Friday, August 26, 2011

Vài di tích lịch sử nổi tiếng nhất VN

Kiến Trúc Thành Cổ LoaCổ Loa là thủ đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Hiện nay, Cổ Loa là một xã thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.http://www.ibiblio.org/pub/multimedia/pictures/asia/vietnam/monuments/coloa.jpg
Bối cảnh địa lý: Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa.
Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Con sông này qua nhiều thế kỷ bị phù sa bồi đắp và nay đã trở thành một con lạch nhỏ, nhưng xưa kia sông Hoàng là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu, con sông lớn nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Như vậy, về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi hơn bất kỳ ở đâu tại đồng bằng Bắc Bộ vào thời ấy. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Hai mạng lưới đường thủy này chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc bộ Việt Nam. Qua con sông Hoàng, thuyền bè có thể tỏa đi khắp nơi, nếu ngược lên sông Hồng là có thể thâm nhập vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền có thể ra đến biển cả, còn nếu muốn đến vùng phía Đông Bắc bộ thì dùng sông Cầu để thâm nhập vào hệ thống sông Thái Bình đến tận sông Thương và sông Lục Nam.
Địa điểm: Cổ Loa chính là Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân chúng đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng. Việc định cư tại đồng bằng chứng tỏ một bước tiến lớn trong các lãnh vực xã hội, kinh tế trong giao tiếp, trao đổi con người dễ dàng đi lại bằng đường bộ hay bằng đường thủy; trong nông nghiệp có bước tiến đáng kể về kỹ thuật trồng lúa nước, mức độ dân cư cũng đông đúc hơn.
Trung tâm quyền lực của các cư dân Việt ở đồng bằng sông Hồng cũng thể hiện sự phát triển về chiều rộng của Văn hóa Đông Sơn.
http://www.quanvan.net/imgupload/im12498121521.jpg
Cấu trúc Thành Cổ Loa
Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ"
http://www.dcvonline.net/php/images/082006/coloa.jpgKhi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm. Người xưa lại xây thành bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng. Chiếc Đầm Cả rộng lớn nằm ở phía Đông cũng được tận dụng biến thành bến cảng làm nơi tụ họp cho đến cả hàng trăm thuyền bè.
Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm thấy một số lượng gốm khổng lồ gồm ngói ống, ngói bản, đầu ngói, đinh ngói. Ngói có nhiều loại với độ nung khác nhau. Có cái được nung ở nhiệt độ thấp, có cái được nung rất cao gần như sành. Ngói được trang trí nhiều loại hoa văn ở một mặt hay hai mặt.
Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4 m-5 m, có chỗ cao đến 8 m-12 m. Chân lũy rộng 20 m-30 m, mặt lũy rộng 6 m-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.
* Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5 m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6 m-12 m, chân rộng từ 20 m-30 m, chu vi 1.650 m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy.
* Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500 m, nơi cao nhất là 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng.
* Thành ngoài cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000 m, cao trung bình 3 m-4 m (có chỗ tới hơn 8 m).
Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m, có chỗ còn rộng hơn. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.
Sông Hoàng được dùng làm hào thiên nhiên cho thành Ngoại ở về phía Tây Nam và Nam. Phần hào còn lại được đào sát chân tường thành từ gò Cột Cờ đến Đầm Cả. Con hào này nối với hào của thành Trung ở Đầm Cả và Xóm Mít, chảy qua cửa Cống Song nối với năm con lạch có hình dáng như bàn tay xòe, và với một nhánh của con lạch này, nước chảy thông vào vòng hào của thành Nội.
Thuyền bè đi lại dễ dàng trên ba vòng hào để đến trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng và từ đó có thể tỏa đi khắp nơi. Theo truyền thuyết, An Dương Vương thường dùng thuyền đi khắp các hào rồi ra sông Hoàng.
Giá trị của thành Cổ Loa
Trong cấu trúc chung của thành Cổ Loa còn có một yếu tố khác làm phong phú thêm tổng thể kiến trúc này. Đó là những gò đất dài họặc tròn được đắp rải rác giữa các vòng thành hoặc nằm ngoài thành Ngoại. Không biết được có bao nhiêu ụ, lũy như thế, nhưng một số được dân chúng gọi là Đống Dân, Đống Chuông, Đống Bắn... Các ụ, lũy này được dùng làm công sự, có nhiệm vụ của những pháo đài tiền vệ, phối hợp với thành, hào trong việc bảo vệ và chiến đấu. Đây cũng là một điểm đặc biệt của thành Cổ Loa.
Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh. Nhờ ba vòng hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp cùng bộ binh để vận động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến.
Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống bình thường. Xã hội đã có giai cấp rõ ràng và xa hội có sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng hơn thời Vua Hùng.
Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Đá kè chân thành, gốm rải rìa thành, hào nước quanh co, ụ lũy phức tạp, hỏa hồi chắc chắn và nhất là địa hình hiểm trở ngoằn ngoèo, tất cả những điều làm chứng nghệ thuật và văn hóa thời An Dương Vương. Hàng năm, vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, và nhất là để ghi ơn An Dương Vương.
Hiện nay Cổ Loa là 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam
Di vật khảo cổ
Trên địa phận thành, các nhà khảo cổ đã từng khai quật được nhiều mộ cổ, hàng vạn mũi tên đồng ba cạnh, rìu lưỡi xéo bằng đồng, và trống đồng.
Nguồn:wikipedia.org
Năm 257 trước Công nguyên, nước Âu Lạc được thành lập. An Dương Vương vừa định đô ở Cổ Loa đã bắt tay ngay vào việc xây đắp kinh thành. Theo cấu trúc còn lại hiện nay, Loa thành gồm có:
Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6-12m, chân rộng từ 20-30m, chu vi 1.650m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy. Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500m, nơi cao nhất 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng. Thành ngoài cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000m, cao trung bình 3-4m (có chỗ tới hơn 8m). Phía ngoài thành này có hào bao bọc bốn phía. Riêng phía nam không có hào vì con sông Hoàng chảy qua đây. Sở dĩ tường thành cổ quái như vậy là vì người xưa đã biết tận dụng triệt để những gò đất tự nhiên, đắp nối chúng lại để làm tường thành.
Tương tự như tường ngoài, tường giữa cũng được xây dựng theo cách đắp nối các gò đống tự nhiên thành một vòng tường không có hình dạng cụ thể, do vậy khoảng cách giữa hai vòng thành không đều nhau. Càng về phía nam hai vòng càng gần nhau, cuối cùng được nối liền, chừa một khoảng trống làm cửa thành (cửa Trấn Nam) - lối vào chính.
Như vậy, gần 15.000m tường thành Cổ Loa có cùng một đặc điểm xây dựng là triệt để lợi dụng địa thế tự nhiên, đắp vòng nối với nhau nơi Trấn Nam môn, tạo thành một hình xoáy trôn ốc nên được gọi là Loa thành. Cách đắp này cổ kim, Đông Tây chưa hề có.
Chính nhờ phương pháp đắp nối nên trong một thời gian rất ngắn, với nhân lực không đông, sử dụng công cụ bằng đồng, An Dương Vương Thục Phán đã xây dựng được một công trình đồ sộ hiếm thấy. Phương pháp đào hào của dân Âu Lạc cũng có tính sáng tạo đáng kể. Đất hào đắp lên tường vừa giải quyết vấn đề vật liệu, vừa tăng thêm một vòng chướng ngại. Người xưa đã đạt được thành công kép, giảm được phân nửa công sức và nhân đôi mức độ hiểm trở của tòa thành.
Vòng thành nào không do An Dương Vương xây?
Theo giáo sư Đỗ Văn Ninh, vòng thành trong cùng (Kiển thành) lâu nay vẫn bị nhiều người lầm tưởng là vòng thứ ba của kinh thành Cổ Loa được An Dương Vương xây vào khoảng năm 257 TCN. Sự thực, Kiển thành là do tướng Mã Viện của nhà Hán xây sau khi đánh thắng Hai bà Trưng. Cổ Loa thời An Dương Vương chỉ có hai chứ không phải ba vòng thành.
Về mặt kiến trúc, Kiển thành được đắp thành hình chữ nhật, chu vi 1.600m, mặt thành cao 10m. Thành chỉ mở một cửa ở chính giữa mặt tường phía nam và cũng có hào bao quanh. Đáng chú ý là thành có đắp 12 hồi (ụ đất) nhô ra ngoài rất cân xứng, mỗi mặt có bốn hồi.
Cả bình đồ kiến trúc, kỹ thuật xây dựng và những phát hiện khảo cổ học trong thành đều chứng minh rằng vòng thành này không phải là sản phẩm của thời An Dương Vương. Hoả hồi của Kiển thành được dựng theo lối thành Hán có rất nhiều ở phía bắc Trung Quốc. Hỏa hồi được đắp để ngăn chặn đối phương tiếp cận chân thành. Đây cũng là di tích hỏa hồi đầu tiên ở Việt Nam.
Giáo sư Đỗ Văn Ninh nhận định, cách xây dựng theo kiểu tạo một bình địa, gặp gò đống thì san bằng, gặp ao hồ thì san lấp rồi mới đắp tường để có tòa thành sắc cạnh là của người Trung Hoa. Kiển thành cũng đã được làm như thế bởi đất Cổ Loa xưa không ít ao đầm. Các nhà khảo cổ học đã từng khai quật và phát hiện những hòn đá và cây chống lầy để đắp tường thành. "Chúng tôi cũng đã tìm được một loại di chỉ có rất nhiều trong khu vực Kiển thành, mà một thời giới nghiên cứu gọi một cách không thỏa đáng là "gốm Cổ Loa". Di chỉ này là những mảnh ngói ống, ngói bản, đinh ngói và đầu ngói ống. Thực ra, những vật liệu lợp nhà này là sản phẩm của người Hán. Người Việt không lợp nhà bằng loại ngói này", giáo sư Ninh nói.
Bên trong Kiển thành, các nhà khoa học còn tìm thấy những khuôn giếng bằng đất nung. Đây cũng là những khuôn giếng quen thuộc của người Hán. Trong tiến trình lịch sử văn hóa, người Việt đã tiếp thụ khá nhiều yếu tố văn hóa của Trung Hoa nhưng ngói ống lợp nhà, khuôn giếng đất nung vừa kể là những yếu tố người Việt đã từ chối tiếp nhận.

Mũi tên đồng và bản đồ Thành Cổ Loa.
hi tiến hành khai quật ở Kiển thành, nhóm nghiên cứu của giáo sư Ninh đã đào được những ngôi mộ Hán xếp bằng gạch in chữ, có niên đại rất xa xưa như: Vĩnh Nguyên thập nhất niên trị (năm thứ 11, niên hiệu Vĩnh Nguyên - đời vua Hán Hòa Đế - năm 99); Vĩnh Nguyên thập thất niên trung tự (năm thứ 17, niên hiệu Vĩnh Nguyên - đời vua Hán Hòa Đế - năm 105) và Vĩnh Sơ ngũ niên trung trị đại hình chuyên (năm thứ 5, niên hiệu Vĩnh Sơ - đời vua Hán An Đế - năm 111). Như vậy, những viên gạch này cho chúng ta biết thời gian người Hán sống, cai trị, xây nhà và được an táng ở đây.
Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên đã chép: "Mã Viện sau khi đánh bại Hai Bà Trưng đã chia huyện Tây Vu làm hai huyện là Phong Khê và Vọng Hải. ở Phong Khê đắp Kiển thành làm trị sở".
Kiển thành là thành hình con kén. Nhà sử học Đào Duy Anh cho rằng Kiển thành là nhân địa điểm cũ mà xây lên. Những phát hiện khảo cổ học cũng chứng minh điều đó. Vì địa thế vùng Phong Khê rất thuận lợi nên Mã Viện đã chọn Cổ Loa (nơi mà 300 năm trước đó, An Dương Vương đã định đô để đắp Loa Thành) làm trị sở, sửa sang hai bên vòng thành cũ của An Dương Vương làm "vỏ kén", đồng thời đắp Kiển thành làm "con nhộng" của mình.
Như vậy, trên đất nước Âu Lạc, đã có một kinh thành Cổ Loa xây dựng vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên và một Kiển thành, trị sở huyện Phong Khê, xây vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên. Vì vậy, việc phân biệt rạch ròi tòa thành xây dựng từ thời An Dương Vương với những công trình bổ sung của giai đoạn lịch sử về sau là điều cần thiết, nhất là khi dự án bảo tồn, tôn tạo di tích Cổ Loa với nhiều hạng mục lớn đã được Ban Quản lý di tích - danh thắng Hà Nội trình thành phố phê duyệt.(Theo Thế giới mới)

Có đúng thành Cổ Loa hình xoáy trôn ốc?
20 Nam Mien NamHà Văn Thùy


Hồi nhỏ tôi được học: "Thành có hình xoắn ốc nên gọi là thành Cổ Loa." Rồi quá nhiều lần đọc đâu đó: "Loa Thành là biểu hiện trí tuệ độc đáo tuyệt vời của người Việt về mặt khoa học quân sự mà không nơi nào trên thế giới có được!" Nghe vậy thì biết vậy nào dám cãi, tuy cũng hơi ớn cái giọng vỗ ngực tự phụ kiểu phường tuồng!

Nhưng rồi một lúc nào đó tôi giật mình tự hỏi: Người ta đánh nhau thế nào trong cái thành hình xoắn ốc? Và nhận ra, chẳng cần hiểu biết lắm về quân sự, cũng thấy được là, chỉ cần tạo một cửa mở, quân địch sẽ như nước lũ ào theo đường xoắn ốc vào chém tướng bắt vua, vì không còn vật gì ngăn giặc! Tường thành lúc này lại trở nên vật cản không cho quân từ ngoài vào cứu! Như vậy, thành hình ốc chẳng phải sáng kiến hay ho gì về khoa học quân sự mà kỳ thực là một cái bẫy tai họa!

Nghi ngờ ưu thế quân sự của Loa Thành dẫn tôi tới nghi ngờ sự tồn tại của một tòa thành hình xoắn ốc. Ðiều này buộc tôi tìm hiểu về cấu trúc của Loa Thành.

Ðược biết, vào những năm 60 thế kỷ trước, thầy trò Trường Ðại học Tổng hợp Hà Nội khảo sát di tích thành Cổ Loa và công bố những số liệu sau:

Thành Cổ Loa
Nguồn: mevietnam.org
Trên hiện trạng di tích, thành có 3 vòng:

- Vòng ngoài hình dạng không cố định, chu vi 8000 m

- Vòng giữa hình dạng không cố định, khuôn theo vòng ngoài, chu vi 6500 m

- Vòng trong hình chữ nhật, chu vi 1650m.

Mỗi vòng thành đều có 3 lớp: hào sâu ở ngoài, lớp rào gai hay chông ở giữa và bên trong là thành đất. Vòng thành ngoài và vòng thành giữa không có hình dạng nhất định, gần như quả lê, phình to mạn Bắc, thu hẹp dần về phía Nam rồi nối liền nhau, chừa một khoảng trống làm cửa Nam. Vòng thành trong hình chữ nhật, trên mặt thành có 12 ụ lửa ( hỏa hồi).

Căn cứ đặc điểm các vòng thành, các nhà khảo cổ kết luận:

- Vòng thành ngoài và giữa do An Dương vương đắp.

- Vòng thành trong (Thành Nội) được gọi là Kiển Thành do Mã Viện xây sau khi dẹp xong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Như vậy là trong vòng 300 năm từ khi xây dựng cho đến khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, thành Cổ Loa do An Dương vương đắp chỉ có hai vòng thành, mỗi vòng gồm ba lớp. Hai vòng thành này cách biệt. Không hề có việc các vòng thành cuộn hình xoắn ốc.

Sau năm 43, Mã Viện cho đắp thành nội hình chữ nhật ở vị trí trung tâm vòng thành giữa, gọi là Kiển thành (thành hình tổ kén). Thành nội cũng có 3 lớp và cũng cách biệt với hai vòng thành bên ngoài. Như vậy, thành Cổ Loa thời Mã Viện có 3 vòng thành cách biệt, thuộc loại hình thành lũy cổ điển, về nguyên lý kiến trúc không có gì khác so với những thành lũy có trước nó.

Từ phân tích trên cho thấy Thành Cổ Loa thời An Dương vương là một thành lũy bình thường không hề có hình xoắn ốc! Vì vậy không thể nói Thành có hình xoắn ốc nên gọi là thành Cổ Loa! Và lẽ đương nhiên, nếu nhìn ra vẻ có hình xoắn ốc thì chính là do Mã Viện xây Thành Nội mà có chứ không phải sáng tạo của An Dương vương!

Thành Cổ Loa nhanh biến mất vì chậm tu bổ.
Nguồn: dantri.com.vn


Cuốn sách đầu tiên nói đến thành của An Dương vương là Nam Việt chí của Thẩm Hoài Viễn thế kỷ thứ 5. Nhưng sách đã mất, người tra cứu chỉ gặp từng đoạn trong những sách khác, đoạn sau do sách Cựu Ðường thư dẫn lại: "An Dương vương cai trị Giao Chỉ... Thành có 9 vòng, chu vi 9 dặm."

Tùy thư ghi: "Lý Phật Tử đóng đô ở Việt vương cổ thành."

An Nam chí lược của Lê Tắc thế kỷ XIV viết: "Thành Việt vương tục gọi là thành Khả Lũ."

Tới thế kỷ XV, An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng người đời Minh viết: "Việt vương thành ở huyện Ðông Ngạn, còn gọi là Loa thành. "Có tên Loa Thành vì thành ấy quanh co như hình con ốc."

Phân tích những lời dẫn trên ta thấy:

1- Nam Việt chí viết không chính xác, đã gộp cả Kiển Thành của Mã Viện vào thành cũ của An Dương vương. Từ đấy các sách khác viết sai theo.

2- An Nam chí nguyên nói: có tên Loa Thành vì thành ấy quanh co như hình con ốc. Nếu dựa vào hình dạng bên ngoài của thành thì sự ví von của An Nam chí nguyên có thể chấp nhận. Nhưng cách ví von này không có nghĩa An Nam chí nguyên bảo rằng thành có hình xoắn ốc. Cách giải thích "thành có hình xoắn ốc nên gọi là Loa Thành" là sự hiểu lầm ý của sách An Nam chí nguyên.

Thử giải thích tên Loa Thành:

Chúng tôi đoán rằng cái chỗ mà An Dương vương chọn định đô vốn có tên Việt là Kẻ Lũ (có nghĩa là Người Ốc), vì đấy là vùng nhiều ao đầm có lắm ốc. Trong thời Âu Lạc được thay bằng Thành Chủ nhưng Kẻ Lũ vẫn sống trong ký ức người dân. Khi Mã Viện tới, lấy lại tên gọi thời Tần là Thành Côn Lôn. Mỗi khi một thế lực cai trị đến đóng, thành lại được đặt tên cho phù hợp. Ðến thế kỷ XIV, vào thời Lý Phật Tử, thành được lấy theo tên cũ Kẻ Lũ. Nhưng lúc này chuyển sang tên chữ là Khả Lũ. Thời Lý Phật tử quá ngắn, sau đó thành bị bỏ hoang phế, người dân lại gọi theo tên cũ Kẻ Lũ. Sang thế kỷ XV, Kẻ Lũ được chuyển sang âm Việt Hán là Cổ Loa. Những người làm sách đến thăm thành cũ theo tên địa phương gọi là Thành Cổ Loa, Loa Thành.

Tác giả An Nam chí lược, cũng như các tác giả trước đó thấy tòa thành cổ có 3 vòng gồm 9 lớp nhưng không biết vòng Kiển thành do Mã Viện đắp nên gộp tất cả vào cho An Dương vương. Nhìn hình dạng bề ngoài tòa thành và nghe tên thành là Cổ Loa rồi vì từ tố loa - ốc đã suy đoán là thành quanh co như con ốc nên gọi là Loa Thành.

Kết quả là từ cuốn sách này làm cho người sau lầm tưởng thành được kiến trúc hình xoắn ốc. Rồi nhân đó những người hoang tưởng cho là biểu hiện trí tuệ độc đáo tuyệt vời của người Việt về mặt khoa học quân sự mà không nơi nào trên thế giới có được!

Họ không biết rằng, thành của An Dương vương chỉ có 2 vòng, 6 lớp nên không có hình xoáy ốc. Hình xoáy ốc nếu có lại là kết quả việc làm vô tình của Mã Viện!

Không biết có phải vậy không, mong quý vị cao minh chỉ bảo.

Copyright @ DCVOnline 2006
Thành Cổ Loa có mấy vòng?

Ðỗ Văn Ninh(*)

Năm 257 trước Công nguyên (TCN), nước Âu Lạc được thành lập. An Dương Vương vừa định đô ở Cổ Loa đã bắt tay ngay vào việc xây đắp kinh thành. Lần đầu tiên trong lịch sử, người Âu Lạc xây được một tòa thành quy mô, có kiến trúc độc đáo. Thế nhưng việc xác định thành Cổ Loa nguyên thủy do An Dương Vương xây dựng hiện vẫn chưa có sự thống nhất ý kiến.

Thành Cổ Loa đã được xây như thế nào?

Thành Cổ Loa Cổ Loa, huyện Ðông Anh, cách trung tâm Hà Nội 18 km
Nguồn: macdinhchireunion.net
Hiện tại, nhìn vào di tích Cổ Loa, ta thấy có ba vòng thành khép kín, trong cung (kiểm thành) thường được gọi là thành nội, ở giữa là thành trung (tường giữa) và thành ngoài (tường ngoài). Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6-12m, chân rộng từ 20-30m, chu vi 1.650m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy. Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500m, nơi cao nhất 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng. Thành ngoài cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000m, cao trung bình 3-4m (có chỗ tới hơn 8m). Phía ngoài thành ngoài có hào bao bọc bốn phía. Riêng phía nam không đào hào vì đã có con sông Hoàng chảy ôm sát chân thành. Sở dĩ tường thành cổ quái như vậy là vì người xưa đã biết tận dụng triệt để những gò đất tự nhiên, đắp nối chúng lại để làm tường thành.

Tương tự như tường ngoài, tường giữa cũng được xây dựng theo cách đắp nối các gò đống tự nhiên thành một vòng tường không có hình dạng cụ thể, do vậy khoảng cách giữa hai vòng thành không đều nhau. Càng về phía nam hai vòng thành càng gần nhau, cuối cùng hai vòng nối liền với nhau, chừa một khoảng trống làm cửa thành (cửa Trấn Nam) - lối đi chính để vào thành.

Như vậy, gần 15.000m tường thành Cổ Loa có cùng một đặc điểm xây dựng là triệt để lợi dụng địa thế tự nhiên, đắp vòng nối với nhau nơi Trấn Nam môn, tạo thành một hình xoáy trôn ốc nên được gọi là Loa thành. Cách đắp này cổ kim, Ðông Tây chưa hề có!

Chính nhờ phương pháp đắp nối nên trong một thời gian rất ngắn, với nhân lực không đông, sử dụng công cụ bằng đồng, An Dương Vương Thục Phán đã xây dựng được một công trình đồ sộ hiếm thấy.

Phương pháp đào hào của dân Âu Lạc cũng có tính sáng tạo đáng kể. Ðất hào đắp lên tường vừa giải quyết vấn đề vật liệu, vừa tăng thêm một vòng chướng ngại. Người xưa đã đạt được thành công kép, giảm được phân nửa công sức và nhân đôi mức độ hiểm trở của tòa thành.

Vòng thành nào không do An Dương Vương xây?

Vòng thành trong cùng gọi là Kiển thành, lâu nay nhiều người vẫn lầm tưởng là vòng thứ ba của kinh thành Cổ Loa được An Dương Vương xây vào khoảng năm 257 TCN. Sự thực, qua nghiên cứu, chúng tôi đã đi đến kết luận: Kiển thành do tướng Mã Viện của nhà Hán xây sau khi đánh thắng Hai bà Trưng!

Về mặt kiến trúc, Kiển thành được đắp thành hình chữ nhật, chu vi 1.600m, mặt thành cao 10m. Thành chỉ mở một cửa ở chính giữa mặt tường phía nam và cũng có hào bao quanh. Ðáng chú ý là thành có đắp 12 hồi nhô ra ngoài rất cân xứng, mỗi mặt có chiều dài bốn hồi, chiều rộng bốn hồi.

Cả bình đồ kiến trúc, kỹ thuật xây dựng và những phát hiện khảo cổ học trong thành đều chứng minh rằng vòng thành này không phải là sản phẩm của thời An Dương Vương. Hỏa hồi (ụ đất) của Kiển thành theo lối thành Hán có rất nhiều ở phía bắc Trung Hoa. Hỏa hồi được đắp để ngăn chặn đối phương tiếp cận chân thành. Ðây cũng là di tích hỏa hồi đầu tiên ở Việt Nam.

Tạo một bình địa, gặp gò đống thì san bằng, gặp ao hồ thì san lấp rồi mới đắp tường thành để có tòa thành sắc cạnh là cách xây dựng của người Trung Hoa. Kiển thành cũng đã được làm như thế bởi đất Cổ Loa xưa không ít ao đầm. Các nhà khảo cổ học đã từng khai quật và phát hiện những hòn đá và cây chống lầy để đắp tường thành. Chúng tôi cũng đã tìm được một loại di chỉ có rất nhiều trong khu vực Kiển thành mà một thời giới nghiên cứu gọi một cách không thỏa đáng là "gốm Cổ Loa". Di chỉ này là những mảnh ngói ống, ngói bản, đinh ngói và đầu ngói ống. Thực ra, những vật liệu lợp nhà này là sản phẩm của người Hán. Người Việt không lợp nhà bằng loại ngói này.

Bên trong Kiển thành, chúng tôi còn tìm thấy những khuôn giếng bằng đất nung. Ðây cũng là những khuôn giếng quen thuộc của người Hán. Trong tiến trinh lịch sử văn hóa, người Việt đã tiếp thụ khá nhiều yếu tố văn hóa của Trung Hoa nhưng ngói ống lợp nhà, khuôn giếng đất nung vừa kể là những yếu tố người Việt đã từ chối tiếp nhận.

Khi tiến hành khai quật ở Kiển thành, chúng tôi đã đào được những ngôi mộ Hán xếp bằng gạch in chữ, có niên đại rất xa xưa như: Vĩnh Nguyên thập nhất niên trị (năm thứ 11, niên hiệu Vĩnh Nguyên - đời vua Hán Hòa Ðế - năm 99); Vĩnh Nguyên thập thất niên trung tự (năm thứ 17, niên hiệu Vĩnh Nguyên - đời vua Hán Hòa Ðế - năm 105) và Vĩnh Sơ ngũ niên trung trị đại hình chuyên (gạch cỡ lớn làm năm thứ 5, niên hiệu Vĩnh Sơ - đời vua Hán An Ðế - năm 111). Như vậy, những viên gạch này cho chúng ta biết thời gian người Hán sống, cai trị, xây nhà và được an táng ở đây.

Trong Ðại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên đã chép: "Mã Viện sau khi đánh bại Hai Bà Trưng đã chia huyện Tây Vu làm hai huyện là Phong Khê và Vọng Hải. ở Phong Khê đắp Kiển thành làm trị sở".

Kiển thành là thành hình con kén. Nhà sử học Ðào Duy Anh cho rằng Kiển thành là nhân địa điểm cũ mà xây lên. Những phát hiện khảo cổ học cũng chứng minh điều đó. Mã Viện đã chọn Cổ Loa làm trị sở, sửa sang hai bên vòng thành cũ của An Dương Vương làm cái "vỏ kén" để bảo vệ vòng thành trong là "con nhộng" của mình. Mã Viện đã chọn Cổ Loa để đắp Kiển thành vì địa thế vùng Phong Khê rất thuận lợi. 300 năm trước đó, An Dương Vương đã chọn nơi đây để đắp Loa Thành.

Như vậy, trên đất nước Âu Lạc, đã có một kinh thành Cổ Loa xây dựng vào thế kỷ thứ 3 TCN và một Kiển thành, trị sở huyện Phong Khê, xây vào thế kỷ thứ nhất. Vì vậy, việc phân biệt rạch ròi tòa thành xây dựng từ thời An Dương Vương với những công trình bổ sung của giai đoạn lịch sử về sau là điều cần thiệt

Còn một câu hỏi được nhiều người đặt ra là nếu Cổ Loa thời An Dương Vương chỉ có hai chứ không phải ba vòng thành như một số nhà nghiên cứu đã khẳng định trước đây thì liệu có nên đầu tư kinh phí để tôn tạo vòng thành trong cùng của Mã Viện? Theo tôi, điều quan trọng nhất là sự chính xác của tri thức lịch sử, còn việc tôn tạo chỉ nhằm giữ gìn vốn quý của lịch sử.

(*): GS Viện Nghiên Cứu Sử Học, Hà Nội. Nguồn: nhanmonquan.net
Văn Miếu - Quốc Tử GiámTrong số hàng nghìn di tích lịch sử của Hà Nội, thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa lịch sử Việt Nam.



Theo Đại Việt sử ký, vào mùa thu năm Canh Tuất - 1070, Vua Lý Thánh Tông đã cho khởi công xây dựng Văn Miếu để thờ các bậc tiên thánh tiên hiền, các bậc nho gia có công với nước, trong đó có thờ Khổng Tử - người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.
http://img.tamtay.vn/files/2008/08/22/tranquan07/photos/238282/48b25559_anh22.jpg

Tọa lạc trên khuôn viên hơn 54.000m2, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm giữa bốn dãy phố, cổng chính ở đường Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học, phía Đông giáp phố Tôn Đức Thắng, phía Tây là phố Văn Miếu. Bên ngoài có tường vây bốn phía, bên trong chia làm 5 khu vực.
http://www.alovelyworld.com/webvn/gimage/vn015.jpg
Khu vực 1 gồm có Văn hồ (hồ văn); Văn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có ba cửa, cửa giữa to cao và xây hai tầng, tầng trên có ba chữ Văn Miếu môn.http://ashui.com/mag/images/stories/200901/vanmieu.jpg
Khu vực thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ hai là Đại Trung môn, bên trái là Thánh Dực môn, bên phải có Đạt Tài môn. Tiếp trong là Khuê Văn Các (được xây dựng vào nǎm 1805).

Khuê Văn Các - Thiên Quảng Tịnh
Khu vực 3 là giếng Thiên Quang (Thiên Quang Tỉnh có nghĩa là giếng trời trong sáng). Tại khu vực này có 82 bia Tiến sĩ dựng thành hai hàng, mặt bia quay về giếng, là một di tích thật sự có giá trị.
Qua cửa Đại Thành là vào khu vực thứ 4, cửa Đại Thành cũng mở đầu cho những kiến trúc chính như hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, chính giữa là Toà Đại Bái đường, tạo thành một cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và truyền thống. Xưa, đây là nơi thờ những vị Tổ đạo Nho.
Khu trong cùng là nơi giảng dạy của trường Quốc Tử Giám thời Lê, nhiều thế hệ nhân tài "nguyên khí của nước nhà" đã được rèn giũa tại đây. Khi nhà Nguyễn dời trường Quốc học vào Huế, nơi đây dùng làm đền thờ Khi Thánh (cha mẹ Khổng Tử), nhưng ngôi đền này đã bị hư hỏng hoàn toàn trong chiến tranh...

Khu vực đặt Bia Tiến Sĩ
Hiện trong di tích còn có 82 tấm bia đá, trên đó được khắc tên của 1306 vị đã từng đỗ tiến sĩ trong 82 kỳ thi từ giữa năm 1484 và 1780. Cũng trên các tấm bia này đã ghi lại người đỗ tiến sĩ cao tuổi nhất trong lịch sử là ông Bàn Tử Quang. Ông đỗ tiến sĩ khi 82 tuổi. Người trẻ nhất là Nguyễn Hiền, quê Nam Trực (Nam Định), đậu trạng nguyên năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên ứng Chính bình thứ 16 ( tức năm 1247) dưới triều Trần Thái Tông khi đó mới 13 tuổi. Từ đó Văn Miếu cùng Quốc Tử Giám - được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã tồn tại đến thế kỷ 19.

Văn Miếu Môn
Có thể nói, kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một khu di tích đặc biệt của thủ đô Hà Nội, được bao quanh bởi những viên gạch vồ cỡ lớn. Tổng thể công trình ẩn hiện dưới những vòm cây toát lên một không khí thâm nghiêm cổ kính và rất đỗi huyền bí. Lối vào chính khu Văn Miếu là Văn Miếu môn (cổng phía Nam) có dạng cổng tam quan cao hai tầng, có cổng chính và hai cổng phụ, tạo nên một tổng thể kiến trúc uy nghi nhưng không kém phần thanh thoát. Hai phía trước cổng có bia hạ mã (xuống ngựa), nhắc nhở người quân tử và những người qua lại không ngồi trên ngựa hoặc trên xe để tỏ lòng thành kính nơi tôn thờ.

Sân chính của văn miếu
Người xưa đã xây dựng công trình Văn Miếu - Quốc Tử Giám thuận theo lẽ âm - dương - trời - đất và tự khẳng định chính là nơi hội tụ nhân tài, là một quần thể kiến trúc độc đáo nơi địa linh nhân kiệt. Khởi nguồn từ địa thế: (đứng trên cao) mở rộng tầm nhìn ra 4 phương 8 hướng, từ cõi hư vô suy xét khai thác ánh sáng vẻ đẹp của trời đất mà phục vụ cho sự học của con người - học làm người, tinh luyện văn hóa vật chất mà gây dựng văn hóa tinh thần nhằm tiến tới thành tựu tuyệt diệu cuối cùng của sự tu luyện học vấn một cách đạt thành.
Ý nghĩa của công trình Khuê Văn các và các mối quan hệ với Thiên Quang tỉnh và Đại Thành môn đã thuận theo quan điểm tứ trụ, không nằm ngoài ý nghĩa hướng đạo người quân tử. Đó là do quan điểm tứ trụ mà thành: Thiên - địa - nhân. Con người phải đem (trí tuệ) để hài hòa thiên - địa - nhân, đem tri thức để giúp đời mới là người có tri thức. Tư tưởng Nho giáo do Khổng tử - nhà giáo dục tư tưởng lớn của Trung Hoa với Tứ Thư, Dịch, Lễ, Xuân Thu) đã tập hợp những tư tưởng triết lý, luân lý đạo đức mà cái phép lớn nhất là phép ứng xử: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín… Các khoa thi, các vị Tiến sĩ của nền giáo dục xưa được ghi danh lại nơi những văn bia; những câu đối, những môtíp trang trí không chỉ đơn thuần làm đẹp mà còn là sự nhắc nhở những điều hay lẽ phải. Tất cả đều là đạo đức cổ nhân. Vườn bia có 82 bia nằm thành hai dãy cân đối hai bên Thiền Quang tỉnh, với lối kiến trúc thấp, giản dị nhưng lại hài hòa với tổng thể. Việc chạm khắc chữ Hán trên bia là một công trình nghệ thuật đặc sắc. Trán bia cong thường có hình hai rồng chầu mặt nguyệt, rồng được cách điệu rất tinh tế trở thành những đám mây uyển chuyển, sinh động. Diềm bia được trang trí hoa văn hình hoa lá cách điệu kết hợp với chữ triện. Đế bia hình rùa tạo hình vững chãi, bền chắc mang ý nghĩa trường thọ, vĩnh cửu. Hình tượng con rùa biểu thị cho sự trường tồn vĩnh cửu…
Rùa, theo Từ điển biểu tượng thế giới, là thuộc nam tính và nữ tính: thuộc loài người và vũ trụ, ý nghĩa biểu trưng của nó trải rộng ra khắp các miền của trí tưởng tượng. Mai rùa phía trên như bầu trời, giống như biểu tượng của mái vòm, phía dưới phẳng như mặt đất. Riêng thế cũng đã có thể minh chứng rùa như một biểu tượng đầy đủ của vũ trụ.

Khu vực đặt bia tiến sĩ
Xưa kia, Nữ Oa đã cắt 4 chân rùa để thiết lập 4 cực của thế giới. Còn trong các mộ phần của Hoàng đế, mỗi cây cột đều được đựng trên một mai rùa… Liệt tử thì coi các đảo tiên chỉ có thể đứng vững khi chúng được cõng trên mai rùa… Dù là biểu thị cho những quyền năng ma thuật trong bói toán (Hà đồ, Lạc thư), hay những lập luận của các chức năng cõng vũ trụ, sinh ra tinh đẩu, tinh tòa hay đức sinh của một tổ phụ thông thái và cát tường… thì rùa vẫn là một người bạn, một biểu tượng của quán tưởng, của sự trở lại trạng thái khởi nguyên, một tư thế cơ bản của trí tuệ.
Đến với Việt Nam, đến với kiến trúc ở Văn Miếu - rùa lại mang theo tinh thần “trường thọ”, 82 rùa đội bia, trên 82 tấm bia có ghi những người đỗ đầu, đậu Tiến sĩ trong các khoa thi từ năm 1442 đến 1780, trên bia có những bài văn ca ngợi công đức các vua anh minh chăm lo việc giáo dục nhân tài, như minh chứng lịch sử của đạo học người Việt ta từ trước, gìn giữ trường tồn và nhắc nhở cháu con đời đời tạc ghi ơn trọng của Thiên đế, ơn trọng vua và những hiền tài, để học học nữa, học mãi làm rạng danh liệt tổ liệt tông.

Nội thất bên trong - nơi thờ Khổng Tử
Qua Văn Miếu, tiếp đến với lớp không gian thứ tư, là thành phần chính của Văn Miếu với cấu trúc tòa điện gồm hai lớp nhà: phía trước là Bái đường - nơi hành lễ, hai cánh nhà phụ Tả Vu và Hữu Vu nằm ngay cạnh sân Đại bái. Phía sau là Thượng điện - nơi thờ Khổng tử và các bậc hiền triết Nho giáo. Các gian nhà chuông, nhà trống gợi không khí trường thi kết hợp với những cây cổ thụ cổ kính tạo cho tổng thể kiến trúc một phối cảnh hài hòa tuyệt vời, mang đậm tính nhân văn, yếu tố triết lý và những thâm ý mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
Tòa Phương đình nối tiếp Bái đường với Thượng điện. Phía sau Đại Thành điện có cổng đi vào khu Thái học, với cấu trúc gần giống Đại Thành môn nhưng quy mô nhỏ hơn. Đây được gọi là khu Quốc Tử Giám, từ thời Lê là nơi giảng dạy và học tập dành cho các Thái tử. Đến đời Nguyễn, Quốc Tử Giám chuyển vào Huế và là nơi thờ các vị phụ mẫu của Khổng tử gọi là đền Khải Thánh. Năm 1946 bị thực dân Pháp đốt phá nhưng đến nay được trùng tu, tôn tạo lại theo phong cách truyền thống.

Nơi thờ thầy giáo Chu Văn An
Giá trị thẩm mỹ của kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ được tạo bởi không gian kiến trúc đột phá nhưng lại hòa quyện với không gian xung quanh nó mà hơn nữa là sự kết hợp hài hòa giữa đạo và đời, là thành phẩm của công trình kiến trúc vĩnh cửu trước thời gian. Đó là một hệ thống văn hóa tinh thần bao quanh kiến trúc, là sự kết hợp trọn vẹn của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Với sự cảm nhận sâu sắc về đạo lý của người xưa gửi gắm qua giá trị thẩm mỹ của kiến trúc, người viết muốn bày tỏ ít nhiều nét đẹp của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, dưới góc nhìn văn hóa, một ngôi trường hội tụ tất cả tinh hoa của kiến trúc (nghệ thuật biểu hiện), mỹ thuật (nghệ thuật tạo hình) và tất cả những gì văn hóa nhất để hiền tài đất nước hướng về cội với lòng thành kính nhất mực.
Trải qua bao thăng trầm và những biến cố của lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không còn nguyên vẹn như xưa. Những công trình thời Lý, thời Lê hầu như không còn nữa. Song Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét tôn nghiêm cổ kính của một trường đại học có từ gần 1000 năm trước của Hà Nội, xứng đáng là khu di tích vǎn hoá hàng đầu và mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

http://files.chungta.com/Image.ashx/image=pjpeg/0c1c58abf6044deba5e63ca6b53761a2-Ho-Guom.jpg/Ho-Guom.jpgHồ Gươm - Tháp RùaĐẹp như một lẵng hoa giữa lòng thành phố, hồ Hoàn Kiếm được bao quanh bởi các đường phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay. Ba con phố này dài khoảng 1.800m. Mặt nước là tấm gương lớn soi bóng la đà những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu phong, các toà nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh.
Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc nước bốn mùa xanh trong. Thế kỉ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm), gọi tắt là hồ Gươm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.
Rùa là một trong bốn vật linh (Long, ly, quy, phượng) trong tâm thức văn hoá dân gian. Giống rùa quý này vẫn còn sinh sống trong lòng hồ, hằng năm có đôi lần nhô lên mặt nước. Thật hạnh phúc cho du khách nào nhìn thấy rùa nổi trên mặt hồ.
Trong hồ có hai đảo nổi. Đảo lớn là đảo Ngọc ở phía bắc hồ, gần bờ đông, có cầu Thê Húc sắc đỏ uốn cong nối ra đảo. Đảo Rùa nhỏ hơn, trên có ngọn tháp cổ ở phía nam hồ, giữa bốn bề lung linh bóng nước. Hồ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ, điểm hẹn của du khách bốn mùa: Mùa xuân đậm đà lễ hội truyền thống và rực rỡ sắc hoa đào. Mùa hạ ùa ra từng cơn gió lồng lộng, quạt đi cái oi bức của phố phường râm ran tiếng ve. Mùa thu với màn sương huyền ảo, dáng liễu mơ hồ như thực, như hư. Mùa đông, lá vàng trải thảm, những giọt mưa phùn bay lất phất mang theo hơi lạnh. Hồ Hoàn Kiếm mãi mãi là dấu ấn vẻ vang thời giữ nước và khát vọng hoà bình của dân tộc Việt Nam.
http://vnmedia.vn/images_upload/small_263722.jpgĐền Ngọc Sơn
Đền được xây dựng trên đảo Ngọc, trong Hồ Hoàn Kiếm cùng với Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc (cầu đậu nắng ban mai), lầu Đắc Nguyệt (lầu được trăng), đình Trấn Ba (đình chắn sóng) và đền chính hợp thành cụm di tích lịch sử kiến trúc - nghệ thuật và danh lam, thắng cảnh tiêu biểu của thủ đô.
http://www.tin247.com/tienphong/080824093816-515-555.jpg
Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi), vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên là Ngọc Tượng, đến thời Trần đổi thành Ngọc Sơn. Truyền thuyết kể rằng, ở gò trong hồ đá, có các tiên nữ thường về đây múa hát. Thời vua Lê, Chúa Trịnh xây cung Khánh Thụy ở Ngọc Sơn làm nơi vui chơi. Cuối thời Lê, xây chùa Ngọc Sơn thờ Phật. Đến thời Nguyễn, chuyển thành đền thờ Văn Xương - Đế Quân, rồi lại phối thờ Lã Động Tân, Quan Đế (tức Quan Vân Trường), phật A Di Đà và đặc biệt là tướng quân Trần Hưng Đạo. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.
Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu bổ lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá chung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc.

Tiểu thắng cảnh đền Ngọc Sơn-cầu Thê Húc
Trên núi Độc Tôn cũ, ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút.
Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.
Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên.
Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng - ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có tám cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ.
Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới, song đền Ngọc Sơn là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Sự kết hợp giữa đền và hồ đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những hoài niệm về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào chính đáng, lòng yêu nước, cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.
http://thuyngakhanhhoa.files.wordpress.com/2009/06/hphong-2.jpgTháp Hòa Phong
Tháp đứng trên vỉa hè bên phía hồ Hoàn Kiếm đối diện với Trung tâm Ngoại vụ Bưu điện Hà Nội qua trục đường Đinh Tiên Hoàng.
Đây là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân, còn gọi là chùa Quan Thượng, một quần thể kiến trúc Phật giáo nổi tiếng một thời. Nguyên là vào giữa thế kỷ XIX ở chỗ này và toàn thể khu vực trung tâm Bưu điện có một ngôi chùa lớn. Khuôn viên hình tám cạnh gồm hai chục nếp nhà, nhà thờ Phật, nhà thờ Mẫu, nhà in Kinh, nhà cho các sư ở, cả thảy trên một trăm gian, bên trong trang trí rất tráng lệ. Ngoài chùa là hồ sen.
Trước cửa chùa là ngọn tháp Hoà Phong. Chùa được xây dựng vào năm 1846 theo sáng kiến của Quan Thượng (chức quan đứng đầu tỉnh Hà Nội) Nguyễn Đăng Giai.
Tháp Hoà Phong, đối diện Bưư điện Bờ Hồ ngày nay, vào những năm cuối thế kỉ XIX
Năm 1898, cùng với đà mở mang xây dựng đường phố mới, chùa bị phá hủy, chỉ còn ngọn tháp Hòa Phong. Đây là một loại tháp hiếm có ở Hà Nội, thuộc loại tháp bốn cửa, biến dạng của Stupa (một loại hình tháp của Phật giáo Ấn Độ). Bốn mặt tầng hai có hình bát quái. Bát quái ban đầu là công cụ chỉ phương hướng, theo vũ trụ quan Trung Hoa. Tháp Hòa Phong là tổng hợp những quan niệm về vũ trụ của Phật giáo.
Một số hình ảnh :
http://du-lich.chudu24.com/f/d/091216/tham-thap-hoa-phong-2.jpg
http://noithattonghop.com/anhHN/19-Chua_Bao_An2.jpghttp://bee.net.vn/dataimages/201005/original/images371420_2.jpghttp://farm4.static.flickr.com/3202/2924273057_0e91ffd9d9.jpghttp://farm3.static.flickr.com/2459/3991973297_69d7baf7be.jpg
Miếu Bà Chúa Xứ - An Giang
Tên ghi trên bảng ngoài cổng miếu là Chúa Xứ Thánh Mẫu, còn trong nhân dân gọi là Miếu Bà Chúa Xứ. Theo truyền thuyết thì miếu này đã có hơn 150 năm nay, từ đầu thế kỷ XIX. Nhưng nói đến những người xây dựng miếu thì cho đến nay vẫn chưa xác định được. Bởi vì lịch sử miếu Bà có 2 truyền thuyết, nếu theo thuyết thứ nhất, miếu do dân xây dựng để cúng bái vì tin ở sự linh thiêng của Bà. Còn theo truyền thuyết thứ hai là do Thoại Ngọc Hầu đứng ra xây dựng, thực hiện theo lời van vái của vợ chính là Châu Thị Tế. Hiện nay vẫn chưa biết rõ ai là người đầu tiên đứng ra xây dựng miếu này.Vị trí: Di tích núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.
Đặc điểm: Núi Sam không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên, tại đây có nhiều di tích kiến trúc, văn hóa đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam B
Từ trước đến nay miếu vẫn ở chỗ cũ và đã được sửa chữa 2 lần. Lúc đầu miếu được cất bằng tre lá, đến năm 1962, miếu được sửa lại bằng đá ngói âm dương, đến năm 1972 ngôi miếu được phá xây lại trừ tấm vách đá sau lưng Bà. Lần sửa chữa này do ý kiến của ông Nguyễn Văn Ưứng, hội trưởng Hội cứu tế đề nghị và được tập thể Hội tán thành. Đến năm 1976, miếu mới thực sự được xây dựng xong.
http://thuanviettravel.com/uploads/mieuba.jpgMiếu Bà Chúa Xứ kiến trúc theo kiểu chữ Quốc, xây bằng gạch có 4 mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống màu xanh, bên trong miếu còn giữ lại tấm vách đá dài 10m là bệ miếu cũ. Nhà để tượng cũng 4 mái hình vuông, ngay chính diện lát bằng gạch đá xanh theo lời ông hội trưởng thì vách 2 bên được xây bằng đá cẩm thạch nhập ở Yý, Nhật, Đài Loan do kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng thiết kế xây dựng.
Những di vật phụ trong miếu có những hoàng phủ bằng chữ Hán đề cao công ơn tổ mẫu như: Hộ Quốc túy dân, vị quốc vị dân, Hải quốc trường xuân... và số lượng vàng chạm áo khách thập phương cúng vào miếu trưng bày ở gian phòng bên phải của cung cấm.
http://www.hanoitourist.vn/images/culture/culture_1248903932.jpgMiếu Bà Chúa Xứ là một ngôi miếu cổ, thờ một hình tượng bằng đá. Theo lời kể của các ông trong hội thì hình tượng là một phụ nữ ngồi. Dáng uy nghi, đội mũ, bị gãy một bên tay trái, bên trong mặc xà rông, bên ngoài mặc áo bào thêu rồng phượng. Mặt tượng được sơn màu nâu cánh dán, mắt đen. Hai bên là tượng cô bằng đá (bên phải), thờ cậu (bên trái).Hàng năm vào các ngày 25, 26, 27 tháng 4 âm lịch, nhân dân các tỉnh phía Nam cùng nhân dân địa phương nô nức đến lễ ở miếu Bà. Trong ngày lễ còn có múa bóng, hát bội... Đêm ngày 23, mọi người đã tập trung về chùa để xem lễ tắm Bà. Tượng Bà được mang xuống, cởi áo ra, lấy nước mưa pha với nước hoa để tắm phong tục này đã tồn tại hàng trăm năm nay.
Trước và trong kháng chiến, miếu không bị hư hỏng gì nhiều. Hiện nay ban bảo vệ di tích cũng là ban quản trị hội cứu tế, trong đó có ông hội trưởng Nguyễn Văn Ưứng là Phó Chủ tịch Uủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Vĩnh tế. Hàng năm, ban quản trị dùng tiền cúng bái sung vào quĩ dành cho việc trùng tu sửa chữa di tích này.
http://investinvietnam.vn/uploads/News/myson.jpgThánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Thông thường người ta hay so sánh thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất.
http://vietbamboo.vn/upload/news/20100226_090712(1)_my%20son.jpgCó thể chia việc nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp về Mỹ Sơn thành hai giai đoạn khác nhau:
Năm 1898 - 1899, Louis de Fino và Launet de Lajonquere nghiên cứu các văn bia.
- Năm 1901 - 1902, Hen ri Pamlentier nghiên cứu về nghệ thuật và năm 1904 ông cùng Olrpeaus tổ chức khai quật khảo cổ học tại đây.
Đến năm 1904, những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được L.Finot và H.Pamlentier công bố. Từ công trình nghiên cứu của H. Parlnentler, chúng ta biết cách đây hơn 100 năm, Mỹ Sơn đã có 68 công trình kiến trúc và ông đã chia chúng thành các nhóm từ A, A’ đến N.
Nhà nghiên cứu nghệ thuật F.S. Tern chia di tích Chăm Việt Nam ra làm 7 phong cách nghệ thuật theo quá trình tiến triển của nó. Mỹ Sơn có đủ đại biểu các phong cách, trong đó có đến hai phong cách xuất phát từ Mỹ Sơn. Đặc biệt phong cách Mỹ Sơn A.1 với xuất phát là đền A1 thường được gọi là kiệt tác kiến trúc của di tích Chăm.
Gạch là vật liệu chính để xây dựng những tháp Chàm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng. Và đến nay, kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm vẫn còn là một điều bí ẩn, hệt như những hoa văn, chạm trổ trên các di tích nơi đây.
Là một quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, Shiva là vị thần được tôn thờ tại vương quốc Chăm pa. Đền thờ tại Mỹ Sơn được các vương triều Chăm pa xây dựng để thờ chính vị thần vua của mình. Sự kết hợp giữa vương và thần được thể hiện qua ngẩu tượng Linga. Từ những buổi ban đầu sơ khai, gần như người nghệ sĩ Chăm học cách trang trí mỹ thuật và thực hiện nó theo người Ấn Độ (Mỹ Sơn E1). Nhưng rồi dần về sau, tính bản địa đã được thể hiện. Nhưng theo thời gian, qua giao tiếp với các nền văn minh khác và sự tiếp nhận chọn lọc của người nghệ sĩ Chăm pa; đền tháp tại Mỹ Sơn mang những đường nét kiến trúc theo các thời kỳ khác nhau thể hiện các luồng văn hoá mà họ nhận được. Là khu đền thờ chính của vương quốc trong suốt chín thể kỷ, nên các đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của các thời kỳ, những thay đổi trong lịch sử của các vương triều, những chuyển biến trong đời sống văn hoá. Tuy chỉ xây dựng những công trình có kích thước vừa và nhỏ, những kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chăm pa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí
Nghệ thuật kiến trúc đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Thánh địa có một tháp chính (Kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về phía đông để nhận ánh sáng mặt trời.
Năm 1937, các nhà khoa học Pháp bắt đầu có những công cuộc trùng tu tại Mỹ Sơn. Năm 1937-1938, ngôi đền A1 và các ngôi đền nhỏ xung quanh nó được trùng tu. Các năm sau, từ 1939 đến 1943, các tháp B5, B4, C2, C3, D1, D2 được trùng tu và gia cố lại. Năm 1939, nhằm để nghiên cứu các di tích của nhóm A, B, C, D khỏi sự phá huỷ của dòng nước (đã phá sập tháp A9), người Pháp đã cho xây một con đập và đào một dòng chảy xuyên núi để đổi hướng dòng chảy. Nhưng năm 1946, sau một trận lũ lớn, con đập này đã bị vỡ, nước chảy trở lai theo dòng cũ như ngày hôm nay chúng ta thấy.
http://vietnam-austria.com/uploads/tourscats/de21a85199a3db5df6a3b3a740caf174.jpgDo chịu ảnh hưởng lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc lẫn văn hóa nên hiện ở Mỹ Sơn vẫn còn những tấm bia đá mang chữ Phạn cổ.
Mỹ Sơn có một giai đoạn yên lắng từ năm 1954 đến 1964. Khi đó, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chưa đến giai đoạn khốc liệt. Nhưng từ năm 1965 đến 1972, khi khu vực Duy Xuyên và Quảng Nam trở thành một chiến trường. Đền tháp Mỹ Sơn cũng bị thiệt hại cùng với xóm làng mà nó đã mang tên. Nặng nề nhất là trận bom năm 1969 đã làm biến dạng hình hài của khu di tích. Hầu hết các đền tháp đã bị sụp đổ hoặc hư hại nặng nề. Sau chiến tranh, để phục vụ cho công cuộc nghiên cứu, phục hồi di tích, chúng ta đã tiến hành rà phá bom mìn còn lại ở khu vực này. Mỹ Sơn sau chiến tranh là sự ngổn ngang gạch đổ, cần sự trợ giúp của nhiều người. Năng 1980, trong chương trình hợp tác văn hoá Việt Nam- Ba Lan, tiểu ban phục hồi di tích Chăm pa được thành lập do cố kiến trúc sư KAZIMIERS KWIATKOWSKI (1944-1997) phụ trách. Từ 1981 đến 1985, các đền tháp nhóm B, C, D được dọn dẹp và gia cố, hàng ngàn mét khối gạch vỡ, đất đá được đưa ra khỏi khu vực và sắp xếp lại. Nhờ vậy mà khu vực đền tháp này có được dáng vẻ như ngày hôm nay. Sau đó, một phần nhóm A được dọn dẹp và gia cố. Mỹ Sơn hiện nay vẫn còn rất nhiều việc để làm nhưng được như hôm nay là công sức của những con người của những năm 1980 đầy khó khăn. Cố kiến trúc sư người Ba Lan mà mọi người hay gọi bằng một tên thân mật KAZIK đã để lại một tình cảm sâu đậm trong di tích và con người tại Mỹ Sơn. Ông mất năm 1997 tại Huế.
Để tiếp tục công việc bảo tồn di năm 1995, Ban quản lý Di tích Mỹ Sơn đã được thành lập. Để có cơ sở thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, Ban đã phối hợp với Trung tâm thiết kế và tu bổ di tích Trung ương thiết lập các dự án tu bổ cấp thiết từng cụm di tích trên cơ sở quy hoạch toàn vùng. Nổi bật nhất trong những năm 1998-1999, Ban đã hoàn thành được hồ sơ để trình UNESCO công nhận Mỹ Sơn là Di sản Thế giới. Tháng 12 năm 1999, Mỹ Sơn đã chính thức là Di sản Văn hoá Thế giới với hai tiêu chuẩn: Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hoá với sự hội nhập vào văn hoá bản địa. Những ảnh hưởng văn hoá bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ. Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá Chăm pa trong lịch sử văn hoá Đông Nam á.
Những kiến trúc còn sót lại của thánh địa Mỹ Sơn trầm mặc trong một buổi hoàng hôn
Trong năm 1999, theo thoả thuận của ba bên Việt Nam - UNESCO - Italia, Ban quản lý Di tích Mỹ Sơn hợp tác với đoàn chuyên gia Italia nghiên cứu toàn diện về Mỹ Sơn. Từ đó, chúng ta có được bản đồ thực trạng khu vực di tích năm 2000. Các chuyên gia cho rằng việc đối xử với di tích phải hết sức dè dặt, phải nghiên cứu kỹ về vật liệu xây dựng vì người xưa không chỉ để lại những giá trị mỹ thuật và lịch sử mà còn có cả kỹ thuật vật liệu. Chơ đến ngày hôm nay, chúng ta vẫn chưa có được một kết luận khoa học mang tính đúng đắn và có khả năng ứng dụng. Viên gạch cổ nhẹ hơn gạch hiện tại cùng kích thước 1,3 lần. Gạch được nung non hơn nhưng, tính chất về sức bền vật liệu lại cao hơn. Đặc biệt nếu nhìn mặt ngoài của bức tường đền tháp, chúng ta có cảm nhận là tường xây không cần vữa, nhưng gạch bị tách ra cho chúng ta thấy là có một lớp vữa mỏng. Các nhà phân tích Châu Âu kết luận rằng thành phần của lớp vữa này là thành phần vô cơ không tạo kết dính. Chúng ta lại cần phải nghiên cứu tiếp. Đền tháp Chăm ở Mỹ Sơn không chỉ chứa chất những giá trị văn hoá làm say đắm chúng ta mà còn chứa cả những giá trị kỹ thuật mà công nghệ thời chúng ta chưa giải quyết được. Đến Mỹ Sơn, nhìn một mảng tường để biết rằng chúng ta còn phải học nhiều.
http://www.tsttourist.com/UserFiles/Image/Quang%20Nam/news_11211225900AncientMySon.jpg
Tàn tích còn lại của tháp bằng đá tại Mỹ Sơn
Để bảo tồn di tích khỏi sự tác động của thiên nhiên, những khu rừng mới đã được trồng, vành đai xung quanh di tích cần được bảo vệ. Hiện nay, tuy còn nhiều việc phải tiếp tục làm, nhưng rừng núi Mỹ Sơn đã trở lại màu xanh. Trong quá trình gia cố, phát lộ di tích, Ban quản lý di tích Mỹ Sơn vẫn phải tiếp tục làm lại quá trình rà soát bom mìn lần hai để bảo đảng chiến tranh không làm tổn thương con người và di tích thêm lần nữa.
Đồng thời, với việc bảo tồn di tích ngày một tốt hơn thì nhu cầu văn hoá của nhân dân và du khách ngày một cao hơn. Mỹ Sơn trở thành một điểm thu hút khách tham quan trong và ngoài nước, Mỹ Sơn dần đần hồi phục diện mạo trong sự yêu mến của mọi người. Để thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế, đồng thời làm giảm bớt áp lực tác động vào di tích trong thời gian tới. Uỷ ban nhân dân huyện Duy Xuyên đã có dự án xây dựng khu du lịch Thạch Bàn, Mỹ Sơn. Với dự án này, hy vọng sự bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích tháp Chàm, Mỹ Sơn được thực hiện một cách có hiệu quả và bền vững. Di sản Văn hoá thế giới tháp Chàm Mỹ Sơn chứa đựng những giá trị văn hoá lớn lao, cần sự hiểu biết và yêu mến của mọi người./.
Theo Unesco Viet Nam
http://www.dunglac.org/upload/article/1186742727.jpgLăng Ông Bà ChiểuNơi thờ cúng Đức Thượng Công Tả Quân Lê Văn Duyệt thường được gọi là Lăng Ông, Lăng Quan Lớn Thượng, Lăng Ông Bà Chiểu. Nơi đây bao gồm cả lăng mộ lẫn miếu thờ Ngài, đã từng được coi là trung tâm hành hương thu hút đông đảo khách thiện tín, đã được chính phủ liệt vào hàng cổ tích và được mệnh danh là thắng cảnh tiêu biểu cho vùng Sài Gòn-Gia Định.
Lăng miếu Đức Thượng Công tọa lạc trong một khuôn viên rộng và đẹp. Tới đây khách vãng lai sẽ được chiêm ngắm những công trình kiến trúc, trang trí mĩ thuật phong phú và độc đáo.
I. VỊ TRÍ LĂNG ÔNGCổng tam quan Lăng Ông Bà Chiểu
Lăng Ông nay tọa lạc trên một khu đất rộng gần 2 mẫu Tây (18.502m2), nằm sát cạnh Hội Đồng xã Bình Hòa, phía Nam tòa hành chánh tỉnh Gia Định. Bắc giáp đại lộ Chi Lăng dài 100m, Nam giáp đường Châu Văn Tiếp dài 78m, Đông giáp đường Trịnh Hoài Đức dài 160m, Tây giáp đại lộ Lê Văn Duyệt dài 160m.
Thực ra khu lăng miếu ngày nay chỉ còn chiếm một lô đất nhỏ, sánh với toàn thể giải đất từ cầu Bông trở lên do vua Tự Đức đã cấp cho làng Bình Hòa năm 1860 để làm của hương hỏa mà lo việc thờ cúng Đức Thượng Công.
Giải đất hương hỏa kể trên rộng 161.589m2, xưa chung quanh là những con rạch nhỏ bao bọc. 30 năm trước, phía hữu lăng miếu có 3 hồ nước trồng sen làm tăng vẻ đẹp cho cả khu.
Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông, làng Bình Hòa không còn được thu huê lợi của hơn 16 mẫu đất ấy để lo việc thờ cúng nữa. Người Pháp còn cho làm con đường chẻ đôi giải đất chạy từ cầu Bông tới tòa hành chánh tỉnh Gia Định ngày nay. Song tới ngày 23 tháng 3 năm 1882, người Pháp trao trả giải đất này lại cho xã Bình Hòa để lo việc thờ cúng Đức Thượng Công (2), nhưng xã Bình Hòa thâu huê lợi và sung vào qũy của xã. Hội Thượng Công Qúy Tế, thành lập năm 1914, đã đặt vấn đề khu đất hương hỏa phụng tự Đức Thượng Công với Hội đồng xã Bình Hòa, nhưng vẫn không đi tới đâu.
Ngày nay, giải đất hương hỏa vua Tự Đức cấp cho việc thờ cúng Đức Thượng Công đã bị dân chúng chiếm ngụ kín hết; trong đó có cả một số công sở, như: Ty Y Tế Gia Định, Trường Huấn Nghệ, Trụ sở Hội đồng tỉnh Gia Định, cơ sở Dân Vận Chiêu Hồi, truờng nữ trung học Lê Văn Duyệt.
Riêng 2 ngôi mộ của 2 cô hầu của Ngài Tả Quân nay vẫn còn tồn tại: một ở trong khu quân sự phía Tây lăng miếu, một ở bên kia đường Trịnh Hoài Đức, đối diện với cửa Đông lăng miếu. Ngày nay ít ai biết tới 2 ngôi mộ này, mặc dù cả 2 đều cũng được liệt hạng cổ tích.


Mộ "Song Hồn"
II. KHUÔN VIÊN LĂNG ÔNG
Khắp vùng Sài Gòn-Gia Định, khó tìm thấy một nơi thờ cúng nào có khuôn viên rộng rãi và đẹp đẽ như tại Lăng Ông bà Chiểu.
Nếu đi vào Lăng Ông từ cửa Nam trên đường Châu Văn Tiếp, khách sẽ đi qua một sân xi măng rộng 312m2, có tường bao quanh cao 1m, và sẽ đứng trước Cổng Tam Quan nổi tiếng.
Cổng Tam Quan xây năm 1949, là một công trình kiến trúc rất mĩ thuật. Cổng lợp mái ngói âm dương, 2 tầng, có cột vuông chống đỡ, các cánh cửa hình chữ ‘song hỉ’ bằng sắt sơn màu đỏ. Chính giữa là 3 đại tự: Thượng Công Miếu (chữ nho). Kề bên phía trước là 6 cây thốt nốt cổ thụ rủ lá phủ lên mái Cổng Tam Quan tạo nên một đề tài mĩ thuật hấp dẫn các họa sĩ, các nhiếp ảnh gia. Từ lâu, Cổng Tam Quan đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho Sài Gòn-Gia Định.
http://lh6.ggpht.com/_j8mqjBTn3vY/SfsCmsh0QBI/AAAAAAAAKZs/UBWeVa9gHV4/Lecongbidinh.jpg
Cổng tam quan Lăng Ông Bà Chiểu
Qua Cổng Tam Quan, khách bước vào Huê Viên bao quanh bởi bức tường xây năm 1948, dài 500m, cao 1m20. Sát tường trồng bông giấy, cắt xén bằng phẳng. Tường bao quanh này có 4 cửa ra vào: ngoài Cổng Tam Quan ở phía Nam, còn có cửa Đông, cửa Tây và cửa Bắc. Các cánh cửa hình chữ Thọ bằng sắt, sơn toàn màu đỏ. Trong Huê Viên, khách bước đi trên những lối đi tráng xi măng hay lát đá chạy giữa những bồn cỏ xanh tươi, mát mắt. Hai bên lối đi trồng nhiều loại cây cảnh. Giữa những bồn cỏ cũng trồng những cây cảnh đủ màu sắc, cắt tỉa theo hình tháp nhọn, hình tròn hoặc hình chim, thú; chính giữa trổ lên một trụ đèn mắc 3 ống đèn điện dài. Để bảo vệ nạn ‘hái lộc’ làm hư cây cảnh, hằng năm, tới Tết Nguyên đán, Ban quản trị phải trưng sẵn hàng trăm chậu hoa để dân chúng ‘hái lộc’. Ngoài ra, Huê Viên Lăng Ông còn có nhiều loại cây to lớn, tàn lá xum xuê che mát khắp nơi: Ngay phía trong Cổng Tam Quan là 2 bụi trúc và rải rắc khắp Huê Viên có những cây me Tây, phượng vĩ, thốt nốt, dương liễu, kim điệp, bằng lăng, dầu, gồi, giá tị, điệp, gỏi, dừa. Cũng ngay bên trong Cổng Tam Quan đặt 2 khẩu súng thần công, đầu súng hướng ra ngoài. Đây là kiểu thần công đời Gia Long, do hãng đúc Nguyễn Trí Độ tặng vào năm 1964 nhân kỉ niệm 50 năm thành lập Hội Thượng Công Qúy Tế.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjzQLc2_EDhkE3Mf4baiPseANCWGtRSgxa-toulRSw7XKrtHIYt79QkbmsMVFAwr9v9ZwOXXB72n4xj2GqqbtF_-7A8sGXz1gLKdaGgb1ObHlYB-i6fJ4oyhtLEtZAWu4QsWoAGkeZJYmaR/s400/3286827347_a8507303da_o.jpgNgoài khu lăng mộ và khu miếu thờ ra, còn một số căn nhà phụ, như nhà gửi xe cạnh cửa Đông, Ty Bưu điện tại góc Đông Bắc (nay nhà vẫn còn, nhưng Bưu điện đã dời đi nơi khác), dẫy nhà trệt bỏ không nằm cạnh Ty Bưu điện dài 13m rộng 6m, và lầu kho xây cất lại vào năm 1961, gồm có 2 tầng: tầng trệt làm kho dụng cụ, tầng lầu làm rạp hát hoặc làm hội trường thuyết pháp và làm lễ tế chiến sĩ. Mặt tiền của tầng lầu được trang trí bằng những tấm cửa sắt uốn hình điểu, thú, hoa, lá và sơn toàn màu đỏ rất mĩ thuật. Tiếc rằng tầng lầu hơi cao, nên đứng từ dưới sân, khách vãng cảnh khó nhìn thấy rõ những nét mĩ thuật trang trí.
Trong khuôn viên còn có bàn thờ Hậu Thổ nằm sát cạnh phía Đông khu mộ phần Đức Thượng Công. Bàn thờ Hậu Thổ là một tấm liếp vuông mỗi cạnh 2m, cao 0m.50, trên tấm liếp là bàn thờ hình miếng khánh cao 0.m80 đắp nổi 2 đại tự Hậu Thổ (chữ nho). Cũng như người Trung Hoa, người Việt tin mỗi khu đất đều có vị Thổ Thẩn làm chủ. Muốn xây nhà cửa hay chôn cất, trước hết phải sắm sửa lễ vật dâng cúng để xin phép Thổ Thần. Nếu không, Thổ Thần sẽ nổi giận, như thế rất có hại cho thợ xây cũng như cho người vào ở trong nhà mới. Trường hợp chôn cất ông bà cha mẹ mà không xin phép Thổ Thần thì con cháu sẽ mất phần phúc đức của ông bà cha mẹ. Có lẽ đó là lí do có bàn thờ Thổ Thần trong khuôn viên Lăng Ông. Ngày nay, cứ mỗi lần cúng tế Đức Thượng Công, ban cúng tế không quên dâng lễ vật cho Thổ Thẩn, còn khách thiện tín hằng ngày vẫn nhang khói cho bàn thờ này.
Góc Tây Bắc khuôn viên còn được trang trí một cái đảnh (đỉnh) rất đẹp gọi là Đảnh Hòa Bình. Đảnh Hòa Bình xây dựng năm 1956, bằng xi măng, cao 0.m80, đặt trên cái bệ cao 1m, hướng ra đại lộ Chi Lăng-Lê Văn Duyệt. Những dòng chữ đắp nổi trên mặt đảnh nói lên mục đích của việc xây dựng : ‘Đảnh Kỷ Niệm Hòa Bình Năm Giáp Ngọ (1954) Do Đức Thượng Công Báo Trước Trong Linh Sám’. Đến năm 1966, Hội Thượng Công Qúy Tế xây thêm khải hoàn môn với mục đích trang trí cho Đảnh Hòa Bình. Khài hoàn môn kiến trúc với 4 cột xi măng vuông, trên đỉnh mỗi cột là một nụ sen, ở giữa có quả cầu.
III. LĂNG ÔNG

Khách vãng lai bình thường khi đứng trước mộ phần Đức Thượng Công sẽ chỉ thấy ngôi ‘mộ song hồn’ tương đối bề thế, nhưng cổ kính và ảm đạm. Nhưng với một người muốn nghiên cứu học hỏi thì nơi ngôi mộ cỏ vẻ ‘trầm mặc trơ gan cùng tuế nguyệt’ này chứa đựng một lịch sử với nghi án của nó; thêm vào còn có cả vấn đề phong thổ của khoa địa lí, vấn đề phong tục luật lệ và những giá trị trang trí mĩ thuật.
Theo học giả L.Cadière, Lăng dành riêng để gọi phần mộ các vua chúa, của bà vợ đầu tiên của vua hoặc của bà phi sinh ra hoàng thái tử (như trường hợp mẹ vua Minh Mạng). Mộ phần của các hoàng tử, công chúa, các phi tần thì gọi là Tẩm. Các nơi chôn cất khác chỉ gọi là Mộ (3). Nhưng có lẽ vừa vì lòng kính trọng, vừa vì ưa đơn giản mà dân miền Nam gọi mộ phần của một số công thần danh tiếng thời nhà Nguyễn trung hưng là Lăng, như: Lăng Phú Trung (Võ Di Nguy), Lăng Nguyễn Văn Học (?), Lăng Phú Thành (Trương Tấn Bửu), LăngTả dinh Lê Văn Phong, Lăng Cha Cả (giám mục Bá Đa Lộc), Lăng Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng (cha của Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức)…và Lăng Ông, tức là mộ phần Đức Thượng Công Tả Quân Lê Văn Duyệt tại ngã ba Bà Chiểu.

Lăng Cha Cả
Lăng Cha Cả là ngôi mộ của Giám mục Bá Đa Lộc (tục gọi là "Cha Cả", tức Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine). Ngôi mộ xưa là một di tích lịch sử ở vùng Sài Gòn. Lăng Cha Cả còn được dùng gọi khu vực gần mộ, nay là Phường 1, quận Tân Bình.

Ông Bá Đa Lộc
Giám mục mất năm 1799 ở Thị Nại trong trận vây thành Quy Nhơn. Vì được vua Gia Long trọng vọng, coi là "Giám mục Thượng sư", ông được đưa về an táng ở gần ngôi nhà cũ tỉnh Gia Định. Khu vực đó là khu Vườn Xoài, Tân Sơn Nhứt phía tây-bắc Sài Gòn.


Triều đình giao việc xây mộ cho linh mục Barthélémy Sang. Tuy giám mục Bá Đa Lộc là người Pháp, kiến trúc mộ ông theo kiểu Việt, có bình phong, bái đường và hậu cung.
Khu Tân Sơn Nhứt sang thế kỷ 20 xây cất lên, hoà nhập vào khu ngoại ô Sài Gòn. Xế về phía bắc lăng là phi trường quốc tế Tân Sơn Nhứt. Về phía tây là bến xe lớn.
Với những thay đổi đó ngôi lăng bị thu hẹp lại làm điểm tròn nằm lọt giữa đường Võ Tánh. Tuy vậy khu mộ được giữ gìn đến 1983 thì tất cả được cải táng.
Riêng di hài của Giám mục Bá Đa Lộc được giao lại cho tổng lãnh sự Pháp đưa về Pháp. Mấy nếp nhà cũ bị san bằng. Giờ chỉ còn lại là điểm tròn làm vòng xoay lưu thông trên đường Hoàng Văn Thụ mà thôi.


Lăng Cha Cả xưa .. Ngã sáu Lăng Cha Cả bây giờ

Tin thêm từ bài báo của tác giả Phạm Cường đăng trên Vietnamnet, số ra ngày 18/8/2005:
Tuy nhiên, việc cải táng còn nhiều điều đáng lưu ý.Có người nói những hài cốt tại khu mộ này đã được đại diện từ nước Pháp sang nhận và mang về chôn.
Nhưng riêng mộ của Giám mục Bá Đa Lộc, khi khai quật, chỉ thấy cây Thánh giá bằng vàng Tây lớn mà ông đeo khi xưa, chiếc gậy vàng của chức Giám mục, những mề đay của nhà nước Pháp và Việt trao tặng*
Nhà nghiên cứu Lý Nhân Phan Thứ Lang, người Công giáo, lật ngược vấn đề: "Nhiều người nghĩ đó là mộ thật của Đức Giám mục, nhưng tờ Nam Phong Tạp Chí của Phạm Quỳnh, quyển XVI, 92, phát hành tháng 2 năm 1925, có bài: "Bá Đa Lộc: mộ ông... hiện nay ở đâu?" của Vương Gia Bật, chỉ rõ:
Lăng Ngọc Hội cách thành phố Nha Trang 8 cây số. Phía trước mộ có một cái miếu nhỏ ở giữa đề chữ Hán: "Bá Đa Lộc chi mộ". Phía sau miếu có khắc cây Thánh giá. Ngày 13/3/1925, quan Công sứ và Linh mục nhà thờ Bình Can (Nha Trang) ra lệnh cải táng. Bên trong, xương cốt đã mục, hàm còn dính 3 cái răng, có 2 - 3 cái rơi ra ngoài...".
"Như vậy đích là mộ Bá Đa Lộc chôn ở Nha Trang" - Ông Lý Nhân Phan Thứ Lang thành kính nói - "Theo tôi, ngay sau khi cải táng, hài cốt của Đức Cha đã được đưa về Pháp, ngôi mộ ở tại Sài Gòn chỉ là tượng trưng. Tôi nghĩ, khi Gia Long mới lên ngôi, sợ Tây Sơn có ngày lật ngược thế cờ, nên phải cho dựng lăng Cha Cả ở Gia Định để đánh lạc hướng.
Tin thêm từ một người đi đường tận mắt trông thấy:Ngày hôm đó, tình cờ tôi đi qua khu vực Lăng Cha Cả đúng lúc các công nhân khai quật mộ vừa đem được quan tài lên khỏi hầm mộ ở trong lăng, nên tôi dừng lại xem. Tôi đứng ở bên nay lề đường để nhìn qua Lăng.
Lúc ấy có khoảng chừng hơn một trăm người bu lại xem. Ngay cạnh hầm mộ tôi thấy có vài người Âu, tôi đoán là nhân viên Lãnh sự Pháp ở Sài gòn. Công nhân hì hục cạy mở nắp quan tài khá lâu.
Một lúc sau tôi chợt nghe mùi hôi thối bay tới, phải đưa tay bịt mũi lại. Nhìn qua, tôi thấy một công nhân đang cầm một xương ống chân có kích cở rất lớn nếu so với xương ống chân cuả dân Việt.
Cái xương này có màu vàng nghệ rất đậm, gần như đỏ xậm. Người công nhân giủ giủ sơ sơ cho rơi bớt những bụi ( thịt) cũng có màu vàng đỏ xậm, rồi bỏ vào cái khạp sành ngay cạnh chân mấy người Pháp, những người Pháp chỉ đứng im quan sát, không thấy có cử chỉ gì bất thường, tiếp theo đó là nhiều khúc xương khác nữa.Như vậy, tôi thấy rõ ràng là trong quan tài chôn trong Lăng Cha Cả có di cốt cuả Đức Cha Bá Đa Lộc.

No comments:

Post a Comment