Ảnh: TTO |
Ảnh: TTO |
Tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn dài nhất VN
Tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn dài nhất Việt Nam. (Ảnh: Internet). |
Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập và trao bằng chứng nhận kỷ lục cho công trình pho tượng này.
Ngày 30/3, cùng với lễ khánh thành Trung tâm văn hóa Phật giáo Bình Dương, chùa Khánh Hội cũng khánh thành bảng đá khắc hai câu liễn của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tặng Trung tâm.
Theo hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó ban trị sự Hội Phật giáo Bình Dương, trụ trì chùa Hội Khánh, trung tâm này là công trình văn hóa mỹ thuật có diện tích 3.200m2 nằm trong khuôn viên chùa.
Công trình có vốn đầu tư 20 tỷ đồng với nhiều hạng mục như tượng Phật Thích ca nhập niết bàn dài 52m, cao 12m; bệ tượng là dãy phòng dài 64m, ngang 23m. Công trình có gần 3.000m2 nền nhà được lát đá hoa cương, 5.000m2 sân cán bêtông. Điểm nhấn của công trình là tượng Phật nhập Niết bàn dài 52m, cao cách mặt đất 24m. Ý nghĩa của tượng Đức Phật nằm ẩn hiện trong khu rừng Dầu và Sao là nhằm gợi cho khách thập phương hình ảnh Phật Thích ca nhập Diệt (chết) trong rừng Tala Song Thọ cách đây trên 2500 năm.
Số 52 biểu tượng cho 52 quả vị (Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác và Diệu Giác) để tu chứng thành Phật. Ngoài ra còn có 52 vị chúng sinh ở khắp nơi thấy ánh sáng Phật mà đến dự Pháp hội Niết Bàn và 52 phẩm vật dâng cúng Đức phật trong hội Niết Bàn.
Một số công trình phụ như 13 phòng ở tăng sinh hội tụ, nhà rường và hồ sen, nơi uống trà, tượng đài Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đá cao 5m với mái che như ngôi chùa một cột, mái hình cổ lầu với hoa văn chạm trổ tinh xảo, khuôn viên trồng 6 cây tala (cây nơi Đức Phật nhập Niết bàn).
Công trình đưa vào sử dụng sẽ là nơi học tập của các tăng ni, tu sĩ; nơi diễn ra các sự kiện văn hóa của Phật giáo tỉnh Bình Dương; nơi sinh hoạt Phật sự của phật tử và người địa phương.
Năm 2011, trung tâm sẽ đón nhận hàng ngàn tăng, ni về tham gia hội nghị Hoằng pháp Trung ương do Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương đăng cai.
Chùa Hội Khánh được xây dựng năm 1868 đời Tự Đức, năm 1990-1992 đã được sửa chữa lớn nhưng vẫn mang nét kiến trúc cổ, được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa quốc gia và nơi đặt văn phòng Ban trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương hiện nay./. Chuông chùa và bia đá lớn nhất thế giới
Ngày 30/12 vừa qua, chùa Hàn Sơn nổi tiếng của Trung Quốc đã khánh thành bia đá đề thơ và chuông chùa lớn nhất thế giới
Chuông chùa cao 8,608 m với đường kính dài 5,242 m. Chuông cân nặng... 108 tấn và được trang trí bằng những tranh điêu khắc phỏng theo kinh Phật. |
Bia đá đề thơ cao 16 m 9, cân nặng gần 400 tấn. Trên đó, người ta có thể đọc được những bài thơ truyền thống của Trung Quốc. |
Cả hai công trình này sẽ được đăng ký với sách Kỷ lục Guinness thế giới. |
Bulguksa: Ngôi chùa lớn nhất Hàn Quốc
Chùa từng được kiến tạo thêm trong triều đại vua Goryo và vua Joseon. Khi quân Nhật xâm lấn, trong khoảng thời gian từ 1592 đến 1598, ngôi chùa gỗ này đã bị thiêu rụi. Năm 1604, chùa lại được tiếp tục tái thiết và trải qua 40 lần xây dựng bổ sung, kéo dài tới 1805. Thế nhưng, cũng chịu chung số phận với nhiều tự viện khác, chùa cũng bị hủy hoại khá nhiều do những cuộc chính biến và thời gian. Chính vấn đề lịch sử này đã hấp dẫn các nhà nghiên cứu Nhật Bản và sự quan tâm của Chính phủ Hàn Quốc hiện tại.
Chùa được xem là một kiệt tác của thời kỳ vàng son của nghệ thuật Phật giáo trong triều đại Shilla. Đôi lúc, người ta xem Bulguksa là một phần của đất Phật. Vì nơi đây đã cất giữ rất nhiều di sản quý của quốc gia. Khu vực chùa có hai ngôi chánh điện, đây là một hiện tượng lạ, một thờ Đức Thích Ca và một thờ Đức A Di Đà.
Hang động Seokguram là khu Tăng xá của chùa Bulguksa, nằm phía Đông ngọn núi T’ohamsan. Người ta cho rằng hang động Seokguram được xây dựng từ năm 751, nhưng sử sách còn lại cho chúng ta biết quá ít về nó. Những tư liệu cuối cùng miêu tả nơi này là của thế kỷ thứ XVIII và nó được phát hiện trong thời gian đầu thế kỷ XX trong tình trạng đổ nát. Chính phủ Nhật Bản nhận trách nhiệm khôi phục lại ngôi chùa trong hang động này. Sau Đệ nhị thế chiến, nó lại rơi vào tình trạng hỗn độn kéo dài gần hai thập niên.
Khu hang đá tôn nghiêm này thờ một bức tượng Bổn Sư đặt trên bệ chính giữa của gian phòng, xung quanh được thiết trí các bức tượng Hộ pháp để giúp cho hang động tránh được sự bức hại của thời tiết. Trần được tạo thành hình bán nguyệt và khắc chạm một đóa sen lớn, bao phủ toàn bộ mái vòm. Buổi sáng sớm, rất nhiều người đến đây hay các khu vực lân cận để ngắm mặt trời lên, một tuyệt tác tuyệt vời của thiên nhiên ban tặng cho nơi này.
Năm 1995, chùa Bulguksa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới cùng với hang động Seokguram. Từ năm 1995, Ủy ban Di sản thế giới đã công nhận Bulguksa và Soekguram là một trong những kiệt tác nổi bật của nhân loại và là một sự minh họa tuyệt vời cho mẫu kiến trúc siêu hạng trong lịch sử thế giới.
Danh sách các di sản văn hóa thế giơi là một phần của chương trình quốc tế, nhằm công nhận những giá trị văn hóa không thể thay thế được của các quốc gia đã tham gia ký kết Hiệp ước Di sản thế giới. Một khi được công nhận, giá trị văn hóa đó sẽ được đăng ky bảo vệ và duy trì những giá trị của nó trong cộng đồng quốc tế.
Chùa tọa lạc ở phía Đông Nam, cách thị trấn Gyongju khoảng 16 km, thuộc phía Bắc tỉnh Gyeongsang của Hàn Quốc. Bulguksa được xem là một ngôi tự viện lớn và đẹp nhất của Hàn Quốc. Do toàn bộ công trình được xây dựng thành từng hàng, từng dãy trên các bậc đá, Bulguksa trông như một đế gỗ của ngọn núi đá T’ohamsan.
Bulguksa được xây dựng vào thời kỳ đầu của triều đại Shilla, một triều đại hưng thịnh của Phật giáo Hàn Quốc. Hoàng hậu của triều đại Shilla đã phát nguyện xây chùa để cầu nguyện cho sự thịnh vượng, bình yên của vương quốc mình. Chùa được khởi công xây dựng từ năm 528 nhưng sau đó bị đình trệ. Mãi đến năm 751, thời vua Gim Daeseong, nhà vua quyết định tiếp tục xây dựng để làm yên lòng vong linh cha mẹ mình. Đến năm 774 thì công trình xây dựng hoàn thành và được đặt tên là chùa Bulguksa.
Chùa Bulguksa |
Chùa từng được kiến tạo thêm trong triều đại vua Goryo và vua Joseon. Khi quân Nhật xâm lấn, trong khoảng thời gian từ 1592 đến 1598, ngôi chùa gỗ này đã bị thiêu rụi. Năm 1604, chùa lại được tiếp tục tái thiết và trải qua 40 lần xây dựng bổ sung, kéo dài tới 1805. Thế nhưng, cũng chịu chung số phận với nhiều tự viện khác, chùa cũng bị hủy hoại khá nhiều do những cuộc chính biến và thời gian. Chính vấn đề lịch sử này đã hấp dẫn các nhà nghiên cứu Nhật Bản và sự quan tâm của Chính phủ Hàn Quốc hiện tại.
Chùa được xem là một kiệt tác của thời kỳ vàng son của nghệ thuật Phật giáo trong triều đại Shilla. Đôi lúc, người ta xem Bulguksa là một phần của đất Phật. Vì nơi đây đã cất giữ rất nhiều di sản quý của quốc gia. Khu vực chùa có hai ngôi chánh điện, đây là một hiện tượng lạ, một thờ Đức Thích Ca và một thờ Đức A Di Đà.
Chiếc kiền chùy hình con cá |
Khu hang đá tôn nghiêm này thờ một bức tượng Bổn Sư đặt trên bệ chính giữa của gian phòng, xung quanh được thiết trí các bức tượng Hộ pháp để giúp cho hang động tránh được sự bức hại của thời tiết. Trần được tạo thành hình bán nguyệt và khắc chạm một đóa sen lớn, bao phủ toàn bộ mái vòm. Buổi sáng sớm, rất nhiều người đến đây hay các khu vực lân cận để ngắm mặt trời lên, một tuyệt tác tuyệt vời của thiên nhiên ban tặng cho nơi này.
Pháp cổ |
Danh sách các di sản văn hóa thế giơi là một phần của chương trình quốc tế, nhằm công nhận những giá trị văn hóa không thể thay thế được của các quốc gia đã tham gia ký kết Hiệp ước Di sản thế giới. Một khi được công nhận, giá trị văn hóa đó sẽ được đăng ky bảo vệ và duy trì những giá trị của nó trong cộng đồng quốc tế.
No comments:
Post a Comment