* Nghệ đen có những công dụng gì ?
Nghệ đen là tên gọi của vị thuốc “nga truật”. Trong dân gian tùy từng địa phương, nghệ đen còn được gọi theo nhiều tên khác nhau như nghệ tím, ngải tím, ngải xanh, nghệ đăm. Theo y học cổ truyền, nghệ đen vị cay, đắng, tính ôn, vào kinh can, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực. Nó thường được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết, hành kinh không thông, nhiều máu cục (huyết khối). Liều dùng 3-6 g dưới dạng sắc uống hoặc tán bột. Công dụng chữa bệnh của loại "nghệ đen" và cách chế biến một số bài thuốc từ nghệ đen trong chữa bệnh:Trong y học cổ truyền, "nghệ đen" hiện diện trong một số phương thuốc chữa bệnh với tên gọi là "nga truật". Theo Đông y, nga truật có vị đắng, tính ấm, đi vào kinh Can. Nga truật thường được sử dụng trong các chứng rối loạn tiêu hóa, viêm loét bao tử, kinh nguyệt không đều... Sau khi người ta đào nga truật về và bào chế bằng cách rửa sạch đất, thái mỏng, phơi khô để sắc (nấu) uống, hoặc phơi khô xay bột để dùng dần, có khi tẩm giấm, sao khô để dùng...
Dùng nghệ đen trong bài thuốc trị ăn uống không tiêu, hay trướng bụng, ợ chua như sau: nga truật 12 gr, tam lăng 12 gr; trần bì (vỏ quýt) 6 gr; hương phụ 6 gr; la bặc tử 6 gr; sa nhân 6 gr; thanh bì 6 gr; chỉ xác 6 gr; hồ liên 4 gr; lô hội 2 gr; hồ tiêu 4 gr. Tất cả đem tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-8 gr, uống với nước ấm.
Nghệ đen được sử dụng trong bài thuốc trị đau bụng do bế kinh như sau: nga truật 6 gr; xuyên khung 6 gr; thục địa 12 gr; xích thược 6 gr; quy vĩ 6 gr; bạch chỉ 6 gr; hương phụ 6 gr. Tất cả cũng đem tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6-12 gr với nước ấm. Hoặc có thể làm theo cách sắc uống - đem những vị thuốc trên nấu với 600 ml nước, nấu còn 200 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian còn dùng nga truật tán thành bột uống với mật ong để chữa trị viêm loét bao tử cũng có hiệu quả. Nga truật còn được chiết xuất lấy dầu, được nghiên cứu hỗ trợ điều trị ức chế và phá tế bào ung thư gan...
Lương y Trần Duy Linh (TP.HCM)
* Những bài thuốc từ vừng (mè)
Vừng hay mè (danh pháp khoa học: Sesamum indicum L.). Hạt vừng (còn gọi là mè) có 2 loại: vừng vàng và vừng đen, có tên khoa học là Sésamum indicum D.C. Theo Đông y, vừng có tác dụng ích gan (tăng cường chức năng gan), bổ thận, dưỡng huyết, nâng cao thể lực, nuôi dưỡng não tủy, bền gân cốt, minh mục (làm sáng mắt), kéo dài tuổi thọ, tăng tiết sữa, làm vết thương mau lành, chống táo kết, trị bỏng, chống loãng xương, đặc biệt là làm quên cảm giác đói, rất có lợi đối với người thừa cân (để điều trị béo phì).
Một số bài thuốc đơn giản từ hạt vừng:
- Làm thuốc bổ dưỡng: dùng dầu vừng từ 10 - 25 ml/ngày, dùng liên tục khoảng 30 - 40 ngày; hoặc dùng viên vừng (thường dùng loại vừng đen): sao chín, giã nhỏ, dùng nước cơm nhào đều, viên thành từng viên nhỏ (bằng hạt đậu xanh), sấy khô, ngày dùng từ 15 - 30 gr (hoặc tán thành bột và cũng dùng như trên).
- Lợi sữa: Phụ nữ sau sinh nếu ít sữa dùng vừng (vừng vàng hay đen đều được) sao cho chín, hoặc giã nát (thêm ít muối để dễ ăn), hoặc để nguyên cả hạt, mỗi ngày ăn khoảng 50 gr (nếu để nguyên hạt cần nhai thật nhuyễn).
- Bị bỏng hoặc vết thương lâu lành: bôi dầu vừng lên vết thương (sau khi đã làm sạch vết thương), sau 5 - 7 ngày vết thương sẽ lên da non và mau lành, có thể tránh được sẹo lồi.
- Trị cao huyết áp, bán thân bất toại (di chứng của tai biến mạch máu não), xơ vữa mạch máu...: Vừng đen đã sao chín, dùng cùng với hà thủ ô, ngưu tất, liều lượng bằng nhau, số lượng không hạn chế, tán mịn, dùng nước cơm trộn đều viên thành từng viên nhỏ, ngày dùng 30 - 40 gr (chia làm 3 lần: sáng, trưa, chiều), chiêu với nước ấm. Trị táo bón: dầu vừng 40 - 60 ml/ngày (uống 1 lần) hoặc ăn vừng 50 gr/ngày.
Phong trào ăn gạo lứt muối mè lâu nay cũng xuất phát từ những tác dụng của gạo lứt và vừng như đã trình bày, riêng về tác dụng của gạo lứt, chúng tôi sẽ đề cập trong một dịp khác.
Dùng nghệ đen trong bài thuốc trị ăn uống không tiêu, hay trướng bụng, ợ chua như sau: nga truật 12 gr, tam lăng 12 gr; trần bì (vỏ quýt) 6 gr; hương phụ 6 gr; la bặc tử 6 gr; sa nhân 6 gr; thanh bì 6 gr; chỉ xác 6 gr; hồ liên 4 gr; lô hội 2 gr; hồ tiêu 4 gr. Tất cả đem tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-8 gr, uống với nước ấm.
Nghệ đen được sử dụng trong bài thuốc trị đau bụng do bế kinh như sau: nga truật 6 gr; xuyên khung 6 gr; thục địa 12 gr; xích thược 6 gr; quy vĩ 6 gr; bạch chỉ 6 gr; hương phụ 6 gr. Tất cả cũng đem tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6-12 gr với nước ấm. Hoặc có thể làm theo cách sắc uống - đem những vị thuốc trên nấu với 600 ml nước, nấu còn 200 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian còn dùng nga truật tán thành bột uống với mật ong để chữa trị viêm loét bao tử cũng có hiệu quả. Nga truật còn được chiết xuất lấy dầu, được nghiên cứu hỗ trợ điều trị ức chế và phá tế bào ung thư gan...
Lương y Trần Duy Linh (TP.HCM)
* Những bài thuốc từ vừng (mè)
Vừng hay mè (danh pháp khoa học: Sesamum indicum L.). Hạt vừng (còn gọi là mè) có 2 loại: vừng vàng và vừng đen, có tên khoa học là Sésamum indicum D.C. Theo Đông y, vừng có tác dụng ích gan (tăng cường chức năng gan), bổ thận, dưỡng huyết, nâng cao thể lực, nuôi dưỡng não tủy, bền gân cốt, minh mục (làm sáng mắt), kéo dài tuổi thọ, tăng tiết sữa, làm vết thương mau lành, chống táo kết, trị bỏng, chống loãng xương, đặc biệt là làm quên cảm giác đói, rất có lợi đối với người thừa cân (để điều trị béo phì).
Một số bài thuốc đơn giản từ hạt vừng:
- Làm thuốc bổ dưỡng: dùng dầu vừng từ 10 - 25 ml/ngày, dùng liên tục khoảng 30 - 40 ngày; hoặc dùng viên vừng (thường dùng loại vừng đen): sao chín, giã nhỏ, dùng nước cơm nhào đều, viên thành từng viên nhỏ (bằng hạt đậu xanh), sấy khô, ngày dùng từ 15 - 30 gr (hoặc tán thành bột và cũng dùng như trên).
- Lợi sữa: Phụ nữ sau sinh nếu ít sữa dùng vừng (vừng vàng hay đen đều được) sao cho chín, hoặc giã nát (thêm ít muối để dễ ăn), hoặc để nguyên cả hạt, mỗi ngày ăn khoảng 50 gr (nếu để nguyên hạt cần nhai thật nhuyễn).
- Bị bỏng hoặc vết thương lâu lành: bôi dầu vừng lên vết thương (sau khi đã làm sạch vết thương), sau 5 - 7 ngày vết thương sẽ lên da non và mau lành, có thể tránh được sẹo lồi.
- Trị cao huyết áp, bán thân bất toại (di chứng của tai biến mạch máu não), xơ vữa mạch máu...: Vừng đen đã sao chín, dùng cùng với hà thủ ô, ngưu tất, liều lượng bằng nhau, số lượng không hạn chế, tán mịn, dùng nước cơm trộn đều viên thành từng viên nhỏ, ngày dùng 30 - 40 gr (chia làm 3 lần: sáng, trưa, chiều), chiêu với nước ấm. Trị táo bón: dầu vừng 40 - 60 ml/ngày (uống 1 lần) hoặc ăn vừng 50 gr/ngày.
Phong trào ăn gạo lứt muối mè lâu nay cũng xuất phát từ những tác dụng của gạo lứt và vừng như đã trình bày, riêng về tác dụng của gạo lứt, chúng tôi sẽ đề cập trong một dịp khác.
Vừng đen dưỡng tóc: Tóc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và bụi đường, chưa kể vô số loại hóa chất từ keo, mouse... rất dễ bị xơ và chẻ ngọn. Thư thường tự chế biến “thuốc bổ” từ vừng đen để lấy lại vẻ mượt mà cho mái tóc. - Chuẩn bị 1 bát vừng đen, đem sao chín rồi tán nhuyễn. - Sau đó thêm một lượng đường vừa đủ vào nước và nấu cho dễ uống. - Uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ./.
*Ăn trái cây giúp xương vững chắc
Thanh thiếu niên ăn nhiều trái cây và rau củ tươi mỗi ngày có thể giúp họ có bộ xương vững chắc, đặc biệt là xương sống và cổ.
Các loại khoáng chất, vitamin, folic a-xít... có nhiều trong rau quả đã giúp củng cố xương, từ đó giúp ngừa chứng loãng xương. Theo trang web kidshealth.org, đây là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Cambridge (Anh) sau khi khảo sát ở 237 thanh thiếu niên ở tuổi từ 16-18; 120 phụ nữ từ 23-37 tuổi và 143 người từ 60-83 tuổi. Cuộc khảo sát cũng cho thấy ở những phụ nữ lớn tuổi, thói quen ăn nhiều rau quả cũng giúp họ cải thiện bộ xương. Nên dùng từ 3-5 khẩu phần rau và 2-4 khẩu phần trái cây mỗi ngày.
*Kim chi chống virus
Các nhà khoa học Hàn Quốc cho biết các nghiên cứu mới đây về kim chi cho thấy loại thực phẩm truyền thống của nước này có thể ngăn chặn các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.
Theo nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Chonbuk, vi khuẩn staphylococcus và listeria bị tiêu diệt hoặc giảm đáng kể trong quá trình lên men kim chi. Các nhà khoa học đã cho 1 triệu vi khuẩn staphylococci vào 1 lọ kim chi và nhận thấy toàn bộ đều chết sau 4 ngày lên men. 10 triệu vi khuẩn listeria cũng chết sau 5 ngày.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy kim chi có thể ngăn ngừa bacillus cereus, một loại vi khuẩn thường gây ngộ độc thực phẩm trong thức ăn trẻ em và các loại nước chấm lên men. (Theo KBS World)
* Vỏ nho giúp ngừa biến chứng tiểu đường
Resveratrol - chất thường có trong vỏ nho - có thể giúp ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường như bệnh tim, bệnh thận và bệnh mù lòa. Theo Hãng tin UPI, đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Y khoa Peninsula (Anh).
Theo các chuyên gia, chất resveratrol có tác dụng bảo vệ mạch máu khỏi nguy cơ bị tổn hại từ hàm lượng glucose cao trong máu gây ra. Chất resveratrol đã giúp chặn đứng các tác hại từ glucose. Theo các chuyên gia, dùng rượu vang đỏ ở mức độ vừa phải giúp bảo vệ bệnh nhân tiểu đường.
* Trị tiểu đường từ rong biển
Các nhà khoa học thuộc Công ty MicroIslet Inc (Mỹ) cho biết một chất chiết xuất từ rong biển có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường. Đó là chất giống như thạch tên alginate.
Theo Báo Daily Mail, các chuyên gia đã phủ alginate lên các tế bào sản xuất insulin của heo và đem cấy chúng vào cơ thể bệnh nhân. Alginate có tác dụng che giấu các tế bào heo khỏi hệ miễn dịch con người nên các tế bào này sẽ không bị đào thải khi được cấy vào cơ thể người. Điều này cho phép tế bào heo tiếp tục sản xuất lượng insulin cần thiết cho cơ thể, nhờ đó bệnh nhân sẽ không cần phải tiêm insulin 4 lần mỗi ngày. Những người bị tiểu đường là do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, đây là một loại hormon quan trọng giúp cơ thể hấp thụ glucose trong máu.
* Bổ dưỡng với đu đủ
Theo Đông y, đu đủ có vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu và bổ dưỡng… Một số món thông dụng làm từ đu đủ theo lương y Trần Duy Linh (TP.HCM) sẽ giúp bạn giữ gìn sức khỏe và ngừa một số bệnh.
Đu đủ xanh
+Đu đủ xanh hầm móng, giò heo:
Đây là món rất thông dụng, không chỉ có công dụng bổ dưỡng, nhuận trường, mát tim phổi, mà còn là món giúp phụ nữ sau khi sanh có nhiều sữa. Đu đủ xanh, bổ ra, làm sạch hạt, nhưng không gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt ra từng miếng để hầm nhừ với móng giò heo, nêm nếm gia vị vừa dùng. Bạn có thể cho thêm vào nồi hầm gạo nếp rang, vị thuốc ý dĩ, hay vị thuốc thông thảo (nấu thông thảo lấy nước cho vào).
+ Dưa món đu đủ
Đu đủ xanh gọt vỏ, bỏ hạt, thái mỏng khoảng 5 ly, phơi nắng cho khô, mang vào rửa sạch, ngâm trong nước, để ráo. Dùng nước mắm nguyên chất, đường cho vào nồi bắt lên bếp nấu sôi, để nguội rồi cho đu đủ vào trộn. Làm kiểu này thì để đu đủ được rất lâu. Thường kết hợp làm chung với vỏ dưa hấu, dưa leo, củ cải, một ít tiêu xanh, ớt hiểm, tỏi tép nhỏ... Món này thích hợp cho những người tiêu hóa kém, thường bị đầy bụng.
Đu đủ chínTrong đu đủ chín thành phần chủ yếu là nước, đường glucose, các vitamin A, B, C... Đu đủ chín rất tốt cho người thường xuyên bị táo bón.
Bông đu đủ đực
Dùng 30gr bông đu đủ đực tươi đem nấu với 1 chén nước. Lấy nước hòa với đường phèn cho trẻ bị ho uống ngày hai lần, mỗi lần 1/4 chén. Cách này giúp trị ho cho trẻ rất hiệu quả.
* Một số nguyên tắc ăn uống để giữ gìn sức khỏe
Người thể chất âm hư nên ăn nhiều rau củ quả. Đông y cho rằng, nên ăn nhiều vào ban ngày vì lúc này khí dương thịnh, cơ thể hoạt động nhiều. Buổi chiều tối là lúc dương suy, ăn ít thì tốt hơn. Hằng ngày, nên ăn uống vào những giờ nhất định để tiến trình tiêu hóa và hấp thu của tỳ vị được diễn ra bình thường.
Việc ăn uống cần đảm bảo điều độ. Nếu ăn cùng lúc một lượng thực phẩm lớn, tỳ vị sẽ phải làm việc nhiều, dễ bị tổn thương. Ngược lại, việc ăn uống quá ít cũng làm cơ thể suy yếu do không được cung cấp đủ những chất dinh dưỡng cần thiết.
Sau đây là một số nguyên tắc ăn uống mà bạn có thể tham khảo:
1. Điều hòa ngũ vị: Đông y cho rằng, mỗi vị tác động lên cơ thể theo một cách riêng:
- Chua (ô mai, thạch lựu): hạn chế bài tiết mồ hôi, nước tiểu.
- Cay (gừng, hành, tỏi, ớt): hành khí, hoạt huyết, phát tán.
- Ngọt (mật ong, các loại gạo, mì): bồi bổ cơ thể.
- Đắng (trần bì, mướp đắng): giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, giáng khí.
- Mặn (muối, rong biển): chống táo bón, nhuận tràng, bồi bổ âm huyết.
Nếu điều phối hợp lý các vị trên, thức ăn sẽ thơm ngon, bổ dưỡng, giúp cân bằng sức khỏe. Việc quá thiên về một vị nào đó sẽ gây bất lợi cho ngũ tạng.
2. Phối hợp thức ăn hợp lý:
- Dùng một loại thực phẩm phụ để làm tăng tác dụng của thực phẩm chính.
- Kết hợp các thực phẩm sao cho chúng tăng cường được hiệu quả của nhau.
- Kết hợp các thực phẩm sao cho loại này có thể hạn chế tác hại của loại kia.
- Không dùng chung 2 loại thực phẩm kỵ nhau.
3. Phối hợp hàn nhiệt:
Phối hợp hàn nhiệt là một cách điều hòa âm dương trong chế biến thức ăn. Đối với thực phẩm có vị cay nóng nên thêm cải xanh, cải trắng, măng non… để dưỡng âm. Còn với những thức ăn có tính hàn như thịt vịt, thịt gà, nên thêm vị cay nóng như tỏi, hồi, tiêu, gừng.
Ngoài ra, những người có thể chất suy nhược, âm hư nên dùng các thực phẩm có tính bổ âm như như vừng, mật ong, sữa, rau xanh, trái cay, đậu phụ, cá… Người thể chất dương hư nên dùng nhiều thực phẩm có tính bổ dương như thịt dê, hươu, nai…
4. Ăn uống theo khí hậu thời tiết:
Mùa xuân, dương khí thịnh, khí dương của cơ thể cũng tăng lên. Lúc này, nên dùng thêm những thực phẩm trợ dương như hành, rau thơm, cháo…. Nên hạn chế ăn chất béo, giảm vị chua, tăng vị ngọt để dưỡng tỳ khí.
Mùa hè nắng nóng, mưa nhiều, khí nóng dễ xâm nhập cơ thể gây chán ăn, năng lực tiêu hóa giảm. Để khí dương không bị tổn thương, nên dùng các thức ăn có vị chua, ngọt vừa phải như đậu xanh, dưa hấu, ô mai…; không nên ăn các món có nhiều dầu mỡ, hạn chế vị cay, ngọt. Không dùng quá nhiều đồ lạnh, nước đá vì chúng sẽ khiến bụng bị hàn, gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy…
Vào mùa đông, thời tiết lạnh, cần ăn nhiều chất đạm. Khi chế biến, nên dùng thêm gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng tỏi. Tối kỵ các thực phẩm đông lạnh, cứng bởi chúng thuộc âm, dễ gây tổn thương đến khí dương của tỳ vị. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá nhiều thức ăn để tránh hiện tượng khí dương uất kết, hóa nhiệt.
BS Bạch Long (Theo Bách khoa thư sức khỏe đàn ông)
* Một số thực phẩm có thể gây ung thư
Có rất nhiều tác nhân tạo thành các yếu tố thuận lợi gây ra ung thư (K) như môi trường bị ô nhiễm, thuốc lá, rượu, thuốc phiện, một số chất hóa học, các tia vật lý, một số hormon…; nhưng có một yếu tố mà hàng ngày chúng ta thường xuyên phải tiêu thụ đó là thực phẩm.
Các thực phẩm có thể gây K nếu sử dụng nó thường xuyên hoặc quá nhiều đó là các loại thịt, nhất là thịt đỏ (thịt đã qua chế biến), mỡ động vật, các thức ăn hôi thiu.
1. Thịt đỏ và thịt cá rán có thể gây ra K: gần đây một giáo sư người Nhật đã công bố một công trình nghiên cứu của ông, trong đó ông chứng minh rằng ăn các loại thịt động vật sẽ sinh ra một chất có thể làm tổn thương đến các gen tế bào, do đó tạo ra khả năng sinh K do quá trình chuyển hóa Nitrogen của thịt sinh ra chất Nitrosamin gây Carcinogen mạnh vì vậy người ta khuyên ăn thịt cần ăn thêm rau quả xanh để có thêm vitamin, đặc biệt là vitamin C nhằm trung hòa các chất sinh K, đồng thời có thêm chất xơ để tăng cường đào thải chất độc ra ngoài cơ thể.
+ Các loại thịt nướng, hun khói tạo ra hàng loạt các chất độc gây K; thịt, cá chiên, nướng, càng già lửa càng sinh ra nhiều amin dị vòng, nhất là khi đang chiên rán đổ thêm dầu mỡ vào làm tăng nhiệt độ bất thình lình. Những amin dị vòng này gây đột biến tế bào nhiễm độc gen. Vì vậy ăn thịt nên luộc thịt nhỏ lửa là tốt nhất và vừa chín tới.
+ Cá muối khô, thịt hộp, cá hộp… có chất Nitrit để bảo quản khi gặp Oxitnito thì tạo ra Nitrosamin gây K mạnh.
2. Mỡ là thức ăn có thể gây K, ngoài các tác hại gây béo phì, nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch… ăn nhiều mỡ động vật còn kích thích sự phát triển của khối K do:
+ Mỡ động vật là nguyên liệu "chất đốt” đối với ung thư đang phát triển. Có tác giả cho rằng ít mỡ thì K có khuynh hướng tồn tại ở dạng ngủ.
+ Mỡ gây tăng acid mật ở ruột già làm biến đổi tế bào niêm mạc.
+ Thừa mỡ động vật làm hệ thống miễn dịch suy giảm.
+ Mỡ còn là tiền chất tạo ra các hormon Steroid gây K có tính gia đình như: K vú, tử cung, đại tràng.
Vì vậy các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng khuyên nên sử dụng dầu thực vật để thay thế mỡ động vật nhằm giảm bớt các nguy cơ gây K.
BS Bạch Long
* Trà đá và bệnh sỏi thận
Tiến sĩ John Milner thuộc Đại học Loyola University Chicago (Mỹ) cảnh báo rằng trà đá chứa nhiều oxalate nên có thể dẫn tới nguy cơ sỏi thận. Theo chuyên gia này, những bệnh nhân đã chữa khỏi bệnh sỏi thận nên tránh xa trà đá để ngừa nguy cơ bệnh tái phát. "Đối với những người có nguy cơ dễ hình thành sỏi thận, trà đá là một trong những thức uống tệ hại nhất đối với họ", chuyên gia Milner nói.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây sỏi thận vẫn là do cơ thể bị thiếu nước. Tình trạng mất nước cùng với việc uống nhiều trà đá đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận ở những người có nguy cơ mắc bệnh này cao. Milner còn khẳng định cân bằng lượng nước cho cơ thể không có cách nào khác là uống nhiều nước lọc.
* Bài thuốc chữa rối loạn cương
Rối loạn cương dương là tình trạng lúc “hành sự”, người đàn ông không có khả năng đạt đến và duy trì mức độ cương cứng của dương vật trong khoảng thời gian cần thiết...
Dương hư và âm hư
Theo lương y Phạm Như Tá (Hội Đông y Q.Bình Thạnh, TP.HCM): rối loạn cương dương (RLC) là hiện tượng dương vật cương không đủ cứng hay không giữ được độ cương cứng, làm mất khả năng đi vào âm đạo trong khi giao hợp. Ở phương diện y học cổ truyền gọi tình trạng này là "thận suy", "dương nuy". Ngoài ra, RLC còn có hiện tượng dương vật bị mềm sớm trước khi xuất tinh; thiếu cảm hứng tình dục; không xuất tinh; xuất tinh sớm; thiếu hay mất cực khoái...
Y học cổ truyền chia RLC ra làm hai thể, gồm: thể thận dương hư và thể thận âm hư. Thể thận âm hư có các triệu chứng biểu hiện ra trên lâm sàng như: bứt rứt, hồi hộp, khó ngủ, người mau quên, tiểu nhiều vào ban đêm, đau lưng, mỏi gối, ù tai, giảm thính lực, hoa mắt, nóng về đêm, ra mồ hôi trộm, người khô khát, cầu táo, tiểu vàng, huyết áp dao động, lòng bàn tay, bàn chân nóng... còn gọi là "Âm hư sinh nội nhiệt". Nhất là quan hệ tình dục không có "lực" hay mất sức, xuất tinh sớm, dù người đàn ông có muốn chăng nữa, nhưng "nó" vẫn không thể làm theo ý muốn
Thứ hai là thể thận dương hư, người đàn ông sẽ có một số triệu chứng trên lâm sàng như: thận âm hư, và những biểu hiện nổi bật như di tinh, hoạt tinh, dương nuy bất cử, giao hợp hay bị tình trạng xuất tinh sớm, "không lực", nước tiểu trong dài, tiểu về đêm nhiều, người cảm thấy lành lạnh ở phần thắt lưng và hai chân, hay bị rối loạn tiêu hóa và thường đi cầu vào lúc sáng sớm, có khi lạnh buốt hai chân, lòng bàn tay, bàn chân hay lạnh - tình trạng "Dương hư sinh ngoại hàn".
Phương thuốc trị
Theo lương y Phạm Như Tá, với thể thận âm hư thì có bài thuốc dùng chung có tên là "Lục vị địa huỳnh hoàn", bao gồm 6 vị thuốc, với các hàm lượng như sau: 16gr thục địa, 12gr đơn bì, 12gr phục linh, 10gr sơn thù, 10gr hoài sơn, và 8gr trạch tả (trạch tả đem sao rượu trước). Có thể gia thêm (cho thêm) các vị, hà thủ ô, ba kích, tích trí nhơn, chích bắc kỳ (mỗi loại 12gr), nhân sâm, tục đoạn (mỗi loại 8gr) và ngũ vị tử 4gr. Nếu huyết áp có giao động, thì y phương (với bài thuốc gồm 6 vị nói trên) và gia thêm: đỗ trọng bắc, kỷ tử, cúc hoa (mỗi loại 12gr), và 14gr ngưu tất bắc.
Còn với thể thận dương hư thì cũng dùng bài thuốc dùng chung là "Lục vị địa huỳnh hoàn" như trên và thêm quế - phụ (nhục quế 6gr, và phụ tử 4gr). Ngoài ra, tùy trường hợp mà có thể gia thêm các vị: nhục thung dung, dâm dương hoắc, tục đoạn, nhung nai (mỗi loại 10gr), ba kích, đỗ trọng bắc (mỗi loại 10gr), ích trí nhơn 8gr, và ngũ vị tử 4gr. Cách nấu những bài thuốc trên như sau: lần một -
cho các vị thuốc cùng 4 chén nước, sắc (nấu) còn lại 1 chén; lần hai cho vào 3 chén nước, nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước của hai lần lại chia làm 3 lần dùng trong ngày. Dùng vào trưa, chiều (trước bữa ăn hơn 1 giờ) và tối, lúc nước thuốc âm ấm. Riêng nhục quế thì để riêng, hãm nước sôi, khi sắc thuốc xong rồi mới cho vào.
* Rượu tỏi phòng và chữa bệnhAi Cập tuy là một nước nghèo, khí hậu khắc nghiệt nhưng người dân lại khỏe mạnh và sống lâu. Tổ chức Y tế Thế giới đã điều tra và phát hiện, mỗi gia đình ở Ai Cập đều có một hũ rượu ngâm tỏi và đây có thể là lời giải thích cho hiện tượng trên.
Y học cổ truyền nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh có kết quả tốt. Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm...
Người ta có thể dùng tỏi bằng nhiều cách khác nhau, nhưng đặc biệt ở Ai Cập thì hầu như nhà nào cũng dùng rượu tỏi. Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao. Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu. Các nhà y học đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập vào các vùng có khí hậu khắc nghiệt để khảo sát, thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật. Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một hũ rượu ngâm tỏi để uống. Từ nhiều thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này.
Tiếp đó, qua nhiều nghiên cứu phân tích, người ta thấy rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh: xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp), hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản), tim mạch (huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ mỡ động mạch), tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng).
Năm 1983, các nhà nghiên cứu Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là bệnh trĩ và tiểu đường. Họ nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao, không gây phản ứng phụ.
Cách bào chế rượu tỏi: Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40 g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100 ml rượu trắng 40-45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn; tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng. Uống liên tục suốt đời với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được. Ở nước ta, đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi trên của WHO, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần) nhưng không thấy phản ứng phụ.
Những năm gần đây, các nhà khoa học ở nhiều nước đã nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của tỏi. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Tác dụng kháng virus cũng đã được nói đến. Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Tỏi có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa được ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận; song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.
Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh, với cách dùng an toàn có thể dùng hằng ngày một cách lâu dài.
Theo BS Vũ Định(Sức Khỏe & Đời Sống)
GẠO LỨCGạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Tuy nhiên, nó còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi được đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ. Đây là một khám phá mới nhất của khoa học.
Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ỡ trạng thái nẩy mầm. "Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng." Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University in Nagano, đã nói như vậy trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hoá học quốc tế "the 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies" ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua.
"Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước". Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys). Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hoà các hoạt động ở trung ương não bộ.
Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác độâng vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy.
Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi phần bọc ngoài của hạt gạo lức.
Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin, Vìtamin E, cùng các chất khoáng khác.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch. Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày. Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g.
Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch. Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol. Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.
Được biết, hội nghị Hoá Học Quốc Tế International Chemical Congress được bảo trợ bởi: the American Chemical Society, the Chemical Society of Japan, the Canadian Society of Chemistry, the Royal Australian Chemical Institute, and the New Zealand Institute of Chemistry.
Tham Chiếu:
- Reuters Health Information Date Published: Dec 18 2000 16:11:14 Date Reviewed: Dec 18 2000
-ABC Science Online, Australia 19 December 2000
- Thực Phẩm Rau Đậu Qua Lăng Kính Khoa Học, Tâm Diệu, Nhà Xuất Bản Văn Nghệ 1997, 171- 174.
GIỚI THIỆU VỀ GẠO LỨC
Gạo Lức (brown rice) là một loại gạo chỉ xay bỏ trấu tức vỏ lúa chứ không bỏ mầm và cám của hạt gạo bên trong. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho biết những thực phẩm có nhiều chất xơ, như gạo lứt và các loại đậu khác có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư ruột không phải vì chất xơ mà chính là chất phytate chứa trong chất xơ. Các nhà khoa học cũng tìm thấy ở trong chất cám gạo lứt có một thứ dầu đặc biệt mang tên là tocotrienol factor TRF có khả năng chống cholesterol xấu LDL và khử trừ những chất hóa học gây ra hiện tượng đông máu. Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc University of Wisconsin Hoa kỳ đã thử nghiệm trên một số người thì thấy rằng chất TRF trong cám gạo lứt đã làm giảm 12 đến 16% cholesterol trong máu. Ngoài ra, trong gạo lứt cũng có một chất dầu khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzym HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp tăng lượng cholesterol tốt HDL.
Gạo lức gồm có ba loại: gạo lức tẻ hột dài (long grain brown rice), gạo lức tẻ hột tròn (short-grain brown rice), và gạo lức nếp (sweet brown rice). Tất cả gạo lức đều bổ dưỡng, nên cần được ăn trong các bữa ăn hằng ngày. Mặc dầu thời gian nấu gạo lức lâu khỏang 45 phút, nhưng có thể nấu một lần cho một tuần thì cũng tiết kiệm được nhiều thì giờ.
KỸ THUẬT NẤU NGŨ CỐC LỨC
Cứ một cup gạo lứt cần hai cup nước và khi chín sẽ cho khoảng ba cups cơm, dùng cho ba người ăn. Sau khi đãi sạch gạo, đổ chung với số lượng nước tương ứng, đặt vào nồi cơm điện, bật công tắc (turn on), chờ cho sôi đều xong là tắt (turn off) cho đến khi mặt nước cạn bằng với mặt gạo là bật công tắc lại (turn on), rồi để nó tự động tắt. (lối này hơi mất công nhưng gạo khi chín thành cơm thường không bị bể hột) Thời gian mất khoảng 55 phút. Cũng có thể nấu như gạo thường, nghĩa là sau khi đãi sạch gạo, đổ chung với số lượng nước tương ứng, đặt vào nồi cơm điện, bật công tắc (turn on) là xong.
Cơm ăn không hết có thể để trong tủ lạnh dùng trong khoảng một tuần lễ. Nếu muốn để lâu hơn, nên chia ra từng phần rồi bỏ vào ngăn đông lạnh, khi ăn chỉ việc cho vào micro-wave hay bỏ vào non-stick pan để trên bếp lửa là cơm trở lại tình trạng nóng hổi bình thường.(Theo TVHS)
*Ăn trái cây giúp xương vững chắc
Thanh thiếu niên ăn nhiều trái cây và rau củ tươi mỗi ngày có thể giúp họ có bộ xương vững chắc, đặc biệt là xương sống và cổ.
Các loại khoáng chất, vitamin, folic a-xít... có nhiều trong rau quả đã giúp củng cố xương, từ đó giúp ngừa chứng loãng xương. Theo trang web kidshealth.org, đây là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Cambridge (Anh) sau khi khảo sát ở 237 thanh thiếu niên ở tuổi từ 16-18; 120 phụ nữ từ 23-37 tuổi và 143 người từ 60-83 tuổi. Cuộc khảo sát cũng cho thấy ở những phụ nữ lớn tuổi, thói quen ăn nhiều rau quả cũng giúp họ cải thiện bộ xương. Nên dùng từ 3-5 khẩu phần rau và 2-4 khẩu phần trái cây mỗi ngày.
*Kim chi chống virus
Các nhà khoa học Hàn Quốc cho biết các nghiên cứu mới đây về kim chi cho thấy loại thực phẩm truyền thống của nước này có thể ngăn chặn các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.
Theo nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Chonbuk, vi khuẩn staphylococcus và listeria bị tiêu diệt hoặc giảm đáng kể trong quá trình lên men kim chi. Các nhà khoa học đã cho 1 triệu vi khuẩn staphylococci vào 1 lọ kim chi và nhận thấy toàn bộ đều chết sau 4 ngày lên men. 10 triệu vi khuẩn listeria cũng chết sau 5 ngày.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy kim chi có thể ngăn ngừa bacillus cereus, một loại vi khuẩn thường gây ngộ độc thực phẩm trong thức ăn trẻ em và các loại nước chấm lên men. (Theo KBS World)
* Vỏ nho giúp ngừa biến chứng tiểu đường
Resveratrol - chất thường có trong vỏ nho - có thể giúp ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường như bệnh tim, bệnh thận và bệnh mù lòa. Theo Hãng tin UPI, đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Y khoa Peninsula (Anh).
Theo các chuyên gia, chất resveratrol có tác dụng bảo vệ mạch máu khỏi nguy cơ bị tổn hại từ hàm lượng glucose cao trong máu gây ra. Chất resveratrol đã giúp chặn đứng các tác hại từ glucose. Theo các chuyên gia, dùng rượu vang đỏ ở mức độ vừa phải giúp bảo vệ bệnh nhân tiểu đường.
* Trị tiểu đường từ rong biển
Các nhà khoa học thuộc Công ty MicroIslet Inc (Mỹ) cho biết một chất chiết xuất từ rong biển có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường. Đó là chất giống như thạch tên alginate.
Theo Báo Daily Mail, các chuyên gia đã phủ alginate lên các tế bào sản xuất insulin của heo và đem cấy chúng vào cơ thể bệnh nhân. Alginate có tác dụng che giấu các tế bào heo khỏi hệ miễn dịch con người nên các tế bào này sẽ không bị đào thải khi được cấy vào cơ thể người. Điều này cho phép tế bào heo tiếp tục sản xuất lượng insulin cần thiết cho cơ thể, nhờ đó bệnh nhân sẽ không cần phải tiêm insulin 4 lần mỗi ngày. Những người bị tiểu đường là do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, đây là một loại hormon quan trọng giúp cơ thể hấp thụ glucose trong máu.
* Bổ dưỡng với đu đủ
Theo Đông y, đu đủ có vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu và bổ dưỡng… Một số món thông dụng làm từ đu đủ theo lương y Trần Duy Linh (TP.HCM) sẽ giúp bạn giữ gìn sức khỏe và ngừa một số bệnh.
Đu đủ xanh
+Đu đủ xanh hầm móng, giò heo:
Đây là món rất thông dụng, không chỉ có công dụng bổ dưỡng, nhuận trường, mát tim phổi, mà còn là món giúp phụ nữ sau khi sanh có nhiều sữa. Đu đủ xanh, bổ ra, làm sạch hạt, nhưng không gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt ra từng miếng để hầm nhừ với móng giò heo, nêm nếm gia vị vừa dùng. Bạn có thể cho thêm vào nồi hầm gạo nếp rang, vị thuốc ý dĩ, hay vị thuốc thông thảo (nấu thông thảo lấy nước cho vào).
+ Dưa món đu đủ
Đu đủ xanh gọt vỏ, bỏ hạt, thái mỏng khoảng 5 ly, phơi nắng cho khô, mang vào rửa sạch, ngâm trong nước, để ráo. Dùng nước mắm nguyên chất, đường cho vào nồi bắt lên bếp nấu sôi, để nguội rồi cho đu đủ vào trộn. Làm kiểu này thì để đu đủ được rất lâu. Thường kết hợp làm chung với vỏ dưa hấu, dưa leo, củ cải, một ít tiêu xanh, ớt hiểm, tỏi tép nhỏ... Món này thích hợp cho những người tiêu hóa kém, thường bị đầy bụng.
Đu đủ chínTrong đu đủ chín thành phần chủ yếu là nước, đường glucose, các vitamin A, B, C... Đu đủ chín rất tốt cho người thường xuyên bị táo bón.
Bông đu đủ đực
Dùng 30gr bông đu đủ đực tươi đem nấu với 1 chén nước. Lấy nước hòa với đường phèn cho trẻ bị ho uống ngày hai lần, mỗi lần 1/4 chén. Cách này giúp trị ho cho trẻ rất hiệu quả.
* Một số nguyên tắc ăn uống để giữ gìn sức khỏe
Người thể chất âm hư nên ăn nhiều rau củ quả. Đông y cho rằng, nên ăn nhiều vào ban ngày vì lúc này khí dương thịnh, cơ thể hoạt động nhiều. Buổi chiều tối là lúc dương suy, ăn ít thì tốt hơn. Hằng ngày, nên ăn uống vào những giờ nhất định để tiến trình tiêu hóa và hấp thu của tỳ vị được diễn ra bình thường.
Việc ăn uống cần đảm bảo điều độ. Nếu ăn cùng lúc một lượng thực phẩm lớn, tỳ vị sẽ phải làm việc nhiều, dễ bị tổn thương. Ngược lại, việc ăn uống quá ít cũng làm cơ thể suy yếu do không được cung cấp đủ những chất dinh dưỡng cần thiết.
Sau đây là một số nguyên tắc ăn uống mà bạn có thể tham khảo:
1. Điều hòa ngũ vị: Đông y cho rằng, mỗi vị tác động lên cơ thể theo một cách riêng:
- Chua (ô mai, thạch lựu): hạn chế bài tiết mồ hôi, nước tiểu.
- Cay (gừng, hành, tỏi, ớt): hành khí, hoạt huyết, phát tán.
- Ngọt (mật ong, các loại gạo, mì): bồi bổ cơ thể.
- Đắng (trần bì, mướp đắng): giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, giáng khí.
- Mặn (muối, rong biển): chống táo bón, nhuận tràng, bồi bổ âm huyết.
Nếu điều phối hợp lý các vị trên, thức ăn sẽ thơm ngon, bổ dưỡng, giúp cân bằng sức khỏe. Việc quá thiên về một vị nào đó sẽ gây bất lợi cho ngũ tạng.
2. Phối hợp thức ăn hợp lý:
- Dùng một loại thực phẩm phụ để làm tăng tác dụng của thực phẩm chính.
- Kết hợp các thực phẩm sao cho chúng tăng cường được hiệu quả của nhau.
- Kết hợp các thực phẩm sao cho loại này có thể hạn chế tác hại của loại kia.
- Không dùng chung 2 loại thực phẩm kỵ nhau.
3. Phối hợp hàn nhiệt:
Phối hợp hàn nhiệt là một cách điều hòa âm dương trong chế biến thức ăn. Đối với thực phẩm có vị cay nóng nên thêm cải xanh, cải trắng, măng non… để dưỡng âm. Còn với những thức ăn có tính hàn như thịt vịt, thịt gà, nên thêm vị cay nóng như tỏi, hồi, tiêu, gừng.
Ngoài ra, những người có thể chất suy nhược, âm hư nên dùng các thực phẩm có tính bổ âm như như vừng, mật ong, sữa, rau xanh, trái cay, đậu phụ, cá… Người thể chất dương hư nên dùng nhiều thực phẩm có tính bổ dương như thịt dê, hươu, nai…
4. Ăn uống theo khí hậu thời tiết:
Mùa xuân, dương khí thịnh, khí dương của cơ thể cũng tăng lên. Lúc này, nên dùng thêm những thực phẩm trợ dương như hành, rau thơm, cháo…. Nên hạn chế ăn chất béo, giảm vị chua, tăng vị ngọt để dưỡng tỳ khí.
Mùa hè nắng nóng, mưa nhiều, khí nóng dễ xâm nhập cơ thể gây chán ăn, năng lực tiêu hóa giảm. Để khí dương không bị tổn thương, nên dùng các thức ăn có vị chua, ngọt vừa phải như đậu xanh, dưa hấu, ô mai…; không nên ăn các món có nhiều dầu mỡ, hạn chế vị cay, ngọt. Không dùng quá nhiều đồ lạnh, nước đá vì chúng sẽ khiến bụng bị hàn, gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy…
Vào mùa đông, thời tiết lạnh, cần ăn nhiều chất đạm. Khi chế biến, nên dùng thêm gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng tỏi. Tối kỵ các thực phẩm đông lạnh, cứng bởi chúng thuộc âm, dễ gây tổn thương đến khí dương của tỳ vị. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá nhiều thức ăn để tránh hiện tượng khí dương uất kết, hóa nhiệt.
BS Bạch Long (Theo Bách khoa thư sức khỏe đàn ông)
* Một số thực phẩm có thể gây ung thư
Có rất nhiều tác nhân tạo thành các yếu tố thuận lợi gây ra ung thư (K) như môi trường bị ô nhiễm, thuốc lá, rượu, thuốc phiện, một số chất hóa học, các tia vật lý, một số hormon…; nhưng có một yếu tố mà hàng ngày chúng ta thường xuyên phải tiêu thụ đó là thực phẩm.
Các thực phẩm có thể gây K nếu sử dụng nó thường xuyên hoặc quá nhiều đó là các loại thịt, nhất là thịt đỏ (thịt đã qua chế biến), mỡ động vật, các thức ăn hôi thiu.
1. Thịt đỏ và thịt cá rán có thể gây ra K: gần đây một giáo sư người Nhật đã công bố một công trình nghiên cứu của ông, trong đó ông chứng minh rằng ăn các loại thịt động vật sẽ sinh ra một chất có thể làm tổn thương đến các gen tế bào, do đó tạo ra khả năng sinh K do quá trình chuyển hóa Nitrogen của thịt sinh ra chất Nitrosamin gây Carcinogen mạnh vì vậy người ta khuyên ăn thịt cần ăn thêm rau quả xanh để có thêm vitamin, đặc biệt là vitamin C nhằm trung hòa các chất sinh K, đồng thời có thêm chất xơ để tăng cường đào thải chất độc ra ngoài cơ thể.
+ Các loại thịt nướng, hun khói tạo ra hàng loạt các chất độc gây K; thịt, cá chiên, nướng, càng già lửa càng sinh ra nhiều amin dị vòng, nhất là khi đang chiên rán đổ thêm dầu mỡ vào làm tăng nhiệt độ bất thình lình. Những amin dị vòng này gây đột biến tế bào nhiễm độc gen. Vì vậy ăn thịt nên luộc thịt nhỏ lửa là tốt nhất và vừa chín tới.
+ Cá muối khô, thịt hộp, cá hộp… có chất Nitrit để bảo quản khi gặp Oxitnito thì tạo ra Nitrosamin gây K mạnh.
2. Mỡ là thức ăn có thể gây K, ngoài các tác hại gây béo phì, nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch… ăn nhiều mỡ động vật còn kích thích sự phát triển của khối K do:
+ Mỡ động vật là nguyên liệu "chất đốt” đối với ung thư đang phát triển. Có tác giả cho rằng ít mỡ thì K có khuynh hướng tồn tại ở dạng ngủ.
+ Mỡ gây tăng acid mật ở ruột già làm biến đổi tế bào niêm mạc.
+ Thừa mỡ động vật làm hệ thống miễn dịch suy giảm.
+ Mỡ còn là tiền chất tạo ra các hormon Steroid gây K có tính gia đình như: K vú, tử cung, đại tràng.
Vì vậy các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng khuyên nên sử dụng dầu thực vật để thay thế mỡ động vật nhằm giảm bớt các nguy cơ gây K.
BS Bạch Long
* Trà đá và bệnh sỏi thận
Tiến sĩ John Milner thuộc Đại học Loyola University Chicago (Mỹ) cảnh báo rằng trà đá chứa nhiều oxalate nên có thể dẫn tới nguy cơ sỏi thận. Theo chuyên gia này, những bệnh nhân đã chữa khỏi bệnh sỏi thận nên tránh xa trà đá để ngừa nguy cơ bệnh tái phát. "Đối với những người có nguy cơ dễ hình thành sỏi thận, trà đá là một trong những thức uống tệ hại nhất đối với họ", chuyên gia Milner nói.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây sỏi thận vẫn là do cơ thể bị thiếu nước. Tình trạng mất nước cùng với việc uống nhiều trà đá đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận ở những người có nguy cơ mắc bệnh này cao. Milner còn khẳng định cân bằng lượng nước cho cơ thể không có cách nào khác là uống nhiều nước lọc.
* Bài thuốc chữa rối loạn cương
Rối loạn cương dương là tình trạng lúc “hành sự”, người đàn ông không có khả năng đạt đến và duy trì mức độ cương cứng của dương vật trong khoảng thời gian cần thiết...
Dương hư và âm hư
Theo lương y Phạm Như Tá (Hội Đông y Q.Bình Thạnh, TP.HCM): rối loạn cương dương (RLC) là hiện tượng dương vật cương không đủ cứng hay không giữ được độ cương cứng, làm mất khả năng đi vào âm đạo trong khi giao hợp. Ở phương diện y học cổ truyền gọi tình trạng này là "thận suy", "dương nuy". Ngoài ra, RLC còn có hiện tượng dương vật bị mềm sớm trước khi xuất tinh; thiếu cảm hứng tình dục; không xuất tinh; xuất tinh sớm; thiếu hay mất cực khoái...
Y học cổ truyền chia RLC ra làm hai thể, gồm: thể thận dương hư và thể thận âm hư. Thể thận âm hư có các triệu chứng biểu hiện ra trên lâm sàng như: bứt rứt, hồi hộp, khó ngủ, người mau quên, tiểu nhiều vào ban đêm, đau lưng, mỏi gối, ù tai, giảm thính lực, hoa mắt, nóng về đêm, ra mồ hôi trộm, người khô khát, cầu táo, tiểu vàng, huyết áp dao động, lòng bàn tay, bàn chân nóng... còn gọi là "Âm hư sinh nội nhiệt". Nhất là quan hệ tình dục không có "lực" hay mất sức, xuất tinh sớm, dù người đàn ông có muốn chăng nữa, nhưng "nó" vẫn không thể làm theo ý muốn
Thứ hai là thể thận dương hư, người đàn ông sẽ có một số triệu chứng trên lâm sàng như: thận âm hư, và những biểu hiện nổi bật như di tinh, hoạt tinh, dương nuy bất cử, giao hợp hay bị tình trạng xuất tinh sớm, "không lực", nước tiểu trong dài, tiểu về đêm nhiều, người cảm thấy lành lạnh ở phần thắt lưng và hai chân, hay bị rối loạn tiêu hóa và thường đi cầu vào lúc sáng sớm, có khi lạnh buốt hai chân, lòng bàn tay, bàn chân hay lạnh - tình trạng "Dương hư sinh ngoại hàn".
Phương thuốc trị
Theo lương y Phạm Như Tá, với thể thận âm hư thì có bài thuốc dùng chung có tên là "Lục vị địa huỳnh hoàn", bao gồm 6 vị thuốc, với các hàm lượng như sau: 16gr thục địa, 12gr đơn bì, 12gr phục linh, 10gr sơn thù, 10gr hoài sơn, và 8gr trạch tả (trạch tả đem sao rượu trước). Có thể gia thêm (cho thêm) các vị, hà thủ ô, ba kích, tích trí nhơn, chích bắc kỳ (mỗi loại 12gr), nhân sâm, tục đoạn (mỗi loại 8gr) và ngũ vị tử 4gr. Nếu huyết áp có giao động, thì y phương (với bài thuốc gồm 6 vị nói trên) và gia thêm: đỗ trọng bắc, kỷ tử, cúc hoa (mỗi loại 12gr), và 14gr ngưu tất bắc.
Còn với thể thận dương hư thì cũng dùng bài thuốc dùng chung là "Lục vị địa huỳnh hoàn" như trên và thêm quế - phụ (nhục quế 6gr, và phụ tử 4gr). Ngoài ra, tùy trường hợp mà có thể gia thêm các vị: nhục thung dung, dâm dương hoắc, tục đoạn, nhung nai (mỗi loại 10gr), ba kích, đỗ trọng bắc (mỗi loại 10gr), ích trí nhơn 8gr, và ngũ vị tử 4gr. Cách nấu những bài thuốc trên như sau: lần một -
cho các vị thuốc cùng 4 chén nước, sắc (nấu) còn lại 1 chén; lần hai cho vào 3 chén nước, nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước của hai lần lại chia làm 3 lần dùng trong ngày. Dùng vào trưa, chiều (trước bữa ăn hơn 1 giờ) và tối, lúc nước thuốc âm ấm. Riêng nhục quế thì để riêng, hãm nước sôi, khi sắc thuốc xong rồi mới cho vào.
* Rượu tỏi phòng và chữa bệnhAi Cập tuy là một nước nghèo, khí hậu khắc nghiệt nhưng người dân lại khỏe mạnh và sống lâu. Tổ chức Y tế Thế giới đã điều tra và phát hiện, mỗi gia đình ở Ai Cập đều có một hũ rượu ngâm tỏi và đây có thể là lời giải thích cho hiện tượng trên.
Y học cổ truyền nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh có kết quả tốt. Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm...
Người ta có thể dùng tỏi bằng nhiều cách khác nhau, nhưng đặc biệt ở Ai Cập thì hầu như nhà nào cũng dùng rượu tỏi. Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao. Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu. Các nhà y học đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập vào các vùng có khí hậu khắc nghiệt để khảo sát, thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật. Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một hũ rượu ngâm tỏi để uống. Từ nhiều thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này.
Tiếp đó, qua nhiều nghiên cứu phân tích, người ta thấy rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh: xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp), hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản), tim mạch (huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ mỡ động mạch), tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng).
Năm 1983, các nhà nghiên cứu Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là bệnh trĩ và tiểu đường. Họ nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao, không gây phản ứng phụ.
Cách bào chế rượu tỏi: Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40 g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100 ml rượu trắng 40-45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn; tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng. Uống liên tục suốt đời với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được. Ở nước ta, đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi trên của WHO, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi/lần) nhưng không thấy phản ứng phụ.
Những năm gần đây, các nhà khoa học ở nhiều nước đã nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của tỏi. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Tác dụng kháng virus cũng đã được nói đến. Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Tỏi có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa được ung thư, đó là điều nhiều nhà khoa học đã thừa nhận; song có điều trị được ung thư khi nó đã phát triển thành khối u hay không thì chưa chứng minh được, còn cần nghiên cứu tiếp.
Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh, với cách dùng an toàn có thể dùng hằng ngày một cách lâu dài.
Theo BS Vũ Định(Sức Khỏe & Đời Sống)
GẠO LỨCGạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Tuy nhiên, nó còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi được đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ. Đây là một khám phá mới nhất của khoa học.
Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ỡ trạng thái nẩy mầm. "Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng." Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University in Nagano, đã nói như vậy trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hoá học quốc tế "the 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies" ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua.
"Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước". Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys). Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hoà các hoạt động ở trung ương não bộ.
Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác độâng vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy.
Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi phần bọc ngoài của hạt gạo lức.
Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin, Vìtamin E, cùng các chất khoáng khác.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch. Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày. Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g.
Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch. Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol. Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.
Được biết, hội nghị Hoá Học Quốc Tế International Chemical Congress được bảo trợ bởi: the American Chemical Society, the Chemical Society of Japan, the Canadian Society of Chemistry, the Royal Australian Chemical Institute, and the New Zealand Institute of Chemistry.
Tham Chiếu:
- Reuters Health Information Date Published: Dec 18 2000 16:11:14 Date Reviewed: Dec 18 2000
-ABC Science Online, Australia 19 December 2000
- Thực Phẩm Rau Đậu Qua Lăng Kính Khoa Học, Tâm Diệu, Nhà Xuất Bản Văn Nghệ 1997, 171- 174.
Gạo Lức (brown rice) là một loại gạo chỉ xay bỏ trấu tức vỏ lúa chứ không bỏ mầm và cám của hạt gạo bên trong. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho biết những thực phẩm có nhiều chất xơ, như gạo lứt và các loại đậu khác có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư ruột không phải vì chất xơ mà chính là chất phytate chứa trong chất xơ. Các nhà khoa học cũng tìm thấy ở trong chất cám gạo lứt có một thứ dầu đặc biệt mang tên là tocotrienol factor TRF có khả năng chống cholesterol xấu LDL và khử trừ những chất hóa học gây ra hiện tượng đông máu. Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc University of Wisconsin Hoa kỳ đã thử nghiệm trên một số người thì thấy rằng chất TRF trong cám gạo lứt đã làm giảm 12 đến 16% cholesterol trong máu. Ngoài ra, trong gạo lứt cũng có một chất dầu khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzym HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp tăng lượng cholesterol tốt HDL.
Gạo lức gồm có ba loại: gạo lức tẻ hột dài (long grain brown rice), gạo lức tẻ hột tròn (short-grain brown rice), và gạo lức nếp (sweet brown rice). Tất cả gạo lức đều bổ dưỡng, nên cần được ăn trong các bữa ăn hằng ngày. Mặc dầu thời gian nấu gạo lức lâu khỏang 45 phút, nhưng có thể nấu một lần cho một tuần thì cũng tiết kiệm được nhiều thì giờ.
KỸ THUẬT NẤU NGŨ CỐC LỨC
Cứ một cup gạo lứt cần hai cup nước và khi chín sẽ cho khoảng ba cups cơm, dùng cho ba người ăn. Sau khi đãi sạch gạo, đổ chung với số lượng nước tương ứng, đặt vào nồi cơm điện, bật công tắc (turn on), chờ cho sôi đều xong là tắt (turn off) cho đến khi mặt nước cạn bằng với mặt gạo là bật công tắc lại (turn on), rồi để nó tự động tắt. (lối này hơi mất công nhưng gạo khi chín thành cơm thường không bị bể hột) Thời gian mất khoảng 55 phút. Cũng có thể nấu như gạo thường, nghĩa là sau khi đãi sạch gạo, đổ chung với số lượng nước tương ứng, đặt vào nồi cơm điện, bật công tắc (turn on) là xong.
Cơm ăn không hết có thể để trong tủ lạnh dùng trong khoảng một tuần lễ. Nếu muốn để lâu hơn, nên chia ra từng phần rồi bỏ vào ngăn đông lạnh, khi ăn chỉ việc cho vào micro-wave hay bỏ vào non-stick pan để trên bếp lửa là cơm trở lại tình trạng nóng hổi bình thường.(Theo TVHS)
vé máy bay eva airlines
vé máy bay đi california
lịch bay của korean airlines
mua vé máy bay đi mỹ giá rẻ
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich
ve may bay di canada