Monday, October 3, 2011

Gạo thơm VN

Gạo là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi xay để tách bỏ vỏ trấu. Hạt gạo sau khi xay được gọi là gạo lứt hay gạo lật, nếu tiếp tục xát để tách cám thì gọi là gạo xát hay gạo trắng. Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân số thế giới.

http://www.nguoilanhdao.vn/Modules/CMS/Upload/25/2009_5_15/2A6I498SWQ_gao-viet-nam.jpgCây lúa hiện nay được nông dân gieo trồng là kết quả xử lý trong phòng thí nghiệm và lai tạo tự nhiên cũng như nhân tạo của nhiều thế kỷ từ cây lúa dại.
Vì quỹ đất có giới hạn, các nhà khoa học đang nghiên cứu biến đổi gien của cây lúa để tạo ra giống lúa mới có năng suất cao, chống được bệnh tật và thời tiết khắc nghiệt, đồng thời rút ngắn thời gian chăm bón và sớm cho thu hoạch. Những thành công ban đầu của lúa biến đổi gien đã được ghi nhận, song hiện các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được liệu loại lúa này có tác động xấu đến sức khỏe con người hay không.

Sản xuất

Gạo là sản phẩm từ cây lúa và nằm trong một quá trình sản xuất nông nghiệp, thường bao gồm những khâu chính sau: làm đất, chọn thóc giống, gieo hạt, ươm mạ, cấy, chăm bón (bón phân, đổ nước), gặt và xay xát.
Gạo là nguồn thu nhập và cuộc sống của hàng triệu nông dân trên toàn thế giới. Họ dùng khoảng 150 triệu hecta hàng năm để trồng lúa, với sản lượng khoảng 600 triệu tấn.
Châu Á là nơi sản xuất và cũng là nơi tiêu thụ khoảng 90% lượng gạo toàn thế giới.
châu Phi, gần như toàn bộ 38 nước đều trồng lúa, song diện tích lúa ở MadagascarNigeria chiếm 60% tổng diện tích lúa tương đương 8,5 triệu hecta của châu lục này. Năng suất lúa của châu Phi thấp, khoảng 1,5 tấn/ha và chỉ bằng 40% năng suất của châu Á.
Phần lớn cây lúa nói đến trong sản xuất là lúa nước (tức ruộng lúa phải ngập nước theo một tiêu chuẩn khắt khe), song cũng có những loài lúa mọc trên ở vùng đồi núi mà ít cần đến công tác thủy lợi.

Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng ở phía bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Hàng năm sản lượng của cả nước đạt 33-34 triệu tấn thóc, trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn (tương đương 4 triệu tấn gạo sau khi xay xát) cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và bổ sung dự trữ quốc gia.
miền Bắc một năm có hai vụ lúa chính: vụ chiêm và vụ mùa.
Ở miền Nam, nông dân trồng ba vụ một năm: vụ đông xuân (có sản lượng cao nhất và thóc cũng đạt chất lượng tốt nhất cho xuất khẩu), vụ hè thu và vụ ba. Do lũ hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây ảnh hưởng đến sản xuất, một phần nữa người dân có thể kiếm lời ổn định hơn từ việc nuôi thủy sản (tôm) hay trồng cây ăn quả, chính quyền đã khuyến cáo nông dân giảm và chuyển đổi một phần đất trồng lúa vụ ba.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là bộ chủ quản, quản lý việc sản xuất lúa gạo của Việt Nam.

Các loại gạo

  • Gạo xuất khẩu ở Thái Lan gồm: gạo thơm và gạo trắng hạt dài.
  • Gạo ở Việt Nam gồm: gạo nếp (dẻo, dính) và gạo tẻ. Việt Nam xuất khẩu các loại gạo sau: gạo 5% tấm đánh bóng 1 lần
  • Các thể loại khác: gạo basmati (Ấn Độ)

Gạo - lương thực

Gạo là một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Con người hấp thụ chất bột và một số vitamin từ gạo.
Có khoảng 2 tỉ người ở châu Á dùng gạo và các chế phẩm từ gạo để bổ sung 60% tới 70% nguồn năng lượng hàng ngày cho cơ thể.

Gạo - hàng hóa

Hàng năm có khoảng trên 20 triệu tấn gạo được dùng làm hàng hóa buôn bán trên toàn thế giới. Tổ chức Nông Lương (Food and Agriculture Organisation, hay FAO) của Liên Hiệp Quốc cho biết năm 2006 sản lượng gạo hàng hóa có thể đạt 27,8 triệu tấn, so với 29 triệu tấn trong năm 2005.

Khủng hoảng thiếu gạo

Bắt đầu từ khoảng cuối tháng 3 năm 2008, tình hình thiếu thốn lương thực - đặc biệt là gạo - trên toàn thế giới diến ra hết sức nhanh chóng. Theo dự đoán của bộ Nông nghiệp Mỹ, trong năm 2008 trữ lượng gạo toàn cầu sẽ giảm xuống tới mức thấp nhất trong 25 năm qua, có thể gây ra “cơn đói” mới. Giá gạo liên tục tăng gấp nhiều lần chỉ trong vài tháng, mặc dù theo thông báo sản lượng gạo của các nước xuất khẩu gạo vần liên tục tăng.

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng

Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra về cuộc khủng hoảng gạo lần này, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia thì chủ yếu do các nguyên nhân sau:
  • Sự xao lãng vấn đề nông nghiệp của một số nước.
  • Vấn đề qui hoạch không hợp lý.
  • Sự khó khăn của các nhà cung cấp & chủ trương hạn chế xuất khẩu gạo của một số nước XK gạo.
  • Sự tăng giá các mặt hàng thiết yếu trên phạm vi toàn cầu (dầu...) dẫn đến chi phí sản xuất tăng.
  • Thiếu đất, thiếu nước, thiếu nguồn lao động nông nghiệp.
  • Thiếu những nguồn đầu tư cần thiết cho nông nghiệp.

Các nước sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ chính

Theo FAO năm 2005 thế giới sản xuất 628 triệu tấn gạo, đạt mức kỷ lục, nhờ giá cả tăng trong năm 2004 làm tăng diện tích trồng trọt.

Việt Nam có không ít những loại gạo thơm ngon, gạo đặc sản được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng đến mức “thoải mái lựa chọn”. Gạo ngon trong nước phải kể đến Tài Nguyên, Nàng Hương các loại, Thơm Lài, Thơm Mỹ, Thơm Thái Lan, Nàng Hương Chợ Đào, Bụi Long An (Bụi 64), Tám Thơm, Thơm Bắc, Bụi Sữa, đặc sản ST3, ST5, ST10…


Nhưng để cạnh tranh với các nước trong xuất khẩu gạo, rõ ràng VN chưa phát huy được thế mạnh trong quảng bá gạo ngon của mình, do chưa xây dựng, thành lập được thương hiệu gạo chính thức của mình. Đối thủ cạnh tranh quyết liệt với Việt Nam về xuất khẩu gạo là Thái Lan... Vậy việc xây dựng thương hiệu gạo VN phải bắt đầu từ đâu?
Bắt đầu từ kho bãi, thu hoạch
Theo nhận định, hệ thống sản xuất giống và công tác quản lý chất lượng giống lúa của VN chưa đảm bảo, chưa tương xứng với vị trí của nhiều vùng trồng lúa chủ lực, đặc biệt là ĐBSCL. Riêng trong một bao gạo xuất khẩu của miền Nam đã có chục giống lúa trộn lẫn nhau. Đáng nói là tỉ lệ gạo nguyên xay xát của riêng Thái Lan là trên 50%, trong khi gạo xuất khẩu của VN đa phần là từ 20- 25%; gạo có 5% tấm thì rất, rất ít. Nhiều chuyên gia khẳng định rằng gạo VN phải được triển khai đồng bộ các giải pháp tạm thời: Trước mắt, phải khẩn trương xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại trong dự trữ để giảm tổn thất sau mỗi vụ mùa, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế hầu có chất lượng nông sản tốt nhất có thể; hệ thống vận, lưu chuyển nông sản phải được khẩn trương bổ sung trang, thiết bị để bảo đảm chất lượng gạo. Hội Khuyến nông các cấp dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ thiết thực của các sở Nông nghiệp phải vào cuộc cấp bách và cụ thể với các chương trình tuyên truyền cho nông dân tầm quan trọng của việc giảm tổn thất trong sản xuất lúa gạo; tập huấn cho nông dân phương pháp, cách thức tốt nhất trong việc giảm tổn thất lúa gạo trong sản xuất. Bên cạnh, nông dân cần được hướng dẫn kỹ thuật canh tác, thu họach nhằm giảm cả tổn thất trước và trong thu hoạch. Theo đánh giá của FAO (Tổ chức Nông-Lương LHQ) tại VN, hàng năm nông dân bị mất khoảng từ 4 - 5 triệu tấn thóc (trên 13%) do khâu bảo quản quá kém cỏi. Có những tin vui chưa kịp vui đã thấy lo, nói riêng về gạo xuất khẩu. Chẳng hạn, thị trường lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL đã và đang sôi động từ tháng từ khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thu mua 500.000 tấn gạo vụ hè thu tạm trữ. Thế nhưng, các DN thuộc Hiệp hội Lương thực VN (VFA) cố gắng lắm cũng chỉ đạt 57,8% trong kế hoạch mua gạo. Nguyên nhân vẫn là do giá lúa biến động, thời gian gần đây lại tăng nhanh trong khi lượng bán ra của nông dân lại quá ít. VFA vẫn cố gắng tìm mọi cách để giữ giá lúa cho nông dân, giữ giá gạo xuất khẩu. Việc triển khai mua hàng trăm ngàn tấn gạo là giải pháp khiến các DN muốn bán phá giá cũng không có lúa để mua, và nước ngòai cũng không thể ép giá lúa, gạo VN. Tóm lại, trong việc bảo vệ, giảm thiểu tổn thất nguồn lúa, gạo, bảo vệ nông dân trong thu mua, thu họach; đối phó với các biến động về giá cả trong xuất, nhập khẩu gạo… là các biện pháp nền tảng phải có trong hướng xây dựng thương hiệu gạo VN.
Thương hiệu là những hiệu được … thương
Việt Nam tự hào với những loại gạo tuyệt vời. Vẫn có những câu hỏi thật thà khiến những người bán gạo lẻ ở các sạp hay các đại lý bán gạo sỉ, lẻ lúng túng: -“Ủa, sao loại gạo này trồng ở VN mà để bảng là Thơm Thái, Thơm Mỹ hả chị?”, hoặc “Nàng Hương là Nàng Hương, còn đề là Nàng Hương Chợ Đào là sao ta?”. Rõ ràng, nếu thương hiệu gạo VN đã đặt được một nền tảng đồng nhất cho các loại gạo đặc sản thì trả lời câu hỏi trên dễ dàng thôi. VN thua kém Thái Lan trong cạnh tranh vì thương hiệu chứ không đơn thuần vì chất lượng gạo. (Ta vẫn có những loại gạo 5% tấm kia mà!). Bên cạnh, VN vốn đã có những thương hiệu gạo nổi tiếng, nhưng mà là thương hiệu gạo của vài… tỉnh thôi. Nhưng nếu từ những thành công của các thương hiệu gạo cấp tỉnh kia, chúng ta nghiên cứu và quyết tâm xây dựng thì thương hiệu gạo VN chắc chắn sẽ vươn vai với bên ngòai.

Bạc Liêu có thương hiệu gạo Một bụi đỏ Hồng Dân, một loại ngon cực kỳ, đầy đủ thành phần dinh dưỡng hiếm thấy; được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Khi giá gạo nguyên liệu tại ĐBSCL sụt giảm mạnh nhưng gạo bụi đỏ Hồng Dân vẫn ký được hợp đồng cung cấp trên 25.000 tấn gạo sạch chất lượng cao cho thị trường châu Âu, với tổng trị giá hàng trăm tỉ đồng. An Giang có loại gạo Nàng Nhen Bảy Núi, gạo thơm Châu Phú, nếp Châu Phú; đã và đang triển khai đầu tư 3,4 tỉ đồng để thực hiện việc xây dựng chất lượng thương hiệu gạo xuất khẩu theo tiêu chuẩn Global GAP- thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu. Tiền Giang có HTX Mỹ Thành thực hiện sản xuất gạo theo tiêu chuẩn Global GAP cho xã viên chuyên “sản xuất lúa chất lượng cao và an toàn”; được công nhận Global GAP. Đặc biệt là tỉnh Sóc Trăng với những dòng lúa gạo đặc sản ST3, ST5, ST10 được tỉnh ưu tiên qui hoạch vùng lúa đặc sản xuất khẩu với diện tích 30.000 hecta. Dự kiến lên 50.000 ha vào năm 2010 và 100.000 ha vào năm 2020. Do tình hình tài chính thế giới khó khăn nên các nước nhập khẩu gạo không mua gạo để dự trữ như trước mà họ sử dụng đến đâu thì mua đến đó. Tất nhiên chọn lọc, ưu tiên cho các dòng gạo đặc sản có thương hiệu. Do vậy, áp lực dự trữ đang dồn về phía các nước bán gạo, trong đó có VN.

Thương hiệu gạo Việt Nam truân chuyên trong xây dựng nhưng không phải là bất khả thi. Theo các chuyên gia, từ học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu các nước xuất khẩu gạo, đặc biệt là đối thủ Thái Lan, hướng đi cho việc xây dựng thương hiệu gạo VN nhất thiết phải bắt đầu từ việc tổ chức lại sản xuất theo hướng cánh đồng một giống ở những tổ hợp tác, HTX, các trang trại... Theo đó, có được sự thuận lợi cho việc gieo sạ đồng loạt, khống chế được dịch bệnh và thực hiện qui trình cơ giới hóa đồng bộ, nhất là phải có chính sách hỗ trợ hợp lý cho nông dân và DN trong việc bao tiêu sản phẩm.

Gạo thơm là nhờ hương liệu?

Gạo, món ăn không thể được của nhiều gia đình Việt Nam, cũng bắt đầu trở thành loại thực phẩm đáng lo ngại trước thông tin một số loại gạo đã được tẩm hóa chất, từ thuốc bảo quản, chống mốc đến hương liệu làm cho... thơm.
Theo nguồn tin của báo Lao động online, một người làm nghề buôn gạo tại chợ Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, hiện nay rất nhiều đại lý, cửa hàng gạo dùng “chiêu” ướp hương liệu vào gạo thường để đánh lừa khách hàng và bán với giá gạo Thái, gạo Tám, gạo Bắc Hương…
Người tiêu dùng đang lo ngại trước thông tin gạo ướp hương liệu làm thơm (Ảnh minh họa, Nguồn: ecvn.com)
Chị này cho biết thêm, loại gạo bị ướp hương liệu chỉ thơm lúc chưa nấu hoặc chỉ thơm trong mấy ngày đầu mới mua về, khi đã để lâu thì mùi hương gần như bay hết. Loại gạo này khi cho vào nấu chín cũng không còn mùi thơm như gạo thơm thật nữa mà mùi như các loại gạo thường.
Theo nguồn tin của báo Đời sống & Pháp luật, bà Hương, một người chuyên bán gạo quê trên phố Bạch Mai cho biết, thóc phơi không đủ nắng (1 nắng), làm ra hạt gạo óng đẹp nhưng khó bảo quản, dễ bị mối mọt vì độ ẩm trong gạo cao. Chính vì thế, để giữ được mùi hương và bảo quản gạo (nhất là khi trời nồm, độ ẩm cao gạo dễ lên mốc) nhiều đại lý thường dùng "độc chiêu" ướp hương liệu tạo mùi.
Người tiêu dùng “săn” gạo quê
Trước thông tin này, nhiều người tiêu dùng đã tỏ ra ngỡ ngàng và lo ngại. Bạn đọc libra82 chia sẻ trên diễn đàn lamchame.com: “Đến gạo cũng độc hại thì còn biết ăn gì nữa? Thảo nào bây giờ gạo hạt nào cũng nõn nà, tròn trịa, nhìn rất đẹp nhưng khi nấu thì chỉ thơm 1 tí lúc đang sôi, còn lúc ăn thì chả thấy gì nữa”.
Bạn đọc có nickname Ka cũng chia sẻ trên webtretho: “Kiểu này thì cuối tuần về quê mua gạo dự trữ lên ăn dần cho an tâm vậy”. Nhiều người tiêu dùng khác cũng tỏ ra lo lắng trước những thông tin về loại gạo thơm “rởm” này. Chị Minh một người nội trợ ở Cầu Giấy (Hà Nội) nói: “Quả thật, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì chúng tôi cũng chẳng thể phân biệt đâu là gạo không tẩm và đâu là gạo đã được tẩm hương liệu tạo mùi thơm…”.
Nhiều người đã mua gạo quê tận gốc để đảm bảo an toàn (Ảnh minh họa. Nguồn: agro.gov.vn)
Bên cạnh đó, các loại hóa chất bảo quản cũng như hương liệu tạo mùi hiện bán trên thị trường đều không có thông tin rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, cách sử dụng cũng như tỷ lệ pha trộn... Bởi vậy, người tiêu dùng đã chọn giải pháp an toàn nhất là mua gạo ở các đại lý gạo lớn, có uy tín hoặc về quê mua gạo quê của người quen với số lượng lớn để ăn dần.
Chọn gạo nào cho bữa cơm gia đình
Chia sẻ trên báo Thanh niên, ông Nguyễn Văn Trực, Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn cho biết, tình trạng ướp hương liệu vào gạo tạo hương thơm nồng nàn để thu hút khách hàng hiện nay rất phổ biến. Thơm Lài, Thơm Thái, Nàng thơm Chợ Đào… là những loại đang được ưa chuộng nên nguy cơ người tiêu dùng mua phải gạo bị ướp hương liệu rất cao, nhất là đối với gạo Nàng thơm chợ Đào. Bởi vì loại gạo này chỉ trồng được số lượng rất ít tại vùng đất Chợ Đào ở xã Mỹ Lệ (huyện Cần Đước, tỉnh Long An). Ông cũng cho biết thêm về cách nhận biết gạo bị ướp hương đó là gạo chỉ thơm lúc chưa nấu, khi nấu chín thì không còn thơm hoặc chỉ thơm trong mấy ngày đầu mua về, đến vài ngày sau không còn nghe mùi thơm khi mở hũ gạo. Nếu đúng là gạo Nàng thơm Chợ Đào thật, sau khi nấu xong, nồi cơm sẽ bốc lên mùi thơm thoang thoảng rất hấp dẫn, hạt cơm ngọt và mềm, lâu bị ôi thiu.
Nhiều bà nội trợ cũng rỉ tai nhau lúc đầu nên mua số lượng nhỏ nấu thử nếu thấy gạo có dấu hiệu của việc ướp hương thì sẽ “tẩy chay” cửa hàng. Đa số họ đều nhờ người quen mua gạo chính gốc ở quê vừa rẻ lại đảm bảo an toàn.
Bởi vậy, để bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình, người tiêu dùng cần chọn gạo có nguồn gốc rõ ràng, đóng gói cẩn thận và được bán ở những đại lý uy tín.

http://www.xaluan.com/images/news/Image/2009/11/17/1258504196.img.jpgGạo thơm Thái, gạo thơm Mỹ, gạo nào hơn?

Kính thưa quí vị, với thói quen ăn uống, người Việt và các sắc dân Á châu tại Hoa Kỳ hằng năm tiêu thụ rất nhiều gạo, phần lớn là loại gạo thơm nhập khẩu từ Thái Lan, cho dù gạo sản xuất tại nước Mỹ không phải là ít. Nhưng mới đây một loại gạo thơm được trồng ngay trong nước đã bắt đầu được đưa ra thị trường nội địa sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm. Ban Việt ngữ đài VOA đã tiếp xúc với giáo sư Xueyan Sha, thuộc đại học Louisiana, và ông Tony Trần, thuộc công ty Cajunland SeaFood để tìm hiểu về loại gạo có thể trở thành đối thủ đáng ngại của gạo thơm Thái Lan và có thể giúp một phần nào cho kinh tế nội địa Hoa Kỳ. Mời quí vị theo dõi trong Câu Chuyện Nước Mỹ hôm nay với Lan Phương.
Gạo Jazzman được trồng tại Hoa Kỳ, bang Louisiana
Gạo Jazzman được trồng tại Hoa Kỳ, bang Louisiana

Louisiana, quê hương của nhạc jazz và là bang phong phú về các loại hải sản đánh từ vịnh Mexico, giờ đây lại còn là nơi trồng giống lúa cung ứng cho giới tiêu thụ loại gạo thơm hợp khẩu vị của người Á đông, đó là gạo Jazzman, tên thị trường là Jazzmen Rice (chỉ khác nhau có mẫu tự a và e).

Giáo sư Xueyan Sha, tiến sỹ nông học, đã nghiên cứu để tìm tòi giống lúa Jazzman, cho biết động lực đứng sau việc tìm tòi ra giống lúa này:

"Nước Mỹ nhập cảng loại gạo thơm Jasmine của Thái Lan với số lượng rất lớn, càng ngày càng nhiều, nhất là trong 2 thập niên vừa qua. Mức cầu của thị trường gia tăng. Vì thế những nông gia trồng lúa và ngành sản xuất lúa gạo ở Mỹ thúc giục chúng tôi phải tìm kiếm ra một giống lúa nào thích hợp với phong thổ nước Mỹ, với những đặc tính gần như loại gạo thơm của Thái Lan. Đó là động lực khiến chúng tôi phát triển giống lúa này."

Tiến sỹ Sha cho biết phải mất đến gần 12 năm tìm tòi, nghiên cứu, giống lúa này mới được phát triển. Nói đến tiến trình thử nghiệm, tiến sỹ Sha cho biết:

"Thử nghiệm loại gạo thơm này khác với việc thử nghiệm loại gạo hạt dài hoặc hạt trung bình của Mỹ, chúng tôi phải thử nghiệm độ thơm của gạo khi nấu và cả độ dẻo của gạo sau khi hạt gạo được nấu chín thành cơm."

So sánh với gạo thơm Thái Lan thì gạo Jazzman Rice hơn kém ra sao? Nhà khảo cứu Xueyan Sha cho ý kiến:

"Nó ngon gần như loại gạo thơm thượng hảo hạng của Thái Lan, nhưng gạo thơm của Thái bán trên thị trường đã bị pha trộn rồi, nhà buôn trộn gạo ngon với gạo dở, gạo thơm với gạo không thơm, để kiếm lợi, nên gạo Thái bán trên thị trường, tại các siêu thị và các tiệm thực phẩm không phải là loại gạo thượng hảo hạng của Thái, vì thế gạo Jazzman đủ sức cạnh tranh với gạo Thái."
Giáo sư Xueyan Sha, tiến sỹ nông học, đã nghiên cứu để tìm tòi giống lúa JazzmanGiáo sư Xueyan Sha, tiến sỹ nông học, đã nghiên cứu để tìm tòi giống lúa Jazzman
Tổng công ty bán sỉ loại gạo Jazzman có tên là Jazzmen Rice LLC. Ông Tony Trần, thuộc công ty bán sỷ thực phẩm Cajunland Seafood là một đại lý cho công ty này. Theo ông cho biết, đây là loại gạo mới được đưa ra thị trường nên hiện thời chỉ được bán tại bang Louisiana, và gần đây nhất, nó đã được đưa sang California. Khi được hỏi là nếu muốn mua gạo này nấu thử thì những cửa hàng nào ở California bán loại gạo thổ sản của quê hương nhạc Jazz? Ông Tony Trần cho biết là ông vừa đi một chuyến sang California, vùng Los Angeles, Orange County để giới thiệu loại gạo mơí và hiện có 5 chợ và siêu thị Á đông bán loại gạo này:

"Chợ Á Đông ở đường Bolsa, chợ Sài Gòn Supermarket ở đường Westminster, chợ Đà Lạt ở đường Euclid, chợ Green Farm ở đường Magnolia, và chợ MOM Supermarket ở đường Euclid."

Cũng theo ông Tony Trần cho biết thì gạo thơm Jazzman có những đặc điểm sau đây:

"Gạo không có gluten. Mà gạo này có lượng carbohydrate thấp nhất. Thứ nhì gạo này được trồng tại Hoa Kỳ, bang Louisiana, không có chất hóa học trong tiến trình sản xuất. Gạo tự nhiên, không tẩy gội (chà bóng) khi hạt gạo được đem bán, nó nguyên chất. Điểm thứ ba, gạo có thể được cung cấp thường xuyên, hàng tháng, người tiêu dùng không cần phải mua tích trữ từ đầu năm, có gạo mới (new crop) mỗi tháng. Điểm thứ tư là loại gạo lức, Jazzman brown rice, là gạo thơm, mềm, dẻo như gạo trắng vậy, không có mùi hôi."

So sánh với gạo thơm của Thái Lan, theo con mắt của nhà đại lý gạo Jazzman Tony Trần, gạo Jazzman có những đặc điểm sau: gạo Jazzman cũng thơm, cũng dẻo như gạo Thái Lan, nhưng khi nhìn vào hình thù hột gạo thì gạo nhập cảng có nét đẹp hơn bởi vì nó được tẩy gội (water polished), nên hột gạo đều và rất đẹp. Riêng gạo Jazzman thì không tẩy gội (chà bóng), chất thơm, chất dẻo rất tự nhiên, ăn rất ngọt. Jazzmen Rice bị cấm ngặt không để cho qua một hệ thống tẩy gội gì cả, vì sợ có hóa chất nào đó có thể hại đến người tiêu dùng.

Nói thêm về chuyện có gạo mới Jazzman hàng tháng, ông Tony Trần giải thích:

"Ruộng lúa ở Louisiana đặc biệt ở chỗ là khí hậu ở đây tương đối giống như khí hậu ở bên Việt Nam, chỉ khác là không bị ngập lụt theo mùa như bên Việt Nam, ở dó thì cuối giòng sông Mekong, còn ở đây thì cuối giòng sông Mississippi. Ruộng lúa trồng rất đều đặn và thay phiên nhau trồng, cứ ruộng này gặt đi thì ruộng kế tiếp trồng gặt đi. Vì thế lúa luôn luôn được trồng quanh năm. Trồng hàng tháng, lúa ba mùa ba tháng, hết ruộng này gặt lại tới ruộng kia gặt, nên có gạo mới thường xuyên."

Nói tóm lại, nếu chúng ta nấu gạo Jazzman thì có phần chắc là gạo tự nhiên không bỏ thêm các chất gì khác, và lại được ăn gạo mới thường xuyên. Tuy nhiên, trước khi nấu, quí vị nên nhớ lời nhà đại lý gạo Tony Trần dặn dò khách tiêu thụ:

"Nên nhớ là gạo mới thì chúng ta luôn luôn phải bỏ ít nước, nếu bỏ nhiều nước quá thì nó nát, bởi vì độ nở của gạo đòi hỏi rất ít nước."

Theo nhà nghiên cứu Xueyan Sha thì ngoài Louisiana giống lúa Jazzman còn được trồng thí nghiệm ở các bang khác như Arkansas, Texas, Mississippi và Missouri và đều cho kết quả tốt. Tuy nhiên theo ông Tony Trần thì chỉ có Louisiana là trồng loại lúa này dễ nhất, vì ruộng ở đây giữ được nước, còn tại các bang khác nhà nông phải bơm nhiều nước vào ruộng, phải tưới nhiều nước vì đất khô nên trồng giống lúa này tại những nơi khác rất tốn kém, do vậy mà nông gia không dám trồng.

Và quí vị nào đã có dịp nấu thử gạo Jazzman xin cho chúng tôi biết ý kiến. Cám ơn quí vị.
Cập nhật:
Chúng tôi có nhận được 1 số câu hỏi của quí độc giả và thính giả về địa chỉ để đặt mua thử gạo. Quí vị có thể liên lạc với:
Tony Trần
Cajunland Seafood Distribution in Louisiana
Điện thoại: (504) 606-3132
Email: tonytran@cajunlandseafood.com
PV Tuổi Trẻ cũng chuyển mẫu gạo “lạ” cho ông Srama, đầu bếp chính người Ấn Độ của nhà hàng Halal @Saigon (Đông Du, Q.1), ông cũng cho biết đây là gạo rất phổ biến tại Ấn Độ, còn được gọi là gạo Ấn Độ hoặc gạo basmati. Gạo này có hàm lượng đường thấp nên rất được người dân ưa dùng. Sở dĩ gạo có hạt đều, cứng vì đã được chọn lọc và sấy khô bằng hơi nóng mới đưa ra thị trường.
Chỉ vào loại gạo mà chúng tôi đã nấu thành cơm, ông Srama nói ngay: “Cái này nấu chưa chín, không ăn được”. Theo ông Srama, cách nấu gạo này không giống như gạo VN. Khi nấu phải đổ nước gấp đôi lượng gạo, nấu trong thời gian 45 phút trở lên, sau đó trút nước thừa ra và tiếp tục nấu thêm 10-15 phút trên bếp lửa nhỏ. Tại thị trường Ấn Độ, giá gạo này khoảng 24.000 đồng/kg.
Theo thông tin từ Hiệp hội Nông nghiệp Ấn Độ, gạo basmati là loại gạo hạt dài thường được trồng ở Ấn Độ và Pakistan, khi nấu có mùi thơm và mềm. Ấn Độ là nước trồng và xuất khẩu loại gạo này lớn nhất thế giới, tiếp theo là Pakistan. Thị trường xuất khẩu chính của hai nước này là châu Âu, Mỹ và một số nước châu Á khác.
Trước đó, một bạn đọc báo Tuổi Trẻ ở TP.HCM cho biết đã mua loại gạo “lạ” từ một người bán dạo với giá 10.500 đồng/kg.
http://thitruongtaichinh.vn/wp-content/uploads/cache/5525_BnMainFea.jpg
Gạo ngon có mấy loại?
Ba ngày tết nhất định trong mỗi gia đình phải có vài ba ký gạo ngon. Cơm gạo ngon không chỉ là tấm lòng thành dâng hương cúng ông bà tổ tiên sau một năm phù hộ độ trì con cháu làm ăn, mà còn thể hiện sự hiếu khách của gia chủ trong những ngày tết. Thị trường hiện có hàng trăm thương hiệu gạo khác nhau, nên để chọn được một loại gạo ngon thì không phải là chuyện dễ chút nào.
Điểm qua các cửa hàng kinh doanh gạo, có thể nhận thấy cừa hàng nào cũng có bày bán các loại gạo ngon với những tên gọi quen thuộc như: thơm lài, thơm Thái, thơm Đài Loan, thơm đặc biệt; tài nguyên, tài nguyên đặc biệt; gạo một bụi, hai bụi; nàng thơm chợ đào, hương lài, jasmine, gạo sóc, gạo Châu Long, chín con Rồng Vàng, hương đồng, hương lúa, đồng xanh, hạt ngọc, quê Việt, gạo thơm Mỹ… Giá trung bình của dòng gạo thơm dao động từ 12.000đ cho đến 26.000 - 28.000đ/kg.
Tuy có sự chênh lệch về giá bán, tên gọi, nhưng nhìn chung hạt gạo khi nấu ra cơm chỉ xoay quanh ở bốn tính chất cơ bản đó là: cơm dẻo, thơm, mềm và xốp. Chính vì vậy, theo ông Huỳnh Tín Dũng, giám đốc kinh doanh công ty Minh Cát Tấn, mặc dù gạo thơm, ngon có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng thật chất chỉ chế biến từ trên dưới 10 giống lúa thuộc dòng cơm dẻo, thơm... được trồng ở các tỉnh ĐBSCL.

Ông Huỳnh Công Thành, giám đốc công ty lương thực TP HCM thì kể ra những loại giống thường thấy đó là: Jasmine, KDM (hương lài, thơm lài), Hommali (giống lúa nhập từ Thái - thơm Thái), giống lúa Đài Loan (VD - Việt Đài - gạo thơm Đài Loan) và một vài giống dòng ST, OM trồng ở Sóc Trăng. Còn một đầu mối cung cấp gạo ở TP HCM lại cho hay, thực tế có 15 loại giống chủ lực, giá gạo thấp nhất là 6.500đ/kg, cao nhất là 18.000đ/kg. Từ 15 loại gạo này, các điểm kinh doanh gạo phối trộn cho ra trên 80 loại tên gọi khác nhau.
Theo kinh nghiệm của những người kinh doanh gạo, những giống lúa thơm nói trên sau khi chế biến thường cho ra hạt gạo dài, ngắn, đục hoặc trong suốt, nhưng đặc điểm chung nhất là khi vốc nắm gạo lên sẽ có mùi thơm. Ví dụ, nếu đúng là gạo nàng thơm chợ đào, thì hạt gạo dài, mãnh (không to), đục, và có mùi rất thơm. Gạo nàng thơm chợ đào trồng vào vụ mùa cuối năm ở địa chỉ: 6/11 ấp thuộc xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Long An. Mỗi năm cho ra sản lượng khoảng 1.200 tấn gạo, tiêu thụ đến sau tết nguyên đán là hết, nên việc loại gạo này lúc nào cũng có trên sạp bán là không đúng.
Do đó, để mua được gạo ngon ăn tết, người tiêu dùng cần chọn những loại gạo có thương hiệu, địa chỉ nhà sản xuất rõ ràng. Theo tìm hiểu, tại TP HCM có một số thương hiệu gạo đang bán trong hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích như: thơm lài, nàng thơm, tài nguyên, thơm Đài Loan của công ty Xuân Hồng; gạo kim kê của công ty Minh Cát Tấn; hương đồng, hương lúa, đồng xanh, hạt ngọc, quê việt, chín con rồng vàng của công ty lương thực TP; Pathumthani, Hommali (thơm thái nhập khẩu) của công ty Vạn Thịnh.. Những loại gạo thơm này, chí ít cũng được chế biến từ một giống lúa, mà không bị trộn lẫn nhiều loại giống như nhiều cửa hàng khác. Chẳng hạn, thương hiệu gạo Kim Kê (số hiệu từ 01-09), giá bán từ 18.000 - 21.000 đ/kg lấy từ các giống lúa trong nước như jasmine, tài nguyên, thơm Thái, thơm Đài Loan, hương lài. Trong khi đó, công ty Xuân Hồng, mỗi tháng tung ra thị trường 40 - 50 tấn gạo thơm lài, nàng thơm, tài nguyên, thơm Đài Loan mang thương hiệu Xuân Hồng thì chỉ bán trong hệ thống siêu thị, giá trung bình trên 19.200đ/kg…
Ngoài gạo sản xuất trong nước, thị trường TP còn xuất hiện gạo từ giống ngoại chính hiệu, như hai thương hiệu gạo Nhật Bản là Lovey, Fujisakura đang bán tại hệ thống siêu thị Saigon Co.op, Metro, Citimart, Maximark, Lottemart, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn ở TP. Hai loại gạo này được chế biến từ bốn loại giống lúa thuần, gồm: Koshihikai, Akiatakomachi, Haranomai và Kinu. Những giống lúa này được công ty Angimexkitoku nhập từ Nhật Bản, đưa xuống cho nông dân trồng ở huyện Thoại Sơn, Tri Tôn, An Giang, sau đó được đưa về TP.HCM tiêu thụ. Cơm gạo Nhật dẻo, có mùi gạo nhưng không thơm bằng một số giống trong nước, nhưng vẫn được người tiêu dùng ưu chuộng.

Hiện nay, trung bình mỗi tháng thị trường TP tiêu thụ 50 - 60 tấn gạo Nhật. Ngoài gạo Nhật, thị trường TP cũng đang bán hai thương hiệu gạo Thái chính hiệu là Pathumthani, Hommali (thơm Thái) được nhập khẩu nguyên đai nguyên kiện từ Thái, chứ không phải nhập về đóng gói. Gạo Thơm Thái chính hiệu nhập khẩu có cơm ngon, dẻo, mùi vị thơm của bắp non, còn gạo thơm Thái do nông dân trồng trong nước (giống hommali nhập từ Thái) chất lượng không bằng. Giá bán đối với gạo Pathumthani là 23.680 đ/kg, gạo Hommali 26.320 đ/kg, bán nhiều ở hệ thống siêu thị Saigon Co.op. Một số cửa hàng chuyên bán thực phẩm Bắc còn có thêm một số loại gạo nương-trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc hay gạo đặc sản của một số vùng lúa Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình…
Định vị gạo Việt Nam trong cấu trúc thị trường gạo thế giới?

Giáo sư C. Peter Timmer: Hiện tại Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới chỉ sau Thái Lan. Nhưng hàng thứ hai này quá cách xa nhiều điểm: năng lực xuất khẩu chỉ 5 triệu tấn so 10 triệu tấn của Thái Lan nhưng giá lại rẻ hơn Thái Lan. Gần đây, Việt Nam bắt đầu chiếm thị phần của Thái Lan tại Ấn Độ và Pakistan, một nước xuất khẩu gạo chất lượng thấp chủ yếu đi Trung Đông, châu Phi. Để phát huy những lợi thế này, Việt Nam cần phải đầu tư vào ba lĩnh vực quan trọng. Thứ nhất, tăng sản lượng đối với các nông hộ nhỏ bằng cách đầu tư công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất của nông hộ để có đủ hàng hoá. Thứ hai là hiện đại hoá thị trường gạo Việt Nam bằng cách khuyến khích thâm nhập vào thị trường nội địa và quốc tế, đặc biệt thông qua sự đa dạng về chủng loại và chất lượng xay xát và tồn trữ cao (hệ thống siêu thị đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hoá này). Thứ ba, Chính phủ cần có những chính sách tốt hơn cho ngành sản xuất gạo trong nước. Những chính sách này cần phải cân bằng những lợi ích chính trị ngắn hạn của chính phủ và quyền lợi của nông dân và những người kinh doanh gạo để duy trì khả năng cung cấp cạnh tranh vào thị trường gạo thế giới. Phải là nhà xuất khẩu gạo chất lượng cao và đáng tin cậy mới là yếu tố quan trọng trong tương lai của ngành gạo Việt Nam.
TS. Dũng: Từ năm 1989 đến 2008 thì VN đã xuất khẩu 65 triệu tấn gạo và khẳng định được tư thế của VN trên thị trường gạo ở loại phẩm cấp trung bình VN cũng đã thử nghiệm việc xuất khẩu gạo có phẩm chất cao như gạo thơm nhưng chưa thành công. Thị trường gạo của VN tuy đa dạng nhưng hiện nay chính là châu Á, nhiều nước nhập khẩu gạo VN đã quen và ưa thích trong sử dụng. Những loại gạo nói trên cũng phù hợp với hệ thống canh tác của ĐBSCL ngắn ngày, năng suất cao. Đây là điểm mạnh đã được khẳng định VN cần duy trì. Do đất canh tác hẹp nên cần chú ý đến năng suất cao, vòng quay nhanh, thời vụ gieo trồng ngắn chính yêu cầu trong nước định hình chiến lược xuất khẩu gạo của VN.
Xin hỏi GS. Timmer và TS Dũng, nông dân ĐBSCL đang thu hoạch lúa, vừa được mùa lại được giá. Vậy nông dân bán lúa thời điểm này có hợp lý không? vì nhiều người cho rằng giá có thể tiếp tục lên.
TS. Dũng: Nếu đúng như bạn đã nhận định vừa được mùa vừa được giá thì đây là thời điểm tốt để bán. Vẫn có những nhận định giá gạo trên thị trường quốc tế sẽ còn tăng nhưng vẫn có những công ty mua gạo của VN cho rằng do thời vụ của VN và vụ mùa này đang trúng nên họ muốn có giá cạnh tranh hơn. Các hợp đồng mà VN đã ký cũng có số lượng khá lớn nên việc giảm giá xuất khẩu khó xảy ra. Việc quyết định bán vào lúc nào là hành vi của mỗi doanh nghiệp. Với người nông dân cũng vậy, không ai có thể đưa một lời khuyên đảm bảo đâu là thời điểm tốt nhất mà chỉ có thể cung cấp thông tin. Thị trường luôn có rủi ro. Những người có thông tin tốt sẽ có những quyết định chính xác.
Người ta nói rằng khủng hoảng giá gạo vừa qua một phần do các nước sử dụng lương thực làm nhiên liệu sinh học, và cách khắc phục khủng hoảng là ứng dụng rộng rãi công nghệ biến đổi gene, nhưng còn có các ý kiến khác nhau về vấn đề này. Quan niệm của các nhà khoa học Hoa Kỳ như thế nào?
Giáo sư C. Peter Timmer: Các nhà khoa học Mỹ cho rằng có một liên kết tiềm năng giữa phát triển thành công các giống biến đổi gene (GM) và phát triển hiệu quả nhiên liệu sinh học. Không một nhà khoa học nào tin rằng Mỹ vừa đạo đức và vừa có hiệu quả kinh tế mặt hàng bắp làm nguyên liệu cơ bản cho ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học ethanol, bởi vì tác động của giá lương thực trên thế giới. Không thể chấp nhận được khi buộc những người nghèo cạnh tranh kiếm lương thực với những ông nhà giàu đi xe hơi của Mỹ.
Giải pháp mà nhiều nhà khoa học nghĩ là phát triển kỹ thuật GM mới ở hai lĩnh vực. Thứ nhất, chúng ta cần kỹ thuật để đem lại những giá trị cao, không chỉ là trồng mía để rồi chưng cất thành cồn rượu. Có rất nhiều dự án thử nghiệm đầy hứa hẹn trong lĩnh vực này, nhưng chưa có kỹ thuật nào được thương mại hoá cả.
Thứ hai, nhiều người cho rằng công nghệ GM có thể tăng sản lượng nông sản nhưng tiết kiệm nguồn nước để làm nguyên liệu chế biến các sản phẩm sinh học. Nhiều nghiên cứu được tiến hành trong lĩnh vực này nhưng chưa có đột phá nào để công bố. Vì những lo ngại về môi trường của công nghệ GM và những quy định rõ ràng trước khi chấp nhận những tiến bộ trong lĩnh vực này. Tiềm năng của những vụ mùa ứng dụng công nghệ GM ít nhất phải mất vài thập kỷ nữa mới thành hiện thực.
Ý kiến riêng của tôi là nhiên liệu sinh học chỉ đóng một vai trò nhỏ trong việc giải quyết vấn đề năng lượng bền vững. Thay vào đó, nắm bắt hiệu quả năng lượng mặt trời nhất là khi hệ thống lưu trữ điện đã phát triển vượt bậc. Đây sẽ là giải pháp rẻ tiền để thay thế nhiên liệu hoá thạch trong tương lai.
TS. Dũng: Điều bạn vừa đề cập chỉ là một trong nhiều nguyên nhân làm giá gạo tăng vọt trong thời gian qua. Nguyên nhân chính làm cho giá gạo tăng vọt là nguồn cung gạo từ các quốc gia đang trên đà công hiệp hoá như Ấn Độ giảm sút. Tại các quốc gia này một phần đáng kể diện tích trồng lúc đã chuyển sang sử dụng khác. Thành quả của cuộc "Cách mạng xanh" ở Ấn Độ của thập niên 60 thế kỷ 20 đã làm cho sản lượng lúa gạo tăng vọt trong nhiều năm, làm cho nhiều quốc gia lơ là trong chính sách với nghành lúa gạo. Việc giá lúa gạo suy giảm liên tục cũng làm cho những người nông dân trồng lúa không quan tâm đến việc gia tăng năng suất, đó là những nguyên nhân chính việc sử dụng thực phẩm lương thực làm giảm thêm nguồn cung chỉ là một phần, vào lúc người ta thấy lúa gạo dự trữ, sản lượng sản xuất đang giảm sút, một số quốc gia trên thế giới đã phản ứng một cách quá đáng hoặc nỗ lực tìm kiếm nguồn cung để nhập khẩu cho quốc gia, như Philippin. Nhiều quốc gia khác lại lo lắng an ninh lương thực nên đã cấm xuất khẩu gạo (như Ấn Độ) chính những yếu tố này đã làm gia tăng thêm cơn hoảng loạn đẩy giá tăng vọt có lúc hơn 1.000USD/ tấn.
Khi người ta bình tĩnh lại, đánh giá lại nguồn cung từ các kho dự trữ thì thấy rằng không đến mức thiếu hụt nghiêm trọng như vậy. Nhu cầu nhập khẩu giảm, các nước đó trước đó đã từng cấm xuất khẩu quay lại cho xuất khẩu thì giá gạo lập tức giảm xuống hơn một nữa. Nhu cầu về nhiên liệu sinh học vẫn đang gia tăng. Dầu hoả mặc dù hiện nay đang ở giá thấp nhưng tương lai nó cũng vẫn tăng trở lại, để tránh đụng đến vấn đề lương thực nhiều nước đang tìm kiếm từ những loại cây khác thay cho lương thực, nhưng chắc chắn khi giá lương thực giảm giá dầu tăng thì người ta cũng sẽ quay lại sử dụng lương thực bằng nhiên liệu sinh học. Với những nước nhập khẩu gạo giá gạo tăng là tai hoạ thì với những nước xuất giá gạo tăng sẽ giúp cho nông dân giữ nhịp độ sản xuất. Đây là một vấn đề cân bằng trên thị trường khi giá cả thay đổi, người ta sẽ có những quyết định có lợi cho mình.
Xin hỏi ông Timmer, vào thời điểm này ông dự báo thế nào về giá gạo thế giới từ nay đến hết năm 2009.
Giáo sư C. Peter Timmer: Giá gạo thế giới như thế nào từ đây đến cuối năm 2009? Tuỳ theo thị trường, dự đoán tốt nhất cho giá gạo tương lai chính là giá gạo hiện tại bởi vì nó phản ánh tất cả những thông tin có sẵn để những đối tác tham gia thị trường có thể mua hoặc bán hàng.
Bạn có tin vào khả năng của thị trường không? Tôi cũng không tin! Việc dự đoán giá tương lai rất khó khăn và thường là sai, đơn giản là chúng ta không có thông tin về tương lai. Vì thế dự đoán của tôi về giá gạo thế giới vào cuối năm 2009 sẽ là bằng với giá gạo hiện nay , có lẽ khoảng 430 USD/tấn đối với loại gạo 15% tấm, giá FOB tại TP.HCM.
Tôi cho rằng đây không phải là câu trả lời thực sự. Vì những bất ổn mà giá gạo có thể sẽ cao hơn một chút vào cuối năm, chắc là khoảng 500 USD/tấn. Điều bất ổn lớn nhất mà tôi đưa vào dự đoán là những gì đang xảy ra đối với nền kinh tế thế giới. Nếu giá tiếp tục rớt, giá gạo sẽ rất khó để tăng lại. Nếu nền kinh tế Mỹ tiếp tục suy thoái như thế này trong suốt năm 2009, tôi cho rằng giá gạo rớt xuống mức khoảng 300 – 350 USD/ tấn.
Xin hỏi TS Dũng, các doanh nghiệp VN dựa vào kênh thông tin nào để biết xu hướng giá cả và làm cách nào để đạt được những hợp đồng có giá trị cao mà không bị “hớ”.
TS. Dũng: Các công ty kinh doanh lúa gạo thường tham khảo giá từ các bản tin từ hãng Reuters và cũng tham khảo thêm các bản tin của bộ nông nghiệp Mỹ, FAO và viện lúa quốc tế IRRI. Trung tâm thông tin của viện Nghiên cứu chính sách nông nghiệp (bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trong nỗ lực mới nhất sẽ cung cấp tin tức thị trường và phân tích xu hướng thay đổi bao gồm giá quốc tế và giá trong nước. Bạn cũng phải thường xuyên theo dõi thêm các số liệu của bộ Nông nghiệp về tình hình sản xuất và cung cầu trong nước để quyết định trạng thái kinh doanh của mình. Bạn cũng nên lưu ý đến các hội nghị quốc tế về lúa gạo. Tháng 3 này sẽ có hội nghị phân tích thị trường gạo ở VN được tổ chức tại TP.HCM, bạn nên đến tham dự.
Bạn cũng phải lập hồ sơ dữ liệu cho mình và thường xuyên phân tích. Việc để có được những hợp đồng giá trị cao, không bị hớ là thuộc bản lĩnh kinh doanh, nhiều thông tin tham khảo và năng lực phân tích của bộ máy để tránh được cú "hớ " chết người.
Chào ông Timmer! Với một quốc gia có hơn 80 triệu dân thì vấn đề an ninh lương thực sẽ như thế nào? giả định khi thị trường tăng giá gạo, bài toán nào cho Việt Nam giữa vấn đề tích lũy và bán hàng trên thị trường.

Giáo sư C. Peter Timmer: Vấn đề an ninh lương thực có 3 giá trị. Ở mức độ toàn cầu, có đủ lương thực để đáp ứng cho dân số đang tăng hay không là một giá trị. Ở mức độ quốc gia, có sản xuất đủ lương thực cho người dân nước đó hay không. Và ở mức độ hộ gia đình, mỗi người kể cả người nghèo, có đủ lương thực cho nhu cầu dinh dưỡng hay không.
Ba giá trị trên kết nối với nhau trong một đất nước bằng những phương cách sau. Nhiều nông hộ nhỏ sản xuất gạo và phụ thuộc vào giá gạo để có thu nhập. Cùng lúc đó nhiều hộ gia đình nghèo phải mua gạo từ thị trường do đó họ phụ thuộc vào giá gạo thấp để có lương thực tiêu dùng. Còn quốc gia đó phụ thuộc vào thị trường thế giới để có ngoại tệ và cung cấp cho nông hộ, nhưng lại rất dễ bị tổn thương khi giá trên thị trường thế giới thay đổi.
Giải pháp để Việt Nam bảo đảm được an ninh lương thực cho chính mình là nhận ra mối quan hệ qua lại giữa 3 giá trị đó và chuẩn bị cho những bất ổn không thể tránh khỏi trên thị trường gạo thế giới. Điều này đòi hỏi phải có cách bảo vệ cho những hộ nghèo bị thiếu hụt gạo (vì thiếu tiền mặt) khi giá gạo tăng vọt. Cùng lúc đó, những nông hộ thừa gạo cần phải tiếp cận với giá cao để tăng thu nhập (tăng tiết kiệm dự phòng cho những lúc giá gạo rớt xuống thấp). Vì thế tách rời thị trường thế giới là sai lầm.
Mô hình sản xuất khác biệt giữa các vùng ở Việt Nam sẽ làm phức tạp vấn đề an ninh lương thực. Có đủ gạo để ăn là vấn đề không khó khăn lắm đối với đồng bằng sông Mê Kong hay đồng bằng sông Hồng nhưng những hộ gia đình ở vùng miền núi gặp rất nhiều khó khăn: nghèo, gạo không có sẵn. Cần xây dựng chính sách tốt hơn về tồn trữ và mua bán gạo cũng là cách gia tăng an ninh lương thực bền vững.
An ninh lương thực lâu dài đương nhiên không phải do giá gạo quyết định mà do thu nhập thật sự của những hộ nghèo quyết định. Đa số những hộ này vẫn phụ thuộc vào giá trị sản xuất nông hộ. Vì thế tương lai thành công của an ninh lương thực Việt Nam phụ thuộc vào đầu tư nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Gạo không phải là sản phẩm thương mại thuần tuý, nó còn mang ý nghĩa chính trị (an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo công ăn việc làm và đời sống bộ phận dân cư (nông dân) rất lớn ở nhiều quốc gia). Vậy đâu là sự khác biệt/ hay tiếp thị (xúc tiến) xuất khẩu sản phẩm này có nét đặc bịệt gì so các sản phẩm thương mại thuần tuý khác? Ở tầm quốc gia? Ở tầm doanh nghiệp?
Giáo sư C. Peter Timmer: Gạo được biết đến trên thế giới như là món hàng chính trị. Điều đó có nghĩa là toàn bộ nền kinh tế gạo là chủ thể của các chính sách và luật lệ của chính phủ, từ mức độ đầu vào (phân, nước...) đến mức độ nông trại (sở hữu và sử dụng của nông trại nhỏ đến công nghệ hiện đại), thông qua marketing trong thị trường nội địa và xuất khẩu. Sự can thiệp chính trị thường không hiệu quả đứng dưới góc độ kinh tế và sự khác biệt này tạo ra những căng thẳng trầm trọng ở mức độ nông hộ. Tại sao nông dân lại có thị trường xuất khẩu gạo hạn chế trong khi người trồng cà phê thì không? Nông dân xuất khẩu gạo phải phản ứng như thế nào? Một câu trả lời hiển nhiên là đa dạng hoá những mặt hàng không phải là gạo, ví dụ như tôm, cá, cà phê hoặc những mặt hàng có giá trị cao hơn. Khó khăn đối với phản ứng này là sản xuất gạo có thể không theo kịp nhu cầu tiêu thụ gạo, vì thế đe doạ an ninh lương thực. Vì thế Nhà nước cần phải tìm ra những chính sách khoa học hướng về thị trường gạo làm sao để xoá bỏ những khuynh hướng chính trị khác nhau và tập trung vào an ninh lương thực lâu dài của đất nước và lợi thế cạnh tranh quốc tế. Tôi nghĩ chính sách gạo "khoa học" này đang được các cấp chính phủ bàn thảo.
TS. Dũng: Gạo không phải là sản phẩm thương mại hàng hoá đơn thuần. Tuy vậy, cũng không nên quá nhấn mạnh những tính chất đặc thù của nó để tạo nên những sự can thiệp quá sâu của Chính phủ vào công việc kinh doanh dễ làm méo mó thị trường. Sự can thiệp của Chính phủ có thể bắt nguồn từ lý do an ninh lương thực. Sự can thiệp quá sâu của hiệp hội xuất khẩu có thể bắt nguồn từ từ lý do các công ty kinh doanh không đủ năng lực kinh doanh thường bán giá thấp gây thiệt hại cho đất nước. Tuy nhiên việc can thiệp sâu như vậy có thể làm cho người nông dân bị bất lợi về giá bởi Chính phủ luôn cân nhắc đến tình trạng lạm phát không để cho lúa gạo tăng được. Các công ty xuất khẩu yếu kém lại không bị đào thải bởi cơ chế bảo hộ giá. Rút cuộc, các rủi ro lẻ ra phân tán ở các công ty lại đổ dồn lên cấp vĩ mô và thiệt hại có thể còn lớn hơn. Khi người nông dân thấy giá cả bất lợi họ sẽ không quan tâm xuất khẩu và do vậy sản lượng sẽ giảm, điều này đã xảy trong khoảng thời gian từ 2000 - 2006.

Xuất khẩu gạo có đặc điểm khác với các hàng hoá khác do tính thời vụ thường tập trung vào mùa khô nên các dịch vụ về vận tải, bốc xếp cũng thường gia tăng trong thời điểm này. Gạo là loại hàng hoá xuất khẩu thô, yêu cầu về bao bì cũng đơn giản, về xúc tiến gạo ở cấp quốc gia trước nhất là sự ổn định về chính sách, với các công ty dó là năng lực giao hàng đúng hạn, thực hiện đúng hợp đồng đã cam kết. Hiện nay, gạo VN xuất khẩu đến hơn 100 thị trường nhưng chủ yếu là ở châu Á. Còn thị trường Châu Phi, VN chỉ xuất qua các trung gian khác vì VN chưa có điều kiện tiếp cận với thị trường này cũng như còn nhiều khó khăn trong việc thanh toán. Cần có sự hỗ trợ của Chính phủ trong mối quan hệ với các quốc gia của lục địa này .
Các năm 2007- 2008, người ta đã chứng kiến những sai lầm khủng khiếp, của những chuyên gia hàng đầu, trong dự báo giá cả thị trường gạo, dẫn đến những bất ngờ gây thiệt hại lớn trong kinh doanh. Các ông suy nghĩ gì về việc này? Ngành khoa học dự báo thị trường đang có những lỗ hổng gì?
Giáo sư C. Peter Timmer: Như tôi đã trình bày tại buổi toạ đàm do SGTT tổ chức, một câu nói nổi tiếng (của Yogi Berra) là dự đoán rất khó khăn, đặc biệt là với tương lai. Với cách tiếp cận tri thức riêng của tôi, không ai biết được cái gì sẽ xảy ra trong tương lai, do đó công tác dự báo, được xem là một bài tập về tư duy, suy nghĩ thông qua những lựa chọn vững vàng phụ thuộc vào những gì đã xảy ra.
Cộng đồng dự đoán thị trường gạo đã đúng khi dự báo giá gạo tăng đều 2007 – 2008 nhưng đã đoán sai giai đoạn giá dầu tăng vọt (từ cuối 2007 đến tháng 5.2008). Điều quan trọng là chúng ta phải học từ những sai lầm đó bằng cách tìm hiểu những gì đã làm cho giá gạo vọt lên rồi rớt nhanh như thế. Câu trả lời tốt nhất cho đến nay là những người tham gia thị trường gạo đã lo sợ nên dự trữ gạo hơn là đưa gạo ra thị trường. Chúng tôi nhìn thấy hành vi này khắp thế giới, từ nông dân đến người kinh doan gạo và cả người tiêu thụ gạo. Các chính phủ cũng lo sợ, đặc biệt là Ấn Độ và Việt Nam, hai nước xuất khẩu gạo (lúc đó đã áp dụng lệnh cấm xuất khẩu gạo). Philippines là nước nhập khẩu gạo đã nói với thị trường xuất khẩu gạo thế giới rằng, họ sẵn sàng trả bất cứ giá nào để nhập khẩu gạo. Chẳng trách giá gạo trên thị trường thế giới tăng vọt.
Có cách nào để tăng cường năng lực dự báo hay không? Câu trả lời là không dù những dữ liệu tốt hơn và những phân tích được cập nhật về những xu hướng gần đây sẽ giúp công tác dự báo trong tương lai không đi quá xa như những diễn biến thực tế trong năm 2007 - 2008. Quan trọng phải biết là tương lai vô cùng bất ổn và chúng ta không thể kiểm soát nó cũng như không thể dự đoán chính xác.
TS. Dũng: Không có dự báo nào chính xác. Ngay cả những dự báo về giá dầu có lúc đến 200USD trong năm 2008 nhưng cuối năm chỉ còn 35USD. Dự báo là những thông tin phân tích do các chuyên gia đưa ra còn việc sử dụng nó như thế nào là do những cơ quan điều hành và những người sử dụng thông tin quyết định. Dự báo sai thì tất nhiên cũng có những ảnh hưởng lớn và năm qua là một minh chứng. Vấn đề mà chúng ta xem xét là vì sao các dự báo yếu kém, hơn nữa ở VN còn rất thiếu những thông tin phân tích thông tin dự báo chất lượng của các dự báo để những nhà hoạch định các nhà kinh doanh có điều kiện tham khảo để quyết định chính xác hơn. Điều kiện để phân tích các dự báo chính là việc có người biết sử dụng thông tin nền kinh tế có yêu cầu cao đối với các thông tin phân tích dự báo. Với nền kinh tế chúng ta hiện nay những việc như vậy rất thiếu, tôi xin đề cử một số ví dụ:
1/ Với nông nghiệp thì đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học rất thấp. Trung bình trong khoảng thời gian từ 1997-2002 ngân sách dành cho nghiên cứu trong khoa học nông nghiệp chỉ chiếm 2% trong tổng chi tiêu công trong nông nghiệp. Điều đó cho thấy nền kinh tế chưa coi trọng nghiên cứu khoa học thì chưa thể nói tới có sự quan tâm với các nghiên cứu phân tích dự báo.
2/ Trong nông nghiệp, đa số hộ nông dân quan tâm đến thời tiết mùa màng hơn là những điễn tiến giá cả của thị trường, cho dù họ có quan tâm thì cũng rất thiếu điều kiện tiếp cận, các công ty xuất khẩu, sự can thiệp thường xuyên của Chính phủ hoặc của hiệp hội. cuối cùng ở cấp điều hành là cấp quyết định sử dụng thông tin dự báo và ảnh hưởng đến việc hình thành các cơ quan phân tích về dự báo, chất lượng các dự báo qua việc sử dụng của mình
Các phân khúc thị trường (gạo phẩm cấp cao cho thương mại thuần tuý, và gạo phẩm cấp thấp theo các chương trình viện trợ - nhập khẩu của chính phủ) sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai? Việt Nam sẽ phải thích ứng thế nào trước sự thay đổi này? Ở tầm quốc gia? Tầm doanh nghiệp?
Giáo sư C. Peter Timmer: Thị trường gạo Việt Nam đang đối mặt với những thách thức khó khăn về nguồn cung và cầu các loại gạo khác nhau. Chất lượng gạo có hai vấn đề: thứ nhất, loại gạo nào đang được trồng và khả năng sấy khô, xay xát và tồn trữ tới đâu. Việt Nam phải đối mặt với cả hai vấn đề bởi vì thị trường thế giới liên tục muốn những loại gạo có chất lượng xay xát cao và thị trường nội địa muốn có thêm nhiều loại gạo hương vị khác nhau. Chính phủ cần phải đáp ứng những thách thức này bằng cách phải giúp đỡ thị trường gạo hiệu quả hơn, đặc biệt khuyến khích hiện đại hoá hệ thống phân phối gạo. Có thực tế là thị trường gạo nội địa không ngừng liên kết với thị tường gạo thế giới và chính phủ cần khuyến khích sự phát triển này. Nếu chấp nhận thách thức này, sẽ mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia mở rộng vào thị trường nội địa và xuất khẩu. Họ phải sử dụng công nghệ thông tin hiện đại và tài chính tương ứng để cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.
Lúa gạo Việt Nam xuất khẩu giá luôn thấp hơn của Thái Lan (gạo VN có giá 400 USD/tấn so 700 USD/tấn của Thái Lan), xin hỏi gạo Việt Nam có nên tăng giá bán? Vì thị phần xuất khẩu gạo Việt Nam và Thái Lan chiếm 50% thị trường thế giới.
Giáo sư C. Peter Timmer: Tại sao gạo xuất khẩu Thái Lan cao giá hơn gạo của VN? Có hai lý do cơ bản. Thứ nhất, chất lượng gạo VN thường thấp hơn gạo Thái Lan, bởi vì không đa dạng và chất lượng xay xát không tốt. Thứ hai, gạo VN bán giá thấp vì nguy cơ rủi ro trong giao dịch với nhà xuất khẩu Việt Nam. Trên thị trường thế giới, VN không được xem là nhà xuất khẩu đáng tin cậy nên họ (nhà xuất khẩu trong nước) phải giữ giá thấp để thu hút khách hàng. Thật khó để nói là VN và Thái Lan có thể hợp tác để “làm giá” trên thế giới vì mỗi quốc gia có những ưu tiên chính trị riêng và rất khác nhau.
Lúa gạo luôn là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh truyền thống của Việt Nam. Từ chỗ đảm bảo lương thực còn là mối lo, Việt Nam vươn lên xếp thứ hai trong dự đoán 10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới vào năm 2003. Giá trị xuất khẩu khẩu gạo vượt qua con số 1 tỷ USD năm 2005...

10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới 2003
1
Thái Lan
7.750.000 tấn
2
Việt Nam
4.250.000 tấn
3
Ấn Độ
4.000.000 tấn
4
Mỹ
3.400.000 tấn
5
Trung Quốc
2.250.000 tấn
6
Pakistan
1.100.000 tấn
7
Miến Điện
1.000.000 tấn
8
Uruguay
650.000 tấn
9
Ai Cập
400.000 tấn
10
Argerntina
350.000 tấn
Theo VietNamNet, 4/4/2003
Dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Xưa...
Hơn một thế kỷ trước, các thương gia Việt Nam đã tổ chức xuất khẩu lúa gạo. Tác giả Trần Văn Đạo, trên báo Công nghiệp tiếp thị số ngày 12/2/2007 có bài viết <<130 năm trước Việt Nam xuất khẩu gạo như thế nào?>>
Theo sử triều Nguyễn, từ khi lên ngôi, vua Gia Long đã chọn Đà Nẵng làm cảng biển ngoại giao duy nhất của triều đình. Nhưng từ năm 1802 đến khi Pháp xâm lược nước ta (năm 1858), có tới 20 lần, tàu Pháp, Anh, Mỹ… đến Đà Nẵng dâng quốc thư, gửi lên các vua Nguyễn xin thông thương, lập quan hệ buôn bán, nhưng đều bị khước từ. Với chính sách “trọng nông khinh thương”, “bế quan tỏa cảng” ấy, mặc dù Tường Tộ, Đặng Huy Tứ, Phạm Phú Thứ đã dâng sớ lên Vua đề nghị chính sách canh tân đất nước, nhưng cũng không được chấp nhận.
lua.jpg
Tuy nhiên, ở Sài Gòn và các địa phương thuộc khu vực Nam bộ vẫn tìm cách giao thương với các thương nhân nước ngoài. Thời kỳ này, lúa gạo, hàng tiểu thủ công nghiệp vùng Sài Gòn - Gia Định vẫn phát triển. Sách “Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam” có đoạn: Ở Sài Gòn - Chợ Lớn, các nghề chế biến nông sản như xay xát lúa gạo, sản xuất đường, sản xuất các loại bột từ khoai, gạo… các nghề rèn, mộc, đóng thuyền, dệt nhuộm hoạt động mạnh mẽ. Ở làng Bình Tây, vào đầu thế kỷ XIX đã có 240 nhóm xay gạo, làm hàng xáo, mỗi nhóm có 5-6 giàn cối xay. Gạo đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Nam kỳ thời đó…
Đặc biệt từ đầu những năm 70 của thế kỷ XIX, các thương nhân người Hoa đã có vai trò quan trọng trong việc thu mua và xuất khẩu gạo ở miền Nam. Nam kỳ là thuộc địa Pháp, nên các nhà buôn Pháp phải cạnh tranh với thương nhân người Hoa trong việc xuất khẩu gạo. Sách dẫn trên đã công bố một tài liệu lịch sử quan trọng, bàn đến các biện pháp bảo đảm gạo và tăng cường chất lượng gạo Nam kỳ xuất khẩu. Trong đó có “biên bản” cuộc họp giữa các nhà xuất nhập khẩu người Âu và người Hoa vào ngày 12/9/1874 tại Sài Gòn - Chợ Lớn nhằm chấn chỉnh tình hình mất giá và chất lượng gạo xuất khẩu kém.
Về cách ứng xử trong quan hệ buôn bán với nông dân và các thương gia nước ngoài, sách có đoạn:
Hôm nay, 12/9/1874, vào lúc 3 giờ chiều, tại Nhà hàng Denis Fréses, đường Catinat, tất cả thương nhân người Âu và người Hoa ở Sài Gòn và Chợ Lớn có ký tên dưới đây đã thực sự lo lắng về tình trạng lúa gạo của chúng ta bị mất giá trên mọi thị trường tiêu thụ do chất lượng kém, mà nguyên nhân là do người bản xứ cũng như chính những tiểu thương người Hoa ở Chợ Lớn đã không làm sạch hột gạo và pha trộn gạo.
Tất cả đã họp lại để có những biện pháp nghiêm chỉnh nhằm đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho việc kinh doanh của chúng ta; và sẽ rất phương hại nếu gạo của chúng ta từ nay về sau không được chuyển giao tốt hơn. lua2.jpg
Có thể nói toàn bộ nền thương mại Sài Gòn dựa vào sản xuất lúa gạo. Vì vậy, mọi người đều quan tâm muốn cho sản phẩm này được nước ngoài tìm đến và ưa thích. Cho nên, mọi người đều nhất trí quyết định chấp nhận các biện pháp sau:
Tất cả thương nhân người Hoa ký tên dưới đây hứa danh dự với người Âu và với chính bản thân họ rằng: Họ sẽ chăm sóc nghiêm chỉnh chất lượng gạo chuyển đến thị trường Chợ Lớn, kể từ đợt thu mua lúa gạo sắp bắt đầu vào tháng 12 tới.
Hai loại gạo ngon sẽ được bán cho thương nhân người Âu là gạo Gò Công hay gạo tròn và gạo Vĩnh Long hay gạo dài đúng theo hạt gạo làm mẫu. Các loại gạo này không có bất cứ sự pha trộn nào và không được vượt quá 3% đến 5% lúa (thóc).
Chỉ chấp nhận 10% tấm đối với các loại gạo tròn và 15% tấm đối với các loại gạo dài: Loại gạo Pye-Chow (có lẽ loại “gạo hoa liên” hạt trong và dài - chú thích của HT-HA, sách đã dẫn) cũng cùng những điều kiện như gạo Vĩnh Long.
Gạo bán ra không phù hợp với các hợp đồng đã ký sẽ phải bồi thường theo ấn định của các trọng tài. Gạo làm mẫu sẽ đặt tại Phòng Thương mại, được sử dụng để đối chiếu trong trường hợp có tranh chấp” (Sách đã dẫn, trang 68 - 69).
... và Nay
Theo tổng kết của Xuân Bách, báo Nhân dân số ngày 2/8/2007, trong sáu tháng đầu năm 2007, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 2,3 triệu tấn, kim ngạch 731 triệu USD, giảm hơn 18% về lượng và gần 6% về trị giá so cùng kỳ năm trước. Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam vẫn tập trung ở khu vực châu Á (chiếm 76,58%), phần còn lại là châu Phi (14,32%) và châu Mỹ (5,9%).
Tuy nhiên, giá cước vận tải tăng nhanh đang là khó khăn rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Cước luồng châu Á tăng từ 18-19 USD/tấn lên 26-30 USD/tấn; luồng vận tải đi châu Phi còn tăng cao hơn, từ 80-90 USD/tấn lên tới 120-130 USD/tấn, chiếm trên 30% trị giá FOB của loại gạo cao cấp khi xuất khẩu.
Mặc dù vậy, cho đến thời điểm hiện nay, tổng lượng gạo xuất khẩu đã ký hợp đồng đạt 4,5 triệu tấn (trong đó các hợp đồng thương mại chiếm khoảng 30%). Cụ thể số lượng đã ký có thời gian giao hàng từ ngày 1-7 còn khoảng 2,2 triệu tấn, trong đó có khoảng 100 nghìn tấn giao vào đầu năm 2008.
Theo chỉ tiêu xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo trong năm nay thì các doanh nghiệp chỉ còn có thể ký xuất khẩu được khoảng 100 nghìn tấn gạo nữa. Trong khi đó, dự báo sản lượng lương thực hàng hóa của Việt Nam năm 2007 chỉ đạt khoảng 8,7 triệu tấn, điều này cũng có nghĩa là lượng gạo để xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2007 đã hết.
gao4.jpgTrong những ngày cuối tháng 6 và đầu tháng 7, giá xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục vững ở mức cao trong bối cảnh nhu cầu xuất khẩu mạnh và nguồn cung tăng dần. Tại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo 5% tấm là 303 USD/tấn, trong khi gạo 25% tấm là 285 USD/tấn. Tuy nhiên, trong tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên, giá xuất khẩu ngày 17-7 loại 5% tấm là 308 USD/tấn và gạo 25% tấm là 290 USD, tăng 5 USD/tấn so với hồi đầu tháng 7.
Theo tìm hiểu của Đức Kế (báo Tiền phong), dù giá gạo tăng cao nhưng lợi nhuận của DN vẫn chưa tương xứng. Nguyên nhân chính là do giá cước vận chuyển đã tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái (khoảng 30 USD/tấn). Thêm nữa, giá cước tăng nhưng vẫn khó thuê tàu. Về thông tin ngừng ký các hợp đồng xuất khẩu gạo mới có ảnh hưởng đến người trồng lúa, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, không có ảnh hưởng lớn. Lý do, trong tổng số hơn 1,7 triệu tấn gạo mà các DN phải giao từ nay đến cuối năm thì các DN mới thu mua được 0,6 triệu tấn. Số còn lại khá “khít” với lượng gạo còn tồn đọng trong dân.
Thống kê xuất khẩu gạo
Gạo
Đơn vị
Tăng trưởng
Nghìn tấn
1995
1988.0
-
1996
3003.0
51%
1997
3575.0
19%
1998
3730.0
4%
1999
4508.3
21%
2000
3476.7
-23%
2001
3720.7
7%
2002
3236.2
-13%
2003
3810
18%
2004
4063.1
7%
Sơ bộ 2005
5250.3
29%
Tổng cục thống kê, 2007
Những thách thức...
Bên cạnh các thành tựu đã đạt được, vẫn còn nhiều thách thức phía trước. Báo Hải quan, số ngày 22/2/2005 điểm ra ba thách thức trong xuất khẩu gạo Việt Nam.
Thứ nhất: Liệu có duy trì được nguồn cung? Có một thực tế đối với các nước xuất khẩu gạo là hầu như họ không phải lo đầu ra cho sản phẩm vì nhu cầu tiêu dùng gạo của thế giới ngày càng cao, trong khi lượng cung luôn thấp hơn nhiều so với cầu.

Theo dự đoán của FAO trong vài thập kỷ tới, thế giới có hàng tỷ người thiếu đói lương thực, nhu cầu gạo tiêu dùng thế giới năm 2002 là 410,9 triệu tấn, năm 2003 là 414,2 triệu tấn, năm 2004 là 418 triệu tấn. Việt Nam là một cường quốc xuất khẩu gạo chiếm tỷ trọng quan trọng trong thị trường thế giới (từ 12-18% thị trường gạo thế giới). Năm 2005, để duy trì được 3,9 triệu tấn xuất khẩu và tăng hơn nữa thì bản thân nông nghiệp Việt Nam phải duy trì và tăng diện tích năng suất trồng lúa.

Tuy nhiên đây lại là vấn đề hết sức nan giải vì dự báo thách thức đối với tương lai cây lúa ở Việt Nam sẽ không nhỏ. Đó là vấn đề sâu bệnh, hạn hán, lũ lụt, phèn mặn... Bên cạnh nỗi lo lũ lụt, mất mùa là nguy cơ cạnh tranh giữa các loại cây trồng có giá trị hơn trong cơ chế thị trường đang dần lấn chỗ đứng cây lúa. Có lẽ vấn đề bảo đảm an toàn lương thực quốc gia và đảm bảo nguồn cung ứng cho thị trường gạo thế giới không chỉ là vấn đề của năm 2005 mà có lẽ còn là vấn đề lâu dài đối với chiến lược xuất khẩu gạo của Việt Nam trong nhiều năm tới.
Thứ hai: Thách thức về chất lượng và giá thành. Để tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo thì ngoài việc tăng khối lượng hàng xuất, việc cải tiến chất lượng để tăng giá thành là vấn đề hết sức quan trọng.

Trong những năm vừa qua để phù hợp với yêu cầu thị trường, chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện một bước đáng kể, loại gạo chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ từ 22,4% (năm 1996) tăng lên 85% (năm 2003). Loại gạo chất lượng thấp chiếm tỷ lệ 23% giảm xuống còn 8%. Nhưng so với gạo của Thái Lan thì gạo xuất khẩu của Việt Nam phần lớn có chất lượng trung bình. Qua khảo sát cho thấy gạo xuất 5% tấm của Việt Nam mới đạt 35%; 15% tấm chiếm 40%; 25% tấm chiếm 12%; các loại khác là 13%.

Do chất lượng gạo chưa cao nên giá bán bình quân các loại gạo xuất khẩu luôn thấp hơn giá gạo bình quân của Thái Lan. Khoảng cách chênh lệch giá gạo xuất khẩu Việt Nam với Thái Lan loại 5% tấm năm 2000 là 40-50USD/tấn, nay tuy có rút ngắn nhưng gạo 5% tấm của ta vẫn thấp hơn từ 20- 35USD/tấn so với Thái Lan. Còn so sánh bình quân tất cả các loại gạo xuất khẩu thì hàng của ta luôn thấp hơn hàng Thái gao3.jpgLan khoảng 12-24 USD/tấn.
Thứ ba: Thách thức về thị trường và thương hiệu. Gạo Việt Nam được xuất sang nhiều thị trường với mức độ khác nhau, bao gồm. Châu Á 46%; Trung Đông 25%; Châu Phi 12%; Châu Mỹ 1%; các nước khác 13,5%. Ngoài ra Việt Nam còn xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan... Phần lớn các khu vực thị trương này có trình độ tiêu dùng thấp, khả năng thanh toán hạn chế. So với Thái Lan việc gạo Việt Nam dành được những thị trường tiêu thụ có chất lượng tiêu dùng cao còn rất hạn chế. Nhìn chung việc xuất khẩu gạo của ta vào thị trường có chất lượng tiêu dùng cao đang bị cạnh tranh quyết liệt.
Sở dĩ không giành được thị trường tốt ngoài việc chất lượng gạo còn do chúng ta chậm trong xây dựng thương hiệu. Không phải chúng ta hoàn toàn yếu kém về chất lượng, chúng ta cũng có nhiều sản phảm chất lượng cao và độc đáo như gạo thơm, gạo đồ nhưng nhiều người tiêu dùng thế giới lại không biết đến. Họ tưởng chỉ Thái Lan mới có, vì chúng ta chưa sớm xây dựng thương hiệu cho những mặt hàng độc đáo này.
lua_gaoVIETRADE - I. Dự báo nhu cầu gạo trên thế giới
Theo dự báo của Tổ chức nghiên cứu thị trường EIU (Economist Intelligence Unit), mức tiêu thụ gạo trên thế giới được dự báo sẽ tăng xấp xỉ 0,7% trong niên vụ 2009/10, lên mức 440,4 triệu tấn. Mức tăng này chậm hơn so với những năm trước và thấp hơn đôi chút so với mức tăng dân số toàn thế giới do suy thoái kinh tế toàn cầu. Trước mắt, mức cầu được kỳ vọng là sẽ tăng mạnh ở Châu Phi và hầu hết các khu vực ở Châu Á, bao gồm cả Ấn Độ, nơi có dấu hiệu tích cực về sản xuất làm cho mức tiêu dùng tăng và bổ sung thêm nguồn gạo dự trữ. Với mức tăng trưởng kỳ vọng trung bình 1,1%/năm vào 2 năm tới, mức tiêu thụ gạo được dự báo sẽ chạm ngưỡng kỷ lục khoảng 450 triệu tấn trong niên vụ 2011/12.
Những lô hàng lớn vào thị trường Châu Phi và Châu Á sẽ thúc đẩy thương mại gạo vào năm 2011-2012
Dự báo thương mại gạo trên toàn cầusẽ có sự phục hồi nhờ vào các hợp đồng giao hàng lớn đến các thị trường quan trọng ở Châu Á. Philippines, nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ nhập khẩu nhiều hơn, đồng thời có sự tăng trở lại của các lô hàng đến các nước Châu Á khác và Châu Phi. Thương mại gạo được dự báo là sẽ tăng 6,6% lên mức 30,1 triệu tấn. Nhu cầu nhập khẩu của thị trường Châu Á và Châu Phi tăng có thể sẽ thúc đẩy khối lượng giao dịch lên hơn 31,3 triệu tấn vào năm 2012.
Khối lượng gạo nhập khẩu của Phillippines được dự báo sẽ tăng khoảng 40% trong năm 2010, lên mức 2,6 triệu tấn, do những quan ngại về việc mất mùa năm trước ảnh hưởng tới nguồn gạo sẵn có của thị trường gạo nội địa. Mặc dù Philippinnes mua nhiều hơn nhưng lượng tồn kho được dự tính sẽ giảm trong niên vụ 2009/10. Do đó, chắc chắn rằng Phillippines sẽ duy trì sự hiện diện của mình trên thị trường gạo thế giới vào năm 2011-2012, với mức nhập khẩu tăng 2,5 triệu tấn mỗi năm. Bangladesh cũng được kỳ vọng là sẽ tiếp tục nhập khẩu nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu đang tăng của thị trường. Ngược lại, Indonesia, một khách hàng lớn trong thời gian qua lại nhập khẩu ít hơn do nguồn cung dồi dào trong nước.
Giá gạo thế giới đã giảm rõ rệt kể từ tháng 12 năm 2009. Đây chính là cơ sở để dự báo về sự phục hồi của những hợp đồng giao hàng loại gạo có chất lượng thấp hơn đến các thị trường ở Châu Phi. Là một khu vực sản xuất tương đối nhỏ, Trung Đông phải phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa. Các chuyến hàng tới khu vực này được kỳ vọng là sẽ tăng, nhất là loại gạo basmati có chất lượng cao sẽ được nhập khẩu nhiều hơn và chiếm thị phần quan trọng.
Tiêu thụ gạo ở Ấn Độ sẽ phục hồi trong niên vụ 2010/11 và 2011/12
Mặc dù mùa vụ chính năm ngoái (vụ Kharif) thất thu, Ấn Độ vẫn không nhập khẩu nhiều để vực dậy nguồn cung trong nước. Để đảm bảo nguồn cung ứng trong niên vụ 2009/10, Ấn Độ tiếp tục hạn chế xuất khẩu gạo non-basmati và việc sử dụng lúa mỳ nhiều hơn đã giúp hạn chế tốc độ giảm lượng dự trữ gạo. Nhìn chung, tổng lượng tiêu thụ trong năm 2009-2010 được dự báo là sẽ giảm 3%, xuống còn 90,5 triệu tấn, cao hơn một chút so với bản báo cáo trước đây của EIU, nguyên nhân là do mức sản xuất ước tính cao hơn. Dự báo lượng gạo tiêu thụ sẽ tăng lên mức 93 triệu tấn vào năm 2010-2011 và 94,8 triệu tấn trong năm 2011/2012.
Mức tiêu thụ gạo tại các thị trường trên thế giới (*)
Đvt: Triệu tấn


2007/08
2008/09
2009/10
2010/11
2011/12
Trung Quốc
127,5
131,0
134,5
133,0
134,0
Ấn Độ
90,6
93,2
90,5
93,0
94,8
Indonesia
36,7
37,4
37,8
38,2
38,7
Các nước Đông & Nam Á khác
115,3
117,3
118,2
119,5
120,8
Châu Phi
20,4
21,6
22,3
22,8
23,2
Châu Mỹ Latinh
17,2
18,3
18,2
18,7
18,9
Các nước khác
19,8
18,8
18,8
19,2
19,8
Tổng
427,5
437,5
440,4
444,4
450,2
% thay đổi
1,4
2,4
0,7
0,9
1,3

Ghi chú: (*) Theo năm marketing địa phương
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA); Economist Intelligence Unit.


XK_go_5_nuoc_hang_dau_2011Xuất khẩu gạo thế giới năm 2011
Căn cứ vào số liệu ước tính mới nhất, thương mại gạo thế giới năm 2011 có thể vẫn duy trì ở mức 31,4 triệu tấn. Tuy nhiên, trong số các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Thái Lan sẽ đóng vai trò chính trong năm 2011, với kim ngạch xuất khẩu tăng lên 9,7 triệu tấn, tăng từ 9,0 triệu tấn trong năm 2010 và cao hơn mục tiêu chính thức là 9,5 triệu tấn.
Vụ mùa năm 2010 bội thu nên Cămpuchia cũng có thể duy trì nguồn cung ổn định từ đó tăng mục tiêu kim ngạch xuất khẩu lên 1,6 triệu tấn, tăng 11% so với ước tính năm 2010. Theo thoả thuận về thúc đẩy thương mại song phương, năm 2011, số lượng gạo từ Campuchia xuất qua Việt Nam được hưởng thuế suất nhập khẩu đặc biệt 0% là 250.000 tấn. Ngoài ra, lượng gạo xuất khẩu của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trở lại ở mức 1 triệu tấn và của Myanmar là 800.000 tấn. Mặc dù, chính phủ Ấn Độ đã quyết định lệnh cấm xuất khẩu lương thực, nhưng dự kiến lượng gạo xuất khẩu của nước này sẽ tăng 4% ở mức 2,5 triệu tấn, chủ yếu là các loại gạo thơm. Các quan chức USDA cũng cho biết, dự kiến lượng gạo xuất khẩu của Hoa Kỳ sẽ đạt ở mức 3,5 triệu tấn do nhu cầu tăng mạnh tại các nước châu Phi và châu Mỹ Latinh. Căn cứ vào triển vọng về sản lượng, Australia dự kiến có thể xuất khẩu 180 nghìn tấn gạo trong năm 2011. FAO cũng dự báo kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2011 của Pakistan là 1,8 triệu tấn, giảm 50% so với ước tính trong báo cáo năm 2010, do lũ lụt làm mất mùa nghiêm trọng tại nước này. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo quý 1/2011 của Việt Nam đạt 1,850 triệu tấn, trị giá 774 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu có xu hướng giảm mạnh trong tháng 3 so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân khiến cho xuất khẩu gạo Việt Nam sụt giảm trong thời gian này chủ yếu xuất phát từ sự sụt giảm của thị trường Philippines. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam dự báo, khối lượng gạo xuất khẩu của năm 2011 ước tính đạt mức 7,1-7,4 triệu tấn, tăng lên so với mức dự báo cuối năm 2010 (dự kiến 5,5-6,1 triệu tấn). Còn tổ chức FAO thì dự báo lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm 6% xuống còn 6,5 triệu tấn.
Tiêu thụ gạo thế giới năm 2011
san_xuat_gao_2011Tiêu thụ lúa gạo toàn cầu năm 2011 dự báo sẽ đạt mức 461,2 triệu tấn, tăng 3% so với năm 2010. Tiêu thụ gạo dùng cho lương thực tăng 7,8 triệu tấn ở mức 391,4 triệu tấn, chiếm 85% tổng tiêu thụ toàn thế giới. Trong khi đó, gạo dùng làm thức ăn cho động vật ước tính vào khoảng 12,2 triệu tấn. Mức tiêu thụ gạo trên đầu người năm 2011 xấp xỉ khoảng 57kg/người, tăng 0,5kg so với năm 2010.
Mặc dù giá gạo tại một số nước châu Á như Indonesia, Myanmar, Pakistan, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam tăng nhưng FAO vẫn dự báo tiêu thụ gạo theo đầu người tại châu Á sẽ tăng 1% so với năm 2010 ở mức 82kg/người.
Do nguồn cung trong nước ổn định nên tiêu thụ gạo trung bình tại châu Phi dự báo sẽ tăng nhẹ ở mức 22,1 kg/người. Tại châu Mỹ La tinh và Ca-ri-bê, mức tiêu thụ gạo trung bình cũng dự báo tăng 1% ở mức 31,1 kg/người. Theo báo cáo mới nhất của Bolivia, Colombia, Cộng hòa Dominica, Haiti, Haiti, Honduras, Mexico và Peru, giá gạo tại các nước này đã tăng so với 3 tháng trước. Trong khi đó, giá gạo lại có xu hướng đi xuống tại Brazil, El Salvador và Uruguay.
Mức tiêu thụ gạo tại các thị trường trên thế giới
Đvt: Triệu tấn

2008/09
2009/10
2010/11
2011/12
2012/13
Trung Quốc
131
134,5
133
134
134
Ấn Độ
93,2
90,5
93
95
97
Indonesia
37,4
37,8
38,3
38,8
39,3
Các nước Đông & Nam Á khác
117,3
117,8
119,3
121
122,4
Châu Phi
21,6
22,3
23,3
24
24,5
Châu Mỹ Latinh
18,3
18,2
18,7
19,1
19,4
Các nước khác
18,8
18,9
19,3
19,7
20
Tổng
437,5
440
444,9
451,6
456,6
% thay đổi
2,4
0,6
1,1
1,5
1,1
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA); Economist Intelligence Unit.
Pakistan và Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo ít hơn trong năm 2011
XK_go_5_nuoc_hang_dau_the_gioi
Số liệu năm 2011 là số liệu dự báo. Kim ngạch XK gạo của 5 nước trong hình chiếm hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo toàn cầu.
Căm-pu-chia được dự báo là có lượng xuất khẩu gạo nhiều nhất năm 2011
XK_gao_mot_so_nuoc_2011
Số liệu năm 2011 là số liệu dự báo. Giá gạo thế giới bắt đầu giảm kể từ đầu tháng 1 năm nay do nguồn cung cấp dồi dào từ các nước xuất khẩu lớn. Đến tuần cuối của tháng 4, chỉ số giá các loại gạo mà FAO đưa ra đã giảm 3% so với chỉ số giá tháng 1 ở mức 245 điểm.
Chỉ số giá các loại gạo của FAO (2002-2004=100)



Tất cả các loại gạo
Gạo dòng Indica
Gạo Japonica
Gạo Aromatic


Chất lượng cao
Chất lượng thấp
2006
137
135
129
153
117
2007
161
156
159
168
157
2008
295
296
289
315
251
2009
253
229
197
341
232
2010


229
211
213
264
231
2010
Tháng 4
204
197
185
221
230


Tháng 5
200
192
181
221
221


Tháng 6
210
193
187
250
214


Tháng 7
214
189
191
261
214


Tháng 8
217
192
197
263
216


Tháng 9
232
205
227
266
224


Tháng 10
249
217
235
296
250


Tháng 11
257
233
243
294
261


Tháng 12
256
240
243
288
251
2011
Tháng 1
253
237
240
288
240


Tháng 2
255
235
238
299
237


Tháng 3
248
227
238
284
237


Tháng 4
245
218
236
284
237
2010
Tháng 1 – 4
229
217
211
257
231
2011
Tháng 1 - 4
250
229
238
289
238
% thay đổi
9,4
5,6
12,4
12,2
2,7
Nguồn: FAO
Thái Lan muốn từ bỏ danh hiệu nước xuất khẩu gạo số 1
Thái Lan là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.
Thái Lan sẵn sàng từ bỏ danh hiệu nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, vì Chính phủ nước này đã chuẩn bị cho việc mua gạo trực tiếp từ nông dân để hỗ trợ giá gạo và thu nhập của người dân ở khu vực nông thôn, hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời Phó thủ tướng Thái Lan Kittiratt Na-Ranong cho hay.
Khi trúng cử trong cuộc bầu cử vào tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đặt ra mục tiêu đưa quốc gia 66 triệu dân này tránh khỏi ảnh hưởng của suy giảm tăng trưởng toàn cầu bằng cách tăng thu nhập cho dân nghèo - tầng lớp dân chúng đã đưa đảng của bà đến chiến thắng.
Theo ông Sarunyu Jeamsinkul, Phó giám đốc điều hành hãng xuất khẩu gạo lớn nhất Thái Lan là Asia Golden Rice, nhận định, kế hoạch hỗ trợ giá gạo của Chính phủ Thái Lan có thể làm giá gạo xuất khẩu của nước này tăng chừng 20%, đồng thời làm co hẹp thị phần của nước này trên thị trường gạo toàn cầu.“Điều này sẽ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu gạo. Sẽ khó ký hợp đồng xuất khẩu ở mức giá đó”, ông Sarunyu trả lời phỏng vấn Bloomberg. Theo ông này, giá gạo Thái có thể tăng lên mức 750 USD/tấn, từ mức 629 USD/tấn vào ngày 7/9 - mức cao nhất kể từ tháng 12/2009.Trên sàn giao dịch Chicago Board of Trade của Mỹ hôm nay, giá gạo ở mức trên 18 USD/100 pound, gần cao nhất kể từ ngày 30/9/2008.Theo ước tính của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan - quốc gia chiếm 30% lượng gạo xuất khẩu của thế giới - sẽ giảm xuống khoảng 8 triệu tấn vào năm tới, từ mức khoảng 10 triệu tấn vào năm nay. USDA cũng dự báo, lượng gạo xuất khẩu của nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới là Việt Nam, có thể sẽ giảm 8,6% xuống 6,4 triệu tấn vào năm tới.

Tuy nhiên, Phó thủ tướng Kittiratt của Thái Lan tin tưởng rằng, mặc dù lượng gạo xuất khẩu suy giảm, giá tăng sẽ giúp kim ngạch thu về lớn hơn. Theo Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan, lượng gạo nước này xuất khẩu từ đầu năm đến ngày 5/9 đã tăng 55% lên 8,3 triệu tấn.
Chính phủ của bà Yingluck dự kiến sẽ trả mức giá 15.000 Baht, tương đương 498 USD, cho mỗi tấn gạo lức trắng, và 20.000 baht cho mỗi tấn gạo thơm, cao hơn 47% so với mức giá hiện tại của thị trường. Kế hoạch này có thể tiêu tốn số tiền 400 tỷ Baht.
Theo giới quan sát, kế hoạch này của Thái Lan, nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo từ năm 1981, có thể đẩy giá gạo trên thế giới tăng mạnh trong thời gian tới. Gạo loại B 100% của Thái Lan đã tăng giá 21% kể từ đầu tháng 7 do những kỳ vọng thay đổi chính sách từ bà Yingluck. Vấn đề nằm ở chỗ Thái Lan có thể tiếp tục mua gạo với mức giá như dự kiến đến bao giờ.
“Chúng tôi không tính chuyện tăng giá gạo 3, 4, 5 lần để người dân chuyển sang ăn bánh mì hoặc các loại ngũ cốc khác. Tôi tin là mức giá sẽ hợp lý. Chúng tôi sẽ không vui nếu như giá gạo tăng cao hơn mức chúng tôi đề xuất”, Phó thủ tướng Kittiratt nói.
Tuy nhiên, theo USDA, thế giới sẽ không bị thiếu gạo. Sản lượng gạo toàn cầu vụ 2011-2012 được cơ quan này ước tính tăng lên mức kỷ lục 458,4 triệu tấn, nhờ mùa màng bội thu ở các nước như Brazil, Trung Quốc, Philippines và Mỹ. Trong khi đó, cũng theo USDA, lượng giạo xuất khẩu trên toàn cầu dự đoán sẽ giảm 4,2% trong năm tới, xuống còn 31,1 triệu tấn.

1 comment: