loại bưởi ngon nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Vĩnh Long ngày nay là một phần của Long Hồ dinh, được hình thành từ năm 1732, bao gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một phần của Cần Thơ.
Năm 1732, Chúa Nguyễn thứ bảy là Ninh vương Nguyễn Phúc Trú (1696-1738) đã lập ở phía nam dinh Phiên Trấn đơn vị hành chính mới là dinh Long Hồ, châu Định Viễn, tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay. Lỵ sở của dinh Long Hồ lúc mới thành lập đóng ở thôn An Bình Đông, huyện Kiến Đăng, được gọi là đình Cái Bè. Đến năm Đinh Sửu (1757) thì chuyển đến xứ Tầm Bào (thuộc địa phận thôn Long Hồ, nay là thị xã Vĩnh Long). Thành Long Hồ được xây dựng tại xứ Tầm Bào là thủ phủ của một vùng rộng lớn.
Nhờ đất đai màu mỡ, dân cư đ
ông đúc, việc buôn bán thông thương phát đạt, địa thế trung tâm…, dinh Long Hồ trở thành một trung tâm quan trọng thời bấy giờ. Để bảo đảm an ninh quốc gia, Chúa Nguyễn đã thiết lập ở đây nhiều đồn binh như Vũng Liêm, Trà Ôn... Đến giữa thế kỷ 18, dinh Long Hồ là thủ phủ của vùng đất phía nam và là đại bản doanh của quân đội nhà Nguyễn có nhiệm vụ phòng thủ, ổn định và bảo vệ đất nước. Sử cũ còn ghi: Vào năm Canh Dần 1770, tại vùng đất này, lưu thủ dinh Long Hồ đã chặn đánh tan tác quân Xiêm La do Chiêu Khoa Liên cầm quân, tiêu diệt 300 tên địch, làm tan vỡ âm mưu xâm chiếm nước Việt của chúng. Nơi đây cũng từng diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh. Năm 1784, tại sông Mang Thít (Vĩnh Long) nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh bại liên quân Xiêm La do Nguyễn Ánh cầu viện.
Năm 1976, Vĩnh Long đã sáp nhập với Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long; đến năm 1991 lại tách ra thành hai tỉnh riêng như cũ.

Ngoài truyền thống lịch sử, Vĩnh Long còn là nơi hội tụ anh hào. Nhiều danh nhân được sinh ra ở đây. Tiêu biểu có: nhà nghiên cứu văn hóa Trương Vĩnh Ký, Bùi Hữu Nghĩa, anh em Phan Tôn, Phan Liêm, Giáo sư Trần Đại Nghĩa, các chính khách có cựu Thủ tướng và Tổng thống của Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Hương, cựu Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu,cựu Thủ tướng Phạm Hùng, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cựu Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc, Phan Văn Đáng (nguyên Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam), BS Lê Minh Trí và GS Nguyễn Văn Trường (2 cựu tổng trưởng Y Tế & Giáo Dục), v.v... Trong lĩnh vực văn nghệ có nữ nghệ sỹ cải lương Lệ Thủy (quê ở huyện Bình Minh), cố nghệ sỹ Út Trà Ôn, Thanh Bạch, Lý Huỳnh, Bạch Lê , Thành Lộc, Bạch Long, Huỳnh Thi(Paul) của PBN, Kỷ lục gia Tòng Sơn (độc tấu kèn acmônica, quê ở Cầu Thiềng Đức thị xã Vĩnh Long, có biệt tài vừa thổi kèn acmônica vừa ăn chuối vừa uống bia).

Vĩnh Long có 3 dân tộc chính : Việt, Khmer, Hoa. Người Khmer trong tỉnh tuy chiếm tỉ lệ nhỏ (2%), nhưng nơi đây vẫn mang đậm nét truyền thống văn hóa lễ hội của người Khmer. Vĩnh Long có nhiều chùa nổi tiếng: Chùa Bửu Quang, Phước Hậu (Tam Bình),Giác Thiên, Ngọc Viên, Pháp Hải, Siêu Lý, Tiên Châu, Viên Giác, Long Khánh(TX. Vĩnh Long), Sanghamangala(Vũng Liêm), Chùa Toà Sen (Bình Minh)...

Ngày 8-1-1938, Tòa Thánh Vatican ban sắc chỉ để lập thành giáo phận Vĩnh Long (nằm trong địa bàn các tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Sa Ðéc) và cử cha Phêrô Ngô Ðình Thục (Huế) làm giám mục.Tính đến năm 2003, Giáo phận Vĩnh Long có số giáo dân là 183,728 người trong tổng dân số là 3,967,400 người. Ngoài nhà Thờ Chính Tòa (Ðịa chỉ: 141 Lý Thái Tổ, P. 2, Thị xã Vĩnh Long), giáo phận có Trung tâm truyền giáo,Trung tâm hành hương Fatima, Trung tâm hành hương Ðình Khao, Trung tâm hành hương Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Đài TH Vĩnh Long được thành lập ngày 9/5/1992 là một đài cấp tỉnh, chương trình không có gì hay nhưng cô xướng ngôn viên xinh đẹp, có duyên.
Vĩnh Long là tỉnh trồng lúa và cây ăn trái (cam, nhãn, quít, bưởi, dừa...),chăn nuôi gia súc, gia cầm. Khoảng 90% hộ gia đình trong tỉnh làm nghề nông. GDP/người: 300 USD (tương đương: 4.262.000 đồng - năm 2000).
Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này. Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình, cải lương... Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành xưa Long Hồ được xây dựng năm 1813, miếu Công thần, đình Tân Giai, đình Tân Hoà, Đình Long Thanh,Tiên Châu cổ tự,Thất phủ miếu,chùa Phước Hậu, Minh Hương Hội Quán, Thánh Tịnh Ngọc Sơn Quang, Lăng ông Tiền Quân Thống Chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn... Đặc biệt là Văn Xương Các ở thị xã Vĩnh Long (dân địa phương còn gọi phổ biến với một tên khác là Đền Văn Thánh hay Văn Thánh Miếu) do đốc học Nguyễn Thông (người gốc Phan Thiết) lập ra. Nơi đây thờ Khổng Tử trong ngôi nhà cổ kính ba gian hai chái, chứng tỏ sự phát triển và ảnh hưởng sâu sắc của nho giáo đến cư dân các tỉnh Nam Bộ. Bên cạnh Văn Thánh Miếu là Văn Xương thờ các thần văn học và danh sĩ như Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản. Miếu Quốc công vốn là đền thờ ông Tống Phước Hiệp như vị thần bảo hộ Vĩnh Long, sau này cũng là nơi thờ tướng Thanh ( một trong 4 vị tướng thanh liêm, trong sạch nhất của VNCH) và thường là nơi tố chức hát bội, cải lương nhưng sau 30/4/1975 thì VC chiếm dụng làm Nhà Văn Hoá nên coi bộ ông Tống Phước Hiệp cũng hết đất dung thân?
Khu tưởng niệm Phạm Hùng cách thị xã Vĩnh Long khoảng 4 km tọa lạc bên đường quốc lộ 53, rộng 3,2 ha, khang t1rang, đồ sộ. Nghe nói Vĩnh Long đã chuẩn bị cho ông Võ Văn Kiệt một khu tưởng niệm lớn hơn nữa.
Năm 2007, thị xã Vĩnh Long điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị; trong đó hình thành 3 khu dân cư chủ yếu gồm khu đô thị cũ (gồm các phường trung tâm với quy mô 800 ha), khu đô thị xây dựng mới (gồm khu đô thị liền kề cụm công nghiệp Cổ Chiên/290 ha), khu đô thị mới Mỹ Thuận (540 ha), khu vực dân cư phía Tây quốc lộ I gồm các xã Tân Hòa, Tân Hội(150 ha), khu vực dân cư đang phát triển mở rộng (chủ yếu thuộc phường 9 (300 ha) sẽ hình thành trung tâm văn hóa nghỉ ngơi). Các khu công nghiệp: Cổ Chiên(150 ha, gồm các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, dược liệu); Mỹ Thuận (công nghệ cao và công nghiệp nhẹ tại xã Trường An/78 ha) và hình thành các cụm công nghiệp sạch phân tán (30 ha).Khu tưởng niệm Phạm Hùng rộng 3,2 ha cách thành phố Vĩnh Long khoảng 4 km, khu tưởng niệm này khá khang trang, tọa lạc bên đường quốc lộ 53. Khu tưởng niệm cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đang được thiết kế.
Có lẽ ở tỉnh lỵ Vĩnh Long có 2 ngày nên tôi chưa kịp khám phá những sự đổi mới của Vĩnh Long chăng? Hy vọng Vĩnh Long sẽ trở mình và chuyển biến mau hơn, cả về xây dựng cơ sở vật chất, nhất là các khu vực kinh tế, y tế và giáo dục chứ không chỉ là khai thác du lịch từ hoàn cảnh tự nhiên sẵn có hay buôn bán nông - thủy sản mà thôi.
Viết riêng cho những người quê quán ở Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long.(9-2007) DSCN0001_3
DSCN1531
DSCN1322

DSCN1525
DSCN1408
DSCN1311
DSCN1527

DSCN0696 by romanny04.
a. Về thăm xã Mỹ Hoà, Bình Minh, Vĩnh Long - đất bưởi Năm Roi, 1 ngôi nhà cổ xưa xiêu vẹo và dãy nhà mới cất do Nhật bồi thường cho những nạn nhân vụ cầu Cần Thơ bị sập...









b. 1 năm trước, nơi này, 2 nhịp dẫn cầu Cần Thơ đã bị sập...

















Vĩnh Long hôm nay với đền thờ Phạm Hùng, chợ Vĩnh Long









Cần Thơ:

Bạc Liêu:
Hình ảnh Nhà công tử Bạc Liêu
Hình ảnh Nha Cong tu Bac Lieu.JPG
Nhà công tử Bạc Liêu
Hình ảnh Chua Xiem Can.JPGHình ảnh Chua Xiem Can1.JPG
Chùa Xiêm Căn, Bạc Liêu
Hình ảnh Vuon nhan.JPG
Vườn nhãn Bạc Liêu
Hình ảnh Đường phố Bạc Liêu
Đường phố Bạc Liêu

Cổng tam quan Quan âm Phật đài
Quán thế Âm Phật đài 
Đồ ăn do chị Tần làm

No comments:

Post a Comment