9 LIỆU PHÁP DƯỠNG SINH HÀNG NGÀY
Mỗi ngày, thực hiện những liệu pháp dưỡng sinh đơn giản sẽ giúp bạn duy trì sức khoẻ, sự dẻo dai và cả sắc đẹp. Dành một chút thời gian với 9 liệu pháp dưỡng sinh dưới đây, bạn sẽ rất bất ngờ bởi kết quả tuyệt vời của nó.
Thay vì dùng lược, hãy lùa tay vào tóc để cải thiện sức khoẻ của mắt và tinh thần sảng khoái. |
Khi ngủ dậy, dùng hai tay xoa mặt có tác dụng xoá các nếp nhăn, làm da bóng đẹp.
Cách làm: Hai tay xoa vào nhau cho nóng rồi đặt tay lên hai sống mũi, ngón giữa áp dọc sống mũi, úp bàn tay lên mặt. Chuyển động ngón giữa để kéo theo bốn ngón còn lại dọc theo mũi từ trên xuống dưới, sau đó cả hai bên trán rồi dọc theo hai gò má xuống dưới. Mỗi động tác làm 20 lần.
2. Chải đầu
Chải đầu là việc bạn vẫn làm hàng ngày. Nhưng với liệu pháp dưỡng sinh này, bạn hãy dùng chính những ngón tay của mình thay thế cho chiếc lược. Mỗi sáng sớm khi ngủ dậy, bạn hãy dùng ngón tay chải tóc, chải từ trước ra sau 50 lần.
Phương pháp này có tác dụng giúp mắt sáng, não tỉnh táo, rất có ích cho người tiểu đường, cao huyết áp và bị bệnh về mắt.
3. Vận động mắt
Làm vào buổi sáng và tối.
Cách làm: chuyển động chậm nhãn cầu từ trái lên trên, sang phải rồi xuống và trở về vị trí ban đầu, sau 14 lần thì đổi hướng làm ngược lại 14 lần nữa. Tập xong nhắm mắt lại một lát rồi mở ra bình thường.
4. Luyện tai
Thường xuyên thực hiện phương pháp luyện tai sẽ có tác dụng kiện não, thông tai.
Cách làm: Hai bàn tay úp vào hai bên tai, dùng ngón trỏ và ngón giữa gõ vào vùng chẩm sau gáy cho phát ra tiếng kêu trong tai, mỗi lần gõ 7 – 8 cái rồi lại nhấc tay ra khỏi tai một lần, làm khoảng 3 –4 lần.
5. Cắn răng vào nhau
Là một thuật dưỡng sinh làm cho chắc răng. Bạn hãy cắn hai hàm răng vào nhau thành tiếng kêu, bắt đầu từ răng hàm sau đó tới răng cửa, mỗi lần 18 lần, có thể làm cả buổi tối và buổi sáng.
6. Lưỡi đánh lên lợi
Liệu pháp dưỡng sinh này rất đơn giản, chỉ cần đưa đầu lưỡi vào lợi từ trên từ trái sang phải và ngược lại, mỗi động tác làm 30 lần, nuốt hết nước bọt trong miệng, tập trung ý nghĩ xuống huyệt đan điền. Phương pháp này có tác dụng kích thích tiết nước bọt chống cảm giác khát và giúp an thần.
7. Xoa bụng
Xoa vùng rốn và huyệt sinh môn làm tiêu khí tích tụ, đường ruột thông suốt.
Cách làm: xoa hai tay vào nhau cho nóng rồi chồng hai bàn tay lên nhau xoa trực tiếp lên vùng rốn hoặc xoa ngoài áo cũng được, xoa tròn ngược với chiều kim đồng hồ, vòng xoa từ hẹp đến rộng quanh rốn 12 lần.
8. Xoa gan bàn chân
Xoa huyệt dũng tuyền ở giữa lòng bàn chân có tác động tới thận và thắt lưng, làm mạnh thận, giúp thận và tim thông suốt.
9. Vận động khớp tay, chân
Có nhiều người không tin, nhưng tôi dùng phương pháp tập Suối nguồn tươi trẻ (SNTT) để bỏ thuốc lá. Tất nhiên bản thân quyết tâm, cùng với sự hỗ trợ của SNTT, tôi đã bỏ thuốc lá thành công. Tự nhiên thấy hâm mộ mình thế không biết.
Các mẹ “béo”, mẹ “dây” trên Opera nhanh chân sang nhà Bốp tập SNTT nào! Mẹ nào béo thì sẽ giảm béo, mẹ gầy thì sẽ tăng cân. Nói chung là sẽ lấy lại cân bằng và tất nhiên rồi sẽ đẹp dáng hơn (nhất da nhì dáng mà). Trước khi sinh Bốp, mẹ Bốp thường xuyên tập, khi đó mẹ Bốp mặt tròn xoe, xinh ơi là xinh. Bây giờ tuy bận, nhưng mẹ cháu cũng bắt đầu quay trở lại tập SNTT rồi, lại xinh xinh là mẹ Bốp.
Trên Opera còn có chị Liên tuy mới tập có chưa đầy 30% so với yêu cầu, vậy mà cũng đã đỡ bệnh đau lưng rất nhiều. Hôm trước cũng hứa với Thầy Hùng là sẽ post SNTT, mãi đến hôm nay mới làm việc này được.
Các mẹ “béo”, mẹ “dây” trên Opera nhanh chân sang nhà Bốp tập SNTT nào! Mẹ nào béo thì sẽ giảm béo, mẹ gầy thì sẽ tăng cân. Nói chung là sẽ lấy lại cân bằng và tất nhiên rồi sẽ đẹp dáng hơn (nhất da nhì dáng mà). Trước khi sinh Bốp, mẹ Bốp thường xuyên tập, khi đó mẹ Bốp mặt tròn xoe, xinh ơi là xinh. Bây giờ tuy bận, nhưng mẹ cháu cũng bắt đầu quay trở lại tập SNTT rồi, lại xinh xinh là mẹ Bốp.
Trên Opera còn có chị Liên tuy mới tập có chưa đầy 30% so với yêu cầu, vậy mà cũng đã đỡ bệnh đau lưng rất nhiều. Hôm trước cũng hứa với Thầy Hùng là sẽ post SNTT, mãi đến hôm nay mới làm việc này được.
Vậy SNTT là gì (?) Đơn giản, đó là một bài tập thể dục dưỡng sinh. Với 5 bài tập (5 thức) cùng với cách hít thở điều hòa, giúp cân bằng 7 trung tâm năng lượng trong cơ thể bạn. Từ đó giúp đẩy lùi mọi bệnh tật, giúp bạn thấy khỏe hơn và đương nhiên rồi, sẽ trẻ hơn vài tuổi. Không mất quá nhiều thời gian, chỉ với 10-15 phút mỗi ngày, nhưng đổi lại bạn có sức khỏe tốt, thân hình đẹp, sự trẻ trung và đẩy lùi bệnh tật.
Mọi người có thể download sách hướng dẫn (29 trang) để nghiên cứu sâu hơn. Bố cháu Bốp xin tóm tắt mấy nội dung, đó là kinh nghiệm mà bố cháu rút ra từ trong sách và từ thực tế tập luyện. SNTT tập trung vào 5 thức tập, có thể tập đủ 5 thức hoặc do điều kiện nào đó, có thể bỏ qua một vài thức. Nhưng quan trọng nhất, để có hiệu quả, thì bạn phải tập thường xuyên.
1. Thức thứ nhất:
- Mục đích cấp kỳ của nó là làm cho các luân xa (trung tâm năng lượng) xoáy nhanh trở lại.
- Trong thức thứ nhất nầy, tất cả những gì mà bạn cần phải làm là giương thẳng 2 tay ra theo chiều ngang. Sau đó bạn xoay tròn cho đến khi hơi chóng mặt. Một điều mà bạn phải lưu ý đó là; xoay tròn từ trái sang phải. Nói cách khác, nếu bạn để cái đồng hồ trên sàn nhà trước mặt bạn, thì bạn phải quay theo chiều kim đồng hồ.
2. Thức thứ hai:
Trong thức nầy người tập phải nằm dài trên sàn, mặt ngửng lên. Tốt nhất bạn nên nằm trên một tấm thảm dầy hoặc một tấm nệm bằng phẳng. Một khi bạn đã nằm duổi lưng, thẳng người, hãy buông hai cánh tay dọc theo hông, gan bàn tay úp xuống sàn, giữ cho các ngón tay sát vào nhau. Tiếp đó bạn nhấc đầu lên, thu cằm vào ngực. Trong khi làm như thế, nhấc hai cẳng chân lên, đầu gối thẳng, trong thư thế thẳng đứng. Nếu có thể bạn hãy để hai chân vươn ngược lên trên thân về phía đầu, nhưng phải giữ cho 2 đầu gối thật thẳng. Rồi từ từ thả đầu và hai cẳng chân xuống sàn nhà trong khi đầu gối vẫn giữ thẳng. Hãy thư giãn toàn bộ các cơ bắp sau đó, thực hành lại thức tập nầy.
3. Thức thứ ba:
Tất cả những gì mà bạn phải làm là qùy gối trên sàn nhà và giữ cho thân mình thẳng đứng, hai bàn tay áp sát vào đùi. Sau đó nghiêng đầu và cổ về phía trước, cằm thu vào ngực. Tiếp đến ngửa đầu và cổ ra phía sau càng xa càng tốt, đồng thời ngã người ra sau, cong hẳn cột sống. Khi cong mình như thế bạn hãy bám cánh tay và bàn tay lên đùi để làm điểm tựa. Cong người xong, hãy trở về với tư thế cũ và lập lại toàn bộ thức thứ ba nầy lần nữa.
4. Thức thứ tư:
Trước tiên bạn hãy ngồi xuống trên sàn nhà, hai cẳng chân duỗi ra phía trước, hai bàn chân đặt cách nhau khoảng 20 cm, gan hai bàn tay úp xuống sàn, dọc theo mông. Sau đó thu cầm về phía trước ngực. Tiếp đến, bạn hãy ngã đầu ra phía sau, càng xa càng tốt đồng thời nhấc thân mình lên sao cho đầu gối cong lại trong khi hai cánh tay trở nên thẳng đứng. Với tư thế nầy, thân hình trở thành song song với sàn nhà, và thẳng góc với hai cánh tay và hai cẳng chân. Rồi bạn hãy gồng căng mọi cơ bắp của cơ thể. Cuối cùng khi quay trở lại với thế ngồi ban đầu, bạn hãy thư giãn các cơ bắp và nghỉ một lúc trước khi lặp lại các động tác của thức tập.
5. Thức thứ năm:
Khi thực hành thức thứ 5, thân hình của bạn phải hướng xuống mặt đất, được chống đỡ bởi hai tay, gàn bàn tay áp xuống sàn nhà và các ngón chân ở trong tư thế cong lại. Với thức tập nầy, bạn phải đặt hai bàn chân cách nhau khoảng 60 cm trong khi cánh tay và cẳng chân phải giữ thẳng.
Để bắt đầu bạn hãy chống hai tay thẳng đứng xuống sàn nhà và cong cột xương sống sao cho thân mình ở trong tư thế lún xuống. Tiếp đó ngã đầu ra phía sau càng xa càng tốt rồi cong ở phần hông và đưa thân mình lên trên để tạo thành chữ V ngược (tức là chổng mông lên trời). Đồng thời bạn hãy đưa cằm tới trước và áp sát vào ngực. Tất cả chỉ có thế. Thực hành xong, bạn trở lại với tư thế ban đầu và lập lại toàn bộ thức tập nầy.
Một sồ lưu ý:
- Trong một ngày, bạn tập tối đa là 21 lần chỗ mỗi thức. Có thể tập ít hơn thế, lúc đầu tập khaỏng 5-7 lần gì đó, sau đó dần dần tăng số lần lên. Bản thân tôi chia làm 2 buổi tập, buổi sáng tập 10 lần mỗi thức, buổi chiều tối tập thêm 11 lần mỗi thức.
- Tất cả các thức (trừ thức 1), khi bắt đầu động tác thì hít vào, kết thúc động tác thì thở ra và lặp lại như vậy.
- Ngoài ra còn nhiều thông tin, có thể tham khảo trong sách
Dưỡng Sinh Thức Pháp là chương trình dưỡng sinh được kết hợp bởi các thao tác thể dục, khí công hầu hết được mọi người biết đến , được cô động lại qua phương pháp luyện tập hoàn toàn trong sự tịnh- thức.
Dưỡng Sinh Thức Pháp nằm trong 2 ý nghĩa:
- Nhờ sự vận chuyển của các thao tác mà các thức trong cơ thể hay tâm thức được khai mở, đánh thức.
- “Thức Pháp” nhắc nhở hành giả (người tập) luôn ý thức sống hòa với chiêu thức kết hợp với hơi thở qua từng sát na của sự sinh diệt – sinh tử luyến.
Thao tác (Tinh (tinh luyện)), Khí (hơi thở), Thần (ý thức ) là 3 yếu tố thiết yếu không thể tách rời trong cuộc sống của con người và cũng là chìa khóa “thăng hoa” của hành giả trong sự luyện tập.
Với các thao tác:
- Vận chuyển toàn thân: giúp cơ thể khai thông các kinh mạch, điều hòa khí huyết
- Xoay mở từng khớp xương: giúp phòng ngừa, điều trị các chứng đau thấp khớp
Kết hợp với bộ môn ngoại đan khí công “Bát Đoạn Cẩm”: giúp tăng cường ý, khí và thể lực, tiêu trừ các chứng bệnh về tinh thần cũng như thể xác.
Hy vọng rằng với sự chuyên cần tập luyện, Dưỡng Sinh Thức Pháp sẽ mang lại cho hành giả một cơ thể tráng kiện, một tinh thần minh mẫn và một đời sống an vui, tự tại.
THUẬT TRƯỜNG SINH của VÕ DƯỠNG SINH
Thế giới loài người từ khi biết ăn ngon, mặc đẹp, thì cũng là lúc con người mong ước và tìm cách để được sống trường sinh. Vì thế, trong khắp thời đại từ Âu sang Á, các bậc vua chúa quan quyền đều tìm đủ mọi cách để luyện thuốc trường sinh. Người ta trèo lên đỉnh các ngọn núi cao quanh năm tuyết phủ , mong tìm gặp các loại nhân sâm ngàn năm đem về luyện thuốc; người ta sai phái các vị thần y xuống thuyền vượt biển ra những hải đảo xa xôi để tìm những kỳ hoa dị thảo về để luyện đan.
Uy quyền như Từ Hy Thái Hậu, với bao nhiêu là món ăn bổ dưỡng, dưới trướng có không biết bao nhiêu là thần y. Thế rồi tới lúc thần chết đến gõ cưả, thì cũng đành nhắm mắt ra đi !
Ngược giòng lịch sử thế giới, không thiếu những vị lãnh chúa đi tìm thuốc trường sinh; nhưng chưa có một vị nào thành công, hay kéo dài tuổi thọ ! Nếu không biết trở về với thiên nhiên, hòa mình vào vũ trụ.
Theo Kinh Dịch, thì con người là một tiểu vũ trụ, phải nằm trong qũy đạo của đại vũ trụ; những ai đi ra ngoài quỹ đạo đó đều bị èo uột nếu chưa bị hủy diệt.
Ta hãy nghe Đức Khổng Phu Tử, một nhà tư tưởng, một chánh trị gia, một nhà giáo dục, mà còn là một nhà khoa học trong lãnh vực đi tìm cuộc sống trường thọ. ( Tôi muốn nói đến hai chữ TRƯỜNG THỌ chứ không phải TRƯỜNG SINH BẤT TỬ. Vì Trường Thọ là sống lâu, còn Trường Sinh Bất Tử là không bao giờ chết. )
Muốn sống lâu, Đức Khổng Tử đã tóm gọn trong 3 chữ : “ SẮC - ĐẤU - ĐẮC.”
· Tuổi Thiếu Niên cơ thể chưa hoàn toàn phát triển, phải tránh SẮC Dục, vì giao hoan sớm sẽ có hại cho sinh lực, ô nhiễm tinh thần trong trắng, và lòng đạo đức có ảnh hưởng trong cả cuộc sống.
· Tuổi tráng Niên tránh ĐẤU. Đấu theo Đức Khổng Tử là háo thắng, tham lam, chiếm đoạt. Theo Y-Học thì những người luôn háo thắng là những người sẽ mắc chứng cao áp huyết đầu tiên, và nếu không biết tiết giảm thì dù có uống thuốc gì cũng không thể thoát ra khỏi. Câu “ Tri túc thường lạc.” Biết đủ thì luôn vui vẻ, nghĩa là an bình trong nội tâm thì bệnh nào cũng khó phát tác.
· Tuổi Cao Niên nên tránh chữ ĐẮC . Theo Ngài Khổng Tử thì Đắc là ham muốn ( Sân , Si ). Vì tất cả những cơ phận trong con người đã đang trên đà lão hóa : Lục phủ ngũ tạng đã làm việc không ngừng trong mấy chục năm, hãy chấp nhận lẽ Miên Sinh, Thường Dịch để cuộc sống luôn an bình. Sự lao tâm, lao lực rất có hại cho tuổi thọ.
Hoa Đà một danh y thời Tam Quốc bên Tàu đã nhờ tập VÕ DƯỠNG SINH, mà sống lâu trăm tuổi. Theo truyền thuyết kể lại: Hoa Đà một hôm lên núi hái thuốc, trong khi đang chú tâm tìm thuốc, thì văng vẳng bên tai có thiếng bàn luận Y-Học, ông lần mò đến gần và phát hiện ra một cái hang động. Trong hang có hai vị tiên đồng râu dài chạm đất, tóc trắng như mây, gương mặt phương phi, hồng hào đạo cốt. Hai vị đang mải mê bàn bạc về sự tập luyện Dưỡng Sinh kéo dài tuổi thọ. Hoa Đà mãi mê, chăm chú theo dõi đến quên cả việc đi hái thuốc và ngay cả khi hai vị tiên đang đứng trước mặt cũng không hề hay biết, vì ông như đang bị xuất hồn,cố nhập tâm những gì hai vị tiên vừa bàn. Hai vị tiên biết ông là người có thể giúp bá tánh nên đã truyền lại cho ông những y-thuật cao siêu và dạy ông cách tập luyện VÕ DƯỠNG SINH là bắt chước các thế chờn vờn, bay nhảy của 5 loài cầm thú : Hổ, hươu, gấu, khỉ, hạc. Mà Y-Học Trung Hoa ngày nay gọi là : Ngũ cầm hý. Và cho rằng các động tác của năm loại cầm thú trên rất ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể con người. Sau đó, Hoa Đà đã kết hợp giữa các động tác của Ngũ cầm hý với hơi thở mà chế biến ra môn VÕ DƯỠNG SINH. Tập môn võ naỳ không những giúp cho các cơ bắp của con người luôn vận chuyển nhịp nhàng, các cơ khớp cũng thăng tiến theo tuổi trẻ và dẻo dai, bền bỉ khi tuổi già. Chính nhờ sự vận chuyển hằng ngày đó sẽ giúp cho maú huyết luôn lưu thông dễ dàng trong tim mạch; và vì có sự vận chuyển nên sẽ đem vào cơ thể nhiều khí Oxygen, giúp bồi bổ óc não, nên con người sẽ kéo daì tuổi thọ trong vui vẻ, khỏe mạnh, hạnh phúc.
Trong lịch sử Trung Hoa có một vị vua rất thông minh : Đó là vua Càn Long. Sau khi thống nhất đất nước, ông đã cải trang thành thường dân đi chu du khắp Nam, Bắc, Đông ,Tây nước Trung Hoa. Chính ông cũng đã nghĩ đến việc đi tìm thuốc trường sinh, đã từng phái những vị danh y lên rừng, xuống biển để tìm cách luyện thuốc trường sinh bất tử…..Nhưng chỉ có những người ra đi và không có vị nào trở về, trong số đó có một danh y Trần Nguyên Tán đã xuống thuyền qua Nhật Bản tìm thuốc và cũng là Tổ Sư của các môn võ Jiujitsu, Atéwaza và Karate, Judo sau này.
Sau nhiều năm học hỏi và nghiên cứu, chính ông đã tìm ra phương pháp kéo dài tuổi thọ trong khỏe mạnh. Chúng ta hãy xem phương pháp của ông ra sao :
* Răng thường đánh : Hai hàm răng luôn đánh vào nhau thành tiếng. Một cách luyện cho cơ chân răng được chắc và giúp răng luôn khỏe, khó rụng, lại giúp cho cơ mặt hoạt động, góp phần làm tăng lưu thông máu lên não bộ….Ngăn ngừa bệnh Tai Biến Mạch máu Não.
· Nuốt nước bọt : Theo Đông –y , nước miếng là một dịch vị giúp tăng cường khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, tránh được bệnh đau bao tử, lở loét dạ dày, và nước miếng cũng chính là một loại khử trùng tốt nhất ( ta hãy xem các con vật khi bị thương chỉ lấy lưỡi liếm các vết thương cho đến khi lành ).Không nhổ nước miếng khi không cần thiết, vì sẽ làm tổn khí. Lúc ăn cần nhai kỹ cho nước miếng tiết ra nhiều.
· Tai rung thường ngày : Lấy hai bàn tay úp vào tai, kéo ra, kéo vô hay vỗ nhẹ sẽ làm cho màng nhĩ luôn được rung, giúp cho tai luôn thính, tránh được bệnh váng đầu.
· Vuốt mũi thường xuyên : Hai bên cánh mũi là hai huyệt Nghinh hương, có liên hệ với thần kinh mặt và phế nang, giúp chống ngạt mũi và sổ mũi, ngăn ngừa cảm mạo
· Tập liếc mắt thường xuyên : Giúp cho thị lực luôn khỏe cho đến tuổi già nếu mỗi ngày chịu khó tập luyện cho mắt. Tập trung nhìn xa, rồi lại nhìn gần, liếc qua, liếc lại nhiêu lần, ngăn ngừa loạn thị và cận thị.
· Xoa mặt khi vừa mở mắt : Dùng hai bàn tay xoa vào nhau như hai cực Âm và Dương của điện, sau đó xoa lên mặt, một hình thức khai mở các huyệt đạo trên mặt, đánh thức các hệ thần kinh não. Giúp giảm các vết nhăn , không cần đi căng da mặt, giúp cho tiếng nói trong trẻo như tiếng chim hót buổi sớm mai.
· Massasage ( xoa bóp chân) Hai tay vỗ vào nhau, xoa cho nóng rồi vuốt chân từ trên xuống dưới, rồi từ dưới lên trên. Giúp cho máu huyết của chân lưu thông dễ dàng; đây cũng là cách giúp cho những người khó ngủ tìm lại giấc ngủ thoải mái và an bình, tránh được bệnh tê liệt và chuột rút.
· Tập xoa bụng khi có thể : Dùng hai bàn tay ép sát vào bụng, xoa bụng, vòng trong theo chiều kim đồng hồ, vòng ngoài ngược kim đồng hồ. Giúp khai mở các huyệt đạo chung quanh huyệt Đan Điền, làm cho bộ tiêu hóa làm việc tốt. Cách này cũng giúp cho ngăn ngừa bệnh tuyến tiền liệt ở qúi ông và cơ quan sinh dục của phụ nữ.
· Vận động tay chân : Tập co duổi chân tay, các khớp xương; nhất là bộ xương cổ và xương sống. Giúp các chất nhờn trong giữa các khớp xương có cơ hội nhận khí huyết để tăng trưởng. Ngăn ngừa bệnh đau thần kinh tọa và mọc nhánh, cột sống……
· Tập nhíu hâu môn thường ngày : Giúp cho các cơ hậu môn luôn được khỏe, tránh được bệnh tiêu chảy mãn tính cũng như bệnh trĩ……
Qua những câu chuyện trên đây, chúng ta thấy : Con người từ khởi thủy cho đến ngày nay, dù cho cuộc sống có bôn ba, tất bật để đi tìm của cải, giaù sang, phú qúi, chức cao quyền trọng; nhưng khi mọi thứ đã có thể có trong tay thì việc tìm lại sức khỏe, sống lâu trường thọ vẫn là một cái gì bức xúc mà ai cũng mong muốn.
Để kết thúc bài này, tôi xin kể hầu qúi vị một câu chuyện vui :
Có một anh mọi da Đỏ ở chốn rừng sâu, từ lúc sinh ra đến gần hết cuộc đời, chưa bao giờ anh biết đến ánh sáng văn minh.
Trong môt lần tình cờ theo một thân nhân là bệnh nhân vào nhà thương tại Dallas; một buổi sáng anh quan sát thấy người y- tá lấy nước đem đun sôi, rồi lầy cà phê bỏ vào, khuấy đều, sau đó bỏ vào chút đường, và mở tủ lạnh lấy mấy cục đá bỏ vào để uống.
Anh ta ráng suy nghĩ : Sao người kinh họ dốt qúa đi……..! Nước đang lạnh đem vào nấu cho sôi, rồi bỏ cà phê vào cho đắng làm chi mà phải bỏ thêm đường cho ngọt, sau đó lại lấy đá bỏ vào cho lạnh để uống ? ! Sao không múc nước lạnh ở dưới suối mà uống có phải đỡ mất thời giờ không ? Con người tự tạo ra nhu cầu để tốn tiền, tốn thời gian, hại sức khỏe……rồi đi tìm thuốc để uống cho khỏe….!!!!!!
Mùa Xuân đang hiện diện xung quanh ta…….Hoa lá đã xanh tươi, khoe sắc muôn màu muôn vẻ…….Ngàn cây vạn cỏ luôn khép mình vào định luật thiên nhiên…..Đông tàn lá rụng về cội…Xuân sang hoa lá khoe màu…..Hè đến hoa quả tốt tươi, đem nguồn thực phẩm cho nhân loại……Thu sang vạn vật lại chuẩn bị đón nhận Đông về…..Chẳng lo toan, không cầu cạnh….Phải chăng đó là luật tuần hoàn của Thượng Đế ?
Trở lại, muốn sống khỏe mạnh thì phải năng động…..Trẻ thì hoạt động theo tuổi trẻ….Già phải vận động theo chức năng tuổi lão……Sự hoạt động bình thường gọi là THỂ DỤC ……Sự thao tác có kỹ thuật, tập luyện cho tài khéo léo, có tác dụng cho cả Tâm và Thân và Võ Thuật chính là cách rèn luyện cơ thể từ các bắp thịt ( ngoại công) cho đến lục phủ ngũ tạng ( nội công)
VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO sẽ luôn là nơi cung ứng cho mọi lứa tuổi tìm lại sức khỏe, rèn luyện thân chất dẻo dai, tinh thần tráng kiện, hầu đạt đến sống lâu, trường thọ trong vui tươi hạnh phúc.
Võ Sư Nguyễn Tiến Hóa
( 817) 521-8002
Uy quyền như Từ Hy Thái Hậu, với bao nhiêu là món ăn bổ dưỡng, dưới trướng có không biết bao nhiêu là thần y. Thế rồi tới lúc thần chết đến gõ cưả, thì cũng đành nhắm mắt ra đi !
Ngược giòng lịch sử thế giới, không thiếu những vị lãnh chúa đi tìm thuốc trường sinh; nhưng chưa có một vị nào thành công, hay kéo dài tuổi thọ ! Nếu không biết trở về với thiên nhiên, hòa mình vào vũ trụ.
Theo Kinh Dịch, thì con người là một tiểu vũ trụ, phải nằm trong qũy đạo của đại vũ trụ; những ai đi ra ngoài quỹ đạo đó đều bị èo uột nếu chưa bị hủy diệt.
Ta hãy nghe Đức Khổng Phu Tử, một nhà tư tưởng, một chánh trị gia, một nhà giáo dục, mà còn là một nhà khoa học trong lãnh vực đi tìm cuộc sống trường thọ. ( Tôi muốn nói đến hai chữ TRƯỜNG THỌ chứ không phải TRƯỜNG SINH BẤT TỬ. Vì Trường Thọ là sống lâu, còn Trường Sinh Bất Tử là không bao giờ chết. )
Muốn sống lâu, Đức Khổng Tử đã tóm gọn trong 3 chữ : “ SẮC - ĐẤU - ĐẮC.”
· Tuổi Thiếu Niên cơ thể chưa hoàn toàn phát triển, phải tránh SẮC Dục, vì giao hoan sớm sẽ có hại cho sinh lực, ô nhiễm tinh thần trong trắng, và lòng đạo đức có ảnh hưởng trong cả cuộc sống.
· Tuổi tráng Niên tránh ĐẤU. Đấu theo Đức Khổng Tử là háo thắng, tham lam, chiếm đoạt. Theo Y-Học thì những người luôn háo thắng là những người sẽ mắc chứng cao áp huyết đầu tiên, và nếu không biết tiết giảm thì dù có uống thuốc gì cũng không thể thoát ra khỏi. Câu “ Tri túc thường lạc.” Biết đủ thì luôn vui vẻ, nghĩa là an bình trong nội tâm thì bệnh nào cũng khó phát tác.
· Tuổi Cao Niên nên tránh chữ ĐẮC . Theo Ngài Khổng Tử thì Đắc là ham muốn ( Sân , Si ). Vì tất cả những cơ phận trong con người đã đang trên đà lão hóa : Lục phủ ngũ tạng đã làm việc không ngừng trong mấy chục năm, hãy chấp nhận lẽ Miên Sinh, Thường Dịch để cuộc sống luôn an bình. Sự lao tâm, lao lực rất có hại cho tuổi thọ.
Hoa Đà một danh y thời Tam Quốc bên Tàu đã nhờ tập VÕ DƯỠNG SINH, mà sống lâu trăm tuổi. Theo truyền thuyết kể lại: Hoa Đà một hôm lên núi hái thuốc, trong khi đang chú tâm tìm thuốc, thì văng vẳng bên tai có thiếng bàn luận Y-Học, ông lần mò đến gần và phát hiện ra một cái hang động. Trong hang có hai vị tiên đồng râu dài chạm đất, tóc trắng như mây, gương mặt phương phi, hồng hào đạo cốt. Hai vị đang mải mê bàn bạc về sự tập luyện Dưỡng Sinh kéo dài tuổi thọ. Hoa Đà mãi mê, chăm chú theo dõi đến quên cả việc đi hái thuốc và ngay cả khi hai vị tiên đang đứng trước mặt cũng không hề hay biết, vì ông như đang bị xuất hồn,cố nhập tâm những gì hai vị tiên vừa bàn. Hai vị tiên biết ông là người có thể giúp bá tánh nên đã truyền lại cho ông những y-thuật cao siêu và dạy ông cách tập luyện VÕ DƯỠNG SINH là bắt chước các thế chờn vờn, bay nhảy của 5 loài cầm thú : Hổ, hươu, gấu, khỉ, hạc. Mà Y-Học Trung Hoa ngày nay gọi là : Ngũ cầm hý. Và cho rằng các động tác của năm loại cầm thú trên rất ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể con người. Sau đó, Hoa Đà đã kết hợp giữa các động tác của Ngũ cầm hý với hơi thở mà chế biến ra môn VÕ DƯỠNG SINH. Tập môn võ naỳ không những giúp cho các cơ bắp của con người luôn vận chuyển nhịp nhàng, các cơ khớp cũng thăng tiến theo tuổi trẻ và dẻo dai, bền bỉ khi tuổi già. Chính nhờ sự vận chuyển hằng ngày đó sẽ giúp cho maú huyết luôn lưu thông dễ dàng trong tim mạch; và vì có sự vận chuyển nên sẽ đem vào cơ thể nhiều khí Oxygen, giúp bồi bổ óc não, nên con người sẽ kéo daì tuổi thọ trong vui vẻ, khỏe mạnh, hạnh phúc.
Trong lịch sử Trung Hoa có một vị vua rất thông minh : Đó là vua Càn Long. Sau khi thống nhất đất nước, ông đã cải trang thành thường dân đi chu du khắp Nam, Bắc, Đông ,Tây nước Trung Hoa. Chính ông cũng đã nghĩ đến việc đi tìm thuốc trường sinh, đã từng phái những vị danh y lên rừng, xuống biển để tìm cách luyện thuốc trường sinh bất tử…..Nhưng chỉ có những người ra đi và không có vị nào trở về, trong số đó có một danh y Trần Nguyên Tán đã xuống thuyền qua Nhật Bản tìm thuốc và cũng là Tổ Sư của các môn võ Jiujitsu, Atéwaza và Karate, Judo sau này.
Sau nhiều năm học hỏi và nghiên cứu, chính ông đã tìm ra phương pháp kéo dài tuổi thọ trong khỏe mạnh. Chúng ta hãy xem phương pháp của ông ra sao :
* Răng thường đánh : Hai hàm răng luôn đánh vào nhau thành tiếng. Một cách luyện cho cơ chân răng được chắc và giúp răng luôn khỏe, khó rụng, lại giúp cho cơ mặt hoạt động, góp phần làm tăng lưu thông máu lên não bộ….Ngăn ngừa bệnh Tai Biến Mạch máu Não.
· Nuốt nước bọt : Theo Đông –y , nước miếng là một dịch vị giúp tăng cường khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, tránh được bệnh đau bao tử, lở loét dạ dày, và nước miếng cũng chính là một loại khử trùng tốt nhất ( ta hãy xem các con vật khi bị thương chỉ lấy lưỡi liếm các vết thương cho đến khi lành ).Không nhổ nước miếng khi không cần thiết, vì sẽ làm tổn khí. Lúc ăn cần nhai kỹ cho nước miếng tiết ra nhiều.
· Tai rung thường ngày : Lấy hai bàn tay úp vào tai, kéo ra, kéo vô hay vỗ nhẹ sẽ làm cho màng nhĩ luôn được rung, giúp cho tai luôn thính, tránh được bệnh váng đầu.
· Vuốt mũi thường xuyên : Hai bên cánh mũi là hai huyệt Nghinh hương, có liên hệ với thần kinh mặt và phế nang, giúp chống ngạt mũi và sổ mũi, ngăn ngừa cảm mạo
· Tập liếc mắt thường xuyên : Giúp cho thị lực luôn khỏe cho đến tuổi già nếu mỗi ngày chịu khó tập luyện cho mắt. Tập trung nhìn xa, rồi lại nhìn gần, liếc qua, liếc lại nhiêu lần, ngăn ngừa loạn thị và cận thị.
· Xoa mặt khi vừa mở mắt : Dùng hai bàn tay xoa vào nhau như hai cực Âm và Dương của điện, sau đó xoa lên mặt, một hình thức khai mở các huyệt đạo trên mặt, đánh thức các hệ thần kinh não. Giúp giảm các vết nhăn , không cần đi căng da mặt, giúp cho tiếng nói trong trẻo như tiếng chim hót buổi sớm mai.
· Massasage ( xoa bóp chân) Hai tay vỗ vào nhau, xoa cho nóng rồi vuốt chân từ trên xuống dưới, rồi từ dưới lên trên. Giúp cho máu huyết của chân lưu thông dễ dàng; đây cũng là cách giúp cho những người khó ngủ tìm lại giấc ngủ thoải mái và an bình, tránh được bệnh tê liệt và chuột rút.
· Tập xoa bụng khi có thể : Dùng hai bàn tay ép sát vào bụng, xoa bụng, vòng trong theo chiều kim đồng hồ, vòng ngoài ngược kim đồng hồ. Giúp khai mở các huyệt đạo chung quanh huyệt Đan Điền, làm cho bộ tiêu hóa làm việc tốt. Cách này cũng giúp cho ngăn ngừa bệnh tuyến tiền liệt ở qúi ông và cơ quan sinh dục của phụ nữ.
· Vận động tay chân : Tập co duổi chân tay, các khớp xương; nhất là bộ xương cổ và xương sống. Giúp các chất nhờn trong giữa các khớp xương có cơ hội nhận khí huyết để tăng trưởng. Ngăn ngừa bệnh đau thần kinh tọa và mọc nhánh, cột sống……
· Tập nhíu hâu môn thường ngày : Giúp cho các cơ hậu môn luôn được khỏe, tránh được bệnh tiêu chảy mãn tính cũng như bệnh trĩ……
Qua những câu chuyện trên đây, chúng ta thấy : Con người từ khởi thủy cho đến ngày nay, dù cho cuộc sống có bôn ba, tất bật để đi tìm của cải, giaù sang, phú qúi, chức cao quyền trọng; nhưng khi mọi thứ đã có thể có trong tay thì việc tìm lại sức khỏe, sống lâu trường thọ vẫn là một cái gì bức xúc mà ai cũng mong muốn.
Để kết thúc bài này, tôi xin kể hầu qúi vị một câu chuyện vui :
Có một anh mọi da Đỏ ở chốn rừng sâu, từ lúc sinh ra đến gần hết cuộc đời, chưa bao giờ anh biết đến ánh sáng văn minh.
Trong môt lần tình cờ theo một thân nhân là bệnh nhân vào nhà thương tại Dallas; một buổi sáng anh quan sát thấy người y- tá lấy nước đem đun sôi, rồi lầy cà phê bỏ vào, khuấy đều, sau đó bỏ vào chút đường, và mở tủ lạnh lấy mấy cục đá bỏ vào để uống.
Anh ta ráng suy nghĩ : Sao người kinh họ dốt qúa đi……..! Nước đang lạnh đem vào nấu cho sôi, rồi bỏ cà phê vào cho đắng làm chi mà phải bỏ thêm đường cho ngọt, sau đó lại lấy đá bỏ vào cho lạnh để uống ? ! Sao không múc nước lạnh ở dưới suối mà uống có phải đỡ mất thời giờ không ? Con người tự tạo ra nhu cầu để tốn tiền, tốn thời gian, hại sức khỏe……rồi đi tìm thuốc để uống cho khỏe….!!!!!!
Mùa Xuân đang hiện diện xung quanh ta…….Hoa lá đã xanh tươi, khoe sắc muôn màu muôn vẻ…….Ngàn cây vạn cỏ luôn khép mình vào định luật thiên nhiên…..Đông tàn lá rụng về cội…Xuân sang hoa lá khoe màu…..Hè đến hoa quả tốt tươi, đem nguồn thực phẩm cho nhân loại……Thu sang vạn vật lại chuẩn bị đón nhận Đông về…..Chẳng lo toan, không cầu cạnh….Phải chăng đó là luật tuần hoàn của Thượng Đế ?
Trở lại, muốn sống khỏe mạnh thì phải năng động…..Trẻ thì hoạt động theo tuổi trẻ….Già phải vận động theo chức năng tuổi lão……Sự hoạt động bình thường gọi là THỂ DỤC ……Sự thao tác có kỹ thuật, tập luyện cho tài khéo léo, có tác dụng cho cả Tâm và Thân và Võ Thuật chính là cách rèn luyện cơ thể từ các bắp thịt ( ngoại công) cho đến lục phủ ngũ tạng ( nội công)
VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO sẽ luôn là nơi cung ứng cho mọi lứa tuổi tìm lại sức khỏe, rèn luyện thân chất dẻo dai, tinh thần tráng kiện, hầu đạt đến sống lâu, trường thọ trong vui tươi hạnh phúc.
Võ Sư Nguyễn Tiến Hóa
( 817) 521-8002
Thái Cực Quyền và dưỡng sinh
Con người từ khi sinh ra đã phải đấu tranh với sự xâm hại của tật bệnh. Trong quá trình đó, bản thân con người đã tích lũy được những phương pháp cũng như kinh nghiệm để làm công cụ chống lại bệnh tật, luyện tập Thái Cực Quyền cũng là một trong những phương pháp hữu hiệu đó.Như chúng ta đã biết, Thái Cực Quyền thuộc phạm trù võ thuật Trung Hoa, cũng có thể nói rằng là một bộ phận liên quan đến y học phương Đông. Thông qua tập luyện Thái Cực Quyền có thể đạt được mục đích phòng bệnh, dưỡng sinh và tăng tuổi thọ.
Võ thuật Trung Hoa được chia làm hai loại lớn là Nội Gia Quyền và Ngoại Gia Quyền. Ngoại Gia Quyền chủ yếu là luyện gân, cốt, nhục cho rắn chắc, có sức mạnh là chủ yếu, tiêu biểu như Thiếu Lâm Quyền, Nga Mi, Vĩnh Xuân, Hồng Gia Quyền…còn Nội Gia Quyền chủ yếu là luyện khí, thần, làm cho kinh lạc thông suốt, vận hành thông đạt, kháng trừ tật bệnh, tiêu biểu là Thái Cực Quyền, Hình Ý Quyền, Bát Quái Chưởng, Võ Đang…
Luyện Thái Cực Quyền không những chỉ là học quyền thức bình thường mà còn phải rèn luyện nhiều cơ bản công, bất tất phải nắm bắt, thực hiện được " thả lỏng" cơ thể, phối hợp hô hấp với động tác, đó là phương pháp vận khí và hành khí để làm phát triển cơ quan hô hấp và tăng gia lượng hoạt động của phổi. Mỗi động tác của Thái Cực Quyền hầu như thể hiện sự vận động của toàn thân, làm cho mỗi bộ phận trong thân thể chúng ta có điều kiện hoạt động.
Trong các bài Thái Cực Quyền của Dương thức, Ngô thức, Vũ thức, Tôn thức, lượng vận động không lớn và không kịch liệt, thường kích thích dần dần trạng thái hoạt động của từng bộ phận nội tạng trong cơ thể như tim, phổi, huyết dịch tuần hoàn suôn sẻ, phát triển cơ năng của tim, làm cho tim đập một cách đều đặn và khỏe khoắn,giảm thiểu hiện tượng ứ máu và bệnh xơ cứng động mạch. Chính tác dụng lớn này của Thái Cực Quyền mà đa phần những người trung niên và cao niên rất thích luyện tập các bài Thái Cực Quyền Dương thức hoặc Ngô thức.
Các bài Thái Cực Quyền Trần thức thể hiện lượng vận động lớn, cường độ vận động mãnh liệt, kết hợp nhiều động tác phát kình, phát lực, thở khí mạnh. Trong quá trình vận động thường làm cho nhịp tim đập nhanh hơn giống như khi chạy bộ, hay tập môn các môn thể thao khác. Điều này làm cho cơ tim được cải thiện, tim được rèn luyện để khỏe thêm, lượng máu tuần hoàn trong cơ thể diễn ra với nhịp độ nhanh, xúc tiến quá trình thay cũ đổi mới các tế bào.Ngoài ra Trần thức Thái Cực Quyền còn kèm theo các động tác nhảy bộ, phát kình, các động tác phần lớn thể hiện "Triền ty kình" (Vận kình như kéo tơ)…làm cho cơ bắp được phát triển,các khớp xương được dẻo dai, linh hoạt hơn. Chính đặc điểm nổi trội này của Trần thức Thái Cực Quyền mà nó luôn được tầng lớp thanh thiếu niên yêu thích, trên thực tế nó cũng phù hợp với lứa tuổi này hơn.
Việc luyện tập Thái Cực Quyền còn đòi hỏi "tâm tĩnh". Việc nội liễm tinh thần và tập trung tinh thần là một cách phát triển đại não rất tốt. Hơn nữa trong sự vận động mà các động tác vốn dĩ đã phức tạp lại nối với nhau một cách hoàn chỉnh, thì bộ phận đại não phải làm việc hết sức. Như vậy cũng chính là gây nên một tác dụng huấn luyện tốt đối với hệ thống trung khu thần kinh, phát triển cơ năng cũa hệ thần kinh, tăng cường một cách tự nhiên tác dụng điều tiết đối với các bộ máy trong toàn thân, làm tăng cường tính thích ứng của thân thể đối với môi trường bên ngoài. Thí dụ như khả năng thích ứng với trời nóng nực hay giá lạnh và sức đề kháng với bệnh truyền nhiễm đều có thể tăng cường một cách tương ứng.
Thái Cực Quyền còn được mệnh danh là " văn quyền", nghĩa là nhấn mạnh đến ý nghĩa nhân văn, rèn luyện nhân cách, đạo đức con người. Một nghĩa khác đó là học hay luyện Thái Cực Quyền, muốn đạt được thành công thì bắt buộc phải hiểu quyền lý, những lý luận cơ bản về Thái Cực Quyền, quy luật vận động, đặc điểm vận động, tác dụng của từng động tác…sau đó mới kết hợp với tập luyện thực tế. Với ý nghĩa này, tập Thái Cực Quyền còn giúp ta rèn luyện được phẩm cách tốt đẹp như: trầm tĩnh, thanh thản, kiên nghị, nhẫn nại, mẫn cảm và tập trung ý chí.
Với sự phát triển xã hội ngày nay, nhịp độ cuộc sống dường như ngày càng gấp hơn, công việc ngày một nhiều hơn, áp lực cũng ngày một lớn hơn thì việc rèn luyện sức khỏe để có một cơ thể khỏe mạnh, chống chọi lại những sức ép đó quả là một điều hết sức cần thiết. Chỉ cần một tuần vài buổi luyện tập Thái Cực Quyền, không cần phải trang bị những dụng cụ đắt tiền, cầu kỳ, phức tạp là ta có thể thực hiện được mục đích đó.Đây là phương pháp hết sức tin cậy, hiệu quả giúp bạn tăng cường sức khỏe, cải thiện cuộc sống, cân bằng trạng thái cơ thể.
Thái cực quyền tốt cho người bị tiểu đường
Tập thái cực quyền sẽ giúp những người bị tiểu đường type 2 kiểm soát được căn bệnh tốt hơn, như giảm hàm lượng đường trong máu và gia tăng hệ miễn dịch.Hai nghiên cứu độc lập đã tìm thấy một chương trình luyện tập kéo dài 12 tuần đủ để kích thích hệ miễn dịch, cắt giảm lượng đường trong máu. Môn võ cổ truyền của Trung Quốc kết hợp các kỹ thuật thở sâu cùng những động tác nhẹ nhàng để tăng cường sự thư thái cho cơ thể.
Nghiên cứu đầu tiên thực hiện tại Đài Loan, so sánh 30 người bị tiểu đường với 30 người khỏe mạnh. Trong vòng 12 tuần, những người tham gia học 37 động tác thái cực quyền dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia. Họ cũng được mang băng video về nhà để tập các tư thế chính xác. Mỗi tuần tập 3 buổi, mỗi buổi kéo dài 1 giờ.
Đến cuối chương trình, các cuộc xét nghiệm cho thấy nhóm bị tiểu đường type 2 giảm đáng kể hàm lượng đường trong máu, hàm lượng tế bào và hóa chất quan trọng với phản ứng miễn dịch cũng được đẩy mạnh.
Nghiên cứu thứ hai do Đại học Queensland, Australia, thực hiện trên 11 người bị bệnh. Những người này tham gia các buổi học thái cực quyền 3 buổi một tuần, mỗi buổi kéo dài 60-90 phút.
Ngoài việc giảm lượng đường trong máu, những người tham gia cũng giảm cân và hạ huyết áp. Khả năng kháng insulin cũng tăng cường. Họ còn ngủ ngon hơn, khỏe khoắn hơn, ít bị đau và ít thèm ăn đồ ngọt.
Các chuyên gia khuyên rằng những người bị tiểu đường nên hoạt động vừa phải trong ít nhất 30 phút, khoảng 5 ngày mỗi tuần. Bất cứ hoạt động nào khiến bạn nóng lên và hơi thở gấp một chút, nhưng vẫn nói chuyện được, thì sẽ được coi là bài tập thể dục vừa phải, chẳng hạn như lau nhà, đưa chó đi dạo nhanh và tất nhiên là thái cực quyền.
(Theo VNEXPRESS)(Tổng hợp từ nhiều nguồn)
Dưỡng Sinh & Tự Chữa Bệnh Bằng Ngủ Tâm Trạm Trang Công
Lương Y VÕ HÀ
Ngủ Tâm Trạm Trang Công là một phương pháp khí công đứng tùng tĩnh bao gồm một số động tác đơn giản, dễ thực hành, phối hợp giữa thổ nạp khí và quán tưởng ngủ tâm tương ứng. Ngoài khử trược lưu thanh và tăng cường nội khí phương pháp nầy đặc biệt có tác dụng làm êm dịu thần kinh và giải trừ tác động của Stress trên cơ thể. Thông qua tứ chi, vận động cơ bắp trong công việc hàng ngày ngoài việc mang lại hiệu quả trong lao động sản xuất phục vụ con người còn có ý nghĩa kiện thân phòng bệnh rất quan trọng. Đó là thúc đẩy khí huyết lưu thông. Y học cổ truyền cho rằng tứ chi và việc lưu thông khí huyết có liên quan chặt chẻ với nhau và do tạng Tỳ chi phối. Nội kinh ghi "Tỳ chủ tứ chi và cơ nhục" và "Tỳ thống huyết". Ngoài ra, bàn tay bàn chân còn là nơi tụ hội của 12 kinh chính Thủ Tam Âm, Thủ Tam Dương và Túc Tam Âm, Túc Tam Dương. Do đó về mặt khí công chữa bệnh nếu ta có thể làm cho khí huyết thông đạt ra tứ chi cũng đồng nghĩa với làm cho khí huyết đi khắp kinh lạc và vận hành khắp cơ thể. Đối với y học châm cứu huyệt Lao cung thường được tác động để thanhTâm hoả, trừ thấp nhiệt trong các chứng bứt rứt phiền muộn, viêm nhiệt thuộc Tâm, Vị; Huyệt Dũng tuyền thường được tác động để bổ âm, giáng hư hoả, định thần chí. Tập trung tư tưởng (tức tâm nhãn hay tâm ý) đồng thời vào hai huyệt Lao cung (hai lòng bàn tay) và hai huyệt Dũng tuyền (hai lòng bàn chân) được gọi là ngủ tâm tương ứng nhằm đạt được những hiệu quả trên. Trên thực tế công phu tập trung tư tưởng đồng thời vào các huyệt Lao cung và Dũng tuyền có thể điều hoà thần kinh, giúp nội khí vận hành ra tay chân, thúc đẩy khí huyết lưu thông ra ngoại biên. Tác dụng nầy tăng cường vệ khí và cải thiện tuần hoàn huyết trong nhiều bệnh về tim mạch, phong thấp, thấp khớp …đặc biệt là các chứng mất ngủ, rối loạn thần kinh giao cảm, cao huyết áp và những trường hợp đau nhức, tê mõi thuộc tay chân, bàn tay, bàn chân. Mặt khác trong tĩnh công dưỡng sinh cũng như trong động công võ thuật, bên cạnh những đại huyệt trên hai mạch Nhâm Đốc, lòng bàn tay lòng bàn chân cũng là những vị trí rất quan trọng có tác dụng thu, phát và giao hoà giữa nội khí và Thiên, Địa khí của vũ trụ bên ngoài. Do đó điểm tập trung quán tưởng trong công pháp nầy đặc biệt phát triển hiệu quả của những huyệt Lao cung và Dũng tuyền để tăng cường nội khí cũng như xã bỏ trược khí cho nhu cầu dưỡng sinh chữa bệnh
ĐỊNH VỊ HAI HUYỆT LAO CUNG VÀ DŨNG TUYỀN:
Lao cung nằm trên lòng bàn tay ở vị trí giao điểm giữa đường tâm đạo và đường thẳng dọc khe giữa hai ngón áp út và ngón giữa (H.1). Dũng tuyền ở chỗ lõm dưới lòng bàn chân tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn thẳng nối từ đầu ngón chân thứ hai đến bờ sau của gót chân (H.2).
DỰ BỊ THỨC: Đứng tự nhiên, hai chân dang rộng bằng vai.Bụng hơi thót lại. Lưng thẳng. Vai hơi thu vào. Hai cánh tay
thả tự nhiên dọc hai bên thân, buông lõngcánh tay và khuỷu tay. Hai mắt hơi nhắm.
Miệng khép hờ. Đầu lưỡi chạm nhẹ nướu
răng trên
ĐAN ĐIỀN TAM HƯ TỨC (ba lần hà hơi từ Đan điền): Sau khi đứng tự nhiên, buông bỏ mọi tạp niệm, nhẩm đọc ý nghỉ yên tỉnh, buông lõng vài lần. Hít vào, hơi phình bụng ra. Trong khi hít vào nghỉ rằng một luồng "thiên khí" từ bên ngoài thông qua đỉnh đầu chảy vào cơ thể, tràn ngập vùng bụng dưới. Có thể áp hai bàn tay vào vùng dưới rốn để gia tăng tác dụng ám thị và dễ có cảm giác tụ khí tại đây. Thở ra từ từ hóp sát bụng vào. Thở ra từ từ, chậm, nhẹ đều, trong khi thở ra nghỉ rằng tất cả ưu tư, căng thẳng và khí bệnh đang theo hơi thở thoát hết ra khỏi cơ thể. Lập lại động tác nầy ba lần. Cách thở nầy giúp xoa bóp nội tạng, thúc đẩy chức năng hấp thu, tiêu hoá, phát sinh nội khí ở Đan điền và đưa cơ thể tiến vào trạng thái khí công. Đặc biệt thì thở ra chậm và dài có công năng làm êm dịu thần kinh và hoá giải Stress.
ĐAN ĐIỀN TAM KHAI HỢP (ba lần đóng mở tại Đan điền) : Hai tay đưa lên ngang nhau phía trước bụng, hai bàn tay đối nhau. Thở ra trong khi từ từ kéo hai bàn tay lại gần nhau cho đến khi cách nhau khoảng 20cm (H.3). Hít vào trong khi từ từ đẩy hai bàn tay ra xa đến vừa khỏi hai bên thân, hai bàn tay vẫn ngang nhau và đối nhau. Lập lại động tác hít thở cùng với kéo vào đẩy ra giữa hai bàn tay 3 lần. Trong khi hít thở hãy tập trung "lắng nghe" cảm giác tê, nặng hoặc ấm nóng ở các ngón tay hoặc lực hút nhau giữa hai lòng bàn tay. Đó chính là biểu hiện của khí, thường được gọi là khí cảm. Sau 3 lần thở ra hít vào, đưa hai tay trở về vị thế ban đầu dọc hai bên thân. Thở tự nhiên. Đan điền tam khai hợp có thể kích hoạt khí ở Đan điền vận hành, tăng cường lưu thông khí huyết giúp phát huy tác dụng của ngủ tâm tương ứng ở phần sau.
NGỦ TÂM TƯƠNG ỨNG : Đứng tùng tỉnh tự nhiên như ở tư thế dự bị. Hai bàn tay tựa nhẹ vào hai bên hông, bàn tay hơi chếch về phía trước, các ngón tay hơi chút xuống. Thở tự nhiên. Dùng ý quán tưởng hai huyệt Lao cung ở lòng bàn tay thông xuống hai huyệt Dũng tuyền ở hai lòng bàn chân (H.4). Huyệt Lao cung bên phải thông với Dũng tuyền bên phải. Huyệt Lao cung bên trái thông với huyệt Dũng tuyền bên trái. Mỗi lần thực hành từ 15 phút trở lên.
THU CÔNG : Khởi ý niệm thu công. Giữ nguyên thế đứng buông lõng tự nhiên. Hai bàn tay thu lại để ngữa trước bụng dưới, các ngón tay đối nhau, cách nhau khoảng 3cm. Từ từ nâng hai bàn tay lên, hít vào. Khi lên đến gần ngang vai thì lật hai bàn tay úp lại và từ từ đưa hai bàn tay xuống dần đến quá rốn, thở ra đồng thời quán khí toàn thân trở về Đan điền (H.5). Làm liên tiếp 3 lần.
LƯU Ý :
Một số người chưa quen ngồi thiền, không quen "thủ ý" có thể cảm thấy khó khăn khi quán ngủ tâm tương ứng vì ở công pháp nầy có vẽ như có đến 4 điểm cần thủ ý. Vì có đến 4 điểm nên phương pháp nầy thiên về quán tưởng hơn là thủ ý. Quán tưởng cần liên tục để bài trừ tạp niệm nhưng không quá tập trung để tinh thần được thoải mái.
Quán tưởng một bông hoa đẹp, một đồng cỏ xanh, một bãi biển nhấp nhô sóng nướccũng là một đặc điểm của Trạm trang công. Ở đây là quán cảnh 2 luồng khí từ hai huyệt Lao cung thông xuống hai huyệt Dũng tuyền. Trường hợp nầy người tập có thể làm quen với một bên trước. Khi đã quen với mỗi bên sẽ quán tưởng cùng lúc cả hai bên. Hai cương lĩnh quan trọng của công pháp nầy là tùng tĩnh và ngủ tâm tương ứng. Do đó có thể thay tư thế đứng bằng tư thế ngồi trên ghế, hai chân chạm đất miễn sao bảo đảm được yêu cầu buông lõng, thu vai, lưng thẳng, bụng hơi thót lại (H.6). Cũng vì lẽ nầy người tập có thể tự điều chỉnh vị thế của bàn tay. Nếu ở tư thế đứng cùi tay có thể tựa thành ghế (H.7), nếu ngồi cùi tay có thể chạm đầu gối hoặc tựa vàohai bên đùi; bàn tay có thể xê dịch qua lại, lên xuống hoặc hơi nghiêng sao cho bảo đảm được yêu cầu buông lõng phần vai và cánh tay lại có thể dễ dàng quán sát luồng khí từ Lao cung xuống Dũng tuyền. Không nên chọn tư thế nằm vì ở tư thế nầy tâm nhãn và tứ tâm còn lại cùng nằm trên một mặt phẳng ngang nên có thể xảy ra khuynh hướng "nhìn" từ Dũng tuyền lên Lao cung thay vì phải ngược lại nhìn từ Lao cung xuống Dũng tuyền. Điều nầy có thể dẫn đến khí nghịch, không có lợi cho người có huyết áp cao.
Khi luyện tập có hiệu quả, trước hết người tập sẽ cảm nhận được hai luồng khí từ Lao cung chạy xuống Dũng tuyền. Sau một lúc, có thể là 5 phút, 10 phút hay hơn nữa tuỳ công lực của mỗi người, luồng khí sẽ chuyển ngược lại từ Dũng tuyền lên Lao cung mặc dù người tập vẫn chỉ tập trung quán chiếu từ Lao cung xuống Dũng tuyền. Đây không phải là khí nghịch mà là một hiệu ứng tự nhiên theo quy luật cực Dương sinh Âm và cực Âm sinh Dương. Lao cung là Hoả huyệt của đường kinh Tâm bào. Dũng tuyền là Tĩnh huyệt của đương kinh Thận. Việc thăng giáng qua lại giữa Lao cung và Dũng tuyền tạo ra hiệu quả thăng giáng giao hoà tương ứng giữa Tâm và Thận cũng như giữa Đan điền và Đãn trung tức hiện tượng Thuỷ Hoả ký tế mà các đạo gia và y gia thời cổ đã miêu tả ở một cơ thể khoẻ mạnh. Mặt khác do tính chỉnh thể của hoạt động khí hoá, khí đi xuống từ huyệt Lao cung cũng có tác dụng giáng khí và thu Thiên khí từ Bách hội. Ngược lại đến giai đoạn sinh Âm khi khí Âm từ huyệt Dũng tuyền thăng lên sẽ tác động làm cho Địa khí thăng lên từ hai huyệt Trường cường và Hội âm. Do đó công phu ngủ tâm tương ứng cũng tác động vào cả hai mạch Nhâm và Đốc để tăng cường chân khí, tăng cường sức đề kháng và cải thiện toàn bộ công năng của các tạng phủ./.
Hiện nay mọi người rất chú trọng chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, và đã đề ra nhiều cách dưỡng sinh chăm sóc sức khoẻ. Thực ra, ý thức dưỡng sinh của con người trong thời cổ đại cũng không thua kém gì hiện nay, họ không ngừng tìm tòi cách dưỡng sinh và đúc rút ra những cách thức rất hữu hiệu.
Dưỡng sinh tĩnh:
Dưỡng sinh tĩnh thần chiếm ví thế cực kỳ quan trọng trong dưỡng sinh truyền thống. Người xưa cho rằng, Thần là thống trị của sự sống, giữ cho thần khí tĩnh lặng, tâm lý cân bằng có thể nuôi nguyên khí, làm cho ngũ tạng hoà yên, góp phần phòng chống bệnh tật, tăng cường sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. Ngược lại, nếu nóng nẩy sẽ hại gan, vui buồn hại tâm, suy tư hại tỳ, ưu phiền hại phổi, hoảng sợ hại thận, thậm chí dẫn đến các hiểm họa không lợi cho sức khoẻ.
Dưỡng sinh động:
Người xưa cho rằng “Con người thường xuyên hoạt động sẽ không mắc bệnh”. Người xưa đã tìm tòi và hình thành cách dưỡng sinh động như xoa bóp, khí công, thái cực quyền, bát quái chưởng, ngũ cầm hý…trong thực tiễn, nhằm giữ gìn sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. Con người nếu ham muốn an nhàn, thiếu vận động hoặc quá vất vả, sẽ dẫn đến “lao thương”, còn gọi là “ngũ lao sở thương”, tức nhìn lâu hại huyết, nằm lâu hại khí, ngồi lâu hại nhục, đứng lâu hại cốt, đi lâu hại gân.
Dưỡng sinh ẩm thực:
Ăn uống hợp lý có thể điều hoà tinh khí, cân bằng âm dương phủ tạng, phòng chống bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Ẩm thực phải là “ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, vô súc vi ích, ngũ thái vi sung”, và còn phải coi trọng ngũ vị điều hoà, bằng không sẽ dẫn đến dinh dưỡng mất cân đối, thể chất thiếu vi lượng, chức năng của lục phủ ngũ tạng mất cân bằng dẫn đến mắc bệnh.
Dưỡng sinh tẩm bổ:
Y học cổ truyền rất tôn vinh sử dụng thuốc bổ để điều hoà âm dương, bổ ích tạng phủ, bổ máu bổ gan. Tẩm bổ một cách hợp lý có thể tăng cường khả năng phòng chống bệnh tật, trường thọ. Tẩm bổ vừa phải biện chứng lại phải vừa phải, còn phải cần nhắc đến thời tiết 4 mùa. Khi uống thuốc bổ, chẳng hạn như bổ phổi, thì mùa thu là thích hợp nhất; còn bình thường thì mùa đông là thích hợp.
Hiện nay mọi người rất chú trọng chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, và đã đề ra nhiều cách dưỡng sinh chăm sóc sức khoẻ. Thực ra, ý thức dưỡng sinh của con người trong thời cổ đại cũng không thua kém gì hiện nay, họ không ngừng tìm tòi cách dưỡng sinh và đúc rút ra những cách thức rất hữu hiệu.
Dưỡng sinh tĩnh:
Dưỡng sinh tĩnh thần chiếm ví thế cực kỳ quan trọng trong dưỡng sinh truyền thống. Người xưa cho rằng, Thần là thống trị của sự sống, giữ cho thần khí tĩnh lặng, tâm lý cân bằng có thể nuôi nguyên khí, làm cho ngũ tạng hoà yên, góp phần phòng chống bệnh tật, tăng cường sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. Ngược lại, nếu nóng nẩy sẽ hại gan, vui buồn hại tâm, suy tư hại tỳ, ưu phiền hại phổi, hoảng sợ hại thận, thậm chí dẫn đến các hiểm họa không lợi cho sức khoẻ.
Dưỡng sinh động:
Người xưa cho rằng “Con người thường xuyên hoạt động sẽ không mắc bệnh”. Người xưa đã tìm tòi và hình thành cách dưỡng sinh động như xoa bóp, khí công, thái cực quyền, bát quái chưởng, ngũ cầm hý…trong thực tiễn, nhằm giữ gìn sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. Con người nếu ham muốn an nhàn, thiếu vận động hoặc quá vất vả, sẽ dẫn đến “lao thương”, còn gọi là “ngũ lao sở thương”, tức nhìn lâu hại huyết, nằm lâu hại khí, ngồi lâu hại nhục, đứng lâu hại cốt, đi lâu hại gân.
Dưỡng sinh ẩm thực:
Ăn uống hợp lý có thể điều hoà tinh khí, cân bằng âm dương phủ tạng, phòng chống bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Ẩm thực phải là “ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, vô súc vi ích, ngũ thái vi sung”, và còn phải coi trọng ngũ vị điều hoà, bằng không sẽ dẫn đến dinh dưỡng mất cân đối, thể chất thiếu vi lượng, chức năng của lục phủ ngũ tạng mất cân bằng dẫn đến mắc bệnh.
Dưỡng sinh tẩm bổ:
Y học cổ truyền rất tôn vinh sử dụng thuốc bổ để điều hoà âm dương, bổ ích tạng phủ, bổ máu bổ gan. Tẩm bổ một cách hợp lý có thể tăng cường khả năng phòng chống bệnh tật, trường thọ. Tẩm bổ vừa phải biện chứng lại phải vừa phải, còn phải cần nhắc đến thời tiết 4 mùa. Khi uống thuốc bổ, chẳng hạn như bổ phổi, thì mùa thu là thích hợp nhất; còn bình thường thì mùa đông là thích hợp.
G. Ohsawa
(1893 - 1966)
(1893 - 1966)
Phương pháp dưỡng sinh OHSAWA
GẠO LỨT ĂN THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH OHSAWA - Cung cấp nhiều complex carbohydrate, chất xơ, chất dầu vitamin và khoáng chất. Một chén gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230g calories, 3.5g chất xơ, 5g chất Niacin B3, Folacin, Vitamin E, cùng các chất khoáng khác điều hòa ngũ tạng, bổ tì vị, ích thận tinh, phế khí, mạnh tâm trí, cứng gân xương,...- Chất xơ trong gạo lứt giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch. Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25g chất xơ mỗi ngày.
- Chất dầu gạo lứt tocotrienol factor (TRF) có tác dụng trừ khử những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu đồng thời làm giảm cholesterol từ 12 đến 16%.
- Chất selen có nhiều trong gạo lứt có tác dụng hạn chế tế bào ung thư phát triển.
Cốm gạo lứt ăn liền giúp bạn tiết kiệm được thời gian chế biến mà vẫn chứa đầy đủ các thành phần dưỡng chất của gạo lứt.
Cách dùng:
- Ăn với muối mè, có thể dùng kèm với các thức ăn thông thường khác.
- Nấu cháo ăn nhẹ rất tốt để lọc gan, tạo máu, phục hồi chân khí.
- Ngoài ra có thể hãm lấy nước để làm trà uống mỗi ngày.
18 cách tập dưỡng sinh trên giường
"18 cách tập dưỡng sinh trên giường", trích từ "Sinh mệnh tại ư vận động" trong sách dưỡng sinh cổ truyền của Trung Hoa. Ảnh bên: Thở bụng
Phương pháp này có tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa âm dương, ích khí dưỡng huyết, hoạt huyết hóa ứ, do đó làm tỉnh đầu, sáng mắt, phòng chữa các bệnh ngũ quan, giảm bớt nếp nhăn trên mặt, làm cho da sáng, hồng nhuận, đàn hồi. Đồng thời có thể điều tiết chức năng thần kinh, làm cho tinh thần dồi dào, tư duy sắc bén, nhớ nhiều, ngủ tốt. Ngoài ra còn điều tiết chức năng các tuyến, giảm mỡ trong máu, phòng chữa bệnh tiểu đường và bệnh béo phì. Giúp tăng thêm công năng tim phổi, từ đó tăng thể chất, đạt mục đích phòng suy não, ích thọ diên niên. Xin giới thiệu cùng bạn đọc làm tài liệu tham khảo, vận dụng luyện tập để nâng cao sức khỏe.
Thở bụng 12 lần: Nằm ngửa, đầu, chân và lưng duỗi thẳng, 2 bàn tay đặt lên bụng. Thả lỏng toàn thân, từ từ hít vào, thở ra 12 lần bằng cơ hoành cách (không dùng cơ ngực).
Vuốt trán 20 lần: Nằm ngửa, 4 ngón tay của từng tay đặt lên hai huyệt ấn đường, vuốt dọc theo hai lông mày ra huyệt thái dương từ 3-5 lần, sau đó tay nhích lên phía giữa trán cao hơn lông mày vuốt tiếp, nâng tay dần cho sát đến mép chân tóc ở trán, sau đó lại hạ tay xuống dần cho đến lông mày thì thôi. Tất cả khoảng 15-20 lần vuốt.
Tác dụng: Tăng sự vận hành máu ở trán, giảm nếp nhăn trán, chữa chóng mặt, bệnh ở mũi.
Đẩy ngược hai má 20 lần: Nằm ngửa, 4 ngón tay kết vào nhau, ngón giữa day nhẹ huyệt nhân trung mấy lần, hai ngón giữa lại miết hai bên sống mũi lên đến huyệt tinh minh, toản trúc 5 lần, ngón giữa lại day huyệt thừa tương mấy lần, sau đó vuốt ra quá huyệt địa thương rồi lại vuốt đến phía dưới mắt, tất cả 5 lần, dùng cả bàn tay vuốt từ hai xương quai hàm dưới ngược lên 5 lần, cộng tất cả 20 lần.
Gập đầu về phía trước
Gập đầu về phía trước 6 lần: Nằm ngửa, hai tay ôm lấy sau gáy. Dùng lực kéo đầu gập về phía trước cho cằm chạm vào ngực, hơi dừng lại ở thời điểm đó. Làm 6 lần, dùng ngón giữa day huyệt phong trì và hai bên gáy, mỗi nơi 20 lần.
Tác dụng: Tập cổ, tăng cường công năng các cơ ở cổ làm cho khí huyết vận hành, phòng chữa các bệnh ở đốt sống cổ, vùng đầu tê các chi, đau ở vùng vai và hay bị cảm. Thính tai, sáng mắt, chữa các bệnh về mắt, tai và mũi.
Day huyệt phế du, xoa huyệt đại chùy mỗi bên 20 lần: Nằm ngửa, đầu tiên dùng ngón tay giữa ấn vào ngay sát dưới khớp đốt sống cổ thứ 7 (từ trên xuống), từ hai hõm vai tìm ra huyệt phế du ấn 20-30 lần. Sau đó, dùng tay trái, sau là tay phải, 4 ngón tay đặt lên vai, xoa xiên huyệt tại chùy 20-40 lần. Xoa cho phát nóng cục bộ thì kết quả rất tốt. Lại dùng gốc bàn tay trái đặt lên huyệt kiên tỉnh bên phải, đầu ngón tay giữa tìm huyệt phế du, day 30-40 lần, làm xong thay đổi tay phải, day sao cho phát nóng thì thôi.
Day huyệt tỳ du
Day các huyệt tỳ du, thận du, mỗi chỗ 15 lần:
Nằm ngửa, hai tay nắm lại, lót xuống dưới lưng cho mu bàn tay ở phía lưng, ban đầu đúng ở huyệt tỳ du (ngay phía dưới đốt sống ngực thứ 8 dịch ra 2 bên 1,5 thốn), sau đó chuyển tay tỳ vào huyệt thận du, hai đầu gối hơi vòng lên, lắc người qua phải, qua trái làm cho lưng lắc theo. Làm cho đến khi các huyệt trên thấy cảm giác mỏi. Nằm ngửa, chân duỗi thẳng, buông lỏng, bàn tay phải úp lên huyệt trung hoàn, tay trái úp lên huyệt khí hải. Tập trung chú ý vào huyệt khí hải (tức đan điền). Thở sâu, chậm và có nhịp. Dùng mũi hít vào bụng dưới phình lên rồi dùng miệng thở ra, bụng thót lại, hai bàn tay lên xuống theo nhịp thở.
Xoa cơ thăn ở thắt lưng 20 lần: Tư thế ngồi, đầu tiên lấy sống ngón tay cái xoa cơ thăn sát hai bên cột sống thắt lưng, sau đó xoa bằng lòng bàn tay cho vùng đó nóng lên (hình 9).
Xoa huyệt trung quản thuận và ngược chiều kim đồng hồ 50-100 lần: Nằm ngửa, bàn tay phải úp lên bàn tay trái, tay trái đặt lên huyệt trung quản (nằm khoảng giữa rốn và mỏ ác), ban đầu xoa ngược chiều kim đồng hồ 50-100 lần, sau đó lại đổi tay xoa thuận chiều kim đồng hồ 50-100 lần, cho đến lúc có cảm giác nóng thì tốt (hình 10).
Dưỡng sinh trên giường
Day huyệt khí hải thuận, ngược chiều kim đồng hồ mỗi chiều 50-100 lần: Nằm ngửa, tay phải đè lên tay trái, đặt gốc bàn tay trái lên điểm giữa bụng, phía dưới rốn và khớp vệ là huyệt khí hải, day xoa ngược chiều kim đồng hồ 50-100 lần, rồi lại đổi tay xoa thuận chiều kim đồng hồ 50-100 lần. Xoa cho đến lúc cảm giác nóng thì tốt.
Day xoa hai huyệt chương môn, mỗi bên 20-30 lần: Nằm ngửa, hai mép ngón tay cái đặt lên cuối xương sườn 11 tức huyệt chương môn, đẩy về phía trước 20-30 lần, sau đó lại dùng các ngón tay miết xiên lên 20-30 lần vùng bẹn (hình 11).
Xoa bụng dưới: Nằm ngửa, 5 ngón tay hơi khép lại, sống bàn tay phía ngón út đặt lên hông ở vị trí phía trên mào chậu, đẩy xiên xuống phía dưới rốn, miết đi miết lại 20-40 lần. Nằm ngửa ngồi dậy 15 lần: Nằm ngửa, hai chân, hai tay duỗi thẳng, rộng bằng vai, thót bụng nâng đầu lên, lưng rời khỏi giường, ngồi lên, hai tay vươn dần về phía bàn chân, hai chân từ đầu đến cuối để im không nâng lên, tức chỉ dựa vào cơ bụng mà dậy (hình 12).
Tác dụng: Làm tăng công năng cơ bụng, cơ lưng, giảm mỡ ở bụng, chữa béo phì.
Ưỡn bụng 15-20 lần: Nằm ngửa, hai tay duỗi rộng bằng vai, hai chân nhô đầu gối lên, hơi giãn rộng, thở vào và nâng bụng dần lên, lúc thở ra hạ vai xuống dần.
Tác dụng: Điều chỉnh khí toàn thân, tăng công năng của cơ thắt lưng và giảm mỡ bụng, phòng và chữa béo phì (hình 13).
Gập từng đầu gối 10 lần: Nằm ngửa, từng chân gập đầu gối lên, hai tay bao lấy đầu gối, dùng lực níu đầu gối vào bụng, sau đó thẳng chân ra, đổi chân khác (hình 14).
Tác dụng: Làm dẻo đầu gối, tăng cường công năng cơ bụng, cơ đùi, phòng và chữa các bệnh vùng mông, vùng đùi.
Ngóc đầu ôm hai đầu gối: Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng sát nhau, hai tay duỗi thẳng, đầu, ngực và đầu gối cùng gập với nhau, hai tay ôm lấy đầu gối dùng lực gò vào sát bụng, sau đó duỗi thẳng hai chân. Làm đi làm lại 10 lần (hình 15).
Lăn lưng 6-12 lần: Nằm ngửa, động tác trên (ngóc đầu ôm gối) làm đến lần cuối cùng thì tay không thả đầu gối ra nữa mà cứ để người cuộn tròn như thế, lăn lưng bập bênh.
Tác dụng: Vận hành khí huyết toàn thân, tăng cường cơ bụng, cơ lưng, co duỗi; tăng cường công năng tứ chi.
Bắt chước đạp xe đạp 2-3 phút: Nằm ngửa, hai tay duỗi rộng bằng vai, hai chân nhấc lên như đạp xe đạp, đạp đi đạp lại (hình 16).
Tác dụng: Tăng cường công năng cơ thắt, cơ mông, cơ bụng và cơ đùi, dẻo các khớp, chữa bệnh viêm khớp, giảm mỡ bụng, thắt lưng, mông và đùi, chữa béo phì.
Nắn tứ chi, vỗ chi dưới: Nằm ngửa, tay này nắn cho tay kia từ vai đến đầu ngón tay, mỗi bên 6 lần. Sau đó ngồi dậy, mỗi tay nắn cho mỗi chân từ đùi đến gót mấy lần, xong vỗ từng chân từ trên xuống dưới 6-8 lần (hình 17).
Các động tác làm xong lại quay về động tác đầu, nhắm mắt, tập trung nghĩ vào huyệt đan điền.
Chú ý: Phương pháp này hợp với thanh niên, trung niên và người cao tuổi. Trước khi ngủ làm một lần từ 20-30 phút.
Đối với người tăng huyết áp, bệnh tim nặng hoặc người cao tuổi thì không nên làm động tác lăn lưng và bắt chước đạp xe đạp.
Trong thập bát pháp không bắt buộc phải làm đầy đủ các động tác hay số lần làm mà phải căn cứ vào tình hình sức khỏe để gia giảm.
Mới tập, động tác phải nhẹ nhàng, tập trong thời gian ngắn, không để mệt quá. Về sau có thể tăng dần số động tác, số lần hay thời gian.
Kiên trì tập sẽ bớt béo, cũng có thể giúp người gầy tăng thể trạng.
BS. Nguyễn Đức Lê (SK&ĐS)
KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
Bạn hiểu khí công như thế nào?
Trong mươi năm trở lại đây phương pháp khí công dưỡng sinh của y học cổ truyền được nhiều người quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu và tập luyện. |
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, có người đã lợi dụng những điều còn bí ẩn của bộ môn khoa học này để huyễn hoặc người tập khiến họ rơi vào tình trạng “tầu hoả nhập ma” nhằm mục đích trục lợi. Vậy, bạn hiểu về khí công như thế nào? Bài viết này xin được giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất để độc giả tham khảo. Nội dung của khí công là gì? Nội dung chính của khí công là điều tâm, điều thân và điều tức. Điều tâm còn gọi là điều thần, luyện ý, ý thủ với ý nghĩa chủ yếu là tập trung tư tưởng, là quá trình vận dụng ý thức để điều tiết và khống chế thân thể, tâm lý của bản thân. Đây là nội dung chính của phép luyện khí công, “vô ý chẳng nên công”, là đặc điểm nổi bật khác hẳn với các phương pháp rèn luyện sức khoẻ khác và cũng là phép luyện khó nhất trong khí công, “chỉ có thể hiểu bằng ý, không thể truyền bằng lời”. Điều thân còn gọi là điều hình, có nghĩa là điều hoà tư thế sao cho phù hợp với phương pháp tập luyện và thể trạng. Điều thân chủ yếu có 4 cách: đi, đứng, nằm và ngồi, trong đó nằm và ngồi thường được dùng hơn cả, nhưng dù ở trong tư thế nào thì thư giãn cơ vẫn là chủ yếu, thư giãn mà vẫn giữ được sự cân bằng và vững chắc của thân thể, giúp cho điều tức và điều tâm được thuận lợi. Điều tức còn gọi là thổ nạp, đài tức, điều khí, thực khí... chính là điều luyện hơi thở, là luyện hô hấp. Luyện thở yêu cầu có chủ ý để điều chỉnh hơi thở của mình, khống chế hơi thở của mình, khống chế hơi thở một cách có hiệu quả sao cho phù hợp với thể trạng, có tác dụng cường thân trị bệnh. Thở trong khí công là thở tự nhiên có nhịp điệu rất đều, sâu và êm, phối hợp mật thiết với điều thân và điều tâm, thở chủ yếu bằng cơ hoành hoặc cơ bụng. Tác dụng của khí công như thế nào? Theo quan niệm của y học cổ truyền. Y học cổ truyền cho rằng: “Dục đắc bất lão, hoàn tinh bổ não” (muốn trẻ mãi không già nên chăm sóc bồi bổ cho não). Tập luyện khí công chính là thông qua phương thức hoàn tinh bổ não nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, phòng chống bệnh tật, tăng trí thông minh và kéo dài tuổi thọ. Điều tâm nhập tĩnh của khí công là bài từ những ý niệm hỗn tạp, làm sạch và duy trì sự yên tĩnh của não. Y học cổ truyền coi tinh, khí và thần là 3 vật tam bảo của cơ thể. Y thư cổ cho rằng: Phú thiện dưỡng sinh giả dưỡng nội. Dưỡng nội chính là điều dưỡng tinh, khí và thần. Quá trình luyện công chính là thực hành việc điều hoà 3 vật tam bảo, trong đó thần là chủ yếu, khí là động lực và tinh là cơ sở, bảo đảm nguyên tắc “bế tinh, dưỡng khí, tồn thần” mà đại danh y Tuệ Tĩnh đã nêu ra. Luyện tập khí công còn có tác dụng điều hoà công năng hoạt động của lục phủ ngũ tạng, làm cho hệ thống kinh lạc được thông suốt, khí huyết trở nên dồi dào, mối quan hệ trên dưới, trong ngoài càng thêm gắn bó, cơ thể con người thích nghi tốt hơn đối với mọi biến đổi của môi trường bên ngoài. Nói một cách khái quát, tập luyện khí công giúp cho cơ thể bồi đắp chính khí, phục hồi và duy trì cân bằng âm dương, giữ gìn sự ổn định bên trong và cải thiện khả năng thích nghi với bên ngoài. Theo quan niệm của y học hiện đại Với hệ thống thần kinh trung ương, luyện công có tác dụng duy trì cân bằng giữa hưng phấn và ức chế, nâng cao khả năng kiểm soát của vỏ não, tăng cường lưu lượng tuần hoàn não, cải thiện trí nhớ và sức chú ý, phát triển phản xạ có điều kiện, khơi dậy những tiềm năng trí tuệ vốn có... Với hệ thống tuần hoàn, khí công có tác dụng điều chỉnh nhịp tim và huyết áp, tăng lưu lượng tuần hoàn vành, cải thiện sức co bóp cơ tim, nâng cao sức chịu đựng của cơ tim trong điều kiện thiếu ôxy, làm giảm sức cản ngoại biên giúp cho tim khoẻ hơn... Với hệ hô hấp, luyện công gây hưng phấn trung khu hô hấp, làm tăng thông khí phổi, giảm lượng khí cặn, giảm tần số thở, cải thiện tuần hoàn phổi, tăng cường quá trình trao đổi khí ở phế nang... Với hệ tiêu hoá, luyện công góp phần xoa bóp tràng vị, giúp tăng cường bài tiết nước bọt, kích thích cảm giác ngon miệng, điều chỉnh công năng co bóp, tiết dịch và hấp thu của dạ dày ruột, cải thiện năng lực hoạt động của hệ tiêu hoá... Ngoài ra, tập luyện khí công còn làm giảm chuyển hoá cơ bản, nâng cao sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy, cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Khí công còn giúp con người trở nên kiên nhẫn, suy nghĩ sâu sắc, dễ khép mình vào kỷ luật, giàu tự tin, tăng sức “miễn dịch” trước những biến cố bất lợi của tự nhiên và cuộc đời. |
NGŨ TÂM TRẠM TRANG CÔNG
Ngũ Tâm Trạm Trang Công là một phương pháp khí công đứng tùng tĩnh bao gồm một số động tác đơn giản, dễ thực hành, phối hợp giữa thổ nạp khí và quán tưởng ngủ tâm tương ứng. Ngoài khử trược lưu thanh và tăng cường nội khí phương pháp nầy đặc biệt có tác dụng làm êm dịu thần kinh và giải trừ tác động của Stress trên cơ thể.
Thông qua tứ chi, vận động cơ bắp trong công việc hàng ngày ngoài việc mang lại hiệu quả trong lao động sản xuất phục vụ con người còn có ý nghĩa kiện thân phòng bệnh rất quan trọng. Đó là thúc đẩy khí huyết lưu thông. Y học cổ truyền cho rằng tứ chi và việc lưu thông khí huyết có liên quan chặt chẻ với nhau và do tạng Tỳ chi phối. Nội kinh ghi "Tỳ chủ tứ chi và cơ nhục" và "Tỳ thống huyết". Ngoài ra, bàn tay bàn chân còn là nơi tụ hội của 12 kinh chính Thủ Tam Âm, Thủ Tam Dương và Túc Tam Âm, Túc Tam Dương. Do đó về mặt khí công chữa bệnh nếu ta có thể làm cho khí huyết thông đạt ra tứ chi cũng đồng nghĩa với làm cho khí huyết đi khắp kinh lạc và vận hành khắp cơ thể Đối với y học châm cứu huyệt Lao cung thường được tác động để thanhTâm hoả, trừ thấp nhiệt. Trong các chứng bứt rứt phiền muộn, viêm nhiệt thuộc Tâm, Vị; Huyệt Dũng tuyền thường được tác động để bổ âm, giáng hư hoả, định thần chí. Tập trung tư tưởng (tức tâm nhãn hay tâm ý) đồng thời vào hai huyệt Lao cung (hai lòng bàn tay) và hai huyệt Dũng tuyền (hai lòng bàn chân) được gọi là ngủ tâm tương ứng nhằm đạt được những hiệu quả trên. Trên thực tế công phu tập trung tư tưởng đồng thời vào các huyệt Lao cung và Dũng tuyền có thể điều hoà thần kinh, giúp nội khí vận hành ra tay chân, thúc đẩy khí huyết lưu thông ra ngoại biên. Tác dụng nầy tăng cường vệ khí và cải thiện tuần hoàn huyết trong nhiều bệnh về tim mạch, phong thấp, thấp khớp …đặc biệt là các chứng mất ngủ, rối loạn thần kinh giao cảm, cao huyết áp và những trường hợp đau nhức, tê mõi thuộc tay chân, bàn tay, bàn chân. Mặt khác trong tĩnh công dưỡng sinh cũng như trong động công võ thuật, bên cạnh những đại huyệt trên hai mạch Nhâm Đốc, lòng bàn tay lòng bàn chân cũng là những vị trí rất quan trọng có tác dụng thu, phát và giao hoà giữa nội khí và Thiên, Địa khí của vũ trụ bên ngoài. Do đó điểm tập trung quán tưởng trong công pháp nầy đặc biệt phát triển hiệu quả của những huyệt Lao cung và Dũng tuyền để tăng cường nội khí cũng như xã bỏ trược khí cho nhu cầu dưỡng sinh chữa bệnh.
ĐỊNH VỊ HAI HUYỆT LAO CUNG VÀ DŨNG TUYỀN:
Lao cung nằm trên lòng bàn tay ở vị trí giao điểm giữa đường tâm đạo và đường thẳng dọc khe giữa hai ngón áp út và ngón giữa (H.1).
Dũng tuyền ở chỗ lõm dưới lòng bàn chân tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn thẳng nối từ đầu ngón chân thứ hai đến bờ sau của gót chân (H.2).
DỰ BỊ THỨC:
Đứng tự nhiên, hai chân dang rộng bằng vai.Bụng hơi thót lại. Lưng thẳng. Vai hơi thu vào. Hai cánh tay thả tự nhiên dọc hai bên thân, buông lõng cánh tay và khuỷu tay. Hai mắt hơi nhắm. Miệng khép hờ.Đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên . ĐAN ĐIỀN TAM HƯ TỨC (ba lần hà hơi từ Đan điền): Sau khi đứng tự nhiên, buông bỏ mọi tạp niệm, nhẩm đọc ý nghỉ yên tỉnh, buông lỏng vài lần. Hít vào, hơi phình bụng ra.Trong khi hít vào nghỉ rằng một luồng "thiên khí" từ bên ngoài thông qua đỉnh đầu chảy vào cơ thể, tràn ngập vùng bụng dưới. Có thể áp hai bàn tay vào vùng dưới rốn để gia tăng tác dụng ám thị và dễ có cảm giác tụ khí tại đây. Thở ra từ từ hóp sát bụng vào. Thở ra từ từ, chậm, nhẹ đều, trong khi thở ra nghỉ rằng tất cả ưu tư, căng thẳng và khí bệnh đang theo hơi thở thoát hết ra khỏi cơ thể. Lập lại động tác nầy ba lần. Cách thở nầy giúp xoa bóp nội tạng, thúc đẩy chức năng hấp thu, tiêu hoá, phát sinh nội khí ở Đan điền và đưa cơ thể tiến vào trạng thái khí công. Đặc biệt thì thở ra chậm và dài có công năng làm êm dịu thần kinh và hoá giải Stress.
ĐAN ĐIỀN TAM KHAI HỢP (ba lần đóng mở tại Đan điền) : Hai tay đưa lên ngang nhau phía
trước bụng, hai bàn tay đối nhau. Thở ra trong khi từ từ kéo hai bàn tay lại gần nhau cho đến khi cách nhau khoảng 20cm (H.3). Hít vào trong khi từ từ đẩy hai bàn tay ra xa đến vừa khỏi hai bên thân, hai bàn tay vẫn ngang nhau và đối nhau. Lập lại động tác hít thở cùng với kéo vào đẩy ra giữa hai bàn tay 3 lần. Trong khi hít thở hãy tập trung "lắng nghe" cảm giác tê, nặng hoặc ấm nóng ở các ngón tay hoặc lực hút nhau giữa hai lòng bàn tay. Đó chính là biểu hiện của khí, thường được gọi là khí cảm. Sau 3 lần thở ra hít vào, đưa hai tay trở về vị thế ban đầu dọc hai bên thân. Thở tự nhiên. Đan điền tam khai hợp có thể kích hoạt khí ở Đan điền vận hành, tăng cường lưu thông khí huyết giúp phát huy tác dụng của ngủ tâm tương ứng ở phần sau.
NGỦ TÂM TƯƠNG ỨNG : Đứng tùng tỉnh tự nhiên như ở tư thế dự bị. Hai bàn tay tựa nhẹ vào hai bên hông, bàn tay hơi chếch về phía trước, các ngón tay hơi chút xuống. Thở tự nhiên. Dùng ý quán tưởng hai huyệt Lao cung ở lòng bàn tay thông xuống hai huyệt Dũng tuyền ở hai lòng bàn chân (H.4). Huyệt Lao cung bên phải thông với Dũng tuyền bên phải. Huyệt Lao cung bên trái thông với huyệt Dũng tuyền bên trái. Mỗi lần thực hành từ 15 phút trở lên.
THU CÔNG : Khởi ý niệm thu công. Giữ nguyên thế đứng buông lõng tự nhiên. Hai bàn tay thu lại để ngữa trước bụng dưới, các ngón tay đối nhau, cách nhau khoảng 3cm. Từ từ nâng hai bàn tay lên, hít vào. Khi lên đến gần ngang vai thì lật hai bàn tay úp lại và từ từ đưa hai bàn tay xuống dần đến quá rốn, thở ra đồng thời quán khí toàn thân trở về Đan điền (H.5). Làm liên tiếp 3 lần.
LƯU Ý :
Một số người chưa quen ngồi thiền, không quen "thủ ý" có thể cảm thấy khó khăn khi quán ngủ tâm tương ứng vì ở công pháp nầy có vẽ như có đến 4 điểm cần thủ ý. Vì có đến 4 điểm nên phương pháp nầy thiên về quán tưởng hơn là thủ ý. Quán tưởng cần liên tục để bài trừ tạp niệm nhưng không quá tập trung để tinh thần được thoải mái.
Quán tưởng một bông hoa đẹp, một đồng cỏ xanh, một bãi biển nhấp nhô sóng nướccũng là một đặc điểm của Trạm trang công. Ở đây là quán cảnh 2 luồng khí từ hai huyệt Lao cung thông xuống hai huyệt Dũng tuyền. Trường hợp nầy người tập có thể làm quen với một bên trước. Khi đã quen với mỗi bên sẽ quán tưởng cùng lúc cả hai bên.
Hai cương lĩnh quan trọng của công pháp nầy là tùng tĩnh và ngủ tâm tương ứng. Do đó có thể thay tư thế đứng bằng tư thế ngồi trên ghế, hai chân chạm đất miễn sao bảo đảm được yêu cầu buông lõng, thu vai, lưng thẳng, bụng hơi thót lại (H.6). Cũng vì lẽ nầy người tập có thể tự điều chỉnh vị thế của bàn tay. Nếu ở tư thế đứng cùi tay có thể tựa thành ghế (H.7), nếu ngồi cùi tay có thể chạm đầu gối hoặc tựa vàohai bên đùi; bàn tay có thể xê dịch qua lại, lên xuống hoặc hơi nghiêng sao cho bảo đảm được yêu cầu buông lõng phần vai và cánh tay lại có thể dễ dàng quán sát luồng khí từ Lao cung xuống Dũng tuyền. Không nên chọn tư thế nằm vì ở tư thế nầy tâm nhãn và tứ tâm còn lại cùng nằm trên một mặt phẳng ngang nên có thể xảy ra khuynh hướng "nhìn" từ Dũng tuyền lên Lao cung thay vì phải ngược lại nhìn từ Lao cung xuống Dũng tuyền. Điều nầy có thể dẫn đến khí nghịch , không có lợi cho người có huyết áp cao.
Khi luyện tập có hiệu quả, trước hết người tập sẽ cảm nhận được hai luồng khí từ Lao cung chạy xuống Dũng tuyền. Sau một lúc, có thể là 5 phút, 10 phút hay hơn nữa tuỳ công lực của mỗi người, luồng khí sẽ chuyển ngược lại từ Dũng tuyền lên Lao cung mặc dù người tập vẫn chỉ tập trung quán chiếu từ Lao cung xuống Dũng tuyền. Đây không phải là khí nghịch mà là một hiệu ứng tự nhiên theo quy luật cực Dương sinh Âm và cực Âm sinh Dương. Lao cung là Hoả huyệt của đường kinh Tâm bào. Dũng tuyền là Tĩnh huyệt của đương kinh Thận. Việc thăng giáng qua lại giữa Lao cung và Dũng tuyền tạo ra hiệu quả thăng giáng giao hoà tương ứng giữa Tâm và Thận cũng như giữa Đan điền và Đãn trung tức hiện tượng Thuỷ Hoả ký tế mà các đạo gia và y gia thời cổ đã miêu tả ở một cơ thể khoẻ mạnh. Mặt khác do tính chỉnh thể của hoạt động khí hoá, khí đi xuống từ huyệt Lao cung cũng có tác dụng giáng khí và thu Thiên khí từ Bách hội. Ngược lại đến giai đoạn sinh Âm khi khí Âm từ huyệt Dũng tuyền thăng lên sẽ tác động làm cho Địa khí thăng lên từ hai huyệt Trường cường và Hội âm. Do đó công phu ngủ tâm tương ứng cũng tác động vào cả hai mạch Nhâm và Đốc để tăng cường chân khí, tăng cường sức đề kháng và cải thiện toàn bộ công năng của các tạng phủ./.
THUẬT UỐNG TRÀ VÀ DƯỠNG SINH - phần 1 Hai trang trong tác phẩm Trà Kinh của Lục Vũ (Ảnh liệu: Maitland 1982, tr.8)
Dẫn nhập
Trong lịch sử nhân loại, có khá nhiều khám phá hoặc phát minh lớn lao bắt nguồn từ sự tình cờ. Truyền thuyết Trung Hoa kể rằng trong một dịp tuần thú, vua Thần Nông (2700 ÂL) tìm ra công hiệu của trà, khi một số lá của cây này rơi vào nồi nước đang nấu. Không mấy chốc, nước trong nồi ngả màu và tỏa mùi thơm. Là một người có đầu óc khoa học, vua Thần Nông nếm thử và nhận thấy nước này có hương vị thần diệu. Từ đó, ngài truyền dạy dân Trung Hoa cách dùng trà. Lại có truyền thuyết cho rằng trong một dịp ngẫu nhiên, vua Thần Nông nhai các lá trà thì nhận thấy chúng có khả năng xoa dịu sự công phạt của nhiều chất độc đang hoành hành trong cơ thể ngài. Những chất độc này đến từ các thảo mộc mọc trong thiên nhiên, do ngài nếm thử nhiều năm tháng trước đây.
Cho đến nay, người Tây phương và Đông phương vẫn còn có sự cách biệt khá lớn lao về sự cảm nhận và cách thưởng thức trà. Đối với nhiều người Tây phương, trà được dùng thuần túy như một thức uống. Đối với người Đông phương, trà không những là một thức uống, mà qua cách uống nó, người ta có dịp di dưỡng tinh thần bất cứ lúc nào trong một ngày. Muốn thấy được tầm mức nghiêm trọng của việc pha trà, ta hãy nghe lời khuyến cáo của một nhà văn Trung Hoa đời Tống: „Có ba điều ân hận trong cuộc đời: Làm hư hại tuổi thanh xuân qua sự giáo dục sai lạc, làm giảm giá trị của tác phẩm nghệ thuật qua những lời khen nhảm, và sự phí phạn trà ngon qua cách pha trà kém cỏi“ (trong Okakura 1964, tr.10).
Chính vì trà có một vai trò quan trọng trong sinh hoạt tinh thần Đông phương, nên qua nhiều thế kỷ,nghệ thuật uống trà đã được nhiều bậc thức giả, cũng như những kẻ uống trà sành điệu nghiên cứu và tán dương. Tuy vậy, một vài biến cố quan trọng về trà có thể kể đến như việc Lục Vũ (Lu Yu) đời Đường để lại cho hậu thế quyển 'Trà Kinh' vào thế kỷ thứ 8. Sau khi tác phẩm này ra đời, việc uống trà được xem trọng như một ngành nghệ thuật, thay vì thuần túy như một thức uống của dân gian. Vào cuối thế kỷ 12, thiền sư Nhật Eisai Zenji viết một luận thuyết cổ vũ việc uống trà gồm hai tập sách mang tựa đề 'Kissa-yojo-ki' (nghĩa: 'Chú Giải về Dược Tính của Trà'). Luận thuyết này đã gây một ảnh hưởng khá lớn lao vào xã hội Nhật trong thời Kamakura (1185-1333). Sau đó ít lâu, Trà đạo dần dà thành hình do kết quả của nhiều thuận duyên và công sức của một số thiền sư Nhật. Okakura, một nhà Đông phương học, viết một tiểu luận Anh ngữ về trà tựa đề 'The Book of Tea' năm 1906. Cho đến nay, tác phẩm này được in lại rất nhiều lần, qua nhiều ngoại ngữ khác nhau. Tại nước ta, nghệ thuật uống trà thanh tao của người xưa bàng bạc trong một số tác phẩm văn học như 'Vũ Trung Tùy Bút' của Phạm Đình Hổ (1768-1839), 'Vang Bóng Một Thời' của Nguyễn Tuân, và 'Hương Trà' của Đỗ Trọng Huề. Các tác giả cho thấy các nhà Nho, dù có một cuộc sống đơn giản mấy đi chăng nữa, vẫn không thể thiếu trà Tàu trong cuộc sống thường nhật. Trà Tàu giúp các nhà Nho có thêm chất liệu cho cuộc sống tinh thần, bù đắp cho nếp sống thanh đạm:
Họ lịch sự như tiên, phú quý như giời,
Quất con ngựa rong chơi ngoài ngõ liễu.
Ta trồng cỏ đầy vườn, vãi hoa đầy đất,
Gọi hề đồng pha nước trước hiên mai.
(Thơ Hải Văn, trong Nguyễn Tuân 1962, tr.54)
Trong nhiều năm gần đây, có một số công trình nghiên cứu về trà của các khoa học gia, khám phá ra những lợi ích rất bất ngờ về trà. Từ những đặc tính y học của trà, nhiều người bất kể sống trong vùng văn hóa nào, bắt đầu sử dụng trà như một món uống hàng ngày để phòng chống một số ung thư và bệnh tật. Tuy nhiên, thật cần thiết để hiểu thêm nhiều về trà và nghệ thuật uống trà của cổ nhân Đông phương, vì lẽ những kiến thức này có thể giúp chúng ta hiểu rõ những lợi ích tinh thần mà trà có thể đem lại cho người uống. Trong suốt bài viết, từ ngữ 'Đông phương' mà tôi sử dụng gồm Trung Hoa và một số quốc gia từng chịu ảnh hưởng sâu đậm nền văn hóa của nước này như Nhật Bản và Việt Nam. Tôi cũng sẽ trình bày về nguồn gốc, các thành tố cần thiết và cung cách pha trà trong nghệ thuật uống trà, và sau cùng, sự liên hệ giữa trà và nghệ thuật dưỡng sinh của người xưa.
Tinh hoa và sự phát triển của thuật uống trà
I. NGUỒN GỐC TRÀ
1. Theo quan điểm thực vật học
Trà là loại cây xanh quanh năm. Tại Trung Hoa, trà chỉ mọc tại các tỉnh miền Tây Nam, trong khoảng vĩ tuyến 23 đến 25. Lượng mưa hằng năm lý tưởng cho sự phát triển của trà vào khoảng 200mm-260mm. Trà có thể chịu đựng được khí hậu lạnh, ngay cả dưới không độ, nhưng lại không thích hợp với những vùng có khí hậu nóng và ẩm thấp. Sau cuộc chiến tranh nha phiến với Trung Hoa năm 1842, người Anh quyết định cạnh tranh thị trường độc quyền trà từ Trung Hoa thay vì lệ thuộc vào sự cung cấp của quốc gia này. Grieve (2003) cho biết sau khi am hiểu kỹ thuật trồng trọt và thu thập nhiều hạt giống trà, người Anh chọn lựa vùng đồi núi Assam thuộc miền Đông Bắc Ấn Độ như khu vực canh tác chính, vì khí hậu vùng này rất thích hợp cho việc trồng trà. Khi bắt đầu việc khẩn hoang, họ khám phá ra rằng từ lâu nay, trà hoang đã có mặt và mọc tràn lan trong khu vực đồi núi này rồi. Sự việc đó gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi về nguồn gốc của những cây trà hoang trong vùng Assam, nếu chúng và giống trà của Trung Hoa là một. Vào năm 1905 nhiều học giả đồng ý rằng bất chấp cây trà mọc ở vùng nào, chúng đều thuộc về giống loại Camellia sinensis. Theo Lehane (1977), khoa học ngày nay có khuynh hướng ủng hộ giả thuyết trà khởi xuất từ Ấn Độ vì có nhiều trà hoang, có họ hàng thân thích với Camellia, mọc trong vùng Assam nhiều hơn bất cứ vùng nào khác trên thế giới (tr.204).
Về thời điểm xuất hiện của cây trà, Giáo sư A. Kratsnow, một nhà thực vật học của trường Đại Học Kharkoff, nước Nga, cho rằng cây trà có thể là giống cây bản xứ của các vùng chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Á, khi ông tìm thấy một số cây trà hoang mọc trong các vùng rừng rậm của miền Nam Nhật Bản. Giáo sư Kratsnow tin rằng cây trà đã có mặt từ lâu đời tại Trung Hoa và Nhật Bản trước khi người Đông Á biết sử dụng loại cây này. Chính vì giai đoạn trồng trọt trà quá ngắn cho sự thay đổi các loại trà hiện thời, ông kết luận rằng các tính chất cá biệt của trà Trung Hoa là kết quả từ các thay đổi khí hậu của vùng Đông Á từ Kỷ Nguyên thứ Ba (Tertiary Epoch), thay vì do sự trồng trọt nơi vùng khí hậu lạnh hơn hoặc từ đất đai cằn cỗi. Nhà thực vật học này truy ra hai giống trà chính là Assam và Trung Hoa. Giống thứ nhất vẫn còn mọc hoang tại Ấn Độ trong khi giống thứ nhì mọc hoang tại miền Nam Nhật Bản từ thời xa xưa đến nay (Ball 1982, tr.638-639).
2. Theo sử liệu, huyền thoại và truyền thuyết
Có hai giả thuyết tương phản về nguồn gốc trà tại Trung Hoa. Thứ nhất, trà biến hóa từ hai mí mắt bị cắt bỏ của tổ Đạt Ma, khi ngài tỏ quyết tâm chống lại cơn buồn ngủ trong lúc thiền định. Thứ nhì, Lục Vũ trong quyển 'Trà Kinh' cho rằng trà đã được biết đến tại Trung Hoa cách đây gần năm thiên kỷ vào thời vua Thần Nông. Theo tôi, hai giả thuyết 'trà do vua Thần Nông khám phá ra', và 'trà biến từ hai mí mắt của tổ Đạt Ma' đều có điểm đúng. Trà hoa nữ (tên khoa học: Camellia sinensis) đã có mặt ở một số khu vực tại Trung Hoa từ lâu đời. Trà được dùng như vật cúng tế vào đời nhà Tây Chu (1027-771 ÂL), và như vật để nhai như trầu thời Xuân Thu (403-221 ÂL). Đến thời Tần và Hán (221-8 DL), trà được ép thành dạng viên, và phơi khô. Khi dùng, người ta nghiền các viên trà, trộn với hành hương và gừng rồi nấu lên như một thức uống. Theo Lu Yu (1974), vào thời Tam Quốc (220-264 TL), trong một tiểu luận về thức ăn uống, danh y Hoa Đà cho rằng uống trà có vị đắng một thời gian dài sẽ tăng khả năng suy nghĩ nhanh nhẹn cho người uống (tr.131).
Vua Thần Nông nếm thuốc (Lehane 1977, tr.148)
Bồ Đề Đạt Ma (Lehane 1977, tr.206)
Tuy vậy, giống trà nhiều người biết đến tại Trung Hoa có thể đến từ Ấn Độ. Cũng có thể tổ Bồ Đề Đạt Ma đã mang theo giống trà ngon khi ngài đến Trung Hoa hoằng pháp năm 520 TL. Trong lịch sử Phật giáo, nhiều tu sĩ Ấn Độ khi đi sang các nước khác truyền bá chánh pháp, không những mang theo xá lợi Phật, mà còn mang các đặc sản của vương quốc mình. Swann (1966) cho biết vào năm 284 ÂÂL, công chúa Sanghamitta, con gái vua Asoka (A Dục), theo anh là đại đức Mahinda qua Tích Lan thiết lập ni đoàn. Để gieo rắc nhân lành, vua Asoka cho phép công chúa mang theo một nhánh chiết từ cây Bồ Đề, nơi Phật Thích Ca ngồi thiền trong 49 ngày cho đến khi đắc đạo. Cây Bồ Đề này hiện vẫn còn sống tại Pataliputra, và là bảo vật của Tích Lan (tr.41-42). Okakura (1964) đề cập đến ba biến cố quan trọng liên hệ đến sự có mặt của trà trong lịch sử Nhật Bản. Qua đó, có hai biến cố liên quan đến hai Thiền sư Nhật mang hạt giống trà từ Trung Hoa về nước. Biến cố đầu tiên xảy ra khi Thánh Vũ Thiên Hoàng (Shomu, 724-749) khoản đãi trà cho 100 tu sĩ Phật giáo tại hoàng cung năm 729. Số trà này có lẽ do sứ thần Nhật mua trong chuyến đi sứ Trung Hoa một thời gian trước đó. Biến cố thứ nhì xảy ra khi Thiền sư Saicho mang về một số hạt giống trà và trồng tại Yeisan năm 801. Biến cố thứ ba xảy ra năm 1191 khi Thiền sư Eisai Zenji trở về Nhật sau khi tu học Thiền Nam phái tại Trung Hoa. Những hạt giống này được trồng tại ba nơi. Một trong ba nơi đó, theo Okakura, quận Uji gần Kyoto vẫn được mệnh danh nơi sản xuất trà ngon nhất thế giới (tr.17). Ba biến cố trên và huyền thoại 'trà đến từ hai mí mắt của Bồ Đề Đạt Ma' cho thấy sự liên hệ mật thiết và ảnh hưởng của trà trong sự phát triển của Phật giáo tại Trung Hoa và Nhật Bản. Hiểu như vậy, tưởng cũng không có gì quá đáng cho lắm khi thấy nhiều người vẫn còn tin tưởng vào huyền thoại trên.
Xét về mặt dụng ý, truyền thuyết vua Thần Nông khám phá ra trà thỏa mãn tính tự hào của người Trung Hoa, khi họ không muốn một ngành nghệ thuật cao quý của họ, nhất là thuật uống trà, đến từ Ấn Độ, một quốc gia họ từng xem là 'rợ' vào các đời Hán, Đường, Tống. Tác phẩm 'Trà Kinh' còn cho thấy tính chuộng nghi lễ của Khổng giáo và sự hướng về thiên nhiên của Lão giáo đóng góp một phần quan trọng vào nghệ thuật uống trà Tầu. Trái lại, truyền thuyết trà biến sinh từ hai mí mắt của tổ Đạt Ma của Phật giáo vượt thoát khỏi phạm vi tự hào về quốc gia và chủng tộc. Qua truyền thuyết này, không những trà là hiện thân của quyết tâm chống khỏi sự buồn ngủ, mà còn cho kẻ uống nó sự 'tỉnh thức', một sức mạnh của tâm linh. Tuy vậy, hai truyền thuyết tương phản này lại có một nhân duyên khá gắn bó. Lục Vũ sinh năm 733 tại nơi ngày nay là tỉnh Hồ Bắc, Trung Hoa. Ông mồ côi từ thuở nhỏ và được một Thiền sư nuôi dạy. Vào thời Đường, thuật uống trà phát triển mạnh mẽ, song hành với sự phát triển của Thiền tông khắp Trung Hoa. Trà được ưa chuộng trong việc thực hành thiền vì đặc tính làm đầu óc người uống tỉnh táo, dễ tập trung hơn. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi ta thấy các nhà uống trà sành điệu thường xuất thân từ, hoặc có liên hệ với tu sĩ Phật giáo. Vị cha nuôi của Lục Vũ là một thiền sư, và là một nhà uống trà sành điệu. Lục Vũ có dịp học nghệ thuật pha trà từ vị cha nuôi ngay từ thuở nhỏ. Bất chấp sự xuất thân từ cửa Thiền, ông không chú tâm mấy trong việc học kinh kệ để trở thành thầy tu, mà chỉ miệt mài vào văn chương và biên khảo. Vào những năm cuối đời, ông sống ẩn dật để hoàn tất công trình khảo luận bất tử về trà. Khi mất, ông được an táng trong chùa, bên cạnh tháp miếu của vị cha nuôi.
Giá trị của trà chỉ được công nhận khắp Trung Hoa từ sau đời nhà Đường. Có lẽ từ khi tác phẩm Trà kinh bắt đầu gây ảnh hưởng lớn lao trong mọi tầng lớp của xã hội nước này. Các thi hào của Trung Hoa vào thời kỳ này như Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị đều lưu lại một số tác phẩm ca ngợi thú uống trà. Nhiều thế kỷ trước đó, mặc dù được ưa chuộng tại một số tỉnh miền Nam Trung Hoa, trà chỉ được xem như hạng thứ tại các vùng miền Bắc. Một đoạn trong 'Ký Chú các Phật Viện tại Lạc Dương' (Record of Buddhist Monasteries in Luoyang) vào thế kỷ thứ sáu cho thấy rõ điều này:
Hoàng đế Gaozu hỏi: „Trong số các món tuyệt hảo của Trung Hoa, món trừu so sánh với súp cá và trà so sánh với sữa như thế nào?“ Wangsu trả lời: „Trừu là đệ nhất của các loài sống trên đất, trong khi cá được xem như đệ nhất của các loài sống trong nước. Cả hai đều được xem như các thức ăn độc đáo. Tùy theo nhận thức riêng, có một sự khác biệt giữa thượng hạng và thứ hạng. Nếu ví trừu với các quốc gia lớn, thì cá được xem như các quốc gia nhỏ. Chỉ có trà là không so sánh được khi nó chỉ đáng xem như 'nô lệ của sữa’ „ (Kieschnick 2003, tr.264).
Trà đã có mặt tại nước ta ít nhất 10 thế kỷ. Sách 'An Nam Chí Lược' chép: „Tháng 5 năm thứ tám niên hiệu Khai Bảo, Đinh Liễn tiến cống vàng, lụa, sừng tê, ngà voi, trà thơm“ (trong Nhất Thanh 1970, tr.139). Sử kiện này còn cho ta biết vào thuở ấy, nước ta đã có giống trà ngon và kỹ thuật chế biến trà khô. Qua tác phẩm 'Thoái Thực Ký Văn', Trương Quốc Dụng (1801-1864) cho biết sự phân bố trà tại nước ta vào thế kỷ 19 như sau: „từ Phú Yên trở vào không có cây trà, từ Bình Định ra Bắc xứ nào cũng có“ (trong Nhất Thanh 1970, tr.135). Dữ kiện đó giải thích được sự việc người miền Bắc và miền Trung nước ta có một truyền thống uống trà và canh tác trà từ lâu. Trà còn được đề cập trong ca dao tục ngữ, và các tác phẩm văn học, điển hình như văn chương yêu nước của cụ Phan Bội Châu qua bài 'Thơ gọi trà'. Cụ Phan dùng trà để ám chỉ người dân Việt trong công cuộc chiến đấu dành độc lập từ thực dân Pháp:
Trà ơi! Còn nước là vinh hạnh,
Cháy lưỡi khô môi thảm những ai!
(trong Nhất Thanh 1970, tr.140)
Mục đích của thiền định là để lắng tâm và tinh khiết tâm. Trà đạo (chanoyu) của Nhật Bản sử dụng cung cách pha trà như một phương pháp lắng tâm. Qua phần nghi lễ, tâm người uống trà có dịp tập trung, theo dõi từng động tác pha trà và thưởng thức từng ngụm trà như theo dõi từng hơi thở trong thiền định. Quan tâm đến sự tinh khiết đã cổ vũ cho nghệ thuật uống trà của người xưa rất nhiều: nước pha trà phải trong trẻo, tinh khiết, không vướng các mùi tạp. Trà làm cho tâm người uống lắng đọng, thanh thản.
II. CÁC THÀNH TỐ CẦN THIẾT TRONG NGHỆ THUẬT UỐNG TRÀ
Bên cạnh các dữ kiện lịch sử, có khá nhiều giai thoại về nghệ thuật và cung cách uống trà của người xưa được ghi nhận lại trong các tác phẩm văn học. Mặc dù tính thực của giai thoại luôn là một nghi vấn, tôi vẫn sử dụng các giai thoại đó đây từ nhiều thời đại như một nguồn tài liệu bổ túc. Lục Vũ cho rằng có chín điều khó trong thuật uống trà: Một là sản xuất, hai là biết phân biệt và lựa chọn, ba là có đủ các thiết bị trong việc pha trà, bốn là lửa, năm là nước, sáu là chế biến, bẩy là nghiền nhuyễn (trong trường hợp trà bột vào đời Đường), tám là pha trà, và chín, thưởng thức trà (Lu Yu 1974, tr.118). Trong số chín điều khó vừa kể, việc sản xuất, chế biến và nghiền nhuyễn trà cho thấy rõ cách thức uống trà bột trong thời Lục Vũ. Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ đề cập đến các thành tố cần thiết trong nghệ thuật uống trà như loại trà, bình và chén trà, lửa, vật liệu để đun nước, nước và khay trà. Tôi cũng sẽ trình bày về dược tính và dưỡng sinh tính của trà.
1. Loại trà
Thông thường, tên gọi một loại trà đến từ một trong các yếu tố sau đây:
· Nơi xuất xứ của trà, như các trà Hoàng Liên Sơn và Cao Bằng của Việt Nam; trà Long Tĩnh, Hoàng Sơn và Vân Sơn của Trung Hoa.
· Duyên cớ khám phá ra trà, như trà Ô-long (Oolong) còn gọi là Hắc Long của Trung Hoa.
Giai thoại kể rằng trong một dịp tình cờ, người tìm ra giống trà này thấy một con rắn đen cuộn vòng gốc cây trà. Vì rắn và rồng cùng một loại nên tên loại trà này được thi vị hóa thành Hắc Long.
· Cách chế biến để có hương vị độc đáo, điển hình như trà ướp sen, trà ướp thủy tiên và trà Trảm Mã. Ngoại trừ hoa thủy tiên ra, những ai sành uống trà tại nước ta thường không thích trà ướp với hoa nào, vì sợ mất tính tinh khiết của trà. Trong số các món ăn uống cầu kỳ của giới vua chúa Trung Hoa, trà Trảm Mã thường được nhiều người nhắc đến.
· Tính chất hoặc đặc điểm, như Khổ Đinh trà (trà đắng), trà móc câu, Bạch Mao Hầu trà và Thiếu Nữ Hương trà. Theo Maitland (1982), Thiếu Nữ Hương trà là loại trà đúc thượng thặng nhất của Trung Hoa. Trà được hái từ nhiều chỏm nhỏ của đọt non và sau đó, được đúc thành dạng khối (kỹ thuật chế biến trà đời Đường). Từ nhiều thế kỷ, loại trà này không còn thấy sản xuất nữa. Nếu có lưu hành, chẳng qua do sự truyền lại của tổ tiên cho con cháu như một vật gia bảo. Giá của loại trà này rất cao và thường được dùng như thuốc trong việc chữa bệnh, thay vì thức uống hằng ngày. Lý do trà có biệt danh trên vì thời xưa, trà thường được bán trong những rổ nhỏ đeo trước ngực của các thiếu nữ. Sức ấm của cơ thể các thiếu nữ làm thăng hoa các đọt trà nhỏ bé trong khối trà (tr.87).
· Biểu tượng để so sánh hoặc ám chỉ, như trà Bạch Mẫu Đơn và Thiết Quan Âm. Hoa mẫu đơn được dùng để chỉ tính quý phái, và Quan Âm Bồ Tát với bình nước cam lồ tượng trưng cho sự tinh khiết.
· Tên người khám phá ra giống trà, điển hình như trà Vũ Di, tỉnh Phước Kiến. Theo truyền thuyết, trà này do hai anh em ông Vũ và ông Di tìm ra. Hai ông bán hết tài sản, dọn vào ở trong rừng trà trên ngọn núi mà họ tìm ra để sớm hôm thưởng thức giống trà độc đáo này. Từ đó, người Trung Hoa đặt tên ngọn núi này là núi Vũ Di.
· Giai thoại hoặc truyền thuyết liên hệ đến trà, như trường hợp trà 'Đại Hồng Bào', trồng trên núi Vũ Di, tỉnh Phước Kiến. Truyền thuyết kể rằng một vị hoàng đế đời Đường tỏ lòng biết ơn các cây trà đã chữa lành bệnh cho mẹ của ngài, đã ban bốn áo bào để bọc quanh bốn thân cây trà quý.
Kích thước một cây trà tùy thuộc nhiều vào giống, khí hậu và nơi chốn. Cùng một giống trà Trung Hoa, khi trồng tại Trung Hoa thường có chiều cao một thước, khi trồng tại Ấn Độ thường có chiều cao hai thước (Ball 1982, tr.639). Giống trà do người trồng thường nhỏ hơn giống trà cùng một loại mọc nơi hoang dã. Điều này có thể hiểu được vì cây trà quá cao, sẽ khó hái hơn. Do vậy, người trồng trà có khuynh hướng kềm hãm chiều cao các cây trà trong đồn điền của họ. Cứ để cho phát triển tự nhiên, một cây trà có thể có kích thước như một loại cổ thụ. Lehane (1977) cho biết tại vùng Vân Nam, Trung Hoa có một cây trà sống đến 800 tuổi. Đường kính ở gốc của cây này đo được một thước, và cao 20 thước. Mỗi lần muốn hái lá trà, người ta phải trèo lên ngọn để hái những đọt lá non (tr.80).
Trà Trung Hoa có nhiều loại và thay đổi theo thời gian. Vào đời nhà Đường, người Trung Hoa phơi nắng lá và nghiền nhuyễn lá trà để làm nổi bật hương vị của trà. Sau đó, trà được đãi lược, hấp và ép vào khuôn đúc và đặt trong những gian phòng có nhiệt độ cao để sấy khô. Theo Bressett (1998) trà ép khuôn được dùng làm tiền tệ cho một số vùng tại Á Châu như tại Tây Bá Lợi Á, Mông Cổ, Tây Tạng và một số vùng biên giới phía Tây của Trung Hoa. Người Nga sống trong vùng Tây Bá Lợi Á ưa chuộng trà ép khuôn hơn các đồng tiền kim loại vì lợi ích thực dụng của chúng trong việc chữa các bệnh về cảm cúm. Trà ép khuôn có nhiều kích thước và được đóng dấu cho biết giá trị của chúng. Cách dùng trà loại này khác hẳn với cách uống trà ngày nay. Khi pha trà, một phần của bánh trà được bẻ ra, nấu với chút muối tương tự như cách nấu súp. Đến đời nhà Tống (960-1280 DL), trà dạng hình khối nhường chỗ cho dạng bột. Nhiều loại trà bột nổi tiếng vào thời này có thể kể đến như 'Lông Mày Xám', 'Móng Vuốt Chim Ưng', và 'Lưỡi Chim Sẻ'.
Trong lịch sử Trung Hoa, hoàng đế Huy Tôn (1082-1135) của nhà Bắc Tống được xem như vị có công lớn trong việc cổ vũ và phát huy một số ngành nghệ thuật như hội họa, thơ văn và uống trà. Bản thân ông là một họa sĩ chuyên vẽ về đề tài hoa điểu, và là một thư pháp gia (calligrapher) nổi tiếng. Ông cũng viết một số bài ca ngợi thú uống trà bột. Ông say mê các ngành nghệ thuật này đến độ không ý thức được việc đế quốc Kim, từ phương Bắc, sắp sửa thôn tính trọn vẹn đất nước của ông.
Khi quân Mông Cổ chiếm trọn Trung Hoa và lập ra nhà Nguyên năm 1280, vị trí của trà bị lu mờ, một phần vì thời cuộc và một phần vì những người cai trị mới có sở thích dùng các thức uống của dân du mục Mông Cổ, như rượu sữa kumiss. Đến thời nhà Minh (1368-1644), trà không những được phục hồi vị trí vẻ vang của các thời Đường, Tống, mà còn thăng hoa như một nghệ thuật cao quý. Châu Nguyên Chương (1328-1398), người sáng lập ra nhà Minh, quyết định bỏ hẳn lối sản xuất trà ép khuôn và trà bột vì quy trình sản xuất các loại trà này đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Quyết định này là động cơ thôi thúc các nghệ nhân lò Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây và lò Yixing, tỉnh Giang Tô vẽ ra nhiều kiểu ấm và chén tinh xảo cho cách thức uống trà mới. Trà bột nhường chỗ cho trà có dạng lá tự nhiên và có cách chế biến như ngày nay. Châu Nguyên Chương và Lục Vũ giống nhau ở hai điểm; cả hai cùng xuất thân từ cửa chùa và khi xuất thế, cả hai có ảnh hưởng lớn lao trong cách thức uống trà của người Đông phương.
Theo Maitland (1982), nước sản xuất nhiều loại trà và số lượng nhiều nhất trên thế giới là Ấn Độ, chiếm gần 1/3 thị trường trà thế giới với hơn 1,000 loại khác nhau. Vì sống trong vùng ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, chúng ta chỉ biết, hoặc nghe nói đến độ vài chục loại nổi danh của Trung Hoa mà thôi. Vào đời nhà Đường, Lục Vũ đề cập đến 32 loại trà, chia làm ba hạng của năm khu vực tại Trung Hoa. Trong đó, các loại thượng hạng gồm có Sơn Châu của khu vực Sơn Nam, Quang Châu của khu vực Hoài Nam, Hồ Châu của khu vực Tây Chiết Giang, Bành Châu của khu vực Kiến Nam, và Việt Châu (biệt danh 'Trà của các vị tiên', mọc ở vùng đỉnh Độc Bố Tuyền) của khu vực Triết Đông. Vào thế kỷ 19, học giả Phạm Đình Hổ viết thoáng qua các danh trà như Dương Tiễn, Vân Long, Võ Di (còn gọi là Vũ Di), Chính Sơn và Tuyết Nha. Tiền bán thế kỷ 20, Nguyễn Tuân đề cập đến một số danh trà thời nhà Minh, như Vũ Di; thời nhà Thanh như Lý Tú Uyên, Bạch Mao Hầu và Trảm Mã.
Vương Hồng Sển (1993) đề cập đến ba giả thuyết trái nghịch nhau về nguồn gốc của 'Trảm Mã' trà. Theo thuyết thứ nhất, trà có sự bắt nguồn từ thời Tần Thủy Hoàng (thế kỷ thứ hai trước công nguyên). Thuyết thứ nhì cho biết trà có sự bắt đầu vào đời Từ Hy Thái Hậu (1835-1909) và theo thuyết thứ ba, Đỗ Trọng Huề (năm không rõ) cho biết trà có xuất xứ từ vùng Vu sơn, Trung Hoa. Trong số các thuyết kể trên, tôi nhận thấy thuyết thứ nhì lý thú hơn, và thích hợp nhiều với cung cách ăn uống sành điệu nổi tiếng của Từ Hy Thái Hậu. Theo thuyết này, trong một buổi yến tiệc, khi người đầu bếp sắp sửa pha trà thì mới khám phá ra rằng tất cả trà quý, hái trong chốn thâm sơn, đã bị một con ngựa sút chuồng ăn sạch. Quá đỗi kinh hoàng, người đầu bếp liền giết ngay con vật, mổ bao tử nó ra để lấy lại trà quý, pha cho Thái Hậu và các quan khách dùng. Ngạc nhiên thay, khi pha xong, nước trà lại có một hương vị rất đặc biệt đến độ sáng hôm sau, Từ Hy Thái Hậu phải khen ngợi, truy hỏi cho được vì nguyên cớ gì, và quy trình chế biến như thế nào mà trà có một hương vị độc đáo như vậy (tr.49-50).
Câu truyện kể trên cho thấy các hóa chất trong dịch vị của thú vật có khả năng thăng hoa hương vị của trà. Tương tự như điển tích 'Trảm mã trà' của Trung Hoa, 'Cà phê cứt chồn' là một giai thoại thú vị cho thấy tính uống sành điệu của nông dân Việt. Ngoài ra, Vương Hồng Sển (1993) còn đề cập đến các hóa chất tiết ra từ côn trùng, như nước dãi, và phân, có ảnh hưởng lớn lao đến hương vị của trà. Vào đầu mùa Xuân của một thời xa xưa, các đạo sĩ, hoặc thiền sư sành uống trà thường đến núi Ly, huyện Trường An, tỉnh Thiểm Tây, tìm các lá trà non bị sâu làm tổ, mang về chế biến, đặt tên 'Trùng diệp' trà. Trong trường hợp các cục phân của sâu ăn trà quý được chế biến, thì người sành điệu đặt tên 'Trùng xí' trà (tr.50-51).
Việc chọn lựa loại trà nào thượng thặng đòi hỏi người nhận định một sự nghiên cứu rộng rãi và gạn lọc. Thông thường, các website về trà có khuynh hướng đề cao những danh trà mà họ trữ bán. Theo sự nhận xét chung của nhiều người uống trà sành điệu và của nhiều tác giả hiện nay, loại bạch trà tuyệt hảo của Trung Hoa là Bạch Mẫu Đơn của tỉnh Phước Kiến. Thanh trà thượng hạng gồm có Long Tĩnh (giếng rồng), trồng tại làng Long Tĩnh, gần Hồ Tây, tỉnh Chiết Giang; và Vân Sơn, được trồng trên vùng núi non hiểm trở của tỉnh Quảng Tây. Truyền thuyết kể rằng khỉ được huấn luyện để hái những lá trà mọc nơi ngặt nghèo nhất. Người Trung Hoa rất ưa chuộng trà Ô-long. Chỉ riêng Đài Loan thôi đã có hơn 40 loại trà khác nhau. Tại Trung Hoa Lục Địa, loại trà Ô-long nổi tiếng nhất là Thiết Quan Âm ('thiết' đồng nghĩa với trà, do người miền Tây Nam đất Thục gọi) và Vũ Di Sơn của tỉnh Phước Kiến. Riêng trà Vũ Di Sơn lại có bốn loại nổi tiếng thứ tự từ thượng thặng cho đến hảo hạng: 'Bạch Kê Quan' (Bai Ji Guan), 'Đại Hồng Bào' (Da Hong Pao), 'Thiết La Hán' (Tie Luo Han) và 'Thủy Kim Quy' (Shui Jin Gui). 'Thiếu Nữ Hương' trà là một loại trà ép khuôn rất cầu kỳ, tưởng chừng chỉ có trong truyền thuyết mà thôi (đã đề cập trong phần 'Nguồn gốc tên gọi của trà' trước đây).
Bất kể loại trà nào, Lục Vũ cho rằng trà mọc từ thiên nhiên có hương vị độc đáo hơn loại trà trồng. Người xưa tin rằng, ngay với loại mọc từ thiên nhiên, một cây trà sẽ có hương vị độc đáo nếu nó mọc trên những ghềnh núi cheo leo, hiểm trở. Có nhiều giai thoại nói về việc người xưa biết sử dụng khỉ trong công việc hái trà từ những chỗ khó lui tới. Vào thời nhà Minh, một số trà cực hiếm đến độ chỉ có hoàng đế mới có quyền thưởng thức. Để có đọt trà ngon từ những cây trà quý này, người xưa phải nghĩ đến việc chọc tức, hoặc hành hạ một số khỉ để chúng bứt cành lá trà quý, quăng xuống phía người cho hả cơn tức giận (Maitland 1982, tr.17).
Các tên trà và các địa danh nổi tiếng kể trên là các tên gọi trong suốt 12 thế kỷ. Tùy theo thời kỳ mà cùng một loại trà có thể có các tên gọi khác nhau. Dựa vào phương pháp chế biến, trà có thể chia làm năm loại chính. Năm loại này là bạch trà, thanh trà, Ô-long, hắc trà còn gọi là hồng trà và Pu-erh trà. Sự phân loại này chỉ có tính tương đối mà thôi. Một số nhà nghiên cứu trà còn liệt kê trà ướp như một loại chính thay vì xếp nó thuộc nhóm hắc trà.
2. Các cách chế biến trà
Tùy theo cách chế biến trà mà cùng một loại trà, người ta có thể tạo ra nhiều loại khác nhau. Bạch trà là loại thuần chất nhất. Để chế biến bạch trà, những đọt trà nhỏ nhất và non nhất được hái, hấp ngay lập tức để phòng chống sự lên men, rồi sấy khô. Người ta chỉ hái những đọt cực non của trà vào mùa Xuân, khi chúng còn được bao bọc bởi những lông mịn màu trắng. Khi pha, nước của bạch trà có màu trắng. Chính vì vậy mà trà loại này có tên bạch trà. Đây là loại trà đòi hỏi ít sự chế biến nhất. Căn cứ theo các nghiên cứu khoa học gần đây, bạch trà chứa đựng nhiều antioxidant chống ung thư nhiều hơn các loại trà khác.
Thanh trà được chế biến từ những lá trà non, được hấp, đảo đều bằng tay hoặc bằng máy, rồi sấy khô. Nước của thanh trà có màu xanh lục nhạt. Đây là màu nguyên thủy của lá trà không ủ.
Ô-long trà chế biến từ những lá non, phơi nắng trên những tấm phên bằng tre, vò nát và đựng trong các rổ tre. Mục đích của sự vò nát là để làm hư hại những mạch dẫn nhựa và cạnh lá, tạo ra màu đỏ. Sau đó, lá trà được ủ ngắn hạn (semi-fermented) trong vài tiếng đồng hồ, và sao liền tay trên các chảo nóng trong một tuần nhang và sấy khô.
Hắc trà còn gọi là Hồng trà được chế biến tương tự với phương pháp kể trên, ngoại trừ thời gian ủ lâu hơn. Chính sự ủ làm trà biến màu từ xanh lục ra đen. Sau khi sấy khô, trà được pha với các loại trà khác. Đối với quan niệm của người Trung Hoa, hắc trà không được chuộng vì loại trà này được làm từ những lá tạp nham. Tuy vậy, đây là loại trà mà thế giới ưa chuộng trong việc ăn uống điểm tâm. Khi uống, người Tây phương thường pha hắc trà chung với sữa hoặc đường.
Pu-erh trà là loại trà cổ xưa và hiếm nhất. Loại trà này chỉ thích hợp cho những người sành uống trà mà thôi. Cách thức chế biến loại trà này rất bí mật. Trà được ủ, có khi hai lần và thường được ép thành dạng bánh, hoặc viên gạch. Nước của Pu-erh trà thường có ánh đỏ đậm hoặc nâu.
Bùi Thế Trường (2005) cho biết căn cứ vào sự lên men mà trà có những mùi vị khác nhau. Các yếu tố quan trọng trong việc lên men có thể kể đến như thời gian, nhiệt độ và ánh sáng trong giai đoạn lên men. Trong quá trình lên men của trà xanh, các thành tố căn bản hóa học chính là (-) Epicatechin, (-) Epicatechin-3-gallate, (-) Epigallocatechin và (-) Epigallocatechin-3-gallate. Trong cấu trúc phân tử polyphenols của trà Oolong, Catechin quinone và Gallocatechin là hai cấu trúc chính. Hai cấu trúc phân tử polyphenols của trà đen là Theaflavins và Thearubigins (tr.16-18). Cũng theo Bùi Thế Trường (2005), thành phần hóa học của cả trà xanh và trà đen trong một tách trà đều có cùng lượng carbon hydrates (75mg), electrolytes (50mg), cafeine (50mg). Lượng amino acid của trà đen có nhiều hơn lượng của trà xanh: 65-75 mg so với 40-6-mg. Trái lại, lượng catechines của trà xanh lại nhiều hơn lượng của trà đen: 150-210 mg so sánh với 15-50 mg (tr.20).
Tại nước ta, bên cạnh trà Tàu còn có trà tươi, trà mạn, lá và nụ vối. Trà tươi có vị chát đặc biệt của lá trà già. Đối với người uống trà sành điệu thì trà tươi thiếu vị êm ái, ngọt ngào của các lá trà non mởn. Tuy vậy, khá nhiều người bình dân Việt Nam ưa chuộng lối uống trà tươi, một phần vì giá rẻ, một phần vì vị chát đặc biệt của nó. Trong một số năm gần đây, các nhà sản xuất trà tại Việt Nam còn chế biến trà tươi khô để thích hợp với nhu cầu xuất cảng.
3. Ấm trà
Ấm và chén trà quý thường do các lò sành sứ nổi tiếng của Trung Hoa như Cảnh Đức Trấn và Yixing làm ra. Tuy nhiên, nước ta cũng sản xuất các đồ sành sứ dành cho việc uống trà. Hai hình đính kèm cho thấy hai ấm sứ hoa lam triều Nguyễn (thế kỷ 18). Ấm sứ nước ta có những nét rất đặc trưng Việt Nam, như kích thước của vòi khá nhỏ so với thân ấm; các hình ảnh trên thân ấm có đường nét rất phóng khoáng; miệng ấm khá rộng, và nắp lại không có núm cầm (Ảnh liệu: Nguyễn Anh Tuấn & Trịnh Sinh 2005, tr.142). Hai kiểu ấm trà trên thích hợp cho việc pha trà xanh, hoặc trà tươi của những người bình dân. Các nhà Nho thường có thú vui uống trà Tàu, theo kiểu thời Minh, Thanh. Vì vậy, các ấm trà thường do các lò sành sứ danh tiếng của Trung Hoa làm ra.
| |
Hai ấm sứ hoa lam Việt Nam vào thế kỷ 18 |
Đồ sành sứ của nước ta có dịp phát triển mạnh mẽ khi triều nhà Minh giới hạn thị trường sành sứ của họ vào thế kỷ 14 và 15. Stevenson & Guy (1997) cho biết nhiều khai quật mới đây tại tỉnh Lâm Đồng (xưa thuộc Chiêm Thành), Phi Luật Tân, Nam Dương và Nhật Bản cho thấy 14 lò sành sứ ở tỉnh Hải Dương, Việt Nam đã xuất cảng sang các quốc gia này với mức độ quy mô vào thế kỷ 14 và 15 (tr.37). Trong số đó, lò Chu Đậu nổi bật nhất về mặt phẩm chất và sáng tạo nghệ thuật (tr.86). So với đồ sành sứ Trung Hoa, đồ sành sứ của Việt Nam kém phần sắc sảo và trau chuốt. Tuy nhiên, chính vì tính đơn giản và mộc mạc mà đồ sành sứ Việt Nam có một thế đứng riêng trên thị trường đồ sành sứ trong vùng. Việc các Thiền sư Nhật chọn đồ sành sứ Việt Nam cho các nghi thức trà đạo thể hiện tính 'đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu' của những người hiểu Thiền. Vào thế kỷ 14 và 15â, nghệ thuật Thiền tông vẫn còn ảnh hưởng lớn lao vào cảm mỹ của các nghệ nhân nước ta. Các hoa văn Việt Nam thường diễn tả sóng nước, cánh hoa sen, và hình ảnh của cá bống, tôm tép và rong rêu. Tất cả cho thấy sự kiện nghệ nhân nước ta yêu mến tính giản dị của cuộc sống hiện tại. Trong suốt nhiều thế kỷ, thiền giúp những người thực hành Trà đạo tại Nhật thấy được, và tiếp xúc với thực tại mầu nhiệm qua các hình vẽ sống động này.
| |
Ấm Yixing thời kỳ thứ nhất, thứ 2, và thứ ba |
Hình dạng ấm trà thay đổi theo thời gian và tùy theo cho loại trà nào. Hầu hết các ấm trà mà ta thấy ngày nay tại Trung Hoa và Việt Nam là các kiểu ấm từ thời Minh và Thanh. Có hai loại ấm trà chính là ấm chu sa (màu gan gà), và ấm tráng men (porcelain). Ấm chu sa là một đặc sản của thị trấn Yixing, tỉnh Giang Tô (Jiangsu), Trung Hoa. Loại ấm này thích hợp cho các loại trà ủ như ô-long và hắc trà. Loại tráng men thích hợp cho thanh trà (gồm có trà mộc và trà ướp các loại hoa) và bạch trà. Ấm chu sa có đặc tính hấp thụ hương vị của trà mà người ta pha chế trong nó. Lâu dần, loại ấm này phát triển một vị đặc biệt riêng, đến độ người uống trà sành điệu chỉ dùng một ấm chu sa riêng cho một loại trà, vì sợ việc pha bừa bãi nhiều loại trà làm hỏng vị riêng của ấm. Chính vì ấm chu sa có đặc tính giữ hương vị trà tốt hơn loại tráng men nên trong trường hợp hết trà, chủ nhân vẫn có thể chế nước sôi vào ấm uống cho đỡ thèm, vì nước trong bình vẫn còn phảng phất hương vị trà của nhiều năm tháng trước đây. Tuy nhiên, vẫn có kiểu ấm phối hợp cả hai loại kể trên như vỏ ấm làm bằng đất nung và mặt trong lại được tráng men. Với loại bình này, chủ nhân vẫn có thể thưởng lãm màu gan gà mộc mạc, ấm áp và hương vị của thanh trà và bạch trà.
Căn cứ theo website www.rdandt.com , ấm trà Yixing có thể chia làm bốn loại, căn cứ theo bốn thời kỳ. Ấm trong thời kỳ thứ nhất (1573-1619) có dạng tròn trĩnh như trái bí ngô (pumpkin). Vỏ thường có nếp nhăn hoặc trơn. Ấm trong thời kỳ thứ hai (1621-1796) có chủ đề về thiên nhiên với hình dáng của thảo mộc, hoặc thú vật. Ấm trà vào thời kỳ thứ ba (1662-1875) đánh dấu một sự chuyển hướng mới khi chúng có các dạng hình học. Các học giả Trung Hoa liệt kê 18 dạng căn bản của ấm trong thời kỳ này, gọi là 'Mon Seng 18'. Ấm trong thời kỳ thứ tư (từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1940) thường sử dụng lại các kiểu mẫu thời trước. Trong một số thập niên gần đây, phẩm chất của ấm Yixing không còn được như xưa. Một phần vì chất đất sét tím (chu sa) càng lúc càng hiếm hoi; một phần vì tài nghệ của các nghệ nhân thời nay không còn cao như các thời trước nữa.
Ngoài việc chế các kiểu ấm trà với các hình dạng kỳ lạ, nghệ nhân Trung Hoa thời Minh, Thanh còn có khuynh hướng chú ý nhiều đến hiệu năng sử dụng của ấm. Nguyễn Tuân (1962) đề cập đến phẩm hạng các ấm trà theo lời truyền tụng của người xưa, „Thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần“ (tr.52). Chắc hẳn người xưa phải dựa trên một số tiêu chuẩn nào đó khi có sự nhận xét như trên. Các yếu tố hình dạng, kích thước, chất liệu và công năng của ấm quyết định phẩm chất của một ấm trà. Cứ thử quan sát một ấm Tàu tiêu biểu thì ta mới thấy rõ được một số nguyên lý trong việc vẽ kiểu ấm. Một ấm Tàu đích thực phải hội đủ hai đặc tính: thứ nhất, miệng vòi, gờ miệng ấm và quai ấm phải thẳng hàng. Thứ nhì, khi thả ấm vào chậu nước, ấm phải nổi đều, không nghiêng lệch (Nguyễn Tuân 1962, tr.57). Theo tôi, đặc tính thứ nhất giúp cho sức chứa của ấm được tối đa, và việc rót trà dễ dàng hơn. Một ấm trà có vòi thấp hơn miệng ấm sẽ làm giảm dung tích của ấm. Nếu miệng vòi cao hơn miệng ấm, trong lúc rót, trà có khuynh hướng tràn ra khỏi miệng ấm trước khi chảy ra miệng vòi. Vòi ấm phải hơi cong để giữ nhiệt lâu. Đặc tính thứ hai, gờ miệng ấm và quai ấm phải thẳng hàng giúp cho ấm luôn vững vàng lúc để yên, hoặc trong lúc sử dụng. Việc phân bố lượng đất sét đồng đều giữa vòi ấm và quai ấm giúp người sử dụng rót hoặc ngưng rót trà mà không phải dùng nhiều công sức.
Trả lời trong một cuộc phỏng vấn tại Đài Loan vào tháng Hai, năm 2001, ông Cheng, người nổi tiếng với bộ sưu tập hơn 500 ấm Tàu đủ loại, cho biết có bảy điểm chính trong việc thẩm định một ấm trà lý tưởng. Thứ nhất, bình trà phải hợp nhãn với người sử dụng. Thứ nhì, vỏ ấm phải sáng sủa và cứng chắc (trong trường hợp ấm chu sa). Muốn thử vỏ ấm cứng như thế nào, người ta có thể đặt ấm vào lòng bàn tay và dùng ngón trỏ của bàn tay kia gõ nhẹ vào vỏ ấm. Vỏ càng cứng thì tiếng càng đanh. Thứ ba, mùi của vỏ ấm phải tinh khiết. Hầu hết các ấm trà mới đều có những mùi tạp của đất sét, than nung, và dầu đốt. Thứ tư, thân và nắp ấm phải kín hơi. Cách thử hay nhất là đổ đầy nước vào ấm, dùng ngón trỏ bít kín lỗ thông hơi của nắp ấm. Kế đến, nghiêng ấm để đổ nước ra khỏi vòi. Nếu nước chảy ra khỏi miệng ấm, đây là ấm không tốt. Thứ năm, buông ngón tay trỏ ra khỏi lỗ thông hơi của nắp ấm, nếu nước chảy ra khỏi vòi điều hòa, thì đây là ấm tốt. Thứ sáu, trọng tâm của ấm phải đúng. Đổ 3/4 lượng nước vào ấm, nâng ấm lên và thử đổ nước ra ngoài. Nếu bàn tay của người cầm cảm thấy hơi mất thăng bằng, thì đây cũng không phải là ấm tốt. Thứ bảy, loại trà phải thích hợp với loại ấm. Nếu sử dụng trà chủ về mùi thơm như các loại trà ướp hoa thì phải dùng ấm có khả năng giữ sức nóng lâu để trà có đủ thời gian tỏa hương thơm ra trọn vẹn. Trong trường hợp này, ấm chỉ thích hợp với loại vỏ khi gõ vào có tiếng đanh chắc. Nếu sử dụng trà chủ về vị, như trà Ô-long, vỏ ấm nên có âm thanh bớt đanh khi gõ vào (www.rdandt.com).
Về kích thước, ấm có nhiều loại dung tích khác nhau như ấm độc ẩm, song ẩm, và quần ẩm. Một người sành uống trà luôn có nhiều ấm với kích thước khác nhau trong nhà. Tùy theo bao nhiêu người uống mà người đó sử dụng một ấm trà cho thích hợp. Pha trà cho nhiều người uống đòi hỏi người pha một sự hiểu biết căn bản để hương vị và độ nóng nơi mỗi tách trà đồng đều. Nếu rót một mạch cho đầy một tách rồi đến tách khác, thì tách trà nào được rót trước sẽ có vị nhạt hơn, và nguội hơn tách trà được rót sau. Trong một lần uống, mỗi người nên chỉ thưởng thức ba chén trà mà thôi.
Ấm chu sa co' khắc Bát Nhã Tâm Kinh’ (Sưu tập của Nguyễn Kỳ Hưng)
Ý thức được tầm quan trọng của trà trong cuộc sống thường nhật của người Trung Hoa xưa, các nhà sản xuất ấm trà còn cho khắc, hoặc in kinh sách nổi tiếng của Phật giáo như Bát Nhã Tâm Kinh trên thân ấm (hình đính kèm). Qua việc rót trà từ ấm loại này, các tu sĩ Phật giáo có thể cho mọi người thấy sự quan tâm của họ, không những đến nhu cầu giải thoát tâm thức, màø luôn cả thú uống trà tao nhã của Phật tử trong lúc lâm chung hoặc quá vãng
Trong nghệ thuật pha trà Nhật Bản, người Nhật sử dụng các ấm đun bằng gang (tetsubin) để đun nước. Vùng Nambu, quận Iwate, Nhật Bản, là một trong những nơi sản xuất loại ấm nổi tiếng này. Thông thường vỏ ấm thường có màu đen tuyền, được đúc sần sùi đều đặn như vỏ của trái vải trông rất ngoạn mục (hình đính kèm). Bên trong lòng ấm có tráng một lớp men như loại 'nonstick' để nước đun không bị ngái mùi kim loại. Kích thước loại ấm này khá đa dạng. Tùy theo số người uống mà dung tích ấm lớn nhỏ khác nhau.
Cổ nhân sớm nhận thức được rằng tình dục là một nhu cầu tâm sinh lý tự nhiên, tất nhiên và tất yếu của con người. Mặc dù Mạnh Kha luôn luôn giáo huấn nam nữ thụ thụ bất thân nhưng cũng không giấu giếm mà nói rằng thực, sắc, tính dã. Lễ ký, lễ vận cũng nói: "Ẩm thực nam nữ, nhân chi đại dục tồn yên". 4. Chén trà
Hình dạng chén trà rất phong phú nhưng tựu trung bao gồm bốn loại: Xuân ẩm, Hạ ẩm, Thu ẩm và Đông ẩm. Trời càng lạnh thì miệng chén càng hẹp; trời càng nóng thì miệng chén càng rộng. Các chén trà truyền thống Đông phương không có quai cầm. Vương Hồng Sển (1971) cho biết vào đời Khang Hy, để đáp ứng cho việc xuất cảng sang thị trường Âu châu, các nhà sản xuất đồ sành sứ Trung Hoa mới bắt đầu chế thêm tay cầm cho các chén trà, gọi là tách (tr.295). Kích thước, hình dạng và màu sắc chén trà thay đổi theo thời gian. Theo Phạm Đình Hổ (1998), sau đời Khang Hy (1662-1722), người sành điệu bắt đầu sử dụng các chén nhỏ (tr.48). Sự việc này cho thấy tầm ảnh hưởng lớn lao của trà Ô-long từ thời điểm đó. Căn cứ theo cách uống trà Ô-long, trà thường được pha trong bình chu sa (gan gà). Các chén trà luôn nhỏ vì lượng trà chiếm đến 1/3 dung tích của ấm. Màu nước men của tách trà ảnh hưởng nhiều trong việc thưởng lãm trà. Lu Yu (1974) cho biết vào thời nhà Đường, các chén trà Yueh Chou được chuộng nhất vì ánh màu lục của chén làm khởi sắc thêm màu của nước trà. Điều này rất tương phản với những chén của các lò khác, khi chúng có khuynh hướng làm biến đổi màu sắc của nước trà. Chẳng hạn như chén Hsing Chou có khuynh hướng làm nước trà có màu đỏ nhạt thành màu đỏ đậm; chén Shou Chou có nước men màu vàng có khuynh hướng làm nước trà màu đỏ thành màu nâu rỉ và chén Hung Chou có nước men màu nâu có khuynh hướng làm nước trà có ánh đen đậm (tr.90-93). Các chén thủy tinh không được chuộng mấy vì tính dễ nứt, hoặc dễ vỡ của chúng, mặc dù chúng rất thích hợp cho các loại thanh trà và bạch trà.
Tại Việt Nam, số lượng chén trong một bộ trà khác biệt tùy theo miền. Vương Hồng Sển (1993) cho biết một bộ chén trà tại miền Bắc gồm có một chén tống và bốn chén quân. 'Tống' là từ biến thể của 'tướng'- tên gọi một chén có dung tích lớn hơn chén thường, dùng để chuyên trà từ chiếc ấm con rót vào. Tại miền Trung, số lượng chén quân giảm xuống còn ba, qua thành ngữ 'Nhất tướng tam quân' (tr.55).
| |
Chén 'Beni Annam', thế kỷ 16 (Stevenson & Guy, tr.51) | Chén Nhật Ofuke, thế kỷ 17 (Stevenson & Guy, tr.70) |
Stevenson & Guy (1997) cho biết vào thế kỷ 16, nước ta từng xuất cảng sang Nhật Bản nhiều kiểu chén trà. Trong số đó, Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật của dòng họ sứ quân Tokugawa ngày nay còn bảo tồn một loại chén, tên gọi 'Beni Annam' (tr.51& tr.70). Việc chén trà Nhật Ofuke (hình trên bên phải) có dạng như cùng khuôn đúc với kiểu chén 'Beni Annam' (hình trên bên trái), cho thấy ảnh hưởng sâu đậm của nghệ thuật sành sứ nước ta vào nghệ thuật sành sứ của Nhật Bản.
5. Lò và ấm đun nước
Từ đời nhà Thanh trở đi, các nhà sản xuất Trung Hoa còn chế ra lò than và các ấm đồng để đun nước sôi. Lò than phải được tính toán cẩn thận. Ít lỗ thì lửa không bốc đủ, nhiều lỗ thì than mau tàn. Từ đời Minh, Thanh trở đi, ấm đồng được sáng tạo. Loại ấm này có đặc điểm nhẹ, không vỡ hoặc rò, và sôi nhanh hơn ấm đất. Nguyễn Tuân (1962) đề cập đến các kim hỏa bên trong lòng ấm đồng 'cò bay' của Trung Hoa. Chúng có công dụng làm nước mau sôi (tr.53). Tuy vậy, khuyết điểm lớn nhất của ấm đồng là làm vị nước sôi có mùi tạp của kim loại. Người uống trà sành điệu luôn có hai ấm đun nước thay phiên bắc trên lò than. Tuy người xưa không uống nhiều một lần, nhưng lúc nào trên bếp than cũng cần phải có sẵn nước đun để pha một ấm mới khi có khách đến chơi.
Ấm Tetsubin Nhật Bản (Sưu tập của Nguyễn Kỳ Hưng)
Trong nghệ thuật pha trà Nhật Bản, người Nhật sử dụng các ấm đun bằng gang (tetsubin) để đun nước. Vùng Nambu, quận Iwate, Nhật Bản, là một trong những nơi sản xuất loại ấm nổi tiếng này. Thông thường vỏ ấm thường có màu đen tuyền, được đúc sần sùi đều đặn như vỏ của trái vải trông rất ngoạn mục (hình đính kèm). Bên trong lòng ấm có tráng một lớp men như loại 'nonstick' để nước đun không bị ngái mùi kim loại. Kích thước loại ấm này khá đa dạng. Tùy theo số người uống mà dung tích ấm lớn nhỏ khác nhau.
6. Lửa và vật liệu để đun:
Yếu tố lửa rất quan trọng trong việc pha trà. Sau đời Minh, đời Thanh trở xuống, lò nấu than và các vật dụng pha trà được chế biến tinh vi và lịch sự (Phạm Đình Hổ 1998, tr.45). Hương vị trà vì thế càng trở nên tinh khiết hơn. Có nhiều loại vật liệu để đun một ấm nước. Loại thông thường là than Tàu. Tuy người nước ta chế được than loại này, ta vẫn gọi là than Tàu, vì người Tàu nghĩ ra cách chế tạo nó. Lu Yu (1974) cho biết than đã đốt rồi không thích hợp cho việc đun nước pha trà, vì mùi mốc meo của nó. Ngoài than Tàu ra, củi khô của các cây già, cứng đều tốt trong việc nấu nước (tr.105). Theo Qiu Huanxing (1997), người uống trà Gongfu sành điệu của vùng phía đông tỉnh Quảng Đông và phía nam tỉnh Phước Kiến, sử dụng hạt olive phơi khô để đun nước. Khi cháy, hạt olive khô cho lửa đượm và thoang thoảng mùi thơm của dầu olive (tr.259). Tại nước ta, người xưa dùng các trái ổi còn xanh, phơi khô để nấu nước (Nhất Thanh 1970, tr.136). Kẻ uống trà sành điệu luôn quan tâm đến mức độ sôi của nước. Nước chưa sôi đúng mức không đủ sức lấy hết tinh chất và hương vị của các lá trà. Nguyễn Tuân (1962) cho biết mỗi giai đoạn trong việc pha trà đều được người xưa quan tâm đến, qua đoạn văn trong bài 'Chén trà trong sương sớm':
Nước sôi già lắm rồi. Nhưng thói quen vẫn bắt cụ Ấm rót thử một chút nước xuống đất xem có thực là sôi không. Mở đầu cho công việc vụn vặt trong mỗi ngày tàn còn lại, ông già đã sợ nhất cái ấm trà tàu pha hỏng lúc sớm mai. Từ trên bề cao cỗ sập, dòng nước sôi trút mạnh xuống nền đất trị, tiếng kêu lộp bộp (Nguyễn Tuân 1962, tr.199).
Ngoài việc lắng nghe, người xưa còn để ý đến yếu tố 'ngư nhãn' và 'giải nhãn' của tăm nước sôi. Nước mới chớm sôi thì tăm nước to bằng mắt cua; sôi hơn nữa tăm nước to bằng mắt cá. Nhiệt độ của nước để pha trà tùy thuộc vào quy trình pha trà, và loại trà. Các trà ướp cần phải có nước sôi già để lấy hết hương vị bên trong lá trà. Tuy nhiên, Holy Mountain Trading (2000) cho biết nước quá sôi sẽ làm hỏng vị của thanh trà. Nhiệt độ lý tưởng để pha thanh trà là trong khoảng 170-185 độ Fahrenheit (khoảng 80°- 85°C). Trà Ô-long sẽ tăng hương vị khi pha với nước gần sôi.
7. Nước:
Nếu lửa quan trọng cho một bình trà như thế nào thì yếu tố nước quan trọng không kém. Từ nhiều thế kỷ, nước được xem như yếu tố vô cùng mật thiết cho những ai tin tưởng vào khoa địa lý. Theo lý thuyết của khoa này, sinh khí, hoặc long mạch thể hiện qua sự tinh khiết của nước. Mộ phần đặt đúng nơi có nước tốt, con cháu kẻ quá cố sẽ phát đạt và thịnh vượng. Khi cất nhà để ở ngay trên mạch nước tốt, cư dân sẽ luôn khỏe mạnh và an vui. Suy diễn thêm ra, người xưa tin rằng nước tinh khiết rất cần thiết cho việc uống trà, vì có một tách trà thơm tinh khiết là có đủ sinh khí để điều tâm trong một ngày. Theo Lục Vũ, nước lý tưởng để pha trà là nước suối. Tuy vậy, phải tránh dùng nước suối ở những nơi gần thác nước hoặc chỗ nước chảy xiết. Thứ đến là nước sông sạch. Phạm Đình Hổ (1998) đề cập đến nước suối Hồng Tâm như nguồn nước tuyệt hảo. Nguyễn Tuân (1962) nhận định nước giếng ở trên những vùng đồi núi có hương vị tinh khiết, có thể có cùng nguồn với nước suối. Nước máy không hợp cho trà vì có nhiều tạp chất. Nhất Thanh (1970) cho biết nước mưa không được chuộng vì làm cho vị trà nhạt (tr.136). Tuy vậy, theo kinh nghiệm của một số người uống trà sành điệu, nếu nước mưa được cất lắng vài năm thì vị nước sẽ trở nên tinh khiết, không kém gì phẩm chất nước giếng tốt. Trước khi có sự phát minh ra máng xối, người xưa dùng những bẹ cau, nối với nhau làm máng để lấy nước mưa. Theo Nguyễn Tuân, nước lý tưởng nhất lại là nước lấy từ các hạt sương đọng trên lá sen. Trong bài 'Chén trà trong sương sớm', tác giả viết về niềm tâm sự của cụ Ấm với người con trưởng về vinh dự được hầu thầy dậy học từ thuở còn cắp sách:
Cả ạ, thày cho nước pha trà không gì thơm lành bằng cái thứ nước đọng trong lá sen. Mỗi lá chỉ có ít thôi. Phải gạn vét ở nhiều lá mới đủ được một ấm. Hồi thày còn ít tuổi, mỗi lúc được quan Đốc truyền cho đi thuyền thúng vớt những giọt thủy ngân ấy ở lá sen mặt đầm, thày cho là kỳ thú nhất trong đời một người học trò được thày dạy yêu như con (Nguyễn Tuân 1962, tr.206).
Theo sự phân tích khoa học, nước trà ngon hay dở là do thành phần hóa học trong nước dùng để pha trà quyết định. Chlorine trong nước máy làm hại hương vị của trà. Nước cất (distilled water) làm nhạt trà. Trái lại, khoáng chất càng nhiều trong nước càng làm tăng vị đậm đà của trà. Nước lý tưởng để pha trà nên có alkaline pH (độ kiềm) vào khoảng 7.9. Tuy vậy, hắc trà có vị độc đáo hơn nếu nước chứa ít lượng Volvic (Holy Mountain Trading 2000). Volvic bao gồm các chất khoáng như fluoride, calcium, sulfates, potassium, sodium, nitrates, silica, magnesium, and bicarbonate. Volvic hình thành do nước mưa thấm sâu vào lòng đất, qua các lớp đất đá của núi lửa trong nhiều năm tháng. Càng thấm sâu, nước mưa càng tinh khiết, và chứa nhiều khoáng chất vừa nêu.
Khay trà:
Khay trà được sử dụng với hai mục đích. Thứ nhất, để đựng các chén trà và thứ nhì, để hứng nước rơi ra ngoài khi rót trà vào chén. Nhất Thanh (1968) cho thấy một số khay bằng gỗ có tên 'Chân quỳ xoi chỉ', 'Bàn toán', 'Chân quỳ dạ cá', và 'Thành lựu'. Bên cạnh các khay trà bằng gỗ còn có các khay trà làm bằng sành sứ. Loại khay này thường có những lỗ hổng trên khay, để một khi chủ nhân lỡ rót nước trà ra ngoài thì nước trà sẽ tụ lại trong hộp đựng bằng sành sứ ở dưới. Người uống trà sành điệu thường sắm nhiều khay cho hợp với ấm và tách trà. Chẳng hạn như khay có thành cao được sử dụng với chén Thu ẩm, và khay có thành thấp hơn như khay 'Bàn Toán' được dùng cho chén Xuân ẩm. Trước khi các nghệ nhân Trung Hoa chế tạo ra các ấm trà theo dạng ngày nay, trà được pha trong các chén lớn (thời nhà Tống). Vì vậy, các chén thời ấy phải có các khay nhỏ bằng gỗ giúp người uống không bị phỏng tay khi cầm chén trà vừa mới pha xong.
III. DƯỢC TÍNH CỦA TRÀ
Ngay từ thời Chiến Quốc (403-221 ÂÂL), người Trung Hoa biết sử dụng trà trong việc chữa bệnh. Đời nhà Tần, các đạo sĩ bắt đầu sử dụng trà trong việc luyện thuốc trường sinh. Phan Tấn Tô (1996) cho biết trà càng để lâu càng tốt trong việc chữa bệnh. Khi phối hợp với các vị thuốc khác, trà (bao gồm lá và nụ) có rất nhiều dược tính như kích thích thần kinh, làm săn da, tăng tuần hoàn, hô hấp,cầm máu, lợi tiểu, tiêu thực, chữa tiêu chảy, kiết lÿ và đắp vết thương sát trùng (tr.211-214). Trong một công trình nghiên cứu chuyên môn, Bùi Thế Trường (2005) cho biết trà có rất nhiều công dụng y học khác như:
1. Tính làm giảm các nguy hại vào cơ thể như cholesterol, huyết áp, lượng đường trong máu, rủi ro về đột quÿ (stroke), sự hư hại DNA.
2. Tính ngăn ngừa các bệnh như ung thư, xốp xương, máu đóng cục, suy thoái tim mạch, hơi thở hôi và sâu răng (nhờ chất fluoride).
3. Tính làm thư giãn mệt mỏi và căng thẳng.
Thành phần hóa học chính của trà là theanine, polyphenols và flavonoids. Các thành phần phụ gồm có quercetin, myrecetin, kaempferol, aluminium, fluoride, manganese, carotene. Các sinh tố trong trà có thể kể đến như A, B2, và C. Theanine là một amino acid có tác dụng làm kích thích và làm thư giãn đầu óc, giúp người uống có khả năng tập trung tư tưởng và sáng tạo. Polyphenols là một chất chống oxid hóa (antioxidant) có tác dụng khống chế sự thành hình của free radicals và các loại oxygen năng hoạt. Free radicals là thủ phạm của một số chứng bệnh nơi người như sơ cứng động mạch, ung thư, Alzheimer's disease, bịnh đục nhân mắt (cataracts), và viêm khớp. Người ta có thể tìm thấy free radicals từ môi trường chung quanh như ánh sáng mặt trời, X rays, phóng xạ và các chất hóa học như chất sát trùng, các chất solvents và thậm chí từ các thức ăn chiên và thịt nướng. Flavonoids cũng là một chất tương tự như trên, có tác dụng ngăn ngừa cholesterols đóng vào thành mạch máu và các bệnh về tim mạch (tr.01-28). Ngoài ra, trà xanh có thể làm chậm đi tiến trình lão hóa, và có thể kềm chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn có hại cho cơ thể (China.com).
Tuy vậy, nếu uống quá nhiều trà đậm hàng ngày trong thời gian dài, người uống có thể bị những biến chứng như nhức đầu, mê muội, chân tay run rẩy, táo bón, rối loạn tiêu hóa và gầy đi (Phan Tấn Tô 1996, tr.211-214). Du Feibao (2002) khuyến cáo rằng quá nhiều tannic acid trong trà sẽ ảnh hưởng sự bài tiết của dịch vị; đốt các màng mỏng của dạ dày và gây ra chứng táo bón. Ngoài ra, việc lạm dụng trà có thể gây ra những phản ứng không tốt cho cơ thể như làm rối loạn huyết áp và tim, giảm sữa của người mẹ và làm răng người trẻ tuổi màu nâu.
Công của Thiền sư Eisai Zenji (1141-1215) trong việc phát triển thuật uống trà tại Nhật Bản thật lớn lao. Kaisen (1980) cho biết khi trở về nước năm 1191, thiền sư Eisa được Sanetomo, sứ quân thứ ba của dòng Kamakura cho triệu vào cung để trị bệnh cho vị lãnh chúa này bằng bùa chú và cầu an. Thay vì đáp ứng lời yêu cầu trên, thiền sư Eisai trình lên Sanetomo một luận thuyết mang tựa đề 'Chú Giải về Dược Tính của Trà' (đã đề cập trong phần Dẫn Nhập) và một ít trà bột, nói rằng những thứ này còn hiệu nghiệm hơn thần chú và cầu an. Sau một thời gian uống trà, sứ quân Sanetomo bình phục. Ông rất đỗi vui mừng và trân trọng giới thiệu trà đến những người dưới trướng (tr.101-102). Sau đây là một đoạn trích từ luận thuyết:
Trà là một vị thuốc thần diệu cho dưỡng sinh; trà là bí quyết của trường sinh. Trà mọc lên từ các sườn núi như biểu hiện tinh thần của đất đai. Những ai hái và uống trà chắc chắn sẽ sống lâu. Ấn Độ và Trung Hoa đều xem trọng trà. Trong quá khứ, người nước ta đã từng ưa thích trà. Từ trước đến sau, trà vẫn mang những phẩm tính quý hiếm. Do vậy, chúng ta nên sử dụng trà một cách quảng đại hơn.
Theo truyền thuyết, vào thời cổ đại, người có tuổi thọ cao bằng trời. Nhưng trong thời gần đây, người thoái hóa dần và trở nên yếu đuối hơn, tứ chi và lục phủ ngũ tạng cũng suy nhược. Vì lý do này, ngay cả khi châm cứu và giác (moxa) cũng không thể mang lại kết quả viên mãn gì. Do đó, những ai được chữa trị với các cách này, sẽ trở nên yếu dần đi, cho đến khi thần chết cướp lấy mạng họ. Nếu các phương cách chữa trị truyền thống không biến cải, họa hoằn lắm mới có sự thuyên giảm.
Trong số những tạo vật mà trời tạo ra, người là loài hoàn mỹ nhất. Để trân quý mạng sống cũng như bảo tồn tuổi thọ, con người phải sống đúng cách và cẩn trọng. Điều thiết yếu trong sự bảo tồn sự sống là chuyên tâm đến sức khỏe, và bí quyết của sức khỏe tùy thuộc nhiều vào sự an bình của ngũ tạng. Trong số các tạng, tim là chủ tể. Để củng cố tim mạch, uống trà là phương cách hữu hiệu nhất. Khi tim yếu, các tạng khác đều bị ảnh hưởng theo. Từ khi thần y Jiva qua đời tại Ấn Độ hơn hai thiên kỷ, chưa ai có khả năng chẩn đoán tinh tường sự tuần hoàn của máu huyết. Từ khi vua Thần Nông biến mất khỏi thế gian này hơn ba thiên kỷ, chưa ai có thể quy định thuốc men một cách đúng mức… Tuy nhiên, nếu người nào đó uống trà, tim sẽ được tăng cường và tránh được các bệnh tật. Ai cũng biết khi tim bị suy yếu, nước da có màu nhợt nhạt, dấu hiệu cho thấy sự sống đang kiệt quệ. Tôi băn khoăn không hiểu tại sao người Nhật không quan tâm đến những gì có vị đắng. Tại Trung Hoa, người người uống trà, nhờ vậy, không ai có bệnh về tim và mọi người sống lâu. Nước ta có đầy dẫy người bệnh tật và gầy yếu, chỉ vì người nước ta không uống trà. Bất kỳ ai khi sức khỏe ở trong tình trạng bi đát, người đó nên uống trà. Nước trà sẽ làm tim hoạt động bình thường và xua đuổi các bệnh tật (Eisai Zenji, trong de Bary 1967, tr.237-240).
Cuộc vận động toàn quốc uống trà của Thiền sư Eisai đã mang lại một lợi ích lớn lao cho sức khỏe dân Nhật từ đầu thế kỷ 13 đến nay. Sau công cuộc cổ vũ này, các thiền sư My oe Shonin (người phục hồi Hoa Nghiêm Tông tại Nhật), Eison, và Dogen (tổ sư phái Thiền Tào Động tại Nhật) đã đóng góp nhiều trong sự hình thành Trà đạo qua việc phối hợp thuật uống trà và nghi lễ (Kaisen 1980, tr.102-103).
IV. TRÀ VÀ DƯỠNG SINH
Mai sớm một tuần trà.
Canh khuya dăm chén rượu.
Mỗi ngày mỗi được thế,
Thày thuốc xa nhà ta.
(Nguyễn Tuân 1962, tr.203)
Từ ngàn xưa, đạo học Đông phương chú trọng nhiều đến sự di dưỡng tinh thần. Từ nhiều thế kỷ, cổ nhân Đông phương đã biết đến ích lợi dưỡng sinh trong sinh hoạt uống trà hàng ngày. Một buổi pha trà đúng mức là cả một nghệ thuật. Nó đòi hỏi một sự tập trung tinh thần cao độ của kẻ pha trà. Nhất nhất mọi động tác đều phải nghiêm túc và kịp lúc. Cứ mỗi buổi sáng sớm, kẻ pha trà có dịp quẳng hết mọi ưu phiền trong cuộc sống, chăm chú vào một việc làm khiêm tốn, cẩn trọng đến độ gần như một thứ nghi lễ. Qua đó, hoạt động của các giác quan và trực giác được sử dụng một cách tối đa. Tâm thức của kẻ pha trà trong lúc ấy chỉ chuyên chú vào những gì đang xảy ra trước mắt; quá khứ và tương lai không có dịp làm bận tâm kẻ pha trà. Việc làm chăm chú này, mặc dù ngắn ngủi, lại không khác xa gì mấy với cứu cánh trong sự tu tập của Thiền tông, và chủ trương 'Nhất niệm- vạn niên' của Tịnh Độ tông. Tất cả đều nhằm đạt đến cái tâm không bị chi phối bởi ngoại cảnh. Học giả Lâm Ngữ Đường (Lin Yutang) cho chúng ta thấy rõ được điều này, qua sự mô tả cách thức pha và uống trà Tàu kiểu các tỉnh miền Bắc Trung Hoa:
Thông thường hỏa lò được đặt trước cửa sổ, với than Tàu cứng chắc, cháy đỏ. Cảm nhận được tầm mức quan trọng của việc pha trà, chủ nhà vừa quạt lò, vừa chăm chú xem xét hơi nước bốc lên từ ấm đun. Khi bày biện xong một ấm trà nhỏ và bốn chén bé xinh xắn lên khay, ông dời hộp đựng trà gần phía khay để kịp lấy trà ra khi nước sôi sẵn sàng. Tuy tiếp chuyện với khách, ông không xao lãng việc pha trà của mình. Lúc ấm đun bắt đầu tạo ra tiếng, ông quạt than Tàu dồn dập hơn. Có lúc ông ngừng quạt, mở nắp ấm đun để quan sát những tăm nước nhỏ li ti xuất hiện ở đáy của ấm đun nước, rồi đậy nắp lại. Người sành điệu gọi những tăm nước sôi này là 'ngư nhãn' và 'giải nhãn'. Đây là thời điểm 'sôi nước đầu tiên'. Sau đó, ông chăm chú lắng nghe tiếng reo của nước với cường độ tăng dần cho đến khi tiếng sủi nước phát ra. Trong giai đoạn này, những tăm nước nhỏ xuất hiện chi chít trên vách của ấm đun. Đây là thời điểm 'sôi nước thứ nhì'. Kế tiếp, ông cẩn thận quan sát hơi nước sôi thoát ra từ vòi của ấm đun. Một vài giây khắc trước khi nước đạt độ sôi sùng sục của thời điểm 'thứ ba', ông nhắc ấm đun ra, rót vào bên trong lẫn bên ngoài của ấm trà để làm ấm trà nóng đều, và ngay lập tức, ông cho một lượng trà khô vào ấm. Nước trà loại này, tương tự như cách uống trà 'Thiết Quan ÂÂm' kiểu người tỉnh Phước Kiến, thường rất đặc. Tuy ấm trà nhỏ đến độ không đủ rót đầy cho bốn tách trung bình, lại chứa đến một phần ba lá trà khô. Chính vì lượng trà nhiều như vậy nên khi nước trà được rót ra phải uống ngay lập tức. Lúc mọi người uống xong, ông lại châm nước tinh khiết vào ấm đun, đặt lên hỏa lò để pha bình trà thứ nhì. Theo sự nhận xét chuyên môn, bình trà thứ nhì được xem như ngon nhất. Nếu bình trà thứ nhất được so sánh như thiếu nữ tuổi mười ba, thì bình trà thứ nhì được xem như thiếu nữ mặn mà của tuổi mười sáu, và ấm thứ ba được ví như đàn bà (Lin Yutang 1939, tr.232-233).
Căn cứ vào sự diễn tả trên, một buổi uống trà được xem như một sinh hoạt cả tay lẫn tâm trí. Theo quan niệm 'Trà nô, tửu tướng' của các nhà Nho, mỗi khi có khách đến chơi, pha trà là một đặc quyền dành cho chủ nhà. Qua đó, chủ nhà có dịp thể hiện sự hiểu biết về nghệ thuật pha trà và kín đáo hơn, cho khách thấy tâm hồn chuộng sự thanh tao của mình. Nguyễn Tuân (1962) còn cho rằng: „Chỉ có người tao nhã, cùng một thanh khí, mới có thể cùng nhau ngồi bên một ấm trà. Những lúc ấy, chủ nhân phải tự tay mình chế nước, nhất nhất cái gì cũng làm lấy cả, không dám nhờ đến người khác, sợ làm thế thì mất hết cả thành kính“ (tr.201). Thú uống trà vì vậy khác hẳn với thú uống rượu, khi việc rót rượu lại dành cho người khác. Ngoại trừ việc uống rượu vào buổi tối cho lưu thông các huyết mạch trước khi ngủ, thú uống rượu chú trọng về sự vui nhộn trong khi thú uống trà chủ về sự yên tịnh, lắng đọng tinh thần.
Lâm Ngữ Đường đề nghị thời điểm lý tưởng để uống trà khi nào người ta rảnh rang công việc; khi con cái đi học; khi buổi tiệc tàn và khách đã về; lúc có dịp chuyện trò thâu đêm với bạn cũ; trong ngày mưa nhẹ, hoặc ngày có gió hiu hiu; trong nhà nghỉ mát hướng về hồ sen trong một ngày Hè; trong rừng dưới gốc bụi tre cao vút, hoặc nơi đình chùa ẩn dật, ngay cả lúc tâm tư người ta bị khuấy động hoặc mệt mỏi sau khi đọc thơ văn. Tác giả khuyến cáo không nên uống trà trong những hoàn cảnh bị chia trí như tại nơi làm việc; khi xem một vở tuồng; lúc mở một lá thư; trong lúc mưa lớn hoặc tuyết rơi; trong một buổi tiệc rượu đông người và trong những ngày bận rộn. Ngoài ra, người uống nên tránh trẻ con khóc, gia nhân cọc cằn, cãi vã và người nóng tính. Những nơi nên tránh cho việc uống trà như nhà bếp, phòng ẩm thấp, nóng bức và đường xá ồn ào. Những vật dụng không nên sử dụng trong việc pha trà như nước không tinh khiết, thìa và ấm đun bằng đồng thau, khăn lau không sạch và than Tầu xốp (Lin Yutang 1939, tr.235-236).
Những điều nên và không nên kể trên có một ích lợi dưỡng sinh lớn lao cho người uống trà. Công phu trong việc uống trà đòi hỏi người xưa tìm đến những nơi yên tĩnh, tránh những nơi ồn ào, hoặc người có thể gây xáo động tinh thần. Trà còn có tác dụng giúp người uống di dưỡng tinh thần sau những lúc đầu óc dao động với xúc cảm mạnh. Bên cạnh việc uống trà lúc sáng sớm, Nguyễn Tuân (1962) cho biết, các nhà Nho còn ngâm thơ lúc mới tỉnh giấc, khi vạn vật còn yên lặng, như một cách vận động thần khí kỳ diệu nhất cho lối sống nội tâm (tr.203). Ngoài những ích lợi về y học, các điều kiện lý tưởng cần thiết kể trên trong việc uống trà giúp thân và tâm người uống trà luôn an lạc. Đây chính là bí quyết dưỡng sinh của người Đông phương xưa.
Kết luận
Trà có mặt trong vùng Đông Nam Á từ thuở xa xưa. Loài người biết đến nhiều công hiệu của trà theo thời gian. Có thể tạo hóa sinh ra loại cây này với ba mục đích chính. Thứ nhất, làm tăng sự hữu tình của thiên nhiên với ngàn loại trà hoa nữ khác nhau. Thứ nhì, cung cấp người uống các dược tính quý báu để phòng chống nhiều chứng bệnh hiểm nghèo, và làm thư giãn đầu óc. Thứ ba, cung cấp chất liệu cho các sinh hoạt tinh thần và văn hóa Đông phương. Nguồn gốc của trà là một đề tài tranh luận sôi nổi vào đầu thế kỷ 19. Có lẽ một phần vì sự tranh dành thế lực thị trường của hai quốc gia sản xuất trà lớn nhất của thế giới. Một đằng cho rằng trà xuất phát từ Ấn Độ qua huyền thoại tổ Bồ Đề Đạt Ma cắt bỏ hai mí mắt, trong khi một đằng cho rằng trà xuất phát từ Trung Hoa, qua huyền thoại vua Thần Nông biết đến công dụng của trà trong một sự tình cờ. Thực ra, trà đến từ cả hai nơi. Riêng phần am tường công dụng của trà trong lãnh vực kích thích thần kinh, nhất định phải đến từ các tu sĩ Phật giáo. Hơn ai hết, họ sử dụng trà để trợ giúp đầu óc họ thêm minh mẫn trong việc thiền định hằng ngày.
Trải qua nhiều thế kỷ, vị trí của trà trong xã hội Trung Hoa thăng trầm theo thời cuộc. Trước thời nhà Đường, trà bị xem thường như hạng kém cỏi. Sau khi tác phẩm 'Trà Kinh' của Lục Vũ ra đời, người Trung Hoa nâng thuật uống trà ngang hàng với những ngành nghệ thuật cao quý khác. Cung cách uống trà và kỹ thuật pha trà của người Đông phương xưa khác nhau tùy theo nơi chốn và thời gian. Nếu người Nhật để ý nhiều đến cách thức uống trà, đến độ trở thành nghi lễ, thì người Trung Hoa lại chú ý nhiều đến loại trà và kỹ thuật pha và uống trà. Tuy thuật uống trà của nước ta chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Hoa nhưng người xưa vẫn có những cung cách riêng, thanh bạch mà cầu kỳ như trường hợp pha trà với nước sương đọng trên lá sen (Nguyễn Tuân 1962). Ngoài yếu tố nước ra, người xưa còn quan tâm nhiều đến ấm trà, không những về mặt thẩm mỹ, mà còn về mặt công năng nữa. Trà được giới học giả và các nhà Nho thời xưa ưa chuộng vì cung cách uống trà là một phép dưỡng sinh hữu hiệu, không những cho sức khỏe, mà còn làm phát triển tinh thần. Nghệ thuật uống trà giúp người uống quay về với nếp sống nội tâm. Đây chính là điểm làm trà trở thành một phần của các sinh hoạt văn hóa Đông phương.
Việc các giáo sĩ Bồ Đào Nha mang trà đến Âu Châu vào thế kỷ 16 là một biến cố trọng đại. Từ thời điểm này, trà trở thành một thức uống quốc tế. Các khám phá khoa học về lợi ích y học của trà trong thời gian gần đây là một biến cố quan trọng thứ hai. Trà có khả năng phòng chống nhiều tật bệnh bao gồm cả ung thư; làm giảm các tác hại lên cơ thể và làm thanh thản đầu óc. Việc uống trà Tàu không còn là một cái gì phù phiếm, kiểu cách của những kẻ có dư dả thì giờ, mà là một việc làm thiết yếu cho sức khỏe của mọi người, bất chấp Đông hay Tây phương. Trong chiều hướng đó, sự am hiểu một phần nào cung cách pha trà, và nghệ thuật uống trà của người xưa sẽ làm việc uống trà trở nên lý thú hơn. Đây chính là điểm giúp việc uống trà trở nên một sinh hoạt văn hóa và tinh thần, thay vì như uống một liều thuốc đắng.
Về vấn đề dưỡng sinh tình dục, quan điểm của y học cổ truyền (YHCT) có mấy nội dung chính sau đây.
Không nên cấm dục (dục bất khả tuyệt)
YHCT cho rằng nam là dương, nữ là âm, âm dương giao hợp chính là đạo của trời đất. Nếu cấm dục, âm dương không được tương giao thì sẽ phát sinh bệnh tật. Sử ký, Thương công truyện kể lại rằng: có một nữ tỳ họ Hàn của Tề Bắc Vương bị bệnh đau lưng hay phát sốt, phát rét không rõ quy luật. Thuần Vu Ý, danh y đương thời sau khi chẩn mạch cho rằng: người bệnh bên trong có âm hàn, nguyệt kinh bất hạ, duyên cớ là do không được thỏa mãn mong muốn sinh hoạt nam nữ. Quả nhiên, sau khi kết hôn, căn bệnh của tỳ nữ không thuốc mà khỏi. Từ Linh Thai, danh y thời Thanh - Trung Quốc cũng đã từng chẩn trị cho một thương nhân họ Uông vì hơn 10 năm không sinh hoạt vợ chồng mà phát sinh chứng khí suyễn đầu hãn, triệt dạ bất an (tương tự như suy nhược thần kinh trong y học hiện đại). Sau khi chẩn mạch, Từ Linh Thai không kê đơn thuốc mà chỉ khuyên họ Uông nên sớm trở về nhà và ngủ với vợ. Quả nhiên, sau khi nhập phòng một đêm mọi chứng bệnh đều khỏi cả.
Không nên quá sớm (dục bất khả tảo)
YHCT cho rằng nam nữ vị thành niên sinh hoạt tình dục quá sớm sẽ phá âm, thương tinh, tổn hao nguyên khí, không những làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng phát dục mà còn gây bất lợi cho sự sinh nở sau này. Vì thế y thư cổ thường nhấn mạnh: Nam phá dương thái tảo tắc thương tinh khí, nữ phá âm thái tảo tắc thương kỳ huyết mạch. Không những thế, hoạt động tình dục quá sớm còn có thể tạo thành ngũ thể hữu bất mãn chi xứ, dị nhân hữu nan trạng chi tật, ngũ thể bất mãn, ý muốn nói đến tình trạng công năng sinh lý và phát dục chưa được hoàn chỉnh, nan trạng chi tật là chỉ bệnh lý của hệ thống sinh dục về cả cơ năng và thực thể. Uông Ngang, y gia đời Thanh - Trung Quốc còn chỉ rõ: Giao hợp thái tảo, chước táng thiên nhiên, nãi yểu chi do (tình dục quá sớm làm hại nguyên khí dẫn đến chết non).
Không nên phóng túng, bừa bãi (dục bất khả túng)
YHCT đặc biệt chú trọng đến tác hại của lối sống dâm dục quá độ đến sức khỏe con người. Lý Bằng Phi, danh y đời Nguyên nói: tình dục thái quá có thể làm hao tán chân nguyên, khô kiệt tinh tủy, thận hư, liệt dương, mắt mờ tai điếc, cơ thể hao gầy, răng hư, tóc rụng và cuối cùng sức lực tàn tạ mà dẫn đến cái chết, mệnh đồng triều lộ (mệnh như sương sớm).
Cần chú ý những điều cấm kỵ (dục hữu kỵ tị)
YHCT thường khuyên rằng những khi ăn quá no, say rượu, lao động quá vất vả, trong người có điều buồn bực, uất ức, có bệnh nặng, phụ nữ thời kỳ hành kinh và mang thai, thời tiết mùa hè quá nóng nực, mùa đông giá lạnh thì cần chú ý tiết dục, tránh phòng sự, có như vậy thì sức khỏe mới được gìn giữ.
Cần biết cách bảo vệ sức khỏe trong sinh hoạt tình dục (phòng trung bảo kiện)
Từ rất sớm, YHCT đã lưu tâm nghiên cứu vấn đề dưỡng sinh trong quá trình hoạt động tình dục của con người. Tựu trung lại có 3 vấn đề cơ bản: một là, cần chú trọng sự hòa hợp trong phòng sự; hai là, phải nắm được phương pháp khí công đạo dẫn để bảo vệ sức khỏe; ba là, phải chú ý vệ sinh khi sinh hoạt tình dục. Tôn Tư Mạo, danh y đời Đường - Trung Quốc trong Bị cấp thiên kim yếu phương, phòng trung bổ ích đã ghi lại tỷ mỉ phương pháp bảo kiện khi sinh hoạt vợ chồng. Ví dụ, trước khi hành phòng, đầu tiên vợ chồng nên từ từ đùa vui cốt để cả hai đều thần hòa ý cảm, tình ý quấn quýt làm cho dương khí hưng thịnh mà cảm thấy ham muốn. Tối kỵ tình trạng cả hai chưa đồng cảm đã đột ngột hành phòng khiến cho khoái cảm không đạt được mà hiệu quả có lợi cho sức khỏe cũng mất. Khi giao tiếp, trước tiên nên tiến hành các hoạt động xoa bóp, cần thở sâu để dẫn khí và tập trung sự chú ý vào đan điền. Khi tiết tinh phải ngậm miệng, mở mắt, ngừng thở, nắm chặt hai bàn tay để điều ích tinh thần. Sau khi phòng sự, ngoài việc phải rửa sạch bộ phận sinh dục cần dùng các loại bột thuốc có công dụng phương hương hóa trọc sát trùng để xoa xát bên ngoài nhằm mục đích bảo vệ cơ quan sinh dục và dự phòng các chứng thấp chẩn, thấp sang.
Tóm lại, những kiến thức của YHCT về vấn đề vệ sinh trong sinh hoạt tình dục là hết sức phong phú và khá sâu sắc. Ngày nay, điều kiện sống ngày càng được nâng cao, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhưng chắc chắn kho tàng kiến thức đó vẫn rất có ích nếu như chúng ta biết vận dụng một cách có chọn lọc.
(Theo Sức Khỏe và Đời Sống)
hãng máy bay eva
ve may bay eva tu my ve vn
korean air
mua vé máy bay đi mỹ hãng nào rẻ
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich
vé máy bay đi canada