Monday, October 3, 2011

An toàn thực phẩm(3)

Mỗi tỉnh có “nửa” người quản lý ATVSTP

(TNOL)-Những mối lo thực phẩm mất an toàn vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng một lần nữa được các nhà khoa học, nhà quản lý cảnh báo mạnh mẽ tại hội thảo lấy ý kiến đónggóp cho dự thảo Luật An toàn thực phẩm, diễn ra tại Hà Nội hôm qua 7.9.
Trao đổi với PV Thanh Niên bên lề hội thảo, PGS-TS Nguyễn Đăng Vang, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho biết hiện tại mới chỉ kiểm soát được 11% lượng thức ăn đường phố. Trong khi đó, chất lượng rau và các sản phẩm động vật cũng đang là vấn đề đáng báo động khi còn tới 7% lượng rau có hóa chất vượt ngưỡng cho phép và 38% thịt, thủy sản, sản phẩm động vật khác chưa đạt yêu cầu. “Tình trạng ướp cá bằng u-rê, cho hàn the vào bánh cuốn, bỏ các chất bảo quản độc hại khác vào thực phẩm, làm rượu giả... ngày càng diễn biến phức tạp, khiến người tiêu dùng lo lắng, phân vân khi lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày”, ông Vang nói.
10 năm, gần 6 vạn người bị ngộ độc
Ông Nguyễn Phú Cường, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công thương), nêu thực trạng việc quản lý nhập khẩu qua đường tiểu ngạch vẫn chưa chặt chẽ, tình trạng thực phẩm giả, thực phẩm nhập khẩu không qua kiểm tra, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép vẫn đang lưu hành trên thị trường. Đặc biệt, gia súc, gia cầm, trứng gia cầm chưa qua kiểm dịch, không được kiểm soát thú y bày bán tự do tại các chợ trung tâm của các tỉnh, thành phố.
PGS-TS Ngô Tiến Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm, đưa ra những con số báo động: “Trong 10 năm qua, ở nước ta đã xảy ra 2.138 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 57.144 người bị ngộ độc, trong đó có 566 ca tử vong”. Tiếp lời, GS-TSKH Lê Doãn Diên, Chủ tịch Hội Khoa học công nghệ lương thực, thực phẩm VN, cho biết thêm: “Theo Tổ chức Y tế thế giới, ở VN hằng năm có hơn 3 triệu trường hợp nhiễm độc, gây thiệt hại hơn 200 triệu USD”.
Bình luận về những con số trên, ông Nguyễn Đăng Vang cho rằng những cái chết vì ngộ độc thực phẩm chỉ là bề nổi, có thể nhìn thấy ngay nhưng nguy cơ chất độc hại tích tụ dần dần, làm giảm tuổi thọ của con người, gây ra các bệnh hiểm nghèo như ung thư mới là điều đáng lo ngại hơn cả.
Chồng chéo, nhiều lỗ hổng
Nguyên nhân của thực trạng trên, theo ông Nguyễn Đăng Vang, một phần vì nền nông nghiệp nước ta còn nhỏ lẻ, mỗi hộ trong tổng số trên 9,6 triệu hộ nông dân đều có vài luống rau, đàn gà, mấy con lợn... và ý thức của người dân về sản xuất an toàn chưa cao nên khó kiểm soát hết được. “Lực lượng thanh tra về lĩnh vực này còn mỏng, Bộ NN-PTNT có 3 người, Bộ Y tế 9 người, mỗi tỉnh trung bình chỉ có nửa người làm thanh tra và nửa người làm công tác quản lý. Thêm vào đó, tính trung bình, chi phí cho công tác an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) mới chỉ được hơn 700 đồng/người dân. Vì thế, mặc dù chúng ta đã ban hành quá nhiều văn bản về quản lý ATVSTP (337 văn bản do cơ quan trung ương và 900 văn bản do địa phương ban hành), các chế tài cũng đủ sức răn đe như phạt tù, phạt tới 500 triệu đồng... nhưng nhiều năm qua các cơ quan chức năng cho biết mới chỉ có 145 người bị phạt tù (từ 3 tháng đến 20 năm) và trong 5 năm qua có 1,3 triệu lần phạt hành chính, tính trung bình chỉ có 854.000 đồng cho mỗi lần phạt”, ông Vang nói.
Theo ông Đỗ Gia Phan, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng VN, một nhược điểm của quản lý nhà nước hiện nay về ATVSTP là tuy đã có phân chia trách nhiệm quản lý từng lĩnh vực trong cả chuỗi thực phẩm cho các Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương, Y tế nhưng còn nhiều khe hở và sự chồng chéo, dẫn đến có việc không ai làm, nhưng lại có việc nhiều bộ cùng làm mà không có bộ nào chịu trách nhiệm chính, chẳng hạn như kiểm soát vận chuyển, bảo quản khi hàng hóa lưu thông trên đường... Sau khi thống kê, rà soát, Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã phát hiện có tới 48 văn bản do các cơ quan ở Trung ương ban hành chồng chéo lẫn nhau, gây khó khăn cho công tác quản lý trên thực tế.
Xuất phát từ quan điểm “đúng người, đúng việc; mỗi việc chỉ một bộ phận phụ trách", TS Nguyễn Tử Cương, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản VN, đề xuất mô hình tổ chức và phân công trách nhiệm quản lý chất lượng và ATVSTP giữa các bộ ở VN. Theo đó, Bộ NN-PTNT chịu trách nhiệm toàn bộ về sản xuất thực phẩm từ ao nuôi, chuồng trại đến lô hàng cuối cùng. Bộ Công thương chịu trách nhiệm toàn bộ trong sản xuất rượu, bia, nước giải khát, bột, tinh bột, mì ăn liền, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; các lô hàng nhập khẩu để tái xuất hoặc quá cảnh và nhập khẩu để chế biến. Bộ Y tế đảm trách việc quản lý, giám sát các kho lưu trữ và phân phối thực phẩm tiêu thụ nội địa, chợ thực phẩm, nhà hàng ăn đường phố, bếp ăn khách sạn, bếp ăn tập thể, các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm cho phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, người ăn kiêng.(Theo TNOL)
Phơi nhân bánh trung thu trên vỉa hè
TT - Hơn một tháng nữa là đến Tết Trung thu, nhiều cơ sở sản xuất bánh nướng, bánh dẻo gia truyền ở các làng ven đô Hà Nội đang nhộn nhịp chuẩn bị nguyên vật liệu cho mùa bánh mới.
3 tấn mỡ lợn thối làm nhân bánh Trung Thu
Con đường từ hồ Tây chạy vào cổng làng Xuân Đỉnh khá đẹp và thẳng. Cả dải vỉa hè rộng rãi vào mùa bánh được trưng dụng làm sân phơi. Bí xanh tươi thái miếng để làm nhân bánh nướng, bánh dẻo được phơi sát đường đi. Bụi bẩn, rác rưởi cứ theo những cơn gió mà phủ lên những sân bí đang phơi.
Một người dân ở thôn Đông (xã Xuân Đỉnh), nơi có nhiều lò bánh nhất khu vực này, cho biết đây mới là đầu mùa nên các hộ làm bánh còn có vỉa hè mà phơi, “chứ mấy bữa nữa vào chính vụ, đến sân bóng đá cũng chả đủ chỗ mà phơi...”.
Trong một cơ sở sản xuất bánh trung thu đầu thôn Đông, bà chủ lò bánh niềm nở giới thiệu: “Bánh trung thu của tôi ngon nhất làng này, có thương hiệu hẳn hoi. Mỗi năm tôi làm cả vạn bánh nên phải đảm bảo chất lượng mới bán được hàng”. Nghe giới thiệu cũng thấy bùi tai, nhưng khi nhìn ra khu chế biến của lò bánh này mới chột dạ.
Một công nhân làm thuê cho lò bánh tay vừa cắt bí bằng máy dập vừa nói chuyện với khách. Chiếc thúng đựng bí đầy ắp, rơi vãi ra xung quanh ngõ đi. “Nhìn thế này thì hơi bẩn, nhưng bọn em rửa nhiều lần lắm, đảm bảo đến khi thành nhân bánh là ngon lành” - anh hào hứng khoe. Còn bà chủ lò bánh cho hay vào vụ, bí nhiều, sấy không kịp nên phải phơi. “Tuy phơi ở vỉa hè như thế nhưng về rửa nước là sạch, chẳng lo bẩn đâu” - bà trấn an.
Theo chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường, từ đầu tháng 8 Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo trung tâm y tế dự phòng của 29 quận, huyện, thị xã kiểm tra thường xuyên tất cả cơ sở sản xuất bánh trung thu trên địa bàn. Nội dung kiểm tra tập trung vào giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, giấy khám sức khỏe và giấy tờ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu làm bánh, những điều kiện bảo quản bánh sau khi ra thành phẩm.
Khuya ngày 9/9, tổ kiểm tra tuyến CATP Hà Nội, phối hợp với Đội 2.1 Phòng Cảnh sát môi trường Hà Nội, Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV CA Q.Đống Đa, Đội QLTT số 4 - Chi Cục QLTT Hà Nội, làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát tại khu vực đường Pháp Vân, phát hiện xe ô tô hiệu ISUZU, BKS 30K-9137 đi hướng về phía trung tâm Hà Nội, chở hàng hoá quá tải trọng quy định, có biểu hiện nghi vấn đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra.
Nghi lấy mỡ lợn thối làm nhân bánh Trung thu
Những bao tải mỡ lợn thối đen, li ti dòi bọ trắng. (Ảnh: P.Thái
Tại khoang này, cơ quan công an phát hiện gần 100 bao tải dứa, trọng lượng mỗi bao khoảng 50kg đang bốc mùi hôi thối, tanh nồng rất khó chịu. Kiểm tra ban đầu cho thấy bên trong những bao tải này là mỡ động vật bị mốc đen, đang trong quá trình phân huỷ. Trọng lượng số mỡ động vật khoảng 3 tấn. Lái xe kiêm chủ hàng- anh Nguyễn Khả Quỳnh (SN 1976, HKTT tại huyện Đông Anh, Hà Nội) không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số thực phẩm trên. Anh này cho biết: vừa thu mua số thực phẩm là mỡ động vật này ở một số nhà dân tại huyện Thường Tín, đang trên đường vận chuyển về địa bàn huyện Đông Anh tiêu thụ thì bị phát hiện.
Nghi lấy mỡ lợn thối làm nhân bánh Trung thu
Cả một xe tải chở 3 tấn mỡ thối. (Ảnh: P.Thái)
Chiếc xe ôtô cùng chủ hàng sau khi bị phát hiện được đưa về trụ sở CAQ Đống Đa để làm rõ. Tại đây số mỡ động vật trên được bốc dỡ xuống để kiểm tra. Các bao tải dứa được mở miệng để lộ những miếng mỡ lợn, mỡ bò to nhỏ mốc xanh, mốc đỏ. Dòi, bọ nhung nhúc bám chặt các miếng mỡ, bò lổn nhổn.Theo đánh giá của cán bộ thú y, số mỡ đang trong quá trình phân huỷ. Giải thích việc thu mua, vận chuyển số mỡ thối này, lái xe Nguyễn Khả Quỳnh giải thích ấp úng: thu mua để làm thức ăn cho cá (?). Nhưng anh này không thể giải thích tại sao lẫn trong các bao tải chứa mỡ còn có các bao tải chứa xương động vật.
Theo chỉ huy Đội 2.1 Phòng Cảnh sát môi trường thì không loại trừ khả năng số mỡ trên được thu mu để chế biến nhân các loại bánh trung thu tại các cơ sở thủ công, nhỏ lẻ.
Đích đến của số mỡ thối trên đang được lực lượng chức năng tiếp tục làm rõ. Song đáng nói hiện nay việc xử lý hành vi vận chuyển các loại sản phẩm động vật không có giấy kiểm dịch, sản phẩm không đảm bảo chất lượng hiện ở mức không đủ răn đe.
Áp dụng theo Nghị định 40/2009/NĐ-CP, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, ban hành ngày 24/4/2009 vừa qua, hành vi vận chuyển thực phẩm không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm bị xử phạt 2 triệu đồng.
Hành vi vận chuyển mỡ lợn “bốc mùi”, mốc đen như của lái xe Nguyễn Khả Quỳnh cũng chỉ bị phạt thêm lỗi: Kinh doanh sản phẩm động vật trên cạn bị ôi thiu, biến đổi màu sắc, mùi vị - mức phạt tối đa 3 triệu đồng. Mức phạt như thế liệu có đủ để chặn các chuyến xe chở mỡ thối tiếp tục lao qua lao lại giữa các địa bàn của Thủ đô?

Lô hàng mỡ lợn thối bị phát hiện rạng sáng ngày 10/9.
Người và tang vật được đưa về trụ sở công an làm rõ. Bên trong các bao tải là những miếng mỡ động vật bị mốc đen, có miếng đang bị phân huỷ. Lẫn trong đống mỡ thối là xương động vật cũng gần phân hủy, có cả những con bọ đang bò.
Anh Quỳnh khai nhận, thu mua số mỡ động vật này ở huyện Thường Tín, đang trên đường vận chuyển về Đông Anh tiêu thụ thì bị phát hiện.
Theo một cán bộ cảnh sát môi trường, không loại trừ số mỡ trên được thu mua để chế biến nhân các loại bánh trung thu gia công.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)
Không phải đến khi Chính phủ và kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo, người ta mới biết đến sự “bất ổn” của tình hình mất VSATTP ở Việt Nam, nhưng khi được đưa ra tại kỳ họp Quốc hội lần này mới thấy hết được sự phức tạp và nhiều vấn đề cần phải được giải quyết.
Kết quả các báo cáo cho thấy, trong số 1.110 mẫu thực phẩm thì có 65% số mẫu (chủ yếu là giò chả và rau quả muối) có sử dụng hàn the; 19,4% số mẫu sử dụng phẩm màu ngoài danh mục cho phép; 7,8% số mẫu có sử dụng chất ngọt tổng hợp vượt quá giới hạn quy định hoặc sử dụng chất tạo ngọt không được phép (cyclamat, aspartame, saccarin). Cũng theo kết quả điều tra VSATTP trên rau, quả tại 4 tỉnh và thành phố (Hà Nội, Tiền Giang, Vĩnh Phúc, TP.HCM) trong quý 3-4/2008 của Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (Bộ NN&PTNT): trong 154 mẫu rau cải, rau muống có 20 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vượt quá giới hạn cho phép (MRLs), chiếm 13% tổng số mẫu; trong 60 mẫu nho, cam, táo có 3 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt quá giới hạn cho phép và không phát hiện dư lượng thuốc BVTV cấm sử dụng edosulfan trong rau, quả.Kết quả thanh tra 6.891 cơ sở chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm trong cả nước cho thấy, số cơ sở đạt yêu cầu giảm từ 61,8% (2004-2006) xuống 51,8% (2007-2008).
Nhiều cơ sở sản xuất rượu, bia, nước giải khát, nước uống đóng chai quy mô nhỏ, thủ công chưa thực hiện đầy đủ các quy định về chất lượng VSATTP. Sản xuất rượu thủ công vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn (250-300 triệu lít/năm)và vẫn tiêu thụ trên thị trường
Trong năm 2008, cả nước đã xảy ra 205 vụ ngộ độc thực phẩm lớn nhỏ làm 7.828 người mắc. Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm trung bình là 9,1/100.000 dân, tỷ lệ tử vong là 0,07/100.000 dân/năm. Đặc biệt, theo tổng hợp thì hiện đang nhiều các bệnh truyền qua thực phẩm, chủ yếu là tả, lỵ trực trùng, lỵ amip, tiêu chảy, thương hàn, cúm gia cầm...
"Một cái xúc xích hay một con gà có 5 Bộ quản lý"?
Đây là phát biểu của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Đăng Vang, khi đề cập đến sự rườm rà, phức tạp trong công tác quản lý đối với vấn đề VSATTP hiện nay ở nước ta. Cũng nói về điều này, nhiều đại biểu tỏ ra bức xúc về thực trạng VSATTP đã ở mức báo động, nhưng các cơ quan vẫn “việc ai nấy làm”.
Tuy được quan tâm khá nhiều nhưng nhiều lĩnh vực hoạt động liên quan đến VSATTP ở Việt Nam vẫn dường như vẫn bị bỏ ngỏ. Đơn cử như, việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm, năm 2008, tỷ lệ này chỉ đạt 11,2%, riêng với cơ sở dịch vụ ăn uống tỷ lệ này chỉ đạt 6,1%; trong hàng chục ngàn sản phẩm thực phẩm mới chỉ có 25.224sản phẩm được cấp giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm.
Trên cả nước đang sản xuất 11,5 triệu tấn rau các loại, có 43 tỉnh, thành phố đã quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn (RAT). Tuy nhiên, diện tích đất đủ điều kiện trồng RAT mới chỉ đạt khoảng 60 nghìn ha (bằng 8,5%) tổng diện tích rau cả nước (705 nghìn ha). Trong đó có 92 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT với diện tích 2.476ha. Diện tích sản xuất quả an toàn đạt 15.648ha trên tổng số 74.942ha.
Và mặc dù trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm, tuy nhiên, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) để quản lý chất lượng VSATTP còn thiếu và lạc hậu. Tính đến tháng 2/2009 mới có 406 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) liên quan đến VSATTP được ban hành. Việc chuyển đổi phương thức quản lý chất lượng VSATTP theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật còn chậm. Trong năm 2008 không có QCKT quốc gia nào về VSATTP được thẩm định để ban hành. Năm 2008 số lượng gia súc, gia cầm giết mổ được kiểm soát đạt 58,1%. Hiện nay, cả nước chỉ có 617 cơ sở giết mổ được kiểm soát, 16.512 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện VSATTP. Đại biểu Hoàng Thị Bình (Cao Bằng) còn đưa ra một thực tế khác là “Tại cửa khẩu Lào Cai được biết 1 ngày có 500-600 lượt người đưa rau, củ, quả tươi từ Trung Quốc sang Việt Nam, nếu nhân với giá trị hàng 2 triệu đồng/người/ngày sẽ có lượng hàng hóa vào Việt Nam khoảng 1-1,2 tỷ đồng không được kiểm soát. Chưa kể rất nhiều hàng hóa qua các lối mòn biên giới”. Thậm chí, ngay trong các báo cáo về tình hình quản lý, quá trình tổng hợp, đánh giá về VSATTP được các Bộ, ngành công bố mới đây cũng con những điểm chưa thống nhất về chức năng, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm và cả số liệu.
Trước những bất cập trong công tác quản lý và hậu quả mà người dân hàng ngày vẫn phải đối mặt, đại biểu Dương Kim Anh (Trà Vinh) bức xúc khi đặt câu hỏi: “Trách nhiệm quản lý Nhà nước về vệ sinh, an toàn thực phẩm thuộc về ai?”.
Cần một “nhạc trưởng”
Trần tình về sự bất cập và cả những hạn chế, hiện nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu giãi bày: "Thực sự các thành viên Chính phủ rất có tự trọng, rất day dứt, đau khổ khi công việc chưa tốt”. Đồng thời, ông Triệu cũng thừa nhận thực tế "ngành nọ chỉ huy ngành kia rất khó" và kiến nghị Quốc hội ban hành nghị quyết riêng về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, giao cơ chế rõ ràng giữa các cơ quan liên ngành quản lý.
Trên thực tế, tính đến năm 2008 ước cả nước có 15.435 người tham gia vào công tác quản lý chất lượng VSATTP; ở cấp tỉnh trung bình là 31,3 người/tỉnh; ở cấp huyện trung bình là 3 người/huyện; ở cấp xã trung bình là 1,05 người/xã. Bên cạnh đó, Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, kinh phí được cấp cho công tác quản lý chất lượng VSATTP giai đoạn từ 2004-2008 là 329 tỷ đồng, tính bình quân đầu người của cả nước chỉ đạt 780 đồng/người/năm. Ở địa phương, nguồn ngân sách Trung ương cấp cho công tác này còn thấp (trung bình giai đoạn 2007-2008 là 762,1 triệu/tỉnh/năm), chỉ có một số ít tỉnh có đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương cho hoạt động này. Mặc dù vậy, mức đầu tư này chỉ bằng 1/19 mức đầu tư của Thái Lan và bằng 1/136 so với đầu tư cho cho công tác VSATTP của một cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) của Mỹ.
Hiện nay, mỗi tỉnh ở nước ta trung bình chỉ có 0,5 cán bộ được biên chế làm công tác thanh tra VSATTP. Trong khi đó, ở Nhật Bản có khoảng 13.000 thanh tra viên VSATTP từ trung ương đến địa phương; ở Thái Lan, riêng thủ đô Băng Cốc có 5.000 thanh tra viên VSATTP; ở Trung Quốc có trên 50.000 thanh tra viên VSATTP; ở Mỹ, riêng Tổ chức FDA có khoảng 3.000 thanh tra viên VSATTP.
Bên cạnh đó, hệ thống tiêu chuẩn thực phẩm làm căn cứ để thực hiện các văn bản quản lý thiếu nhiều và nhiều tiêu chuẩn đã rất lạc hậu nhưng chưa được sửa đổi. Ngay số văn bản đã ban hành, tuy nhiều nhưng cũng bộc lộ một số bất cập, thống kê sơ bộ đã phát hiện có 48 văn bản có sự chồng chéo, mâu thuẫn, một số nội dung quy định không còn phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung. Thực tế đòi hỏi có tới vài ngàn tiêu chuẩn về thực phẩm, song đến đến hết 2006, mới ban hành được có 861 tiêu chuẩn sản phẩm trong đó 673 tiêu chuẩn liên quan thực phẩm. Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ tháng 12/2007 cho thấy, số tiêu chuẩn đã lạc hậu là 42,5%, số tiêu chuẩn còn phù hợp 57,5%. Tiêu chuẩn cho hàng truyền thống địa phương còn thiếu rất nhiều nên không có căn cứ để xử lý vi phạm như: các loại mắm, nem chua, tương... Việc chuyển đổi và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về VSATTP hầu như chưa được thực hiện.
Cùng với nhân lực hạn chế về số lượng và chất lượng, chưa tập trung thống nhất, đến nay trên cả nước vẫn chưa có cơ sở nào trong nước chuyên đào tạo về kiểm nghiệm ATTP. Ngoài ra, để dẫn đến tình trạng quản lý “rối như tơ vò” và hậu quả mà người dân trong nước đang phải gánh chịu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ ra 9 nguyên nhân chủ quan và 3 nguyên nhân khách quan lớn khác. Đại biểu Nguyễn Đăng Vang đề xuất: đã đến lúc cần phải có một “nhạc trưởng” về vấn đề này. Cũng từ diễn đàn của Quốc hội, nhiều đại biểu kiến nghị, trong thời gian tới Chính phủ cần phải đặc biệt quan tâm, có những biện pháp quyết liệt và đầu tư lớn hơn đến VSATTP, bởi điều này không chỉ liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người dân mà còn gây hậu quả lâu dài đến chất lượng sống của cộng đồng và ảnh hưởng đến sự phát triển của giống nòi sau này./.
HACCP LÀ GÌ?
HACCP là tên viết tắt của các chữ “Hazard Analysis Critical Control Point”. Có nghĩa là “phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn”.
• Trong những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã ngày càng trở nên nghiêm trọng và được chính phủ ở nhiều quốc gia quan tâm thực hiện. Hầu hết các tổ chức, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đã nhận biết rõ ràng hơn về tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ con người. HACCP là một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có thể kiểm soát được vấn đề này.
• Nói cách khác, HACCP là một hệ thống kiểm soát các mối nguy hiểm và rủi ro cho an toàn thực phẩm trong suốt quá trình chế biến.
• Trải qua hơn 30 năm ra đời và được cải tiến theo từng giai đoạn, Hệ thống HACCP đã chứng minh được khả năng kiểm soát và giảm thiểu được những rủi ro cho an toàn thực phẩm trong tất cả các công đoạn chế biến, kể từ lúc bắt đầu là nguyên vật liệu cho đến những bước cuối cùng như đóng gói, lưu kho, bảo quản và phân phối sản phẩm. HACCP đã thực sự trở thành một hệ thống an toàn thực phẩm hoàn chỉnh cho các phương pháp kiểm tra truyền thống vì HACCP chú trọng đến kiểm soát quá trình chứ không chỉ đơn thuần là kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng.
Tại sao phải xây dựng hệ thống HACCP ?
• HACCP là một hệ thống tỏ ra rất hiệu quả với các mục đích ngăn ngừa, giảm thiểu hoặc loại bỏ những mối nguy hiểm cho an toàn thực phẩm xuống đến mức chấp nhận được.
• Hệ thống HACCP được xây dựng nhằm bảo vệ sản phẩm khỏi bị nhiễm bẩn từ các tác nhân sinh học, hoá học và vật lý học, qua đó chứng minh được tính an toàn và đáng tin cậy của sản phẩm.
• Hệ thống HACCP có thể ví như một hệ thống bảo vệ trung thành cho sức khoẻ con người mỗi khi sử dụng thục phẩm được sản xuất trên những quy trình công nghệ do HACCP kiểm soát.
Các nguyên tắc của HACCP:
7 nguyên tắc:
- Nguyên tắc1: Tiến hành phân tích các mối hiểm nguy
Xác định các mối nguy tiềm ẩn ở mọi giai đoạn ảnh hướng tới an toàn thực phẩm từ sơ chế, chế biến, phân phối cho tới khâu tiêu thụ cuối cùng. Đánh giá khả năng xuất hiện các mối nguy và xác định các biện pháp kiểm soát chúng.
- Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP: Critical Control Points)
Xác định các điểm kiểm soát tới hạn tại từng công đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm cần được kiểm soát để loại bỏ các mối nguy hoặc hạn chế khả năng xuất hiện của chúng.
- Nguyên tắc 3: Xác định các ngưỡng tới hạn
Xác định các ngưỡng tới hạn không được vượt quá nhằm đảm bảo khống chế có hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn.
- Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn
Xây dựng hệ thống các chương trình thử nghiệm hoặc quan sát nhằm giám sát tình trạng của các điểm kiểm soát tới hạn.
- Nguyên tắc 5: Xác định các hoạt động khắc phục cần phải tiến hành khi hệ thống giám sát cho thấy tại một điểm kiểm soát tới hạn nào đó không được thực hiện đầy đủ
- Nguyên tắc 6: Xác lập các thủ tục kiểm tra để khẳng định hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả.
- Nguyên tắc 7: Thiết lập hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP phù hợp với các nguyên tắc trên và các bước áp dụng chúng.
TIÊU CHUẨN ISO 22000 LÀ GÌ?
- Tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000 do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành nhằm xây dựng hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu.
- Điểm khác biệt giữa ISO 22000:2005 và HACCP là ISO 22000:2005 qui định thêm các yêu cầu về Hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung tương tự ISO 9001:2000
- Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 đưa ra bốn yến tố chính đối với một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Các yếu tố này đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm từ khâu đầu tiên đến khi tiêu thụ sản phẩm. Bốn yếu tố chính của tiêu chuẩn này là:
o Trao đổi thông tin: Các thông tin rất cần thiết nhằm đảm bảo các mối nguy được xác định và kiểm soát một cách đầy đủ ở mỗi giai đoạn trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm. Trao đổi thông tin với khách hang và các nhà cung ứng về các mối nguy đã được xác định và các biện pháp kiểm soát hướng đến đáp ứng công khai các yêu cầu của khách hàng.
o Quản lý hệ thống: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả nhất được thiết lập, vận hành và cập nhật trên cơ sở cấu trúc của hệ thống quản lý và hợp nhất với các hoạt động quản lý chung của tổ chức. Điều này đem lại lợi ích tối đa cho tổ chức và các bên hữu quan. Tiêu chuẩn này được liên kết với tiêu chuẩn ISO 9001 nhằm tăng độ tương thích của hai tiêu chuẩn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này vẫn có thể áp dụng một cách độc lập với các hệ thống quản lý khác khi điều hành quản lý tại một cơ sở sản xuất thực phẩm.
o Các chương trình tiên quyết (PRPs: Prerequisite programmes): Các chương trình tiên quyết – PRPs là các điều kiện cơ bản và hoạt động cần thiết để duy trì một môi trường vệ sinh xuyên suốt chuỗi cung ứng thực phẩm. Các điều kiện và hoạt động này cần phù hợp với yêu cầu sản xuất, sử dụng và cung cấp sự an toàn đối với sản phẩm cuối cùng cũng như người tiêu dùng. PRPs là một trong những chuẩn mực “cần và đủ” để các cơ sở đủ điều kiện tham gia sản xuất thực phẩm.
o Các nguyên tắc của HACCP: 7 nguyên tắc của HACCP
- Tiêu chuẩn này được các chuyên gia trong ngành công nghiệp thực phẩm xây dựng trong phạm vi của ISO, cùng với đại diện của các tổ chức quốc tế chuyên ngành thực phẩm và sự hợp tác chặt chẽ với Uỷ ban tiêu chuẩn hoá thực phẩm Codex, cơ quan đồng thành lập bởi Tổ chức nông lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để xây dựng các tiêu chuẩn về thực phẩm.
- Lợi ích chủ yếu mà ISO 22000 mang lại cho các tổ chức khi áp dụng hệ thống HACCP (Phân tích mối nguy và thiết lập điểm kiểm soát tới hạn) do tổ chức Codex đề ra sẽ là dễ dàng hơn trong việc áp dụng một cách thống nhất về vệ sinh thực phẩm mà không có sự khác biệt đối với các quốc gia và các sản phẩm thực phẩm có liên quan.
- ISO 22000 được thiết kế để phù hợp với tất cả các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có thể áp dụng hệ thống an toàn thực phẩm này. Phạm vi của hệ thống an toàn thực phẩm bao gồm những nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, những nhà sản xuất thực phẩm sơ chế, các hãng vận chuyển và bảo quản thực phẩm, và các nhà thầu phụ bán lẻ về thực phẩm và các cửa hàng dịch vụ ăn uống, cùng các tổ chức liên quan như những nhà tổ chức trang thiết bị, vật liệu đóng gói, tác nhân làm sạch, các thành phần và các chất phụ gia…
- Tiêu chuẩn này trở nên thiết yếu bởi sự gia tăng đáng kể tỷ lệ bệnh tật do ngộ độc thực phẩm, điều này không chỉ xảy ra ở các nước đang phát triển mà xảy ra ngay cả ở những nước phát triển. Thêm vào đó, mối nguy hại cho sức khoẻ và bệnh tật do ngộ độc thực phẩm mang lại có thể làm cho việc chi tiêu tăng lên đáng kể do phải trả phí chữa bệnh, nghỉ việc, thanh toán bảo hiểm, bồi thường theo luật…
- ISO 22000 theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng được các yêu cầu quản lý an toàn trong dây chuyền cung cấp thực phẩm một cách có hệ thống và đề ra giải pháp thống nhất cho việc thực hành tốt hệ thống này trên phạm vi toàn cầu. Thêm vào đó, hệ thống an toàn thực phẩm phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 22000 có thể được chứng nhận – điều này đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các nhà cung cấp trong lĩnh vực thực phẩm. Mặc dù tiêu chuẩn này có thể được áp dụng mà không cần có sự chứng nhận phù hợp, đơn giản chỉ vì lợi ích của nó mang lại.
