Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói: "Tôi phải ăn kiêng, nhưng rau toàn thuốc trừ sâu, nên không biết ăn gì cho an toàn".
An toàn vệ sinh an toàn thực phẩm (ATVSTP) trở thành vấn đề được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đặc biệt quan tâm khi dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ về làm việc với lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng ngày 13/1 để kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị 2008/CT-TTg về tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bình ổn thị trường và phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần 2010.
Sau khi nghe báo cáo của Phó Cục trưởng Cục ATVSTP Nguyễn Thanh Phong, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thốt lên: “Tôi phải ăn kiêng nên chủ yếu ăn rau. Nhưng về nhà vợ bảo rau toàn là thuốc trừ sâu. Rốt cuộc mình không biết ăn gì cho an toàn. Đĩa rau sống mà phải ngâm thuốc tím cả giờ đồng hồ thì nát hết rồi, còn gì ngon lành nữa”.
Ông Hải yêu cầu các ngành chức năng phải nghiên cứu nâng mức xử phạt vi phạm trên lĩnh vực ATVSTP, đảm bảo đủ sức răn đe, chứ không thể để tiếp diễn tình trạng thực phẩm mất an toàn ngày ngày đầu độc người tiêu dùng như hiện nay. Với những mức xử phạt vi phạm ATVSTP hiện có, theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải là chưa có ý nghĩa gì cả.
Ông Nguyễn Thanh Phong phân trần, với các hành vi vi phạm nghiêm trọng mới có cơ quan điều tra vào cuộc, còn trong thẩm quyền của ngành ATVSTP, theo quy định chỉ có thể dừng ở xử phạt hành chính. Ông Phong cũng "trách" báo chí khi có những thông tin tiêu cực thì đưa lên ngay, trong khi có nhiều thành tích lại không thấy nêu.
Ông Phong nói: “Trong năm qua, Việt Nam xuất khẩu 11 tỷ USD hàng nông sản thực phẩm vào rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những nước có tiêu chuẩn ATVSTP rất cao như Mỹ, Úc, Nhật, châu Âu… Điều đó chứng tỏ hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam không phải là không an toàn. Nhưng những thông tin này hầu như không thấy báo chí nêu mà chỉ toàn nêu những thông tin tiêu cực, khiến người dân luôn có cảm giác không biết ăn cái gì cho an toàn”.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, Ban chỉ đạo quốc gia về ATVSTP phải có trách nhiệm trong việc định hướng tuyên truyền trên lĩnh vực này. Đồng thời ông nhấn mạnh, nội dung về quản lý Nhà nước đối với vấn đề ATVSTP hiện vẫn chưa đủ, chưa ổn, cần phải được hoàn thiện.
Ông nhấn mạnh: “Các ngành chức năng thấy các giải pháp hiện có chưa đủ thì phải nghiên cứu, đề xuất bổ sung. Kêu báo chí nói to, nhưng rõ ràng là việc xử lý vi phạm vẫn chưa đúng mức, chưa đủ để răn đe. Hậu quả do mất an toàn giao thông gây ra có thể đo đếm được, nhưng hậu quả do mất ATVSTP gây ra thì gặm nhấm con người từng ngày, không thể tính được!”.
Ông Trần Đại Quang, Thứ trưởng Bộ Công an cho hay, theo quy định của pháp luật hiện hành, với các hành vi vi phạm về ATVSTP, trước hết là xử phạt vi phạm hành chính. Sau đó, nếu đối tượng tiếp tục tái phạm gây hậu quả nghiêm trọng, dẫn tới chết người thì mới bị xem xét xử lý hình sự.
“Nhưng để dẫn tới hậu quả đó phải trải qua nhiều năm, dù thực phẩm không an toàn đang gây nguy hại, khiến con người “chết dần, chết mòn” từng ngày. Đến lúc đó thì rất khó chứng minh do ăn loại thực phẩm cụ thể nào đó mất an toàn mà dẫn tới chết người. Vì vậy, các ngành hữu quan cần nghiên cứu, ban hành sớm thông tư liên tịch để nâng mức xử lý nghiêm các vi phạm ATVSTP, chứ chờ đến khi sửa luật sẽ rất lâu”, ông Quang kiến nghị.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu thêm một định hướng để các ngành hữu quan suy nghĩ. Đó là có quy định bắt buộc các doanh nghiệp, hộ tiểu thương khi đưa hàng nông sản, thực phẩm vào kinh doanh tại các chợ đầu mối, siêu thị… phải đăng ký nguồn gốc. Từ đó, các ngành chức năng tiến hành kiểm tra quy trình sản xuất ngay từ gốc để xem có đảm bảo an toàn, chất lượng hay không.
“Nếu quy trình sản xuất được giám sát chặt chẽ ngay từ gốc thì không chỉ đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng mà còn nâng được giá sản phẩm nông sản, thực phẩm cho nông dân. Nếu không được giám sát đảm bảo chất lượng từ khâu sản xuất thì khi đưa vào chợ giá sẽ rẻ. Giá quá rẻ lại càng khiến nông dân đánh mất chất lượng hàng hoá”, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Trước mắt, ông yêu cầu các ngành, địa phương phải tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, xử phạt các vi phạm về ATVSTP trong dịp Tết sắp tới để đảm bảo cho người dân được hưởng một cái Tết thực sự an toàn.
Tẩy trắng bì lợn thối thành đặc sản
Những đống bì bốc mùi hôi thối, được tẩy trắng bằng nước ôxy già và hóa chất trong các thùng chậu cáu bẩn ... là quang cảnh tại hai cơ sở sản xuất bì lợn ở TP HCM, bị Thanh tra Sở Y tế thành phố phát hiện trưa nay.
Bì lợn nguyên liệu trước khi chế biến được chất đống, đặt luôn dưới nền đất. |
Số khác ngả màu bốc mùi hôi vì bắt đầu bị phân hủy. |
Sau khi được lấy mỡ thừa, bì được luộc và ngâm vào ôxy già đồng thời tẩy trắng bằng hóa chất công nghiệp. |
Thùng ngâm cáu bẩn, bốc mùi hôi thối. |
Nồi luộc bì đặt luôn ngoài trời, cạnh bãi rác. |
Khung cảnh khu vực ngâm bì lợn |
Số khác được phơi khô luôn trên bãi rác. |
Sau khi xử lý, bì được đưa vào máy cán sợi. |
Sau khi thành sợi, bì được ngâm một lần nữa vào ôxy già và hóa chất để tẩy trắng và khử mùi. |
Và thành phẩm. |
Trở thành món ăn tại một quán cạnh nơi sản xuất. |
Theo đại diện Thanh tra Sở Y tế TP HCM, những hình ảnh như thế này thường chỉ thấy ở các cơ sở không có phép sản xuất. Trên thực tế nhiều cơ sở sản xuất bì lợn uy tín vẫn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. |
Khai nhận với đoàn thanh tra Sở Y tế và Phòng Cảnh sát môi trường (Công an TP HCM), chủ cả hai cơ sở ở phường Bình Tri Đông A, quận Bình Tân và bến Bình Đông, phường 16, quận 8, đều cho biết, quy trình sản xuất gồm những nguyên liệu như thế này được duy trì từ nhiều năm nay.
Tại thời điểm kiểm tra, bì lợn nguyên liệu được chất thành đống dưới nền đất hoặc trong các thùng chứa cáu bẩn. Nhiều mảng bì lợn chứa trong thùng xốp chờ chế biến đang phân hủy bốc mùi hôi nồng nặc, các thùng nhựa ngâm da có màu vàng ố, sủi bọt bẩn.
Bì lợn được ngâm trong ôxy già và hóa chất tẩy trắng. Ảnh: Thiên Chương. |
Kiểm tra khu vực sản xuất, cơ quan chức năng phát hiện các loại hóa chất và nhiều thùng chứa ôxy già. Chủ hai cơ sở thừa nhận đã dùng ôxy già để tẩy trắng những mảng da hỏng có màu quá đen.
"Chúng tôi chỉ ngâm khoảng nửa giờ, sau đó vớt ra ngâm tiếp vào phèn chua để miếng da vừa có màu trắng vừa có độ giòn như ý", chủ cơ sở ở quận Bình Tân phân trần.
Còn theo chủ cơ sở ở quận 8, ngoài ôxy già, họ còn dùng hóa chất tẩy trắng công nghiệp. Người này khẳng định đây là công thức gia truyền và không một nhà sản xuất bì lợn nào không dùng đến.
Ngoài quy trình sản xuất có nhiều vi phạm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đoàn kiểm tra còn ghi nhận, toàn bộ bì lợn nguyên liệu đều không có nguồn gốc xuất xứ. Chủ cơ sở cho hay đã thu mua từ các chợ đầu mối và các điểm giết mổ.
Bì lợn thành phẩm sẽ được cung cấp cho các chợ và bán lẻ cho quán cơm tấm trên địa bàn TP HCM cùng những tỉnh lân cận.
Trước những vi phạm trên, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã lập biên bản tạm thu giữ toàn bộ khoảng 1 tấn bì lợn sắp được chế biến, đồng thời yêu cầu hai cơ sở ngừng sản xuất.
Chế biến hành phi bằng dầu cháy đen
Dầu để phi hành có màu đen quánh, sản xuất không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, trưa nay, 5 hộ chế biến hành phi tại huyện Củ Chi đã bị Thanh tra Sở Y tế TP HCM buộc ngưng hoạt động.Hành được cắt nhỏ bằng các công cụ thủ công gỉ sét. |
Sau đó được cho vào sấy khô bằng các máy giặt cũ. |
Trộn với bột mì trước khi đưa vào chảo rán. |
Các chảo dầu đen quánh. |
Theo các chủ hộ, dầu cạn thì châm thêm chứ không đổi dầu mới cho đến khi quá đen có thể làm thay đổi màu hành thành phẩm. |
Sau khi rán, hành được cho vào máy giặt để vắt khô. Ống xả rỉ ra màu dầu đen sệt. |
Khu vực sản xuất đặt cạnh nhà vệ sinh. |
Hành phi thành phẩm chất đầy dưới nền đất. |
Thanh tra Sở Y tế lấy mẫu dầu và hành để xét nghiệm. |
Còn một km nữa mới đến khu chuyên sản xuất hành phi ở tổ 5, ấp Giữa, xã Tân Phú Trung, mùi dầu phi hành đã tỏa lên nồng nặc. Mùi vị này càng đậm đặc hơn tại lò chế biến, bởi ngoài mùi dầu cũ còn có cả mùi hành tỏi bám lâu ngày trên các dụng cụ chế biến không được rửa.
Ghi nhận của Thanh tra Sở Y tế TP HCM cho thấy, tất cả hộ sản xuất hành phi ở khu vực này đều không đạt chuẩn vệ sinh.
Chảo dầu đen quánh dùng để rán hành. Ảnh: Thiên Chương. |
Tại khu vực chế biến của các hộ sản xuất hành phi, nhiều máy cắt hành cáu bẩn. Hành được sấy khô bằng các máy giặt cũ không che đậy, đặt luôn ngoài trời. Nhiều mẻ hành đã chế biến chờ được xuất bán đặt dưới nền đất.
Ngoài khâu chế biến kém vệ sinh, các hộ kinh doanh đều dùng dầu đã qua sử dụng để phi hành. Đặc biệt, các chảo dầu được tái sử dụng nhiều lần ngả màu đen quánh, bốc mùi hôi nồng nặc cả vùng.
Chủ các hộ sản xuất thừa nhận, họ mua dầu từ những người bán dầu dạo. Nguồn nguyên liệu này vốn được xuất bán từ các công ty sản xuất mì gói hoặc các loại thực phẩm vốn cần đến việc chiên sấy bằng dầu.
Giải thích lý do dùng dầu đã qua sử dụng, một chủ hộ cho hay: "Dầu loại này chỉ có giá 8.000-10.000 đồng một kg, trong khi dầu sạch rẻ nhất cũng đã 20.000 đồng một kg".
Cũng theo chủ các hộ sản xuất, do nghĩ đây là nghề thủ công gia truyền nên họ không đăng ký sản xuất, cũng không kiểm nghiệm vệ sinh để đăng ký đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhân công tham gia chế biến vì thế cũng không có giấy khám sức khỏe, không am tường kiến thức vệ sinh.
Trước những sai phạm trên, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã yêu cầu các hộ sản xuất phải ngưng hoạt động để chấn chỉnh quy trình hoạt động theo đúng quy định. Hơn 20 mẫu hành thành phẩm bị lấy mẫu mang đi xét nghiệm, đồng thời 135 kg dầu đen bị tịch thu để tiêu hủy.
Theo chính quyền địa phương, trước đó, các cơ sở này đã được kiểm tra nhắc nhở nhưng chủ yếu là xử lý việc gây ô nhiễm môi trường.
Hiện xã Tân Phú Trung có đến hàng trăm hộ sản xuất chế biến hành tỏi lớn nhỏ. Tuy nhiên chỉ có một cơ sở có giấy phép kinh doanh. Bà Sáu, một người có hơn 20 năm sống bằng nghề rán hành cho biết, giá hành phi thành phẩm dao động từ 20.000 đến 60.000 đồng một kg. Giá cả hoàn toàn tùy thuộc vào nguyên liệu chế biến trong đó có dầu rán.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dầu rán nhiều lần sẽ sinh ra các hợp chất peroxide, vốn là các gốc tự do dễ tác động lên tế bào gây đột biến tế bào. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ung thư.Kiểm tra 5 cơ sở chế biến hành phi, đoàn thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh phát hiện phần lớn “hành” được chế từ củ cải, dầu phi có màu đen sì, có hộ còn sử dụng cả chất tẩy trắng để tẩy hành…
Dầu để phi hành là loại dầu đen sì, có lẽ đã được dùng đi dùng lại hàng chục lần.
Ngày 23/11, Thanh tra Sở Y tế TPHCM đã tiến hành kiểm tra 5 cơ sở chế biến hành phi trên địa bàn huyện Củ Chi và phát hiện rất nhiều sai phạm.
Cả 5 cơ sở đều “độn” củ cải bào để phi chung với hành nhằm tăng trọng lượng. Dầu để phi hành là một loại dầu “lạ”, đã chuyển màu đen sì. Máy móc dùng trong việc chế biến hành đều cáu bẩn, gì sét. Các nguyên vật liệu được đặt ngay dưới mặt đất, gần nhà vệ sinh; công nhân không ai mặc quần áo bảo hộ.
Đoàn thanh tra cũng phát hiện hộ 97/8 sử dụng chất tẩy trắng trong việc chế biến hành. Chủ hộ khai chất tẩy trắng là nhằm giúp cho dầu… bớt đen.
Hành phi thành phẩm được vứt lăn lóc dưới đất.
4/5 cơ sở không xuất trình được giấy chứng nhận VSATTP, không giấy tờ chứng nhận nguồn gốc nguyên vật liệu cùng thực phẩm. Thanh tra đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động cả 5 cơ sở trên, đồng thời tiến hành thu giữ 135 lít dầu đen và hành phi về xét nghiệm; giao cơ quan y tế địa phương giám sát và hướng dẫn các cơ sở sản xuất xây dựng lại nhà xưởng, quy trình sản xuất đảm bảo VSATTP.
Ngoài việc kiểm tra các cơ sở sản xuất hành phi, Sở Y tế TPHCM cho biết sẽ gửi công văn đề nghị các quận huyện kiểm tra các cơ sở sản xuất hành phi cũng như các cơ sở sản xuất, cung cấp dầu đen trên địa bàn.
Các chuyên gia cảnh báo, hành phi bán sẵn có thể gây bệnh gan, ung thư vì được chế biến bởi dầu, mỡ kém chất lượng, bảo quản không đúng cách...
Nên tự phi hành và hạn chế ăn hành phi sẵn trong các món xôi xéo, bún... bán sẵn
Hành phi bán sẵn, bao nhiêu cũng có
Tại một quầy bán hành phi trong chợ Đồng Xuân, Hà Nội, cô bán hàng cho biết, có hai loại hành khô: Một loại phi sẵn và một loại sấy khô. Mở một bao hành đầy ắp đã được phi sẵn có màu vàng, trong đó lẫn những cánh hành màu nâu đen vì bị cháy được quảng cáo làm từ mỡ sạch và là loại ngon nhất.
Khi nắp túi bóng đựng hành được mở ra, chúng tôi ngửi thấy một mùi hăng hắc, khó chịu pha lẫn mùi dầu mỡ lâu ngày... Khi đưa tay vốc nhẹ nắm hành lên xem, các sợi hành được "bao bọc" bởi một lớp bột màu vàng bên ngoài.
"Làm gì có mùi hôi, đó là mùi hành phi và mùi đó có thể do buộc kín lâu ngày mà thôi. Hành phải được tẩm bột mới ngon và giòn em ạ. Nếu chịu được giá cao nhưng ngon thì mua hành sấy về mà phi", cô bán hàng giải thích khi chúng tôi thắc mắc.
Tại phố Lò Đúc, chúng tôi được chị bán bánh cuốn chia sẻ: "Hầu hết các hàng đều mua hành đã phi sẵn vì tiện và rẻ". Mỗi cân hành phi sẵn có tẩm bột được bán với giá 22.000đ.
Trong khi đó, nếu mua một cân hành tươi về làm hoặc hành đã sấy khô sẵn, giá đã hơn 60.000đ/kg, người bán hàng phải mất thêm tiền dầu mỡ mà lại còn mất công.
Chất chống oxy hóa để hành không hôi độc hại với cơ thể
Theo ThS. Nguyễn Chí Dũng - Trưởng phòng Thực nghiệm (Trung tâm Công nghệ Sinh học và Thực phẩm Hà Nội), việc sử dụng dầu mỡ thối hoặc chiên đi chiên lại nhiều lần không những không đảm bảo vệ sinh mà còn mất an toàn trong thực phẩm.
"Mất vệ sinh thì đã thấy nhưng mất an toàn dẫn đến nguy cơ lâu dài cho chính người chế biến và người sử dụng. Khi chiên lại dầu, các chỉ số như peroxit, axit có trong dầu sẽ tăng tạo nên những hợp chất hữu cơ không tốt cho cơ thể.
Các chất này sẽ được tích tụ và gây ra các bệnh nguy hiểm cho người ăn như bệnh gan, ung thư... Còn chính người chiên cũng dễ bị mù lòa do các chất độc hại bị phân huỷ từ dầu, mỡ bốc hơi bay vào mắt", ThS. Dũng cho biết.
Cũng theo ThS. Dũng, cách sử dụng dầu mỡ chiên lại sẽ làm mất hương vị thơm ngon, tạo ra mùi khét, hôi khiến người ăn không ưng ý. Cũng vì lý do này, nhiều nơi sản xuất đã cho vào thực phẩm các chất chống oxy hoá khiến thực phẩm không còn mùi nhưng lại độc hại cho cơ thể.
Thậm chí, có những nơi muốn hạ giá thành đã trộn sắn thái và bột gạo vào hành. Vì thế, nên mua hành tươi, sấy rồi chiên lên nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.Những thông tin dầu bẩn dùng để phi hành rộ lên trong thời gian gần đây làm nhiều người tiêu dùng lo lắng. Làm sao để phân biệt được hành phi dầu độc và hành phi bằng dầu, mỡ an toàn?
Dầu ăn lẫn dầu nhớt
Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, Trưởng bộ môn Thực phẩm chế biến, Viện Khoa học Công nghệ (trường Đại học Bách khoa Hà Nội), các loại dầu như báo chí nêu vừa qua ở phía Nam hầu như tận thu ở các nhà hàng, nhà máy sản xuất nông sản, có lẫn nhiều tạp chất, hôi thối, thậm chí lẫn cả dầu nhớt rửa máy móc... Dầu nhẹ nên sẽ nổi lên trên, được gom lại, nhưng loại dầu ăn đó thật sự đã hỏng. Dầu rán lại là dung môi dễ hoà tan với dầu rửa máy móc và những tạp chất khác, trong đó có cả kim loại nặng.
Mới đây, tại Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh, cơ quan chức năng đã đình chỉ một số cơ sở chiên hành phi vì mất vệ sinh, không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt là nguồn dầu chiên hành không sạch, sản xuất tạm bợ cạnh nhà vệ sinh, máy móc gỉ sét; nguyên liệu, thành phẩm đặt để dưới đất cạnh khu vực đọng nước... Nguồn dầu phi hành sử dụng nhiều lần, màu đen quánh, hôi nồng nặc. Có cơ sở còn sử dụng chất tẩy trắng trộn vào các chảo dầu để giảm bớt màu đen khi phi hành. |
Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, trước kia người ta tận dụng thứ dầu độc này để làm khuôn cho máy đúc và các đồ vật để làm gạch ngói... Nhưng những người sản xuất thiếu lương tâm đã đưa thứ dầu độc hại này làm hành phi và một số sản phẩm rán khác. Ở Hà Nội, đa số dầu rán phi hành, rán bánh là của các cơ sở sản xuất mì ăn liền (sau khi chiên sơ mì sẽ thải dầu ra), hoặc các cơ sở làm gà rán, vịt quay ở các nhà hàng, khách sạn (họ dùng 2-3 lần là thải) để thu gom về bán cho các cơ sở phi hành, rán bánh. Tuy rẻ tiền và ít bẩn hơn, nhưng cứ dầu đã dùng rồi là rất độc.
Được biết, dầu rán dùng nhiều lần sẽ sinh ra các hợp chất peroxide, vốn là các gốc tự do dễ tác động lên tế bào gây đột biến tế bào - một trong những nguyên nhân gây ung thư. Nếu rán ở nhiệt độ cao, vitamin A, E và một số chất dinh dưỡng sẽ bị phá huỷ. Nếu nóng quá 180 độ C sẽ có các phản ứng hoá học và hình thành một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide... Càng quay vòng sử dụng dầu mỡ thì các chất độc hại phát sinh càng lớn. Ăn những thức ăn rán trong thứ dầu độc hại đó sẽ làm các men tiêu hoá bị phá huỷ, gây khó tiêu, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, nhịp tim chậm, huyết áp tăng cao, tay chân bải hoải, rã rời... Hơi dầu độc hại còn bốc ra xung quanh gây hại cho người hít phải.
Nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm rán, xào bằng dầu cháy, dầu đã qua sử dụng, nguy cơ ung thư sẽ rất cao. Nó còn dễ bị ôxy hoá, làm thay đổi mùi vị, màu sắc món ăn và gây các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tim mạch...
Được biết, dầu rán dùng nhiều lần sẽ sinh ra các hợp chất peroxide, vốn là các gốc tự do dễ tác động lên tế bào gây đột biến tế bào - một trong những nguyên nhân gây ung thư. Nếu rán ở nhiệt độ cao, vitamin A, E và một số chất dinh dưỡng sẽ bị phá huỷ. Nếu nóng quá 180 độ C sẽ có các phản ứng hoá học và hình thành một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide... Càng quay vòng sử dụng dầu mỡ thì các chất độc hại phát sinh càng lớn. Ăn những thức ăn rán trong thứ dầu độc hại đó sẽ làm các men tiêu hoá bị phá huỷ, gây khó tiêu, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, nhịp tim chậm, huyết áp tăng cao, tay chân bải hoải, rã rời... Hơi dầu độc hại còn bốc ra xung quanh gây hại cho người hít phải.
Nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm rán, xào bằng dầu cháy, dầu đã qua sử dụng, nguy cơ ung thư sẽ rất cao. Nó còn dễ bị ôxy hoá, làm thay đổi mùi vị, màu sắc món ăn và gây các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tim mạch...
Hành phi dầu độc sẽ có mùi hôi
Theo chị Nguyễn Hoài Thu, có thâm niên bán xôi hơn chục năm ở khu vực khách sạn Khăn Quàng Đỏ (Ba Đình, Hà Nội): “Hành khô phi dầu mới, đảm bảo chất lượng có màu vàng tươi, nhấm thử thấy giòn tan, bùi thơm và có vị ngọt. Lát hành phi nếu là hành củ thái máy vẫn có nếp cuộn. Nếu dầu cũ, hành phi sẽ có màu vàng xỉn. Nếu hành trộn thêm bột mì (để giữ giòn lâu và nặng cân) sẽ có biểu hiện bột sùi lên bề mặt, giòn nhưng ít thơm. Hành độn củ đậu sẽ có độ dai hơn hành bình thường và không thơm. Khi ăn hành phi bằng dầu độc sẽ có mùi hôi, không có vị thơm ngọt của hành”.
Chị Lê Thị Ngữ (quận Long Biên, Hà Nội), chuyên đi phi hành thuê cho một số cơ sở cho biết: Đi phi hành thuê, thấy họ trộn củ đậu một nửa, hành một nửa, phi lên giòn như nhau. Phân biệt hành phi độn củ cải hay củ đậu tuy không dễ nhưng nếu chịu khó nhìn kỹ sẽ phát hiện được. Chẳng hạn như: Lát hành phi thật có khía, trong khi củ đậu hay củ cải dù thái khéo cũng không có khía.
Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, khi ăn uống, khách hàng nên chú ý chọn hành khô và các sản phẩm rán có màu tươi, thơm ngon là được phi với dầu mới. Còn thực phẩm chiên đi chiên lại nhiều lần khi chín có màu sậm, không an toàn cho sức khoẻ.
Theo chị Nguyễn Hoài Thu, có thâm niên bán xôi hơn chục năm ở khu vực khách sạn Khăn Quàng Đỏ (Ba Đình, Hà Nội): “Hành khô phi dầu mới, đảm bảo chất lượng có màu vàng tươi, nhấm thử thấy giòn tan, bùi thơm và có vị ngọt. Lát hành phi nếu là hành củ thái máy vẫn có nếp cuộn. Nếu dầu cũ, hành phi sẽ có màu vàng xỉn. Nếu hành trộn thêm bột mì (để giữ giòn lâu và nặng cân) sẽ có biểu hiện bột sùi lên bề mặt, giòn nhưng ít thơm. Hành độn củ đậu sẽ có độ dai hơn hành bình thường và không thơm. Khi ăn hành phi bằng dầu độc sẽ có mùi hôi, không có vị thơm ngọt của hành”.
Chị Lê Thị Ngữ (quận Long Biên, Hà Nội), chuyên đi phi hành thuê cho một số cơ sở cho biết: Đi phi hành thuê, thấy họ trộn củ đậu một nửa, hành một nửa, phi lên giòn như nhau. Phân biệt hành phi độn củ cải hay củ đậu tuy không dễ nhưng nếu chịu khó nhìn kỹ sẽ phát hiện được. Chẳng hạn như: Lát hành phi thật có khía, trong khi củ đậu hay củ cải dù thái khéo cũng không có khía.
Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, khi ăn uống, khách hàng nên chú ý chọn hành khô và các sản phẩm rán có màu tươi, thơm ngon là được phi với dầu mới. Còn thực phẩm chiên đi chiên lại nhiều lần khi chín có màu sậm, không an toàn cho sức khoẻ.
Khi chế biến thức ăn, không nên để dầu mỡ sôi vượt quá 150 độ C (dầu không bốc thành khói trong chảo). Tốt nhất là không nên sử dụng dầu rán để chiên rán thức ăn quá 2 lần.
Tự phi hành ngon
Cách phi hành ngon là hành củ xắt lát, rửa và đãi rồi để róc nước. Khi dầu sủi già thì đổ hành vào phi. Khi sắc hành hơi ngả vàng thì bắc xuống ngay để không bị cháy. Nước dầu mới phi sẽ trong veo, thơm ngon, dùng để rưới vào xôi xéo, xôi ngô.
Cách phi hành ngon là hành củ xắt lát, rửa và đãi rồi để róc nước. Khi dầu sủi già thì đổ hành vào phi. Khi sắc hành hơi ngả vàng thì bắc xuống ngay để không bị cháy. Nước dầu mới phi sẽ trong veo, thơm ngon, dùng để rưới vào xôi xéo, xôi ngô.
Hạt dưa chứa chất gây ung thư
Thông tin được Thanh tra Sở Y tế TP HCM công bố chiều 5/1, sau khi kết quả xét nghiệm cho thấy, một mẫu hạt dưa của hộ kinh doanh Nguyên Hưng, quận 6, có chứa Rhodamine B - một loại hóa chất gây ung thư.
Đại diện Sở Y tế TP HCM cho biết, chất cấm có trong hạt dưa có hàm lượng 1,19mg/kg. 10 kg hạt dưa loại đã được cơ sở này đưa ra thị trường.
Trước đó, giữa tháng 12, tại Đà Nẵng, 3 mẫu phẩm màu dùng để tẩm hạt dưa và 5 mẫu hạt dưa đang được bày bán ở chợ đã được cơ quan chức năng lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả phát hiện một mẫu phẩm màu loại Ponceau 4R có chứa chất Rhodamine B, với hàm lượng 2,52mg/kg.
Tại TP HCM, từ ngày 14/12, sau khi có thông tin hạt dưa dùng phẩm màu công nghiệp từ tỉnh bạn, Sở Y tế đã tiến hành kiểm tra và lấy mẫu hạt dưa mang đi xét nghiệm các chỉ tiêu hóa chất độc hại và vi sinh.
Ngoài mẫu dương tính với Rhodamine B của cơ sở Nguyên Hưng, hiện 5 mẫu hạt dưa khác vẫn chờ kết quả.
Theo thanh tra Sở Y tế, màu công nghiệp bị cấm dùng trong thực phẩm do chứa nhiều tạp chất độc hại, tuy nhiên một số doanh nghiệp vẫn chọn dùng do giá thành rẻ, màu sắc lại bền và đẹp mắt.
Một bác sĩ chuyên khoa chống độc cho biết, nếu "cắn" hạt dưa có chứa Rhodamine B, người dùng có thể bị ngộ độc cấp. Còn việc dùng lâu dài, hóa chất này có thể gây ung thư.
No comments:
Post a Comment