Friday, August 26, 2011

Đông Bắc & Tây Bắc Việt Nam

Nói đến du lịch vùng đông bắc Việt Nam, người ta sẽ nghĩ ngay đến Cao nguyên Đá Đồng Văn(Hà Giang), thác Bản Giốc và Hồ Ba Bể ( Bắc Cạn), v.v...; những danh thắng nổi tiếng đang được cơ quan UNESCO xem xét công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Thế nhưng trước đây hiếm nhà lữ hành nào nghỉ đến việc thiết kế kết nối hai điểm này trở thành tour du lịch liên tuyến do mất nhiều thời gian di chuyển bằng đường bộ. Còn bây giờ, Hà Giang – Tuyên Quang – Bắc Cạn đã được kéo lại gần bởi nhờ con đường thủy lộ trên dòng sông Gâm – sông Năng. Năm 2010, nhiều công ty du lịch VN đã tổ chức tour du lịch vùng đông bắc & Tây Bắc Việt Nam. Tôi đã đi Hạ Long nhiều lần rồi nên kỳ này, tôi quyết định chỉ đi Sapa và vùng đông bắc & Tây Bắc Việt Nam. Năm nay (2011), giá tour trong nước tăng cao do nhiều nguyên nhân(điện + nước + xăng dầu tăng, vật giá tăng nên cái gì cũng tăng theo); thậm chí so với giá tour nước ngoài(như đi Thái Lan, Campuchia, Sing - Mã, etc...) thì bà con thà rủ nhau đi nước ngoài vẫn thích hơn; nhất là thái độ phục vụ.
Từ Saigon, tôi bay ra Hà Nội và công ty du lịch đón tại sân bay rồi đưa đi Sơn La, qua Mộc Châu (đường quốc lộ 6: Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Lai Châu) và ghé ăn trưa tại Thị trấn Phù Yên. Nếu theo quốc lộ 37: Mai Sơn – Bắc Yên – Điện Biên – Phù Yên – Yên Bái, chúng ta sẽ đi Điện Biên hay Yên Bái.
Đến với Sơn La, bạn sẽ được ngắm nhìn một vùng núi non hùng vĩ và khám phá về giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc vùng Tây Bắc, cũng như cuốn hút trong vòng xòe, ngây ngất say trong men rượu cần, cùng thả hồn theo ánh lửa bập bùng và giọng hát ngọt ngào, vang xa trong đêm hội nhạc rừng. Trong những năm vừa qua, sau khi đất nước đà đổi mới thì Sơn La cũng đã có nhiều chuyển biến , nhất là trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở (cầu đường, điện nước) nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và cuộc sống của người dân. Sơn La được du khách biết đến bởi những nét văn hóa đặc sắc của 12 dân tộc anh em. Giữa cái rất riêng của 12 dân tộc ấy là những nét rất chung, đó là sự giao hòa giữa các nền văn hóa.
Trong những năm qua, khi du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều tỉnh, thì ngành du lịch Sơn La cũng đã tổ chức nhiều tour ngắn ngày và đã tạo ra được sức hấp dẫn đối với du khách cả trong và ngoài nước. Sau khi đến sân bay Nà Sản, du khách được đi tham quan những di tích lịch sử và những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng đã được xếp hạng: Nhà ngục Sơn La, nơi giam giữ tù chính trị trong thời kỳ chống Pháp, hang bia « Quế Lâm Ngự Chế» – bút tích của Vua Lê Thái Tông năm 1440… Bài thơ được khắc trên vòm hang vách đá thẳng đứng, dưới lòng hang rộng, có nhiều thạch nhũ mọc từ vòm hang buông xuống. Đây là những thắng cảnh kỳ vĩ do thiên nhiên và con người kiến tạo.
Khi áng chiều đã trải dài bóng mỗi ngọn cây, nhuộm đỏ những dòng suối, những chiếc lá vàng trôi lững lờ hiền dịu, thanh bình, là lúc du khách có thể đi trên con đường trải nhựa lượn quanh các triền đồi trông như một dải lụa. Xa xa, những dải khói lam chiều nhẹ nhàng uốn mình theo triền núi. Cách trung tâm thị xã gần 5 km, điểm tham quan và thư giãn tại khu Suối nước nóng Bản Mòng hiện ra còn nguyên những nét đẹp hoang sơ, thuần khiết đầy quyến rũ.
Trong những tour du lịch, bước chân của du khách sẽ đến với những địa danh, những khu văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Khu Bảo Tàng tỉnh Sơn La nằm trên đồi Khau Cả đã lưu giữ hàng ngàn những hiện vật văn hóa đa dạng các dân tộc Sơn La, thăm những khu làng, bản văn hóa. Trên những nếp nhà sàn truyền thống, du khách có thể thưởng thức những món ăn đặc sản, hương vị mới lạ đậm đà, hấp dẫn như măng lay, cá nướng, cơm lam. Sau khi chiêm ngưỡng những danh thắng ở thị xã Sơn La, du khách có thể tiếp tục cuộc hành trình của mình để ngắm những cảnh đẹp hùng vĩ mà nên thơ như Hang Dơi, Thác Dải Yếm ở Mộc Châu và để tận hưởng không khí trong lành của vùng khí hậu tiểu ôn đới đang quyện hòa cùng hương chè ngan ngát.
Những du khách yêu thích du lịch sinh thái vùng cao sẽ có nhiều cơ hội ngắm nhìn những vẻ đẹp hoang sơ của những nhành phong lan rừng, những đỉnh núi cao mây vờn, những dòng suối nước trong veo và cả tấm lòng chân chất, hiếu khách của người dân bản xứ. Hương vị thơm nồng của rượu cần hòa quyện cùng điệu xòe bên ánh lửa bập bùng sẽ còn lưu giữ mãi trong lòng du khách. Mùa xuân về, hoa ban nở trắng càng tô thêm vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc trên suốt cuộc hành trình về với Sơn La. Mời các bạn hãy đến thăm Sơn La.
photoRuộng vá ở Sơn La


Chiều, chúng tôi tới TP Sơn La. Sau khi nhận phòng và dùng bữa tối, chúng tôi đi thăm qua TP Sơn La về đêm và đi tắm suối khoáng nóng rồi mới về nghỉ đêm tại khách sạn. Sơn La cách Hà Nội khoảng 302 km về phía Tây Bắc. Phía Tây và phía Bắc giáp huyện Thuận Châu, phía Đông giáp huyện Mường La, phía Nam giáp huyện Mai Sơn. Quốc lộ 6 đi qua thành phố, nối thành phố với thành phố Điện Biên Phủthành phố Hòa Bình.Thành phố Sơn La có một di tích lịch sử đáng chú ý, đó là bia văn của hoàng đế Lê Thái Tông tại cửa động La. Tháng 5 năm 1440, trên đường trở về sau khi dẫn quân chinh phạt vùng Tây Bắc thắng lợi, Lê Thái Tông đã nghỉ tại động La và sáng tác bài thơ "Quế Lâm Ngự Chế" gồm 140 chữ Hán.Tại Thành phố Sơn La có trường Đại học Tây bắc, bệnh viện đa khoa khu vực 500 giường.Thành phố Sơn La nằm trong vùng kaste hóa mạnh, địa hình chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo. Diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, thế đất dốc dưới 250 chiếm tỷ lệ thấp. Một số khu vực có các phiêng bãi tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tập trung ở các xã Chiềng Ngần, Chiềng Đen, Chiềng Xôm và phường Chiềng Sinh. Độ cao bình quân từ 700 - 800 m so với mực nước biển.Gió thịnh hành theo 2 hướng gió chính: gió mùa đông bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau; gió tây nam từ tháng 3 đến tháng 9. Từ tháng 3 đến tháng 4 còn chịu ảnh hưởng của gió Tây (gió Lào nóng và khô). Một số khu vực của thị xã còn bị ảnh hưởng của sương muối từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
http://du-lich.chudu24.com/f/d/090218/image018.jpgSáng hôm sau, sau khi ăn sáng, chúng tôi tới thăm qua Nhà tù Sơn La - nơi Pháp đã từng giam giữ những chiến sỹ cách mạng, chúng tôi chụp hình l­ưu niệm tại Cây Đào Tô Hiệu.Nằm trên đồi Khau Cả nơi bao quát toàn cảnh thị xã Sơn La, nhà tù Sơn La được mệnh danh là “địa ngục trần gian” ở núi rừng Tây Bắc. Đây được coi như là “ngôi sao đỏ” trong hệ thống di tích cách mạng thời kháng chiến của Việt Nam, được xếp hạng di tích quốc gia năm 1962, hằng năm đón hàng trăm du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Thị xã Sơn La nhỏ xinh chào đón tôi bằng những cơn mưa bất chợt và mỏng manh, gột rửa đi cái oi bức của mùa hè.
photo Ngã Ba Cò nòi



Những con đường rộng bình yên, những thiếu nữ dân tộc người Thái và Mường xúng xính trong váy áo với nhiều hoa văn làm say lòng khách lạ, làm tan đi cảm giác mỏi mệt sau một hành trình dài hơn 300km từ một bến xe của Hà Nội. Được xây dựng vào năm 1908, ban đầu chỉ là một nhà tù nhỏ cấp tỉnh với diện tích 500m2, sau được thực dân Pháp mở rộng diện tích lên gấp ba lần, nhà ngục Sơn La nổi tiếng trong các nhà tù của thực dân Pháp là nhà tù thép, là nơi giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản Việt Nam.Với những căn phòng tối bằng gạch và đá khá kiên cố, mái lợp tôn, mùa hè nơi đây tựa một lò nung và mùa đông thực sự là một chiếc tủ lạnh trong gió mùa biên ải khắc nghiệt.Giữa những bức tường nhà ngục đổ nát như là minh chứng cho những tội ác dã man của kẻ thù, tình cờ tôi đã gặp bác Trần Nguyên, một cán bộ thông tin của chiến trường miền Đông Nam Bộ, từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, lặn lội từ Quân khu 4 ra thăm. Ông ra thăm với mục đích duy nhất là muốn được nghe lại những câu chuyện cảm động về hoạt động của chi bộ đảng nhà tù Sơn La, đi thăm và cảm nhận về sự dã man của thực dân Pháp qua những chứng cứ lịch sử.
photo
Nhà tù Sơn La - Cây đào Tô Hiệu(chỉ còn gốc đào thôi !).

Cô hướng dẫn viên xinh đẹp người Thái dẫn chúng tôi đi thăm các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại ba gian… Đến mỗi một địa danh, chúng tôi lại được nghe những câu chuyện cảm động về sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau nhằm tuyên truyền giác ngộ cách mạng trong và ngoài nhà tù, tổ chức đấu tranh đòi quyền lợi cho tù nhân, tổ chức vượt ngục… của những cán bộ ưu tú của Đảng như: Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân, Xuân Thủy, Trần Huy Liệu….
http://a9.vietbao.vn/images/vn902/2008/8/20799460-images1610973_3.Cay-dao-To-Hieu.jpgCây đa bản Hẹo là địa điểm liên lạc bí mật giữa Trung ương Đảng với chi bộ nhà tù Sơn La. Từ địa điểm liên lạc này, Chi bộ nhà tù Sơn La nhận được sự chỉ đạo thường xuyên của Trung ương Đảng để tổ chức lãnh đạo đấu tranh giải phóng nhà tù, đưa các cán bộ trung kiên của Đảng trở về với phong trào cách mạng, góp phần to lớn vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945.Hoạt động của Chi bộ Nhà tù Sơn La gắn liền với tên tuổi của nhiều Đảng viên Cộng sản trung kiên, nổi bật nhất là vai trò của Tô Hiệu. Do bị tra tấn, đày ải tàn khốc, đồng chí Tô Hiệu lâm bệnh nặng, qua đời tại nhà tù Sơn La ngày 7/3/1944. Để tưởng nhớ tới công lao to lớn của đồng chí Tô Hiệu, Chi bộ nhà tù Sơn La đã cho khắc tấm bia đá có chữ Tô Hiệu, bí mật đặt dưới mộ đồng chí. Cây đào mang tên Tô Hiệu được trồng bên tường trại giam hiện nay vẫn còn, bốn mùa luôn xanh tươi như một minh chứng về sức sống lâu bền của cách mạng Việt Nam, thành một kỷ vật thiêng liêng đối với các thế hệ người Việt. Nhà tù Sơn La gồm có 5 nhà giam chính, 4 tháp canh cùng một hệ thống xà lim ngầm nằm sâu trong lòng đất gồm 5 phòng giam cá nhân và 2 phòng giam tập thể. Năm 1952, khi thực dân Pháp rút khỏi Sơn La, đã ném bom nhằm xóa đi dấu vết tội ác của chúng, và đến năm 1965, Mỹ đã đánh phá thị xã Sơn La, phá hủy một phần của nhà tù. Năm 1980, Bảo tàng Sơn La tiến hành phục chế lại. Lần thứ nhất, san lấp hố bom, xây dựng lại một số đoạn tường rào bao quanh. Lần thứ hai, vào năm 1994, phục chế lại 2 tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nền móng cũ. Hiện nay, nhà tù Sơn La trở thành một di tích lịch sử nổi tiếng, nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Hằng năm Bảo tàng Sơn La đã đón tiếp hàng trăm ngàn lượt khách là các em học sinh, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sinh viên, khách ngoại tỉnh và quốc tế tới thăm.
http://www2.vietbao.vn/images/vn7/xa-hoi/70091949-108980sm.jpg Tới thăm bản Cọ - quê hương của anh hùng liệt sỹ Lò Văn Giá
Bản Mòng là một địa điểm du lịch sinh thái, văn hóa và nghỉ dưỡng hấp dẫn thuộc xã Hua La, Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
Điều đầu tiên mà du khách cảm nhận được là cảnh quan thiên nhiên đẹp, sơn thủy hữu tình nơi đây. Những dãy núi nhấp nhô như thân rồng uốn lượn soi mình xuống dòng Nậm La. Trên các sườn đồi cà phê, mơ, mận, thông, tre mọc um tùm. Xa xa là rừng cây với các loại gỗ quý: đinh hương, sến, nghiến, thông, trẩu….và hàng chục loài hoa phong lan với nhiều màu sắc. Vào độ xuân về, hoa mơ, hoa mận và hoa ban đua nở trằng rừng với từng bày ong bay tìm mật tạo nên không khí vui nhộn. Khi đông về, hoa vông gai nở đỏ rực bên sườn đồi như tô điểm cho những ngôi nhà sản lợp ngói đỏ. Cái rét se lạnh cũng là thời điểm lý tưởng để thả mình trong dòng suối nước nóng.
Suối Bản Mòng - Sơn La
Tại Bản Mòng có suối nước nóng thiên tạo với tên gọi là Bó Nặm Ún nằm cách TP Sơn La 5 km về phía Tây Nam. Nguồn nước nóng ở đây có tác dụng điều dưỡng và chữa bệnh. Theo kết quả khảo sát của công ty mỏ INCODEMIC thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, nhiệt độ ở nguồn nước nóng này thay đổi theo mùa và thời tiết. Nhiệt độ nước lộ thiên là 380 c, nước không có mùi lạ, trong suốt không có màu và về mùa mưa có mầu cô ban. Nguồn nước ở đây về cơ bản đạt yêu cầu chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng nước khoáng, nước uống đóng chai của Bộ Công nghiệp và Khoa học- Môi trường ngày 23/10/1997.
Đến với vùng đất này du khách còn có thể tìm hiểu những nét đặc trưng văn hoá của dân tộc Thái, dân tộc có chữ viết từ thế kỷ XI. Hiện tại, Bản Mòng có 106 hộ dân thuần Thái sinh sống. Họ sống trong nhà sàn lợp ngói ven các sườn đồi. Bên trên nóc nhà được trang trí bởi các loại khau cút, và cửa sổ cũng có đủ các loại hình thù: hình ngà voi, hình mặt trăng… Người dân nơi đây làm các nghề thủ công truyền thống như nghề rèn, dệt thổ cẩm, đan lát, làm gốm.
Với nền nông nghiệp lúa nước phát triển, những cư dân nơi đây đã biết tạo nên những món ăn dân dã nổi tiếng như món xôi được chế biến từ gạo nếp dẻo thơm ủ trong những cái ếp khảu nhỏ xinh xắn, món cơm lam nấu từ gạo được ngâm sau mấy giờ cho vào một loại ống tre non đốt trên than củi có mùi thơm đặc biệt, cá nướng, thịt khô, các món rau, măng đặc sản của vùng núi: măng lay, măng bói, măng đắng, nấm hương, nấm mối, rau sắng, sổm lôm…….
Trong những đêm trăng bên ánh lửa bập bùng trong nhà sàn, du khách sẽ được cùng với chủ nhà thưởng thức những hương vị đặc sắc cùng chum rượu cần. Lòng hiếu khách của người dân và phong cảnh hữu tình nơi đây sẽ giúp quý khách quên hết những mệt nhọc của một chuyến đi xa và những bận rộn đời thường. Những âm hưởng hòa quyện của tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng chim rừng thánh thót cùng điệu múa xoè, múa cánh bướm, múa piêu… thúc giục như mời chào quý khách cùng hoà nhập với âm điệu của lời hát Inh lả ơi…” chắc chắn sẽ để lại cho du khách cảm giác bâng khuâng, lưu luyến và mong có ngày được trở lại với Bản Mòng.
Hang Dơi thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La với diện tích là 6.915 m2. Nơi đây dưới sự tác động của thiên nhiên đã tạo ra những hang động lớn với những cảnh đẹp mê hồn, cùng địa hình có độ dốc lớn những dòng suối chảy đã tạo ra những dòng thác khiến không ít du khách phải trầm trồ thán phục.
Từ đường quốc lộ, muốn tới hang thì bạn phải leo 240 bậc mới tới được cửa hang. Tuy nhiên, đường được tạo dáng uốn khúc nên sẽ làm giảm bớt cảm giác mỏi mệt của du khách. Khi lên đến cửa hang, điều đầu tiên mà du khách cảm nhân được chính là khí hậu nơi đây vô cùng mát vẻ khiến bao mỏi mệt bỗng chốc tan biến.
Những dãy núi uốn lượn bao quanh thung lũng tạo nên một cảnh tượng có một không hai: Vào buổi sáng thì bầu trời chỉ toàn một màu trắng, đến buổi trưa thì màu xanh biếc, buổi trưa thì rực hồng và màu tím biếc khi hoàng hôn.
Từ cửa hang bước vào, du khách sẽ cảm thấy sững sờ khi thấy một cảnh sắc diệu kỳ hiện ra trước mắt trong ánh sáng mờ ảo từ cúa hắt vào như thể tạo hóa đã cảm tỉnh riêng với nơi đây mà nhô ra những vẻ đẹp kỳ thú. Trên trần động cao rủ xuống những dải nhũ thạch lấp lánh đủ 7 sắc cầu vồng.
Nhiều khối nhũ đá chảy từ trên xuống nền hang cao tới hơn20 mét như những rễ cây đa cổ thụ to lớn thả xuống mặt đất. Trên vách động nhiều khối nhũ đá rủ xuống thiên tạo đã tạo ra nhiều hình vẻ khách nhau như: con voi, sư tử, cầy bay, kì đà.
Phần giữa hang vòm động được nâng cao lên, có bức mành đá chắn ngang và được gọi là buồng “Công chúa”. Bên phía trái là khối nhũ đá hình người con gái đang ngồi quay sợi. Không những vậy, nơi đây còn có rất nhiều nhũ đá đủ mọi hình dáng do thiên nhiên khéo léo tạo thành.

Trong lòng hang Dơi - Sơn La
Trong lòng hang cao ráo, rộng rãi và sạch sẽ, nhìn vào những đường nét trạm trổ trên nhũ đá cho ta cái cảm giác như có bàn tay của con người can thiệp vào bởi nó quá tinh xảo và sống động. Tuy nhiên, những cảnh đẹp nơi đây đều do thiên nhiên ban tặng.
Trên vòm hang có nhiều hốc đá, đây chính là tổ của những đàn dơi đông đúc, đen kịt và do đó nó mới có tên là Hang Dơi. Từ trên vòm hang, những giọt nước nhỏ xuống nhủ đá tạo nên một thứ âm thanh vô cùng thánh thót và êm dịu, thứ âm thanh đó đã khiến không biết bao du khách mãi nhớ đến Hang Dơi.
http://www.dulichkhachsan.com/images/diadanhdulich/deo-pha-din.jpgSau đó, chúng tôi tiếp tục khởi hành đi Điện Biên, ngắm cảnh đẹp của núi rừng Tây Bắc với các bản dân tộc Thái, Mường. Trên đường đi chúng tôi dừng chân nghỉ và ngắm cảnh trên đỉnh đèo Pha Đin (một trong những đèo dài nhất Việt Nam), thăm khu du lịch Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, hầm chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Dùng bữa trưa tại khu du lịch Pa khoang.
Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên ở tây bắc Việt Nam. Thành phố này nằm trong khu thung lũng Mường Thanh với chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng 6 km. Chính vì điều này mà có khi nó còn được gọi là "lòng chảo Điện Biên". Điện Biên Phủ được xem là một thành phố nằm ở biên giới vì chỉ cách biên giới với Lào khoảng 35 km. Điện Biên Phủ có diện tích 60,0905 km², gồm 7 phường và 1 xã. Các phường là: Mường Thanh, Tân Thanh, Him Lam, Thanh Bình, Nam Thanh, Thanh Trường, Noong Bua và xã Thanh Minh.Sau đây là một số hình ảnh:
Sân bay Điện Biên ngày nay

Phóng viên ảnh Hoàng Chương, Minh Nguyệt, Chị Oanh cùng Đào Xuân Mai và cây bút hài Nguyễn Hữu Nhiệm từ trái qua trước bảo tàng Điện Biên



Những người dân hiền lành, chất phác cùng những vũ khí thô sơ xung trận

Mô hình bộ đội ta hò kéo pháo, những chiếc xe thồ chở lương thực lên Điện Biên

Lá cờ quyến chiến, quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng đờ castri ngày 07/5


Chiếc xe tăng trên đồi A1 được một tiểu đội lính Mỹ lắp ráp tại chiến trận cứ 3 ngày xong một chiếc

Đỉnh đồi A1

Hai cô gái xinh đẹp là cộng tác viên bản tin từ trong hầm chỉ huy ra Minh Nguyệt, Hoàng Anh Phương

Hầm chỉ huy tướng đờ cát Trước đền thờ các anh hùng liệt sĩ

Ngày xưa đồng vẫn màu đồng
Ngày nay đồng chuyển màu hồng sang ...đen.
(Đó là cách nói ví von về các vị chức sắc biết cách "ăn đồng").

Từ trên tượng đài chiến thắng nhìn xuống Thành phố Điện Biên

Tượng đài hò kéo pháo Trên đường đi vào thăm trung tâm chỉ huy
(chỉ đúc bằng xi măng vừa đỡ tốn và... kém). của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp


Tram gác (Đường vào bộ chỉ huy) Lán ngủ Trạm giao liên

Đào Xuân Mai và anh Trần Hồi Trước hầm chỉ huy Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Phó tổng giám đốc, Tổng biên tập bản tin

Giường ngủ của Đại Tướng Đường hầm, trung tâm chỉ huy

Nhà tác chiến

Gái này chẳng phải Thái đâu Trong bản làng văn hóa Điện Biên
Trước hồ em đứng ...lên màu liêu trai



Giới thiệu cách thức nấu xôi nếp cẩm Hoàng Anh Phương và cụ bà hơn trăm tuổi


Điện Biên Phủ cách Hà Nội 474 km theo quốc lộ 279 và 6. Thành phố Điện Biên Phủ phía đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại giáp huyện Điện Biên. Tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện nghĩa là vững chãi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu.
Thành phố Điện Biên được biết đến với trận Điện Biên Phủ năm 1954, giữa quân đội Việt Minh (do tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy) và quân đội Pháp (do tướng Christian de Castries chỉ huy). Cuộc chiến mang ý nghĩa rất lớn trong việc kết thúc vai trò của người Pháp ở bán đảo Đông Dương, và đưa tới việc kí kết hiệp định chia Việt Nam ra thành 2 miền: Bắc và Nam. Trận Điện Biên Phủ được nhắc đến như một chiến thắng vĩ đại nhất của các nước Đông Nam Á chống lại một cường quốc phương Tây. Trong trận này, Lực lượng Việt Minh đã di chuyển pháo binh của họ lên những quả đồi xung quanh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và tiến công vào sườn của quân đội Pháp. Bằng cách huy động sức người một cách tối đa và với lực lượng hậu cần đông đảo của mình, Việt Minh đã làm nên một trong những chiến thắng quan trọng nhất trong lịch sử chiến tranh của Việt Nam.
Khí hậu tỉnh Điện Biên là khí hậu nhiệt đới núi cao, chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC – 23ºC. Nhờ khí hậu núi cao, thiên nhiên hoang sơ nên Điện Biên đang được đầu tư để trở thành điểm du lịch nhưng nói thật là thái độ phục vụ & ăn uống quá tệ, e rằng khó có du khách nào muốn trở lại lần nữa.
Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ được chính thức xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày 28 tháng 4 năm 1962. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (2004). Hiện nay chạy dọc thung lũng Mường Thanh, nơi diễn ra cuộc đọ sức lịch sử năm xưa là đại lộ 279, con phố chính và lớn nhất thành phố Điện Biên Phủ.
Về đường bộ, Điện Biên Phủ nối với thị xã Mường Lay bằng đường 12, cách nhau 90 km. Điện Biên Phủ cách Hà Nội 474 theo đường 279 đến Tuần Giáo chuyển sang đường 6.Về đường hàng không, Điện Biên Phủ có sân bay Điện Biên Phủ nối với Hà Nội.
http://dulich.tuoitre.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=467255Mấy năm nay con đường thủy lộ trên dòng sông Gâm – sông Năng khiến khoảng cách giữa Hà Giang – Tuyên Quang – Bắc Cạn đã được kéo lại gần và đây là 1 trong những trọng điểm du lịch của miền Đông Bắc VN hôm nay. Thành thật mà nói thì ngồi thuyền trên sông vẫn thích hơn ngồi xe suốt ngày; ít ra cũng mát mẻ hơn và thoải mái ngắm nhìn cảnh vật hoang sơ ở 2 bên bờ sông.
Du khách dừng chân trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng
Sông Gâm trong một buổi sáng đầy sương mù
Đảo đá trên sông Gâm, phong cảnh kỳ thú không kém vịnh Hạ Long .
Sông Năng xâm thực lòng núi đá vôi Lũng Nham suốt hàng triệu năm, tạo ra động Puôn có chiều dài 300m, trần động có chỗ cao đến 50m với nhiều chòm nhũ đá ngoạn mục.
http://www.hcmute.edu.vn/UploadFile/Dien_Bien_Phu,_statue.jpgCác điểm du lịch
Đồi A1
Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Đồi A1 nằm dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bao gồm 2 đỉnh: Tây Bắc cao hơn 490m, Đông Nam cao hơn 493m. A1 là ký hiệu mà quân đội Việt Nam đặt cho quả đồi.
Sau nhiều trận chiến vô cùng ác liệt đã diễn ra ở đây thì đến 4h sáng ngày 7/5/1954 quân đội Việt Nam đã chiếm được đồi A1.
Ngày nay, đến với Điện Biên Phủ, du khách sẽ thấy trên đỉnh Tây Bắc của đồi A1 có đài kỷ niệm được xây theo kiểu “Tam sơn”, ở giữa cao, hai bên thấp và đều có hình mái đầu đao. Phía trước là lư hương, ở giữa là tấm bia, phù hiệu Quốc kỳ, sao vàng nền tròn đỏ , xung quanh là vòng tường hoa.
Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ
Nằm tại khu phố 1, P. Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Bảo tàng Điện Biên Phủ được xây dựng vào năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Vào cuối năm 2003, bảo tàng Điện Biên Phủ đã tiến hành nâng cấp và chỉnh lý lại khu trưng bầy. Đến nay bảo tàng có 5 khu trưng bầy với 274 hiện vật và 122 bức tranh theo từng chủ đề sau
-Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ.
-Tập đoàn cứ điểm của địch tại Điện Biên Phủ.
-Đảng chuẩn bị đường lối chỉ đạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
-Ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ.
-Điện Biên Phủ ngày nay.
-Hầm chỉ huy tướng Đờ Cát : Nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
Nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 25km về phía đông.
Để đến đây du khách phải đi bằng ô tô, vượt qua dốc Tà Lơi hiểm trở và nhiều đoạn đường quanh co, khúc khuỷu. Gần với Sở chỉ huy có đài quan sát trên đỉnh núi độ cao trên 1.000m, từ đài quan sát này có thể bao quát hoạt động và diễn biến ở thung lũng Mường Thanh. Đến sở chỉ huy, du khách sẽ được thăm các điểm sau :
-Chòi canh gác số 1
-Hầm thông tin liên lạc
-Đài quan sát
-Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
-Lán ở và làm việc của Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái
-Đường hầm xuyên núi dài 96m nối liền lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái Hầm của ban cố vấn Trung Quốc
-Nhà hội trường
-Hầm ban chính trị
Đèo Pha Đin
Đèo Pha Đin nằm trên đường từ Hà Nội lên Điện Biên, ở ranh giới giữa tỉnh Sơn La và Điện Biên.
Đèo dài 32km, địa thế rất hiểm trở, chênh vênh. Pha Ðin tiếng địa phương nghĩa là Trời Ðất. Theo truyền thuyết địa phương, đây là nơi tiếp giáp giữa trời và đất.
Xưa kia, vì có sự tranh chấp ranh giới giữa hai tỉnh Sơn La và Lai Châu (cũ), người ta đã giải quyết bằng một cuộc đua ngựa. Từ hai phía đèo, cùng một lúc ngựa hai bên phi hướng về nhau. Nơi gặp gỡ sẽ là ranh giới. Ngựa Lai Châu phi nhanh hơn, nên phần đèo thuộc về Lai Châu (nay thuộc tỉnh Điện Biên) dài hơn phần đèo của Sơn La.
Hồ Pá Khoang
Hồ Pá Khoang thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 20km. Trong khu vực lòng hồ có các bản dân tộc Thái, Khơ Mú là những dân tộc còn giữ được những phong tục tập quán, nét đặc sắc của các dân tộc vùng Tây Bắc ...

Hang Thẩm Báng
Thuộc huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Hang Thẩm Báng đã được xếp hạng di tích và là một điểm tham quan của du khách. Đây là hang đá có vẻ đẹp tự nhiên và còn nguyên vẹn. Lòng hang rộng và sâu, cao gần 100m, có nhiều ngách.
Giữa hang có phiến đá to bằng phẳng như mặt bàn. Nhìn lên các vách, trần đá, nhiều măng đá, nhũ đá tạo thành những hình thù những con rồng, con phượng, sư tử, voi quì hoặc những đoá phong lan tuyệt đẹp.
Hang Thẩm Báng không chỉ là một hang đá đẹp mà tại đây, nhân dân địa phương đã phát hiện một số loại rìu, chày nghiền thức ăn bằng đá, một số mẩu xương động vật hoá thạch.Không chỉ là một cứ điểm lịch sử mà còn là nơi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và xinh đẹp. Điện Biên Phủ là điểm đến lí tưởng cho những bạn muốn tìm hiểu về lịch sử dân tộc cũng như thăm thú cảnh đẹp của núi rừng Tây Bắc.
http://v18.nonxt7.c.bigcache.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/23840657.jpg?redirect_counter=1Cầu Mường Thanh
http://www.csphoto.vn/images/anhtintuc/tuongdai_tohop.jpgChiều: chúng tôi tới Điện Biên, nhận phòng khách sạn xong là rủ nhau đi thăm và mua săm đồ lưu niệm tại chợ trung tâm Điện Biên Phủ. Sau đó, chúng tôi khởi hành đi tham quan bảo tàng Điện Biên, Viếng Nghĩa trang liệt sỹ đồi A1, thăm Đồi A1, thăm Hầm sở chỉ huy quân đội Pháp - Tướng De Castries, Cầu Mường Thanh, Sông Nậm Rốm,v.v...
http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2011/78/2011_78_8_Ron%20rang.jpgđền Hoàng Công Chấthttp://farm3.static.flickr.com/2051/2267204246_45d8d2b587.jpgbản Noọng Nhai - nơi từng diễn ra trận tiến công lớn đánh trong chiến dịch Điện Biên Phủ
http://www.vietrantour.com.vn/images/destination/VIETTIMES_73538382.jpg
Hầm bộ chỉ huy quân đội Pháp - Tướng De Castries
http://farm4.static.flickr.com/3400/3507765702_b8bd82294f.jpgCầu Hang Tôm
http://chuthuylien.vnweblogs.com/gallery/2538/DSC08033.JPGSông Nậm Rốm
Sáng ngày thứ 3, dùng điểm tâm tại khách sạn. Chúng tôi khởi hành đi tham quan cửa khẩu Tây Trang - cửa khẩu quốc tế giữa Việt Nam và Lào. Trở lại TP Điện Biên, dùng bữa trưa tại nhà hàng.
http://quehuongonline.vn/Uploads/LibraryImages/0_DB9.jpgcửa khẩu Tây Trang
Chiều: Chúng tôi khởi hành đi Lai Châu theo quốc lộ 4D dọc theo sông Nậm Na. http://nguoidaibieu.vn/baocu/Portals/0/Phong-su-anh/Anh-My/04.jpgChúng tôi thăm quan cửa khẩu Ma Lu Thàng, tiếp tục khởi hành về TX Lai Châu, dùng bữa tối tại nhà hàng. Chúng tôi nghỉ đêm tại khách sạn.(TX Lai Châu mới).
http://du-lich.chudu24.com/f/d/090221/a-black-hmong-woman.jpg?c=1&w=450
Sáng ngày thứ 4, dùng điểm tâm tại khách sạn. Chúng tôi trả phòng, khởi hành đi Tuyên Quang, qua Than Uyên, thăm Mù Cang Chải, ăn trưa tại thị trấn Tú Lệ.
http://www.dulichsapa.tv/images/image/tong_hop/mucangchai.jpghttp://khainguyen.vnweblogs.com/gallery/3075/previews-med/MCC9.jpg
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/201007/1281171733-1-ruongbtmcchai.jpegMù Cang Chải




Thời tiết mát giống như Sa Pa
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgM-ytaBl_YfleRsja4S1TXCWAVkarYsVMk8mSQQFXwCNsf9D_r_b8oKeY_iEmUGEhSSVIRRCugMTnKXQZMX6ejaPPZ5HBRQVx7vrCKPYGUgnF137ZOYXsQXpG5dOaY20kFSiyvHNA-u_hd/s1600/suoi-giang0.jpg
suối Giàng
Chiều: Tiếp tục hành trình qua thị xã Nghĩa Lộ thăm suối Giàng, cây Chè 500 năm tuổi, tiếp tục hành trình qua thành phố Yên Bái về Tuyên Quang, chúng tôi nhận phòng khách sạn.Qua 400km, chúng tôi mệt lã người nên dùng bữa tối tại nhà hàng xong là nhào lên tắm và ngủ 1 chút. Thức dậy, chúng tôi dạo chơi tham quan thành Phố Tuyên Quang. Nghỉ đêm tại khách sạn.
http://files.myopera.com/namthaiduc/albums/816564/Nha%20tho%20o%20Nghia%20Lo_mini.JPG
Một nhà thờ ở thị xã Nghĩa Lộ
http://vea.gov.vn/VN/hientrangmoitruong/mtxsd/PublishingImages/02122010%20(1).jpg
cây Chè 500 năm tuổi



Những người dân hiền lành, chất phác cùng những vũ khí thô sơ xung trận

Mô hình bộ đội ta hò kéo pháo, những chiếc xe thồ chở lương thực lên Điện Biên

Lá cờ quyến chiến, quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castries ngày 07/5


Chiếc xe tăng trên đồi A1 được một tiểu đội lính Mỹ lắp ráp tại chiến trận cứ 3 ngày xong một chiếc

Đỉnh đồi A1

Hầm chỉ huy tướng đờ cát Trước đền thờ các anh hùng liệt sĩ


Từ trên tượng đài chiến thắng nhìn xuống Thành phố Điện Biên

Tượng đài hò kéo pháo Trên đường đi vào thăm trung tâm chỉ huy
(chỉ đúc bằng xi măng vừa đỡ tốn và... kém). của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp


Tram gác (Đường vào bộ chỉ huy) Lán ngủ Trạm giao liên


Giường ngủ của Đại Tướng Đường hầm, trung tâm chỉ huy

Nhà tác chiến





Đồng Văn
Sáng ngày thứ 5, dùng điểm tâm tại khách sạn, chúng tôi trả phòng, khởi hành đi khu di tích lịch sử Tân Trào (ATK) - thủ đô lâm thời của khu giải phóng, nơi mà Đảng Cộng Sản Đông Dương tiến hành hội nghị toàn quốc (13/08/1945) đến Tân Trào, chúng tôi vào thăm quan Bảo tàng Tân Trào và nghe giới thiệu về khu di tích lịch sử Tân Trào (ATK) thăm quan Đình Tân Trào, Đình Hồng Thái, Cây Đa Tân Trào, lán Là Nừa, ăn trưa tại thị trấn Hàm Yên.
http://www.dulichtrongoi.com/userfiles/image/TUYEN%20QUANG(1).jpgĐình Tân Trào
http://d3.violet.vn/uploads/previews/blog/2676/dscf8085_500_01.jpgĐình Hồng Thái
http://dulichquangnam.com.vn/uploads/11005680-Cay-da-Tan-Trao-1.jpgCây Đa Tân Trào
http://d2.violet.vn/uploads/thumbnails/161/thumbnails2/0.Lan_La_Nua_-_noi_o_va_lam_viec_cua_Bac_thoi_gian_o_Tan_Trao.jpg.jpglán Là Nừa - nơi ở và làm việc của Bác thời gian ở Tân Trào
Chiều: Tiếp tục hành trình đi Mèo Vạc, chúng tôi khởi hành theo đường 4C đi Mèo Vạc - “Cổng Trời”, với độ cao khoảng 1.000m so với mặt biển, địa hình chập chùng núi rất khó khăn trong việc đi lại nhưng với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ đã tạo cho huyện vùng cao biên giới này một sức hút kỳ lạ đối với du khách. Đến Mèo Vạc, chúng tôi thăm chợ Mèo Vạc.
http://www.dulichsapa.tv/images/image/tong_hop/meo_vac.jpg“Cổng Trời”Mã Pi Lèng
http://www.luavietours.com/Data/Tours/nha%20vua%20meo.jpgnhà vua Mèo
http://www.vatgia.com/pictures_fullsize/god1262145921.jpgMèo Vạc
Sau đó, chúng tôi tiếp tục khởi hành đi Đồng Văn. Từ thị xã Hà Giang, qua những con đèo cao ngất tới Quản Bạ, rồi Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Phong cảnh vừa hùng vĩ vừa trữ tình dần hiện ra ngoài cửa xe như trong một bộ phim du lịch khám phá. Lãng mạn hơn cả là chặng đường Tuyên Quang đến thị xã Hà Giang cặp theo dòng sông Lô, dòng sông đã đi vào nhạc phẩm nổi tiếng của Văn Cao, và những dãy núi đá vôi trùng điệp. Đầu xuân, những vườn mận, vườn đào hoa nở trắng xoá hoặc hồng rực. Đầu hè, những triền ngô(bắp) xanh nõn bám trên các sườn núi đá. Trễ hơn chút nữa, mùa lúa duy nhất trong năm bắt đầu, từ trên những sườn núi cao nhìn xuống thung sâu, thấp thoáng các khu ruộng bậc thang loáng nước, ở đó, người H'Mông đang hối hả cày cấy... Trong không gian như mơ như thực ấy, không khi nào thiếu những vạt cải hoa vàng rực rỡ. Và thật thú vị, đó chính là món ngon đầu tiên được ăn khi lần đầu tiên đến với vùng cao nguyên đá Hà Giang. Cải ngồng Hà Giang rất lạ, cọng mũm mĩm như đọt măng tây, điểm những chấm hoa vàng tươi rói cả khi còn tươi lẫn khi đã luộc chín. Ngọt, chắc, bùi là những cảm giác rõ mồn một khi thưởng thức món ngồng cải luộc rất bình dân nhưng cực kỳ khoái khẩu với người miền xuôi vốn thèm rau sạch khi đến Hà Giang! Thắng cố và rượu ngô là 2 món phổ biến nhất ở vùng này.
Ấn tượng nhất là cung đường lên cao nguyên Đồng Văn, một bên vách núi dựng đứng còn bên kia là vực sâu và con lộ phía trước tưởng chừng hút thẳng lên trời cao. Một điểm đến hấp dẫn trong hành trình Đông - Tây Bắc mà nhiều du khách mong đợi được đặt chân đến chính là điểm cực bắc Việt Nam trên đỉnh Lũng Cú. Nơi đây từng được ví là “nóc nhà Việt Nam”, nơi mà người dân đất Việt nào cũng đều mơ ước một lần thưởng lãm.
Sau quãng đường dài với những thử thách ấy, chúng tôi được đền bù xứng đáng vì phong cảnh hoang sơ, hùng vỹ trải dọc các danh thắng cổng trời Quản Bạ, núi Đôi, dinh thự vua Mèo, đèo Mã Pí Lèng, những làng mạc của người dân tộc H’Mông trắng, Lô Lô, Dao đỏ... cứ vụt qua ô cửa sổ xe trên từng cây số xe chạy qua.

Khí hậu quanh năm mát mẻ của núi cao, nhất là vùng "lõi của cao nguyên đá" là hai huyện Đồng Văn, Mèo Vạc khiến nơi đây trồng được những loại rau, đậu rất ngon và lạ. Trái "dưa mèo" mũm mĩm như chú chuột bạch cỡ lớn, đậu Hà Lan xanh mượt, giòn và ngọt lạ lùng. Dẫu không nổi tiếng như ở Định Hoá (Thái Nguyên) hay Mường Thanh (Điện Biên), lúa gạo trồng trong những thung lũng lọt giữa ngút ngàn núi đá ở Đồng Văn, Quản Bạ vẫn làm nên những nồi cơm ngon nhất. Cơm gạo mới ở Đồng Văn, Mèo Vạc luôn nấu bằng nồi nhôm đúc và vùi trong than củi nên thơm dẻo khác hẳn cơm nấu trong nồi điện dưới xuôi.
http://travellinksvietnam.com/upload/image/service/201014155014.gifThường thì muốn đi hết một vòng bốn huyện miền núi cao, du khách phải nghỉ lại Hà Giang sau khi vượt qua 320km đường xe từ Hà Nội. Sáng hôm sau, lại đi trên những con đường chênh vênh trên sườn núi cao ngất. Đi theo hành trình ấy, ăn trưa tại thị trấn Yên Minh là hợp lý. Chặng về cũng vậy, khởi hành từ Đồng Văn hoặc Mèo Vạc vào buổi sáng thì tầm trưa cũng lại đi qua "cửa ải" Yên Minh. Thị trấn cửa ngõ của hai huyện Đồng Văn, Mèo Vạc có hai quán ăn nhỏ nằm bên chợ huyện Yên Minh đã sẵn sàng đón khách. Món ăn ở đây khá "độc". Ngồng cải luộc vừa ngọt vừa bùi, bó ngô non nhồi thịt thơm phức, tôm suối xào lá chanh giòn tan. Đặc biệt vào mùa lạnh, món lạp xường và thịt xông khói trở thành đặc sản. Quy trình làm lạp xường nhiều người đã biết, thịt băm nhỏ trộn gia vị nhồi vào ruột heo non và nướng trên than hồng cho chín rồi trên trên gác bếp. Thịt xông khói được làm theo cách khác. Thịt mông, vai, ba chỉ của con lợn cắp nách xẻ thành miếng dài đem ướp muối chừng một tuần rồi đem treo lên gác bếp. Đem làm món, vị mặn của muối quyện với chất béo của mỡ khiến người mới ăn không biết đằng nào mà lần!
Lõi của vùng cao cực Bắc là thị trấn Đồng Văn. Thủ phủ của cao nguyên đá khiến ta nao lòng bởi vẻ đẹp u hoài của khu phố cổ bên ba dãy chợ mà người Pháp khi xâm chiếm Đồng Văn đã xây từ những năm 30 của thế kỷ trước. Vào các buổi sáng chủ nhật, dưới những mái ngói thâm nâu ấy là cả một thế giới kỳ lạ của ẩm thực! Rượu ngô người Mông 8.000 đồng/ lít, uống say tràn cung mây. Một dãy nhà ngang của chợ được dành riêng cho hàng ăn uống với rất nhiều quán phở thịt lợn. Trước dãy nhà này, xôi bảy màu của người Tày xếp thành dãy. Xế vào phía uỷ ban huyện Đồng Văn là những phản thịt lợn và kế bên là các lò thắng cố thơm phức vị thảo quả lẫn với mùi khói gỗ nghiến hệt mùi gỗ pơ mu.
Nếu đã một lần đến cao nguyên đá, bạn hãy cố tìm để được ăn món "gà mèo", một giống gà đặc biệt chỉ có ở vùng cao núi đá này và xứng đáng được liệt vào hàng đặc sản. Con gà mèo không khác gì gà thường nhưng chân đen, mặt đen, mào đen, da đen, thịt đen và xương cũng đen nốt. Luộc, rang và nấu canh gừng là cách người vùng cao nguyên đá "ứng xử" với gà mèo. Thịt gà mèo rất lạ: không béo, không nát, chắc mà không dai, nạc mà không xác. Tóm lại, nếu một lần đã được xơi món thịt gà đen như bánh gai ấy, thì một ngày đẹp trời nào đó, ta sẽ lại khao khát được leo cao nguyên đá lần thứ hai, rồi lần thứ ba!
Tới đây chúng tôi không chỉ được thoả sức ngắm nhìn trời đất mà còn được tham quan một điểm du lịch lý thú đó là dinh họ Vương thuộc địa phận xã Sà Phìn - đây là một công trình kiến trúc đẹp hiếm có và rất độc đáo của vùng cao nguyên Núi Đá.
http://phapluattp.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2009/12/13/dongvan_1.jpgĐồng Văn ( Hà Giang)
Về địa thế, Hà Giang có 8 huyện, một thị xã thì 2 huyện phía Tây bắc là vùng cao núi đất và 4 huyện phía Đông bắc là vùng cao núi đá. Năm 2010 tổ chức unesco - Liên hiệp quốc đã công nhận vùng cao nguyên núi đá này là công viên địa chất Quốc gia và Quốc tế. Đây là công viên đá thứ 69 trong các công viên địa chất toàn cầu và thứ hai trong vùng Đông Nam Á.
Ngày 03/10/2010, Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Cao nguyên này có diện tích 2.350 km2, gồm 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, độ cao trung bình 1.400-1.600 m, nơi tập trung nhiều loại hình di sản, nổi bật là di sản địa chất và di sản văn hóa. Ảnh: Thanh Hà.
Khu vực phía Đông bắc Hà Giang gồm 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc được gọi một tên chung là cao nguyên Đồng Văn. Ở đây, đá chiếm đến 3/4 đất đai; người, vật, cây cối, sông suối bám vào đá để tồn tại, sinh sôi phát triển. Toàn bộ cao nguyên là di sản đa dạng địa chất, đa dạng cổ sinh địa tầng có ý nghĩa quốc gia và quốc tế thuộc các lĩnh vực lịch sử tiến hoá của vỏ trái đất.
Phố Phó Bảng - thị trấn huyện Yên Minh, Hà Giang.
Cột cờ Lũng Cú trên đỉnh núi Rồng.
Thị xã Hà Giang điểm khởi đầu của xứ sở cao nguyên đá. Con sông Lô hiền hoà phân đôi thị xã, phía hữu ngạn sông, phố xá, công sở nằm ven theo các chân dãy núi đá sừng sững; độ cao so với mặt biển của thị xã chỉ khoảng 400 mét, nhưng nhờ núi đá mà mùa hè khí hậu khá mát mẻ, dễ chịu không khác với Đà Lạt, Sapa bao nhiêu. Cao nguyên Núi Đá Đồng Văn là 1 trong những trọng điểm du lịch của miền Đông Bắc VN hôm nay.
Rời khỏi thị xã là tiếp cận ngay với thế giới huyền bí của đá và mây trời. Con đường độc đạo từ thị xã qua các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc khi len lỏi giữa những rừng đá lởm chởm, lúc men theo những vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm; có đoạn lại vượt qua những ngọn đèo cao vút, quanh năm mây phủ dày đặc, dân địa phương gọi đó là cổng trời. Thế giới đá ấy đã hình thành mấy trăm triệu năm trước, trải qua quá trình phong hoá thầm lặng và dữ dội đã tạo thành những khu vườn đá với nhiều hình thù kỳ dị, đặc biệt, hấp dẫn. Đó đây, trong các thung lũng hẹp, lớp lớp các khối đá to nhỏ xếp gối lên nhau giống như những đàn gấu đen bóng, tựa vào nhau đang nằm nghỉ ngơi. Các dãy núi có hình dạng kim tự tháp nối tiếp nhau chạy dài từ nam lên bắc, đỉnh nhọn cao ngất ngưỡng, sườn dốc lởm chởm đá tai mèo. Khắp vùng Đồng Văn, Mèo Vạc lại có những chóp đá, tháp đá có hình dạng ngộ nghĩnh như những nụ hoa, bông hoa hoặc kiểu rồng cuộn, hổ ngồi… sự cấu tạo đa dạng này đã làm cho cảnh quan toàn miền cao nguyên không buồn tẻ, hiu quạnh như các khu vực chỉ thuần đá vôi cổ.
Vùng này trước kia trồng nha phiến và buôn ma túy nổi tiếng; nay là vùng định cư của các dân tộc Mông, Lô Lô, Dao, Phù Lá, Pu Péo v.v… đã trồng rất nhiều đào, mận tam hoa(nectarine), v.v... Ai đến Đồng Văn cũng háo hức chinh phục độ cao của đỉnh núi RồngNơi có cột cờ cao 17m treo quốc Kỳ Việt Nam đánh dấu vùng lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc.Sau đó chúng tôi kéo đến cổng trời Quản Bạ, dừng chân ngắm cảnh Cổng Trời Quản Bạ, ngắm Núi Đôi rồi mới khởi hành đi Lũng Cú.
11h30 trưa, chúng tôi đến thị trấn Đồng Văn ăn trưa.
13h30: chúng tôi lên xe đi tham quan Lũng Cú - Mảnh đất Cực bắc của Việt Nam.
14h30: chúng tôi tham quan Cột Cờ trên đỉnh núi Rồng – di tích đánh dấu vùng lãnh thổ Việt Nam.
15h30: chúng tôi tiếp tục chuyến hành trình với Dinh Họ Vương - một kiếm trúc cổ kính độc đáo của xãXà Phìn huyện Đồng Văn. Sau đó chúng tôi lên xe về thị trấn Đồng Văn ăn tối. Nghỉ đêm tại khách sạn Huy Hoàng.
Sáng hôm sau, chúng tôi tiếp tục tham quan Động Tiên - Một thắng cảnh đẹp của Hà Giang. Đến Động tiên, chúng tôi chụp ảnh, có thể ngâm mình trong làn nước trong lành của dòng suối tiên - Tương truyền là nơi xưa kia các tiên nữ thường xuyên xuống tắm tại đây.
Bên cạnh những vách đá màu xám trắng lại xen kẽ những dãy đồi đá phiến thoai thoải bao phủ một lớp cỏ mượt mà màu xanh lá mạ, khi nắng chiều rải xuống, màn cỏ ánh lên một màu vàng vàng, tim tím cực kỳ huyền ảo. Sông suối chảy qua cao nguyên cũng khá kỳ dị, bí ẩn. Những dòng nước trắng xoá, trong veo đang réo ầm ầm bên chân núi bỗng nhiên mất hút trong lòng núi đá rồi lại hiện ra dưới các hẻm vực vừa dài vừa rộng như một lát dao sắc ngọt xẻ đôi khối núi đồ sộ. Sự đa dạng, phong phú về sinh học của cao nguyên cũng hết sức độc đáo. Xen lẫn giữa những khối núi đá hùng vĩ là các khoảnh rừng nguyên sinh còn tương đối nguyên vẹn với nhiều loại gỗ, lâm sản, dược liệu quý hiếm như: nghiến, thông đá, tùng bách, dẻ, thảo quả, hương nhu, đỗ trọng, nấm hương, các loài phong lan v.v… Cao nguyên đá cũng là môi trường thân thiện của trên 50 loài thú, bò sát, chim muông như: sơn dương, gấu, vọc, khỉ, hoẵng, heo rừng, cầy hương, kỳ đà, trăn, gà rừng, trĩ, đại bàng, hoạ mi v.v… Hai loại cây được xem là những cây đặc trưng của vùng cao nguyên đá, gồm đào phai và mận tam hoa, sẽ được trồng dọc tuyến đường vào các điểm du lịch, điểm dừng chân, danh lam thắng cảnh, làng văn hóa du lịch cộng đồng, xung quanh trường học, trụ sở cơ quan, quanh các hồ chứa nước sinh hoạt.
http://dulichnetviet.net/Images/Articles/images/0-aa-a1aahoadaokhoessac.jpg

Cùng với những giá trị đặc hữu về địa chất, địa mạo, sinh học, cảnh quan… cao nguyên đá Đồng Văn còn ẩn chứa nhiều giá trị văn hoá truyền thống đẹp đẽ của 22 dân tộc anh em cư trú nơi đây. Từ bao đời nay bà con các dân tộc Mông, Lô Lô, Dao, Phù Lá, Pu Péo v.v… đã sáng tạo ra cách sản xuất, cách sống, ăn, ở… riêng biệt để thích nghi với môi trường thiên nhiên.

Những khoảnh đất trong các thung lũng giữa trùng vây đá núi được kết cấu thành những mảnh ruộng bậc thang; tận dụng các hốc đá tai mèo, bà con đã gùi đất lên bỏ vào từng hốc để gieo ngô, đậu. Vào mùa hè, mùa mưa ở cao nguyên, lúa, ngô, đậu, lanh, tam thất, hương nhu… trên nương rẫy, hốc đá vách núi tốt tươi xanh mướt hoà lẫn trong hương thơm ngào ngạt của hoa dại và cỏ mật. Nhà cửa, bờ rào vườn tược, chuồng gia súc đều xây dựng bằng đá. Nghệ thuật kiến trúc đá đã đạt mức độ tinh xảo.


Tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc dân gian dân tộc ấy là dinh thự họ Vương ở Sà phìn, cách thị trấn Đồng Văn khoảng 10 cây số. Đây là dinh thự của Thổ ty Vương ChínhĐức. Đầu thế kỷ thứ 20, khi chấp chính ngôi vị Thổ ty - một chức quan cai trị Đồng Văn, Vương Chính Đức triệu thợ giỏi các tộc người Mông, Lô Lô, Phù Lá… các địa phương trong vùng về xây dựng dinh thự. Toàn bộ 10 ngôi nhà ngang, dọc rộng hơn 1200m2, các dãy nhà phụ, tường rào bao quanh đều xây bằng đá. Từng chi tiết xây cất, đẽo gọt đá, gỗ ván đã thể hiện sự khéo léo, tinh tế, đặc sắc của tay nghề những người thợ dân gian bản địa.


Thời Pháp thuộc, Vương Chính Đức đã giành được quyền tự trị đất Đồng Văn. Người kế nhiệm Vương Chí Thành đã ngăn giữ không cho người Nhật xâm nhập vào Đông Văn. Cách mạng tháng 8 thành công, Vương Chí Thành giao đất Đồng Văn cho chính quyền cách mạng quản lý. Bác Hồ kết nghĩa huynh đệ với Vương Chí Thành, những năm 60 thế kỷ trước ông được Bác Hồ mời về sống ở Hà Nội để có điều kiện chăm sóc sức khoẻ tuổi già.


Điểm cực Bắc của Tổ quốc và cũng là trung tâm của cao nguyên đá là thị trấn Đồng Văn. Nơi đây là xứ sở độc đáo về khí hậu và địa hình “Đất rộng mênh mông nhưng không được bao nhiêu thước bằng phẳng - Trời quanh năm không được vài ngày nắng”. Khu phố cổ Đồng Văn được hình thành từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 19. Tuy thời điểm xây dựng không đồng nhất nhưng cung cách kiến trúc đều có nét khá tương đồng: nhà hai tầng, tường đá xanh, khung nhà gỗ không có mộng thắt, không chạm trổ cầu kỳ, mái lợp ngói âm dương… Hiện nay còn lưu giữ 20 ngôi nhà có niên đại trên 100 năm. Dinh thự họ Vương và khu phố cổ Đồng Văn đã được nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Phố thị Đồng Văn còn là nơi tiêu biểu của những nét văn hoá truyền thống của các dân tộc ở cao nguyên.


Những ngày hội dân gian, các ngày phiên chợ hàng tháng, người người từ các bản làng gần xa tụ hội về đông vui tấp nập, màu sắc trang phục sặc sỡ, đẹp mắt; cả không gian tràn ngập tiếng cười nói, lời ca ngọt ngào, âm thanh đàn, khèn, sáo du dương, quyến rũ. Người lớn tuổi, thanh niên không phân biệt nam nữ gặp nhau trong các hàng quán bình dân, tuỳ lứa tuổi và sức khoẻ, họ mời nhau chén rượu ngô thơm nồng, bát thắng cố béo ngậy, bát cháo ẩu tẩu vừa có vị đăng đắng lại ngòn ngọt… những món ẩm thực đặc sản, ai được thưởng thức một lần là nhớ mãi….

http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=84558&at=0&ts=300&lm=634365545475500000

Từ thị trấn Đồng Văn ngược thẳng về phía Bắc khoảng 20 cây số là xã Lủng Cú, mỏm địa đầu của đất nước, nhìn lên bản đồ Việt Nam, cái chóp nhô cao như một mũi mác, chính là đất Lủng Cú. Những ngọn núi xếp lớp đơn nguyên nơi đây là điển hình của loại đá trầm tích, loại đá cổ nhất của trái đất. Lũng Cú ở độ cao gần 1800 mét. Đứng giữa xứ sở này, ta có cảm giác như đang sống bồng bềnh giữa mây ngàn gió núi; mây trắng bời bời phủ che trên đầu, trôi lững lờ dưới chân, bao quanh lẩn quất bên mình.
http://rmcst.gov.vn/Upload/image/nocnha2to.jpg

Tại thôn Séo Lũng, cách trung tâm xã gần 5 cây số có ngọn núi Rồng, cột cờ Tổ quốc dựng trên đỉnh núi, sát cột mốc số 17 biên giới Việt - Trung. Tên núi Rồng đã có từ lâu đời, do đồng bào địa phương đặt. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa tên núi nơi địa đầu Tổ quốc với dòng dõi con Rồng cháu Tiên của dân tộc ta. Lá cờ đỏ sao vàng với diện tích 54 mét vuông - tượng trưng cho 54 dân tộc anh em ngày ngày kiêu hãnh tung bay giữa trời xanh, khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc ta. Bao thế hệ qua, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm, mọi áp lực, những người dân thuộc hai dân tộc kiên cường Mông, Lô Lô ở Lũng Cú đã không tiếc mồ hôi, xương máu để bảo vệ quốc kỳ, bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng. Lớp lớp người dân Lũng Cú xứng đáng với niềm tin, sự kính phục của nhân dân cả nước.

http://cinnamonhotel.files.wordpress.com/2010/02/vung-nui-da-ha-giang3.gif
Trên đoạn đường phía Tây từ thị trấn Đồng Văn qua Mèo Vạc là ngọn đèo Mã pí lèng, một cảnh quan địa mạo tuyệt đẹp. Đứng trên đỉnh đèo ta có cảm tưởng chỉ vài sải tay là có thể với được tới trời. Dưới chân đèo, bên hữu, ở độ sâu hơn 1000 mét là dòng sông óng ánh bạc Nho quế, con sông lớn nhất của cao nguyên bắt nguồn từ Lũng Cú, luồn lách, ẩn hiện qua nhiều dãy núi đá để đưa nước về hợp lưu với sông Gâm, chi nhánh lớn của Lô giang.

Phía tả đèo, một thung lũng hẹp hun hút dưới sâu với đôi ba chục nóc nhà nhỏ tựa lưng vào dãy núi đá vời vợi, một ngôi làng quá heo hút nhưng lại được khá nhiều người không chỉ Hà Giang biết đến, bởi hàng năm ở đây diễn ra một phiên chợ đặc biệt: chợ tình khau vai, mỗi năm chỉ họp một lần vào cuối mùa xuân. Gọi chợ tình là theo nghĩa thông tục, chứ ở đây, người về chợ là để giao lưu tình cảm, tình yêu đôi lứa, không hề có chuyện mua bán hiện đại. Chợ tình khau vai hay gọi đúng hơn ngày hội tình yêu - tình bạn là một trong những nét văn hoá truyền thống đáng trân trọng của các dân tộc Đồng Văn.

http://cuocsongviet.com.vn/upload/image/Thumbs_bv/20511145214.jpg

Cho đến nay, cảnh vật, con người trên cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang vẫn giữ được khá đậm đà những nét hoang sơ, kỳ vĩ, tinh khiết có sức lôi cuốn đối với du khách trong và ngoài nước.

http://www.vntravellive.com/upload/admin/10_06_2010/resized_Nha_Vuong%20(09).jpg
dinh họ Vương thuộc địa phận xã Sà Phìn
Trong tour du lịch về miền đá Đồng Văn, Lũng Cú, không ai muốn bỏ qua cơ hội thăm di tích nhà họ Vương, một dinh thự cổ ngủ vùi giữa thung lũng sa mộc, hội tụ nhiều giá trị kiến trúc Trung Hoa và người Mèo Hà Giang. Người ta vẫn gọi đây là dinh vua Mèo.
Mái ngói âm dương phân lớp theo kiến trúc cổ
Dinh vua Mèo ở huyện Đồng Văn, cách Hà Nội chừng 500km, sau khi vượt qua những chặng đường men theo sườn núi, ngoằn ngoèo như những sợi chỉ, vượt qua Cổng trời Quản Bạ. Nơi đây, một thời, ông Vương Chính Đức đóng Cổng trời lại, xưng vương. Miền đá tỉnh Hà Giang hiếm có một ngôi nhà có kiến trúc độc đáo thế này. Mấy chục năm qua, những ai lên đến Hà Giang thường không bỏ qua di tích này.
Nhà họ Vương nằm nép mình dưới tán rừng cây sa mộc cổ thụ, cao vút. Những phần nhà xuống cấp đã được phục hồi nguyên trạng. Toàn bộ hệ thống tường thành được xếp bằng đá nhẵn thín với phiến đá to, chẳng cần vôi vữa mà vẫn vững chắc. Nhà được bố trí theo kiểu cung điện Trung Hoa, được phân ra nhiều khu: phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, nhà kho, phòng của vợ ông Vương Chính Đức, hay nhà thờ. Trước cổng của ngôi nhà là ngôi mộ bằng đá chạm khắc tinh vi, là mẹ ông Vương Chí Sình, đại biểu Quốc hội các khoá I, II, III. Nơi đây còn lưu giữ một số hình ảnh về ông vua mèo oai phong lẫm liệt. Qua cổng chính là đến ba, bốn lần cổng nhỏ. Dọc hai bên hành lang của dãy nhà cao nhất là dãy nhà ngang, nhà dọc, bố trí từ thấp lên cao (theo lối kiến trúc Trung Hoa), phần trên là ảnh thờ ông Đức phóng to khi còn làm bang tá. Có cầu thang đi lên khu pháo đài, lỗ châu mai, có kè đá tảng. Các hạng mục chủ yếu được phục dựng bằng gỗ và đá. Một số đồ dùng xưa như tủ quần áo, lò sưởi của gia đình họ Vương vẫn được lưu giữ như những tín vật.
http://www.dulichvn.org.vn/nhaptin/uploads/images/0-aa-dinhthuhovuon.jpgTại Sà Phìn, khác hẳn những vùng đá tai mèo khắc nghiệt, cái lạnh đến thấu xương thấu thịt. Vào mùa xuân, hoa bung nở trắng xoá. Đến đây, bắt gặp vùng tam giác mạch, bạc hà, chứng tỏ sự tốt tươi, đầm ấm. Đứng trên núi cao, nhìn xuống thung lũng Sà Phìn, những thân sa mộc cổ thụ như hình cây nấm. Cả một rừng sa mộc bao bọc lấy dinh thự. Hiện giờ, một số giai thoại về ông Đức vẫn được người dân nhắc lại rằng: nhà họ Vương giàu nứt vách. Vương cho người sang Tàu mời thầy địa lý về xem thế đất để dựng nhà. Ông thầy cao tay đã chọn được thế đất “đắc địa”. Ngày chiến tranh biên giới, thị trấn Phó Bảng tan hoang, cây đổ nhà sập, còn nhà Vương vẫn còn nguyên. Người dân phải sơ tán, nhà họ Vương bị bỏ hoang. Ngôi nhà trải qua nhiều biến cố của thời gian. Một trong những chàng rể của “nhà Vương” đã từng thèm rượu, dỡ một cánh cổng lớn của di tích đem bán. Rồi khu nhà trở thành khu chăn nuôi trâu bò. Chúng phóng uế tràn ngập từ trong ra ngoài. Một thời gian dài, nơi đây trở thành nhà trụ sở tạm thời của xã. Giải thích vì sao bom đạn không trúng di tích, thì nhìn vào thực tế địa lý là ngôi nhà nằm nép mình dưới thung lũng của xóm Lũng Hoà, nên đạn đi cầu vồng, bị mắc cả vào núi. Xung quanh Sà Phìn là các bản người Mèo, du khách có thể đi lại, tham quan, tìm hiểu những nét văn hoá của người vùng cao, thăm đồn biên phòng Phó Bảng… Muốn đi cho thoả miền đá Hà Giang thì phải mất chừng nửa tháng, có khi hơn nữa. Còn đi nhanh các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Bắc Mê thì cũng mất năm ngày. Điều đặc biệt, du khách đến với vùng cao Hà Giang, sẽ được chiêm ngưỡng “đặc sản” đá tai mèo, những mái nhà lợp bằng ngói âm dương, bờ rào đá. Hay trên khắp những triền núi cao, từ hốc đá mọc lên những lên ngô cường tráng, đầy sức sống. Hà Giang sẽ để lại trong lòng du khách những ấn tượng, để về nhà ngơ ngẩn không biết mình đang luyến tiếc điều gì.http://www1.laodong.vn/Images/2010/11/6/toancnhPhcvachngVnjpg-103556
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjjCBAKRFk41D2AdJGwIX1f8lws4Jn7nexW9TiMImvMN-8cmPanOv3eF01Um3f27pusthqttJn-7PlhCjojXA6_X92SULLJNBzCKDdJvXibpSIbEZe8Oa_hiG558iaHJ1tPlXBy_eDK4jOL/s1600/Ph%E1%BB%91+c%E1%BB%95+%C4%90%E1%BB%93ng+V%C4%83n_02_www.NghiengVietnam.net.jpgchợ Đồng Văn
http://www.mangdulich.com/vietnam-tourism/2009/uploads/spaw2/images/vungcao6.jpgchợ Đồng Văn
Sáng ngày thứ 6, chúng tôi dùng điểm tâm tại khách sạn, chúng tôi trả phòng, khởi hành đi thăm quan chợ Đồng Văn. Sau đó, chúng tôi khởi hành đi thăm Lũng Cú điểm cực Bắc địa đầu tổ Quốc, chúng tôi thăm quan và chụp ảnh lưu niệm tại cột mốc cực Bắc địa đầu tổ Quốc. Ăn trưa tại thị trấn Yên Minh, sau đó chúng tôi tiếp tục khởi hành về thị xã Hà Giang nhận phòng, ăn tối. Nghỉ đêm tại Hà Giang.
http://d3.violet.vn/uploads/previews/blog/906/diemcuc1.jpghttp://seablogs.zenfs.com/u/aniB9.GfEQP2xLsZ7dBBgSJIlq5OpZPTqK0-/photo/ap_20110603091420800.jpghttp://www.camnanggiadinh.com.vn/Data/img/image/Tin%20tuc/Giai%20tri/Du%20lich/Du%20lich%204%20phuong/18/Anh_bai_B.jpgLũng Cú - điểm cực Bắc địa đầu Tổ Quốc
Sáng ngày thứ 7, dùng điểm tâm tại khách sạn, khởi hành theo quốc lộ 2 qua Chiêm Hoá và đường 279. Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng.
Chiêm Hoá và đường 279
http://i255.photobucket.com/albums/hh137/tvh01dkt/Pu%20Dao%20-%20MCC/IMG_0452.jpg
Chiều: Tới Ba Bể chúng tôi đi thuyền tham quan dọc theo Hồ 1, Hồ 2 và Hồ 3 tham quan động Puông bí ẩn, thác Đầu Đẳng kỳ vĩ, thăm Ao Tiên, đảo Bà Goá. Thích nhất là đi du thuyền thăm hồ Ba Bể, hồ Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng rồi đi thăm đảo An Mã, thác Đầu Đẳng, Ao Tiên trước khi dùng bữa tối & nghỉ đêm tại Ba Bể.
http://www.dulichvietnam.com.vn/Image.ashx/image=jpeg/e3893a3e62284018b3be1d1b21a49768-Babe.jpg/Babe.jpgBa Bểhttp://www.skydoor.net/Download?mode=entry&id=1372http://quehuongonline.vn/Uploads/LibraryImages/dn_du_xuan_ba_be_(7).jpg
http://farm3.static.flickr.com/2234/2188957554_089bf5e225_o.jpgđộng Puông
http://www.skydoor.net/Download?mode=photo&id=6193thác Đầu Đẳng kỳ vĩ
http://www.vnppa.org.vn/imgupload/babe_14.jpgAo Tiên
http://files.myopera.com/3HetSo/blog/92FBFC1518DA444AA3B7C6D74D14B363.jpgđảo Pò Gia Mải (đảo Bà Goá)
Sáng ngày thứ 8, dùng điểm tâm tại khách sạn, trả phòng, khởi hành đi Cao Bằng theo quốc lộ 3. Qua 250km, chúng tôi tới Cao Bằnghttp://www.vietbalo.vn/images/Dia_diem_tham_quan/thixacb1.jpgTX Cao Bằng
Chiều: Đi thăm khu du lịch thác Bản Giốc - một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam nằm ở địa phận xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, từ độ cao trên 30m những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi làm tung lên vô vàn hạt bụi trắng toả mờ cả một vùng rộng lớn. Thác Bản Giốc là thác đẹp thuộc hàng đệ nhất danh thác Việt Nam. Thác Bản Giốc nằm trên biên giới VN và Trung Quốc, thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách thị xã Cao Bằng 89 km, theo tỉnh lộ 206 về phía bắc.Điều thú vị trong chặng đường gần 400 km từ Hà Nội lên tới thác Bản Giốc, là du khách có thể tha hồ ngắm cảnh đẹp. Qua cửa kính xe ô tô, núi rừng hùng vĩ xen kẽ trùng trùng điệp điệp nối vào nhau. Những cánh đồng ngát xanh, vạt hoa dại bên đường, nếp nhà yên bình nép mình bên núi, bầy trâu lọt thỏm giữa cánh đồng làm nao lòng du khách.

Thác Bản Giốc nằm trong dòng chảy sông Quây Sơn, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua biên giới hai nước VN và Trung Quốc, uốn lượn quanh chân núi Cô Muông, qua những cánh đồng thuộc địa phận Đàm Thủy. Gần cuối dòng chảy, dòng sông Quây Sơn đổ từ độ cao hơn 30 mét xuống dưới chân núi tạo thành dòng thác hùng vĩ, sủi bọt trắng xóa. Thác Bản Giốc được chia làm hai phần, phía nam là thác cao, phía bắc là thác thấp. Thác thấp là thác chính, hùng vĩ hơn, tiệp mình vào núi rừng rộng lớn nay đã thuộc TQ. Hôm chúng tôi đến, nhìn từ xa, dòng nước chảy từ trên cao xuống tựa những sợi tơ trắng xóa đang nằm vắt vẻo uyển chuyển trên núi rừng hoang sơ. Nước sủi tung bọt, ầm vang. Ánh nắng hắt trên nước, lấp lánh sáng. Vẻ đẹp, sự thuần khiết, hùng vĩ hòa quyện vào nhau.

Dòng sông dưới chân thác khá phẳng lặng, có thể đi thuyền tham quan. Ở đây có dịch vụ chèo thuyền đưa khách tham quan toàn bộ thác Bản Giốc và những cánh rừng, đồng ruộng bên bờ Quây Sơn. Cuối chiều, mặt trời xuống, ngắm nhìn thác nước tuôn trào, cảm giác thật lạ. Gió biên cương thổi lành lạnh, nhìn mặt sông xanh ngắt, lại ngước lên nhìn dòng nước tuôn trào, tựa như phun ra từ núi, đủ khiến niềm xúc cảm không tên trong lòng trỗi dậy.

Ở Bản Giốc, đến nay vẫn chưa phát triển dịch vụ ăn, ngủ cho khách du lịch. Vì vậy, chiều buông, chúng tôi phải lên xe về lại thị trấn Trùng Khánh tìm chỗ nghỉ ngơi. Nhưng không vì trở ngại nhỏ đó mà du khách phiền lòng. Bởi, chính sự hoang sơ nơi ngọn thác biên cương là điều làm người ta thấy thú vị.
http://testcafef.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/11/02/caobang.jpghttp://www.caobang.gov.vn/wps/wcm/connect/ebe9080041367fa2a4a9efc1ad8ff035/toan-canh-thi-xa.gif?MOD=AJPERES&CACHEID=ebe9080041367fa2a4a9efc1ad8ff035
TX Cao Bằng
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2011/04/thacnuoc4592.jpg
http://viettraveltips.com/userfiles/thac%20ban%20gioc.jpghttp://www.skydoor.net/Download?mode=entry&id=1291thác Bản Giốc
http://du-lich.chudu24.com/f/d/090217/suoi-pacbo.jpg?c=1&w=450Sáng ngày thứ 9, dùng điểm tâm tại khách sạn, chúng tôi trả phòng rồi khởi hành đi qua 200km để tham quan khu di tích Pắc Bó - nơi ở và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm kháng chiến từ 1941 đến 1945. Từ thị xã Cao Bằng đi tiếp 52km đến xã Trường Hà, huyện Hà Quảng du khách có thể tới thăm Khu di tích Pác Bó. Pác Bó có nghĩa là “đầu nguồn” theo tiếng bản địa. Nơi đây được coi là cội nguồn của Cách mạng Việt Nam bởi địa danh này gắn với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh và cách mạng nước ta những năm 1941-1945, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Sau 30 năm đi tìm đường cứu nước, ngày 28 tháng 01 năm 1941, qua cột mốc biên giới số 108, Nguyễn Ái Quốc (tên gọi của Hồ Chí Minh lúc đó) đã trở về tổ quốc để trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Tại đây, http://www.skydoor.net/Download?mode=photo&id=4806Quốc đã có nhiều chủ trương và quyết định quan trọng cho cách mạng tháng Tám năm 1945: Chủ trì hội nghị lần thứ VIII của Trung ương Đảng từ 10/05 đến 19/05/1941, xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng nước ta, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh, biên soạn các tài liệu cách mạng, tổ chức các lớp tập huấn chính trị, quân sự, sáng lập báo “Việt Nam độc lập” - cơ quan truyên truyền của Mặt trận Việt Minh, thành lập đội du kích Pác Bó.
Từ Pác Bó, Nguyễn Ái Quốc đã đi nhiều nơi ở Cao Bằng, nhiều lần sang Trung Quốc bắt liên lạc với các lực lượng cách mạng Việt Nam và đồng minh. Trong chuyến đi Trung Quốc ngày 13/08/1942, Quốc đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến ngày 10/09/1943 mới được trả tự do. Cuối tháng 09/1944, Quốc trở về Pác Bó tiếp tục chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Đầu tháng 12/1944, tại Nà Sác, Quốc đã ra chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay. Ngày 04/05/1945, Quốc rời Pác Bó về Tân Trào (Tuyên Quang) để chỉ đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 20/02/1961, Hồ chí Minh về thăm lại Pác Bó sau 20 năm xa cách.
http://www.skydoor.net/Download?mode=photo&id=4809http://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/small/35673445.jpghttp://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/small/35673445.jpghttp://i257.photobucket.com/albums/hh205/phuongnt2945/Sang%20Cao%20Bang/canhbenduong2.jpg
http://dulichvietnam.asia/vn/images/PacBo1.jpg2.jpg
Chiều:chúng tôi đi qua 150km về khu du lịch Hồ Núi Cốc.
http://www.vietnamtravellook.com/vn/images/stories/diemden/news24.JPG
http://dulich.dov.vn/uploads/images/1230___ho_nui_coc_1.jpgkhu du lịch Hồ Núi Cốc
Sáng ngày thứ 10, dùng điểm tâm tại khách sạn xong rồi đi thuyền tham quan Hồ Núi Cốc; ăn trưa xong, chúng tôi khởi hành về Hà Nội.
Chiều: chúng tôi về tới Hà Nội, rủ nhau đi thưởng thức ẩm thực phố cổ với bánh cốm Hàng Than, các loại ô mai Hàng Đường, mắm tép chưng thịt Hàng Bè, bún chả Hàng Mành, bún đậu mắm tôm ngõ Phất Lộc, miến trộn Lê Ngọc Hân, cháo sườn Nhà Thờ, bánh cốm chấm tinh dầu cà cuống ở Lương Văn Can, bún ốc nguội Ô Quan Chưởng, vịt om sấu Quán Thánh, bánh tôm Hồ Tây, phở cuốn hồ Trúc Bạch... Nghe thấy ham nhưng khác khẩu vị nên nói thật là tôi chịu thua, không thấy ngon gì hết !

Ngủ 1 đêm ở
Hà Nội, sáng hôm sau chúng tôi lại đi loanh quanh phố phường Hà Nội để đợi đến chiều thì ra ga Trần Quý Cáp đi Lào Cai - Sapa và Hà Khẩu(VK Mỹ không được qua cửa khẩu TQ nên sẽ ở lại bên này để shopping), chúng tôi ngủ luôn trên xe lửa.http://laocaitourist.vn/uploads/News/pic/small_1256606845.nv.jpg Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới. Cách ngày nay hơn vạn năm, con người đã có mặt tại địa bàn Lào Cai. Thời Hùng Vương dựng nước, vùng đất Lào Cai thuộc bộ Tân Hưng, là một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang - là một trung tâm kinh tế chính trị lớn ở thượng nguồn sông Hồng. Đến đời Đinh, Lý, Trần, Lê có biết bao biến động về địa danh... Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu Thuỷ Vỹ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên thuộc phủ Quy Hoá. Đến thời điểm này địa danh Lào Cai chưa được hình thành.

Vùng đất thị xã Lào Cai ngày nay xưa kia có một khu chợ, dần dần người ta mở mang thêm một phố chợ. Vì thế phố chợ đầu tiên này theo tiếng địa phương được gọi là Lão Nhai (tức Phố Cũ). Sau này người ta mở thêm một phố chợ khác gọi là Tân Nhai (Phố Mới ngày nay). Theo cố giáo sư Đào Duy Anh, từ Lão Nhai được biến âm thành Lao Cai và được gọi một thời gian khá dài. Khi làm bản đồ, người Pháp viết Lao Cai thành Lào Kay. Danh từ Lào Kay đã dược người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu. Nhưng trong giao tiếp và dân gian người ta vẫn gọi là Lao Cai. Sau ngày tỉnh Lao Cai được giải phóng (11-1950), đã thống nhất gọi là Lào Cai cho đến ngày nay.
Sau khi đánh chiếm Lào Cai (3 -1886) và khi hoàn thành công cuộc bình định quân sự, thực dân Pháp cai quản địa hạt Lào Cai theo chế độ quân sự. Ngày 7/01/1899, đạo quan binh IV được thành lập bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai. Lào Cai là đạo lỵ, thủ phủ của đạo quan binh IV. Để dễ bề kiểm soát và tiến hành khai thác bóc lột, thực dân Pháp đã chia lại khu vực hành chính và thay đổi chế độ cai trị. Ngày 12/7/1907, toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam. Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, địa lý Lào Cai cũng có nhiều thay đổi. Về địa đanh hành chính,qua nhiều lần tách nhập:
- Thành lập tỉnh dân sự Lào Cai (12/7/1907), phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên hữu ngạn sông Hồng sáp nhập vào Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thuỷ Vỹ. Từ đó địa danh Chiêu Tấn không còn. Phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên tả ngạn sông Hồng được tách ra lập thành châu Bảo Thắng. Tỉnh Lào Cai gồm hai châu Thuỷ Vỹ, Bảo Thắng và các đại lý Mường Khương, Phong Thổ, Bát Xát, Bắc Hà (Pa Kha) và thị xã Lào Cai, trong đó có 855 làng bản, 6.812 hộ, 39.099 nhân khẩu, với 11 dân tộc chủ yếu: Hmông, Dao, Tày, Giáy... trong đó người Hmông chiếm 26,56%, Dao 22,41%, Tày, Giáy 20,77%, Kinh 4,52%, Nùng 7,33%, Thái 9,25%, U Ní 2,48%, Hoa Kiều 4,44%, còn lại là các dân tộc khác.
- Sau khi tỉnh Lào Cai được giải phóng lần thứ nhất, Lào Cai được chia thành 8 huyện: Bắc Hà, Mường Khương, Bản Lầu, Bảo Thắng, Sa Pa, Bát Xát, Phong Thổ và thị xã Lào Cai.
- Ngày 7/5/1955, khu tự trị Thái Mèo được thành lập, huyện Phong Thổ của tỉnh Lào Cai chuyển sang khu tự trị Thái Mèo, sau này thuộc tỉnh Lai Châu.
- Ngày 27/3/1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V đã nghị quyết hợp nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh mới lấy tên là Hoàng Liên Sơn.
- Ngày 17/4/1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định hợp nhất thị xã Lào Cai và Cam Đường thành thị xã Lào Cai trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn.
- Ngày 12/8/1991 kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra Nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Ngày 10/10/1991 tỉnh Lào Cai được tái lập, trên cơ sở vùng đất Lào Cai (cũ) và bổ sung thêm ba huyện: Bảo Yên, Văn Bàn (thuộc Yên Bái cũ), Than Uyên (thuộc Nghĩa Lộ cũ) bao gồm 8 huyện, hai thị xã.
- Ngày 9/6/1992, Hội đồng Bộ trưởng quyết định tách thị xã Lào Cai thành hai thị xã Lào Cai và Cam Đường.
- Ngày 30/12/2000, huyện Bắc Hà được tách thành hai huyện Si Ma Cai và Bắc Hà.
- Ngày 31/01/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định sáp nhập thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường thành thị xã tỉnh lỵ Lào Cai.
- Ngày 1/01/2004, huyện Than Uyên được tách ra thuộc tỉnh Lai Châu (mới).
- Ngày 30/11/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 195/2004/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai.
http://megafun.vn/dataimages/201103/original/images477412_cai.jpg
Sáng hôm sau, chúng tôi đến Lào Cai và tour guide đón chúng tôi đi ăn sáng rồi khởi hành đi Sapa ngay. Trên đường đi, chúng tôi ghé tham quan khu du lịch Thác Bạc – Nơi đây đã đi vào thơ ca “Sapa Thạc Bạc Cầu Mây, Cô Đào Bích Nhị ngất ngây lòng người’’. Chúng tôi ghé ăn trưa và thích thú thưởng thức các món ăn ẩm thực của Sapa, chủ yếu là các món nướng & lẩu . Các món Nướng như Ngựa nướng, lợn bản xiên nướng, cá suối nướng cơm lam nướng, cá hồi nướng và nhiều món nuớng khác. Đặc biệt là các món nướng được nướng bằng than hoa tại bàn, không khói mang phong vị ẩm thực vùng cao thực Sa pa.Thắng cố và rượu ngô cũng là 2 món phổ biến nhất ở vùng này.
Thắng cố là một món ăn của dân tộc Mông. Thắng cố biến âm của tiếng Thoảng, cố theo tiếng Mông có nghĩa là "nồi nước". Ngày xưa, người Mông nấu thắng cố bằng thịt ngựa, cách nấu cũng rất đơn giản. Thịt được ướp với muối, mỳ chính, thảo quả. Sau đó đổ thịt vào trong một cái chảo lớn, đảo đều cho miếng thịt săn lại thì đổ nước vào.
Bây giờ, thắng cố thường không được nấu với thịt ngựa nữa mà chủ yếu là thịt trâu, thịt bò, thịt dê, thịt heo, nhưng có lẽ ngon nhất vẫn là thịt bò. Khi con vật được giết mổ, rửa sạch và để riêng từng bộ phận, lấy xương chân và xương ống đem ninh đến khi nhừ thì cho thịt vào, miếng thịt chín tái thì cho lòng, gan, tim, dạ dày vào.
Ta có thể thấy niềm vui, sự đam mê, sự trân trọng cội nguồn của từng người Mông khi nấu món thắng cố. Họ cẩn thận ướp gia vị cho từng miếng thịt thơm đậm đà, múc từng muỗng bọt cho nồi nước thêm trong. Nồi thắng cố to sôi lục bục nổi lên những tảng mỡ to màu vàng nhạt điểm xuyến bằng những lá hành xanh ngắt, mùi thơm của thịt, của thảo quả, địa điềm quyện lại khiến ta có cảm giác chìm đắm trong tinh hoa thiên nhiên của đất trời ban tặng.
Vào quán gọi món thắng cố, ít phút sau thắng cố được mang lên. Đó là một cái nồi lẩu, như mọi cái nồi lẩu khác. Nước sôi sùng sục, bốc khói nghi ngút, chỉ cần ngửi mùi thôi là cảm giác thèm ăn trỗi dậy.
Chai rượu được rót ra. Đây là rượu nấu bằng gạo, nhưng không phải là thứ men như ở dưới xuôi. Nó trong vắt, thơm ngái một chất lá và được giới thiệu là uống không bao giờ đau đầu.
Lượt thứ nhất lách cách cụng, dốc ngược đáy chén. Rồi những đôi đũa thay nhau lật tìm trong nồi lẩu ăm ắp. Đây là miếng dạ dày, đây là miếng ruột non, đây là miếng tiết, đây là miếng gan... Còn đây miếng cật, miếng tim, miếng vai... Tất cả được thái nhỏ, vừa gắp. Đúng là có mùi là lạ, đặc trưng, nhưng ăn được ngay, thấy ngon được ngay. Lại thêm bát tương, thìa gia vị, miếng chanh, lát ớt, đĩa rau thơm, rổ rau cải... Cái món thắng cố xa lạ đã thành gần gũi. Rượu cứ thế rót ra nhộn nhịp, thôi thì đủ lý do để dốc ngược chén cùng nhau. Uống rồi bắt tay, bắt tay thật chặt. Người ta bảo uống rượu Tây Bắc là uống mỏi tay.
Vào một ngày đông lạnh giá còn gì thú vị hơn là ngồi ăn một tô thắng cố nóng hổi, nhấm chén rượu ngô nóng, hàn huyên cùng bạn bè. Đây cũng là một nét văn hoá rất điển hình trong phong cách sống của người Mông.
Du khách đến Tây Bắc, lên những dãy núi hùng vĩ, ngồi bên hồ nước trong vắt và trong những niềm vui giản dị đơn sơ là bát thắng cố và rượu ngô nóng. Mùi thơm ấy, hương vị đậm đà quyến rũ ấy có lẽ sẽ không bao giờ quên được, nó sẽ đọng lại trong mỗi người khách khi đặt chân lên vùng đất đẹp và hiền hoà này.
http://www.dulichao.com/wp-content/uploads/2010/03/hamrong.jpgnúi Hàm Rồng
Chiều: Chúng tôi chinh phục núi Hàm Rồng, tham quan Vườn Lan, Vườn Đào, Hòn Con Cóc, Sân Mây, Cổng trời, Vườn Đà Điểu’’. Ngắm toàn cảnh thị trấn Sapa từ độ cao 1700m.
http://a9.vietbao.vn/images/vi902/2006/10/20625286-images1131729_4.jpgChợ Tình Sapa
Tối: May mắn là tối thứ bảy,
chúng tôi đi chơi Chợ Tình Sapa và "giao lưu" với các đồng bào dân tộc: người Mông, người Dao. Thú thật là tôi hơi thất vọng vì thực tế hoàn toàn khác với điều mà tôi hằng ....tưởng tượng và mong đợi. Con gái người Mông, người Daongười Nùng, người Giấy,v.v... cũng không đẹp và cao như tôi nghĩ. Tôi cũng được nghe về Chợ Tình Khâu Vai và những chuyện tình đẹp như cổ tích của người Nùng, người Giấy, người Mông, người Dao... Thời kinh tế thị trường nên Sapa và các sắc tộc thiểu số hôm nay cũng thay đổi khá nhiều và không ít những điều không hay đã tràn vào khắp các ngõ ngách của từng bản làng, từng con người. Tôi cố tình săn lùng cảnh tắm tiên nhưng cuối cùng cũng thất vọng ra về mà không có 1 tấm ảnh nào để làm kỷ niệm.
http://sapa-fansipan.com/admin/uploads/67900-Sapa.v1.jpgSáng hôm sau, chúng tôi đi tham quan khu du lịch Cát Cát, tìm hiểu đời sống, phong tục tập quán của người H’Mông, thăm thác Cát Cát... để tìm hiểu phong tục tập quán của người H'mông bản địa, xem cách thức dệt vải, làm thổ cẩm... Sau đó đi qua cầu treo tới thăm thuỷ điện cũ của người Pháp. Nhìn VN khai thác kỹ nghệ du lịch, tôi bất chợt có nhiều ý kiến muốn đóng góp nhưng xem ra ít ai thèm lắng nghe nên ...đành cỡi ngựa xem hoa như mọi người mà hy vọng một ngày nào đó, khi VN bước qua thời kỳ "quá độ" thì sẽ làm tốt hơn thôi. 16 năm qua, mỗi lần về VN, tôi đều có thể thấy được nhiều "đổi mới" nhưng cũng nảy sinh thêm nhiều vấn đề cần chấn chỉnh, sửa đổi và rút kinh nghiệm. Thôi thì ở đâu cũng có luật lệ riêng của nơi đó nên khi về VN, tôi cũng phải hiểu luật chơi của VN mà thôi.http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/6/files/2010/05/Lao-Cai-Len-Cat-Cat-xem-hoi-cua-nguoi-Mong_Tin180.com_001.jpglễ hội tại bản Cát Cát

Làng Cát Cát thuộc huyện Sa-Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa-Pa 2km.
Làng Cát Cát là bản lâu đời của người Mông, còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống


Bản Cát Cát trong sương sớm
Làng Cát Cát là bản lâu đời của người Mông, được hình thành từ giữa thế kỷ 19, các hộ gia đình cư trú theo phương thức mật tập: dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét. Phần lớn nhà cửa đều đơn giản, chỉ có một cái bàn, cái giường và bếp lửa nấu nướng... Kiến trúc nhà cửa của đồng bào nơi đây còn nhiều nét cổ như nhà ba gian lợp ván gỗ pơmu hay bộ khung nhà có vì kèo ba cột ngang…

Làng Cát Cát có 100% đồng bào dân tộc Mông với nghề thủ công truyền thống là nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc hay bằng đồng, nhôm. Sản phẩm chạm bạc ở Cát Cát rất phong phú, tinh xảo nhất là đồ trang sức của phụ nữ như: vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn...


Trang sức bằng bạc hay bằng đồng, nhôm -
sản phẩm thủ công truyền thống của bản Cát Cát

Một điều hấp dẫn nữa của làng Cát Cát là người Mông ở đây còn giữ được khá nhiều phong tục tập quán độc đáo, chẳng hạn như tục kéo vợ hay các lễ hội được tổ chức vào các thời điểm đầu xuân hoặc tháng cuối hè và mùa thu. Tuy chỉ có quy mô nhỏ và diễn ra trong phạm vi của làngvới các nghi lễ cúng "thổ ty” - "thổ địa" – những vị thần được thờ là những người có công lập làng nhưng mang đậm nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng độc đáo của dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam.

Tôi cũng có dịp tìm hiểu về các món ăn độc đáo của dân tộc Mông. Người Mông ở Cát Cát có rất nhiều món ăn với cách chế biến phong phú độc đáo: rượu ngô Mông, thắng cố, thịt hun khói "khăng gai", tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, món đậu xị...
Cát Cát là điểm du lịch tìm hiểu văn hóa người dân tộc gắn với thiên nhiên hoang sơ, một địa chỉ thích hợp cho những khách du lịch đã mệt mỏi với đời sống đô thị.

bản Cát Cáthttp://pvst.com.vn/upload/image/SP-BC2.jpgđi qua cầu treo tới thăm thuỷ điện cũ của người Pháp.
http://thanhbinhhotel.net/home/images/stories/cat%20cat%20waterfall1.jpgthác Cát Cát
Chiều:
chúng tôi đi mua sắm đồ lưu niệm tại chợ Sapa, khám phá thị trấn Sapa.
Sáng hôm sau, chúng tôi tiếp tục đi chơi quanh thị trấn Sapa, tham gia phiên chợ vùng cao cùng đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc, mua sắm các mặt hàng lưu niệm tại chợ Sapa, ăn trưa tại nhà hàng địa phương trước khi làm thủ tục trả phòng và trở lại thành phố Lào Cai. Chúng tôi ghé ăn trưa và mua sắm tại Chợ Mậu Biên Cốc Lếu. Ăn tối tại nhà hàng thành phố Lào Cai trước khi đáp chuyến tàu về Hà Nội.http://www.vietnamopentour.com.vn/images/Outbound/Trungquoc/conminh.jpg
http://saigontoserco.com/files/news/lao_cai(1).jpg
Một số hình ảnh được ghi lại qua chuyến đi từ Bắc Mê - Hà Giang đến Na Hang – Tuyên Quang và hồ Ba Bể - Bắc Cạn Vùng Đông Bắc là vùng lãnh thổ ở hướng Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Gọi là Đông Bắc để phân biệt với vùng Tây Bắc, còn thực chất nó ở vào phía bắc và đông bắc của Hà Nội, rộng hơn vùng Việt Bắc. Vùng Đông Bắc là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Tây BắcĐồng bằng sông Hồng). Đôi khi vùng Đông Bắc bao gồm cả Đồng bằng sông Hồng.

Đặc điểm

Ranh giới địa lý phía tây của vùng Đông Bắc còn chưa rõ ràng. Chủ yếu do chưa có sự nhất trí giữa các nhà địa lý học Việt Nam về ranh giới giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc nên là sông Hồng, hay nên là dãy núi Hoàng Liên Sơn. Vùng Đông Bắc được giới hạn về phía bắc và đông bởi đường biên giới Việt-Trung. Phía đông nam trông ra vịnh Bắc Bộ. Phía nam giới hạn bởi dãy núi Tam Đảo và vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất. Phần phía tây, được giới hạn bởi thung lũng sông Hồng và thượng nguồn sông Chảy, cao hơn, được cấu tạo bởi đá granit, đá phiến và các cao nguyên đá vôi. Thực chất, đây là rìa của cao nguyên Vân Nam. Những đỉnh núi cao của vùng Đông Bắc đều tập trung ở đây, như Tây Côn Lĩnh, Kiêu Liêu Ti.
Hồ Ba Bể
Phần phía bắc sát biên giới Việt-Trung là các cao nguyên (sơn nguyên) lần lượt từ tây sang đông gồm: cao nguyên Bắc Hà, cao nguyên Quản Bạ, cao nguyên Đồng Văn. Hai cao nguyên đầu có độ cao trung bình từ 1000-1200 m. Cao nguyên Đồng Văn cao 1600 m. Sông suối chảy qua cao nguyên tạo ra một số hẻm núi dài và sâu. Cũng có một số đồng bằng nhỏ hẹp, đó là Thất Khê, Lạng Sơn, Lộc Bình, Cao Bằng.
Fansipan
Phía đông, từ trung lưu sông Gâm trở ra biển, thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về hướng Đông lần lượt từ Đông sang Tây là vòng cung Sông Gâm, Ngân Sơn-Yên Lạc, Bắc Sơn, Đông Triều. Núi mọc cả trên biển, tạo thành cảnh quan Hạ Long nổi tiếng. Các dãy núi vòng cung này hầu như đều trụm đuôi lại ở Tam Đảo.

Phía tây nam, từ Phú Thọ, nam Tuyên Quang, nam Yên Bái, và Thái Nguyên, thấp dần về phía đồng bằng. Người ta quen gọi phần này là "vùng trung du". Độ cao của phần này chừng 100-150 m.
Vùng Đông Bắc có nhiều sông chảy qua, trong đó các sông lớn là sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái Bình), sông Bằng, sông Bắc Giang, sông Kỳ Cùng, v.v...
Vùng biển Đông Bắc có nhiều đảo lớn nhỏ, chiếm gần 2/3 số lượng đảo biển của Việt Nam (kể cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

Nhà thờ đá Sa Pa

Lịch sử

Cơ sở lục địa của miền Đông Bắc được hình thành từ liên đại Nguyên sinh cách đây gần 600 triệu năm. Biển tiếnthoái liên tục cho đến chu kỳ tạo núi Indochina thì miền Đông Bắc thoát hẳn khỏi chế độ biển và bắt đầu chế độ lục địa. Vận động tạo núi Himalaya sau đó lan tới đây làm cho toàn miền được nâng lên và cũng đồng thời tạo ra những đứt gãy. Đất bị phơi trần và chịu tác động của nắng, mưa và gió nên không ngừng bị phân hủy trong khi các đỉnh núi bị san mòn bớt.

Khí hậu

Do địa hình cao, ở phía Bắc, lại có nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía bắc, chụm đầu về Tam Đảo, nên vào mùa Đông, vùng này có gió Bắc thổi mạnh, nên rất lạnh. Vùng núi ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn có thẻ có lúc nhiệt độ xuống 0°C và có mưa tuyết thậm chí tuyết. Các vùng ở đuôi các dãy núi cánh cung cũng rất lạnh do gió. Nhà thơ Tố Hữu trong bài "Phá đường" từng nhắc đến cái rét ở đây: "Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế".

Phạm vi hành chính


Các tiểu vùng miền Bắc
Về phạm vi hành chính, vùng Đông Bắc bao trùm các tỉnh Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc GiangQuảng Ninh. Đôi khi Lào Cai, Yên Bái vốn thuộc Vùng Tây Bắc cũng được xếp vào vùng này.

Sắc tộc và văn hóa

Nơi đây nổi tiếng với những điệu múa khèn đặc trưng của dân tộc Mèo. Nhiều nhạc sĩ đã lấy cảm xúc từ vùng đất này để sáng tác nên nhiều bài hát rất hay như "Hà Giang quê hương tôi" và còn rất nhiều bài hát khác.

Kinh tế

Quân sự

Vùng Đông Bắc có vị trí chiến lược trong an ninh-quốc phòng. Hiện nay, vùng Đông Bắc do Quân khu 1 bảo vệ.
Quân đoàn 2, còn gọi là Binh đoàn Hương Giang, được thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974 tại Thừa Thiên-Huế.Trụ sở : Thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
Vùng Đông Bắc có vai trò xung yếu trong an ninh quốc phòng. Trong lịch sử Việt Nam, nhiều lần các thế lực phương Bắc xâm lược đã thâm nhập vào vùng này trước tiên. Nơi đây có các con đường được các nhà sử học Việt Nam gọi là con đường xâm lược, đó là đường bộ qua Lạng Sơn, đường bộ ven biển ở Quảng Ninh, và đường biển trên vịnh Bắc Bộ rồi cũng đổ bộ vào Quảng Ninh. Đã có nhiều trận đánh ác liệt giữa quân và dân Việt Nam với giặc ngoại xâm ngay khi chúng thâm nhập vào vùng này trong đó nổi tiếng là các trận tại ải Chi Lăng, trận Như Nguyệt, các trận Bạch Đằng, v.v... Thời kỳ kháng chiến chống Pháp cũng có các trận đánh lớn như chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch biên giới thu đông (1949), v.v... Cuối thập niên 1970 và trong thập niên 1980, quân Trung Quốc đã tấn công dữ dội Việt Nam chủ yếu là trên dọc tuyến biên giới ở vùng Đông Bắc.
Mẫu Sơn
vườn Quốc gia Ba Bể (cách Hà Nội khoảng 250 km), thăm Bến Chòi.
Đến với Ba Bể, du khách có dịp du ngoạn trên hồ bằng thuyền độc mộc để cảm nhận và khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên với Động Puông, Ao Tiên, Thác đầu Đẳng, Bản Pác Ngòi, tìm hiểu cuộc sống, văn hoá cũng như tập quán của các bản làng dân tộc sống trên triền núi bên hồ.


Thác Bản Giốc - Một trong những dòng thác hùng vĩ nhất Việt Nam tại biên giới Việt - Trung, thăm động Ngườm Ngao.
Ngày 04: Cao Bằng - Lạng Sơn - Hà Nội (Ăn sáng,trưa)
07h00: Ăn sáng. Trả phòng khách sạn. Xe đưa quý khách về Hà Nội. Trên đường về quý khách ghé thăm khu di tích Đông khê, Thất Khê.
11h00: Đến Lạng Sơn quý khách dùng cơm trưa tại nhà hàng. Chiều mua sắm tại chợ Đông Kinh. 15h00: Xe đưa quý khách về Hà Nội, dừng chân tại Thị Trấn mẹt nghỉ nghơi, mua các sản vật địa phương.
19:00 Về đến Hà Nội. Chia tay quý khách. Kết thúc chương trình.

Kham pha dong bac tren thuy lo song Gam
Nơi chúng tôi dừng chân đầu tiên là Đèo Pắc Xum – Hà Giang, từ đây nhìn lên đỉnh đèo cổng Trời Quản Bạ trên độ cao 1.130 mét chỉ là điểm khuyết nhỏ giữa những vệt ánh nắng mặt trời lung linh
Kham pha dong bac tren thuy lo song Gam
Phiên chợ Đồng Văn họp vào sáng chủ nhật bên lồng chợ, những dãy phố cổ trải qua hàng trăm năm tuổi
Kham pha dong bac tren thuy lo song Gam
Khèn một loại kèn hơi của người H’mông, sản phẩm độc đáo ở chợ phiên Đông Văn.
Kham pha dong bac tren thuy lo song Gam
Bên hàng thổ cẩm, vải vóc
Kham pha dong bac tren thuy lo song Gam
Dưới đỉnh núi Rồng – Lũng Cú, điểm cực bắc và được ví là nóc nhà Việt Nam
Kham pha dong bac tren thuy lo song Gam
Đường đèo Mã Pì Lèng bên vực sâu thăm thẳm khiến khách du khách không ít lần phải thót tim, hồi hộp song nổi sợ hải sẽ nhanh chóng tan biến khi được ngắm nhìn toàn cảnh núi non, mây trời, sông nước nơi đây vốn từ lâu được tôn vinh là “Cảnh quan núi non đẹp nhất Việt Nam”
Kham pha dong bac tren thuy lo song Gam
Hẻm vực Tu Sản trong khu vực đèo Mã Pí Lèng sâu 700 mét với dòng sông Nho Quế chảy qua được ví là “Đệ nhất hùng quan” bởi cảnh quan hoành tráng nhất Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn
Kham pha dong bac tren thuy lo song Gam
Đó là buổi sáng lập đông ở Hà Giang, sương mù giăng kín khắp dãi núi trùng điệp ven bờ sông Gâm. Chúng tôi rời bến trên chiếc tàu cao tốc bắt đầu cuộc giang trình như lãng du vào cõi mộng
Kham pha dong bac tren thuy lo song Gam
Những đảo đá vôi trầm mặc, cột đá sừng sững giữa mây trời, sông nước, những con thuyền 2 mái lặng lẻ không biết đi đâu về đâu tất cả đã tạo lên biết bao cảm xúc lạ lùng. Đây cũng là một trong những phong cảnh đẹp nhất trên thủy lộ Bắc Mê – Na Hang
Kham pha dong bac tren thuy lo song Gam
Con sông Năng chảy qua nhiều đám cây khô nửa chìm nửa nổi trên mặt nước như minh chứng một thời nơi đây từng là đại ngàn. Cảnh vật, sự thanh vắng, cô tịch khiến chúng tôi mang cảm giác như đang đi thám hiểm và khai hóa vùng đất hoang dã nào đó.
Kham pha dong bac tren thuy lo song Gam
Thác Đầu Đẳng – Vườn Quốc gia Ba Bể ngọn thác cao 53m, dài gần 2km, đổ nước sông Năng xuống hẻm núi theo dạng thắt cổ chai. Thác được kiến tạo cách đây 11.000 năm sau một trận động đất lớn.
Kham pha dong bac tren thuy lo song Gam
Trên hồ Ba bể
Kham pha dong bac tren thuy lo song Gam
Động Puôn – Vườn Quốc gia Ba Bể với chiều dài 300 mét, trần động có nơi cao 50 mét với nhiều chòm nhũ đá kỳ lạ. Đó là kết quả của sông Năng xâm thực lòng núi đá vôi Lũng Nham suốt hàng triệu năm.
Kham pha dong bac tren thuy lo song Gam
Động Hua Mạ - Ba Bể, theo tiếng Tày là Đầu Ngựa, một hang động đẹp, tráng lệ còn đậm chất hoang sơ.
Đường lên Đồng Văn uốn lượn, điệp trùng với đá và đá
Thắng cố - món ăn truyền thống của người dân tộc tại chợ phiên Đồng Văn
Một ngôi nhà cổ tại Đồng Văn, được xây bằng tường trình - là đất nện theo khuôn - giúp cho đông ấm, hè mát
Có được tour “đi núi, về sông” ấy là nhờ từ đầu 2008, khi cửa đập thủy điện Na Hang (Tuyên Quang) đóng lại, mực nước khu vực lòng hồ dâng lên giúp thông suốt tuyến đường nối huyện Bắc Mê (Hà Giang) với Na Hang theo sông Gâm và nối với hồ Ba Bể qua sông Năng.

Cột cờ Lũng Cú trên đỉnh núi Rồng - cực Bắc của tổ quốc - với lá cờ có diện tích 54m2 tượng trưng cho 54 dân tộc anh em. Để leo lên đến nơi, bạn phải trèo qua 283 bậc thang
Vì thế tuyến đường thủy Hà Giang - Tuyên Quang - Bắc Kạn được kéo lại gần. Một công ty lữ hành phía Nam đã phát hiện ra hành trình này, sau nhiều lần thử nghiệm, quyết định đưa vào khai thác tour từ cuối năm 2010.
Dòng Nho Quế uốn lượn quanh các vách núi dựng đứng của đèo Mã Pí Lèng
Bắt đầu hành trình vượt sông Gâm, sông Năng vào hồ Ba Bể
Núi đã vôi trên sông Gâm, cảnh đẹp không khác vịnh Hạ Long
Những gốc cây còn sót lại của khu rừng nguyên sinh bị dòng sông vùi lấp
Nếu sông Lô lững lờ lượn dọc con đường lên với Đồng Văn, sông Nho Quế như dải lụa vắt ngang những dãy núi dựng đứng trên đỉnh Mã Pí Lèng, thì sông Gâm, sông Năng... hoang sơ, bình yên đến kỳ lạ. Đó là nhờ dòng sông ấy nằm lọt giữa khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bu.
Một ngôi chùa trầm mặc giữa lòng sông
Hoàng hôn trên hồ Ba Bể
Du khách vào hồ Ba Bể
Tàu chở khách cứ thế lướt nhẹ giữa hai bờ là núi đã vôi ẩn hiện. Lấp ló đâu đó vài chiếc thuyền buông lưới. Một vài gốc cây khô trơ trọi đột ngột hiện trên mặt nước như tiếc nuối cái thuở còn là nguyên sinh, nay đã bị sông vùi lấp. Một đàn trâu thơ thẩn gặp cỏ ven sông... Trong khung cảnh thơ mộng ấy, muộn phiền của cuộc sống thường nhật tan biến.

No comments:

Post a Comment