Thursday, October 6, 2011

Sức khỏe của chúng ta(1)

1. Mất ngủ ở người già và cách khắc phụcĐây là một rối loạn thường gặp ở người cao tuổi, do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Để tìm lại giấc ngủ ngon, người bệnh và thầy thuốc cần tìm hiểu và điều trị các nguyên nhân trực tiếp gây mất ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tạo được môi trường dễ chịu và phù hợp cho giấc ngủ.
Các yếu tố gây mất ngủ ở người cao tuổi bao gồm: giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, giảm ngưỡng bị đánh thức (dễ bị thức giấc hơn), thay đổi nhịp sinh học, giảm khả năng hồi phục các chức năng khi cơ thể bị lão hóa, các bệnh lý (sa sút trí tuệ, tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, trầm cảm...). Nhìn chung, các nguyên nhân chính gây mất ngủ ở người cao tuổi được chia thành 4 nhóm:- Các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát: Phổ biến nhất là chứng ngừng thở lúc ngủ (hay gặp ở những người béo phì) hoặc các hiện tượng chân tay tự cử động về đêm, gây thức giấc.- Các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: Nổi bật nhất là chứng đau do các bệnh cơ xương khớp (thoái hóa khớp, loãng xương...). Đau tăng lên lúc nửa đêm về sáng, khiến bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp. Một số bệnh lý khác cũng gây mất ngủ như thiếu máu cơ tim gây đau ngực, tiểu đêm (do u xơ tiền liệt tuyến, tiểu đường), khó thở (do suy tim, viêm phế quản, hen).- Các bệnh lý tâm thần kinh: Bệnh trầm cảm là yếu tố lớn nhất liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Bệnh nhân thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc hay bị thức giấc sớm, có hiện tượng ngủ ngày. Một số người có những thời điểm bị kích động nên rất khó ngủ. Theo ước tính, khoảng 30% người cao tuổi trong cộng đồng và 50% người cao tuổi trong các viện dưỡng lão có triệu chứng trầm cảm. Các rối loạn tâm thần khác có khả năng gây mất ngủ là lo âu quá mức (sợ mất uy tín, mất sự tín nhiệm khi nghỉ hưu, lo lắng về tai nạn của anh em, bạn bè hoặc về tài chính...), sa sút trí tuệ.- Dược phẩm: Đó là thuốc loại corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm, các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Methyldopa... Một số dược phẩm được coi là thuốc ngủ như benzodiazepine (Seduxen) lại có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, khiến người già ngủ nhiều hơn vào ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm.Cách điều trị mất ngủ tốt nhất là áp dụng các biện pháp không dùng thuốc (nhất là với trường hợp mất ngủ do rối loạn tâm lý kéo dài) nhằm xóa bỏ hoặc làm giảm các yếu tố gây mất ngủ. Cụ thể là:- Hằng ngày nên tập thể dục đều đặn (nhưng không nên tập nhiều sau 6 giờ chiều), học cách thư giãn để có cảm giác thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần. Không nên sử dụng đồ ăn thức uống hoặc các thuốc có chất kích thích. Không nên ngủ ngày nhiều. Nếu bạn buồn ngủ nhiều vào ban ngày, hãy tạo môi trường làm việc có đủ ánh sáng và sự kích thích để tránh cảm giác đó.- Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ... Phòng ngủ không nên dùng cho các công việc khác; khi đã vào phòng này thì không nên đọc sách hoặc xem tivi. Tránh tối đa hiện tượng môi trường phòng ngủ không thoải mái (vợ chồng cãi nhau, gọi điện thoại trao đổi công việc, thuyết phục khách hàng...).- Tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối. Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ. Ban đêm, không nên nhìn vào đồng hồ.- Vào mỗi buổi tối, nên dành một khoảng thời gian để suy nghĩ, tìm cách giải quyết những vấn đề mình còn quan tâm, lo lắng. Tránh căng thẳng hoặc xúc cảm trước khi đi ngủ. Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho việc này. Trước đó, nên tắm nước ấm để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.- Cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ. Không nên quá lo lắng nếu bị mất ngủ.- Khi tỉnh dậy buổi sáng, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.Người bị mất ngủ có thể phải dùng thuốc trong các trường hợp sau:- Điều trị các bệnh là nguyên nhân gây mất ngủ: Ví dụ, những người bị mất ngủ do đau xương khớp được cho dùng thuốc chữa thoái hóa khớp hoặc thuốc giảm đau. Việc điều trị tốt sẽ giúp bệnh nhân có lại được giấc ngủ bình thường.- Mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân: Những người này được dùng thuốc gây ngủ. Nhóm thuốc benzodiazepine (Seduxen, Valium) có tác dụng phụ là gây buồn ngủ ban ngày, người cao tuổi dùng nó dễ bị ngã. Vì vậy, tốt nhất là dùng nhóm khác, chẳng hạn như zolpidem (Stilnox). Tốt nhất là kết hợp dùng thuốc và thực hiện các biện pháp không dùng thuốc đã nêu trên.
ThS Nguyễn Quang Bảy, Sức Khỏe & Đời Sống

2.Đau Lưng - Đau Thận
Đau lưng là một triệu chứng rất thông thường mà bệnh nhân thường than thở với thầy thuốc. Không phải chỉ người giá mới thở than, người trẻ cũng khổ sở vì đau lưng, không phải chỉ phái nam mới bị, phái nữ tỷ suất đau lưng cũng không kém. Tất cả mọi giới, mọi lứa tuổi đều có thể mắc chứng đau lưng, tuy rằng nặng nhẹ và nguyên nhân khác nhau. Theo tác giả Edwin G. Bovill và cộng tác viên, tại Hoa Kỳ mỗi năm có tới trên 400.000 người mất khả năng lao động vì bị đau lưng, chính phủ phải chi hàng chục tỉ đô la cho việc chữa trị gần 80% dân bị đau lưng bởi các nguyên nhân khác nhau.
Để đi trực tiếp vào câu hỏi, xin mời quý vị hãy theo dõi khung cảnh phòng khám của chúng tôi hôm nay. Nếu theo tuổi tác để kính lão đắc thọ, và để tôn trọng phái nữ hơn phái nam chúng tôi xin giới thiệu:

1- Bên phải là cụ bà Nguyễn T.A., 68 tuổi, dáng điệu hơi nóng nẩy, lưng bà hơi còng, lui tới phòng khám luôn vì bà cụ bị đau lưng đã lâu và nhiều khi đau tứ chi luôn.
2- Bên trái là cụ ông Trần V.B., 82 tuổi, dáng điệu mệt mỏi nhưng có vẻ trầm tĩnh hơn, cũng là bệnh nhân quen thuộc của phòng khám, lúc nào cụ cũng than:”Tôi đau thận, thận tôi suy rồi...!”, xin Bác Sĩ cho bổ thận, đau lưng quá!”.
3- Trong góc phòng chị Lê T.C., 32 tuổi đang mang thai, tay lúc nào cũng đặt sau lưng vì quá đau lưng. Hỏi ra được biết chị bị sốt cao mấy ngày nay, đi tiểu thì gắt, nước tiểu đục và tiểu vặt suốt ngày và đêm.
4- Đằng sau là anh Trương V.Đ., 26 tuổi, đi làm trong một hãng sản xuất bàn ghế, hay đi làm ca đêm, nét mặt lúc nào cũng chán đời, dáng điệu không thích hợp một chút nào với tuổi tác của anh, vợ chồng anh vừa ly dị, anh Đ lúc nào cũng than “Bác Sĩ ơi! đau lưng quá! Bác Sĩ cứu em với, em bị suy thận rồi, suy luôn sinh dục nữa, Bác Sĩ cho em thuốc bổ âm hay bổ dương nào thật tốt, bao nhiêu tiền em cũng cố ráng đi mua, ngày xưa ở Việt Nam còn có Tam Tinh Hải Cẩu bổ thận hoàn, bây giờ qua đây làm sao mà kiếm thuốc đó được Bác Sĩ ơi...!” 5- Ngoài cửa xe cứu cấp đưa khẩn cấp vào một người đàn ông không biết tên, trạc 40 tuổi, đau lăn lộn, cấp cứu viên vội trình: Bác Sĩ, bệnh nhân này đau lưng, đau bụng quá độ, người nhà nói ông ta đứng, nằm không yên, nhiều lúc đau lưng đến cực độ, co quắp người gập lại làm hai, nhiều khi lại không đau gì cả. Trên xe cấp cứu tụi em không tài nào cột chặt bệnh nhân vào băng ca được, rồi lại còn đòi hỏi đi tiểu luôn, nước tiểu có màu đỏ. Chiếc xe cứu thương này chở vào phòng khám bệnh nhân cấp cứu trên đã làm cho không khí trở nên căng thẳng hơn, cô y tá trưởng của chúng tôi đang than thở vì đau lưng sau khi leo lên bục để kiếm hồ sơ bệnh nhân một cách liên tục, bệnh nhân quá đông, cô ta cũng im tiếng luôn, chỉ biết lủi thủi đi kiếm nước đá đắp vội vào lưng và cũng may cô đổi ca và ê-kíp trực tiếp thay cô. Khi báo lên khuôn thì cô y tá trưởng này đang nghĩ ở quê cô tận Lac St Jean vì tai nạn lao động và đồng thời nghỉ Tết Tây luôn! Trên đây là một vài hình ảnh điển hình của những bệnh nhân bị Đau Lưng. Mỗi người một vẻ (nhưng mười phân không vẹn mười vì đau quá!). Chúng tôi hy vọng quý bạn đọc không rơi trúng vào bất cứ trường hợp nào kể trên. Nhưng nếu có hao hao giống thì xin quý vị hãy bình tĩnh và yên tâm vì chúng tôi sẽ phân tích và giúp đỡ quý vị thoát qua khỏi những cơn đau. Y khoa hiện đại có nhiều tiến bộ trong việc thẩm sát, định bệnh và chữa trị hiệu quả cho quý vị và đặc biệt chúng tôi cũng sẽ trình bầy những điều căn dặn để phòng ngừa hay ít ra cũng làm giảm cơn đau tạm thời cho quý vị trong khi chờ đợi đi khám bệnh. Trước hết, chúng tôi muốn khẳng định với quý vị rằng, “Đau Lưng không hẳn là Đau Thận!” và “đau thận không liên quan gì tới yếu sinh dục cả” như thành kiến của chúng ta. Khi còn ở Việt Nam, Khu Niệu Khoa Bệnh Viện Bình Dân nằm ngay cạnh khu chỉnh trực (giải phẫu xương), bệnh nhân thường tới khám khoa niệu vì đau lưng do đau thận nhưng đa số đã được chuyển qua khu chỉnh trực vì không phải là đau thận, ra tới ngoại quốc sự lầm lẫn này không phải không có, bệnh nhân thường than “Docteur, j’ai mal aux reins!” (Bác Sĩ, tôi đau thận!) nhưng khám ra không phải là đau thận. Thận chỉ có nhiệm vụ chính là lọc máu, thải một số chất ra nước tiểu, chỉ có nang thượng thận (glande surrénale) là một tuyến nhỏ nằm hoàn toàn ở ngoài và ở phía trên đình của thận mới tiết một số kích thích tố ảnh hưởng trong chức năng sinh dục ngoài các cơ quan khác như dịch hoàn (testicules), buồng trứng v.v...
Những nguyên nhân chính của Đau Lưng là gì?
A- Đau lưng không do thận:Chiếm tuyệt đại đa số. 1- Trẹo gân lưng-entorse lombaire-(70-75% trường hợp): Do các cử động quá độ bất bình thường của cột xương sống, các bắp thịt hoặc các dây chằng ở lưng bị căng quá độ và kéo theo là những co thắt của các sợi cơ hoặc những tổn thương (như bị đứt) của một số sợi cơ, gây nên đau lưng tại vùng cạnh xương sống (bên phải hoặc bên trái hoặc hai bên) chụp hình quang tuyên cột xương sống hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân thường do khiêng đồ nặng, vặn mình, khom lưng lâu, hoặc đứng đi, ngồi, nằm, không đúng cách. Đó là trường hợp của cô y tá trưởng kể ở trên và đặc biệt của anh D. (trường hợp số 4) anh khuân vác bàn ghế nặng và không đúng cách, nếu các động tác này lập đi lập lại thì cơn đau tái phát lâu dài. Anh D. đã làm đau thận và yếu sinh lý, đau kéo dài, khó chịu sinh ra chán đời, bỏ vợ, bỏ con. 2- Tổn thương các đĩa sụn-dégénérescence discale (hình 1): thường xẩy ra ở người có tuổi.
Đĩa sụn nằm đệm ở giữa các đốt xương sống, ở những người già bề mặt các đĩa sụn bị hao mòn, biến dạng, trở nên gồ ghề, các mặt khớp xương sống đụng chạm vào nhau bất bình thường, gây đau nhức khó chịu và nhiều khi đè vào các thần kinh gây nên đau lưng ăn lan xuống mông, bắp vế và tới tận bàn chân (thường gọi là đau thần kinh tọa) (sciatalgie). Đó trường hợp của ông cụ Trần V.B. (trường hợp số 2) 3- Bệnh sốp xương (hay loãng xương)-ostéoporose: thường xẩy ra nơi quý bà ở thời kỳ mãn kinh (ménopause) với biến chuyển của các kích thích tố làm mất đi một số chất cấu tạo xương và xương trở nên sốp, đau và dễ gẫy, cơ thể lúc nào cũng thấy nóng bừng bừng. Đó là trường hợp của bà cụ Nguyễn T.A. (trường hợp số 1). 4- Bệnh thoát vị nơi đĩa sụn (hernie discale): do sự thoát tủy sống qua một điểm yếu của đĩa sụn, bệnh nhân thường đau thần kinh tọa như đã nói ở trên. Phát hiện nhờ X-quang tủy sống (Myélographie). 5- Các trường hợp viêm xương khớp (ostéoarthrite) và gẫy xương sống.

B- Đau lưng do thận:
1- Cơn đau bão thận (colique néphrétique): đau lưng này phát xuất từ vị trí khá cao ở lưng, thường từ góc tạo bởi xương sườn cuối và cột xương sống (vùng thận), chạy lan xuống rồi vắt ngang hông, đi xuống góc phải của bụng phía trước và tới tận bộ phận sinh dục. Cơn đau này sinh ra bởi tình trạng vỏ bọc thận bị căng cứng đột ngột do sạn bị nghẽn ở niệu quản (ống dẫn tiểu đi từ thận xuống bọng đái (urétère). Bệnh nhân đau lăn lộn nằm, đứng không yên, đau gập nhười lại. Nước tiểu có máu do sạn, như trường hợp của bệnh nhân số 5 do xe cấp cứu chở vào phòng khám nói trên. H2-H3.

2- Viêm bồn thận-thận cấp tính (pyélonéphrite aigue): thường xẩy ra ở đàn bà có thai, tử cung đè lên niệu quản và làm ứ đọng nước tiểu trên thận và gây nhiễm trùng thận, đôi khi đau lưng còn có những triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu nặng như nóng sốt, ớn lạnh, ói mửa, đi tiểu buốt, nước tiểu đục... Đó là trường hợp của chị Lê T.C. (trường hợp số 3)
Tóm lại, Đau lưng cấp tính:
- Không do thận: Trật gân sống lưng (70-75%) Gẫy xương sống Thoát vị đĩa sụn. - Do thận: Cơn đau bão thận do sạn.
Viêm bồn thận-thận cấp tính.
Đau lưng kinh niên.
- Thường không do thận: Mòn đĩa sụn Loãng xương Viêm khớp xương.
Khi đau lưng chúng ta phải làm gì?
LỜI KHUYÊN THỰC TIỄN:
- Nằm nghỉ theo tư thế thật thoải mái, tránh các công việc nặng.

- Dằn chỗ bị đau bằng túi nước đá, cũng có thể dùng thuốc thoa bóp, thuốc dán phù hợp.
- Có thể dùng tạm ngay thuốc giảm đau như: Tylenol hoặc Aspirine, Ibuprofen (Advil, Motrin) (nếu quý vị không có bệnh về bao tử).
- Không dùng thuốc bừa bãi nếu không có chỉ định của bác sĩ. Khi nào phải đi khám bác sĩ?
- Nếu áp dụng phương pháp giảm đau như trên không bớt sau 1, 2 ngày.
- Nếu có các triệu chứng khác kèm theo như : - Tê đau ăn lan xuống mông, chân. Thận trọng: có thể có vấn đề đè thần kinh tọa.
- Đau từng cơn dữ dội, chạy lan xuống bộ phận sinh dục. Thận trọng: có thể do sạn đường tiểu tiện bị nghẽn. - Sốt ói mửa, đi tiểu gắt, nước tiểu đục và đi tiểu vặt luôn. Thận trọng: nhiễm trùng thận.
- Nếu đau âm ỉ kinh niên, nhất là người có tuổi cần đi khám bác sĩ để được thám sát (bằng thăm khám bệnh, bằng các phương pháp cận lâm sàng đặc biệt như CT Scan, Tomodensitométrie...).
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG NGỪA ĐAU LƯNG?
Để phòng ngừa chứng đau lưng, chúng ta phải thận trọng trong các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi và đặc biệt khi khuân vác các vật nặng.

1- Khi đứng (H 4):
- Phải thẳng lưng, cần tránh vặn vẹo xương sống. - Nếu phải đứng lậu, nên dạng hai chân ra, chân trước, chân sau.

2- Khi đi (H 5):
- Phải giữ thẳng lưng, mặt phải nhìn thẳng phía trước, không nên cong lưng hay đi chồm ra phía trước. - Cố tránh giầy hay guốc cao gót (bệnh của quý bà quý cô!) 3- Khi ngồi (H 6-H 7):
Phải giữ lưng thẳng, tựa lưng vào thành ghế hẳn hoi. - Nếu ngồi lâu nên thỉnh thoảng đứng dậy đi lại thay đổi vị trí (bệnh của quý vị mê internet!) - Khi ngồi lái xe: lưng cũng phải ở tư thế thẳng thắn, thoải mái, nếu ngồi gần tay lái, hai đầu gối hơi gập lại để khi thắng xe, ta bớt phải dùng lực của lưng nhiều. Nếu lái xe lâu trên đường dài, nên nghỉ sau trung bình hai giờ để giãn cơ sống lưng.

4- Khi nằm (H 8): - Có thể nằm ở hai tư thế: nằm ngửa hay nằm nghiêng.
- Nói chung nên nằm ở trên một giường có nệm đừng mềm quá, tốt nhất đặt nệm trên một tấm ván thẳng. - Đặc biệt cần tránh triệt để giường có nệm là túi nước (lit d’eau-water bed).- Nếu nằm ngửa: nên kê một cái gối dưới hai đầu gối mục đích để lưng đỡ cong, đầu kê trên một cái gối thấp. Nếu nằm nghiêng: nên gập đầu gối lại và kẹp giữa hai đầu gối một cái gối nhỏ

5- Khi khuân vác nặng (H 9):
- Ngồi xổm, lưng thẳng, hai đầu gối gập lại, dùng sức của hai đùi để đứng dậy và nâng đồ lên, do đó mà lưng ít bị xử dụng tới.

- Cần tránh khom lưng để khuân đồ nặng.
- Tốt nhất nếu đồ quá nặng, nên sử dụng những dụng cụ đặc biệt để giúp sức (hand truck).
Về các trường hợp đau lưng do thận:
- Để ngừa sạn đường tiểu: mỗi năm nên đi khám tổng quát một lần, các xét nghiệm nước tiểu và máu (acide urique) có thể cho thấy những dấu chứng nguy cơ trong việc tạo lập sạn. Đặc biệt trong khi khám, việc hỏi các tiền căn cá nhân và gia đình phối hợp với các dữ kiện thăm khám và kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng (chụp hình quang tuyến, soi bọng đái) có thể phát hiện sớm việc thành lập sạn. Bác sĩ sẽ khuyên về các món ăn nên tránh. Khi đã phát hiện có sạn đường tiểu, bác sĩ chuyên môn niệu khoa có thể sử dụng những phương pháp tan sỏi, hoặc tống sạn ra bằng nội soi (endoscopie) hoặc bằng chấn động sóng (shock wave) v.v...mà không cần dùng tới giải phẫu tùy trường hợp. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề sạn đường tiểu trong một bài trình bày khác.
- Để ngừa viêm bồn thận-thận cấp tính: do việc thăm khám định kỳ trong thai sản, thầy thuốc có thể phát hiện sớm các dấu chứng của nhiễm trùng nước tiểu để chữa trị và tránh được những cơn đau thận do nhiễm trùng.
KẾT LUẬN.
Để kết luận chúng tôi muốn nhấn mạnh 4 điểm: 1- Qua phần trình bầy ở trên, chúng ta thấy rằng đau lưng không nhất thiết phải là đau thận. Đa phần là do các bắpthịt và dây chằng nơi sống lưng, thứ đến do các đĩa sụn. 2- Để phòng ngừa chứng đau lưng thông thường, chúng ta nên theo sát những lời khuyên về các tư thế đi, đứng, ngồi, nằm và đặc biệt khi khuân vác các vật nặng. Một số nhỏ các trường hợp đau lưng do thận: việc khám định kỳ thường niên giúp cho sự phát hiện sớm những dấu chứng của các bệnh về đường tiểu, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiểu, sạn đường tiểu v.v... 3- Không nên bi quan về dự hậu (pronostic) của chứng đau lưng, nhiều khi bi quan quá có thể tiến tới tình trạng suy nhược về tinh thần và thể chất, từ đó làm ngăn trở công việc làm ăn và tan vỡ hạnh phúc gia đình. Tỷ suất những trường hợp chán đời vì đau lưng tái phát không phải là thấp. 4- Không nên tự điều trị bằng cách uống những thuốc đau nhức không có chỉ định của thầy thuốc hay dùng các thuốc bổ âm, bổ dương một cách bừa bãi, do bạn bè, bà con mách, có hại cho cơ thể. Chúng ta nên nhớ rằng nhiều khi triệu chứng đau lưng tự nó tan biến nếu chúng ta nghỉ ngơi và thận trọng trong việc đi đứng vận động chứ không phải thuốc bổ âm, bổ dương đã giúp chúng ta. Chúng tôi hy vọng phần nào đã giải đáp thắc mắc và ưu tư của một số lớn quý vị về câu hỏi ” đau lưng hay đau thận?”

Bác Sĩ ĐẶNG PHÚ ÂN
3.Mãn kinh là gì?
Có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng mình đã mãn kinh vào thời điểm bạn không còn hành kinh hàng tháng nữa. Nhưng các bác sĩ định nghĩa thời kỳ mãn kinh bắt đầu sau kỳ hành kinh cuối cùng 12 tháng. Mặc dù mẹ hoặc bà của bạn cho rằng chẳng qua mãn kinh chỉ là một sự thay đổi thông thường, nhưng thực ra không đơn giản như vậy. Ngược lại, đó là cả một loạt biến đổi lâu dài bắt đầu ngay từ lúc bạn 30-40 tuổi và kéo dài cho đến 50-60 tuổi.
Mãn kinh – thuật ngữ y khoa là Menopause – đã từng được xem là các rối loạn do thiếu hụt estrogen. Nhưng mãn kinh không phải là bệnh lý mà là một quá trình sinh lý bình thường. Mãn kinh cũng không phải là điểm kết thúc tuổi thanh xuân hay khả năng tình dục của bạn, mặc dù nó có liên quan với nhiều biến đổi về nội tiết tố và tâm sinh lý. Các đây nhiều thế hệ, chỉ có ít phụ nữ sống qua tuổi mãn kinh. Nhưng ngày nay, bạn có thể trải qua một phần ba đến một nửa quãng đời mình sau thời kỳ này.
May mắn thay, ngày nay chúng ta đã biết về mãn kinh rất nhiều so với những kinh nghiệm mà mẹ hay bà của chúng ta từng trải qua. Bạn cũng có thể biết cách làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu, phòng tránh biến chứng, cải thiện sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần của bản thân.
Dấu hiệu và triệu chứngMỗi người phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh khác nhau. Ngay cả tuổi bắt đầu mãn kinh cũng thay đổi. Một số người bắt đầu từ 30-40 tuổi, một số khác có thể đến trên 60. Phổ biến nhất là khoảng 50-51 tuổi.
Các triệu chứng cũng rất thay đổi tùy mỗi người. Có thể bạn chỉ có vài triệu chứng nhẹ thoáng qua, hoặc mắc phải hàng loạt biến đổi tâm sinh lý, gồm:
Hành kinh bất thường. Chu kỳ kinh có thể dừng dột ngột, hoặc dần dần nhẹ đi hay nặng dần rồi ngưng. Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định có thể là những dấu hiệu khởi đầu thời kỳ mãn kinh.
Giảm khả năng sinh sản: Khi buồng trứng thay đổi bất thường, bạn cũng khó có thai hơn. Tuy nhiên bạn vẫn có thể có thai trong vòng một năm sau khi hoàn toàn ngưng hành kinh.
Các biến đổi của âm đạo: Khi nồng độ estrogen trong máu bạn suy giảm, mô lót mặt trong âm đạo và niệu đạo (dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài) trở nên khô, mỏng và kém đàn hồi hơn. Cùng với giảm chất nhầy bôi trơn âm đạo, bạn sẽ bị cảm giác bỏng rát thường xuyên cũng như dễ bị nhiễm trùng niệu đạo và âm đạo. Những biến đổi này có thể gây khó chịu trong quan hệ tình dục và ngay cả giao hợp đau.
Cơn bốc hỏa (Cảm giác nóng bừng mặt): Khi nồng độ estrogen suy giảm, các mạch máu có thể bị giãn ra nhanh chóng và làm cho nhiệt độ da bạn tăng lên. Hiện tượng này có thể gây cho bạn cảm giác nóng bừng lan từ ngực lên vai, cổ và lên đầu. Mồ hôi thoát ra nhiều rồi khô đi sẽ làm da bạn mất nhiều nhiệt lượng, khiến bạn cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi và uể oải. Mặt bạn có thể trông giống như lúc xúc động, xuất hiện các điểm dãn mạch trên da ngực, cổ và cánh tay. Cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ 30 giây đến 30 phút, thường gặp nhất khoảng 2-3 phút. Tần suất xảy ra cơn thay đổi tùy người, có thể mỗi giờ một cơn hoặc chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện. Cơn bốc hỏa có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, cả ngày lẫn đêm, có thể trong một vài năm hoặc có khi bạn không hề có triệu chứng này.
Rối loạn giấc ngủ và đổ mồ hôi trộm ban đêm. Đổ mồ hôi trộm ban đêm là một triệu chứng đi kèm thường gặp của cơn bốc hỏa. Ban đêm bạn thường thức giấc, toát nhiều mồ hôi và cảm thấy ớn lạnh. Sau đó bạn khó ngủ sâu trở lại. Khoảng một phần tư các phụ nữ tuổi trung niên bị rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ còn ảnh hưởng đến tính khí và sức khỏe chungcủa bạn.
Thay đổi bề ngoài: Sau mãn kinh, mỡ thường tập trung nhiều ở hông, đùi, khu trú trên vùng eo và bụng của người phụ nữ. Nếu để ý bạn sẽ thấy bộ ngực mất đi sự đầy đặn, tóc trở nên mỏng hơn và xuất hiện nhiều nếp nhăn da. Nếu lúc trẻ bạn từng bị mụn trứng cá, lúc này nó có thể trở nên nặng hơn. Mặc dù lượng hormone estrogen suy sụp nhưng cơ thể bạn vẫn tiếp tục tiết ra một số lượng nhỏ nội tiết tố nam testosterol, nên bạn có thể mọc ít lông ở cằm, môi trên, ngực và bụng.
Thay đổi tính khí. Bạn có thể có một số thay đổi tính khí khong thời kỳ mãn kinh, như tăng nhạy cảm hoặc dễ bị mất cân bằng trước những biến cố xúc cảm. Trước đây người ta nghĩ rằng các triệu chứng này là do sự biến đổ nội tiết tố. Các yếu tố thúc đẩy khác gồm: stress, mất ngủ và các biến cố khác trong cuộc đời ở giai đoạn này như người chồng bệnh hoặc mất, các con trưởng thành rời khỏi gia đình, hoặc nghỉ việc, về hưu,…
Nguyên nhân
Thời kỳ mãn kinh bắt đầu một cách tự nhiên khi các buồng trứng bắt đầu suy giảm tiết estrogen và progesterone. Trong độ tuổi sinh đẻ, các hormone này điều hòa chu kỳ buồng trứng và chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Khoảng từ 36-40 tuổi, lượng progesterone tiết ra trong cơ thể giảm mạnh, đồng thời các nang trứng còn lại của buồng trứng có khả năng thụ tinh thấp. Kết quả cuối cùng, các chu kỳ kinh của bạn sẽ chấm dứt và khả năng thụ thai cũng sẽ không còn. Quá trình này kéo dài trong nhiều năm nên thời kỳ mãn kinh thường được chia thành hai thời kỳ sau:
Thời kỳ tiền mãn kinh (premenopause): Đây là khoảng thời gian bạn bắt đầu có những triệu chứng mãn kinh, mặc dù bạn vẫn có thể còn rụng trứng. Nồng độ các nội tiết tố trồi sụt không ổn định, có thể có những cơn bốc hỏa và biến đổi chu kỳ kinh nguyệt, như ra máu kinh bất thường, nhiều hoặc ít hơn bình thường. Đây là một quá trình sinh lý bình thường dẫn đến mãn kinh, có thể kéo dài 4-5 năm hoặc hơn.
Thời kỳ hậu mãn kinh (postmenopause): 12 tháng sau chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng là bắt đầu thời kỳ này. Các buồng trứng không còn sản xuất estrogen và progesterone và chấm dứt rụng trứng.
Yếu tố nguy cơ
Mãn kinh thường là một quá trình sinh lý bình thường. Tuy nhiên một số phẫu thuật hoặc thuốc có thể gây mãn kinh sớm hơn dự kiến. Gồm:
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung nhưng còn giữ lại các buồng trứng thường không gây mãn kinh. Trường hợp này hai buồng trứng vẫn tiếp tục phóng thích nang trứng mặc dù bạn không còn chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng phẫu thuật cắt bỏ cả tử cung lẫn hai buồng trứng (Thủ thuật cắt bỏ tử cung toàn bộ và phần phụ hai bên) sẽ gây mãn kinh. Trường hợp này không có thời kỳ tiền mãn kinh. Do đó, chu kỳ kinh nguyệt sẽ chấm dứt ngay, bạn có thể bị các cơn bốc hỏa và các triệu chứng mãn kinh khác sau phẫu thuật.
Hoá trị và xạ trị. Các liệu pháp điều trị ung thư này có thể gây mãn kinh. Tuy nhiên thường mãn kinh này xảy ra từ từ, với thời kỳ tiền mãn kinh trong vài tháng đến vài năm trước khi mãn kinh thực sự xảy ra.
Tầm soát và chẩn đoán
Thường không cần dùng xét nghiệm để xác định mãn kinh, mà thường các dấu hiệu và triệu chứng trên đã đủ giúp hầu hết phụ nữ tự nhận biết giai đoạn này. Nếu bạn có những chu kỳ kinh nguyệt bất thường hoặc các cơn bốc hỏa quá khó chịu, nên đến thăm khám ở bác sĩ sản phụ khoa. Trong một số trường hợp nó có thể rất quan trọng để loại trừ các bệnh lý khác.
Bác sĩ có thể kiểm tra nồng độ nang kích tố FSH và estrogen (estradiol) trong máu của bạn. Nồng độ FSH tăng và estradiol giảm khi mãn kinh. Lưu ý các kết quả này sẽ bị sai lệch nếu bạn đang sử dụng viên uống ngừa thai.
Biến chứng
Sau mãn kinh, hàng loạt bệnh lý mạn tính có xu hướng xuất hiện. Bạn cần hiểu rõ những tình trạng bệnh lý sau đây để từng bước ngăn ngừa và kiểm soát chúng:
Bệnh tim mạch: Cùng với sự suy giảm nồng độ estrogen, nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cũng tăng cao. Bệnh mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ. Thực tế, tử vong do các bệnh tim mạch ở nữ cao gấp 10 lần bệnh ung thư vú. Bạn có thể làm rất nhiều việc để giảm nguy cơ bệnh tim mạch, như ngưng hút thuốc, điều trị tăng huyết áp, tập thể dục, aerobic thường xuyên, ăn kiêng có lợi cho tim mạch,…
Loãng xương: Trong vài năm đầu sau mãn kinh, bạn sẽ bị mất calcium trong xương với tốc độ rất nhanh và rất dễ bị loãng xương. Loãng xương làm xương trở nên giòn, yếu và dễ gãy. Các phụ nữ ở giai đoạn hậu mãn kinh có nguy cơ cao bị gãy xương chậu, xương cổ tay và cột sống. Vì vậy giai đoạn này phụ nữ rất cần bổ sung calcium – khoảng 1200mg đến 1500mg mỗi ngày – và vitamin D – 400 đến 800 đơn vị quốc tế (IU) mỗi ngày. tập thể dục thường xuyên cũng làm cho xương bạn thêm khỏe mạnh.
Tiểu són do stress: Do mô vùng âm đạo và niệu đạo mất độ đàn hồi, bạn có thể bị tiểu són mỗi khi ho, cười lớn hoặc đứng dậy. Triệu chứng này có thể ngày càng nặng hơn.
Tăng cân: Do chuyển hóa cơ thể – tốc độ sử dụng năng lượng – giảm, và nồng độ estrogen suy giảm, thể trọng cũng như vóc dáng của bạn cũng biến đổi. Bạn cần ăn ít – thấp hơn trước đây khoảng 200-400 calo mỗi ngày – và tập thể dục thường xuyên hơn, chủ yếu để duy trì cân nặng như trước đây.
Điều trịBản thân mãn kinh là một quá trình sinh lý nên không cần điều trị. Do vậy mục đích điều trị chủ yếu nhắm vào việc làm thuyên giảm triệu chứng và ngăn ngừa các bệnh lý mạn tính có thể xảy ra trong thời kỳ hậu mãn kinh. Gồm:
Liệu pháp hormone thay thế (Hormone replacement therapy: HRT): Sử dụng estrogen liều thấp kết hợp progestin khá hữu hiệu trong điều trị nhiều triệu chứng mãn kinh, như cơn bốc hỏa, khô âm đạo và khó chịu khi giao hợp. HRT có thể dưới nhiều dạng: viên nén, miếng dán, kem thoa hoạc vòng đặt âm đạo tùy theo nhu cầu của mỗi người. Đối với những phụ nữ đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung có thể dùng liệu pháp thay thế estrogen đơn thuần (ERT), còn lại hầu hết đều được khuyên dùng dạng phối hợp giữa estrogen và progestin vì progestin giúp ngăn ngừa ung thư tử cung. Cả hai loại (estrogen đơn thuần và phối hợp với progestin) đều giảm sự mất xương và phòng ngừa loãng xương. Estrogen đơn thuần đường uống còn làm tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) – một loại mỡ “tốt” – và giảm lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) – mỡ “xấu”. Các nhà nghiên cứu cũng đã khảo sát hiệu quả của HRT trong ngăn ngừa các bệnh như Alzheimer, thoái hóa võng mạc và ung thư đại trực tràng.
Tuy nhiên, HRT có thể làm tăng nguy cơ tạo huyết khối và các bệnh của túi mật, bệnh tim. Dùng estrogen phối hợp với medroxyprogesterone acetate trong vài năm có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tất cả các loại HRT phối hợp đều có thể gây xuất huyết âm đạo bất thường, nhất là sử dụng trong năm đầu. Do vậy việc điều trị HRT kéo dài cần phải được theo dõi chặt chẽ.
Bisphosphonates. Các thuốc không phải nội tiết tố này để ngăn ngừa hoặc điều trị loãng xương. Cơ chế tác dụng mặc dù hoàn toàn khác với HRT, nhưng các thuốc này cũng giúp ngăn ngừa loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương hữu hiệu.
Thuốc điều hòa chọn lọc thụ thể Estrogen (SERMs). SERMs là một trong số các nhóm thuốc chứa raloxifene (Evista). Chúng có một số hiệu quả như estrogen, nhất là cải thiện đậm độ xương, nhưng không làm tăng nguy cơ ung thư vú và xuất huyết âm đạo. Tuy nhiên, chúng lại có xu hướng gây ra cơn bốc hỏa, tăng nguy cơ tạo huyết khối và sỏi mật.
Lưu ý: Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ liệu pháp điều trị nào, bạn cũng đều phải được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Tự chăm sóc
Rất may là hầu hết các triệu chứng do mãn kinh thường chỉ tạm thời. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp ngăn ngừa và làm giảm ảnh hưởng của nó.
Nếu bạn bị cơn bốc hỏa, nên tập thể dục thường xuyên và cố gắng xác định những yếu tố nào khởi phát triệu chứng này. Các yếu tố khởi phát thường là ăn uống thức ăn còn quá nóng, nhiều qia vị, uống rượu, thời tiết nóng bức hoặc vào phòng quá nóng,…
Nếu bị khô âm đạo và khó chịu khi giao hợp, bạn có thể dùng các chất bôi trơn dạng nước bán tự do tại các nhà thuốc (Astroglide, K-Y jelly) hoặc các chất làm ẩm âm đạo (Replens, Vagisil).
Nếu bạn khó ngủ, tránh dùng các chất chứa caffein, nên tập thể dục nhẹ trước khi đi ngủ. Tập các cách thư giãn như thở sâu, thư giãn cơ. Có rất nhiều sách hướng dẫn về lĩnh vực này.
Bạn cần mặc các loại vải thoáng mát nếu thường xuyên bị đổ mồ hôi nhiều về đêm.
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nhiều rau xanh, trái cây đồng thời hạn chế lượng mỡ, dầu và đường. Đặc biệt bạn cần lưu ý lượng canxium sử dụng hàng ngày, ít nhất là 1200-1500mg. Cần tham vấn ý kiến của bác sĩ nếu bạn không sử dụng estrogen.
Tránh hút thuốc lá, bởi vì ngoài việc làm tăng khả năng bị cơn bốc hỏa khó chịu, thúc đẩy nhanh đến mãn kinh, nó còn làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư và rất nhiều bệnh trạng nguy hiểm khác.
Tập thể dục thường xuyên. Chỉ 30 phút mỗi ngày, bạn có thể giảm được nguy cơ bệnh mạch vành, đái tháo đường và loãng xương, giải stress,… Nếu có điều kiện, bạn nên kết hợp với tập aerobic, đi bộ, chạy bộ, nhảy, … hoặc ngay cả việc đơn giản như đi bằng cầu thang bộ thay vì thang máy ở công sở, đi bộ từ chỗ giữ xe đến chỗ làm,…cũng giúp ích cho bạn.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo sự hướng dẫn của các bác sĩ. Bạn cần phải biết mình nên chụp nhũ ảnh, test tế bào âm đạo và cổ tử cung, làm các test thông thường khác sau mỗi khoảng thời gian bao lâu.
Các thuốc thay thếCác estrogen thảo dược: Các loại estrogen này có mặt tự nhiên trong một số loại thực phẩm. Thường gặp 2 loại: Isoflavon – trong đậu nành, đậu xanh và nhiều loại đậu khác; và lignan­ – trong dầu hạt lanh, mầm lúa và một số loại rau quả. Các chuyên gia nhận thấy nhiều phụ nữ Trung Quốc, Nhật Bản dùng nhiều estrogen thảo dược có rất ít các triệu chứng trong thời kỳ mãn kinh cũng như tấn suất thấp mắc phải các bệnh lý tim mạch, loãng xương so với các phụ nữ Aâu, Mỹ. Đậu nành, mầm lúa, trái cây và rau xanh là những thực phẩm không thể thiếu trong các chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Khoai mỡ rừng, chứa một số chất có tác dụng tương tự như progesterone, thường được giới thiệu như một biện pháp tốt để điều trị các triệu chứng mãn kinh. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu và bằng chứng khoa học về việc sử dụng này.
Vitamin E và dầu anh thảo đêm, giúp giảm căng đau vú và một số triệu chứng khó chịu khác.
Bạn cần được bác sĩ hướng dẫn khi dùng các loại thuốc này để tránh tương tác với các thuốc khác.

* Yếu tố tâm lý có thể gây nên sự bức bách về sinh lý ở phụ nữ tuổi mãn kinh.
Các chuyên gia y học chuyên nghiên cứu về phụ nữ thời kỳ mãn kinh cho rằng, phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh không có nghĩa là phải chấm dứt mọi sinh hoạt tình dục. Bước vào thời điểm này, phụ nữ vẫn còn đạt được khoái cảm trong sinh hoạt tình dục, chỉ có điều số lần và cường độ khoái cảm sẽ bị giảm đi. Chứ không như một số người nghĩ rằng, lúc này chị em không còn nhu cầu và khả năng sinh hoạt tình dục. Do vậy, vợ chồng ở lứa tuổi này cần phải quan tâm và yêu thương lẫn nhau.
Nam giới 60 tuổi, nữ giới 50 tuổi là tuổi thường có những thay đổi về tâm lý rất lớn trong cuộc đời. Trong khoảng thời gian đó, buồng trứng của phụ nữ bị suy thoái, chức năng của các cơ quan sinh dục cũng bị giảm, sự hứng thú đối với tình dục của đại bộ phận ở phụ nữ cũng bị giảm. Nhưng cũng có một số phụ nữ sinh ra tình trạng "bức bách về tình dục", biểu hiện ở chỗ cơ năng sinh lý quá mức bình thường. Việc phát sinh tình trạng này có liên quan đến sự thay đổi chức năng hệ thống thần kinh và sự mất đồng bộ của chức năng nội tiết.
Yếu tố tâm lý cũng có thể gây nên sự bức bách về tình dục ở phụ nữ. Sau khi mãn kinh, chức năng sinh đẻ của người phụ nữ cũng mất đi, chức năng của các cơ quan sinh dục cũng dần dần bị thoái hóa. Một số phụ nữ sợ tuổi già đến nên sinh ra trạng thái tâm lý "xế bóng chiều tà", cho rằng thời kỳ đẹp nhất của mình đã qua đi và bắt đầu già lão, nhưng bản thân họ không thể chấp nhận được sự già lão này, nên sinh ra cảm giác vội vã, năng lực tự kiềm chế kém hơn. Biểu hiện này kéo dài trong thời gian không lâu, sau một thời gian sẽ được khôi phục lại như thường.
Tình trạng bức bách tâm lý nói trên rất có hại cho sức khỏe. Nếu tình trạng nghiêm trọng, thời gian kéo dài thì phải tư vấn và điều trị thích hợp.
BACSI.com (Theo TNO)

Khi trái tim không còn khỏe mạnh, chúng ta sẽ cảm thấy hối tiếc vì đã không quan tâm đến tình trạng của bộ phận cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Đôi khi chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào những tiến bộ của y học như các thuốc mới, kỹ thuật cao và đắt tiền.
Ít người tin rằng những lựa chọn đơn giản như ăn cái gì, đáp ứng với stress ra sao, tập luyện thể dục bao nhiêu là vừa có nên hút thuốc lá hay không, sự thân mật và mối quan hệ xã hội trong cuộc sống có thể tạo ra sự khác biệt mạnh mẽ đối với sức khỏe và trái tim của chúng ta. Nhưng sự thực một lối sống lành mạnh có thể làm thay đổi các nguyên nhân cũng như diễn tiến của bệnh tim mạch.

Cholesterol không phải là toàn bộ câu chuyện của bệnh tim

Trong vài thập kỷ qua cộng đồng đã trở nên nhận thức rõ hơn về vai trò của Cholesterol đối với bệnh tim mạch. Lúc đầu chỉ cho rằng Cholesterol có vai trò hàng đầu gây ra bệnh tim mạch. Vì sao cho rằng Cholesterol lại rất quan trọng, đó không phải là toàn bộ câu chuyện. Cũng không phải hoàn toàn do tăng huyết áp. Hay hút thuốc lá, hay lười vận động. Tất cả các yếu tố nguy cơ đã được biết này chỉ giải thích được một nửa do bệnh lý tim mạch mà chúng ta thấy. Rõ ràng, còn có yếu tố gì khác nữa.

Thật khó mà đo được vai trò của stress về cảm xúc đối với trái tim, do vậy sự quan trọng của nó thường ít được quan tâm. Y học hiện đại dựa trên các bằng chứng khoa học và căn cứ vào những cái có thể đong đếm và quan sát được. Cho dù như vậy thì những cái đo đếm được cũng chưa chắc đã phải là điều quan trọng nhất.
Chúng ta có thể mắc sai lầm nếu chỉ tin vào những cái có thể đong đếm được. Cholesterol và huyết áp có thể đo được một cách dễ dàng. Các thuốc hiệu quả rất sẵn trên thị trường có thể giúp giảm cả hai yếu tố đó. Trong trường đại học các bác sĩ không được dạy làm cách nào để đương đầu với những căng thẳng trong cuộc sống của mình hay dạy những kỹ năng đó cho bệnh nhân của mình.

Trên thực tế, có nhiều bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim và bị trầm cảm. Họ rất cần nói chuyện với ai đó, nhưng các bác sĩ không có thời gian vì có quá nhiều việc phải làm. Hàng ngày họ phải đi buồng khám bệnh nhân, nghe tim phổi và chỉ định điều trị, làm bệnh án… Do vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi có những người không biết rằng những đau khổ về cảm xúc hay nỗi cô đơn về tinh thần có thể ảnh hưởng đến bệnh tim.
Lối sống đe dọa sức khỏe của trái tim, Sức khỏe, Benh tim, trai tim bi benh, tim, dong mach vanh, xo vua, Cholesterol, loi song, benh tim mach, ky thuat, suy nghi
Thật khó mà đo được vai trò của stress về cảm xúc đối với trái tim, do vậy sự quan trọng của nó thường ít được quan tâm (ảnh minh họa)
Không nên lệ thuộc vào những kỹ thuật hiện đại

Bệnh tim biểu hiện bằng các triệu chứng cần phải điều trị. Nhưng nếu chỉ điều trị các triệu chứng này thôi thì sự cải thiện sức khỏe của người bệnh có thể lại tái phát ở thể này hay thể khác. Nhiều bệnh nhân sau khi phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành qua da thường nghĩ rằng mình đã được điều trị khỏi, bởi vì hết triệu chứng đau thắt ngực. Hầu hết các bệnh nhân này trở về nhà và lại tiếp tục thực hiện lối sống như trước đây, một lối sống đã gây ra bệnh tim mạch. Họ lại hút thuốc, ăn chế độ nhiều chất béo, nhiều Cholesterol, luôn căng thẳng trong cuộc sống, không chịu tập thể dục đều đặn.

Nhiều người lệ thuộc quá nhiều vào những tiến bộ của y học như các thuốc mới, các kỹ thuật mổ mới, kỹ thuật cao và đắt tiền mà không tin rằng những lựa chọn đơn giản như ăn cái gì, đáp ứng với stress ra sao, tập luyện thể dục, các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống có thể tạo ra sự khác biệt mạnh mẽ đối với sức khỏe và cảm giác khỏe mạnh của chúng ta.
Nhưng sự thực đúng là như vậy. Phẫu thuật bắc cầu nối hay can thiệp động mạch vành qua da đôi khi cần thiết khi bệnh nhân không ổn định hay bệnh đặc biệt nặng. Mặc dù phẫu thuật và can thiệp rất tốn kém, có tới một nửa những mảnh ghép cầu nối bị tắc lại sau 5-10 năm và có khoảng 20% các động mạch vành được đặt stent bị hẹp hay tắc lại sau một năm.
Những yếu tố gây tắc nghẽn động mạch vành

Trên thực tế thì mảng xơ vữa chỉ là một trong nhiều cơ chế làm ảnh hưởng đến dòng máu tưới cho tim. Động mạch vành có thể bị co thắt, làm giảm dòng máu đến tim. Các tế bào máu được gọi là tiểu cầu có thể kết tập lại hay vón cục lại, tạo thành cục máu đông có thể gây tắc một phần hoặc hoàn toàn dòng máu chảy qua một nhánh động mạch vành.
Lối sống đe dọa sức khỏe của trái tim, Sức khỏe, Benh tim, trai tim bi benh, tim, dong mach vanh, xo vua, Cholesterol, loi song, benh tim mach, ky thuat, suy nghi
Can thiệp thay đổi lối sống một cách tích cực là cách phòng chống, chữa bệnh tim có chi phí rất rẻ (ảnh minh họa)
Tất cả những cơ chế này đều bị ảnh hưởng bởi lối sống mà bạn lựa chọn hàng ngày, những cái bạn ăn, bạn đáp ứng với căng thẳng tâm lý như thế nào, bạn có hút thuốc lá hay không… Trong khi sự tắc nghẽn do mảng xơ vữa phải mất nhiều năm để hình thành (và do vậy sự thoái triển của các mảng xơ vữa cũng chậm chạp), những cơ chế khác thì rất năng động và có thể tạo ra sự cải thiện rất nhanh chóng.
Stress sẽ làm tăng huyết áp và nồng độ Cholesterol máu và làm giảm huyết áp, độc lập với chế độ ăn uống. Hơn nữa hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tập thể dục đều đặn làm giảm nguy cơ.
Một lối sống lành mạnh có thể làm thay đổi các nguyên nhân cũng như diễn biến của bệnh tim mạch. Bệnh nhân cũng cần được học làm thế nào để giữ cho đầu óc luôn yên tĩnh và đạt được sự kiểm soát nhiều hơn về những suy nghĩ của mình, làm thế nào để lắng nghe những cảm nhận khác và cảm nhận của chính cơ thể mình, làm thể nào để cảm thấy có sự liên hệ mật thiết với những người khác và với chính bản thân họ, làm thế nào để yêu và cảm nhận tình yêu một cách đầy đủ hơn.

Can thiệp thay đổi lối sống một cách tích cực là cách phòng chống, chữa bệnh có chi phí rất rẻ. Thay đổi lối sống không chỉ giúp chúng ta sống lâu hơn, thọ hơn mà còn sống tốt hơn. Hãy thử thay đổi và tự cảm nhận. Rồi bạn sẽ thấy từ kinh nghiệm của chính bản thân mình một sự thay đổi ngoạn mục về sức khỏe sau những thay đổi đơn giản về lối sống có thể mang đến cho cuộc sống của bạn.(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Đeo kính trong thời gian dài làm mắt yếu?Đó chỉ là một trong những ngộ nhận về sức khỏe của đôi mắt. Chăm sóc 'cửa sổ tâm hồn' là quan trọng, nhưng chúng ta cũng cần tránh những hiểu lầm sau:
1. Nhìn nghiêng gây hiếng mắt
Điều này hoàn toàn không đúng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận rằng, khi nhìn nghiêng, các tia sáng có độ sáng lớn không chiếu trực tiếp vào mắt nên hoàn toàn không gây hại cho mắt.
Nhìn nghiêng còn là cách luyện tập hiệu quả giúp tăng cường sức tập trung của võng mạc và phải ứng của đôi mắt với những điều kiện môi trường khác nhau.
2. Các bệnh về mắt có tính chất di truyền
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tuy các căn bệnh hay khuyết tật về thị lực có liên quan trực tiếp tới gene nhưng ngoại trừ trường hợp gia đình có tiền sử bị bệnh tăng nhãn áp, còn đa số các trường hợp, các vấn đề về mắt lại không mang tính chất di truyền.
Đeo kính trong thời gian dài làm mắt yếu?, Sức khỏe, Doi mat, mat, hieu lam ve mat, nhin nghieng, deo kinh, thuoc nho mat, benh ve mat
Có tới 80% trong số chúng ta sẽ bỏ qua hoặc “phớt lờ” các biểu hiện hơi bất thường của mắt... (Ảnh minh hoạ)
3. Đeo kính trong thời gian dài làm mắt yếu
Đối với những người có bệnh về mắt như: cận thị, viễn thị, loạn thị… thường phải “sống chung” với chiếc kính. Việc đeo kính kịp thời và thường xuyên không những không làm mắt yếu đi mà còn có tác dụng tốt trong việc điều tiết hoạt động của võng mạc, giúp mắt ổn định hơn.
4. Dùng 1 loại thuốc nhỏ mắt cho cả gia đình
Các bà mẹ thường có thói quen mua 1 loại thuốc nhỏ mắt và dùng chung cho tất cả các thành viên của gia đình. Điều này đặc biệt không tốt.
Ở mỗi độ tuổi, mỗi căn bệnh về mắt lại có loại thuốc nhỏ mắt chuyên dụng. Việc dùng bừa bãi và đại khái một loại thuốc nhỏ mắt cho các tất cả mọi người là nguyên nhân gia tăng các căn bệnh về mắt, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
5. Bệnh ở mắt nhẹ và dễ chữa
Có tới 80% trong số chúng ta sẽ bỏ qua hoặc “phớt lờ” các biểu hiện hơi bất thường của mắt. Trong khi các bệnh về mắt thường không “phát” ngay lập tức. Nhưng khi bệnh đã trở nặng thì việc chữa trị trở nên khó, mất thời gian và tốn kém hơn rất nhiều.
Không nên bơi trong một giờ sau khi ăn
Sự thật: Sau khi ăn, máu chảy nhiều hơn đến hệ thống tiêu hóa và không gây tập trung vào các cơ bắp. Nhiều người nghĩ nếu bạn gắng sức bơi ngay sau khi ăn, việc thiếu máu sẽ làm cho bạn bị chuột rút và chết đuối. Tuy nhiên, điều đó sẽ không xảy ra. Có thể bạn có ít năng lượng hơn nên không thể bơi khỏe nhưng không hạn chế khả năng đứng nước hay vui chơi của bạn.
Ăn một quả táo mỗi ngày sẽ không bị bệnh
Sự thật: Ăn một quả nam việt quất mỗi ngày sẽ hiệu quả hơn. Nam việt quất chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu chất chống ô xy hóa và chất xơ, dễ dùng với ngũ cốc và sữa chua. Điều đó nói lên rằng ăn nhiều trái cây rất quan trọng, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính như tim mạch, cao huyết áp và tiểu đường.
Sự thật bất ngờ về sức khỏe, Sức khỏe, Su that, su that ve suc khoe, suc khoe, an, boi, vo banh mi, chat xo, hai mat giao nhau, cam lanh, an ca, keo cao su, sua am, nac cut
Nam việt quất chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu chất chống ô xy hóa và chất xơ (nguồn ảnh: internet)
Đừng bỏ vỏ bánh mì do có nhiều vitamin
Sự thật: Một nghiên cứu của Đức năm 2000 khẳng định, quá trình nướng tạo ra một loại chất chống ô xy hóa trong vỏ bánh mì cao gấp 8 lần so với ruột. Vì thế, quan trọng là bạn dùng bánh làm từ bột mì vì chứa lượng dưỡng chất cao, ví dụ như chất xơ. Hãy chắc rằng trong danh sách thành phần bánh có ghi 100% bột mì, vì các loại bánh thông thường bị pha với nhiều bột trắng, ít chất xơ.
Hai mắt giao nhau nghĩa là bị tật
Sự thật: Chẳng có gì hại khi bạn cố ý để hai mắt giao nhau. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy con mình làm điều này rất nhiều lần mà không phải do bắt chước các nhân vật trong phim hoạt hình, có lẽ con bạn đã gặp vấn đề về thị lực.
Sự thật bất ngờ về sức khỏe, Sức khỏe, Su that, su that ve suc khoe, suc khoe, an, boi, vo banh mi, chat xo, hai mat giao nhau, cam lanh, an ca, keo cao su, sua am, nac cut
Quá trình nướng tạo ra một loại chất chống ô xy hóa trong vỏ bánh mì cao gấp 8 lần so với ruột (nguồn ảnh: internet)
Ra ngoài trời với mái tóc còn ướt, bạn sẽ bị cảm lạnh
Sự thật: Theo một nghiên cứu, bạn cảm thấy lạnh nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đã tiêm một loại vi rút cảm lạnh lên mũi của một nhóm tình nguyện. Nửa nhóm ở trong căn phòng ấm áp, nửa còn lại đã tắm và để cơ thể ướt sũng, đứng ngoài hành lang trong 30 phút. Sau đó họ mặc quần áo và đeo tất ướt trong vài giờ nữa. Nhóm bị ướt đã không bị cảm lạnh nhiều hơn so với nhóm kia.
Vì thế, nghiên cứu kết luận: Việc bạn cảm thấy lạnh không hề ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
Ăn cá giúp bạn thông minh hơn
Sự thật: Điều này thực sự cần thiết cho trẻ ba hoặc bốn tuổi. Cá, đặc biệt như cá hồi chứa các acid béo omega-3, bao gồm DHA (Docosahexaenoic acid). DHA đặc biệt có lợi cho sự phát triển của bộ não, nhận thức và thị lực của trẻ trong hai năm đầu đời. Ngoài ra, DHA còn có trong quả bơ, óc chó và dầu hạt cải.
Sự thật bất ngờ về sức khỏe, Sức khỏe, Su that, su that ve suc khoe, suc khoe, an, boi, vo banh mi, chat xo, hai mat giao nhau, cam lanh, an ca, keo cao su, sua am, nac cut
Cá chứa DHA, chất rất cần thiết để hỗ trợ phát triển trí não (nguồn ảnh: internet)
Một nghiên cứu năm 2008 cho biết, việc trẻ bốn tuổi gia tăng vốn từ vựng và nhận thức là do dùng DHA bổ sung. Tuy thế, do cá (cá hồi, cá thu…) chứa nhiều acid béo có lợi nên bạn nên ăn cá 2-3 lần/tuần.
Kẹo cao su ở trong dạ dày suốt 7 năm
Sự thật: Như với hầu hết thực phẩm trẻ em nuốt phải, kẹo cao su sẽ theo chất lỏng đi qua đường ruột, ở đó vài ngày rồi bị thải ra ngoài bằng đường hậu môn. Mặc dù kẹo cao su không dễ bị nghiền nát trong hệ thống tiêu hóa, nhưng nó cũng không gây ra đau bụng.
Khi cảm lạnh, bạn nên ăn còn bị sốt thì không
Sự thật: Bạn nên ăn uống đầy đủ trong cả 2 trường hợp trên và chú ý uống nhiều hơn bình thường. Việc duy trì lượng nước là điều quan trọng nhất vì cơ thể bạn mất rất nhiều nước khi bị bệnh. Tuy thế, bạn không cần phải dùng đồ uống có chứa điện giải, trừ khi bạn đang bị mất nước do việc nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Sữa ấm sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn
Sự thật: Sữa chứa một lượng nhỏ tryptophan (tương tự acid amino trong thịt gà tây). “Nhưng bạn sẽ phải uống nhiều lít mới thấy nó hiệu quả như thuốc ngủ”, ông Michael Breus, nhà tâm lý học ở Scottsdale, Arizona, Mỹ, người chuyên trị về chứng rối loạn trong giấc ngủ, cho biết. “Hiệu quả nhất là chúng ta nên tạo thói quen đi ngủ”, ông nói. Nếu một ly sữa ấm là một phần của quá trình đó, nó có thể có tác dụng trấn an chứ không mang tính khoa học.
Sự thật bất ngờ về sức khỏe, Sức khỏe, Su that, su that ve suc khoe, suc khoe, an, boi, vo banh mi, chat xo, hai mat giao nhau, cam lanh, an ca, keo cao su, sua am, nac cut
Uống sữa có tác dụng trấn an tinh thần (ảnh minh họa)
Để khỏi nấc cụt, bạn phải bị làm cho giật mình
Sự thật: hầu hết các biện pháp khắc phục như uống nước, nín thở… chưa được y học chứng minh hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn có thể thử mẹo này, có từ năm 1971 và công bố trên tờ The New England Journal of Medicine: Nuốt một thìa cà phê đường cát trắng. Theo nghiên cứu, mẹo này giúp chấm dứt nấc cụt ở 19 trong 20 bệnh nhân chịu khổ sở vì chứng nấc cụt.Dị ứng thuốc được coi là một tai biến khủng khiếp, xảy ra ở mọi lứa tuổi, bất kỳ loại thuốc nào dùng để điều trị cho con người đều có thể gây dị ứng, trong đó thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất.
Nguyên nhân gây dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc là danh từ dùng để chỉ sự phản ứng thuốc của cơ thể với vật lạ, đây là một loại phản ứng thuốc quá mẫn cảm và có nhiều biểu hiện ở các mức độ khác nhau. Phản ứng thuốc là loại phản ứng của hệ thống miễn dịch cơ thể, tức là phản ứng giữa kháng thể sẵn có trong máu con người với dị nguyên lạ. Vì vậy, có những trường hợp khi dùng thuốc lần đầu thì không bị dị ứng nhưng lần sau dùng thuốc đó lại bị dị ứng. Theo thống kê, dị ứng thuốc ở nước ta chiếm một tỷ lệ khá cao (khoảng từ 7-8% dân số).

Nguyên nhân của dị ứng thuốc rất đa dạng, chẳng hạn thuốc đã quá hạn sử dụng: Mỗi một loại thuốc đều có ghi rõ ngày, tháng, năm nào. Nếu thuốc để quá hạn sử dụng thì cho dù là loại thuốc nào cũng đã thay đổi tính chất và có thể sẽ trở thành dị nguyên nguy hiểm cho người sử dụng.
Sử dụng thuốc một cách bừa bãi cũng là một nguyên nhân đáng kể làm cho tỷ lệ dị ứng thuốc tăng cao. Sử dụng thuốc bừa bãi có nhiều dạng khác nhau như không tuân theo lời dặn của bác sĩ khám bệnh kê trong đơn thuốc, tự cho mình là có hiểu biết về bệnh tật rồi mua thuốc để tự điều trị; một số dược tá bán thuốc ở các quầy thuốc, nhà thuốc tư nhân với trình độ về y học có hạn nhưng vì lợi nhuận nên tư vấn sai cho người bệnh…
Một số người quan niệm rằng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) là không dị ứng. Đấy là một sự hiểu nhầm cần phải sửa đổi vì thuốc nào cũng gây dị ứng. Thuốc đông y thì trong mỗi thang thuốc có nhiều vị khác nhau mà hầu hết các bài thuốc đông y có thể biết được tác dụng thì còn rất khó để xác định. Ngoài ra, thuốc đông y còn tùy thuộc vào cách bào chế cũng như bảo quản thuốc kém như để bị mốc, làm thay đổi tính chất của vị thuốc…
Tai biến ít ngờ từ dị ứng thuốc, Sức khỏe, Di ung thuoc, di ung, thuoc, phan ung thuoc, su dung, dong y, tay y, nguoi benh, khang sinh
Sử dụng thuốc một cách bừa bãi cũng là một nguyên nhân đáng kể làm cho tỷ lệ dị ứng thuốc tăng cao (nguồn ảnh: internet)
Cần cảnh giác với một số trường hợp bị dị ứng thuốc mà không hề hay biết, tưởng là bị bệnh khác cho nên lại tự động mua thuốc để dùng làm cho bệnh dị ứng thuốc trầm trọng thêm.

Một điều cần quan tâm là người sử dụng thuốc bị dị ứng là do cơ địa dị ứng, đặc biệt là dị ứng với thuốc kháng sinh. Người có cơ địa dị ứng như hen suyễn, mề đay, viêm mũi, viêm xoang dị ứng, chàm, tổ đỉa, viêm da dị ứng rất dễ mẫn cảm với chất lạ đối với cơ thể (dị nguyên), trong đó có thuốc dùng để chữa bệnh cho người.
Dị ứng thuốc là một loại phản ứng xảy ra do những tế bào và các chất hóa học của hệ thống miễn dịch cơ thể cùng loại với những dị ứng trên một cơ địa dị ứng. Vì vậy, trên một cơ địa dị ứng khi dùng thuốc, đặc biệt là kháng sinh bất kể là loại nào (uống, bôi, tiêm) đều phải hết sức thận trọng. Tuy nhiên không nên nhầm lẫn giữa các tác dụng phụ của thuốc với phản ứng dị ứng thuốc. Tác dụng phụ của thuốc là các biểu hiện không mong muốn không liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể như dị ứng thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc không nguy hiểm như dị ứng thuốc. Tác dụng phụ của thuốc nếu xảy ra thì có thể giảm liều hoặc ngừng dùng thuốc là khỏi, nhưng dị ứng thuốc thì không thể khỏi như vậy được. Tuy vậy tác dụng phụ của thuốc nếu không phát hiện sớm và tìm mọi cách loại bỏ chúng thì cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của một số cơ quan quan trọng của cơ thể như gan, thận hoặc gây xuất huyết… Thông thường thì tác dụng phụ của thuốc tây y đều có ghi rõ trong bản hướng dẫn kèm theo của nhà sản xuất, vì vậy luôn luôn lưu ý đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Biểu hiện của dị ứng thuốc
Tai biến ít ngờ từ dị ứng thuốc, Sức khỏe, Di ung thuoc, di ung, thuoc, phan ung thuoc, su dung, dong y, tay y, nguoi benh, khang sinh
Cần cảnh giác với một số trường hợp bị dị ứng thuốc mà không hề hay biết, tưởng là bị bệnh khác cho nên lại tự động mua thuốc để dùng làm cho bệnh dị ứng thuốc trầm trọng thêm. (nguồn ảnh: internet)
Dị ứng thuốc là một tai biến khó lường trước được ngay cả đối với những bác sĩ khám chữa bệnh có kinh nghiệm. Dị ứng thuốc được thể hiện nhiều dạng, kiểu khác nhau từ nhẹ, thoáng qua đến trung bình hoặc rất nguy kịch. Về mặt diễn biến, dị ứng thuốc có thể xảy ra trong giây lát, có khi sau vài giờ, vài ngày nhưng cũng có thể dị ứng xảy ra sau vài tuần.
Biểu hiện của dị ứng thuốc thường thể hiện ở da và niêm mạc rõ nhất, sớm nhất (ngoại trừ sốc phản vệ thì một số triệu chứng khác xuất hiện sớm hơn). Thông thường, dị ứng thuốc thể hiện ngứa, da xuất hiện mảng tấy, đỏ, đau, có khi đau rát ở mỗi khi sờ vào, thậm chí có hiện tượng phồng rộp ở vùng môi, vùng mắt. Người bị dị ứng có thể có sốt, có khi sốt cao, choáng váng, rất khó chịu và nổi da gà hoặc dạng nổi mề đay. Nếu bị sốc phản vệ thì triệu chứng nhanh, khẩn cấp và rầm rộ như khó thở, tím tái, vã mồ hôi, hốt hoảng, mạch nhanh, huyết áp tụt, nếu không cấp cứu kịp thời có thể tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa.

Nên làm gì hạn chế dị ứng thuốc?

Lời khuyên của bác sĩ đối với người bệnh là: dù trong bất cứ trường hợp nào, khi nghi bị bệnh hoặc muốn dùng thuốc bổ trợ sức khỏe cũng không nên tự ý mua thuốc để dùng, dù là thuốc gì (tây y hay đông y) và dùng vào (uống, tiêm, bôi, đặt…).
Khi dùng thuốc nếu thấy khác thường (có thể là dị ứng thuốc, có thể là tác dụng phụ của thuốc), người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh càng sớm càng tốt. Sau khi khám bệnh, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự động thay đổi thuốc hoặc thay đổi liều lượng và số lượng. Trong cuộc sống thường ngày, mỗi lần đi khám bệnh định kỳ hay khám đột xuất (do ốm đột xuất) cũng nên cho bác sĩ đang khám bệnh cho mình biết về tình trạng bệnh tật của mình, nhất là các bệnh dị ứng và có bị dị ứng với loại thuốc nào hay không, đặc biệt là các loại kháng sinh.Cá là thức ăn được yêu thích từ lâu đời của con người. Khi tỷ lệ người mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, béo phì… tăng lên, thì lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe là mọi người nên sử dụng cá là nguồn thức ăn chính để cung cấp chất đạm.
Cá cung cấp nhiều protein và có đủ các axid amin, muối khoáng với các vi lượng quan trọng. Mỡ cá có nhiều vitamin A và D, rất tốt cho sức khỏe. Lượng protein trong cá khá ổn định 16% đến 17%, số lượng protein và lipid gần như ổn định cho mỗi loại cá. Cá càng béo thì lượng nước càng ít và ngược lại. Lượng glucid trong cá không đáng kể, dưới 1%, chủ yếu dưới dạng glucozen.

Các phân tích dinh dưỡng cho thấy:

- Trong 100g cá chép có 16g protein; 3,6g lipid; 17mg canxi; 184mg phosphor; 0.9 mg sắt và các vitamin A, B1, B2, vitamin PP.
- Trong 100g cá thu có 18,2g protein; 10,3g lipid; 50mg canxi; 90mg phosphor; 1,3mg sắt và các vitamin A, B1, B2…
Cá - nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, Sức khỏe, Ca, nguon dinh duong tu ca, mo ca, chat khoang, nuoc, vi khuan
Cá cung cấp nhiều protein và có đủ các axid amin, muối khoáng với các vi lượng quan trọng. (nguồn ảnh: internet)
- Các protein trong cá quan trọng nhất là Albumin, Globulin, Nucleoprotein. So với các loại thịt khác, lượng Lysine, Tyrosin, Tryptophan, Cys‎tine và Methionin trong cá cao hơn nhưng lượng Histidin, Arginin lại kém hơn.

Trong các loại cá, đặc biệt ở đầu cá chứa nhiều acid béo chưa no omega 3 có hoạt tính sinh học cao. Các nghiên cứu gần đây cho thấy các acid béo omega 3 không những có tác dụng hạ thấp Cholesterol mà còn làm giảm Triglyceride cao, từ đó có tác dụng ngăn ngừa mỡ máu và làm hạ huyết áp. Hầu hết các loại cá đều có chứa acid béo omega 3, nhiều nhất phải kể đến cá hồi, cá thu, cá trích… Do có nhiều acid béo chưa no nên mỡ cá không bền vững, dễ bị oxy hóa và biến đổi tính chất cảm quan.
Cá là nguồn cung cấp vitamin quan trọng. Mỡ cá, nhất là mỡ gan cá có nhiều vitamin A và D. Lượng vitamin nhóm B có trong cá tương tự như ở thịt nhưng lượng vitamin B1 ở cá thấp hơn thịt.
Trong cá cũng có acid folic, vitamin B12, Tocopherol, Biotin và Cholin.
Cá - nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, Sức khỏe, Ca, nguon dinh duong tu ca, mo ca, chat khoang, nuoc, vi khuan
Mỡ cá, nhất là mỡ gan cá có nhiều vitamin A và D (nguồn ảnh: internet)Ngoài ra, cá còn cung cấp chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trẻ em. Cá sống ở biển chứa nhiều khoáng chất hơn cá sống ở nước ngọt. Chất khoáng trong cá chứa nhiều yếu tố vi lượng quan trọng như Cu, Co, Zn, Iod trong đó lượng iod của những loài cá biển khá cao.

Cá thuộc loại thức ăn chóng hỏng do hàm lượng nước tương đối cao ở trong thịt cá. Cấu trúc mô của cá không chặt chẽ bằng thịt, vì vậy cá dễ bị ô nhiễm vi sinh vật, dễ bị ươn và thối hỏng.

Cá còn sống hoặc mới chết thì trong thịt cá chưa có vi khuẩn. Nếu không ướp lạnh ngay, cá dễ bị ươn. Cá ướp lạnh khi còn tươi vẫn giữ được thành phần các chất dinh dưỡng. Cần lưu ý, cá có thể bị nhiễm các vi khuẩn, kí sinh trùng và một số virus. Bởi vậy cần rửa tay, dụng cụ dao thớt, bát đĩa thìa, đũa cẩn thận khi chế biến cá.Trong lần khám sức khỏe định kỳ gần nhất, bác sĩ cho biết tôi có cao răng và khuyên đi lấy cao để không gây viêm lợi. Nhưng tôi nghe nói, cao răng rất dễ tái phát. Xin hỏi, có cách gì ngăn chặn sự hình thành của cao răng không? Nguyễn Vĩnh Hải (Thái Nguyên)
Cao răng được hình thành từ mảng bám răng. Mảng bám này xuất hiện từ một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng sau khi ăn khoảng 15 phút và nếu không được làm sạch thì các vi khuẩn sẽ kéo đến, tích tụ ngày càng dày lên.
Khi mảng bám còn mềm có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa nhưng nếu tồn tại lâu, mảng bám sẽ bị vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt và cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), xác tế bào biểu mô, sự lắng đọng sắt của huyết thanh... trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi.
Làm sao để ngăn chặn cao răng?, Sức khỏe, Cao rang, ngan chan cao rang, rang, mang bam, viem, ve sinh rang mieng
Vệ sinh răng miệng kỹ và thường xuyên thì cao răng sẽ không còn cơ hội hình thành (ảnh minh họa)
Thông thường mảng bám cần tồn tại trong miệng khoảng 1 tuần để biến thành cao răng. Cao răng thường đóng xung quanh cổ răng, có màu trắng đục, ở những người hút thuốc lá thì cao răng nhuộm màu vàng nâu. Cao răng là nguyên nhân gây ra viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy ngược dòng… vi khuẩn trong cao răng còn gây viêm niêm mạc miệng, viêm amidan, viêm họng…
Tuy nhiên, nếu bạn làm vệ sinh răng miệng kỹ và thường xuyên thì cao răng sẽ không còn cơ hội hình thành. Cách vệ sinh răng miệng cụ thể chải răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Sử dụng kem đánh đánh răng có fluoride và các loại nước súc miệng. Ngoài ra, bạn nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám trên 2 mặt bên của răng (các kẽ răng), tránh dùng tăm chọc vào kẽ răng và nên kiểm tra răng miệng định kỳ 3-6 tháng/ lần.
Một số ngộ nhận với bệnh tiểu đường

Ở đời, con người thường có một số ngộ nhận đối với mọi sự việc, ngay cả trong vấn đề sức khỏe, bệnh tật. Nguyên do đưa đến ngộ nhận là không có hiểu biết hoặc tiếp nhận nguồn tin tức không được chính xác. Với bệnh Tiểu Ðường, nhiều người cũng có những hiểu nhầm cần được làm sáng tỏ. Như là :

1-Tiểu đường có thể lây lan.

Tiểu đường là một bệnh về nội tiết, gây ra do tụy tạng không sản xuất được insulin hoặc insulin có ít và không có tác dụng. Vì vậy, bệnh không lây lan nhưng bệnh có thể thừa kế (inherit) nếu trong gia đình có người bị tiểu đường.

2-Như vậy thì khi bố mẹ bị tiểu đướng là con cái cũng bị bệnh

Không hoàn toàn đúng hẳn, Khi trong gia đình có người bị tiểu tường, thì con cháu có thể thừa kế gen gây bệnh. Như vậy có nghĩa là con cháu có nhiều nguy cơ hơn để dễ dàng mắc bệnh chứ không đương nhiên bị bệnh. Ngoài ra, nếu con cháu áp dụng các phương thức phòng tránh bệnh như giảm cân khi mập phì, dinh dưỡng hợp lý, vận dộng cơ thể...thì rủi ro mắc bệnh giảm.

3-Tôi nghe nói có nhiều loại thuốc chữa dứt được bệnh tiểu đường

Cho tới nay chưa có phương thức nào chữa dứt được bệnh tiểu đường mà chỉ có thể kiểm soát mức độ đường huyết và tránh được các biến chứng của bệnh. Nhờ đó mà người bệnh có thể sống đời sống bình thường.

4-Ăn nhiều đường sẽ bị bệnh tiểu đường

Ðây là một ngộ nhận có từ thuở xa xưa : ăn nhiều đường, đái ra đường, kiến bu kín chung quanh bãi nước tiểu. Khi đó, người ta gọi tiểu đường là bệnh ‘nước tiểu mật ong’.

Thực ra, tiêu thụ quá nhiều đường tinh chế không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường, nhưng có thể đưa tới mập phì, vì đường có nhiều calori mà không có chất dinh dưỡng. Căn cứ theo thống kê, thì 80% người mập kiểu trái táo, với bụng bự, sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại II hơn là người cân nặng bình thường.

5-Vậy thì tôi không được ăn đường hay sao?

Bệnh nhân vẫn có thể ăn đường nhưng số lượng đường tiêu thụ phải bao gồm trong tổng số carbohydrate dùng trong ngày. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên dùng đường chung với các món ăn khác, nhất là với thực phẩm có chất xơ, để glucose vào máu từ từ, chứ không tăng vọt.

Xin nói thêm là, đường cũng ‘cứu’ người bị tiểu đường. Ðó là khi đường huyết đột nhiên xuống quá thấp, đặc biệt là khi đang trị bệnh bằng thuốc viên hạ đường hoặc insulin. Ðể tránh ngất xỉu, chóng mặt...bệnh nhân phải tức thì ăn một chút đường, như một cục kẹo, một ly nước trái cây để cơ thể có đủ glucose.

6-Có người nói đường hóa học độc lắm, lại có người nói nấu chè với đường hóa học ăn rất ngon.

Ðường nhân tạo là đề tài của nhiều nghiên cứu với kết quả là khen cũng nhiều và chê cũng lắm. Tuy nhiên, theo Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ, đường hóa học tương đối an toàn nếu dùng đúng số lượng theo hướng dẫn của cơ quan này và nhà sản xuất. Với một số người, đường thay thế có thể gây ra vài phản ứng nhẹ như chóng mặt, nhức đầu, tiêu chẩy, no hơi... Nếu dùng quá nhiều, đường lại cho vị đắng.

Ngoai trừ đường aspartame (Nutrasweet, Equal), các đường nhân tạo khác đều có thể dùng như gia vị trong việc nấu nướng, để thêm vị ngọt cho món ăn. Nhưng nếu dùng để nấu chè thì e rằng ta sẽ tiêu thụ quá nhiều hóa chất, tích tụ lại sẽ có hại, đồng thời giá cả cũng đắt hơn đường tinh chế.

6-Bị tiểu đường là tôi phải bớt ăn cơm, ăn bánh mì.

Nói ‘bớt ăn’ cơm gạo thì cũng không đúng lắm, mà phải ăn cơm, bánh mì... cân bằng với các loại thực phẩm khác, theo tỷ lệ 50% carbohydrate, 30% chất béo và 20% chất đạm. Cơm, mì..là nguồn năng lượng quý báu cho cơ thể mà ta không được loại bỏ.

Có người đề nghị chế độ ít carbohydrate, nhưng lại tăng chất đạm và chất béo. Theo chế độ này lâu ngày, bệnh nhân có nguy cơ bị bệnh tim, bệnh thận nhiều hơn.

Vì thế, cân bằng các loại thực phẩm là điều cần làm. Ăn gạo lức, còn cám thì đường glucose vào máu chậm hơn là khi ăn gạo trắng tinh, hết cám.

7-Tôi ăn rất nhiều trái cây vì nghe nói trái cây tốt cho người bị tiểu đường.

Trái cây là món ăn tốt cho mọi người, dù bị tiểu đường hay không. Trái cây không có cholesterol, có nhiều chất xơ và sau khi ăn, các loại đường trong trái cây chuyển vào máu từ từ nên không gây ra cao đường huyết đột ngột.

Tuy nhiên, nếu tiêu thụ nhiều trái cây quá thì cũng là điều không nên.vì ta sẽ bỏ qua các thực phẩm cần thiết khác. Ðồng thời, ăn nhiều trái cây cũng mang vào cơ thể nhiều chất ngọt, và đường huyết sẽ tăng.

8-Có người nói tôi tuyệt đối không được uống rượu, có đúng không ?

Nói là tuyệt đối không uống rượu thì cũng quá khắt khe với thứ nước ‘Tinh Thần ‘ này và cũng gây ‘buồn buồn’ cho người bệnh. Theo các nhà chuyên môn dinh dưỡng, người tiểu đường vẫn có thể thưởng thức một lượng rượu vừa phải (một lon la de, một ly rượu vang..) trong bữa ăn. Nhưng nên nhớ rằng rượu cũng có một ít carbohydrate, cho nên nếu ‘dô ! dô !’thả cửa thì đường huyết sẽ lên cao.

Hơn nữa, đang chữa bệnh bằng insulin mà uống nhiều rượu vào lúc đói bụng thì đường huyết sẽ xuống quá thấp, vì rượu làm giảm khả năng cơ thể lấy glucose từ kho dự trữ.

9- Tôi chỉ hơi bị tiểu đường từ nhiều năm nay.

Thực ra, không có chuyện ‘hơi bị tiểu đường’ mà chỉ có bệnh tiểu đường hoặc không có. Bị tiểu đường khi đường huyết thử hai lần khi đói cao hơn 126mg/dl hoặc cao hơn 200mg/dl thử hai lần bất cứ lúc nào trong ngày. Ðề nghị quý vị « hơi bị » tiểu đường đi bác sĩ để được xét nghiệm, xác định cho rõ ràng, kẻo rồi quá trễ...

10-Tôi uống thuốc hạ đường huyết đều đặn là đủ, đâu có cần giữ gìn ăn uống.

Thuốc chỉ là một thành phần trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Các thành phần khác như ăn uống cân bằng, hợp lý, có nếp sống lành mạnh, thường xuyên vận động cơ thể... cũng rất quan trọng để giúp thuốc tác dụng hữu hiệu hơn

11-Bệnh nhân tiểu đường phải ăn theo một chế độ riêng biệt

Các nhà dinh dưỡng đều đồng ý rằng, bệnh nhân tiều đường có thể dùng cùng các loại thực phẩm như mọi người nhưng với số lượng vừa phải, thích hợp với mức độ đường huyết và liều lượng các thuốc hạ đường huyết đang dùng. Và họ cũng không cần tốn tiền mua những sản phẩm được gọi là « dành riêng cho bệnh tiểu đường ».

12-Trẻ em bị tiểu đường, lớn lên sẽ hết

Trẻ em bị bệnh tiểu đường thường là do tụy tạng không sản xuất được insulin và được xếp vào loại I, phụ thuộc vào insulin. Trong trường hợp này, các tế bào tụy tạng sản xuất insulin bị hủy hoại, không tái tạo được, cho nên các em tiếp tục mang bệnh và cần insulin cho tới tuổi trưởng thành. Hy vọng một ngày gần đây, khoa học có thể ghép tế bào tụy tạng để cơ quan này tự sản xuất insulin.

13- Trẻ em không mắc bệnh tiểu đường loại II

Trước đây thì nhận xét này có lẽ đúng chứ bây giờ không đúng nữa. Trong những năm gần đây, số trẻ em mắc tiểu đường loại II ngày một gia tăng vì các em ăn uống hơi buông thả, lại ít vận động cơ thể nên các em bị bệnh mập phì nhiều hơn. Và mập phì là một trong mấy rủi ro đưa tới tiểu đường loại II.

14-Phụ nữ bị bệnh tiểu đường, không thể có thai được

Cách đây vài thập niên, nhận xét này có thể là đúng vì phương thức trị liệu bệnh tiểu đường còn kém công hiệu và sự hiểu biết về bệnh còn ít ỏi. Bây giờ nhờ có nhiều tiến bộ trong việc điều trị, chăm sóc, phụ nữ bị tiểu đường vẫn có thể có thai, vẫn sanh con mạnh khỏe. Tuy nhiên họ cần lưu ý nhiều hơn trong việc kiểm soát đường huyết và tránh ăn uống buông thả, tùy theo ý thích

15-Bệnh nhân tiểu đường dễ đau ốm, cảm cúm.

Mang bệnh tiểu đường thì người đó cũng có thể gặp các rủi ro như người không bệnh. Cho nên nếu không cẩn thận, giữ gìn sức khỏe thì cũng dễ dàng mắc bệnh như ai. Còn như nếu muốn phòng tránh bệnh, như bệnh cúm, thì phải chích ngừa hoặc đừng hít phải virus cúm. Hơn nữa, nếu chẳng may bị cúm thì đường huyết sẽ lên cao ngay.

16- Có người nói rằng mắc bệnh tiểu đường sẽ không được lái xe hơi.

Nếu đường huyết được kiểm soát thì bệnh nhân tiểu đường lái xe cũng an toàn như mọi người. Có nhiều dư luận muốn giới hạn bệnh nhân chữa bằng insulin không được lái xe, vì e ngại đường huyết xuống quá thấp, bệnh nhân có thể gây tai nạn vì chóng mặt, mất định hướng...

17-Các căng thẳng của đời sống không có ảnh hưởng gì tới bệnh tiểu đường

Có ảnh hưởng chứ, vì khoa học đã chứng minh rằng những hoàn cảnh khó khăn, những cơn khủng hoảng tinh thần đều làm đường huyết lên cao.

18- Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn thả cửa các món ăn ‘ không có đường’ sugar-free.

Sugar-free không có nghĩa là không có calori. Nếu ăn thả cửa các món ăn này thì sẽ dễ dàng bị mập phì, và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên cao. Cho nên, bệnh nhân cần lưu ý tới số lượng calori trong thực phẩm để tránh mập và giữ mức đường huyết bình thường.

19-Một số người khỏe mạnh bình thường mặc dù đường huyết cao, vậy thì họ đâu có phải bị bệnh tiểu đường.

Một vài rối loạn cơ thể như căng thẳng tinh thần, bệnh nhiễm hoặc một vài loại dược phẩm có thể làm đường huyết tạm thời lên cao ở một số người không bị tiểu đường. Nhưng cao đường huyết không phải là chuyện bình thường, cần phải được bác sĩ thử nghiệm kỹ càng hơn.

20-Bị tiểu đường lâu năm là biết rõ khi nào đường huyết tăng, cần gì phải thử máu cho mất công

Ðồng ý là khi đường lên cao, triệu chứng như khát nước, tiểu nhiều sẽ xuất hiện và ta biết ngay. Nhưng, muốn biết glucose cao thấp bao nhiêu để có thể gia giảm thuốc thì chỉ có thử máu mới biết. Hơn nữa, đôi khi các dấu hiệu chỉ xuất hiện khi đường huyết rất cao, và như vậy thì biến chứng của bệnh đã quá trầm trọng rồi. Cho nên, cần tự thử đường huyết nhiều lần trong ngày. Ðo đường trong nước tiểu không chính xác lắm, vì đôi khi thận chỉ thải glucose khi đường huyết cao hơn 180mg/dl.

21-Khi phải tăng liều lượng insulin thì chắc là bệnh trở nên trầm trọng lắm.

Khác với nhiều dược phẩm, insulin không có một liều lượng nhất định cho mọi người bệnh. Insulin cần được gia giảm thường xuyên tùy theo kết quả thử đường huyết. Ðường huyết thay đổi tùy theo chế độ ăn uống, vận động cơ thể, thời gian trong ngày. Người bệnh đều được hướng dẫn cách tự thử đường huyết và thay đổi số lượng insulin cho thích hợp. Ngoài ra, để tránh đường huyết xuống thấp, insulin được bắt đầu với liều lượng nhỏ, rồi tăng dần tùy theo kết quả thử glucose trong máu.

Kết luận

Tiểu đường là bệnh nghiêm trọng, thường thấy, điều trị tốn kém nhưng có thể kiểm soát được. Ðó là nhờ ăn uống hợp lý, hoạt động cơ thể, giảm cân nếu quá cao, dùng thuốc theo chỉ dẫn, thử đường huyết tại gia...

Ngoài ra, cũng nên tìm hiểu cặn kẽ về bệnh, phân biệt sự thật với huyền thoại...để an tâm trị bệnh, tận hưởng niềm vui cuộc đời...

Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức
Texas-Hoa Kỳ

1 comment: