'Rợn người' công nghệ chế biến 'đặc sản'
Có nhiều món ăn, đồ uống được coi là rất “khoái khẩu” đối với người Việt Nam, nhưng “công nghệ” chế biến những món ăn này sẽ khiến nhiều người không khỏi kinh hãi.Dưới đây là một số cách chế biến thức ăn, đồ uống khó tin đã được cơ quan chức năng phát hiện trong thời gian vừa qua:
Từ lâu nay, tiết canh đã được coi là một món ăn có nguy cơ cao về thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng việc một số cơ sở sử dụng cả… phân đạm bón rau làm chất phụ gia giúp tiết đông cứng, giữ màu đỏ tươi là điều mà ít người có thể tưởng tượng được. |
Quy trình làm đậu phụ được thực hiện trình tự theo các bước cơ bản: ngâm mềm đậu tương, xay nhỏ và ủ, sau đó nấu để nổi cái lên trên bề mặt, vớt cái cho ra khuôn ép nước cho thành bánh đậu. Trong quá trình này, không ít cơ sở đã pha thêm thạch cao vào để tăng hiệu suất nổi cái nhiều, giúp sản lượng bánh đậu được nhiều hơn cũng như giúp cái nhanh đông cứng. |
Khi bị phanh phui, kỹ nghệ làm ruốc giả đã khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc. Chỉ cần thu gom bã sắn dây từ cơ sở lọc bột sắn thuê về ép, phơi khô, đánh bông, tẩm gia vị, xào cho vàng, trộn với một ít ruốc thật là ra ruốc “nhái” y chang ruốc thịt thực sự. Loại ruốc này được bán ra thị trường với giá chỉ bằng 1/3 giá ruốc thật. |
Thịt thú rừng cũng không tránh được nạn “hàng nhái”. Rùng rợn là ở chỗ các sản phẩm này có thể được chế từ thịt lợn “bẩn” mua gom từ các lò mổ hay bán trôi nổi. Đó có thể là thịt ế đã bị ôi, thịt lợn bệnh, lợn chết có giá rẻ như cho. Các nguyên liệu này được đem về nhúng vào nước pha chất tẩy, ướp “hương vị” các loại theo ý muốn như bò, nai, chồn, cho vào lò sấy khô với nhiệt độ cao để tạo mùi, tạo độ dai như thật. Thịt lợn rừng được làm giả công phu hơn với việc dùng cây kim ba mũi tự chế được đóng chặt vào một chiếc đũa tre châm vào da để tạo ra những lỗ châm lông chụm 3 đúng như lợn rừng “xịn”. |
Cà phê tưởng như an toàn, nhưng ít ai ngờ rằng sản phẩm này có thể được chế biến từ những nguyên liệu không liên quan gì đến cà phê như bắp, đậu nành, hương liệu hóa học. Để làm cà phê rởm, hỗn hợp các nguyên liệu trên cùng chất tạo dính, đường hóa học, muối gạo… sẽ được trộn đều trong máy trộn, nghiền và “hô biến” thành cà phê thành phẩm, sẵn sàng được tung ra thị trường. |
Bún ngon chỉ được làm từ bột gạo, nhưng để giảm chi phí, nhiều cơ sở sản xuất bún chui đã trộn thêm bột mì vào bột gạo. Điều này khiến sợi bún dễ bị nát vụn và có màu đen rất xấu. Để giải quyết vấn đề trên, người làm bún đã dùng đến một loại hóa chất tẩy trắng, tăng độ dẻo dai có tên Tinopal. Đây là một loại hóa chất tẩy rửa cực mạnh, vốn được nhiều người mua để pha chế trong bột giặt, xà phòng. |
“Công nghệ hóa học” thao túng cả những đồ uống rất được ưa chuộng như chè, trà sữa, sinh tố… Đầu tiên là “đường siêu ngọt”, chỉ cần cho nửa thìa cũng bằng cả cân đường kính, ngọt cả nồi chè. Một loại hóa chất khác là “cần sủi”, có khả năng giúp một nồi chè đỗ đen được ninh nhừ sau vài phút, dù bình thường phải mất hơn nửa tiếng. Trà sữa và sinh tố thì được pha chế bằng những hóa chất “lạ” nhiều màu sắc được bọc trong túi nylon, mà một túi nhỏ có thể pha được cả chục cốc. |
Công nghệ làm trắng bánh bao lại là một điều hãi hùng khác. Để bánh trắng, xốp, mềm hơn, người làm bánh đã không dừng lại ở công đoạn ủ bột mà còn có sự hỗ trợ của phụ gia. Các chất phụ gia bao gồm bột nở, men nở và… bột tẩy trắng, một hóa chất có thể gây viêm loét dạ dày, viêm niêm mạc mắt, niêm mạc miệng, gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người, đặc biệt là đối với trẻ em. |
Theo PGS. TS. Phan Thị Sửu, giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Ethephon có tên hoá học là Chrocthyl photphonic axit. Đây là hoạt chất mà trên thế giới người ta dùng để kích thích ra hoa, chín quả, ra mủ cao su.
Còn ở Việt Nam, chất này được phép sử dụng trong việc kích ra hoa của xoài, nhãn, thanh long, kích thích mủ cao su, kích thích quả nhanh chín hơn. Việc sử dụng chất này trên hoa quả là do chúng vẫn có lớp vỏ bảo vệ, tuy nhiên khi sử dụng phải đúng liều lượng vì chất này rất độc hại.
Chất này nếu dùng ướp thịt, khi ăn vào sẽ gây lở loét, xót mắt, đỏ mắt, nếu có tiếp xúc trực tiếp với da sẽ ăn mòn da, gây sưng, đỏ da...
ThS. Phan Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu Rau quả Việt Nam cho biết, cơ chế hoạt động của Ethephon là phủ lên cây trồng, hoa quả một loại chất khí hội sinh có tên Etylen.
Nó tác động đến quá trình sinh lý, sinh trưởng, phát triển của cây trồng và sự chín của quả. Ethephon gặp nước và không khí sẽ bay hơi, nên khi đưa vào hoa quả, đặc biệt những hoa quả có vỏ thì không hại nhiều cho sức khoẻ. Khả năng độc của nó phụ thuộc nhiều vào liều lượng. Tuy nhiên, khả năng của cây trồng và của quả lại không cho phép hấp thụ nhiều loại chất này.
Sự nhập nhèm về sản phẩm và cách thức chế biến không an toàn ở đây hầu như không được kiểm soát. Chúng tôi tới xưởng sản xuất của ông Lê Văn Quân - cơ sở lớn nhất thôn với 25 công nhân và đủ các thiết bị phục vụ cho việc chế biến hành phi. Ngay cửa, một nhóm công nhân đang ngồi cặm cụi bóc vỏ hành tây, bên trong là một dãy các loại máy nghiền hành, xoong, chảo để phục vụ cho việc xào, sấy hành.
Giá nào cũng bán
Ngỏ ý muốn được học hỏi để làm hành phi tại nhà, tôi được bác L- người làm ở đây hướng dẫn: Hành tây xắt nhỏ, sau đó sẽ được vắt sạch nước rồi cho vào trộn với bột khoai tây hoặc bột sắn trước khi cho vào chảo rán. Mỗi tấn hành tây cho ra lò khoảng 250kg hành phi. Nhưng nếu trộn với khoảng 200 – 300kg bột khoai tây hoặc bột sắn thì có thể thu về tới 500kg hành phi thành phẩm.
Sản xuất hành phi tại cơ sở của ông Lê Văn Quân.
Ở Thuận Quang, mặt hàng hành phi thường bị “nhập nhèm” về nguyên liệu. Những người làm nghề khi được hỏi đều chỉ nói chung chung là làm “hành phi”, hiểu là hành ta khô phi thơm cho vào thức ăn, nhưng thực tế lại là hành tây.
Ngoài khâu chế biến kém vệ sinh, nhập nhèm nguyên liệu, các hộ kinh doanh đều dùng dầu đã qua sử dụng để phi hành. Chúng tôi quan sát thấy các chảo dầu được tái sử dụng nhiều lần đã chuyển màu đen quánh, bốc mùi hôi nồng nặc. Chị Trần Thị K - người dân Thuận Quang, cho hay: “Những ngày mưa lạnh còn đỡ chứ những hôm nắng nóng cộng thêm mùi cháy khét lẹt của hành, dầu mỡ xào sấy thì rất khó chịu”. Vì nguyên liệu rẻ, dầu mỡ ôi nên giá hành phi ở đây “rẻ bất ngờ”. Hành phi bình thường sẽ có giá từ 65.000- 70.000 đồng/kg (trong khi giá hành khô đã là 40.000-50.000 đồng/kg, phi khô sẽ ra khoảng 300.000 đồng/kg); loại được trộn với bột khoai tây thì giá chỉ còn khoảng 30.000 đồng/kg. Giá cả hoàn toàn tùy thuộc vào nguyên liệu chế biến, tỷ lệ pha trộn và loại dầu/mỡ dùng để phi. Hành phi sau khi đóng gói được đưa đi tiêu thụ ở khắp nơi trên cả nước. “Chúng tôi làm công nhân ở đây từ khi xưởng mới thành lập, có thêm thu nhập trang trải cho gia đình ngoài việc làm ruộng. Hàng làm nhiều lắm, tôi chỉ biết là bán về nông thôn thôi, còn đi đâu thì chịu”- bác L chia sẻ.
Lo ngại ô nhiễm môi trường
Hiện ở thôn Thuận Quang có khoảng 120 hộ gia đình làm hành, trong đó có 30 hộ làm hành phi, nhưng chỉ có 7 hộ đăng ký nhãn hiệu và được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở còn lại chưa tuân thủ đúng quy trình sản xuất, gây mất vệ sinh, làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của các hộ gia đình trong thôn.
Để sản xuất hành thành phẩm, một lượng lớn phế phẩm nảy sinh: Vỏ hành tây, vỏ khoai, sắn. Hầu hết phế phẩm này được đổ ra đồng ruộng, phần khác đem ra thùng rác đổ cùng rác thải làm bốc mùi nồng nặc, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân xung quanh. Bà Nguyễn Thị Ngoãn – Chủ tịch Hội Nông dân xã Dương Xá cho biết: “Cũng đã có một số ý kiến phản ảnh về việc gây mất vệ sinh và ảnh hưởng nguồn nước khu vực nhưng các hộ sản xuất hành đều là người trong thôn nên bà con ngại làm ầm ĩ”.
Ông Nguyễn Đức Nhan - một người dân trong thôn, cho hay: “Khi người dân có ý kiến, chính quyền đã yêu cầu các hộ làm hành thực hiện đảm bảo vệ sinh, không làm ô nhiễm nguồn nước, gây ảnh hưởng đời sống các hộ xung quanh. Nhưng thực tế thì các cơ sở chấp hành được một thời gian, rồi mọi việc lại đâu vào đấy”.Ruốc “ruồi”Làng Phú Thị (Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên) vào vụ làm hàng tết. Các lò làm ruốc đỏ lửa ngày đêm, giá tăng mà không đủ hàng xuất.
Lò ruốc T - T gần cuối làng, la liệt khay chậu, máng tôn rải từ cổng vào sân phơi bêu các loại ruốc thịt heo, gà. Sân cổng, cột kèo, nền bếp lò đâu đâu cũng nhớp nháp thứ nước mỡ lưu cữu từ ngày này qua tháng khác. Nồi xao ruốc, đũa xẻng đảo, máy xay, máng chậu đựng thành phẩm đều cáu két, đóng cặn mỡ mốc loang lổ.
Ruốc phơi giữa sân mà không được che đậy |
Giữa sân, 3 rổ sảo cỡ đại đựng mẻ ruốc gà vừa ra lò. 3-4 nhân công tay trần xúm lại ngồi xoa, đảo sảo ruốc còn bốc hơi. Cả chục khay thành phẩm loại còn ướt, loại đã khô se phơi mặt khắp sân. Từng đám ruồi vo vo trên mặt khay, bay vù tán loạn cả cụm mỗi khi có bàn tay người xóc đảo lia qua dù chẳng ai buồn đuổi. Công đoạn cuối cùng, một máng lớn ruốc thịt được bê đến bên máy đánh bông cáu két. Thành phẩm hoàn thiện giảm hẳn được tông màu, sợi ruốc đỡ màu vàng ké, thô bết. Từng bịch 5-7kg được đóng túi nilon vứt lỏng chỏng từ cửa bếp tới nền nhà kho, giá bán từ 110.000-130.000 đ/kg tùy loại thịt heo hay gà.
Không biết ai có thể đảm bảo độ sạch, an toàn của sản phẩm với quy trình sản xuất “trần trụi” 100% như vậy.
Phía đông làng, lò ruốc N - K trông còn nhếch nhác hơn. Tường ngoài khu lò xao rang bê bết than bùn. Một miệng cống tông hốc từ khu sân chế biến đổ ra rãnh nước chảy bên chân tường, đen xỉn, đặc quánh, bốc mùi đạm thịt ôi thiu, phân hủy.
Từ cửa xưởng nhem nhuốc nhìn vào sân, một mảnh bạt cũ kỹ trải rộng, ruốc thành phẩm ngồn ngộn, chất có ngọn. Đối diện sân phơi là khu chuồng nuôi lợn hôi rình, ông chủ đang hất mấy thùng nước rửa chuồng, nước bắn tung tóe cả vào đống ruốc đang phơi. Dãy lò xao ruốc khoảng 5 bếp, 3-4 người làm xóc đảo các chảo thịt, trang phục lao động là những bộ đồ kiểu thợ hồ lấm lem, cáu két. Cũng cảnh “tay không bắt giặc”, dép ủng đi lại lệt bệt qua lại những mẹt thịt đang được đập, giã ngay trên nền đất cũng nhem nhuốc, keo két. Góc hiên nhà xếp bịch lớn bịch nhỏ ruốc thành phẩm ẩm mốc..
Cách hóa phép, làm màu cho loại sản phẩm rẻ rề này là đủ thứ hóa chất đóng thùng xếp bên hông xưởng, nét bút dạ viết ngoài nguệch ngoạc mấy chữ: hương thịt, màu, bột ngọt... “Muốn có hàng rẻ hơn nữa cũng có nhưng phải đặt. Hàng chỉ dùng nấu cháo vì vị mặn khá gắt để “hãm” mùi...” - bà chủ lò quả quyết.
Không biết ai có thể đảm bảo độ sạch, an toàn của sản phẩm với quy trình sản xuất “trần trụi” 100% như vậy.
Phía đông làng, lò ruốc N - K trông còn nhếch nhác hơn. Tường ngoài khu lò xao rang bê bết than bùn. Một miệng cống tông hốc từ khu sân chế biến đổ ra rãnh nước chảy bên chân tường, đen xỉn, đặc quánh, bốc mùi đạm thịt ôi thiu, phân hủy.
Từ cửa xưởng nhem nhuốc nhìn vào sân, một mảnh bạt cũ kỹ trải rộng, ruốc thành phẩm ngồn ngộn, chất có ngọn. Đối diện sân phơi là khu chuồng nuôi lợn hôi rình, ông chủ đang hất mấy thùng nước rửa chuồng, nước bắn tung tóe cả vào đống ruốc đang phơi. Dãy lò xao ruốc khoảng 5 bếp, 3-4 người làm xóc đảo các chảo thịt, trang phục lao động là những bộ đồ kiểu thợ hồ lấm lem, cáu két. Cũng cảnh “tay không bắt giặc”, dép ủng đi lại lệt bệt qua lại những mẹt thịt đang được đập, giã ngay trên nền đất cũng nhem nhuốc, keo két. Góc hiên nhà xếp bịch lớn bịch nhỏ ruốc thành phẩm ẩm mốc..
Cách hóa phép, làm màu cho loại sản phẩm rẻ rề này là đủ thứ hóa chất đóng thùng xếp bên hông xưởng, nét bút dạ viết ngoài nguệch ngoạc mấy chữ: hương thịt, màu, bột ngọt... “Muốn có hàng rẻ hơn nữa cũng có nhưng phải đặt. Hàng chỉ dùng nấu cháo vì vị mặn khá gắt để “hãm” mùi...” - bà chủ lò quả quyết.
Ruốc phơi giữa sân mà không được che đậy |
Thùng nước màu chứa thứ chất lỏng màu nâu vàng sẫm như màu cánh gián. Một cốc nhỏ nước màu rót vào chảo thịt bự chảng lâm râm xôi trên lò, sợi thịt nguyên liệu từ màu tái xám, thâm bầm đã vàng ruộm, bắt mắt hơn nhiều.
Những xảo thịt bên cạnh cũng trắng phớ khắp mặt một lớp bột “không tên”, không ai hiểu có tác dụng gì cho việc làm ruốc.
Làng làm ruốc hoạt động 100% thủ công, tự phát. Không kiểm tra, không quy chuẩn, không quản lý nguồn xuất nhập, quy trình chế biến. Thứ ruốc chắc chắn không thể gọi là sạch này vẫn đang từng ngày hiện diện trong các quán ăn, từ quà sáng dành cho trẻ em đến những bữa cỗ bàn tập thể cho hàng trăm thực khách.
Bóng bì “bãi rác”, miến “chuồng lợn”
Có mặt tại khu vực Miếu Hai Xã (Dư Hàng Kênh, Lê Chân, Hải Phòng), cảnh tượng đập vào mắt chúng tôi là một sân phơi bì lợn trên nền bê tông một công trình thủy lợi. Sát ngay mép “sân phơi” là bãi bùn và rác thải sinh hoạt của người dân xung quanh mà đứng cách xa nhiều mét đã thấy xộc lên mùi ngột ngạt.
Nơi phơi "bóng bì" là nền bê tông một công trình thủy lợi, cạnh bãi rác thải |
Hàng ngày, cả nghìn lượt xe qua lại cuốn theo bụi đất mù mịt, ai đi qua đây cũng phải tay bưng miệng, đeo khẩu trang để tránh bụi, tránh mùi hôi nhưng sân phơi bì lợn thì cứ “thỗn thện”, không có bất kỳ một thiết bị che chắn nào.
Từng tảng bì thành phẩm lên mốc đen mốc vàng, điểm chấm loang lổ như vãi vừng. Mặt dưới lớp bì chảy nước nhơn nhớt. Tuy nhiên, tất cả sẽ được “hô biến” sau công đoạn rán, làm phồng xốp.
Rời Hải Phòng, chúng tôi tìm đến làng nghề làm miến tại Khoái Châu (Hưng Yên) và chứng kiến hình ảnh miến tráng phơi khắp đường làng. Một bên là bờ giậu một bên là ao sình nước đen đặc, nổi bọt khí, bốc mùi hôi thối, có vị chua loét đặc trưng của bột ngâm.
Từng tảng bì thành phẩm lên mốc đen mốc vàng, điểm chấm loang lổ như vãi vừng. Mặt dưới lớp bì chảy nước nhơn nhớt. Tuy nhiên, tất cả sẽ được “hô biến” sau công đoạn rán, làm phồng xốp.
Rời Hải Phòng, chúng tôi tìm đến làng nghề làm miến tại Khoái Châu (Hưng Yên) và chứng kiến hình ảnh miến tráng phơi khắp đường làng. Một bên là bờ giậu một bên là ao sình nước đen đặc, nổi bọt khí, bốc mùi hôi thối, có vị chua loét đặc trưng của bột ngâm.
Bánh tráng miến được phơi ngay trên rãnh nước thải |
Rong tróc, sắn củ... nguyên liệu làm miến được cạo rửa cũng bên cạnh hệ thống mương ao ô nhiễm trầm trọng ấy. Việc phơi, ủ củ cũng trên bờ, trên bãi rác dọc bờ mương.
Những xưởng làm miến thủ công, bột đánh đống bên hàng rào cạnh sân. Từng mẻ bánh tráng ra lò, được cắt sợi cũng ngay trên mảnh sân ấy, nhoe nhoét nước, nhờn két mỡ bột, không một dụng cụ chứa đựng.
Bánh tráng, miến thành phẩm phơi đầy khắp nóc chuồng lợn xập xệ, hôi hám. Từng dải bánh treo thòng từ tường xuống, chấm miệng cống nước thải từ chuồng lợn ra; nhiều tấm tụt hẳn xuống, cuộn lăn lông lốc trên đường làng đầy phân súc vật...
Khoảng 9h20 ngày 18-9, tổ công tác Đội 4 Phòng CSMT phối hợp với CAH Phú Xuyên (CATP.Hà Nội) làm nhiệm vụ tại QL 1A (đoạn đi qua địa phận xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) phát hiện một chiếc xe tải màu xanh có dấu hiệu nghi vấn, đã tiến hành dừng xe kiểm tra. Qua đó phát hiện trên thùng xe có 7 can, 1 thùng chứa nhiều thực phẩm lỏng, nghi là tương ớt.
Chủ cơ sở sản xuất kiêm chủ hàng, lái xe Dương Văn Đình làm việc tại CAH Phú Xuyên
Tại thời điểm kiểm tra, lái xe kiêm chủ hàng Dương Văn Đình (SN 1965, trú tại: tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên, Hà Nội), không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của lô hàng, cũng như giấy tờ chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), hóa đơn bán hàng... Chiếc xe cùng toàn bộ hàng hóa và cả chủ hàng sau đó được đưa về trụ sở CAH Phú Xuyên làm rõ.
Tại đây, Dương Văn Đình cho hay số thực phẩm trên đúng là tương ớt. Trong 7 can nhựa màu trắng, mỗi can có chứa 20 lít tương ớt và trong 1 thùng phi nhựa màu xanh có chứa 100 lít tương ớt. Tổng cộng 240 lít tương ớt này được Đình chở từ nhà riêng (đồng thời cũng là nơi sản xuất) ở tiểu khu Phú Mỹ đi tiêu thụ.
Dưới vai trò chủ cơ sở sản xuất, Dương Văn Đình cho biết nguyên liệu để sản xuất tương ớt gồm: Ớt tươi, nước, muối, mỡ. Quy trình sản xuất sơ bộ như sau: ớt tươi được ninh nhừ rồi xay nhuyễn, sau đó cho muối, mỡ vào trộn đều và cho ra tương ớt thành phẩm. Nguyên liệu đầu vào được cơ sở này thu mua quanh khu vực Phú Mỹ; tương ớt thành phẩm được đưa đến các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn huyện Phú Xuyên. Đình thừa nhận cơ sở của mình không có Đăng ký kinh doanh; không có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cũng như không có cam kết bảo vệ môi trường.
Góc bếp chính là nơi sản xuất tương ớt
Tương ớt nấu như... nồi cám lợn, ngoáy bằng đòn gánh và không cần che đậy
Bùi Thị Chung tự tay chiết xuất tương ớt từ can ra chai; mỗi chai loại 0,5 lít có giá bèo bọt... 3.000 đồng.
Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã tổ chức kiểm tra cơ sở sản xuất tương ớt của Dương Văn Đình tại tiểu khu Phú Mỹ. Những người có mặt tại buổi kiểm tra không khỏi rùng mình kinh sợ trước loại tương ớt được sản xuất tại cơ sở này. Theo quan sát của phóng viên, khu vực sản xuất rộng vài chục mét vuông chính là bếp của gia đình Dương Văn Đình. Điều đầu tiên đập vào mắt là có rất nhiều thùng phi cỡ lớn ủ men, các loại can nhựa loại 20 lít cắt ngang thân vứt lăn lóc và cả loại chai nhựa dưới 10 lít (trong danh mục nhựa cấm tái chế) treo lủng lẳng trên dây thép dưới hiên nhà, trong buồng…Các trinh sát đã phát hiện một nồi tương ớt thành phẩm khá lớn (loại 50 lít), để lăn lóc ngay gần khu vực than củi đen sì, không hề được che đậy, mặc cho ruồi nhặng bu vào. Một loạt các can ớt với màu đỏ đậm, nhạt khác nhau để dưới nền nhà…kiểm đếm ban đầu cho thấy có 3 can loại 20 lít, 9 can loại 5 lít; chưa hết, ngoài ra còn có 1 thùng phi (loại 100 lít) đựng ớt ngâm, 1 thùng phi đựng đậu tương ngâm; 1 máy quay trộn phụ gia tương ớt, 1 máy xay ớt và đậu tương. Đặc biệt cơ quan công an đã tiến hành kiểm đếm và thu giữ 1 hộp nhựa đựng chất bảo quản (600g); 8 gói bột màu nghệ (900g); 1 gói bột màu đỏ (100g); 1 gói bột màu tím (100g) là những chất phụ gia mà vợ của Dương Văn Đình là Bùi Thị Chung thừa nhận dùng để trộn lẫn trong quá trình sản xuất tương ớt thành phẩm.
Tương ớt thành phẩm đóng vào các chai nhựa
Một gói phụ gia màu đỏ bị phát hiện
Chiếc máy trộn gỉ sét
Một cán bộ Đội 4 Phòng CSMT Hà Nội cho hay, không loại trừ các chất phụ gia này có chất Rhodamine B (chất bột màu đỏ tím, tan trong nước) vốn là thuốc nhuộm trong lĩnh vực công nghiệp và làm chất đánh dấu (thuốc nhuộm huỳnh quang) trong một số lĩnh vực khoa học… cực kỳ có hại cho sức khỏe người. Tuy nhiên, việc thực sự có chất này hay không tại cơ sở sản xuất tương ớt của Dương Văn Đình chỉ có thể kết luận sau khi có kết quả phân tích mẫu tương ớt lấy từ cơ sở này.
Bùi Thị Chung cho biết, bắt đầu sản xuất tương ớt từ tháng 12/2004 (trong khi Dương Văn Đình lại khai, bắt đầu làm từ năm 2007). Có tổng cộng 4 loại tương ớt thành phẩm, với giá dao động chỉ từ 6.000đ – 20.000đ/lít. Mỡ được cho vào tương ớt để bảo quản và thơm hơn.
Phóng viên đã thử cầm chai tương ớt loại 0,5 lít lên để chụp ảnh, và thấy thực sự kinh hãi khi hàng ngày chai tương ớt trông rất bắt mắt nhưng giá chỉ vỏn vẹn có…. 3000 đồng này vẫn hiện diện trên mặt bàn các quán phở, bún, miến… Sự vụ đang tiếp tục được điều tra, mở rộng.
Theo nhiều người dân ở Cát Hải, đây là mực khô lậu từ Trung Quốc, giá bán rẻ hơn một nửa so với mực khô Cát Bà. Chính vì vậy, nhiều người kinh doanh mua về để trà trộn lẫn cá mực khô xịn của Cát Bà bán cho khách du lịch”.
Tình trạng mực khô giả bán với giá rẻ xuất hiện tại thị trường Hải Phòng khoảng 2 năm nay nhưng rộ lên là từ cuối năm 2010. Ngày 30/10/2010, Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng tiêu hủy hơn một tấn mực khô là hàng Trung Quốc nhập lậu. Trước khi tiêu hủy, chi cục gửi mẫu sản phẩm lên Trung ương giám định. Kết quả giám định mẫu mực khô xé do Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng thu cho thấy, đây không phải là mực khô tự nhiên, hàm lượng xenlulo vượt quá chỉ tiêu cho phép.
Lô hàng không đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng của mực khô theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh dưỡng. Theo phản ánh của cán bộ Chi cục Quản lý thị trường, loại mực khô mà chi cục bắt được khi đưa đi tiêu hủy qua 5 tháng mà không bị mốc, trong khi loại mực khô bình thường chỉ để nửa tháng trong điều kiện tự nhiên là bị mốc. Điều đó chứng tỏ trong cá mực có chất bảo quản.
Trước đó, khi có thông tin tại thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận có mực khô và mực khô xé sẵn kém chất lượng, Viên Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa) và Viện Hóa học (Viện Khoa học Việt Nam) kiểm tra bước đầu, sơ bộ nhận định các loại mực khô này được chế biến từ thịt cá xay, có thể là cá vụn hoặc xenlulo là một nguyên liệu được tổng hợp từ tinh bột hoặc từ nhiều nguồn bã nguyên liệu khác nhau như củ sắn dây, bột sắn.
Trước tình trạng trên, người tiêu dùng cần cảnh giác, lựa chọn kỹ, tránh hàng không bảo đảm chất lượng. Chú ý mua cá mực khô ở các cửa hàng có uy tín và không mua khi phát hiện cá mực có biểu hiện bất thường. Nên nướng thử mực khô trước khi mua với số lượng lớn. Vì khi bị đốt, mực khô nguyên con thường quăn lại, cháy sun từ ngoài vào, còn loại mực khô kém chất lượng, mực khô nhập lậu bị thu giữ khi đốt thì cháy gần như thành than và có mùi khét, khi ăn không có vị tanh và vị ngọt của cá mực tự nhiên. Tránh mua cá mực khô với giá quá rẻ. Hiện cá mực khô xịn Cát Bà được bán với giá hơn 500 nghìn đồng/ kg, còn cá mực khô kém chất lượng rẻ hơn 30- 50%.
Mực giả từ Trung Quốc
Năm ngoái, người tiêu dùng được phen khiếp vía vì trên thị trường xuất hiện loại mực được nghi làm từ cao su. Năm nay, mực khô giả xuất hiện trở lại.
Tháng 4/2010, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Hải Phòng) đã lấy mẫu mực xé bị thu giữ gửi đi giám định. Kết quả cho thấy loại mực khô xé trong lô hàng bị bắt giữ trước đó không đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng của mực khô theo bảng thành phần thực phẩm VN của Viện Dinh dưỡng.
Trả lơi báo chí, bà Nguyễn Thị Sắn, Phó trưởng Chi cục QLTT Hải Phòng, cho biết: “Chúng tôi được cơ quan chuyên môn trả lời mẫu giám định mực khô xé mà chúng tôi thu giữ không phải là mực khô tự nhiên. Chúng tôi cũng chưa biết loại mực xé đó được làm từ chất gì, bởi lẽ cơ quan giám định giải thích muốn biết điều này phải cần kinh phí lớn và có thêm nhiều thời gian”.
Bà Sắn cũng cho biết: “Chúng tôi cũng đã đốt thử để đối chứng: mực khô nguyên con thường cháy xun từ ngoài vào, nếu phủi phần than đen đi vẫn có thể ăn được. Nhưng loại mực chúng tôi thu giữ khi đốt gần như cháy thành than luôn, khói có mùi rất khét, hệt như khi đốt vải may quần áo”.
Mực thật là loại mực có râu xoắn, thân mực gắn chặt với râu không phải
gắn hờ bằng keo, có vị tanh nhiều khi ngửi
gắn hờ bằng keo, có vị tanh nhiều khi ngửi
Theo khảo sát của PV thì loại mực này vẫn tồn tại ở Hà Nội.
Tại chợ Đồng Xuân, trong vai người muốn mua mực khô giá rẻ về để bán vỉa hẻ. Một phụ nữ bán hàng khoảng 50 tuổi cho biết: “Ở đây chỉ có mực xé là mực Trung Quốc, giá rẻ hơn mực nguyên con có giá từ 150.000 -170.000 đồng/kg. Loại đó hay được các chủ hàng nhậu vỉa hè mua về để bán, chỉ cần một nắm nhỏ bán với giá 30.000 đồng/đĩa là lãi lắm rồi”.
Nhiều quầy hàng khác cũng đon đả mời chúng tôi mua loại mực xé ăn sẵn. Theo lời một nhân viên bán hàng tại chợ Đồng Xuân, đây là loại mực đã được hấp chế biến và tẩm ướp thêm gia vị. Với giá bán từ 150.000 đồng – 170.000 đồng/kg, loại mực này thường được bán cho các hàng vỉa hè để phục vụ khách nhậu. Qua quan sát bằng mắt thường, loại mực xé này được đựng trong túi nilon không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần, hạn dùng… . Trên túi mực chỉ có một tấm bìa cứng ghi bằng chữ viết tay “Mực xé” hay “Mực xé ăn liền”.
Ngoài ra, vị tanh của mực rất ít, màu sắc của loại mực xé gồm trắng xen hồng hoặc trắng xen đỏ. Còn sợi mực khá bở và mềm. Nếu đưa sợi mực xé lên mũi, thì hương vị không được thơm.
Bình thường, mức giá bán mỗi kg mực xé ngon có giá không dưới 350.000 đồng/kg, nhưng loại mực xé ăn liền lại có giá chỉ bằng một nửa. Khi chúng tôi tỏ vẻ nghi ngại về chất lượng mực, người bán hàng này cau có: “Mua thì mua không mua thì thôi, ở đây hỏi là mua, không mua thì đừng hỏi, mất thời gian lắm”.
Mực xé không có nhãn mác, màu đỏ xen trắng hoặc hồng xen trắng
Với những loại mực khô nguyên con, giá bán không hề rẻ, dao động từ 400.000 đồng/kg đến 600.000 đồng/kg. Theo quan sát của PV, các loại mực được bán ở đây đều có mùi tanh, râu xoăn, thân mềm và đặc biệt râu và thân liền nhau không có dấu hiệu được dán vào.
Thế nhưng, điều đáng nói là các loại mực dù kích thước nào cũng chỉ được đóng trong túi ni lông không có nhãn mác ghi nguồn gốc xuất xứ, hạn dùng cũng như tên loại mực. Giá bán không được niêm yết, người bán cứ nhìn mặt hét giá. Cùng một loại mực to bằng 2 bàn tay, nhưng có nơi bán 450.000 đồng/kg hoặc 500.000 đồng/kg, thậm chí không ít cửa hàng bán với giá 600.000 đồng/kg.
Anh Thủy (chủ hàng đồ khô tại chợ Đồng Xuân) cho biết: “Mực ở đây được nhập về từ các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An… không có ai bán loại mực nào giá dưới 300.000 đồng/kg, chứ đừng nói đến 200.000 đồng/kg”.
Không chỉ có chợ Đồng Xuân, mà một loạt các chợ khác như Nghĩa Tân, Mỹ Đình, Đồng Tâm, Đồng Xa...đều không có bán loại mực nào rẻ tiền hơn 400.000 đồng/kg.
Chị Vinh, một tiểu thương bán hàng khô cho hay: "Khách hàng họ chuộng rẻ, nhưng rẻ quá họ cũng không mua đâu, vì sợ mực trôi nổi. Mối quen của chị cũng chỉ có nhưng loại mực đảm bảo khách mới an tâm".
Đối với mực nguyên con giả, qua tìm hiểu của PV tại các chợ Đồng Xuân, Nghĩa Tân, Mỹ Đình, Đồng Tâm... đều không thấy xuất hiện loại mực có râu thẳng, râu được dán vào thân mực bằng keo, giá bán rẻ như trường hợp khách hàng Hải Phòng đã gặp phải.
TP.HCM, Đà Nẵng: Chưa phát hiện mực giả
Tại thị trường TP.HCM, qua quan sát của PV , hiện vẫn chưa thấy xuất hiện loại mực khô xé giả.
Tại các chợ như Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), Hòa Hưng (Q.10), Bàn Cờ (Q.3)…các tiểu thương kinh doanh mặt hàng này cho biết, qua báo chí có thấy thông tin xuất hiện trên thị trường loại khô mực giả, ăn dai như cao su, nhưng nhiều hộ kinh doanh đều khẳng định rằng vẫn chưa thấy thấy xuất hiện mặt hàng này.
Còn tại các quán nhậu, trước thông tin này, dường như các “đệ tử lưu linh” vẫn không quan tâm lắm đến mực giả. Tại quán nhậu Minh Sương ở bờ kè kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè tối 16/8, anh Minh Tuấn (ngụ tại Q.10) chia sẻ với VTC News: “Thực sự tôi nghĩ rằng loại mực này chắc chỉ có ở những thành phố biển thôi. Tôi vẫn thường ngồi với bạn bè ở đây, và cũng chưa nghe ai nói gì về thông tin này…”
Lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cũng đã nói rằng, qua tiến hành kiểm tra sơ bộ ban đầu, hiện vẫn chưa phát hiện thấy có loại khô mực giả này có mặt ở TP.HCM. Nếu trong thời gian tới có phát hiện, ngành Y tế TP chắc chắn sẽ phải lấy mẫu đi kiểm nghiệm, xem xét các chỉ tiêu về hóa học, chất xơ, chất đạm…xem có đảm bảo đạt đúng tiêu chuẩn đề ra hay không.
Trao đổi với PV , Bác sỹ Nguyễn Minh Tiến, Chi Cục Trưởng Chi cục ATVSTP TP. Đà Nẵng cho biết: “Mặc dù chưa có chỉ đạo cụ thể của Cục ATVSTP và ngành y tế TP về việc kiểm tra đối với sản phẩm mực cao su trong thời gian qua, nhưng Chi cục ATVSTP TP Đà Nẵng đã tiến hành theo dõi kiểm tra đối với mặt hàng này trong suốt thời gian qua. Tính đến thời điểm hiện tại, Đà Nẵng chưa phát hiện mực cao su cũng như các sản phẩm liên quan giả mực khô bày bán trên địa bàn.
Khảo sát tại một số chợ trên địa bàn TP. Đà Nẵng như chợ Hàn, Chợ Cồn, chợ Đống Đa...hoàn toàn không phát hiện sản phẩm mực cao su như đã xuất hiện tại 1 số địa phương khác trong thời gian qua.
Chị Ty, kinh doanh sản phẩm hải sản khô tại chợ Hàn cho biết, chị chỉ mới nghe chứ hoàn toàn không biết và không thấy đối với loại sản phẩm này. Hơn nữa, Đà Nẵng là thành phố du lịch, nên chúng tôi ý thức được vấn đề này và hoàn toàn không chấp nhận kinh doanh như vậy. Rất mong cơ quan chức năng vào cuộc, kiểm tra và xử lý đối với các trường hợp kinh doanh đối với sản phẩm này nhằm trả lại uy tín cho sản phẩm mực khô Việt Nam.
Rất nhiều quán phở chọn mua đường hóa học Trung Quốc để nồi nước phở trong và có vị ngọt đậm.
1 kg đường hóa học bằng 40 kg đường mía
Theo khảo sát của phóng viên, hiện nay, trên địa bàn Hà Nội, các loại đường hóa học không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn được nhiều cửa hàng đồ khô bán. Điều đáng lo là cả người mua lẫn người bán đều không biết rõ về nguồn gốc cũng như chất lượng của các loại đường hóa học này nhưng vẫn sử dụng.
Trên thị trường xuất hiện khá phổ biến các loại đường hóa học bao bì chữ Trung Quốc có phiên âm La Tinh là Tang Jing (có nghĩa là đường tinh luyện). Loại đường này to bằng hạt đỗ, màu trắng.
Loại đường hóa học của Trung Quốc đang được những người bán chè, sâm lạnh, sữa đậu nành...
hay các quán cơm mua về chế biến.
Tại chợ Mỹ Đình, trong các cửa hàng đồ khô đều có bán loại đường hóa học này. Chị T.M chủ quầy hàng khô tại đây cho biết, Tang Jing là loại đường được nhiều người mua lựa chọn! Theo chị T.M thì loại đường Tang Jing này tốt hơn cả loại đường Bốn cây mía (một chất ngọt tổng hợp, không có giá trị dinh dưỡng -PV) và có độ ngọt gấp 200- 400 lần so đường cát bình thường, giá từ 220.000- 300.000 đồng/kg. Chị chủ quầy còn cho biết thêm, loại này thường được những người bán chè, sâm lạnh, sữa đậu nành... hay các quán cơm mua về chế biến.
Tại khu vực chợ Đồng Xuân, theo quan sát của PV, loại đường hóa học xuất xứ từ Trung Quốc Tang Jing xuất hiện khá nhiều tại các quầy bán đồ khô. Theo các chủ hàng tại đây, đường hóa học được bán ra với số lượng lớn và chỉ bán sỉ chứ không bán lẻ.
Tại gian hàng bán đường H.C, chị chủ quầy cho hay: "Bình thường, mỗi ngày cửa hàng tôi bán từ 5 - 7 kg đường hóa học. Loại này mùa nào bán cũng được nhưng mùa hè và những tháng giáp tết là bán với số lượng lớn hơn cả".
Hai loại đường hóa học phổ biến hiện đang được người mua rất ưa chuộng.
Chị cũng cho biết thêm, đường hóa học có vị ngọt hơn đường thông thường từ 30-70 lần, thậm chí có loại ngọt hơn từ 200-600 lần, lại rẻ và dễ sử dụng nên được mua nhiều. Chị chủ quầy này còn nhiệt tình đưa công thức sử dụng: "Cứ 1kg đường hóa học (loại viên to bằng hạt đỗ, hình thoi) giá 220.000đồng/kg nhưng có độ ngọt cao hơn đường mía đến 40 lần, tức tương đương 40 kg đường thường. Còn loại ngọt hơn, cũng tính tương tự thế để biết hàm lượng sử dụng".
Nhưng chị bán hàng này cũng thừa nhận, thực chất các loại đường hóa học chỉ tạo ra vị ngọt chứ không có giá trị dinh dưỡng như đường kính bình thường. Không chỉ các gian hàng trong chợ, dọc các con phố Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Thiệp, Cao Thắng quanh chợ Đồng Xuân, hầu hết, các cửa hàng bán đồ khô cũng đều có bán các loại đường hóa học nhưng phổ biến nhất là hai loại đường có xuất xứ từ Trung Quốc kể trên. Những người bán mặt hàng này chỉ biết đến tác dụng tạo vị ngọt của đường hóa học còn thành phần, xuất xứ thực sự của nó không hề được giới thiệu đến.
Có mặt tại một quầy hàng ở ngã ba đường Nguyễn Thiện Thuật, Cao Thắng và Nguyễn Thiệp, PV nhận thấy, một khách hàng tên N.Hạnh đang lựa chọn đường hóa học để về nấu phở. Chị chủ quầy nhanh nhẹn giới thiệu về loại đường dạng viên B1: "Loại này, nước ngọt đậm mà nó còn có vị tổng hợp, có thể thay thế cho các loại gia vị khác. Với giá 120.000- 220.000 đồng/kg (tùy theo từng loại) mua về sẽ tiết kiệm được nhiều khoản". Chị chủ quầy cũng quảng cáo thêm: "Hiện nay, loại này được nhiều người lựa chọn hơn các dạng bột và loại viên nhỏ vì nó dễ chế biến".
Ngay sau đó, chị N.Hạnh chọn 1 túi 500g dạng B1 và 100g loại hạt hình thoi màu trắng trong. Theo quan sát của PV, cả 2 loại đường chị N.Hạnh vừa chọn đều không có nhãn mác, địa chỉ cụ thể. Khi PV hỏi thêm về chất lượng các loại đường này, chị chủ quầy cho biết: "Cứ yên tâm mà dùng. Nếu không hài lòng mang lại đây, tôi đền cho cái khác".
Chị N.Hạnh hướng dẫn, một nồi nước phở 10 lít chỉ cần cho 30 - 35 viên đường
hóa học (loại giống viên B1) là đủ đậm và ngọt.
hóa học (loại giống viên B1) là đủ đậm và ngọt.
Trao đổi thêm với chị N.Hạnh, PV được chị tận tình hướng dẫn về công thức pha chế nước phở với loại đường hóa học: "Để nước phở trong, có vị ngọt đậm còn tùy thuộc vào mức độ nước hầm xương là bao nhiêu. Nhưng trung bình, một nồi nước khoảng 10 lít thì cho vào từ 30 - 35 viên đường hóa học (dạng viên thuốc B1) là vừa đủ đậm và ngọt. Ngoài ra, loại đường này đã tổng hợp nhiều phụ gia khác nên cũng không cần dùng nhiều hạt nêm, mì chính".
