Friday, August 26, 2011

Mũi Kê Gà

Ngọn hải đăng Khe Gà đứng hiên ngang trước biển.
Ngọn hải đăng Khe Gà đứng hiên ngang trước biển. Ảnh: Hải Duyên.
Mũi Kê Gà có thể là:

Ở đây là mũi Kê Gà tại Bình Thuận (còn gọi là Mũi Khe Gà).Nước biển xanh mát, bãi đá đủ kích cỡ 'phơi mình' dưới nắng trong. Xa xa về phía Tây Nam, những ngọn núi phủ đầy cát trắng nhấp nhô tạo nên thế hùng vĩ cho vùng đất Mũi Kê Gà.

Những ngọn núi phủ cát trắng kết hợp với biển tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ.
Mũi Kê Gà vẫn giữ nguyên nét đẹp hoang sơ. Những ngọn núi phủ cát trắng kết hợp với biển tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ.

Nhìn từ xa, những ngôi nhà trên lưng đồi như những tổ chim yến bám vào núi.
Những khu nghỉ dưỡng được xây dựng trên lưng đồi, hài hòa với quang cảnh tự nhiên. Nhìn từ xa, chúng trông như những tổ chim yến bám vào núi.
Biển Kê Gà nhìn từ trên cao.
Biển Kê Gà nhìn từ trên cao.
Cận cảnh kiến trúc độc đáo của một khu nghỉ dưỡng
Với kiến trúc đặc biệt, làng du lịch Spa trở thành điểm nhấn trên chặng đường khám phá Mũi Kê Gà.
Ngọn hải đăng Khe Gà.
Ngọn hải đăng Khe Gà có lịch sử hơn 100 tuổi, đứng hiên ngang giữa biển.
Để ngắm được khung cảnh này du khách cũng phải chọn thời điểm vào những ngày có trăng, thời tiết đẹp.
Những ngày có trăng, thời tiết đẹp, cảnh quan mở ra trước mắt du khách thật nên thơ, thanh bình vào buổi sáng sớm. Ảnh: V. H.
Nằm cách thành phố Phan Thiết hơn 20 km về phía Nam, không sầm uất, nhộn nhịp nhưng Mũi Kê Gà (thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận) lại cuốn hút du khách bởi vẻ đẹp bình dị, hoang sơ.
Ánh sáng dịu nhẹ của vầng trăng buổi sáng tạo nên không gian lãng mạn cho vùng biển Mũi Kê Gà.
Ánh sáng dịu nhẹ của buổi sáng sớm tạo nên khung cảnh trong lành trên vùng biển Mũi Kê Gà. Ảnh: V.H.
Mũi Kê Gà còn được gọi là mũi Khe Gà ở xã Thuận Quý, thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam là một mũi đất nhô ra biển Đông cách thành phố Phan Thiết 40 km về phía tây nam, tọa độ 10⁰41'42" bắc, 107⁰59'8" đông.Mũi Kê Gà đúng ra là một hòn đảo nhỏ cách đất liền khoảng 500 mét, tục gọi là Hòn Bà. Khi thủy triều lên thì Kê Gà bị cách biệt như một hải đảo nhưng khi nước rút xuống thì một dải cát hiện ra nối mũi Kê Gà vào đất liền.
Vào thời Pháp thuộc, năm 1897, chính quyền Bảo hộ cho dựng một ngọn hải đăng cao bằng đá với bình diện tháp hình bát giác ở Kê Gà. Đèn soi đặt ở mực 65 mét hằng giúp tàu bè đi ngang cửa biển này. Ngọn hải đăng bắt đầu hoạt động năm 1900 và đến nay vẫn chiếu sáng. Tầm đèn hải đăng rọi xa hơn 20 hải lý. Ngọn hải đăng Kê Gà có hai thành tích: nó là ngọn hải đăng cao thứ nhì ở Việt Nam và là ngọn hải đăng cổ nhất Việt Nam. Hải đăng Kê Gà (hoặc Khe Gà) ở mũi Kê Gà là một ngọn tháp cao thắp đèn dùng cho tàu thuyền giao thông trong khu vực. Hải đăng nằm trên một hòn đảo thuộc xã Thuận Quý, trước thuộc huyện Hàm Tân, nay thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
  • Giả thiết 1: Sở dĩ có tên gọi Khe Gà hay còn gọi là Kê Gà vì mũi đất có khe giống đầu mỏ của một con .
