Wednesday, October 12, 2011

Sức khỏe của chúng ta(9)

* Phòng chữa bệnh với đậu nành
“Nghiên cứu hóa học đã tìm ra đậu nành và đậu xanh Hà Lan có thể giúp ích cho người bị đột quỵ”. Một nhóm sinh viên trường đai học Hồng Kông nói rằng tác dụng của việc điều trị hóa học bằng chất isoflavone (là nhóm các hoạt chất bắt nguồn từ thực vật có khả năng “bắt chước” hormone estrogen trong cơ thể) tương đương với tác dụng của choresterol - giảm hàm lượng mỡ trong máu.
Một tờ tạp chí sức khỏe ở châu Âu đã cho thấy chất isoflavone giúp tăng lưu lượng máu đi qua động mạch.
Những nghiên cứu trước đã đưa ra giả thuyết rằng ăn đậu nành có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt (gần cơ quan sinh dục nam) và giảm hàm lượng Cholesterol (chất béo gây xơ cứng động mạch).
Tác dụng phòng ngừa
Chất isoflavone trong đậu nành nói riêng được đưa ra để giảm bớt sự rủi ro của bệnh tim mạch. Chúng ngăn chặn sự gia tăng của những tế bào hình thành màng tim mạch.
Tất cả 102 bệnh nhân trong lần thử nghiệm gần đây nhất đã bi đột quỵ lần đầu hoặc tái phát chứng đột quỵ do chứng thiếu máu cục – nguyên nhân do máu đông lại thành cục và bị nghẽn lại – trong sáu tháng trở lại đây, do đó họ mắc bệnh tim mạch.
Những bệnh nhân này được chia thành 2 nhóm, một nhóm thực hiện chế độ ăn hằng ngày bổ sung thêm 80 mg isoflavone, còn nhóm thứ hai đuợc cho uống thuốc- loại thuốc vô hại (nhằm làm yên lòng người bệnh hơn là chữa bệnh).

"Ăn kiêng với hàm lượng isolavone cao có thể làm giảm những bệnh về tim mạch ở người bị bệnh tiểu đường."
Nhà nghiên cứu đi đầu trong lĩnh vực này, giáo sư Hung-Fat Tse Fat Tse.
Những nhà khoa học đã đo được độ dài động mạch ở cánh tay và động mạch chính ở vai đã giãn ra để phản ứng lại việc tăng lưu lượng máu.
Phép đo lường độ giãn nở trung gian này (FMD - the flow-mediated dilatation), chỉ ra chức năng của tế bào. Nó cho thấy “màng” trong mạch máu – liên quan đến chứng bệnh về tim mạch và lợi thế hơn những nghiên cứu thường thấy về làm suy yếu FMD tương tự như giữa hai nhóm. Sau 12 tuần, FMD đã phát triển đáng kể ở bệnh nhân được bổ sung.
Thực hiện chế độ ăn đậu nành.
Nhà nghiên cứu đi đầu trong lĩnh vực này, giáo sư Hung-Fat Tse nói: "Những phát hiện này cho thấy isoflavone đảo ngược lại sự hoạt động bất thường ở “màng” trong mạch máu."
Ông ấy cho rằng chúng khá quan trọng trong việc khám và điều trị bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao, có tác dụng về lâu dài, ngay cả khi căn bệnh ở giai đoạn cuối. Nhưng thật là quá sớm để khuyến cáo sử dụng phụ chất isoflavone. Isoflavone đem lại nhiều thay đổi ở FMD nhưng chúng ta vẫn chưa hiểu hết tác dụng của nó.
Isoflavone là phân loại chính của nội tiết tố nữ được điều chế từ thực vật, đương nhiên sẽ xuất hiện những hóa chất giả hiệu quả của hóocmôn oestrogen (hormone sinh dục nữ). Oestrogen được biết đến nhờ tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tim.
Bác sĩ Peter Coleman ở hội liên hiệp The Stroke: "Đó là nghiên cứu quan trọng và thú vị về chế độ ăn kiêng có sự bổ sung isoflavone ở người bị đột quỵ có thể làm giảm rủi ro của chứng đột quỵ hoặc tim mạch.
"Đôi khi đây là một phát hiện tích cực, nhưng mới chỉ là một nghiên cứu nhỏ và cần nhiều nghiên cứu xa hơn nữa để khám phá ra làm sao để isoflavone có thể giảm rủi ro cho chững bệnh đột quỵ.”
Sữa đậu nành – Kẻ thế vai hoàn hảo.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng sữa đậu nành để thay thế cho sữa bột. Vì sữa đậu nành có thể đảm bảo các tiêu chí: Ngon, Bổ, Rẻ và đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con của bạn.
Một báo cáo khoa học đã chỉ ra rằng: Sữa đậu nành có chứa nhiều các vitamin A, D, E K và các thành phần chất đạm, chất béo hoàn toàn không thua kém gì sữa bột. Có chăng chỉ không bằng sữa bột ở một số loại axit amin và vi chất được bổ sung mà thôi. Nhưng bù lại, sữa đậu nành có chứa tới 8 axit amin tối quan trọng cho sức khoẻ. Một điều nữa khiến bạn nên tìm tới sữa đậu nành, đó là bạn có thể mua chúng ở bất kỳ một cửa hàng hay siêu thị hoặc chợ nào với giá rất rẻ. Cách chế biến cũng cực kỳ đơn giản và dễ học. Do đó, bạn sẽ đảm bảo được vệ sinh thực phẩm cho con của bạn mà không cần phải lo lắng tới các hoá chất độc hại sẽ ảnh hưởng như thế nào tới bé của bạn.
Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài hơn 50 năm của các nhà khoa học trường ĐH Tulane (New Orleans, Mỹ) đã chứng minh: Sữa đậu nành không đơn thuần là loại thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, mà còn có thể giúp phòng chống được nhiều bệnh, trong đó có tim mạch! Nghiên cứu này còn cho biết, ngoài việc giàu đạm và acid amin thiết yếu, sữa đậu nành còn chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6) và vitamin E, giàu các khoáng chất Ca, Fe, Mg, K, Na tốt cho sức khoẻ của không chỉ bé mà còn cả cho các bậc làm cha mẹ nữa.
Sữa đậu nành có thể ảnh hưởng tới giới tính của bé? Đây là một trong rất nhiều những lo ngại của các ông bố bà mẹ khi lựa chọn sữa đậu nành cho riêng mình. Không thể phủ nhận rằng trong sữa đậu nành có chứa khá nhiều chất hormone estrogen (hormone giới tính nữ), tuy nhiên chưa có một kết luận khoa học chính thức nào khẳng định câu nói trên. Theo như lời Ths. BS Lê Thị Hải – Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn và được khá nhiều các bác sỹ đồng tình. Thì hàm lượng hormone estrogen trong sữa đậu nành quá ít để có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến như vậy. Do đó bạn cũng không cần phải lo lắng quá nhiều.

Vậy sử dụng sữa đậu nành thế nào cho đúng cách?
- Nên đung sôi sữa trước khi uống để làm tan hết các chất xúc tác có thể gây cồn cào ruột, buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy.
- Không nên cho trứng gà vào sữa đậu nành để uống. Chất trypsine của sữa đậu nành kết hợp với protein có tính miễn dịch của trứng sẽ sản sinh ra một chất gây ảnh hưởng đến sự hấp thu của cơ thể.


- Không nên ăn cam, quýt trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành khoảng một giờ. Chất axít và vitamin trong quýt tác dụng lên các protein trong sữa, kết thành khối ở ruột non làm ảnh hưởng đến tiêu hóa. Nó có thể gây đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.


- Tránh uống sữa đậu nành khi đang đói. Tốt nhất nên uống sau bữa ăn từ 1-2 giờ.


- Không dùng đường đỏ để pha sữa đậu nành. Loại đường có axít hữu cơ này khi kết hợp với protein trong sữa sẽ sinh ra chất lắng đọng, có hại cho sức khỏe.


- Không đựng sữa trong phích nước nóng. Chất xúc tác của sữa sẽ tương tác với những cáu bẩn vốn có trong phích, sinh ra vi khuẩn. Khi đó, sữa có thể gây đau bụng, tiêu chảy.
Với trẻ bị tiêu chảy, bạn vẫn nên duy trì chế độ ăn bình thường. sữa đậu nành không làm ảnh hưởng gì đến hệ tiêu hóa của con bạn, ngoại trừ trường hợp bé bị dị ứng với sữa hoặc sữa bị nhiễm khuẩn.


- Không dùng sữa đậu nành đã để qua đêm nhằm phòng ngừa những vi khuẩn độc hại.
* Trà xanh
25 lý do để chúng ta nên uống trà xanh:

  1. Trà xanh & bệnh ung thư
    Trà xanh giúp giảm nguy cơ bệnh ung thư khi antioxidant trong trà xanh hiệu quả gấp 100 lần vitamin C,25 lần tốt hơn vitamin E. Nó sẽ giúp cho tế bào của bạn không bị huỷ hoại đưa đến ung thư.
  2. Trà xanh & bệnh Tim
    Trà xanh giúp ngừa bệnh tim và đột quị(stroke) khi có tác dụng làm giảm cholesterol. Ngay sau khi bị lên cơn đau tim, Trà xanh có tác dụng làm giảm số lượng của tế bào bị chết sau những biến cố nguy hiểm đối với tim. Khi một cơn đau tim xảy ra, lượng oxi và các dưỡng chất tới não và tim giảm, gây chết tế bào và gây nên các tổn thương không thể điều trị được. Nhiều tế bào chết đi khiến cho các mô cũng chết theo, thậm chí còn có thể dẫn đến suy tim.Tiến sĩ Anastasis Stephanou và cộng sự tại Viện Sức khoẻ trẻ em (Anh) đã tiến hành những thử nghiệm về tác dụng của trà xanh đối với các tế bào tim. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng trong trà xanh có một hợp chất hoá học có tên epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có khả năng giảm lượng tế bào bị chết sau một cơn đau tim hoặc đột quỵ. Hợp chất này ngăn chặn hoạt động của một loại protein có tên Stat1. Bình thường loại protein này tồn tại trong các tế bào tim ở trạng thái "ngủ" và chỉ quay trở lại trạng thái hoạt động sau những biến cố như đau tim hay đột quỵ. Khi đã quay trở lại trạng thái hoạt hoá, Stat1 sẽ tiêu diệt tế bào tim.
  3. Trà xanh & bệnh lão hoá
    Trà xanh chứa antioxidant được biết như polyphenols chống lại sự lão hoá và giúp sống lâu hơn.
  4. Trà xanh & giảm cân
    Trà xanh đốt bớt mỡ (có thể tới 70 calories/ ngày, tương đương 7 pounds/ năm) và tăng thêm metabolism tự nhiên trong cơ thể bạn.
  5. Trà xanh & Da
    Antioxidant antioxidant trong trà xanh có thể bảo vệ làn da của bạn khỏi nguy cơ hư hại tế bào, dẫn đến những nếp nhăn và hư da; chưa kể tác dụng ngăn ngừa ung thư da.
  6. Trà xanh & bệnh viêm khớp(Arthritis) Trà xanh giúp ngừa bệnh viêm & thấp khớp khi trà xanh có thể bảo vệ sụn giúp ngừa tắc nghẽn enzyme làm hại đến sụn.
  7. Trà xanh & xương
    Trà xanh chứa hàm lượng fluoride khá cao giúp xương của bạn cứng cáp hơn. Nếu bạn uống trà xanh hàng ngày, xương của bạn sẽ tăng độ cứng.
  8. Trà xanh & chất béo (Cholesterol)
    Trà xanh giúp cho hàm lượng cholesterol giảm khi làm cho mỡ tốt (HDL - good cholesterol/High-density lipoproteins) tăng, mỡ xấu(LDL-bad cholesterol/Low-density lipoprotein) giảm.
  9. Trà xanh & bệnh béo phì
    Trà xanh giúp ngừa bệnh béo phì bằng cách ngưng lượng đường trong tế bào mỡ. Nếu bạn ăn kiêng + tập thể dục + uống trà xanh hàng ngày, bạn sẽ không bị mập phì.
  10. Trà xanh & bệnh Tiểu Đường(Diabetes)Trà xanh tăng lipid & glucose metabolisms, giúp ngừa tăng lên lượng đường(blood sugar level) trong máu, cân bằng lượng metabolism tự nhiên trong cơ thể bạn.
  11. Trà xanh & bệnh Alzheimer’s Trà xanh giúp bạn tăng trí nhớ cho dù hiện nay vẫn không có thuốc trị bệnh Alzheimer, khi nó làm chậm lại quá trình giảm sút acetylcholine trong óc đưa đến bệnh Alzheimer.
  12. Trà xanh & bệnh Parkinson’s
    Antioxidants trong trà xanh có thể giúp ngừa những tổn hại trong óc đưa đến bệnh Parkinson. Nếu bạn uống trà xanh hàng ngày, bạn sẽ ít bị bệnh Parkinson hơn người khác.
  13. Trà xanh & bệnh Gan(Liver Disease)
    Trà xanh giúp ngừa sự thất bại khi thay gan sau khi gan hư hỏng. Những thử nghiệm trà xanh có thể bảo vệ tế bào gan của bạn khỏi nguy cơ hư hại.
  14. Trà xanh & bệnh cao huyết áp(High Blood Pressure)
    Trà xanh giúp ngừa bệnh cao huyết áp. Uống trà xanh hàng ngày, huyết áp của bạn sẽ giảm khi trà xanh hạ thấp angiotensin (nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp).
  15. Trà xanh & ngộ độc thức ăn
    Catechin thấy trà xanh có thể diệt bacteria( gây ra ngộ độc thức ăn), có thể diệt toxins (sản sinh ra bacteria này).
  16. Trà xanh & bệnh Đường trong máu(Blood sugar) Đường trong máu tăng theo tuổi nhưng polyphenols & polysaccharides trong trà xanh hạ thấp Đường trong máu.
  17. Trà xanh & khả năng miễn nhiễm(Immunity)
    Polyphenols & flavenoids trong trà xanh sẽ giúp tăng thêm khả năng miễn nhiễm, giúp cơ thể bạn khoẻ mạnh hơn để chống lại sự viêm nhiễm.
  18. Trà xanh & bệnh Cảm Cúm(Cold & Flu)
    Trà xanh giúp cơ thể bạn khoẻ mạnh hơn để chống lại bệnh Cảm Cúm khi người ta thấy có Vitamin C trong trà xanh.
  19. Trà xanh & bệnh suyễn(Asthma) Theophylline trong trà xanh giúp cho cơ bắp thư giãn, bổ trợ cho bronchial tubes, sẽ giảm đi những cơn suyễn.
  20. Trà xanh & bệnh viêm tai(Ear Infection)
    Trà xanh sẽ giúp cho bệnh viêm tai giảm đi khi bạn dùng thử nước trà xanh để rửa tai bằng que bông gòn(Q-tips/ cotton ball).
  21. Trà xanh & bệnh mụn giộp(Herpes)
    Trà xanh sẽ giúp tăng hiệu quả của topical interferon treatment cho bệnh mụn giộp(herpes). Bạn dùng thử nước trà xanh để rửa, dđ75i da khô rồi hãy sử dụng interferon treatment.
  22. Trà xanh & bệnh mục răng(Tooth Decay)
    Trà xanh có thể diệt bacteria & viruses gây ra nhiều chứng bệnh hư răng, làm chậm lại quá trình phá hại của bacteria đưa đến bệnh mùi hôi trong hơi thở của bạn.
  23. Trà xanh & Stress L-theanine, một loại amino acids trong trà xanh giúp cho stress & các mối băn khoăn; sự lo lắng giảm đi.
  24. Trà xanh & Dị Ứng (Allergies)
    EGCG trong trà xanh giúp cho Dị Ứng(allergies) giảm đi. Nếu bạn bị Dị Ứng, hàng ngày hãy uống trà xanh.
  25. Trà xanh & bệnh HIV Các nhà khoa học Nhật đã phát hiện ra rằng một hợp chất EGCG (Epigallocatechin Gallate) có trong trà xanh có tác dụng làm cho vi trùng HIV ngưng phá hại các tế bào bị huỷ hoại.

Ngoài khả năng kiềm chế hoạt động của Stat1, EGCG cũng làm tăng tốc độ phục hồi của các tế bào tim, nhờ đó làm giảm mức độ tổn thương ở những cơ quan nội tạng. Anastasis Stephanou, một nhà sinh học phân tử, cho biết những phát hiện này là rất đáng khích lệ và hy vọng rằng sẽ tiến hành thử nghiệm dùng EGCG để làm giảm lượng tế bào chết ở những người bị bệnh mạch vành cấp tính. "Chúng tôi hy vọng rằng một ngày nào đó chúng ta có thể nói với những bệnh nhân dễ mắc bệnh tim rằng họ có thể uống trà xanh để giảm mức độ tổn hại cho tim sau khi bị đau tim hoặc đột quỵ", ông nói.
Tại Anh, trà xanh thường được dùng làm nước uống hằng ngày cho những bệnh nhân bị các bệnh truyền nhiễm. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh được rằng trà xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Đặc tính chống oxi hoá có thể làm giảm lượng cholesterol trên thành mạch.
* Phòng chữa bệnh với trái cây1. Táo: Chứa nhiều pectin, có tác dụng làm giảm cholesterol, chống đột quỵ và rối loạn tuần hoàn máu


2. Quả bơ: Chống đau lưng, tăng cường khả năng tập trung.


3. Dâu tây: Vào mùa quả chín, hàm lượng anthozyanid ở dâu tây tăng vọt. Chất này có tác dụng cường dương, chống loãng xương và lão hóa


4. Chanh: Có tác dụng giảm nhồi máu cơ tim. Hàm lượng vitamin C cao làm tăng cường quá trình tiêu hoá mỡ chất mỡ, chống mệt mỏi


5. Anh đào: Chống sâu răng, viêm lợi


6. Chà là: Là nguồn cung cấp năng lượng, bồi bổ sức khỏe, giúp tinh thần tỉnh táo, chống stress và suy nhược.


7. Nho: Nho xanh có tác dụng tốt nhất, đặc biệt là trong việc chống ung thư ruột, khử độc, hạ sốt, giảm đau đầu và đau thần kinh tọa


8. Chuối: Là nguồn cung cấp kali quan trọng, giúp duy trì huyết áp ở mức tốt nhất đối với nam giới. Chuối cũng có tác dụng chống nhồi máu cơ tim và vôi hóa mạch máu, chống tiêu chảy, tăng khả năng miễn dịch và chống cảm cúm.
Giá trị dinh dưỡng của chuối khá phong phú. Cứ 100g thịt chuối chứa 1,2g protein, 0,5g mỡ, 19,5g hydrat, 0,9g xơ, 9mg canxi, 31mg phốt pho, 0,6mg sắt và các vitamin B,C,E.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện, ăn chuối có thể giúp cho đại não phấn chấn hơn, đem lại sự vui vẻ, bình tĩnh cho con người. Chuối còn là "vị thuốc" có tác dụng làm sạch ruột và dạ dày, phòng chống táo bón. Nếu thường xuyên ăn chuối có thể phòng bệnh cao huyết áp vì chuối chứa kali làm giảm huyết áp, có tác dụng khống chế lượng natri gây tăng huyết áp, làm tổn hại mạch máu.
Chuối có giá trị dinh dưỡng như vậy nên trong khẩu phần ăn của các vận động viên, đặc biệt là môn thể hình, chuối luôn là thực đơn bắt buộc, quan trọng tương đương với thịt gà, là loại thịt động vật ít chất béo. Vì vậy, thường xuyên ăn chuối không chỉ có lợi cho đại não, phòng trừ thần kinh mệt mỏi mà còn nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể để phòng chống bệnh tật. Trong dân gian, chuối được dùng để trị bệnh viêm loét dạ dày. Các nhà nghiên cứu cho rằng, chuối có tác dụng làm trung hòa acid dịch vị. Các nghiên cứu còn phân lập được một chất trong chuối có khả năng ngăn cản sự tiết acid ở dạ dày, nhờ đó ngăn cản viêm loét. Các nhà khoa học Anh đã thí nghiệm, tiêm thuốc gây viêm loét dạ dày cho những con chuột được ăn nhiều và thấy rằng, tỷ lệ mắc bệnh của chúng không cao.Mới đây, nhóm các nhà nghiên cứu của Anh và Ấn Độ đã phát hiện ra cơ chế: Tại sao loài gặm nhấm thường xuyên ăn chuối không bị đau dạ dày, hoặc có bị thì rất nhẹ. Trong thành phần của chuối có chứa nhiều kali nên rất tốt cho người bị bệnh tim mạch, đặc biệt, chất xơ từ trái chuối xanh có tác dụng hạ cholesterol rõ rệt. Trong một thí nghiệm, người ta đã cho chuột ăn thực phẩm có nhiều cholesterol và cơ thể chúng đã xuất hiện nhiều cholesterol xấu, nhưng nếu thêm bột chuối xanh vào những thức ăn đó thì hàm lượng cholesterol xấu giảm đi rõ rệt. Trong dân gian, người ta lấy quả chuối hột thái lát phơi khô, tán mịn, dùng để uống, có thể trị được bệnh sỏi thận. Còn quả chuối hột có thể trị được chứng rối loạn đường ruột.Chuối là "vị thuốc" có lợi cho sức khỏe và có tác dụng làm đẹp dung nhan và là loại quả không đắt, dễ mua, dễ trồng ở mọi vùng, mọi miền. Vì vậy, chúng ta nên khai thác lợi thế của chuối trong cuộc sống hàng ngày để bồi bổ, nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh tật.

1 comment: