Tỉnh Tây Ninh có một ngọn núi cao nhất miền Nam VN, được gọi là núi Ðiện Bà, tục gọi là núi Bà Ðen, vì trên núi có lập một cái Ðiện để thờ Bà Ðen. Bà Ðen rất linh hiển nên được vua Gia Long truyền cho đúc cốt Bà bằng đồng đen và sắc phong là Linh Sơn Thánh Mẫu
SỰ TÍCH BÀ ÐEN:
Có hai truyền thuyết về sự tích Bà Ðen:
- Bà Đen là nàng Đênh , người Cao Miên
- Bà Đen là lý thị Thiên Hương Người Việt Nam
1: Bà Đen là nàng Đênh
" Tương truyền rằng, khi xưa, thuở còn là phần đất của Cao Miên, tại vùng rừng núi Tây Ninh có một viên quan trấn thủ người Miên sinh hạ được hai con: một trai tuấn tú và một gái hiền thục, tục gọi là nàng Ðênh.
Lúc nàng Ðênh 13 tuổi, có ông sư người Tàu tên là Trung Văn Danh từ Bến Cát (Thủ Dầu Một) đến vùng núi Tây Ninh tìm chùa làm nơi hoằng dương Phật pháp. Khi đến nhà quan trấn, sư ông thăm hỏi việc truyền bá đạo Phật trong vùng và dò la kiếm nơi cất chùa hành đạo. Quan trấn thủ mời nhà sư tạm nghỉ nơi nhà mình để ông thừa dịp học đạo.
Sư ông vui vẻ nhận lời và từ đó bắt đầu truyền bá Phật pháp trong gia đình quan trấn và cơ vệ đội.
Tuy tuổi trẻ nhưng sớm nhuộm màu thiền, nàng Ðênh miệt mài nghe sư ông giảng đạo. Quan trấn cũng mộ đạo nên thiết lập cho sư ông một cảnh chùa, nay còn di tích là chùa Ông Tàu, nằm về phía Ðông chân núi, phía làng Phước Hội đi lên.
Thời gian thấm thoát trôi qua, nghĩ lại đã mấy năm xa cách thiện nam tín nữ Bến Cát, sư ông bèn tạm biệt quan trấn để trở về thăm cảnh cũ người xưa.
Từ ngày sư ông vắng mặt, nàng Ðênh vẫn một lòng sùng kính Phật đạo, luôn luôn lo việc hương khói trong chùa.
Vốn con nhà trâm anh, lại tuổi tới tuần cập kê, nên nhan sắc nàng Ðênh càng thêm xinh lịch, tiếng đồn khắp nơi. Quan trấn địa phương vùng Trảng Bàng có dinh đặt tại Sông Ðua thuộc làng Lộc Hưng (nay còn di tích), mới cậy mai mối hỏi cưới nàng Ðênh cho con trai trưởng của ông. Thân sinh nàng Ðênh vui vẻ tán thành. Nhưng khi nói lại cho nàng Ðênh biết thì nàng rất bối rối, chưa biết trả lời ra sao, nàng xin cha mẹ đình đãi để kịp suy nghĩ. Qua nhiều đêm trằn trọc, vì nàng Ðênh đã phát nguyện xuất gia tu hành, không thể lấy chồng, nàng quyết tâm lánh mặt. Một đêm, khi cha mẹ ngủ yên, nàng Ðênh lén ra đi tìm nơi thuận tiện để tiếp tục tu hành. Mọi việc vỡ lở ra, quan trấn cho lính đi tìm nàng Ðênh khắp nơi, kẻ băng rừng, người lên núi, mãi đến trưa, quân lính tìm thấy trong kẹt đá một khúc chân của nàng Ðênh, có lẽ nàng bị thú dữ bắt ăn thịt còn sót lại một khúc chân, vội báo về cho quan trấn rõ.
Sau khi khóc than thương tiếc, quan trấn cho mai táng khúc chân nàng Ðênh trên núi và rước thầy tụng kinh giải oan cho nàng. Dân địa phương cho rằng, nàng Ðênh chết oan như thế ắt rất linh hiển, nên từ đó, khi gặp việc gì khó khăn thì khấn vái nàng Ðênh phò hộ thì thường được toại ý.
Việc nàng Ðênh hiển linh đồn xa, nhân dân rất sùng kính nên gọi nàng là Bà Ðênh để tỏ ý tôn kính.
Thời gian trôi qua... Bao nhiêu năm sau, lúc ấy Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi theo rất gấp, từ Gia Ðịnh, Nguyễn Ánh theo đường sứ đi Tây Ninh định trốn qua Miên.
Lúc Nguyễn Ánh chạy đến Trảng Mang Chà vùng bùng binh hiện nay thì quân Tây Sơn cũng đuổi theo gần tới, nhân dân cho biết trên núi có Bà rất linh, ai cầu gì được nấy. Nguyễn Ánh liền sai quan Quản Cơ Lê văn Duyệt phi ngựa lên núi cầu Bà mách giùm cách thoát nạn và cho biết tương lai.
Trong đêm, Nguyễn Ánh được Bà hiện ra trong giấc chiêm bao cho biết cứ theo đường sứ đến Tây Ninh, vòng qua núi, lên Võ môn Tam cấp, rồi qua Xiêm cầu viện, nghiệp cả sẽ nên, còn việc ngăn đón quân Tây Sơn để Bà lo liệu giúp cho.
Sau khi Nguyễn Ánh dẹp được nhà Tây Sơn, lên ngôi vua xưng là Gia Long, Ngài nhớ ơn cũ, cho đúc tượng Bà bằng đồng đen để thờ và sắc phong cho Bà là Linh Sơn Thánh Mẫu." (Viết theo sách Nếp Cũ Hội Hè Ðình Ðám của Toan Ánh)
Dân chúng truyền nhau sự tích của Bà Ðênh, và vì kiêng úy nên gọi trại ra là Bà Ðen.
2.- Bà Ðen là Lý Thị Thiên Hương
Tại Trảng Bàng, có cô gái tên Lý thị Thiên Hương, con của ông Lý Thiên và Bà Ðặng Ngọc Phụng, người gốc ở Bình Ðịnh vào Trảng Bàng lập nghiệp. Tuy Thiên Hương không đẹp nhưng rất có duyên và có tài năng khiến nhiều người để ý. Trong làng có chàng trai Lê Sĩ Triệt, mồ côi cha mẹ, được nhà sư Trí Tân nuôi dưỡng từ nhỏ, nên có được văn hay võ giỏi.
Lúc đó, con trai của Hà Ðảnh, quan Huyện Trảng Bàng, rất bạo ngược, dùng quyền thế, tiền bạc mua chuộc Thiên Hương đem về làm thiếp nhưng không được, nên sai một thuộc hạ thân tín tên Châu Thiện cầm đầu nhóm người Miên dùng võ lực quyết bắt nàng Thiên Hương đem về cho kỳ được.
Thiên Hương bị đám côn đồ vây bắt. Giữa lúc nguy khốn thì chàng Lê Sĩ Triệt xông ra đánh đuổi, cứu được nàng. Nàng rất cảm động tạ ơn chàng, rồi về nhà thuật chuyện cho cha mẹ nàng rõ. Ðể đáp ơn chàng, cha mẹ nàng Thiên Hương gả nàng cho Lê Sĩ Triệt. Chưa kịp đám cưới thì Lê Sĩ Triệt phải tòng quân đánh Tây Sơn. Ngày chia tay, nàng ngậm ngùi nói:
- Một lời đã hứa cùng nhau, thiếp nguyện thủ tiết chờ chàng trở về. Xin chàng an tâm lên đường nghĩa vụ.
Chàng ra đi, nàng ở nhà vò võ trông chờ ngày đoàn tụ.
Một hôm nàng lên núi lễ Phật và thăm sư Trí Tân, dưỡng phụ của Lê Sĩ Triệt. Lúc về đến chơn núi, thình lình bọn Châu Thiện thấy nàng đi một mình, liền vây bắt. Nàng chạy trở lên núi nhưng bị tuyệt đường, đành nhào xuống khe núi tử tiết. Ba hôm sau, Thiên Hương báo mộng cho sư Trí Tân, trụ trì ngôi chùa trên núi. Hoà Thượng thấy Thiên Hương hiện ra nói:
- Ðệ tử là Thiên Hương 18 tuổi, chẳng may bị bọn gia nô của quan Huyện Trảng Bàng vây bắt nên phải nhào xuống khe núi tử tiết. Nhờ căn tu kiếp trước nên linh hồn được siêu thoát, dù đã 3 ngày nhưng xác vẫn còn nguyên, xin sư phụ xuống triền núi đông nam đem thi hài của đệ tử hỏa táng giùm.
Hòa Thượng làm theo lời mách bảo, tìm gặp xác của Thiên Hương, làm lễ hỏa táng chu đáo. Bọn Châu Thiện đến xem hỏa táng bị nàng Thiên Hương báo oán, khiến cho hộc máu chết liền tại chỗ.
Sau một thời gian khá lâu, Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi, chạy lạc đến Tây Ninh, nàng Thiên Hương đến báo mộng, mách bảo Nguyễn Ánh phải qua Xiêm tá binh, sau nầy sẽ khôi phục cơ đồ, thống nhứt giang sơn.
Sự linh hiển của nàng Thiên Hương được đồn vang, dân chúng các nơi lên núi Tây Ninh cầu cúng rất đông. Lúc bấy giờ Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt ở Gia Ðịnh đi lên núi Tây Ninh xem xét hư thực thế nào, đến nơi nói với người khuất mặt:
- Hồn trinh nữ Thiên Hương quả có hiển linh, hãy xuất hiện cho bổn chức xem thử.
Xảy thấy một cô gái chạy đến ứng tiếng:
- Tôi là Thiên Hương đây, xin chào Thượng quan.
Thì ra Lý Thị Thiên Hương nhập vào xác của một cô gái đến nói chuyện với quan Thượng Công. Cô nói tiếp:
- Tôi xin mách trước cho Thượng quan biết, Thượng quan sau nầy sẽ được phong Thần vinh hiển, nhưng xác của Thượng Công bị hành hạ, mả bị xiềng xích, tên tuổi bị đục khoét, sau mới được minh oan.
Ngài Thượng Công Lê văn Duyệt nói:
- Bổn chức không cầu xin biết tương lai của mình mà muốn biết rõ căn do của nàng.
Hồn Thiên Hương qua miệng cô gái thuật rõ mọi việc:
- Thượng Ðế chứng lòng đoan chính của thiếp, nên cho thiếp hết đọa luân hồi và được xuống trần cứu nhơn độ thế.
Ngài Thượng Công không còn nghi ngờ gì nữa, liền dâng sớ về triều tâu rõ mọi việc.
Vua Gia Long nhớ lại chuyện bôn tẩu năm xưa, khi đến Tây Ninh, có nàng Thiên Hương hiển linh báo mộng, nên ra sắc chỉ phong Lý Thị Thiên Hương là Linh Sơn Thánh Mẫu, chủ trì Linh Sơn Tiên Thạch Ðộng, cho cất điện và đúc tượng bằng đồng đen để thờ nơi núi Tây Ninh.
Kể từ đó, núi Tây Ninh được gọi là núi Linh Sơn, và để tránh gọi tên Thiên Hương, dân chúng gọi là Bà Ðen, vì tượng của Bà màu đen, và gọi núi ấy là núi Bà Ðen.
Lễ Vía Linh Sơn Thánh Mẫu được tổ chức hằng năm tại Ðiện Bà vào dịp đầu Xuân, từ ngày mùng 10 đến 15 tháng Giêng âm lịch, có hằng trăm ngàn người đến cúng vái cầu xin sự phò hộ của Bà để việc kinh doanh và việc gia đình được may mắn tốt đẹp.
Vì thấy cô có nhan sắc, một ông quan nọ định dùng võ lực bắt cô đem về làm thiếp. Ông ra lệnh cho một thầy võ thi hành kế gian. Khi cô Lý bị thầy võ kia đánh bại, sắp gặp nạn, thì Lê Sĩ Triệt xông ra cứu thoát. Về nhà, cô thuật truyện lại, được cha mẹ đồng ý gả cô cho chàng trai cứu mạng. Vào lúc ấy, Võ Tánh đang chiêu binh giúp Gia Long đánh nhà Tây Sơn, Lê Sĩ Triệt ra tòng quân. Một hôm, giữa lúc đang chờ chồng trở về đoàn tụ, cô đang cầu khẩn trên núi thì có một bọn cướp đến vây bắt. Cô chạy thoát vào rừng trốn, rồi mất tích luôn.
Sang đời vua Minh Mạng, có một vị hoà thượng trụ trì trên núi Tây Ninh ngày kia đang niệm Phật, bỗng thấy một người con gái mặt đen nhưng xinh đẹp hiện ra nói văng vẳng: "Ta đây họ Lý, khi 18 tuổi bị rượt bắt nên té xuống hố chết. Nay ta đã đắc quả, xin Hoà Thượng xuống triền núi phía Ðông Nam tìm thi hài ta mà chôn cất dùm". Vị hoà thượng này y lời, đi tìm xác cô, đem về chôn cất.
Câu chuyện đồn đãi ra tới tai Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt. Ông bèn lên núi tìm hiểu hư thực, và hứa dâng sớ về triều phong chức cho cô gái họ Lý này, nếu cô linh hiển cho ông thấy tận mắt sự thật. Cô bèn nhập vào xác một đưá con gái, nói rằng: "Hồn của thượng quan sau này sẽ được chức thần kỳ vinh hiển, nhưng xác của thượng quan sẽ bị hành hạ". Lê Văn Duyệt nói: "Bổn chức không cầu xin cho biết tương lai mình, mà chỉ muốn biết rõ căn nguyên của nàng". Xác cô gái rơi nước mắt, kể lại câu chuyện chết oan ức của mình, và nhắc lại duyên nợ tiền định với chàng Lê Sĩ Triệt.
Theo lời kể, sau khi Võ Tánh tự hoả thiêu ngày thành Bình Ðịnh thất thủ, Lê Sĩ Triệt được phong chức chỉ huy 2 tỉnh Khánh Hoà và Bình Thuận. Hai người vì chưa sống chung chạ nhau, nên được trường sinh bất tự Nhờ vậy, nàng trở thành tiên thánh, xuống cõi trần thế để cứu nhân độ thệ Kể dứt lời, cô gái nọ té nhào, bất tỉnh hồi lâu mới dậy. Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua, phong cho cô Lý thị Thiên Hương chức vị "Linh Sơn Thánh Mẫu", ngự ở Núi Một, tức là núi Bà Ðen ngày nay ở Tây Ninh. Núi Bà Ðen nổi danh là một địa thế linh hiển, kỳ bí, nhiều phép lạ, khó ai giải thích được.
SỰ TÍCH BÀ ÐEN:
Có hai truyền thuyết về sự tích Bà Ðen:
- Bà Đen là nàng Đênh , người Cao Miên
- Bà Đen là lý thị Thiên Hương Người Việt Nam
1: Bà Đen là nàng Đênh
" Tương truyền rằng, khi xưa, thuở còn là phần đất của Cao Miên, tại vùng rừng núi Tây Ninh có một viên quan trấn thủ người Miên sinh hạ được hai con: một trai tuấn tú và một gái hiền thục, tục gọi là nàng Ðênh.
Lúc nàng Ðênh 13 tuổi, có ông sư người Tàu tên là Trung Văn Danh từ Bến Cát (Thủ Dầu Một) đến vùng núi Tây Ninh tìm chùa làm nơi hoằng dương Phật pháp. Khi đến nhà quan trấn, sư ông thăm hỏi việc truyền bá đạo Phật trong vùng và dò la kiếm nơi cất chùa hành đạo. Quan trấn thủ mời nhà sư tạm nghỉ nơi nhà mình để ông thừa dịp học đạo.
Sư ông vui vẻ nhận lời và từ đó bắt đầu truyền bá Phật pháp trong gia đình quan trấn và cơ vệ đội.
Tuy tuổi trẻ nhưng sớm nhuộm màu thiền, nàng Ðênh miệt mài nghe sư ông giảng đạo. Quan trấn cũng mộ đạo nên thiết lập cho sư ông một cảnh chùa, nay còn di tích là chùa Ông Tàu, nằm về phía Ðông chân núi, phía làng Phước Hội đi lên.
Thời gian thấm thoát trôi qua, nghĩ lại đã mấy năm xa cách thiện nam tín nữ Bến Cát, sư ông bèn tạm biệt quan trấn để trở về thăm cảnh cũ người xưa.
Từ ngày sư ông vắng mặt, nàng Ðênh vẫn một lòng sùng kính Phật đạo, luôn luôn lo việc hương khói trong chùa.
Vốn con nhà trâm anh, lại tuổi tới tuần cập kê, nên nhan sắc nàng Ðênh càng thêm xinh lịch, tiếng đồn khắp nơi. Quan trấn địa phương vùng Trảng Bàng có dinh đặt tại Sông Ðua thuộc làng Lộc Hưng (nay còn di tích), mới cậy mai mối hỏi cưới nàng Ðênh cho con trai trưởng của ông. Thân sinh nàng Ðênh vui vẻ tán thành. Nhưng khi nói lại cho nàng Ðênh biết thì nàng rất bối rối, chưa biết trả lời ra sao, nàng xin cha mẹ đình đãi để kịp suy nghĩ. Qua nhiều đêm trằn trọc, vì nàng Ðênh đã phát nguyện xuất gia tu hành, không thể lấy chồng, nàng quyết tâm lánh mặt. Một đêm, khi cha mẹ ngủ yên, nàng Ðênh lén ra đi tìm nơi thuận tiện để tiếp tục tu hành. Mọi việc vỡ lở ra, quan trấn cho lính đi tìm nàng Ðênh khắp nơi, kẻ băng rừng, người lên núi, mãi đến trưa, quân lính tìm thấy trong kẹt đá một khúc chân của nàng Ðênh, có lẽ nàng bị thú dữ bắt ăn thịt còn sót lại một khúc chân, vội báo về cho quan trấn rõ.
Sau khi khóc than thương tiếc, quan trấn cho mai táng khúc chân nàng Ðênh trên núi và rước thầy tụng kinh giải oan cho nàng. Dân địa phương cho rằng, nàng Ðênh chết oan như thế ắt rất linh hiển, nên từ đó, khi gặp việc gì khó khăn thì khấn vái nàng Ðênh phò hộ thì thường được toại ý.
Việc nàng Ðênh hiển linh đồn xa, nhân dân rất sùng kính nên gọi nàng là Bà Ðênh để tỏ ý tôn kính.
Thời gian trôi qua... Bao nhiêu năm sau, lúc ấy Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi theo rất gấp, từ Gia Ðịnh, Nguyễn Ánh theo đường sứ đi Tây Ninh định trốn qua Miên.
Lúc Nguyễn Ánh chạy đến Trảng Mang Chà vùng bùng binh hiện nay thì quân Tây Sơn cũng đuổi theo gần tới, nhân dân cho biết trên núi có Bà rất linh, ai cầu gì được nấy. Nguyễn Ánh liền sai quan Quản Cơ Lê văn Duyệt phi ngựa lên núi cầu Bà mách giùm cách thoát nạn và cho biết tương lai.
Trong đêm, Nguyễn Ánh được Bà hiện ra trong giấc chiêm bao cho biết cứ theo đường sứ đến Tây Ninh, vòng qua núi, lên Võ môn Tam cấp, rồi qua Xiêm cầu viện, nghiệp cả sẽ nên, còn việc ngăn đón quân Tây Sơn để Bà lo liệu giúp cho.
Sau khi Nguyễn Ánh dẹp được nhà Tây Sơn, lên ngôi vua xưng là Gia Long, Ngài nhớ ơn cũ, cho đúc tượng Bà bằng đồng đen để thờ và sắc phong cho Bà là Linh Sơn Thánh Mẫu." (Viết theo sách Nếp Cũ Hội Hè Ðình Ðám của Toan Ánh)
Dân chúng truyền nhau sự tích của Bà Ðênh, và vì kiêng úy nên gọi trại ra là Bà Ðen.
2.- Bà Ðen là Lý Thị Thiên Hương
Tại Trảng Bàng, có cô gái tên Lý thị Thiên Hương, con của ông Lý Thiên và Bà Ðặng Ngọc Phụng, người gốc ở Bình Ðịnh vào Trảng Bàng lập nghiệp. Tuy Thiên Hương không đẹp nhưng rất có duyên và có tài năng khiến nhiều người để ý. Trong làng có chàng trai Lê Sĩ Triệt, mồ côi cha mẹ, được nhà sư Trí Tân nuôi dưỡng từ nhỏ, nên có được văn hay võ giỏi.
Lúc đó, con trai của Hà Ðảnh, quan Huyện Trảng Bàng, rất bạo ngược, dùng quyền thế, tiền bạc mua chuộc Thiên Hương đem về làm thiếp nhưng không được, nên sai một thuộc hạ thân tín tên Châu Thiện cầm đầu nhóm người Miên dùng võ lực quyết bắt nàng Thiên Hương đem về cho kỳ được.
Thiên Hương bị đám côn đồ vây bắt. Giữa lúc nguy khốn thì chàng Lê Sĩ Triệt xông ra đánh đuổi, cứu được nàng. Nàng rất cảm động tạ ơn chàng, rồi về nhà thuật chuyện cho cha mẹ nàng rõ. Ðể đáp ơn chàng, cha mẹ nàng Thiên Hương gả nàng cho Lê Sĩ Triệt. Chưa kịp đám cưới thì Lê Sĩ Triệt phải tòng quân đánh Tây Sơn. Ngày chia tay, nàng ngậm ngùi nói:
- Một lời đã hứa cùng nhau, thiếp nguyện thủ tiết chờ chàng trở về. Xin chàng an tâm lên đường nghĩa vụ.
Chàng ra đi, nàng ở nhà vò võ trông chờ ngày đoàn tụ.
Một hôm nàng lên núi lễ Phật và thăm sư Trí Tân, dưỡng phụ của Lê Sĩ Triệt. Lúc về đến chơn núi, thình lình bọn Châu Thiện thấy nàng đi một mình, liền vây bắt. Nàng chạy trở lên núi nhưng bị tuyệt đường, đành nhào xuống khe núi tử tiết. Ba hôm sau, Thiên Hương báo mộng cho sư Trí Tân, trụ trì ngôi chùa trên núi. Hoà Thượng thấy Thiên Hương hiện ra nói:
- Ðệ tử là Thiên Hương 18 tuổi, chẳng may bị bọn gia nô của quan Huyện Trảng Bàng vây bắt nên phải nhào xuống khe núi tử tiết. Nhờ căn tu kiếp trước nên linh hồn được siêu thoát, dù đã 3 ngày nhưng xác vẫn còn nguyên, xin sư phụ xuống triền núi đông nam đem thi hài của đệ tử hỏa táng giùm.
Hòa Thượng làm theo lời mách bảo, tìm gặp xác của Thiên Hương, làm lễ hỏa táng chu đáo. Bọn Châu Thiện đến xem hỏa táng bị nàng Thiên Hương báo oán, khiến cho hộc máu chết liền tại chỗ.
Sau một thời gian khá lâu, Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi, chạy lạc đến Tây Ninh, nàng Thiên Hương đến báo mộng, mách bảo Nguyễn Ánh phải qua Xiêm tá binh, sau nầy sẽ khôi phục cơ đồ, thống nhứt giang sơn.
Sự linh hiển của nàng Thiên Hương được đồn vang, dân chúng các nơi lên núi Tây Ninh cầu cúng rất đông. Lúc bấy giờ Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt ở Gia Ðịnh đi lên núi Tây Ninh xem xét hư thực thế nào, đến nơi nói với người khuất mặt:
- Hồn trinh nữ Thiên Hương quả có hiển linh, hãy xuất hiện cho bổn chức xem thử.
Xảy thấy một cô gái chạy đến ứng tiếng:
- Tôi là Thiên Hương đây, xin chào Thượng quan.
Thì ra Lý Thị Thiên Hương nhập vào xác của một cô gái đến nói chuyện với quan Thượng Công. Cô nói tiếp:
- Tôi xin mách trước cho Thượng quan biết, Thượng quan sau nầy sẽ được phong Thần vinh hiển, nhưng xác của Thượng Công bị hành hạ, mả bị xiềng xích, tên tuổi bị đục khoét, sau mới được minh oan.
Ngài Thượng Công Lê văn Duyệt nói:
- Bổn chức không cầu xin biết tương lai của mình mà muốn biết rõ căn do của nàng.
Hồn Thiên Hương qua miệng cô gái thuật rõ mọi việc:
- Thượng Ðế chứng lòng đoan chính của thiếp, nên cho thiếp hết đọa luân hồi và được xuống trần cứu nhơn độ thế.
Ngài Thượng Công không còn nghi ngờ gì nữa, liền dâng sớ về triều tâu rõ mọi việc.
Vua Gia Long nhớ lại chuyện bôn tẩu năm xưa, khi đến Tây Ninh, có nàng Thiên Hương hiển linh báo mộng, nên ra sắc chỉ phong Lý Thị Thiên Hương là Linh Sơn Thánh Mẫu, chủ trì Linh Sơn Tiên Thạch Ðộng, cho cất điện và đúc tượng bằng đồng đen để thờ nơi núi Tây Ninh.
Kể từ đó, núi Tây Ninh được gọi là núi Linh Sơn, và để tránh gọi tên Thiên Hương, dân chúng gọi là Bà Ðen, vì tượng của Bà màu đen, và gọi núi ấy là núi Bà Ðen.
Lễ Vía Linh Sơn Thánh Mẫu được tổ chức hằng năm tại Ðiện Bà vào dịp đầu Xuân, từ ngày mùng 10 đến 15 tháng Giêng âm lịch, có hằng trăm ngàn người đến cúng vái cầu xin sự phò hộ của Bà để việc kinh doanh và việc gia đình được may mắn tốt đẹp.
Núi Bà Đen là núi nằm trong một quần thể di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh.
Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất miền Đông Nam bộ (986m) và là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh. Nằm cách thị xã Tây Ninh 10 km về phía đông bắc.
Quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất Nam Bộ. Hệ thống chùa Điện Bà ở núi có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà... Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ. Trước đây vốn là nơi ẩn cư của nhiều sư sãi. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên Hương (Bà Đen).
Truyền thuyết Bà Đen
Để giữ tiết hạnh, nàng Hương gieo mình xuống núi... Sau này nàng hiển linh giúp vua Gia Long chạy giặc và được phong Linh Sơn Thánh mẫu.Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất miền Đông Nam bộ (986m) và là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh. Có truyền thuyết cho rằng, tên núi chỉ nàng Lý Thiên Hương sống giữa thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.
Chuyện xưa kể rằng, nàng Thiên Hương vốn là con của ông Lý Thiên và Bà Ðặng Ngọc Phụng, người gốc ở Bình Ðịnh vào Trảng Bàng lập nghiệp. Tuy nàng không phải bậc tuyệt thế giai nhân nhưng lại rất có tài và có duyên khiến nhiều người để ý. Trong làng có chàng trai Lê Sĩ Triệt, mồ côi cha mẹ, được nhà sư Trí Tân nuôi dưỡng từ nhỏ, nên có được văn hay võ giỏi.
Chuyện xưa kể rằng, nàng Thiên Hương vốn là con của ông Lý Thiên và Bà Ðặng Ngọc Phụng, người gốc ở Bình Ðịnh vào Trảng Bàng lập nghiệp. Tuy nàng không phải bậc tuyệt thế giai nhân nhưng lại rất có tài và có duyên khiến nhiều người để ý. Trong làng có chàng trai Lê Sĩ Triệt, mồ côi cha mẹ, được nhà sư Trí Tân nuôi dưỡng từ nhỏ, nên có được văn hay võ giỏi.
Một góc núi Bà Đen. |
Lúc đó, con trai của Hà Ðảnh, quan Huyện Trảng Bàng, rất bạo ngược, dùng quyền thế, tiền bạc mua chuộc Thiên Hương đem về làm thiếp nhưng không được, nên sai một thuộc hạ thân tín tên Châu Thiện cầm đầu nhóm người Miên dùng võ lực quyết bắt nàng Thiên Hương đem về cho kỳ được.
Thiên Hương bị đám côn đồ vây bắt. Giữa lúc nguy khốn thì chàng Lê Sĩ Triệt xông ra đánh đuổi, cứu được nàng. Nàng rất cảm động tạ ơn chàng, rồi về nhà thuật chuyện cho cha mẹ nàng rõ. Ðể đáp ơn chàng, cha mẹ nàng Thiên Hương gả nàng cho Lê Sĩ Triệt. Chưa kịp đám cưới thì Lê Sĩ Triệt phải tòng quân đánh Tây Sơn. Chàng Triệt ra đi để lại nàng Hường ở nhà vò võ trông chờ.
Một hôm nàng lên núi lễ Phật và thăm sư Trí Tân, dưỡng phụ của Lê Sĩ Triệt. Lúc về đến chân núi, thình lình bọn Châu Thiện thấy nàng đi một mình, liền vây bắt. Nàng chạy trở lên núi nhưng bị tuyệt đường, đành nhào xuống khe núi tử tiết. Ba hôm sau, Thiên Hương báo mộng cho sư Trí Tân, trụ trì ngôi chùa trên núi xin sư phụ xuống triền núi Đông Nam đem thi hài hỏa táng giùm.
Hòa Thượng làm theo lời mách bảo, tìm gặp xác của Thiên Hương, làm lễ hỏa táng chu đáo. Bọn Châu Thiện đến xem hỏa táng bị nàng Thiên Hương báo oán, khiến cho hộc máu chết liền tại chỗ.
Sau một thời gian khá lâu, Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi, chạy lạc đến Tây Ninh, nàng Thiên Hương đến báo mộng, mách bảo Nguyễn Ánh phải qua Xiêm tá binh, sau nầy sẽ khôi phục cơ đồ, thống nhứt giang sơn.
Sự linh hiển của nàng Thiên Hương được đồn vang, dân chúng các nơi lên núi Tây Ninh cầu cúng rất đông. Lúc bấy giờ Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt ở Gia Ðịnh đi lên núi Tây Ninh xem xét hư thực thế nào, đến nơi nói với người khuất mặt: "Hồn trinh nữ Thiên Hương quả có hiển linh, hãy xuất hiện cho bổn chức xem thử".
Tượng thờ Bà Đen trong chùa trên núi. (Ảnh minh họa) |
Vừa dứt lời, Tả quân thấy ngay một cô gái chạy đến ứng tiếng: "Tôi là Thiên Hương đây, xin chào Thượng quan". Thì ra Lý Thị Thiên Hương nhập vào xác của một cô gái đến nói chuyện với quan Thượng Công. Cô nói tiếp: "Tôi xin mách trước cho Thượng quan biết, Thượng quan sau nầy sẽ được phong Thần vinh hiển, nhưng xác của Thượng Công bị hành hạ, mả bị xiềng xích, tên tuổi bị đục khoét, sau mới được minh oan".
Lúc này, ngài Thượng Công Lê văn Duyệt nói: “Bổn chức không cầu xin biết tương lai của mình mà muốn biết rõ căn do của nàng”. Hồn Thiên Hương qua miệng cô gái thuật rõ mọi việc: “Thượng Ðế chứng lòng đoan chính của thiếp, nên cho thiếp hết đọa luân hồi và được xuống trần cứu nhơn độ thế”.
Ngài Thượng Công không còn nghi ngờ gì nữa, liền dâng sớ về triều tâu rõ mọi việc. Vua Gia Long nhớ lại chuyện bôn tẩu năm xưa, khi đến Tây Ninh, có nàng Thiên Hương hiển linh báo mộng, nên ra sắc chỉ phong Lý Thị Thiên Hương là Linh Sơn Thánh mẫu, chủ trì Linh Sơn Tiên Thạch Ðộng, cho cất điện và đúc tượng bằng đồng đen để thờ nơi núi Tây Ninh.
Kể từ đó, núi Tây Ninh được gọi là núi Linh Sơn, và để tránh gọi tên Thiên Hương, dân chúng gọi là Bà Ðen, vì tượng của Bà màu đen, và gọi núi ấy là núi Bà Ðen.
Lễ Vía Linh Sơn Thánh Mẫu được tổ chức hằng năm tại Ðiện Bà vào dịp đầu Xuân, từ ngày mùng 10 đến 15 tháng Giêng âm lịch, có hằng trăm ngàn người đến cúng vái cầu xin sự phò hộ của Bà để việc kinh doanh và việc gia đình được may mắn tốt đẹp.
Ngày nay, quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất Nam Bộ. Hệ thống chùa Điện Bà ở núi có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà... Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ.
Leo núi Bà Đen
Có hai con đường lên đỉnh núi: Một đường mòn nằm sau lưng chùa Bà, đường này xấu, khó đi. Một đường mòn khác bắt đầu từ đài Liệt sĩ đi men theo các trụ điện lên thẳng đỉnh núi. Trên đỉnh núi khí hậu mát mẻ, ban đêm rất lạnh, không có dịch vụ chỉ có bán hai thứ là nước khoáng và mì tôm. Một người khỏe mạnh mất từ 2h-4h để leo tới đỉnh. Ngày nay, đã có cáp treo làm phương tiện để lên núi.
Ngày xưa, núi Bà Ðen có tên gọi là Núi Một. Trên đó có một tượng Phật bằng đá, rất linh thiêng. Dân chúng rủ nhau chặt cây lá dọn đường lên núi cúng Phật. Người lên núi thường phải đi từng đoàn, vì dọc đường có rất nhiều beo cọp. Có một người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương, văn hay võ giỏi, gốc ở Trảng Bàng. Vào mỗi ngày rằm trăng sáng, cô hay lên núi lễ Phật. Trong làng, có chàng trai tên là Lê Sĩ Triệt để ý cô, đem lòng thương mến.Vì thấy cô có nhan sắc, một ông quan nọ định dùng võ lực bắt cô đem về làm thiếp. Ông ra lệnh cho một thầy võ thi hành kế gian. Khi cô Lý bị thầy võ kia đánh bại, sắp gặp nạn, thì Lê Sĩ Triệt xông ra cứu thoát. Về nhà, cô thuật truyện lại, được cha mẹ đồng ý gả cô cho chàng trai cứu mạng. Vào lúc ấy, Võ Tánh đang chiêu binh giúp Gia Long đánh nhà Tây Sơn, Lê Sĩ Triệt ra tòng quân. Một hôm, giữa lúc đang chờ chồng trở về đoàn tụ, cô đang cầu khẩn trên núi thì có một bọn cướp đến vây bắt. Cô chạy thoát vào rừng trốn, rồi mất tích luôn.
Sang đời vua Minh Mạng, có một vị hoà thượng trụ trì trên núi Tây Ninh ngày kia đang niệm Phật, bỗng thấy một người con gái mặt đen nhưng xinh đẹp hiện ra nói văng vẳng: "Ta đây họ Lý, khi 18 tuổi bị rượt bắt nên té xuống hố chết. Nay ta đã đắc quả, xin Hoà Thượng xuống triền núi phía Ðông Nam tìm thi hài ta mà chôn cất dùm". Vị hoà thượng này y lời, đi tìm xác cô, đem về chôn cất.
Câu chuyện đồn đãi ra tới tai Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt. Ông bèn lên núi tìm hiểu hư thực, và hứa dâng sớ về triều phong chức cho cô gái họ Lý này, nếu cô linh hiển cho ông thấy tận mắt sự thật. Cô bèn nhập vào xác một đưá con gái, nói rằng: "Hồn của thượng quan sau này sẽ được chức thần kỳ vinh hiển, nhưng xác của thượng quan sẽ bị hành hạ". Lê Văn Duyệt nói: "Bổn chức không cầu xin cho biết tương lai mình, mà chỉ muốn biết rõ căn nguyên của nàng". Xác cô gái rơi nước mắt, kể lại câu chuyện chết oan ức của mình, và nhắc lại duyên nợ tiền định với chàng Lê Sĩ Triệt.
Theo lời kể, sau khi Võ Tánh tự hoả thiêu ngày thành Bình Ðịnh thất thủ, Lê Sĩ Triệt được phong chức chỉ huy 2 tỉnh Khánh Hoà và Bình Thuận. Hai người vì chưa sống chung chạ nhau, nên được trường sinh bất tự Nhờ vậy, nàng trở thành tiên thánh, xuống cõi trần thế để cứu nhân độ thệ Kể dứt lời, cô gái nọ té nhào, bất tỉnh hồi lâu mới dậy. Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua, phong cho cô Lý thị Thiên Hương chức vị "Linh Sơn Thánh Mẫu", ngự ở Núi Một, tức là núi Bà Ðen ngày nay ở Tây Ninh. Núi Bà Ðen nổi danh là một địa thế linh hiển, kỳ bí, nhiều phép lạ, khó ai giải thích được.
Núi Bà Đen Tây Ninh ngày nay là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của cả nước. Núi Bà Đen có một sức hấp dẫn con người kỳ lạ như vậy bởi ngoài cảnh đẹp thiên nhiên với núi non hùng vĩ còn chứa đựng nhiều huyền thoại, sự tích.
Điện thờ Linh sơn Thánh Mẫu
Ngoài huyền thoại về sự linh thiêng của vị Linh Sơn Thánh Mẫu được thờ ở chùa Bà, núi Bà Đen còn gắn với nhiều huyền thoại lạ lùng trên từng tảng đá, khe suối. Trên đoạn đường chùa Bà lên Chùa Hang chừng mươi bước du khách sẽ thấy ngay một tảng đá to lớn, cao hơn 3 mét, nứt làm hai hiện ra một lối đi ở giữa trông hết sức kỳ thú. Tảng đá nứt hai ấy gắn liền với huyền thoại mà trong quyển “Tây Ninh xưa và nay”, tác giả Huỳnh Minh đã viết: Ngày xưa khách hành hương khi lên núi Điện Bà, muốn viếng chùa Hang phải đi vòng xuống suối rất cực nhọc khó khăn. Sở dĩ như vậy là vì giữa đường đi có một tảng đá to chặn lấp. Lúc bấy giờ vị tổ thứ ba của Linh Sơn tự là Tánh Thiền thương cảm trước cảnh bá tánh phải vất vả đi vòng quanh như vậy nên đêm đêm Đại sư đến bên ông Đá thành tâm khấn nguyện tụng kinh Kim Cang và khấn nguyện mong chư Phật Thánh Tiên phù trợ giúp đỡ. Và đến một đêm nọ chuyện lạ xảy ra: tảng đá lớn tự dưng chuyển động và bỗng chốc nứt làm hai, dịch ra thành một lối đi nhỏ, chừng 2 mét. Tảng đá ấy theo như huyền thoại trên, qua bao năm tháng ngày nay vẫn còn.
Cũng trong nhiều tài liệu về núi Bà Đen có nói đến một tảng đá mà nơi ấy còn lưu rõ dấu một bàn chân to lớn mà theo huyền thoại từ xưa lưu truyền thì dấu chân in trên đá là của một ông khổng lồ. Thuở xưa ở vùng đất này, có một vị thần thân hình to lớn. Ông có một người vợ trẻ đẹp. Một hôm, sau khi đi công việc về ông không thấy vợ đâu chỉ thấy một con quạ bay ngang cất tiếng trêu chọc ông. Tức giận vì mất vợ và nghe quạ đối đáp vô lễ, ông khổng lồ bèn cầm một tảng đá rượt theo ném con quạ. Tảng đá ném không trúng được quạ mà rơi đúng trên một cây dầu cổ thụ ở Trại Bí thuộc xã Tân Phong huyện Tân Biên ngày nay. Mọi người lưu truyền rằng trên đọan đường lên chùa Bà đến khu vực Tháp Tổ khách tham quan có thể tìm thấy có một tảng đá còn hằn rõ dấu chân to lớn mà theo huyền thoại là dấu chân của Ông Khổng Lồ. Dấu chân ấy đã dần biến mất theo thời gian.
Có biết bao điều huyền bí được mọi người truyền tụng trên ngọn núi Bà Đen, thế nhưng trên ngọn núi này qua bao năm tháng cho đến nay có một điều lạ mà hầu như mọi người không ai giải thích được đó là con suối chảy quanh sườn núi bên dưới luôn óng ánh cát vàng. “Suối Vàng” nước chảy quanh năm nước trong vắt mát lạnh, cát vẫn luôn ngời chiếu sắc vàng, thách thức những lời giải thích. Nhiều người cho rằng đây là vàng non, báo hiệu một mỏ vàng trong tương lai… Dù có mỏ vàng hay không nhưng khi bước chân lên núi Bà Đen, du khách có thể dừng chân nghỉ mệt, rửa mặt bên dòng suối óng ánh cát vàng này.
Còn biết bao nhiêu truyền thuyết chưa khai thác hết ở khu di tích Lịch sử núi Bà Đen. Gần đây căn cứ Phòng Hơi ở địa phận huyện Dương Minh Châu cũng đang được những người từng tham gia cách mạng của huyện này tìm về và tổ chức kỷ niệm những ngày huyện ủy Dương Minh Châu lấy đây làm nơi đóng quân. Động Thanh Long có thể hiểu ngay được cái tên vì những dây thanh long mọc xanh tốt. Hang Gió cũng có thể rất dễ hiểu. Nhưng còn Hang Hổ thì có phải là nơi ngày xưa hổ làm nơi sinh sống? Trên đỉnh Núi Bà, nơi hiện đang đặt Trạm phát sóng truyền hình Tây Ninh cũng còn là một nơi chưa khai thác hết những chuyện đã xẩy ra trong những năm dài kháng chiến, nơi ta và địch giành giật từng ngày. Thời gian rồi sẽ xoá nhoà tất cả. Nếu được tổ chức, thì chuyện đỉnh núi cũng là một kho để khai thác. Hàng năm, cứ đến ngày 14 tháng giêng âm lịch, Huyện ủy Hòa Thành đều tổ chức trọng thể lễ họp mặt truyền Động Kim Quang để tưởng niệm những người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Những người đến đây, cả thế hệ ngày trước và ngày nay đã dành phút giây yên lặng để vẳng nghe tiếng vọng của hồn thiêng sông núi, kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của những người đã mất từ Động Kim Quang để quyết tử bảo vệ từng tất đất quê hương làm nên huyền thoại lịch sử cho muôn đời sau. Rất tiếc, nó vẫn chỉ là những câu chuyệt truyền miệng, hoặc cũng mới chỉ được ghi vài dòng trong lịch sử. Nếu khai thác được, chúng ta sẽ có những trang viết sống động về những người đã từng kiên cường bám trụ tại đây trong những ngày kháng chiến vĩ đại xưa. Nhất là những người từng sống, chiến đấu ở đây đang vắng dần.
Quá nhiều huyền thoại về những di tích trên núi Bà Đen. Xin nhắc lại vài cái tên: Động Thanh Long với những dây thanh long chịu nắng chịu mưa bám trên đá mà sống. Hang Hổ, nơi người ta truyền tụng rằng ngày xưa là nơi trú ẩn của một vị chúa sơn lâm sống thành tinh, nhưng chưa hại một ai. Còn Hang gió, nơi khách có thể dừng chân tận hưởng ngọn gió kỳ bí từ đâu đó thổi về làm mát rượi bước chân hành hương. Còn Chùa Hang… Núi Bà Đen, nơi nào có tên gọi, nơi đó có huyền thoại. Nhưng làm thế nào để những huyền thoại được ghi lại trên những trang sách để truyền tụng lâu dài cho thế hệ mai sau? Nguyễn Đức Thiện
Câu chuyện thứ nhất về Bà Đen được lưu truyền trong dân gian như sau: Vào khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII, những cuộc xâu xé nhau giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đã đẩy nhân dân lâm vào cảnh khốn khổ lầm than. Nguyễn Huệ dấy lên cao trào Tây Sơn dẹp thù trong giặc ngoài. Bấy giờ có người thanh niên tên Lê Sỹ Triệt, quê ở Quang Hóa (tức huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ngày nay) tài cao, chí lớn, vì nước nhà nên chia tay người yêu là Lý Thị Thiên Hương lên đường phò Nguyễn Huệ giữ nước. Lý Thị Thiên Hương là cô gái xinh đẹp với làn da bánh mật và có đức hạnh. Người yêu lên đường vì nghĩa lớn, cô ở nhà sống trong vòng vây của cường hào ác bá nhưng vẫn một lòng chung thủy với người yêu. Vì không muốn làm tì thiếp cho bọn quan lại, nên bà quyết định lên núi đi tu và bị cọp ăn thịt. Sau khi chết, bà rất linh thiêng và phù hộ cho nhiều người trong vùng. Vì thế, thi thể bà được đem về mai táng, phụng thờ. Nhà chùa cũng đã cho lập đền thờ riêng để nhân dân đến cúng bái. Ngày nay, mỗi khi xuân về người dân khắp nơi lại đến đây hành hương, cúng bái.
Một truyền thuyết khác, Có một người con gái tên là Ðênh (sau gọi chệch sang là Ðen) sùng phật đạo, con một viên quan trấn thủ người Miên. Do từ chối ép duyên với con quan trấn vùng Trảng Bàng, nàng Ðênh bỏ nhà trốn lên núi xuất gia cầu đạo và chết ở đó. Sau này triều đình nhà Nguyễn đã cho đúc tượng đồng đen và sắc phong cho bà là "Linh Sơn Thánh Mẫu".
Hàng năm vào dịp xuân về, từ chiều 30 tết nguyên Đán đến suốt tháng Giêng, tháng Hai âm lịch - nhất là ngày rằm tháng Giêng, du khách trong tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác ở Nam Bộ đổ về hành hương, lễ bái và tham quan du lịch rất đông đúc.
Rải khắp từ chân núi lên đến đỉnh là những quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp... hầu hết đều phản ánh những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Nổi bật trong số những quần thể ấy là điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu (Điện Bà), bên trong có bức tượng đồng Bà Đen. Tục truyền rằng đây chính là nàng Đênh, con một vị quan ở đất Trảng Bàng, xuất gia đầu Phật rồi chết trên núi, sau linh hiển phù hộ giúp đỡ dân chúng trong vùng những lúc mất mùa đói kém hoặc gặp chuyện oan ức. Hàng năm, cứ vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là đến hội vía Bà, khách hành hương đổ về đây lễ bái, tham quan du lịch. Có thể nói, cùng với lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc (An Giang), hội vía Bà Đen (Tây Ninh) là một trong những nét đặc trưng của nền văn hóa dân gian Nam bộ.
Ðường lên đỉnh núi quanh co có nhiều cảnh trí do thiên nhiên tạo ra. Lên cao, về phía đông là ngọn núi Cậu, phía tây bắc là núi Heo và núi Phụng. Trong núi có rất nhiều hang động đẹp. Nhiệt độ ở đây thường thấp hơn nhiệt độ ở Tây Ninh và ở các nơi khác trong vùng.
Từ chân núi, để lên đến điện Bà, bạn có thể đi bằng ba cách: Chinh phục núi bằng đường bộ (hơn một giờ đồng hồ, khó nhọc, nhưng vui), đi cáp treo (dài 1.200m, dễ dàng chỉ mất 20 phút) và hệ thống máng trượt (lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam). Ði cách nào cũng có cái thú riêng, nhưng với các bạn trẻ, ý kiến chung đều cho rằng máng trượt là thú vị nhất.
Máng trượt ở núi Bà là một hệ thống khép kín, gồm có hai tuyến: tuyến kéo (tuyến lên) dài 1.190m và tuyến trượt (tuyến xuống) dài 1.700m.
Hệ thống tuyến kéo được đặt trên 482 trụ móng, gồm có 102 xe kéo đôi (hai người ngồi cùng một xe), với công suất phục vụ 500 người/giờ. Xuất phát từ nhà ga dưới chân núi, xe được kéo lên với vận tốc 1,2m/giây bởi một tổ hợp 3 môtơ công suất 22KW, có bộ phận chống tuột để bảo đảm xe không bị tuột dốc. Lối lên vượt qua ba đoạn đường ray và ba điểm trung chuyển mới đến Chùa Bà.
Thú nhất là khi trượt xuống bằng hệ thống máng trượt inox qua nhiều chặng quanh co, khúc khuỷu. Có đoạn xe đang chạy thẳng tắp, bỗng đến một đoạn cua xe nghiêng nghiêng chừng 400 cho bạn cảm giác thật đã. Vận tốc trượt xuống tối đa 40km/giờ, nhưng nếu không thích chạy nhanh, bạn có thể sử dụng hệ thống thắng tay để chủ động điều chỉnh tốc độ trượt.
Dưới chân núi là khu du lịch di tích lịch sử văn hóa núi Bà có diện tích rộng hành chục hecta với nhiều khu vui chơi, giải trí, dịch vụ du lịch khác.
eva air ticket
mua vé máy bay đi mỹ ở đâu
phòng vé korean air tại tphcm
giá vé máy bay đi mỹ khứ hồi
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich
ve may bay di canada gia re