Friday, August 26, 2011

NON THIÊNG YÊN TỬ


Đường vào nhà ga cáp treo núi Yên TửNúi Yên Tử (安子山, 1.068 m) là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam". Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn.Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi... Hành trình lên Yên Tử ngày nay sẽ không vất vả như xưa nữa vì hệ thống cáp treo 1 lên gần Hoa Yên đã hoàn thành năm 2002 và hệ thống cáp treo 2 lên cổng trời (khu vực đỉnh Yên Tử) đã được đưa vào sử dụng từ mùa lễ hội 2008.
Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (調御覺皇陳仁宗, 1258-1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương (法螺同堅剛, 1284-1330), vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách Thạch thất mị ngữ (石室寐語) và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như viện Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Đông Triều... Tại trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn có Huyền Quang Lý Đạo Tái (玄光李道載, 1254-1334), vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm.
Ngày 17 tháng 5 năm 2008, Yên Tử và Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đã cùng với chùa Bái Đính ở Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) là những địa danh của Việt Nam được chọn là những thắng tích phật giáo cho các đại biểu tham dự đại lễ phật đản thế giới lần đầu tiên tại Việt Nam đến thăm quan, chiêm bái.

Từ Hà Nội có thể đi xe ô-tô vượt quãng đường 125 km, qua thị xã Uông Bí thì rẽ vào đường Vàng Danh, đi tiếp khoảng 9 km thì rẽ trái. Có thể lên núi Yên Tử bằng hai cách:Theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1,2 km lên tới độ cao 450 m gần chùa Hoa Yên. Với cách này có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao với những cây tùng, đại hàng trăm năm tuổi xen lẫn trong những rừng cây xanh tươi và hít thở không khí trong lành.
Theo đường đi bộ dài trên 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông.
Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi. Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật. Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã lao mình xuống suối tự vận. Vua Nhân Tông thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con suối mang tên Giải Oan.
Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.
Tiếp đó tới chùa Hoa Yên nằm ở độ cao 543 m với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử. Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi. Sau điểm này là chùa Đồng, tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 m. Chùa được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc tự (天竺寺). Đầu năm 2007, chùa Đồng mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất (cao 3 m, rộng 12 m², nặng 60 tấn) đã được đưa lên đỉnh Yên Tử.
Đóng cửa sổ này
Đứng ở độ cao 1068 m trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông Bạch Đằng.
Dọc đường còn có một số điểm tham quan như Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức Điếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh. Đây là công trình thiền viện lớn nhất Việt Nam.
Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch) tại vùng núi Yên Tử, thuộc xac Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí. Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt thủa trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Trong quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp. Chùa Đồng ở trên đỉnh cao nhất (1.068m so với mặt nước biển). Ở Yên Tử có ngọn tháp cổ cao ba tầng bằng đá, hiên đại Cảnh Hưng thập cửu niên – 1758. Cúng không đâu có rừng tháp như khu tháp Tổ ở Yên Tử gắn liền với những sự tích huyện thoại về ông vua nhà Trần và phái Thiền Trúc Lâm. Thú vui “như hội” là leo núi, lên đỉnh cao nơi có chùa Đồng. Trên đường đi chốc chốc lại gặp ngôi chùa, ngọn tháp, con suối, rừng cây, mỗi nơi là một chuyện cổ tích sâu lắng tình người. Khi trời quanh mây tạnh từ đỉnh núi phóng tầm mắt có thể nhìn rõ khắp vùng Đông Bắc.
http://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAi_Y%C3%AAn_T%E1%BB%AD


Con đường nhỏ uốn lượn vòng vèo theo triền núi sẽ đưa bạn lên cao dần. Chốc chốc khách bộ hành lại gặp một ngôi chùa núp bóng dưới những tán rừng quạnh vắng càng làm cho không gian thêm cô tịch. Len lỏi qua những hàng cổ thụ, tùng, bách đại ngàn hàng trăm năm tuổi, đi xuyên vào những đám mây khổng lồ đục ngầu bao trùm xuống không gian, bạn sẽ cảm thấy như mình đang đi vào nơi tiên giới bồng bềnh, đầy phiêu lãng và phấn khích.
Chùa Hoa Yên được xem là điểm dừng chân đầu tiên trên đường chinh phục Yên Tử. Nằm giữa sự bao bọc của hàng hàng những cây đại cổ uy nghiêm trong sương gió núi rừng, chùa Hoa Yên vừa có cái cổ kính, thâm trầm, vừa có cái bàng bạc lãng đãng của một ngôi chùa nơi thâm sơn tĩnh lặng. Nơi đây là quần thể các khu cổ tháp với kiến trúc cổ kính đã rêu phong cùng với thời gian. Sau khi thắp một nén hương, bạn lại tiếp tục cuộc hành trình. Con đường nhỏ ngoằn nghèo và hẹp, hai bên là những cây đại thụ cao chọc trời, không gian se lạnh và mờ sương, những dốc đá thì cheo leo hiểm trở. Tất cả càng làm cho cuộc ngoạn du của bạn thêm thú vị nhưng cuộc hành hương Yên Tử chưa thể gọi là đến đỉnh Thiêng khi bạn chưa đặt chân lên đến chùa Đồng, ngôi chùa nằm trên đỉnh cao nhất của quần thể di tích tại đây.
Đường núi ngày càng hiểm trở, nhưng không gian quang đãng cứ ngày càng mở ra trước mắt cảnh trời mây mênh mông, rừng núi trập trùng uy nghiêm mà lại vô cùng lãng mạn, bềnh bồng. Và khi đã nhô mình lên khỏi tất cả các dãy núi chung quanh, phóng tầm mắt ra phía xa là cánh cung rừng Đông Bắc mênh mông, bạn có thể tự hào biết rằng mình đã chinh phục được đỉnh Thiêng Yên Tử. Ở đây có ngôi chùa Đồng cổ kính tưởng đã trải qua biết bao thăng trầm của thời gian và sự khắc nghiệt của thời tiết nên đã nhuốm vẻ già nua. Ở đó là những tượng Phật bằng đồng thau và những chiếc chiêng đồng, dấu tích thời kỳ đúc đồng vàng son của dân tộc ta thuở trước. Người dâng hương, người lâm râm khấn nguyện, người vươn vai tận hưởng làn mây khói mênh mông núi rừng càng làm cho không gian thêm huyền ảo linh thiêng.Vùng núi Yên Tử ở xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh không chỉ là nơi nổi tiếng trong sử sách bởi cảnh núi non xinh đẹp, kỳ vĩ. Đó còn là nơi mà khách thập phương đến mùa Giêng lại nô nức hành hương, vừa ngao du sơn hà, vừa cầu nguyện những điều an lành cho gia đình và bản thân đã trở thành nơi Trúc Lâm Yên Tử (竹林安子) là một dòng thiền Việt Nam đời nhà Trần, do Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm cũng là hiệu của Trần Nhân Tông, đồng thời cũng là hiệu của Thiền sư Đạo Viên, tiền bối của Trần Nhân Tông, Tổ thứ hai của dòng thiền Yên Tử. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp LoaHuyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn ThôngTì-ni-đa-lưu-chi.
Tưởng nhớ Đức Hoàng đế anh hùng Trần Nhân Tông – Đức Phật Việt Nam
Thiền phái Trúc Lâm được một vị vua nhà Trần sáng lập, được xem là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật thiết đến triều đại nhà Trần, phải chịu một hoàn cảnh mai một sau khi triều đại này suy tàn. Vì vậy, sau ba vị Tổ nói trên, hệ thống truyền thừa của phái này không còn rõ ràng, nhưng có lẽ không bị gián đoạn bởi vì đến thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1600-1700), người ta lại thấy xuất hiện những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên Cảnh Lục Hồ, Viên Khoan Đại Thâm và nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu Hương Hải (theo Nguyễn Hiền Đức).Sau một thời gian ẩn dật, dòng thiền này sản sinh ra một vị Thiền sư xuất sắc là Hương Hải, người đã phục hưng tông phong Trúc Lâm. Trong thế kỉ thứ 17-18, thiền phái này được hoà nhập vào tông Lâm Tế và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ Đăng.Sau đây là hệ thống truyền thừa trong Đại nam thiền uyển truyền đăng lục (大南禪苑傳燈錄), được Thiền sư Phúc Điền (福田) đính bản:
  1. Trần Nhân Tông
  2. Pháp Loa
  3. Huyền Quang
  4. An Tâm (安心);
  5. Phù Vân Tĩnh Lự (浮雲靜慮);
  6. Vô Trước (無著);
  7. Quốc Nhất (國一);
  8. Viên Minh (圓明);
  9. Đạo Huệ (道惠);
  10. Viên Ngộ (圓遇);
  11. Tổng Trì (總持);
  12. Khuê Sâm (珪琛);
  13. Sơn Đăng (山燈);
  14. Hương Sơn (香山);
  15. Trí Dung (智容);
  16. Huệ Quang (慧 光);
  17. Chân Trụ (真住);
  18. Vô Phiền (無煩).
  • Trước đây, đường lên núi Yên Tử, lên đỉnh Phù Vân huyền thoại chỉ có một cách duy nhất là đường bộ, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông. Còn bây giờ, du khách có thêm một sự lựa chọn: theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1km để có thể ngắm cảnh núi rừng Yên Tử từ trên cao, sau đó lại tiếp tục đi bộ đến thăm các điểm khác trong khu vực thắng cảnh. Tuy thế, rất nhiều người vẫn chọn con đường du lịch truyền thống để thăm toàn tuyến du lịch vì họ có thể thăm thú tất cả những gì mà thiên nhiên đất trời tạo lập nơi đây một cách không vội vàng. Đó là con đường dài trên 6km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, rất chắc chắn và rất thuận tiện cho dù độ dốc khá lớn. Du khách có thể được nghe câu chuyện về sự tích tên suối Giải Oan trước khi đặt chân lên "đường tùng" rồi xuyên qua cánh rừng tùng có nhiều cây cổ thụ trên dưới bảy trăm năm tuổi. Mỗi ngôi chùa, mỗi địa danh ở đây đều gắn với câu chuyện của buổi đầu vua Trần Nhân Tông lên núi như: Chùa Suối Tắm, chùa Giải Oan, chùa Cầm Thực, chùa Lân... Để có thể đi hết được các ngôi chùa và chiêm nguỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng Yên Tử theo chỉ dẫn của ban quản lý di tích thì tốt nhất du khách nên đi thẳng lên chùa và suối Giải Oan, qua đường Tùng, đường Trúc, qua Hòn Ngọc, Tháp Tổ rồi lên chùa Hoa Yên bằng con đường độc đạo. Sau đó, khách tham quan sẽ đi theo hướng chùa Một Mái, Bảo Sái, tượng An Kỳ Sinh và chùa Đồng theo hướng phải.Chặng đường hành hương từ chân núi lên ngôi chùa cao nhất ở khu vực Yên Tử dài gần 30 km. Trên chặng đường ấy du khách sẽ đi qua hơn 20 ngàn công trình kiến trúc, những di tích lớn nhỏ khác nhau nhưng trước hết, du khách sẽ đi qua một di tích xanh đó là hàng tùng cổ đại.Theo những thư tịch cổ còn giữ lại đến ngày nay, vua Trần Nhân Tông sau khi nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông đã lui về Yên Tử sống cuộc đời của kẻ tu hành. Khi Trần Nhân Tông đến đây, ông đã cho trồng hai hàng tùng dọc theo con đường xếp đá quanh co bên sườn núi dẫn lên chùa Hoa Yên. Đến nay, hai hàng tùng này đã trở thành những cây tùng cổ thụ có 600 đến 700 năm tuổi. Các giống tùng ở Yên Tử đều là những giống cây quý và có giá trị dược liệu cao, có giống đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Trong kế hoạch trùng tu Yên Tử các nhà khoa học đã tính đến việc nghiên cứu cây giống và bảo tồn loài cây này nhằm góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học của Yên Tử.


