Wednesday, October 12, 2011

Sức khỏe của chúng ta(10)

* Chữa bệnh tại gia
(Dân trí) - Bụng trướng, mất ngủ, môi khô, phát ban... thường là những chứng bệnh mà bạn ngại bước ra khỏi nhà để mua thuốc hay đi khám bác sỹ. Nếu bệnh tình chỉ ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số cách thức sau:
1. Đầy bụng, khó tiêu
Hãy uống 1 cốc trà thì là. Theo ông Teerawong Kasiolarn, chuyên gia về liệu pháp thiên nhiên và châm cứu, thì là có thể chữa được chứng đầy bụng, ăn không tiêu. Chính ông luôn khuyến khích mọi người hãy uống trà sau bữa ăn để kích thích tiêu hóa. Phòng ngừa: Ăn uống từ tốn, nhai thức ăn thật kỹ và không nên uống nước lạnh hay soda trong khi ăn vì chúng là tác nhân gây khó tiêu và chứng ợ nóng.
2. Phát banThay vì dùng thuốc steroid dạng kem, hãy dùng thử loại kem chiết xuất từ thực vật hay một loại thuốc mỡ như calendula (chiết xuất từ cúc vạn thọ). Hai loại kem đó có tính chất khử trùng hiệu quả đối với vết bỏng, trầy xước và sưng tấy rát. Nếu không bạn có thể dùng cây lô hội đắp lên vết thương đó.
3. Hen suyễn
Bạn nên tập yoga thường xuyên vì yoga sẽ khiến bạn thở dễ dàng, nhất là những động tác yoga đối kháng Cobra. Hãy thử nằm sấp xuống sàn nhà, sau đó chống đẩy rồi ép vai. Cố gắng hít thở khi bạn nâng đầu và ngực. Bạn có thể dùng cơ bắp và tay để dồn lực nâng đầu và ngực càng lên cao càng tốt. Lặp lại ít nhất 5 lần mỗi ngày, sẽ rất hiệu quả.
4. Sốt cao
Hãy đeo tất ẩm. Trước khi tìm đến thuốc hạ sốt, hãy thử hạ sốt bằng cách lấy đôi tất tẩm nước mát rồi xỏ vào chân. Sau đó, tiếp tục đeo thêm 1 đôi tất len để dồn hơi nóng cơ thể chạy xuống gan bàn chân để hạ sốt. Khi bị sốt, không nên ăn kẹo, sữa, hay các thực phẩm chứa nhiều chất béo vì nhiều chất trong các loại thực phẩm đó có khả năng tăng nhiệt độ. Thay vào đó, bạn ăn dưa hấu hay hoa quả.
5. Khi bị stress hoặc lo lắng bất thường
Tốt nhất là nên nghỉ ngơi, nhất là khi stress trở nên nghiêm trọng và khó quản lý. Thư giãn ở đâu đó một vài ngày, bạn sẽ bình tâm lại và cảm thấy dễ chịu. Có rất nhiều địa điểm cho bạn lựa chọn, tùy sở thích, để tận hưởng nắng gió và khí trời trong lành. Còn nếu bận đến mức không thể xin nghỉ được, hãy dành chút thời gian đi dạo phố hoặc luyện tập một vài động tác đơn giản để cân bằng cơ thể, tiếp thêm năng lượng và tuần hoàn máu.
6. Cảm lạnhHãy thử điều chế phương thuốc thảo dược: tỏi đập dập, gừng tươi thái lát, húng quế, hành hoa và hương vị lá quế, sắc đều lên rồi uống. Các loại rau củ đó sẽ giảm được biểu hiện cảm lạnh, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch. Nhưng phải nhớ đủ liều, nếu uống được cay đến tê lưỡi thì càng tốt.
7. Môi khô nứt nẻ
Hãy trộn sáp ong và dầu ô liu để tạo thành hỗn hợp sền sệt thoa mềm môi, tránh nứt nẻ khi trời hanh khô. Nếu môi thường xuyên khô nứt như thế, nên uống nhiều nước. Ngoài ra, cũng có thể ăn dầu cá dạng chất lỏng kết hợp trong các bữa ăn, rất tốt cho da khô và còn có thể giảm đau hiệu quả.
8. Bệnh hecpec môiHãy dùng trà, nhất là trà đen vì trong trà đen chứa nhiều axit tanin có đặc tính chống vi rút tốt. Trực tiếp đặt gói trà ấm lên vết đau cho chóng lành.
9. Ho hoặc đau cổ họng
Bạn có thể nhai 1 tép tỏi vì trong tỏi tươi chứa các chất kháng vi rút và kích thích hệ miễn dịch, tốt cho cơ thể, làm sạch vết thương. Nếu bạn không thể chịu nổi mùi tỏi sống, có thể cho vào lò vi sóng hấp chín. Khi bị ho dai dẳng, hãy hít dầu khuynh diệp, chắc chắn sẽ giảm nhiều.
10. Mất ngủTrước khi đi ngủ hãy tập vài động tác thể dục nhẹ nhàng. Hoặc một không gian yên lặng độ vài giờ. Ngoài ra cũng có thể đọc một cuốn sách nào đó. Và nhớ để ánh đèn mờ mờ, tắt hết ti vi và máy tính ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. (Theo WD)
6 gia vị có tác dụng chữa bệnh
Trong thực phẩm, gia vị là thứ có nhiều dược tính hơn cả. Bên cạnh giá trị giúp các món ăn thơm ngon hơn, gia vị trong ẩm thực cũng như trong phòng trị bệnh còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực khác.
Tỏi
Là một trong những vị thuốc được y học các nước trên thế giới đều chú ý. Nếu kinh nghiệm dân gian thường dùng tỏi điều trị các chứng bệnh nhẹ như cảm sốt, cúm đau bụng, khó tiêu thì y học hiện đại lại tập trung nghiên cứu, ứng dụng tỏi vào việc chữa trị các bệnh nặng hơn như tim mạch, chống viêm nhiễm, ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng gan, chống oxy hóa chẳng hạn đối với bệnh tim mạch, tỏi có tác dụng giảm cholesteron trong máu, tăng lượng lipoprotein tỉ trọng cao trong máu và trì hoãn quá trình oxy hóa các chất béo trong máu (quá trình này diễn ra càng nhanh thì nguy cơ bị tim mạch càng lớn).
Đối với bệnh ung thư, kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy những người thường xuyên dùng tỏi (khoảng một củ nhỏ mỗi ngày) có nguy cơ ung thư ruột kết và dạ dày thấp hơn 40% so với những người ít hay không dùng.
Ngoài ra tỏi còn có tác dụng hạn chế tác hại của tia bức xạ gây ung thư da. Trong y học, tỏi được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau: dùng sống, qua chế biến thức ăn, ngâm rượu, dùng dưới dạng viên nén.
Hành
Đông y liệt hành vào danh sách các loại gia vị có tính bình, vị hơi cay, không độc, có tác dụng trị cảm gió, đau đầu, nhức mỏi mắt, cổ, phù chân tay và mặt. Theo các nhà khoa học của trường Đại học Bern (Thụy Sĩ), củ hành có tác dụng phòng trị loãng xương khá hiệu quả.
Sau ba tháng cho 50 con chuột mỗi ngày ăn một củ hành, các nhà khoa học nhận thấy nguy cơ giảm mật độ xương ở chúng thấp hơn nhiều so với những chuột khác nhờ hoạt chất gamma glutamyl peptid.
Sả
Là một loại gia vị khá quen thuộc đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Từ xa xưa, con người đã biết dùng sả để chữa bệnh. Thân, củ và lá sả đều có mùi thơm, vị cay nồng và không gây độc.
Theo Đông y, có thể sử dụng sả hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác để chữa bệnh đầy hơi, điều trị cảm sốt. Củ sả thái mỏng phơi khô, sao vàng rồi sắc uống phòng trị các bệnh thương thực, ói mửa, ấm bụng, rét kéo dài, giảm đau nhức. Để giảm bớt tính nồng của sả, có thể cho thêm ít rượu vào sao chung.
Nghệ
Công dụng phòng trị bệnh của củ nghệ được con người biết đến từ lâu. Nhờ có vị cay hơi đắng nhưng tính ôn và không gây độc, củ nghệ có khả năng làm mát tâm, cải thiện tim mạch, tan hơi thừa trong phổi, tiêu máu bầm, chữa đau dạ dày, chảy máu cam, tiểu ra máu, hàn gắn vết thương và lành sẹo nhanh.
Có thể dùng chữa bệnh dưới nhiều hình thức khác nhau, như làm chín rồi thái mỏng ăn với muối, sắc thuốc khi còn tươi hoặc sau khi đã tẩm rượu phơi khô, dùng kết hợp với các loại thảo dược khác, chế biến món ăn. Lưu ý, những người cơ thể thường bị nóng không nên dùng củ nghệ nhiều.
Gừng
Cùng với tỏi, gừng được con người ứng dụng trong phòng trị bệnh lâu đời và phổ biến nhất. Theo Đông y, gừng có tính ấm, vị cay và không gây độc, có tác dụng trừ khí lạnh (nhất là ở phổi), trị ho, tức ngực, chống gió độc, nôn mửa, giải trừ độc tố. Cách sử dụng gừng khác nhau sẽ mang lại hiệu quả khác nhau.
Nếu dùng tươi còn nguyên vỏ thì gừng có công dụng làm tan nhiệt, giải phóng nhiệt độ ra ngoài cơ thể phù hợp với thời tiết nóng hay khi cơ thể sốt cao. Ngược lại, nếu dùng gừng không vỏ thì tính ấm của gừng không phát tán ra ngoài mà ở lại bên trong. Nếu cơ thể bị nóng lâu ngày, hay đổ mồ hôi, thì không nên dùng gừng sống nhiều vì có thể dẫn đến mức nhói mắt và mắc bệnh trĩ.
Ớt
Mặc dù có rất nhiều loại khác nhau, tính chất và công dụng của ớt được xem là gia vị có tính cay nồng bậc nhấc, tuy nhiên lại không gây độc nếu dùng với lượng vừa phải. Ớt có tác dụng làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa, khử độc trong người hoặc trong thực phẩm. Kết hợp sử dụng với các dược liệu khác.
Súp lơ xanh đẩy lùi tác hại của bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu gần đây chứng minh rằng ăn súp lơ xanh có thể giúp bệnh nhân tiểu đường đảo ngược tổn hại mà bệnh gây nên đối với các mạch máu.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Warwick (Anh) tin rằng sulforaphane, một hợp chất có trong súp lơ, làm nên điều đó.
Sulforaphane kích thích quá trình sản xuất những enzyme bảo vệ mạch máu, đồng thời làm giảm nồng độ những chất gây tổn thương tế bào. Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy, những loài rau thuộc họ cải bắp có tác dụng ngăn ngừa đau tim và đột quỵ.
Các chuyên gia tại Đại học Warwick kiểm tra những tác động của sulforaphane đối với tế bào mạch máu bị tổn thương bởi đường glucose – tác nhân gây bệnh tiểu đường.
Kết quả cho thấy sulforaphane làm giảm 73% số lượng phân tử glucose trong mạch máu, nhờ đó mà số lượng tế bào bị tổn thương cũng giảm đáng kể.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy sulforaphane kích hoạt nrf2 - một loại protein bảo vệ tế bào và mô khỏi những tổn hại nhờ khả năng kích hoạt các tác nhân chống oxy hóa và khử độc enzyme.
Theo các chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh về tim cao gấp 5 lần so với người khỏe mạnh.
Bệnh đái tháo đường và tăng mỡ máu
Thực phẩm chức năng Bimegin caps dễ dàng sử dụng cho những tác dụng tích cực trên những bệnh nhân tiểu đường và mỡ trong máu. Trong Bimegin có các thành phần chính là Mướp đắng, bột tinh chất Linh Chi Hàn Quốc và Vitamin C.