  • Giả thiết 2: Đây là một phần đất tách rời từ núi Cẩm Kê mà trong sách Đại Nam nhất thống chí ghi là Kê Dữ (tức "Đảo Gà"), là vì nơi đây có đàn gà rừng với màu lông sặc sỡ sống bên khe suối có dòng nước ngọt chảy ra biển.
Trong văn bản hành chính thường viết là Kê Gà, nhưng có ý kiến cho rằng, viết đúng phải là Khe Gà
Hòn đảo, tục gọi là hòn Bà, rộng 5 ha với hàng trăm cụm đá hoa cương vàng rực muôn hình muôn vẻ và hàng trăm cây sứ đại thụ.
Mũi đất này còn được người dân địa phương gọi là Mũi Điện do ngọn hải đăng ở đây phát sáng bằng năng lượng điện. Tuy nhiên, cái tên Mũi Điện cũng được dùng ở nhiều ngọn hải đăng khác như Đại Lãnh (Nha Trang), Bãi Môn (Phú Yên)...
Hải đăng
Hiện nay, hòn đảo Khe Gà và ngọn Hải đăng đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn với du khách khi đến thăm tỉnh Bình Thuận. Hải đăng Khe Gà còn là di tích kiến trúc độc đáo.
Theo lịch sử hàng hải ở khu vực này, Mũi Khe Gà được coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu. Ngay từ các thế kỷ trước đã có rất nhiều thuyền buôn qua lại nơi đây và bị đắm do không xác định được tọa độ, vị trí. Để đáp ứng nhu cầu vận tải của quân đội Pháp cũng như tàu buôn của nước ngoài qua đây, người Pháp đã nghiên cứu và cho xây dựng ngọn hải đăng Khe Gà. Trong thời gian xây dựng hải đăng, có nhiều người thiệt mạng do tai nạn xây cất. Hiện nay, ở đây vẫn còn nghĩa địa nơi yên nghỉ của những người đã chết khi xây dựng công trình này.
Bên trong hải đăng có 183 bậc thang xoáy trôn ốc bằng thép dẫn đến đỉnh hải đăng cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn. Xung quanh chân Hải đăng có hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ trước đến nay còn nguyên, toả bóng mát quanh năm. Vật liệu xây cất được đưa từ Pháp sang, kể cả ngọn đèn trên đỉnh và máy phát điện. Với quy mô này, Hải đăng Khe Gà hiện là ngọn hải đăng cao và cổ xưa nhất Việt Nam nói riêng và vùng Đông Nam Á nói chung.
Thông tin kĩ thuật
  • Thiết kế: Chnavat (người Pháp)
  • Thời gian xây dựng: tháng 2 năm 1897 - cuối năm 1898
  • Bắt đầu hoạt động: năm 1900
  • Chất liệu: đá
  • Chiều cao: 35m
  • Chiều cao toàn bộ tính từ tầm ngọn đèn đến mặt biển: 65m
  • Kích thước mỗi cạnh (chân): rộng 3m, đỉnh rộng 2,5m
  • Bề dày tường: từ chân đến độ cao 6m là 1,6m, càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,50m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1m.
  • Bóng đèn: 2.000W
  • Bán kính quét sáng trên biển: 22 hải lý, tương đương 40 km, dùng làm tín hiệu hướng dẫn tàu qua lại.
  • Có một tấm đá hoa cương lớn đặt ngay trước cửa vào Hải đăng khắc năm 1899. Tấm đá hoa cương này chưa biết người Pháp đưa từ đâu đến vì trong khu vực không có loại đá này. Không phải chỉ là những viên đá bình thường có 4 góc mà tất cả những khối đá hoa cương dùng xây Hải đăng đều đã được chạm, khắc thành từng ô, từng hình cạnh khớp với nhau. Nghĩa là gần như có sẵn một ngọn tháp bằng đá đã được làm sẵn, khi xây chỉ cần lắp đặt vào đúng thứ tự, góc cạnh từ dưới lên trên và chỉ cần đưa vữa vào là kết dính lại, không cần phải trét sửa chữa.
Ngọn hải đăng trăm tuổi trên đảo Kê Gà sừng sững giữa biển khơi đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi đến với Bình Thuận. Đứng trên ban-công ở đỉnh hải đăng, phong cảnh một vùng biển mở ra trước mắt du khách đẹp đến sững sờ, hiếm có... ừ thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đi xe máy hoặc xe buýt dọc theo bờ biển phía nam khoảng 25 km là đến địa điểm có ngọn hải đăng trăm tuổi này. Hải đăng Kê Gà (có người gọi Khe Gà) nằm trên mũi đất nhô ra bờ biển khoảng 500 m. Lúc nước thủy triều xuống, người ta có thể đi bộ ra mũi.
Vùng biển này thường xuyên có tàu thuyền đi ngang, nhất là tàu buôn nước ngoài. Cũng bởi là vùng biển có vị trí hiểm trở, nhiều bãi đá ngầm, người Pháp đã cho xây dựng ngọn hải đăng tại đây để dẫn đường tàu thuyền đánh cá, cảnh báo nguy hiểm đối với tàu buôn. Kỹ sư người Pháp Chnavat là người thiết kế công trình này và được khởi công xây dựng vào tháng 2-1897, đến cuối năm 1898 hải đăng mới hoàn thành và đưa vào hoạt động vào năm 1900 - đến nay đã 108 năm.
Những khu nghỉ dưỡng, bãi đá, bờ biển... trải dài hàng chục cây số đều thu gọn vào tầm mắt. Những mệt mỏi sau khi đi bộ lên các bậc thang cao 54 m sẽ được xua tan bởi cảnh đẹp của thiên nhiên và làn gió biển mát rượi khiến du khách cảm thấy phấn chấn.
Thời điểm lý tưởng nhất trong ngày để lên đỉnh Kê Gà là lúc hoàng hôn. Những người mê biển thường ở lại đảo qua đêm để câu cá, ngắm ánh trăng vằng vặc vào ban đêm bên ngọn lửa hồng và ngắm cảnh bình minh hùng vĩ hiện dần trên mặt biển...
Dù đã có từ rất lâu nhưng hải đăng Kê Gà chưa được nhiều người biết đến. Phần lớn du khách đến Phan Thiết đi thẳng ra Mũi Né, nhưng từ khi Mũi Né bị “bao vây” bởi hệ thống các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn thì những người yêu thiên nhiên miền biển có ý thích đi tìm những điểm dừng chân mới.
Cuộc đổ bộ của du khách và các nhà đầu tư vào phía nam Phan Thiết bắt đầu từ đó. Nhiều khu nghỉ dưỡng đã mọc lên nhưng đều có phong cách kiến trúc tôn trọng thiên nhiên, tạo nên sự hài hòa giữa người và biển.
Việc đưa người ra ngọn hải đăng tham quan hiện nay chưa nằm trong nhiều tour, tuyến của hãng lữ hành lớn nào mà chủ yếu do người dân địa phương làm theo kiểu tự phát. Lên xuống tàu để ra hải đăng và trở lại đất liền không được thuận tiện, nhất là với người lớn tuổi.
Hai đầu bến vẫn chưa có cầu tàu. Du khách phải xắn quần lội nước để leo lên tàu... Nhưng chắc chắn trong thời gian không xa nữa, Kê Gà sẽ có tên nhiều hơn trong danh sách các tour du lịch và đây sẽ là điểm đến hấp dẫn với mỗi du khách khi đến Bình Thuận.
Năm 2010 có dự án xây hải cảng nước sâu tại Kê Gà để làm điểm chuyển vận cho hàng hóa nhất là khoáng sản nhôm từ Tây nguyên ra
Cảm nhận hình thành ngay trên chặng đường đi, từ những cảnh quan lướt qua biến đổi không ngừng. Khi là rừng cây cối um tùm, lúc lại trải ra những dãy núi phủ đầy cát trắng. Thỉnh thoảng, du khách lại thấy mướt mắt với nhiều bụi thanh long xanh mướt, trồng sum suê thành từng hàng thẳng tắp bên sườn đồi.
Không bao lâu, một khoảng không gian sáng và rộng dần hiện ra trước mắt. Lúc này, du khách đã tiến sát đến bờ biển. Cảm nhận rõ rệt nhất là sự trong lành của gió, khí trời xứ biển. Phía xa, màu xanh trong của biển gần như nhập vào màu xanh của bầu trời. Từ trên cao nhìn xuống, những hàng phi lao và dứa dại "tiến" sát ra biển như đang thách thức với sóng, gió.
Mũi Kê Gà chào đón khách tham quan với một quang cảnh bao la, hùng vĩ, khác hẳn những địa danh Long Hải, Vũng Tàu...
Điều tạo nên ấn tượng đặc biệt cho du khách khi đặt chân đến đây là những bãi đá nằm như sắp sẵn bên bờ biển. Những hòn đá đủ kích thước lớn, nhỏ và hình dạng tròn vuông, ngắn dài phơi mình bên bãi biển như đang "bày binh bố trận". Người dân ở đây ví như là vườn đá. Một số mỏm đá nhô ra biển được tận dụng làm chỗ buông câu lý tưởng.
Ngoài những bãi đá, biển ở đây cũng có bãi cát đẹp, trắng sạch thích hợp cho du khách tắm biển, phơi nắng và tham gia các hoạt động đốt lửa trại, tiệc ngoài trời…
Gần đây, một vài khu nghỉ dưỡng được xây dựng ven biển biến vùng đất Mũi Kê Gà trở thành điểm du lịch hấp dẫn mới cho du khách.
Nằm khiêm tốn bên những dãy núi dọc bờ biển, các khu nghỉ dưỡng, khách sạn ở đây không làm mất đi cảnh thiên nhiên hoang dã. Những ngôi nhà lợp bằng mái tranh với kiến trúc truyền thống độc đáo trông giống như những tổ chim ẩn mình trên lưng đồi rất hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên.
Ở Mũi Kê Gà, điểm tham quan nổi tiếng không thể bỏ qua là ngọn hải đăng Khe Gà cao vút, hiên ngang trước biển. Được xây từ thời Pháp thuộc, năm 1899, ngọn hải đăng cao gần 70 m, được xem là cao nhất Việt Nam. Trên ngọn tháp có bóng đèn 2.000 W, có bán kính quét sáng đến 22 hải lý, tương đương 40 km, được dùng làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại.
Với vị trí đẹp, được bao bọc bởi những bãi đá hoa cương, ngọn hải đăng còn là địa điểm thích hợp đón ánh bình minh.
Những ngôi nhà với thiết kế độc đáo như những tổ chim nằm nép mình trên đồi cây. Ảnh: Hải Duyên.
Ngoài thiên nhiên tươi đẹp, Mũi Kê Gà còn mang đến cho du khách ưa khám phá những trải nghiệm thú vị khi tham gia các chương trình: đi chợ hải sản buổi sáng, câu cá trên biển, bắt cua đêm, ngắm hoàng hôn từ đỉnh núi...
Sôi nổi mà cũng thú vị nhất là khu chợ hải sản ven biển của người dân chài vào mỗi buổi sáng. Từ sớm tinh mơ, các đoàn thuyền đánh cá ngoài khơi tập hợp về đây, chuyển hàng vào bờ qua chiếc thuyền thúng nhỏ. Để chỉ cần đứng bên bờ, du khách tận mắt nhìn những sọt cá đầy ấp, túi mực tươi long lanh... không ở đâu có như vùng biển.
Những chiếc thuyền thúng nhỏ tấp nập ra vào trở cá từ những con tàu lớn vào bờ.
Những chiếc thuyền thúng nhỏ tấp nập ra vào, chuyển cá từ tàu lớn vào bờ.
Những thùng cá được người lái buôn chặn mua ngay sau khi cập bờ.
Những thùng cá nhanh chóng được đưa từ dưới thuyền lên.
Những mẽ cá còn tươi rói chưa kịp ướp lạnh
Những mẻ cá còn tươi rói chưa qua xử lý ướp lạnh.
hhjsdfdj
Những người đàn ông khỏe mạnh khiêng cả một sọt cá đầy.
Nhiều người lái buôn vây quanh đợi mua một con cá lớn mới được mang từ dưới thuyền lên.
Nhiều người lái buôn vây quanh đợi mua một con cá lớn.
Cảnh mua bán diễn ra tấp nập. Người dân ở đây cho biết, từ ngày xăng dầu lên việc mua bán cũng trở nên đắt đỏ hơn sơ với trước kia.
Cảnh mua bán diễn ra tấp nập. Người dân ở đây cho biết, từ ngày xăng dầu tăng giá, việc mua bán cũng trở nên đắt đỏ hơn sơ với trước kia.
Đối với nhiều du khách trẻ, đi bắt cua đêm lại là một trò khám phá đầy thú vị. Người dân ở đây cho biết, ban đêm cua, ghẹ, còng sẽ bò lên bờ theo sóng và bám lại ở các khe đá. Chỉ cần một chiếc đèn pin nhỏ đi dọc bờ biển là có thể bắt được cả xô đầy.
Xem hình
Mũi Kê Gà, nơi dự kiến sẽ xây dựng một cảng nước sâu vào cuối năm nay - Ảnh: Thanh Tùng.
Mũi Kê Gà, nơi dự kiến sẽ xây dựng một cảng nước sâu vào cuối năm nay - Ảnh: Thanh Tùng.
Theo Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), hiện tập đoàn đang phối hợp với một đơn vị xây dựng của Tây Ban Nha triển khai khảo sát thực địa tại vị trí xây các bến của cảng nước sâu Kê Gà tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.
Có thể sau này, TKV sẽ chọn đơn vị của Tây Ban Nha làm nhà thầu thi công các hạng mục bến bốc dỡ xuất nhập hàng hóa nếu công nghệ xây bến cảng của họ khả thi, phù hợp với năng lực tài chính của tập đoàn. Riêng phần kè chắn sóng sẽ làm theo công nghệ của nhà thầu trong nước, ông Vũ Văn Long, Trưởng Ban đầu tư của TKV cho biết.
Theo ông Long, do trục trặc về chất lượng tư vấn nên dự án không thể khởi công vào đầu tháng 8 năm nay như kế hoạch đưa ra hồi đầu năm.
Theo chỉ đạo mới đây của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, dự kiến giai đoạn 1 của dự án sẽ được khởi công vào cuối năm nay với hạng mục một phần đoạn đê chắn sóng, 3 bến cảng với công suất bốc dỡ 3,5 triệu tấn hàng/năm. TKV sẽ hoàn thành phần xây dựng giai đoạn 1 trong vòng 2 năm.
Theo tính toán mới đây của đơn vị tư vấn, tổng vốn đầu tư cả 3 giai đoạn của dự án đến nay đã tăng lên khoảng 20.000 tỉ đồng (khoảng trên 1 tỉ đô la Mỹ), tăng khá nhiều so với dự kiến vốn ban đầu khoảng 700 triệu đô la Mỹ. Riêng giai đoạn 1 có vốn đầu tư khoảng 4.100 tỉ đồng.
Dự án cảng Kê Gà được chia thành 3 giai đoạn. Công suất bốc dỡ giai đoạn 1 sau 2 năm xây dựng sẽ đạt 3,5 triệu tấn/năm, gồm 3 bến cảng như bến xuất, bến nhập hàng hóa và một bến dành để bốc dỡ xuất khẩu alumin, các tuyến kè và một phần đê chắn sóng.
Dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn tất cả 3 giai đoạn xây dựng với tổng công suất bốc dỡ được nâng lên khoảng 35 triệu tấn/năm.
Trước mắt, để đảm bảo tiến độ dự án nên TKV sẽ tự thu xếp vốn của tập đoàn để triển khai giai đoạn 1 và chưa tính đến việc huy động vốn từ bên ngoài.
Theo ông Long, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cũng đã hoàn tất phương án giải quyết các vướng mắc 12 dự án du lịch trên phần đất xây cảng, chỉ chờ dự án được lãnh đạo TKV phê duyệt lần cuối là Bình Thuận sẽ triển khai luôn phần giải phóng mặt bằng các dự án du lịch nằm bên trong ranh giới cảng. Dự kiến TKV sẽ chi khoảng 400 tỉ đồng tiền bồi thường cho các dự án du lịch bị giải tỏa.
Như vậy, tính đến nay, dự án xây dựng cảng nước sâu Kê Gà đã bị chậm trễ hơn dự kiến ban đầu khoảng 2 năm. Do sức ép phải có cảng nước sâu để xuất khẩu alumin khai thác tại Tây Nguyên, đầu năm 2010, lãnh đạo của TKV cũng đã nhiều lần khẳng định với báo giới sẽ khởi công dự án vào tháng 3 năm nay, sau đó dời lại đến tháng 6, rồi lại dời đến tháng 8, và lần này lại tiếp tục khẳng định sẽ khởi công vào tháng 12 năm nay.
Hành trình ven biển bắt đầu từ thị xã Bà Rịa đi về Long Hải,



xuyên qua Phước Hải, qua cảng cá Lộc An sẽ đến Hồ Tràm.

rồi đến Hồ Cốc.

Từ Hồ Cốc tiếp tục con đường ven biển đi về Bình Châu nhưng khi đến Bình Châu thì rẽ phải đi về Lagi, Hàm Tân. Từ Lagi Hàm Tân đi tiếp theo đường đi qua Dinh Thầy Thím, qua Dinh Thầy Thím khoảng 20KM nữa sẽ đến Mũi Kê Gà.

Tại đây ta thấy rõ một ngọn Hải đăng nổi lên giữa một hòn đảo nhỏ, đi buổi tối sẽ thấy đèn hải đăng xoay chớp lóe sáng. Mũi Kê Gà là nơi đón mặt trời lên sớm nhất Việt nam.

"Nằm trên đảo Khe Gà, hòn đảo được đánh giá là nơi có cảnh trí đẹp nhất vùng biển Hàm Thuận Nam, ngọn Hải đăng Kê Gà với dáng đứng mạnh mẽ, cao vút trên nền trời xanh ngắt như khẳng định vị thế giữa một vùng biển trời tuyệt đẹp, màu xanh ngọc của nước biển hoà cùng màu xanh lơ của mây trời, màu trắng của những bãi cát dài, màu xanh của những rặng thuỳ dương và những ghềnh đá hoa cương trắng hồng đã tạo cho nơi đây một vẻ quyến rũ khó tả nguyên sơ và yên bình.



Được xây dựng vào tháng 2/1897 do kiến trúc sư người Pháp Snavat thiết kế, tháp đèn xây bằng đá cao 35m, độ cao toàn bộ từ tầm ngọn đèn đến mặt biển là 65m, kích thước cạnh của tháp rộng 3m, đỉnh rộng 2,5m, chiều dày tường tháp từ chân tháp đến độ cao 6m là 1,6m, càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,5m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1m. Trên ngọn tháp có bóng đèn lớn 2000W, có bán kính quét sáng là 22 hải lý, tương đương 40km, dùng làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại. Ngoài ngọn hải đăng còn có một căn nhà lớn hình vuông mỗi cạnh 40m, dưới nhà là một hầm chứa nước sâu 3m, trước nhà có một giếng gọi là giếng Tiên. Xung quanh chân hải đăng có hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ trước, cho đến nay vẫn còn nguyên, toả bóng mát quanh năm góp phần tạo nên một nét đặc biệt cho vùng đất này.




Trước cửa vào Hải Đăng có một tấm đá hoa cương lớn khắc năm 1899. Đây là một tấm đá hoa cương rất lạ vì trong vùng không hề có loại đá này. Theo một số nhà nghiên cứu, có lẽ người Pháp cất công đem phiến đá này từ một vùng đất khác như là một cách tô điểm thêm cho ngọn hải đăng thêm phần diễm lệ và kỳ ảo. Quan sát kỹ, du khách sẽ thấy đây không phải là những viên đá bình thường có 4 góc mà tất cả các khối đá hoa cương dùng để xây ngọn hải đăng đều được chạm khắc thành từng ô, từng hình cạnh khớp với nhau. Nghĩa là gần như có sẵn một ngọn tháp bằng đá đã được làm sẵn, khi xây chỉ cần lắp đặt vào đúng thứ tự, góc cạnh từ dưới lên trên và chỉ cần đưa vữa vào là kết dính lại, không cần phải sửa chữa. Cấu trúc này sẽ khiến du khách có một sự liên tưởng thú vị đến các kim tự tháp của Ai Cập - tuy không thể so sánh về niên đại, ý nghĩa lịch sử - nhưng cũng đủ để chúng ta có thêm một ví dụ về sự thông minh và tài khéo léo của con người. Bên cạnh đó, với quy mô trên, ngọn Hải đăng Kê Gà hiện là ngọn Hải đăng cao và cổ xưa nhất vùng Đông Nam Á.



Sau khi tìm hiểu về lịch sử của ngọn hải đăng, du khách có thể vượt qua 184 bậc thang xoắn ốc bằng thép dẫn lên đỉnh tháp, du khách sẽ được tận hưởng cảm giác lâng lâng khó tả khi phóng tầm mắt ra bốn phía mây trời, thoả sức ngắm nhìn thiên nhiên, cuộc sống - tự thấy mình như một tiểu vũ trụ nhỏ bé giữa không gian đặc biệt mênh mông này."


















photo
ảnh: minhduc nguyen

No comments:

Post a Comment