  1. VNExpress: "Trăm năm tích đức tu hành/ Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu" - dẫu không thành chính quả nhưng một lần hành hương về Yên Tử, du khách sẽ được nếm trải không ít khổ nạn trên con đường tìm đến một chút thanh tịnh, bình yên cho tâm hồn.
    Nằm chênh vênh trên độ cao 1.068 m, chùa Đồng - điểm đến cuối cùng trong quần thể di tích Trúc Lâm Yên Tử là sự thách thức lòng thành tâm của các thiện nam tín nữ và sự kiên nhẫn của các du khách vãn cảnh có mong muốn được thỉnh ba hồi chuông giữa chót vót mây vờn sương cuộn. Nếu chỉ bằng đôi chân và một tấm lòng hướng về Đức Phật, du khách sẽ phải mất đến hơn 3 giờ đồng hồ chân trèo, tay vịn, nhưng nếu bỏ ra một chút phí tổn để rút ngắn khoảng cách bằng "đường hàng không", gian nan sẽ vợi đi rất nhiều.

    Gốc cây hoa sứ hơn 700 tuổi trên đường lên chùa chính – Hoa Yên Tử
    Sắc xuân Yên Tử
    Chùa đồng lớn nhất Việt Nam đúc bằng đồng nặng 70 tấn xây dựng trên đỉnh núi Yên Tử, cao 1068m so với mặt nước biển
    Hệ thống cáp treo - "đường hàng không" như cách nói vui của du khách, được đưa vào sử dụng tại Yên Tử cách đây 4 năm. Chỉ với 35.000 đồng lượt lên, 30.000 lượt xuống hoặc 60.000 đồng mỗi vé khứ hồi, phật tử sẽ được "bay thẳng" từ chân núi lên đến gần chùa Hoa Yên. Nhưng như thế cũng có nghĩa là phải chia tay với am Hòn Ngọc và đường tùng thơ mộng. Yên Tử có 16 cabin cáp treo với công suất vận chuyển chừng 600-700 hành khách một giờ. Tuy nhiên, con số này dường như vẫn quá nhỏ so với trung bình 10.000 du khách mỗi ngày. Cảnh chen lấn, mệt mỏi vì đợi chờ cáp treo là điều tất yếu. Để có được 6 phút "run rẩy thưởng thức sự khoan khoái" ngắm trời đất, núi non trong cái "chuồng chim" bé xíu, bà con phật tử sẽ phải chờ đợi cả giờ đồng hồ. Nếu như đám sinh viên Đại học Giao thông tiếc nuối: "Chờ cả tiếng đồng hồ mà chỉ được lơ lửng có mấy phút" thì chị Lan, một tín nữ từ Đông Triều ngồi trên cáp treo nhưng nhắm tịt mắt vì... sợ. Đây là lần đầu tiên chị leo lên cabin sau 4 năm lấy hết can đảm. Chị nói: "5 năm nay, năm nào tôi cũng đi Yên Tử nhưng chỉ leo đường rừng. Lần này quyết thử một lần cáp treo cho biết".
    La liệt người... la liệt rác.
    Hệ thống cáp treo Yên Tử được đánh giá là khá an toàn. Tuy nhiên, vào ngày 5/2, không ít du khách đang an tọa trên cabin đã phải một phen hết vía khi cáp thực sự bị treo giữa không trung vì sự cố mất điện. Vài phút sau đó, hệ thống đã hoạt động trở lại khi Ban quản lý di tích cho vận hành máy nổ.
    Bước ra khỏi cáp treo, chỉ có một quãng đường ngắn ngủi từ đó lên Hoa Yên là khá sạch sẽ, có lẽ vì du khách lúc này còn chưa có nhiều nhu cầu bản năng. Còn lại càng đi xa, càng thấy rác, nhất là tại những điểm dừng chân. Lon bia, vỏ trái cây, bánh mì, giò chả... thôi thì đủ thứ, tất cả những gì thiết yếu của một cuộc sống trần tục. Đó là do ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của du khách phần lớn còn chưa cao. Người ta hồn nhiên ăn, hồn nhiên uống và hồn nhiên thải ra mặt đất những thứ không thể ăn, uống. Ở chùa Hoa Yên, mặt trước các phật tử đang xì xụp khấn vái thì cạnh hông chùa, những người khác vẫn say sưa "ẩm thực", cười đùa và xả rác. Chị Phương, nhân viên vệ sinh tại đây, cho biết: "Chúng tôi quét dọn liên tục, nhưng hết đám khách này lại có đám khác tới, không xuể". Bên cạnh đó, theo quan sát của phóng viên VnExpress vào ngày khai hội 7/2 (10/1 âm lịch), số lượng thùng rác đặt tại khu di tích Yên Tử còn quá ít ỏi. Thỉnh thoảng và phải để ý lắm mới thấy một thùng rác hoặc được sơn màu nâu đất mới và đẹp, hoặc được thiết kế giống như một chiếc giỏ tre của người đi rừng. Một đám bạn trẻ sau khi chè chén lửng dạ đã chịu khó nhặt nhạnh đồ phế thải vào một túi nilon, nhưng không tìm thấy thùng rác lại đặt xuống đất lẩm bẩm: "Chắc sẽ có lao công đến dọn. Muốn làm người văn minh cũng khó".
    "Mệt quá đôi chân này, nằm xuống sân chùa nghỉ ngơi".
    Không chỉ ít thùng rác, Yên Tử còn khan hiếm nhà vệ sinh, nghĩa là thiếu hẳn một nơi thiết yếu cho du khách giải tỏa trên cả một chặng đường dài như vậy. Tại chùa Hoa Yên có một nhà vệ sinh khá khang trang nhưng khuất nẻo và thiếu sự chỉ dẫn rõ ràng. Vào quãng 11h ngày 7/2, nhà vệ sinh chật kín người. Nhưng đó chỉ là những người có thâm niên đi Yên Tử, "đã tỏ đường đi lối về" và "ngộ" về nơi chốn của những dịch vụ ở đây. Còn lại, phần lớn du khách vẫn vừa phải vãn cảnh vừa phải âm thầm mang một nỗi buồn mênh mang. Có những người không thể chịu đựng nổi, đành một mình lặn lội vào góc khuất, "tâm sự" cùng cây cỏ.
    Đội bán hàng lưu động.
    Đội bán hàng lưu động.
    Nhờ những nỗ lực của Ban quản lý, nạn mua bán sản vật rừng Yên Tử đã giảm hẳn. Nhưng vẫn có không ít đội bán hàng lưu động cung cấp hàng hóa tới tận tay người tiêu dùng: măng trúc, dứa dại, phong lan... Trúc lâm Yên Tử vì thế mà ngày càng trụi dần. Măng non bị bẻ làm thức ăn, trúc "cơ nhỡ" được các chị vệ sinh sử dụng làm chổi quét đường, còn những thân trúc đã cứng cáp được chặt ngang làm chiếc "chân thứ ba" cho các ông già bà lão và cả những nam thanh nữ tú. Một chiếc gậy trúc bán ra với giá 10.000 đồng quả là một món lời khó cưỡng lại của người dân nơi đây. Khó khăn đặt ra cho Ban quản lý di tích là hiện vẫn chưa có chế tài xử lý hành chính những kẻ bẻ trộm măng trúc. Vì thế, rất có thể, càng nhiều du khách đến Yên Tử, trúc lâm sẽ ngày càng vơi đi.Nhưng những khổ nạn của cuộc hành trình đối với du khách dường như vẫn chỉ là chuyện nhỏ so với việc được thượng đỉnh Yên Tử, tách khỏi bụi trần và ngắm mây trời bát ngát, nghe tiếng mình nói cười "ở giữa mây xanh" dẫu có leo mệt bở hơi tai. Bởi người ta cứ ngỡ tiếng nói của mình như được vang lên từ một nơi nào khác.
  2. Lễ hội đình Trà Cổ
    Bãi biển Trà Cổ
    Thành phố Quảng Ninh
  3. Dấu tích Thương cảng Vân Đồn xưa
    Vịnh Hạ Long

No comments:

Post a Comment