Cơm nắm, một món ăn quen thuộc dường như không người Việt Nam nào lại không biết hoặc chưa một lần nếm thử. Trong những vở kịch, chèo của Việt Nam, hình tượng mo cơm nắm của người mẹ già ở quê gói tiễn con trai lên đường nhập ngũ, hay nắm cơm của người vợ hiếu thảo luôn được để trân trọng trong gói hành lý của người chồng đã được các nghệ sĩ thể hiện nhiều đến nỗi mỗi lần xem, tôi dường như thấy thấm đậm những giọt mồ hôi, những dòng tình cảm từ cử chỉ của người con giở nắm cơm mẹ mình đã thao thức cả đêm để nắm, mà không nỡ ăn, cho dù có đói. Họ coi nắm cơm như một báu vật.
Ngày lại ngày, dù trời mưa hay nắng, từ sáng sớm, họ đạp xe băng qua quãng đường ngót 30 cây số để vào Hà Nội, gửi xe vào một điểm trông giữ, rồi từ đó tỏa đi khắp các phố phường để bán hàng. Mỗi người bán cơm nắm thường mang một khối lượng hàng vài chục cân. Người thì tay xách làn, tay cắp mẹt; người khác lại làm đôi quang thúng gánh toòng teng. Mỗi người bán một ngày cũng hết được từ 30 đến 50 nắm cơm. Bán kèm cơm thường là ruốc, chả mộc. Với 3 nghìn đồng một nắm cơm, thêm một gói muối vừng lạc giã nhỏ, người ăn khỏe như mấy anh "cửu vạn" chợ lao động Giảng Võ chỉ 3 nắm 9 nghìn, chiêu thêm một cốc trà đá là no đến tối. Còn ở công sở, các "công chức Nhà nước" mùa đông ra đường thì ngại rét, ngại gió. Còn mùa hè thì lại sợ "rám" làn da châu Á, vậy là cơm nắm cũng là một "cứu cánh" cho mọi giới. Họ tụ tập một nhóm 3-4 người, cơm thì mua 5-6 nắm, nhưng chả ruốc thì chơi tới 20-30 nghìn, đúng là "một tiền gà, ba tiền thóc", rồi tiện thể mua luôn vài cặp bánh dầy giò để "đét-xe" (vì những hàng cơm nắm, ngoài cơm ra còn có bán thêm bánh khoai, bánh dầy giò để tăng thu nhập). Chi phí "nhòe" cũng chỉ hết 50 nghìn, ăn no, mát mẻ mà lại đủ chất. Sướng nhất là "mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu" mà vẫn có ăn.Những người bán cơm nắm "có thâm niên" cũng không phải đi lại nhiều vì đã có một lượng khách quen cố định. Họ thường ngồi một chỗ, hoặc đi một lèo đến những điểm mà khách đã đặt trước. Nhiều gia đình ở phố bây giờ, phần thì do nhà chật, nên ngại nấu nướng, phần thì ăn uống cũng "bão hòa" rồi nên buổi trưa chỉ một nắm cơm với vài nghìn ruốc là ổn. Tiền lãi của một ngày bán cơm cũng chỉ được 20-30 nghìn đồng. Chủ yếu là lấy công làm lãi. Nhưng có những lúc "trúng quả đậm" hàng trăm nghìn đồng, đó là vào những dịp lễ hội, những tháng sau Tết, nhiều người đặt cơm nắm mang đi lễ, đi chùa, hoặc có đoàn đặt hàng trăm nắm khi đi tham quan, du lịch.Cơm nắm Lạc Đạo cũng có thể coi là một thứ nghề truyền thống của làng này. Thế hệ làm cơm nắm "lão làng" này có người còn sống như cụ Đạo, cụ Chiên. Không kể những người tự nắm cơm rồi đem bán rong, đại lý cơm nắm lớn nhất làng - theo anh Biên, một người trong nghề - thì chỉ có 4-5 nhà, còn lại đa phần là bán lẻ. Có tới 80% người dân trong làng làm nghề này, thậm chí trong cùng một gia đình có tới 6 chị em cả dâu lẫn gái cùng đi bán cơm nắm như nhà bà Cả Then.11 giờ đêm là bắt đầu "ngày" làm việc. Một lúc nổi 3 bếp lửa, trong khi một nồi đun nước thì một nồi nấu cơm và một nồi khác đang trong giai đoạn ủ chín. Nồi nấu cơm phải là loại nồi gang cỡ 60. Gạo làm cơm nắm cũng phải được lựa chọn và sàng sảy sạch thóc, sạn."Bí quyết" để nắm cơm được thơm, dẻo là phải nấu với nước mưa hứng giữa dòng. Tôi thắc mắc thì vợ anh Biên, người đàn bà của vùng đồng bằng sông Hồng có vẻ đẹp mặn mòi đã vui vẻ trả lời thay chồng rằng, nước mưa phải được hứng cất giữa sân khi có trời mưa to, thùng hứng nước cũng phải được kê thật cao, sơ sểnh một chút mà nước bị bắn bẩn là cơm nấu bị chuyển màu vàng, sẽ kém hấp dẫn. Nấu cơm để nắm tất nhiên lượng nước và kỹ thuật nấu không giống nấu cơm ăn bình thường. Nước thường phải nhiều hơn, gạo cũng phải vo thật kỹ cho đến khi nước trong mới thôi và cơm cũng phải chín thật kỹ, nắm cơm để qua một, hai ngày mà vẫn không bị thiu.Làm cơm nắm lãi ít lắm, chủ yếu ăn vào số lượng cơm cháy, nước vo gạo để chăn nuôi lợn. Ngay như nhà chị Lăng - con cụ Khuê ở xóm Ngọc - một ngày "cất buôn" cho người đi bán lẻ cỡ 500 - 600 nắm cơm, chỉ trông vào phần "rơi vãi" quanh nắm cơm mà nuôi được hàng chục con lợn. Đứng ở góc độ kinh tế mà nói, nghề này đã giúp tạo công ăn việc làm và đời sống ổn định cho rất nhiều người dân Lạc Đạo. Quan trọng hơn cả là tính "kinh tế" của nó đối với các "thượng đế". Bởi lẽ, một hộp cơm bình dân bây giờ rẻ nhất cũng phải 10-15 nghìn, còn ăn theo kiểu "fast food" du nhập của Tây thì dân lao động không thể theo được. Song, chỉ cần bạn mỉm cười với một cô gái trông chân chất quê mùa, ngồi sau một mẹt hàng cơm nắm là bạn đã có thể được cô mời rất đon đả "cơm nắm đi bác ơi, chị ơi...!". Nếu ngại ăn ngoài đường, ngoài chợ thì bạn có thể mang về nơi làm việc.Tôi cũng đã "học mót" kinh nghiệm "thưởng thức" món "đặc sản" này của những người bán cơm nắm là càng nhai kỹ thì miếng cơm càng có vị bùi, ngọt. Tôi cùng một vài người bạn rất "nghiện" ăn cơm nắm, mà ăn ngay tại hàng chứ chả phải câu nệ, xấu hổ gì cả. Nhìn cô bán hàng thao tác từ lúc mở gói cơm xinh xinh được bọc trong lá sen, dùng con dao nhỏ cắt nắm cơm ra thành từng miếng vừa ăn, cơm nắm trắng muốt tựa như chỉ gạn lọc lấy những gì là tinh túy nhất của hạt gạo, thứ ngọc thực muôn đời. Miếng cơm dẻo mà vẫn giòn chắc quện với vị đậm đà, bùi, béo, thơm ngậy của vừng, lạc khiến thức ăn chưa xuống đến dạ dày mà tì vị đã thấy khoan khoái vô cùng. Tất cả chỉ mất 5-7 nghìn thôi là đủ "nghĩa vụ" đối với cơ thể rồi.Ăn cơm nắm chắc dạ mà không thấy chán. Càng ngày, càng có nhiều người chuộng thứ đồ ăn tiện lợi mà ngon này. Bằng chứng là số người bán cơm nắm chỉ thấy tăng lên chứ không giảm đi. Một chị bán cơm nắm trên đường Đội Cấn kể, buổi sáng chị thường ngồi bán ở khu chợ lao động trên đường Giảng Võ, trưa mới quay về Đội Cấn - Lê Hồng Phong để ngồi, vì ở đây có nhiều cơ quan, doanh nghiệp và cạnh chợ Ngọc Hà. Chị có những khách quen, hầu như ngày nào cũng ăn. Có một ông giám đốc trưa nào cũng lấy của chị 2 gói rất đều đặn và duy nhất chỉ ăn với muối vừng.Lý giải điều này, chị bảo: "Bây giờ ăn cái gì người ta cũng sợ các thứ phụ gia độc hại. Ăn rau thì sợ thuốc bảo vệ thực vật, ăn thịt thì sợ thuốc tăng trọng, ăn cá thì ghê ướp phân đạm, bún, phở thì lại hãi hàn the và fooc-môn. Ăn cơm nắm là lành nhất đấy, chả sợ cái gì cả. Nhiều người sợ béo, ăn kiêng lại còn khoái cái món này ấy chứ!". Hóa ra chỉ bán cái thứ đồ ăn dân dã thế thôi, mà chị có hẳn một niềm tự hào như thế. Cơm nắm còn tiện ở chỗ dễ bảo quản khi mang đi đường và dễ ăn không cần bát đũa gì cả. Có những đoàn đi tham quan xa phải đặt người bán mang hàng tới từ tối hôm trước. Vậy mà qua ngày hôm sau, khi mở nắm cơm ra dùng, vẫn thấy dẻo và thơm.Những người làm nghề cơm nắm tự tin rằng nghề này không thể mất. Với thời gian, món ăn dân dã này càng được khặng định như là một nét riêng trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam, bởi cơm nắm được chắt chiu từ "Hạt gạo làng ta/ Có vị phù sa/ của sông Kinh Thầy/ Có hương sen thơm/ Trong hồ nước đầy.../ Có lời mẹ hát/ Ngọt bùi hôm nay..."* Miếng cơm trắng phau, đưa lên chưa tới miệng đã ngửi thấy mùi hương gạo mới, vị ngon của phù sa, cả vị đậm của mồ hôi người mẹ, người vợ. Miếng cơm nắm bé nhỏ nhưng chứa đựng hình bóng quê nhà. Những lúc ấy, miếng cơm nắm quý giá vô cùng, như là miếng “ngọc thực” giữa chốn trần gian vậy.Bây giờ, cứ ngỡ cơm nắm sẽ không còn chỗ đứng nữa trong tâm tư người dân phố thị chứ đừng nói đến với hiện hữu sờ sờ nơi góc phố hay cửa chợ. Nhưng mà rồi cơm nắm vẫn cứ tồn tại và thậm chí còn phát triển nữa mới hay. Ở Hà Nội, người ta vẫn dừng xe ghé vào bất kỳ hè phố nào để mua nắm cơm mang tới cơ quan tranh thủ ngồi ăn đầu giờ sáng.Cơm nắm thường ăn với muối vừng, như thế sẽ tôn được cái vị riêng. Nhưng ăn với ruốc, với giò, chả… cũng ngon chẳng kém gì. Nắm cơm tròn tròn, dẹt dẹt, được xếp thành thành từng miếng nhỏ lại dài, đều tăm tắp như xếp hàng chứ không được bẻ. Khi ăn phải cầm bằng tay mà chấm vào muối vừng. Chớ có gắp bằng đũa không đúng kiểu, lại vừa mất hương vị riêng.Người Hà Nội từ lâu đã rất quen thuộc với những tiếng rao cơm nắm muối vừng. Nhưng ít ai biết rằng chỉ cách Hà Nội không xa có một nơi làm nên thứ quà quê ngon và tinh tế này. Nơi đó là xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.“Bà tổ” của nghề cơm nắm: Cụ Đảo được người dân trong xã coi như là “bà tổ” của nghề cơm nắm nơi đây và là một trong những người đầu tiên có công trong việc phát triển việc làm cơm nắm ở Lạc Đạo.
Cách đây mấy chục năm trước, cụ Đảo cùng một số người dân trong làng hay bán quà vặt cho khách đi tàu Bắc Nam. Đồ chủ yếu chỉ là quả trứng, cái bánh. Vì là người bán hàng nên không thể về nhà ăn cơm trưa, cụ mang theo vài nắm cơm để ăn. Có người khách nhìn thấy mới hỏi mua. Hôm sau, cụ về nắm thêm một vài chục nắm thử bán. Không ngờ, hết sạch. Đã thế lại còn được nhiều người khen ngon. Thấy bán được dễ dàng, cụ Đảo bảo một số người trong làng cùng nắm cơm để bán.Lúc đầu cả làng chỉ có lác đác vài người nắm cơm bán, dần dần cả một xóm làm. Và đến giờ thì cả xã, hầu như nhà nào cũng làm cơm nắm hoặc có người đi bán cơm nắm ở khắp các tỉnh lân cận. Bán cơm nắm muối vừng trở thành một nghề nuôi sống cho cả làng Lạc Đạo.
Cơm nắm chỉ đơn giản là gạo được nấu thành cơm rồi được nắm lại. Thế nhưng để có được một nắm cơm trắng tinh, mềm, dẻo và bùi lại không hề đơn giản.
Để có được những gói cơm nắm đúng giờ giao cho những người đi bán rong, phải dậy từ 1h sáng để vo gạo và nấu cơm. Muốn cơm trắng thì khâu vo gạo là quan trọng nhất. Nước dùng để nấu cơm cũng phải được lọc qua nhiều lần, nhưng theo anh Biên - chủ một lò cơm nắm lớn ở Lạc Đạo-thì nếu gạo được nấu bằng nước mưa thì là tốt nhất, vì khi ăn sẽ có vị ngọt và đậm đà hơn.
Nấu cơm để nắm thành nắm không giống như nấu cơm ăn hằng ngày, nghĩa là cơm sẽ phải nát hơn một chút thì khi nắm mới dẻo. Dụng cụ để nắm cơm cũng rất đơn giản, chỉ là một mảnh vải trắng thun có độ co giãn. Cứ một muôi cơm là thành một nắm. Đặc biệt, phải nắm lúc nóng thì mới được, để nguội, cơm sẽ rời rạc và không dẻo nữa. Lúc nắm phải chắc tay, day thật đều để cơm mềm ra.
* Cơm là đồ ăn chủ yếu, thường xuyên, hàng ngày của người Việt Nam. Cơm cũng có nhiều cách ăn, nhiều cách chế biến, một trong những cách ăn dân dã, thanh đạm nhưng kỹ thuật trong cách làm là món cơm nắm.Cơm nắm xuất hiện khi người ta đi đường xa muốn mang theo để ăn một cách gọn nhẹ và thuận tiện nhất. Cách đơn giản là nắm cơm còn nóng lại cho chắc thành từng khúc hình trụ hoặc hình bánh, chuẩn bị thêm muối vừng hoặc chút đồ ăn kèm khác. Khi ăn, chỉ cần cắt ra thành miếng, đặt trên miếng lót bằng lá chuối, chấm với muối vừng, vừa không phải cách rách bát đĩa, lại rất nhanh và dễ ăn. Làm cơm nắm cũng cần phải khéo léo và có kinh nghiệm mới có được những miếng cơm trắng, mịn, không khô mà cũng không nhã quá. Ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng thường có làm cơm nắm. Cơm để ăn khi đi làm, ăn đi chơi xa, đi công chuyện. Trước đây, cơm nắm rất phổ biến ở mỗi gia đình người Việt. Hiện nay, cơm nắm đã trở thành một món ăn được bán và tiêu thụ trên thị trường. Người dân Lạc Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên còn có hắn nghề làm cơm nắm đem bán ở khắp các nẻo đường, con phố Hà Nội.Những buối sớm, trưa, cơm nắm là món ăn phục vụ nhiều đối tượng như sinh viên, người lao động ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống đô thị. Trên những con phố như Thái Hà, Chùa Bộc, Nguyễn Chí Thanh, rất nhiều những mẹt hàng vỉa hè, mẹt hàng rong bán cơm nắm. Chỉ 2 ngàn đồng, bạn đã có thể thảnh thơi ngồi nhấn nhá với cơm nắm muối vừng, ruốc thịt nạc ở một bóng râm ven đường.
Người miền Trung và miền Nam ít biết đến món cơm nắm. Nếu bạn có dịp ra thăm những miền đất vùng đồng bằng sông Hồng, có thể thưởng thức món ăn dân dã này ở Hà Nội, hoặc tìm đến tận nơi khởi sinh ra nó, đất Hưng Yên. Cơm nắm để nguội, ăn với muối vừng, vừa ngọt ngào vị ngọc thực lại rất thơm bùi, mềm nhuyễn dễ nuốt, cả khi trời đông giá hay nắng khát ngày hè.
Thương lắm cơm nắm muối vừng!
Những gánh hàng cơm nắm muối vừng ngày ngày vẫn rong ruổi khắp ngõ xóm Hà Nội. Món ăn dân dã ngày xưa nay đã đi vào tiềm thức của người dân Việt.
Ngày xửa ngày xưa, khi nước ta còn nghèo đói, cơm nắm đã trở thành món ăn thường nhật của những người dân Việt. Người nông dân đi làm đồng xa, cơm nắm trở thành bữa trưa ngon lành giúp lấy lại sức lực cho công việc khi chiều đến. Những người làm nghề buôn bán hay có việc phải đi xa xa một chút, không thể trở về vào đúng bữa, cơm nắm là người bạn đường thân thiết, lót dạ khi đói lòng. Cơm nắm không biết đã xuất hiện từ bao giờ, có lẽ phải từ lâu lắm rồi vì từ thời ông, thời bà, thời cụ, thời kị đã có món ăn dân dã này.
Ngày nay, cơm nắm vẫn xuất hiện hàng ngày trên những con phố Hà Nội. Cơm nắm không còn là sự hiện diện của cái nghèo, cái khổ của cả dân tộc nữa. Cơm nắm nay đã trở thành một thứ quà quê rẻ tiền nhưng ngon miệng. Khi đã chán ngấy những loại thức ăn nhiều chất như bún, phở, người ta tìm đến một thứ đồ ăn sáng thanh đạm nhưng chắc dạ: cơm nắm muối vừng. Chiều chiều, khi chưa đến bữa cơm tối, bụng hơi cồn cào vì bữa trưa ít ỏi, người ta lại tìm một hàng cơm nắm mua một vắt, ngồi nhẩn nha thưởng thức từng miếng nhỏ.
Cơm nắm không chỉ được ăn với muối vừng mà có thể ăn với thứ gì tùy thích: cá kho, thịt rim hay ruốc bông cũng chẳng sao. Nhưng mà có vẻ gì đấy như gượng ép nếu không có một chút muối vừng ăn cùng. Cơm nắm và muối vừng sao mà hợp nhau đến thế, cứ như một cặp trời sinh vậy.
Miếng cơm trắng tinh, mịn màng được gói trong lớp lá chuối xanh ngắt trông thật thích mắt. Đấy là ngày xưa thôi, chứ bây giờ cơm nắm được gói trong một lớp nilon và giấy báo. Dường như hương vị thơm mát của vắt cơm giảm đi mất mấy phần. Muối vừng thì vàng ươm, những hạt vừng đều tắm tắp và một vài hạt lạc rang giã nhỏ thơm lừng. Cơm được cắt ra thành từng miếng nhỏ vừa ăn, chấm một chút muối vừng, đưa lên miệng thấy thật tuyệt. Vị thanh mát của miếng cơm, vị đậm đà, bùi bùi của muối vừng, nhai kĩ thấy được vị ngọt của cơm, của vừng hòa quyện với nhau làm nên bản âm hưởng của làng quê Việt.
Bây giờ có hẳn một làng ở Văn Giang – Hưng Yên làm nghề bán cơm nắm trên các phố ở Hà Nội. Gánh hàng cơm nắm có khi còn bán thêm cả bánh giày giò hay một vài thức quà quê khác nữa. Để làm ra những vắt cơm dẻo thơm như thế người làm cũng vất vả, nhọc nhằn lắm. Tưởng rằng chỉ cần thổi một nồi cơm mà đã có được vắt cơm ngon thì nhầm quá. Phải nấu cơm thế nào cho vừa lửa, phải dẻo, phải ướt hơn cơm ăn bình thường nhưng không nhão. Cơm phải nắm lúc còn nóng thì những hạt cơm mới quyện dính với nhau. Những nắm cơm thành phẩm phải vẫn nhìn rõ từng hạt cơm trong trong, không bị vỡ nát mà vẫn dính chắc vào nhau, nắm cơm bóng mượt, trắng tinh đẹp mắt. Những người thợ phải thức khuya, dậy sớm, tần tảo làm nên một món quà quê dân dã mà thân thương của dân tộc. Để rồi những người thưởng thức món ăn này không khỏi bồi hồi khi nhớ đến và thốt lên: “Thương lắm cơm nắm muối vừng!”
Mời các bạn làm thử làm cơm nắm:
1. Chọn loại gạo cho cơm mềm dẻo sau khi nấu. Làm thử từ ít một với vài cốc gạo, vo sạch, cho vào nồi cơm điện, đổ nước đúng vạch, bấm nút... chờ cơm chín. Chất lượng gạo sẽ quyết định chất luợng món ăn.
2. Chuẩn bị vài cái bao nylon sạch, loại bao trong, dày, khó rách, cỡ chừng 20 X 30cm. Bạn chuẩn bị 1-2 cái khăn vải vuông, mỗi cạnh khoảng 45-50cm, loại vải mềm và thấm nước (vải tuyn giống như khăn sữa của em bé). Cơm nấu bằng gạo tẻ loại dẻo (gạo thơm hoặc Tài Nguyên...), khi cơm vừa chín tới và còn nóng, bạn xới ra cho vào giữa miếng vải vuông, lượng cơm khoảng 2-3 hoặc 4 chén tùy bạn thích nắm cơm to hay nhỏ, lưu ý là nắm cơm to quá sẽ khó nhồi).Bạn túm 4 đầu khăn lại cho kín rồi 1 tay giữ túm khăn, tay kia nhồi thật đều và mạnh tay giống y như nhồi bột làm bánh. Động tác nhồi này làm cho hạt cơm kết dính với nhau thành một khối, vì vậy nếu bạn nhồi không kỹ nắm cơm sẽ không chắc và bị vỡ. Sau khi nhồi thật đều khoảng 5-10 phút (hơi bị mỏi tay đấy, bạn phải kiên nhẫn nhé), bạn dùng tay nén nắm cơm chặt lại thành hình dáng tùy thích (hình vuông hoặc hình trụ dài) rồi dỡ khăn ra, để cho nguội, nhớ đậy khăn vải bên trên để cơm khỏi bị khô (cơm nắm phải để nguội mới ăn vì khi đó hạt cơm mới dính chắc và khi ăn có vị ngọt rất đậm của tinh bột).Vài cái khăn dày như loại khăn lau mặt, thấm ướt, vắt ráo (dùng để lót tay). Vài khăn vải thưa, sạch cỡ khăn tay để đậy cơm. Khay, mâm.
3. Khi cơm chín, nắm cơm ngay khi cơm còn nóng. Múc mỗi lần chừng 2 chén cơm cho vào bao nylon, dồn cơm xuống đáy bao. Đặt bao cơm lên măït khay, mâm...Tay trái giữ mép bao cho kín, tay phải nắm khăn ướt cho khỏi nóng tay, nhồi miết phía ngoài bao cho cơm chà xát vào nhau để cơm nát ra và thành nhuyễn mịn từ từ. Cơm nắm đúng kiểu nông thôn miền Bắc khi ăn dùng sợi dây nylon hoặc sợi chỉ sạch siết vòng quanh để cắt giống như cách dùng lạt cắt bánh chưng, làm thế để khỏi dính cơm vào lưỡi dao và dễ cắt hơn, nắm cơm không bị vỡ.Vừa nhồi nhẹ tay vừa quan sát cho đến khi thấy cơm miết đều vào nhau và trở thành quánh mịn thì nhồi nắn lại cho gọn, cứng chắc thành một khối dẹp hay tròn tùy ý, đẩy nắm cơm ra khỏi bao, xếp vào khay cho nguội bớt rồi mới bọc lại bằng khăn vải ẩm.
Khi nắm cơm phải lưu ý làm khi cơm còn nóng, nếu để nguội sẽ rất khó làm và không ngon. Cho nên nếu muốn làm số nhiều thì hai ba người cùng nắm cơm một lúc hoặc trong khi đang làm nồi này thì mới bắc tiếp nồi khác cho cơm phải thật nóng khi lấy ra.
4. Cơm nắm để nguội hoàn toàn ăn mới ngon, khi ăn cắt thành lát mỏng để ăn kèm bất kỳ loại thức ăn nào ưa thích như chấm muối mè, các loại mứt ngọt (confiture), cá thịt kho khô hay nướng... Hoặc cắt thành dạng sợi lớn để ăn kèm nước canh, nước bún bò, bún riêu, nước thịt hon. Nhiều nhà ăn cơm nắm ăn kèm muối mè, chà bông (ruốt). Cơm nắm rất tiện làm món ăn picnic hay đi đường. Gói cơm cho sạch bằng tấm khăn ẩm mỏng để trong hộp thoáng sẽ để được qua vài ba ngày. Nếu làm kỹ, hột cơm tơi mịn đều, nếu để qua vài ngày thì nắm cơm chỉ khô mặt ngoài, dùng dao gọt bỏ phần vỏ khô đi, bên trong vẫn mềm mại thơm ngon như thường. Nếu không làm kỹ, nắm cơm để qua vài ngày sẽ bị mốc xanh.
Đây là ưu điểm nổi bật của món cơm nắm mà rất nhiều người lớn tuổi thích ăn.Thêm một đề nghị nhỏ với bạn là cơm nắm ăn kèm với ruốc sợi làm kiểu người Bắc rất ngon và các cháu nhỏ sẽ rất thích. Bạn băm nhuyễn thịt nạc thăn hoặc nạc đùi heo (không dùng thịt mỡ), ướp nước mắm ngon, tùy thích thêm ít đường hoặc bột nêm cho dịu, rồi cho lên chảo xào trên lửa nhỏ với ít dầu đã phi thơm hành tỏi, thịt săn lại rồi rang tiếp cho thịt ráo và rời từng hạt như muối đậu, dậy mùi thơm của nước mắm ngon rất hấp dẫn.
Một loại cơm kẹp (rice burger) mới toanh trong thị trường fastfood sôi động với KFC, Lotteria, BBQ… đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng năng động của Việt Nam. Có một “chuyện lạ” trong thời gian qua là, dân văn phòng đã xếp hàng để ăn loại fastfood này.
Fastfood nhưng không béo
Nghe nói về một loại cơm kẹp (rice burger) cơm kẹp mới ra mắt, chị Đinh Đức Hạnh (SN 1979), công tác tại Hội phụ nữ Hà Nội quyết định “thử cho biết”. 11h trưa, tìm đến điểm bán 80 Lý Thường Kiệt (Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội) thì đã thấy đông nghịt người vào ăn.
Càng tò mò hơn, chị quyết định xếp hàng để được phục vụ. Các nhân viên đon đả xếp chỗ và lấy thức ăn cho chị. Lần đầu tiên, chị được thấy một loại fastfood độc đáo như vậy.
“Tôi cứ nghĩ đến fastfood là nghĩ nó gây béo nhưng cơm kẹp VietMac rất dễ ăn và là một bữa ăn hoàn chỉnh, không sợ bị béo”, chị Hạnh nói.
Cũng như chị Hạnh, nhiều nhân viên văn phòng quanh điểm bán cũng kéo đến ăn rất đông. Với phong cách của thức ăn nhanh, giá cả hợp lý, tiêu chuẩn vệ sinh khắt khe ngay từ đầu vào sản phẩm và quy trình sản xuất, cơm kẹp VietMac đang là lựa chọn ưu việt cho giới văn phòng vốn lo lắng về an toàn vệ sinh thực phẩm và không nhiều thời gian.
Hiện tại nhiều điểm bán của VietMac như tại tầng 4 tòa nhà Grand Plaza (đường Trần Duy Hưng), tầng 15 tòa nhà FPT (đường Duy Tân)…đông nghẹt vào buổi trưa. Ước tính, mỗi ngày đã có gần một ngàn suất cơm kẹp được bán ra. Anh Hồng Quân, nhân viên một tổ chức nước ngoài tại Hà Nội đánh giá: “Cơm kẹp VietMac làm từ cơm- là thứ không thể thiếu với người Việt. Gạo nấu cơm VietMac rất ngon nên có thể ăn hàng ngày mà không ngán”.
Lạ nhưng quen
Nói về loại sản phẩm lần đầu tiên có ở Việt Nam này, bà Lê Bích Phượng, Tổng giám đốc công ty cho biết, rice burger (cơm kẹp) là một món ăn đã xuất hiện từ lâu tại một số nước châu Á như: Nhật Bản, Singapore như một biến thể của hamburger (bánh mỳ kẹp) dành cho người châu Á. Khi đưa vào Việt Nam, VietMac đã “Việt hóa” cho phù hợp khẩu vị và thói quen ăn uống của người Việt như lượng cơm nhiều hơn, sử dụng nhiều loại rau quả đặc trưng như đu đủ, hoa chuối, củ sen…và đặc biệt cơm kẹp VietMac rất hạn chế dùng đồ xào, rán…
Lý giải sự thu hút của VietMac, ông Nguyễn Thành Dương, Giám đốc điều hành VietMac cho hay, mỗi ngày, VietMac phục vụ 4 loại thức ăn mặn khác nhau, nhưng thực đơn được thay đổi thường xuyên, đảm bảo không lặp lại trong vòng 2 tuần liên tiếp.
Một tin vui với dân công sở, văn phòng là từ nay đến cuối năm 2011, VietMac dự kiến sẽ phát triển thêm 40-60 cửa hàng ủy quyền tại Hà Nội và mở rộng xây dựng thị trường TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. “Hi vọng cơm kẹp sẽ thay đổi của người Việt về đồ ăn nhanh để đồ ăn nhanh thực sự lành mạnh cho sức khỏe của người tiêu dùng”, ông Dương chia sẻ.
Cám ơn vì bài viết rất hay
ReplyDelete------------------------------------------------
Gà Đông Tảo giống
Web: http://sieuthigadongtao.com
Xem thêm Gà Đông tảo giống : Gà Đông Tảo giống
Xem them Gà Đông tảo giống : Ga dong tao giong
ReplyDeleteCám ơn vì bài viết rất hay
------------------------------------------------
Gà đông tảo thuần chủng
Web: http://sieuthigadongtao.com
Xem thêm Gà Đông Tảo Thuần Chủng : Gà Đông Tảo Thuần Chủng
Xem them ga dong tao thuan chung : Ga Dong Tao Thuan Chung