Monday, October 3, 2011

Vài món ăn làm thuốc ở châu Á

Thời xa xưa, các bữa đại yến cung đình thường không thể thiếu yến sào, bào ngư, vi cá mập là thành phần căn bản trong “bát trân” tức những món ăn ngon bổ, quí hiếm của bậc vua chúa. Ngày nay sụn cá mập hoặc các hoạt chất chondroitine ly trích từ sụn vi các mập đã được chế thành nhiều dạng thuốc lẫn thực phẩm chức năng đã trở nên nổi đình đám trên thị trường, trong đó có cả những tác dụng mang tính… huyền thọai thường được quảng cáo theo với thực phẩm chức năng.
SỤN CÁ MẬP TRỊ UNG THƯ?
Ngày nay khoa học vẫn còn đang đi tìm phương thuốc hữu hiệu trị ung thư. Vì thế khi các sản phẩm chứa sụn cá mập được mệnh danh trị được bệnh ung thư thì lập tức sản phẩm trở thành “best seller”. Từ một thông tin trên Science et Vie - theo đó các nhà khoa học phát hiện khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư từ sụn cá mập bằng cách hạn chế sự phát triển các mạch máu đi nuôi dưỡng khối u gây ung thư mà sụn cá mập được dùng làm thuốc trị ung thư. Thuốc rất đắt tiền và bán rất chạy.
Thế nhưng thông tin này chưa được y học thống nhất công nhận dù cá mập rất ít bị ung thư hoặc có khả năng đề kháng cao nên luôn có một lượng lớn tế bào miễn dịch thường trực trong máu. Từ đó thuốc viên từ sụn cá mập được chế tạo có thêm chỉ định ngăn chặn sự hình thành các khối u. Tác dụng này đang bị nghi ngờ. Theo một nghiên cứu thuộc Đại học Tổng hợp Johns Hopkins thì giữa số bệnh nhân ung thư dùng thuốc từ sụn cá mập và nhóm không dùng thì tỉ lệ thuyên giảm ung thư không chênh lệch nhau bao nhiêu. Thậm chí công ty Lane Labs đã bị cơ quan Quản lý Thực-Dược phẩm Mỹ (FDA) phạt vì sản xuất thuốc từ sụn cá mập ghi chỉ định dùng trị bệnh ung thư. Và các nhà khoa học thuộc Đại học George Washington còn khám phá ra 40 loại ung thư phát triển trong các loài cá mập và khối ung thư lại xuất hiện ngay trong mô…sụn.
TĂNG CHIỀU CAO NHƯ...THẦN?
Trên mạng Net, người ta từng đọc thấy một quảng cáo hấp dẫn giới thiệu “Gần đây các khoa học gia và các bác sĩ trong ngành y khoa orthopedic (chỉnh hình) đã chứng minh rằng chiều cao có thể tăng lên từ 1-3 inc (1 inche=2,45cm) sau khi trưởng thành cho đến 45 tuổi hoặc hơn nếu biết cách tập cho đúng phương pháp…Chỉ cần 15 phút tập phương pháp làm tăng chiều cao trong vòng 45 ngày (?) bạn có thể cao từ 1 inc trở lên, có được một dáng người lý tưởng mà bạn đang ao ước bấy lâu nay…”.
Thuốc gì, phương pháp gì mà làm con người cao nhanh như Thánh Gióng vậy? Đó là sách “Phương pháp làm tăng chiều cao từ 1-3 inc trong vòng 45 ngày” có ghi chú thêm “Bảo đảm 100% hài lòng mỹ mãn, nếu không hài lòng trả lại sách trong vòng 30 ngày sẽ trả lại tiền” (nghĩa là sau thời hạn 45 ngày biết… xạo thì không được trả lại nữa). Mỗi cuốn giá 23USD thêm 12 USD nếu ngoài nước Mỹ.
Thuốc từ sụn vi cá mập thì có “Thuốc bổ Chondroitine Sulfate làm tăng chiều cao (49 USD), mỗi chai 60 viên uống được 30 ngày”. Bên cạnh đó còn có “thuốc Growth Hormone Releaser (GHR) “đặc chế” bằng những chất thiên nhiên giúp tăng trưởng chiều cao dành cho tuổi 17 trở lên. Mỗi chai 60 viên, mỗi ngày uống 2 viên”. Lời hứa hẹn thật là quyến rũ “Nhưng nếu bạn vẫn còn ở tuổi dưới 22, đây là lứa tuổi còn phát triển nhanh nhất và tốt nhất còn có thể cao lên đến 3-6 inc (tức từ 7,5cm đến …15cm) cho nên bạn đừng để cơ hội này qua đi và không bao giờ trở lại…”. Đặc biệt có giá khuyến mãi mua sách + 3 chai Chondroitine + 3 chai GHR chỉ có... 250 USD tức khoảng gần 4.000.000đ (?!). Bên cạnh đó là những bức thư cám ơn thường gặp như trong các quảng cáo trước đây trên báo Việt Nam.
THỰC CHẤT TÁC DỤNG CỦA GLUCOSAMINE & CHONDROITINE
Sụn cá mập được cung cấp từ những giống cá mập được phép săn bắt ngoại trừ các giống có nguy cơ tuyệt chủng, thường chứa một hàm lượng cao glucosamine và chondroitine. Hai họat chất này có tác dụng:
- Kích thích tế bào sụn (Chondrocyte) sản xuất Proteoglycans, Collagen, là các chất căn bản cuả sụn khớp.
- Ưc chế các men phá huỷ sụn, làm giảm hình thành các gốc oxy tự do trong mô sụn
- Cung cấp dịnh dưỡng cho sụn, giúp tạo dịch khớp và tái tạo sụn khớp.
Ngoài ra chondroitine còn tham gia các cấu trúc trong suốt của mắt, duy trì các hoạt động sinh lý của mắt.
Các thuốc như Glucosamine, Chondroitine…có tác dụng bảo vệ sụn khớp, tăng nuôi dưỡng sụn, ức chế các men tiêu protein, ức chế các yếu tố gây viêm, được dùng lâu dài như một thuốc điều trị cơ bản bệnh thoái hoá khớp. Nói cách khác, chondroitine được dùng hỗ trợ điều trị các chứng hư khớp, thóai hoá khớp chứ không làm tăng chiều cao.
Như vậy, sụn cá mập là một nhãn hiệu thời thượng, ăn khách cũng giống như các loại thuốc có tên sâm vì sâm nào cũng là…sâm: sâm thiệt (Panax Ginseng), sâm giả (tên sâm nhưng không phải panxa ginseng), sâm giả thiệt (Pseudo panax có hoạt tính như sâm), sâm thiệt giả (mang danh panax nhưng liều hoạt tính thấp)…cũng đều bán với giá Cao Ly sâm. Từ sự hùng dũng của loài cá mập trên đại dương, từ vi cá mập là một món ăn quí, sụn cá mập cũng được gắn thêm nhiều “huyền thoại”... Vấn đề là biết lựa chọn và cần tỉnh táo sau khi đọc…quảng cáo.DS.Trương Tất Thọ
Vi cá, yến sào, bào ngư là ba trong bát trân - những thực phẩm được truyền tụng trong các vương triều xưa, có tác dụng tẩm bổ và tăng cường sinh lực. Ở nhà hàng Tàu sang trọng, các đầu bếp đã tiếp thu những công thức chế biến bí truyền từ hoàng cung, nay sáng tạo thêm để làm tăng tác dụng và tính hấp dẫn của món ăn. Các món bát trân đều có cách chế biến công phu. Chẳng hạn, riêng phần chuẩn bị nguyên liệu món vi cá phải mất 3 ngày. Vây cá phải luộc 2 lần, miếng cá được kẹp vào nẹp tre, luộc với gừng và rượu để khử mùi. Sau 2 ngày ngâm và xả, sản phẩm thu được là những sợi vi cá trắng như sữa. Vi cá ở nhà hàng Tàu sang trọng được chế biến thành nhiều món độc đáo, trong đó món Vi cá hồng xíu (ảnh) và Vi cá tiềm đu đủ mang một hương vị thật lạ. Với món Vi cá hồng xíu, vi cá được ngâm khoảng 8 tiếng cho tơi ra rồi rút từng sợi cước, đem hấp chín. Nước dùng được ninh bằng thịt gà, thịt heo và hồng xíu cũng với thời gian chế biến như trên để có một thứ nước canh trong vắt ánh màu đỏ hồng. Khi dọn ra bàn, từng phần vi cá được đun nóng phục vụ thực khách tại chỗ nhằm giữ hương vị món ăn thơm ngon nhất. Món Vi cá tiềm đu đủ được chế biến bằng các nguyên liệu quý như nước dùng gà, thịt thăn heo, jambon heo Kim hoa và gia vị... Món ăn mang vị ngọt thanh của đường phèn, những sợi vi cá giòn giòn tạo cảm giác ngon khó tả.Khoa học cho biết, sụn cá mập giàu glucosamine và chondroitine, các chất này có tác dụng: Kích thích tế bào sụn sản xuất proteoglycans và collagen; ức chế các men phá hủy sụn; cung cấp dinh dưỡng, giúp tạo dịch khớp và tái tạo sụn khớp...
Yến sào còn được mệnh danh là vàng trắng, có 10-15 nguyên tố đa vi lượng cần thiết cho sự tạo máu, ổn định thần kinh. Qua bàn tay tài hoa của đầu bếp nhà hàng Tàu sang trọng, các món yến ở đây đủ thuyết phục những thực khách sành ăn nhất, như: Chè yến chưng ngũ quả, Trái dừa tiềm yến... Không gian trang nghiêm, ấm cúng, đậm chất Trung Hoa ở nhà hàng Tàu sang trọng là một nơi lý tưởng để thưởng thức món yến... Riêng bào ngư thì được chế biến các món hấp dẫn như: Liễu sâm Quan Đông sốt bào ngư, Bích lục bào ngư... Thịt bào ngư chứa đủ 19 acid amin cần thiết cho cơ thể.
http://samyennhatminh.com/uploads/product/128_74691243139385.jpg
Vi cá:là tên loại vi của cá mập được chế biến thành món ăn của một số nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... dành cho những người giàu do có giá đắt.
Vi cá mập không có tác dụng chống ung thư như nhiều người vẫn tưởng mà thậm chí còn chứa thủy ngân, một chất nguy hiểm đối với con người.
Những bát súp vi cá mập khiến hàng triệu con cá mập mất mạng mỗi năm. Ảnh: Livescience.
Những bát súp vi cá mập khiến hàng triệu con cá mập mất mạng mỗi năm. Ảnh: Livescience.
Trong nhiều thế kỷ, người Trung Quốc tin rằng vi cá mập là biểu tượng của quyền lực và sự giàu có. Ngoài ra nó còn được coi là thần dược vì có nhiều tác dụng với sức khỏe - như bổ sung dưỡng chất, làm tăng khả năng tình dục của đàn ông.
Livescience dẫn lời các chuyên gia của Trung tâm Thông tin Thực phẩm và Dinh dưỡng Mỹ cho biết, nếu xét về phương diện dinh dưỡng thì vi cá mập không có nhiều tác dụng kỳ diệu như người ta vẫn tưởng. Thành phần chính của vi cá mập là sụn, thứ hầu như không chứa vitamin.
Những người yêu thích vi cá mập khẳng định chất sụn trong vi có nhiều đặc tính chống ung thư. Quan niệm sai lầm này xuất phát từ một thực tế là cá mập không bao giờ mắc bệnh ung thư. Song trên thực tế ung thư cũng tấn công cá mập. Các nhà khoa học của Viên Ung thư quốc gia Mỹ vừa nghiên cứu khả năng trị ung thư của vi cá mập bằng cách chiết xuất một chất trong vi rồi đưa nó vào cơ thể nhiều bệnh nhân ung thư phổi.
“Chúng tôi muốn tìm hiểu xem chất chiết xuất từ vi cá mập có thể kéo dài thời gian sống của bệnh nhân ung thư hay không. Thật không may, chúng tôi thấy sự hiện diện của chất đó không làm tăng thời gian sống của họ”, Charles Lu, một chuyên gia làm việc tại trung tâm Ung thư M.D. Anderson ở Mỹ, thông báo.
Giới khoa học cảnh báo rằng, trên thực tế, vi cá mập có thể gây hại cho sức khỏe. Giống như nhiều sản phẩm khác từ cá, chúng chứa một lượng lớn thủy ngân do tình trạng ô nhiễm nước trong các đại dương. Thuộc nhóm động vật ăn thịt cao cấp và nằm ở vị trí trên cùng trong chuỗi thức ăn, cơ thể cá mập có nồng độ thủy ngân cao hơn phần lớn động vật biển khác do thủy ngân tích tụ tăng dần theo chuỗi thức ăn.
Một báo cáo được công bố năm 2001 của tổ chức Wild Aid cho thấy nồng độ thủy ngân trong nhiều vi cá mập tại Hong Kong cao gấp 42 lần so với mức mà cơ thể người có thể chịu đựng. Hong Kong nhập khẩu vi cá mập từ khắp nơi trên thế giới.
Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học có khả năng xâm nhập cơ thể người qua da, hệ hô hấp và cơ quan tiêu hóa. Hơi thủy ngân, các hợp chất và muối của nó có thể gây ra các tổn thương não và gan khi tiếp xúc cơ thể người. Nó có thể gây tử vong nếu xâm nhập cơ thể người qua đường hô hấp.
Cơ quan lập pháp bang California của Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự thảo luật cấm hành vi sở hữu và bán vi cá mập. Mục đích chính của dự thảo luật là ngăn chặn sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất vi cá mập. Ngành công nghiệp này khiến vài triệu cá mập mất mạng mỗi năm.
Thượng Viện tiểu bang California hôm Thứ Ba thông qua một đạo luật theo đó cấm mua bán tàng trữ vi cá mập, bác bỏ các lập luận cho rằng biện pháp bảo vệ sinh thái này kỳ thị người Á Châu vốn thích ăn súp vi cá mập.
Vi cá mập được chở trên ghe từ cảng Jolo, đảo Sulu tại Philippines. (Hình: Jay Directo/AFP/Getty Images)

Nếu Thống Ðốc Jerrey Brown ký ban hành đạo luật này, California sẽ là tiểu bang thứ tư tại Mỹ cấm nhập cảng vi cá mập. Các tiểu bang Hawaii, Oregon và Washington trước đó đã thông qua các đạo luật tương tự.

Các nhà tranh đấu đang có nỗ lực vận động cấm vi cá mập trên khắp nước Mỹ nhằm chống lại việc mua bán vi cá mập trên toàn thế giới, vốn theo các khoa học gia đã giết hại từ 26 triệu đến 73 triệu cá mập mỗi năm.

Trong thỏa hiệp để đạo luật dễ dàng thông qua, Thượng Viện California chấp thuận việc cấm nhập cảng vi cá mập từ ngày 1 Tháng Giêng năm tới, nhưng cho phép những ai còn tích trữ vi cá này có thời gian bán cho hết trước ngày 30 Tháng Sáu, 2013. Ðạo luật cũng có điều khoản cho phép các ngư dân đánh cá mập hợp pháp được quyền giữ vi cá để dùng hay tặng cho cho các cơ quan khác dùng vào việc nghiên cứu hoặc y tế.

Súp vi cá là món ăn khoái khẩu ở Trung Quốc cũng như trong các cộng đồng có đông đảo người Hoa, và có thể bán tới $100 một tô. Trong khi cả nước Mỹ chỉ tiêu thụ một phần nhỏ vi cá mập trên thị trường thế giới, tiểu bang California có hai thị trường thực phẩm Á Châu lớn nhất ngoài vùng Á Châu và tiêu thụ nhiều sản phẩm cá mập hơn các tiểu bang khác.

Thượng Nghị Sĩ Ted Lieu cho hay đạo luật này “cố ý kỳ thị và nhắm vào một lối sống văn hóa.”

Ông Christopher Chin, giám đốc trung tâm Center for Oceanic Awareness, Research and Education ở San Francisco, cho rằng các nhà lập pháp chỉ nhắm đến một nguyên nhân chính là nhiều cá mập bị giết chứ không phải nhắm vào một cộng đồng sắc tộc nào.


Vây cá mập bán trong tiệm của người Hoa ở San Francisco, Hoa Kỳ
Vây cá mập bán trong tiệm của người Hoa ở San Francisco, Hoa Kỳ
Cuộc vận động của cựu cầu thủ bóng rổ Diêu Minh, và tỷ phú Anh Richard Branson ở Thượng Hải tuần này, kêu gọi người Trung Quốc ngưng ăn vây cá mập đang được dư luận chú ý.
http://hannahk14.files.wordpress.com/2011/05/shark-fin_soup.jpegĐược biết tại Trung Quốc một kilo vây cá mập đã chế biến được bán với giá 1500 USD, và chỉ một bát súp vây cá mập, món không thể thiếu cho các đại yến của người Hoa, đắt tới 80 đô.

http://image.made-in-china.com/2f0j00yemtRrGnnPbc/Shark-Fin-02-.jpgBBC News vừa chạy phóng sự từ Trung Quốc ghi cảnh các nhà hàng sang trọng quảng cáo món 'vi cá mập' nhưng không để khen thói quen 'ăn sang' này mà là minh họa cho câu chuyện cá mập bị giết nhiều.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhYvNDsyjtpoNJTrR8rHrk9esu-v8FLds-ZLCyRhynttuerqBsVhgqBk1DbDzAX1Sygp3PR77GvjVwQOOsSPTctbm9Z6vVNMT_3twVsHVSjxDNeFA3kjPyPwoQhLpxMwyUc3BjEN8lYAkg/s400/shark_finning_save_sharks.jpgGiới vận động chống ăn vây cá mập, nay gồm cả anh Diêu Minh, nói cách khai thác vây cá vừa phí phạm, vừa tàn bạo.
http://www.nwf.org/News-and-Magazines/National-Wildlife/Animals/Archives/2003/~/media/Content/National%20Wildlife%20Magazine%20Layouts/2003/shark_fin.ashx?w=372&h=241&as=1Ngư dân thường chỉ cắt lấy vây rồi vứt cả con cá còn sống xuống biển, mặc nó chết chìm.

http://www.senfu.net/pimg/White%20shark%20fin.jpgKhác với cá sấu và rắn hoặc nhiều loài cá tôm, người ta cũng không nuôi cá mập, hoặc chưa nuôi được nên nạn săn khiến một số giống cá mập sẽ bị tuyệt chủng.
Sự có mặt của Diêu Minh trong cuộc vận động này có mấy ý nghĩa quan trọng mà tôi muốn chia sẻ với bạn đọc Việt Nam.
Từ xưa tới nay, người châu Á thường dễ 'dị ứng văn hóa' hoặc lôi truyền thống ẩm thực 'quốc hồn quốc tuý' ra bào chữa mỗi khi có lời chê từ Âu Mỹ về cách ăn uống của họ.Châu Âu phê châu Á nướng chó vàng quay cả lên thì châu Á tố cáo châu Âu mổ thịt một con vật cũng thông minh là ngựa. Bên này ghê sợ bên kia xơi cả chuột bọ thì bên kia bới móc bên này hấp ốc sên để nhắm rượu.Cứ thế mà chê nhau thì cũng chỉ gây chia rẽ và không tác động gì tốt hơn cho thiên nhiên.Tôi không rõ có phải vì ảnh hưởng của thời Bắc Thuộc và các thói quen từ giới quý tộc Trung Hoa hay không mà người Việt Nam cũng khoái tìm ăn các món rùa rắn, chim rừng cá biển.Nay Diêu Minh, một nhân vật nổi tiếng Trung Quốc, người gốc Thượng Hải, quê hương của nhiều sơn hào hải vị lừng dang, nêu ra lời kêu gọi bảo vệ động vật biển thì chắc người châu Á cũng cần nghĩ lại về thói ẩm thực gây hại cho môi trường của họ.Về nét tiến bộ của xã hội dân sự, rõ ràng là về độ khả tín khi nói đến môi sinh, vai trò của chỉ một người như Diêu Minh như có tác động hơn cả Nhà nước Trung Quốc.
Bạn thử hình dung một ông quan chức cấp cục nào đó ở Bắc Kinh công bố lệnh kiểm soát buôn bán vây cá mập.
Báo chí chắc cũng đăng vài dòng và thế là chấm hết.
Nhưng Diêu Minh là ngôi sao bóng rổ thành công ở Mỹ và được cả Trung Quốc biết nên thông điệp của anh được chú ý nhiều hơn.
Ở một góc độ khác, lời kêu gọi của Diêu Minh được chú ý chính là vì các danh nhân của châu Á ít khi vào cuộc tương tự.
Ừ thì các diễn viên xinh đẹp, các nghệ sĩ tài năng từ Hong Kong, Đài Bắc hay Hà Nội, Sài Gòn có thể làm từ thiện, thăm trẻ mồ côi, hô hào dã ngoại và lối sống gần thiên nhiên nhưng tôi nghe thấy ai dứt khoát, kiên quyết lên tiếng bảo vệ môi sinh và động vật như Diêu Minh.
Đó là chưa kể, giới văn nghệ sĩ thường có thể là vô ý thức hay để hình ảnh, tên tuổi của họ gắn liền với đại tiệc của giới quý phái châu Á, nơi các món 'đặc sản' được tiêu thụ.
Với họ, các nhà hàng, quán nhậu có thịt thú rừng, có thực đơn nằm trong Sách Đỏ cũng không phải là chốn lai vãng xa lạ.
Vì ngoài giới quan chức thì chính tầng lớp văn nghệ sĩ, cầu thủ, vận động viên thể thao mới có tiền để chơi sang, hoặc thường nhờ danh tiếng mà được mời đến các đại tiệc. Hiện chưa rõ thông điệp của anh Diêu Minh có thể thẩm thấu vào cả xã hội Trung Quốc rộng lớn hay lan ra khu vực.
Và với Việt Nam thì chắc không dễ.
Báo chí trong nước mới đây còn đăng tin thịt khỉ săn ngay tại khu bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng rẻ hơn cả thịt lợn và được bán đầy rẫy.
Các hàng quán đua nhau quảng cáo, nào yến sào, bào ngư, vi cá... tăng cường sinh lực, bổ dương, bổ âm đủ loại và thật giả lẫn lộn.

Các vận động viên thể thao hay văn nghệ sĩ nào của Việt Nam hay những người có uy tín với xã hội chắc cần lên tiếng về các tệ nạn này.
Thông điệp chung, như các nước châu Âu nêu ra về chuyện đánh bắt cá ở Đại Tây Dương chỉ đơn giản là ta vẫn mua bán, tiêu thụ nhưng phải chú ý đến các chủng loại tôm cá, thịt động vật, độ tuổi của chúng để nguồn tự nhiên không bị cạn kiệt.
Ham ăn uống món lạ để 'tẩm bổ', hoặc bám vào tín điều từ cổ xưa để ăn mặc sức, khoái khẩu, thiếu trách nhiệm với môi trường xung quanh không phải là nếp sống văn minh, ít ra theo quan niệm trên thế giới ngày nay.
http://saigontoserco.com/files/news/yensao(1).jpgYến sào
Yến sào, hay tổ chim yến, (tiếng Hoa: 燕窩) là tên một loại thực phẩm - dược phẩm nổi tiếng được làm bằng tổ chim yến. Đây là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Ở Việt Nam, yến sào được xếp vào hàng Bát Trân. Món súp yến sào được mệnh danh là "món trứng cá caviar của phương Đông". Món yến sào đã được người Trung Hoa tiêu thụ từ cách đây 400 năm. Món súp yến sào trông giống như chất keo a dao được nấu với gia vị có bổ sung thêm một ít tinh bột, đường. Yến sào là một trong những món ăn được làm từ động vật đắt đỏ nhất, ở Hongkong giá của một bát canh tổ yến khoảng 60 USD.
Tổ yến được thu hoạch là tổ chim trắng Aerodramus fuciphagus và tổ chim yến đen Aerodramus maximus. Tổ trắng và tổ màu hồng máu được cho là giàu dinh dưỡng hơn và quý hơn.
http://4.bp.blogspot.com/_PdLvfYZvI80/TTq2Y9ECliI/AAAAAAAAAAg/b4b6GrazvJM/s1600/Khoe_2112010_1.jpgCó nhiều tranh cãi về thành phần dinh dưỡng cũng như tác dụng của yến sào.
Trong một số tài liệu được cung cấp bởi các nhà phân phối yến sào, tổ yến được cho là có nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm, điển hình là một số loại protein và axit amin như amide, humin, arginine, cystine, histidine, and lysin. Ngoài ra, tổ yến còn được cho là chứa các khoáng chất như canxi, sắt, kali, phốt pho và magie. Về tác dụng của tổ yến, một số tài liệu cho rằng tổ yến giúp bổ phổi, cường thân, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giúp người bệnh nhanh phục hồi, thậm chí còn hỗ trợ bệnh nhân AIDS chống lại virus HIV.
Ngược lại, một số tài liệu khác phủ nhận tác dụng của tổ yến, thậm chí còn lên án việc sử dụng tổ yến và cho rằng giá của tổ yến bị đẩy lên cao chỉ vì sự khan hiếm của nó cũng như sự ngộ nhận của người tiêu dùng. Với thực tế tổ yến chính là nước dãi của chim yến cô đọng, nhiều người cho rằng thực chất tổ yến không có giá trị dinh dưỡng gì đáng kể, bởi nước bọt của động vật chủ yếu chỉ bao gồm nước, muối, các loại men (enzyme), và có thể có thêm một số khuẩn vi sinh. Trên tờ tạp chí "American Journal of the Medical Sciences", năm 1999 có một bài viết về việc tổ yến chứa thạch tín khiến người dùng bị ngộ độc.Với việc chưa có một tổ chức hay một nhà khoa học uy tín nào tiến hành thí nghiệm, phân tích và công bố tác dụng của tổ yến, một số bác sĩ nổi tiếng khuyên bệnh nhân của mình không nên sử dụng tổ yến khi đang mang thai vì nghi ngờ chất lượng của nó.Ngoài ra, các nhà nghiên cứu về động vật cho rằng sự tiêu thụ tổ yến là nguyên nhân chính làm sụt giảm số lượng của loài chim này.Yến sào (còn được gọi là tổ yến, hải yến, yến thái, quan yến) là tổ của loài chim yến biển. Có mấy loài yến thuộc họ vũ yến Apodidae cho tổ ăn được: Collocalia linchi Horsfi.; C. innominata Hume.; C. francia merguiensis Hart.; C. francica germaini Oustalet...
Các loài chim yến sống ở hải đảo dọc biển, từ Quảng Bình đến Hà Tiên. Thân nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi ngắn, mỏ cong. Lông đuôi và lông cánh có màu đen hay xám, bụng màu trắng. Chim yến to cỡ trên dưới 10g. Yến bay rất khoẻ, thường kiếm ăn trên mặt nước. Chim yến làm tổ trên các vách đá cheo leo hiểm trở và làm tổ bằng nước miếng của chúng.
Theo đông y, tổ yến có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh phế và vị. Có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn. Dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, tổ yến còn dùng để tiềm với táo tàu, hạt sen, hoài sơn, nhân sâm, đương quy, kỷ tử… làm thuốc bổ dưỡng cho người già yếu. Liều dùng 6 – 12g/ngày. Để làm thuốc hoặc làm món ăn, người ta ngâm tổ yến vào nước ấm trong hai giờ cho nở ra, nhặt bỏ tạp chất và lông chim nếu có, rồi rửa sạch, để ráo. Cho yến vào tiềm chung (chưng cách thuỷ) với gà ác, gà giò, bồ câu và gia vị hay các vị thuốc nói trên. Cũng có thể chưng với đường phèn để ăn.
Theo luận án tiến sĩ dược khoa tại đại học Dược khoa Sài Gòn năm 1972 của TS Huỳnh Hữu Tạo, có ba nhóm yến sào phân bố theo vùng địa lý: yến sào quanh vùng Cù Lao Chàm (Quảng Nam – Đà Nẵng). Yến sào quanh vùng Quy Nhơn và yến sào quanh vùng Nha Trang – Cam Ranh. Tuỳ theo tính chất và kích cỡ, tổ yến chia làm ba loại: quý hiếm nhất là yến huyết (tổ yến màu đỏ hay hơi đỏ, giá đắt vì hiếm gặp). Yến quan (là loại tổ yến tốt nhất, tổ to, trắng, mỗi tổ nặng từ 10 – 12g). Thứ nhì là yến thiên (tổ yến nhỏ hơn, màu xanh nhạt hay vàng nhạt). Thứ ba là yến địa (tổ yến nhỏ, xấu, màu xám hay lục nhạt).
Yến sào rất giàu chất khoáng, kể cả khoáng vi lượng (xem bảng). Thành phần chất đạm trong yến sào cũng rất cao: yến trắng Đà Nẵng (55%), yến huyết Đà Nẵng (54,4%), yến trắng Nha Trang (53,8 %), yến huyết Nha Trang (56,9%), yến trắng Quy Nhơn (54,4%), yến trắng Singapore (56,3%).
Nghiên cứu chi tiết hơn thành phần chất đạm, cho thấy yến sào không chứa các protein và axít alginic của rong tảo. Điều này chứng minh yến sào làm bằng nước miếng chim yến chứ không phải rong tảo. Yến sào cũng không chứa hồng cầu và các hem của huyết mà chứa rất nhiều sắt. Yến huyết vì vậy không phải do máu chim yến mà do thành phần sắt trong đá có màu đỏ của sườn núi tạo nên. Thành phần bột đường được nghiên cứu sâu cho thấy chứa nhiều galactose trong mucoprotein, không chứa các đường lên men, chứng tỏ tổ yến được làm hoàn toàn bằng nước miếng chim. Yến sào không chứa chất béo.
Tóm lại, chim yến dùng nước miếng để làm thành yến sào, có thành phần rất giàu chất đạm và khoáng chất, glucosamin thiên nhiên (là yếu tố cần thiết tạo nên sụn khớp) nên rất bổ dưỡng, dễ tiêu hoá hấp thụ, tuy giá thành quá đắt.

http://www.namlinhchiviet.com/upload/images/mon-an-lam-thuoc/yen.jpgChim yến làm tổ

Tổ chim yến được xây trong mùa sinh sản và do con trống xây trong 35 ngày. Tổ được xây hình dạng như cái bát được dính vào thành hang đá. Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến và bện vào nhau.

Khai thác yến sào ở Việt Namhttp://www.yensaokhanhhoa.com.vn/media/ftp/image/ggggg.gif

http://tamnhin.net/Uploaded/buihuy/Images/1-2011/Ki%E1%BB%83m%20%C4%91%E1%BA%BFm%20t%E1%BB%95%20y%E1%BA%BFn%201.JPGỞ Việt Nam, các địa phương có yến sào tự nhiên là một số hòn đảo của một số tỉnh Nam Trung Bộ như tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa... Các tổ chim yến thường được làm ở các đảo trên các vách đá và việc khai thác yến sào thường rất nguy hiểm do những giàn giáo cao bằng tre, công cụ thô sơ, vách đá hiểm trở. Gần đây, một số nơi đã nuôi yến trong nhà trong thành phố để thu hoạch yến sào mà đặc biệt là tại thành phố Nha Trang, Đà Nẵng. Những căn nhà nuôi yến được cải tạo để gần giống với điều kiện tự nhiên nơi yến thường hay làm tổ. Nha Trang cũng là nơi du khách có thể thưởng thức món yến sào thường xuyên tại các nhà hàng sang trọng.

http://www.thegioikhuyenmai.com.vn/var/tgkm/storage/images/thong-tin/dep-va-khoe/bai/phan-2-mot-so-cach-phan-biet-yen-sao/cave_bird_nest_from_borneo/775955-1-vie-VN/Cave_Bird_Nest_From_Borneo_width-250.jpgPhân loại yến sào

1 PHÂN LOẠI THEO NGUỒN GỐC
http://toyenvietnam.com/uploads/news/2011_08/phan-loai-to-yen.jpgTổ Yến Hoang/Trong Ðộng (Wild/Cave Nest)
http://www.visualphotos.com/photo/1x9147339/edible-nest_swiftlet_collocalia_fuciphaga_nest_427784.jpghttp://www.cnthealthfood.com.sg/images/swiflet.jpg
Hai loài yến thường sống trong các hang động là loài yến Fuciphaga (Dân gian gọi là yến hàng) và yến Maxima (yến tổ đen). Nhưng chỉ có loại tổ yến của yến hàng là được biết dưới tên Wild/Cave Nest (Yến Hoang/Trong Ðộng) trên thị trường. Có thể vì do tính chất nguy hiểm của việc lấy tổ yến trong hang động nên loại tổ yến này thường có giá cao nhất so với các loại tổ yến khác trên thị trường. Tổ yến trong động, với những điều kiện tự nhiên trong động, thường có hình dạng giống như 1 cái chén, thân dầy và chân cứng. Hình dạng tổ giống như chén sẽ giúp bảo vệ trứng hoặc yến non không bị các loài vật khác ăn mất và thời tiết. Chân tổ yến cần cứng để có thể gắn chặt vào tường vì các hang động thường có độ ẩm cao. Tổ yến loại này được tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Tổ Yến Trong Nhà (House Nest)
Tổ Yến hang của loài yến Esculanta là loại tổ yến thuong thấy ở các nhà nuôi yến trong nhà. Việc nuôi Yến đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, thời gian dụ yến lâu dài và đặc biệt là không thể cho Yến ăn bằng thức ăn nhân tạo do bản chất chim Yến hoang đã và chỉ có thể bắt công trùng khi đang bay. Tùy theo màu sắc tổ yến,to yen trong nha thuong la trang nga ,to yen chat luong phu thuoc theo khu vuc co thuc an nhieu cho chim tim moi ? to yen co chat luong ,to yen to va day nhu la to yen o (gocongdong)_(thức ăn của chim yen nhung con trung bay nhu la muoi,ray) tổ yến có thể được thu hoạch từ 1-4 lần một năm.Để có thể "dụ" yến vào nhà, trước hết phải tìm nơi có tổ yến tự nhiên. Tìm hướng bay của chim yến và đặt những căn nhà có cửa vào đúng hướng chim bay.

Cán bộ kỹ thuật của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa kiểm tra chim yến làm tổ ở nhà yến.Ngoài ra, còn phải lắp đặt thêm những loa nhỏ phát ra tiếng chim kêu để gọi yến vào. Rồi dùng thêm các kỹ thuật như "phun mưa", tạo mùi bầy đàn, lắp những tổ yến giả vào những thanh gỗ (chuyên dùng cho yến làm tổ) áp sát mái để yến có cảm giác gần gũi, vào nhà rồi ở lại làm tổ.
http://toyenvietnam.com/uploads/news/2011_08/9-apchim.jpgNgửa mặt lên trời... tìm chim yến
Mới 24 tuổi nhưng giám đốc Lê Danh Hoàng lại được nhiều người biết đến vì có biệt tài "gọi" yến vào nhà. Để xây dựng và chuyển giao công nghệ cho hơn 30 "ngôi nhà yến" ở gần chục tỉnh thành trải dài từ miền Trung trở vào, Hoàng đã vượt đại dương bôn ba đến nhiều nước học hỏi, từ chuyện phân biệt chim yến, "dụ" yến vào nhà, đến kỹ thuật giữ yến và phát triển bầy đàn. Nhưng Hoàng đến với nghề này một cách tình cờ. Khi học năm thứ 2 Trường ĐH Ngoại thương, Hoàng làm thêm nghề hướng dẫn viên du lịch. Có một lần Hoàng được giao phụ trách đoàn doanh nhân Indonesia tham dự hội chợ VN Expo, được tiếp cận với nghề nuôi "yến nhà" của một chuyên gia trong đoàn. Tuy nhiên, số lượng người ghé tham quan gian hàng này chỉ đếm được trên đầu ngón tay, bởi ai cũng nghĩ tổ yến (hay còn gọi là "yến sào") được lấy từ những vách đá cheo leo ngoài biển khơi, chứ làm gì có chuyện gây nuôi trong nhà?
Nguoi goi chim yen vao nha
Lê Danh Hoàng đang khai thác tổ yến ở Phan Rang
Những ngày giúp việc ngắn ngủi cho vị chuyên gia về yến đã giúp Hoàng tìm hiểu và khám phá nguồn lợi to lớn từ "của trời cho". Kết thúc hội chợ, Hoàng đã đổi phong bì tiền "boa" để lấy những tập tài liệu, sách, đĩa về nghề nuôi chim yến. Hoàng sang Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Hồng Kông và lang thang qua 20 bang của Hoa Kỳ để học công nghệ gây nuôi yến; đồng thời tìm "đầu ra" cho sản phẩm một cách bài bản. Trở về VN, Hoàng lại vác ba lô đi khắp các tỉnh thành "ngửa mặt lên trời" tìm chim yến. Hết khảo sát lại cặm cụi ghi ghi chép chép, thống kê. Đến đầu năm 2005, Lê Danh Hoàng cùng anh là Lê Danh Hiển, một chuyên gia thiết kế "nhà yến" đứng ra thành lập Công ty Chấn Hưng (Eka Vietnam) để phổ biến kỹ thuật và cung cấp thiết bị nuôi chim yến nhà.
Ước mơ về "thành phố yến"
Không phải loài yến nào cũng có thể nuôi trong nhà. Hiện trên thế giới có chừng 100 loài chim yến. Riêng chim yến cho tổ yến ăn được có 4 loài. Để nuôi và khai thác tổ yến trong nhà thì chỉ có loài Aerodramus Fucifagus (chim yến tổ trắng) và Aerodramus Germanicus (yến hàng). Yến tổ trắng có giá từ 1.500 - 1.800 USD/kg trong khi tổ yến hàng (phần lớn thu hoạch từ các hang yến tự nhiên) có giá cao hơn, khoảng 3.000 USD/kg (một kg có chừng 100 đến 130 tổ). Để có thể "dụ" yến vào nhà, trước hết phải tìm nơi có tổ yến tự nhiên chính. Tìm hướng bay của chim yến và đặt những căn nhà có cửa vào đúng hướng chim bay. Ngoài ra, còn phải lắp đặt thêm những loa nhỏ phát ra tiếng chim kêu để gọi yến vào. Rồi dùng thêm các kỹ thuật như "phun mưa", tạo mùi bầy đàn, lắp những tổ yến giả vào những thanh gỗ (chuyên dùng cho yến làm tổ) áp sát mái để yến có cảm giác gần gũi, vào nhà rồi ở lại làm tổ.
Chi phí đầu tư cho một "nhà yến" tốn chừng 60 - 80 triệu đồng. Nhưng bù lại, không cần chăm sóc, không cần tốn thức ăn vì yến tự kiếm mồi là các loài côn trùng có trong tự nhiên. Phân yến cũng không cho mùi khó chịu nên mọi người thường đùa "xây khách sạn cho yến ở trên còn gia chủ ở dưới". Tiến sĩ sinh vật học Elisa Nugroho - Chủ tịch Hiệp hội những người nuôi yến Indonesia từng quả quyết rằng: "Nếu đặt nhà đúng vị trí và áp dụng đúng kỹ thuật thì tỷ lệ thành công đến 95%".
Tổ yến là một loại thực phẩm chứa trên 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho việc tạo máu, ổn định thần kinh, kích thích sản sinh tinh trùng và trứng. Ngoài ra, tổ yến cũng chứa 10% acid sialic, một yếu tố tạo mới tế bào. Dùng tổ yến thường xuyên sẽ giúp làm đẹp da, chống lão hóa và ngăn ngừa các khối u. Chính vì vậy, loại thực phẩm thượng hạng này rất đắt giá. Trung bình một căn nhà yến thành công rộng 100m2 có thể thu hoạch 10 kg tổ yến/năm, đem lại 15.000 USD. Tại Indonesia, có những căn nhà thu lợi 70.000 USD/năm từ tổ yến. Riêng ở Gò Công đã có những thông tin một căn nhà yến ở Long Bình đem về hàng chục ngàn USD cho gia chủ mỗi năm.
Theo các nhà nghiên cứu, chim yến là loại có "tính chung thủy rất cao". Khi đã "cặp bồ" với nhau chúng sẽ không bao giờ "chung chạ" với con khác. Đến mùa, chúng cùng nhau làm tổ đẻ trứng bằng những sợi nước bọt trắng và phớt hồng gọi là tổ yến. Yến nuôi trong nhà cho tổ dày, mỗi năm có thể cho đến 4 đợt (yến đảo chỉ cho 1-2 đợt tổ/năm). Đặc biệt, chúng cũng không bao giờ lạc tổ, lạc nhà. Chính vì lẽ đó, người ta chỉ "dụ" được những con chim con vừa chập chững bay. Và để gây dựng đàn thì phải mất từ 1 đến 2 năm.
Trở lại với sự nghiệp của anh em ông chủ trẻ Lê Danh Hoàng, sau "nhà yến" đầu tiên thành công ở Phan Rang, đến nay Eka đã xây dựng và chuyển giao công nghệ cho hơn 30 nhà yến ở một số tỉnh thành. Gần đây, Eka tập trung phát triển ở Gò Công (Tiền Giang). Đến chân cầu Long Chiến đối diện chợ Gò Công (mới) là có thể nghe tiếng chim yến kêu ríu rít. Dạo một vòng quanh thị xã Gò Công, chúng tôi phát hiện rất nhiều căn nhà cũ và mới đang xập xình nâng tầng để nuôi chim yến. Cá biệt có nhiều nhà đã có yến tự nhiên đến trú ngụ trên 20 năm và thu lợi từ nhiều năm qua. Riêng Eka đã có trên 10 căn nhà yến, một phần trong số đó là chuyển giao công nghệ, xây dựng nhà yến cho người dân địa phương. Lê Danh Hoàng cho biết: "Gò Công có điều kiện sinh thái lý tưởng với 30% rừng cây, 20% mặt nước, 50% đồng lúa và bụi cây thấp, cộng thêm khí hậu nóng ẩm rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi chim yến. Đàn yến tự nhiên ở đây cũng có trên 3.000 con".
Không bằng lòng với những gì đã có, Hoàng đang ấp ủ dự án về một "thành phố yến" tại xã Long Bình - Gò Công Tây (Tiền Giang). Để thực hiện ước mơ này, Hoàng cùng Hiển đã mua đất, lập dự án xây dựng làng yến với 100 "căn hộ". Hoàng nói đầy tự tin: "Chỉ vài ba năm sau thôi, số lượng chim yến ở đây sẽ nhiều gấp 10 lần. Không lâu nữa VN cũng sẽ có một thành phố yến hoành tráng như Indonesia, thu hút khách thập phương về tham quan, du lịch và người dân ở đây sẽ hưởng được lợi nhuận rất lớn từ yến".
Suốt hành trình đi cùng chúng tôi, Hoàng say sưa kể những dự án trong tương lai về việc ấp, nuôi yến công nghiệp, tạo thức ăn cho chim non, chế tạo máy bắn thức ăn với niềm say mê dường như bất tận... Trời sầm sập tối, từng đàn chim yến lũ lượt kéo nhau bay vào những "khách sạn" dành riêng cho chúng trú ngụ, bôi đen cả một góc trời của xã Long Bình. Dõi theo cánh chim là ánh mắt sáng niềm hy vọng của người dân nơi đây.Theo hướng dẫn của anh Viễn, tôi đã đến một số ngôi nhà nuôi yến ở TP. Nha Trang để tìm hiểu thêm về công nghệ nuôi chim yến trong nhà… Đầu tiên, chúng tôi đến nhà ông M. (đường Mạc Đĩnh Chi, TP. Nha Trang). Đó là căn nhà cao tầng, phía trên xây bịt bùng, tường nhà không sơn phết. Hơn 16 giờ, những cánh chim yến chao liệng tụ về trên nóc nhà rồi chui tọt vào những ô cửa vuông. Từ ngày nuôi chim yến, cứ chiều chiều, ông M. lại có thú vui nhìn yến về nhà. Rời căn nhà của ông M., chúng tôi đến nhà chị H. (khóm Ngọc Thảo, phường Ngọc Hiệp) - một gia đình nuôi yến khá thành công. Chồng chị H. cho biết: Hồi còn ở đảo Trường Sa, tôi có xem chương trình truyền hình giới thiệu về nghề nuôi chim yến ở Thái Lan. Khi biết Công ty Yến sào Khánh Hòa chuyển giao công nghệ nuôi yến trong nhà lấy tổ, tôi đã đầu tư mấy trăm triệu đồng để xây nhà nuôi yến. Ban đầu, các nhân viên kỹ thuật của Công ty đem xuống thả 20 con yến được nuôi ấp nhân tạo, chỉ mấy ngày sau, căn nhà đã có thêm yến về trú ngụ. Đến nay, nhà yến của chị H. đã lên đến hàng trăm con.ì chuyện làm ăn nên hầu hết các gia đình nuôi yến đều không muốn người lạ vào tham quan nhà yến. Khi biết chị Dung (một nhà báo) có nhà nuôi yến ở xã Vĩnh Trung, tôi đã phải nhờ vả rất nhiều mới được xem chim yến trong nhà yến của chị. Như sợ làm kinh động đến lũ yến, chị Dung nhẹ nhàng mở cánh cửa dẫn tôi vào thăm ngôi nhà yến. Ngoài những ô cửa vuông sâu hun hút chỉ lộ một chút ánh sáng, bên trong nhà yến, không gian tối om, chỉ nghe tiếng chim ríu rít. Chim yến thích sống ở môi trường mát, độ ẩm 85%, vì vậy, trong “ngôi nhà yến” của chị có lắp đặt hệ thống phun sương để tạo độ ẩm. Trong nhà yến còn có hệ thống âm thanh nhân tạo phát ra nhiều loại tiếng khác nhau giống như tiếng kêu của chim yến, tiếng ríu rít, xôn xao như cả bầy yến đang gọi nhau, tiếng kêu của chim con, tiếng gọi của đôi bạn tình mùa giao phối… Sau nhà yến của chị Dung, tôi cũng đã đi quan sát thêm một số nhà yến khác. Tiếp xúc với gia đình, hầu hết mọi người không cho biết mức thu hoạch tổ yến cụ thể, nhưng nhìn cái cách họ vui vẻ như thế, chắc chắn việc nuôi yến cũng khá ổn.
Khát vọng xây dựng nghề nuôi yến Việt Nam
Cho đến bây giờ, nuôi yến trong nhà không còn quá xa lạ ở Việt Nam. Ngoài Công ty Yến sào Khánh Hòa, một số đơn vị khác như: Eka Việt Nam, Công ty Yến Việt cũng đã triển khai việc nuôi yến trong nhà… Thế nhưng làm việc khoa học, đầy đủ quy trình nhất thì chỉ có Công ty Yến sào Khánh Hòa. Anh Viễn chia sẻ: “Nếu như các đơn vị khác chỉ dùng máy phát âm thanh để chiêu dụ chim yến, thì chúng tôi còn dùng yến ấp nở nhân tạo thả vào nhà yến để làm chim mồi; hơn nữa, với kinh nghiệm thu lượm được từ chim yến ở đảo cũng giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về đặc tính của chim yến”. Nhờ vậy, những năm qua, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã phát triển nhanh các nhà yến. Trong lần trò chuyện mới đây, anh Lê Hữu Hoàng cho biết, mục tiêu của Công ty trong thời gian tới là xây dựng làng nghề truyền thống nuôi yến kết hợp với vườn sinh thái tại các vùng duyên hải miền Trung và đồng bằng Nam bộ, phát triển khoảng 1.000 nhà nuôi yến trên cả nước, đạt sản lượng khai thác khoảng 4.000kg tổ yến trong tự nhiên và yến nuôi vào năm 2020.
Kiểm tra chất lượng trứng chim yến.
Còn nhớ, trong buổi làm việc với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hồi tháng 7-2010, anh Lê Hữu Hoàng đã báo cáo thành công về dự án “Nuôi chim yến trong nhà lấy tổ”; đồng thời bày tỏ dự định mở rộng nuôi và khai thác yến sào để xây dựng ngành nghề khai thác và chế biến yến sào Việt Nam. Để hỗ trợ cho việc phát triển rộng rãi chương trình này, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã khảo sát các tỉnh dọc bờ biển từ Bắc vào Nam, lập ra bản đồ đánh dấu những vùng có thể nuôi yến trong nhà, cũng như ngoài đảo. Qua nghiên cứu thực địa, bộ phận kỹ thuật của Công ty phát hiện chim yến không chỉ có ở khu vực từ Đà Nẵng trở vào Nam như một số tài liệu trước đây, mà còn có yến xuất hiện ở khu vực các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa. Vì vậy, có thể mở rộng việc di đàn chim yến đến các đảo ở vùng duyên hải của Việt Nam. Anh Hoàng chia sẻ: “Hiện tại, trong khu vực đã có nhiều nước nuôi yến trong nhà như Indonesia với hơn 200.000 căn nhà yến; Malaysia và Thái Lan, mỗi nước hơn 5.000 căn nhà… Bên cạnh thế mạnh về yến tự nhiên, với những điều kiện khá thuận lợi, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển rộng nghề nuôi chim yến…”.
Sau khi nắm bắt tình hình, thăm nhà yến của Công ty Yến sào Khánh Hòa, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có “ấn tượng” với những thành công của Công ty trong việc nghiên cứu ứng dụng khoa học để phát triển đàn chim yến, nuôi yến trong nhà lấy tổ. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã chỉ đạo: “Công ty cần đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ nuôi yến ra khắp cả nước, giúp người dân có thể làm giàu bằng nghề nuôi yến… Trong việc phát triển nghề nuôi yến sào ở nước ta, Công ty Yến sào Khánh Hòa phải trở thành đầu mối trung tâm, vừa cung cấp công nghệ, thiết bị nuôi yến; đồng thời tổ chức thu gom, chế biến sản phẩm để cung ứng ra thị trường, đặc biệt là xuất khẩu ra nước ngoài”. Nghe những lời căn dặn ấy, tự dưng trong tôi cũng trào dâng một niềm tự hào về quê hương “Xứ Trầm - biển yến.
Khi tôi ngồi viết bài này, những anh em trong đội kỹ thuật của Công ty Yến sào Khánh Hòa lại đang ra đảo để nghiên cứu mở thêm hang mới để di đàn chim yến. Khát vọng “nâng cấp” nghề nuôi, khai thác yến sào đang thúc giục họ từng ngày.
2 PHÂN LOẠI THEO MÀU SẮC Lý do tại sao tổ yến có màu khác nhau vẫn còn là một đề tài tranh luận. Theo dân gian Việt Nam người ta tin rằng những con chim yến già hoặc chim Yến trong mùa thức ăn thiếu phải dùng máu của mình hòa cùng nước bọt để xây tổ. Điều này lý giải cho mầu sắc đỏ hoặc hồng cũng như độ nở kém của Yến huyết so với Bạch yến. Tuy nhiên nhiều giả thuyết về điều kiện nhiệt độ, độ ẩm hoặc thức ăn của Yến tạo ra Yến huyết vẫn đang được nghiên cứu. Ngoài ra khi tổ Bạch yến được làm trên các vách đá có màu đỏ và thấm nước rỉ ra từ các khe đá cũng tạo ra màu đỏ của tổ Yến. Tuy nhiên loại Yến huyết do vách đá này có độ nở khi ngâm nước tương đương với Bạch yến (tức 7 – 9 lần)
Huyết Yến (Blood Nest)
http://borneobnest.com/wp-content/uploads/2011/07/Blood-Nest.jpg
Ðây là loại tổ yến có màu đỏ tươi và là loại có giá cao nhất trong số các màu vì hiếm hoi và có nhu cầu tiêu thụ cao. Không phải cơ sở sản xuất nào cũng có loại tổ yến này. Và nếu có đi chăng nữa thì loại huyết yến cũng chỉ có thể thu hoạch 1-2 lần trong năm với tỉ lệ rất nhỏ mà thôi. Số lượng Huyết Yến và Hồng Yến chiếm chưa đầy 10% tổng sản lượng tổ yến trên thị trường thế giới.
http://www.yenviet.com.vn/cms/media/k2/items/cache/fc34f61d23b74be53ee07d469bd32064_XL.jpgHồng Yến (Pink Nest)
Giống như Huyết Yến về giá cả và sự hiếm hoi, Hồng yến có màu cam nhưng màu sắc có thể thay đổi từ màu vỏ quýt đến màu vàng lòng đỏ trứng gà. Màu càng đậm thì giá càng cao.
Bạch Yến (White Nest)
http://thegioiyensao.net/wp-content/uploads/2011/07/cac-loai-yen-sao.pngBạch Yến là loại tổ yến thông dụng nhất trên thị trường. Mỗi năm có thể thu hoạch 3-4 lần. Số lượng Bạch Yến (bao gồm cả 3 loài yến kể trên) bán trên thị trường thế giới chiếm khoảng 90% tổng số lượng tổ yến trên thị trường..
3 PHÂN LOẠI THEO QUAN NIỆM DÂN GIAN Nghề khai thác Yến tại Việt Nam đã có hàng trăm năm tuổi và đóng góp không nhỏ vào nguồn thu của các địa phương được thiên nhiên ban tặng sản vật này. Những người thợ Yến và buôn bán Yến chuyên nghiệp thường phân biệt theo đẳng cấp như:
  • Huyết (Đỏ, do vị trí chim yến làm tổ, tổ dần dần chuyển sang màu đỏ)
  • Hồng (Màu hồng, do vị trí chim yến làm tổ, tổ dần dần chuyển sang màu hồng)
  • Quan (To, khoảng 10g trở lên)
  • Thiên (Ở trên cao, tổ trắng, từ 8 – 10g)
  • Bài (Yến nhỏ hơn 6- 7g)
  • Địa (Nằm dưới cùng của vách núi, đen, bẩn)
  • Vụn (Tổ yến bị vỡ do khai thác hoặc vận chuyển)

http://gallery.vatgia.com/gallery_img/3/kfn1313487118.jpgYến sào là tổ của con chim yến. Tổ yến được xếp vào hàng cao lương mỹ vị, là một trong tám món ăn bổ dưỡng (bát trân). Khoa học hiện đại đã giải mã được thành phần trong tổ yến. Yến sào chứa hàm lượng protein cao (45-55%), trong đó chứa 18 loại axit amin, một số axit amin có hàm lượng rất cao như aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da; có những axit amin không thể thay thế như cystein, phenylalamine (4,50%) có tác dụng tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời; tyrosine và acid syalic (8,6%) có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, glucosamine giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp...

Yến sào chứa 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ và bồi dưỡng cho người già. Yến sào giàu canxi và sắt, có các nguyên tố có lợi cho thần kinh và trí nhớ như mangan, brôm, đồng, kẽm. Có nguyên tố kích thích tiêu hóa như crôm, nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như se-len. Yến sào chứa đường galactose mà không có chất béo. Phụ nữ muốn có làn da đẹp, giữ mãi nét thanh xuân nên ăn yến bởi có chứa threonine là chất hình thành elastine và collagene của da, giúp da không bị lão hóa...
Hiện nay yến sào đang được nghiên cứu điều trị nhiễm HIV-AIDS vì nó kích thích sinh trưởng những tế bào bạch cầu có tác dụng sinh kháng thể. Nó cũng được khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị, bệnh nhân sau mổ giúp cơ thể phục hồi nhanh.
Theo đông y, yến sào vị ngọt tính bình vào hai kinh phế và vị nên có tác dụng làm sạch phổi, tăng đề kháng với siêu vi, các bệnh cảm cúm và triệu chứng dị ứng. Vì thế trong trường hợp phòng cúm A/H1N1, nếu có điều kiện có thể cho người già và trẻ nhỏ dùng. Khác với các loại thực phẩm thông thường, yến sào ăn lúc nào cũng được. Chúng ta hay ăn yến sào chưng cách thủy với đường phèn. Nên ăn mỗi tuần một tổ yến là đủ. Bạn chưng cách thủy một tổ chia làm ba phần, ăn một phần rồi để trong tủ lạnh, cách một ngày ăn một lần.
Phân tích thành phần của huyết yến và bạch yến (yến trắng) cho thấy hàm lượng đạm và các khoáng chất nhìn chung không khác nhau. Phải chăng do quá hiếm gặp nên huyết yến trở nên quý giá hơn so với các loại tổ yến màu khác...
Yến giả được làm rất chuyên nghiệp nên người tiêu dùng không rành rất dễ bị lừa
Thời gian gần đây, nhiều người cho biết đã mua phải yến “dỏm” (hàng trộn, hàng thứ phẩm...) ở nhiều nơi, thậm chí ngay tại các khu du lịch ở Nha Trang (Khánh Hòa). Điều này cũng dễ hiểu, bởi cũng như mặt hàng nhân sâm, yến sào (tai yến) là thứ “biệt dược” có công dụng “bổ phổi, bổ huyết, thanh nhiệt, an thần...” thuộc hàng quý hiếm tựa như “vàng trắng”, có giá trị cao nên làm giả sẽ “một vốn... mười lời”.
Biết đâu mà lường
Bán tín bán nghi, trong vai người nhà Việt kiều tìm mua yến sào để mang ra nước ngoài làm quà biếu, chúng tôi tìm đến một sạp hàng khô ở chợ An Đông (Q.5-TPHCM). Khi nghe chúng tôi ngỏ ý muốn mua yến với số lượng lớn để mang sang Canada, chủ sạp người Hoa tên M. hồ hởi quảng cáo: “Ở đây có nhiều loại, từ yến thượng hạng đến hàng thường. Yến huyết giá 3,8 triệu đồng/100 g, còn loại đã làm sạch lông giá 3,3 triệu đồng/100 g”.
Cầm mẫu yến tham khảo, thấy sợi to quá, chúng tôi đòi xem hàng chưa làm lông. Vừa lấy hàng từ dưới sạp ra, M. báo giá: 4,2 triệu đồng/100 g, đồng thời giải thích bằng tiếng Việt lơ lớ: “Yến chưa làm lông là yến nguyên tổ, còn yến làm sạch lông là loại vỡ ghép lại”(?!). Trong lúc chúng tôi đang phân vân “đứng giữa ngã ba đường” không biết nên chọn lựa như thế nào thì M. “nhấn” thêm: “Yến giả bây giờ nhiều lắm, nếu khách không có kinh nghiệm, là dính ngay đồ giả. Còn ở đây ngộ bảo đảm hàng thật”(?!). Thắc mắc, chúng tôi hỏi M. có yến “bèo” hay không, anh ta đưa ngay hộp yến “dỏm” và hét giá 350.000 đồng/100 g. M. cho biết đây là hàng của Indonesia có pha agar. “Yến giả” có màu trắng đục, cũng có từng sớ nhuyễn như yến thật và kết dính từng mảng như tai yến (hình dạng cỡ 1/6 quả cam sành). Khi cầm những hộp yến giá “bèo” này, chúng tôi chỉ đọc được những hàng chữ “tượng hình”. Còn với yến được coi là thật thì bao bì không ghi nơi sản xuất cũng như xuất xứ...
Loại nào cũng có giả
Để nắm rõ hơn về mặt hàng này, chúng tôi dò tìm được địa chỉ nhà ông Huỳnh T. có biệt danh “T. yến sào” ở đường Dương Khuê (Q.6-TPHCM), một trong những tay buôn yến có hạng vào thập niên 90 thế kỷ trước. Theo nhận định của ông T., yến sào VN là loại tốt nhất. Yến sào rộ trong hai mùa tháng 3 và tháng 7 hằng năm, còn vào những mùa khác giá cao vì không có hàng. Thường các cửa hàng bày bán rất nhiều hộp tai yến, nhưng khi gặp đúng khách “sành” thì họ lấy yến thật.
Yến sào gồm có nhiều loại: yến huyết là loại thượng hạng vì chúng được làm từ cả máu của con chim yến và rất hiếm gặp. Bề ngoài của yến huyết thật có màu đỏ tươi, mép có viền trắng, dãi yến có huyết. Còn hàng giả trông như cốm vòng, màu nhìn qua thấy rất đều đặn nhưng đỏ tươi và nghiêng sang hổ phách. Kế đến là yến quang (yến bạch) là tổ làm lại lần thứ hai có màu trắng trong, to dày, nặng khoảng 10-12 g. Sau yến quang là yến thiên có màu trắng đục, xanh hoặc vàng nặng từ 9-10 g. Và sau cùng là yến địa (tổ của những con chim yến già) có màu xám tím hoặc đen nhạt, mỗi tổ nặng từ 6-7 g. Ngoài ra còn có yến bã trầu có màu hồng, yến bài (tổ chưa xây xong bị vỡ), yến mao (tổ làm lần đầu)... Yến thật trông to nhỏ không đều, lốm đốm đen và khô khốc, nhưng khi cầm lên thì dẻo và bẻ không gãy như yến giả. Đáy tai yến có màu đen sậm vì bám vào đá núi.
Phân biệt thật giả ra sao?
Theo kết quả phân tích của Viện Hải dương học Nha Trang (Khánh Hòa) thì yến sào giả có mùi hôi, khi nấu sôi sẽ tan và có mùi của chất carbonate natri (Na2CO3); khi đốt cháy sẽ vón cục, hàm lượng đạm thấp nhưng hàm lượng natri và chất khoáng cao, để qua đêm có mùi khó chịu... Chúng có thể được làm từ agar (rau câu) tinh bột, lòng trắng trứng, Na2CO3 (một loại xút dùng để tẩy agar) và một số hợp chất chưa rõ nguồn gốc. Đặc biệt, độ pH trong hàng giả chỉ bằng 5, trong khi yến sào thật lên đến 7...
Nhiều người tiêu dùng ra tận chợ Đầm (Nha Trang) để mong tìm mua được hàng thật, song nếu không rành thì cũng dễ mua nhầm những tai yến giả vì yến giả hiện được làm rất chuyên nghiệp, do đó, 1 kg yến giả bán gần 30 triệu đồng. Hàng giả cũng có nhiều kiểu, một số lấy tổ yến vỡ vụn bán không được giá rồi gia giảm thêm rau câu, formol... Có mẫu yến giả, theo phân tích của Phân viện Khoa học vật liệu Nha Trang, được làm từ tinh bột và carbohydrate nên đun sôi 5 phút là tan hết ngay.
Để thử yến giả làm từ bột, nhà chuyên môn dùng luigon (thuốc thử tinh bột) nhỏ vào, nếu là yến giả chúng sẽ có màu xanh, còn yến thật thì vẫn giữ nguyên màu. Đặc biệt, tai yến khi đã nấu chín thì khó phân biệt thật – giả vì yến không mùi, không vị...
http://kienthuc.com.vn/news/images/stories/SucKhoe/MonBoPhongThe/2010-04/bao_ngu_nam_phi.jpgBào ngư(ốc cửu khổng) là tên gọi chung cho các loài thân mềm chân bụng trong chi duy nhất Haliotis của họ Haliotidae, liên họ Haliotoidea.
Bào ngư có vỏ tầng thân phát triển lấn tầng xoắn ốc, khiến toàn thân bào ngư nom như một khối dẹt. Từ mép vỏ gần miệng có khoảng 7-9 gờ, xoắn tạo thành các lỗ (lý do tên gọi ốc cửu khổng) để thở với sự thoát nước từ mang.
Vỏ bào ngư phía ngoài có nhiều vân tím, nâu, xanh xen kẽ nhau, phụ thuộc vào từng loài thích nghi với môi trường sống riêng có; mặt trong có lớp xà cừ óng ánh. Vỏ rất cứng làm chủ yếu từ canxi cacbonat gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau, có tác dụng phân tán lực khi bào ngư bị tấn công.
Chân bào ngư rộng, có cơ bám chắc vào đá đáy biển, giúp cho nó có thể sống được ở các vùng nước chảy mạnh.

http://www.kienthucgiadinh.com.vn/data/upload/images/20110222/baongu.jpgCùng với yến sào và vi cá mập, bào ngư cũng được xem là món ăn quý trong các bữa tiệc sang trọng. Nó còn là vị thuốc độc đáo trong cả Đông và Tây y, giúp sáng mắt, trị ho và tăng cường sinh lực cho nam giới.

Thành phần dinh dưỡng của bào ngư:
Do có hình dạng giống cái tai, bào ngư còn được gọi là hải nhĩ. Tuy có lượng cholesterol khá cao, song bào ngư lại không gây ảnh hưởng cho người bị chứng cholesterol cao, do có sự cân bằng trong thành phần.
Trong 100 g bào ngư chứa: chất đạm 17,05 g; đường (carbonhydrat) 5,89 g; chất béo 0,75 g; cholesterol 84,7 mg; các loại vitamin B1, B2, khoáng chất và nguyên tố vi lượng. Trong chất đạm cũng có đủ 19 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể ở lượng mức tương đối cao như Threonin 0,73 mg; Isoleucin 0,75 mg; Valin 0,7 mg; và axit glutamic 2,31 mg.
Theo y lý Trung Quốc, bào ngư có khả năng bổ âm, tăng khí, hạ nhiệt, tăng cường sinh lực cho nam giới, giúp sáng mắt, trị ho, khó tiêu.
Người ta còn tìm thấy trong bào ngư các hợp chất có tác dụng diệt khuẩn có tên là Paolin I và Paolin II. Cả hai đều có tính chịu nhiệt cao, 95 độ C trong vòng 45 phút. Trong đó, Paolin I là protein có phân tử lượng cao, từ 5.000 đến 10.000.
Một hợp chất khác của bào ngư cũng có tác dụng kháng khuẩn được gọi là "Phần C tan trong nước". Kết hợp giữa Paolin I và "Phần C" có thể làm giảm tử vong ở chuột thí nghiệm bị nhiễm khuẩn Streptococcus pyogenesStraphylococcus aureus kháng Penicillin. Còn kết hợp Paolin II và "Phần C" có thể ngăn ngăn được 99% số virus PolioInfluenza A trong các thử nghiệm trên tế bào thận khỉ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ bào ngư có chứa canxi carbonat, magiê, sắt, silic, photphat và clorua. Vì vậy, Đông y thường dùng vỏ bào ngư để làm thuốc, được gọi là Thạch quyết minh, có vị mặn, tính hàn, tác động vào kinh mạch thuộc thận và can, giúp hạ hỏa, trị nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt..

http://nguoihanoi.com.vn/uploads/BAO-NGU-PHU-QUOC-NUONG.jpgBào ngư là một trong những đặc sản của biển. Giống như ốc hương, sò huyết, hải sâm, vi cá mập..., bào ngư là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chữa nhiều bệnh trong đó tăng cường sinh lực cho nam giới được chú ý hơn cả.

Thành phần dinh dưỡng: Trong 100g bào ngư chứa: chất đạm 17,05g; đường (carbonhydrat) 5,89g; chất béo 0,75g; cholesterol 84,7mg; các loại vitamin B1, B2, khoáng chất và nguyên tố vi lượng. Chất đạm của bào ngư cũng có đủ 19 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể ở mức tương đối cao như threonin 0,73mg; isoleucin 0,75mg; valin 0,7mg; axit glutamic 2,31mg. Vỏ bào ngư có chứa canxi carbonat, magiê, sắt, silic, photphat và clorua.
Công dụng của bào ngư: bào ngư có tính bổ âm, tăng khí, bổ thận, tăng cường sinh lực cho nam giới, chống suy nhược cơ thể... Những người cơ thể suy nhược, mắt kém, thận suy, sinh hoạt tình dục yếu nên dùng bào ngư.
Sau đây là một vài món ăn, mời các bạn tham khảo.
Cơm bào ngư: Gạo tẻ ngon 100g, thịt bào ngư 100g, mỡ nước hoặc dầu ăn, nước dùng gà, gia vị đủ dùng. Gạo tẻ vo sạch, nấu thành cơm. Thịt bào ngư rửa sạch, thái lát. Lấy nước dùng gà cho bột đao hoặc bột bắp cùng gia vị vào quấy lên thành nước sốt, đun sôi nước sốt, sau đó cho thịt bào ngư vào đun tới khi bào ngư chín. Đổ nước sốt bào ngư lên cơm là dùng được. Nên ăn lúc nóng.
Súp bào ngư hải sản: Bột bắp hoặc bột đao 20g, bào ngư thái miếng 50g, thịt cua nạc 50g, tôm nõn 20g, nước dùng gà hoặc nước xương lợn hầm, gia vị đủ dùng. Cho các thứ trên vào đảo cùng với hành phi thơm. Cho bột đao hoặc bột ngô vào nước dùng gà quấy đều rồi đem nấu chín sền sệt, sau đó cho bào ngư cùng các hải sản đã xào chín vào, nêm gia vị là dùng được. Ăn khi nóng.
Bào ngư om lòng trắng gạch cua: Bào ngư 100g, cua gạch 1 con, lòng trắng trứng gà 1 cái, bông cải xanh 10g, gia vị, dầu ăn, dầu hào đủ dùng. Làm sạch cua luộc và lấy thịt cua. Bông cải luộc chín tái. Cho bào ngư cùng hỗn hợp gia vị, nấu tới khi bào ngư chín và nước còn sền sệt thì bắc ra. Thịt, gạch cua trộn với lòng trắng trứng nấu một lúc cho chín. Cho tất cả các thứ trên vào đun sôi là dùng được. Nên ăn nóng.

Sinh thái học

Bào ngư bám vào đá ở vùng nước biển có độ mặn cao 25-30%, hay có sóng gió, xa cửa sông, nước trong.
http://210.86.231.15/portal/images/Share/ngaosot_1.jpgThức ăn của bào ngư gồm các loài rong tảo biên, mùn bã hữu cơ.
Bào ngư - Vị thuốc quý shopping entertainments
Bộ phận dùng là thịt bào ngư (cửu khổng) và vỏ bào ngư tên thuốc là thạch quyết minh; tên khoa học Haliotis diversicolo Reeve., họ Bào ngư (Haliotide).
Vỏ bào ngư có nhiều calci carbonat. Thịt bào ngư có nhiều chất dinh dưỡng với tỷ lệ protid, lipid và các vitamin cao. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy trong thành phần bào ngư có haliotin I và haliotin II có tác dụng ức chế tăng trưởng tế bào ung thư.
Theo Đông y, bào ngư vị mặn, tính bình vào kinh can. Thịt bào ngư: Cam hàm bình vào can thận. Bào ngư có tác dụng bình can, tiềm dương, ngoài ra còn có tác dụng sáng mắt. Thịt bào ngư: tư âm thanh nhiệt, bổ tinh minh mục điều kinh. Dùng cho các trường hợp viêm nhiễm sốt nóng dài ngày, viêm khí phế quản cấp mạn tính, lao phổi, ho gà (âm hư, nội nhiệt, phế hư...), kinh nguyệt không đều, huyết trắng, táo bón, viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu.
Một số bài thuốc có vị bào ngư
+ Bổ tim an thần: dùng cho chứng bệnh do phần dương trong gan bốc lên sinh ra chóng mặt, hoa mắt... Thạch quyết minh 16g, sinh địa 16g, mẫu lệ 16g, bạch thược 12g, nữ trinh tử 12g, ngưu tất 12g, cúc hoa 8g. Sắc uống.
+ Tan màng mộng, sáng mắt: dùng cho bệnh mắt mờ cộm và các bệnh về mắt do nóng trong gan (can nhiệt): thạch quyết minh 16g, xà thoái 3g, cam thảo 3g, câu kỷ tử 12g, mộc tặc 12g, tang diệp 12g, cúc hoa trắng 8g, thương truật 8g, kinh giới 8g, toàn phúc hoa 8g, cốc tinh thảo 12g. Sắc uống hoặc nghiền thành bột, uống sau khi ăn, uống với nước đun sôi còn ấm. Chữa mắt kéo màng mộng, mắt đỏ, nhìn không rõ.
+ Bào ngư hầm hạt sen thịt nạc: bào ngư khô 20g, hạt sen 20g, thịt lợn nạc 100g. Bào ngư khô ngâm rửa thái lát, hạt sen bỏ vỏ, bỏ tâm, thịt lợn thái lát, thêm nước gia vị nấu hầm nhừ, ăn nóng thường ngày. Dùng cho các trường hợp ung thư phổi, lao phổi, sốt nóng dài ngày.
+ Canh bào ngư: bào ngư 2 con, hành 2 củ. Bào ngư làm sạch, thêm hành và gia vị, nấu nhừ. Ăn một đợt 7 - 10 ngày. Dùng cho phụ nữ bế kinh, sau đẻ ít sữa.
+ Súp bào ngư củ cải cà rốt: bào ngư khô 20g (tươi 60g), củ cải 100g, cà rốt 100g, thêm tôm nõn hoặc thịt nạc liều lượng tuỳ ý, nấu thành dạng súp. Ăn trong ngày hoặc cách 2 - 3 ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, ho khan, suy nhược cơ thể, bệnh tiểu đường.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, không thuộc chứng bệnh thực nhiệt cấm dùng.
Bào ngư sinh sản hữu tính, thụ tinh ngoài, đẻ trứng vào mùa nóng, nghỉ hoạt động sinh dục mùa lạnh. Ở Việt Nam, người ta tìm thấy bào ngư ở: Vịnh Hạ Long, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Cô Tô, Khánh Hòa (Hòn Nội, Hòn Trà Là, Hòn Tầm, Hòn Tre Lớn, vịnh Văn Phong), Côn Đảo, đảo Phú Quốc, Hòn Thơm, Hòn Vang, Hòn Mây Rút, Mũi Ông Đội, Mũi Đất Đỏ, đảo Thổ Châu, quần đảo Trường Sa
Sâm là tên gọi khái quát chỉ một số loại cây thân thảocủrễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á, thuộc nhiều chi họ khác nhau nhưng chủ yếu là các loại thuộc chi Sâm. Rất nhiều loại củ sâm có hình dáng hao hao giống hình người, đặc biệt là nhân sâm, do đó một số vị thuốc khác không thuộc chi, họ sâm nhưng có hình dáng củ tương tự cũng thường được gọi là sâm. Thêm vào đó, sâm là một vị thuốc bổ nên nhiều vị thuốc khác có tác dụng bổ cũng được gọi là sâm hoặc gắn với chữ sâm (kể cả một số loại động vật như con hải sâm, sâm đất v.v.).
Có rất nhiều loại sâm, để phân biệt thường người ta gọi thêm tên địa phương hoặc màu sắc vào tên gọi:

Thế giới

  • Nhân sâm (Panax ginseng họ Araliaceae): được mô tả sớm nhất và được ứng dụng phổ biến nhất. Theo lịch sử y học cổ truyền của Trung Quốc từ 3000 năm trước Công nguyên, nhân sâm đã được nói đến như là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông.
  • Đảng sâm (Codonopsis spp. họ Campanulaceae): mọc hoang và được gieo trồng ở Thượng Đảng.
  • Huyền sâm (Scrophularia họ Scrophulariaceae): có màu đen.
  • Đan sâm (Salvia miltiorrhiza họ Lamiaceae): có màu đỏ.
  • Bố chính sâm (Hibicus sagittifolius họ Malvaceae): mọc hoang và được sản xuất ở Bố Trạch.
  • Sa sâm (Launaea pinnatifida họ Asteraceae/Adenophora spp. họ Campanulaceae): loại sâm này thường mọc ở vùng đất pha cát.
  • Thổ nhân sâm (Talinum spp. họ Portulacaceae)
  • Nam sâm (Schefflera octophylla họ Araliaceae)
  • Nam sâm (Boerhaavia spp. họ Nyctaginaceae).
  • Bàn long sâm (Spiranthes sinensis họ Orchidaceae).
  • Điền thất nhân sâm (sâm tam thất, Panax pseudoginseng họ Araliaceae)
  • Sâm Nhật Bản (Panax japonicus họ Araliaceae) dùng để thay thế khi không có nhân sâm, có tác dụng bổ tỳ–vị.
  • Sâm Hoa Kỳ (Panax quinquefolius): còn gọi là sâm Bắc Mỹ. Năm 1984, nhà nghiên cứu Albert LeungMỹ đã phân biệt hiệu năng giữa sâm Hoa Kỳ và nhân sâm như sau: "sâm Hoa Kỳ được coi là có tính mát, tính hàn, gần như đối nghịch với nhân sâm có tính ấm hay nhiệt". Dùng sâm Hoa Kỳ vào mùa hè nhằm giải nhiệt, hạ hỏa.
  • Sâm Tây Bá Lợi Á (Eleutherococcus senticosus họ Araliaceae) còn gọi là sâm Siberi, sâm Liên Xô.

Việt Namhttp://img.123raovat.com/47572-1257306337.gif

Có nhiều dược thảo có tên sâm được sử dụng từ rất lâu đời ở Việt Nam, nhưng với nhiều công dụng khác nhau như:
  • Bố chính sâm: (Hibiscus sagittifolius var. quinquelobus họ Malvaceae) thường thấy mọc ở Quảng Bình, Phú Yên. Hải Thượng Lãn Ông dùng phối hợp với thuốc khác để trị ho, sốt, gầy yếu. Hiện nay dùng làm thuốc bổ khí, thông tiểu tiện, hạ sốt.
  • Sâm cau: (Curculigo orchiodes họ Hypoxidaceae) mọc nhiều dưới tán rừng xanh Lạng Sơn, Hòa Bình đến Đồng Nai. Có tác dụng bổ thận, tráng dương, dùng để chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, phụ nữ bạch đới, người già tiểu són.
  • Sâm đại hành: (Eleutherine subaphylla họ Iridaceae) mọc hoang ở khắp nơi tại Việt Nam, thường được dùng để trị ho, đinh nhọt, lở ngứa ngoài da, chốc đầu, tổ đĩa.
  • Sâm hoàn dương: (?) mọc nhiều ở vùng núi cao nguyên Việt Nam, dùng để trị viêm phế quản phổi, mụn nhọt, ho, tắc tia sữa.
  • Sâm mây: (?) mọc nhiều ở Bắc Việt Nam, Bình Thuận, Đồng Nai. Người dân thường sử dụng làm thuốc bổ.
  • Sâm Ngọc Linh: (Panax vietnamensis họ Araliaceae) còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm, sâm trúc (Panax Vietnamensis Araliaceae) mọc tập trung tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc KontumQuảng Nam ở độ cao 1500 đến 2100m, cây mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn.
  • Sâm nam (Dipsacus japonicus họ Dipsacaceae).

Tác dụng thảo dược

Tại các nước châu Á, nhân sâm được coi là vị thuốc quý đứng đầu trong các loại thuốc quý đông y: “sâm nhung quế phụ”. Tuy nhiên dược tính và tác dụng bổ dưỡng của sâm còn gây tranh cãi trong giới học giả phương Tây.
Từ xa xưa, sâm đã được sử dụng như là phương thuốc thần hiệu trị được nhiều bệnh và đứng hàng đầu trong bốn vị thuốc bổ của đông y, đó là sâm, nhung, quế, phụ. Vào thế kỷ thứ 16, danh y Lý Thời Trân của Trung Quốc đã thí nghiệm tác dụng của sâm bằng cách xem nhịp thở của hai người cùng chạy vài dặm đường. Kết quả, người có ngậm sâm thì nhịp thở vẫn bình thường (nghĩa là cơ thể không mệt) trong khi người không ngậm sâm thì nhịp thở dồn dập…
Ngày nay các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy tính chất dược lý của sâm rất đa dạng như :
- Gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, được xem là loại thuốc bổ toàn diện.
- Tác dụng chống lão hóa tế bào, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào mới. Do đó người xưa cho rằng sâm là vị thuốc “cải lão hoàn đồng”.
- Kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng, là phương thuốc phòng bệnh.
Theo PGS Nguyễn Viết Tựu thì sâm không có giá trị cung cấp năng lượng và các chất liệu để bồi bổ cơ thể mà đóng vai trò một chất xúc tác vạn năng, một “điều phối viên” sẵn sàng làm nhiệm vụ điều hoà một khi các chức năng bị suy giảm, rối loạn, nhất là vào những “thời điểm nguy hiểm” để lập lại sự cân bằng, duy trì sự ổn định các chức năng của cơ thể. Vì thế người còn trẻ chưa nên dùng sâm.
CÓ BAO NHIÊU LOẠI SÂM?
Sâm trồng tại xứ Cao-Ly (Triều Tiên) được đánh giá là tốt nhất. Người ta đã thử lấy giống sâm Hàn Quốc đi trồng ở nơi khác với cấu tạo đất và điều kiện khí hậu tương đương (sâm Hoa kỳ) nhưng vẫn không có được sản phẩm tốt tương đương.
Sâm tốt là nhân sâm Triều Tiên (Panax Ginseng C.A.Meyer) được thu hái từ năm thứ sáu, khi hái không làm rễ bị đứt. Hai loại nổi tiếng nhất là:
- Hồng sâm: là những củ sâm to nhất, màu trắng ngà còn nguyên rễ nhỏ, màu đẹp, giống hình người (vì thế có tên là nhân sâm). Hồng sâm lại chia làm nhiều loại theo trọng lượng.
- Bạch sâm là sâm tốt nhưng không đạt tiêu chuẩn như hồng sâm.
Ngoài ra còn có sâm của nhiều nước khác trên thế giới như Liên xô (cũ), Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa kỳ… Tại Việt Nam, có hai loại sâm được sắp vào loại sâm thật, đó là sâm Việt Nam (Panax Vietnamensis) còn gọi là sâm K5 và sâm Tam thất (Panax pseudogingseng) mà các sản phẩm đặc chế từ hai loại sâm này đang được nhiều người tín nhiệm.
CÁC DẠNG THUỐC SÂM
Ngoài sản phẩm hàng đầu là sâm củ, Hàn quốc tận dụng thế mạnh để sản xuất nhiều dạng thuốc chứa sâm như sâm lát (ngậm hoặc pha trà), trà sâm (hoà tan), thuốc bổ đa sinh tố kết hợp với sâm, rượu bổ sâm… Ngoài ra còn có các thức ăn bổ dưỡng (health food) chứa sâm.
Việt Nam cũng khai thác rất nhiều các loại thuốc chứa sâm như sâm nhung đại bổ, sâm qui tinh, đại bổ trường sinh tửu, sâm kỳ bá bổ tinh, sâm nhung kiện lực….
NHỮNG VỊ THUỐC MANG TÊN SÂM
Trên thị trường có rất nhiều dược liệu mang tên sâm nhưng thật ra không mang những dược tính của sâm và thường được dùng như là thuốc bổ trong y học dân tộc.
- Đảng sâm: thuộc họ hoa chuông (Camparulaceae) trong khi nhân sâm thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae), được xem là có thể thay thế nhân sâm nhưng giá lại rẻ.
- Sâm bố chính: thuộc họ bông vải (Malvaceae) có rễ giống hình người dễ nhầm với nhân sâm.
- Thổ cao ly sâm: thuộc họ rau răm (Fortulacaceae).
- Huyền sâm, sa sâm….
Nhìn chung có rất nhiều vị thuốc mang tên sâm nhưng lại thuộc nhiều họ thực vật khác nhau, có thể có củ giống hình người như nhân sâm nhưng tính chất dược lý không giống hoặc chỉ giống một phần…
“YẾU TỐ PHÁP LÝ” CỦA SÂM
Từ xưa đến nay, sâm vẫn được xem là loại thuốc quí, vì thế có rất nhiều loại thuốc thích kèm thêm tên “sâm” trong công thức để có giá trên thị trường. Những hình thức sau đây được xem là lừa dối người tiêu dùng:
- Bao bì vẽ hình nhân sâm nhưng thực chất không phải là nhân sâm.
- Trong công thức có nhân sâm nhưng hàm lượng không đạt theo tiêu chuẩn Dược điển (40 mg hoạt chất định chuẩn Ginsenosid G115 tương đương 200mg nhân sâm loại Panax ginseng).
Vì thế, nhiều sản phẩm có sâm được phép lưu hành trên thị trường đều ghi rõ loại sâm và hàm lượng trong thành phần công thức như: Ginsana G115 (Panax ginseng C.A. Meyer 100mg), Homtamin Ginseng (định chuẩn 40mg Korea Ginseng), Meko Pharmaton (40mg Panax Ginseng), Korea Ginseng Antler Extract Capsule (156mg tinh chất nhân sâm), Pharmaton (Ginseng G115 40 mg)…
Còn các loại sâm trôi nổi trên thị trường, ngoài cảm quan “có mùi sâm”, thì “có trời mới biết” đó là loại sâm nào, bao nhiêu tuổi và hàm lượng tinh chất còn lại…
VÀI LƯU Ý KHI DÙNG SÂM
Không cứ sâm mà cái gì cũng vậy, “bổ” không có nghĩa là “không bổ ngang thì cũng bổ dọc” với tất cả mọi người ai cũng như ai, bởi dùng không cẩn thận có người sẽ “bổ ngửa” chứ chẳng chơi.
Theo Đông y, nhân sâm thường kết hợp với một vài bài thuốc làm thức ăn bổ dưỡng cho người huyết áp thấp để làm tăng huyết áp. Vì vậy người cao huyết áp cũng như những người trẻ tuổi cần thận trọng khi sử dụng nhân sâm.
Cũng theo Đông y, sâm có tính hàn (lạnh). Vì vậy, những người yếu do “cảm mạo phong hàn”, đau bụng do “lạnh bụng”… không được cho dùng nhân sâm. Dân gian đã có câu chuyện về ông thầy lang đọc sách thuốc không đến nơi đến chốn và “phúc thống phục nhân sâm…” (“đau bụng cho uống nhân sâm…”) khiến bệnh nhân “tắc tử” – để cảnh báo chúng ta cũng là vì lẽ vậy.
Sâm Caoly(Hàn quốc):Hiện tại trên thị trường xuất hiện không ít cửa hàng trưng biển bán Hồng Sâm Hàn Quốc với nhiều sản phẩm và các nhà sản xuất khác nhau, khiến cho người tiêu dùng rất phân vân khi lựa chọn. Theo yêu cầu của nhiều bạn đọc, Chuyên mục Tìm hiểu về Sâm Hàn Quốc - với sự tham gia của ông Nguyễn Thạc Dũng (Giám đốc Công ty Rodis Vietnam - chuyên nhập khẩu và phân phối Hồng Sâm Hàn Quốc) - sẽ giúp bạn đọc có thêm một số kiến thức cần thiết về sản phẩm đặc biệt này.
Hỏi: Vui lòng cho biết tác dụng chính của Nhân Sâm Hàn Quốc. Ở độ tuổi nào thì dùng Hồng Sâm Hàn Quốc có lợi cho sức khoẻ nhất?
Trả lời: Nhân Sâm có tên khoa học là Panax ginseng C.A.Mey thuộc họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae), bộ phận sử dụng trong y học là rễ (củ). Y học đã biết đến tác dụng tích cực của nhân sân từ hàng ngàn năm nay cho các loại bệnh đa dạng như suy sụp sức khoẻ, hư tỳ vị, thiếu khí ở phế, tiểu đường hoặc kiệt khí, kích thích tâm thần, bất lực ở đàn ông, phụ nữ ... Khoa học ngày nay đã phát hiện thêm nhiều tác dụng của nhân sâm như tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, chống lão hoá, cải thiện chức năng của não ở người lớn tuổi, tăng khả năng tập trung trí tuệ, tăng trí nhớ, chất Saponin trong Hồng Sâm còn làm ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Có thể nói, bất kỳ đối tượng nào, độ tuổi nào dùng Hồng Sâm Hàn Quốc cũng có lợi cho sức khoẻ. Hiện tại các cửa hàng của Rodis Vietnam (284 Kim Mã, số 1 Hoà Mã) có nhiều sản phẩm đa dạng dành cho các lứa tuổi như:
1. Dành cho Đàn ông (thanh niên, trung niên, người già): Trà Hồng Sâm 100, Saponin Gold, "Thiên", "Địa", "Lương", "Thiên Địa Lực"....
2. Dành cho phụ nữ: "Khí lực Thanh", Hồng Sâm "Ái", "Hồng Ly Hoa" có tác dụng bồi bổ khí lực, giảm quá trình lão hoá, giúp da khoẻ và đẹp hơn
3. Dành cho học sinh, sinh viên: Hồng sâm "Bạn", RD2005TN chuyên dùng cho học sinh ôn luyện thi, thanh thiếu niên đang trong tình trạng mệt mỏi và căng thẳng.
4. Dành cho trẻ em: RD2004TN, RD 2001TN, Kẹo Hồng sâm, Hồng Sâm Jeli, bánh kẹo Hồng Sâm Thiên Địa Lương... với hương thơm đặc trưng của Hồng Sâm
5. Đặc biệt là sản phẩm dành cho bệnh nhân tiểu đường: R-insu 365
Tại sao lúc gọi là Nhân sâm Hàn Quốc, lúc gọi là Hồng Sâm Hàn Quốc. Sự khác biệt giữa hai loại sâm này như thế nào?
Hàn Quốc là quốc gia trồng và xuất khẩu sâm lớn nhất thế giới. Loại nhân sâm mà người ta thường nói đến thông thường được thu hoạch sau khi trồng 4 đến 6 năm. Người ta gọi nhân sâm mới thu hoạch được là nhân sâm tươi (còn được gọi là nhân sâm sống). Thông thường loại nhân sâm này có thành phần nước trên dưới 75%, rất khó bảo quản được lâu và rất dễ bị thối hỏng trong quá trình lưu thông. Để bảo quản nhân sâm tươi được lâu thì người ta bóc vỏ và đem sấy khô, nhân sâm có màu hơi vàng; và theo hình thức hạ dần người ta phân loại thành nhân sâm thẳng, nhân sâm cong, nhân sâm bán cong. Loại nhân sâm này có hàm lượng nước dưới 14% và được sấy khô tự nhiên bằng phương pháp phơi dưới ánh mặt trời, phơi gió hoặc bằng những cách khác. Nếu hấp nhân sâm tươi bằng nước sôi hoặc trần qua, sau đó đem sấy khô, gọi là nhân sâm khô
sam_hong_lat
Hồng Sâm
Chọn nhân sâm tươi và để nguyên không bóc vỏ đem hấp cách thuỷ và sấy khô, loại nhân sâm này có màu vàng chanh hoặc màu đỏ nhạt, đây chính là Hồng Sâm. Do trải qua quá trình làm chín rồi sấy khô và hàm lượng nước là dưới 14% nên Hồng Sâm rất cứng và có thể bảo quản nguyên sản phẩm trong thời gian dài. Quá trình chế biến này tạo ra nhiều thành phần có lợi cho sức khoẻ như chất saponin rất nổi tiếng. Những thành phần này chính là đặc trưng của hồng sâm, chúng không có trong nhân sâm tươi và nhân sâm trắng mà chỉ có trong hồng sâm, hồng sâm được làm từ nhân sâm nhưng nó có thể gọi là một loại nhân sâm mới khác so với nhân sâm.
Hồng sâm không những có thể bảo quản lâu dài trên 10 năm mà trong quá trình bảo quản, nó còn tự tạo ra 8 thành phần mới có ích cho cơ thể sống như G-Rh và Maltol. Ngoài ra so với nhân sâm trắng thì khả năng hấp thụ của Hồng Sâm vào cơ thể tốt hơn và tỷ lệ tiêu hoá cũng tốt hơn nhiều.
Hệ thống cửa hàng của Rodis Vietnam (284 Kim Mã, số 1 Hoà Mã) chỉ bán các sản phẩm Hồng Sâm Hàn Quốc 4 và 6 tuổi chính thống, thu hoạch và sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt của Nhà sản xuất Hồng Sâm uy tín bậc nhất của Hàn Quốc CheonJiYang, đảm bảo chất lượng ở mức cao nhất.Trên thị trường Việt Nam hiện nay có quá nhiều các loại Hồng Sâm Hàn Quốc do các nhà sản xuất khác nhau, vậy loại sản phẩm nào tốt nhất?
nhansamCó rất nhiều các nhà sản xuất Hồng Sâm tại Hàn Quốc nhưng uy tín cấp Quốc tế chỉ có 6 Hãng lớn, đứng đầu là Hồng Sâm Chính phủ (không xuất khẩu, chỉ phục vụ chính phủ và biếu tặng cấp Quốc gia), đứng hàng thứ hai là nhà sản xuất CheonJiYang (Rodis Vietnam đang giữ độc quyền phân phối tại 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia). CheonJiYang trong tiếng Hàn nghĩa là "Món quà tuyệt vời nhất của Trời và Đất cho con người", ngoài ra còn có nghĩa ghép từ 3 từ CheonSam, Jisam và YangSam.
Những loại sản phẩm mà Rodis Vietnam cung cấp cho khách hàng rất đa dạng và phong phú gồm các nhóm sản phẩm chính: Sâm cho đàn ông; Sâm cho phụ nữ; Sâm cho trẻ em; Sâm cho người bệnh tiểu đường.
* Tôi năm nay 52 tuổi, sức khỏe có chiều hướng sa sút. Con dâu có biếu tôi 1 hộp sâm mang tên Hoàng của Hàn Quốc, nói đây là loại tinh chất sâm cao cấp có mùi vị thơm ngon, dễ uống, chứa nhiều Hồng sâm Hàn Quốc. Nhưng tôi cũng nghe nói Hồng sâm không dùng được cho người cao huyết áp. Vậy, tôi có nên sử dụng không?
(Hoàng Thị Kim Oanh, 2A-43 Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP.HCM)
Bộ sản phẩm tên Hoàng là một trong số các sản phẩm bán chạy nhất mà Rodis Vietnam độc quyền phân phối với xác nhận chính thức của nhà sản xuất CheonJiyang. Hồng sâm được chế biến từ Nhân sâm, là vị thuốc hàng đầu trong kho tàng y học phương Đông và cũng được đưa vào Dược thư của nhiều quốc gia Tây Âu có nền y học tiên tiến. Khi đề cập đến các loài Panax trên thế giới, TS. Trần Công Luận (Giám đốc Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM) đã nhận định rằng Hồng sâm Hàn Quốc (Korean red ginseng) là loại sâm thương phẩm tốt nhất.
Cho đến nay, không thấy một tài liệu y dược có uy tín nào tại Việt Nam nói rằng Hồng Sâm Hàn Quốc không dùng được cho người cao huyết áp. Riêng về tác dụng của Hồng sâm Hàn Quốc trên bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp thì đã có khá nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
Nhiều thử nghiệm lâm sàng về tác dụng của Hồng sâm Hàn Quốc đã kết luận rằng khi sử dụng 1,5-6 g/lần, mỗi ngày dùng 2 lần, liên tục 3-24 tháng, bột Hồng sâm Hàn Quốc có tác dụng hai pha trên huyết áp: hạ huyết áp trong trường hợp cao huyết áp và tăng huyết áp trong trường hợp huyết áp thấp. Điều này được giải thích là do Hồng sâm Hàn Quốc có chứa đồng thời những tác nhân làm tăng huyết áp và hạ huyết áp, có thể tạo ra những tác dụng kiểu hai pha để điều hòa huyết áp theo cơ chế tác dụng sinh thích nghi (adaptogen). Tại bệnh viện Nissei - Nhật bản, Tiến sĩ Yamamoto đã tiến hành một nghiên cứu lâm sàng trên 316 bệnh nhân, trong đó có 74 bệnh nhân cao huyết áp, 207 trường hợp huyết áp ổn định và 35 bệnh nhân huyết áp thấp. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy ở liều 3-6 g mỗi lần, 3 lần mỗi ngày trong các bữa ăn, Hồng Sâm Hàn Quốc không làm thay đổi huyết áp của những đối tượng nghiên cứu có huyết áp bình thường, đồng thời lại có tác dụng ổn định huyết áp cho các bệnh nhân có huyết áp không bình thường.
Một nghiên cứu lâm sàng khác được tiến hành tại trường Đại học Dược quốc gia Seoul - Hàn Quốc cũng cho kết quả tương tự.
Những tác dụng của Hồng sâm Hàn Quốc thể hiện rất rõ ở những người suy nhược, rối loạn chức năng cơ thể, người cao tuổi. Vì không chỉ ổn định huyết áp, vị thuốc còn làm giảm mỡ máu (đặc biệt là giảm triglycerid), điều hòa đường huyết, gia tăng thể lực và trí lực, cải thiện tình trạng mất ngủ, một số rối loạn thần kinh, rối loạn sắc tố da, rụng tóc ở người cao tuổi.
sam_cu_to
Những lưu ý khi sử dụng nhân sâm
Khi nói về nhân sâm đã có một lời khuyên mang tính kinh điển: “Phúc thống phục nhân sâm tắc tử” (đau bụng uống nhân sâm sẽ chết). Ngoài ra không phải toàn bộ củ nhân sâm đều bổ dưỡng.
“Thượng phẩm” trong Đông y
Nhân sâm được xếp vào loại đầu tiên trong 4 loại dược liệu quý của Đông y, đó là sâm, nhung, quế, phụ. Nhân sâm có tên khoa học là (Panax ginseng C. A. Mey.), họ nhân sâm (Araliaceae), họ (ngũ gia bì). Trên thực tế do cách chế biến khác nhau, người ta có được các sản phẩm chế của nhân sâm khác nhau, như hồng sâm, bạch sâm, đại lực sâm...
Nhân sâm được Đông y ghi vào loại “thượng phẩm”, nghĩa là có tác dụng tốt mà không gây ra độc tính, được ghi vào đầu vị của dòng “bổ khí” với những công năng tuyệt vời: đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí... Nhân sâm được dùng để bổ khí, đặc biệt cho các trường hợp chân khí suy giảm, người mệt mỏi, vô lực, mới ốm dậy, trẻ em chậm lớn. Tăng cường sinh lý, tăng khả năng hồi phục cho mọi hoạt động cơ thể. Chống và giảm căng thẳng của hoạt động thần kinh, nâng cao sức bền trong hoạt động thể thao. Cải thiện hoạt động tuần hoàn khí huyết, điều hòa ổn định hệ tim mạch, nhất là các triệu chứng tim hồi hộp, loạn nhịp. Có lợi cho các trường hợp ho lao, viêm phế quản mạn tính, tiểu đường. Làm tăng sức đề kháng và tăng khả năng miễn dịch, giúp cho chế độ làm việc dẻo dai hơn, tạo điều kiện để tăng năng suất lao động. Làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giúp cơ thể vượt qua những thay đổi khắc nghiệt của môi trường. Hỗ trợ tích cực trong phòng và trị bệnh ung thư.
Người lớn, có thể dùng riêng, ngày 6 - 8g, dưới dạng thuốc hãm, thuốc sắc, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác: nhân sâm 8g; bạch truật, bạch linh, cam thảo, mỗi vị 4-6g, ngày một thang, uống liền 2-3 tuần lễ.
Cũng có thể sử dụng dưới dạng rượu sâm (40g sâm, thái lát mỏng ngâm trong 1 lít rượu trắng 30-35 độ trong 3 - 4 tuần là có thể dùng được. Tiếp tục ngâm lần 2 với 0,5 lít rượu trong 2-3 tuần lễ nữa). Ngày có thể dùng 2 - 3 lần, mỗi lần 30 -50ml. Uống trước các bữa ăn, hoặc vào các buổi tối. Với trẻ em gầy còm chậm lớn, yếu mệt, biếng ăn, có thể dùng với lượng nhỏ hơn, 2 - 4 g/ngày, dưới dạng thuốc hãm.
Lưu ý khi sử dụng nhân sâm
Núm rễ của củ sâm (còn gọi là lô sâm). Để giữ được các hoạt chất khi chế biến và để tạo dáng cho nhân sâm (giống như cái đầu người), người ta đã giữ nó lại. Lô sâm, không có tác dụng bổ mà còn gây ra cảm giác buồn nôn. Do đó cần cắt bỏ đi, trước khi sử dụng.
Khi nói về nhân sâm đã có một lời khuyên mang tính kinh điển: “Phúc thống phục nhân sâm tắc tử”. Vốn là, khi xưa đã có một thầy thuốc, sau khi cho một bệnh nhân uống nhân sâm, người bệnh này đã bị tử vong. Vấn đề là ở chỗ người thầy thuốc này lại cứ cho rằng, ông ta không hề có một sai sót gì cả! Vì trước đó, ông đã từng đọc rất kỹ sách đã chỉ rõ: “Phúc thống phục nhân sâm...”, tức là “đau bụng uống nhân sâm...”. Đáng tiếc là, người thầy thuốc này đã chưa đọc hết hai chữ nữa ở trang sau: “tắc tử”, nghĩa là “ sẽ chết”.
Ngày nay, trên thực tế, nhiều người bị “đau bụng” do viêm gan, viêm dạ dày, viêm ruột co thắt, táo bón... vẫn dùng nhân sâm mà vẫn khỏe mạnh. Rõ ràng ở đây có sự hiểu khác nhau về khái niệm “phúc thống”. Qua kinh nghiệm thực tế, khái niệm “phúc thống” trong trường hợp chết người này là chỉ các triệu chứng đau bụng thuộc “thể hàn”, đau bụng “tiết tả”, tức đau bụng ỉa chảy, đầy bụng, trướng bụng..., nếu dùng nhân sâm sẽ nguy hiểm đến tính mạng, ngoài ra, những người cao huyết áp cũng không nên dùng nhân sâm; những người hay mất ngủ tránh dùng sâm vào buổi chiều và buổi tối.
Theo GS.TS. Phạm xuân Sinh
Sức khỏe & Đời sống
Vài điều kiêng kỵ khi dùng nhân sâm
Không nên dùng nhân sâm tùy tiện.
Dù là sắc hay hấp cách thủy, bạn cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.
Nhân sâm là một vị thuốc quý. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, nó sẽ trở nên vô tác dụng, hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thậm chí đe dọa tính mạng. Sauđây là 2 điều cần lưu ý khác khi dùng nhân sâm:
1. Không dùng quá nhiều
Do nghĩ rằng nhân sâm là thuốc bổ, dùng càng nhiều càng tốt nên một số người đã hãm nhân sâm trong phích nước, dùng thay nước uống quanh năm. Có người lại ăn nhân sâm như nhai kẹo cao su... Việc lạm dụng nhân sâm như trên có thể đưa đến nhiều hậu quả nguy hiểm. Sau đây là một số ví dụ:
- Anh X. (36 tuổi) bị xơ gan kèm chảy máu đường ruột. Tin rằng sâm có thể giúp người ốm dậy phục hồi sức khỏe nhanh, sau khi ra viện 10 ngày, anh đã uống liền một lúc 30 g sâm. Sau 2 ngày, bệnh trở nên nguy cấp, bệnh nhân ra nhiều máu, được đưa đi viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.
- Một đôi nam nữ trẻ lấy một củ hồng sâm (khoảng 1 lạng) đem đun sắc trong 2 giờ, lấy 800 ml nước thuốc đó chia nhau uống hết và ăn luôn cả bã sâm. Khoảng 10 phút sau, cả hai thấy nhức đầu, chân tay rã rời, tim đập mạnh, người nóng bức, cổ khô, miệng đắng, khát nước, nói nhiều câu mất chuẩn xác, nhìn vật không rõ, đôi lúc không tự chủ được hành động. Sau 20 giờ, đầu óc họ không còn minh mẫn, miệng khô nẻ, yết hầu tụ máu, không muốn ăn uống, đồng tử giãn, đái rắt. Nếu không được cấp cứu kịp thời, họ khó thoát khỏi bàn tay tử thần.
- Một thanh niên gặp trục trặc trong chuyện chăn gối với vợ, nhưng do xấu hổ nên đã không đi khám mà tự tìm thuốc uống. Cho rằng nhân sâm có tác dụng trợ dương, tăng khoái cảm, anh ta đã dùng loại dược liệu này một cách tùy tiện và cuối cùng bị chính nhân sâm làm cho liệt dương.
- Một nam giới khác lại dùng nhân sâm đều đặn với liều 3 g/ngày, liên tục trong 2 năm. Kết quả là anh thường xuyên có biểu hiện hưng phấn và kích thích trung khu thần kinh (tính tình hăng hái, hay bực bội, lo lắng và mất ngủ nặng...). Một số người khác cũng dùng sâm theo cách tương tự lại bị tăng huyết áp, mẩn ngứa, phù thũng, tiêu chảy vào buổi sáng...
2. Sau khi uống sâm, không nên ăn củ cải và đồ biển
Tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.
1. Rượu nhân sâm - linh chi:
+ Thành phần gồm có: 20gr nhân sâm, 30gr linh chi, và một lít rượu trắng (loại ngon).
+ Cách ngâm: cho nhân sâm và linh chi vào cùng ngâm trong rượu, ngâm với thời gian hơn hai tuần là có thể dùng được. Mỗi lần dùng một cốc nhỏ, ngày dùng hai lần. Món rượu này có tác dụng chữa: mất ngủ, tình trạng ăn uống kém, người suy nhược sau cơn bệnh...
2. Rượu nhân sâm - câu kỷ tử
+ Thành phần gồm: 30gr nhân sâm, nửa kg câu kỷ tử, 200gr thục địa, 2 kg đường phèn, và 5 lít rượu trắng loại ngon.
+ Cách làm: cho tất cả những nguyên liệu trên vào một cái khạp, rồi đổ rượu vào để ngâm, đậy kín lại. Một tháng sau thì gạn lọc, lấy nước dùng. Bài rượu này có tác dụng bổ ích khí huyết, hiệu nghiệm thấy rõ đối với các chứng như: suy nhược lâu ngày ăn kém, mất sức, ra mồ hôi trộm, mất ngủ, choáng váng, đau lưng... 3. Rượu nhân sâm - hoàng kỳ
+ Nguyên liệu gồm: nhân sâm (50gr), hoàng kỳ (50gr), cùng một lượng rượu ngon vừa đủ. Đem nhân sâm, hoàng kỳ ngâm vào rượu khoảng vài tuần là có thể dùng được. Loại rượu ngâm này có tác dụng bổ trung ích khí, cường tráng thân thể, tăng tuổi thọ và chống lão hóa.
Ngoài ra, để bồi bổ cơ thể, bổ tinh, tăng tủy, còn có thể chế biến món Gà niêu nấu nhân sâm - với nguyên liệu gồm: một con gà giò, 50gr nhân sâm (tươi), 20gr nấm hương, cùng gừng, hành, các gia vị. Cách làm: gà làm sạch, chặt khúc, nhân sâm, hành, gừng, nấm hương cùng cho vào niêu, và một lượng nước vừa đủ (nước phải ngập qua mặt nguyên liệu). Cho niêu vào trong lò hấp, hấp trong 1 giờ, món ăn thơm ngon, khoái khẩu, có công hiệu ôn trung ích khí (điều chỉnh chức năng tiêu hóa, tạo sức), bổ tinh tăng tủy.
Cách phân biệt nhân sâm giả và thật
Nhân sâm là loại thuốc có tác dụng đại bổ nguyên khí, bổ tỳ, ích phế, sinh tân, chỉ khát, an thần, tăng trí. Chủ trị các chứng hư dục thoát, mạch vi dục tuyệt, tỳ khí, phế khí hư nhược, tân dịch tổn thương, chứng tiêu khát, khí huyết hư nhược, thần chí rối loạn, dương nuy (liệt dương). Là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách “Bản Kinh”.
Trong Đông y, duy nhất chỉ mỗi nhân sâm là có khả năng hình thành phương thuốc độc vị, vì nó có rất nhiều tác dụng dược lý thật tuyệt vời.
Cũng chính vì vậy mà giá cả cao hơn hẳn các vị thuốc khác, khiến nhiều người hám lời với lợi nhuận cao đã làm giả nhân sâm để tiêu thụ trên thị trường. Muốn phân biệt chính xác được nhân sâm thật hay là nhân sâm giả chúng ta cần nắm những đặc điểm cơ bản của các loại nhân sâm thật đã được chế biến hiện có mặt trên thị trường thuốc, kết hợp nắm các đặc điểm cơ bản của các loại nhân sâm làm giả sẽ nêu dưới đây, hy vọng với những nội dung cụ thể này giúp mọi người có thể nhận biết được hàng thật hay giả.
Nhân sâm có những loại nào?
Nhân sâm có hai loại là nhân sâm rừng và nhân sâm vườn. Nhân sâm được bào chế thành các loại như sâm phơi sống (thường là bạch sâm, chính là nhân sâm tươi rửa sạch phơi khô).
Loại hồng sâm (còn gọi là thạch trụ sâm, tức là nhân sâm bỏ rễ, râu rồi sấy khô lên mà thành).
Cách nhận biết nhân sâm thật, Sức khỏe, Nhan biet nhan sam that, nhan sam that, nhan sam, nhan sam gia, hong sam, sam rung, biet truc sam
Nhân sâm rất dễ bị làm giả (nguồn ảnh: internet)
Đại lực sâm (là loại nhân sâm chần qua nước sôi một lát). Loại đường sâm (là loại nhân sâm được ngâm tẩm trong nước đường đặc).
Loại cáp bì sâm (là nhân sâm trước tiên ngâm trong nước sôi, sau lại được ngâm trong nước đường loãng).
Còn nhân sâm tu (râu nhân sâm), tức là rễ, râu nhân sâm nhưng cũng có 2 loại là râu nhân sâm phơi sống và râu hồng sâm.
Ngoài ra còn các loại như sâm cao ly, là loại nhân sâm được sản xuất tại Triều Tiên nên còn gọi là nhân sâm Triều Tiên. Hoặc biệt trực sâm là loại nhân sâm của Triều Tiên gia công thành hồng sâm.
Đặc điểm của từng loại nhân sâm
Sâm rừng là loại sâm mọc hoang có số lượng ít (nhưng tốt hơn hẳn sâm trồng) và có niên hạn sinh trưởng tương đối dài, chất lượng tốt. Rễ của nhân sâm rừng thường ngắn thô, chỉ dài bằng hoặc ngắn hơn thân củ sâm một chút.
Phần nhiều có 2 nhánh rễ chính tạo thành dạng hình người. Đầu trên của sâm có đường vằn ngang nhỏ và sâu. Thân rễ nhỏ dài khoảng từ 3 – 9cm, phần trên uốn khúc gồ ghề nên quen gọi là “rễ cổ nhọn”. Bát rễ dày đặc, phía dưới không có mắt rễ và khá trơn bóng nên thường gọi là rễ tròn. Rễ râu thưa thớt, dài gấp khoảng 1 – 2 lần rễ chính và dai, khó bẻ gãy, lại có nốt sần nổi lên rất rõ nên gọi là hạt trân châu.
Cách nhận biết nhân sâm thật, Sức khỏe, Nhan biet nhan sam that, nhan sam that, nhan sam, nhan sam gia, hong sam, sam rung, biet truc sam
Sâm rừng (nguồn ảnh: internet)
Biệt trực sâm: Sau khi đun hấp, gia công chế biến thành thân thẳng hình lập phương. Phía rễ có 1 đầu râu rễ, đuôi rễ phần nhiều là bỏ đi. Toàn bộ có màu nâu hồng, trong mờ, chất nặng, từng chiếc khá to, chất lượng tốt.
Hồng sâm thì toàn bộ có màu nâu hồng, trong mờ, giống chất sừng.
Đường sâm toàn bộ có màu trắng ngà, rễ chính hình trụ, mập và ngắn, phần đỉnh có thân rễ dài nhỏ, phía trên nó có các chỗ lõm hình xoáy trôn ốc đan xen vào nhau, tuổi đời càng lâu thì thân rễ càng dài. Bên cạnh thân rễ thường mọc ra 1 hoặc vài sợi rễ. Đầu trên rễ chính có vằn dày, phía dưới thường phân nhánh. Mặt cắt ngang có màu nâu trắng ngà, có vằn hình tia.
Cách phân biệt với nhân sâm giả
Giả từ đậu đũa dại: Thường thấy có hình trụ, hình thoi hay hình nón, ít nhánh, dài tới hơn 20cm, đường kính khoảng 0,5 – 1,5 cm, bên ngoài có màu nâu đỏ, trong mờ, lông mềm trắng, nhỏ. Không có đầu rễ, để lại vết rễ phần đuôi tương đối nhỏ, chất cứng và giòn, nên dễ bẻ gãy. Mặt cắt phẳng không bóng, có nốt chấm nhỏ màu vàng nhạt và có mùi tanh của đậu.
Giả từ loại sâm đất: Có hình nón hoặc hình thoi, phân ra nhiều nhánh dài khoảng 15 – 20cm. Đầu đỉnh là gốc sót lại của rễ. Khi chưa gia công, bề mặt có màu đen nâu, thô ráp nhiều vằn. Sau khi đã gia công bề mặt có vằn rúm màu vàng nâu, thô ráp, chất giòn nên dễ bẻ gãy, mặt có vằn tía, có chất keo, trong mờ, vị ngọt.
Làm giả từ thương lục: Sâm giả có hình trụ, đầu trên khá ráp, xuống dưới nhỏ dần. Dài khoảng 20cm, mặt ngoài có màu nâu vàng, hoặc màu nâu đen. Đỉnh rễ có gốc sót, chất dai dẻo, khó bẻ gãy. Mặt cắt có màu nâu vàng, đến màu nâu đen, không phẳng, có mùi tanh, vị đắng và cay chua.
Giả từ sơn oa cự: Rễ chính có hình nón và hơi dẹt, dài khoảng 15cm, đầu rễ phình to, mọc 3 – 5 sợi rễ nhánh, hình dạng giống như rễ chính. Bề mặt có màu trắng vàng nhạt hoặc màu vàng nhạt, hơi nhẵn bóng, còn lại vết tích của râu rễ, vị hơi đắng.
Giả từ hoa sơn sâm: Nếu chưa gia công rễ có hình tròn dài, hơi cong hoặc thót dần xuống dưới, dài khoảng 9 – 14cm. Bên ngoài có màu nâu nhạt. Phần trên của rễ là thân rễ có rất nhiều nốt sần nổi lên. Sau khi gia công có 3 loại là màu vàng, màu nâu tro hơi trong hay màu nâu. Chất cứng, dễ gãy, vị ngọt, hơi đắng chát.
Như vậy, có 5 loại thường được làm giả bằng những thứ như vừa mô tả ở trên, ta dựa vào những đặc điểm của sâm thật, sau đó đối chiếu với những đặc điểm của sâm giả để chọn lựa không bị nhầm lẫn.
http://upload.sao.vn/2010/amthuc/0921/hs.jpgHải sâm hay tên gọi dân gian là đỉa biển là tên gọi chung của một nhóm động vật biển thuộc lớp Holothuroidea với thân hình dài và da có lông, có xương trong nằm ngay dưới da, sống trong lòng biển trên khắp thế giới. Tên tiếng Anh của loài này là Sea cucumber nghĩa là dưa biển do thân hình loài vật này giống quả dưa. Trong tiếng Pháp, loài này được gọi là Bêche-de-mer nghĩa là cá mai biển, tiếng Mã Lai gọi là trepang, tiếng Hoa và tiếng Việt gọi là 海参 (hải sâm), tiếng Nhật gọi là "namako", tiếng Hàn gọi là "Hae-Sam(해삼)" nghĩa là hải sâm.
http://www.hanoifishing.com/Images/News/Big/697.jpegHải sâm được xem là món cao lương mỹ vị ở Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia và Việt Nam do người ta tin tưởng vào tác dụng chữa bệnh của nó. Thịt hải sâm được làm sạch trong khoảng vài ngày. Người ta thường mua hải sâm khô và nấu cho mềm dưới dạng món súp hoặc món hầm hoặc om và món hải sâm nhìn giống món thạch nhưng ăn không ngon lắm. Trong ẩm thực Nhật Bản, món Konotawa được nấu bằng hải sâm nấu thành cao, ướp muối và xử lý khô để ăn dần. Trong các nước châu Âu, chỉ có Nga có điều kiện để nuôi hải sâm ở thành phố Vladivostok.

Hải sâm.
Hải sâm còn có tên khác là dưa biển, sâm biển, đỉa biển, hải thử. Về mặt thực phẩm, hải sâm là thức ăn cao cấp, quý giá, sau khi chế biến có mùi thơm ngon hấp dẫn, thường có mặt trong các buổi yến tiệc rất sang trọng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Philippin... Người ta dùng hải sâm tươi hoặc phơi khô để chế biến. Do giàu dinh dưỡng và tác dụng không kém nhân sâm nên coi là nhân sâm biển. Có nhiều loài hải sâm, trong đó hai loài hải sâm trắng và đen được sử dụng phổ biến hơn cả:
Hải sâm trắng (Holothuria scabra) có lưng màu xám, nhạt dần hai bên, bụng trắng, dài 40 - 50 cm, cũng có khi đến 60 - 70 cm.
Hải sâm đen (Holothuria vagabunda) có thân màu đen, bụng nhạt màu hơn, dài 30 - 40 cm.
Ngoài 2 loài trên, khu vực biển Việt Nam còn có hải sâm vú (Microthele nobitis Selenka), hải sâm mít (Actinopyga echinites Jaeger). Hải sâm là thức ăn, là dược liệu quý nên nhiều nước đã tổ chức nuôi để khai thác và bảo vệ nguồn hải sản này.
Theo Đông y, hải sâm vị mặn, tính ấm; vào tâm thận, có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, giảm ho, tiêu độc, dưỡng huyết, nhuận táo và cầm máu. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, các chứng chảy máu, ho, di tinh, liệt dương, tiểu rắt tiểu buốt, táo bón...
Liều dùng: Thông thường 15 - 20g khô; nấu, hầm, rang, nướng...
Các thực đơn có hải sâm để chữa bệnh:
Cháo hải sâm: hải sâm 20g, gạo 100g nấu cháo, ăn bữa điểm tâm sáng. Dùng cho các trường hợp tăng huyết áp, xơ mạch, suy nhược sút cân, thân nhiệt thấp, da khô nhẽo.
Canh thịt heo hải sâm mộc nhĩ: hải sâm, thịt heo, mộc nhĩ, liều lượng tuỳ ý, thêm gia vị, nấu dạng canh xúp. Dùng cho các trường hợp kích ứng trầm cảm thất thường, táo bón.
Hải sâm nước gừng tiểu hồi: hải sâm 15g, ngâm nước cho mềm, rồi đảo qua nước sôi, thêm nước hàng và tiểu hồi nấu nhừ, khi ăn thêm mấy lát gừng giá nát. Dùng cho các trường hợp suy nhược lão hoá sớm, di hoạt tinh liệt dương.
Hải sâm hầm thịt dê: Hải sâm 30g, thịt dê 120g. Hải sâm ngâm nựớc cho mềm. Cả hai thứ đều thái lát thêm gia vị nấu dạng xúp. Dùng cho các trường hợp thận hư, liệt dương, di tinh, tiểu giắt, người cao tuổi suy nhược, lạnh tay chân.
Hải sâm hầm lòng lợn: Hải sâm 30g, lòng lợn 120g, mộc nhĩ 15g. Hải sâm mộc nhĩ ngâm nước cho mềm, lòng lợn làm sạch thái lát, thêm gia vị và nước với liều lượng thích hợp, nấu xúp. Dùng cho các trường hợp táo bón mạn tính, âm hư, huyết hư (sốt nhẹ, suy nhược, khát nước, da tóc khô, lòng bàn tay bàn chân nóng) hay có khối u.
Hải sâm 500g, bạch cập 250g, mai rùa 1 cái. Sao vàng, tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 25g với nước ấm. Dùng cho người lao phổi rất tốt.
Hải sâm 50g, tỏi 30g, gạo 100g. Tất cả nấu nhừ thành cháo. Ăn vào buổi sáng trong ngày có tác dụng bổ khí huyết, hạ huyết áp.
Hải sâm 50g, đỗ trọng 5g. Cho vào nồi, thêm nước luộc gà (200 ml). Nấu cho nhừ, ăn 1 lần trong ngày có tác dụng bổ gan hạ huyết áp.
Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học kỹ thuật quốc gia nghiên cứu dạng rượu gồm hải sâm và 3 loại rắn lấy tên là "Rượu Hải sâm - tam xà" làm thuốc bổ mạnh gân xương.
Kiêng kỵ: Người bị tiêu chảy, đàm thấp không được dùng.
Việc mua bán hải sâm giữa những người thủy thủ Macassan và thổ dân đảo Arnhem để cung cấp cho các chợ của Nam Trung Hoa là những ví dụ được ghi nhận về mậu dịch giữa những cư dân của châu Úc và những người châu Á lân bang. Nhiều loại hải sâm ở Malaysia được cho là cho tác dụng chữa bệnh. Có nhiều công ty dược phẩm sản xuất dược phẩm bằng hải sâm dưới dạng dầu, kem hoặc thuốc xức trong đó có một số thuốc uống. Có nhiều nghiên cứu nghiêm túc về tác dụng phục hồi mô của chiết xuất hải sâm đã được tiến hành
Hải sâm là loài vật chuyên ăn xác chết của động vật dưới biển, là vệ sinh viên của biển. Thức ăn của chúng là loài phù du và các chất hữu cơ tìm thấy dưới biển. Một trong những cách chúng bắt mồi là nằm trong sóng và bắt những loài trôi trong đó bằng các xúc tu khi các xúc tu mở ra. Có thể tìm thấy chúng với số lượng lớn ở cạnh các trang trại nuôi cá biển của con người.
http://farm2.static.flickr.com/1429/1393622250_86c66a4196.jpgHải sâm sinh sản bằng cách phóng tinh trùng và trứng vào nước biển. Tùy vào điều khiện thời tiết, một cá thể có thể sản xuất hàng ngàn giao tử.
Trong các vị thuốc quý có nguồn gốc động vật được phát hiện ở biển Việt Nam, trước hết phải kể đến hải sâm (Holothuria). Sở dĩ có tên như vậy, vì nó là một vị thuốc quý, được đánh giá như nhân sâm, và lại sống trên biển, nên có tên hải sâm. Trong dân gian, hải sâm còn có tên đỉa biển, dưa chuột biển, nhím biển. Với rượu hải sâm, hoặc hải sâm phối hợp với hải mã, dùng tốt cho các bệnh suy giảm sinh dục của cả hai giới. Với đấng mày râu, hải sâm chống được chứng di tinh, tảo tiết. Với phái đẹp, hải sâm chống chứng lãnh cảm, dửng dưng…
Chế biến hải sâm
Trước hết đem rửa sạch bùn đất bên ngoài, sau đó dùng một ngón tay hoặc một đoạn gỗ nhỏ, ấn vào miệng hải sâm, rồi đẩy nhẹ để lộn toàn bộ phía bên trong ruột ra phía ngoài. Vứt bỏ hết các bộ phận bên trong. Rửa sạch kỹ, rồi đem hải sâm tẩy mùi bằng dịch gừng/rượu (1kg hải sâm/200g gừng tươi/300ml rượu trắng 35- 40 %). Đem gừng tươi rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, thêm rượu, trộn đều. Sau đó cho hải sâm vào, bóp đều. Để 30 phút, thỉnh thoảng đảo lại cho đều. Sau đó, lấy hải sâm ra, bỏ sạch gừng, rượu. Để khô se, rồi có thể tiến hành theo hai cách sau:
Hải sâm.
- Ngâm rượu hải sâm tươi: Đem hải sâm đã chế ở trên cắt thành miếng nhỏ, rồi ngâm trong rượu dược dụng có nồng độ 60%. Có thể tiến hành với tỷ lệ một hải sâm năm rượu, trong 3 tháng, chiết lấy dịch rượu lần một. Ngâm tiếp hai lần nữa, với lượng rượu giảm dần một phần hải sâm, bốn phần rượu và ba phần rượu, tính theo khối lượng/thể tích, thời gian cũng giảm dần, 2 tháng (lần 2), 1 tháng (lần 3). Trộn đều rượu chiết của ba lần lại. Để lắng, gạn bỏ tủa. Song song ngâm riêng một thang thuốc Đông y, với tỷ lệ hải sâm/rượu (1: 1), theo (khối lượng). Chẳng hạn với 100g hải sâm tươi, có thể dùng 100g thuốc đông y, với một số vị thuốc bổ thận dương: nhục thung dung, dâm dương hoắc (chích mỡ dê), ba kích, hà thủ ô đỏ (chế đỗ đen) mỗi vị 20g, các vị thuốc vừa có tác dụng hành khí vừa làm thơm, như trần bì, thiên niên kiện, mỗi vị 10g. Các vị thuốc có thể cắt nhỏ hoặc tán bột thô, rồi ngâm với rượu 35%. Cũng có thể chiết 3 lần để lấy kiệt dịch thuốc
Sau đó có thể phối hợp giữa rượu hải sâm với rượu thuốc theo tỷ lệ 50-50.
- Hải sâm khô: Đem hải sâm đã chế biến sạch ở trên, lấy dao hoặc kéo cắt dọc thân, rồi dàn đều khối thịt trên khay men để sấy. Khi sấy khô, cần chú ý nhiệt độ sấy. Ngay từ đầu nhiệt độ sấy phải đảm bảo từ 50 - 60oC để hải sâm khỏi bị ôi, thiu. Sau đó tăng dần nhiệt độ. Trong quá trình sấy, cần lật đảo các mặt cho đều, đến khi chín hẳn, khô vàng, cho mùi thơm, ngậy.
Sau khi đã có hải sâm khô, có thể đem tán thành bột thô, rồi đem ngâm với rượu 35-40% theo tỷ lệ, một phần hải sâm 5 phần rượu, trong 1 tháng, chiết lấy dịch rượu lần một. Ngâm tiếp hai lần nữa, với lượng rượu giảm dần một phần hải sâm, bốn phần rượu và ba phần rượu, tính theo khối lượng/thể tích, thời gian cũng giảm dần, 3 tuần lễ (lần 2), 2 tuần lễ (lần 3). Trộn đều rượu chiết của 3 lần lại. Song song cũng ngâm riêng một thang thuốc Đông y, cũng với tỷ lệ giữa bột hải sâm và rượu, là (1:1) theo (khối lượng). Chẳng hạn với 100g bột hải sâm, có thể dùng 100g thuốc Đông y, với một số vị thuốc bổ thận dương: nhục thung dung, dâm dương hoắc (chích mỡ dê), ba kích, thỏ ty tử, mỗi vị 20g, các vị thuốc vừa có tác dụng làm thơm và hành khí, như trần bì, hoặc vừa mang tính chất bổ huyết và tạo mầu, như huyết giác, mỗi vị 10g. Các vị thuốc cần thái nhỏ, hoặc tán thành bột thô, chiết với 1 lít rượu 35 %. Chiết 3 lần. Khi pha chế, có thể dùng tỷ lệ 50 – 50, giữa hải sâm và rượu thuốc. Cũng có thể phối hợp ngâm giữa hải sâm và hải mã (cá ngựa), theo tỷ lệ, lượng hải sâm gấp đôi lượng hải mã, có thể ngâm dưới dạng tươi hoặc làm bột khô như cách trên. Quá trình chế biến và pha chế tương tự như làm với hải sâm.
Có thể pha thêm ít mật ong, hoặc đường kính vào rượu hải sâm để tăng thêm khẩu vị. Với rượu nên dùng vào các buổi trước bữa ăn, hoặc trước khi đi ngủ, ngày 2-3 lần, mỗi lần 30-50ml.
Ngoài dạng thuốc rượu ra, hải sâm có thể được dùng dưới dạng bột, thích hợp cho các anh, chị có tửu lượng thấp, hoặc không uống được rượu. Hải sâm đem sấy khô, như trên rồi tán thành bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g-10g với rượu hoặc nước gừng ấm.
Ngoài cách bào chế dưới dạng thuốc, hải sâm cũng được dùng dưới dạng thực phẩm, như hải sâm xào riêng hoặc xào với thịt dê, với cá ngựa…http://lh3.ggpht.com/_RUarmsj8NTE/TEEguiTvb1I/AAAAAAAAAtk/gEI_ax4z0c0/DSC05935.JPG
http://a9.vietbao.vn/images/vn902/khoa-hoc/20899884_images1938215_dongvatgiongducsinhsan03.jpgHải mã:
Cá ngựa hay hải mã là tên gọi chung của một chi động vật sống ở đại dương ở các vùng biển nhiệt đới. Cá ngựa có chiều dài 1,6 cm, có loài dài đến 3,5 cm. Cá ngựa được xem là một loài thuốc quý ở khu vực Đông Á, đặc biệt là ở Trung QuốcViệt Nam.
Cá ngựa là biển thuộc chi Hippocampus và họ Syngnathidae, bao gồm cả cá chìa vôi. Chúng được tìm thấy ở những vùng nước nhiệt đới và ôn đới ở khắp nơi trên thế giới.
Cá ngựa và cá chìa vôi là 2 chi cá đặc biệt ở chỗ con đực "mang thai" và sinh con.
Cá ngựa thật sự là một loài cá. Nó có vây ngực ở phía trên gần mang và vây lưng nằm phía dưới cơ thể. Một số loài cá ngựa có một phần thân thể trong suốt nên rất khó nhìn thấy trong các bức ảnh.
Số lượng cá ngựa đã bị giảm sút đến mức nghiêm trọng do đánh bắt cá gia tăng. Cá ngựa được dùng trong những vị thuốc truyền thống của Trung Quốc, hàng năm có khoảng 20 triệu con cá ngựa bị đánh bắt để phục vụ cho mục đích trên.
Việc nhập và xuất khẩu cá ngựa được tổ chức CITES kiểm soát từ ngày 15/05/2004.
Cá ngựa ăn cá hương và những loài giáp xác như tôm nhỏ, chúng ăn bằng cách dùng miệng để mút con mồi.
Cá ngựa sinh con theo một cách kỳ lạ: con đực mang thai. Theo báo cáo của Công trình nghiên cứu về cá ngựa thì cá cái đưa trứng vào túi ấp của cá đực làm cho con đực có vẻ như đang mang thai. Những nghiên cứu mới đây cho thấy rằng cá đực truyền tinh dịch của chúng ra xung quanh chứ không đưa trực tiếp vào túi ấp. Thời gian mang thai từ 2-3 tuần.
Trứng cá ngựa nở khi nào phụ thuộc vào bố mẹ của chúng. Một số trải qua thời gian phát triển chung với những phiêu sinh vật biển. Đôi khi những con cá ngựa đực có thể ăn một số con của nó trước khi chúng được tự do. Những loài cá ngựa khác ngay lập tức bắt đầu cuộc sống dưới đáy biển.
Thông thường cá ngựa sống thành cặp, nhưng có một số loài sống thành bầy đàn. Khi sống thành cặp, cá ngựa thường giao phối vào sáng sớm hoặc đôi khi vào chập tối để củng cố thêm mối quan hệ của chúng. Phần thời gian còn lại chúng dành cho việc tìm thức ăn.
Nhiều người nuôi cá ngựa như thú cưng. Cá ngựa chỉ ăn thức ăn tươi như tôm biển và thường nằm úp người xuống bể, hành động này sẽ làm cho hệ thống miễn dịch của chúng hoạt động yếu hơn, từ đó mà dễ mắc các bệnh.
Trong thời gian gần đây, những con cá ngựa được nuôi sinh sản nhiều hơn trước. Trong tình trạng bị giam cầm, chúng sống tốt hơn và ít mắc bệnh. Những con cá ngựa này sẽ được cho ăn tôm cám, chúng cũng sẽ không bị sốc hay lo lắng căng thẳng khi đột ngột bị bắt ngoài biển và thả vào bể cá. Dù những con cá ngựa được nuôi từ nhỏ có giá đắt hơn nhưng chúng thích nghi và sống sót tốt hơn những con cá ngựa ngoài tự nhiên.
Cá ngựa nên được nuôi trong bể cá thích hợp. Chúng ăn khá chậm, nhưng khi được nuôi trong bể, chúng trở nên hung hăng, cạnh tranh để giành thức ăn cho riêng mình. Vì vậy, người nuôi chúng cũng cần chú ý đảm bảo lượng thức ăn cho mỗi con.
Cá ngựa có thể chung sống với một số loại tôm hay động vật đáy, đôi khi với cá bống. Một số loài khác có thể gây nguy hiểm cho cá ngựa như lươn, bạch tuộc hay mực ống...
Những loại cá ngựa nước ngọt được bán có thể là một loại gần giống như cá chìa vôi ở sông. Cá ngựa nước ngọt thật ra không thể được xem là cá ngựa thật sự. Các loài cá ngựa mới tìm được gần đây sống trong nước lợ.Cá ngựa có đôi mắt cao di động có khả năng quan sát kẻ thù và mồi mà không cần di chuyển. Giống như loài rồng biển, cá ngựa cũng có một cái vòi dài để mút con mồi. Vây cá ngựa nhỏ thích hợp luồn lách qua những đám tảo dày. Ngoài ra, nó còn có một cái đuôi dài và có khả năng quấn quanh tảo biển để giữ mình không bị dòng nước cuốn đi.
http://megafun.vn/dataimages/201009/original/images323721_cangua.jpgHải mã là loài cá sống ở các vùng biển của nhiều nước trên thế giới. Nước ta hải mã cũng có nhiều ở những vùng ven biển, đó là loại có gai (Thích hải mã – Hippocmpus histrix Kaup), loại có ba khoang (Tam ban hải mã – Hippocmpus trimaculatus Leach) và loại to (Đại hải mã – Hippocmpus trimaculatus kuda Bleeker), trong đó, thứ to là tốt hơn cả.
Đặc điểm sinh học của hải mã
Tên Việt của hải mã là cá ngựa (thuộc chi Hippocampus) họ cá chìa vôi (Syngnathidae). Cũng có những tên gọi khác như hải tượng hay Moóc (Odobenus rosmarus), họ Odobenidae trong bộ ăn thịt (Canivora). Tuy nhiên giữa chúng cũng có nhiều loại, chỉ xin kể một số loại thường gặp đã được xác định tên khoa học mà hiện nay vẫn sử dụng làm thuốc, có tác dụng trị liệu trong các bệnh chứng đạt hiệu quả gần như nhau đó là Hippocampus trimaculatus, Hippocampus antiquorum, Hippocampus gutalantus, giống Phulopteryx có nhiều tua dài mảnh trên mình, khiến cá dễ lẫn mình trong đám rong biển. Ngoài ra còn loại long hạc tử (Hippocampus coronatus T.EtS), loại hắc hải mã (Hippocamtus aterrimus T.Et S) và loại Bắc hải mã (Hippocampus japonicus kaup). Hải mã có tên thuốc là Hippocampus, tên khoa học Hippocampus Sp. Họ hải long Syngnathidae. Bộ phận làm thuốc cả con, loại to sắc trắng, khô, chắc, hơi mặn, còn mắt và nguyên con có cả đuôi thì tốt.
Hải mã.
Hải mã thân dẹt bên, khá dày, cấu tạo bởi các đốt xương vòng, dài từ 5- 20cm, có loài dài tới 30cm. Đầu giống đầu ngựa nằm ngang, vuông góc với thân hoặc gấp xuống và đỉnh có chùm gai. Mõm hình trụ dài, miệng nhỏ, mắt to, lưng hơi võng có vây to, bụng phình không vây, vây ngực và vây hậu môn nhỏ. Con đực có túi ở bụng để hứng trứng do con cái đẻ vào nên vẫn lầm tưởng là con cái. Đuôi dài, xoắn tròn về phía trước, không có vây. Màu sắc của hải mã thường màu vàng, trắng, vàng nâu, có khi pha đỏ hoặc xanh, đen nhạt. Hải mã trong Đông y
Theo Đông y, hải mã có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ôn, không độc, đi vào thận kinh. Có công năng làm tráng dương, kích thích sinh dục, gây hưng phấn, làm ấm thủy tạng, trị đau bụng do khí huyết. Tác dụng làm cường dương, tăng sinh dục, và dễ sinh. Chủ trị yếu sinh lý ở nam giới, liệt dương, phụ nữ chậm có con do dương khí suy. Ngoài ra còn dùng trong chữa hen suyễn, thở khò khè, tiểu són, trị viêm thận mãn tính... Không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai. Ngoài ra với người âm hư, nội nhiệt, cảm mạo cũng không nên dùng. Dạng sử dụng thông thường là bột, viên hoàn hoặc rượu ngâm.
Theo ngư dân cho rằng, lấy hải mã còn sống tươi nhất là được, loại đang quấn nhau và mắt vẫn còn nguyên cho ngay vào rượu ngâm thì tác dụng trị liệu yếu sinh lý còn tuyệt vời hơn nhiều. Người ta còn tán bột hải mã rồi rắc lên chỗ mụn, nhọt lở loét để chữa trị.
http://chamcuu.com.vn/UserFiles/Image/2010-12-21-11-39-16_pregnant-seahorse.jpgNhững phương thuốc tiêu biểu
Các bạn có thể tham khảo và tùy theo bệnh chứng để chọn lựa áp dụng sao cho phù hợp, an toàn, hiệu quả.
Dùng hỗ trợ trong trị nam yếu sinh lý, nữ chậm con (chọn lấy 1 phương thích hợp):
Chỉ dùng riêng hải mã một đôi (1 đực, 1 cái), sấy khô tán vàng, tán nhỏ rây bột mịn, ngày uống 2-5g chiêu với rượu. Hoặc dùng phối hợp gồm: hải mã 30g, bàn long sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g. Tất cả thái nhỏ cho vào 1 lít rượu gạo cao độ (40-450), ngâm chiết lạnh từ 7-10 ngày (đây là phương pháp chiết lạnh nên hàng ngày cần lấy chai hay lọ ngâm thuốc và lắc nhẹ từ 1- 2 lần trong suốt thời gian ngâm) mới dùng, nếu để lâu càng tốt. Mỗi ngày uống từ 20-40ml chia làm 2 lần.
Hay sử dụng 1 đôi hải mã (đực và cái), ngài tằm đực 5 con, tôm càng 20g, tất cả sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần từ 2-5g chiêu với nước ấm.
Cũng có thể lấy 1 đôi hải mã, chim bìm bịp 1 con, tắc kè 1 con, củ sâm cau 30-50g, ngâm trong 5 lít rượu thời gian 30-60 ngày là được, tuy nhiên để càng lâu càng tốt. Mỗi lần uống từ 25-30ml, ngày uống 2-3 lần trước bữa ăn làm khai vị, đồng thời có thể kết hợp nhắm các món ăn.
Chữa viêm thận mãn tính: hải mã 1 con to, rang chín vàng giòn, tán bột mịn, bổ đôi bầu dục lợn 2 quả, nhét bột đã tán mịn vào trong gấp lại buộc chặt cho vào hấp cách thủy cho chín rồi mang ra ăn hết trong ngày. Cần ăn liền nửa tháng (15 ngày).
Trị suyễn, thở khò khè, tiểu són: hải mã 5g, đương quy 10g, cho vào 200ml nước sắc còn lại 50ml, uống 1 lần trong ngày.
http://megafun.vn/dataimages/201104/original/images494212_DANONG_33015385.jpgCác công dụng chữa bệnh của cá ngựa rất đa dạng như chữa trị chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể; viêm nhiễm hoặc áp xe cổ họng, đờm dãi; các bệnh về hô hấp, hen suyễn; suy giảm khả năng tình dục; các bệnh về tim và hệ tuần hoàn, thận, gan và thậm chí cá ngựa còn được dùng để trị chứng khó sinh ở phụ nữ.
Từ trước đến nay, công dụng của cá ngựa chủ yếu dựa theo kinh nghiệm dân gian, được rút ra từ thực tế của các bệnh nhân đã từng thử nghiệm.
Gần đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu thành phần phân tử các hợp chất trong cá ngựa ở cấp độ gène và protein. Đây là một hướng nghiên cứu mới, hiện đại, chứng minh cơ chế phân tử quyết định đến công dụng y học của loài sinh vật này.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cá ngựa chứa các phân tử miễn dịch có hai nguồn gốc khác nhau: từ yếu tố di truyền bẩm sinh và từ hệ miễn dịch do quá trình chọn lọc tự nhiên. Dạng miễn dịch từ quá trình tiến hóa qua chọn lọc tự nhiên bao gồm các peptide kháng lại các vi sinh vật, các nhân tố làm tăng cường khả năng tiêu diệt tế bào ngoại lai, các protein chống ôxy hóa, các phân tử có khả năng giải độc, các lectin và protein có liên quan đến quá trình tạo máu...
Các phân tử miễn dịch từ di truyền bẩm sinh của cá ngựa có thể cùng tác dụng trong quá trình chống oxy hóa và chống lão hóa của cơ thể. Thú vị là đã phát hiện ra rằng cá ngựa có chứa ít nhất 5 gène kháng khối u, điều này đã mở ra một hướng mới trong nghiên cứu cơ chế khả năng chống ung thư của cá ngựa cũng như khả năng sử dụng nguồn dược liệu quý giá này.
Một điều đáng nói nữa là cá ngựa có chứa enzyme sinh tổng hợp prostaglandin, là chất đóng vai trò điều hòa thần kinh, hormone và hệ miễn dịch. Prostaglandin và tiền chất của nó có khả năng kích thích sự tiết hormone oxytocin và sự cường dương bằng cách tác động đến vùng điều khiển tình dục của tuyến yên trong não người.
Ngoài ra, chính hàm lượng cao của Docosahexaenoic acid (DHA) - vật liệu cơ bản để sản sinh tinh trùng, liên quan chặt chẽ đến khả năng sản sinh tinh trùng được tìm thấy trong cá ngựa đã giải thích và chứng minh cho tác dụng tăng cường sinh lý ở nam giới của cá ngựa.
Cũng chính vì công dụng chữa bệnh hữu hiệu của cá ngựa mà nguồn này đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng, do bị đánh bắt quá nhiều vào mục đích thương mại. Bảo vệ, duy trì nguồn lợi cá ngựa để khai thác, sử dụng là chiến lược đúng đắn và lâu dài.http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2006/05/28/cangua_seahorse.jpgTừ trước đến nay, cá ngựa vẫn được coi là vị thuốc cứu tinh cho các đấng mày râu có trục trặc về sinh lý. Y học cổ truyền đã dùng cá ngựa phối hợp với các vị thuốc khác trong nhiều bài thuốc ngâm rượu để bổ dương. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, cá ngựa cũng rất tốt cho cả phụ nữ. Sau đây, xin giới thiệu một số cách sử dụng cá ngựa hiệu quả cho cả hai giới.
Cá ngựa tên khác: hải mã, thủy mã, mã đầu ngư, hải long, thuỷ mã. Tên khoa học: Hippocampus spp., họ cá chìa vôi (Syngnathidae)
Cá ngựa có nhiều loài với kích thước và màu sắc khác nhau; nhưng chúng có một số đặc điểm chung sau: Thân dẹt bên, khá dày, cấu tạo bởi các đốt xương vòng. Đầu giống đầu ngựa, nằm ngang vuông góc với thân hoặc gập xuống, đỉnh có chùm gai. Mõm hình trụ dài, miệng nhỏ, mắt to, lưng hơi võng, có vây to; bụng phình không vây, vây ngực và vây hậu môn nhỏ. Cá đực có túi ở bụng để hứng trứng của cá cái đẻ vào. Đuôi dài, xoắn tròn về phía trước, không vây. Màu sắc thường là vàng, trắng, vàng nâu có khi pha đỏ, xanh đen. Lúc cặp đôi trong mùa sinh đẻ, cá thường thay đổi màu sắc rất ngoạn mục.
Một số loài cá ngựa thường thấy: Cá ngựa vàng (đại hải mã)(Hippocampus kuda Bleeker.), cá ngựa trắng (bạch hải mã) (Hippocampus kelloggi Jordan. et Snyder.), cá ngựa chấm (tam ban hải mã) (Hippocampus trimaculatus Leach.), cá ngựa gai (thích hải mã)(Hippocampus histrix Kaup.), cá ngựa Nhật (Hippocampus japonicus Kaup.), cá ngựa Úc (Hippocampus hylloperexeques). Trong đó, cá ngựa vàng và cá ngựa trắng được ưa chuộng hơn cả.
Cá ngựa.
Bộ phận dùng: Cả con cá ngựa. Khi cá bắt về, mổ bụng, bỏ ruột, uốn cong đuôi cho tròn lại, phơi hay sấy khô; có khi ngâm trong rượu hồi hay quế trước khi phơi khô. Khi bán, người ta thường buộc hai con to nhỏ với nhau (đực, cái).
Trong cá ngựa chứa nhiều protit, có các hoạt chất dạng estrogen, androgen.
Theo Đông y cá ngựa vị ngọt, mặn, tính ấm; vào can thận. Tác dụng ôn thận tráng dương, điều khí hoạt huyết, tán kết tiêu viêm. Dùng cho các trường hợp liệt dương, di tinh di niệu, trưng hà tích tụ, chấn thương bầm dập, thần kinh suy nhược, đẻ khó, nam giới bất lực về sinh lý.
Liều dùng cách dùng: 4 - 12g.
Một số thực đơn chữa bệnh có cá ngựa:
+ Cá ngựa 30g, bàn long sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g. Tất cả cắt nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7 - 10 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 20 - 40ml, có thể pha thêm mật ong. Chữa liệt dương, phụ nữ chậm có con do dương khí suy.
+ Cá ngựa 5g, đương quy 10g. Sắc với 200ml, lấy 50 - 70ml nước sắc. Uống 1 lần trong ngày. Chữa hen suyễn khò khè.
+ Cá ngựa 1 con, bầu dục lợn 1 quả. Cá ngựa rửa sạch, chặt nhỏ, rang chín vàng ròn, tán thành bột; bầu dục lợn bổ đôi, rửa sạch, cho bột cá ngựa vào. Hấp cách thuỷ. Ăn một lần trong ngày, dùng liền 15 - 20 ngày. Chữa viêm thận mạn tính.
+ Gà giò hầm cá ngựa: Cá ngựa 2 con, gà sống giò 1 con, nấm hương 30g, lạp sườn hoặc giăm bông 30g. Cá ngựa chế biến, gà sống giò làm sạch, nấm hương ngâm nước cho nở. Gà giò luộc, rút bỏ xương, đặt cá ngựa, nấm hương, hành hoa hoặc hành củ thái lát, gừng tươi thái lát lên trên và xung quanh, thêm muối, rượu, gia vị. Hầm nhừ trong khoảng 30 phút, gắp bỏ hành, gừng, thêm tiêu, ớt, gia vị. Dùng cho các trường hợp liệt dương, di tinh, tảo tiết, bạch đới khí hư (huyết trắng).
+ Rượu hải mã (Hải mã tửu): Hải mã 30g, rượu 500ml, ngâm 7 ngày. Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 - 3 lần. Dùng cho các trường hợp liệt dương, chấn thương đụng đập, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
+ Cháo hải mã (Hải mã chúc): Cá ngựa 2 - 4 con, gạo tẻ 60 - 80g. Cá ngựa rửa sạch, chặt nhỏ, nấu chín, cho gạo tẻ vào, nấu thành cháo, thêm gia vị thích hợp. Dùng cho các trường hợp liệt dương, viêm sưng hạch, u bướu vùng bụng, sưng tấy do chấn thương.
+ Bột cá ngựa: Cá ngựa từng đôi (cả con đực và con cái) làm sạch bỏ ruột sao vàng hoặc nướng chín vàng tán thành bột mịn, uống với nước nóng, mỗi lần 4 - 6g, ngày uống 1 - 2 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, thận hư; suy nhược thần kinh. Trường hợp vô sinh thì cả vợ chồng cùng uống.
Kiêng kỵ: Người âm hư hoả vượng, cảm cúm sốt nóng, phụ nữ có thai không dùng.
Sữa ong chúa
Đây là một loại dịch đặc biệt, do tuyến họng của ong thợ tiết ra. Ấu trùng được nuôi bằng loại dịch mật này sẽ trở thành ong chúa, sống lâu gấp 50 lần ong thợ. Đây cũng là thức ăn của ong chúa nên được gọi là sữa ong chúa.

Sữa ong chúa có vô số tác dụng với sức khỏe: chống lão hóa, tăng cường hệ tim mạch, tăng khả năng tình dục và sinh sản... Còn phấn hoa ong là nguồn cung cấp năng lượng, làm hưng phấn thần kinh giảm mệt mỏi.
Sữa ong chúa
Đây là một loại dịch đặc biệt, do tuyến họng của ong thợ tiết ra. Ấu trùng được nuôi bằng loại dịch mật này sẽ trở thành ong chúa, sống lâu gấp 50 lần ong thợ. Đây cũng là thức ăn của ong chúa nên được gọi là sữa ong chúa.
Mật ong thường và sữa ong chúa rất khác nhau. Mật ong thường không có các axit vô cơ, dextrin hay tinh bột chỉ có một số đường, axit hữu cơ và các men tiêu hóa. Trong sữa ong chúa, tỷ lệ đường ít hơn, có nhiều chất mỡ, chất đạm và các vitamin hơn mật ong thường.
Xưa nay nói đến sữa ong chúa, người ta thường nghĩ đến khả năng cải thiện tình dục và chữa chứng bất lực ở nam giới, cải thiện sự cương cứng và phóng tinh; gia tăng số lượng và chất lượng tinh trùng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy sữa ong chúa còn có rất nhiều tác dụng khác: Chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ; nâng cao năng lực tư duy và trí nhớ; tăng cường sức co bóp của cơ tim; thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục của cơ thể; hạ huyết áp và phòng chống tích cực vữa xơ động mạch; cải thiện công năng tạo máu của tủy xương; thúc đẩy sự phục hồi chức năng của các cơ quan như gan, thận, thần kinh. Sữa ong chúa tăng cường khả năng sinh dục và sinh sản, nâng cao sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể. Nếu dùng liều cao, nó sẽ có tác dụng an thần, phòng chống mất ngủ.
Cách dùng: Có thể uống, nhỏ giọt dưới lưỡi, bôi bên ngoài, thậm chí tiêm bắp. Thông dụng nhất là uống, tùy theo mục đích sử dụng mà liều lượng uống có khác nhau.
Sữa ong chúa không uống riêng, khi dùng thường theo cách phối hợp 1% sữa ong chúa với mật ong hoặc có thể thêm rượu trắng. Trẻ dưới 5 tuổi uống 5 mg/ngày; 5-10 tuổi uống 10 mg/ngày; trên 10 tuổi: 20 mg/ngày, chia làm hai lần sáng và chiều. Thời gian tác dụng sau uống 4 tuần, liệu trình uống một đợt có thể kéo dài 6-10 tuần.
Bảo quản: Trong tủ lạnh (ngăn đá) có thể dùng một năm. Trộn sữa ong chúa với mật ong theo tỷ lệ 5 phần sữa ong chúa và 95 phần mật ong.
Phấn hoa ong
Phấn hoa ong là phần trên các nhị hoa mà trong khi hút mật, ong gom lại và đem về tổ. Nhiều tác giả cho rằng phấn hoa ong là nguồn cung cấp năng lượng, làm hưng phấn thần kinh giảm mệt mỏi.
Thành phần của phấn hoa ong cũng giống như sữa ong chúa gồm các chất đường, chất béo, các protein đầu bảng và các chất khoáng - vitamin. Chính các vitamin và khoáng chất này kích thích hoạt động của các tuyến, làm chấn hưng và tăng cường sinh lực. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ở châu Âu vào mùa ong làm mật, người nuôi ong được hít thở nhiều phấn hoa nên hoạt bát hơn các thời gian khác trong năm.
Theo Đông y, phấn hoa ong có vị ngọt, tính bình, thường được dùng để trị các chứng: Hoa mắt chóng mặt, đau lưng, mỏi gối; mất ngủ, ăn kém, tiểu đêm nhiều lần; suy giảm tình dục, liệt dương, di tinh; mệt mỏi rã rời, bồn chồn, bực bội; xuất tinh sớm, muộn con, tắt kinh sớm.
Ngày nay, nhiều nghiên cứu cho thấy phấn hoa ong có tác dụng phòng chống một số bệnh như: Tăng huyết áp, vữa xơ động mạch; đái tháo đường; viêm dạ dày; viêm gan; giảm khả năng phì đại của tuyến tiền liệt; phòng chống ung thư, tăng cường khả năng tình dục.
Cách dùng: Thường dùng phấn hoa ong bằng cách ăn tự nhiên hoặc pha với nước sôi để uống, ngâm rượu hoặc trộn với mật ong để dùng. Liều dùng: 5 g chia uống 2-3 lần/ngày.
Mật ong thường và sữa ong chúa rất khác nhau. Mật ong thường không có các axit vô cơ, dextrin hay tinh bột chỉ có một số đường, axit hữu cơ và các men tiêu hóa. Trong sữa ong chúa, tỷ lệ đường ít hơn, có nhiều chất mỡ, chất đạm và các vitamin hơn mật ong thường. Sữa ong chúa - dạng chất lỏng sền sệt tiết ra từ một tuyến nhỏ ở phần đầu ong thợ được coi là một loại thảo dược quý.
Thành phần dinh dưỡng trong sữa ong chúa rất phong phú và cân đối về sinh học (giàu protein và các vitamin như vitamin B1, B2, B6, C, E, PP, B5, Biotin, Inositol, axit folic…). Theo tạp chí Nature, USA, 5/1959, hoạt chất có tác dụng mạnh về hiệu ứng chống gốc tự do, chống già nhanh và chống ung thư đã được phát hiện trong sữa ong chúa là chất acid 10-Hydroxy-2-Decenoic.
Sữa ong chúa sẽ giúp cải thiện sự mạnh mẽ và đông đủ số tinh trùng mà nam giới cấn có.

Sữa ong chúa có từ đâu?

Trong gia đình ong mật gồm có ong chúa, ong thợ, ong đực (còn gọi là ong rối). Công việc đặc biệt nhất của ong là kiếm mật hoa và phấn hoa, nhồi đầy vào cái dạ dày thứ hai của mình, mang về tổ để cho các nàng ong thợ ở nhà "tôi luyện" trong cái miệng của mình thành ra một thứ mật rất ngọt và sánh đặc như sirô, sẽ được chứa đầy trong các ngăn và vít kín bằng một thứ sáp mầu trắng, là thức ăn dự trữ cho cả đàn vào những ngày đông tháng giá.

Ngoài ra, chúng lại còn có một nhiệm vụ quan trọng như một vú em, nghĩa là từ tuyến họng của ong thợ, sẽ tiết ra một chất đặc biệt có màu trắng như sữa và sền sệt như kem, với lượng rất nhỏ, song có chất lượng dinh dưỡng rất cao, được dùng cho việc nuôi dưỡng các ấu trùng (mầm non của ong thợ sau này) và ong chúa. Tuy nhiên, ong thợ cũng chỉ được phép sử dụng trong có 3 ngày đầu của cuộc đời ngắn ngủi 4-6 tuần lễ của mình, còn ong chúa thì được chăm bẵm suốt cả một cuộc đời dài tới 5-6 năm. Cũng với lý do đó mà người ta gọi cái chất đặc biệt này là sữa ong chúa.

Sữa ong chúa - một sản phẩm thiên nhiên quý giá

Thường những cái gì hiếm thì rất quý, sữa ong chúa cũng theo quy luật đó. Để có khoảng 100g sữa ong chúa, người ta phải thu gom từ vài trăm tổ ong mật một lần. Tuy nhiên ngày nay với phương pháp nuôi ong hiện đại, người ta đã tạo sẵn các gốc mũ chúa để lũ ong thợ nhanh chóng hoàn thành tiếp phần còn lại. Con người sẽ giúp chúng cấy vào đó các ấu trùng để rồi hàng ngày chúng tiếp tục tiết sữa vào đó. Và như vậy sẽ thu hoạch chúng được nhiều hơn. Nếu cứ 2-3 tuần thu một lần ở một tổ ong mật thì con số đó cũng có thể được tới vài kg trong một năm.

Khi tiến hành thu hoạch sữa ong chúa, những tiêu chuẩn kỹ thuật cần được đặt ra mới có thể đảm bảo được chất lượng của nó. Chẳng hạn, người ta phải tuân thủ một quy trình nghiêm ngặt, như sau khi thu hoạch, sữa cần được bảo quản ngay ở điều kiện lạnh, tránh ánh sáng để tránh bị ôxy hóa và tuyệt nhiên sữa ong chúa không được mốc, không được có mùi chua... Vì sữa ong chúa chứa rất nhiều chất bổ, rất giàu protein và acid béo, ngoài ra rất nhiều vitamin: B5, B1, B2, C... các nguyên tố vi lượng: đồng, kali, sắt, can xi... là những chất rất bổ ích và cần thiết cho sức khỏe của con người.

Dùng sữa ong chúa, con người bắt chước thiên nhiên

Phải nói, loài người có ưu thế đặc biệt về việc bắt chước thiên nhiên để phục vụ cho bản thân mình. Khi quan sát một đàn ong mật, ngoài các loại ong, có dáng dấp về thể hình sàn sàn như nhau ra, suốt ngày tất bật, vội vã với công việc, người ta còn phát hiện ra một con ong chúa, có thân hình to lớn nhất đàn, có chiều dài thân đến 20 - 25mm, có dáng dấp bệ vệ, tư thế khoan thai, thanh thản, trong bộ cánh ngắn màu mận chín, suốt ngày lại được cung phụng bởi một món ăn tuyệt hảo là sữa ong chúa. Và chính thứ thức ăn này đã làm cho ong chúa khỏe mạnh và trường thọ, lại có những nhu cầu đặc biệt về chuyện "chăn gối". Con người cũng đã thử nghiệm thứ thức ăn đặc biệt này cho chính mình và điều kỳ diệu đã đến. Đó là sữa ong chúa có tác dụng làm tăng khả năng tình dục và sinh sản, cải thiện khả năng bất lực của phái mày râu, làm gia tăng số lượng và chất lượng của tinh trùng.

Ngoài ra, nó còn thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát dục của cơ thể, nâng cao sức đề kháng, chống lão hóa, kích thích tế bào thần kinh, làm cho trí óc minh mẫn, làm tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tư duy, làm giảm đi các triệu chứng của bệnh Parkinson, hỗ trợ trong điều trị bệnh ung thư, chống phóng xạ, có tác dụng tiêu viêm và kháng khuẩn.

Sữa ong chúa có thể dùng cho nhiều lứa tuổi

Là một chất bổ có nguồn gốc tự nhiên, sữa ong chúa có thể sử dụng được cho nhiều lứa tuổi khác nhau, từ trẻ em chậm lớn (cũng cần nói rõ thêm, với trẻ sơ sinh hoặc thanh thiếu niên bình thường thì không nên dùng để tránh khả năng bị kích dục sớm) đến các trường hợp người già có sức khỏe yếu, đặc biệt là các đấng nam nhi thường hay bị phu nhân phàn nàn về "chuyện ấy", hoặc "muộn mằn" vì quân số của "bọn đàn em” yếu và không đủ. Hãy dùng sữa ong chúa mà đa phần là chế phẩm có sữa ong chúa. Vì sữa ong chúa sẽ giúp cho bạn mạnh mẽ và đông đủ số tinh trùng mà bạn cần thiết.

Có nhiều chế phẩm từ sữa ong chúa, sữa ong chúa chế với mật ong, sữa ong chúa chế với nhân sâm, với dầu gấc... song có lẽ dạng rượu vẫn là thứ làm cho bạn hài lòng hơn cả. Chỉ cần một tỷ lệ không lớn, độ 1% sữa ong chúa trong hỗn hợp mật ong (100g) và 1 lít rượu 30 - 35 độ, lắc đều trước khi dùng. Ngày 2-3 lần, mỗi lần độ 30-50ml, uống liền 3-4 tuần lễ vào trước các bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Ngoài ra, các người bị đái tháo đường, cholesterol máu cao, tăng huyết áp vẫn có thể sử dụng được sữa ong chúa
Trong một thí nghiệm của đại học Nông nghiệp Guelph phối hợp với Sở Khoa học và Phúc lợi quốc gia Ottawa và đại học Toronto, Canada, hai nhóm chuột được cấy tế bào ung thư, một nhóm nuôi bằng sữa chua và nhóm kia nuôi bằng sữa ong chúa. Kết quả cho thấy nhóm nuôi bằng sữa chúa sống được 12 ngày, nhóm nuôi bằng sữa ong chúa sống được 12 tháng.
Gần đây hãng Nutrition Depot, Mỹ đã cho ra đời một sản phẩm mang tên Supreme Royal Jelly 63.1 (sữa ong chúa siêu đẳng). Ngoài sữa ong chúa, chế phẩm còn bổ sung hoạt chất từ Milk Thistle, bột nấm linh chi, bột phấn ong, bột keo ong, chiết xuất nhân sâm, sâm Siberia, rễ sâm Ấn Độ, hoa lạc tiên, hoa bia, rau má, chiết xuất rễ cây cam thảo, bột quả nhàu, nhung hươu. Sản phẩm đem lại sinh lực cho người dùng và hỗ trợ phát triển sức đề kháng, giúp ăn ngon, ngủ tốt. Người dùng sẽ có cảm giác sảng khoái. Sản phẩm còn giúp làm sáng da, giảm vết nám và chống lão hóa cho phụ nữ.

1 comment: