Friday, August 26, 2011

Về thăm Biên Hòa - Bà Rịa - Vũng Tàu - Long Hải

Tôi đã đến thăm Biên Hòa - Bà Rịa - Vũng Tàu - Long Hải hàng chục lần nhưng hiểu rõ về những địa danh ở đây thì ....mù tịt.  Bởi vậy, hôm nay tôi muốn tìm hiểu thật kỹ trước khi về đây. 
1. Biên Hòa nằm sát Saigon nên ngay khi còn bé, tôi đã được ba tôi chở đi Biên Hoà gần như hàng tuần, có khi lên chợ Đồn ăn cá lóc nướng trui, có khi vô sân bay Biên Hòa hay Căn cứ không quân Biên Hòa thăm mấy ông bạn của ba tôi.
• Vị trí: Nằm ở phía Tây của tỉnh Đồng Nai, Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Nam giáp huyện Long Thành, Đông giáp huyện Thống Nhất, Tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9 - TP.Hồ Chí Minh . Nằm 2 bên bờ Sông Đồng Nai, cách trung tâm TP.HCM 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách TP Vũng Tàu 90 Km (theo Quốc lộ 51).
• TP.Biên Hòa có 26 đơn vị hành chính gồm 23 phường và 3 xã
• Tổng diện tích tự nhiên: 154,67 km2, chiếm 2,62% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. • Dân số năm 2006: 548.860 người, chiếm 24,4% dân số toàn tỉnh, mật độ 3.548,59 người/Km2
• Biên Hòa có vai trò và vị trí quan trọng:
+ Là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai
+ Là đô thị loại II, là TP lớn, là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước.
+ Là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia (đường sắt Thống Nhất, Quốc lộ 1, Quốc lộ 51)
+ Là cửa ngõ phía Đông Bắc, là bộ phận trong địa bàn TP.Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu của vùng KTTĐ phía Nam
+ Là một trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng, là đầu mối giao lưu đa dạng của vùng Đông Nam bộ, đồng thời giữ vị trí an ninh - quốc phòng trọng yếu của vùng Đông Nam bộ.
• Cơ cấu kinh tế năm 2006: Công nghiệp - xây dựng chiếm 70,1%; Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản chiếm 28,72%; Dịch vụ chiếm 1,18%
• Đã có 7 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Hố Nai, Sông Mây, Bàu Xéo, Khu công nghiệp Biên Hòa 2, Khu công nghiệp Amata và Khu công nghiệp Long Bình (Loteco) đã đi vào hoạt động với cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ; Đang quy hoạch cụm công nghiệp sản xuất gạch ngói tại xã Hố Nai 3.
Các khu công nghiệp đã được tỉnh qui hoạch: AMATA, AN PHƯỚC, BÀU XÉO, BIÊN HÒA 1 & 2, DỆT MAY NHƠN TRẠCH, ĐỊNH QUÁN, GÒ DẦU, HỐ NAI, LONG KHÁNH, LONG THÀNH, LOTECO, NHƠN TRẠCH 1-6, SÔNG MÂY, TAM PHƯỚC, TÂN PHÚ,THẠNH PHÚ, XUÂN LỘC, ÔNG KÈO, TÂN TẠO.
Cụm công nghiệp - Làng nghề truyền thống
1- Thành phố Biên Hòa :
+ Cụm công nghiệp xã Tân Hạnh có diện tích 30 ha, ưu tiên dự án đầu tư sản xuất Gốm sứ.
+ Cụm công nghiệp phường Tân Hòa có diện tích 30 ha, ưu tiên dự án đầu tư chế biến Gỗ và công nghiệp sạch.
2- Huyện Long Thành :+ Cụm công nghiệp xã Long Phước 1, diện tích 30 ha, ưu tiên dự án đầu tư: công nghiệp nhẹ, ít ô nhiễm.
+ Cụm công nghiệp xã Long An, diện tích 40 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp nhẹ, ít ô nhiễm.
+ Cụm công nghiệp xã Lộc An , diện tích 10 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp nhẹ, ít ô nhiễm.
+ Cụm công nghiệp xã An Phước, diện tích 50 ha, ưu tiên dự án đầu tư chuyên sản xuất gạch ngói.
3- Huyện Nhơn Trạch :
+ Cụm công nghiệp xã Phú Thạnh và Vĩnh Thanh, diện tích 50 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp nhẹ, ít ô nhiễm.
+ Cụm công nghiệp Phú Đông và Phước Khánh, diện tích 50 ha, ưu tiên dự án đầu tư phục vụ ngành công nghiệp cần bến cảng.
4- Huyện Vĩnh Cửu :
+ Cụm công nghiệp xã Thạnh Phú, diện tích 20 ha, ưu tiên dự án đầu tư sản xuất giày thể thao.
+ Cụm công nghiệp xã Thạnh Phú ( cạnh trại gà CP ), diện tích 40 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp nhẹ, ít ô nhiễm.
+ Cụm công nghiệp xã Tân Bình, diện tích 50 ha , ưu tiên dự án đầu tư sản xuất Gốm mỹ nghệ, vật liệu xây dựng.
5- Huyện Thống Nhất :
+ Cụm công nghiệp xã Quang Trung, diện tích 10 ha, ưu tiên dự án đầu tư chế biến nông sản.
6- Huyện Trảng Bom :
+ Cụm công nghiệp xã Cây Gáo – Thanh Bình , diện tích 20 ha, ưu tiên dự án đầu tư chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp.
+ Cụm công nghiệp xã Hưng Thịnh, diện tích 20 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp nhẹ, sạch.
+ Cụm công nghiệp xã Hố Nai 3, diện tích 50 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp sản xuất gạch ngói.
7- Thị xã Long Khánh :
+ Mở rộng cụm công nghiệp hiện hữu tại thị trấn, diện tích 30 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp nhẹ ít ô nhiễm.
8- Huyện Xuân Lộc :
+ Cụm công nghiệp xã Sông Ray, diện tích 20 ha, ưu tiên dự án đầu tư chế biến nông sản, công nghiệp nhẹ.
+ Cụm công nghiệp xã Xuân Hưng, diện tích 20 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp nhẹ ít ô nhiễm.
+ Cụm công nghiệp xã Suối Cát, diện tích 15 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp nhẹ ít ô nhiễm.
9- Huyện Định Quán :
+ Cụm công nghiệp thị trấn, diện tích 7 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp sạch.
+ Cụm công nghiệp Phú Vinh, diện tích 30 ha, ưu tiên dự án đầu tư công nghiệp nhẹ ít ô nhiễm.
Ban ngày, các khu công nghiệp (KCN) ở Biên Hòa hiện ra trước mắt mọi người với nhịp sống hối hả, với dáng vẻ tất bật đặc thù nhưng mấy ai hình dung ra được nhịp sống về đêm ở những nơi tập trung hàng chục ngàn công nhân lao động sản xuất các ca 2, ca 3 như thế nào?
Sân bay Biên Hòa hay Căn cứ không quân Biên Hòa là sân bay nằm gần thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, cách Saigon 30 km. Sân bay Biên Hòa đã từng là căn cứ không quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và Không lực Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam. Sau 75, đó chỉ là một căn cứ quân sự mục nát và tùy tiện chia chác.
Nếu đến chơi Biên Hòa thì không thể không nhắc đến nhà hàng Cây Dừa (23/1A, CMT8, P. Quang Vinh, TP. Biên Hòa) với nhiều món ăn Âu - Á và những món cơm mang đậm bản sắc quê hương. Quán lẩu Ngon (2/19 Khu Phố 5, P.Tân Phong) với mái lợp bằng lá, xung quanh được trang trí bằng tre, nứa, tạo một không gian thoáng mát, thoải mái, mang phong cách Việt Nam. Lẩu tôm Năm Ri (20/3C Khóm 5 - P. Hòa Bình, CMT8, TP. Biên Hòa) khá nổi tiếng tại Đồng Nai. Đặc sản của quán chính là các món được chế biến từ tôm: tôm càng nướng, tôm sú hấp và đặc biệt là lẩu tôm. Quán Phước Ốc (32A, QL 1A, P. Tân Tiến) khá nổi tiếng ở Biên Hòa, chuyên phục vụ các loại hải sản tươi sống như: tôm tích rang me, tôm hùm rang muối, lẩu chua, cua huỳnh đế, cá chạch nướng, những món này được chế biến khá công phu nên hương vị thật hấp dẫn.
Văn miếu Trấn Biên được xây dựng tại thôn Tân Lại, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Bửu Long, TP. Biên Hòa) vào đời vua Hiển Tông năm Ất Vị thứ 25 (tức năm 1715). Văn miếu Trấn Biên đã qua hai lần trùng tu vào năm Giáp Dần (1794) và năm Tự Đức thứ 5 (1852). Nhân kỷ niệm 300 năm Biên Hòa – Đồng Nai, Biên Hòa đã xây dựng lại văn miếu Trấn Biên.