- ISO 22000 kết hợp chặt chẽ các nguyên tắc của HACCP và bao quát các tiêu chuẩn then chốt được xây dựng bởi rất nhiều các nghiệp đoàn bán lẻ thực phẩm toàn cầu cùng với sự tham gia của những chuyên gia trong ngành thực phẩm.

Cấp tỉnh chưa có cán bộ kiểm tra vệ sinh thực phẩm

Báo cáo của chính phủ Việt Nam đưa ra hồi tháng Năm vừa qua cho biết hiện nay mỗi tỉnh, thành Việt Nam chưa có đến 1 cán bộ phụ trách công tác kiểm tra vệ sinh thực phẩm.
Tính trung bình, con số này là 0, 5 ở tỉnh- thành, và còn thấp hơn khi xuống đến cấp huyện. Không những lượng cán bộ cho công tác kiểm tra vệ sinh thực phẩm thiếu trầm trọng, mà kinh phí cho công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam đến nay cũng còn rất thấp.
Ngân sách cho công tác kiểm tra giai đọan 5 năm, 2004 – 2009 của Việt Nam chỉ được 329 tỷ đồng. Nếu chia bình quân thì mỗi đầu người là 780 đồng/năm, tức chỉ bằng 1/19 của Thái Lan, và 1/136 của Hoa Kỳ.
Công bố được đưa ra trong bối cảnh dịch tả, mà một trong các nguyên nhân là thực phẩm thiếu vệ sinh, vừa mới xuất hiện thêm ở hai tỉnh miền Bắc là Thái Bình và Quảng Ninh, sau khi có mặt từ nhiều tuần trước đó ở Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá, và Hải Dương.
nuoc050909.jpg
Coi thường vệ sinh và sức khỏe của khách hàng
Tình trạng thực phẩm thiếu vệ sinh, kém an toàn ở Việt Nam đã xảy ra từ nhiều năm nay. Không ít cơ sở chế biến thực phẩm, tiệm ăn uống còn xem nhẹ vấn đề vệ sinh và sức khỏe của khách hàng.
Bánh, mứt, kẹo, ô mai… có khi được làm trong những gian phòng ẩm thấp nhớp nháp hay phơi trên mặt đất đầy bụi bậm nhặng ruồi. Nhiều lọai thực phẩm khác chứa những hoá chất nguy hiểm như hàn the, formol, phẩm màu tổng hợp, phân u rê, chất tẩy trắng, chất bảo quản thực phẩm, chất tạo bọt xà phòng, chất tạo màu Sudan, chất diệt cỏ, trừ sâu rầy….
Có những lọai rau, trái thì được bón tưới hay giữ cho tươi nhiều tháng trời bởi những hoá chất có hại. Hồi tháng Tư báo chí lên tiếng rằng chỉ có chưa đầy 10% rau quả sản xuất ở Hà Nội là an toàn, mà nhiều cư dân Hà Thành cho là nhận xét này khá chính xác:
"Mức độ an toàn đối với rau quả ở Hà Nội có lẽ là đúng đấy, theo đánh giá của báo chí. Rau quả bày bán chứa đủ các thứ hoá chất mà người gieo trồng bón để cây tăng trưởng nhanh. Rau quả ở miền quê người ta trồng trong vườn thì mới "sạch" thôi."
Nói về tác hại của hoá chất trong thực phẩm, giới chuyên gia cho hay những hoá chất như thủy ngân, thạch tín nguy cơ làm rối lọan chức năng của hệ thống tim mạch, hệ thống sinh sản, não, thận.
Tiến sĩ hoá học Mai Thanh Truyết ở Mỹ, khi được hỏi về độc tính của một số hoá chất dùng để bảo quản thực phẩm, cho hay chất sodium benzoate, thường đựơc dùng trong các lọai nước chấm như xì dầu, tương, chao có nguy cơ ảnh hửơng đến hệ thần kinh đối với trẻ em và thai nhi trong bụng mẹ.
Thuốc tẩy trắng chloride sodium được dùng cho bánh tráng, bánh hỏi, bún, miến, v.v.. thì có thể gây khó thở, nghẹt thở hoặc ung thư.
Vi phạm về an toàn họăc vệ sinh thực phẩm đã thường xuyên dẫn đến nhiều vụ ngộ độc tại Việt Nam. Những vụ ngộ độc này chiếm đến 25% tổng số những vụ trúng thực, vì những người dù quan tâm và hoài nghi cũng không có cách nào để biết được mức an toàn và vệ sinh của mặt hàng.
"Cái khó bó cái khôn", một lý do khác mà người tiêu dùng phải chấp nhận là vì vấn đề giá cả, trừ một thiểu số có đủ tiền để thay bằng thực phẩm nhập cảng.
Dân chúng không có sự lựa chọn nào khác trước sự bất lực của cơ quan chức trách.
Đó là vì ngoài sự kiện thiếu cán bộ và kinh phí, ngành kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trước đến nay còn có vấn đề về họat động, nói cụ thể là quản lý của ngành còn yếu kém, và mức xử phạt không đủ sức răn đe, theo như lời của Cục phó Cục VSATTP Hoàng Thủy Tiến:
"Việt Nam có nhiều phân cấp kiểm tra phối hợp liên ngành. Các cấp này làm việc thường xuyên, và có xử phạt, nhưng không thể làm hết được. Bất cập là do mức chế tài chưa đủ mạnh. Nay mức chế tài đang được nghiên cứu để thay đổi, để có thể xử phạt mạnh hơn, chứ còn thanh tra thì chỉ xử phạt hành chính thôi."
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhfm3c-AzKAav4ZHBvtEGd4oNVREuqzwFD2jOujUBiSlO4NbOEco90JYv8b4G1NiiC5KwMldcuLko4Y1qQQ254xxtaxwOFEA_JsNtfWFOsHoqOB6JW_AnHgrRoqvczOiasUw1xImGNPkSn_/s400/lomo1.jpgGây thiệt hại nặng nề cho về kinh tế
Thực phẩm thiếu vệ sinh, không an toàn tiếp tục được lưu hành trên thị trường nội địa lẫn nước ngoài, đe dọa sức khỏe của người tiêu thụ đồng thời còn gây thiệt hại về kinh tế.
Có những thị trường như Hoa Kỳ, Canada và Nhật Bản trong vài ba năm nay từng từ chối nhiều sản phẩm do Việt Nam sản xuất, dù là các thức khô, đóng hộp, trái cây tươi hay cá, tôm đông lạnh. Không ai biết số thất thu là bao nhiêu tuy nhiên rõ ràng là nhiều nhà nuôi trồng, sản xuất và kinh doanh phải bị mất phần nào lợi nhuận vì hàng xuất cảng bị gửi trả lại.
An toàn thực phẩm là điều khả thi nếu chính quyền thực lòng quan tâm đến sức khỏe của người dân và không muốn mất lợi nhuận.
Việc kiểm soát môi trường sản xuất thực phẩm sẽ thành công nếu công tác thanh tra - xử phạt và công tác giáo dục đạo đức giới sản xuất - kinh doanh đuợc đẩy mạnh.
Sự yếu kém trong quản lý của ngành thanh tra thực phẩm cũng sẽ đựơc khắc phục với sự quyết tâm của giới lãnh đạo.
Phát biểu tại trước Quốc hội vào ngày 9 tháng Sáu, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cam kết sẽ kiểm điểm những yếu kém về quản lý trong ngành kiểm tra an toàn thực phẩm. Người đứng đầu Bộ Y tế có đề nghị Quốc hội ban hành các quy định riêng về vệ sinh và an toàn thực phẩm, để tránh tình trạng ở Việt Nam lâu nay, mà theo ông thì "ngành nọ chỉ huy ngành kia", gây khó khăn cho việc điều hành công tác, phục vụ dân chúng.
Những người quan tâm đang tán thành đề nghị này, và trông chờ sự cải tổ ấy trong ngành vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam.(Radio Free Asia)
Các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được xử lý nghiêm, có nơi không xử phạt mà chủ yếu nhắc nhở như Trà Vinh, số cơ sở bị nhắc nhở chiếm hơn 92%. Tại Vĩnh Long con số này là gần 86%.
Thông tin được ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết trong hội nghị giao ban trực tuyến về công tác kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm với 63 tỉnh, sáng 27/8.
Theo ông Khẩn, việc xử phạt vi phạm về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm còn chưa nghiêm, thậm chí có nơi cấp huyện, xã không xử phạt mà chủ yếu nhắc nhở. Chẳng hạn, tại Kiên Giang, số cơ sở vi phạm ở tuyến huyện xử phạt chỉ chiếm 0,34%. Có tỉnh phát hiện nước uống đóng chai nhiễm trực khuẩn mủ xanh lại không đình chỉ sản xuất mà giao doanh nghiệp tự khắc phục vì cho rằng... không nguy hại.
"Đây là một lỗi hết sức phổ biến trong thanh tra về chất lượng thực phẩm. Các vi phạm chủ yếu do cơ quan y tế xử lý, trong khi đó ủy ban nhân dân cấp huyện cũng có quyền xử phạt nhưng không ai làm", ông Khẩn cho biết.
Giải thích lý do vì sao không xử lý nghiệm, đại điện Sở Y tế Trà Vinh cho rằng họ không dám xử phạt theo đúng quy định vì sợ ảnh hưởng đến công tác kêu gọi đầu tư tại địa phương.
Về khung xử phạt, đại biểu của nhiều tỉnh cũng cho rằng chưa hợp lý, cần sửa đổi. Đại diện Sở Y tế Quảng Ninh lấy dẫn chứng, với cùng một vi phạm, tất cả các sơ sở dù lớn hay nhỏ đều xử phạt chung một mức, chẳng hạn một triệu đồng. Với nhà hàng lớn thì con số này không thấm vào đâu, họ sẵn sàng vi phạm để nộp phạt, còn với những quán cơm vỉa hè thì đây là một số tiền lớn.
Đại điện y tế Hải Dương cũng cho biết, có một thực tế là khi kiểm tra các doanh nghiệp có trường hợp ngộ độc thực phẩm, dù có mẫu lưu thực phẩm nhưng họ vẫn phi tang. Lý do là vì nếu không có mẫu lưu chỉ bị phạt 600.000 đồng còn nếu có và tìm được nguyên nhân gây ngộ độc thì phạt 10-15 triệu đồng.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho biết, trong thời gian sắp tới Bộ sẽ trình Chính phủ một nghị định riêng về xử phạt trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, sẽ quy định rõ những mức phạt cụ thể.
Cũng tại hội nghị, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nguyễn Công Khẩn cho biết, ngoài vấn đề về chế tài xử phạt, trong quá trình thanh tra nhiều địa phương còn gặp những lỗi như: không công bố kịp thời mẫu không đạt, chỉ kiểm tra hồ sơ, mà không kiểm tra thực tế, không nắm vững phạm vi thanh tra, kiểm tra vì thế bỏ qua nhiều hành vi vi phạm hay không thanh tra những cơ sở do Trung ương cấp giấy chứng nhận, mặc dù nằm trên địa bàn tỉnh...
Bên cạnh đó, năng lực kiểm nghiệm của các Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố còn yếu. Theo khảo sát của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2009 ở 63 tỉnh, thành thì chỉ có một tỉnh có khả năng kiểm nghiệm dư lượng thuốc kháng sinh, 3 tỉnh có khả năng kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... Tỷ lệ đơn vị thực hiện được các chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng của thực phẩm chỉ khoảng 30%.
Như phòng kiểm nghiệm của Trung tâm y tế dự phòng Hà Tĩnh, hiện chỉ xét nghiệm được một số chỉ tiêu lý hóa đơn giản còn những xét nghiệm về các chất độc hại, phụ gia thực phẩm, kim loại nặng, hóa chất bảo quản… thì không vì chưa được đầu tư trang thiết bị. Có những tỉnh được đầu tư thì cán bộ lại chưa được đào tạo.
Vì thế trong thời gian tới, Thứ trưởng Huấn yêu cầu các tỉnh đầu tư trang thiết bị, nâng cao chất lượng kiểm nghiệm thực phẩm đặc biệt là 12 tỉnh được chỉ định làm đơn vị kiểm nghiệm thực phẩm nhập khẩu.
Ngày 11/9, Công an Hà Nội kiểm tra trụ sở công ty chế biến lâm sản xuất khẩu Thăng Long (trụ sở tại xã Cổ Dương) phát hiện khoảng 50 tấn mỡ động vật không có nguồn gốc xuất xứ.
Trong đó, khoảng 27 tấn mỡ động vật thành phẩm đựng trong bao tải dứa được vừa được chuyển đến. Chủ xe Trần Hiếu Khang (45 tuổi, trú tại Tiên Lãng, Tiên Phước, Quảng Nam) khai nhận chở thuê từ huyện Hòa Vang, Đà Nẵng ra Hà Nội cho Nguyễn Thị Xoa, chủ công ty trên.
http://www.agritrade.com.vn/UploadFiles/thit%20lon.jpgChế biến mỡ bẩn: Chiều 15/9, Đội quản lý thị trường số 15 và Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội tiếp tục phát hiện, thu giữ hơn 1 tấn sản phẩm động vật (bì lợn) đang trong quá trình phân hủy, bốc mùi khó chịu tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai. Số bì lợn thối trên được chứa trong các bao tải dứa để trên thùng xe tải.
Chủ lô hàng trên là Nguyễn Văn Luân, 37 tuổi, ở Mê Linh không xuất trình được các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và giấy chứng nhận kiểm định động vật. Ông Luân khai đã mua thu gom số bì lợn trên tại các chợ đầu mối phía Bắc để vận chuyển vào miền Nam tiêu thụ.(VNExpress)
Công nghệ chế biến 'mỡ bẩn'
Trong căn chòi xập xệ, ẩm thấp, đống mỡ trâu, bò, heo bầy nhầy được đổ luôn xuống nền đất. Theo chủ lò, các bao mỡ động vật sau khi chế biến sẽ phân phối cho các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, quán bình dân...
Tại thôn Khương Mỹ, xã Hoà Phong và thôn Lệ Sơn, xã Hoà Tiến (huyện Hoà Vang, Đà Nẵng), các chủ lò tổ chức thu mua mỡ động vật từ các cơ sở giết mổ gia súc trong thành phố và các tỉnh lân cận về để chế biến. "Công nghệ" hết sức thô sơ và tiềm ẩn sự ô nhiễm nghiêm trọng.
Anh Nguyễn Phi Dũng, thôn Khương Mỹ, xã Hoà Phong, chủ lò chế biến cho biết, nối theo nghiệp cha, anh hành nghề này được vài năm. Cơ sở sản xuất là chòi xập xệ, ẩm thấp. Đống mỡ trâu, bò, heo bầy nhầy được đổ luôn xuống nền đất. Xung quanh lò bếp, tro trấu bùn đen xì.
Quy trình chế biến đơn giản, chỉ băm vụn các loại mỡ hỗn độn khi mua về, cho vào chảo lửa, đun sôi, rán ra nước rồi lọc cặn, đông cứng, đóng gói, chất thành đống ngoài vườn. Tại các bao tải này, nhiều tảng mỡ rêu mốc xanh.
Mỡ trâu, bò, lợn được thu mua vứt xuống nền đất bẩn chờ "chế biến". Ảnh: Trà Bang.
Để có 100 kg mỡ vón cục, phải mất tới 250 kg mỡ tươi. Giá bán trung bình 700.000 đồng mỗi tạ và bán ngay tại gia đình. Theo chủ lò Đặng Công Trận, các bao mỡ động vật này sẽ bán ra các tỉnh phía Bắc, từ đấy phân phối cho các bếp nấu ăn tập thể, công trình xây dựng, khu công nghiệp, nhà hàng, quán ăn...
Hầu hết cơ sở chế biến mỡ động vật quy mô lớn (vài trăm kg mỗi ngày) tồn tại hơn 10 năm nay tại địa phương, song không hề có giấy phép.
Cơ quan thú y lẫn cơ quan y tế dự phòng Đà Nẵng đều "không biết" có sự tồn tại của các cơ sở hoạt động trái phép, mất an toàn vệ sinh này. Cho đến khi công an Hà Nội, TP HCM phát hiện bắt và thiêu hủy hàng chục tấn mỡ động vận thối (vận chuyển từ miền Trung), cơ quan chức năng mới "giật mình" vì sự tồn tại những trung tâm sản xuất mỡ bẩn lớn tại địa phương mình.
Theo ông Trần Văn Hóa, Phó chủ tịch UBND xã Hoà Phong, chỉ có lò ông Trí có đăng ký kinh doanh từ 15 năm nay, tự khai thuế với mức đóng 700.000 đồng mỗi tháng. Tuy nhiên hộ này cũng đã báo cơ quan thuế là ngưng hoạt động từ đầu năm.
Trạm trưởng thú y huyện Hoà Vang, Hồ Đăng Ninh cho biết, các sản phẩm động vật muốn kinh doanh, chế biến phải có giấy phép, kiểm dịch. Muốn vận chuyển phải có giấy chứng nhận kiểm dịch. Song Đà Nẵng chưa cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho cơ sở chế biến mỡ động vật nào.
Xung quanh lò bếp, tro trấu bùn đen xì.
Cho mỡ vào nồi chế biến.
Những tảng mỡ rêu mốc xanh được chất vào các bao tải để đem tiêu thụ tại các tỉnh phía Bắc. Theo chủ lò, mỡ này sẽ được đưa vào các bếp ăn tập thể, nhà hàng...
Bao tải chất thành đống chờ đi tiêu thụ.
Nhiều hộ bày bán công khai.

1 comment: