Friday, August 26, 2011

Cam Ranh

Cam Ranh là một thành phố thuộc tỉnh Khánh Hòa. Thành phố Cam Ranh cách Nha Trang (tỉnh lị tỉnh Khánh Hòa) 45 km về phía Nam, nằm bên Quốc lộ 1A, tọa lạc bên bờ Vịnh Cam Ranh, một vịnh biển tự nhiên được xem là vịnh tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á, nơi hội tụ những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển dịch vụ cảng biển và du lịch.
Kể từ năm 1653, khi chúa Nguyễn Phúc Tần lập ra dinh Thái Khang với 2 phủ và 5 huyện, qua các đời vua Minh Mạng, Thành Thái, Duy Tân đến Bảo Đại sau này với nhiều cách phân định ranh giới, lập các đơn vị hành chính khác nhau. Cho đến giữa năm 1939, Cam Ranh ngày nay vẫn là một phần đất của huyện Vĩnh Xương (gồm các tổng Thủy Triều, Cam Linh, Thịnh Xương và 6 tổng miền núi) giáp với tỉnh Ninh Thuận.
Giữa năm 1939, với nghị định ngày 8 tháng 6 của Toàn quyền Đông Dương Georges Catroux và chỉ dụ số 17 của Bảo Đại, tách một phần đất của Ninh Thuận và huyện Vĩnh Xương lập một đơn vị hành chính tương đương cấp huyện, trực thuộc tỉnh Khánh Hòa gọi là Nha đại lý hành chính Ba Ngòi, năm 1947 đổi thành quận Cam Lâm.
Từ năm 1965 - 1972, Hoa Kỳ đóng quân ở đây và gọi là Căn cứ không quân Cam Ranh (hay Quân cảng Cam Ranh). Năm 1978, Liên Xô - mà sau này do Nga tiếp tục - thuê lại căn cứ Cam Ranh với thời hạn đến năm 2004, nhưng đã kết thúc sớm hơn hai năm.
Tháng 10-1965, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh số 206 ngày 25 tháng 1, lấy các xã Suối Vĩnh, Suối Hải, Suối Hoà, Cam Phúc, Cam Ranh, Cam Bình, Cam Linh, Cam Lộc của quận Cam Lâm và phần đất đã nhập vào quận Du Long (tỉnh Ninh Thuận) trước đó là các thôn Hoà Diêm, Trại Láng, Ma Dù, Sông Cạn, Mỹ Thạnh thành lập thị xã Cam Ranh (trực thuộc trung ương). Đến ngày 6-7-1966, Nghị định số 620 BNV/NC/NĐ đổi các xã thuộc thị xã Cam Ranh thành khu phố. Sắc lệnh số 17-SL/NV ngày 20-2-1968 lấy thêm xã Cam Sơn và một phần xã Cam Phú, Cam Thượng của quận Cam Lâm sáp nhập vào thị xã Cam Ranh. Nghị định số 1048-NĐ/NV ngày 7-11-1970 chia thị xã Cam Ranh thành hai quận là quận Bắc và quận Nam. Quận Bắc gồm các khu phố: Suối Hoà, Suối Vĩnh, Suối Hải, Suối Cam; quận Nam gồm các khu phố: Cam Phúc, Cam Bình, Cam Ranh, Cam Phú, Cam Lộc, Cam Sơn, Cam Thịnh.
Dưới chính quyền phía Cộng sản (đóng tại Khánh Sơn), để thuận tiện cho sự chỉ đạo từng thời kỳ, địa giới hành chính huyện Ba Ngòi cũng có một số thay đổi. Cuối năm 1949, nhập tổng Hòa Tân vào huyện Ba Ngòi, đầu năm 1951, tách huyện Ba Ngòi thành 2 khu: khu đặc biệt Cam Ranh và huyện Khánh Sơn. Tháng 5 năm 1976, nhập lại thành một huyện lấy tên chung là huyện Cam Ranh. Ngày 23-10-1978, thị trấn Ba Ngòi (huyện lị) được thành lập theo Quyết định số 268-CP
đến đầu năm 1985 Huyện Cam Ranh lại tách thành hai huyện Cam Ranh và Khánh Sơn. Ngày 7 tháng 7 năm 2000, huyện Cam Ranh được nâng lên thành thị xã Cam Ranh.
Tháng 4 năm 2007 theo nghị định số 65/2007/NĐ-CP của Chính phủ cắt các xã: Cam Tân, Cam Hòa, Sơn Tân, Cam Hải Tây, Cam Đức, Cam Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam Thành Bắc, Cam An Bắc, Cam An Nam, Cam Phước Tây, Cam Hải Đông của thị xã Cam Ranh và các xã Suối Tân, Suối Cát của huyện Diên Khánh thành lập huyện Cam Lâm.
Ngày 17 tháng 9 năm 2009 thị xã Cam Ranh được công nhận là đô thị loại 3. Ngày 23 tháng 12 năm 2010 thị xã Cam Ranh được chính phủ chính thức công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Phi trường Quốc tế Cam Ranh: vài hạt sạn

Hôm 11/12, tôi có vinh hạnh là một trong những hành khách đầu tiên chứng kiến thời khắc lịch sử của phi trường Cam Ranh. Ngày 12/12 phi trường Cam Ranh chính thức trở thành phi trường quốc tế, đón nhận 2 chuyến bay của các hãng Silk Airlines (Singapore) và Transaero (Nga). Vì có dịp sử dụng dịch vụ của phi trường này lần đầu, tôi có vài hàng ghi lại để gọi là nhật kí một chuyến đi ngắn …


Nhà ga phi trường quốc tế Cam Ranh
Phi trường Cam Ranh có diện tích 750 ha, tức còn rộng hơn cả phi trường quốc tế Nội Bài. Phi trường này do quân đội Mĩ xây dựng và sử dụng làm căn cứ không quân Mĩ trong thời chiến. Năm 1973, sau Hiệp Định Paris, Mĩ giao căn cứ này lại cho VNCH. Sau 1975, phi trường Cam Ranh vẫn là phi trường quân sự, mãi đến năm 2004 mới trở thành phi trường dân sự. Phải ghi nhận một điều ở đây là hầu hết các phi trường ở phía Nam hiện nay đang được khai thác (như Phú Bài, Phù Cát, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, v.v…) đều do Mĩ xây cả 30-40 năm trước nhưng vẫn còn rất tốt!

http://congluan.vn/Uploaded/thuyvan/091209/Camranh.jpghttp://phunu.info/images/310/62136.jpgPhi trường Cam Ranh mới được xây dựng lại theo kiến trúc hiện đại, và nâng cấp trên nền tảng của phi trường quân sự cho Mĩ xây trước đây trong thời chiến. Cố nhiên, “Quốc tế” ở đây phải hiểu là có chuyến bay quốc tế, chứ dịch vụ và chất lượng dịch vụ thì chắc còn xa mới trở thành quốc tế theo chuẩn mực của Bangkok hay Singapore. Cho đến nay, phi trường vẫn chưa có đường ống dẫn hành khách đi từ máy bay thẳng vào nhà ga, mà vẫn phải qua xe bus (giống như ở Tân Sơn Nhất vậy). Kể ra thì cũng khôi hài, vì nơi máy bay đáp và nhà ga chỉ cách khoảng 1-2 phút đi bộ, ấy vậy mà hành khách vẫn phải chen chúc nhau trong xe bus để được vào nhà ga!

Phía trong phi trường Cam Ranh cũng rộng rãi, có khả năng đón 600 khách. Có lẽ mới xây, nên phi trường còn khá sạch, nhưng tôi không thấy một nét nào đặc biệt gây ấn tượng hay để lại trong tôi về một phi trường mang dấu ấn của miền cát trắng này. Thật vậy, tôi vẫn thấy dù là hạng “quốc tế” nhưng phi trường vẫn còn mang vài nét rất đặc thù … Việt Nam. Chẳng hạn như khu nhà vệ sinh, vẫn rất sơ sài, vẫn có phần hơi bẩn, và cách thiết kế vẫn không thoát ra được cái tư duy tiểu nông, chứ chưa nói đến chất lượng. Hay như những hàng quán bên trong nhà ga vẫn còn tạm bợ, chất lượng xoàng xỉnh.

Phi trường có một cửa hàng sách. Nói “cửa hàng” cho oai, chứ thật ra đó là một tủ sách nhỏ, với loe ngoe vài ba cuốn sách du lịch và lịch sử tiếng Anh lẫn tiếng Việt được bày trong một tủ kính nhỏ cỡ tủ sách gia đình dành cho con em học tiểu học. Khốn khổ hơn là cửa kính của tủ sách này bị hư hỏng, xiêu vẹo một cách thảm hại, nên thoạt đầu nhìn vào người ta cứ tưởng là một tủ sách từ thiện do một nhà giàu nào đó tặng cho hành khách. Chính vì sự lầm tưởng này mà tôi mon men đến tủ sách. Đến gần thì thấy một em bé trai ra chào bán sách. Em mặc sơ mi áo trắng bỏ ra ngoài, quần tây đen, tóc dài trông rất “ngầu”, nhưng nói chuyện thật dễ thương. (Người Nha Trang chính gốc rất dễ mến, chứ không phải người Nha Trang từ miền khác đến đây có vẻ … hung hãn). Em không có ghế ngồi, nên phải ngồi trên sàn gạch. Em “dụ” tôi mua mấy quyển sách sử của cụ Trần Trọng Kim và những cuốn sách về chiến tranh Việt Nam đã dịch sang tiếng Việt. Tôi đành đau lòng từ chối mua vì … chẳng có cuốn nào là mới với tôi cả.

Không có ghế ngồi chờ
Thật ra, khu vực “check-in” của phi trường không có ghế ngồi công cộng. Vâng, chuyện khó tin nhưng có thật: không có ghế ngồi. Tôi tự hỏi nếu có một hành khách cao tuổi khó đi lại và trong khi chờ check-in (vì lâu lâu nhân viên check-in mới có mặt làm thủ tục) thì họ sẽ ngồi ở đâu. Có lẽ phải ngồi xuống sàn gạch mà thôi. Chưa có một phi trường quốc tế nào có cách thiết kế này. Ngay cả phi trường Jeddah mà tôi có dịp kể qua, tuy tồi tệ về dịch vụ, nhưng vẫn có ghế công cộng cho khách ngồi chờ check-in.

Thật ra, khách muốn ngồi thì phải đến một quán cà phê ngay bên cạnh quày check-in của Vietnam Airlines, nhưng đương nhiên khách phải trả tiền uống cà phê mới được ngồi ghế. Tôi gọi cách thiết kế này là cách “thiết kế móc túi”. Người nào nghĩ ra cách thiết kế này đáng được thưởng một bằng khen về cách móc túi hành khách. Cũng có thể gọi cách thiết kế không có ghế ngồi công cộng này là một cách thiết kế hà tiện. Mà, cách họ móc túi khách có vẻ quá trắng trợn và thô thiển.

Bị “móc túi”
Hôm đến Cam Ranh, tôi trải qua một kinh nghiệm đáng nhớ. Mới đáp xuống phi trường, phải chen chúc nhau trong một cái xe bus chật chội để vào nhà ga, chưa kịp hoàn hồn và chưa kịp lấy hành lí thì đã có người đến gạ đi xe taxi về Nha Trang. Tôi chưa vội trả lời, đi một vòng nhà ga để tìm phương tiện đi về Nha Trang thì thấy có 2 cách: hoặc bằng xe bus, hoặc bằng taxi. Bảng niêm yết giá in chữ đỏ cho biết giá xe bus là 40.000 đồng, còn taxi thì 260.000 đồng. Như đọc được suy nghĩ của tôi, người gạ tôi đi taxi (vẫn theo đuổi tôi) nói rằng tuy giá xe bus rẻ đấy, nhưng xe chỉ chở về bến và tôi phải mua một vé khác về khách sạn. Tôi quay lại hỏi anh là có hãng taxi nào khác không, thì anh nói không. Nói cách khác, tôi không có lựa chọn nào khác là phải đi xe taxi của anh. Thôi thì khoảng đường gần 30 km mà giá 260.000 đồng tuy đắt đó, nhưng vẫn còn rẻ hơn so với bên trời Tây; vả lại, mình chỉ chi tiền cho người xứ mình như là một cách giúp đồng hương thì tôi tiếc cái nỗi gì. Tôi tự an ủi và tự làm “công tác tư tưởng” như thế để lên xe theo anh đi về Nha Trang.

Đến khi theo anh ra ngoài bãi đậu xe, thấy có vài người đứng ngóng chờ, tôi hỏi anh tài xế họ là ai, thì anh nói là “họ đang chờ thân nhân”. Nhưng anh nói dối. Những người đứng lóng ngóng ngoài nhà ga không đón thân nhân, mà cũng là tài xế taxi như anh, nhưng taxi của họ thuộc các hãng khác, không được vào nhà ga đón khách. Trong những hãng taxi không được vào (hay bị ép đứng ngoài) nhà ga có hãng Mai Linh. Tình trạng cạnh tranh thị trường taxi tại phi trường Cam Ranh cũng giống như tình trạng ở phi trường Tân Sơn Nhất mà tôi đã có dịp kể lại trước đây, và nó thể hiện sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trong thương trường ở Việt Nam.

Khi vào Nha Trang, tôi có dịp đi taxi Mai Linh và mới biết một thông tin thú vị: giá đi từ Nha Trang ra phi trường Cam Ranh (hay ngược lại) là 150.000 đồng. Thật vậy, khi rời Nha Trang, tôi đi xe hãng Mai Linh và đó là giá chính thức. Như vậy, taxi của phi trường Cam Ranh đã “chặt” tôi 110.000 đồng. Cũng là một bài học khi đến những nơi lạ nước lạ cái. Tôi không bực mình vì bị mất toi 110.000 đồng (chưa đến 10 USD), nhưng tôi bực mình vì cung cách làm ăn thiếu nguyên tắc và chụp giựt của một số người trong ngành du lịch và vận tải. Biết bao giờ chúng ta tiến đến một giai đoạn mà tất cả những công ti taxi làm ăn đàng hoàng như Mai Linh, Vinasun, và một số hãng khác?

Trong thời gian gần đây, một loạt phi trường nhỏ ở Việt Nam được nâng cấp thành “quốc tế”. Trong số các phi trường này phải kể đến Đà Nẵng, Phú Bài, và Cam Ranh. Nghe nói Phú Quốc và Chu Lai cũng có kế hoạch trở thành phi trường quốc tế. Tôi hi vọng các phi trường quốc tế tương lai của Việt Nam xem cách thiết kế sao cho văn minh và tiện lợi cho hành khách. Quan trọng hơn là nên đối xử với hành khách, nhất là hành khách ngoại quốc, một cách tử tế một chút để tránh tình trạng khách “một đi không quay lại”.
NVTTin từ Tổng công ty HKMT cho biết, từ ngày 1/8/2009, nhà ga hành khách Cảng HK quốc tế Cam Ranh chính thức đi vào hoạt động. Nhà ga có tổng diện tích sử dụng 12.000m2, công suất phục vụ 800 HK/ giờ cao điểm (GCĐ), trong đó, khách nội địa là 600HK/ GCĐ, khách quốc tế là 200HK/GCĐ.
Phối cảnh Nhà ga hành khách, CHK Cam Ranh.
Phối cảnh Nhà ga hành khách, CHK Cam Ranh.
Nhà ga hành khách Cảng HK quốc tế Cam Ranh có 2 tầng, tầng 1 bao gồm khu phục vụ hành khách đi đến, khu xử lý hành lý nội địa và quốc tế, phòng chờ lấy hành lý, các phòng chức năng, các phòng kỹ thuật, khu giải khát, dịch vụ, vệ sinh. Tầng 2 gồm phòng chờ ra máy bay, boarding gate, phòng VIP- C, hành lang, các phòng chức năng...
Tổng giám đốc Tổng công ty HKMT Hoàng Thành cho biết, nhà ga mới sẽ cung ứng các dịch vụ hàng không và dịch vụ thương mại đảm bảo có chất lượng và an toàn theo tiêu chuẩn của IATA.
Đánh giá chung của các công ty du lịch, hãng hàng không, hành khách… thì nhân lực, vật lực của cảng hàng không quốc tế Cam Ranh chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách nội địa, chứ chưa nói đến khách quốc tế.
Từ sân bay quân sự chuyển sang dân sự và với nhiều tiềm năng, sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa) được Chính phủ phê duyệt thành Cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh. Nhưng bốn tháng kể từ ngày công bố thành sân bay quốc tế, đến nay đường bay quốc tế chưa khởi động.
Không những thế, ngay đường bay nội địa, tỉnh Khánh Hòa phải liên tục kiến nghị xin tăng chuyến, vì năng lực khai thác hiện không đáp ứng nhu cầu đi lại của khách hàng.
Sẵn sàng bù lỗ
Hiện sân bay Cam Ranh (SBCR) có 6 chuyến mỗi ngày tại ba đường bay Nha Trang - Đà Nẵng/Hà Nội/TP HCM. Theo đại diện các khách sạn từ ba sao trở lên trên địa bàn, từ trước Tết Nguyên đán đến nay, có khoảng 20% khách đã hủy phòng vì không mua được vé máy bay. Nhiều tour các tuyến Hà Nội - Cam Ranh, TP HCM - Cam Ranh, Đà Nẵng - Cam Ranh và ngược lại rất khó đăng ký vé.



Dù được công nhận là sân bay quốc tế, sân bay Cam Ranh vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu nội địa.
Mất khách vì tuyến nội địa chưa đáp ứng đủ nhu cầu, tỉnh Khánh Hòa còn “nóng ruột” vì chưa khởi động được đường bay quốc tế. Theo ông Võ Lâm Phi, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, nếu mở thêm đường bay quốc tế ở sân bay này, địa phương sẵn sàng hỗ trợ nếu… lỗ. Các khách sạn cũng cam kết giảm 30 - 50% cho tất cả khách nước ngoài bay thẳng đến Cam Ranh, đồng thời hỗ trợ các tour khách nước ngoài đến thẳng Khánh Hóa bằng cách giảm giá phòng hoặc giá vé từ 6 tháng đến một năm.
http://www.world-airport-codes.com/photos/large/CXR_alex_grinspon_camranhairport_zn0060b2rl.jpgCũng theo ông Phi, đơn vị khai thác, quản lý và kinh doanh là Tổng công ty cảng hàng không miền Trung đã đầu tư rất lớn để nâng cấp sân bay Cam Ranh, như đầu tư mới ga hành khách, cầu ống lồng dẫn khách, đường giao thông… Hiện cơ sở vật chất của sân bay này có thể đáp ứng các chuyến bay lớn từ các nước; các đội làm thủ tục nhập cảnh, thiết bị để thực hiện thủ tục hải quan đã được trang bị đầy đủ để… chờ.
Nhưng có đủ tầm quốc tế?
Tuy nhiên, theo ông Ngô Văn Xuân, đại diện Văn phòng VietnamAirlines Nha Trang, hiện hệ số sử dụng ghế từ sân bay Cam Ranh đi Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng từ 75 đến 94%, chứng tỏ số ghế này chưa lấp đầy. Vietnam Airlines chưa đáp ứng hết nhu cầu của du khách chỉ rơi vào mùa cao điểm và những lúc công ty du lịch phát sinh tour chậm, nên khó đặt chỗ. Hơn nữa, lượng khách đi và đến thành phố Nha Trang chỉ theo mùa du lịch, không ổn định, nên hầu hết sân bay địa phương thường rơi vào lúng túng.
Đáng nói là các hãng hàng không đang “lo ngay ngáy” vì chất lượng phục vụ của sân bay Cam Ranh. Sau khi sân bay này khánh thành nhà ga mới, du khách đã không còn phải chịu cảnh ngồi nhà chờ nóng bức. Tuy nhiên, đánh giá chung của các công ty du lịch, hãng hàng không, hành khách… thì nhân lực, vật lực của cảng hàng không quốc tế Cam Ranh chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách nội địa, chứ chưa nói đến khách quốc tế.
Chị Nguyễn Thụy Bảo Ngân, hướng dẫn viên Tour Sài Gòn - Nha Trang, cho biết: “So với các sân bay khác thì dễ nhận thấy tính chuyên nghiệp của sân bay Cam Ranh chưa cao, nhân viên kiểm soát mắc nhiều sai sót, thiếu nhiệt tình, thiếu… nụ cười và thiếu cả trình độ ngoại ngữ”.
Hiện sân bay Cam Ranh có 10 quầy làm thủ tục, nhưng thiếu người, máy móc cũng chưa đủ nên chỉ khai thác được 6 quầy. Trong khi theo quy định của ngành hàng không, một chuyến bay ít nhất phải có ba quầy thủ tục phổ thông và một quầy thương gia. Khi nhiều chuyến đáp cùng lúc, mỗi quầy phải gánh 130 - 150 hành khách, trong khi quy định chỉ 35 - 40 khách một quầy.
Phi trường Cam Ranh có diện tích 750 ha, tức còn rộng hơn cả phi trường quốc tế Nội Bài. Phi trường này do quân đội Mĩ xây dựng và sử dụng làm căn cứ không quân Mĩ trong thời chiến. Năm 1973, sau Hiệp Định Paris, Mĩ giao căn cứ này lại cho VNCH. Sau 1975, phi trường Cam Ranh vẫn là phi trường quân sự, mãi đến năm 2004 mới trở thành phi trường dân sự. Phải ghi nhận một điều ở đây là hầu hết các phi trường ở phía Nam hiện nay đang được khai thác (như Phú Bài, Phù Cát, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, v.v…) đều do Mĩ xây cả 30-40 năm trước nhưng vẫn còn rất tốt!

http://congluan.vn/Uploaded/thuyvan/091209/Camranh.jpghttp://phunu.info/images/310/62136.jpgPhi trường Cam Ranh mới được xây dựng lại theo kiến trúc hiện đại, và nâng cấp trên nền tảng của phi trường quân sự cho Mĩ xây trước đây trong thời chiến. Cố nhiên, “Quốc tế” ở đây phải hiểu là có chuyến bay quốc tế, chứ dịch vụ và chất lượng dịch vụ thì chắc còn xa mới trở thành quốc tế theo chuẩn mực của Bangkok hay Singapore. Cho đến nay, phi trường vẫn chưa có đường ống dẫn hành khách đi từ máy bay thẳng vào nhà ga, mà vẫn phải qua xe bus (giống như ở Tân Sơn Nhất vậy). Kể ra thì cũng khôi hài, vì nơi máy bay đáp và nhà ga chỉ cách khoảng 1-2 phút đi bộ, ấy vậy mà hành khách vẫn phải chen chúc nhau trong xe bus để được vào nhà ga!

Phía trong phi trường Cam Ranh cũng rộng rãi, có khả năng đón 600 khách. Có lẽ mới xây, nên phi trường còn khá sạch, nhưng tôi không thấy một nét nào đặc biệt gây ấn tượng hay để lại trong tôi về một phi trường mang dấu ấn của miền cát trắng này. Thật vậy, tôi vẫn thấy dù là hạng “quốc tế” nhưng phi trường vẫn còn mang vài nét rất đặc thù … Việt Nam. Chẳng hạn như khu nhà vệ sinh, vẫn rất sơ sài, vẫn có phần hơi bẩn, và cách thiết kế vẫn không thoát ra được cái tư duy tiểu nông, chứ chưa nói đến chất lượng. Hay như những hàng quán bên trong nhà ga vẫn còn tạm bợ, chất lượng xoàng xỉnh.

Phi trường có một cửa hàng sách. Nói “cửa hàng” cho oai, chứ thật ra đó là một tủ sách nhỏ, với loe ngoe vài ba cuốn sách du lịch và lịch sử tiếng Anh lẫn tiếng Việt được bày trong một tủ kính nhỏ cỡ tủ sách gia đình dành cho con em học tiểu học. Khốn khổ hơn là cửa kính của tủ sách này bị hư hỏng, xiêu vẹo một cách thảm hại, nên thoạt đầu nhìn vào người ta cứ tưởng là một tủ sách từ thiện do một nhà giàu nào đó tặng cho hành khách. Chính vì sự lầm tưởng này mà tôi mon men đến tủ sách. Đến gần thì thấy một em bé trai ra chào bán sách. Em mặc sơ mi áo trắng bỏ ra ngoài, quần tây đen, tóc dài trông rất “ngầu”, nhưng nói chuyện thật dễ thương. (Người Nha Trang chính gốc rất dễ mến, chứ không phải người Nha Trang từ miền khác đến đây có vẻ … hung hãn). Em không có ghế ngồi, nên phải ngồi trên sàn gạch. Em “dụ” tôi mua mấy quyển sách sử của cụ Trần Trọng Kim và những cuốn sách về chiến tranh Việt Nam đã dịch sang tiếng Việt. Tôi đành đau lòng từ chối mua vì … chẳng có cuốn nào là mới với tôi cả.

Không có ghế ngồi chờ
Thật ra, khu vực “check-in” của phi trường không có ghế ngồi công cộng. Vâng, chuyện khó tin nhưng có thật: không có ghế ngồi. Tôi tự hỏi nếu có một hành khách cao tuổi khó đi lại và trong khi chờ check-in (vì lâu lâu nhân viên check-in mới có mặt làm thủ tục) thì họ sẽ ngồi ở đâu. Có lẽ phải ngồi xuống sàn gạch mà thôi. Chưa có một phi trường quốc tế nào có cách thiết kế này. Ngay cả phi trường Jeddah mà tôi có dịp kể qua, tuy tồi tệ về dịch vụ, nhưng vẫn có ghế công cộng cho khách ngồi chờ check-in.

Thật ra, khách muốn ngồi thì phải đến một quán cà phê ngay bên cạnh quày check-in của Vietnam Airlines, nhưng đương nhiên khách phải trả tiền uống cà phê mới được ngồi ghế. Tôi gọi cách thiết kế này là cách “thiết kế móc túi”. Người nào nghĩ ra cách thiết kế này đáng được thưởng một bằng khen về cách móc túi hành khách. Cũng có thể gọi cách thiết kế không có ghế ngồi công cộng này là một cách thiết kế hà tiện. Mà, cách họ móc túi khách có vẻ quá trắng trợn và thô thiển.

Bị “móc túi”
Hôm đến Cam Ranh, tôi trải qua một kinh nghiệm đáng nhớ. Mới đáp xuống phi trường, phải chen chúc nhau trong một cái xe bus chật chội để vào nhà ga, chưa kịp hoàn hồn và chưa kịp lấy hành lí thì đã có người đến gạ đi xe taxi về Nha Trang. Tôi chưa vội trả lời, đi một vòng nhà ga để tìm phương tiện đi về Nha Trang thì thấy có 2 cách: hoặc bằng xe bus, hoặc bằng taxi. Bảng niêm yết giá in chữ đỏ cho biết giá xe bus là 40.000 đồng, còn taxi thì 260.000 đồng. Như đọc được suy nghĩ của tôi, người gạ tôi đi taxi (vẫn theo đuổi tôi) nói rằng tuy giá xe bus rẻ đấy, nhưng xe chỉ chở về bến và tôi phải mua một vé khác về khách sạn. Tôi quay lại hỏi anh là có hãng taxi nào khác không, thì anh nói không. Nói cách khác, tôi không có lựa chọn nào khác là phải đi xe taxi của anh. Thôi thì khoảng đường gần 30 km mà giá 260.000 đồng tuy đắt đó, nhưng vẫn còn rẻ hơn so với bên trời Tây; vả lại, mình chỉ chi tiền cho người xứ mình như là một cách giúp đồng hương thì tôi tiếc cái nỗi gì. Tôi tự an ủi và tự làm “công tác tư tưởng” như thế để lên xe theo anh đi về Nha Trang.

Đến khi theo anh ra ngoài bãi đậu xe, thấy có vài người đứng ngóng chờ, tôi hỏi anh tài xế họ là ai, thì anh nói là “họ đang chờ thân nhân”. Nhưng anh nói dối. Những người đứng lóng ngóng ngoài nhà ga không đón thân nhân, mà cũng là tài xế taxi như anh, nhưng taxi của họ thuộc các hãng khác, không được vào nhà ga đón khách. Trong những hãng taxi không được vào (hay bị ép đứng ngoài) nhà ga có hãng Mai Linh. Tình trạng cạnh tranh thị trường taxi tại phi trường Cam Ranh cũng giống như tình trạng ở phi trường Tân Sơn Nhất mà tôi đã có dịp kể lại trước đây, và nó thể hiện sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trong thương trường ở Việt Nam.

Khi vào Nha Trang, tôi có dịp đi taxi Mai Linh và mới biết một thông tin thú vị: giá đi từ Nha Trang ra phi trường Cam Ranh (hay ngược lại) là 150.000 đồng. Thật vậy, khi rời Nha Trang, tôi đi xe hãng Mai Linh và đó là giá chính thức. Như vậy, taxi của phi trường Cam Ranh đã “chặt” tôi 110.000 đồng. Cũng là một bài học khi đến những nơi lạ nước lạ cái. Tôi không bực mình vì bị mất toi 110.000 đồng (chưa đến 10 USD), nhưng tôi bực mình vì cung cách làm ăn thiếu nguyên tắc và chụp giựt của một số người trong ngành du lịch và vận tải. Biết bao giờ chúng ta tiến đến một giai đoạn mà tất cả những công ti taxi làm ăn đàng hoàng như Mai Linh, Vinasun, và một số hãng khác?

Trong thời gian gần đây, một loạt phi trường nhỏ ở Việt Nam được nâng cấp thành “quốc tế”. Trong số các phi trường này phải kể đến Đà Nẵng, Phú Bài, và Cam Ranh. Nghe nói Phú Quốc và Chu Lai cũng có kế hoạch trở thành phi trường quốc tế. Tôi hi vọng các phi trường quốc tế tương lai của Việt Nam xem cách thiết kế sao cho văn minh và tiện lợi cho hành khách. Quan trọng hơn là nên đối xử với hành khách, nhất là hành khách ngoại quốc, một cách tử tế một chút để tránh tình trạng khách “một đi không quay lại”.
NVTTin từ Tổng công ty HKMT cho biết, từ ngày 1/8/2009, nhà ga hành khách Cảng HK quốc tế Cam Ranh chính thức đi vào hoạt động. Nhà ga có tổng diện tích sử dụng 12.000m2, công suất phục vụ 800 HK/ giờ cao điểm (GCĐ), trong đó, khách nội địa là 600HK/ GCĐ, khách quốc tế là 200HK/GCĐ.
Phối cảnh Nhà ga hành khách, CHK Cam Ranh.
Phối cảnh Nhà ga hành khách, CHK Cam Ranh.
Nhà ga hành khách Cảng HK quốc tế Cam Ranh có 2 tầng, tầng 1 bao gồm khu phục vụ hành khách đi đến, khu xử lý hành lý nội địa và quốc tế, phòng chờ lấy hành lý, các phòng chức năng, các phòng kỹ thuật, khu giải khát, dịch vụ, vệ sinh. Tầng 2 gồm phòng chờ ra máy bay, boarding gate, phòng VIP- C, hành lang, các phòng chức năng...
Tổng giám đốc Tổng công ty HKMT Hoàng Thành cho biết, nhà ga mới sẽ cung ứng các dịch vụ hàng không và dịch vụ thương mại đảm bảo có chất lượng và an toàn theo tiêu chuẩn của IATA.
Nhà ga hành khách Cảng HK quốc tế Cam Ranh có 2 tầng, tầng 1 bao gồm khu phục vụ hành khách đi đến, khu xử lý hành lý nội địa và quốc tế, phòng chờ lấy hành lý, các phòng chức năng, các phòng kỹ thuật, khu giải khát, dịch vụ, vệ sinh. Tầng 2 gồm phòng chờ ra máy bay, boarding gate, phòng VIP- C, hành lang, các phòng chức năng...
Tổng giám đốc Tổng công ty HKMT Hoàng Thành cho biết, nhà ga mới sẽ cung ứng các dịch vụ hàng không và dịch vụ thương mại đảm bảo có chất lượng và an toàn theo tiêu chuẩn của IATA.
Đánh giá chung của các công ty du lịch, hãng hàng không, hành khách… thì nhân lực, vật lực của cảng hàng không quốc tế Cam Ranh chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách nội địa, chứ chưa nói đến khách quốc tế.
Từ sân bay quân sự chuyển sang dân sự và với nhiều tiềm năng, sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa) được Chính phủ phê duyệt thành Cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh. Nhưng bốn tháng kể từ ngày công bố thành sân bay quốc tế, đến nay đường bay quốc tế chưa khởi động.
Không những thế, ngay đường bay nội địa, tỉnh Khánh Hòa phải liên tục kiến nghị xin tăng chuyến, vì năng lực khai thác hiện không đáp ứng nhu cầu đi lại của khách hàng.
Sẵn sàng bù lỗ
Hiện sân bay Cam Ranh (SBCR) có 6 chuyến mỗi ngày tại ba đường bay Nha Trang - Đà Nẵng/Hà Nội/TP HCM. Theo đại diện các khách sạn từ ba sao trở lên trên địa bàn, từ trước Tết Nguyên đán đến nay, có khoảng 20% khách đã hủy phòng vì không mua được vé máy bay. Nhiều tour các tuyến Hà Nội - Cam Ranh, TP HCM - Cam Ranh, Đà Nẵng - Cam Ranh và ngược lại rất khó đăng ký vé.
Dù được công nhận là sân bay quốc tế, sân bay Cam Ranh vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu nội địa.
Mất khách vì tuyến nội địa chưa đáp ứng đủ nhu cầu, tỉnh Khánh Hòa còn “nóng ruột” vì chưa khởi động được đường bay quốc tế. Theo ông Võ Lâm Phi, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, nếu mở thêm đường bay quốc tế ở sân bay này, địa phương sẵn sàng hỗ trợ nếu… lỗ. Các khách sạn cũng cam kết giảm 30 - 50% cho tất cả khách nước ngoài bay thẳng đến Cam Ranh, đồng thời hỗ trợ các tour khách nước ngoài đến thẳng Khánh Hóa bằng cách giảm giá phòng hoặc giá vé từ 6 tháng đến một năm.
Cũng theo ông Phi, đơn vị khai thác, quản lý và kinh doanh là Tổng công ty cảng hàng không miền Trung đã đầu tư rất lớn để nâng cấp sân bay Cam Ranh, như đầu tư mới ga hành khách, cầu ống lồng dẫn khách, đường giao thông… Hiện cơ sở vật chất của sân bay này có thể đáp ứng các chuyến bay lớn từ các nước; các đội làm thủ tục nhập cảnh, thiết bị để thực hiện thủ tục hải quan đã được trang bị đầy đủ để… chờ.
Nhưng có đủ tầm quốc tế?
Tuy nhiên, theo ông Ngô Văn Xuân, đại diện Văn phòng VietnamAirlines Nha Trang, hiện hệ số sử dụng ghế từ sân bay Cam Ranh đi Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng từ 75 đến 94%, chứng tỏ số ghế này chưa lấp đầy. Vietnam Airlines chưa đáp ứng hết nhu cầu của du khách chỉ rơi vào mùa cao điểm và những lúc công ty du lịch phát sinh tour chậm, nên khó đặt chỗ. Hơn nữa, lượng khách đi và đến thành phố Nha Trang chỉ theo mùa du lịch, không ổn định, nên hầu hết sân bay địa phương thường rơi vào lúng túng.
Đáng nói là các hãng hàng không đang “lo ngay ngáy” vì chất lượng phục vụ của sân bay Cam Ranh. Sau khi sân bay này khánh thành nhà ga mới, du khách đã không còn phải chịu cảnh ngồi nhà chờ nóng bức. Tuy nhiên, đánh giá chung của các công ty du lịch, hãng hàng không, hành khách… thì nhân lực, vật lực của cảng hàng không quốc tế Cam Ranh chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách nội địa, chứ chưa nói đến khách quốc tế.
Chị Nguyễn Thụy Bảo Ngân, hướng dẫn viên Tour Sài Gòn - Nha Trang, cho biết: “So với các sân bay khác thì dễ nhận thấy tính chuyên nghiệp của sân bay Cam Ranh chưa cao, nhân viên kiểm soát mắc nhiều sai sót, thiếu nhiệt tình, thiếu… nụ cười và thiếu cả trình độ ngoại ngữ”.
Hiện sân bay Cam Ranh có 10 quầy làm thủ tục, nhưng thiếu người, máy móc cũng chưa đủ nên chỉ khai thác được 6 quầy. Trong khi theo quy định của ngành hàng không, một chuyến bay ít nhất phải có ba quầy thủ tục phổ thông và một quầy thương gia. Khi nhiều chuyến đáp cùng lúc, mỗi quầy phải gánh 130 - 150 hành khách, trong khi quy định chỉ 35 - 40 khách một quầy.
Khu Du Lịch Sài Gòn–Cam Ranh
Với diện tích 19,79ha, thuộc xã Cam Hải Đông, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, khu du lịch Sài Gòn-Cam Ranh là khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp, có vị trí thuận lợi như nằm trong hệ thống du lịch quốc tế IATA, gần sân bay quốc tế Cam Ranh và sân bay dân sự phục vụ tỉnh Khánh Hoà. Đặc biệt, Sài Gòn-Cam Ranh có phía Đông giáp với biển Đông và nằm giáp ranh với thành phố biển Nha Trang.
Vịnh Cam Ranh không chỉ được biết đến với khu căn cứ quân sự mà còn nổi tiếng nhờ vào biển xanh, cát trắng mịn màng; một trong những bãi biển tuyệt vời nhất của Việt Nam. Nhằm khai thác thế mạnh tiềm năng của khu vực, HDReal đã liên doanh với Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn đầu tư xây dựng khu du lịch Sài Gòn-Cam Ranh với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, cao cấp tại khu không gian tĩnh, nơi giúp du khách nghỉ dưỡng trong tổ hợp khách sạn, bungalow và biệt thự tiêu chuẩn 5 sao, hoặc tại khu không gian động với những khuôn viên dành cho cắm trại, thể thao và giải trí biển.
Với kiến trúc hiện đại, mới lạ, pha trộn hoàn hảo giữa văn hoá Phương Đông và văn hoá sa mạc, khu du lịch Sài Gòn - Cam Ranh tôn tạo cảnh quan địa hình đặc sắc của khu vực và tối đa hoá tầm nhìn ra biển. Đến đây, du khách sẽ thoải mái thư giãn cùng biển xanh, cát trắng, để rồi đêm xuống trong ánh lửa bập bùng, lại được hồi tưởng về chàng Alibaba, nàng Xerenate, về các Pharaông huyền bí và thưởng thức các dịch vụ cao cấp của một khu nghỉ mát theo tiêu chuẩn quốc tế 5 sao.
Vịnh Cam Ranh là một cảng biển nước sâu ở Việt Nam, thuộc thành phố Cam Ranh và huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Vịnh này thường được xem là bến nước sâu tốt nhất Đông Nam Á, thích hợp làm nơi tàu bè trú ẩn khi biển động.[1] Vì địa thế chiến lược mà Cam Ranh được sự chú ý quân sự qua nhiều thời kỳ. Hải quân Pháp, Hoa Kỳ, và Liên Xô đã từng dùng Vịnh Cam Ranh làm căn cứ chiến sự.
Kể từ 2004 đến nay, kế hoạch của Việt Nam là thu hồi việc sử dụng vịnh Cam Ranh; thay vì làm căn cứ cho nước ngoài, Vịnh Cam Ranh sẽ chuyển dần sang mục đích dân sự.
Vịnh Cam Ranh có vị trí chiến lược đáng kể nên từ thời Pháp thuộc người Pháp đã dùng nơi đây làm căn cứ hải quânĐông Dương.
Vào đầu thế kỷ 20 Cam Ranh là chặng nghỉ cho hạm đội Đế quốc Nga trên đường sang Viễn Đông giao chiến với Nhật Bản năm 1905. Hạm đội này sau bị đại bại trong Trận Tsushima. Khi Đế quốc Nhật Bản mở cuộc bành trướng thời Đệ nhị Thế chiến thì Vịnh cam Ranh lại được trưng dụng làm địa điểm chuẩn bị cho cuộc tấn công Malaysia năm 1942.
Trong cuộc Chiến tranh Việt Nam Cam Ranh trở thành căn cứ quan trọng của Hải quân Hoa KỳHải quân Việt Nam Cộng hòa.
Sau khi hai miền Bắc Nam thống nhất thì cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hải quân quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong bối cảnh Chiến tranh lạnh giữa khối Liên XôHoa Kỳ. Chính phủ Xô viết chính thức ký năm 1978 một thỏa thuận với Việt Nam để thuê hải cảng này trong thời gian 25 năm. Cuối thập niên 1980, Liên Xô tan vỡ; chính phủ Nga nhận kế thừa hợp đồng đó cho tới năm 1993. Một hiệp định mới cho phép Nga tiếp tục có mặt tại Cam Ranh nhưng chủ đích căn cứ này chuyển sang làm nơi thám thính, theo dõi hoạt động của Trung Quốc còn các chiến cụ và quân nhân được rút về Nga. Còn lại là nhân viên kỹ thuật tình báo.
Trong cuộc điều đình kéo dài thời hạn thuê quân cảng Cam Ranh thì Việt Nam đòi Nga phải trả tiền thuê hằng năm là 200 triệu Mỹ kim. Chính phủ Nga không chịu điều khoản này nên ngày 2 tháng 5 năm 2002, lá cờ Nga được hạ xuống lần cuối cùng tại căn cứ Cam Ranh. Hiện tại, chính quyền Việt Nam có dự định phát triển căn cứ này với mục đính dân sự, tương tự như chính phủ Philippines đã làm với Căn cứ không quân Clark của Mỹ.
QUÂN CẢNG CAM RANH ĐỊA ĐIỂM CHIẾN LƯỢC TUYỆT VỜI !
Một nước Việt Nam độc lập chỉ cần trang bị một quân cảng tổng hợp hải,lục và không quân tại đây là có thể bảo vệ Biển Đông và Hoàng Sa Trường Sa.
Chỉ cần thêm một căn cứ không quân và hỏa tiển trên cao nguyên ở cao độ 1500m (Dalat...) la nước ta có thể khống chế toàn bộ Biển Đông.
Vịnh Cam Ranh - Khánh Hòa
Tại sao một địa danh nổi tiếng và quan trong như thế thì rất ít người Việt Nam được biết đến? Câu trả lời thật đơn giản: bởi ai cũng biết Vịnh Cam Ranh có quân cảng Cam Ranh, một trong những quân cảng thuộc loại tốt nhất, quan trọng nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đó là bí mật quân sự, đã là bí mật quân sự thì tốt nhất, chúng ta không nên phổ biến rộng rãi làm gì.

1.
Đặc điểm và vị trí địa lý của quân cảng Cam Ranh
Vịnh Cam Ranh thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Theo nhiều nhà địa lý quốc tế, có 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới San Francisco của Mỹ, Rio de Janéro của Brazil và Cam Ranh của Việt Nam. Vịnh Cam Ranh với vẻ đẹp nguyên sơ, đặc biệt duyên hải miền Trung, có diện tích gần 60km2. Chỗ hẹp nhất khoảng 10km, rộng nhất 20km, độ sâu trung bình từ 18 - 20m. Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía bắc chạy phủ kín cả phía đông, phía tây. Phía nam vịnh là đất liền, chỉ mở ra một cửa lớn - được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một vành đai nên mặt nước. có khả năng đón nhận nhiều hạm đội một lúc, nhiều tàu chiến, tàu ngầm và các tàu có trọng tải trên 100.000 tấn có thể ra vào dễ dàng bất cứ lúc nào trong năm.

Về địa chất hải dương, đáy vịnh gần như bằng phẳng, cấu tạo bởi loại cát pha bùn khá chắc, thuận tiện cho việc thả neo. Vịnh Cam Ranh được bán đảo che chắn nên khá kín gió, là nơi trú bão tốt cho tàu thuyền. Phía ngoài vịnh có một số đảo và cù lao án ngữ, trong đó có điểm cao thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống hải đăng và ra-đa hàng hải. Năm 1905, nhiều khu trục hạm của Nga đã vào Vịnh Cam Ranh để tránh bão.
http://gannetmsc290.com/places/Cam%20Ranh%20Bay%20Aerial%20Shot%20July%201964%20Small.jpgDu thuyền trên vịnh như "đi trên thảm" bởi không có sóng lớn... Quanh năm nắng ấm chan hòa, bầu trời trong xanh. Ngoài ra, đây là một Quân cảng tốt nhất cho các tàu chiến, máy bay chiến đấu, tàu ngầm và nhiều phương tiện tác chiến khác cùng hoạt động, do Vịnh có ưu điểm là chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (cảng Hải Phòng cách 18 giờ). Thủy triều trong vịnh khá đều đặn, hằng ngày hai con nước lên xuống tương đối đúng giờ.
Vịnh Cam Ranh có thể hoàn toàn kiểm soát hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, vì vậy, chúng ta cũng có thể tin tưởng,về khả năm dành lại Hoàng Sa Trường Sa bằng quân sự là hoàn toàn có cơ sở. Thực tế, nhờ có quân cảng Cam Ranh mà nước ta vẫn kiểm soát đáng kể một vùng biển Đông rộng lớn.
http://travel-vn.org/images/stories/news/vinhcamranh.jpg“...Cam Ranh mở rộng ra cả vùng biển Đông. Nó cách Hong Kong 690 dặm, Manila 690 dặm, Singapore 698 dặm... Cam Ranh là pháo đài tự nhiên lý tưởng, còn đô đốc Courbet thì nói, đó là một đồn phòng vệ của Thái Bình Dương... Tất cả tàu nước ngoài cỡ lớn đi Trung Hoa, Nhật Bản hoặc từ đó quay trở về có thể dừng lại ở Đông Dương, vì phải đi qua trước vịnh Cam Ranh để nhìn rõ ngọn hải đăng ở mũi Padaran.... "
(Trích bài viết của nhà báo Robert Réallon, đăng trên báo Le Petit Parisien, và được trích đăng lại trên L’Ami du Peuple Indochinois số 16 -1-1934)
Không chỉ có ưu điểm về Hải Quân, mà Cam Ranh còn ưu thế về không quân và lục quân phia Tây Nam là tuyên phòng thủ Tây nguyên, phia nam là cửa ngõ Sài Gòn với sân bay Tân Sân Nhất, các lực lượng không quân và thiết giáp tạo cho Cam Ranh thành một pháo đài bất khả xâm phạm. Có lúc, sân bay Cam Ranh có phi cơ hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới.
Chứa được cùng một lúc nhiều máy bay chiến đấu máy bay vận tải, tàu chiến, tàu ngầm, các phương tiện chiến tranh khác, và đặc biệt có thể chứa hàng chục ngàn thủy quân lục chiến. Nếu kinh tế Việt Nam phát triển, VN có thể xây dựng Cam Ranh thành một quân cảng quân sự bậc nhất trong hành lang tây Thái Bình Dương. Mà thực tế, ngày nay, quân cảng Cam Ranh đã góp phần quan trọng đối với an ninh của Việt Nam, duy trì hòa bình ổn định các nước trong khu vực và thế giới.
Trường Sa tạm thời vẫn an toàn, bởi VN vẫn duy trì cảng quân sự ở đây. Trung cộng thừa hiểu khả năng phòng thủ của Việt Nam như thế nào: VN vẫn kiểm soát được biển Đông, nếu Quân cảng Cam Ranh vẫn được duy trì và tăng cường sức mạnh.
http://www.pcf45.com/cam_ranh/crb_lsts.jpg2. Lịch sử vùng Vịnh
- Trong Cuộc chiến tranh Nga - Nhật dành kiểm soát Mãn Châu và Triều Tiên, Nga Sa Hoàng đã tung hạm đội Baltique vào cuộc, do Bắc Băng Dương đóng băng, hạm đội phải đi vòng qua Ấn độ Dương. Rời biển Nga ngày 16-10-1904; ngày 8-4-1905, nó ở ngoài khơi Singapore; ngày 12-4, hạm đội đến vịnh Cam Ranh và đậu lại gần một tháng để chờ tiếp viện; ngày 8-5, tàu tiếp viện đến: một tàu bọc thép cũ, tàu Nicolar 1, một tuần dương hạm cũ và ba tàu tuần duyên, hơn bảy tàu tiếp viện.
Từ lúc này, Rojestvenski chỉ huy 45 chiến hạm với nhiều tàu tiếp viện, và ông có thể phái một phần đi Thượng Hải. Như vậy, từ năm 1905, Quân Cảng Cam Ranh đã có thể tiếp nhận được một hạm đội mạnh nhất thế giới rồi.
http://www.swiftboats.net/images/CamRanhPiers.jpg- Trước thế kỷ 20, Cam Ranh còn là một vùng đất rất ít người ở. Năm 1939, toàn quyền Đông Dương Pháp ban hành nghị định thành lập địa lý hành chính Ba Ngòi. Năm 1965, thị xã Cam Ranh được thành lập do cắt một phần đất của quận Cam Lâm. Đến năm 1970, thị xã Cam Ranh tiếp tục được củng cố với hai quận Bắc và Nam .
Năm 1935 và 1954, Nhật Bản và Pháp cũng đã từng đóng quân ở Cam Ranh
.

- Từ năm 1965 - 1972, Mỹ đóng quân ở đây và Mỹ đã chi hơn 300 triệu USD để mở rộng cảng, xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự tổng hợp và căn cứ tiếp liệu cho lực lượng hải-lục-không quân và hỏa tiễn của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Cam Ranh có những kho lớn chứa máy bay, có sân bay có thể dành cho máy bay quân sự cỡ lớn như B-52 hạ cánh. Trên thế giới, hầu như không có căn cứ quân sự nào lớn và có tính năng tổng hợp lớn như Cam Ranh.
- Sau năm 1975, Cam Ranh được tổ chức lại là đơn vị hành chính cấp thị trấn và huyện cho đến năm 2000. Thị xã Cam Ranh được tái lập năm 2000, thị trấn Ba Ngòi có diện tích tự nhiên 690km2, dân số khoảng 209.000 người, thu nhập đầu người/năm 2002 là 3.263.200 đồng. Hiện có 27 phường, xã với 5 hồ, công trình thủy lợi cung cấp nước ngọt tiêu dùng và tưới tiêu.
- Năm 1978, Liên Xô thuê lại căn cứ Cam Ranh với thời hạn kết thúc năm 2004, nhưng đã rút sớm hai năm.
- Từ đó đến nay, cả Mỹ và Trung cộng đều nhòm ngó đến Quân cảng Cam Ranh, và Mỹ đã ngỏ ý muốn thuê lại cảng này. Đến nay, Quân cảng Cam Ranh vẫn hoàn toàn năm trong sự kiểm soát của VN. Cảng Cam Ranh mãi mãi vẫn là bến bờ nối liền giữa Hoàng Sa - Trường Sa với Việt nam.
Xem lai vài hinh anh Da Lat, Nha Trang, Cam Ranh v.v thoi VNCH
(neu muon coi theo kieu Slideshow tu dong thi bam “Diaporama” o goc trai phia tren)

No comments:

Post a Comment