Ngược dòng lịch sử, vào cuối thế kỷ XVI, vùng đất Đồng Nai vẫn còn hoang dã, chưa được khai phá, người dân bản địa gồm các dân tộc Stiêng, Mạ, Kơ ho, M'nông, Chơ ro và một vài sóc người Khơ me sinh sống. Dân ít, sống thưa thớt, kỹ thuật sản xuất thô sơ, trình độ xã hội còn thấp.
Cuộc chiến tranh của họ Trịnh và họ Nguyễn ở miền Trung và Bắc Việt Nam làm cho dân chúng khổ sở, điêu đứng và tạo ra một làn sóng di cư của người dân miền Thuận Quảng vào Đồng Nai tìm đất sống.
Bản tính cần cù, chịu khó, lưu dân người Việt đã cùng với người bản địa chung sức khai phá đất đai để sản xuất nông nghiệp. Dần dà, rừng rậm hoang vu đã trở thành những cánh đồng lúa và hoa màu tươi tốt.
Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền, 3.000 binh lính thân tín và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù lao Phố ngày nay).
Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (là cả Nam Bộ bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Cảnh còn cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế.
Người Hoa theo Trần Thượng Xuyên đầu tiên định cư ở Bến Gỗ, nhưng thấy Cù
lao Phố có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, họ đã quyết định di chuyển đến đây sinh sống. Từ đây, Cù lao Phố phát triển ngày càng phồn thịnh và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Gia Định (Nam bộ ngày nay).


2. Bà Rịa - Vũng Tàu:

Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở miền Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, với thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, với tỉnh Bình Thuận ở phía Đông, còn phía Nam giáp Biển Đông. Hiện nay Bà Rịa đã tách riêng thành 1 tỉnh độc lập nên đang tích cực khai thác những bãi biển sau khi mất đi Vũng Tàu. Một con đường ven biển đã mở ra đi từ Vũng Tàu qua Bà Rịa, Phước Tĩnh, Long Hải, Xuyên Mộc đến khu du lịch Bình Châu đã giúp cho vùng đất hoang sơ này có thêm sinh khí. Đi vô Xuyên Mộc (trước thuộc tỉnh Đồng Nai) để đến bãi biển Hồ Tràm, Hồ Cốc và khu nghĩ mát Bình Châu, tự dưng có cảm giác như một khu resort Mũi Né đang hình thành để Bà Rịa có thể cạnh tranh với những bãi biển nổi tiếng của Vũng Tàu sau khi Vũng Tàu tách rời Bà Rịa để Bà Rịa trở thành 1 vùng du lịch mới, đồng thời tạo ra công ăn việc làm, nâng cao dân trí và cải thiện đời sống cho dân vùng này. Khu nghĩ mát Bình Châu (chủ yếu do Saigon Tourist đầu tư, Công Ty Du Lịch Đồng Nai/ Bà Rịa góp vốn đất) thật xứng đáng là 1 khu du lịch lý tưởng với những cụm nhà nghĩ thật sạch đẹp cho người già trong bối cảnh một làng VN, khu vui chơi của trẻ em, khu luộc trứng và những mục tắm hay ngâm chân trong nước khoáng.
Năm 1658, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần phải đưa 2.000 quân tiến đánh Thành Mô Xoài của Chân Lạp (thuộc vùng đất Bà Rịa). Lý do của cuộc chinh phạt này được Chúa Nguyễn đưa ra là để bảo vệ những cư dân người Việt đã vào đây làm ăn sinh sống. Trận này, Chúa Nguyễn bắt được vua Chân Lạp là Nặc Ong Chân. Chân Lạp xin được làm chư hầu và triều cống hàng năm. Năm Giáp Tuất, Thái Tông thứ 27 (1674), Chúa Hiền lại sai Nguyễn Dương Lâm và Nguyễn Diên đem quân đánh lũy Bô Tâm của Chân Lạp ở xứ Mô Xoài mà về sau người Việt gọi là Lũy cũ Phước Tứ (vùng thị trấn Long Điền ngày nay).So với những địa phương khác, Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ là 1 tỉnh nhỏ, dân số chưa đông, chưa đầy 12 năm tuổi.
Tiềm năng phát triển
1. Trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông ... Trữ lượng công nghiệp của các mỏ này cho phép khai thác 20 triệu tấn dầu mỗi năm. Khí đồng hành và khí thiên nhiên cũng có trữ lượng lớn (khoảng 300 tỉ m3) cho phép mỗi năm khai thác 6 tỉ m3. Riêng khu vực lòng chảo Côn Sơn đã phát hiện hai mỏ khí thiên nhiên Lan Tây - Lan Đỏ trữ lượng 58 tỉ m3, mỗi năm có thể khai thác 1-3 tỉ m3.
2. Tiềm năng về khai thác và chế biến hải sản là rất lớn. Theo số liệu của ngành Thủy sản, vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có nguồn lợi rất đa dạng gồm 660 loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực, cho phép mỗi năm khai thác 200.000 tấn. Sản lượng đánh bất năm 2002 là 160.465 tấn hải sản các loại, trong đó hàng chục nghìn tấn có giá trị chế biến để xuất khẩu. Vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu cường độ gió không cao, ít bão, có nhiều cửa lạch cho tàu thuyền neo đậu nên hoạt động khai thác hải sản gặp rất nhiều thuận lợi. Tỉnh còn có 5.700 ha mặt nước có thể phát triển việc nuôi trồng các loài thủy hải sản, trong đó đặc biệt là nuôi tôm - một mặt hàng có giá trị kinh tế cao.
Nghề khai thác kéo theo nghề chế biến hải sản phát triển. Đó là nghề truyền thống với nhiều thành phần kinh tế tham gia ở nhiều qui mô khác nhau. Năm 2002, riêng về hàng hải sản xuất khẩu, tổng khối lượng chế biến là 46.848 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 85 triệu USD. Ngoài ra là một khối lượng rất lớn khoảng 9 triệu lít nước mắm, 20.000 tấn bột cá, 6.000 tấn cá khô phục vụ thị trường nội địa.
3. Tiềm năng về cảng biển là lợi thế vô cùng to lớn của Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự trữ công suất cảng biển của Bà Rịa - Vũng Tàu có thể đạt tới 80 triệu tấn hàng hoá luân chuyển mỗi năm. Sông Thị Vải chảy qua tỉnh với chiều dài 25 km, chiều rộng trung bình 600 - 800 mét, sâu từ 10 - 20 mét cho phép xây dựng một hệ thống cảng công suất từ 18 - 21 triệu tấn hàng hóa/năm và tàu trọng tải lớn từ 40-60 nghìn tấn ra vào dễ dàng. Tại đây hiện đã có Cảng Baria - Serese dài 132 mét, công suất 1,2 triệu tấn/năm đang hoạt động. Khu vực Sao Mai - Bến Đình thuộc Thành phố Vũng Tàu có khả năng xây dựng cảng nước sâu cho tàu trọng tải trên 100.000 tấn ra vào được với tổng công suất 50 triệu tấn hàng hóa luân chuyển hàng năm. Côn Đảo có vịnh Bến Đầm rộng trung bình 1,6 km, dài 4 km, sâu từ 6 - 18 mét, kín gió; tại đây đã xây dựng và đưa vào sử dụng Cảng Bến Đầm có chiều dài cầu cảng 336 mét, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 2.000 tấn. Tại Vũng Tàu trên sông Dinh phần chảy qua thành phố dài 10 km hiện đã đầu tư và khai thác một loạt cảng đang khai thác, tàu 10 nghìn tấn ra vào được như Cảng Dịch vụ dầu khí, Cảng cá, Cảng dầu, Cảng thương mại...
4. Bà Rịa - Vũng Tàu là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Tỉnh có khoảng 150 km bờ biển có bãi tấm đẹp, bãi cát dài thoai thoải, nước trong và sạch quanh năm như :Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa (Vũng Tàu), Long Hải (Long Đất), Hồ Cốc, Hồ Tràm (Xuyên Mộc), và dải bờ biển Côn Đảo. Gắn liền với các bãi tắm biển là các khu rừng nguyên sinh nh Bình Châu - Phước Bửu diện tích 11.293 ha với suối nước khoáng nóng Bình Châu,Vườn Quốc gia Côn Đảo 6.043 ha với hệ động thực vật phong phú. Đặc biệt ở đây có di tích hệ thống nhà tù Côn Đảo. Điều kiện thiên nhiên lý tưởng và hệ thống phong phú các di tích lịch sử cách mạng và văn hóa, các danh lam thắng cảnh là những nguồn tài nguyên du lịch mà Bà Rịa - Vũng Tàu đang khai thác.
5. Do có tiềm năng lớn về dầu khí, cảng biển, có trung tâm điện năng lớn nhất cả nước là Phú Mỹ và nhiều điều kiện thuận lợi khác nên Bà Rịa - Vũng Tàu có khả năng thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp. Tỉnh đã và đang huy động các nguồn vốn để đầu tư hạ tầng kỹ thuật 7 khu công nghiệp (KCN) đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch và cho phép thành lập, bao gồm: KCN Đông Xuyên 160,8 ha, KCN Phú Mỹ (I) 954,4 ha, KCN Mỹ Xuân (A) 122,6 ha, KCN Mỹ Xuân A (mở rộng) 146,6 ha, KCN Mỹ Xuân (Bi) 222,8 ha, KCN Mỹ Xuân (A2) 312,8 ha, KCN Cái Mép 670 ha. Đến nay, tại các KCN này đã có 89 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 3 tỉ USD
, đang triển khai đấu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cơ bản (san lấp mặt bằng, làm đường giao thông, điện lực, cấp thoát nước, hạng mục hỗ trợ,v.v...).

6. Về tài nguyên đất đai, tỉnh có 9 trong tổng số 12 nhóm đất của cả nước, trong đó nhóm đất đỏ bazan có diện tích lớn gần 64.000 ha, bằng 34,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và chiếm 9,8% quỹ đất đỏ bazan của toàn vùng miền Đông Nam Bộ. Đất đỏ bazan rất thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, tiêu, điều, và cáy ăn trái Toàn tỉnh có khoảng 19.150 ha cao
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những tỉnh có cửa ngõ giao lưu giữa Việt Nam và thế giới, có hệ thống đường biển, đường sông và đường hàng không rất thuận tiện.
Bên cạnh những tiềm năng to lớn về dầu khí, Bà Rịa - Vũng Tàu đang từng bước khẳng định thế mạnh du lịch của mình, nhờ lợi thế về tiềm năng thiên nhiên và nhân văn phong phú. Bà Rịa - Vũng Tàu là một quần thể thiên nhiên hài hoà, sơn thuỷ hữu tình, có những dãy Núi Lớn - Núi Nhỏ - Minh Đạm, Núi Dinh che chắn, xa xa biển Đông có Côn Đảo bao bọc, ở gần có Long Sơn quy tụ...
Ngoài những bãi tắm tuyệt đẹp với bờ cát mịn thoai thoải, nói đến Bà Rịa - Vũng Tàu không thể không nhắc đến hai khu rừng nguyên sinh nổi tiếng: rừng cấm Bình Châu - Phước Bửu và rừng quốc gia Côn Đảo với những loài động thực vật quý hiếm, môi trường đa dạng tập hợp nhiều kiểu rừng của các vùng sinh thái.
Đến với khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu, du khách thực sự được thư giãn để tận hưởng bầu không khí ấm áp, làn sương khói la đà len lỏi giữa rừng cây xanh rải rác như giữa chốn thần tiên, đây đó là những khu nhà nghỉ dưỡng, trị bệnh bằng nguồn nước khoáng nóng bổ ích.
Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là miền đất có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời với những khu di tích mang đậm dấu ấn của những thời kỳ lịch sử, toàn tỉnh hiện có 29 khu di tích được xếp hạng cấp quốc gia.
Với những lợi thế và tiềm năng to lớn nói trên, thời gian qua du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những bước phát triển mạnh mẽ, hàng loạt dự án đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực khách sạn, khu vui chơi giải trí, các tuyến, điểm du lịch với tổng số vốn đầu tư lên đến hàng trăm triệu đôla đang hoạt động hết sức nhộn nhịp. Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 65 khách sạn với trên 2300 phòng trong đó có 1100 phòng được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu (1995 - 2010) với 5 trung tâm kinh tế - du lịch, trong tương lai không xa, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ phát triển mạnh mẽ, tương xứng với vị thế và tiềm năng của một trung tâm du lịch quan trọng của cả nước.
Thành phố Vũng Tàu
Thành phố Vũng Tàu cách Saigon 125km và cách thành phố Biên Hoà 90 km. Vũng Tàu giống như một hòn đảo bởi nó được bao bọc ba mặt là biển và sông án ngữ mặt thứ tư.
Bờ biển:
Thành phố có bờ biển trải dài 20km, hầu hết là ghềnh đá nhấp nhô từ chân Núi Lớn và Núi Nhỏ chạy ra biển.Từ rặng Bồng Đào đến mũi Nghinh Phong, bờ biển được tạo bởi những vách đá dựng đứng. có một cửa sông và bờ vịnh kín gió thuận lợi cho tàu bè thả neo.
Đất và đồi cát:
Ngoài hai ngọn núi đá Núi Lớn và Núi Nhỏ, phần đất còn lại vủa Vũng Tàu được cấu tạo bởi những lớp đất cát. Loại đất này thích hợp với các loại cây: xoài, mãng cầu, nhãn được trồng nhiều trong thành phố.
Thành phố Vũng Tàu có dãy đồi cát nằm song song với bãi biển chạy từ chân Núi Nhỏ đến Cửa Lấp dài khoảng 10km, cao từ 4m đến 12m. Nhờ dãy đồi cát này mà các luồng gió mạnh từ biển thổi vào theo hướng Đông Nam không làm thiệt hại hao màu, cây cối.
Núi non:
Thành phố Vũng Tàu có hai trái núi nằm ở phía Tây Nam thành phố:
· Núi Lớn (còn gọi là tương kỳ) diện tích khoảng 400ha gồm các đỉnh Núi Lớn (245m), Vũng Mây (220m), Hòn Sụp (215m). Theo đường Núi Lớn (đường Trần Phú ) quanh sườn núi từ Bến Đình sẽ đến chùa Thích Ca Phật Đài, Bãi Dâu, đến Bãi Trước dài 10 km, đường dốc quanh co, trên là núi, dưới là biển, phong cảnh hữu tình, hùng vĩ lên thơ. Có nhiều thắng cảng dọc đường đi như tượng Đức mẹ, tượng Phật Bà Quan Âm, Bạch Dinh ...
· Núi Nhỏ (còn gọi là Tao Phùng) cao 138m, diện tích khoảng 180ha. Núi Nhỏ có diện tích khoảng 120 ha, đỉnh núi cao 170 m. Về truyền thuyết, Núi Nhỏ mang tên Tao Phùng kể về câu chuyện giữa người con gái vua Thuỷ Tề và một chàng trai làng chài.
Theo đường vòng Núi Nhỏ (đường Hạ Long) chạy từ bãi trước qua Bãi Ô Quắn, Bãi Dứa đến mũi Nghinh Phong và ra Bãi Sau dài khoảng 6 km. Đường mới, rộng và đẹp. Hai bên đường có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Bãi Trước, chùa Niết Bàn Tịnh Xá, tượng Chúa Kitô, Hòn Bà ...
Ao hồ:
Sau dãy đồi cát chạy song song với bãi biển là một hồ sen trải dài từ chân Núi Nhỏ đến khu Thắng Nhất, sau hồ sen là cánh rừng chạy đến rạch Cây Khế hết địa phận thành phố Vũng Tàu.
Hồ sen rộng 400ha là một thắng cảnh và là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào. Người ta đánh bắt cá cua, lươn, ếch... và thu hoạch hột sen, ngó sen trong hồ để chế biến các đặc sản cho du khách.
Sông rạch:
Thành phố Vũng Tàu chỉ có một con sông lớn nhất là sông Dinh. Sông bắt nguồn từ núi Dinh, chảy qua Phước Lễ, xuôi theo hướng Tây Bắc Vũng Tàu dài 11 km, chỗ rộng nhất 1000m chỗ hẹp nhất 300m, hơi sâu nhất 25m.
Phía Đông Bắc thành phố có rạch Cây Khế dài 6 km. Rạch Bà dài 7,9km nằm chắn ngang, làm ranh giới giữa khu Thắng Nhất và Thắng Nhì.
Tại khu Thắng Nhì, phía sau cù lao Bến Đình có rạch Bến Đình dài 5,5km, phía Đông Phước Thắng nơi Cửa Lấp có 3 rạch dẫn nước biển vào thành phố là rạch Ông Nam, rạch Suối Nước và rạch Sông Cái. Sông rạch ở Vũng Tàu cũng là những cảnh quan đẹp.
Đường sá:
Đường vòng Núi Nhỏ (đường Hạ Long) chạy từ Bãi Trước đến mũi Nghinh Phong ra
đường Thuỳ Vân (Bãi Sau) dài 6km ôm sát chân núi, chạy lên dốc cao, có đoạn chạy sát biển, có chặng luồn giữa những khu vực cây cối xanh tươi. Đi dạo theo con đường này, du khách được hít thở không khí trong lành, hưởng gió biển, ngắm cảnh biển bao la và những cảnh sắc luôn thay đổi dọc theo bên đường.
Đường vòng Núi Lớn (đường Trần Phú) chạy quanh sườn Núi Lớn, từ Bến Đình - Thích Ca - Phật Đài - Bãi Dâu đến Bãi Trước dài 10km, cách mặt biển 40 - 50m một bên là núi, phía dưới là biển, hùng vĩ hơn đường vòng Núi Nhỏ, có nhiều thắng cảnh dọc đường như tượng Đức Mẹ, núi Ghềnh Rái, Bến Đá Điện Bà...
Các mũi đá:
Nơi có nhiều gió mà du khách thích đến là mũi Nghinh Phong, ở đây gió thổi quanh năm. Mũi Nghinh Phong nằm ở hướng cực nam Thành Phố Vũng Tàu. Bãi tắm này hẹp, Nước rất sạch, sóng gió dồn dập, ba bề vách đá cheo leo vô cùng hùng vĩ. Mũi Nghinh Phong nhô ra biển Đông trông như một chiếc đầu cá sấu khổng lồ. Quanh mũi có nhiều tảng đá lớn hình thù kỳ dị vô cùng lạ mắt, đây là nơi hẹn hò tuyệt vời cho những người thích câu cá và ưa mạo hiểm.
Ngoài ra còn có mũi Đá trước toà Bạch Dinh, mũi đá Cao Trang ở đầu đường vòng Núi Lớn, cũng là những nơi buổi chiều du khách thường đến dạo chơi. Trên đường vòng quanh Núi Nhỏ sau khi qua khỏi bãi Vọng Nguyệt, nếu để ý du khách sẽ thấy một hòn đảo nhỏ như một tría núi nhô lên mặt nước. Khi nước ròng hạ thấp người ta có thể đi bộ ra đây, qua một bãi đá lởm chởm làm cầu, đó là hòn Bà.

Hồ Tràm hay còn gọi là Thuận Biên, thuộc xã Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc. Bãi này nối liền Nước Ngọt với Long Hải, là một bãi cát rộng, dài khoảng 20 km, có rừng phi lao rộng khoảng 2 Ha. Du khách có thể nghỉ ngơi trong cảnh đẹp của rừng phi lao, thưởng thức các món ăn hải sản của vùng này.

Bãi Long Hải cách Phước Lễ 16 km và chạy dài theo chân dãy Châu Long, Châu Viên. Bãi này kéo dài vài km với những bờ cát trắng tuyệt đẹp, Nước biển trong xanh và ít sóng. Dọc bờ biển có những hàng dương mát để du khách có thể nghỉ ngơi ngoài trời. Trên những dãy núi lân cận có nhiều ngôi chùa như Vân Sơn, Mai Sơn, Ngọc Tuyền, Bồng Lai ... Du khách có thể tới để lể Phật, ngắm cảnh thiên nhiên, hít thở làn không khí nhẹ nhàng, trong trẻo trên núi.

Bãi Trước hay còn gọi là Bãi Tầm dương. Bãi Trước nằm giữa hai ngọn Núi Lớn và Núi Nhỏ, đột khởi từ mặt biển, theo một đường vòng cung khá đều. Dọc theo bãi biển có trồng nhiều dừa, dương liễu và bàng. Những hàng cây này che mát bãi cát gần biển, dưới tán cây có nhiều hàng quán xinh xắn. Các khách sạn lớn đều tập trung trên bãi biển này.

Bãi Sau nằm ở Đông Nam Thành phố Vũng Tầu, dài khoảng trên 8 km từ chân Núi Nhỏ đến Cửa Lấp, sạch, đẹp và rộng rãi. Đi lên phía Bắc, phi lao được trồng san sát che mát bãi tắm, phong cảnh quyến rũ, lên thơ. Bãi Sau tựa lưng vào những đồi cát và rừng cây, trước mặt là biển Đông. Kề ngay Bãi Sau là núi Hải Đăng, những vách đá hang Dơi và Hòn Bà.Phía xa ngoài biển, phía trái chân trời là dãy núi Long Hải chạy dài đến núi Kỳ Vân. Mặt biển phẳng lặng vào mùa gió nam nhưng lại sóng to, gió lạnh vào mùa gió bắc. Bãi Sau tuy xa nhưng rất đông du khách vẫn thường xuyên đến tắm. Sóng to, biển sạch đẹp, Bãi Sau là bãi biển đông vui, nào nhiệt nhất trong các bãi biển ở Vũng Tàu.

Bãi Dứa cách bãi trước chừng hơn một cây số. Đây là một bài biển đẹp nằm dưới chân Núi Nhỏ, ở đây có những mỏm đá lởm chởm màu đen láy và những bụi dứa dại mọc rải rác trên bờ tạo cho cảnh biển thêm vẻ hoang sơ, tự nhiên.

Bãi Dâu nằm ven Núi Lớn và cách bãi trước khoảng 3 km. Bãi biển này hẹp, nông nhưng rất sạch sẽ. Hai đầu bãi biển có nhiều mỏm đá nhô ra biển, sau lưng bãi địa hình lòng chảo, cây cối um tùm bao bọc, tựa lưng vào triền Núi Lớn. Nhiều người thích tắm ở Bãi Dâu do không có những luồng xoáy nguy hiểm. Nhìn lên triền Núi Lớn, du khách thấy tượng Đức Mẹ lộ thiên giữa cảnh núi rừng hùng vĩ.
Khu di tích Nhà Lớn ở Xã đảo Long Sơn (Thành phố Vũng Tàu) ngày nay còn bảo lưu nhiều phong tục tập quán cũ xưa với cảnh trí thiên nhiên phong thuỷ hữu tình cùng với những ngôi nhà kiến trúc theo lối cổ có sức hấp dẫn kì lạ với khách du lịch. Trong đó, quần thể Núi Nứa và khu di tích Nhà Lớn (Đền Ông Trần) hợp thành thắng cảnh độc đáo nổi tiếng. Quần thể núi Nứa về phía đông của đảo, dài trên 6 km, bề ngang chỗ rộng nhất 2km. Đây là đoạn cuối cùng nhô ra biển của Dãy núi Phước Hoà. Dãy núi chiếm 30% diện tích của đảo lớn với ba đỉnh cao tạo thành thế chân vạc, cao nhất là đỉnh Bà Trao 183m, đỉnh Hố Rồng 120m và phía nam có đỉnh Hố Vông cao trên 100m. Trên đỉnh Bà Trao tọa lạc cột đá cao hơn 5m có tên là Hòn Một. Cách đó không xa hai khối đá dài bắc ngang tựa như con tàu biển nên gọi là Hòn Tàu. Với tổng diện tích 2ha, bố cục Nhà Lớn chia làm ba phần riêng biệt bao gồm: Khu đền thờ, nhà Long Sơn Hội, trường học, nhà chợ, nhà mát, nhà bảo tồn ghe sấm, dãy phố quanh chợ và lăng mộ ông Trần, người sáng lập ra tín ngưỡng khác lạ và tạo lập khu dân cư mới ở vùng đông nam đảo từ năm 1910 đến 1935. Khu vực đền thờ rộng 7.800 mét vuông với những công trình kiến trúc đồ sộ, trang nghiêm ... lầu cấm, tiền điện 2 tầng 8 mái, kế tiếp là nhà Thánh, Lầu Trời, Lầu Tiên, Lầu Phật (chính điện). Khu di tích Nhà Lớn hiện đang lưu dữ nhiều sưu tập cổ vật quý báu : bộ tủ thời cẩn xà cừ, chạm khắc tinh xảo gồm 33 cái có nguồn gốc vùng Hà Đông (Bắc Bộ), bộ bàn ghế Bát Tiên (Tương truyền của vua Thành Thái) đồng hồ cổ do Pháp chế tạo đầu thế kỷ XX. Lịch sử xây dựng khu nhà Lớn đồng thời quá trình hình thành và phát triển của ấp Bà Trao. Vì vậy bố cục kiến trúc, nghệ thuật trang trí của di tích đã phần nào thể hiện nét tiêu biểu, đặc trưng của tín ngưỡng Ông Trần. Tín ngưỡng Ông Trần không có tính thuần tuý mà trong đó pha tạp nhiều đạo giáo khác nhau: đạo Phật, đạo Tin Lành, đạo thờ ông bà tổ tiên.
Chùa Linh Sơn Cổ Tự nằm trên đường Hoàng Hoá Thám, tuy không đồ sộ, rộng lớn nhưng là ngôi chùa lâu đời nhất ở Vũng Tầu. Lúc đầu chùa được xây dựng trên triền Núi Nhỏ nhưng đến năm 1919 khu vực này bị Pháp chiếm dụng để xây dựng biệt thự cho hoa tiêu Pháp. Ngay sau đó, một ngôi chùa khác được xây dựng và tồn tại đến ngày hôm nay. Trong chính điện có thờ một tượng Phật cao 1,2m bằng đá có phết vàng được điêu khắc rất khéo léo tạo nên vẻ từ bi và sống động trên nét mặt của đức Phật. Truyền thuyết kể lại rằng, cách đây hơn một trăm năm có đoàn ghe chài lưới từ miền trung vào đánh cá ở Bãi Trước. Trong khi kiếm củi ở Núi Lớn tình cờ họ phát hiện hai pho tượng Phật bằng đá vùi dưới đất trên sườn núi gần Bãi Dâu. Họ cùng đào lên rồi cùng chờ đến hôm sau xin mang về. Dân địa phương biết tin vội kéo đến xem và cho rằng đó là di tích lịch sử của đại phương nên cương quyết đòi giữ lại. Nhóm dân chài Miền Trung năn nỉ mãi mới lấy được pho tượng nhỏ đem đi. Pho tượng lớn được dân chài rước về thờ, chính là pho tượng hiện nay ở Linh Sơn Cổ Tự.
Thích Ca Phật Đài là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Vùng Tầu.Khu vực Chùa rộng 6 ha xây dựng trên sườn Núi Lớn. Ngày 20/07/1961 chùa Thích Ca Phật Đài đã được khởi công xây dựng và được khánh thành trọng thể vào ngày 09/03/1963.Kinh phí chùa do phật tử quyên góp. Một Bảo Tháp cao ba mét là nơi chứa di cốt của vị sư đầu tiên trụ trì ngôi chùa này, đó là ông Phù Vinh. Phía trên là ngôi Thiền Lâm Tự, nơi ở phật chính của chùa.Trong chùa có nhiều bức tượng có tiếng như tượng Phật Đản Sinh diễn tả một hài nhi đứng trên toà sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất. Truyền thuyết kể lại rằng Đức Phật là thái tử con vua ấn Độ được sinh vào năm 623 trước công nguyên. Nay sau khi chào đời thái tử bỗng vùng dậy và bước đi bảy bước, cứ mỗi bước của ngài có một bông sen nở ra đỡ láy bàn chân. Đứng trên bông sen thứ bảy, thái tử chỉ một tay lên trời, một tay xuống đất với ý nghĩa "Thiên thượng thiên ha hạ di nga độc tôn" hay tượng Cắt tóc đi tu là bức tượng một chàng trai dùng kiếm cắt tóc diễn tả sựu tích sau : Năm 16 tuổi Thái tử lập gia đình và cứ thế cuộc sống trôi đi êm ả làm thái tử nhàm chán ,chàng xin phép vua cha cho đi ngao du ngoài cung điện,và rồi qua những lần ra ngoài ngài đã biết được bức tranh toàn cảnh về đời sống con người từ lúc sinh ra đến lúc chết đi (Sinh,Lão Bẹnh ,Tử). Tượng kim thân Phật Tổ được đúc bằng xi măng cốt sắt, tượng cao 6 m đặt trên toà sen cao 4 m. Sau những năm nhập vào chốn tu hành, nhà sư Shidharta đã giác ngộ được phương sách giải thoát cho nhân loại và trở thành Phật Thích Ca. Hình tượng đức Phật Thíc Ca thường được diễn tả như tượng Kim Thân Phật Tổ .
Tượng voi và khỉ dâng hoa cho đức Phật nhắc nhở phật tử phải luôn luôn đoàn kết. Theo sự tích của nhà Phật thì trong số đệ tử của đức Phật có hai vị cao tăng thường hay tranh cãi lẫn nhau dần dần dẫn tới hiềm khích. Sau khi hoà giải không được. Đức Phật bèn bỏ vào rừng. Có lẽ thú vật cũng cảm ứng được giáo pháp của ngài nên hàng ngày voi và khỉ đều đến dâng quả. Mãi về sau hai nhóm hoà đồng lại tiếp tục đến bên người nghe giảng đạo.
Đình Thần Thắng Tam là một quần thể kiến trúc gồm ba di tích gắn bó với nhau trong mối liên hệ mang sắc thái riêng của người đi biển - dân làng Thắng Tam. Đó là Đình Thần Thắng Tam,Miếu Bà Ngũ Hành và Lăng Ông Nam Hải (Cá Ông). Đình làng Thắng Tam là biểu hiện đặc trưng văn hoá độc đáo của ngư dân miền biển - Vừa có đặc điểm chung của đình làng Việt Nam , vừa có những nét riêng trong thờ cúng và sinh hoạt văn hoá - tín ngưỡng. Theo truyền ngôn Đình Thần Thắng Tam được xây dựng vào đời vua Minh Mạng(1820 - 1840). Hiện nay đình thần còn lưu giữ được 12 đạo sắc của nhà Nguyễn phong cho các vị thần được thờ tại đình .Ngoài những giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hoá, Đình Thần Thắng Tam còn lưu giữ những lễ hội in đậm văn hoá dân gian và bản sắc dân tộc. Hàng năm Đình Thần Thắng Tam đều có tổ chức lễ hội cầu an trong 4 ngày từ 17 đến 20 tháng 2 Âm lịch.
Chùa Niết Bàn Tịnh Xá còn gọi là chùa " Phật Nằm " được xây dựng trên sườn Núi Nhỏ, hướng mặt ra biển. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1969 và khánh thành vào năm 1974 bằng tiền quyên góp của đồng bào phật tử. Thượng toạ Thích Thiện Huệ đại diện đứng ra lo toan việc xây dựng. Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Vũng Tầu với những đường nét kiến trúc hiện đại. Phía trước chính điện có một chiêc lư đồng lớn với hình tượng bốn con vật trong "Tứ Linh". Chiếc lư này là kết quả sau hơn hai năm lao động nghệ thuật miệt mài của một nghệ nhân ở tỉnh Bến Tre và đem tặng cho chùa năm 1971. Song song với lư ở hai bên là hai toà tháp cao khoảng 5m .Toà bên trái có tượng Phật A Di Đà, toà bên phải có tượng Phật Dược Sư. Hậu điện là nơi thờ Phật Thích Ca và các vị tổ có công truyền bá Đạo Phật. Sau tượng Phật Thích Ca có treo một bức tranh vẽ hình "Đạt ma sư tổ".

Chùa Quan Âm Bồ tát nằm trên đường vòng Núi Lớn cách Bãi Dâu 500m. Chùa được xây dựng vào năm 1976. Đây chỉ là một ngôi chùa nhỏ nhưng nổi bật giữa khu vực chùa là một pho tượng Phật Bà Quan Âm trắng toát. Pho tượng cao 16 m làm bằng xi măng cốt thép. Đó là một pho tượng đẹp, và cũng là một điểm tham quan hấp dẫn của khách du lịch Vũng Tầu.
Miếu Bà năm phía bên trái khu đình Thần Thắng Tam, còn có tên là miếu Ngũ Hành. Tương truyền miếu Bà được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX. Lúc đầu nó chỉ là ngôi nhà chanh vách lá do ngư dân Thắng Tam xây dựng để thờ Ngũ Hành. Miếu Bà còn thờ hai vị hộ quốc được vua phong là Thượng Đẳng Thần là Bà Thiên Y-A-Na và Thuỷ Long Thần Nữ. Miếu bà được kiến trúc theo lối một gian hai chái. Trên mái có Lưỡng Long Chầu Nguyệt. Bên trong có 8 bàn thờ. Hàng năm miếu Bà tổ chức lễ hội vào ngày 16 đến 18 tháng 10 âm lịch. Miếu Bà chỉ giành do nữ giới. Ban điều hành cũng chỉ do các bà phụ trách. Lễ hội Miếu Bà ngoài việc cúng tế thần linh người ta còn tổ chức múa lân, các trò vui. ban đêm tổ chức hát tuồng. Vào các ngày hội người từ thập phương về hành hương, phụng cúng rất đông.
Khu nghỉ mát Bàu Sen nằm cách thị xã Bà Rịa 30km về phía Bắc nằm trong một trong những khu rừng lịch sử phía Nam.Rừng Bàu Sen mọc trên vùng sình lầy quanh năm ngập nước, với diện tích 120ha (dài 3000m rộng 400m) độ sâu trung bình 3,5m, được cung cấp nước bởi con suối Tầm Bó bắt nguồn từ Cẩm Mỹ rừng Bàu Sen có hệ sinh thái hết sức đa dạng với nhiều loài động thực vật quý hiếm như: bời lời, dầu nước, sao mây, các cây họ tre; các loài thuỷ đặc sản: cá, cua, ốc, lươn...
Ngoài giá trị du lịch sinh thái, nơi đây còn được coi là di tích lịch sử với khu căn cứ Bàu Sen nổi tiếng.
Đã từ lâu, du khách trong và ngoài nước đều gọi khu du lịch Suối Đá, Suối Tiên là Đà Lạt thứ hai của Việt Nam bởi phong cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời mà tạo hoá đã ban tặng cho nơi này.
Suối Đá, Suối Tiên đều bắt nguồn từ đỉnh núi Dinh cao 491m do những dòng suối nhỏ chảy men theo các vách núi, sườn đồi hợp thành chảy êm đềm uốn lượn quanh những rừng cây tạo nên những cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú.
Núi Dinh với rất nhiều vách núi đẹp tự nhiên khi nhìn từ xa có hình chú voi khổng lồ nằm chầu về phía biển. Những chùm hoa cương trần trụi, bám đầy địa y xen lẫn rêu phong, có lẽ hàng ngàn năm rồi đá nằm ngủ trong rừng sâu nay bỗng thức giấc, có rất nhiều những tảng đá cao với hình khối sống động: Đây là hai tảng đá đứng gần nhau như hai mẹ con lâu ngày gặp nhau đang ngồi trò truyện, còn kia là cảnh một hòn đá giống chú bé con đang hờn dỗi mẹ, kế đó là cảnh một cụ già đang ngồi trầm tư với con mắt đang thả vào cõi mông lung, xa thẳm...Dọc theo suối còn có những thạch bàn phẳng lỳ nằm nghiêng nghiêng khá rộng, bạn có thể ngồi hay nằm nghỉ khi dừng chân, ở đây bạn có thể nghe tiếng suối ào ạt tuôn chảy từ đỉnh thác của suối Tiên đổ xuống tạo thành những giếng trời khá sâu nước trong xanh có thể nhìn thấy những hòn sỏi trắng muốt dưới đáy. Nước chảy xối xả, tung toé, hơi nước hoà vào không gian những hạt bụi li ti tạo nên cảm giác thật dễ chịu. Từ tháng 7 - 8, suối cuộn mình tung bọt trắng xoá để tới tháng 10 khi bắt đầu vào mùa khô dòng suối hiền hoà trở lại. Du lịch suối Đá, bạn nên chuẩn bị giày thể thao và một chiếc gậy nhỏ để đi dọc các bờ và vượt thác, qua đoạn đường gập ghềnh và dốc trơn, bạn có thể dừng chân nghỉ hoặc tắm ở những giêng nước nhân tạo trong mát.Từ Suối Đá đến Suối Tiên phải vượt qua 600m đường rừng quanh co. Tương truyền ở nơi đây cây cối rậm rạp, núi rừng hoang vắng và những đêm trăng sáng các nàng tiên trên trời thường xuống hạ giới để du ngoạn. Qua dòng suối này các nàng tiên rủ nhau tắm mát rồi mới về trời. Hiện nay ở phía mỏm đá của núi Dinh có dấu chân thật xinh xắn in thành ngấn trên đá gọi là dấu chân tiên. Có lẽ người xưa qúa yêu cảnh sắc nơi đây nên đã đặt cho nó một cái tên thật huyến ảo: Suối Tiên. Khu thắng cảnh Suối Tiên xứng đáng là địa điểm lý tưởng cho những cuộc tham quan, dã ngoại, tìm về thiên nhiên khiến du khách quên đi những giờ phút làm việc căng thẳng.
Tổ đình Thiên Thai - nằm ở phía Bắc chân núi Dinh Cố (ấp 3 xã Tam An, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ) - được khởi công xây dựng năm 1925 bởi Hoà Thượng Thích Huệ Đăng. Nhưng mảnh đất này trước đó đã là nơi trì niệm của sư tổ Huệ Đăng. Phía sau Tổ Đình có Thạch Động. Thạch Động được tạo dựng công phu trong hang đá, là nơi Hoà Thượng Huệ Đăng sông tu hành trong điều kiện lúc đầu chưa dựng được ngôi chùa như hiện nay. Tổ đình Thiên Thai toạ lạc trên diện tích tương đối rộng (6ha), được chia làm 4 khu vực chủ yếu đó là : điện chính (Thiên Thai), Thạch Động, Thiên Khánh và Thiên Bửu Tháp (được xây dựng năm 1936). hai câu đối bằng chữ Hán trước cửa Thạch Động: "Tá thạch vi tường thục lão tăng cùng đáo đế, Vĩ phong tác chiến thuỳ chi đại đạo lạc vô cương"(tạm dịch: Đá mượn làm tường, ai có biết lão tăng nghèo đến thế; Gió dùng thay quạt, người đâu hay đạo lạc vô cương.) Cụ tổ Thiên Thai đạo hiệu Huệ Đăng (ngọn đèn Huệ soi sáng mãi tương lai ), tên thật là Lê Quang Hoá, sanh năm 1873 tại xã An Đông, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Lê Quang Hoá tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp từ năm 17 tuổi. Năm 1895 phong trào chống Pháp của Phan Đình Phùng thất bại. Nhiều cơ sở, tổ chức ở Bình Định bị phá vỡ, anh em chiến sỹ bị bắt, bị tù đày. Ông tìm đường vào Nam và đi tu. Nhưng hoài niệm cứu nước vẫn canh cánh trong lòng bậc chân tu, thể hiện trong cuộc sống, trong giảng dạy đạo pháp Phật giáo cho đệ tử, đã đào tạo được nhiều tăng ni yêu nước. Những người trụ trì Thiên Thai đều thực hiện theo tinh thần đạo pháp gắn với dân tộc. Rời tổ đình Thiên Thai, du khách rẽ trái theo con đường tam cấp uốn lượn quanh núi Dinh Cố lên cao 82m để chiêm ngưỡng toàn cảnh đồng bằng trù phú Long Đất,Tân Thành vàn xa xa là Xuyên Mộc mờ ảo...Trên đỉnh núi Dinh Cố có một ngôi miếu được xây dựng công phu trên những khối đá lớn, tương truyền đó là miếu thờ một hiền nữ, còn gọi là Dinh Cố. Không biết trước khi có danh sơn trên, núi Dinh Cố còn có tên gọi nào khác ? Một số người say mê tìm hiểu lịch sử địa phương cho rằng núi Dinh Cố xưa được gọi là núi Bà Rịa. Nếu quả thật như vậy thì giữa ngôi miếu thờ một hiền nữ không tên không tuổi được sử tịch ghi chép và lưu truyền kia với Bà Rịa, một nhân vật lịch sử có thật có mối quan hệ gì chăng? Núi Dinh Cố không cao lớn, hình dáng như một chiếc nón khổng lồ úp trên cánh đồng Tam An. Lên Dinh Cố, du khách không quên vào miếu Hiền Nữ thắp hương. Theo nhân dân Tam An, từ khi Bà Cố qua đời ngọn núi này trở nên linh thiêng. Người ta truyền rằng đến đây dâng hương, cầu mong cuộc sống gặp nhiều may mắn, hạnh phúc sẽ được toại nguyện. Những huyền thoại thần bí về Bà Cố có thể đã được nhân dân thêu dệt thêm rất nhiều, âu đó cũng là mơ ước về con người tư đức, công hạnh để nhân dân tôn kính ngưỡng mộ.
Bạch Dinh dọc theo bãi trước về phía Núi Lớn, chúng ta luôn trông thấy một dinh thự màu trắng, mái ngói đỏ sừng sững trên núi nổi bật trên nền xanh tươi của cây cỏ. Đấy chính là Bạch Dinh. Bạch Dinh được người Pháp xây dựng năm 1898 đến năm 1916 dùng làm nơi nghỉ mát cho toàn quyền Pháp Paul Doumer và được gọi là Villa Blanche theo tên cô con gái yêu của ông ta, dân địa phương quen gọi Bạch dinh là biệt thự trắng. Sau đó nhiều đời toàn quyền đông dương (người Pháp) cũng dùng Bạch Dinh làm nơi nghỉ nghơi giải trí nên gọi là Villa Dugouverneur (Dinh toàn quyền).Sau này, Ngô đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu cũng lấy Bạch Dinh làm nơi nghỉ ngơi giải trí nên Bạch Dinh còn có tên là Dinh ông Thượng. Phía trước Bạch Dinh hướng ra biển. Tại đây có thể nhìn bao quát cảnh bãi trước, núi nhỏ, núi lớn nhìn thẳng xuống ta sẽ thấy hòn Hải ngưu, đó là mũi đá nhỏ nhô ra biển có hình dáng một con trâu nằm dưới nước bây giờ Bạch dinh được là dùng nhà bảo tàng trưng bày cổ vật tìm được ở Hòn Cau - Côn Đảo.Theo đường vòng núi nhỏ (đường Hạ Long) từ bãi trước qua bãi Dứa đến mũi Ninh Phong.
Tượng chúa được xây dựng từ năm 1972 những công trình bị bỏ dở, do yêu cầu cuả đồng bào giáo dân ngày 28 tháng 1 năm 1992 UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã quyết định xây dựng tiếp công trình tượng chúa trên Núi Nhỏ. Sau hai năm xây dựng ngày 2 tháng 2 năm 1994 công trình đã được hoàn tất. Tượng chúa được xây dựng trên núi cao 136 mét và cao so với mực nước biển 176 mét. Tượng đài cao 31 mét, hai tay dang rộng 18,4 mét được đặt trên một ngôi nhà hình vuông có trạm trổ chúa và 13 tông đồ trên mặt tượng. Phía trong bụng tượng có thể chứa được hàng trăm người đi trên 133 bậc thang được làm bằng đá mài. Từ hai tay của tượng ta có thể nhìn bao quát được toàn bộ thành phố Vũng Tàu.

Hải Đăng Vũng Tàu được xây dựng từ năm 1907, lúc đầu đặt ở mỏm thấp của núi nhỏ, thắp bằng dầu năm 1911 được xây dựng thành tháp tròn có đường kính 3 mét cao 18 mét được làm trên đỉnh cao nhất của núi nhỏ có độ cao 170 mét. Hải đăng Vũng Tàu dọi xa đến 35 hải lưu có kính viễn vọng để theo dõi tàu và hướng dẫn thuyền trên biển.
Lăng Cá Ông nằm trên đường Hoàng Hoa Thám , trong khuôn viên rộng và thoáng mát trong cả quần thể gồm đền thần Thắng Tam và miếu Bà Ngư Hành. Chuyện kể rằng, vào thế kỷ XIX có một đầu cá Ông rất lớn trôi dạt vào Bãi Sau. Đầu cá to đến nỗi không thể kéo lên bờ nên ngư dân địa phương phải lấy gỗ, tre rào lại cho thịt rữa hết rồi tháo từng khớp xương rửa sạch đem về thờ tại một miếu sơ sài tại Bãi Trước. Cùng thời gian đó ở Cần Giờ, có một thân cá và ở Long Hải có một đuôi cá dạt vào bờ. Do vậy trong giới ngư phù có một truyền thuyết cho rằng Cá Ông này là vị Tướng quân được Long Vương ra lệnh phải bảo vệ và giúp đỡ thuyền bè qua lại trong vùng biển này. Những vị Tướng quân này không hoàn thành nhiệm vụ khiến cho chiếc tầu bị đắm trong cơn bão tố, nên Long Vương nổi giận hạ lệnh chém làm ba khúc Đối với ngư dân khắp vùng biển phía Nam thì Cá Ông được xem là loài linh thiêng thường hay cứu giúp những con thuyền gặp sóng to gió lớn. Vì vậy mỗi khi có xác Cá Ông trôi dạt vào bờ, thì người đầu tiên trông thấy được coi là con trưởng nam, phải có bổn phận để tang và lo toan việc chôn cất xác cá thật chu đáo. Khoảng 40 năm sau lại có một xác Cá Ông lớn trôi vào Bãi Sau, dân làng được tin kéo tới đem xác cá lên bờ rồi chôn cất tử tế. Đến năm 1911, ngư dân địa phương chung nhau góp tiền xây một Lăng tại khu vực lăng hiện nay, rồi đào xương cá Ông này và dời xương cá Ông trước đó về thờ trong lăng. Từ đó Lăng được nhiều lần tu bổ và đến tháng 4 năm 1969 được sửa chữa có hình dáng như hiện nay. Giữa lăng là bàn thờ được trạm trổ công phu các hình long, ly, quy, phụng giao đầu, cá hoá Rồng giỡn sóng. Phía sau bàn thờ là ba tủ kính lớn đựng xương cá. Tủ bên trái đựng xương cá Ông nhỏ vớt được trong những lần sau. Ngày vua Ông (ngày Giỗ) được định vào ngày 16 tháng 8 âm lịch hàng năm.Vào ngày nay, ngư dânVũng Tàu kéo về làm lễ cúng bái rất linh đình, trọng thể.
Cảng Cầu Đá được xây dựng vào năm 1896 nhằm phục vụ cho mục đích quân sự, đồng thời phục vụ cho việc bốc xếp về kho, hàng hoá phục vụ cho thành phố nghỉ mát và các căn cứ quân sự. Tiền cảng Vũng tàu là một con đê dài hơn 400 m, chân đê rộng 15 m, mặt đê rộng 4 m được kè bằng đá đổ bê tông chạy dài tế mũi phía bắc Núi Nhỏ ra giữa biển, song song với bãi trước. Đê cảng Vũng Tàu được kỹ sư Pháp thiết kế và thị trưởng Vũng Tàu lúc đó phê duyệt và thi công. Tiền cảng được xây dựng và sử dụng chưa tới bảy năm đã hư hỏng do những tính toán sai lầm của người Pháp. Cùng với trận địa pháo trên Núi Nhỏ, Cầu Đá Bãi Trước hợp thành một quần thể di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng cấp quốc gia.
Hòn Bà là một hòn đảo nhỏ, dưới chân đảo sóng biển đánh tung bọt trắng xoá rất lên thơ, nằm phía ngoài biển theo đường hạ Long vòng Núi nhỏ, Từ Bãi Trước, qua Bãi Dứa đến mũi Nghinh Phong. Hòn Bà nằm cách chân Núi Nhỏ khoảng 200 m. Năm 1881 ông Hồ Quang Minh gốc miền Trung đã bỏ kinh phí ra xây dựng một ngôi miếu nhỏ trên đảo gọi là Miếu Bà.
Miếu Bà hiện nay có chiều cao nổi trên mặt đất là 4 m. Trong là điện thờ các vị thần linh. Khi thủy triều xuống thấp, có thể men theo một lối đá chập trùng để ra đảo. Ngày rằm hay mồng một, bà con thường ra đảo rất đông để thắp hương cầu may tại ngôi miếu nhỏ này.


Vũng Tàu Paradise:- Khu du lịch "thiên đường" với những thú vui giải trí phong phú dựa vào mẫu của người châu Âu, những khu vườn theo kiểu Châu Âu và Trung Quốc, phòng Karaoke hiện đại. Đã khai trương ngày 19/3/1995 nhưng nay đã …dẹp tiệm. Du khách thường ra tắm ở bãi biển tương đối vắng và sạch này rồi ăn cua ghẹ do nhiều người từ miền Bắc vào đây làm việc và kinh doanh luôn. Gần khu này là nhiều khách sạn mới mọc lên do các tập đoàn trong và ngoài nước đầu tư; trong đó có 1 tác phẩm của anh KTS Khương Văn Mười.
Vũng Tàu cũng đã có dự án làm cáp treo ở khu vực Bãi Trước. Bến tàu cao tốc rất đơn giản và đa số là tàu cũ, không sạch sẽ lắm. Có thể thuê xe gắn máy tại đây để lái đi chơi vòng quanh thành phố. Nhiều tiệm bán hải sản gần đó nhưng họ "chém" du khách cũng "ngọt". Có vài quán cơm khá ngon nhưng nói chung là mắc hơn Saigon. Đừng quên ghé mua mắm ruốc, cua ghẹ đem về Saigon. Đường phố Vũng Tàu hôm nay cũng khang trang hơn, vĩa hè được làm lại với đèn đường (nhất là đường từ Bãi Trước ra Bãi Sau), nhiều biệt thự và cao ốc mọc lên.
Khu du lịch nước nóng Bình Châu nằm cách huyện Xuyên Mộc khoảng 30 km, theo quốc lộ 23. Trước đây thuộc tỉnh Đồng Nai, bây giờ thuộc Bà Rịa sau khi Vũng Tàu tách ra. Khu này hiện được nâng cấp với sự liên doanh của Saigon Tourist thì du khách có thể được xe của công ty đến đón tại nhà rồi đưa đi tắm biển và ăn trưa ở bãi biển Hồ Cóc trước khi đến nghĩ dưỡng ở khu du lịch khá sang trọng này với giá $50 USD/ người cho 2 ngày 1 đêm cuối tuần. Nằm giữa rừng nguyên sinh rộng tới 7000 ha, một bầu nước sôi với hơn 70 điểm phín nước lộ thiên, vùng có nước nóng hoạt động rộng hơn 1 km vuông, gồm nhiều hồ lớn nhỏ tạo thành các dòng chảy có lưu lượng nhỏ. vùng hồ rộng nhất khoảng 100 m vuông với độ sâu hơn 1m. Đây là điểm nóng nhất, nhiệt độ tầng mặt nước khoảng 64 độ và đáy nước là 84 độ. Những nơi nông, nước chỉ nóng khoảng 40 độ, có thể ngâm chân, tay để chữa bệnh. Khu du lịch này đã được đầu tư thành nơi phục vụ đông đảo du khách trong nước và nước ngoài. Du khách có thể tắm nước nóng trong bồn tại phòng riêng hay chọn ở hồ hoặc tự nhiên giữa thiên nhiên tại các dòng mương dẫn nước khoáng nóng. Có hồ tắm rộng, gần đó là những khu vườn cho thanh thiếu niên hay người già cùng nhiều khu sinh hoạt dã ngoại tập thể và nhà hàng, quán nước, tiệm bán đồ lưu niệm khác. Con đường ven biển đang xây dựng từ Long Hải qua Xuyên Mộc - Bình Châu ra tới quốc lộ 1 đi Phan Thiết đã giúp Bình Châu trở thành khu Mũi Né thứ 2 của Bà Rịa, tạo điều kiện phát triển kinh tế vùng đất ven biển từng là "chiến khu" của VC ngày xưa.
Rừng Bình Châu - Phước Bửu là một quẩn thể cảnh quan đa dạng, có sức thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Khu rừng cấm quốc gia Bình Châu - Phước Bửu nằm dọc theo ven biển, thuộc phía nam huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khu rừng này trải dài trên đại phận 5 xã Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Xuyên Mộc và Phước Bửu, với tổng diện tích hơn 11.000 ha. Địa hình rừng cấm tương đối bằng phẳng, những ngọn đồi thoải dần xen lẫn những vạt rừng tươi tốt và hệ thống hồ nước ngọt tự nhiên đã tạo lên cảnh quan tuyệt đẹp. Với hệ thực vật phong phú, đa dạng, có tới 113 họ, 408 chi, 661 loài trong đó có rất nhiều loại cây qúi hiếm. Dưới tán rừng là vô số loại cây cảnh sinh sống như thiên tuế, vạn tuế, mai, lan ... Động vật có 178 loài thuộc 70 họ, 29 bộ, 36 loài thú như voi, báo, khỉ, voọc, heo, hoẵng ... 96 loài chim, 33 loài bò sát ... Giữa rừng già hoang sơ, du khách sẽ gặp dòng sông Hòa êm đềm chảy về biển. Rừng Bình Châu - Phước Bửu là một trong những khu rừng nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam. Ngày 9 tháng 8 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng đã ký quyết định số 194, đưa rừng Bình Châu - Phước Bửu vào danh mục rừng cấm quốc gia.

Long Hải nằm cách Saigon chỉ khoảng 120km về hướng Đông Nam (gần Vũng Tàu), cách Vũng Tàu 25 km, biển Long Hải đang là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách đến nghỉ mát vào những ngày chủ nhật hay ngày nghỉ lễ.
Khu du lịch Long Hải thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã được nhiều khách tham quan ưa chuộng và tìm đến bởi Long Hải khá gần Sài Gòn, đường sá rộng rãi và bãi biển Long Hải có nhiều vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên, chưa bị bàn tay con người can thiệp nhiều và cũng ít bị ô nhiễm hơn Vũng Tàu. Biển Long Hải xanh biếc. Tắm biển, phơi nắng, ngồi giữa gió biển lồng lộng, nhắm vài chung rượu với món mực tươi, tôm biển, ghẹ, sò... với giá cả “thoáng” hơn ở trong thành phố. Ở Long Hải, bờ biển sạch hơn, nước trong xanh với những bãi đá điểm xuyết nét lãng mạn dọc bờ biển. Bãi tắm Hương Biển: vé vào cổng 20.000 đồng/khách (miễn phí ghế bố và dù). Hồ bơi: 20.000 đồng/vé. Ngoài ra còn có các chòi lá tạo cho quý khách một không gian riêng biệt. Đến Long Hải, du khách sẽ không thể nào quên được đèo Nước Ngọt chạy dọc theo bờ biển với một bên là núi, một bên là biển. Dọc theo con đường là hai hàng cây hoa anh đào, vào những ngày Tết hoa nở rộ cả hai bên đường đi - đó cũng là con đường vào khu di tích chiến khu núi Minh Đạm. Trên ngọn núi có một cái am nhỏ tên là Bạch Vân điện nhô ra triền núi. Từ Bạch Vân điện đứng nhìn xuống biển, ta sẽ có cảm giác như ở trên một con tàu đang lướt sóng.Giữa trung tâm bãi Hương Biển, Hàng Dương là một đền thờ khá lớn và kỳ bí mang tên Dinh Cô, thu hút sự tò mò của du khách đến đây hành hương. Người dân ở đây kể lại rằng: “Ngày xưa, có một cô gái con nhà quan ở miền Trung thích đi du lịch đây đó trên sông nước. Cô đã nhiều lần qua vùng biển này và rất yêu thích cảnh vật nơi đây, muốn lưu lại lâu dài. Trong một lần đi chơi biển, cô gặp cướp biển và bị giết quăng xác xuống biển khi chỉ vừa tròn 16 tuổi. Xác của cô trôi về vùng biển này, ngư dân đã được báo mộng ra vớt xác chôn cất trên đồi Cô Sơn theo nguyện vọng. Hai ngày sau có một cặp trăn thật lớn đến canh giữ mộ phần cho cô. Từ đó, người dân Long Hải mỗi khi đi biển đều đến trước mộ cô cầu cho thuyền đi bình an và trúng cá, hoặc cầu xin mỗi khi có bệnh tật. Người ta đồn rằng những lời cầu xin thường hiển linh nên ngư dân đã lập Dinh Cô để thờ cúng. Cô đã trở thành Long Hải thần nữ của người dân vùng biển này. Hàng năm, vào những ngày lễ hội cúng Cô rất đông người hành hương, ngư dân của các vùng khác cũng đến đây cầu cúng.Du khách đến Long Hải nếu muốn còn có dịp thăm khu ruộng muối, tìm hiểu kỹ thuật làm muối của người dân vùng này. Hoặc có thể đi thăm chùa khỉ, làm công tác xã hội ở trại cô nhi Bà Rịa (đang có hơn 60 trẻ mồ côi sinh sống).
(10-2007)

No comments:

Post a Comment