Wednesday, October 12, 2011

Sức khỏe của chúng ta(19)

Hiệu ứng 'làm vui lòng' trong chữa bệnh
Giải thích về bệnh tật một cách rõ ràng cũng có lợi cho tâm lý bệnh nhân.
Trong cuốn sách Nơi không có thày thuốc, bác sĩ David Werner kể: "Có lần tôi thấy một bệnh nhân nhức đầu dữ dội. Một phụ nữ đưa cho anh ta miếng khoai mài và bảo rằng đây là thuốc giảm đau rất mạnh. Anh ta tin lời, đã ăn nó và kết quả là khỏi đau nhanh chóng”.
Theo bác sĩ Werner, trong trường hợp trên, yếu tố tâm lý của người bệnh đã được tác động để phát huy khả năng điều chỉnh của nó. Khi bệnh nhân được cho dùng một chất không phải là thuốc nhưng tin tưởng tuyệt đối đó là thuốc thật thì có thể giảm bệnh. Đó là hiệu ứng Placebo, có nghĩa là “tôi làm vui lòng” (bác sĩ sẽ tác động đến yếu tố tâm lý của người bệnh, tạo cho họ sự phấn khởi, tin tưởng để mau hết bệnh).
Trong quá trình điều trị bệnh, thày thuốc thường khai thác tối đa yếu tố tâm lý để giúp quá trình bệnh diễn tiến tốt. Bác sĩ có mối quan hệ tốt với bệnh nhân, cung cách khám chữa bệnh đúng mực, nói năng nhẹ nhàng, thân tình, giải thích rõ ràng cặn kẽ... sẽ giúp việc điều trị đạt kết quả nhanh và tốt hơn. Đã có một số phương thức điều trị không dùng thuốc mà dựa hẳn vào yếu tố tâm lý như thôi miên, tự kỷ ám thị, thiền định... nhằm ổn định tâm lý.
Nếu stress đã được chứng minh là có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể thì ngược lại, những biện pháp làm ổn định tâm lý, sảng khoái về mặt tinh thần sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống lại bệnh tật. Các rối loạn liên quan đến triệu chứng cơ năng (như bệnh suy nhược thần kinh) rất dễ chữa khỏi bằng cách tác động đến yếu tố tâm lý.
Tuy nhiên, chúng ta nên xem chữa bệnh bằng yếu tố tâm lý chỉ là biện pháp hỗ trợ, chứ không thể thay thế cho tất cả các phương thức trị liệu của nền y học chính thống. Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể cho một thứ thuốc để khai thác hiệu năng placebo. Thí dụ, một số bệnh nhân không cần thuốc nhưng lại có ý nghĩ là có bệnh thì phải dùng thuốc; bác sĩ có thể cho dùng vitamin để khai thác tác dụng tích cực của yếu tố tâm lý. Thuốc trong trường hợp này là chất không có tác dụng chữa bệnh thực sự, được gọi là placebo (giả dược, thuốc vờ). Người bệnh dùng placebo do tin tưởng đó là thuốc chữa bệnh thật và có thể khỏi bệnh.

Các dược sĩ cũng có thể tác động đến yếu tố tâm lý của bệnh nhân. Những hướng dẫn tận tình của dược sĩ về cách dùng thuốc có thể tạo niềm tin cho người bệnh vào tác dụng của thuốc. Còn ở các hãng sản xuất dược phẩm, dược sĩ không chỉ quan tâm đến vấn đề bảo đảm chất lượng thuốc mà còn chú ý hoàn thiện những chi tiết có thể tác động đến tâm lý người dùng: bao bì trình bày đẹp mắt, sáng sủa, dạng thuốc bào chế tiện sử dụng, bảo quản được lâu...
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu để tìm ra và sản xuất một thuốc mới, người ta phải loại bỏ hoàn toàn yếu tố tâm lý trong các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Bởi vì, theo định nghĩa, thuốc là những chất có tác dụng thực sự dùng để điều trị, phòng bệnh và chẩn đoán bệnh. Để loại trừ yếu tố tâm lý, người ta thường sử dụng phương pháp mù đôi. Trong đó, những người bệnh tham gia nghiên cứu được chia làm 2 nhóm ngẫu nhiên và giống nhau ở một số đặc điểm (tuổi tác, điều kiện kinh tế xã hội, đặc điểm lâm sàng, có khi là giới tính...). Một nhóm sẽ được điều trị bằng thuốc cần được thử nghiệm, nhóm thứ hai được điều trị bằng placebo có hình dạng, kích cỡ, màu sắc, mùi vị giống y như thuốc thật. Thuốc mới thử nghiệm chỉ được đánh giá là có tác dụng thật sự khi nhóm 1 có tỷ lệ khỏi bệnh mang ý nghĩa thống kê; trong khi tỷ lệ này ở nhóm 2 không đáng kể.
Phương pháp trên được gọi là “mù đôi” vì cả người bệnh lẫn bác sĩ chỉ định và theo dõi điều trị đều không biết thuốc nào là thuốc thật, thuốc nào là placebo.
Trước khi có phương pháp mù đôi, người ta dùng phương pháp mù đơn: không loại trừ yếu tố tâm lý của bác sĩ, bác sĩ biết thuốc nào là thuốc thật và thuốc nào là placebo. Như vậy, chỉ cần nhận định của bác sĩ bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý là kết quả nghiên cứu có thể sai lệch. Nhà khoa học Wolf đã kể lại: “Một viện bào chế dược phẩm nghiên cứu sản xuất một thuốc trị hen. Đến giai đoạn thử lâm sàng, ho có nhờ một vị bác sĩ chủ trì thử nghiệm hiệu quả của thuốc. Bác sĩ đã cho nhận xét: thuốc thật cho kết quả rất tốt trong khi placebo không có hiệu quả. Nhưng sau đó, viện bào chế thông báo là đã có sự nhầm lẫn, hai thứ thuốc được cung cấp cho bác sĩ đều là thuốc thật. Như vậy chính sự tin tưởng của bác sĩ đối với thuốc thật và sự nghi ngờ đối với placebo đã làm ông ta có thiên kiến và đi đến nhận xét như trên!”.

Hiệu ứng ngược của thuốc tăng "khả năng đàn ông"

Tinh hoàn của anh có vấn đề về thể tích, sinh tinh yếu. Anh đưa tôi xem loại thuốc anh dùng trước đây, vị bác sĩ tại phòng khám Nam khoa hỏi anh Minh Thành, ngụ tại Q. Bình Thạnh, TP.HCM.

Quý ông tuyệt đối không tự
Quý ông tuyệt đối không tự "chia sẻ" cho nhau thuốc "tăng ham muốn" khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Anh Thành vội lấy từ trong túi ra hai viên thuốc màu hồng. Anh còn nhớ lời của người bạn nói cách đây hơn một năm: "Cái này là quà đặc biệt ông anh mua từ nước ngoài về. Tớ chia cho cậu dùng thử, đảm bảo nội lực của cậu sẽ được cải thiện".
Quả thật, anh thấy loại thuốc này có tác dụng rõ rệt. Từ đó, mỗi lần bạn bè ra nước ngoài, anh lại gửi mua dùm.
Theo giải thích của bác sĩ, những viên thuốc anh Thành sử dụng thực chất là viên chứa testosterone, nội tiết tố sinh dục nam. Khi uống vào , bạn sẽ cảm thấy rạo rực và muốn "lâm trận" ngay tức khắc.
Hiểu đúng về vai trò của testosterone
Đây là loại hormone đóng vai trò quan trọng trong bộ máy sinh dục nam, giúp tăng cường ham muốn tình dục. Khi bị stress, bệnh tật.., cơ thể sẽ thiếu nội tiết tố sinh dục này. Điều này dẫn đến tình trạng các quý ông cảm thấy uể oải, giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương.
Nam giới ở độ tuổi từ 20-30 có năng lực sản xuất testosterone dồi dào nhất. Sau tuổi 30, năng suất này sẽ giảm dần. Trong một số trường hợp, lượng nội tiết tố sinh dục nam trong máu giảm quá mức sẽ gây ra tình trạng mãn dục sớm. Lúc đó, người bệnh sẽ được các bác sĩ cho áp dụng liệu pháp dùng testosterone.
Testosterone có nhiều dạng như dán, tiêm, thuốc uống, thoa. Trên nguyên tắc, việc dùng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ.
Bổ sung testosterone: Tưởng to hóa teo
Tuy nhiên, nhiều người sau khi biết được lợi ích của testosterone đã lạm dụng và xem nó như bảo bối chốn phòng the. Người này truyền tai người kia. Điều này đặc biệt nguy hiểm. Theo cảnh báo của bác sĩ, việc lạm dụng hay tự ý sử dụng testosterone đều có thể gây ra các hậu quả như: ngực nam giới phát triển to như phụ nữ, teo tinh hoàn, vô sinh.
Trường hợp của anh Thành, thực chất cơ thể anh không hề thiếu testosterone. Việc anh tự ý sử dụng thuốc lâu dài dẫn đến việc cơ thể luôn nhận được testosterone từ bên ngoài.
Điều này gây ức chế việc sản xuất nội tiết tố trong cơ thể, khiến tinh hoàn snả xuất tinh trùng ít đi. Khi tinh hoàn lười hoạt động, việc teo, suy sẽ xảy ra.
th.jpg
Khi gặp vấn đề về "khả năng đàn ông"- nam giới không nên tự ý dùng thuốc
Theo bác sĩ Lê Tấn Cảnh, khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ: “Khi gặp vấn đề trong quan hệ phòng the, nam giới nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa nam để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Những vấn đề gây rối loạn cương thường do nhiều nguyên nhân gây ra như: tiểu đường, stress, các loại thuốc đang dùng. Việc tự ý sử dụng testosterone để cải thiện tình hình là hoàn toàn sai lầm.
Vai trò của người vợ
Khi thấy chồng có những biểu hiện giảm sút "phong độ", người vợ nên cùng chồng tìm hiểu nguyên nhân. Hãy khuyên anh ấy đến bác sĩ để nhận được sự tư vấn đúng đắn nhất. Đừng để chồng tự ý sử dụng các loại thuốc theo lời rỉ tai của bạn bè.Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến sức khỏe tình dục của mình. Cùng với tuổi tác, tình trạng buồng trứng teo ở nữ giới dẫn đến việc giảm dần “công suất” sản xuất estrogen, nội tiết tố nữ, gây vô sinh, âm đạo khô, giảm ham muốn, dễ bốc hỏa…Đối với trường hợp này, liệu pháp estrogen sẽ được áp dụng để cải thiện đời sống vợ chồng. Điều đáng lưu ý là nó cũng gây ra những tác dụng ngoài ý muốn như: đau, cương ngực, tăng nguy cơ ung thư, huyết áp. Do đó, bạn cũng không nên tự ý sử dụng khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Phản ứng phụ của thuốc
Các loại thuốc đang sử dụng có thể có những tác dụng không mong muốn.Bạn đang sử dụng thuốc Prozac và các loại thuốc SSRI (chống trầm cảm) khác như Sertraline, Paxil, Fontex, Cipramil? Hãy cẩn thận vì các loại thuốc đó có thể dẫn bạn đến tình trạng rối loạn tình dục do những phản ứng phụ của chúng.Có thể bạn đã từng biết việc SSRI được sử dụng để điều trị chứng xuất tinh sớm ở đàn ông. Thế nhưng, bạn có biết chính các loại thuốc SSRI này là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp chậm xuất tinh hoặc không xuất tinh ở nam giới?
Ở phụ nữ cũng có những rối loạn khoái cảm được ghi nhận là do SSRI. Khi được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm hay lo lắng ở bệnh nhân nam, SSRI gây ra những rối loạn nghiêm trọng đến cuộc sống tình dục của họ. Ở nữ giới, SSRI cũng gây ra những phản ứng phụ. Khi được kê đơn, bạn nên hỏi bác sĩ thật kỹ về những tác dụng phụ này.Nếu có phản ứng không mong muốn xảy ra, cách đơn giản nhất là đổi sang loại thuốc chống trầm cảm khác như venlafaxine (Effexor), bupropion (Zyban, Wellbutrin) hay duloxetine (Yentreve, Cymbalta). Tuy nhiên, Venlaxafine (Effaxor) cũng có những phản ứng phụ khác như triệu chứng chán ăn một thời gina dài sau khi ngưng sử dụng thuốc. Riêng những phản ứng phụ về tình dục sẽ biến mất khoảng 2-3 tuần sau khi ngưng sử dụng thuốc này.

VAØI YEÁU TOÁ & QUAN ÑIEÅM CHÍNH
· Gan laø cô quan lôùn nhaát trong cô theå (neáu khoâng keå da).
· Gan naèm beân tay phaûi, döôùi loàng ngöïc phaûi.
· Gan ñoùng nhieàu vai troø cöïc kyø quan troïng trong vieäc baûo trì söùc khoûe cuûa chuùng ta.
· Gan laø cô quan chính ñeå thanh loïc ñoäc toá.
· Gan laø cô quan quan troïng nhaát trong vieäc chuyeån hoùa thöùc aên vaø döï tröõ nhieân lieäu döôùi nhieàu daïng khaùc nhau.
· Gan laø cô quan chính baøo cheá moät soá chaát ñaïm, chaát maät, chaát acid môõ, v.v.
I. GAN
Gan laø cô quan lôùn thöù hai trong cô theå (sau da). Gan ñoùng nhieàu vai troø quan troïng khaùc nhau trong vieäc baûo toàn söùc khoûe cuûa chuùng ta. Tuøy theo kích thöôùc vaø troïng löôïng cuûa moãi caù nhaân, gan coù söùc naëng töø 1.100 ñeán 1.800 gram. Gan phuï nöõ nhoû hôn gan ñaøn oâng. Gan naèm döôùi loàng ngöïc phaûi, caùch phoåi bôûi hoaønh caùch moâ (diaphram). Theo truyeàn thoáng, gan vaãn ñöôïc chia thaønh 2 thuøy chính (lobes), thuøy phaûi vaø thuøy traùi, döïa theo vò trí cuûa daây chaèng lieàm (falciform ligament). Daây chaèng naøy noái lieàn gan vôùi hoaønh caùch moâ vaø thaønh buïng tröôùc. Tuy nhieân, söï phaân chia naøy khoâng töông öùng vôùi cô caáu cuûa laù gan, neân ngaøy nay, ngöôøi ta chia laù gan thaønh 8 khuùc (segment) döïa vaøo nhöõng phaân phoái cuûa maïch maùu.
Hình Soá 1-1: Gan naèm beân tay phaûi, che chôû bôûi xöông söôøn.
Gan ñöôïc bao boïc chung quanh bôûi voû beân ngoaøi chöùa ñöïng nhieàu daây thaàn kinh, teân laø Gibson’s Capsule. Vôùi moät cô caáu vaø heä maïch phöùc taïp, gan ñöôïc xem laø moät cô quan kyø dieäu (wonder organ). Tuy theá, teá baøo gan khoâng coù daây thaàn kinh caûm giaùc, neân neáu bò toån thöông, beänh thöôøng khoâng gaây ra moät trieäu chöùng naøo caû. Chæ tröø trong tröôøng hôïp, khi gan bò “söng phoàng” leân, voû Gibson seõ bò keùo caêng ra, gaây ra nhöõng côn ñau “töng töùc” hoaëc khoù chòu ôû vuøng buïng treân naèm beân phaûi, giaùp giôùi vôùi loàng ngöïc döôùi. Ñaây laø moät soá tröôøng hôïp cuûa vieâm gan caáp tính hoaëc khi laù gan “söng lôùn” vì bò suy tim beân phaûi (right heart failure). Gan ñöôïc che chôû vaø baûo veä bôûi xöông söôøn, neân neáu trong tröôøng hôïp bò teù ngaõ hoaëc tai naïn, seõ ñôõ bò daäp naùt hôn nhöõng cô quan khaùc trong buïng nhö tuïy taïng, laù laùch, v.v.
Gan laø cô quan duy nhaát trong cô theå cuøng moät luùc tieáp nhaän maùu töø 2 nguoàn khaùc nhau: 30% töø tim vaø 70% töø tónh maïch cöûa (portal vein). Maùu töø tim vôùi caùc döôõng khí vaø nhieân lieäu seõ nuoâi döôõng caùc teá baøo gan. Maùu ñeán töø tónh maïch cöûa nhaän maùu töø nhöõng cô quan nhö bao töû (stomach), laù laùch (spleen), tuïy taïng (pancreas), tuùi maät (gallbladder), ruoät non (small intestine), ruoät giaø (colon), cuõng nhö caùc cô quan khaùc nhau trong buïng. Vì gan laø cô quan ñaàu tieân, tieáp nhaän caùc chaát dinh döôõng vaø hoùa toá khaùc nhau haáp thuï töø heä thoáng tieâu hoùa, gan ñaõ trôû thaønh “nhaø maùy loïc maùu” chính vaø quan troïng nhaát trong cô theå. Thöùc aên vaø taát caû caùc nhieân lieäu, vì theá, seõ phaûi ñi qua gan tröôùc ñeå ñöôïc thanh loïc vaø bieán cheá thaønh nhöõng vaät lieäu khaùc nhau. Ñaây cuõng laø nguyeân nhaân chính maø ung thö töø nhieàu cô quan vaø boä phaän khaùc coù theå lan sang gan moät caùch deã daøng.
II. CHÖÙC NAÊNG CUÛA GAN
Toâi thöôøng so saùnh “coâng vieäc” cuûa gan nhö “vieäc laøm” haøng ngaøy cuûa moät ngöôøi meï hieàn. Töø nhöõng vieäc nhoû nhoi nhaát, ñeán nhöõng quyeát ñònh quan troïng nhaát ñeå maùi aám gia ñình ñöôïc ngaên naép, töôm taát, ñaàm aám vôùi taát caû nguoàn soáng, naéng aám vaø tình thöông. Nhöõng chuyeän töôûng nhö raát “laët vaët”, “lænh kænh” vaø linh tinh aáy, thaät ra voâ cuøng quan troïng. Ñeán khi “noøng noïc” ñöùt ñuoâi, söù maïng cao caû vaø thaàm laëng cuûa meï luùc baáy giôø môùi ñöôïc yù thöùc vaø coâng nhaän; than oâi, moät caùch quaù muoän maøng.

CHUYEÅN HOÙA NHIEÂN LIEÄU
Moät trong nhöõng nhieäm vuï chính cuûa gan laø cung caáp cho cô theå moät nguoàn naêng löôïng lieân tuïc, ngaøy cuõng nhö ñeâm, no cuõng nhö ñoùi. Thöïc phaåm haáp thuï töø heä thoáng tieâu hoùa, seõ ñöôïc gan bieán cheá vaø chuyeån hoùa thaønh nhieàu theå loaïi roài ñöôïc döï tröõ döôùi nhieàu hình thöùc khaùc nhau. Caùc nhieân lieäu döï tröõ naøy seõ ñöôïc mang ra duøng trong luùc chuùng ta khoâng aên uoáng hoaëc nhòn ñoùi. Ñaây laø quaù trình raát phöùc taïp vaø leä thuoäc vaøo nhieàu cô quan khaùc nhau nhö tuyeán giaùp traïng (thyroid glands), tuyeán tuïy taïng (pancreas), tuyeán thöôïng thaän (adrenal glands), cuõng nhö heä thoáng thaàn kinh (parasympathetic & sympathetic systems), v.v.
1) CHUYEÅN HOÙA CHAÁT ÑÖÔØNG: Ñöôøng laø nguoàn naêng löôïng chính cho oùc, hoàng huyeát caàu, baép thòt vaø thaän. Khi söï cung caáp nhieân lieäu vaø thöùc aên töø heä thoáng tieâu hoùa bò giaùn ñoaïn, söï soáng coøn cuûa caùc teá baøo vaø cô quan keå treân seõ hoaøn toaøn leä thuoäc vaøo gan. Trong thôøi gian “nhòn aên” naøy, gan laø cô quan chính cheá taïo vaø cung caáp chaát ñöôøng cho cô theå, nhaát laø cho oùc. Khi gan bò chai, khaû naêng bieán hoùa chaát ñöôøng bò toån thöông deã ñöa ñeán söï thaêng giaûm thaát thöôøng cuûa chaát ñöôøng trong maùu.
Ñöôøng trong thöùc aên naèm döôùi nhieàu daïng khaùc nhau: ñöôøng ñôn (monosaccharide), ñöôøng ñoâi (disaccharide), vaø tinh boät. Töø heä thoáng tieâu hoùa, ñöôøng ñôn ñöôïc haáp thuï thaúng vaøo maùu vaø coù theå ñöôïc tieâu thuï ngay laäp töùc maø khoâng caàn phaûi bieán cheá hoaëc thay ñoåi. Ñöôøng trong ña soá caùc loaïi thöïc phaåm vaø traùi caây thöôøng naèm döôùi daïng ñöôøng ñoâi. Moät tröôøng hôïp ngoaïi leä laø nho, moät loaïi traùi caây chöùa ñöïng nhieàu glucose (moät loaïi ñöôøng ñôn) nhaát.
Ñöôøng ñoâi nhö lactose (ñeán töø söõa), sucrose (ñeán töø caùc loaïi ñöôøng mía, ñöôøng cuû caûi cuõng nhö ña soá caùc loaïi traùi caây) caàn phaûi ñöôïc taùch ra thaønh ñöôøng ñôn tröôùc khi ñöôïc haáp thuï. Nhieàu ngöôøi Vieät Nam, vì thieáu phaân hoùa toá lactase, neân khoâng theå tieâu hoùa ñöôïc chaát söõa (lactose intolerance). Nhöõng ngöôøi naøy thöôøng bò sình buïng, ñau quaën buïng hoaëc tieâu chaûy sau moãi laàn uoáng söõa hoaëc tieâu thuï caùc saûn phaåm pha cheá töø söõa nhö bô, cheese, v.v.
Tinh boät (starch) cuõng laø moät daïng toàn tröõ chaát ñöôøng trong nhieàu loaïi thöïc vaät khaùc nhau nhö gaïo, mì, khoai, v.v. Khi chuùng ta aên côm, tinh boät töø gaïo seõ ñöôïc chuyeån hoùa thaønh nhieàu ñôn vò ñöôøng khaùc nhau. Vì theá, khi tieâu thuï thöùc aên vôùi nhieàu tinh boät, chaát ñöôøng trong maùu cuûa chuùng ta seõ taêng leân chaäm chaïp hôn, so vôùi tröôøng hôïp neáu chuùng ta uoáng moät ly nöôùc nho vôùi toaøn laø ñöôøng ñôn.
2) SAÛN XUAÁT VAØ CHUYEÅN HOÙA CHAÁT ACID BEÙO (Fatty Acid) vaø MÔÕ (lipids): Acid beùo laø moät trong nhöõng nguoàn naêng löôïng quan troïng nhaát ñöôïc döï tröõ trong cô theå chuùng ta vaø cuõng laø thaønh phaàn cô baûn cuûa nhieàu loaïi môõ (lipids) quan troïng, keå caû chaát triglyceride. Caùc loaïi môõ naøy coù theå ñöôïc so saùnh nhö nhöõng vieân gaïch cuûa moät caên nhaø. Vì theá, khi gan bò toån thöông, “nhaø” seõ bò raïn nöùt, deã “ñoå vôõ”.
Gan cuõng ñoùng moät vai troø quan troïng trong vieäc tieáp thu vaø bieán cheá caùc chaát môõ vaø cholesterol ñeán töø thöùc aên thaønh nhöõng chaát ñaïm môõ (lipoproteins). Nhöõng chaát môõ naøy khoâng nhöõng chæ laø nhöõng nguoàn nguyeân lieäu quyù baùu khi ñoùi, maø coøn laø nhöõng thaønh phaàn cô baûn cuûa nhieàu chaát hoùa hoïc vaø kích thích toá khaùc nhau. Söï ñieàu chænh caùc chaát môõ naøy laø moät trong nhöõng yeáu toá quan troïng baûo veä cô theå chuùng ta tröôùc nhieàu beänh taät. Chaát môõ vaø cholesterol ñöôïc tìm thaáy nhieàu nhaát ôû caùc loaïi thòt môõ, thòt naâu (dark meat), moät soá ñoà bieån nhö toâm, cua v.v.
BAØO CHEÁ & THOAÙI BIEÁN CHAÁT ÑAÏM (Protein Synthesis & Degradation)
Gan laø cô quan chính trong vieäc baøo cheá vaø thoaùi bieán chaát ñaïm. Moãi ngaøy gan baøo cheá khoaûng 12g chaát albumin, moät trong nhöõng chaát ñaïm quan troïng nhaát trong cô theå. Ngoaøi nhieäm vuï duy trì aùp suaát theå tích (oncotic pressure), chaát albumin naøy laø nhöõng “xe vaän taûi” chuyeân chôû nhieàu chaát hoùa hoïc khaùc nhau. Khi gan bò chai, chaát albumin giaûm daàn, deã ñöa ñeán phuø thuûng (edema).
Ngoaøi ra, gan laø cô quan chính baøo cheá nhöõng yeáu toá ñoâng maùu (clotting factors). Khi gan bò vieâm laâu naêm, söï ñoâng ñaëc cuûa maùu trôû neân khoù khaên, ngöôøi beänh deã bò chaûy maùu. Hôn nöõa, khi thieáu chaát ñaïm, beänh nhaân vieâm gan seõ deã bò nhieãm truøng vaø caùc veát thöông seõ khoù laønh hôn.
THANH LOÏC ÑOÄC TOÁ
Gan vaø thaän laø hai cô quan chính trong cô theå coù khaû naêng loaïi boû caùc ñoäc toá. Nhöõng ñoäc toá deã-tan-trong-nöôùc (water-soluble) seõ ñöôïc loaïi qua thaän. Nhöõng ñoäc toá tan-trong-môõ (lipid-soluble), seõ ñöôïc bieán cheá bôûi nhöõng teá baøo gan thaønh nhöõng chaát keùm nguy hieåm hôn, hoaëc deã hoøa tan trong nöôùc hôn. Khi gan bò chai, nhöõng ñoäc toá seõ öù ñoïng laïi trong cô theå.
TOÅNG HÔÏP CHAÁT MAÄT
Chaát maät (bile) sau khi ñöôïc cheá taïo trong teá baøo gan, seõ ñöôïc coâ ñoïng vaø döï tröõ trong tuùi maät. Sau moãi böõa côm, chaát maät seõ theo oáng daãn maät ñi xuoáng taù traøng, traø troän vôùi thöùc aên vaø giuùp cô theå nhuõ hoùa caùc chaát beùo. Khaû naêng saûn xuaát chaát maät cuûa ngöôøi bò chai gan seõ töø töø giaûm daàn gaây ra trôû ngaïi trong vaán ñeà haáp thuï chaát môõ vaø chaát beùo. Vì theá, hoï seõ daàn daàn maát kyù roài trôû neân thieáu dinh döôõng cuõng nhö thieáu nhöõng vitamins tan-trong-môõ nhö vitamin A, D, E, K. Khi thieáu vitamin K, hoï seõ deã bò chaûy maùu hôn.
Toùm laïi, gan ñoùng nhieàu vai troø quan troïng trong vieäc baûo toàn söùc khoûe cuûa chuùng ta. Gan ñöôïc so saùnh nhö ngöôøi lính duõng caûm, canh gaùc nhöõng tieàn ñoàn, “giao tranh” vaø “phaân giaûi” taát caû caùc hoùa toá ñeán töø heä thoáng tieâu hoùa, cuõng nhö nhöõng caën baõ töø nhöõng heä thoáng khaùc “lang thang” trong maùu. Vì theá, moät trong nhöõng nhieäm vuï chính cuûa gan laø thanh loïc ñoäc toá. Tuy nhieân, vì khoâng hoaøn toaøn laø moät “boä phaän sieâu Vieät” (“super-organ”), gan cuõng coù theå bò taøn phaù bôûi ñoäc toá, vi truøng, vi khuaån vaø nhieàu beänh taät khaùc nhau. May maén thay, vôùi khaû naêng töï taùi taïo, trong ña soá tröôøng hôïp vieâm gan maõn tính, gan vaãn tieáp tuïc hoaït ñoäng moät caùch töông ñoái bình thöôøng trong moät thôøi gian laâu daøi.

Cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh gan

Việt Nam đứng thứ 2 về ung thư gan, trong đó 90% do viêm gan B gây ra. Triệu chứng của viêm gan thường không biểu hiện rõ, tuy nhiên nên chú trọng khi các hiện tượng sau xảy ra: Mệt mỏi, chán ăn, giảm cân hay đau hạ sườn phải.Một số người có thể xuất hiện triệu chứng giống như khi bị cúm, kèm với sốt, nước tiểu sẫm màu hay phân bạc màu. Thông thường, rất hiếm trường hợp nhiễm viêm gan bị chứng vàng da hay vàng ở mắt. Viêm gan chỉ biết được khi xét nghiệm máu.
Virút có thể lây từ người này qua người khác thông qua hoạt động tình dục, qua tiếp xúc thông thường hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm hay các sản phẩm từ máu. Bệnh cũng có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình nuôi con bằng sữa hay khi sinh đẻ.Nếu bệnh không được phát hiện kịp thời, gan của người bệnh có thể bị phá hủy dẫn tới xơ gan, ung thư gan.
Trà và cà phê có thể giảm nguy cơ tổn thương gan ở những người uống rượu quá nhiều, thừa cân hay cả những người có quá nhiều chất sắt trong máu, các nhà nghiên cứu cho biết hôm 4/12.
Nghiên cứu tiến hành trên gần 10.000 người cho thấy những người thuộc nhóm đối tượng trên uống hơn 2 cốc trà hoặc cà phê mỗi ngày giảm được một nửa nguy cơ mắc bệnh gan mạn tính so với những người uống những thức uống này dưới 1 cốc mỗi ngày.Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện cà phê không bảo vệ những người này khỏi nguy cơ mắc bệnh gan do các nguyên nhân khác như nhiễm trùng do virus.“Phát hiện này có thể hữu ích cho những người có nguy cơ mắc bệnh gan mạn tính cao, ít ra họ đã có một cách để giảm nguy cơ mắc bệnh”, tiến sĩ Constance Ruhl, người đã hỗ trợ cho nghiên cứu trên cho biết.Trước đó, các nhà khoa học tại Trường ĐH Y Innsbruck (Áo) cũng đã phát hiện cà phê có tác dụng giúp tăng cường trí nhớ trong thời gian ngắn và giúp phản ứng nhanh hơn. Cụ thể, họ đã phát hiện chất caffeine có trong cà phê, trà, nước ngọt và chocolate kích thích các vùng của não có vai trò chi phối trí nhớ và khả năng tập trung trong thời gian ngắn.Trong một nghiên cứu trên, những người khỏe mạnh từ 26 đến 47 tuổi, hình ảnh chụp cắt lớp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) cho thấy có sự tăng cường hoạt động ở thùy trán - nơi được xác định là hệ thống vận hành trí nhớ - và ở vành trước - nơi kiểm soát sự tập trung - 20 phút sau khi những người này dùng caffeine.Kết quả nghiên cứu cho thấy sau khi dùng caffeine, tất cả những người này đều có khuynh hướng phản ứng nhanh hơn với các bài test so với lúc họ không dùng caffeine, và khả năng ghi nhớ cũng tốt hơn.
Bệnh Viêm Gan A(Bùi Xuân Dương, MD)
VÀI YẾU TỐ & ĐIỂM CHÍNH
  • Bệnh viêm gan A rất dễ lây qua thức ăn nước uống, nên hầu như tất cả chúng ta nếu sinh trưởng tại quê nhà đều đã bị lây bệnh này (mà không hề hay biết).
  • Bệnh thường không gây ra một triệu chứng nào, và nếu có, không cần chữa tự nhiên cũng hết.
  • Bệnh có thể chích ngừa được. Thuốc rất an toàn và công hiệu.
  • Bệnh không gây ra bệnh viêm gan mãn tính, nên sẽ không đưa đến chai gan và ung thư gan như các bệnh viêm gan B, C và D.
  • Người được miễn nhiễm, khi thử máu chất đề kháng HAV-IgG sẽ dương tính.

Dựa theo lịch sử y khoa, bắt đầu từ thế kỷ thứ 5 trước Chúa Giáng Sinh người ta đã mô tả những "dịch vàng da" (jaundice outbreaks) xẩy ra tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới, nhất là ở những thành phố lớn đông dân cư hoặc các trại lính chật chội. Bệnh nhân đang sống rất khỏe mạnh, bỗng dưng bị đau bụng, tiêu chảy và vàng da.

Trong Đệ Nhị Thế Chiến một cơn dịch "cảm cúm" lan tràn nhanh chóng tại Đức quốc với khoảng 200 ngàn lính Mỹ và hơn 5 triệu dân địa phương bỗng dưng ngã bệnh. Lúc bấy giờ vì chưa hiểu rõ nguyên nhân một cách chính xác, họ đinh ninh rằng bệnh nhân bị ngộ nước hoặc trúng độc.

Rồi vào những năm 1930 với phẫu thuật lấy tế bào gan gọi là sinh thiết gan (liver biopsy) để khảo nghiệm dưới kính hiển vi, y khoa đã tiến một bước rất dài trong việc định bệnh viêm gan. Nhưng tới mãi năm 1973 người ta mới nhận diện được hình thù vi khuẩn viêm gan A trong cơ thể của người bệnh. Với sự khám phá này, y khoa đã tìm được nguyên nhân chính của những "cơn ngã nước" bí ẩn ngày xưa.

Vào đầu năm 1988, bệnh viêm gan A lại
một lần nữa đột xuất và lan rộng một cách nhanh chóng tại thành phố Shanghai. Chỉ trong vòng 2 tháng trời, hơn 300,000 dân chúng tại đây đã bị bệnh viêm gan A, gây ra nhiều thiệt hại đáng kể.

Ngay cả trên nước Mỹ, viêm gan A đã và đang là một căn bệnh truyền nhiễm đáng ngại, với khoảng 10 đến 20% bệnh nhân viêm gan A phải nhập viện chữa trị, gây ra tổn phí hơn 200 triệu dollars vào năm 1989, tương đương với hơn 300 triệu dollars cho năm 1997.

CÁCH BỆNH VIÊM GAN A LÂY LAN

Vi khuẩn viêm gan A được tìm thấy trong mồ hôi, nước bọt, nước tiểu, nhưng nhiều nhất vẫn làø phân của người có bệnh. Vi khuẩn viêm gan A theo thức ăn, nước uống xâm nhập vào cơ thể của chúng ta. Một trong những phương thức lây bệnh khá thông thường là tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với nước bọt của bệnh nhân viêm gan A trong thời kỳ ủ bệnh:

Trong thiên nhiên, vi khuẩn viêm gan A được tìm thấy khắp nơi trên thế giới, nhưng vẫn nhiều nhất ở các nước chậm tiến, kém mở mang, thiếu vệ sinh. Khi vi khuẩn viêm gan A theo thức ăn hoặc nước uống xâm nhập vào cơ thể, chúng sinh sôi nẩy nở một cách nhanh chóng trong các tế bào gan. Từ đó chúng theo ống dẫn mật xuống đường ruột và theo phân đi ra ngoài.

Nhờ vào một lớp vỏ kiên cố, vi khuẩn viêm gan A có thể sống sót trong vòng nhiều năm với nhiệt độ đông lạnh như -20 độ C. Hoặc khi bị phơi khô, vi khuẩn viêm gan A vẫn tiếp tục giữ trạng thái nguyên vẹn trong vòng nhiều tuần lễ.

Trong ao lầy các loại ốc sò có thể bị nhiễm trùng. Nếu không được nấu kỹ, chúng có thể gây ra bệnh viêm gan A. Ngay cả tắm ao hoặc hồ bơi công cộng khi không đủ chất Chlorine cũng có thể là một trong những nguyên nhân bị lây bệnh viêm gan A. Khi đun sôi thức ăn (hơn 85 độ C) trong vòng 1 phút, vi khuẩn viêm gan A sẽ bị tiêu hủy dễ dàng.

AI CÓ THỂ BỊ VIÊM GAN A?

Tại những nước chậm tiến khi người nông dân tiếp tục dùng phân người trong việc trồng trọt tưới rau, hoặc hệ thống cầu cống không được tẩy uếá cẩn thận, hoặc những nơi đông dân cư thiếu vệ sinh, bệnh lan tràn một cách tự do, nhanh chóng và dễ dàng.

Việt Nam và các nước láng giềng có tỷ lệ viêm gan cao nhất thế giới. Vì thế, hầu như tất cả chúng ta, nếu sinh trưởng tại quê nhà, có lẽ đều bị lây bệnh viêm gan A trong quá khứ mà không hề hay biết.

Các thức ăn, nước uống, cũng như bát đũa, dao thìa tại những quầy bán rong thiếu vệ sinh có thể là nguyên nhân chính đưa đến sự lan tràn bệnh viêm gan A (và E) một cách tự do và nhanh chóng.

Tuy nhiên, ngay cả trên nước Mỹ, bệnh viêm gan A tái phát từng chu kỳ như một cơn dịch (epidemic), thông thường cứ 10 năm một lần. Gần đây nhất là vào năm 1995, trên toàn nước Mỹ đã có hơn trăm ngàn người phải chữa bệnh do "dịch viêm gan A" mang lại trong vòng một vài tháng. Giữa những cơn "dịch" này, bệnh viêm gan A vẫn tái xuất thường xuyên, gây bệnh tật cho gần 100,000 người mỗi năm trên nước Mỹ. Bệnh lan tràn dễ dàng hơn từ nước này qua nước nọ, từ lục địa này qua lục địa kia, nhờ vào phương tiện di chuyển nhanh chóng và tối tân hiện nay.

Bản đồ sau đây cho thấy những tiểu bang Hoa Kỳ với những tỷ lệ của bệnh viêm gan A. Các tiểu bang như Arizona, Alaska, Oregon, New Mexico, Utah, Washington có tỷ lệ bệnh viêm gan A cao nhất nước Mỹ, với khoảng 30 đến 48 bệnh nhân trong 100,000 người, mỗi năm.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM GAN A

Vi khuẩn viêm gan A chỉ gây sưng gan cấp tính (acute inflammation) chứ không tạo nên những biến chứng lâu dài, như sơ gan (fibrosis), chai gan (cirrhosis), hoặc ung thư gan, như vi khuẩn viêm gan B, C, và D.

Triệu chứng của bệnh viêm gan A có thể thay đổi tùy theo lứa tuổi của bệnh nhân khi bị lây bệnh. Càng trẻ tuổi chừng nào, bệnh càng nhẹ chừng nấy. Hơn 80% trẻ em dưới 2 tuổi, khi bị lây, thường không có bất cứ một triệu chứng nào. Ngược lại hơn 80% bệnh nhân lớn hơn 6 tuổi sẽ bị bệnh viêm gan A "hành hạ" với những triệu chứng tiêu biểu từ rất nhẹ đến rất nặng. Càng lớn tuổi chừng nào, các triệu chứng của bệnh viêm gan A càng nặng chừng nấy. Và tùy theo sức khỏe của mỗi cá nhân bệnh có thể phát triển thành một trong 5 trường hợp sau đây:
1) Viêm gan "thầm lặng" (asymptomatic)
2) Viêm gan tiêu biểu (classical hepatitis),
3) Viêm gan với vàng da mãn tính (cholestatic).
4) Viêm gan "tái phát" nhiều lần (relapsing).
5) Viêm gan "ác tính" (Fulminant hepatitis).
1) VIÊM GAN THẦM LẶNG

Đây là trường hợp của hầu hết các thiếu nhi khi bị lây bệnh viêm gan A. Tuy vi khuẩn sinh sôi nẩy nở nhanh chóng trong cơ thể, các bé này vẫn tiếp tục chơi đùa vui vẻ và vì thế, có thể lây bệnh của mình cho những người chung quanh một cách dễ dàng. Đây cũng là lý do mà hầu hết tất cả chúng ta, nếu sinh trưởng tại quê nhà đã từng bị lây bệnh trong quá khứ mà không hề hay biết. Đến khi đi thử máu định kỳ mới biết là mình đã có kháng thể chống lại vi khuẩn viêm gan A.

2) VIÊM GAN TIÊU BIỂU

Thường từ 15 đến 50 ngày (trung bình khoảng 28 ngày) sau khi bị lây, bệnh nhân đang khỏe mạnh bỗng dưng cảm thấy khó chịu, nóng sốt một cách đột ngột. Bệnh phát triển nhanh chóng trong vòng 24 tiếng kèm theo những triệu chứng như buồn nôn khó chịu, đau bụng, biếng ăn, tiêu chảy, đau nhức khớp xương, xuống ký. Một số bệnh nhân da và mắt trở nên vàng. Nước tiểu trở nên đậm mầu.

Hơn 90% bệnh sẽ kéo dài từ một vài ngày đến một vài tuần lễ, rồi tự nhiên không cần thuốc men gì đặc biệt bệnh cũng từ từ giảm dần trong một vài tuần kế tiếp. Triệu chứng đôi khi rất nhẹ và mơ hồ nên có thể bị nhầm lẫn với những cơn cảm cúm sơ sài. Bệnh thường không hề gây trở ngại gì đáng kể trong công ăn, việc làm hàng ngày của người có bệnh. Khác với viêm gan B và C, bệnh viêm gan A không bao giờ đưa tới viêm gan mãn tính, và sẽ không bao giờ gây ra bệnh chai gan và ung thư gan.

Nếu thử máu trong thời gian vàng da (jaundice), năng chất của gan như chất ALT sẽ tăng rất cao trong một thời gian ngắn như hình vẽ dưới đây:

3) VIÊM GAN VỚI VÀNG DA "MÃN TÍNH"

Trong trường hợp này, bệnh nhân cũng bắt đầu bằng những triệu chứng tiêu biểu kể trên. Nhưng da và mắt của họ vẫn tiếp tục bị vàng, mặc dầu năng chất gan dần dần bình thường hóa trở lại. Sự vàng da "mãn tính" này có thể kéo dài từ một đến 3 tháng. Bệnh nhân thường "trong tươi, ngoài héo" (ngược lại của "trong héo, ngoài tươi"). Tuy bề ngoài rất "vàng vọt", họ có thể cảm thấy mỗi ngày một khỏe hơn. Tuy trông họ rất "bệnh tật", vi khuẩn viêm gan A đã không còn tăng trưởng trong cơ thể của họ nữa. Vì thế họ không còn khả năng truyền bệnh cho người khác nữa. Kém may mắn thay, vì thiếu hiểu biết, những bệnh nhân này thường bị cô lập hóa và bị "nhốt" trong nhà, sống một cách biệt lập.

4) VIÊM GAN TÁI PHÁT NHIỀU LẦN

Khoảng 10% bệnh nhân viêm gan A sẽ bị tái phát nhiều lần (relapsing hepatitis). Sau khi tưởng bệnh đã lành, bệnh nhân bỗng dưng bị bệnh trở lại kèm theo những triệu chứng tiêu biểu kể trên kéo dài thêm một vài tuần lễ. Bệnh có thể tái phát một vài lần nữa trước khi hoàn toàn biến mất. Trong một số trường hợp bệnh nhân chỉ cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lực, chóng mệt, dễ kiệt sức, kém ăn, xuống ký trong vòng nhiều ngày tháng. Khi thử máu, chất ALT tăng lên rồi bình thường hóa trở lại theo từng chu kỳ một. Như những trường hợp kể trên, bệnh từ từ hoàn toàn biến mất và không để lại bất cứ một triệu chứng gì lâu dài.

5) VIÊM GAN ÁC TÍNH

Khoảng 0.3% bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái này. Tuy hiếm hoi, nhưng một khi xẩy ra bệnh nhân có thể thiệt mạng một cách nhanh chóng. Trường hợp này thường đến với bệnh nhân lớn tuổi mang sẵn trên người nhiều bệnh tật kinh niên khác.

Tóm lại, tuy vi khuẩn viêm gan A được xem là vi khuẩn "hiền" nhất so với các loại vi khuẩn viêm gan khác, mỗi năm trên nước Mỹù khoảng 100 người thiệt mạng vì bệnh viêm gan A. Hơn nữa, tuy đa số bệnh nhân có thể tự phục hồi một cách nhanh chóng, một số bệnh nhân kém may mắn hơn (từ 11 đến 22%) phải nhập viện để chữa trị với chi phí từ $1,817 đến $2,459 cho mỗi bệnh nhân.
CÁCH ĐỊNH BỆNH VIÊM GAN A

Thử máu vẫn là phương pháp duy nhất để định bệnh viêm gan. Trong thời gian cấp tính, kháng thể HAV- IgM sẽ tăng cao. Nếu dưới kính hiển vi điện tử, người ta có thể nhận diện được hình thù của vi khuẩn viêm gan A trong máu và phân. Các vi khuẩn này chỉ trong một thời gian ngắn sẽ bị cơ thể tiêu diệt hoàn toàn, và bệnh nhân sẽ được miễn nhiễm suốt đời. Người được miễn nhiễm (immune) bệnh viêm gan A, sẽ có một số kháng thể (gọi là HAV-IgG) di chuyển khắp nơi trong cơ thể. Các kháng thể này sẽ là những "cảm tử quân" bảo vệ chúng ta trước sự xâm nhập của vi khuẩn viêm gan A.

Một khi bị hồi phục, cơ thể chúng ta sẽ có kháng thể chống lại bệnh viêm gan A gần như suốt đời.

Tuần tới chúng tôi sẽ thảo luận về cách chữa tị và chích ngừa viêm gan A. Kính mời quý vị đón đọc.

Tháng 6 vừa qua, Hội Ung Thư Việt Mỹ tổ chc họp báo, phát động cuộc vận động chống viêm gan và ung thư gan trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Theo Tung Tâm Gan Á Châu tại Đại Học Stanford, ung thư gan là nguyên nhân gây tử vong vì ung thư đứng hàng thứ hai cho người Việt. Tỷ lệ viêm gan B trong cộng đồng người Việt cao hơn người Da Trắng gấp 17 đến 20 lần, tùy theo các trung tâm khác nhau. Cuộc Vận Động Chống Viêm Gan và Ung Thư Gan 2004 của Hội Ung Thư Việt Mỹ nhằm khuyến khích mọi người gốc Việt làm những việc sau: 1) thử nghiệm xem mình có mang bệnh Viêm gan B hoặc/và C hay không, 2) nếu chưa nhiễm vi khuẩn B, thì nên yêu cầu bác sĩ chích ngừa viêm gan B, 3) nếu chẳng may đã nhiễm vi khuẩn B hoặc/và C thì cần phải đến bác sĩ để xem có cần theo dõi hoặc chữa trị viêm gan, hoặc truy tầm ung gan thường xuyên hay không; đồng thời bệnh nhân nên hỏi bác sĩ về chích ngừa viêm gan A.

Hội Ung Thư Việt Mỹ chân thành cám ơn BS Bùi Xuân Dương đã cho phép Hội trích những bài viết trong tập sách "Sống Với Bệnh Viêm Gan" nhằm phổ biến các kiến thức về bệnh này đến cộng đồng của chúng ta.

Để biết thêm chi tiết về các chương trình phục vụ của Hội Ung Thư Việt Mỹ hoặc về Cuộc Vận Động Chống Viêm Gan và Ung Thư Gan 2004, xin đồng bào liên lạc Hội Ung Thư Việt Mỹ, 11770 Warner Avenue, Suite 113, Fountain Valley, CA 92708, phone: (714) 751-580, email: info@vacf.org or webpage UngThu.org.
THUỐC UỐNG:

Trong quá khứ nhiều loại thuốc như methionine, choline, chất cốt từ gan (liver extract), thuốc Cortisol, kích thích tố nữ Estrogen, Amatandine v.v. đã được thử nghiệm trong việc chữa trị bệnh viêm gan A cấp tính. Gần đây nhất, một số thuốc mới với khả năng tàn phá các vi khuẩn loại DNA và RNA trên nhiều phương diện khác nhau cũng được thí nghiệm.

Thí dụ điển hình như Ribavirin, Isoprinosine, Levamisole, v.v. Tiếc thay cho tới nay, vẫn chưa có một phương pháp cũng như thuốc men nào khả quan và hữu hiệu có thể rút ngắn thời gian lành bệnh, một khi vi khuẩn viêm gan A đã xâm nhập vào cơ thể người bệnh.

GAMMA GLOBULIN

Đây là chất đề kháng lấy từ huyết tương của người khác để truyền thẳng vào máu bệnh nhân. Thuốc chỉ hiệu nghiệm nếu được truyền vào máu trước khi bệnh nhân tiếp xúc với vi khuẩn viêm gan A hoặc trong vòng 2 tuần lễ sau khi bị lây bệnh. Vì thế, thuốc này được dùng để ngừa bệnh hơn là chữa bệnh. Tuy nhiên chất đề kháng này tương đối mắc tiền và có thể mang lại nhiều phản ứng phụ trầm trọng.

DƯỢC THẢO

Một số dược thảo được bầy bán trên thị trường với dụng ý chữa trị các bệnh viêm gan cấp tính và mãn tính. Như đã trình bầy trong chương "Dinh Dưỡng cho Người Bệnh Viêm Gan", đa số các thuốc này chưa được kiểm chứng bởi FDA. Hơn nữa, vì một số dược thảo có thể hại đến gan, nên xin quý vị thận trọng khi uống bất cứ một thứ thuốc gì trong thời gian viêm gan cấp tính này. Để biết thêm chi tiết về một số dược thảo, Quý vị có thể tham khảo với "National Center for Complementary and Alternative Medicine Clearing House" qua các địa chỉ sau đây: E-mail: nccamc@altmedinfo.org. Điện thoại miễn phí: 1-888-644-6226.

TỊNH DƯỠNG

Một số người cho rằng bệnh nhân viêm gan A cấp tính nên nghỉ ngơi và không nên làm việc quá nặng nhọc.

Họ nên thay đổi cách thức ăn uống trong một thời gian ngắn. Nên tránh những thức ăn quá nhiều dầu mỡ. Nên tẩm bổ với những thức ăn và nước uống chứa nhiều chất đường (sugar) hoặc chất bột (starch). Nên ăn khoảng 3,000 đến 4,000 calories mỗi ngày, trong thời gian bị bệnh. (Trung bình chúng ta chỉ cần khoảng 1.800 đến 2.200 calories mỗi ngày, tùy theo tuổi tác và nghề nghiệp cũng như phái giới.)

Ngược lại, một số bác sĩ khác (trong đó có tôi) tin rằng, bệnh nhân viêm gan cấp tính không bắt buộc phải nằm nghỉ một chỗ. Họ có thể tiếp tục hoạt động như thường lệ. Nhưng tránh những công việc quá nặng nhọc, nhất là đối với bệnh nhân lớn tuổi hoặc kém cường tráng. Nếu không bị buồn nôn, họ có thể tiếp tục ăn uống bình thường và không cần kiêng cữ thức ăn nhiều dầu mỡ. Để biết thêm chi tiết xin đọc bài "Dinh Dưỡng cho Người Bệnh Viêm Gan".

ĐAU ĐÂU CHỮA ĐÓ" (SYMPTOMATIC TREATMENT)

Như những bệnh cảm cúm thông thường, đa số những bệnh viêm gan A không cần chữa tự nhiên cũng hết. Nếu cần, quý vị có thể dùng một số thuốc "lặt vặt" như Tylenol khi bị đau nhức, Pepto-bismol, Imodium nếu bị tiêu chảy, hoặc thuốc nhét hậu môn (suppositories) như Tigan, Compazine, v.v., trong lúc nôn ói.

Tuy nhiên, quý vị chỉ nên dùng thuốc trong những trường hợp bất khả kháng mà thôi. Càng ít chừng nào, càng tốt chừng nấy. Uống thuốc khi gan đang bị viêm cấp tính không khác hơn là "châm dầu vào lửa". Tuyệt đối không được uống thuốc an thần, thuốc ngủ hoặc thuốc có chứa chất rượu. Những phương pháp cổ truyền như đấm bóp (massage), ấn huyệt (acupressure), xoa dầu nóng, cạo gió (coin rubbing), xông hơi (steam bath), châm cứu (acupuncture) nếu được ứng dụng đúng cách có thể thuyên giảm một số triệu chứng như đau nhức, khó chịu, buồn nôn, ói mửa, v.v. mà không gây ảnh hưởng xấu đến lá gan. Hãy tham khảo kỹ lưỡng với bác sĩ của mình mỗi lần dùng các loại thuốc khác nhau, ngay cả khi uống các loại dược thảo.

NHẬP VIỆN

Nếu bệnh nhân bị đau bụng, buồn nôn, ói mửa liên tục và không ăn uống được; họ cần nhập viện để chữa trị. Thuốc men và thức ăn sẽ được truyền qua đường nước biển, giúp cơ thể của họ chóng phục sức hơn.

Nếu gan bị tàn phá một cách quá mãnh liệt như trong trường hợp "Fulminant hepatitis", bệnh nhân cần được chuyển về những trung tâm y khoa đại học để được ghép gan (liver transplant).

Tóm lại, cách thức chữa bệnh viêm gan A cấp tính thay đổi theo từng trường hợp, tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân và cũng như kinh nghiệm hành nghề của người y sĩ. Vì bệnh viêm gan A dễ lây nhất trong thời gian TRƯỚC khi phát bệnh, nên bệnh có thể lây lan rất nhanh. Một khi bệnh nhân đã có những triệu chứng như vàng da, bệnh không còn lây nữa. Vì thế, họ không cần phải nằm riêng biệt trong những phòng đóng kín. Như viết ở trên, viêm gan A không gây ra bệnh viêm gan mãn tính và không đưa đến chai gan hoặc ung thư gan.

CHÍCH NGỪA VIÊM GAN A

Chích ngừa (vaccination) là cách thức bảo vệ cơ thể chúng ta không bị lây bệnh truyền nhiễm. Hiện nay trên nước Mỹ, với những cuộc vận động chích ngừa viêm gan A qui mô hơn, người ta hy vọng sẽ đạt được 3 mục tiêu sau đây: a) bảo vệ người được chích không bị lây bệnh, b) giảm thiểu sự bành trướng của bệnh bằng cách ngăn cản sự truyền bệnh (transmission), và c) diệt trừ hoàn toàn căn bệnh (complete elimination).

AI CẦN CHÍCH NGỪA VIÊM GAN A?

Trong nhiều năm vừa qua, bệnh viêm gan A giảm dần trên nước Mỹ. Phần lớn là nhờ vào cải tiến hệ thống cầu cống, thủy nông cũng như nâng cao mức sống trên mọi phương diện. Nhà cửa rộng rãi và vệ sinh hơn, thành phố đỡ chen chúc hơn, sông hồ đỡ ô uế hơn, thực phẩm được kiểm soát kỹ lưỡng hơn, v.v. Tuy thế, viêm gan A vẫn tiếp tục là một trong những mối ưu tư của bộ y tế Hoa Kỳ. Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật (Centers for Disease Control and Prevention viết tắt là CDC) khuyên rằng những người sau đây nên chích ngừa viêm gan A:
1) Tất cả các trẻ em lớn lên từ các tiểu bang có tỷ lệ bệnh viêm gan A cao hơn bình thường như Arizona, Alaska, Oregon, New Mexico, Missouri, Texas, Utah, Washington, Arkansas.

2) Các trẻ em lớn lên trong những cộng đồng hoặc địa phương với tỷ lệ viêm gan A cao hơn bình thường. Điều này có nghĩa là các con em chúng ta đang sống trong cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại, cần được chích ngừa bệnh viêm gan A. Thông thường nên chích cho các em từ 2 tuổi trở lên.

3) Tất cả những du khách hoặc nhân viên làm việc thường trú tại những nước có tỷ lệ viêm gan cao hoặc tương đối cao. Nếu dựa theo bản đồ thế giới hình số 2-2, trang số 4, trong đó có tất cả các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La-tin, phía đông Châu Âu v.v. Khi chích thuốc, cần phải chích ít nhất 4 tuần lễ trước khi đi du lịch.

4) Người Việt Nam trưởng thành tại quê nhà, có lẽ đã bị lây bệnh trong quá khứ, nên đã được miễn nhiễm. Nhưng nếu trong máu chưa có chất kháng thể HAV-IgG, họ nên chích ngừa để tránh bị lây bệnh. Những trẻ em trưởng thành tại Hoa Kỳ, không cần thử kháng thể HAV-IgG trước khi đi chích ngừa.
PHƯƠNG PHÁP CHÍCH NGỪA:

Có hai phương thức chích ngừa:

1) Chích ngừa "chủ động" (active vaccination): chích thuốc để huấn luyện cơ thể chúng ta cách thức tự chế tạo ra kháng thể (Immune Globulin, viết tắc là IG).

2) Chích ngừa "thụ động" (passive vaccination): hóa giải vi khuẩn bằng kháng thể (IG) của người khác. Đây là phương pháp chích ngừa tạm thời mà thôi.

CHÍCH NGỪA CHỦ ĐỘNG

Hiện nay có 2 loại thuốc chích ngừa viêm gan A: thuốc HAVRIX của hãng SmithKline và VAQTA do hãng Merck bào chế. Tuy cách thức chế tạo không hoàn toàn giống nhau, 2 loại thuốc này đều rất công hiệu. Thuốc được dùng cho bệnh nhân từ 2 tuổi trở lên. Thông thường chỉ cần chích 2 lần, mỗi lần cách nhau từ 6 đến 12 tháng. Khoảng 94% đến 100% bệnh nhân sẽ được miễn nhiễm một tháng sau mũi chích đầu tiên. Nếu được chích thêm mũi thứ 2, kết quả sẽ tốt đẹp hơn và sự miễn nhiễm sẽ kéo dài lâu hơn. Có lẽ ít nhất là 7 đến 8 năm trở lên, nếu không muốn nói là suốt đời. Sau khi được chích ngừa, bệnh nhân không cần phải thử máu để xem có kháng thể hay chưa.
HAVRIX
Trẻ em từ 2 đến 18 tuổi:
Số lần chích: 2 lần,
Thời gian chích: 0 và 6 - 12 tháng
Số lượng thuốc: 720 ELISA đơn vị
Trẻ em từ 2 đến 18 tuổi:
Số lần chích: 3 lần
Thời gian chích: 0, 1, và 6 - 12 tháng
Số lượng thuốc: 360 ELISA đơn vị
Người lớn > 18 tuổi
Số lần chích: 2 lần
Thời gian chích: 0 và 6 - 12 tháng
Số lượng thuốc: 1440 ELISA đơn vị
VAQTA
Trẻ em từ 2 đến 17 tuổi
Số lần chích: 2 lần
Thời gian chích: 0 và 6 - 18 tháng
Số lượng thuốc: 25 đơn vị
Người lớn > 17 tuổi:
Số lần chích: 2 lần
Thời gian chích: 0 và 6 tháng
Số lượng thuốc: 50 đơn vị
Tháng 6 vừa qua, Hội Ung Thư Việt Mỹ phát động cuộc vận động chống viêm gan và ung thư gan trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Theo Tung Tâm Gan Á Châu tại Đại Học Stanford, ung thư gan là nguyên nhân gây tử vong vì ung thư đứng hàng thứ hai cho người Việt. Tỷ lệ viêm gan B trong cộng đồng người Việt cao hơn người Da Trắng gấp 17 đến 20 lần, tùy theo các trung tâm khác nhau. Cuộc Vận Động Chống Viêm Gan và Ung Thư Gan 2004 của Hội Ung Thư Việt Mỹ nhằm khuyến khích mọi người gốc Việt làm những việc sau: 1) thử nghiệm xem mình có mang bệnh Viêm gan B hoặc/và C hay không, 2) nếu chưa nhiễm vi khuẩn B, thì nên yêu cầu bác sĩ chích ngừa viêm gan B, 3) nếu chẳng may đã nhiễm vi khuẩn B hoặc/và C thì cần phải đến bác sĩ để xem có cần theo dõi hoặc chữa trị viêm gan, hoặc truy tầm ung gan thường xuyên hay không; đồng thời bệnh nhân nên hỏi bác sĩ về chích ngừa viêm gan A.

Hội Ung Thư Việt Mỹ chân thành cám ơn BS Bùi Xuân Dương đã cho phép Hội trích những bài viết trong tập sách "Sống Với Bệnh Viêm Gan" nhằm phổ biến các kiến thức về bệnh này đến cộng đồng của chúng ta.

Để biết thêm chi tiết về các chương trình phục vụ của Hội Ung Thư Việt Mỹ hoặc về Cuộc Vận Động Chống Viêm Gan và Ung Thư Gan 2004, xin đồng bào liên lạc Hội Ung Thư Việt Mỹ, 11770 Warner Avenue, Suite 113, Fountain Valley, CA 92708, phone: (714) 751-580, email: info@vacf.org or webpage UngThu.org.

Vì cơ thể cần "thời gian" để "học hỏi" cách thức chế tạo kháng động tố, bệnh nhân phải chích ngừa ít nhất là 4 tuần lễ trước khi đi du lịch đến những nước với tỷ lệ bệnh viêm gan A rất cao. Nếu bắt buộc phải đi gấp, họ nên chích ngừa bằng phương pháp "thụ động".

CHÍCH NGỪA THỤ ĐỘNG

Đây là cách thức chích ngừa "cấp tốc", khi bệnh nhân cần được bảo vệ ngay lập tức hoặc cho trẻ em dưới 2 tuổi. Trong phương pháp này một ít chất đề kháng (Immune Globulin) sẽ được chích thẳng vào mạch máu hoặc bắp thịt. Tôi thường chích vào vai (deltoid) hoặc chích mông (gluteal) hơn là chích thẳng vào mạch máu. Số lượng thuốc là 0.02 ml/kg. Chất đề kháng được bào chế từ huyết tương (plasma) của nhiều người hiến máu khác nhau. Nhưng nhờ vào kỹ thuật bào chế tối tân, thuốc trở nên rất tinh khiết và chưa hề lây bệnh truyền nhiễm cho bất cứ một ai.

Thuốc chích ngừa được xem là rất an toàn, nên ngay cả những người mẹ trong lúc thai ngén hoặc khi cho con bú vẫn có thể chích được. Chỉ trong một ít trường hợp kém may, một số bệnh nhân có thể bị một vài phản ứng phụ hoặc biến chứng như đau nhức, nổi ngứa, ngất xỉu, v.v. Điều này hiếm khi xẩy ra.

Phương pháp chích ngừa này được ứng dụng cho những trường hợp sau đây:
a) Sau khi tiếp xúc với người có bệnh, như trong những trường hợp bệnh viêm gan A bộc phát tại các trường học hay vườn giữ trẻ (Kindergarden).

b) Du lịch đến những nước dễ lây bệnh trong vòng một tháng.

Cả 2 trường hợp kể trên, nếu bệnh nhân trên 2 tuổi nên chích thêm thuốc Havrix hoặc VAQTA.
NHỮNG CÁCH THỨC PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM GAN A

Nếu chưa được chích ngừa, hoặc nếu quý vị chưa có kháng thể chống vi khuẩn viêm gan A, quý vị nên để ý những điều sau đây:
1) Rửa tay bằng xà-bông trước và sau mỗi lần dùng nhà cầu hoặc thay tã cho con em.

2) Rửa tay cẩn thận trước khi và sau khi ăn cũng như làm bếp.

3) Các bát đĩa của bệnh nhân phải được rửa sạch sẽ.

4) Tránh quan hệ tình dục với người bệnh viêm gan A (trong thời gian ủ bệnh).
Tóm lại, viêm gan A là một bệnh rất dễ lây, nhưng không gây ra viêm gan mãn tính. Bệnh tuy "hiền" hơn viêm gan B, C và D, bệnh cũng có thể trở thành ác tính. Nếu không nguy hiểm, bệnh cũng có thể làm những ngày tháng du lịch của chúng ta trở nên kém "vui". Tất cả chúng ta nếu chưa được miễn nhiễm, nên chích ngừa càng sớm càng tốt. Khi được miễn nhiễm, đề kháng HAV-IgG sẽ dương tính. Một số bệnh nhân vẫn hiểu lầm là họ đang bị bệnh viêm gan A khi thấy trong máu của mình có chất đề kháng này.
Bệnh Viêm Gan B(http://www.drthuthuy.com/Faq/vgsvb.htm)
  • Siêu vi viêm gan B và đường lây nhiễm.
  • Diễn tiến tự nhiên của bệnh viêm gan B.
  • Chẩn đoán bệnh viêm gan B: Xét nghiệm máu, khám chuyên khoa Gan.
  • Lời khuyên chế độ ăn và lối sống.
  • Ðiều trị đặc hiệu.
1. SIÊU VI VIÊM GAN B - TỔNG QUAN:
Siêu vi viêm gan B (SVVG B) là một loại virut hướng gan, gây ra bệnh viêm gan. Theo ước tính của Tổ chức Y Tế Thế Giới, hiện có khoảng 350 triệu người mang siêu vi B, tập trung chủ yếu ở châu Phi, châu Á và Ðông Nam Á.
Cách lây nhiễm siêu vi viêm gan B
SVVG B lưu hành trong máu, do đó lây truyền chủ yếu qua đường máu. Một số đường lây nhiễm quan trọng là:
1. Mẹ truyền sang con: Ðây là đường lây quan trọng nhất.
2. Ðường tình dục: Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới.
3. Truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B.
4. Dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B.
5. Các nguyên nhân khác: Xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi B.
2. DIỄN TIẾN TỰ NHIÊN BỆNH VIÊM GAN B
1. Nhiễm trùng cấp tính
Nhiễm SVVG B cấp tính có biểu hiện giống cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa. Ðôi khi, nhiễm trùng cấp có thể nặng hơn với triệu chứng vàng da, vàng mắt, đau bụng, nước tiểu sẫm màu.
2. Nhiễm trùng mạn tính
90% trường hợp nhiễm SVVG B ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn và không bao giờ bị siêu vi quấy rầy lại. Chỉ có 10% chuyển thành "người mang trùng mạn tính".
Tuy nhiên, ở trẻ nhiễm siêu vi B từ lúc mới sinh, bệnh diễn biến khác hẳn. Khoảng 90% số trẻ này sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính. Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, có thể không có biểu hiện lâm sàng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, có nước trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hóa do vỡ mạch máu bị giãn, ung thư gan.
Nói chung, khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn xơ gan, chức năng gan khó có thể hồi phục, ngay cả khi tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy, các thầy thuốc thường điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ gan.
HÌNH 1: SƠ ÐỒ NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN B


3. CHẨN ÐOÁN VIÊM GAN SIÊU VI B
3.1. XÉT NGHIỆM MÁU
Bệnh viêm gan B có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm máu tại bệnh viện hoặc phòng khám bệnh. Cũng có thể tình cờ phát hiện bệnh tại Trung Tâm Truyền Máu-Huyết Học khi Bạn tới cho máu. Xét nghiệm HBsAg dương tính có thể do:
1. Nhiễm siêu vi B mạn tính tiến triển: Siêu vi đang nhân đôi, đang tăng sinh, gây ra phản ứng viêm kéo dài trong gan.
2. Nhiễm trùng đã qua: Một số người hiện tại không có viêm gan, nhưng đã tiếp xúc với SVVG B trong quá khứ, tạo ra đáp ứng miễn dịch và thải trừ hoàn toàn siêu vi B.
3. Người lành mang mầm bệnh: Ðó là những trường hợp không có bằng chứng viêm gan, nhưng cũng không đào thải hết siêu vi ra khỏi cơ thể. Họ mang siêu vi B trong người và có thể truyền sang người khác, mặc dù bản thân họ không có biểu hiện bệnh.
3.2. KHÁM CHUYÊN KHOA GANNếu xét nghiệm máu HBsAg dương tính, bạn nên đến gặp Bác Sỹ có kinh nghiệm để được khám bệnh và phân tích kỹ hơn. Lúc này, cần xác định liệu có tình trạng viêm gan đang tiến triển hay không. Nếu có, cần làm thêm:
1. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan
2. Siêu âm gan: Phân tích cấu trúc của gan và các bộ phận xung quanh, tìm dấu hiệu xơ gan hoặc biểu hiện bất thường khác.
3. Nên làm thêm xét nghiệm sinh thiết gan, đồng thời tìm HBV DNA trong máu.
4. LỜI KHUYÊN CHẾ ÐỘ ĂN VÀ LỐI SỐNG
4.1. Chế độ ăn
Nếu Bạn là người lành mang mầm bệnh, Bạn nên hạn chế uống rượu. Người nghiện rượu mắc bệnh viêm gan B thường hay bị xơ gan hơn. Chế độ ăn bình thường là thích hợp với hầu hết trường hợp viêm gan siêu vi B. Khi có xơ gan, Bác Sỹ khuyên Bạn nên giảm muối trong chế độ ăn.
4.2. Lối sống
Người bị nhiễm SVVG B thường lo lắng về nguy cơ truyền bệnh sang những người xung quanh. Mối lo này hoàn toàn hợp lý bởi vì siêu vi B lây nhiễm qua tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân, cũng như do quan hệ tình dục. Hiện nay, đã có vắc-xin chủng ngừa cho những người tiếp xúc với người mang mầm bệnh (bạn tình, trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc.).
Dù sao, người mang mầm bệnh cần có biện pháp đề phòng thích hợp, ví dụ nếu Bạn bị đứt tay, hãy lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
4.3. Ðiều trị
Tùy theo quyết định của Bác Sỹ, một số trường hợp cần điều trị sớm và tích cực. Mục đích điều trị nhằm:
(a) Loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa, làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan.
(b) Ðào thải toàn bộ, hoặc một phần lượng siêu vi B trong cơ thể, đặc biệt ở trong gan.
5. ÐIỀU TRỊ ÐẶC HIỆU:
Thuốc điều trị chủ yếu là Interferon alpha
Interferon alpha là một chất tự nhiên có trong cơ thể người, được sản xuất bởi một số tế bào khi cơ thể nhiễm virut. Chức năng của Interferon alpha là diệt trừ tác nhân gây bệnh. Như vậy, khi dùng Interferon, siêu vi B sẽ bị loại bỏ giống như cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể.
Interferon alpha (RoferonỊ-A) được đóng sẵn trong bơm tiêm có kèm kim nhỏ, tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Khi bắt đầu điều trị, hầu hết bệnh nhân đều có cảm giác sốt nhẹ, mệt mỏi trong vài giơ,?ọi là hội chứng giả cúm. Những biểu hiện này là do Interferon khởi động đáp ứng của cơ thể chống lại siêu vi giống như khi Bạn mắc bệnh cúm vậy. Về sau, tác dụng phụ này sẽ bớt dần. Uống Paracetamol nửa tiếng trước khi tiêm thuốc sẽ hạn chế biểu hiện đó. Nên tiêm thuốc vào buổi tối để hôm sau Bạn có thể làm việc bình thường.
Trong thời gian điều trị, Bạn nên làm xét nghiệm máu để đánh giá đáp ứng. Sau khi kết thúc điều trị, cần tiếp tục theo dõi thêm 6 tháng nữa, bởi vì một số bệnh nhân có thể bị tái phát sau khi ngưng thuốc.
Một số thuốc kháng sinh chống siêu vi hiện đang được nghiên cứu phối hợp với Interferon alpha.
Bệnh Viêm Gan C(Bùi Xuân Dương, MD)
§ Khoảng 2 % dân chúng toàn cầu đang bị viêm gan C.
§ Vi khuẩn viêm gan C là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm gan mãn tính tại Hoa Kỳ.
§ Khoảng 80% bệnh nhân khi bị lây bệnh viêm gan C sẽ trở thành mãn tính. Trong số này, khoảng 20 - 30% sẽ bị chai gan và ung thư gan.
§ Trên nước Mỹ, với hơn 4 triệu người đang bị viêm gan C mãn tính, sẽ có từ 8 đến 10 ngàn người lìa trần mỗi năm vì căn bệnh này.
§ 1 trong 20 đến 40 người Việt Nam đã và đang bị bệnh viêm gan C mãn tính.
§ Đa số bệnh nhân viêm gan C cấp tính và mãn tính đều không có triệu chứng gì đáng kể.
§ Bệnh lây qua máu và vấn đề sinh lý, không lây qua thức ăn và nước uống. Những người có nguy cơ dễ bị viêm gan C nhất, là bệnh nhân đã được nhận máu trước năm 1992.
§ Tùy theo kiểu gene (genotype) của vi khuẩn viêm gan C, gần 90% bệnh nhân viêm gan C mãn tính sẽ được chữa hết bệnh, nếu được khám phá và chữa trị kịp thời.
§ Cho tới nay vẫn chưa có thuốc chích ngừa bệnh viêm gan C.
Vi khuẩn viêm gan C là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến bệnh viêm gan mãn tính tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Người ta ước đoán từ 1 đến 2% tổng số dân chúng toàn cầu, nghĩa là khoảng 100 triệu người đang bị viêm gan C. Với tỷ lệ 1.9%, nước Mỹ có khoảng 4 triệu bệnh nhân viêm gan C. Trong đó sẽ có từ 8 đến 10 ngàn người thiệt mạng mỗi năm. Riêng tại Quận Cam, nơi có nhiều người Việt cư ngụ, trong năm 2002 có 2,166 trường hợp mắc bệnh viêm gan C mãn tính trong số đó 228 là người Việt.
NGUỒN GỐC CỦA VI KHUẨN VIÊM GAN C
Vi khuẩn viêm gan C là một loại vi khuẩn RNA kỳ lạ với khả năng thay đổi đặc tính di truyền một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tuy đã lan tràn khắp nơi trên thế giới từ hơn hai ngàn năm qua, mãi tới những năm 1990, người ta mới khám phá ra sự hiện diện của vi khuẩn này.
Tuy những cơn "dịch vàng da" lây từ thức ăn và nước uống đã được mô tả từ nhiều năm trước Chúa Giáng Sinh, nhưng mãi đến cuối thế kỷ thứ 19, người ta mới bắt đầu hồ nghi là bệnh viêm gan cũng có thể lây qua máu và kim chích. Rồi hơn 3 phần tư thế kỷ trôi qua, với phát minh của một số phương thức thử nghiệm máu, người ta bắt đầu nhận diện được một loại vi khuẩn viêm gan mới. Qua sự khám phá này, họ tin rằng có 2 loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm gan. Một loại lây qua thức ăn; đó là vi khuẩn viêm gan A. Một loại lây qua máu; đó là vi khuẩn viêm gan B. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, người ta nhận thấy điều này không hoàn toàn đúng, vì đa số bệnh nhân viêm gan không phải do vi khuẩn viêm gan A hoặc B gây ra. Vì thế danh từ "non-A, non-B hepatitis" ra đời vào đầu năm 1974, để diễn tả những trường hợp này.
Sau hơn một phần tư thế kỷ, với kỹ thuật nghiên cứu các phân tử cực kỳ nhỏ bé (molecular biologic techniques), các khoa học gia đã khám phá thêm một vi khuẩn viêm gan thứ ba. Đó là vi khuẩn viêm gan C. Trong vòng một thời gian ngắn, họ đã phát họa được cơ cấu và hình thù của vi khuẩn viêm gan này một cách chi tiết với từng chất hóa học xếp dọc theo thứ tự trên "chuỗi" nhiễm thể RNA. Khám phá này là một điểm son lịch sử, dẫn đầu cho hàng loạt những khám phá quan trọng kế tiếp trong việc chữa trị bệnh viêm gan C. Song song vơí những cuộc nghiên cứu công phu và tỷ mỷ về những bệnh nhiễm trùng khác, nhất là bệnh AIDS, sự hiểu biết về vi khuẩn viêm gan C và cách thức chữa bệnh tiếp tục tăng trưởng một cách rất khả quan.
ĐẶC TÍNH CỦA VI KHUẨN VIÊM GAN C
Vi khuẩn viêm gan C cực kỳ nhỏ bé, với đường kính là 50 nm, nên phải nhìn dưới kính hiển vi điện tử mới thấy được. Vi khuẩn được bảo vệ bởi một lớp vỏ kiên cố, nên phải nấu sôi lên 100 độ C trong vòng 5 phút mới có thể tiêu diệt được chúng. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn viêm gan C có khuynh hướng tàn phá và tiêu hủy gan của chúng ta một cách tương đối chậm chạp nhưng chắc chắn, đưa tới viêm gan (inflammation, hepatitis), xơ gan (liver fibrosis), chai gan (liver cirrhosis) và ung thư gan (liver cancer).
Trong lúc tăng trưởng, chúng có khả năng thay đổi đặc tính di truyền RNA của mình, "hóa trang" và "biến dạng" thành nhiều "hình thù" khác nhau. Khả năng biến hóa này đã giúp chúng thoát khỏi vòng kiểm soát chặt chẽ của hệ thống miễn nhiễm (immune system). Vì thế, sau một thời gian ngắn, cơ thể chúng ta, có thể chứa đựng hàng tỷ vi khuẩn viêm gan C với nhiều mã di truyền khác nhau, với những chiếc "áo giáp" khác nhau.
Sự biến đổi chất nhiễm thể trong hơn 2000 năm qua, đã tạo ra nhiều "kiểu gene" khác nhau (genotypes) với những tên như vi khuẩn viêm gan C số 1, vi khuẩn viêm gan C số 2, vi khuẩn viêm gan C số 3, v.v. Trong mỗi "genotype" này, người ta còn phân chia thành những tiểu loại (subtypes) a, b, c, d, e, v.v., dựa theo một số đặc tính chính yếu khác nhau. Vì thế vi khuẩn viêm gan C được phân loại thành viêm gan C 1a, 1b, 1c, 2a, 2b, 2c, 2d, 3a, 3b, 3c, 3d, 3f, 4a, 4b v.v. Khám phá này ban đầu chỉ dùng trong những cuộc khảo cứu, nhưng nay đã trở thành một lối thử máu vô cùng quan trọng trong quá trình chữa bệnh viêm gan C.
Trong các loại vi khuẩn viêm gan C, loại genotype số 1 chiếm tỷ lệ cao nhất trên thế giới nói chung và ở nước Mỹ nói riêng với 35% loại 1a và 35% loại 1b. Loại 1b cũng được tìm thấy nhiều nhất ở Âu châu, Nhật Bản cũng như Đài Loan. Loại số 3 thường thấy ở Pakistan, Úc, Scotland. Loại số 4 ở Trung Đông và Châu Phi cũng như South Africa. Loại số 6 tại Hồng Kông và Macau. Hơn 50% bệnh nhân Việt Nam đang được chữa trị bệnh viêm gan C trong phòng mạch của tôi thuộc loại 1a hoặc 1b. Phần còn lại thuộc loại số 6 hoặc số 7. Một số ít thuộc số 2/3. Nói một cách tổng quát, các loại genotypes đều "nguy hiểm" như nhau, nhưng vi khuẩn viêm gan C loại 2 và 3 dễ chữa nhất. Loại số 1, nhất là 1b khó chữa hơn cả.
CHÍCH NGỪA VIÊM GAN C?
Như trình bầy ở trên, với khả năng biến đổi đặc tính di truyền bằng cách thay thế những chất hóa học trên nhiễm thể của mình, vi khuẩn viêm gan C đã thoát khỏi "mạng lưới phòng thủ" của hệ thống miễn nhiễm. Đây cũng là lý do chính, mà cho tới nay, người ta vẫn chưa tìm được thuốc chích ngừa cho bệnh viêm gan C.
1) LÂY QUA MÁU:
Bệnh dễ lây nhất qua máu. Trước năm 1992, nhận máu (blood transfusion) là nguyên nhân chính đưa đến viêm gan C. Lúc bấy giờ y-khoa chưa có cách thử máu để truy tầm vi khuẩn viêm gan C, nên một trong 200 đơn vị máu đã có ít nhất một túi máu không may bị ô nhiễm. Ngày nay, với các loại test chính xác và hiệu nghiệm, nhận máu trở nên an toàn hơn nhiều với tỷ lệ lây bệnh viêm gan C trong lúc nhận máu là 1 trên 100.000.
2) LÂY QUA DỤNG CỤ Y KHOA:
Vi khuẩn viêm gan C có thể xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua kim chích, đồ cạo râu, lưỡi lam hoặc bàn chải đánh răng, xâm mình (tattoo), cạo gió (coin rubbing), lể (Skin Puncture), châm cứu (acupuncture) hoặc mổ xẻ với những dụng cụ y-khoa, kim chích không được khử trùng đúng cách.
Trong hoàn cảnh thiếu thốn của những năm chiến tranh, cách thức khử trùng thô sơ của kim chích đã gây mưng mủ (abscess) một cách thường xuyên. Ngày nay với những phương pháp khử trùng tối tân hơn, lây bệnh qua các dụng cụ y khoa như trong lúc nhổ răng, châm cứu, mổ xẻ v.v. trở nên rất hiếm hoi, nếu không muốn nói là không còn nữa.
3) LÂY TỪ MẸ:
Lây bệnh từ mẹ qua bé sơ sinh trong lúc sanh đẻ có thể xẩy ra, với tỷ lệ trên dưới 5%. Sanh đẻ tự nhiên (vaginal delivery) hay giải phẫu lấy con (C-section) đều có tỷ lệ lây bệnh tương đương như nhau. Bệnh dễ lây hơn nếu chỉ số máu của người mẹ có hơn 2 đến 3 triệu siêu vi C trong mỗi một cc. Bệnh không lây qua sữa mẹ, nên không phải kiêng cữ trong việc cho con bú.
4) LÂY QUA ĐƯỜNG SINH LÝ:
Tuy bệnh viêm gan C có thể lây trong lúc giao hợp với người có bệnh, điều này hiếm khi xẩy ra, với tỷ lệ chưa đến 5%. Vì thế, cơ quan CDC cho rằng những vợ chồng chung thủy hoặc tình nhân gắn bó (monogamous patients) không cần kiêng cữ hoặc thay đổi đời sống tình dục. Những người "đào hoa" hơn với nhiều nhân tình khác nhau nên "đeo" áo mưa (condom) để tránh lây bệnh viêm gan C, cũng như các loại bệnh khác như hoa mai, giang liễu, AIDS, viêm gan B v.v.
Ngoài ra, một số bệnh nhân "tự nhiên" bị lây bệnh mà không biết nguyên nhân từ đâu. Trong số này có khoảng 10% bệnh nhân viêm gan C cấp tính và 30% viêm gan C mãn tính. Người ta cho rằng trong những trường hợp này, bệnh nhân đã tiếp xúc với vi khuẩn viêm gan C trong lúc té ngã, trầy trụa hoặc đứt tay chân mà không hề hay biết.
Tuy một số vi khuẩn viêm gan C được tìm thấy trong mồ hôi và nước bọt, ăn uống chung hoặc va chạm thể xác trong đời sống hằøng ngày với bệnh nhân viêm gan C, không lấy gì là nguy hiểm.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM GAN C:
Cũng như viêm gan A và B, bệnh nhân viêm gan C thường không có bất cứ một triệu chứng nào. Người ta chia ra làm 2 trường hợp: viêm gan cấp tính (acute) và viêm gan mãn tính (chronic).
1) VIÊM GAN C CẤP TÍNH:
Thông thường từ 7 đến 8 tuần sau khi bị lây bệnh, khoảng 30 % bệnh nhân viêm gan C bỗng dưng cảm thấy hơi khó chịu như những cơn cảm cúm sơ sài. Bệnh không tấn công gan một cách "ồ ạt" hoặc tàn phá một cách dữ dội, nên gần như sẽ không ai thiệt mạng một cách "bất đắc kỳ tử" vì căn bệnh này.
Một số bệnh nhân có thể bị nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức khớp xương và bắp thịt. Nhiều khi họ cũng cảm thấy buồn nôn, khó chịu, đau bụng, tiêu chảy, ăn kém ngon, xuống ký. Đôi khi bị sốt hoặc nổi ngứa. Khoảng 30% bệnh nhân viêm gan C da và mắt trở nên vàng (jaundice). Các triệu chứng này thường kéo dài từ 6 đến 8 tuần và từ từ thuyên giảm, rồi hoàn toàn biến mất sau một thời gian ngắn. Bấy giờ, bệnh có thể sẽ nằm vào giai đoạn a) "ngủ yên", không hoạt động (dormant, less active), hoặc b) tiếp tục tăng trưởng (chronic active).
Cho tới nay, người ta vẫn chưa rõ, nguyên nhân và điều kiện nào sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến "số phận" của bệnh nhân viêm gan C. Nghĩa là ai sẽ được may mắn nằm trong trường hợp "ngủ yên", và ai sẽ tiếp tục bị bệnh viêm gan tàn phá cơ thể của mình. Nhưng một điều chắc chắn là khoảng 80 đến 90% bệnh nhân một khi bị lây bệnh viêm gan C mặc dầu sống rất khỏe mạnh, sẽ từ từ đi vào giai đoạn nguy hiểm hơn: viêm gan C mãn tính.
2) VIÊM GAN C MÃN TÍNH (Chronic Active Hepatitis):
a) Triệu Chứng Sơ Khởi:
Mặc dầu gan mỗi ngày một "yếu" đi, đa số bệnh nhân trong thời gian này vẫn chưa có bất cứ một triệu chứng nào đáng kể. Chỉ khoảng 6% bệnh nhân viêm gan C mới có một vài triệu chứng tiêu biểu. Nhưng những triệu chứng này cũng rất mơ hồ và rất nhẹ, nên thường không được để ý tới. Triệu chứng thường xuyên nhất là mệt mỏi, thường vào xế chiều. Khả năng tập trung tư tưởng có thể giảm dần một cách tương đối nhanh chóng.
Một ít người cảm thấy đau "lâm râm", "nhoi nhói" phần bụng trên dưới xương sườn bên phải hoặc buồn nôn, khó chịu, da nổi ngứa, đau khớp xương và bắp thịt. Nếu không được khám phá và chữa trị kịp thời, bệnh mỗi ngày một nặng hơn. Gan mỗi ngày một viêm hơn, đưa đến xơ gan, rồi chai gan.
b) Hậu Quả Lâu Dài:
Thông thường, sau một thời gian trung bình là 20 năm, gan bắt đầu bị xơ và từ từ biến qua chai. Trong một số trường hợp hiếm hoi hơn, thời gian chuyển hóa từ viêm đến chai có thể kéo dài hơn 50 năm. Tốc độ chai gan của mỗi cá nhân, vì thế, còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau. Quan trọng nhất là trạng thái sưng đỏ của tế bào gan, khi bệnh mới được khám phá. Khi xác nghiệm tế bào dưới kính hiển vi, người ta có thể ước đoán được thời gian cần thiết để tế bào gan sẽ đi từ viêm sang chai.
c) Yếu Tố và Điều Kiện Bất Lợi:
Nhiều dữ kiện khác nhau có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiến triển của bệnh viêm gan C. Vì thế bệnh có thể phát triển nhanh chóng hơn dự tính gấp nhiều lần. Những người bị viêm gan C sau khi nhận máu nhiễm khuẩn, sẽ bị chai gan nhanh hơn (thường từ 8 đến 14 năm sau khi bị lây bệnh). Có lẽ trong lúc nhận máu, cơ thể đã bị "tấn công" và xâm lấn một cách "ồ ạt" bởi hàng tỷ vi khuẩn vi viêm gan C cùng một lúc, nên gan bị viêm nặng hơn.
Rượu bia, nếu uống quá nhiều sẽ gây tổn thương tế bào gan, và gan sẽ bị chai nhanh hơn. Người viêm gan C mãn tính mà uống quá nhiều rượu bia, không khác gì như "châm dầu vào lửa".
Một số thuốc khác nhau cũng có thể làm cho lá gan bị chai nhanh hơn. Vì thế, người viêm gan C nên rất thận trọng khi uống bất cứ một loại thuốc nào, ngay cả các loại thuốc cỏ cây bày bán trên thị trường mà không cần toa bác sĩ.
Gan cũng sẽ bị hư nhanh chóng hơn nếu cùng một lúc bệnh nhân bị nhiễm trùng bởi nhiều loại vi khuẩn viêm gan khác nhau. Đây là trường hợp khi bệnh nhân bị cùng một lúc nhiều loại bệnh nhiễm trùng khác nhau như viêm gan B, viêm gan C, viêm gan D hoặc bệnh HIV-AIDS.
May mắn thay, không phải ai bị viêm gan C cũng sẽ bị chai gan. Và trên lý thuyết chỉ khoảng 5% bệnh nhân viêm gan C mới bị thiệt mạng bởi căn bệnh này. Tuy thế, với 2% tổng số dân chúng toàn cầu, viêm gan C đã trở thành một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong thế kỷ 21. Riêng tại Mỹ, sẽ có khoảng 8 đến 10 ngàn người thiệt mạng mỗi năm.
Kính mời độc giả đón đọc phần hai của bài Viêm Gan C.
Hội Ung Thư Việt Mỹ chân thành cám ơn BS Bùi Xuân Dương đã cho phép Hội trích những bài viết trong tập sách "Sống Với Bệnh Viêm Gan" nhằm phổ biến các kiến thức về bệnh này đến cộng đồng của chúng ta.
Để biết thêm chi tiết về các chương trình phục vụ của Hội Ung Thư Việt Mỹ hoặc về Cuộc Vận Động Chống Viêm Gan và Ung Thư Gan 2004, xin đồng bào liên lạc Hội Ung Thư Việt Mỹ, 11770 Warner Avenue, Suite 113, Fountain Valley, CA 92708, phone: (714) 751-580, email: info@vacf.org or webpage UngThu.org.

1 comment: