Bên cạnh những vách đá màu xám trắng lại xen kẽ những dãy đồi đá phiến thoai thoải bao phủ một lớp cỏ mượt mà màu xanh lá mạ, khi nắng chiều rải xuống, màn cỏ ánh lên một màu vàng vàng, tim tím cực kỳ huyền ảo. Sông suối chảy qua cao nguyên cũng khá kỳ dị, bí ẩn. Những dòng nước trắng xoá, trong veo đang réo ầm ầm bên chân núi bỗng nhiên mất hút trong lòng núi đá rồi lại hiện ra dưới các hẻm vực vừa dài vừa rộng như một lát dao sắc ngọt xẻ đôi khối núi đồ sộ. Sự đa dạng, phong phú về sinh học của cao nguyên cũng hết sức độc đáo. Xen lẫn giữa những khối núi đá hùng vĩ là các khoảnh rừng nguyên sinh còn tương đối nguyên vẹn với nhiều loại gỗ, lâm sản, dược liệu quý hiếm như: nghiến, thông đá, tùng bách, dẻ, thảo quả, hương nhu, đỗ trọng, nấm hương, các loài phong lan v.v… Cao nguyên đá cũng là môi trường thân thiện của trên 50 loài thú, bò sát, chim muông như: sơn dương, gấu, vọc, khỉ, hoẵng, heo rừng, cầy hương, kỳ đà, trăn, gà rừng, trĩ, đại bàng, hoạ mi v.v…
Trên Bản Phố, Na Hối, Lầu Thí Ngài của huyện Bắc Hà, mận được trồng xen lẫn với ngô. Nhìn từ xa cả vạt đồi xanh mướt. |
Là cây quen thuộc với từng gia đình, đôii khi mận được trồng ngay cạnh nhà. |
Thường đầu tháng 5 âm lịch, mận chín và bắt đầu mùa thu hái. Nhưng năm nay, mận tam hoa Bắc Hà chín muộn. |
Nhiều cây cho quả rất to và mọng, nhưng cũng đã xuất hiện cây có biểu hiện thoái hóa, quả nhỏ và vị chua. |
Chị Giàng Thị Mỷ ở Bản Phố hái mận mang ra chợ bán. Tự mang ra chợ sẽ vất vả hơn nhưng được giá hơn bán đổ đồng tại vườn. |
Bán tại vườn, mỗi kg mận được 5.000- 7.000 đồng, mận chọn thì được 10.000 đồng. Đây là điều đáng mừng, vì vụ mận năm trước giá chỉ 2.000-3.000 đồng/kg. |
Mận mới được hái vẫn còn nguyên lá và lớp phấn phủ bên ngoài. Giá mận ở chợ Bắc Hà dao động 15.000-20.000 đồng/kg. |
Cùng với những giá trị đặc hữu về địa chất, địa mạo, sinh học, cảnh quan… cao nguyên đá Đồng Văn còn ẩn chứa nhiều giá trị văn hoá truyền thống đẹp đẽ của 22 dân tộc anh em cư trú nơi đây. Từ bao đời nay bà con các dân tộc Mông, Lô Lô, Dao, Phù Lá, Pu Péo v.v… đã sáng tạo ra cách sản xuất, cách sống, ăn, ở… riêng biệt để thích nghi với môi trường thiên nhiên.
Tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc dân gian dân tộc ấy là dinh thự họ Vương ở Sà phìn, cách thị trấn Đồng Văn khoảng 10 cây số. Đây là dinh thự của Thổ ty Vương ChínhĐức. Đầu thế kỷ thứ 20, khi chấp chính ngôi vị Thổ ty - một chức quan cai trị Đồng Văn, Vương Chính Đức triệu thợ giỏi các tộc người Mông, Lô Lô, Phù Lá… các địa phương trong vùng về xây dựng dinh thự. Toàn bộ 10 ngôi nhà ngang, dọc rộng hơn 1200m2, các dãy nhà phụ, tường rào bao quanh đều xây bằng đá. Từng chi tiết xây cất, đẽo gọt đá, gỗ ván đã thể hiện sự khéo léo, tinh tế, đặc sắc của tay nghề những người thợ dân gian bản địa.
Thời Pháp thuộc, Vương Chính Đức đã giành được quyền tự trị đất Đồng Văn. Người kế nhiệm Vương Chí Thành đã ngăn giữ không cho người Nhật xâm nhập vào Đông Văn. Cách mạng tháng 8 thành công, Vương Chí Thành giao đất Đồng Văn cho chính quyền cách mạng quản lý. Bác Hồ kết nghĩa huynh đệ với Vương Chí Thành, những năm 60 thế kỷ trước ông được Bác Hồ mời về sống ở Hà Nội để có điều kiện chăm sóc sức khoẻ tuổi già.
Điểm cực Bắc của Tổ quốc và cũng là trung tâm của cao nguyên đá là thị trấn Đồng Văn. Nơi đây là xứ sở độc đáo về khí hậu và địa hình “Đất rộng mênh mông nhưng không được bao nhiêu thước bằng phẳng - Trời quanh năm không được vài ngày nắng”. Khu phố cổ Đồng Văn được hình thành từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 19. Tuy thời điểm xây dựng không đồng nhất nhưng cung cách kiến trúc đều có nét khá tương đồng: nhà hai tầng, tường đá xanh, khung nhà gỗ không có mộng thắt, không chạm trổ cầu kỳ, mái lợp ngói âm dương… Hiện nay còn lưu giữ 20 ngôi nhà có niên đại trên 100 năm. Dinh thự họ Vương và khu phố cổ Đồng Văn đã được nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Phố thị Đồng Văn còn là nơi tiêu biểu của những nét văn hoá truyền thống của các dân tộc ở cao nguyên.
Những ngày hội dân gian, các ngày phiên chợ hàng tháng, người người từ các bản làng gần xa tụ hội về đông vui tấp nập, màu sắc trang phục sặc sỡ, đẹp mắt; cả không gian tràn ngập tiếng cười nói, lời ca ngọt ngào, âm thanh đàn, khèn, sáo du dương, quyến rũ. Người lớn tuổi, thanh niên không phân biệt nam nữ gặp nhau trong các hàng quán bình dân, tuỳ lứa tuổi và sức khoẻ, họ mời nhau chén rượu ngô thơm nồng, bát thắng cố béo ngậy, bát cháo ẩu tẩu vừa có vị đăng đắng lại ngòn ngọt… những món ẩm thực đặc sản, ai được thưởng thức một lần là nhớ mãi….
Từ thị trấn Đồng Văn ngược thẳng về phía Bắc khoảng 20 cây số là xã Lủng Cú, mỏm địa đầu của đất nước, nhìn lên bản đồ Việt Nam, cái chóp nhô cao như một mũi mác, chính là đất Lủng Cú. Những ngọn núi xếp lớp đơn nguyên nơi đây là điển hình của loại đá trầm tích, loại đá cổ nhất của trái đất. Lũng Cú ở độ cao gần 1800 mét. Đứng giữa xứ sở này, ta có cảm giác như đang sống bồng bềnh giữa mây ngàn gió núi; mây trắng bời bời phủ che trên đầu, trôi lững lờ dưới chân, bao quanh lẩn quất bên mình.
Tại thôn Séo Lũng, cách trung tâm xã gần 5 cây số có ngọn núi Rồng, cột cờ Tổ quốc dựng trên đỉnh núi, sát cột mốc số 17 biên giới Việt - Trung. Tên núi Rồng đã có từ lâu đời, do đồng bào địa phương đặt. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa tên núi nơi địa đầu Tổ quốc với dòng dõi con Rồng cháu Tiên của dân tộc ta. Lá cờ đỏ sao vàng với diện tích 54 mét vuông - tượng trưng cho 54 dân tộc anh em ngày ngày kiêu hãnh tung bay giữa trời xanh, khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc ta. Bao thế hệ qua, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm, mọi áp lực, những người dân thuộc hai dân tộc kiên cường Mông, Lô Lô ở Lũng Cú đã không tiếc mồ hôi, xương máu để bảo vệ quốc kỳ, bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng. Lớp lớp người dân Lũng Cú xứng đáng với niềm tin, sự kính phục của nhân dân cả nước.
Trên đoạn đường phía Tây từ thị trấn Đồng Văn qua Mèo Vạc là ngọn đèo Mã pí lèng, một cảnh quan địa mạo tuyệt đẹp. Đứng trên đỉnh đèo ta có cảm tưởng chỉ vài sải tay là có thể với được tới trời. Dưới chân đèo, bên hữu, ở độ sâu hơn 1000 mét là dòng sông óng ánh bạc Nho quế, con sông lớn nhất của cao nguyên bắt nguồn từ Lũng Cú, luồn lách, ẩn hiện qua nhiều dãy núi đá để đưa nước về hợp lưu với sông Gâm, chi nhánh lớn của Lô giang.
Phía tả đèo, một thung lũng hẹp hun hút dưới sâu với đôi ba chục nóc nhà nhỏ tựa lưng vào dãy núi đá vời vợi, một ngôi làng quá heo hút nhưng lại được khá nhiều người không chỉ Hà Giang biết đến, bởi hàng năm ở đây diễn ra một phiên chợ đặc biệt: chợ tình khau vai, mỗi năm chỉ họp một lần vào cuối mùa xuân. Gọi chợ tình là theo nghĩa thông tục, chứ ở đây, người về chợ là để giao lưu tình cảm, tình yêu đôi lứa, không hề có chuyện mua bán hiện đại. Chợ tình khau vai hay gọi đúng hơn ngày hội tình yêu - tình bạn là một trong những nét văn hoá truyền thống đáng trân trọng của các dân tộc Đồng Văn.
Cho đến nay, cảnh vật, con người trên cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang vẫn giữ được khá đậm đà những nét hoang sơ, kỳ vĩ, tinh khiết có sức lôi cuốn đối với du khách trong và ngoài nước.
dinh họ Vương thuộc địa phận xã Sà Phìn
Trong tour du lịch về miền đá Đồng Văn, Lũng Cú, không ai muốn bỏ qua cơ hội thăm di tích nhà họ Vương, một dinh thự cổ ngủ vùi giữa thung lũng sa mộc, hội tụ nhiều giá trị kiến trúc Trung Hoa và người Mèo Hà Giang. Người ta vẫn gọi đây là dinh vua Mèo.
Mái ngói âm dương phân lớp theo kiến trúc cổ |
Dinh vua Mèo ở huyện Đồng Văn, cách Hà Nội chừng 500km, sau khi vượt qua những chặng đường men theo sườn núi, ngoằn ngoèo như những sợi chỉ, vượt qua Cổng trời Quản Bạ. Nơi đây, một thời, ông Vương Chính Đức đóng Cổng trời lại, xưng vương. Miền đá tỉnh Hà Giang hiếm có một ngôi nhà có kiến trúc độc đáo thế này. Mấy chục năm qua, những ai lên đến Hà Giang thường không bỏ qua di tích này.
Nhà họ Vương nằm nép mình dưới tán rừng cây sa mộc cổ thụ, cao vút. Những phần nhà xuống cấp đã được phục hồi nguyên trạng. Toàn bộ hệ thống tường thành được xếp bằng đá nhẵn thín với phiến đá to, chẳng cần vôi vữa mà vẫn vững chắc. Nhà được bố trí theo kiểu cung điện Trung Hoa, được phân ra nhiều khu: phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, nhà kho, phòng của vợ ông Vương Chính Đức, hay nhà thờ. Trước cổng của ngôi nhà là ngôi mộ bằng đá chạm khắc tinh vi, là mẹ ông Vương Chí Sình, đại biểu Quốc hội các khoá I, II, III. Nơi đây còn lưu giữ một số hình ảnh về ông vua mèo oai phong lẫm liệt. Qua cổng chính là đến ba, bốn lần cổng nhỏ. Dọc hai bên hành lang của dãy nhà cao nhất là dãy nhà ngang, nhà dọc, bố trí từ thấp lên cao (theo lối kiến trúc Trung Hoa), phần trên là ảnh thờ ông Đức phóng to khi còn làm bang tá. Có cầu thang đi lên khu pháo đài, lỗ châu mai, có kè đá tảng. Các hạng mục chủ yếu được phục dựng bằng gỗ và đá. Một số đồ dùng xưa như tủ quần áo, lò sưởi của gia đình họ Vương vẫn được lưu giữ như những tín vật.
Tại Sà Phìn, khác hẳn những vùng đá tai mèo khắc nghiệt, cái lạnh đến thấu xương thấu thịt. Vào mùa xuân, hoa bung nở trắng xoá. Đến đây, bắt gặp vùng tam giác mạch, bạc hà, chứng tỏ sự tốt tươi, đầm ấm. Đứng trên núi cao, nhìn xuống thung lũng Sà Phìn, những thân sa mộc cổ thụ như hình cây nấm. Cả một rừng sa mộc bao bọc lấy dinh thự. Hiện giờ, một số giai thoại về ông Đức vẫn được người dân nhắc lại rằng: nhà họ Vương giàu nứt vách. Vương cho người sang Tàu mời thầy địa lý về xem thế đất để dựng nhà. Ông thầy cao tay đã chọn được thế đất “đắc địa”. Ngày chiến tranh biên giới, thị trấn Phó Bảng tan hoang, cây đổ nhà sập, còn nhà Vương vẫn còn nguyên. Người dân phải sơ tán, nhà họ Vương bị bỏ hoang. Ngôi nhà trải qua nhiều biến cố của thời gian. Một trong những chàng rể của “nhà Vương” đã từng thèm rượu, dỡ một cánh cổng lớn của di tích đem bán. Rồi khu nhà trở thành khu chăn nuôi trâu bò. Chúng phóng uế tràn ngập từ trong ra ngoài. Một thời gian dài, nơi đây trở thành nhà trụ sở tạm thời của xã. Giải thích vì sao bom đạn không trúng di tích, thì nhìn vào thực tế địa lý là ngôi nhà nằm nép mình dưới thung lũng của xóm Lũng Hoà, nên đạn đi cầu vồng, bị mắc cả vào núi. Xung quanh Sà Phìn là các bản người Mèo, du khách có thể đi lại, tham quan, tìm hiểu những nét văn hoá của người vùng cao, thăm đồn biên phòng Phó Bảng… Muốn đi cho thoả miền đá Hà Giang thì phải mất chừng nửa tháng, có khi hơn nữa. Còn đi nhanh các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Bắc Mê thì cũng mất năm ngày. Điều đặc biệt, du khách đến với vùng cao Hà Giang, sẽ được chiêm ngưỡng “đặc sản” đá tai mèo, những mái nhà lợp bằng ngói âm dương, bờ rào đá. Hay trên khắp những triền núi cao, từ hốc đá mọc lên những lên ngô cường tráng, đầy sức sống. Hà Giang sẽ để lại trong lòng du khách những ấn tượng, để về nhà ngơ ngẩn không biết mình đang luyến tiếc điều gì.
chợ Đồng Văn
chợ Đồng Văn
Sáng ngày thứ 6, chúng tôi dùng điểm tâm tại khách sạn, chúng tôi trả phòng, khởi hành đi thăm quan chợ Đồng Văn. Sau đó, chúng tôi khởi hành đi thăm Lũng Cú điểm cực Bắc địa đầu tổ Quốc, chúng tôi thăm quan và chụp ảnh lưu niệm tại cột mốc cực Bắc địa đầu tổ Quốc. Ăn trưa tại thị trấn Yên Minh, sau đó chúng tôi tiếp tục khởi hành về thị xã Hà Giang nhận phòng, ăn tối. Nghỉ đêm tại Hà Giang. Tối ngồi uống trà, ăn bánh với cậu tour guide, tôi mới nghe kể chuyện về ông bí thư Nông Đức Tuấn, về chuyện đồng bào dân tộc thiểu số ai cũng biết đến loài hoa anh túc (cây thuốc phiện) có mặt trên từng bản làng, nương rẫy của đồng bào người Thái, người Mông... suốt từ Nghệ An đến biên giới Việt - Trung. Loài cây này dễ trồng, đơm hoa kết trái trắng ngần cả cánh rừng. Trước kia các “ông vua mèo” thống lĩnh chuyên tập kết buôn bán hàng trắng, sau này là các "trưởng bản" kết hợp với các ông trùm ma túy; thậm chí có sự tiếp tay của công an nữa. Bây giờ quốc tế giúp VN thay đổi cuộc sống của họ nhưng hỏi mua “hàng trắng” (heroin) thì dễ như lật lòng bàn tay. Phải nói là các cậu tài xế, tour guide này biết nhiều thật !
Lũng Cú - điểm cực Bắc địa đầu Tổ Quốc
Ảnh: Núi Rồng và cột cờ Lũng Cú điểm cực bắc Việt Nam
Sáng ngày thứ 7, dùng điểm tâm tại khách sạn, khởi hành theo quốc lộ 2 qua Chiêm Hoá và đường 279. Bỏ lại sau lưng Cao nguyên đá Đồng Văn – Hà Giang với điểm cực bắc Lũng Cú, phiên chợ Đồng Văn đậm đà bản sắc dân tộc vùng cao như trăm năm về trước, đèo Mã Pí Lèng được ví hiểm trở bậc nhất vùng núi biên viễn phía Bắc chúng tôi lên thuyền cao tốc, xuôi dòng sông Gâm hướng tới Nhà máy thủy điện Tuyên Quang trong một buổi sáng đầy sương mùa và giá lạnh.. Sông Gâm với chiều dài non 300km là phụ lưu của sông Lô, xuất phát từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy đến Cao Bằng rồi nới rộng ra sau khi nhận thêm nước từ sông Nho Quế ở Lũng Cú (Hà Giang). Nó tiếp tục chảy quanh co như dải lụa qua Bắc Mê và hợp lưu với sông Năng đổ vào lòng hồ. Đầu năm 2008 khi cửa đập thủy điện Na Hang (Tuyên Quang) đóng lại, mực nước khu vực lòng hồ dâng lên giúp thông suốt tuyến đường nối huyện Bắc Mê (Hà Giang) với Na Hang theo sông Gâm và nối với hồ Ba Bể qua sông Năng. Hà Giang - Tuyên Quang - Bắc Kạn đang được kéo lại gần.
Thuyền rời bến chừng mươi phút, trước mặt chúng tôi dòng sông bỗng mở rộng mênh mông giữa đôi bờ là những dãy núi đá vôi gối lên nhau trùng điệp. Thuyền lúc lướt qua đại ngàn xanh thẳm, lúc phải tránh đám cây khô rậm rạp trên mặt nước, dấu vết cho biết một thời nơi đây từng là rừng. Người ta kể: khắp sông ngòi phía Bắc nối tiếng năm loại cá quý hiếm được ví là “ngũ quý hà thủy” gồm Anh Vũ, cá Chiên, Dầm xanh, cá Lăng, cá Bông thì hầu hết đều có mặt, sinh sản ở sông Gâm. Song ngày nay vì môi trường thay đổi và bị ngư dân khai thác ráo riết, thậm chí bằng mìn, hay xiết điện ngay còn trứng nước nên chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng. Riêng loại cá Anh Vũ, tương truyền xưa kia chỉ dành tiến Vua tuy vẫn tồn tại nhờ sống trong hang sâu, hốc đá dưới đáy sông nhưng số lượng chẵng còn là bao.
Ảnh: Sông Nho Quế nhìn từ Đèo Mã Pí Lèng
Sau khoảng hai giờ, thuyền cập bến Na Hang đối mặt dãy núi Pác Tạ cao nhất trong quần thể 99 ngọn núi bao quanh lòng hồ, hình dáng tựa con voi phục bên cửa sông. Cách đó không xa là khu vực đập tràn và Nhà máy thủy điện Tuyên Quang lớn thứ nhì miền Bắc sau thủy điện Hòa Bình.
Băng ngang núi Pác Tạ, sang phía tả ngạn sông Gâm, thuyền bắt đầu ngược dòng sông Năng giữa những vách đá cao ngất. Sông càng lúc càng quanh co theo các vạt rừng hoặc lượn vòng các đảo đá vôi. Dưới tán cổ thụ nghiêng mình sát mặt sông là vài con thuyền bé tẻo teo gác chèo, thả câu, gợi nhớ những vần thơ trong bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
Ảnh: Trên sông Gâm Tuyên Quang
Bỗng nhiên xuất hiện trước mặt nhiều thân cây khô nữa chìm nữa nổi khắp mặt sông, đồng thời là lúc thuyền tấp vào bến đò Tà Kèn thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể. Kế tiếp là là vượt dốc thăm bản làng của người Tày, Nùng, Dao và thác Đầu Đẳng. Theo cô Lộc Thị Thu Huyền - Hướng dẫn viên Vườn Quốc Gia, thác Đầu Đẳng cao 53m, dài gần 2km, đổ nước sông Năng xuống hẻm núi theo dạng thắt cổ chai. Thác được kiến tạo cách đây 11.000 năm sau một trận động đất lớn, khiến vô số đá tảng từ vách núi rơi xuống làm sập trần các hang động suốt chiều dài hàng chục kilômet, lộ ra dòng sông ngầm. Một mặt đá lấp đầy đáy sông tạo nên con đập chắn nước tự nhiên, hình thành hồ Ba Bể. Nhưng đoạn sông đó chưa phải là nơi đẹp nhất. Sau khi tách khỏi thượng nguồn sông Gâm ở Pắc Miếu (Bảo Lâm, Cao Bằng), sông Năng chảy về hướng Nam qua Chợ Rã (Bắc Kạn) rồi xâm thực lòng núi đá vôi Lũng Nham suốt hàng triệu năm, tạo ra động Puông huyền ảo lung linh có chiều dài 300m, trần động có chỗ cao đến 50m với nhiều chòm nhũ đá ngoạn mục và là hang của đàn dơi hơn 10.000 con.
Ảnh: Thác Đầu Đẳng – Ba Bể
Chúng tôi thăm Ba Bể khi mặt trời nghiêng hẳn về phía Tây, bóng núi đã lan dần lên bản làng bên sông, dưới gềnh đá dĩa ven hồ từng đàn thủy cầm đang lao xao ngụp lặn tìm mồi, chợt nghe động , tức khắc chúng bay loáng thoáng trên mặt nước vài ba mét rồi tiếp tục xà xuống hồn nhiên bơi lội như trêu chọc những vị khách phương xa mãi dõi mắt nhìn theo. Giữa trời nước bao la, trên mặt hồ đã được công nhận là Vườn Di sản ASEAN vào năm 2004, ai nấy như nín thở để chiêm ngưỡng một bức tranh thủy mặc khổng lồ, xa xa là những núi đá vôi lô nhô, ẩn hiện sau làn sương trắng, những cánh rừng nguyên sinh ngút ngàn, gần hơn là những hàng cây mọc trong đá nghiêng xuống mặt hồ, thoang thoảng hương thảo mộc.
Bất giác, từ trong màn sương xuất hiện con thuyền độc mộc với cô gái Tày trong bộ trang phục màu chàm đang khua nhẹ mái chèo đưa khách ngược xuôi trên lòng hồ. Hình ảnh ấy càng làm thăng hoa cảnh sắc Ba Bể.
Ảnh: Động Puôn – Vườn Quốc gia Ba Bể
Quá trình vận động kiến tạo, thiên nhiên khá hào phóng khi ban tặng cho Vườn Quốc gia Ba Bể nhiều danh thắng kết hợp giữa vẻ đẹp nên thơ, hữu tình sông hồ với sự ngoạn mục, hùng vỹ của rừng nguyên sinh trên những dãy núi đá vôi cáctơ cổ, ( một dạng đá vôi bị xâm thực thành hang động ) … đặc biệt là hệ thống 20 sơn động, trong đó có động Hua Mạ (tiếng Tày là “đầu ngựa”) đẹp nhất, huyền ảo nhất, cách hồ Ba Bể 6km, mới được các nhà thám hiểm địa chất phát hiện cách đây không lâu.
Trong khi phần lớn hang động thường nằm dưới chân núi, Hua Mạ lại ở lưng chừng núi - cao 350m so với mặt biển - nên còn được người bản địa gọi là động Treo. Hua Mạ gắn liền với một truyền thuyết của người Tày: xưa kia dân địa phương hay thả đầu và đuôi ngựa xuống sông để làm lễ vật hiến tế thần linh.
So với đường bộ đi cùng qua các điểm, tuyến đường thủy sông Gâm - sông Năng sẽ rút ngắn hành trình ít nhất 250km và nhờ nó mà giao thông, sự hợp tác phát triển du lịch giữa bốn tỉnh Hà Giang - Bắc Kạn - Cao Bằng - Tuyên Quang sẽ thuận tiện hơn, chưa kể du khách sẽ được thưởng ngoạn cảnh quan thật quyến rũ, kỳ thú.
Mấy năm nay con đường thủy lộ trên dòng sông Gâm – sông Năng khiến khoảng cách giữa Hà Giang – Tuyên Quang – Bắc Cạn đã được kéo lại gần và đây là 1 trong những trọng điểm du lịch của miền Đông Bắc VN hôm nay. Thành thật mà nói thì ngồi thuyền trên sông vẫn thích hơn ngồi xe suốt ngày; ít ra cũng mát mẻ hơn và thoải mái ngắm nhìn cảnh vật hoang sơ ở 2 bên bờ sông.
Du khách dừng chân trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng |
Sông Gâm trong một buổi sáng đầy sương mù |
Đảo đá trên sông Gâm, phong cảnh kỳ thú không kém vịnh Hạ Long . |
Sông Năng xâm thực lòng núi đá vôi Lũng Nham suốt hàng triệu năm, tạo ra động Puôn có chiều dài 300m, trần động có chỗ cao đến 50m với nhiều chòm nhũ đá ngoạn mục. |
Chiều: Tới Ba Bể chúng tôi đi thuyền tham quan dọc theo Hồ 1, Hồ 2 và Hồ 3 tham quan động Puông bí ẩn, thác Đầu Đẳng kỳ vĩ, thăm Ao Tiên, đảo Bà Goá. Thích nhất là đi du thuyền thăm hồ Ba Bể, hồ Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng rồi đi thăm đảo An Mã, thác Đầu Đẳng, Ao Tiên trước khi dùng bữa tối & nghỉ đêm tại Ba Bể.
động Puông
thác Đầu Đẳng kỳ vĩ
Ao Tiên
đảo Pò Gia Mải (đảo Bà Goá)
Tuyên Quang có hơn 300 điểm di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng. Trong đó nổi tiếng là di tích Tân Trào - thủ đô kháng chiến, thuộc huyện Sơn Dương, đây là nơi ở và làm việc của bộ phận lãnh đạo Việt Cộng trong những năm kháng chiến chống Pháp. Tỉnh còn có khu rừng nguyên sinh Nà Hang, thác Mơ, suối khoáng Mỹ Lâm.
Tân Trào là xã nằm trong thung lũng nhỏ ở Đông Bắc huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) được bao bọc bởi núi Hồng ở phía Đông, núi Thoa, ngòi Thia ở phía Nam, núi Bòng ở phía Tây… Để đến được Tân Trào, trước đây chỉ có 2 đường mòn xuyên qua rừng rậm và đèo cao. Ngày nay, đến Tân Trào đã có đường ô tô rất thuận tiện. Tân Trào là tên mới, được hợp nhất từ hai xã Tân Lập và Hồng Thái vào năm 1945 (trước đây còn gọi là Kim Long và Kim Châu). Ngày nay Tân Trào có nhiều di tích lịch sử quan trọng như đình Tân Trào, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, lán Nà Lừa, hang Bòng… Dưới bóng cây Đa của làng Tân Lập, chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, quân Giải phóng Việt Nam làm lễ xuất quân, Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân Lệnh số 1 và ngay sau đó quân Giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà Nội.
Sáng ngày thứ 8, dùng điểm tâm tại khách sạn, trả phòng, khởi hành đi Cao Bằng theo quốc lộ 3. Qua 250km, chúng tôi tới Cao Bằng. TX Cao Bằng
Chiều: Đi thăm khu du lịch thác Bản Giốc - một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam nằm ở địa phận xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, từ độ cao trên 30m những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi làm tung lên vô vàn hạt bụi trắng toả mờ cả một vùng rộng lớn. Thác Bản Giốc là thác đẹp thuộc hàng đệ nhất danh thác Việt Nam. Thác Bản Giốc nằm trên biên giới VN và Trung Quốc, thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách thị xã Cao Bằng 89 km, theo tỉnh lộ 206 về phía bắc.Điều thú vị trong chặng đường gần 400 km từ Hà Nội lên tới thác Bản Giốc, là du khách có thể tha hồ ngắm cảnh đẹp. Qua cửa kính xe ô tô, núi rừng hùng vĩ xen kẽ trùng trùng điệp điệp nối vào nhau. Những cánh đồng ngát xanh, vạt hoa dại bên đường, nếp nhà yên bình nép mình bên núi, bầy trâu lọt thỏm giữa cánh đồng làm nao lòng du khách.
Thác Bản Giốc nằm trong dòng chảy sông Quây Sơn, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua biên giới hai nước VN và Trung Quốc, uốn lượn quanh chân núi Cô Muông, qua những cánh đồng thuộc địa phận Đàm Thủy. Gần cuối dòng chảy, dòng sông Quây Sơn đổ từ độ cao hơn 30 mét xuống dưới chân núi tạo thành dòng thác hùng vĩ, sủi bọt trắng xóa. Thác Bản Giốc được chia làm hai phần, phía nam là thác cao, phía bắc là thác thấp. Thác thấp là thác chính, hùng vĩ hơn, tiệp mình vào núi rừng rộng lớn nay đã thuộc TQ. Hôm chúng tôi đến, nhìn từ xa, dòng nước chảy từ trên cao xuống tựa những sợi tơ trắng xóa đang nằm vắt vẻo uyển chuyển trên núi rừng hoang sơ. Nước sủi tung bọt, ầm vang. Ánh nắng hắt trên nước, lấp lánh sáng. Vẻ đẹp, sự thuần khiết, hùng vĩ hòa quyện vào nhau.
Dòng sông dưới chân thác khá phẳng lặng, có thể đi thuyền tham quan. Ở đây có dịch vụ chèo thuyền đưa khách tham quan toàn bộ thác Bản Giốc và những cánh rừng, đồng ruộng bên bờ Quây Sơn. Cuối chiều, mặt trời xuống, ngắm nhìn thác nước tuôn trào, cảm giác thật lạ. Gió biên cương thổi lành lạnh, nhìn mặt sông xanh ngắt, lại ngước lên nhìn dòng nước tuôn trào, tựa như phun ra từ núi, đủ khiến niềm xúc cảm không tên trong lòng trỗi dậy.
Ở Bản Giốc, đến nay vẫn chưa phát triển dịch vụ ăn, ngủ cho khách du lịch. Vì vậy, chiều buông, chúng tôi phải lên xe về lại thị trấn Trùng Khánh tìm chỗ nghỉ ngơi. Nhưng không vì trở ngại nhỏ đó mà du khách phiền lòng. Bởi, chính sự hoang sơ nơi ngọn thác biên cương là điều làm người ta thấy thú vị.
TX Cao Bằng
thác Bản Giốc
Sáng ngày thứ 9, dùng điểm tâm tại khách sạn, chúng tôi trả phòng rồi khởi hành đi qua 200km để tham quan khu di tích Pắc Bó - nơi ở và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm kháng chiến từ 1941 đến 1945. Từ thị xã Cao Bằng đi tiếp 52km đến xã Trường Hà, huyện Hà Quảng du khách có thể tới thăm Khu di tích Pác Bó. Pác Bó có nghĩa là “đầu nguồn” theo tiếng bản địa. Pắc Bó (Cao Bằng) là một dãy núi đá vôi chạy dài, nằm ngay sát đường biên giới Việt - Trung, có nhiều hang động đá vôi kín đáo và suối nước ngọt chảy quanh năm. Đặc biệt nơi đây có hang Pắc Bó thuộc huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng mà Bác Hồ từng trú lại một thời gian. Từ thị xã Cao Bằng lên đến núi Kác Mác có dòng suối Lênin. Vào đến khu di tích Pắc Bó, cách thị xã Cao Bằng khoảng gần 1 giờ xe, đường nhiều núi, đèo cao cua gấp. Nơi đây được coi là cội nguồn - "thánh địa" của Việt Cộng bởi địa danh này gắn với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh và Việt Cộng những năm 1941-1945, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 28 tháng 01 năm 1941, qua cột mốc biên giới số 108, Nguyễn Ái Quốc (tên gọi của Hồ Chí Minh lúc đó) đã trở về tổ quốc để trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Tại đây, Quốc đã có nhiều chủ trương và quyết định quan trọng cho cách mạng tháng Tám năm 1945: Chủ trì hội nghị lần thứ VIII của Trung ương Đảng từ 10/05 đến 19/05/1941, xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng nước ta, quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh, biên soạn các tài liệu cách mạng, tổ chức các lớp tập huấn chính trị, quân sự, sáng lập báo “Việt Nam độc lập” - cơ quan truyên truyền của Mặt trận Việt Minh, thành lập đội du kích Pác Bó.
Từ Pác Bó, Nguyễn Ái Quốc đã đi nhiều nơi ở Cao Bằng, nhiều lần sang Trung Quốc bắt liên lạc với các lực lượng cách mạng Việt Nam và đồng minh. Trong chuyến đi Trung Quốc ngày 13/08/1942, Quốc đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến ngày 10/09/1943 mới được trả tự do. Cuối tháng 09/1944, Quốc trở về Pác Bó tiếp tục chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Đầu tháng 12/1944, tại Nà Sác, Quốc đã ra chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay. Ngày 04/05/1945, Quốc rời Pác Bó về Tân Trào (Tuyên Quang) để chỉ đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 20/02/1961, Hồ chí Minh về thăm lại Pác Bó sau 20 năm xa cách.
Chiều:chúng tôi đi qua 150km về khu du lịch Hồ Núi Cốc.
khu du lịch Hồ Núi Cốc
Sáng ngày thứ 10, dùng điểm tâm tại khách sạn xong rồi đi thuyền tham quan Hồ Núi Cốc; ăn trưa xong, chúng tôi khởi hành về Hà Nội.
Chiều: chúng tôi về tới Hà Nội, rủ nhau đi thưởng thức ẩm thực phố cổ với bánh cốm Hàng Than, các loại ô mai Hàng Đường, mắm tép chưng thịt Hàng Bè, bún chả Hàng Mành, bún đậu mắm tôm ngõ Phất Lộc, miến trộn Lê Ngọc Hân, cháo sườn Nhà Thờ, bánh cốm chấm tinh dầu cà cuống ở Lương Văn Can, bún ốc nguội Ô Quan Chưởng, vịt om sấu Quán Thánh, bánh tôm Hồ Tây, phở cuốn hồ Trúc Bạch... Nghe thấy ham nhưng khác khẩu vị nên nói thật là tôi chịu thua, không thấy ngon gì hết !Ngủ 1 đêm ở Hà Nội, sáng hôm sau chúng tôi lại đi loanh quanh phố phường Hà Nội để đợi đến chiều thì ra ga Trần Quý Cáp đi Lào Cai - Sapa và Hà Khẩu(VK Mỹ không được qua cửa khẩu TQ nên sẽ ở lại bên này để shopping), chúng tôi ngủ luôn trên xe lửa.Sáng hôm sau, chúng tôi đến Lào Cai và tour guide đón chúng tôi đi ăn sáng rồi khởi hành đi Sapa ngay. Trên đường đi, chúng tôi ghé tham quan khu du lịch Thác Bạc – Nơi đây đã đi vào thơ ca “Sapa Thạc Bạc Cầu Mây, Cô Đào Bích Nhị ngất ngây lòng người’’. Chúng tôi ghé ăn trưa và thích thú thưởng thức các món ăn ẩm thực của Sapa, chủ yếu là các món nướng & lẩu . Các món Nướng như Ngựa nướng, lợn bản xiên nướng, cá suối nướng cơm lam nướng, cá hồi nướng và nhiều món nuớng khác. Đặc biệt là các món nướng được nướng bằng than hoa tại bàn, không khói mang phong vị ẩm thực vùng cao thực Sa pa.Thắng cố và rượu ngô cũng là 2 món phổ biến nhất ở vùng này.
Thắng cố là một món ăn của dân tộc Mông. Thắng cố biến âm của tiếng Thoảng, cố theo tiếng Mông có nghĩa là "nồi nước". Ngày xưa, người Mông nấu thắng cố bằng thịt ngựa, cách nấu cũng rất đơn giản. Thịt được ướp với muối, mỳ chính, thảo quả. Sau đó đổ thịt vào trong một cái chảo lớn, đảo đều cho miếng thịt săn lại thì đổ nước vào.
Bây giờ, thắng cố thường không được nấu với thịt ngựa nữa mà chủ yếu là thịt trâu, thịt bò, thịt dê, thịt heo, nhưng có lẽ ngon nhất vẫn là thịt bò. Khi con vật được giết mổ, rửa sạch và để riêng từng bộ phận, lấy xương chân và xương ống đem ninh đến khi nhừ thì cho thịt vào, miếng thịt chín tái thì cho lòng, gan, tim, dạ dày vào.
Ta có thể thấy niềm vui, sự đam mê, sự trân trọng cội nguồn của từng người Mông khi nấu món thắng cố. Họ cẩn thận ướp gia vị cho từng miếng thịt thơm đậm đà, múc từng muỗng bọt cho nồi nước thêm trong. Nồi thắng cố to sôi lục bục nổi lên những tảng mỡ to màu vàng nhạt điểm xuyến bằng những lá hành xanh ngắt, mùi thơm của thịt, của thảo quả, địa điềm quyện lại khiến ta có cảm giác chìm đắm trong tinh hoa thiên nhiên của đất trời ban tặng.
Vào quán gọi món thắng cố, ít phút sau thắng cố được mang lên. Đó là một cái nồi lẩu, như mọi cái nồi lẩu khác. Nước sôi sùng sục, bốc khói nghi ngút, chỉ cần ngửi mùi thôi là cảm giác thèm ăn trỗi dậy.
Chai rượu được rót ra. Đây là rượu nấu bằng gạo, nhưng không phải là thứ men như ở dưới xuôi. Nó trong vắt, thơm ngái một chất lá và được giới thiệu là uống không bao giờ đau đầu.
Lượt thứ nhất lách cách cụng, dốc ngược đáy chén. Rồi những đôi đũa thay nhau lật tìm trong nồi lẩu ăm ắp. Đây là miếng dạ dày, đây là miếng ruột non, đây là miếng tiết, đây là miếng gan... Còn đây miếng cật, miếng tim, miếng vai... Tất cả được thái nhỏ, vừa gắp. Đúng là có mùi là lạ, đặc trưng, nhưng ăn được ngay, thấy ngon được ngay. Lại thêm bát tương, thìa gia vị, miếng chanh, lát ớt, đĩa rau thơm, rổ rau cải... Cái món thắng cố xa lạ đã thành gần gũi. Rượu cứ thế rót ra nhộn nhịp, thôi thì đủ lý do để dốc ngược chén cùng nhau. Uống rồi bắt tay, bắt tay thật chặt. Người ta bảo uống rượu Tây Bắc là uống mỏi tay.
Nhà thờ đá Sa Pa
Vào một ngày đông lạnh giá còn gì thú vị hơn là ngồi ăn một tô thắng cố nóng hổi, nhấm chén rượu ngô nóng, hàn huyên cùng bạn bè. Đây cũng là một nét văn hoá rất điển hình trong phong cách sống của người Mông.
Du khách đến Tây Bắc, lên những dãy núi hùng vĩ, ngồi bên hồ nước trong vắt và trong những niềm vui giản dị đơn sơ là bát thắng cố và rượu ngô nóng. Mùi thơm ấy, hương vị đậm đà quyến rũ ấy có lẽ sẽ không bao giờ quên được, nó sẽ đọng lại trong mỗi người khách khi đặt chân lên vùng đất đẹp và hiền hoà này.
núi Hàm RồngChiều: Chúng tôi chinh phục núi Hàm Rồng, tham quan Vườn Lan, Vườn Đào, Hòn Con Cóc, Sân Mây, Cổng trời, Vườn Đà Điểu’’. Ngắm toàn cảnh thị trấn Sapa từ độ cao 1700m.Chợ Tình Sapa
Tối: May mắn là tối thứ bảy, chúng tôi đi chơi Chợ Tình Sapa và "giao lưu" với các đồng bào dân tộc: người Mông, người Dao. Thú thật là tôi hơi thất vọng vì thực tế hoàn toàn khác với điều mà tôi hằng ....tưởng tượng và mong đợi. Con gái người Mông, người Daongười Nùng, người Giấy,v.v... cũng không đẹp và cao như tôi nghĩ. Tôi cũng được nghe về Chợ Tình Khâu Vai và những chuyện tình đẹp như cổ tích của người Nùng, người Giấy, người Mông, người Dao... Thời kinh tế thị trường nên Sapa và các sắc tộc thiểu số hôm nay cũng thay đổi khá nhiều và không ít những điều không hay đã tràn vào khắp các ngõ ngách của từng bản làng, từng con người. Tôi cố tình săn lùng cảnh tắm tiên nhưng cuối cùng cũng thất vọng ra về mà không có 1 tấm ảnh nào để làm kỷ niệm.
Sáng hôm sau, chúng tôi đi tham quan khu du lịch Cát Cát, tìm hiểu đời sống, phong tục tập quán của người H’Mông, thăm thác Cát Cát... để tìm hiểu phong tục tập quán của người H'mông bản địa, xem cách thức dệt vải, làm thổ cẩm... Sau đó đi qua cầu treo tới thăm thuỷ điện cũ của người Pháp. Nhìn VN khai thác kỹ nghệ du lịch, tôi bất chợt có nhiều ý kiến muốn đóng góp nhưng xem ra ít ai thèm lắng nghe nên ...đành cỡi ngựa xem hoa như mọi người mà hy vọng một ngày nào đó, khi VN bước qua thời kỳ "quá độ" thì sẽ làm tốt hơn thôi. 16 năm qua, mỗi lần về VN, tôi đều có thể thấy được nhiều "đổi mới" nhưng cũng nảy sinh thêm nhiều vấn đề cần chấn chỉnh, sửa đổi và rút kinh nghiệm. Thôi thì ở đâu cũng có luật lệ riêng của nơi đó nên khi về VN, tôi cũng phải hiểu luật chơi của VN mà thôi.lễ hội tại bản Cát Cát
Làng Cát Cát thuộc huyện Sa-Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa-Pa 2km.
Làng Cát Cát là bản lâu đời của người Mông, còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống
Làng Cát Cát là bản lâu đời của người Mông, còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống
Bản Cát Cát trong sương sớm
Làng Cát Cát có 100% đồng bào dân tộc Mông với nghề thủ công truyền thống là nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc hay bằng đồng, nhôm. Sản phẩm chạm bạc ở Cát Cát rất phong phú, tinh xảo nhất là đồ trang sức của phụ nữ như: vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn...
Trang sức bằng bạc hay bằng đồng, nhôm -
sản phẩm thủ công truyền thống của bản Cát CátMột điều hấp dẫn nữa của làng Cát Cát là người Mông ở đây còn giữ được khá nhiều phong tục tập quán độc đáo, chẳng hạn như tục kéo vợ hay các lễ hội được tổ chức vào các thời điểm đầu xuân hoặc tháng cuối hè và mùa thu. Tuy chỉ có quy mô nhỏ và diễn ra trong phạm vi của làngvới các nghi lễ cúng "thổ ty” - "thổ địa" – những vị thần được thờ là những người có công lập làng nhưng mang đậm nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng độc đáo của dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam.
Tôi cũng có dịp tìm hiểu về các món ăn độc đáo của dân tộc Mông. Người Mông ở Cát Cát có rất nhiều món ăn với cách chế biến phong phú độc đáo: rượu ngô Mông, thắng cố, thịt hun khói "khăng gai", tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, món đậu xị...
Cát Cát là điểm du lịch tìm hiểu văn hóa người dân tộc gắn với thiên nhiên hoang sơ, một địa chỉ thích hợp cho những khách du lịch đã mệt mỏi với đời sống đô thị.
bản Cát Cátđi qua cầu treo tới thăm thuỷ điện cũ của người Pháp.
thác Cát Cát
Chiều: chúng tôi đi mua sắm đồ lưu niệm tại chợ Sapa, khám phá thị trấn Sapa.
Sáng hôm sau, chúng tôi tiếp tục đi chơi quanh thị trấn Sapa, tham gia phiên chợ vùng cao cùng đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc, mua sắm các mặt hàng lưu niệm tại chợ Sapa, ăn trưa tại nhà hàng địa phương trước khi làm thủ tục trả phòng và trở lại thành phố Lào Cai. Chúng tôi ghé ăn trưa và mua sắm tại Chợ Mậu Biên Cốc Lếu. Ăn tối tại nhà hàng thành phố Lào Cai trước khi đáp chuyến tàu về Hà Nội.
Lào Cai
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới. Cách ngày nay hơn vạn năm, con người đã có mặt tại địa bàn Lào Cai. Thời Hùng Vương dựng nước, vùng đất Lào Cai thuộc bộ Tân Hưng, là một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang - là một trung tâm kinh tế chính trị lớn ở thượng nguồn sông Hồng. Đến đời Đinh, Lý, Trần, Lê có biết bao biến động về địa danh... Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu Thuỷ Vỹ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên thuộc phủ Quy Hoá. Đến thời điểm này địa danh Lào Cai chưa được hình thành.
Vùng đất thị xã Lào Cai ngày nay xưa kia có một khu chợ, dần dần người ta mở mang thêm một phố chợ. Vì thế phố chợ đầu tiên này theo tiếng địa phương được gọi là Lão Nhai (tức Phố Cũ). Sau này người ta mở thêm một phố chợ khác gọi là Tân Nhai (Phố Mới ngày nay). Theo cố giáo sư Đào Duy Anh, từ Lão Nhai được biến âm thành Lao Cai và được gọi một thời gian khá dài. Khi làm bản đồ, người Pháp viết Lao Cai thành Lào Kay. Danh từ Lào Kay đã dược người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu. Nhưng trong giao tiếp và dân gian người ta vẫn gọi là Lao Cai. Sau ngày tỉnh Lao Cai được giải phóng (11-1950), đã thống nhất gọi là Lào Cai cho đến ngày nay.
Sau khi đánh chiếm Lào Cai (3 -1886) và khi hoàn thành công cuộc bình định quân sự, thực dân Pháp cai quản địa hạt Lào Cai theo chế độ quân sự. Ngày 12/7/1907, toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam. Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, địa lý Lào Cai cũng có nhiều thay đổi. Về địa đanh hành chính,qua nhiều lần tách nhập.
Vùng đất thị xã Lào Cai ngày nay xưa kia có một khu chợ, dần dần người ta mở mang thêm một phố chợ. Vì thế phố chợ đầu tiên này theo tiếng địa phương được gọi là Lão Nhai (tức Phố Cũ). Sau này người ta mở thêm một phố chợ khác gọi là Tân Nhai (Phố Mới ngày nay).Lên xe quay về Hà Nội, tôi cảm thấy thỏa mãn sau khi đã đến vùng "thánh địa" của mấy ông VC; nhất là đã biết được Điện Biên, Lũng Cú, cây đa Tân Trào - hang Pác Bó - lán Nứa - hang Lenin, núi Các Mác, Sapa, Bản Giốc...Lên máy bay trở về Saigon, tôi có thể ngồi xem lại những tấm hình và ghi lại nhật ký chuyến đi 10 ngày qua. Về đến TSN, tôi nhận tin nhắn của bạn tôi rủ ra Cần Giờ. Tuy gần Saigon nhưng tôi chưa hề đến Cần Giờ nên sau 2 ngày nghĩ xả hơi, tôi quyết định đi Cần Giờ.
Sáng sớm, tôi ra Trạm điều hành Bến Thành, sau đó đi tuyến xe bus số 20 (Bến Thành - Nhà Bè) với giá $4.000VND hay đi tuyến xe bus số 90 với giá $6.000VND; nếu đi tuyến xe bus số 75 với giá $25.000VND thì nhanh hơn. Thấm thoát mà đã gần 30 năm sau tôi mới trở ra Cần Giờ. Từ Bến Thành qua quận 4 - KCX Tân Thuận - Thị Trấn Phú Xuân(Nhà Bè), từ đường Nguyễn Tất Thành theo đường Huỳnh Tấn Phát đi một lèo đến bến phà Bình Khánh.
8g sáng: Tôi đến bến phà Bình Khánh (ở cuối bến) khi trời vừa nắng lên nên tha hồ hít thở gió mát ban sớm rồi tà tà chụp hình thoải mái. Chợ Bình Khánh bây giờ tấp nập hơn, gần bến phà có thể thấy vài ụ sửa tàu hải quân, xa xa là vài chiếc tàu hàng đang neo hay ra vào sông Saigon. Sau đó tôi đi qua phà. Sau khi qua phà, tôi gặp bến xe bus Bình Khánh, ở đây chỉ có một tuyến duy nhất là Bình Khánh - Cần Thạnh (MST 90). Đi hết tuyến theo đường độc đạo Vàm Sát - Rừng Sác(khoảng 40 km) là tôi đã đến được trung tâm của Cần Giờ là thị xã Cần Thạnh. Từ chổ này, tôi không kiếm được anh xe ôm nào và thấy đi bộ rất là ...oải! Lúc này tôi mới thấy đi bằng xe gắn máy có lẽ sẽ thú vị hơn. Xe bus ở Saigon nói riêng, VN nói chung có khá nhiều bất tiện: không đúng giờ, tài xế + tiếp viên thiếu cẩn trọng + nhã nhặn, bỏ trạm tùy tiện, không có máy lạnh, v.v... Giá như Bình Khánh sớm xây cầu thay phà thì hay biết mấy !
8:30 Từ Saigon đi Cần Giờ, trước khi đến cầu Dần Xây, nhìn bên tay phải có bảng(billboard) treo: khu Du lịch Vàm Sát(cổng vào treo bảng: Khu Nghiên cứu rừng ngập mặn Rừng Sác). Ngay chân cầu Dần Xây, tôi mua vé đi thuyền cano vào tham quan khu Du lịch Vàm Sát(do công ty Phú Thọ làm chủ, nghe nói công ty mẹ là khu Du lịch Đầm Sen ở quận 11). Vé: $415,000/ người, rất thoải mái khi chỉ có 1 mình tôi với anh tài công trẻ lái cano vun vút trên sông Dinh Ba vào Đầm dơi. Ghé vào Đầm dơi, anh Đông chèo xuồng đưa tôi đi tham quan đàn Dơi quạ tự nhiên(nghe nói trước kia có 3000 con dơi nhưng nay chỉ còn vỏn vẹn 300 con !) trước khi câu cua giải trí. Một đoàn làm phim của HTV đang quay bộ phim Đồng Quê khiến nơi này bớt vắng vẻ.
Rời Đầm dơi, anh tài công trẻ tiếp tục lái cano vun vút trên sông Dinh Ba vào khu Trung Tâm. Tôi thích thú leo lên Tháp tang bồng cao 25m đề ngắm nhìn toàn cảnh rừng ngập mặn Cần Giờ (y như khu Đất Mũi Cà Mau!). Vào tham quan trại nuôi cá sấu, tôi bắt gặp những chú khỉ đuôi dài, vài con kỳ đà, mấy chú rắn nước.... Đi thuyền composite chơi trò câu cá sấu rồi qua tràm chim xem nhiều loại chim rừng ngập mặn, trở về khu Trung Tâm xem đàn hươu nai bên cạnh nhà hàng. Ngồi ăn trưa, tôi thích thú xem 1 chú vượn biểu diễn trên sào giữa đầm. Trở ra cano, tôi về bến đò ngay chân cầu Dần Xây để từ giã khu Du lịch Vàm Sát - Đầm dơi. Hình như khu Du lịch Vàm Sát học kinh nghiệm từ rừng ngập mặn Florida nhưng chỉ ở bước đầu, chưa đủ vốn & kinh nghiệm nên có lẽ chưa thu hút du khách nhiều lắm?
Tôi đến đảo Khỉ nhưng khi ghé vào thì đã muộn nên tôi quyết định đi luôn về Cần Thạnh. Đến ngã 3 Cần Giờ, tôi đi thẳng đến khu resort Phương Nam và tham quan "đảo Ngọc". Dạo chơi ven bờ biển cát đen đầy xác nghêu từ khu Du lịch Tâm Ngọc qua khu Du lịch & resort Phương Nam, có hồ bơi nước biển nhung nổi bật nhất là cầu Nam Hải đưa ra tham quan "đảo Ngọc" thực tế là nhà hàng và nhà trọ giữa biển với giá $150USD/ đêm mà nói thật tiện nghi chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nhìn khu kè đá ven biển ở đây, tôi cũng thất vọng khi thấy việc làm bờ kè ven biển ở VN còn nhiều hạn chế.
Rời khu Du lịch & resort Phương Nam, tôi đến tham quan Lăng Ông Thủy Tướng (nơi thờ cá ông của ngư dân Cần Giờ) vì đang có lễ hội trong 2 ngày 12 -13 Âm Lịch rất đông vui với đoàn tuồng cổ giúp vui, hầu như ngư dân đều kéo về đây. Ngay sau chợ Cần Giờ cũng có Lăng Ông Thủy Tướng khác.
Tôi hối hả chạy qua khu Du lịch & resort 30/4 (được xem như khu trung tâm) với khu Du lịch & resort Cần Giờ do Saigon Tourist đầu tư nên rất "bài bản". Ngồi bên ly beer Saigon đỏ và cua & ghẹ rang me($300.000/ kg ),nghe giới thiệu Công trình đô thị lấn biển Cần Giờ & nghe giới thiệu đặc trưng của rừng ngập mận Cần Giờ... Tôi thử bước qua bãi cát đen để xuống tắm biển Cần Giờ để thấy nét độc đáo của nước biển êm & ấm, cát mịn của Cần Giờ.Lái xe dọc theo bờ biển Cần Giờ, theo đường Duyên Hải đi vào Cần Thạnh, có lẽ đây là con đường đẹp nhất Cần Giờ. Giống như hầu hết tỉnh & thị trấn khác của VN, nghĩa trang liệt sĩ Rừng Sác Cần Giờ thật to đẹp! Vào chợ Cần Giờ rồi qua khu công viên Cần Giờ, tôi có thể nhìn thấy Vũng Tàu xa xa với Núi Lớn, Núi Nhỏ, bãi Thùy Vân... Cần Giờ hôm nay có khá nhiều ngôi nhà to đẹp và đường sá cũng tôt & khang trang hơn nhiều. Ra đây, không thấy xe cộ chen chúc, không nghe còi xe inh ỏi, được ngồi cano lao vun vút trên sông giữa trời lộng gió...; tôi thấy hạnh phúc làm sao !
Bạn có thể mua sắm, tham quan chợ, tham quan Lăng Cá Ông, thưởng thức món bánh khọt nổi tiếng ở gần chợ... Vào thời gian này, bạn có thể thuởng thức trái cây (xoài) tại vuờn, và đi dạo bờ biển... Bạn có thể liên hệ để đi vào tham quan rừng ngập mặn Vàm Sác - Đầm Dơi hay khu bảo tồn Rừng Sác ở gần đó, cũng có nhiều cái thú vị lắm. Còn nhà nghĩ thì mình đuợc biết là giá khoảng 100-150.000 đồng/phòng đó. Sau đó bạn sẽ lại tiếp tục đón tuyến xe bus số 90 để trở về bãi biển 30 tháng 4. Đây là bãi tắm khá nhất được khai thác để phục vụ khách du lịch ngay cửa ngỏ vào thị trấn Cần Giờ. Một phần nữa vào buổi tối ở khu vực bãi biển này không có đèn, nếu bạn may mắn gặp trời quang thì bạn sẽ ngắm được một bầu trời đêm đầy sao, cùng với gió và tiếng sóng biển. Thật tuyệt vời đúng không? Giống như hầu hết thành phố biển khác, Cần Thạnh cũng êm ả, dễ thương đến mức ...buồn hiu ! Vài cô cậu ôm nhau tình tứ bên mấy gốc phi lao hay hàng dương... Còn tôi ngồi nghe kể về chuyện Cần Giờ trong 36 năm qua thay đổi ra sao...
Cần Giờ có 2 khu du lịch & resort nổi tiếng nhất: khu 30/4 & khu Hòn Ngọc Phương Nam(đảo Ngọc Trai, trên đường ra mũi Đồng Tranh). Sông Đồng Hòa chạy từ Tây sang Đông, gặp sông Dinh Bà ở ngã 3 Cần Thạnh.
Chợ Cần Giờ hay gọi là chợ Cần Thạnh: Trong thị xã Cần Thạnh, giá rẻ, nhưng chỉ có nhiều cá tôm, chứ cua ghẹ, ốc ko đa dạng như ngay chợ Hàng Dương. Khoảng 2 – 3h chiều là ghe chài về, mua được giá rẻ.
Biển 30-4: Đã được quy hoạch lại nhìn cũng okay. Hàng quán ko còn xô bồ nữa. Đường ven biển cho xe máy chạy thoải mái, rất mát, còn có thể dắt luôn xe xuống bãi biển chạy chơi. Giá cả ko chặt chém, trừ tôm cua, hải sản(cua ghẹ nhỏ xíu mà bán $300.ooo/kg).
Thuê ghế bố: 5k / cái, ngồi đến bao lâu tùy thích.
Tắm nước ngọt: 5k / lần
Từ 4 – 5h chiều, biển vào sát bờ đá, sáng thì nước rút rất xa, bãi toàn là nghêu.
Biển CG dở cái là cát đen, biển bùn, chính là lý do ko fát triển du lịch mạnh đc.
Chợ Hàng Dương: chỉ cách bãi biển 30/4 khoảng 50m là tha hồ lựa chọn. Hải sản tại đây vừa tươi ngon, vừa được bán đúng giá, đặc biệt du khách sẽ được phục vụ chế biến món ăn theo ý thích ngay tại chỗ. Có cả một dãy tiệm bán đồ lưu niệm, cũng nhộn nhịp lắm, giá cả rẻ hơn Vũng Tàu. Điểm cộng nữa là bãi 30/4 và chợ đều ko có ăn xin, vé số và dân tình buôn bán hiền hòa, ko chèo kéo hay chặt chém.
Sáng hôm sau tôi đón xe ôm đi ra khu đảo Khỉ và Rừng Sác.
Hợp lưu của sông Lò Rèn và sông Vàm Sát trong rừng Cần Giờ, nhìn phía xa hướng Đông có thể thấy Núi Lớn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, giáp biển Đông ở phía Nam, giáp tỉnh Tiền Giang và Long An ở phía Tây, và giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ở phía Đông. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha. Đây là khu rừng ngập mặn với một quần thể động thực vật đa dạng, trong số đó nổi bật là đàn khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) cùng nhiều loài chim, cò... Trước chiến tranh, Cần Giờ thuộc tỉnh Đồng Nai, và nơi đây đã là khu rừng ngập mặn với quần thể động thực vật phong phú. Nhưng trong chiến tranh bom đạn và chất độc hóa học đã làm nơi đây trở thành “vùng đất tử thần ” khi đặc công Rừng sác của VC xây dựng căn cứ nổi tiếng ở đây. Năm 1978, Cần Giờ được sáp nhập về thành phố Hồ Chí Minh, với tên gọi là huyện Duyên Hải và năm 1979 UBND thành phố Hồ Chí Minh phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm trường Duyên Hải (đóng tại Cần Giờ, thuộc Ty Lâm nghiệp) với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn. Diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn héc-ta, trong đó có gần 20 nghìn héc-ta rừng trồng, hơn 11 nghìn héc-ta được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác.
Đảo Khỉ
Ngày 21/ 01/ 2000, khu rừng này đã được Chương trình Con người và Sinh Quyển - MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
Sự khôi phục và phát triển cũng như bảo vệ của khu rừng này ghi nhận sự đóng góp rất lớn của lực lượng thanh niên xung phong thành phố Hồ Chi Minh và nhân dân Cần Giờ. Hiện khu rừng đã được giao cho chính người dân nơi đây chăm sóc và quản lý.
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam.
Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác.Tôi chọn Lâm Viên Cần Giờ của Công ty Du lịch Sinh thái Cần Giờ làm điểm dừng chân kế tiếp. Nơi đây còn được gọi bằng một cái tên khác là Đảo Khỉ. Đúng như tên gọi, những đàn khỉ “chào đón” tôi ngay từ cổng vào Lâm Viên. Khỉ nơi đây thuộc giống khỉ đuôi dài, lúc trước sinh sống rất nhiều tại rừng Sác, nhưng do sự tàn phá của chiến tranh nên sau năm 1975 chỉ còn lại vài con. Đến năm 1978, rừng bắt đầu được trồng lại, cộng với sự quan tâm chăm sóc của các nhân viên Lâm Viên nên đàn khỉ phát triển nhanh chóng, đến nay số lượng đã lên hơn 1000 con.
Tổ chức bầy đàn của khỉ đuôi dài khá chặt chẽ, mỗi bầy thường có một khỉ đực to khoẻ nhất giữ vai trò đầu đàn, "điều hành" mọi hoạt động chung của bầy. Vào thời kỳ động dục, khỉ đầu đàn có quyền giao phối trước với mọi khỉ cái trong bầy. Khỉ đầu đàn sẽ giữ vai trò lãnh đạo cho đến khi có một khỉ đực khác trong bầy đánh bại nó. Con khỉ đực thua trong trận đánh giành chức đầu đàn sẽ phải tách bầy, sống một mình. Nếu may mắn hơn, nó có thể kéo theo được vài khỉ cái và lập bầy mới… Nói thật là khỉ ở đây phá dễ sợ!
Tổ chức bầy đàn của khỉ đuôi dài khá chặt chẽ, mỗi bầy thường có một khỉ đực to khoẻ nhất giữ vai trò đầu đàn, "điều hành" mọi hoạt động chung của bầy. Vào thời kỳ động dục, khỉ đầu đàn có quyền giao phối trước với mọi khỉ cái trong bầy. Khỉ đầu đàn sẽ giữ vai trò lãnh đạo cho đến khi có một khỉ đực khác trong bầy đánh bại nó. Con khỉ đực thua trong trận đánh giành chức đầu đàn sẽ phải tách bầy, sống một mình. Nếu may mắn hơn, nó có thể kéo theo được vài khỉ cái và lập bầy mới… Nói thật là khỉ ở đây phá dễ sợ!
Ngộ nghĩnh, tinh nghịch, nhốn nháo…, các bầy khỉ dễ dàng thu hút sự chú ý và thích thú của du khách khi đặt chân vào công viên. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, các du khách, nhất là khách nữ, sẽ dễ dàng trở thành nạn nhân của những “tên cướp cạn” này. Chỉ một phút lơ đễnh thì rất có thể đồ ăn, nón, túi xách và cả máy ảnh, điện thoại di động của bạn bị một chú khỉ chớp lấy và leo lên cây nhe răng “cười” với khổ chủ hoặc chạy biến vào rừng. Lúc này, khổ chủ chỉ biết mếu… Ngoài những đàn khỉ, Lâm Viên còn có một khu nuôi cá sấu hoa cà và chương trình biểu diễn xiếc thú vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần.
Đường vào khu tái hiện |
Khu tái hiện chiến khu Rừng Sác |
Tái hiện cảnh chiến sĩ rừng Sác chiến đấu với cá sấu |
Nồi nấu nước mặn thành nước ngọt |
Một góc Cần Giờ resort |
Căn cứ Rừng Sác ra đời từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp và tồn tại cho đến cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ. Được những cánh rừng ngập mặn và lòng dân che chở, nhiều cơ quan, đơn vị của Miền Đông Nam Bộ, Sài Gòn Chợ Lớn và các vùng lân cận tụ hội về đây cùng kề vai sát cánh để chiến đấu với bao kẻ thù, bệnh tật, muỗi mồng, bồ mắt, Cá Sấu, thiếu thốn mọi bề thế mà các chiến sĩ Rừng Sác vẫn sống, vẫn kiên trì bám trụ trên sông nước, vẫn lập nên những chiến công làm run sợ kẻ thù cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.
Về chiến khu rừng Sác
TƯỢNG ĐÀI CHIẾN SĨ RỪNG SÁC: ( nguyên bản cao 9m đặt tại Đền thờ liệt sĩ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai ) . 3g chiều, ăn xong cua ghẹ, tôi vội vả trở về Saigon. Qua phà Bình Khánh, tôi cảm thấy không khí ngột ngạt trên đường phố Saigon luôn chen lấn, luồn lách, sao mệt quá nếu so với Cần Giờ.2 hôm sau, tôi lại ra Sinh Cafe để mua vé đi Mũi Né & Nha Trang. Tôi muốn tắm biển, nghĩ ngơi và tham dự lễ hội Biển & Đảo ở Nha Trang khi mà biển Đông dậy sóng. Đến Mũi Né xế trưa, chúng tôi nhận phòng tại Sinh Cafe Resort xong là đi tham quan khu làng chài Hòn Rơm, đồi cát Bàu Trắng, Bàu Sen và đồi cát vàng. Đến Mũi Né nhiều lần rồi nhưng chỉ có khu đồi cát trắng Bàu Trắng & Bàu Sen là tôi chưa đến. Mặc kệ thiên hạ trượt ván hay thuê xe chạy trên khu đồi cát trắng, tôi chỉ thích chụp ảnh khu đồi cát trắng này nhưng tôi vẫn chưa có được tấm ảnh nào ưng ý so với các tác phẩm nhiếp ảnh nổi tiếng về khu đồi cát trắng này. Khi đến đồi cát vàng, tôi chui vào quán để thưởng thức dừa "3 nhát", ăn vặt và nghĩ ngơi. Trở về KS, tôi vội vàng ăn cơm chiều rồi chạy ra biền tắm ngay. Xui quá, trời mưa ập xuống, tôi đành chui vào hồ tắm ngâm mình cho đỡ ghiền!
Sáng hôm sau, ăn sáng xong, tôi ra thuê xe gắn máy đi ra Tà Cú. Vừa qua khỏi Làng Việt(nay là trường đại học Phan Thiết) gần lầu ông Hoàng & Tháp Chàm, tui suýt bị CSGT thổi phạt ngay vòng xoay. Hú hồn ! Ghé vào đổ đầy bình xăng, tôi lái xe thẳng đến Tà Cú, mua vé cáp treo rồi lên chùa lễ Phật và xem tương Phật nằm. 4 năm trước, tôi cũng đến đây khi chùa cũ vừa đập bỏ để chuẩn bị xây chùa mới. Tuy chùa chưa xây xong nhưng rõ ràng là đẹp và to hơn xưa nhiều. Có vài nhân viên nhà hàng và cáp treo từ ngoài Bắc mới vào nhưng cũng sớm "hội nhập" và chảnh chọe quá. Chụp hình xong, tôi vội vã trở về Mũi Né ngay để kịp đáp chuyến xe ra Nha Trang. Ăn cơm chưa xong, xe đã đến nên tôi phải chạy.Mũi Né dạo này có khá nhiều resort mới mọc lên nên người ta gọi đây là con đường có nhiều resort nhất VN. Dân nhà giàu SG thích ra đây tắm biển hơn là ra Long Hải, Vũng Tàu nên 2 ngày cuối tuần đông khách hơn. Tôi thật sự không hiểu tại sao kinh tế VN đang phát triển chậm lại và lạm phát tăng cao mà du lịch VN không hề giảm giá hay khuyến mãi mà cứ thi nhau tăng giá?
Đoạn trích từ Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo khắc trên bia đá ở công viên Bạch Đằng là một địa điểm được du khách quan tâm
Ra Nha Trang trong mùa lễ hội Biển & Đảo, tôi mới thấy mình lầm khi đến đây để thiên hạ tha hồ chặt/ chém du khách; nhất là các KS, nhà hàng ở Nha Trang. Nhờ có lễ hội Biển & Đảo từ ngày 11 đến 15-6-2011, tôi mới thấy Nha Trang sạch đẹp hơn bình thường. Mong sao NT ngày nào cũng có lễ hội ! Đường Trần Phú - con đường chính của NT được trang hoàng với sân khấu lộ thiên ngay tại Quảng Trường 2/4; nhất là trong khu hành chánh với các công thự nguy nga, đồ sộ. Công viên ven bờ biển với nhiều tượng điêu khắc làm tôi nhớ đến các công viên ở TQ nhưng tôi thật sự không thích lối trưng bày "hàng xén" như Huế (ven sông Hương, cạnh cầu Tràng Tiền) & Nha Trang đã làm. Tôi thấy VN vẫn thích làm theo "phong trào" chứ chưa đi vào ý thức tự giác của người dân, chưa xây dựng được nếp sống văn hóa mới. Ngay trong đêm khai mạc lễ hội Biển & Đảo ở Nha Trang có sự tham dự của TT NTD, có đốt pháo bông, có ca múa nhạc..., tôi mới thấy dân VN ham vui thiệt, chen nhau chui vô coi cho bằng được! Sau đó, rác rến đầy đường, bờ biển vẫn đầy rác, ô nhiễm môi trường vẫn tràn lan, biển & đảo vẫn bị TQ lấn chiếm mà chính quyền vẫn phải cắn răng đấu dịu qua giải pháp ngoại giao; thậm chí cấm dân biểu tình chống TQ vì sợ TQ giận - thiệt hết chổ nói luôn!Tôi đành về KS nằm coi TV rồi dạo chơi chổ khác cho khỏe. Sáng hôm sau, tôi vội chạy ra Dốc Lết để "tị nạn". VN có quá nhiều lễ hội, tạo cơ hội cho dân chúng ăn chơi, mua sắm, vừa giúp buôn bán và kích thích kinh tế, vừa giúp cho dân chúng không nghĩ đến những khó khăn, bất công, bất cập(!). Thả mình trong sóng biển, tôi thật sự muốn relax và enjoy gió + sóng biển, nắng ấm + nước biển + cát mịn... Tôi đang lấy vacation kia mà, tội gì nghĩ ngợi chi cho mệt óc? Trưa, tôi nhận cú phone phải về SG gấp để confirm chuyến bay trở về Mỹ nên thôi đành từ giã NT sớm hơn dự kiến để lên xe bus về SG. Về đến Dầu Giây thì mưa tầm tã cho tới SG. Tôi về đến đường Phan Xích Long ngay chân cầu Hoàng Hoa Thám ở Phú Nhuận thì bị 1 cô lái Honda đi ngược chiều quẹo trái đâm thẳng vào mình mà cô ấy vẫn tỉnh bơ gân cổ sừng sộ rồi ...bỏ chạy, mặc kệ chúng tôi bị trầy sướt, bầm tím ! Nghĩ mà giận thiệt, dân SG có nhiều người ngang ngược, dữ dằn quá.Về đến nhà, tôi đành "tu dưỡng" chờ ngày lên đường về Mỹ !
2 ngày sau, chân tôi lại ngứa ngáy nên sau khi ra China Airlines confirmed vé về Mỹ, tôi lại xí xọn ghé vô Thảo Cầm Viên SG để coi Sở Thú dạo này ra sao. Từ nhà bảo tàng, đền vua Hùng qua mấy chuồng thú, khi đến coi cái đồng hồ làm bằng cây cảnh thì tôi chợt chóng mặt, thấy xây xẩm rồi ói mửa... Chịu hết nỗi, tôi chạy ngay đến anh bảo vệ. Ai dè, vừa nói mà vừa ói mửa, nôn thốc nôn tháo tất cả bún chả giò thịt nướng, cafe sữa đá mà tôi vừa thưởng thức sáng nay trên vĩa hè... Biết mình trúng gió, vừa sợ bị stroke, vừa sợ ngộ độc thực phẩm, tôi chạy ngay đến nhà vệ sinh của phòng bảo vệ, trên dưới đều ra hết trọi.... Tôi ra nằm thẳng cẳng trên hè của phòng bảo vệ, báo hại mấy anh chị bảo vệ xúm lại cạo gió, xức dầu, trải chiếu cho tôi nằm ngủ luôn 1 giấc tới chiều. Tỉnh dậy, tôi phone ngay cho em tôi đến đón tôi về nhà. Ngẫm nghĩ mới thấy ông 6 ở Ba Tri bói hay thiệt ! Nhân đây, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến các anh chị bảo vệ Thảo Cầm Viên SG đã xúm lại cạo gió, xức dầu, trải chiếu cho tôi.
Về thăm Mẹ bệnh nặng mà tôi đi chơi quá xá nên ông Trời cũng nổi quạu, phạt tôi như vậy để may ra tôi sáng mắt mà ở nhà với mẹ vài ngày trước khi trở về Mỹ.
Lần về VN kỳ này, tôi cũng "may mắn" nhìn thấy biểu tình chống TQ trên đường Duy Tân trong sự bảo vệ chặt chẽ của CSGT, công an chìm nổi, TNXP/ tình nguyện... Con đường Duy Tân bị chận từ Lê Duẫn(Thống Nhất) đến Phan Đình Phùng, Nguyễn Thị Minh Khai(Hồng Thập Tự cũ) + Võ Văn Tần (Trần Quý Cáp cũ) bị chận từ Hai Bà Trưng đến Pasteur. Người nào được phép biểu tình mới được vào địa điểm biểu tình ngay trước NVH Thanh Niên chứ không phải ai cũng được tự do biểu tình phản đối TQ trước tòa lãnh sự TQ! Nhà nước đạo diễn, diễn viên được chọn lựa sao cho công an có thể control được. Người dân SG đi qua với thái độ dửng dưng, ít ai thèm để ý đến... Lòng yêu nước của dân VN đã bị chính quyền bóp chết từ trứng nước rồi ư? Tôi cảm thấy ngao ngán và nghĩ mà buồn cho VN; nhất là khi thấy người VN hôm nay sao kỳ quá, từ trong nước cho đến hải ngoại, từ lối sống, cách nghĩ, cách nói chuyện, cách đối xử...; có khi xấc láo, ngang ngược, thực dụng đến buồn nôn! Hình như nhiều người chỉ biết làm sao có tiền, bất chấp tất cả, coi thường mọi thứ, miễn sao có tiền là được. Bởi vậy, tham nhũng - hối lộ - ăn chơi là văn hoá thời thượng nhất hiện nay. Ai mở miệng ra nói chuyện đạo đức là hủ lậu, bảo thủ, lạc hậu, thậm chí ...tâm thần !
Lạm phát tăng, vật giá leo thang, cái gì cũng mắc mỏ hơn sau khi xăng dầu, điện nước tăng giá nên dân VN hôm nay chỉ lo "cơm áo gạo tiền" chứ hơi sức đâu mà quan tâm đến Biển & Đảo, TQ, chính trị thời sự? Rảnh rỗi lúc nào thì vào xem phim truyện Hàn quốc, TQ hay VN, hay vào siêu thị mua sắm... ; chẳng mấy ai thèm nghĩ đến tự do, dân chủ, nhân quyền như mấy ông bà hải ngoại dư hơi hô hào ầm ĩ bấy lâu nay. Làm giàu là trên hết nên đi đâu ở VN cũng chỉ nói đến chuyện kiếm tiền, làm giàu, cơm - áo - gạo - tiền...; miễn bàn chính trị, thời sự, tham nhũng, lãng phí,lạm phát, bất công, TQ + biển đảo... Ở đâu cũng có luật chơi riêng của nơi đó; không thể đem luật chơi ở Mỹ áp dụng ở VN được, tự ái dân tộc sẽ nổi lên đùng đùng, bất kể đúng - sai, hay - dở, tốt - xấu... cho dù luật chơi riêng của VN không giống như luật chơi riêng của hầu hết các nước khác trên TG. Cái hay của đồng bào tôi là sẳn sàng chấp nhận và chịu đựng tất cả(khói bụi, ô nhiễm, nạn kẹt xe tắc đường liên miên, nạn ngập nước mùa mưa, giao thông hỗn loạn, bất công, vật gía tăng cao…); dù cuộc sống chật vật như thế nào vẫn có thể tự xoay sở cũng xong. Tức cười nhất là vẫn ngửa tay nhận tiền giúp đỡ từ VK hải ngoại nhưng vẫn mở miệng ra là chửi/ chê/ chống VK(?); dù bị VC chèn ép cỡ nào thì nhiều người vẫn khoái khen VC, vẫn sợ VC răm rắp ! Buồn nhất là VK nào về VN mà càng "nổ" bạo thì càng chết sớm chừng đó mà con gái trong nước vừa móc túi VK, vừa cười chê VK là ngu + khờ + dại dột... và chị em ta vẫn khoái đại gia, cán bộ, bộ đội/ công an hơn. Dân VN khó hiểu thật ! Lãnh đạo nào đem lại jobs, "cơm áo gạo tiền" thì dân chúng sẽ ủng hộ ngay; bất kể lừa mị, xảo ngôn như thế nào. Sau 5 tuần ở VN, nhìn cuộc sống của đồng bào tôi rồi tự hỏi: Tương lai của dân tộc tôi rồi sẽ đi về đâu?(11/6/2011)
No comments:
Post a Comment