Thấy PV còn băn khoăn về việc pha chế cũng như chất lượng của loại đường hóa học, chị khách hàng này trấn an: "Yên tâm đi. Chị dùng loại này từ lâu rồi. Dùng đúng mức độ cho phép là đảm bảo. Hơn nữa, đường hóa học cũng tùy từng loại, chứ nếu có hại thì sao được sử dụng và bày bán rộng rãi"?
Chưa hết giật mình vì mức độ chủ quan của cả người bán lẫn người mua với loại đường hóa học không rõ nguồn gốc này, chị chủ quầy hàng còn bổ sung thêm vào câu chuyện giữa PV với chị khách hàng N.Hạnh: "Loại đường này đắt hàng nhất là vào các dịp cuối năm. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh kẹo, mứt, nước ngọt ... thường lấy với số lượng lớn vì nó rẻ nên cho lợi nhuận cao hơn nhiều so với sử dụng đường mía".
Biết có hại nhưng vẫn bán - vẫn dùng
Mặc dù biết có hại cho sức khỏe nhưng vì lợi ích kinh tế nhiều chủ quầy vẫn bán
Trong quá trình tìm hiểu, PV phát hiện rằng, hầu hết người bán lẫn người mua đều biết tác hại của các loại đường hóa học nhưng vì mục đích kinh doanh nên họ vẫn sử dụng. Chị T.M, tiểu thương chợ Mỹ Đình khẳng định, dùng đường hóa học một vốn bốn lời: "Hàm lượng ngọt của nó cao nên sẽ đỡ tốn tiền hơn so với loại đường mía. Chỉ cần mua 0,5g với giá 15.000 đồng là có một nồi chè to để bán. Tuy nhiên, khi chế biến không nên chỉ dùng đường hóa học vì nó sẽ tạo ra vị ngọt hắc, có vị hơi chát và hơi có vị đắng. Vì vậy, nên dùng thêm đường mía khi pha chế thêm để chè ngọt, ngon hơn".
"Sử dụng đường hóa học nhiều không tốt nhưng nếu sử dụng đúng lượng cho phép thì vẫn có thể được. Nhưng hầu hết người bán hiện nay đều lạm dụng đường hóa học đặc biệt trong chế biến ô mai, sữa đậu nành, chè… Nếu tinh ý, chúng ta sẽ phân biệt được các loại thực phẩm này có chứa đường hóa học hay không. Bởi, đường mía thường có vị ngọt dịu và mát còn đường hóa học có vị ngọt đậm, hắc và khe khé ở cổ họng khi sử dụng. Thậm chí, một số loại đường hóa học có vị chát và đắng", chị T.M nói thêm. Đồng quan điểm với chị T.M, chị Thanh Tân (trú tại Hà Nội) cũng cho biết, khi ăn ô mai, chị cũng cảm nhận được vị ngọt hắc. "Nếu là đường mía thì không thể ngọt được như vậy", chị Tân nói.
Nhiều người tiêu dùng khẳng định, nhiều sản phẩm ô mai bán trên địa bàn Hà Nội
đã sử dụng đường hóa học (Ảnh mang tính minh họa)
đã sử dụng đường hóa học (Ảnh mang tính minh họa)
Còn chị N.Hạnh, vị khách hàng tìm mua đường hóa học về nấu phở mà PV đã có dịp trao đổi ở trên cho biết: "Tôi cũng nghe nói sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng vì loại đường này rất tiện lại rẻ nên mình cứ mua về chế biến thôi. Chắc dùng ở mức độ cho phép sẽ không sao cả". Tuy nhiên, khi PV hỏi, dùng bao nhiêu là ở mức độ cho phép, chị khách hàng này nói: "Nước phở tôi pha chế, khách ăn và khen ngon thế là đủ lượng"?.
Chị chủ quầy đường H.C trong chợ Đồng Xuân cũng chia sẻ: "Loại đường phổ biến nhất hiện nay là viên loại to bằng hạt đỗ. Loại này có độ ngọt cao nên được sử dụng đa dạng trong chế biến. Mình bán thật nhưng nhiều khi mua đồ về ăn có cảm giác hơi sợ. Bởi, thực tế loại đường này được sử dụng khá rộng rãi trong các món ăn, đồ giải khát…. mà nếu lạm dụng nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người".
Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu hóa học, điều nguy hiểm của những loại đường hóa học này là nó hòa tan trong nước, không màu, không mùi nên khó phát hiện. "Chỉ có thể chỉ tên "đích danh" qua phân tích hoá học. Nếu nhà sản xuất cho 7 phần đường mía và 3 phần đường hóa học thì ngay cả các chuyên gia cũng không thể phát hiện ra. Do vậy, ngay cả những loại được phép sử dụng cũng rất cần được quản lý và hướng dẫn sử dụng trên nguyên tắc đảm bảo an toàn. Nếu dùng quá liều thì ngay cả loại không bị cấm chỉ định cũng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người", một vị chuyên gia khuyến cáo.
Hiện nay, tại Việt Nam, các chất tạo ngọt manitol, acesulfam K, aspartame, isomalt, saccharin (và Na, K, Ca của nó), sorbitol và sirô sorbitol, sucraloza được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm với giới hạn tối đa và có quy định rõ ràng. Các chất tạo ngọt này được dùng trong sản xuất, chế biến đồ uống và các thực phẩm có năng lượng thấp.
Tuy nhiên, những chất này được dùng trong giới hạn cho phép và phải có nguồn gốc rõ rằng ghi trên nhãn mác. Theo quy định liều lượng (ADI) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), aspartame có ADI là 40mg thì mức tiêu thụ tối đa nếu người có cân nặng 60kg là: 60×40 =2.400mg, nhưng WHO vẫn khuyên chỉ nên sử dụng 30% liều lượng cho phép, tức là 800 mg/ngày để bảo đảm an toàn cho gan, thận.
Theo Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ y tế ngày 31/8/2001 thì đường hóa học Cyclamate và một số loại đường hóa học hiện đang được bán không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều không có trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm.
ve may bay eva airline
vé máy bay đi mỹ hãng eva
đại lý vé máy bay korean air
vé máy bay đi mỹ khoảng bao nhiêu
giá vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich
ve may bay di canada