Để khai phá những vùng đất chưa từng ai đặt chân tới trong quá khứ, những nhà thám hiểm gan dạ nhất đã phải hy sinh cả tính mạng của mình.
Ferdinand Magellan (1480 – 1521)
Ferdinand Magellan là nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, ông sinh ra ở Sabrosa, miền Bắc Bồ Đào Nha, nhưng sau đó ông nhập quốc tịch Tây Ban Nha nhằm mục đích phục vụ vua Charles I của Tây Ban Nha.
Chuyến hải hành trong khoảng thời gian 1519 – 1522 của Magellan đã đi vào lịch sử như là chuyến đi đầu tiên bằng đường biển của con người từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương (nghĩa là “biển bình yên” được đặt bởi Magellan), ông là người đầu tiên vượt qua Thái Bình Dương.
Chuyến đi này cũng đánh dấu sự kiện con người lần đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất, mặc dù chính Magellan cũng không hoàn thành chuyến đi của ông do bị giết trong trận chiến Mactan ở Philippines. Magellan bị trúng một mũi giáo tre và sau đó ông bị tấn công bởi nhiều loại vũ khí khác.
Lope de Aguirre (1510 – 1561)
Lope de Aguirre có biệt danh là El Loco hay còn gọi là “người điên”, Aguirre được biết đến với chuyến thám hiểm cuối cùng của mình xuôi dòng Amazon để tìm kiếm huyền thoại thành phố vàng El Dorado.
Trước đó, ông chỉ là một viên chức nhỏ của đoàn thám hiểm nhưng sau đó ông đã nổi dậy chống lại chế độ quân chủ Tây Ban Nha. Ông đã tới Peru từ năm 1536 để thám hiểm vùng đất Nam Mỹ này. Nhưng vì căm phẫn với sự cai trị tàn bạo của vua Philip II ông đã mở cuộc nổi loạn chống lại vương triều Tây Ban Nha và cuối cùng bị sát hại vào năm 1561. Những cuộc phiêu lưu trên dòng sông Amazon của Aguirre là chủ đề của nhiều tác phẩm điện ảnh nổi tiếng.
Thuyền trưởng James Cook (1728 – 1779)
Ông là nhà thám hiểm, nhà hàng hải, người vẽ bản đồ và cuối cùng lên đến cấp bậc Đại tá trong Hải quân Hoàng gia. James Cook đã thực hiện 3 chuyến hải trình đến Thái Bình Dương, trở thành người châu Âu đầu tiên đặt chân đến bờ biển phía đông của Úc, ông cũng là người châu Âu đầu tiên phát hiện ra quần đảo Hawaii và là người đầu tiên đi vòng quanh New Zealand.
Không những thế, ông là người góp một phần không nhỏ trong việc vẽ chính xác hải đồ của nhiều vùng đất và ghi lại nhiều hòn đảo và đường biển trên bản đồ châu Âu. Khi ông dừng chân ở Kealakekua, Hawaii, một hiểu lầm giữa ông và thổ dân trên đảo đã dẫn đến một trận chiến dữ dội và kết cục bi thương là James Cook đã bị giết trên hòn đảo Hawaii bởi những thổ dân trên đảo – những người trước đó đã vô cùng tôn trọng ông.
David Douglas (1799 – 1834)
Douglas là nhà thực vật học người Scotland. Ông đã đạt nhiều thành công trong lĩnh vực thực vật học và trở thành giảng viên thực vật học ở Vườn thực vật Glasgow. Ông thường xuyên đặt chân tới Bắc Mỹ để tìm kiếm các loài thực vật mới. Trong chuyến hành trình ngắn ngủi cuối cùng của sự nghiệp, Douglas đã bị những góc cạnh sắc nhọn của một cái bẫy động vật đâm vào.
David Livingstone (1813 – 1873)
Yếu tố "may mắn" đóng vai trò cực quan trọng trong những chuyến thám hiểm.
Robert Falcon Scott (1868 – 1912)
Thuyền trưởng Robert Falcon Scott là một sĩ quan Hải quân Hoàng gia Anh và nhà thám hiểm đã chỉ huy hai cuộc thám hiểm đến vùng Nam Cực. Trong lần thám hiểm thứ hai, Scott đã dẫn đầu một nhóm năm người đến Năm Cực nhưng thấy thật uổng công vì trước họ đã có một đoàn thám hiểm người Na Uy do Roald Amundsen đến trước. Trên hành trình trở về, Scott và bốn người cùng đi với ông đã thiệt mạng do kiệt sức, đói và lạnh.
Ernest Henry Shackleton (1874 – 1922)
Shackleton là nhà thám hiểm người Ireland gốc Anh. Shackleton muốn trở thành người đầu tiên đi bộ băng qua Nam Cực. Tháng 8 năm 1914, Shackleton bắt đầu hành trình từ Anh trên chiếc tàu Eudurance với 29 người khác. Tháng 12, chiếc tàu Endurance tiến tới biển Weddell, thời tiết lúc này rất tồi tệ, băng tuyết ở khắp nơi.
Một tháng sau, con tàu bị kẹt trong băng, họ dùng lương thực dự trữ để chờ băng tan và sống như vậy trong nhiều tháng. Tháng 11/1915, con tàu Endurance bị những tảng băng va vào mạn tàu bị vỡ và chìm vào đại dương. Gần một năm, đoàn thám hiểm chỉ biết ăn thịt chim cánh cụt, hải cẩu và cá voi. Họ sử dụng mỡ gấu để sưởi ấm và nấu ăn.
Shackleton nhận ra rằng họ không thể sống như thế này mãi và quyết định thực hiện một chuyến đi nguy hiểm đến trạm đánh bắt cá voi trên hòn đảo xa xôi phía nam Georgia. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển với nhiều hiểm nguy, họ trở lại đất liền vào tháng 8/1916. Chuyến đi của Shackleton kéo dài đúng hai năm trời.
Roald Admusen (1872 – 1928)
Admunsen có lẽ là một trong những nhà thám hiểm nổi tiếng nhất trong lịch sử. So với chuyến thám hiểm của Scott đầy rẫy những thất bại và khó khăn, thì đoàn thám hiểm Admunsen có vẻ thuận lợi hơn nhiều.
Ông sử dụng những con chó kéo xe thay vì ngựa kéo xe như Scott, cũng như sử dụng các nguồn nhiên liệu dự trữ trong suốt hành trình của mình. Đoàn thám hiểm đến vịnh Cá Voi nằm ở rìa Đông thềm băng Ross vào tháng 1/1911. Ông đã dựng trại trên một tảng băng ngay tại vịnh, nhưng thật không may, trại của Admunsen bị trôi ra biển khi tảng băng này bị vỡ, tất nhiên là tính mạng của nhà thám hiểm đã không thể được bảo toàn.
Amelia Mary Earhart (1897 – 1937)
Earhat là người tiên phong trong ngành hàng không Hoa Kỳ. Bà là người phụ nữ đầu tiên lái máy bay vượt Đại Tây Dương. Tháng 17/3/1937, Earhart cùng Fred Noonan bắt đầu hành trình bay vòng quanh thế giới. Tháng 7/1937 máy bay của họ dự định bay tới đảo Howland ở phía tây nam Honolulu, Hawaii. Nhưng người ta đã không bao giờ thấy chiếc máy bay của Earhart hạ cánh xuống Howland, lần liên lạc thành công cuối cùng cho biết máy bay đang bay phía trên đảo Nukumanu.
Chính phủ Mỹ đã bỏ ra 4 triệu USD để tìm kiếm Earhart nhưng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, cuộc tìm kiếm tốn kém và khó khăn vào bậc nhất trong lịch sử ấy đã không đem lại kết quả.
Donald Crowhurst (1932 – 1969)
hãng máy bay eva air
ve may bay eva tu my ve vn
korean airlines vietnam
vé máy bay khứ hồi đi mỹ giá rẻ
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch
vé máy bay đi canada