HỎI: Tôi năm nay 52 tuổi. Gần đây tôi nghe thấy tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường và mỡ trong máu ngày càng có xu hướng gia tăng. Xin Dược sỹ cho biết tình hình căn bệnh này hiện nay như thế nào ?
ĐÁP: Trong vài thập niên gần đây số người mắc bệnh tiểu đường và mỡ trong máu ngày càng tăng. Ước tính trên thế giới có khoảng 150 triệu người bị tiểu đường và con số này sẽ tăng đến 200 triệu người vào năm 2025. Điều đáng lo ngại là có đến 50% số bệnh nhân không biết rằng mình đã mắc bệnh nên không được chữa trị kịp thời.
HỎI: Triệu chứng và mức độ nguy hiểm của bệnh đối với sức khỏe con người?
ĐÁP: Đối với đái tháo đường type2 thường không rõ ràng chỉ khi xét nghiệm máu mới phát hiện bị bệnh. Khi bệnh đã nặng hoặc đái tháo đường type1 sẽ là các triệu chứng như: ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều và gầy nhanh... Bệnh tiểu đường không điều trị sớm sẽ gây biến chứng nguy hiểm như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, bệnh nhồi máu cơ tim... Bệnh có thể gây tử vong. Bên cạnh tiểu đường thì lipit trong máu cao cũng rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Bởi khi các loại lipit có hại tăng sẽ có sự lắng đọng các chất này ở thành mạch máu gây xơ vữa động mạch, thu hẹp lòng mạch máu dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.
HỎI: Nên làm thế nào để phòng bệnh tốt nhất?
ĐÁP: Kiểm tra thường xuyên đường huyết và lipid máu. Tập luyện thể dục và dinh dưỡng hợp lý. Nên giảm ăn mỡ động vật thay vào đó nên ăn nhiều dầu thực vật, ăn nhiều cá và rau xanh, đặc biệt hạn chế ăn đường không có lợi cho sức khỏe và bệnh tiểu đường hay mỡ trong máu. Ngoài ra, trên thị trường còn có các loại thuốc và thực phẩm chức năng nhằm hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị tiểu đường và mỡ trong máu, trong đó có thực phẩm chức năng Bimegin caps của nhà sản xuất Huyndai Health - Hàn Quốc
HỎI: Tác dụng của thực phẩm chức năng Bimegin như thế nào đối với bệnh tiểu đường và mỡ trong máu?
ĐÁP: Thực phẩm chức năng Bimegin caps dễ dàng sử dụng cho những tác dụng tích cực trên những bệnh nhân tiểu đường và mỡ trong máu. Trong Bimegin có các thành phần chính là Mướp đắng, bột tinh chất Linh Chi Hàn Quốc và Vitamin C. Tinh chất mướp đắng có chứa hoạt chất là charatin và p-insulin có tác dụng làm hạ glucoze-huyết. Bột tinh chất Linh Chi có chứa Garmanium có tác dụng làm khí huyết lưu thông, lượng polisaccarie có trong Linh Chi có tác dụng làm tăng cường khả năng miễn dịch, thu dọn các gốc tự do, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Vitamin C có khả năng trung hòa các gốc tự do, ngăn chặn sự tàn phá các tế bào trong cơ thể của các gốc tự do.
Mật ong và bệnh tiểu đường
(Dân trí) - Mật ong không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng, nó còn là thuốc chữa một số bệnh. Tuy nhiên, với bệnh nhân tiểu đường, mật ong có phải là một loại thuốc ? Hãy lắng nghe các chuyên gia người Pháp trả lời những câu hỏi thắc mắc quanh vấn đề này.
1. Mật ong có phải là thực phẩm tốt cho cho bệnh nhân tiểu đường?
Không. Thành phần của mật ong gồm có 38% fructoza, 31% đường gluco và một số chất hoá học polisacarit khác. Chính vì vậy, mật ong không được khuyên dùng đối với bệnh nhân tiều đường
2. Mật ong là loại thực phẩm chống chỉ định?
Không. Mật ong không gây hại gì cho bệnh nhân tiểu đường do đó nó không phải là thực phẩm chống chỉ định.Trong trường hợp cần bổ sung lượng gluco vào khẩu phần ăn hàng ngày để giữ cân bằng trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, có thể dùng mật ong. Tuy nhiên bệnh nhân chỉ nên sử dụng một lượng rất nhỏ.
3. Một số loại mật ong có công dụng trong điều trị bệnh tiều đường
Không. Chất fructoza không được coi là phương thuốc chữa bệnh tiều đường, hơn thế nó còn tác động không tốt đối với quá trình chữa bệnh. Do đó, ngay kể cả loại mật ong có thành phần fructoza cao cũng không được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường.
4. Khi nào mật ong có lợi cho bệnh nhân tiều đường?
Đối với bệnh nhân tiểu đường được điều trị bằng insulin, mật ong được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân dùng thuốc quá liều, dẫn đến bị hạ đường huyết, thậm chí hôn mê. Trong những trường hợp như vậy, uống một chút mật ong sẽ là cách cấp cứu kịp thời, làm tăng nhanh lượng gluco trong máu, giúp hạn chế được những hậu quả nghiêm trọng do dùng thuốc quá liều gây nên. Đây thực sự là biện pháp rất đơn giản mà những bệnh nhân tiểu đường và gia đình cần ghi nhớ.
Phát hiện thêm 6 gene gây bệnh tiểu đường
(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu Mỹ và châu Âu vừa tìm ra thêm 6 gene nữa khiến con người dễ mắc chứng tiểu đường type 2. Tuy nhiên trong báo cáo nghiên cứu họ khẳng định có thể phòng ngừa và điều trị tình trạng bệnh mãn tính. Phát hiện lần này đã mở rộng thêm danh sách tổng số gene có liên quan tới tiểu đường là 16 và tạo thêm những chứng cứ cho thấy cơ chế sinh học kiểm soát hàm lượng đường trong máu trở nên lệch lạc như thế nào khi người bệnh bị tiểu đường type 2.
Ông Mark McCarthy, chuyên gia nghiên cứu tiểu đường thuộc ĐH Oxford, đồng chủ trì nghiên cứu nói trên cho biết, “Đây là những gien hoàn toàn chưa được biết tới đối với các chuyên gia nghiên cứu về bệnh tiểu đường. Chính vì thế, mỗi một loại gene này sẽ cung cấp thêm những cứ liệu mới về tình trạng trầm trọng hơn khi bệnh tiểu đường gia tăng và mỗi loại đồng thời là một cơ hội cho một loạt những cách điều trị hay phòng ngừa mới với căn bệnh này”.
Hàm lượng đường glucoza trong máu người bị tiểu đường có xu hướng tăng quá cao. Quá nhiều glucoza trong máu có thể gây tổn thương mắt, gan và thần kinh đồng thời dẫn tới bệnh tim, đột quỵ và phải cắt bỏ các chi.
Tiểu đường type 2 chiếm khoảng 90% trong tổng số các trường hợp bị tiểu đường và có liên quan mật thiết với bệnh béo phì và chứng lười vận động. Theo ước tính của WHO, trên thế giới có hơn 180 triệu người bị tiểu đường và con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.Trong nghiên cứu xuất bản trên tờ Nature Genetics, các nhà nghiên cứu từ hơn 40 trung tâm đã phân tích dữ liệu gene của hơn 70.000 người. Họ đã tìm ra 6 loại gene khác nhau và mỗi loại đều gây tăng nhẹ nguy cơ tiểu đường ở người. Theo ông McCathy, những người không may mắn thừa hưởng cả 6 kiểu gene này thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao gấp 2 đến 3 lần bình thường.Một trong những phát hiện gây ngạc nhiên lần này là mối liên hệ giữa tiểu đường type 2 với một gene có tên JAZF1, loại gene theo các nhà nghiên cứu gần đây được biết có vai trò trong bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà nghiên cứu cho rằng các gene như CDC123-CAMK1D, TSPAN8-LGR5, THADA, ADAMTS9 và NOTCH2 cũng có liên quan tới việc điều phối số lượng tế bào sản sinh insulin trong tuyến tuỵ.
Rau chân vịt tốt cho bệnh nhân tiểu đườngĂn rau chân vịt sẽ giúp những bệnh nhân mắc tiểu đường giảm được các tai biến liên quan đến tim mạch, một nghiên cứu mới đây chỉ rõ.
Thử nghiệm trên động vật của các nhà nghiên cứu Australia và Trung Quốc đã hé mở một liệu pháp chữa bệnh mới bằng axit folic (vốn được coi là loại dinh dưỡng cần bổ sung cho các thai phụ nhằm bảo vệ sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi) trong việc bảo vệ các cơ tim khỏi sự tấn công của đường huyết cao gây ra do bệnh tiểu đường.
Ăn rau chân vịt sẽ giúp những bệnh nhân mắc tiểu đường giảm được các tai biến liên quan đến tim mạch. Chỉ với một thời gian ngắn sử dụng axit folic bổ sung hoặc ăn rau chân vịt đều đặn hằng ngày (trong 11 tuần) là đã có thể nhìn thấy hiệu quả rõ rệt qua việc giảm đáng kể tỉ lệ “tử vong” của các tế bào trong khu vực tim do sự tấn công của đường huyết. Điều quan trọng hơn, liệu pháp sinh học nào còn giúp cải thiệt các cơ tim, giúp tăng cường khả năng kháng cự với các tổn thương trong tương lai do căn bệnh tiểu đường gây ra. Bệnh tiểu đường là một trong những nguy cơ làm ảnh hưởng lớn tới sự hoạt động của tim. 1/3 các tế bào ở tim có thể bị phá hủy hay gặp nguy hiểm khi đường huyết tăng cao ở bệnh nhân tiểu đường. Tiểu đường là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch ở Australia và trên toàn thế giới.
Thái cực quyền tốt cho người bị tiểu đường
Tập thái cực quyền sẽ giúp những người bị tiểu đường type 2 kiểm soát được căn bệnh tốt hơn, như giảm hàm lượng đường trong máu và gia tăng hệ miễn dịch.
Tập thái cực quyền ngăn ngừa bệnh zona
Hai nghiên cứu độc lập đã tìm thấy một chương trình luyện tập kéo dài 12 tuần đủ để kích thích hệ miễn dịch, cắt giảm lượng đường trong máu. Môn võ cổ truyền của Trung Quốc kết hợp các kỹ thuật thở sâu cùng những động tác nhẹ nhàng để tăng cường sự thư thái cho cơ thể.
Nghiên cứu đầu tiên thực hiện tại Đài Loan, so sánh 30 người bị tiểu đường với 30 người khỏe mạnh. Trong vòng 12 tuần, những người tham gia học 37 động tác thái cực quyền dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia. Họ cũng được mang băng video về nhà để tập các tư thế chính xác. Mỗi tuần tập 3 buổi, mỗi buổi kéo dài 1 giờ. Đến cuối chương trình, các cuộc xét nghiệm cho thấy nhóm bị tiểu đường type 2 giảm đáng kể hàm lượng đường trong máu, hàm lượng tế bào và hóa chất quan trọng với phản ứng miễn dịch cũng được đẩy mạnh.
Nghiên cứu thứ hai do Đại học Queensland, Australia, thực hiện trên 11 người bị bệnh. Những người này tham gia các buổi học thái cực quyền 3 buổi một tuần, mỗi buổi kéo dài 60-90 phút.
Ngoài việc giảm lượng đường trong máu, những người tham gia cũng giảm cân và hạ huyết áp. Khả năng kháng insulin cũng tăng cường. Họ còn ngủ ngon hơn, khỏe khoắn hơn, ít bị đau và ít thèm ăn đồ ngọt.
Các chuyên gia khuyên rằng những người bị tiểu đường nên hoạt động vừa phải trong ít nhất 30 phút, khoảng 5 ngày mỗi tuần. Bất cứ hoạt động nào khiến bạn nóng lên và hơi thở gấp một chút, nhưng vẫn nói chuyện được, thì sẽ được coi là bài tập thể dục vừa phải, chẳng hạn như lau nhà, đưa chó đi dạo nhanh và tất nhiên là thái cực quyền.
Thảo dược chữa tiểu đường
(Dân trí) - Bệnh tiểu đường có thể dùng thuốc và insulin để điều trị nhưng nếu áp dụng thảo dược để chữa bệnh thì không những không có hại gì mà trong một số trường hợp, phản ứng của bệnh nhân còn cho tác dụng tốt hơn thuốc.
Dùng thuốc bằng thảo dược, bạn sẽ không phải lo tác dụng phụ như thuốc tây.
Lưu ý:Trước khi dùng thảo dược hay điều trị bằng thuốc tây bạn cần lưu ý 3 cách sau. Chúng có ảnh hưởng rất hiệu quả đến bệnh tiểu đường.
- Tập thể dục hàng ngày: Đi bộ nhanh hai lần một ngày, mỗi lần đi khoảng 2km sẽ rất hữu ích cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Đây là cách tốt nhất cho tất cả những bệnh nhân bị tiểu đường.
- Giảm béo phì: Nếu bạn vượt quá cân nặng cho phép đối với chiều cao và tuổi thì bạn cần có những biện pháp để giảm cân. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường thì điều quan trọng là giảm cân phải dưới sự hướng dẫn, giám sát của bác sĩ. Làm được điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân.
- Điều chỉnh ăn kiêng: Đừng ăn vượt quá mức tiêu chuẩn mà phải thực hiện chặt chẽ chế độ ăn kiêng mà bác sĩ đưa ra.
Cách dùng thảo dược để chữa trị tiểu đường
1. Mướp đắng
Đây là một phương thuốc truyền thống. Loại rau thuốc này có tác dụng rất tốt đối với bệnh tiểu đường và đã được dùng từ thời xa xưa. Ép hoặc xay mướp đắng để được khoảng 29g (xấp xỉ 6 -7 thìa cà phê). Uống trước lúc ăn sáng và một lần vào bữa tối và thực hiện ít nhất trong khoảng 30 ngày, sẽ giúp bạn cải thiện được mức độ đường trong máu.
2. Cỏ cà ri
Cỏ cà ri cũng cho kết quả tốt. Một thìa nước lá cỏ cà ri xay lấy từ sáng sớm, đều đặn trong 3 tháng sẽ chữa được bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu. Bột hạt cà ri cũng có tác dụng tương tự. Một cách khác là ép lấy nước hạt cà ri sau đó trộn lẫn với 5g bột ngày uống hai lần.
3. Bột quế
Một thìa bột quế pha với nước, ngày hai lần sáng tối. Phương pháp này rất dễ thực hiện đối với tất cả các bệnh nhận và nên cố gắng thực hiện nó trong khoảng 2 đến 3 tuần, bạn sẽ phát hiện ra nó thực sự có hiệu quả với bạn hay không.
4. Một số loại thảo dược khác
Có công dụng chữa tiểu đường như lá vối và các loại hạt sung, hạt rau răm, lá diếp, hoa hồng đỏ và hạt thì là. Nghiền các loại hạt này thành bột và trộn lẫn với nhau, ngày dùng hai lần. Các loại hạt này rất sẵn có ở chợ, có thể kết hợp từ hai hay nhiều loại hạt thảo dược cũng được.Với những bệnh nhân tiểu đường cần phải tập thể dục thường xuyên, cắt giảm lượng đường, giảm cân nặng nếu bị béo phì và nên cố gắng dùng thuốc bằng thảo dược. Việc điều trị bệnh cần kiên trì kết hợp với việc thay đổi lối sống là liều thuốc tốt nhất cho bạn.

1 comment: