Wednesday, October 12, 2011

Sức khỏe của chúng ta(15)

1.Súp lơ (hay bông cải xanh- broccoli)
a. Thường xuyên ăn súp lơ (hay bông cải xanh) có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh tim, bên cạnh tác dụng chống ung thư, các nhà khoa học của ĐH Connecticut thông báo. Súp lơ xanh luôn là một nguồn thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa, vitamin và các chất xơ có khả năng chống lại các loại ung thư. Nghiên cứu mới đây của Dipak K. Das cho thấy nó còn rất tốt cho tim. Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu mối liên quan giữa việc ăn súp lơ xanh với hoạt động của các cơ tim. Kết quả là sau 1 tháng liên tục ăn súp lơ xanh, chức năng tim được cải thiện và giảm được sự nguy hiểm đối với các cơ tim khi rơi vào tình trạng thiếu ôxy so với nhóm có chế độ ăn bình thường..Các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng những lợi ích của súp lơ xanh chính là việc nó bổ sung các chất mà giúp tăng cường các protein bảo vệ tim có tên là thioredoxin.Tuy nhiên, việc hấp sơ món ăn này có thể sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn là khi luộc. "Nếu súp lơ bị luộc chín nhừ, nó sẽ mất đi khả năng bảo vệ", giáo sư Dipak Das, trưởng nhóm nghiên cứu nói. (Nghiên cứu được đăng tải ngày 23/1 trên tạp chí Agricultural and Food Chemistry).http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Sup-lo-chong-lai-benh-tim/11043104/111/
b. Một số hợp chất trong bắp cải xanh và súp lơ có thể giúp ngăn chặn ung thư phổi và giúp chế tạo thuốc điều trị ung thư này, theo nghiên cứu của Trung tâm y khoa Đại học Georgetown và Viện Ngăn ngừa ung thư của Mỹ.
Theo nhóm nghiên cứu, những con chuột được cho ngửi nhiều khói thuốc lá ít bị ung thư phổi khi được cho ăn hợp chất isothiocyanates trong cải xanh. Thử nghiệm ở người cho thấy các tế bào ung thư phổi, khi được điều trị với isothiocyanates, chết nhanh chóng hơn các tế bào không được điều trị.Nghiên cứu tạm kết luận việc điều trị với isothiocyanates sẽ làm chậm tiến trình ung thư phổi và giảm nguy cơ u bướu ở người đã có chất gây ung thư, chẳng hạn khói thuốc lá.
Giáo sư Chung Fung Lung thuộc Đại học Georgetown đề nghị mọi người ăn nhiều cải xanh, súp lơ nhằm làm giảm nguy cơ ung thư phổi. Ông cho biết trong tương lai nhóm của ông sẽ bào chế thuốc điều trị ung thư phổi từ các loại rau này.
c. Chỉ trong 3 năm nữa, một giống súp lơ xanh đặc biệt sẽ ra đời với trữ lượng chất chống ung thư rất lớn, có tác dụng phòng chống bệnh tối ưu.
Giống "siêu súp lơ xanh" có thể có lượng chất chống ung thư sulforaphane nhiều gấp 3-4 lần so với loại bình thường, tiến sĩ Richard Mithen, Viện Thực phẩm Anh (IFR) cho biết.Súp lơ xanh vốn có tính năng chống ung thư hiệu quả, song theo nghiên cứu của IFR, tác dụng này chỉ phát huy ở những người có gene tên là GSTM1. "Người thiếu GSTM1 dường như nhận được rất ít lợi ích từ súp lơ xanh, do cơ thể sẽ không có khả năng giữ lại được sulforaphane và sẽ bài tiết hoàn toàn chỉ trong vài giờ", Mithen khẳng định.Để giải quyết vấn đề này, cách tốt nhất là ăn thật nhiều súp lơ xanh, hoặc tiêu thụ loại đậm đặc sulforaphane. IFR quyết định tạo ra một giống siêu súp lơ có thể khả năng giữ lại sulforaphane trong cơ thể. Súp lơ xanh thuộc họ cải, cùng với bắp cải, hoa lơ và cải bruxen. Chúng chứa nhiều glucosinolates - một nhóm chất được phân huỷ khi tiêu hóa và giải phóng các chất isothiocyanate. Nhiều bằng chứng cho thấy tập hợp isothiocyanate, gồm cả sulforaphane, là những yếu tố chống ung thư mạnh nhất trong thực phẩm.
Gene GSTM1 chỉ có mặt ở một số người, song điều đó không có nghĩa là những người thiếu sẽ bị thiệt thòi. Mithen cho biết thực ra họ vẫn có thể hấp thu các chất chống ung thư từ các loại rau họ cải khác. Do đó, tốt nhất là nên ăn đa dạng nhiều loại, vừa để chống ung thư vừa bổ sung đa vitamin và khoáng chất.

Thành công mới của Đại học Ohio State dựa trên một nghiên cứu cách đây 6 năm giữa trường và Đại học Harvard. Họ phát hiện ra những người ăn từ 2 bữa súp lơ xanh (mỗi lần chừng nửa bát) mỗi tuần có tỷ lệ mắc ung thư bàng quang thấp hơn 44% so với những người ăn không quá 1 bữa/tuần.Nhóm nghiên cứu đã phân lập được hợp chất có tên là glucosinolate từ mầm súp lơ xanh. Trong quá trình thái nhỏ, nhai và tiêu hóa, chất này sẽ chuyển thành chất isothiocyanate, được ví như "nhà máy điện dinh dưỡng" của cơ thể có vai trò khống chế ung thư. Trong phòng thí nghiệm, isothiocyanate ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư bàng quang. Tác dụng ưu việt nhất được ghi nhận trên dạng ung thư nguy hiểm nhất.Đầu tiên, người ta chiết xuất và xác định hàm lượng glucosinolate từ mầm súp lơ xanh. Sau đó, họ dùng một số enzyme đặc biệt để chuyển glucosinolate thành isothiocyanate. Nhóm đã thử nghiệm trên hai mẻ tế bào ung thư bàng quang của người và một mẻ của chuột với hàm lượng glucosinolate và isothiocyanate khác nhau. Kết quả cho thấy, glucosinolate không có tác dụng nào lên tế bào ung thư. Trong khi đó, isothiocyanate lại làm giảm sự sinh sôi ở cả 3 mẻ tế bào ung thư. Tác dụng mạnh nhất được ghi nhận trên những tế bào ung thư xâm lấn chuyển tiếp ở người.Nhóm nghiên cứu đang tìm hiểu nguyên nhân và cách thức tác động của những hợp chất từ súp lơ xanh đối với tế bào ung thư. Ngoài ra, "có ít nhất hàng chục chất có tiềm năng thú vị trong súp lơ xanh", thành viên nhóm Steven Clinton cho biết. Bên cạnh súp lơ xanh, những loại rau cùng họ như bắp cải, cải hoa, cải xoăn... cũng sở hữu những chất chống ung thư tương tự.http://vietbao.vn/Suc-khoe/Sieu-sup-lo-chong-ung-thu/10937269/248/
d.Mới đây tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences đг đưa tin, những chất có trong súp lơ giúp bảo vệ da khỏi ảnh hưởng có hại của tia cực tím. Ngoài ra, thành phần chính trong súp lơ cũng giúp giảm thiểu tình trạng cháy nắng.Sau những thử nghiệm thành công trên chuột, các nhа khoa học thuộc trường đại học Johns Hopkins đã quyết định thử nghiệm chất chiết ra từ súp lơ lên cơ thể con người. Có 6 người tình nguyện tham gia vào nghiên cứu này. Người ta đã chiếu ánh sáng cực tím lên một phần da của những người tình nguyện, sau đó bôi chất chiết từ súp lơ lên phần da đó.Kết quả cho thấy, chất chiết từ súp lơ làm giảm trung bình khoảng 37% ảnh hưởng của tia cực tím đến da. Theo lời ông Paul Talalay, hiệu quả bảo vệ da của súp lơ lên những người tình nguyện tham gia nghiên cứu là khác nhau và dao động từ 8 – 78%. Sự khác nhau là do một vаi điểm đặc biệt ở da của từng cá nhân.Các nhа khoa học cũng nhận ra rằng, hoạt động của chất chiết từ súp lơ có thể bảo vệ da trong một thời gian dài, khoảng 3 ngày.Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, đây là hoạt động gắn với chất sulforaphane. Chất này kích thích hình thành nên protit bảo đảm cho da tránh được tia cực tím trong một vài ngày. Ông Talalay cũng cho rằng sulforaphane không có khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời và cũng không thể dùng để thay thế cho kem chống nắng.Các nhа khoa học tin tưởng rằng, ứng dụng chất chiết từ súp lơ có thể bảo vệ da khỏi những vết bỏng do ánh sáng mặt trời gây ra, mа còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư da.http://vietbao.vn/Suc-khoe/Sup-lo-co-the-bao-ve-da/30202924/248/
e.Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, ăn súp lơ hoặc bông cải xanh mỗi tuần 1 lần sẽ giúp nam giới giảm 52% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt xâm lấn.Ăn súp lơ mỗi tuần 1 lần, nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt xâm lấn giảm 52%. (Ảnh: www.wegmans.com)Từ lâu, các nhà khoa học đã biết về mối liên hệ giữa việc ăn rau quả và việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, nhưng chưa có ai tập trung vào 2 loại là bông cải xanh (broccoli) và súp lơ (cauliflower), cũng như tác dụng của chúng trong việc ngăn chặn dạng nguy hiểm nhất của bệnh, đó là ung thư tuyến tiền liệt xâm lấn.Được thực hiện đối với 1.300 người, nghiên cứu này cho thấy bông cải xanh và tốt hơn bất cứ loại rau quả nào khác trong việc bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các khối ung thư xâm lấn ở tuyến tiền liệt. Hai loại rau này đã từng được biết là có chứa các chất chống ung thư.Chỉ riêng ở Anh, cứ mỗi giờ trôi qua thì có 1 người đàn ông tử vong vì ung thư tuyến tiền liệt, và hàng năm có đến 32.000 ca ung thư mới được ghi nhận ở nước này.Theo nhóm nghiên cứu thuộc Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ và tổ chức Cancer Care Ontario, ở Toronto, việc ăn trái cây và rau nói chung không có liên quan đến việc hạ thấp nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Nhưng nếu ăn nhiều các loại rau xanh sậm màu và thuộc họ cải (cruciferous) – đặc biệt là bông cải xanh và súp lơ – thì lại có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt xâm lấn.
Bông cải xanh giúp giảm 45% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt xâm lấn. (Ảnh: www.hort.purdue.edu)Kết quả thử nghiệm cho thấy mỗi tuần ăn một khẩu phần súp lơ một lần có khả năng làm giảm 52% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt xâm lấn, và tương tự, với một khẩu phần bông cải xanh mỗi tuần, nguy cơ mắc bệnh ung thư này cũng sẽ giảm 45%.
Nhóm nghiên cứu cho biết rau bina cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, nhưng lại không phải dạng xâm lấn của bệnh này.
Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Victoria Kirsch, thuộc Cancer Care Ontario, phát biểu: “Ung thư tuyến tiền liệt xâm lấn là bệnh rất nguy hiểm và rất khó tiên lượng. Do đó, qua mối liên hệ mà chúng tôi đã xác định được trong nghiên cứu này, một trong những giải pháp có thể áp dụng để ngăn ngừa nguy cơ là nên tăng cường ăn bông cải xanh, súp lơ, và có thể cả rau bina nữa”.
Tiến sĩ Kat Arney, chuyên gia cao cấp về thông tin khoa học của Viện Nghiên cứu Ung thư Anh Quốc, phát biểu: “Về vấn đề thực phẩm, không có một loại trái cây hay rau “thượng hạng” nào có thể bảo vệ bạn trước nguy cơ mắc bệnh ung thư. Các chuyên gia đã chứng minh rằng cách tốt nhất để giảm nguy cơ ung thư là phải duy trì một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh. Chế độ ăn đó nên bao gồm ít nhất 5 khẩu phần trái cây và rau mỗi ngày, trong đó có bông cải xanh và súp lơ”.http://vietbao.vn/Khoa-hoc/An-nhieu-sup-lo-de-ngua-ung-thu-tuyen-tien-liet/20727017/192/

f.Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy, thành phần sulforaphane trong cây súp lơ xanh và mầm của nó có thể giết chết vi khuẩn helicobacter pylori (HP) - thủ phạm chính gây loét dạ dày và phần lớn các ca ung thư ở bộ phận này.
Khi nghiên cứu trên chuột, các nhà khoa học tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) phát hiện ra rằng, sulforaphane tiêu diệt được cả vi khuẩn HP vẫn kháng lại kháng sinh thông thường. Hóa chất này có thể truy quét vi khuẩn nằm ngoài lẫn nằm trong tế bào. Điều này rất quan trọng vì thông thường, HP hay ẩn nấp trong các tế bào lót của niêm mạc dạ dày, khiến bệnh khó lành. Jed Fahey, Trường Y Đại học Johns Hopkins, người chủ trì nghiên cứu, cho biết, nồng độMầm súp lơ xanh là những cây non 3 ngày tuổi.sulforaphane được dùng trong thử nghiệm hoàn toàn có thể đạt được bằng cách ăn rau súp lơ xanh hay mầm của nó. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa biết rau có đem lại hiệu quả tương tự ở người hay không và nếu có thì phải dùng bao nhiêu rau mỗi ngày mới đủ. Kết luận này sẽ chỉ được đưa ra sau những nghiên cứu dài hạn trên người.
Theo ông Fahey, tại một số vùng của Trung và Nam Mỹ, châu Phi và châu Á, có tới 80-90% người dân nhiễm HP - vi khuẩn liên quan đến đói nghèo và vệ sinh yếu kém. Bệnh có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh nhưng với nhiều người, thuốc vẫn còn quá đắt. Đó là chưa kể tới những ảnh hưởng xấu của thuốc đối với sức khỏe người bệnh.
Trước đó, bác sĩ Paul Talalay, giáo sư tại Đại học Johns Hopkins, đã chứng minh được rằng sulforaphane rất hiệu quả trong điều trị ung thư. Ông nói: "Tôi hoàn toàn tin tưởng khi đề nghị mọi người ăn nhiều rau và hoa quả, nhất là các rau họ cải như súp lơ xanh. Những thực phẩm này an toàn và có lợi cho sức khỏe"
Bác sĩ Carlos Quiros, Đại học California, cho biết, sulforaphane có hàm lượng rất khác nhau trong các loại súp lơ xanh. Hiện ông đang phát triển những giống súp lơ giàu sulforaphane. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Biên bản Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, số ra hôm nay.http://vietbao.vn/Suc-khoe/Sup-lo-xanh-giup-dieu-tri-benh-viem-loet-va-ung-thu-da-day/10772012/248/

g.Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Dinh dưỡng Mỹ cho thấy, súp lơ xanh có thể ngăn ngừa bệnh ung thư kết tràng. Theo đó, do súp lơ xanh là loại rau chứa nhiều vitamin, khoáng chất và sulphorapane vốn là chất có tác dụng kích hoạt loại enzyme chống ung thư sẵn có trong cơ thể.
Các nhà khoa học còn cho biết, các loại bắp cải, cải xoang, củ cải, giá đỗ cũng được xem có công dụng trị ung thư. Tác dụng phòng ngừa ung thư sẽ cao hơn nếu sử dụng các cây rau khi còn non.
h.
Các nhà khoa học Anh vừa phát triển thành công các biến thể của một loại rau trong đó súp lơ trắng truyền thống đã biến thành các màu xanh, tím và vàng rực, gọi chung là “súp lơ cầu vồng”."Súp lơ cầu vồng” có ưu điểm là không chỉ giữ được hương vị giống hệt súp lơ trắng mà màu sắc của chúng còn khiến bàn ăn của các bà nội trợ thêm phần đẹp mắt, sinh động.Một số nhà khoa học thì khẳng định “súp lơ cầu vồng” tốt hơn cho sức khoẻ của con người.Andrew Coker, phát ngôn viên của công ty cây trồng Syngenta, nơi đang phát triển các loài thực vật tại châu Âu, nhấn mạnh rằng màu sắc phong phú của hoa lơ không phải là kết quả của quá trình biến đổi gen mà là do việc gây giống có chọn lựa sau nhiều thập kỷ.Những chiếc súp lơ màu vàng hoặc xanh đã từng xuất hiện xuất hiện tại Anh. Tuy nhiên, những người tạo ra “súp lơ cầu vồng” tuyên bố đây sẽ là lần đầu tiên hoa lơ đủ màu sắc sẽ được bán rộng rãi tại các chợ và siêu thị.
Các nhà khoa học khẳng định “súp lơ cầu vồng” tốt hơn cho sức khoẻ con người.
Ông Coker nói: “Chúng vẫn giữ được màu sắc sau khi nấu. Người tiêu dùng đang tìm kiếm những loại thực phẩm mới cho các bữa ăn và màu sắc đóng vai trò quan trọng trong quá trình tìm kiếm những thứ khác lạ”.Phát ngôn viên của Syngenta cho biết thêm: “Chúng tôi đang cố gắng đảm bảo màu sắc, kích thước và mùi vị của chúng trước khi đưa ra tiêu thụ tại các chợ lớn. Nhưng từ năm nay bạn tìm thấy chúng trong các cửa hàng nhỏ”.Khi đưa ra bán thử, những cây hoa lơ có màu sắc loè loẹt đã tạo thành một “cơn sốt” với các bà nội trợ.Đây cũng không phải lần đầu tiên những người gây giống cây trồng thay đổi màu sắc của các loại rau. Cho tới thế kỷ 17, hầu hết các cà rốt được tiêu thụ tại châu Âu có màu đỏ, vàng và tím. Những người gấy giống cây tại Hà Lan sau đó tạo ra cà rốt màu vàng để tôn vinh gia đình hoàng gia của nước này.Vài năm trước, cà rốt màu tím, khoa tây vàng và tím cũng được giới thiệu tại các siêu thị ở Anh.Tại Mỹ, súp lơ đủ nhiều màu sắc được người tiêu dùng ưa chuộng sau khi có mặt trên thị trường vài năm qua. Súp lơ vàng có hàm lượng beta carotene, một dạng vitamin A tốt cho da, cao hơn. Súp lơ tím chứa anthocyanin giúp ngăn ngừa bệnh tim.Các cuộc thử nghiệm tại Mỹ cho thấy súp lơ vàng chứa hàm lượng beta carotene cao hơn gấp 25 lần so với súp lơ thông thường.http://vietbao.vn/Suc-khoe/Sup-lo-xanh-giup-chong-ung-thu-ket-trang/45128963/248/
2.Quế là loại gia vị có tác dụng tốt cho sức khoẻ đặc biệt với những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Giảm và ngừa bệnh tiểu đường: Lượng đường máu cao gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, béo phì và các bệnh tim mạch. Quế giúp điều chỉnh lượng đường máu bằng cách tăng cường tiêu hoá glucose, kích thích hấp thụ isulin tốt cho cơ thể. Kết luận này dựa trên thử nghiệm với các bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2: - Nhóm 1 với 30 người được dùng từ 1/4 -1 thìa quế hàng ngày trong thời gian hơn 7 tuần thì thấy số người này giảm đáng kể lượng đường máu (18-29%) , triglycerides (23-30%) và lượng LDL (7-27%). - Nhóm 2 với 30 người còn lại không dùng quế thì không thấy có gì thay đổi.
An toàn
: Các nhà khoa học đã kiểm chứng về độ an toàn của quế, kết quả đã chỉ ra rằng quế có tác dụng giảm các hợp chất độc hại tiềm ẩn trong cơ thể vì thế rất an toàn cho sức khoẻ.
Chống đông máu
: Quế chứa thành phần có khả năng giúp ngăn ngừa việc hình thành những cục máu đông trong thành mạch vì thế giảm nguy cơ đột tử do bệnh tim. Kết hợp dùng quế với chế độ ăn uống và tập luyện điều độ sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Tốt cho hệ tiêu hoá
: Quế là gia vị nóng vì thế rất phù hợp với những người hay bị lạnh bụng, uống trà cho thêm chút quế và gừng sẽ rất dễ chịu.
Giảm cholesterol
: Quế có chứa chất xơ và canxi kết hợp với nhau có tác dụng giảm cholesterol hiệu quả.
Quế giúp giảm đường trong máu: Cho một ít quế vào món tráng miệng sẽ giảm sự gia tăng đường trong máu sau khi bạn ăn đồ ngọt.Ảnh: Jupiterimages.comCác nhà nghiên cứu tại Bệnh viện đại học Malmo ở Thuỵ Điển đã tìm thấy khi bổ sung một thìa quế vào một bát pudding gạo sẽ giảm sự gia tăng đường trong máu sau khi ăn ở những người khoẻ mạnh.Kết quả cũng bổ sung bằng chứng cho thấy quế giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên vẫn còn sớm để đưa quế vào đơn thuốc chữa tiểu đường.
Tiến sĩ Joanna Hlebowicz và cộng sự đã tìm hiểu 14 người khoẻ mạnh và đo lượng đường trong máu của họ trước và sau khi ăn một bát pudding gạo. Lần thứ 2 bánh pudding được cho thêm một ít quế. Kết quả cho thấy lượng đường trong máu tăng lên ít hơn khi người dùng ăn món bánh có thêm gia vị quế. Một lý do là quế làm giảm tốc độ thức ăn chuyển từ dạ dày xuống ruột già.
Liệu người bị tiểu đường có nên cho quế vào thực đơn của mình hay không thì vẫn còn phải xem xét. Trong một nghiên cứu nhỏ, Hlebowicz và cộng sự tìm thấy khi những người bị tiểu đường type 2 bổ sung quế vào thực đơn trong 40 ngày, hàm lượng đường trong máu và cholesterol có chiều hướng giảm. Trong khi đó một nghiên cứu khác lại không tìm thấy lợi ích tương tự ở người bị tiểu đường type 1.(Theo Reuters-http://www.suckhoe360.com/Song-khoe/Rau-Cu/que-giup-giam-duong-trong-mau.php)

3.Củ nghệ với sức khoẻ và nhan sắc: Ngày xưa, khi thấy chồng con bị ho, các bà thường mang đến một đĩa bún xào lòng heovới nghệ vàng ngậy và hẹ xanh thẫm. Đó chính là bài thuốc dân gian trị ho quen thuộc. Một lát nghệ còn giúp cho vét sẹo mờ dần, trả lại làn da trắng mịn cho các bà, các cô...Củ nghệ được biết đến với nhiều công dụng khác nhau, đặc biệt được Ấn Độ và nhiều nước, cả phương Đông lẫn phương Tây, sử dụng như một loại dược liệu trị bách bệnh.Theo hội đồng nghiên cứu Trung ương về Ayurveda và Sidhha (Bộ Y tế và vấn đề gia đình Ấn Độ), củ nghệ có thể chữa được nhiều bệnh. Trong phương pháp Ayurveda, củ nghệ có thể chữa bệnh hen suyễn, ho, trị cảm, nghiện rượu, mụn và các bệnh ngoài da.Trong phương pháp Unani, củ nghệ có thể giảm viêm nhiễm, trị to gan và nhiễm trùng bàng quang, rối loạn kinh nguyệt, tăng cường sức khoẻ cho tim. Củ nghệ ngâm với nước và mật ong giúp lợi tiểu, hoặc nghiền nghệ với bơ đã qua lọc sạch có thể chữa hiệu quả bệnh tiểu đường.Ngoài ra, củ nghệ còn giúp trị đau răng và ngừa sâu răng, giảm đau bao tử, giúp tiêu hoá và tạo cảm giác thèm ăn. Nhỏ nước nghệ đã đun sôi vào mũi giúp chữa đau đầu và chứng mất ngủ.Đặc biệt, củ nghệ có thể dùng như một loại thuốc bổ cho sức khoẻ mà không hề có tác dụng phụ. Pha 50mg nghệ vào một ly 200ml sữa và cho thêm một muỗng đường, bạn sẽ có một ly nước uống thơm ngon và bổ dưỡng. Mỗi ngày uống một ly như thế trong một thời gian dài giúp cơ thể kháng lại các bệnh thường thấy như hen suyễn, cảm. Đó là bài thuốc do những người hành nghề thuốc Ayurvedic khuyên dùng.Tuy nhiên, không nên xem đây là thần dược, vì nó chỉ có tác dụng khi bạn uống đều đặn và vừa phải trong một thời gian dài.Củ nghệ được sử dụng như là chất làm se và thanh tẩy rất tốt. Bạn có thể nghiền nát nghệ và xát lên da để lấy đi những tế bào da chết.
Trong ẩm thực
Không người phụ nữ nào không biết cách xử dụng hành, tiêu, ớt, tỏi, gừng, nghệ... Bánh khoái, bánh xèo, bò kho, gà xào xả ớt... đều có sự hiện diện của bột nghệ. Cà ri có hương vị đậm đà do sự phối hợp của tinh dầu, chất cay, chất béo và màu sắc đặc trưng của cà ri là từ chất màu curcumin trong nghệ tạo nên.
Trong y học
Nghệ có tên khoa học là Curcuma longa L, thuộc họ gừng, có chứa chất màu curcumin là sự phối hợp của 3 chất curcumin 1, 2, 3 cùng với tinh dầu (3-5%) tạo nên màu vàng sáng nhạt, mùi thơm dễ chịu với các dược tính như:
Kích thích sự bài tiết mật của tế bào gan, thông mật nhờ làm co thắt túi mật.
Tăng khả năng giải độc gan và làm giảm lượng urobilin trong nước tiểu.
Tinh dầu nghệ có đặc tính khử mùi hôi, đồng thời có tính kháng viêm rất hữu hiệu, bảo vệ niêm mạc miệng, lưỡi, dạ dày.
Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, làm giảm cholesterol - huyết.
Trong dân gian, nghệ đã được tin dùng như phương thuốc hữu hiệu để trị tụ huyết, máu cam, làm cao dán nhọt, thoa chống vết thương tụ máu, làm mau lành sẹo, trị viêm gan, vàng da, đau dạ dày, ghẻ lở, mụn nhọt. Trong Đông y, thân rễ nghệ gọi là khương hoàng, rễ con gọi là uất kim thường dùng trị phong hàn, chậm có kinh, băng huyết, trị đau bao tử do thiếu axit, trị loét dạ dày...
Những khám phá mới trong trị bệnh:
Các nhà khoa học nghiên cứu và các định được các ứng dụng đa dạng của nghệ như sau:
Tác dụng hưng phấn và co bóp tử cung.
Tác dụng chống viêm loét dạ dày do tác dụng tăng bài tiết chất nhày mucin.
Tác dụng lợi mật, thông mật, kích thích tế bào gan và co bóp túi mật.
Làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu.
Tác dụng kháng sinh cả trên vi khuẩn gram (+) lẫn gram (-) và tác dụng kháng nấm ngoài da.
Ngăn chặn sự phát triển vi trùng lao nhờ làm rối loạn chuyển khoá men của chúng.
Tác dụng kháng viêm tương đương hydrocortison và phenylbutazon.
Thông tin gần đây cho thấy có thể làm giảm tỷ lệ mắc ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và ruột kết nếu chế độ dinh dưỡng có nhiều chất nghệ. Tác dụng chốn khối u có được nhờ đặc tính chống oxy hoá của curcumin.Củ nghệ không chỉ có công dụng giúp liền sẹo mà còn mang lại rất nhiều tác dụng hữu ích, đặc biệt đối với sức khoẻ con người.4 công dụng nổi bật:
1. Nghệ giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu.

2. Nghệ giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hoá.

3. Mới đây người ta đã chứng minh được rằng có thể sử dụng nghệ để chống ung thư và nghệ có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

4. Có thể dùng nghệ để khử trùng và mau lành vết thương.

Sử dụng nghệ đúng cách để phát huy hết tác dụng:

Đối với bệnh ung thư ruột
: Sử dụng nghệ thường xuyên trong các bữa ăn, bạn có thể giảm được nguy cơ ung thư ruột. Hiện nay, các chuyên gia sức khoẻ Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc thử nghiệm, điều trị bệnh ung thư ruột bằng một loại thuốc được chế biến từ củ nghệ.
Chữa bệnh viêm khớp
: Củ nghệ có tác dụng giảm đau khi bạn bị chứng viêm khớp quấy nhiễu. Cách làm rất đơn giản, đun nóng một cốc sữa, trước khi sôi, bắc xuống cho một thìa cà phê nghệ dạng bột vào đó. Khuấy đều và mỗi ngày uống 3 lần. Bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Khi gặp rắc rối với tiêu hoá:
Nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể kích thích tiêu hoá và giải phóng ra các emzim tiêu hoá, phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất béo. Chính vì thế, trong trường hợp bị đau bụng, một cốc trà nghệ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
Ung thư tuyến tiền liệt:
Ăn nhiều rau xanh, kết hợp với nghệ có thể ngăn ngừa được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà khoa học tại New Jersey đã chứng minh rằng, kết hợp ăn nghệ với bông cải xanh, cải xoắn, củ cải và bắp cải có thể bảo vệ bạn chống lại căn bệnh chết người này.
Bệnh tim:
Bạn có thể giảm hàm lượng cholesterol độc hại trong máu và có khả năng chống lại chứng xơ vữa động mạch bằng củ nghệ.
Đối với người hút thuốc:
Bằng cách “nạp” vào cơ thể 1,5 g nghệ mỗi ngày chỉ trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, cơ thể bạn sẽ giảm đáng kể các tế bào đột biến gây ung thư. Các bằng chứng thuyết phục đã cho thấy, thậm chí những người hút thuốc lá có sử dụng nghệ cũng có thể đạt được hiệu quả bất ngờ, giảm nguy cơ ung thư.
Thuốc bào chế từ củ nghệ Kết hợp cao tỏi - cao nghệ
Ngày nay, nghệ được sử dụng trong Tây y dưới các dạng dược phẩm trị sỏi mật, vàng da, táo bón kinh niên, rối loạn tiêu hoá. Thuốc bào chế từ dược thảo phối hợp cao tỏi và cao nghệ tạo nên những tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, điều hoà huyết áp, đường huyết đồng thời phòng chống nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch.
Kết hợp nghệ - mật ong - cao ban long - canxi
Một loại thuốc khác rất quen thuộc từ lâu là kết hợp nghệ với mật o­ng dùng chữa trị một số bệnh gan mật, dạ dày, ruột và làm thuốc bồi bổ. Sự kết hợp nghệ - mật o­ng - cao ban long - canxi gluconat cung cấp nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể để bồi dưỡng, mật o­ng vị ngọt trị suy nhược, tì vị hư, đau loét dạ dày, táo bón, cùng với canxi cần cho phụ nữ có thai, cho con bú, người bị lao, trẻ em chậm lớn.
Dùng trong mỹ phẩm
Dùng củ nghệ rửa sạch, giã nhỏ lấy nước bôi lên vết thương đã rửa sạch để mau liền sẹo, sẹo không bị thâm. Trên thị trường hiện nay nghệ thường được thêm vào mỹ phẩm kết hợp với vitamin A, E để thành kem nghệ, sữa rửa mặt hạt nghệ... Ngoài ra, kết hợp nghệ và dầu vừng cũng được dùng điều trị nhanh khi mới bị bỏng nhẹ, giúp làm giảm phù nề, xung huyết quanh vết bỏng, giúp vết bỏng không lan rộng, chóng khô và liền sẹo. Nếu bôi thuốc sớm trong vòng 24 giờ sau khi bị bỏng, sẹo sẽ liền nhanh.
Củ nghệ được chế biến thành chất màu dùng trong thực - dược phẩm Trong công nghiệp màu thực phẩm, dược phẩm
Chất màu thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong hai nền công nghiệp lớn: công nghiệp dược phẩm và công nghiệp thực phẩm. Một trong những nguyên nhân thường gây ra ngộ độc thực phẩm là sử dụng chất màu công nghiệp tạo nên những màu sắc loè loẹt và rẻ tiền để nhuộm thức ăn. Vì thế, việc sử dụng những chất màu thiên nhiên, không độc đáp ứng tiêu chuẩn y tế trong việc nhuộm màu thực phẩm - dược phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
Màu vàng của nghệ là chất màu thiên nhiên được Dược điển công nhận với mã số E.100 để nhuộm màu dược phẩm thay thế dẫn những chất màu tổng hợp như tartrazine E.102. Chỉ riêng việc khai thác nghệ để chế biến thành chất màu dùng trong thực - dược phẩm cũng đủ mở ra một hướng đi khả thi với nguồn tài nguyên nghệ phong phú của Việt Nam. Việc tận dụng nghệ, một nguồn dược liệu rẻ tiền, phong phú trong nước và áp dụng kỹ thuật bào chế Tây y hiện đại sẽ tạo ra nguồn dược, mỹ phẩm nội địa, vừa kế thừa phát huy tiềm năng y học cổ truyền, góp phần bảo vệ hữu hiệu sức khoẻ cho nhân dân.(Theo Đẹp & TW-http://www.suckhoe360.com/Song-khoe/Rau-Cu/Cu-nghe-voi-suc-khoe-va-nhan-sac.php)

4.Rau ngót - vị thuốc tăng sức đề kháng: Khi bị chảy máu cam, bạn có thể khắc phục bằng cách giã rau ngót, thêm nước và ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.
Rau ngót còn có tên bồ ngót, bù ngót, bồ ngọt, bồng ngọt. Để làm thuốc, dùng cây từ 2 năm tuổi trở lên.
Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt, có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết, hóa ứ, bổ huyết, cầm máu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Rau ngót là thang thuốc vừa chữa bệnh vừa bồi bổ, vừa nâng đỡ chính khí vừa trừ tà khí, tăng sức đề kháng của cơ thể...
Ngoài nhiều vitamin và khoáng, rau ngót rất giàu đạm nên nó được khuyên dùng thay thế đạm động vật nhằm hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Nó rất tốt cho người cần giảm cân hay đường huyết cao.
Ngoài ra, rau ngót là một loại thực vật hiếm hoi chứa vitamin K, một chất giúp giảm nguy cơ gãy xương ở người già. Nó cũng có nhiều papaverin - chất mà từ trước chỉ tìm thấy trong cây thuốc phiện, giúp giảm cơn đau phủ tạng, hạ huyết áp và gây cương cứng dương vật.
Một số bài thuốc
Trẻ ra mồ hôi trộm, người luôn nóng, lấy rau ngót 30 g, rau bầu đất 30 g, nấu canh với bầu dục lợn để ăn.
Trẻ tưa lưỡi, lưỡi trắng rộp, bỏ bú: Nước ép rau ngót tươi bôi lên lưỡi tổn thương. Có thể hòa mật ong.
Sót rau sau đẻ, nạo hút thai: Cho sản phụ uống một bát nước rau ngót tươi.
Bồi dưỡng sau đẻ: Rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc hoặc giò sống. Có nơi hay nấu canh rau ngót với trứng tôm, trứng cáy, cá rô, cá quả... nhưng với thịt lợn nạc thì yên tâm hơn đối với sức khỏe của sản phụ đang cho con bú.
Canh giải nhiệt mùa hè: Rau ngót nấu canh với hến, mát và ngọt đậm đà. Sự phối hợp này lạnh, nên cho thêm lát gừng hoặc nên kiêng với người hư hàn.
Chữa nhức trong xương (không phải sưng đau khớp): Nấu rau ngót với xương lợn để ăn.
Giải độc rượu: Uống nước rau ngót sống.(Theo Sức Khỏe & Đời Sốnghttp://www.suckhoe360.com/Song-khoe/Rau-Cu/Rau-ngot-vi-thuoc-tang-suc-de-khang.php)
5.Cà tím có chứa rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn phải biết cách sử dụng chúng thì mới đạt được hiệu quả cao nhất.
Lợi ích của cà tím
Ưu điểm quan trọng nhất của cà tím là khả năng giúp cơ thể loại được lượng cholesterol thừa. Chính vì thế, các nhà dinh dưỡng học thường khuyên những người muốn tránh các bệnh về tim mạch nên sử dụng cà tím trong khẩu phần ăn.
Cà tím rất giàu các chất khoáng, trong đó có kali giúp bình ổn hoạt động của tim.
Ngoài ra, thực phẩm sẫm màu này còn chứa nhiều chất sắt, đồng rất có lợi cho máu và sắc mặt.
Trong cà tím có chứa axit ascobic, vitamin nhóm B, caroten.
Nước ép cà tím được coi là loại “kháng sinh tự nhiên” giúp cơ thể chống những bệnh viêm nhiễm. Chính vì thế, trong thành phần nhiều loại thuốc có sử dụng các chất được chiết xuất từ cà tím.
Một số đơn thuốc hiệu quả từ cà tím
Để chứa bệnh cao huyết áp, hãy lấy vỏ cà tím hong khô và nghiền nhỏ. Mỗi ngày nên uống một thìa cà phê trước khi ăn.
Đề phòng các bệnh về gan và thận, các bác sỹ khuyên nên ăn một thìa cà tim nấu mỗi ngày.
Muốn răng và lợi vững chắc nên thực hiện liệu pháp sau: 1 thìa vỏ cà tím sấy khô, nghiền nhỏ, đổ thêm nước và đun sôi lấy nước cốt. Sau đó, pha thêm một thìa nhỏ muối và súc miệng.
Lưu ý:
Mặc dù cà tím rất có lợi, tuy nhiên một số người nên tránh loại thực phẩm sẫm màu này. Nếu mắc bệnh loét, viêm dạ dày nặng hoặc rối loạn dạ dày, tốt hơn cả là loại cà tím ra khỏi thực đơn.
Theo Dân Trí - health.rin
http://www.suckhoe360.com/Song-khoe/Rau-Cu/Cong-dung-cua-ca-tim.php
6.Rau sam có tên Hán là mã sĩ hiện (rau răng ngựa vì có lá hình giống răng ngựa) và nhiều tên khác như trường thọ thái (rau trường thọ). Tên khoa học là Portalaca oleacea L. Có 2 loại thân màu tím thẫm và nhạt (loại thẫm dùng làm thuốc tốt hơn).
Rau sam là loại rau giàu chất dinh dưỡng, chất lượng thay đổi tùy nơi mọc và mùa thu hái. Trong 100g rau sam có 1,4g đạm, 3g đường, 100mg chất béo, 700mg chất xơ, 85g canxi, 56mg photpho, 1,5mg sắt, 68mg magiê, 494mg kali, 1.920 UI caroten... và một số vitamin B1, B2, PP, C, E. Các axit béo đặc biệt là omega 3 với tỷ lệ cao nhất so với các thực vật khác. Các axit hữu cơ như axit glutamic, axit nicotinic, axit malic... Còn chứa các chất noradrenalin, dopamin, flavonoid.
Tác dụng kháng khuẩn
Nước cốt và nước sắc trị khuẩn shigella gây lỵ trực khuẩn nhưng chỉ được một thời gian ngắn sau đó bị kháng lại, trị khuẩn salmonella typhi gây bệnh thương hàn, trị tụ cầu gây nhọt ngoài da...; diệt nấm, diệt ký sinh trùng đường ruột: giun móc, giun kim, giun đũa.
Đối với giun móc, thử trên hàng trăm bệnh nhân, sau 1 tháng phân của 80% bệnh nhân hết trứng giun móc. Với giun kim, giun đũa sau khi ăn 200g rau sam tươi (nhai kỹ) có kết quả tẩy rất tốt. Ăn được vài ngày liên tục kết quả càng cao. Đối với lỵ trực trùng, rau sam đã chứng tỏ có hiệu quả cao trên phòng và chữa bệnh.
Rau sam làm vững chắc thành mạch chống chảy máu, giãn cơ bộ máy tiết niệu làm lợi tiểu (cùng tác dụng của kali) chống cơn co thắt gây đau đớn, chú ý rau sam gây co bóp tử cung nên không được dùng nước ép rau sam cho người có thai.
- Tác dụng trên xương khớp để chống viêm, cộng thêm tác dụng lợi tiểu nên có thể áp dụng cả trên bệnh thống phong (gút).
- Rau sam chứa nhiều vitamin A, C, E tất yếu có tác dụng khử gốc tự do, chống ôxy hóa chống lão hóa, chống ung thư, nhưng chỉ mới thấy ghi nhận có tên gọi của rau sam là Trường thọ thái trong Đông y.
Làm thuốc
Theo Đông y, rau sam vị chua tính lạnh, vào kinh tâm và đại tràng. Có tài liệu ghi vào can và đại tràng. Không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, lợi tiểu, giảm đau.
Trong danh mục những cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới ghi rau sam dùng chữa thấp khớp, phụ khoa, giảm đau, lợi tiểu, trợ tim, hạ sốt cao, trị giun kim, kích thích tiết mật, hạ đường huyết, làm thuốc bổ dưỡng. Dùng ngoài chữa chàm, mụn nhọt lở loét...
Để làm thuốc, chọn loại đỏ, to, lấy toàn cây (bỏ rễ) dạng tươi, hoặc khô. Sau đây là một số bài thuốc có rau sam để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết.
Trẻ em đi lỵ: Rau sam tươi giã nát, vắt nước cốt đun sôi. Có thể cho ít mật dễ uống.
Phụ nữ bị bạch đới: 30ml nước cốt rau sam + 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều đun sôi để uống.
Sốt phát ban, nổi mẩn: Nước cốt rau sam uống sống, bã xoa lên người.
Lậu nhiệt đái rắt, đái buốt đỏ sẻn: Nước rau sam sống giã uống.
Ngộ độc thuốc: Rau sam tươi giã lấy nước uống, bã đắp vào rốn.
Kiết lỵ ra máu: Rau sam 200g, thái nhỏ, nấu với 100g gạo nếp thành cháo (không cho muối) ăn lúc đói.
Lỵ cấp và mạn: 1kg rau sam nấu với 3 lít nước lọc còn 1 lít. Người lớn uống 3 lần/ngày, mỗi lần 700ml (dùng trong bệnh viện).
Hậu sản tiểu tiện không thông: Rau sam tươi 100g, giã vắt lấy nước 30ml đun sôi hoặc cách thủy. Thêm 10g mật ong để uống.
Hậu sản ra huyết: Rau sam tươi 200g hoặc khô 60g. Sắc uống chia 2 lần/ngày.
Tẩy giun móc: Rau sam tươi 300g giã vắt lấy nước nấu lên thêm ít muối hoặc đường. Ngày uống 2 lần khi đói, liền 3 ngày là 1 liệu trình. Uống 1-3 liệu trình.
Môi, miệng lở loét: Nước cốt rau sam hoặc rau sam sắc đặc bôi.
Đau răng: Nước cốt tươi hoặc sắc đặc ngậm súc miệng.
Bỏng: Rau sam khô tán bột trộn mật ong bôi lên.
Mụn nhọt lâu ngày không khỏi: Rau sam tươi giã đắp lên.
Nấm tóc, nấm chân, chốc đầu: Rau sam nấu thành cao bôi lên chỗ tổn thương hoặc rau sam khô đốt thành than để rắc lên.
Ho gà (ho bách nhật): Rau sam 100g, đun sôi với 200ml nước thêm 30g đường phèn đun tiếp còn 100ml chia uống 3 ngày, mỗi ngày 3 lần. Uống 3 ngày bệnh giảm 50%. Uống tiếp 3 ngày thì có thể đỡ nhiều và khỏe.
Ho ra máu: Uống nước cốt (vắt tươi) hoặc nấu đặc uống, hằng ngày ăn rau sam nấu nhiều kiểu (sống, luộc, xào, canh) cho đến khi khỏi. Nếu do lao phải kết hợp thuốc chống lao theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa lao.
Ngứa âm đạo: Rau sam tươi hoặc khô sắc nước ngâm rửa.
Trĩ: Rau sam tươi nấu ăn, nước để xông và ngâm. Làm hằng ngày trong 1 tháng. Chữa càng sớm càng chóng khỏi.
Côn trùng, rắn rết cắn: Giã rau sam lấy nước cốt uống ngay và bã đắp lên chỗ bị cắn (kể cả trường hợp đụng phải sâu róm, giời leo, ong muỗi đốt...). Rau sam chỉ dùng để sơ cứu và hỗ trợ, sau đó cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Ung thư (K): Trung Quốc đã dùng rau sam trong điều trị nhiều loại ung thư (K).
K thực quản: Rau sam tươi 30g nấu chín nhừ, một ít bột đậu nành nấu cháo, thêm mật ong. Ăn hằng ngày.
K đại tràng: Rau sam 20g, bại tương thảo 20g, khổ sâm 20g, thổ phục linh 20g, bạch thược 20g, kê nội kim 20g, hoàng liên 8g, hồng đằng 12g, tam lăng 10g, huyền hồ 10g, xuyên hậu phác 10g, xạ hương 4g, cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
K trực tràng: Rau sam 10g, hoa mào gà 30g, sắc uống ngày 1 thang.
Bạch cầu cấp: Rau sam 30g, a giao 16g, bạch chỉ 12g, hà thủ ô 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Ngoài ra rau sam còn được ghi dùng chữa một số bệnh ở mắt, viêm gan vàng da (+ rau má), lao phổi (+ tỏi)... Y học cổ truyền Ấn Độ dùng rau sam để chữa gầy còm, bệnh ở gan, tụy, thận. Lá dùng chữa sốt nhức đầu. Hạt chữa kiết lỵ.
Theo tài liệu của Võ Văn Chi, rau sam còn có tác dụng an thần gây ngủ, làm tăng đông máu. Nấu rau sam với lươn chữa gầy còm, thiếu máu, da khô, sốt rét kinh niên, tê đau xương khớp, đau lưng.
Theo Phó Thuần HươngSức khỏe & Đời sống
http://www.suckhoe360.com/Song-khoe/Rau-Cu/Rau-sam-khang-khuan-tri-giun.php
7.Cà rốt: Cà rốt là một nguồn dinh dưỡng giàu vitamin A nhất. Do thành phần có hàm lượng beta-carotene cao và giàu các vitamin, khoáng chất khác, cà rốt có khả năng ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
Giá trị dinh dưỡng: Một củ cà rốt cỡ trung bình có 32mg phốt pho, 233mg kali, 7mg vitamin C, 7g carbohydrate, 5g đường, 2g chất xơ, 1g chất đạm, 6.000mcg vitamin A, 40 calo, không có chất béo hoặc cholesterol. Tinh dầu cà rốt có nhiều hóa chất khác nhau trong đó chứa một loại insulin thực vật. Một ly 240ml cà rốt ép cung cấp khoảng 59mg canxi, 103mg phốt pho, 718mg kali, 21mg vitamin C, 23g carbohydrate và 18.000mcg vitamin A.
Ngăn ngừa ung thư
Trong cà rốt giàu chất beta-carotene, có thể giảm nguy cơ gây ung thư phổi, tiền liệt tuyến, tụy tạng, ung thư vú và nhiều loại khác.
Tốt cho phổi
Một chế độ dinh dưỡng có nhiều vitamin A sẽ bảo vệ cơ thể chống lại ung thư phổi và bệnh khí thũng.
Bổ dưỡng cho mắt
Cà rốt không ngăn ngừa hoặc chữa được cận thị hay viễn thị, nhưng khi thiếu vitamin A, mắt sẽ không nhìn rõ trong bóng tối. Cà rốt có nhiều beta carotene - tiền thân của vitamin A.
Ngoài ra, beta caroten giúp ngăn ngừa thoái hóa võng mạc và đục thủy tinh thể. Chúng ta chỉ cần ăn đủ một củ cà rốt mỗi ngày là đủ vitamin A cần thiết. Nhiều nghiên cứu cho thấy với lượng vitamin A và beta carotene dồi dào, cà rốt còn có khả năng chữa và ngăn ngừa được các chứng viêm mắt, hột cườm, thoái hóa võng mạc...
Giảm nguy cơ suy tim
Nếu mỗi người cao tuổi ăn một củ cà rốt mỗi ngày thì có thể giảm nguy cơ suy tim tới 60%. Đó là nhờ chất carotenoid trong cà rốt.
Hạ cholesterol
Chỉ cần ăn hai củ cà rốt mỗi ngày có thể hạ cholesterol xuống từ 10 - 20%. Sử dụng 200g cà rốt sống mỗi ngày, liên tục trong 3 tuần lễ, có thể hạ mức cholesterol xuống khoảng 11%.
Giúp tiêu hóa tốt
Súp cà rốt rất tốt để hỗ trợ việc điều trị bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ em. Súp bổ sung nước và các khoáng chất như kali, natri, phốt pho, canxi, magiê. Cà rốt giúp bớt táo bón nhờ có nhiều chất xơ. Nhờ vậy, cà rốt cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột già.
Giảm nguy cơ mắc tiểu đường
Ăn thực phẩm chứa nhiều carotenoid có thể làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2 nhờ sự gia tăng tác dụng của insulin. Người ta còn phát hiện ra trong cà rốt có chứa hormon thực vật gọi là tocokinin. Chất này tương tự như insulin, rất tốt đối với những trường hợp mắc bệnh tiểu đường.
Tốt cho nữ giới
Với phụ nữ, cà rốt có thể mang tới nhiều ích lợi như làm giảm lượng kinh quá nhiều khi "thấy tháng", giảm triệu chứng khó chịu trước kỳ kinh, bớt mắc chứng viêm âm hộ và nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt là
giảm nguy cơ loãng xương sau thời kì mãn kinh.
Cách sử dụng tốt nhất
Caroten có trong cà rốt cũng chính là bán thành phẩm của vitamin A, nghĩa là nguồn sinh ra vitamin A. Tuy nhiên, đây lại là chất khó hấp thu đối với cơ thể. Vì vậy, nếu ăn sống hay làm nộm thì 90% caroten trong cà rốt không được dạ dầy hấp thu.
Bản chất caroten là chất chỉ tan trong dầu mỡ nên việc ninh, nấu chín cà rốt với dầu mỡ hay thịt là cách tốt nhất để sử dụng triệt để lượng vitamin dồi dào có trong loại củ này. Khi ấy, caroten đã hoà tan được chuyển xuống ruột non và dưới tác dụng của niêm mạc ruột sẽ chuyển thành vitamin A giúp cơ thể hấp thu dễ dàng.Bên cạnh, đó các nhà dinh dưỡng cũng khuyên người sử dụng chỉ nên nấu lượng cà rốt vừa đủ ăn trong một lần bởi carotin là chất có tính ổn định trong kiềm, axit và nhiệt nhưng lại oxi hoá trong không khí, nhất là dưới tác dụng của tia tử ngoại. Ngoài ra, các thức ăn có cà rốt không nên để bên ngoài tiếp xúc với không khí.
Cà rốt, vị thuốc quý
Ngoài carôten, cà rốt còn có một hàm lượng đường cao hơn các thứ rau quả khác, cùng 9 loại acid gốc NH2, COOH và các khoáng chất phốt pho, canxi, sắt, đồng, flo, magiê..... Tinh dầu trong cà rốt cũng có tác dụng diệt khuẩn.
Cà rốt không chỉ là một loại rau có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là vị thuốc rất có hiệu quả. Theo các nhà khoa học những người thường xuyên phải làm việc ở môi trường độc hại và tiếp xúc nhiều với sóng điện tử nên ăn nhiều cà rốt có nhiều caroten bởi caroten có thể chuyển hoá thành vitamin A giúp sáng mắt và đề phòng bệnh quáng gà và khô mắt.
Các nhà khoa học Mỹ đã có công trình nghiên cứu về cà rốt và đưa ra kết luận: carôten trong cà rốt có tác dụng phòng chống bệnh ung thư.
Chưa hết, cà rốt còn chứa một lượng insulin, làm giảm 1/3 đường trong máu, là thực phẩm lý tưởng cho người bị bệnh tiểu đường và cũng có tác dụng hạ huyết áp, nên rất tốt với người bị cao huyết áp. Đặc biệt, hạt cà rốt có chứa chất B bisabolen có tác dụng hạn chế sinh đẻ.
Theo Y học cổ truyền thì cà rốt tính cam, bình, hạ khí, bổ trung lợi, trường vị, an ngũ tạng (sách Bản thảo cương mục) và nhuận thận mệnh, tráng nguyên dương, ấm chân tay, trừ hàn thấp (sách Y lâm quả yếu). Cà rốt có thể chữa một số bệnh dưới đây:
- Mắt quáng gà, khô giác mạc: ăn cà rốt xào cùng gan lợn (Ẩm thực trị liệu chỉ nam).
- Huyết áp cao, tiêu hóa kém, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng: cà rốt (không quá 120g/ ngày) cạo vỏ, thái nhỏ, nấu cháo với gạo tẻ ăn hàng ngày chia 2 bữa sáng - tối.
- Đi lỵ mãn tính và ỉa chảy: cà rốt nấu chín tới, ăn liên tục trong vài ngày.
- Ho gà: cà rốt 200g, đại táo 12 quả cùng 3 bát nước, sắc lên còn 1 bát chia 3 lần uống/ ngày. Uống liên tục 10 thang (Lĩnh Nam thảo dược chí).
Cuối cùng, các bạn gái có thể tự làm cho mình mặt nạ cà rốt để có làn da mặt sáng đẹp bằng cách: luộc chín cà rốt, sau đó nghiền nát rồi trộn đều với mật ong. Quệt từ từ hỗn hợp lên mặt, đợi khoảng 10 phút rồi sau đó rửa sạch bằng nước lạnh.(Theo Thế giới tiêu dùng)
8.Cần Tây: Để chữa suy nhược thần kinh, phòng ngừa cao huyết áp, rối loạn chức năng tiêu hoá, gan, thận… bạn nên thường xuyên dùng những món ăn chế biến từ rau cần tây, một loại rau dễ kiếm, rẻ tiền mà lại có nhiều lợi ích cho sức khoẻ
Một chế độ ăn uống hợp lý, với những thực phẩm thích hợp, sẽ giúp cơ thể bạn tăng sức đề kháng, bổ trợ trong việc chữa trị một số bệnh tật.
Tác dụng của rau cần tây có từ lâu đời
“Ông tổ” của y học phương tây là Hippocrates (460 – 377 trước Công nguyên) đã từng nói về tác dụng chữa bệnh rối loạn thần kinh của cần tây. Người Ai Cập cổ đại, cách đây 3.000 năm, đã biết dùng cần tây để chữa bệnh tim. Rau cần tây cũng được người Trung Quốc sử dụng từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, với tên dương khổ thái, để hỗ trợ tiêu hoá, chữa ho, hạ sốt, lợi tiểu tiện.
Ngày nay rau cần tây thường dùng trong các trường hợp suy nhược cơ thể do làm việc nhiều, trạng thái thần kinh dễ bị kích thích, tiêu hoá kém, cơ thể mất chất khoáng, cao huyết áp, thấp khớp, thống phong, sỏi thận, sỏi niệu đạo, đau gan vàng da, suy nhược thận...

1. Giảm huyết áp cao
Trong cần tây có chứa chất hoá học tự nhiên apigenin giúp ngừa chứng huyết áp cao và giúp giãn nở mạch.
Chất hoá học 3-n-butylphtalide (3nb) làm hạ huyết áp qua việc giúp các cơ vùng thành mạch máu hoạt động nhịp nhàng. 3nb còn giúp giảm lượng hormone stress: catacholamines.
Theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại Học Chicago, thí nghiệm cho thấy những động vật dùng chiết xuất cần tây giảm huyết áp 14 % so với những động vật không dùng chiết xuất này.
Trong cần tây có nhiều natri và kali tự nhiên nên rất thích hợp với chế độ ăn ít muối của người bị huyết áp cao. Trong 100 gram cần tây có chứa 341 miligram kali và 125 miligram natri.
2. Giảm béo: Cần tây chứa hợp chất có tác dụng lợi tiểu tự nhiên giúp giảm nước trong cơ thể nên được biết đến từ lâu với tác dụng giảm cân và giảm béo.
Những cách chế biến rau theo ý riêng: Mỗi ngày bạn ăn sống khoảng 20 –40 g cần tây trong các bữa có thể giúp chữa chứng ăn khó tiêu, ăn không ngon miệng và giúp giảm cân, chống béo phì. Nước cốt rau cần tây (thêm ít muối) dùng súc miệng có thể chữa viêm họng, khản tiếng, lở miệng. Món canh rau cần tây – thịt heo rất có ích cho người cao huyết áp, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể. Cách chế biến như sau: Rau cần tây 100 g (cả lá và thân) rửa sạch cắt ngắn. Nấm đông cô (nấm hương) 20 g ngâm nước nóng có chút gừng, ngâm khoảng 15–20 phút rửa sạch, cắt nhỏ. Thịt heo nạc 100 g rửa sạch cắt nhỏ, tỏi giã dập. Đun sôi thịt heo với 500 ml nước, khi thịt chín cho cần tây + nấm đông cô + tỏi vào quậy đều, đến khi canh sôi chín là được. Để làm sinh tố rau cần tây, dùng 100 g cần với 1 trái cà chua đem xay với nước lọc. Sau đó thêm 1 muỗng canh nước chanh vào để uống. Món này có tác dụng giải độc cơ thể, làm mạnh chức năng gan, thận, làm dịu thần kinh và tăng sức đề kháng.Những lưu ý:
- Những người bị huyết áp thấp không nên dùng cần tây.
- Không cất giữ rau cần tây trong tủ lạnh quá 2 tuần vì chất furanocoumarin trong cần tây sẽ tăng gấp 25 lần, có thể gây ung thư.
- Rau cần tây còn gọi là dương khổ thái, tên khoa học Apium graveolens L. thuộc họ hoa tán (Apiaceae).
- Theo Đông y, rau cần tây có vị chát, mùi thơm, tác dụng thanh nhiệt, trợ tiêu hoá, làm hết ho, lợi tiểu, hoạt huyết, trừ thấp.(Theo Lương y Đinh Công Bảy)
9.Măng tây trị bá bệnh: Giống măng tây có 2 nhóm măng tây được trồng hiện nay:
- Măng xanh, đại diện là giống F California 500. Loại này cho năng suất cao, dễ trồng, dễ thu hoạch, song giá trị thương phẩm không cao.

- Măng trắng, đại diện là giống F Mary Washington. Đây là giống trồng phổ biến, cho năng suất và chất lượng cao. ở các điểm trồng thử nghiệm 2 giống trên tại Viện nghiên cứu rau - quả (Gia Lâm), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (Thanh Trì) và Trung tâm kỹ thuật rau - hoa - quả (Từ Liêm) Hà Nội, năng suất năm đều đạt 7 - 8 tạ/ha, năm thứ 2 - 3 đạt 1,5 – 2 tấn/ha, năm thứ 3 trở đi đạt tới 3 tấn/ha
.
Măng tây có thể nhiều người chưa biết. Đây là cây có nguồn gốc từ Châu Âu thuộc vùng Địa Trung Hải, du nhập vào nước ta vào đầu thế kỷ XX.
Toàn bộ cây măng tây đều chứa chất xơ, nhờ vậy mà rất cần thiếtcho tiêu hóa đặc biệt là chống táo bón.
Cây măng tây (Asparagus officinalis), danh pháp khoa học Asparagales thuộc họ Thiên Môn đông là một bộ trong lớp thực vật một lá mầm, bao gồm một số họ không thân gỗ. Măng tây là loại sống lâu năm, mọc thành khóm, có rất nhiều rễ nên có sức chống chịu cao nhất là chịu rét. Thân cây cứng, mọc thẳng và cao khoảng 1 – 1,5m. Cành mảnh như sợi chỉ có màu xanh lục. Hoa măng tây nhỏ đơn tính có màu vàng lục.
Quả măng tây mọng hình cầu, đỏ thẫm. Cành mảnh đẹp nên được sử dụng làm cành trang trí cắm xen kẽ vào lọ hoa hoặc cài trên ve áo càng tô thêm vẻ hài hòa, duyên dáng. Măng tây ở nước ta được trồng nhiều ở Yên Viên, thành phố Hà Nội hay ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh... làm rau ăn, đặc biệt được sử dụng để chế biến các món ăn trong các ngày lễ, tết. Nhưng năng suất thấp không có lợi cho thu nhập nên được chuyển hướng làm cây cảnh thì giá trị được cao hơn. Là loại cây phát sinh từ rễ, hễ vào xuân là mùa măng tây mọc và cho thu hái khi cây cao khoảng từ 10 – 15cm. Măng tây được coi như một loại rau cao cấp trong các loại rau, trên thị trường thế giới rất được ưa chuộng. Người ta cũng đã phân tích thành phần dinh dưỡng có trong măng tây như proteine 2,2%, chất béo 0,2%, carbohydrate 3,2%, cùng nhiều vitamine A, vitamine B1, vitamine B2, vitamine C, vitamine PP và một ít vitamine E, các khoáng chất như Ca... Tại Âu Châu măng tây còn được đóng hộp để xuất khẩu như các loại rau khác.
Đặc biệt hơn măng tây lại còn giàu dược tính, chính vậy ở Hy Lạp và La Mã từ trước Công nguyên người cổ xưa đã biết sử dụng măng tây làm thuốc trị bệnh. Chẳng hạn làm thuốc lợi tiểu người ta lấy măng tây tươi nấu thành canh ăn hoặc sắc lấy nước đặc để uống. Khi ta ăn măng tây lúc tiểu tiện nước tiểu có mùi đặc biệt, nên người ta thường sử dụng măng tây cho người thận yếu, đau bàng quang hay suy gan mật. Tại Pháp đã bào chế từ mầm non cây măng tây, rễ rau cây cần tây, rễ cây mùi tây và rễ cây cam thảo thành một loại biệt dược là Sirop descinq raciness được đưa vào dược điển và lưu hành rộng rãi. Thuốc có tác dụng lợi tiểu, khai vị và gây trung tiện. Ngoài ra, người ta còn thấy toàn bộ cây măng tây đều chứa chất xơ, nhờ vậy mà rất cần thiết cho tiêu hóa đặc biệt là chống táo bón. Măng tây còn là loại thực phẩm rất có lợi cho những người lao động trí óc vì có khả năng làm tăng cường sức dẻo dai trong khi làm việc. Đáng lưu ý hơn cả, trong cây măng tây chứa một hợp chất có nitơ là tinh thể màu trắng với một hàm lượng đáng kể mà rất cần thiết cho sự xây dựng và phân chia tế bào, đó chính là asparagin, một chất được sử dụng trong trị liệu chứng phù tim và bệnh goutte.(Xem:http://danong.com/data/cache/18462.html)

10.Thuốc quý từ cây rau dền(Amaranthus): Để chữa bệnh táo bón, huyết áp cao, nhức đầu, chóng mặt, nóng phừng mặt, lấy 250 g dền cơm luộc sôi 3 phút, vớt ra trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn với cơm.
Rau dền có nhiều loại. Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, dền canh; đặc điểm là thân mọng nước, nấu chóng nhừ, nấu canh thì ngon hơn. Loại lá bé có màu xanh là dền trắng, dền xanh hay dền cơm. Rau dền gai mọc hoang. Rau dền giàu vitamin A, B, C, PP và chứa gần 10 acid amin cần thiết.
Loại rau này tính lạnh, dễ gây đi ngoài ( nhất là loại tía ), nên không dùng cùng với các thức ăn có tính lạnh như tiết, ba ba.Cây dền tía(Amaranthus tricolor)
Được thổ dân châu Mỹ sử dụng từ 8.000 năm trước, đến nay cây này đã được trồng trên các cánh đồng hàng trăm nghìn hecta. Ở Mỹ có hàng nghìn điền chủ trồng cây dền và đây là một trong 40 loại thức ăn thông dụng. Thân và lá thường làm thức ăn luộc, nấu canh.
Dền tía vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, sát trùng, trị nọc o­ng, rắn rết, dị ứng mẩn ngứa, kiết lỵ,
viêm gan vàng da. Để chữa bệnh hậu sản, dùng dền tía nấu canh hoặc xay lấy nước nấu cháo. Đắp ngoài chữa sơn ăn mặt.Để phòng chữa dị ứng, giảm tác hại của xạ trị, phóng xạ, lấy rau này thái nhỏ, đun sôi 300 ml nước rồi cho và; khi sôi lại thì cho 50 g gan heo thái miếng đã được ướp gia vị và xào với tỏi sẵn. Nếu phòng bệnh thì ăn 2-3 lần/tuần, còn chữa trị thì ngày một lần, kỵ tiết canh.
Rễ cây được dùng làm thuốc chữa sốt xuất huyết, nôn. Các nhà khoa học Nhật dùng các sản phẩm của dền tía để tẩy rửa chất phóng xạ, dầu hạt dền chữa nhiễm chất phóng xạ.
Rau dền cơm(
Amaranthus viridis)Rau Dền cơm : Loài rau mọc hoang phổ biến trong sân vườn, cây nhỏ mọc thấp dưới đất ( cao <0,3m>đốt lở ngứa. Toàn cây cây chứa nhiều muối kali nên lợi tiểu, chữa sốt. Lá dền gai chữa viêm phổi, lỵ, giã nát đắp chữa bỏng, nhọt mưng mủ.Rau dền có vị ngọt, tính mát, có tác dụng sát trùng. Hạt dền có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng làm mát gan, cả hai đều có tác dụng nhuận tràng, lợi đại tiểu tiện, chữa lỵ mới phát, chữa phong nhiệt, mắt có mộng trắng, mắt mờ.Cây rau dền thường dùng tươi cả thân cây và thu hoạch quanh năm. Hạt rau dền thường lấy vào mùa thu, phơi khô, bảo quản nơi khô ráo để dùng.(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

11.Bí Đỏ - Rẻ tiền, nhiều dinh dưỡng: Bí đỏ là một loại quả rẻ tiền nhưng lại có giá trị dinh dưỡng đặc biệt. Vì vậy, người Nhật Bản luôn coi nó là một trong những món ăn trường sinh bất lão bên cạnh hải sản, tảo biển, rau sống, trứng và đậu nành.
Thịt bí đỏ là nguồn cung cấp vitamin A, đóng vai trò quan trọng cho thị giác, tăng trưởng xương và sự sinh sản, tham dự vào sự tổng hợp protein, điều hòa hệ miễn dịch và góp phần dinh dưỡng, bảo vệ cho da. Ngoài tỷ lệ chất xơ và sắt khá cao, bí đỏ còn mang lại vitamin C, acid folic, magnesium, kali và nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Theo Tài liệu dinh dưỡng Việt Nam, 100g bí đỏ chứa:
Protid 0,3%
Glucid 6,2%
Vitamin A 0,29mg
Vitamin E 0,5mg
Vvitamin C 8mg
Vitamin PP 0,4mg
vitamin B1 0,06mg
Vitamin B2 0,03mg
Vitamin B5 0,4mg
Vitamin B6 0,07mg
Vitamin B8 0,001mg
Vitamin B9 0,02
Đây cũng là thực phẩm cần cho những ai sợ mập vì 100 g bí đỏ chỉ cung cấp 26 kcal và không chứa chất béo.Trong bí đỏ còn có một chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, đó là acid glutamic, đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, giúp các phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não. Vì thế, bí đỏ được coi là món ăn bổ não, trị suy nhược thần kinh, trẻ em chậm phát triển về trí óc.
Bí đỏ được xem là một trong những loại quả chứa nhiều chất caroten có tính chất chống ôxy hóa. Màu vàng cam càng nhiều thì hàm lượng caroten càng cao rất tốt cho trẻ em. Những người thường bị táo bón cũng nên ăn bí đỏ vì chất sợi trong bí giúp ruột chuyển vận dễ dàng, đồng thời có một phần glucid là mannitol có tính nhuận trường nhẹ.
Hạt bí đỏ không chỉ là phương tiện “giải sầu” trong những đêm mưa buồn giá lạnh mà còn là loại thuốc tẩy giun sán. Nó cũng chứa nhiều vitamin, chất khoáng cùng những amino acid cần thiết như alanin, glycin, glutamin, có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
Hạt bí đỏ được dùng để chế tạo một loại dầu chứa nhiều carotenoid ( beta-caroten, alpha-caroten, zéaxanthine, lutein ) - những chất tương tự như vitamin A. Đây là những chất chống ôxy hóa mạnh giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến lão suy như đục thủy tinh thể, các bệnh tim mạch và một số loại ung thư.

Một số thành phần trong hạt bí đỏ:Magiê: Góp phần vào việc khoáng hóa xương, cấu trúc protein, gia tăng tác động biến dưỡng của các enzym, việc co thắt cơ, sự dẫn truyền luồng thần kinh, tăng sức khỏe cho răng và chức năng hệ miễn nhiễm.
Acid linoleique (omega 6): Một acid béo cần thiết mà người ta phải được cung cấp từ thực phẩm. Cơ thể cần acid béo này để giúp cho hệ miễn nhiễm, hệ tuần hoàn và hệ nội tiết hoạt động tốt.
Đồng: Cần thiết trong việc hấp thu và sử dụng sắt trong việc tạo lập hemoglobine. Đồng thời tham dự vào hoạt động của các enzym góp phần tăng cường khả năng của cơ thể chống lại các gốc tự do.
Phosphore: Hữu ích cho việc khoáng hóa răng và xương, là thành phần của các tế bào giữ phần quan trọng trong việc cấu tạo các chất thuộc hệ di truyền, là thành phần của các phospholipid, dùng trong việc chuyển vận năng lượng và cấu tạo nên thăng bằng acid-baz của cơ thể. Hạt bí ngô giàu phosphore có thể góp phần làm giảm nguy cơ sạn thận.
Kẽm: Tham phần vào các phản ứng miễn dịch, tạo nên cấu trúc di truyền, mau lành vết thương, liền da, tạo nên tinh trùng và sự tăng trưởng của thai nhi.
Theo Đẹp

12.Tỏi - Vị thuốc đặc trị:Củ tỏi không chỉ là một loại gia vị rất quen thuộc trong các món ăn thường ngày. Ngoài tác dụng đem lại mùi vị thơm ngon, hấp dẫn, tỏi còn được xem như một loại thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm.


Chống được các bệnh tim mạch: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Tỏi có tác dụng làm lưu thông máu một cách dễ dàng, vì thế ăn tỏi sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Tỏi hoạt động trong các tiểu huyết cầu, làm cho chúng gắn kết lại với nhau, chống lại các bệnh tim mạch.Bên cạnh đó, tỏi còn có tác dụng phân huỷ, sự tạo “khối” protein.Tỏi ngăn ngừa sự chuyển hoá của các cholesterol độc hại và làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu.Với các tính năng trên, tỏi được xem là phương thuốc hiệu quả chống lại nguy cơ mắc các về bệnh tim mạch và đột quỵ.
Tỏi chống ung thư : Tỏi có chứa chất allium giúp ngăn ngừa các căn bệnh ung thư chết người và “tiêu diệt” sự hình thành cũng như phát triển của các tế bào gây ung thư.Ngoài ra, trong tỏi còn có chứa alliin, chất chống oxy và một số thành phần như selenium, vitamin C, vitamin E…có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối ung bướu.
Các công dụng khác: Ngoài tính năng chống lại các bệnh tim mạch và ung thư, tỏi còn đem lại hiệu quả cao trong việc phòng và trị chứng cảm lạnh và cảm cúm.Tỏi còn được dùng để điều trị chứng đau họng, giảm hàm lượng cholesterol cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, rối loạn tiêu hoá, nhiễm trùng bàng quang, các bệnh về gan. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành các công trình nghiên cứu, minh chứng rằng, tỏi có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn “cư trú” trong ổ bụng và làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.Bên cạnh đó, Tỏi còn làm tăng cường hệ thống miễn dịch ở người, kháng viêm, bởi tỏi có khả năng chống lại các vi rut, nấm, vi khuẩn.Lưu ý không dùng tỏi trong trường hợp bạn đang dùng thuốc anticoagulant (thuốc điều trị chứng máu loãng) hay hypoglycemic (thuốc điều trị bệnh đái đường).
13.Khoai tây:Khoai tây là một loại củ do người Pháp mang tới nước ta, nhưng nguồn gốc là từ Nam Mỹ “nhập tịch” châu Âu từ thế kỷ 15. Lúc đầu chưa phát hiện ra giá trị đích thực của nó, người ta trồng khoai tây ở những vườn trong cung đình Tây Ban Nha để thưởng thức... hoa khoai tây màu tím khiêm nhường như một loài hoa cực kỳ quý hiếm.

Một chút lịch sử: Mãi sau, nếm thử củ thấy ngon, lại chẳng gây ra một vụ... chết người nào, nó mới được đem trồng rộng rãi. Ai ngờ, nó trở thành một lại cây “chống đói” hết sức hiệu quả, lại chế biến thành bao nhiêu món ăn ngon nên ngày nay, khoai tây trở thành loại cây lương thực chủ lực, đứng đầu trong các loại củ trên toàn thế giới và đứng thứ 5 trong số các cây lương thực nói chung (chỉ sau lúa mì, gạo, ngô và đậu tương) với sản lượng 322 triệu tấn vào năm 2005. Khoai tây hiện được trình diện hàng ngày trong bữa ăn của người phương Tây. Cái hình ảnh “khoai tây hầm thịt bò” với người phương Tây là một câu để chỉ sự no đủ.
Món ăn giàu dinh dưỡng: Lúc mới nhập vào nước ta, người ta gọi khoai tây theo kiểu người Tàu là khoai nhạc ngựa, được kể trong một bài tuỳ bút của nhà văn Nguyễn Tuân, có lẽ do hình dạng tròn vo và kích thước vừa bằng cái nhạc đeo trước cổ của những con ngựa nhà quyền quý. Các nhà dinh dưỡng học đã phân tích giá trị thực phẩm của khoai tây, cho thấy thành phần của nó khá cân đối về các chất cần thiết cho nhu cầu “ăn đủ chất” của con người. Hãy xem: Trong 100g khoai tây có: các hydratcacbon 19g (trong đó có 15g tinh bột, 2,2g chất xơ), 0,1g chất béo, 3g protein và 79g nước. Bên cạnh đó, khoai tây còn chứa những vi chất dinh dưỡng giá trị, đặc biệt các vitamin (bao gồm vitamin B1 0,08mg (8%), vitamin B2 0,03mg (2%), vitamin B3 1,1mg (7%), vitamin B6 (19%), vitamin C 20mg (33%) cùng với những khoáng chất như canxi 12mg, sắt 1,8mg, magiê 23mg, photpho 57mg, kali 421mg, natri 6mg). Tất nhiên, khoai tây được dùng như một thành phần chính cung cấp chất bột. Khoai tây được chế biến thành rất nhiều món ăn: người châu Âu hấp khoai tây rồi nghiền thành món chính kiểu như cơm để ăn với thức ăn khác (thịt, cá, gia cầm...) tưới nước sốt trong khẩu phần hàng ngày hoặc nấu thành súp với thịt bò hầm đủ kiểu. Dưới bàn tay tài hoa, thiên biến vạn hoá của bà nội trợ, khoai tây biến thành hàng trăm món ăn đặc sắc mà ĐẸP không ít lần giới thiệu. Trong một thống kê, người châu Âu có gần 1000 món ăn chế biến từ khoai tây. Những túi khoai tây chiên giòn Pringles là món ăn khoái khẩu chẳng phải chỉ của các cô nữ sinh hay ăn vặt mà còn của nhiều người khi ngồi trước tivi xem các tiết mục văn nghệ trong không khí gia đình ấm áp. Những lát khoai tây mặn, tẩm gia vị được các bậc mày râu nhâm nhi với cốc bia sau giờ làm việc mệt nhọc. Việc sử dụng khoai tây làm thực phẩm còn được khuyến khích hơn nữa khi một số nhà khoa học Viện thực phẩm Anh mới đây phát hiện, trong khoai tây những hợp chất sinh học, có tên chung là cucoamin (trước đây đã thấy trong một số cây thuốc của Trung Quốc) có tác dụng làm giảm huyết áp nếu ăn thường xuyên và chữa bệnh “ngủ” ở châu Phi. Khoai tây xay thành bột là nguyên liệu chính của công nghiệp bánh kẹo, lượng tiêu thụ không hề nhỏ chút nào. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên: khoai tây vừa ngon, vừa bổ. Người ăn đã nhiều, nhưng gia súc ăn cũng lắm. Khoai tây dùng trong chăn nuôi – cứ 5, 6kg khoai có thể biến thành 1kg thịt lợn, thịt bò. Đó là phương pháp “cổ truyền” biến bột thành đạm, tìm sự cân đối dinh dưỡng cho nhu cầu số 1 của con người là ăn.
Khoai tây, còn gì nữa Còn, còn rất nhiều. Một lượng khoai tây dùng để lên men thành cồn. Cồn để pha rượu các loại, ai cũng biết. Nhưng có lẽ chẳng mấy người hay rằng: cồn từ khoai tây ngày càng được dùng nhiều làm nhiên liệu sinh học, pha với xăng hoặc thay xăng chạy xe.Thời chiến tranh Thế giới, nhu cầu cao su thiên nhiên từ các nước nhiệt đới bị cắt đứt. Để đảm bảo nhu cầu chiến tranh, nhà bác học Nga Lêbêđép đã làm cao su nhân tạo từ khoai tây đấy! Và hơn ai hết, các quý bà hiểu được sự cần thiết của khoai tây trong việc làm đẹp cho mình. Hàng chục cách sử dụng khoai tây làm mỹ phẩm. Ví dụ khoai tây luộc, bóc vỏ, nghiền mịn, thêm ít sữa, rồi lòng đỏ trứng gà, có thể chút mật o­ng nữa, đắp lên mặt làm mặt nạ dưỡng da... khiến da mịn, tươi mát, xoá nếp nhăn và căng như da thiếu nữ. Bạn thử mở những cuốn sách nói về mỹ phẩm thiên nhiên mà xem. Bạn sẽ thấy một số trang khá dày dặn dành một sự ưu ái đặc biệt cho củ khoai tây rất bình dân kia.
Đông y nhìn nhận khoai tây như một loại... cây thuốc. Chẳng hạn sách Đông y viết: “Củ khoai tây vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ khí, kiện tỳ, tiêu viêm. Dùng chữa bệnh đau bụng, khó tiêu, viêm loét dạ dày, viêm tuyến nước bọt, say nắng, sốt... Liều dùng hàng ngày 10-50g hoặc hơn. Hoa khoai tây chữa bệnh tăng huyết áp, và là nguyên liệu chiết rutin để chữa bệnh. Không dùng quả và mầm củ khoai tây vì có độc”. Sau đó, các cụ đưa ra những bài thuốc rất cụ thể trị những chứng bệnh nói trên.
Cứ tạm đồng ý thế với các cụ. Còn Tây y? Rõ nhất là các bác sĩ Viện bỏng Việt Nam thường dùng vỏ khoai tây đắp lên các chỗ bị bỏng, tạm thay da, làm vết thương mau lành. Trong các nhà máy dược phẩm, khoai tây dùng làm nguyên liệu chiết một dược chất là solanin, là thành phần của các loại thuốc giảm đau, chữa đau bụng, đau gan, đau nhức xương khớp, dị ứng, chống hen, viêm phế quản, động kinh. Thật ra thì còn các ứng dụng khác nữa, nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ vẽ nên bộ mặt rất đa dạng và đa dụng của củ khoai tây rồi
14.Bí đao( xanh):Bí đao vị ngọt, tính mát, có công dụng nhuận phu (làm cho da mềm mại và không bị khô), tăng bạch (làm sáng da), khu phong trừ nám (làm da hết ngứa và hết các vết nhăn, vết nám). Sách Thực liệu bản thảo viết: "Nếu muốn thân thể khỏe đẹp và nhẹ nhõm nên thường xuyên ăn bí đao". Các y gia đời xưa như Cát Hồng, Tôn Tư Mạo, Lê Hữu Trác... đều hay dùng bí đao để chữa một số bệnh ngoài da và làm đẹp da mặt.
Một số cách dùng cụ thể như sau: hạt bí đao 15g, vỏ quýt 6g và hoa đào 12g sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa canh với nước cơm sau bữa ăn, uống liền trong 1 tháng để dưỡng da, làm da trắng trẻo mịn màng; Bí đao 1 quả, lấy dao gọt bỏ vỏ xanh, cắt thành miếng, cho vào nồi luộc với 500 ml nước và 500 ml rượu trắng, khi chín bỏ bã lấy nước cô đặc, rồi cho thêm 250g đường trắng, đun cho tan là được, khi dùng lấy một ít trộn với lòng trắng trứng gà tươi, xoa đều lên mặt...Với những nông dân ở xã Mỹ Thọ, huyện Phù Cát (Bình Định) thì những quả bí đao nặng hơn nửa tạ là chuyện bình thường. Bởi vậy, xã Mỹ Thọ được vinh danh "Thiên đường của bí đao"
Sau 30 ngày được ăn 1g bí đao non/con/ngày, kết hợp với uống nước nấu từ bí đao non, những con chuột nhắt trắng bị bệnh tiểu đường bắt đầu ổn định đường huyết. Đó là kết quả nghiên cứu bước đầu của nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Sinh - ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM.
Bí đao đang được hy vọng trở thành loại quả giúp ổn định đường huyết bệnh nhân tiểu đường. (Ảnh: Hải Nhung)
Ngày 14/11, cử nhân Trương Hải Nhung - cán bộ trẻ của Khoa Sinh, ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM cho biết như trên. Chị Nhung cho biết, nghiên cứu này bắt nguồn từ một bài thuốc dân gian. Người bị tiểu đường nên uống nước luộc từ những trái bí đao non (Benincasa Hispida). Do đó, nhóm nghiên cứu của chị đã đưa quả bí đao vào để nghiên cứu với đề tài "Xây dựng mô hình bệnh lý tiểu đường trên chuột và khảo sát khả năng ổn định đường huyết của trái bí đao non."Nghiên cứu này đã tập trung vào xây dựng một mô hình động vật mắc bệnh tiểu đường và ứng dụng mô hình này để kiểm tra khả năng ổn định đường huyết của các loại dược liệu, cụ thể, trái bí đao non. Động vật sử dụng trong nghiên cứu này là loại chuột nhắt trắng, sạch bệnh do Viện Pasteur TP.HCM cung cấp. Chuột nhắt sau khi làm cho bị mắc bệnh, sẽ được ăn bí đao non trong vòng 30 ngày.Trong giới hạn của thời gian khảo sát (một tháng), nhóm nghiên cứu bước đầu nhận thấy, việc cho ăn bí đao non với liều 1g/con/ngày, kết hợp với uống nước nấu từ bí đao non có tác dụng ổn định đường huyết của chuột. Từ ngày 0 đến ngày thứ 20, đường huyết của những con chuột bệnh có xu hướng giảm và đến ngày 30, giá trị đường huyết của chuột bệnh ở một mức không quá cao so với đường huyết của chuột bình thường (75 ±7mg/dl).
Tiểu đường là một nhóm các hội chứng liên quan đến nồng độ đường huyết, và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO), trong vòng 20 năm tới, chỉ tính riêng châu Á, số người mắc bệnh tiểu đường lên đến 330 triệu người.
Đề tài nghiên cứu này đã được báo cáo trong hội nghị khoa học lần thứ 6 của ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức vào ngày 14/11. Hội nghị này tổ chức dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học của hai năm học 2006-2007 và 2007-2008, với gần 390 đề tài nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau.Từ kết quả của hội nghị, các báo cáo xuất sắc sẽ được chọn lọc, phản biện độc lập để công bố thành các bài báo khoa học trong Tạp chí Phát triển Khoa học - Công nghệ, ĐHQG TP.HCM.
15.Trái Bơ (Avocado) - Trái Cây Bổ Dưỡng với Nhiều Chất Béo Hữu ÍchDược Sĩ Trần Việt Hưng
Một trong những trái cây rất thông dụng tại Trung Mỹ, được du nhập vào Việt-Nam và được rất nhiều người ưa chuộng, đặt cho cái tên khá lạ là trái bơ, có lẽ vì đây là trái cây chứa nhiều chất béo nhất trong thế giới thực vật. Tại Hoa Kỳ, đã có một thời gian việc tiêu thụ trái trái bơ giảm sút vì người Mỹ sợ chất béo, nhưng thật oan cho trái bơ vì chất béo trong trái bơ lại là chất béo thật tốt thuộc loại Mono-unsaturated nghĩa là như chất béo trong dầu Olive.

I/ Tên khoa học:Persea americana thuộc họ thực vật Lauraceae. Mỹ gọi dưới tên Avocado.

II/ Đặc tính thực vật và lịch sử:Trái bơ có nguồn gốc từ Ba Tư, và được trồng rất phổ biến trong vùng Nam Mỹ, Trung Mỹ và Mexico từ hàng chục thế kỷ. Trái bơ đã có mặt trong bữa ăn hàng ngày của thổ dân Aztecs (họ cho rằng trái bơ có tính cách kích thích tình dục), cũng như thổ dân Mayans và Incas. Người dân đảo Jamaica đã dùng trái bơ từ thế kỷ thứ 17. Hiện nay trái bơ được trồng hầu hết tại những vùng nhiệt đới Mỹ châu; trái bơ được du nhập vào Mỹ cuối thế kỷ 18, và vùng trồng chính lại là Vùng Nam California. Mỗi năm California thu hoạch chừng 600 triệu trái bơ. Thành phố Fallbrook thuộc San Diego County (California) được mệnh danh là “Thủ đô trái bơ của Thế giới: tại đây mỗi năm đều có “Ngày Đại Hội Trái Bơ với những Cuộc Đua Xe Hơi Avocado 500, rồi Xe Đạp Guacamole với phần thưởng là một tô lớn bánh với Guacamole tại mức đến!Riêng tại Việt Nam, vùng trồng trái bơ nhiều nhất là vùng gần Nha Trang.Có trên 400 loài trái bơ khác nhau; trái bơ là một cây thuộc loại đại mộc, lá xanh quanh năm; cây mọc rất nhanh cho nhiều trái có thể màu xanh hoặc đen, vỏ mỏng cân nặng từ vài chục gram đến cả kilô! Tuy nhiên sau khi lột vỏ thì tất cả các loại trái bơ đều có mùi vị và tính cách nhão và béo ngậy.Hai giống trái bơ rất thông dụng tại Bắc Mỹ là giống mỏng vỏ, màu xanh hay đen Mexican avocado, và giống vỏ dày màu đen Guatamela, cả 2 giống đều được đặt tên tùy thuộc vào nơi phát xuất. Trái bơ trổ hoa vào mùa Đông, và giá lạnh sẹ làm hư hại hoa, làm hỏng mọi thu hoạch. Một vài giống lai tạo từ Mexico có thể chịu đựng được nhiệt độ 22 độ F; trong khi đó giống Guatamela không chịu được giá lạnh. Ngoài ra còn một giống thứ 3, mềm hơn và da màu vàng gọi là West Indian Avocado, giống này trồng nhiều ở Nam Florida và Hawaii.Cây bơ có thể cao từ 6 đến 18m, đa số cao khoảng 10 m, một số giống lùn chỉ cao từ 2 đến 3.5m. Cây bơ cần đất thông thoát nước, và nhiều ánh sáng mặt trời. Cây không chịu được đất sét, đọng nước. Ngay như cây trưởng thành, mỗi tuần vẫn cần chừng 25 cm nước!Thu hoạch trái bơ đòi hỏi thời gian. Từ khi thụ phấn đến khi quả chín có thể kéo dài đến 14 tháng. Đa số cây cho một mùa rất sai trái, rồi mùa kế tiếp sẽ ít ra trái hơn. Cây cho trái chín quanh năm, và có thể nhìn trái để biết độ chín: Trái bơ màu xanh sẽ đổi màu thành vàng nhạt; trong khi đó trái màu đen sẽ chuyển từ xanh sang đen để cho biết là đã có thể thu hoạch được. Trái chín sẽ trở thành mềm hơn, tuy bên ngoài có vẻ cứng, nhưng bóp nhẹ trái sẽ mềm mại. Có thể để trái xanh trong bao giấy ở nhiệt độ bình thường, trái sẽ chín trong vòng 5 ngày sau đó. Nếu muốn trái chín nhanh hơn có thể để thêm một quả táo vào chung cùng bao. Khi trái đã chín hẳn, có thể giữ trong tủ lạnh thêm vài ngày. Trái bơ khi cắt hay nghiền sẽ đổi sang màu nâu rất nhanh: muốn giữ màu xanh nên thêm vào vài giọt nước chanh. Những giống avocado nổi tiếng có thể kể như sau:- Mexicola: Trái nhỏ màu tím xanh, thu hoạch trong tháng 7-8. Cây chịu được lạnh tới 18 độ F - Anaheim: Trái khá lớn màu xanh, thu hoạch từ tháng 6 đến 9. Cây cao cỡ trung bình, trồng tại California- Bacon: Trái cỡ trung bình, vị khá ngon, cây cho quả rất sớm, thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 3 - Fuerte: Trái cỡ trung bình, rất được ưa chuộng tại California, thu hoạch tháng 11 đến tháng Giêng năm sau- Hass: Trái cỡ trung bình màu đen, vị rất ngon trồng tại California. Giống này cung cấp khoảng 90% thị trường tiêu thụ tại Hoa-kỳ - Choquette: Trái rất lớn, màu xanh chín vào các tháng từ 11 đến tháng 2 năm sau; trồng tại Florida, có khả năng chống bệnh khá cao- Gwen: Đây là giống cây bơ lùn, chỉ cao khoảng 3 đến 4m, rất sai trái, trái cỡ trung bình- Wurtz (Little Cado): cũng thuộc loại lùn, cao khoảng 2.4 đến 3m, trái cỡ trung bình.
III/ Thành phần hóa học: Trái bơ khi chín hẳn chứa một lượng chất béo thực vật rất lớn. Chất béo thực vật rất hiếm, do đó chính những chất béo này đã tạo cho trái bơ mùi vị đặc biệt, và cũng làm cho trái bơ trở thành trái cây có khả năng cung cấp nhiệt lượng cao nhất.Trái bơ chứa 14 khoáng chất khác nhau, mà nhiều nhất là sắt và đồng, là những chất giúp tái tạo tế bào máu và ngăn ngừa chứng thiếu máu. Lượng sodium và potassium trong trái bơ cũng khá cao. Chất béo trong trái bơ được chế tạo thành các hợp chất Avocadomide DEA, Avoca-amido-propalkonium chloride dùng trong kỹ nghệ mỹ phẩm.Trái bơ chứa các hợp chất steroids thuộc loại phytosterols, những hợp chất này giúp ngăn chận sự hấp thụ cholesterol trong cơ thể. Trái bơ cũng chứa khoảng 2% protein gồm các loại cystein, tryptophan, tyrosine.100g thịt trái bơ chứa (phần trái bơ hột và vỏ):- Calorie 200- Chất đạm 2.2 g- Nước 73.6 g - Chất sơ 1.5 g - Vitamin A 290 IU- Vitamin B1 0.11mg - Vitamin B6 0.61mg - Vitamin C 14 mg- Potassium 340 mg- Riboflavin 0.20 mg - Niacin 1.6 mg - Sodium 3.0 mg - Calcium 10 mg - Magnesium 30 mg - Sắt 0.6 mg - Đồng 0.4 mg- Sulfur 14 mg - Phosphorus 42 mg - Alpha tocopherol 3.2mg - Pantothenic acid 0.9mg- Acid folic tự do 31 mcg(Theo CEIGY Scientific Tables 8th Edition)
IV/ Dược tính và cách sử dụng:
1- Khả năng hạ cholesterol của trái bơ:Trong một cuộc nghiên cứu tại Bệnh Viện Coral Gables, Florida, các bệnh nhân trong hạn tuổi 27-72 được cho dùng 1/2 đến 1 1/4 trái bơ mỗi ngày. Mẫu máu được lấy thử 2 lần mỗi tuần. Kết quả là 50% bệnh nhân cho thấy lượng cholesterol trong máu giảm xuống từ 8.7 đến 72.8%. Như vậy ăn cách nhật 1/2 trái bơ có lẽ sẽ giúp hạ cholesterol cho quý vị.Một thí nghiệm khác tại Australia cho thấy một thực đơn chứa chất béo trái bơ cao sẽ giúp kiểm soát tỷ lệ lipids trong máu rất hiệu quả (Nếu so sánh với dầu olive thì trái bơ chứa chất béo tốt với tỷ lệ 64/72 ).
2- Khả năng trị Psoriasis:Trái bơ khi dùng phối hợp với Chamomille có khả năng giúp trị Psoriasis. Kết quả cho thấy nếu ăn mỗi ngày 1/2 trái bơ và thoa loại cream trích từ hoa chamomille sẽ làm bớt ngứa, đồng thời xoa dịu sự sưng nhức ngoài da (Loại Kem Camocar chứa trích tinh Camomille được xử dụng để trị Psoriasis).
3- Trái bơ và khả năng trị táo bón:Trái bơ, với chất béo thực vật rất tốt để trị các chứng táo bón, giúp gây nhuận trường. Nên dùng trái bơ chín để giúp tiêu hóa điều hòa, ít nhất là mỗi tuần hai lần.
4- Tác dụng bảo vệ da của trái bơ:Phụ nữ Maya, sống tại Honduras và Guatemala đã biết dùng trái bơ để bảo vệ sắc đẹp từ hàng trăm năm: họ dùng trái bơ chà lên tóc và toàn thân để giúp tóc mượt, da mịn màng. Kỹ nghệ mỹ phẩm ngày nay cũng dùng dầu trái bơ để trị các vết nhăn trong các mỹ phẩm rất đắt tiền.Một phương thức khá hiệu nghiệm để giúp da mặt mịn màng, bớt những vết nhăn vì tuổi tác nơi phụ nữ là làm “mặt nạ để đắp lên mặt mỗi ngày”, cách đơn giản nhất có thể làm như sau:- Nghiền nát 2 trái bơ (bỏ hột) thành một khối nhão, chắt trái bơ bớt nước; nếu da khô thì thêm vào 2ml mật ong, nếu da nhờn thì thêm vào một lòng trắng trứng đã quậy đều, hoặc đất sét (dùng làm mỹ phẩm). Rửa mặt sạch và đắp khối bơ lên mặt, nằm nghỉ trong 15 phút, và rửa mặt lại bằng nước ấm, thoa thêm moisturizer nếu cần. Ngoài ra nếu muốn trị vết nhăn, có thể dùng hỗn hợp men sống (Brewer’s yeast) trộn trong dầu trái bơ, đắp lên mặt cho đến khô mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.- Dầu trái bơ cũng có thể dùng làm dầu ăn rất tốt, tuy khá đắt tiền; dầu chỉ bốc khói ở nhiệt độ khá cao (52 độ F) và chứa các chất béo tốt cho sức khoẻ loại mono-unsaturated (không no).
5- Vài công dụng khác của cây bơ:Lá bơ được dùng làm thuốc sắc để trị huyết áp cao, đồng thởi giúp lợi tiểu và mát gan.Vỏ cây và lá chữa đau bao tử, tức ngực và điều hòa kinh nguyệt.Hạt trái bơ giúp trị kiết ly.Ghi chú: Những trường hợp không nên dùng:- Những ngưởi nhức đầu kinh niên (migraine) không nên dùng trái bơ, vì trái có chứa Tyrosine có thể gây khởi phát các cơn đau đầu.- Những người đang uống Coumadin (thuốc chống đông máu), khi dùng trái bơ, tác dụng của thuốc Coumadin sẽ giảm sút.
Tài liệu sử dụng:
Foods that Heal (J. Avery)
Heiner
Man’s New Encyclopedia of Fruits & Vegetables
Taylor’s Guide to Fruits and Berries
Sunset Western Garden Book
Các tạp chí: Herbal Gram N 29 - Shape Cooks (Summer 1997)

1 comment: