Monday, June 20, 2011

Bình Thuận - Ninh Thuận

Từ Saigon, theo Quốc lộ 1A đi 200 km là sẽ tới cửa ngỏ miền Trung: Bình Thuận - Ninh Thuận. Nếu đi xe lửa sẽ dừng lại ga Mương Mán mà rất nhiều phụ nữ đi "thăm nuôi" chồng "học tập cải tạo" ở Hàm Tân sau 1975 đều biết rõ. Có thể nói 2 tỉnh này là nơi có nhiều cát, nắng và gió nhất nước ta.1. Bình Thuận: 1. Khái quát: Là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, với bờ biển dài 192 km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná, Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu, Bà Rịa-Vũng Tàu. Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Hiện nay Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Phan Thiết, Thị xã La Gi, 8 Huyện:Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc,Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Hàm Tân, Đức Linh, huyện đảo Phú Quý. Thủ phủ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết, cách Saigon 200 km.Địa hình Bình Thuận bao gồm 4 dạng cơ bản: núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát và cồn cát ven biển. Ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo của huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km.tỉnh có một số núi cao như: Đa My (1.642 m), Dang Sruin (1.302 m), Ông Trao (1.222 m), Gia Bang (1.136 m), núi Ông (1.024 m) và Chi Két (1.017 m). Một số nhánh mũi chạy ra sát biển tạo nên các mũi La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Mũi Rơm và Mũi Nhỏ.
Đất Bình Thuận nguyên thuộc nước Nhật Nam ngày xưa, sau là đất của Chiêm Thành. Vì chiến tranh liên miên nên Chiêm Thành mất dần đất đai.
Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh chiếm đất Phan Lang (sau gọi là Phan Rang), và chỉ để lại mảnh đất phía Tây cho Chiêm Thành.
Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu lấy luôn mảnh đất còn lại đặt tên là Thuận Phủ và năm 1694 đặt là Thuận Thành trấn.
Năm 1697: Lập Bình Thuận phủ gồm 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Sau cải thành Bình Thuận Dinh. Đời vua Gia Long vẫn giữ Bình Thuận dinh, đến vua Minh Mạng đổi lại Bình Thuận phủ.
Năm 1827: Minh Mạng đặt ra hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận và hai huyện Tuy Phong và Tuy Định. Bình Thuận được đặt thành tỉnh và giao cho quan Tuần phủ Thuận Khánh kiêm nhiệm luôn tỉnh Khánh Hòa.
Năm 1883: Hòa ước ký với Pháp (ngày 23 tháng 7) sát nhập Bình Thuận vào Nam Kỳ.
Năm 1884: Hòa ước Patenôtre (ngày 6 tháng 6) lại đưa Bình Thuận về Trung Kỳ.
Năm 1888, vua Đồng Khánh chuyển phủ Ninh Thuận vào Khánh Hòa.
Năm 1900, vua Thành Thái đặt huyện Tuy Lý và lấy huyện Tánh Linh trước thuộc Đồng Nai Thượng sáp nhập vào Bình Thuận.
Năm 1905: Phủ Di Linh được nhập vào Bình Thuận.
Trước năm 1975: Bình Thuận có 8 Quận: Hàm Thuận, Phú Quý, Thiện Giáo, Hải Long, Hải Ninh, Hòa Đa, Tuy Phong và Phan Lý Chàm.
Năm 1976: Bình Thuận sát nhập với Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải. Đến tháng 4 năm 1992, Thuận Hải lại chia ra thành hai tỉnh riêng: Bình Thuận và Ninh Thuận. Quyết định chia tách ghi ngày 26 tháng 12 năm 1991.
Bình Thuận bây giờ vẫn bao hàm cả Bình Tuy (huyện Hàm Tân bây giờ).

Bình Thuận có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời, nhất là văn hoá Chămpa với nhóm di tích tháp Chàm cổ Pôshanư, đền thờ Poklong Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm nguyên gốc quý hiếm được bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ, trong đó có vương miện, áo bào, hia hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu. Người Chăm là một trong những người đầu tiên phát hiện ra công dụng của nước khoáng Bình Thuận. Họ đã dùng nước khoáng này chữa bệnh và chế nước thơm rửa tượng thánh. Bằng nước khoáng Bình Thuận, vào thế kỷ 13, người Chăm đã chữa khỏi bệnh phong cho vua Chế Mân của họ. Công chúa Huyền Trân, con gái vua Trần và cũng là hoàng hậu của vua Chế Mân rất ngạc nhiên về sự màu nhiệm, huyền bí của suối nước này nên đã đặt tên suối là Vĩnh Hảo. Người Pháp cũng khai thác nước khoáng Vĩnh Hảo từ năm 1920. Đến nay, nước suối khoáng Vĩnh Hảo đã nổi tiếng trong nước và đang từng bước vươn ra xuất khẩu trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới.
Nhiều sông suối bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh thuộc Lâm Đồng đã chảy qua Bình Thuận để ra biển. Tính chung, các đoạn sông qua Bình Thuận có tổng chiều dài 663 km, trong đó có sông Cà Ty (76 km), sông La Ngà (74 km), sông Quao (63 km), sông Lòng Sông (43 km), sông Phan (40 km), sông Mao (29 km) và sông Luỹ (25 km).
Bình Thuận có vũng lãnh hải rộng 52 nghìn km² nên Bình Thuận là một trong ba ngư trường lớn của
Việt Nam trữ lượng khai thác đánh bắt hải sản đạt 240.000 tấn hải sản các loại, là điều kiện chế biến thủy sản xuất khẩu. Sò điệp là đặc sản của biển Bình Thuận, tập trung ở 4 bãi chính là: La Khế, Hòn Rơm, Hòn CauPhan Rí, cho phép đánh bắt 25-30 nghìn tấn/năm. Bình Thuận có 151.300 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có trên 50.000 ha đất lúa và đang đầu tư để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả với:2.500 ha thanh long, 30.000 ha điều, 15.000 ha bông vải, 20.000 ha cao su, 2.000 ha tiêu. Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển. Với diện tích 400.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ 25 triệu m³ và thảm cỏ là tiền đề thuận lợi để lập các nhà máy chế biến gỗ và phát triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc và lập nhà máy chế biến thịt bò, heo... Có một dạo, Bình Tuy có nhiều lò than nhưng nay thì lụi tàn. Bình Thuận có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn:
- Nước khoáng thiên niên bicarbonat: hơn 10 mỏ trữ lượng cao, chất lượng tốt (trong đó có cả mỏ nước khoáng nóng 700 độ C) có thể khai thác trên 300 triệu lít/năm. Trong đó, 2 mỏ đang được khai thác và kinh doanh đó là Vĩnh Hảo và Đa Kai.
- Cát thủy tinh: 4 mỏ ở Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và Hàm Tân với trữ lượng trên 500 triệu m³, chất lượng đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu, phù hợp để sản xuất thủy tinh cao cấp, kính xây dựng, gạch thủy tinh.
- Đá granít: trữ lượng rất lớn, phân bố khắp nơi.
- Sét bentonit: dùng trong công nghiệp hóa chất và khai thác dầu mỏ, trữ lượng khoảng 20 triệu tấn.
- Quặng Sa khoáng nặng để sản xuất titan, zircon, trữ lượng khoảng một triệu tấn. Tại Vĩnh Hảo có diện tích trên 1.000 ha, sản lượng 150.000 tấn/năm... Zircon 4 triệu tấn, dẫn đầu cả nước về trữ lượng này.
- Dầu khí đang được xem là thế mạnh kinh tế mới của tỉnh Bình Thuận, với nhiều mỏ dầu có trữ lượng lớn đã được phát hiện cách đất liền 60 km; có 3 mỏ dầu Rạng Đông, Sư tử đen và Rubi đang khai thác. Hai mỏ Sư tử trắng và Sư tử vàng chuẩn bị khai thác. Chính phủ VN đang quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp dầu khí tại Bình Thuận để hình thành trung tâm dự trữ dầu mỏ nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và xuất khẩu.
Năm 2008, Cty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) sẽ đầu tư xây dựng nhà máy điện sử dụng năng lượng gió để phát điện phục vụ sản xuất và đời sống; với công nghệ và thiết bị Đức lần đầu tiên có mặt tại xã Bình Thạnh (huyện Tuy Phong). Trong giai đoạn 1, nhà máy Phong điện 1 – Bình Thuận có công suất 30MW, tổng vốn đầu tư 817,35 tỷ đồng, thời gian hoạt động của dự án là 49 năm. Ngoài diện tích 28 ha xây dựng nhà máy (gồm các hạng mục: Trụ điện gió, nhà điều hành, trạm biến thế, đường công vụ), phần diện tích gắn với công trình hơn Theo kế hoạch, vào tháng 8/2008, turbin số 1 sẽ được lắp đặt và hoàn tất giai đoạn 1 (lắp đặt 20 turbin công suất 1,5 MW) trong năm 2009. Trong giai đoạn 2, nhà máy điện gió sẽ được mở rộng, nâng công suất lên 120MW.
http://eva.vn/upload/news/2010-05-08/1273290952-bau-sen-3.jpgNgày 24 tháng 10 năm 1995, hàng vạn người bao gồm các nhà khoa học, khách du lịch trong nước và quốc tế đổ về núi Tà Dôn (huyện Hàm Thuận Bắc) và Mũi Né - Phan Thiết để chiêm ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng nhật thực toàn phần cũng đồng thời nhận ra nơi này có nhiều cảnh quan kỳ thú và tiềm năng du lịch phong phú. Đây được coi là mốc thời gian mà Bình Thuận bắt đầu có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam.http://thuyngakhanhhoa.files.wordpress.com/2010/02/bau-tre1baafng.jpegLà một tỉnh ven biển, Bình Thuận từng là tỉnh sản xuất nhiều muối nhất nước. Khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Bình Thuận là Mũi Né (Phan Thiết), núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam), chùa Cổ Thạch (Bình Thạnh-Tuy Phong), chùa Linh Sơn Cổ Tự (Vĩnh Hảo-Tuy Phong), Bàu Trắng xã Hoà Thắng (Bắc Bình), hồ Hàm Thuận - Đa My (Hàm Thuận Bắc), hồ Sông Quao (Hàm Thuận Bắc), Dinh Thầy Thiếm ( Tân Tiến - La Gi).
http://saigontoserco.com/files/news/bu_tr7854ng.jpg2. Du lịch: Bình Thuận đầu tư xây dựng các quần thể du lịch - nghỉ mát - thể thao - leo núi - du thuyền - câu cá - đánh golf - nghỉ dưỡng - chữa bệnh tại khu vực Mũi Né (thành phố Phan Thiết), Hàm Tân, Tuy Phong phục vụ du lịch. Hiện nay, thành phố Phan Thiết đang có một sân golf 18 lỗ, đang triển khai xây dựng sân golf thứ hai mang tầm vóc quốc tế, 5 khách sạn lớn, nhiều làng du lịch cao cấp, hệ thống nhà nghỉ ven biển... sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi giải trí của du khách và các nhà đầu tư. Bình Thuận còn có nhiều di tích văn hóa - lịch sử: Tháp Pôshanư, Dinh Vạn Thủy Tú, Trường Dục Thanh, Hải đăng Khe Gà.
http://images.timnhanh.com/sanhdieu/20090822/source/195_1250917585.jpga. Pôshanư là một nhóm di tích đền tháp Chăm quý giá còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về phía Đông Bắc. Nhóm tháp này có phong cách kiến trúc Hòa Lai - một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Vương quốc Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Nhóm đền tháp Pôshanư là một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn. Khoảng cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9, người Chăm xây dựng nhóm đền tháp này với mục đích để thờ vị thần Shiva - là một trong những vị thần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính. Thế kỷ 15, xây dựng thêm một số đền thờ với kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Pôshanư. Công chúa Pôshanư (con vua ParaChanh) là người có tài đức và phép ứng xử nên được người Chăm đương thời yêu quý. Năm 1992-1995, những cuộc khai quật khảo cổ tại nơi này đã phát hiện ra nhiều nền móng của những ngôi đền bị sụp đổ và bị vùi lấp hàng trăm năm nay, cùng với gạch ngói và một số hiện vật trong lòng các đền tháp có niên đại từ thế kỷ 15. Từ đây tháp có tên gọi là Pôshanư. Từ năm 1990 đến năm 2000, di tích được chính quyền tỉnh Bình Thuận tu bổ, tôn tạo. Tháng giêng âm lịch hàng năm, dưới chân tháp đều có diễn ra các lễ hội như Rija Nưga, Poh Mbăng Yang... Người Chăm làm lễ cầu mưa, cầu an...
b. Núi Tà Cú cao 649 m, nằm ven Quốc lộ 1A, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, cách Phan Thiết 28 km về phía Nam là một thắng cảnh kỳ thú và là một điểm leo núi hấp dẫn của tỉnh Bình Thuận. Quanh năm không khí ở Tà Cú trong lành, mát mẻ. Nhiệt độ trung bình từ 18 đến 22oC. Xưa kia đây là một ngọn núi lửa thuộc đệ nhất nguyên đại nên trong đất có vàng sa khoáng và sulfur, trong nước suối có hoạt chất của các loại rễ cây thuốc như ngũ gia bì, thần xạ, đỗ trọng bắc... rất tốt cho những người bệnh gan hoặc bệnh ngoài da. http://www.southernlandtravel.com/upload/images/place_090701014438.jpgĐể lên tới đỉnh ngọn núi nằm trong khu rừng cấm, du khách có thể cần 2 giờ để vượt qua 2.290 m đường dốc cheo leo, khúc khuỷu với những bậc đá có từ vài chục năm trước. Dọc ngang lối đi vô số những thân, rễ cây bò xuôi ngược. Bằng Lăng là đoạn dốc cao nhất, nghiêng 45o. Du khách sẽ rất vất vả để leo qua đoạn đường này nhưng bù lại có thể ngắm nhìn những thân bằng lăng cổ thụ rải đầy hoa tím lẫn với một loài hoa cánh trắng mảnh mai, trôi dạt trên dòng nước chảy men theo sườn núi. Cách đỉnh 1.250 m, đường đi đã dễ dàng hơn. http://www.ctu.edu.vn/colleges/aquaculture/aquafishdata/newsmenu/data4/captreo3.gifLúc này du khách có thể chiêm ngưỡng trời xanh thoắt ẩn thoắt hiện qua tán rừng và thung lũng mờ ảo qua màn sương bên dưới. Khi lên tới đỉnh, thiên nhiên trên núi Tà Cú đã không phụ lòng người, đẹp như cõi bồng lai. Tà Cú có phong cảnh hữu tình với những phiến đã muôn hình vạn trạng, những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi cùng khí hậu trong lành, thanh tịnh như chốn thần tiên.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/c/cf/C%C3%A1p_treo_T%C3%A0_C%C3%BA.jpghttp://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/c/cf/C%C3%A1p_treo_T%C3%A0_C%C3%BA.jpghttp://a8.vietbao.vn/images/vn888/anhvan/1/1/c/6/46.gifCáp treo Tà Cú
 Hoặc du khách có thể ngồi 10 phút trong cabin "bay"(cable car) theo đoạn dây cáp dài 1.600 m ở độ cao 500m, ngắm nhìn khu rừng xanh bao la. Nằm ở độ cao 563m (chưa tới đỉnh) là hai ngôi chùa: chùa Trên (Linh Sơn Trường Thọ) và chùa Dưới (Long Đoàn), cùng bậc thang đá cao và những ngọn tháp. Ở đây có bức tượng Phật Thích Ca nằm, làm bằng bê tông, quét vôi trắng dài 49 m nằm giữa bốn bề là núi non trùng điệp, xa xa là biển xanh. Đây là bức tượng lớn nhất Đông Nam Á, lớn hơn tượng Phật nằm dài 45m trong chùa Wat Po ở Bangkok - thủ đô Thái Lan. Khi đã đứng trên đỉnh núi, du khách có thể thả hồn thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên xung quanh đẹp như một bức tranh thủy mặc. Phía xa là bờ biển Hàm Tân trãi dài như vô tận với màu xanh biêng biếc, những cây cổ thụ đứng trầm lặng dưới những áng mây. Ở trên cao,hướng tấm mắt về phía Quốc lộ 1A, nhà cửa, ruộng vườn đan xen nhau thành từng vuông vức. Ngay từ 5 giờ chiều sương mù đã bắt đầu bảng lảng khắp thung lũng. Đêm xuống, những tảng sương dày đặc, bao phủ khắp núi rừng. Chùa núi Tà Cú cu tọa lạc trên núi Tà Cú ở độ cao hơn 400 m, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, cạnh quốc lộ 1A, cách Phan Thiết 28 km về phía Nam đã bị đập bỏ và đang xây dựng mới hoàn toàn. Phía trên chùa, cách hang Tổ khoảng 50 m là tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn dài 49 m, cao 7 m là ngôi tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á. Tác phẩm do ông Trương Định Ý chủ trì, được đúc bằng bê tông cốt thép trong đợt trùng tu năm 1963. Cách pho tượng khoảng 50 m về phía dưới là nhóm tượng Di đà Tam tôn xếp thành hàng ngang, xây trên đài sen: tượng A Di Đà ở giữa cao 7 m, bên trái là tượng Quán Thế Âm và bên phải tượng Đại Thế Chí đều cao 6,5 m. Tháp mộ của Tổ và của các nhà sư trụ trì đã qua đời được chia thành hai cụm ở trước điện thờ và sau điện thờ. Tháp Tổ nằm trước điện thờ, bên cạnh có mộ con cọp tương truyền là đã được sư Hữu Đức thuần hóa.http://www.southernlandtravel.com/upload/images/place_090630114901.jpgc. Khu vực đồi cát Mũi Né đẹp nhất và hoạt động du lịch dã ngoại sôi động nhất nước. Mũi Né là một mũi biển, một trung tâm du lịch nổi tiếng ở Phan Thiết. Trước 1975, khu này mất an ninh do hoạt động của VC. Ngày nay, Mũi Né là một phường của thành phố Phan Thiết và đang hình thành đề án nâng cấp thành thị xã của tỉnh Bình Thuận do kỹ nghệ du lịch ngày càng phát triển mạnh hơn. Từ một dải bờ biển hoang vu với các đồi cát đỏ mênh mông như sa mạc nằm rất xa đường giao thông, chỉ có lác đác vài xóm chài nghèo ẩn mình dưới bóng dừa râm mát, bỗng chỉ trong vài năm gần đây Mũi Né đã mọc lên hàng trăm khu resort rất được du khách nước ngoài ưa chuộng với bãi biển cát trắng dọc theo sườn núi, có hàng cây xanh và sự vắng lặng dù gần bên làng chài. Theo ước tính, Mũi Né chiếm hơn 70% số lượng resort của Việt Nam nhưng 6 năm qua, dường như đang bị "bão hòa" và cũng không còn hấp dẫn nữa do thiếu đầu tư cần thiết để tạo ra sự thu hút du khách trở lại nơi này. Cách trung tâm thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc, Mũi Né được nối liền với thành phố biển này bởi con đường Nguyễn Đình Chiểu - huyết lộ duy nhất này được coi là tuyến trọng yếu cho ngành du lịch của Bình Thuận. Sau 7 giờ chiều, khu này gần như ...đi ngủ sớm, chẳng còn hoạt động nào cho du khách giải trí,trừ các night club, bar (+ mãi dâm) trong khu trung tâm !
Khi đến Mũi Né, du khách sẽ có thể được tham quan làng chài Mũi Né và đồi cát (nơi đây đã được ghi lại trong rất nhiều tác phẩm nhiếp ảnh Việt Nam), có cơ hội chứng kiến được hoạt động của một làng chài xứ biển thuần chất Việt Nam và ăn thử con dông và nhiều hải sản khác. Tên gọi Mũi Né xuất phát từ việc ngư dân, mỗi khi đi biển gặp bão, thường đến đây nương náu. "Mũi" là cái mũi đất đưa ra biển; "Né" có nghĩa là để né tránh. Nơi đây có sự hài hòa giữa màu trắng của cát, màu vàng óng của nắng và màu xanh thẳm của biển tạo cảm giác ấm áp và trong lành. Làm sao để thu hút nhiều hơn du khách trở lại nơi này?
Hòn Rơm là tên một núi nhỏ vẫn còn hoang sơ, nằm tại phường Mũi Né, gần thành phố Phan Thiết. Ở trên núi này có một loại cỏ ống dài khoảng 0,50m; vào mùa nắng lớn, cỏ bị cháy khô, màu vàng. Người dân đi biển ở ngoài khơi nhìn vào ngọn núi thấy dáng vẻ khô vàng giống như một đụm rơm khổng lồ, nên mới gọi là Hòn Rơm. Ngày nay, Hòn Rơm thực chất là một "tiểu khu" du lịch của Mũi Né, với cảnh quan đẹp trầm lắng, bãi tắm dài hơn 17 km, vẫn còn nguyên sơ, chưa có người ở và khai thác, gọi là Bãi sau Hòn Rơm. Tại đây, nước xanh trong vắt, sóng êm, không có đá ngầm. Vào mỗi buổi sáng, hoặc chiều tà, người ta có thể ngồi tại đây ngắm bình minh hay hoàng hôn, nhìn trăng lên với ánh sáng vằng vặc, lung linh và trữ tình. Tại khu vực này, tổ chức lửa trại rất tốt. Nghe nói sắp xây dựng một khu giải trí quốc tế như Disneyland ở đây. Xa hơn là Bàu Trắng với cát trắng rất đẹp, với nhiều cây dương hai bên bờ dòng nước trong xanh.
Suối Tiên là một khe nước nhỏ ngay cạnh Hòn Rơm, thuộc phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, khu vực này được du khách đặt cho là Bồng Lai Tiên Cảnh.Trước đây, khe nước nhỏ này còn có tên dọi là Suối Tre. Người Phan Thiết cũng ít ai biết Suối Tre vì nó nằm khuất sau những đồi cát cháy nắng. Không gian tại đây đỏ rực bởi màu cát và nằm cách bãi biển không xa lắm. Có hàng nghìn nhũ cát lô nhô chĩa thẳng lên trời như đỉnh tháp. Cát bị mưa gió bào mòn nên có nhiều hình thù kỳ lạ, nhưng cứng như đá. Từ trên cao nhìn xuống vào lúc chiều tối, khu vực này giống như một vùng lâu đài thành quách bị lãng quên. Giữa những đỉnh nhọn có những khe, hẻm nhỏ để người ưa thám hiểm leo trèo nhưng lối nào cũng hẹp chỉ đủ một bàn chân.
Đồi Dương là một bãi tắm đẹp ở ngay bên trong thị xã Phan Thiết, bờ biển thoai thoải với những con sóng không lớn, nước biển trong và sạch, và đây cũng đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Phan Thiết. Tại đây, dọc bờ biển là hàng loạt các quán cà phê dưới tán những cây phi lao. Ngồi nhâm nhi cà phê ở đây vào những buổi chiều, người ta có cảm giác thoải mái với gió biển và không khí của biển.
d. Tháp nước có kiến trúc đẹp nhất (cao 32m, do Hoàng thân Lào Xuvanuvông thiết kế) (Phan Thiết), là biểu tượng của thành phố Phan Thiết. Tháp nước được khởi công xây dựng vào cuôí năm 1928 và hoàn thành vào đầu năm 1934, do kiến trúc sư Hoàng thân Xuphanuvông (Lào) thiết kế, do nhà thầu Ưng Du đảm trách. Có những chữ "U.E.PT" (viết tắt của "Usine Des Eaux de Phan Thiet") được kiến trúc bằng các mãnh sứ chén kiểu ngày xưa ghép lại theo lối viết chữ hình tròn chạy quanh tháp nước.
e.Đền thờ cá voi lớn nhất mang tên Vạn Thủy Tú, nơi lưu giữ hơn 100 bộ xương cá voi (Phan Thiết).
f. Ngọn hải đăng Kê Gà bằng đá cao nhất (cao 100 m - Hàm Thuận Nam). Hải đăng Khe Gà nằm trên một hòn đảo thuộc xã Thuận Quý, trước thuộc huyện Hàm Tân, nay thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Sở dĩ có tên gọi Khe Gà hay còn gọi là Kê Gà vì mũi đất có khe giống đầu mỏ của một con gà. Hòn đảo này rộng 5 ha với hàng trăm cụm đá hoa cương vàng rực muôn hình muôn vẻ và hàng trăm cây sứ đại thụ. Mũi đất này còn được người dân địa phương gọi là Mũi Điện do ngọn hải đăng ở đây phát sáng bằng năng lượng điện. Tuy nhiên, cái tên Mũi Điện cũng được dùng ở nhiều ngọn hải đăng khác như Đại Lãnh (Nha Trang), Bãi Môn (Phú Yên)... Hiện nay, hòn đảo Khe Gà và ngọn Hải đăng đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn với du khách khi đến tham quan tỉnh Bình Thuận. Hải đăng Khe Gà còn là di tích kiến trúc độc đáo. Theo lịch sử hàng hải ở khu vực này, Mũi Khe Gà được coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu. Ngay từ các thế kỷ trước đã có rất nhiều thuyền buôn qua lại nơi đây và bị đắm do không xác định được tọa độ, vị trí. Để đáp ứng nhu cầu vận tải của quân đội Pháp cũng như tàu buôn của nước ngoài qua đây, người Pháp đã nghiên cứu và cho xây dựng ngọn Hải đăng Khe Gà. Thiết kế: Chanvat (người Pháp). Trong thời gian xây dựng hải đăng (tháng 2 năm 1897 - cuối năm 1898), có rất nhiều người chết do tai nạn. Bắt đầu hoạt động: năm 1900. Hiện nay, ở đây vẫn còn nghĩa địa yên nghỉ của những người đã chết khi xây dựng công trình này. Bên trong hải đăng có 184 bậc thang xoáy ốc bằng thép dẫn đến đỉnh Hải đăng(cao: 35m, chiều cao toàn bộ tính từ tầm ngọn đèn đến mặt biển: 65m) cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn. Kích thước mỗi cạnh (chân): rộng 3m, đỉnh rộng 2,5m. Bề dày tường: từ chân đến độ cao 6m là 1,6m, càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,50m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1m. Bán kính quét sáng trên biển: 22 hải lý, tương đương 40 km, dùng làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại. Xung quanh chân Hải đăng có hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ trước đến nay còn nguyên, toả bóng mát quanh năm. Tất cả đều được đưa từ Pháp sang, kể cả ngọn đèn (2.000W) trên đỉnh và máy phát điện. Với quy mô này, Hải đăng Khe Gà hiện là ngọn hải đăng cao và cổ xưa nhất Việt Nam nói riêng và vùng Đông Nam Á nói chung. Có một tấm đá hoa cương lớn đặt ngay trước cửa vào Hải đăng khắc năm 1899. Tấm đá hoa cương này chưa biết người Pháp đưa từ đâu đến vì trong khu vực không có loại đá này. Không phải chỉ là những viên đá bình thường có 4 góc mà tất cả những khối đá hoa cương dùng xây Hải đăng đều đã được chạm, khắc thành từng ô, từng hình cạnh khớp với nhau. Nghĩa là gần như có sẵn một ngọn tháp bằng đá đã được làm sẵn, khi xây chỉ cần lắp đặt vào đúng thứ tự, góc cạnh từ dưới lên trên và chỉ cần đưa vữa vào là kết dính lại, không cần phải trét sửa chữa.
g. Chùa Ông (tức Quan Đế Miếu) là ngôi chùa cổ nhất và có quy mô lớn nhất của người Hoa ở Bình Thuận, nằm tại phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết.Trên nóc chính diện có khắc dòng chữ Hán "Thiên kiến Canh Dần niên trọng đông kiết tạo", có nghĩa là "Chùa được thiết lập vào tháng 11 năm Canh Dần" (1770). Người Hoa xây dựng để thờ Quan Công(Quan Thánh đế quân). Sách Đại Nam Nhất Thống Chí tập 12 gọi là Đền Quan Công đúng với tên của miếu.
Đặc biệt, nội dung thờ phụng bên trong chỉ thờ tượng Quan Thánh đế quân, cùng những tượng khác chứ không thờ Phật. Ngay trước cổng vào chùa còn tấm biển ghi "Quan Thánh miếu". Chùa không có các nhà sư trụ trì. Thế nhưng trong dân gian từ xưa đến nay cả người Việt và người Hoa đều quen gọi là Chùa Ông.Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, Chùa Ông là nơi mà nhân dân đến để cầu cho một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, làm ăn may mắn của mọi người, mọi nhà. Chùa Ông còn là trung tâm Lễ hội Nghinh Ông của người Hoa tại thành phố Phan Thiết.
h. Chùa Cổ Thạch (gọi là chùa Hang) tọa lạc ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, trên ngọn núi cao 64m, kề bên bãi biển Cà Dược. Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am nhỏ do Thiền sư Bảo Tạng khai sơn vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Về sau chùa được xây dựng lại khang trang với tên gọi chùa Cổ Thạch. Sau đó chùa lại nhập với chùa Bình Phước và được trùng tu mở rộng. Đứng trên chùa Hang, du khách có thể phóng xa tầm mắt chiêm ngưỡng cả vùng bãi biển mênh mông xanh biếc với rất nhiều tảng đá xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều hình thù đẹp mắt. Chùa Hang là một hệ thống gồm nhiều hang thờ, nằm rải rác đan xen nhau. Cách chùa Hang không xa là Hang Gió. Từ đây nhìn ra biển, bạn có thể thấy được bãi sỏi bảy màu (những viên sỏi trơn nhẵn có nhiều màu sắc khác nhau: từ trắng muốt, đen tuyền, xanh, vàng nhạt đến xám, nâu, rồi tím sẫm) uốn cong theo bờ biển xanh. Qua nhiều năm tháng, sóng biển đã bào mòn những tảng đá, tạo nên nhiều hình dạng kỳ lạ. Nơi lưu lại qua đêm lý tưởng nhất là Làng du lịch Cổ Thạch, giá phòng máy lạnh từ 140.000 - 260.000 đồng/phòng (1-3 giường), thuê lều: 50.000 - 70.000 đồng (2-4 người).
i. Vạn Thủy Tú tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết. Các Vạn thường được xây dựng ngay sát bờ biển của các làng chài. Vạn này được ngư dân làng Thủy Tú xây dựng vào năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ Cá Ông (cá voi) với chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, Võ Ca được bố trí theo hình chữ Tam, mặt chính quay về hướng Đông. Khi mới xây dựng xong, cửa Vạn sát ngay bờ biển, ngày nay bờ biển đã dời xa ra ngoài hơn 100 m. Vạn Thủy Tú là một trong những Vạn cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận. Bên trong Vạn có nhiều di sản văn hóa Hán - Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liên đối, trên văn khắc của Đại hồng chung. Vạn Thủy Tú cũng là một trong những di tích cổ có số lượng lớn sắc phong của các vị Vua triều Nguyễn ban tặng bởi vì trước đây, trong chiến tranh phong kiến với nghĩa quân Tây Sơn, các tướng lĩnh nhà Nguyễn đã nhiều lần được cá Voi cứu nạn trên biển. Có tất cả 24 sắc phong của các đời vua : Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định (riêng Vua Thiệu Trị ban tặng 10 sắc Thần, đây là điều hiếm thấy so với các di tích khác).Theo ngư dân, cá ông là vị Thần thường cứu giúp họ mỗi khi gặp nạn trên biển, là vị Thủy Thần nên được ngư dân kính yêu và tôn trọng. Xuất phát từ những lễ nghi tín ngưỡng xưa của người Chăm nên tín ngưỡng dân gian gắn với tín ngưỡng nghề nghiệp từ đời này qua đời khác theo phong tục và truyền thống của ngư dân. Trong khuôn viên có một vùng đất rộng dùng để mai táng cá Ông mỗi khi ông "lụy" và dạt từ biển vào. Phải ba năm sau khi mai tángmới được thương cốt, nhập tẩm. Theo phong tục, ngư dân nào trông thấy "Ông" trước là người đó được làm "con trưởng" của Ngài, và người này có nhiệm vụ lo làm đám tang chu đáo, để tang sau 3 năm mới hết hạn... Điều này cho thấy những phong tục, cử chỉ của ngư dân đối với cá Ông theo tín ngưỡng gần như quan hệ giữa người với người. Vạn Thủy Tú từ ngày xưa đến nay đã chứa gần 100 bộ xương cá Voi và nhiều loài khác cùng họ. Một nửa trong số đó có niên đại từ 100 - 150 năm, trong đó có những bộ xương to lớn được thờ phụng tôn nghiêm. Năm 1996, Vạn Thủy Tú đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia.
j. Dinh Thầy Thím toạ lạc giữa khu rừng dầu Bàu Cát thuộc xã Tân hải, huyện Hàm Tân (LaGi) cách thành phố Phan Thiết khoảng 70km về phía Đông Nam. Tương truyền trong dân gian : Dưới triều vua Tự Đức, có hai vợ chồng đạo sĩ quê ở làng La Qua, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đạo sĩ là người giàu tài đức, hay giúp đỡ người nghèo khó, căm ghét bọn quan lại hay ức hiếp dân làng, chống lại chế độ đương thời, ông bị triều đình Tự Đức kết tội gây rối, mưu toan bạo loạn và chịu hình phạt “ Tam Ban Triều Diễn”. Trước lúc bị hình phạt này, Đạo sĩ đã biến dải lụa điều thành rồng bay về phương Nam. Hai vợ chồng dừng chân ở làng Tam Tân, ngày ngày bốc thuốc chữa bệnh cho dân và đốn củi kiếm sống qua ngày. Tài đức của đạo sĩ nổi tiếng khắp vùng. Từ đó, dân làng thường gọi vợ chồng Đạo sĩ bằng cái tên thân mật “Thầy, Thím”. Có nhiều truyền thuyết khác trong dân gian nói về tài đức và phép thuật của Thầy Thím. Cho đến lúc hai vợ chồng đạo sĩ chết, dân làng đã mai táng ở khu vực gần đó. Hằng năm vào ngày 5 tháng giêng âm lịch, người ta thường thấy một đôi hổ về viếng mộ Thầy. Đến đời Thành Thái thứ 18 năm Bính Ngọ (1906), nhà vua đã xem xét lại công đức của Thầy thím nên quyết định xoá án và ban sắc phong “Chí Đức Tiên Sinh, Chí Đức Nương Nương tôn Thần”. Để tỏ lòng tôn kính và biết ơn công lao Thầy Thím, dân làng đã lập dinh tại địa điểm ngaỳ nay để tôn thờ. Nhân dân quanh vùng coi Thầy Thím như vị Thành Hoàng biểu hiện cho nhiều tính cách đáng quý đó là tài đức, tính cần cù, miệt mài lao động, lòng nhân ái với người nghèo khổ. Dinh Thầy Thím được kiến tạo lại quy mô từ năm Kỷ Mão(1879). Hiện nay, trên thanh xà cò của Dinh còn dòng chữ Hán khắc chìm “Kỷ Mão niên thập nhị quạt nhị thập ngũ nhật kiến tạo” kiến tạo ngày 25 tháng 12 năm Kỷ Mão (1879). Dinh Thầy Thím có dạng kiến trúc như một ngôi đình làng bao gồm nhiều công trình : Chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, nhà Võ Ca. Trong khám thờ chính ở Chánh điện còn hai bài vị thờ Thầy Thím và nhiều bức hoành ca ngợi công đức Thầy Thím. Cách Dinh Thầy Thím chừng 5km là khu vực mộ Thầy Thím . Ở đây 4 ngôi mộ đắp bằng cát trắng rất lớn, theo dân gian hai ngôi mộ của Thầy Thím và 2 ngôi mộ của đệ tử Thầy. Ngày nào cũng có du khách đến viếng mộ với lòng thành kính. Hơn 100 năm qua, Dinh Thầy Thím trở thành nơi để nhân dân chiêm bái, những năm gần đây là khu danh lam thắng cảnh và du lịch kết hợp với núi rừng xung quanh, bãi biển, đồi dương. Hàng năm nhân dân khắp nơi đến viếng mộ, thăm Dinh nhưng đông nhất vẫn là giỗ Thầy ngày 5 tháng giêng âm lịch và tế Thu của Dinh từ ngày 14-16 tháng 9 âm lịch.
k. Lầu Ông Hoàng ở Bà Nài, phường Phú Hài, Phan Thiết - nơi ông hoàng Pháp là công tước Demonpensier, cháu nội vua quân chủ cuối cùng nước Pháp ngày 21/2/1911 đã bỏ ra số tiền 82.000 đồng (lúc đó tô hủ tiếu giá 2 xu) để xây một tòa lâu đài nghỉ mát trên diện tích 536m2, với quy mô 13 phòng rộng cùng nhiều tiện nghi phụ trợ, như máy phát điện đặt dưới tầng hầm, bể chứa nước lớn xài cả năm. Lâu đài được xem hiện đại nhất lúc bấy giờ. Tên gọi Lầu Ông Hoàng có từ đó. Bây giờ Lầu Ông Hoàng đã bị hoang tàn theo thời gian và do chiến tranh, cỏ dại gai góc um tùm bao quanh, chỉ còn lại một lô-cốt trơ trọi nằm sau một tấm bia kỷ niệm quân du kích Phan Thiết tấn công nơi này. Tuy các hầm chứa nước được trùng tu nhưng không ai đoái hoài chăm sóc, bỏ mặc cho bụi bặm cỏ dại bám đầy. Bia đá ngày nào đề thơ Hàn Mặc Tử đã thành gạch vụn. Lầu trăng Hàn Mặc Tử làm thơ rệu rã nguy cơ sụp đổ bất kỳ lúc nào! Nghe nói Lầu Ông Hoàng bao gồm một quần thể núi đồi, sông, biển, chùa tháp - một thắng cảnh nổi tiếng của đất Bình Thuận nên tò mò mua vé vào tham quan Pôshanư rồi ghé qua coi cho biết nhưng ...thất vọng làm sao khi nó chẳng được ai trùng tu. Từ xa xưa, ngọn đồi này là nơi ngự trị của nhóm tháp cổ Pôshanư - nơi thờ các tiểu tiên nữ con gái thần mẹ Pô Nagar. Tuyệt tác của dân tộc Chăm hiện nay chỉ còn lại ba ngôi tháp và nhiều thân tháp khác bị đổ chỉ còn lại những nền móng, phế tích. Ba ngôi tháp phân bổ trên hai tầng đất, quay mặt về hướng biển - những ngọn tháp vuông nhiều tầng, có niên đại từ thế kỷ thứ VIII, thuộc phong cách nghệ thuật Hòa Lai, một loại hình tháp Khmer thời Chân Lạp. Có lẽ những di tích và huyền thoại kia to lớn đến độ che lấp cả một ngôi chùa cổ được mệnh danh là “ngự tứ” nằm ngay trên tầng đất thứ hai của ngọn đồi. Ngôi chùa được xây dựng từ năm nào không rõ, có lẽ vào khoảng 200 năm sau thời kỳ mở đất Bình Thuận, khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Chùa được vua Gia Long ngự ban cho danh hiệu “Ngự tứ Bửu Sơn tự”. Chùa quay mặt về thành phố Phan Thiết, hướng cửa biển Phú Hài quanh năm lộng gió, lưng đấu với một trong ba ngôi tháp cổ Pôshanư. Đứng trên chùa, du khách có thể nhìn bao quát về thành phố Phan Thiết. Nhất là vào những đêm rằm, chùa “dào dạt ánh trăng thanh” - như câu thơ của thi sĩ Huyền Không ngày nào. Chùa Bửu Sơn khá nhỏ, nhìn từ xa không có gì ấn tượng, ngoại trừ những pho tượng lộ thiên màu trắng, nổi bật lên bởi ngọn tháp cổ màu đất nung đỏ rực phía sau làm nền. Chính điện thờ Phật Thích Ca và những pho tượng cổ hiện nay đã mất do một thời gian dài chiến tranh và vắng bóng trụ trì. Năm 1950, chùa bị phá hủy hoàn toàn bởi bom đạn. Đến năm 1954, hai Phật tử Phạm Khắc Minh và Nguyễn Thanh Vân xây dựng lại với kiến trúc như hôm nay. Ngày nay, khi nhắc đến nhóm di tích Lầu Ông Hoàng, người ta không thể không nhắc đến ngôi chùa Bửu Sơn. Tuy nhiên, để ngôi chùa thực sự là một điểm đến của du khách, thiết tưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh cần phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin Bình Thuận tôn tạo lại cảnh quan ngôi chùa cổ “ngự tứ”, nhất là việc xin phép dựng lại pho tượng Quan Âm đã bị đổ nát trên đỉnh đồi để khu di tích bớt lạnh lẽo và hoang phế thêm.
l. Mộ Nguyễn Thông: đặt ở đồi Ngọc Lâm, sát chân núi Ngọc Sơn, đối diện với Tháp Chăm Pôshanư, Lầu ông Hoàng và Bửu Sơn Tự thuộc phường Phú Hài, trên con đường từ Phan Thiết đi Mũi Né. Nguyễn Thông (sinh: 28 tháng 5 năm 1827 – mất: 7 tháng 7 năm 1884) là một nhà thơ, nhà văn và nhà hoạt động xã hội có ảnh hưởng lớn ở miền Nam Việt Nam nửa đầu thế kỷ 19. Thời trẻ, ông theo học trường của thầy Võ Trường Toản tại Gia Định. Nǎm 1849 ông đỗ cử nhân, được bổ nhiệm làm Huấn đạo tại Phú Phong (An Giang). Nǎm 1856 ông tham gia biên soạn bộ "Khâm Định nhân sự kim giám". Năm 1859, khi Pháp xâm chiếm miền Đông Nam Kỳ, ông xin tòng quân và làm tham mưu cho Tôn Thất Hiệp. Năm 1862, ông trở về Vĩnh Long giữ chức Đốc học, dưới quyền Phan Thanh Giản. Thời gian này, ông đã cho xây dựng lại văn miếu Vĩnh Long và đồng thời liên lạc chặt chẽ với các tổ chức chống Pháp khắp ba tỉnh miền đông Nam Kỳ trong đó có Trương Công Định. Cùng trong thời gian này, ông cùng các bạn đồng môn đã tổ chức di dời mộ phần của thầy Võ Trường Toản từ Chí Hòa về Ba Tri (Bến Tre) vì không muốn để cho thực dân Pháp làm ô uế.Năm 1867, ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cũng bị thực dân Pháp xâm chiếm, ông cùng với nhiều sĩ phu Nam Kỳ không chịu hợp tác với giặc nên chạy ra tị địa tại Bình Thuận. Đây chính là vùng đất mà sau này Nguyễn Thông đã gắn bó những ngày cuối đời. Người con trai lớn là Nguyễn Trọng Lội là một chí sĩ của phong trào Đông kinh Nghĩa thục, người có công thành lập Công ty sản xuất nước mắm Liên Thành và ngôi trường Dục Thanh, nơi có gian nhà Ngọa Du Sào mà Nguyễn Thông đã sống những ngày cuối đời. Nguyễn Tất Thành cũng đã từng dạy học tại ngôi trường này trong một thời gian ngắn.
m. Trường Dục Thanh là một cơ sở của Liên Thành - một tổ chức yêu nước nổi tiếng được thành lập hồi đầu thế kỷ 20 ,gồm ba bộ phận với ba chức năng:
  • Liên Thành Thương quán: làm kinh tế gây quỹ hoạt động
  • Liên Thành Thư xã: tuyên truyền và truyền bá các sách báo có nội dung yêu nước
  • Dục Thanh Học hiệu: mở trường dạy cho con em người yêu nước và lao động nghèo theo nội dung yêu nước và tiến bộ
do các nhà chí sĩ Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh (là hai con trai nhà thơ Nguyễn Thông), Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất sáng lập ở Phan Thiết, nhằm hưởng ứng phong trào Duy Tân mà Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ. Công ty Liên Thành hoạt động có hiệu quả, bí mật đóng góp một phần tài chính cho phong trào Đông Du của Phan Bội Châu. Liên Thành thư xã do Nguyễn Hiệt Chi phụ trách mời nhiều diễn giả đến diễn thuyết, trong đó có Phan Châu Trinh, gây được tiếng vang sôi nổi. Đặc biệt Dục Thanh học hiệu đã đào tạo được một lớp trẻ học tập theo sách vở và tinh thần mới.Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907(cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) nằm ở làng Thành Đức (ngày nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết).
3. Ẩm thực: Bình Thuận có nhiều sản phẩm địa phương nổi tiếng:
- Nước mắm Phan Thiết thuộc loại "lão làng" và đã có mặt ở hầu hết tại các thị trường trong nước. Nước mắm Phan Thiết đã có từ thời Phan Thiết có tên là Tổng Đức Thắng (1809). Những nhà làm nước mắm khi đó đã làm được nhiều nước mắm và bán ở Đàng Ngoài. Nước mắm Phan Thiết chủ yếu được làm từ cá cơm và muối hột. Có nhiều loại cá cơm như cá cơm sọc tiêu, cơm than, cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì, cơm lép... nhưng ngon nhất là cá cơm than và sọc tiêu. Cá cơm, xuất hiện từ tháng tư cho đến tháng tám âm lịch, là loại cá nhỏ, con to chỉ bằng ngón tay út hay bằng chiếc đũa, nhưng phân rã thành mắm nhanh, nên thời gian thành nước mắm cũng ngắn. Tuy nhiên, nhiều nhà làm nước mắm lâu năm cho biết chất lượng còn phụ thuộc vào thời gian đánh bắt cá, nhất là cá tháng tám, con nào cũng đều béo mập thì nước mắm mới ngon và đạt độ đạm cao nhất.Cá cơm đánh bắt về được chọn lựa kỹ, bỏ những con to hay nhỏ quá hoặc không tươi. Khi muối, không rửa lại vì trước khi đem lên bờ, cá đã được rửa bằng nước biển. Người ta dùng loại thùng gỗ hình trụ gọi là thùng lều, cao 2 - 2,5 m, đường kính 1,5 - 2 m, dung tích từ 3-10 tấn để muối cá. Sở dĩ người ta phải dùng loại gỗ mềm như bằng lăng, mít, bờ lời để làm thùng là vì khi "niền" lại bằng dây song, chạy quanh mặt ngoài thân thùng, các mảnh gỗ được siết chặt vào nhau, không còn khe hở. Ở khâu muối cá, tỷ lệ được áp dụng là 10 cá 4 muối, hay 3 cá 1 muối. Hai thành phần đó được trộn chung cho thật đều tay nhưng không được làm nát cá. Sau đó cho cá vào thùng lều. Có khi người ta lại xếp một lớp cá, một lớp muối hạt. Khi nào đầy thùng thì phủ lên trên một lớp cá kè đã được kết lại như tấm chiếu, rồi dùng nhiều thanh củi cài chặt lại. Thợ muối cá còn đặt lên trên mấy hòn đá to, tròn trịa và nhẵn thín để nén lớp cá bên dưới xuống. Theo thời gian, chất nước từ cá ứ ra được dẫn ra ngoài qua một lỗ đục ở đáy thùng. Nước mắm không lấy một lần là dùng được mà phải lọc đi lọc lại. Cho nước đầu tiên thấm qua lớp cá rồi đi ra thùng hứng, làm như thế mỗi ngày một lần. Chừng năm hôm sau là nước "chín", tức đã thành nước mắm. Nước mắm có thể phân loại thành: "nước bổi", "nước đục" và "nước nhỉ". Nước bổi là nước muối, rửa cá lúc cá còn tươi. Nước đục là nước bổi đã đi qua lớp cá đã muối, màu nước đục nhưng vị đã ngon. Nước ép, hay nước nhỉ, là nước đục đưa vào thùng mắm cái, đóng lù lại vài ba hôm rồi cho mắm rỉ ra từng giọt, phải mất mươi hôm mới lấy hết nước. Đây là tinh hoa của nghề làm nước mắm. Nước trong veo màu hổ phách toả ra mùi thơm phức, có độ đạm 30 độ. Nước mắm nhĩ màu vàng nhạt, hương vị đậm đà, hậu vị ngòn ngọt của chất đạm - nước mắm Phan Thiết không chỉ "Tam kỳ lục tỉnh ai dùng cũng khen" mà vang danh toàn cõi Ðông Dương, sang tận trời Tây với sự kiện nước mắm Phan Thiết được Công ty Liên Thành mang nhãn hiệu Con Voi tham gia cuộc đấu xảo quốc tế tại Marseille (Pháp) vào năm 1922. Người ta đánh giá chất lượng nước mắm bằng cách ngửi, nếm hay ăn thử.
Mắm ruốc là một món mắm không thể quên. Tôi còn nhớ như in những buổi cơm chiều tháng bảy mưa dầm rả rích, cả nhà quây quần bên mâm cơm nóng với dĩa mắm ruốc xào xả ớt với thịt ba rọi và tôm khô ăn với dưa leo non xanh mướt. Mùi mắm ruốc thơm phức và tô canh chua cá nục đậm đà hương vị quê nhà!
- Bánh căn:là một loại bánh phổ biến ở vùng Nam Trung Việt, ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Bánh căn có hình dáng gần với bánh khọt ở các tỉnh phía Nam, nhưng cách làm hoàn toàn khác. Nếu như bánh khọt là loại bột gạo "chiên" (vì có dùng dầu mỡ) thì bánh căn là loại bột gạo "nướng". Làm bánh căn thường phải có khuôn đúc đặc biệt, thường làm bằng đất nung, và có nhiều lỗ tròn để đặt khuôn. Vì bánh căn nhỏ nên thường tính theo cặp chứ không theo cái, ở giữa có thể quét mỡ hành hoặc đổ trứng. Nước chấm đi kèm theo thường là nước mắm pha loãng, có tỏi, ớt... mắm nêm, mắm đậu phộng, mắm chanh ớt và đặc biệt là nước cá kho(thường là cá cơm, cá nục, cá thu... thêm một ít da heo). Khi ăn thường nhúng nguyên bánh vào nước chấm. Nước chấm có thể bỏ thêm xíu mại, mỡ hành để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng.
- Bánh rế:là loại bánh ngọt được làm bằng khoai lang và đường nấu chảy được tưới lên mặt bánh như cái rế. Tương tự như cách đặt tên của chả giò rế, bánh tráng rế... Bánh rế là "đặc sản" của nhiều nơi như Sóc Trăng, Bình Định... Bánh có có mầu nâu đỏ, hơi giống mầu cánh gián, hình dáng giống thứ đồ mà người ta dùng để đặt xoong, nồi nhưng nhỏ nhắn hơn rất nhiều, với vô số những sợi rất mảnh xoắn xuýt, đan bện vào nhau. Bánh rế xuất xứ từ vùng Phan Thiết, Phan Rang. Để làm bánh rế việc đầu tiên là lột củ mì (sắn), gọt vỏ củ khoai lang. Rồi sò (bào) thành sợi. Do quá mỏng và dài nên những sợi củ ấy quấn lấy nhau. Cái độc đáo của bánh nằm ở chỗ đó. Khuôn để đổ bánh tựa như là cái vá (môi) múc canh. Dầu phải đổ cả chảo cho ngập bánh và phải để cho sôi mới bỏ sợi củ lang, củ mì vào khuôn. Bỏ thật nhanh tay và cũng phải rất nhanh tay để ép từng búi sợi xuống khuôn và dàn cho thật mỏng. Rưới đường đã sên sẵn, ngay khi vừa vớt ra.
- Mực tươi nướng, còn gọi là mực một nắng nướng, món đặc sản ngon nhất chỉ Bình Thuận mới có. Mực phải chọn những con vừa mang từ biển về còn tươi rói, chỉ phơi sơ qua một nắng. Khi nướng, mực vẫn giữ được độ tươi, thịt trắng thơm và dẻo. Khác với các loại mực khô thông thường, mực một nắng chỉ phơi duy nhất một lần nắng. Việc phơi mực cũng là "kỹ thuật" làm sao để thân ngoài con mực đã ráo hẳn nhưng bên trong thịt mực vẫn còn tươi rói là đạt yêu cầu. Theo những người chuyên nghề câu mực thì họ hàng nhà mực gồm nhiều loại: mực lá, mực ống, mực tuộc, mực ghim... nhưng chỉ có mực lá mới chế biến được món mực một nắng ngon. Vì thế, người câu mực luôn ưu tiên câu mực lá hơn là các loại mực khác. Đi câu mực thường vào lúc 1 - 2 giờ sáng. Chiếc thuyền lớn chở các "thúng" ra đến ngoài khơi xa, người câu mực ngồi vào thuyền thúng và bắt đầu công việc của mình. Dưới ánh sáng của bóng đèn tròn, mực lá cứ tự tiến đến gần, người câu mực câu lên khá dễ dàng. Khoảng thời gian câu mực kéo dài từ 2 giờ đêm đến 10 giờ sáng. Câu được con mực nào, họ bỏ lên thuyền, có người chuyên lột da, xẻ mực và treo mực thành hàng lên sợi dây căng sẵn. Lúc thuyền cập bến thì mực lá cũng vừa khô qua một nắng, họ chỉ việc cân hàng giao cho "mối" hoặc điểm thu mua. Trung bình, một con mực lá nặng từ 200 - 300g, có con nặng 1kg. Giá cả tùy theo mực lớn bé.Mực một nắng cần nướng kỹ trên lửa than liu riu, không để lửa già. Con mực có mầu trắng tinh, khi nướng chín chuyển sang mầu vàng. Lửa nướng vừa phải, con mực sẽ chín, cả trong cả ngoài, bay tỏa mùi thơm ngọt ngọt tự nhiên. Nếu để lửa già quá, con mực chỉ cháy vàng bên ngoài, còn bên trong thịt vẫn sống. Món mực một nắng không chấm với các loại nước chấm nào khác ngoài tương ớt (cũng giống như mực khô nướng). Khi ăn miếng mực ngọt lịm, mềm mềm, thơm phức, hòa quyện với vị cay nồng của tương ớt.
Khách du lịch muốn mua mực một nắng đem về làm quà cho người thân, bạn bè? Người bán sẽ lấy loại mực một nắng (để ở tủ cấp đông) mà giao cho khách. Cẩn thận hơn, nếu du khách có mang theo thùng xốp, đựng đá, thì vận chuyển 5, 6 giờ đồng hồ mực vẫn tươi ngon, nên mực một nắng là món khoái khẩu mỗi khi có bạn ở xa đến chơi, món ăn đầu tiên thết khách bao giờ cũng là món mực nướng một nắng. Bên đĩa mực chín vàng, câu chuyện giữa chủ nhân và khách thêm phần rôm rả. Nhìn khách thưởng thức, chủ nhân thầm tự hào với hương vị quê nhà chỉ từ con mực lá đơn sơ, nhưng qua tài chế biến, người vùng biển đã giới thiệu với khách khắp các miền đất nước một món ăn độc đáo vùng biển của Nam Trung Bộ.
- Cốm hộc làm với đường cát. Có nhà thích chế biến với đường tán hơn. Phụ liệu thêm phần hấp dẫn nữa là gừng và thơm (dứa). Gừng lột vỏ, rửa sạch để ráo nước rồi mang đi giã vừa nát. Trái thơm gọt vỏ, bỏ mắt, xắt từng miếng nhỏ, mỏng. Cho đường lên bếp lửa để thắng với tỷ lệ: 10 kg đường bằng 2 chén nước trộn với 8 kg nổ. Lúc thắng đường, vắt một trái chanh cho vào để khỏi lại đường.Đường sôi khoảng 2 phút, dùng chiếc đũa thử thấy đường kéo lên thành dây là được. Trước khi nhắc đường xuống, cho gừng và dứa vào, đợi nguội hẳn rồi đổ vào thau nổ, trộn đều khoảng 20-30 phút rồi bắt đầu công đoạn đóng cốm.Khuôn cốm là những hộc gỗ vuông, hai bề mặt rỗng, có thêm một miếng gỗ rời để khi đóng cốm họ dùng miếng gỗ này ép nổ xuống cho cốm chặt và bằng phẳng. Cẩn thận hơn, trước lúc đóng cốm, một người xúc nổ vào chiếc cân, cân đúng trọng lượng rồi cho vào từng cái rổ nhỏ còn người đóng cốm cứ lấy từng rổ nổ đó mà cho vào hộc đóng. Thường thì thanh niên lo việc đóng cốm, họ dùng sức đẩy cây đòn tay dài, ấn mạnh xuống hộc cốm. Miếng cốm vuông vức một khối thành hình, được nhấn xuống, đưa ra khỏi hộc, tiếp tục đóng các hộp khác. Hộc cốm được chuyền đến tay một người khác cạnh đó. Công việc của người này khá đơn giản, chỉ với một tấm thớt và một con dao. Với động tác nhanh, gọn, họ đặt miếng cốm lên tấm thớt nhỏ, dùng con dao bén gọt bỏ những cốm không đều ở bốn cạnh, để hộc cốm được vuông vức. Tiếp đến là phần phơi cốm. Từng hộc để đều trong một cái nia tre lớn, đem phơi 1-2 lần nắng cho cốm thật khô. Lúc phơi, họ chuẩn bị những tấm vải mùng để phủ lên các nia, tránh bụi bặm, ruồi nhặng. Cốm hộc để được khá lâu, 1-3 tháng, khi dùng, lấy dao cắt thành 4 hay 6 miếng, ăn vào mùi vị vẫn thơm ngon như khi mới làm. Một hộc cốm khá rẻ, chỉ có 4.000 đồng hộc lớn và 3.000 đồng hộc nhỏ. Chợ Phan Thiết có bán hạt nổ làm cốm. Họ rang sẵn lúa nếp thành những hạt nổ, cho vào từng bao lớn, mỗi bao khoảng 10-15 kg nổ rồi chở ra chợ bán với giá 7.000-10.000 đồng/kg tùy nếp thường hay nếp ngon. Người mua chỉ việc sên đường, đóng và gói cốm rất tiện lợi.
- “Chẳng cần “sơn hào hải vị” chi cả, cứ gọi một bữa cháo hàu là khoái nhất” - quả thật chẳng sai. Từ thành phố Phan Thiết, hướng ra Mũi Né, đi khoảng mười cây số là đến khu vực Đá Ông Địa. Tại đây có rất nhiều quán ăn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách các món đặc sản biển, đặc biệt nhất là món cháo hàu. Tại đây, món cháo hàu gọi lúc nào cũng có, vì con hào khai thác được quanh năm ở rạn đá cửa sông nước lợ và vùng biển nhưng muốn thưởng thức nó , bạn phải tới những tiệm ăn “chuyên nghiệp” hải sản. Miếng bí truyền là cháo nấu sanh sánh nhừ tơi, chỉ những chủ tiệm ăn sành điệu mới biết. Cháo chín bưng lên còn nóng hổi, mùi hàu thơm phức, dễ ai chịu được thèm! Có nơi dọn cháo từng chén cho mỗi thực khách. Noi khác lại đặt một tô cháo to giữa bàn, mỗi người tùy sức ăn mà múc vào chén. Món ăn này phải ăn nóng rắc thêm tiêu + ớt cay mới tuyệt chiêu.
- Cua huỳnh đế là đặc sản của vùng biển Bình Thuận. Cua huỳnh đế có màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn. Ðặc biệt, đầu cua dài và có nhiều râu... Cua huỳnh đế có quanh năm nhưng rộ nhất là tháng chạp Âm lịch. Ðây cũng là thời gian mà cua ngon nhất: to, chắc thịt và gạch cua nở đầy mai. Cua huỳnh đế luộc chấm muối tiêu chanh ăn rất ngon, nhưng ngon nhất phải kể đến món cháo. Cua hùynh đế rửa sạch cho vào một cái tô lớn rồi đem hấp để giữ nguyên chất ngọt. Xong, tách mai ra dùng muỗng nạo hết gạch để vào một tô riêng. Phần càng que được ráy thịt đổ vào tô khác để ướp nước mắm ngon, tiêu hành, bột ngọt...Kế tiếp bắc một chảo dầu lên, phi hành củ cho thơm, nhỏ lửa cho thịt cua vào và đồ đều cho thịt thấm. Khi cháo nhừ cho thịt cua vào và để sôi vài dạo. Ðổ tô gạch cua sau cùng. Nêm cho vừa ăn và cho thêm nửa củ hành tây lát mỏng cùng lá hành, ngò xắt nhỏ. Nhấc xuống và cho thêm tiêu vào. Nồi cháo cua huỳnh đế ngon phải có lớp mỡ hành vàng sánh ở trên, lẫn với nước gạch màu đỏ cùng những thớ thịt màu trắng của cua. Húp từng muỗng cháo nóng mới ngon làm sao!
- Trong các loài nhuyễn thể nổi tiếng nhất, có loại ốc mang tên "vú nàng". Tên mới nghe thật lạ lẫm làm sao! Loại ốc này sinh sống nhiều ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Cù lao Ré (Quảng Ngãi), đảo Lao Câu và đảo Phú Quý (Bình Thuận)... Ốc vú nàng có hình dáng giống đôi gò bồng đảo của các cô gái dậy thì căng tròn đầy sức sống. Hơn nữa, ốc vú nàng lớn bằng kích cỡ "vú nàng thật", được bao bọc bên ngoài lớp vỏ bằng xà cừ cứng chắc. Nếu dùng cát xát vào vỏ thì toàn thân ốc ửng lên một mầu hồng tuyệt đẹp và gợi cảm. Ốc vú nàng có quanh năm nhưng chỉ xuất hiện nhiều vào những ngày trăng tròn, sau đó chúng lặn mất dần để rồi tái xuất hiện vào đầu mùa trăng theo một chu kỳ nhất định.Người bắt ốc phải chịu khó ngâm mình dưới nước bơi vào các hang, dùng đèn soi rọi vào tận kẽ đá tách từng con ốc đang bám chặt vào thành đá bằng lớp da bụng mềm mại của nó. Ốc đem về rửa sơ, xếp vào xoong nước đặt lên bếp lò luộc chín. Thỉnh thoảng dùng đũa trở ốc để cho thịt chín đều, sau đó vớt ra để nguội. Chỉ cần lách mũi dao nhỏ nạy nhẹ là ta đã lấy được một khối thịt ốc bung ra khỏi vỏ, đưa vào xoong nước luộc rửa sạch, cắt bỏ hết những chỗ nhớt mầu xanh xanh có vị đắng.Thịt ốc thái mỏng (theo chiều dọc) đem trộn với da heo hay thịt ba chỉ thái nhỏ, dưa chuột, rau răm, rau húng, đậu phụng rang giã dập, chanh tươi, ớt chín, nước mắm ngon sẽ có món gỏi ốc ngon tuyệt! Gỏi ốc ăn với bánh tráng (bánh đa) nướng, chấm thêm nước mắm gừng ăn mãi không chán. Hương vị gỏi ốc thật đậm đà và khoái khẩu làm sao! Mùi thơm của rau quyện với vị cay nồng của ớt, vị ngọt ngọt của ốc cứ ngấm dần, ngấm dần... Được thưởng thức món gỏi ốc vú nàng chắc chắn các bạn sẽ nhớ mãi.
- Sò điệp có tên khoa học là Chlamys Nobilis, họ pectinidae. Sò diệp sống ở vùng biển có độ sâu khoảng 10 mét. Chúng sống ở dưới đáy biển hoặc trong các rạn đá. Chúng thường sống hợp lại thành những vùng, những vùng này thường có ở dòng hải lưu chậm. Mà tiêu biểu là ở Hòn Rơm và Rạng của tỉnh Bình Thuận. Ở quê tôi (Phan Rí) người ta thường mướn các thợ lặn, lặn sâu xuống đáy biển để hốt sò lên. Sò diệp cùng loài với sò lông, sò traị.. nhưng hình dạng thì khác nhau. Sò điệp cũng gồm hai mảnh vỏ úp lại nhưng nó có dạng hình rẻ quạt. Khi lấy dao cậy, tách vỏ sò ra ta sẽ thấy bên trong gồm hai cái vành dài bao tròn quanh cồi sò (hay còn gọi là thịt sò). Cồi sò là phần ngon và qúi nhất của sò điệp. Cồi sò có vị ngọt, tính mát, không độc. Thường thường người ta cậy vỏ sò ra bỏ vỏ, lọc những phần gan, mang sò ra một bên, chỉ còn lại cục cồi đem ram khô hoặc có khi xào với thơm, dưa chuột, hành tây... nhưng thông thường nhất vẫn là luộc chấm mắm me, muối tiêu hoặc muối ớt. Tuy nhiên, muốn ngon, ngọt và đặc biệt hơn thì nên đem nướng trên bếp than. Bởi khi nướng con sò sẽ không bị ra nước như luộc mà còn giữ lại "cái chất" rất ngọt. Vả lại khi nướng sò điệp sẽ bay lên một mùi thơm khiến người ta tiết dịch vị và không thể có một mùi thơm của món ăn nào sánh nổi. Đôi khi người ta còn lấy vành của sò điệp chà sạch với muối cho hết nhớt rồi đem đi ram hoặc phơi khô để dành cũng ngon tuyệt. Ngoài ra người ta còn lấy gan, mang sò để làm thức ăn gia súc. Vỏ sò dùng để lót sân, đắp đê, đấp mộ... rất thuận lợi cho xứ đầy nắng, cát và gió này. Vỏ sò dùng để làm vôi sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp. Nói chung, sò điệp được tận dụng hết thảy, không loại bỏ một phần nào dù là nhỏ nhất. Những cái Tết nhộn nhịp, vui vẻ tưng bừng chính là kết quả của những năm sò được mùa. Chính những mùa sò diệp rộ lên ấy đã giúp cho những ngư dân Phan Thiết đỡ những lo toan sau những ngày nhọc nhằn lao khổ trên biển cả, giải quyết công ăn việc làm cho phụ nữ, trẻ em ở vùng biển này và thu được một số lớn kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh Bình Thuận.
- Có lẽ chỉ ở Bình Thuận mới có nguồn lợi chang chang phong phú do thiên nhiên hào phóng ban tặng và đây cũng là nguồn thực phẩm ngon, hấp dẫn người địa phương. Khai thác chang chang có hai cách: ở vùng ngập nước sâu thì dùng "gầu cào" 1 dụng cụ chuyên dùng sục sâu vào cát để thu hoạch chang chang; Gầu cào được làm bằng khung sắt, lưới bao, răng cào sắt và 1-2 chiếc cán tre dài 2m tì vào vai cùng với sợi dây đai tì vào thắt lưng để kéo giật lùi khi thao tác. Nếu bắt chang chang ở nơi không ngập nước hoặc trên nước cạn thì dùng thìa (muỗng) bới cát thu hoạch. Những người "cào" chang chang chuyên nghiệp cứ mỗi buổi sáng đem gầu cào ra biển mà cào. Trung bình một người bắt từ 15-17kg. Bắt xong họ lựa ra những con chang chang lớn - nhỏ để đem đi bán cho các quán ăn hay đem vào chợ bán. Buổi chiều, người đi tắm biển vừa kết hợp với việc bắt chang chang khá đông. "Cào" bằng vật dụng có, tay không cũng có, họ bắt khá nhiều (2-3 kg) đem về chế biến món ăn. Đơn giản có món chang chang luộc vừa đủ chín chấm nước mắm gừng, hay gỡ chang chang lấy thịt nấu canh với bầu, mướp, bí đao, dưa hồng vừa ngon ngọt lại mát. Hay món cháo chang chang hấp dẫn, lạ miệng, đang mệt nhọc trong người mà ăn 1 bát cháo chang chang rắc thêm tiêu thì còn gì bằng.
- Dông là loài động vật bò sát, sống ở những vùng đất cát, nhất là ven biển. Khi gặp nguy, nó chạy rất nhanh, nên người ta gọi là con dông. Con dông xuất hiện quanh năm, rộ nhất vào mùa mưa (khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch). Dông cái (còn gọi là dông mắm) khiêm tốn với bộ da độc một mầu, còn dông đực (dông thềm) có bộ da nhiều mầu sặc sỡ. Bắt dông có nhiều cách: đào, bẫy, chặn ngách, giăng lưới, dò, thổi... Chỉ riêng cách đánh bẫy cũng phong phú: nào là bẫy ống, bẫy đạp, bẫy cạm, bẫy vòng...Dông được chia làm nhiều loại: nhỏ nhất có que chò, rồi đến nhông que và lớn nữa là dông thềm. Còn loại dông lão thì tương đối hiếm, nếu bắt được có con nặng gần một kg. Cho dù loại nào, con dông bắt vào tháng chạp cũng được thịt ngon, béo thơm, đúng là "tháng mười dông rạp (ngủ), tháng chạp dông lên". Gỏi dông là một món được nhiều người ưa thích. Thịt dông trộn với rau sống, nước mắm me là thành món "đặc sản" vùng biển. Nhưng chỉ cần chế biến thêm chút nữa, nó trở thành một món ẩm thực sang trọng. Dông để nguyên con, chế nước sôi vào khoảng vài phút, rồi cạo nhẹ cho bong sạch lớp da đất, làm sạch ruột. Làm xong, rửa sạch lớp đất đen ở bụng, sau đó vắt ráo nước, rồi đem luộc chín xé lấy thịt và loại bỏ phần xương. Thịt dông luộc xé nhỏ, đem ướp gia vị: muối, đường, bột ngọt, tỏi (giã nhỏ) cho ngấm, rồi trộn với hành tây, cà rốt, hành khô và rau răm..., thái mấy lát ớt thành những miếng mỏng xéo trang trí lên cho đẹp mắt. Gỏi dông ăn kèm với bánh tráng nướng rất ngon miệng. Tùy khẩu vị từng người mà có thể thêm vào nước tương cho đậm đà. Miếng bánh tráng vàng rụm, nhai giòn tan quyện cùng chất thịt ngọt mát và vị thơm đặc trưng của loài dông, tạo nên hương vị đậm đà. Nếu có dịp thưởng thức món gỏi dông, bạn sẽ cảm thấy nó không thua kém gì các loại thịt gà. Trên miền duyên hải cả nước, Bình Thuận là nơi có điều kiện môi trường thuận lợi cho con dông sinh sản và phát triển. Vì vậy, ngoài các món dông nướng, dông luộc, dông xào lăn, dông làm chả, dông nấu canh dưa hồng... quen thuộc, thì gỏi dông chính là một món ăn đặc sản cao cấp của vùng biển Bình Thuận. Ðặc sản của đồi cát mũi Né là dông. Dông sống trong hang, sáng tinh mơ ra đồi cát tìm ăn chồi non và uống sương đêm, vì thế mà thịt thơm, săn và ngọt, được xem là một vị thuốc bổ. Thịt dông trắng như thịt gà, mà lại ngọt, bùi và mềm hơn. Xương rất mềm, gần như là sụn. Còn da thì dòn sừn sựt. Tuy nhiên khi chế biến người ta thường lột vứt bỏ vì trông không bắt mắt.Người Bình Thuận chế biến 7 món thịt dông: Dông nướng, dông rô ti, dông hấp, chả dông, gỏi dông, cháo dông và dông nấu dưa hồng. Món nào cũng ngon. Tuy nhiên, quý bà quý cô có phần ngần ngại khi nhìn những con dông nướng, rô ti hay hấp còn nguyên cả đầu, bốn chân và cái đuôi dài dài. Nhưng đến món gỏi hay chả, khi dông được bằm nhuyễn thì dầu có nhát gan cũng chẳng mấy ai từ chối. Thật vậy, như với món gỏi dông để nguyên xương được bằm nhỏ, xào chín và trộn với cóc hoặc xoài xắt chỉ, rau thơm, đậu phụng rang dòn, nước mắm pha và đặc biệt phải có lá xào dông, một thứ lá trông giống lá chùm ruột non, sống trên vách đá vùng khô hạn, mùi thơm thoảng vị chát. Gỏi dông ăn với bánh tráng nướng, thứ bánh tráng dày, nhiều mè, nướng vàng rụm, xúc mãi không chán. Tuy nhiên, theo dân sành điệu thì món ngon nhất trong con dông là ...mật và trứng. Mật dông có vị béo nhân nhẫn và để lại cái hậu thật ngọt. Trứng dông rất béo, rất bùi mà không ngậy, được xem là một loại sơn hào hải vị.Hầu hết các nhà hàng, quán đặc sản ở Phan Thiết đều có món dông, giá bình dân thì 15.000đ, giá cao cấp 30.000đ một dĩa. Cũng nên biết rằng một số quán nhậu ở Sài Gòn cũng có những món này, nhưng khi mang về đây dông ốm đi, không thể sánh với dông tại chỗ.
- Nói đặc sản biển Bình Thuận phải nhắc tới gỏi cá mai, một loại cá nhỏ trông hơi giống cá cơm, thịt trong veo và không có máu nên không tanh. Có hai loại gỏi cá mai: gỏi khô và gỏi ướt. Gỏi khô thì người ta vắt chanh lên để làm cá chín, trộn với rau thơm xắt nhỏ, đậu phụng rang và xúc bánh tráng nướng. Gỏi ướt thì dầm cá trong một loại nước chấm đặc biệt làm bằng đậu phụng và mè xay, xong cuốn bánh tráng cùng với các loại rau thơm. Thịt cá mai ngọt, dai và dòn chứ không bở hoặc mềm như những loại cá thông thường khác, đã làm nên hương vị của món hải sản này. Ngoài ra, Bình Thuận có đủ chủng loại hải sản như cá, mực, cua, ghẹ, nghêu, sò, ốc, rất ngon vì rất tươi. Lẩu cá mú là một món được thực khách ưa thích. Bình Thuận còn có gỏi ốc vác/ ốc voi hay gỏi cá cơm/ cá thu, cá mòi dầu, bánh hỏi Phú Long, canh chua Hai Mọi, bánh xèo ( Gọi là "đặc sản" của Phan Thiết vì món bánh xèo đã đi liền với những phong tục của người dân Phan Thiết: mỗi khi nhà có tiệc tùng hay có khách thì thường có món bánh xèo để tiếp khách quí. Giữa những ngày trời nước mênh mông, mưa gió mịt mù mà nhà có khách thì không gì hơn là chiêu đãi một bữa bánh xèo cùng những hải sản vùng biển. Bánh được làm rất đơn giản nhưng hương vị lại đậm đà khó quên. Dùng bột gạo pha với nước cốt dừa cho loãng, thêm chút bột nghệ vào cho bánh được vàng và thơm. Bông điên điển hái về, rửa sạch, để cho ráo nước. Thịt heo xắc miếng nhỏ, ướp muối, tiêu, tỏi, đường, bột ngọt... để độ nửa giờ cho thịt thấm. Xào số thịt này, khi gần chín thì cho bông điên điển vào xào chung. Ðây là nhân của bánh. Ðể có được chiếc bánh giòn, thơm thì cần chú ý cách chiên: bắc cái chảo bằng gang lên bếp, cho lửa riu riu. Dùng cọng lá chuối cắt tưa một đầu, rồi chấm mỡ hay dầu thoa đều trên mặt chảo, đổ bột vào tráng cho tròn và mỏng, rắc thêm vài con tép lên mặt bánh. Khi bánh vừa chín thì cho nhân vào, để chừng hai phút cho bánh thật chín và vàng, gập đôi chiếc bánh lại như hình bán nguyệt rồi xúc ra đĩa hoặc mâm. Bánh có hương vị thơm lừng của bột, nghệ, nước cốt dừa, thịt, tép, bông điên điển, mỡ, hành, tiêu, tỏi và nhiều thứ gia vị khác. Bánh được ăn với các loại rau quanh nhà như: đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều, đọt cách, lá mơ. Miếng bánh cuốn với các loại rau chấm nước mắm làm sẵn), cá nục nướng lá mướp, bánh canh, bánh quai vạc xứ biển, bánh tráng (người Hàm Nhơn huyện Hàm Thuận Bắc tự hào với thứ bánh tráng đặc biệt, người miệt ngoài gọi là bánh đa nem, tiếng địa phương gọi là bánh tráng chiên. Loại bánh này dùng cuốn chả rán)...
- Bình Thuận còn là vùng trồng cây thanh long nhiều và ngon nhất. Thanh long một loài cây được trồng làm cảnh hay lấy quả, là tên của một vài chi của họ xương rồng, có tên gọi khoa học như sau:
* Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ.
* Hylocereus polyrhizus thuộc chi Hylocereus, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ.
* Selenicereus megalanthus thuộc chi Selenicereus, ruột trắng với vỏ vàng.
Người ta cho rằng nó có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Nó cũng được trồng ở các nước như Trung Quốc, Đài Loan và trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines. Việc trồng loại ruột trắng vỏ đỏ hay hồng ở Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines v.v. là lấy giống từ Bình Thuận, Việt Nam và hiện nay (năm 2005) mới chỉ trong giai đoạn bắt đầu.
Bình Thuận là địa phương có nhiều cuộc thi, lễ hội dân gian độc đáo nhất như: đua thuyền trên sông Cà Ty (mồng 2 tết hằng năm), chinh phục núi Tàkóu, chạy việt dã vượt đồi cát Mũi Né và lễ hội rước đèn Trung thu (Phan Thiết) có quy mô lớn nhất dành cho trẻ em được ghi vào sách Kỉ lục Guiness Việt Nam.Ngoài ra, Phan Thiết còn có Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội cầu ngư.
* 9 kỷ lục Bình Thuận vừa được công nhận là:- Địa phương có resort, khách sạn nằm dọc biển nhiều nhất Việt Nam
- Địa phương có diện tích trồng thanh long nhiều nhất Việt Nam
- Phan Thiết: địa phương có thương hiệu sản xuất nước mắm đầu tiên tại Việt Nam
- Chùa Phật Quang (Phan Thiết): ngôi chùa có mõ gia trì bằng gỗ lớn nhất Việt Nam
- Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân lớn nhất Việt Nam
- Đồi cát Mũi Né: đồi cát thay đổi hình dạng tự nhiên nhiều nhất Việt Nam
- Bãi đá Cổ Thạch (Tuy Phong): có hình dạng màu sắc nhiều nhất Việt Nam
- Vĩnh Hảo: doanh nghiệp đầu tiên nuôi trồng tảo quý Spirulina ở Việt Nam
- Rồng Thanh Long: con rồng (dùng để múa lân-sư-rồng) dài nhất Việt Nam.
Bên cạnh khu vực Phan Thiết-Mũi Né, hiện nay, Bình Thuận đang muốn tận dụng hết 192 km bờ biển của mình bằng cách kêu gọi đầu tư phát triển thêm các khách sạn, resort ở các huyện, thị khác như Hàm Thuận Nam, La Gi, Tuy Phong, xa hơn nữa là cả huyện đảo Phú Quý như đảo Catalina California vy. Có một dạo, chuyn khai thác rng ba bãi Tánh Linh đã làm xôn xao dư lun và đó là bài hc tiêu biu v tác hai ca vic phá rng. Nhìn chung, người dân ở đây còn nghèo khó nhưng nhiều người đã đến đây làm ăn phát tài nhờ biết khai thác tối đa tiềm năng vùng đấy ven biển này. Bình Thuận đã có nhiều danh nhân và ca nghệ sĩ nổi tiếng như: Nguyễn Trọng Lội (một chí sĩ của phong trào Đông kinh Nghĩa thục, người có công thành lập Công ty sản xuất nước mắm Liên Thành và ngôi trường Dục Thanh, người con trai lớn ca c Nguyễn Thông),Trần Thiện Thanh - Nhật Trường, Thanh Thúy, Anh Khoa, Phương Ðại, Tuấn Vũ, Việt Hùng, Mỹ Thể, Trang Mỹ Dung, Nguyễn Hữu Thiết, ký giả thao trường Huyền Vũ, v.v...
2. Ninh Thuận
Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển: phía tây là vùng núi cao giáp Đà Lạt, phía bắc và phía nam có hai dãy núi chạy ra biển. Phía bắc giáp tỉnh Khánh Hoà, phía nam giáp Bình Thuận, phía tây giáp Lâm Đồng, phía Đông có bờ biển dài 105 km. Giữa tỉnh và ven biển là vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền Viễn tây của Việt Nam. Vùng núi cao chiếm 63,2 % tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, vùng gò đồi chiếm 14,4% và đồng bằng là 22,4%.Tổng diện tích: 336.006 ha. Ninh Thuận gồm có 1 thành phố (Phan Rang-Tháp Chàm) và 5 huyện: Bác Ái (được thành lập 6-11-2000), Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Thuận Bắc (được thành lập 01-10-2005).
Ninh Thuận có nhiều sông, suối nhưng lớn nhất là sông Cái. Nếu tính cả các phụ lưu là sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông, sông Chá, sông Lu và sông Quao thì hệ thống sông Cái có chiều dài 246 km. Ngoài hệ thống này, Ninh Thuận còn có một số sông khác như sông Trâu, sông Quán Thẻ, sông Bà Râu... với tổng chiều dài 184 km. Ngày 20 tháng 5 năm 1901, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phan Rang, tỉnh lị cũng là Phan Rang. Năm 1913, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn phần phía nam gọi là đại lý hành chính, thuộc tỉnh Bình Thuận. Ngày 5 tháng 7 năm 1922, tỉnh Phan Rang (còn gọi là tỉnh Ninh Thuận) được tái lập, gồm phủ Ninh Thuận và huyện An Phước (nơi người Chăm cư trú), do một Công sứ Pháp cai trị. Dưới Công sứ còn có một Quản đạo. Năm 1958, tỉnh Ninh Thuận gồm có 3 quận (24 xã): Thanh Hải (quận lị Khánh Hải), An Phước (quận lị Hậu Phước), Bửu Sơn (quận lị An Sơn).
Ngày 6-4-1960, thành lập quận Du Long, do tách một phần đất quận Bửu Sơn và một phần đất của quận Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Quận lị đặt tại Karom, xã Cam Ly. Trước ngày 16 tháng 4 năm 1975, tỉnh Ninh Thuận gồm có 5 quận: Thanh Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha. Sau 30 tháng 4 năm 1975, Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng thành tỉnh Thuận Lâm. Tháng 2 năm 1976, ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũ có một thị xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, An Phước). Từ 1977 đến 1981, địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ một thị xã và ba huyện hợp nhất thành hai huyện là huyện An Sơn với thị trấn huyện lỵ Tháp Chàm và huyện Ninh Hải (mới) với thị trấn huyện lỵ Phan Rang. Từ 1981 lại quay lại các đơn vị hành chính cũ là 1 thị xã và 3 huyện.
Ngày 26-12-1991, tỉnh Thuận Hải được chia tách thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Ngày 1 tháng 4 năm 1992, tỉnh Ninh Thuận chính thức đi vào hoạt động. Khi đó, tỉnh Ninh Thuận có diện tích 3.530,4 km², dân số 406.732 người và gồm có 1 thị xã (Phan Rang) và 3 huyện (Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước).
Ninh Thuận là một trong những địa bàn sinh sống của người Việt cổ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn minh Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm. Ninh Thuận còn là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
Với diện tích tự nhiên 3.360,1 km², dân số năm 2001 ước tính khoảng 531,7 nghìn người với mật độ dân số 158,2 người /km² .
Trên địa bàn Ninh Thuận có 28 dân tộc nhưng đông nhất là người Kinh, người Chăm và người RăkLai.
Tỉnh có hơn 20 làng người Chăm, trong đó có những làng vẫn duy trì các tập quán của chế độ mẫu hệ. Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chàm xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hoà Lai xây dựng thế kỷ thứ 9, cụm tháp Poklong Garai xây dựng thế kỷ 13 và cụm tháp Pôrômê xây dựng thế kỷ 17.
Ninh Thuận có vùng lãnh hải rộng 18 nghìn km², là một trong những ngư trường quan trọng của Việt Nam với 500 loài hải sản, cho phép khai thác mỗi năm 5-6 vạn tấn.
Ninh Thuận là địa phương sản xuất muối lớn nhất cả nước với sản lượng 130 nghìn tấn/năm. với các nhà máy sản xuất muối lớn như Cà Ná, Phương Cựu ... Ngoài ra, với diên tích rừng lớn, lâm nghiệp cũng được coi là thế mạnh nhưng khai thác bừa bãi, chưa hiệu quả. Nho được trồng khá nhiều ở đây (trên 1.500 ha nho), gần đây có giống nho xanh trái lớn, chất lượng không thua kém nho vùng ôn đới. Con đường đi từ Đà Lạt qua Phan Rang cần tu bổ và mở rộng, nhất là đoạn từ ngã 3 Fimnom đến đỉnh đèo Ngoạn Mục quá xấu cho dù đèo Ngoạn Mục là một trong những con đường đèo đẹp nhất nước. Từ Bình Thuận đi về phiá Bắc, vừa xuống đèo vượt qua biên giới giữa Bình Thuận - Ninh Thuận là thấy ngay bãi biển Cà Ná đẹp vô cùng với nhiều hòn đá to lổn ngỗn sát bờ. Nhiều con đường ở Phan Rang - Tháp Chàm như con đường 21/8 có rất nhiều cây trứng cá, cây bàng, cây phượng vỹ… Tháp Chàm Yên Ngựa hôm nay có thêm khu nhà mới to đẹp, khang trang hơn.
a. Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (thường được gọi tắt là Phan Rang) là tỉnh lỵ của Ninh Thuận. Vùng đất này từng là kinh đô Panduranga của Vương quốc Champa cổ.
Phan Rang cách Saigon 350 km, cách Đà Lạt 110 km, cách Nha Trang 105 km và cách Hà Nội 1388 km.
Tên Tháp Chàm được đặt theo cụm tháp Pôklông Glarai phía bắc thành phố. Chợ Phan Rang đã tu bổ mới hơn xưa, thành phố Phan Rang hôm nay thay đổi nhiều lắm, đường 16 tháng 4 đi ra phía biển là con đường đẹp nhất. Cầu Mống cũ bằng sắt, chung với đường xe lửa, cầu mới bằng bê tông cốt thép nằm kế bên. Khu Resort Hoàn Cầu khá đẹp, là nơi nghỉ mát lý tưởng trong mùa hè. Nhà thờ lớn Phan Rang, 2 trường trung học Nguyễn Trãi và Phạm Văn Ðồng cũng tu bổ và sơn phết khang trang. Thị xã Phan Rang nhỏ lắm. Ði về hướng Đông sẽ dẫn đến một bờ biển dài và đẹp vô cùng, có bờ cát trắng mênh mông cùng mặt biển xanh rì rào sóng vỗ. Con đường dẫn đến biển là đường 16/4, có thể nói đây là con đường đẹp nhất Phan Rang! Con đường thẳng và rộng, hai bên đường là những toà nhà mới xây và trên đường có một quảng trường rộng lớn và rất đẹp. Vào mùa hè, biển càng đông và vui hơn, mọi người cùng vui đùa trên cát, vùng vẫy trong làn nước, du khách từ xa cũng đến rất nhiều. Ban đêm, biển càng đẹp và lãng mạn. Có thể ngồi quán cà phê ven biển để ngắm sao và trò chuyện… Ở hướng Tây có rất nhiều khu sinh thái nhưng vẫn chưa khai thác hết; vì vậy, chúng vẫn còn vẻ đẹp hoang sơ. Nào là thác Mơ, thác Dầu, thác Than… rất nhiều và ở Tháp Chàm thì có khu di tích của người Chăm. Hằng năm, vào dịp tết của người Chăm, người Chăm thường tổ chức những lễ hội rất náo nhiệt. Họ nhảy múa, ca hát trên tháp và khách du lịch cũng thường tới đây để tham quan. Về hướng Nam của thị xã sẽ gặp một con sông êm đềm. Nó chỉ nhỏ thôi chứ không hùng vĩ như sông Hồng, sông Cửu Long nhưng nó là nguồn cấp nước chính cho Thị xã. Đi xa hơn chút nữa, bạn sẽ vào vùng đất có tên là An Thạch – đây là vùng đất có rất nhiều bà con dân tộc sinh sống thì ta sẽ bắt gặp “Cồn Cát”. Vào mỗi đêm trăng rằm hầu như người dân thị xã đều đổ dồn về đây để vui chơi, ngắm cảnh đẹp thơ mộng được tạo ra bởi cồn cát dài và ánh trăng lung linh mờ ảo. Đi xa nữa theo đường quốc lộ 1A, chúng ta sẽ tìm tới một địa điểm có tên là “Hồ Tân Giang” – một địa điểm mà mọi người cũng thường hay lui tới. Cũng trên con đường này quay ngược về phía bắc, dọc đường đi bạn sẽ thấy những cánh đồng lúa xanh rì, những giàn nho trĩu quả và đi nữa là tới khu di tích “Ba Tháp”… Còn rất nhiều cảnh đẹp nữa mà với blog thì tôi không thể nào tả hết được. Còn về đặc sản, không có gì nhiều, ngoài những chùm nho đỏ ngọt rất ngon và rất rẻ cùng với hải sản.
Sân bay chính của thành phố là sân bay Thành Sơn. Đây từng là căn cứ của Không quân Hoa Kỳ, nay trở thành sân bay quân sự của Việt Nam.
b. Biển và bãi tắm:
- Bãi tắm Ninh Chữ - Bình Sơn:
cách trung tâm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 6km về phía Ðông. Ðây là một trong 9 bãi tắm đẹp của Việt Nam, có chiều dài 10km, bờ biển bằng phẳng hình vòng cung, cát trắng mịn, nước trong xanh, không khí trong lành quanh năm sóng vỗ rì rào… Xung quanh có rừng dương xanh ngút ngàn, những cánh đồng lúa bát ngát thoang thoảng hương thơm, Ðầm nại giàu tôm, cá, mực, núi Ðá Chồng, núi Tân An, núi Cà Ðú với những tảng đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau tạo thành một quần thể thiên nhiên hài hòa, hữu tình, khí hậu mát mẻ, nắng ấm quanh năm… Khách du lịch đến đây có thể tắm biển, leo núi, thăm chùa, đình cổ ở núi Ðá Chồng (Dư Khánh), xa hơn nữa có thể du lịch dã ngoại ở Vĩnh Hy, săn bắn ở suối nước ngọt, đi canô, môtô nước quanh bờ biển Ninh Chữ, Ðầm Nại, đến Hòn Thiên. Nghe nói trước 1975, mỗi lần ông Thiệu về quê thường ra đây tắm biển.
- Bãi biển Tuấn Tú : Nằm phía sau làng Văn hóa Tuấn Tú, huyện Ninh Phước có 1 bãi biển đẹp như chính tên gọi của nó: biển Tuấn Tú. Với những dải cát trắng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, cùng với dòng nước trong xanh, mát rượi, biển Tuấn Tú rất thích hợp cho việc tắm biển, nghỉ ngơi rất an tòan cho khách du lịch. Xung quanh biển còn có 1 quần thể thiên nhiên hài hòa khác, đó là động cát thơ mộng Tuấn Tú, thác đá Sối ngày đêm đổ những dòng nước mát từ trên độ cao 12 mét tung bọt trắng xóa ... tạo nên nét độc đáo riêng của bãi tắm nơi này. Biển Tuấn Tú quả là 1 điểm tham quan có giá trị khi kết hợp với du lịch tại bãi biển Từ Thiện, Tuấn Tú.
- Bãi biển Từ Thiện: Nằm ở phía bắc Mũi Dinh, thuộc địa bàn huyện Ninh Phước. Biển Từ Thiện có đặc thù riêng so với các bãi biển khác: Nơi đây nước biển rất trong xanh, biển lặng mênh mông bởi nó được kè bởi san hô có tác dụng ngăn chặn tất cả các đợt sóng lớn, thậm chí gần bờ dường như không có sóng. Với những ưu điểm này nên biển Từ Thiện là nơi tắm biển lý tưởng, nhất là đối với người già, trẻ nhỏ và người khuyết tật, tàn tật - là đối tượng cần được tòan xã hội quan tâm, bù đắp. Ngòai việc tắm, ở đây còn có thể tổ chức nhiều họat động thể thao, vui chơi giải trí như lướt ván, bơi thuyền... đứng trong bờ có thể ngắm nhìn không chán mắt những dải sóng trắng xóa đập vào các con đê tự nhiên ở ngòai khơi xa.
- Bãi biển Phước Dinh: Chỉ với 5 km chiều dài, cát mịn, phía xa xa là những đồi cát cao, nằm liền kề khu dân cư cùng rừng dương xanh râm mát tạo nên những tấm thảm dày mềm mại và thơm mùi lá dương khô, bãi biển Phước Dinh của huyện Ninh Phước thật sự hấp dẫn du khách. Với độ dốc lớn và sóng to, biển Phước Dinh có thể phát triển các họat động du lịch thể thao biển như lướt ván, lướt sóng, lặn,... Không những thế, biển nơi đây còn có những khối san hô phủ rêu xanh ôm bọc lấy đường bờ, bảo vệ cho bờ biển không bị sóng xâm thực vào sâu đất liền rất thích hợp cho việc xây dựng những công trình để đón tiếp, phục vụ khách khá an toàn.
- Bãi tắm Cà Ná: nằm trên quốc lộ 1A, cách trung tâm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 30 km về phía Nam, về phía Tây quốc lộ là dãy Trường Sơn hùng vĩ nhô ra gần sát bờ biển ôm gọn tuyến đường sắt Bắc - Nam, giao thông thuận lợi .
Bãi tắm Cà Ná được mệnh danh là "nàng công chúa ngủ quên" bởi bãi biển này còn mang nhiều dấu tích hoang sơ, khí hậu nắng ấm quanh năm. Ðến đây du khách sẽ được đắm mình trong dòng nước xanh mát có độ mặn cao hơn các vùng khác từ 3 – 40 C, chiêm ngưỡng những mỏm đá đủ loại hình thù nằm sát mép bờ, chụp ảnh lưu niệm hoặc tổ chức leo núi, thưởng thức các món ăn đặc sản, thăm các danh thắng, các công trình văn hóa đặc sắc, các làng nghề truyền thống của dân tộc Chăm thuộc huyện Ninh Phước, đi thuyền ra đảo Cù Lao Câu, đi tắm nước khoáng Vĩnh Hảo…
- Vịnh Vĩnh Hy: Cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 42 km về hướng Ðông Bắc, nằm giữa làng Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, là nơi còn nhiều nét hoang sơ do thiên nhiên hào phóng ban tặng, 1 quần thể thiên nhiên xinh đẹp, hùng vĩ với những bãi cát trắng bao quanh, những dãy núi đá cao chót vót và những dòng suối chảy róc rách xen lẫn giữa rừng cây xanh bạt ngàn . Ðến đây du khách có thể tắm biển, tắm suối, câu cá, hít thở không khí trong lành, khám phá những hang động, rừng cây; tham quan cảnh đẹp của Vịnh bằng tàu thuyền, ca nô; leo núi, cắm trại , thăm chiến khu xưa CK 19 ... hay xem san hô bằng tàu đáy kính, hoặc chiêm ngưỡng rùa biển đẻ trứng vào những đêm rằng sáng trăng .
- Bãi biển Cà Tiên: Nằm gần tận cùng phía bắc tỉnh Ninh Thuận, thuộc địa bàn huyện Ninh Hải, phía Nam giáp dãy núi thuộc mũi Cà Tiên, phía đông Nam giáp đảo Bình Hưng thuộc tỉnh Khánh Hòa. Bãi biển Cà Tiên có chiều dài 3,8 km, là 1 trong những bãi biển đẹp vì sự hoang sơ của nó, cát trắng mịn, ven sát bờ độ dốc không lớn, có những hàng dừa xanh ngát vươn mình ra biển rộng. Vào mùa khô, ở đây có sóng rất to, thuận lợi cho họat động du lịch thể thao lướt sóng... Mặt khác, điều kiện khí hậu biển Cà Tiên còn cho phép tổ chức các họat động du lịch quanh năm tại đây.
- Bãi Thùng: Ði về phía đông Nam bãi Cà Tiên, hoặc phía Nam Mũi Ðá Vách du khách bắt gặp 1 bãi biển có độ dài khỏang 400m, cát mịn, đôi chỗ có những mảnh san hô vụn nằm trên nền cát trắng, đó chính là Bãi Thùng. Phía xa Bãi Thùng là các vách đá đỏ cùng với những hòn đá sót lại ven biển tạo nên sự tương phản về màu sắc và kỳ thú của cảnh quan nơi đây. Bãi Thùng có độ sâu vừa phải, gần bờ là cát pha chút mảnh san hô vỡ, xa hơn một chút là mặt đá bị mòn tạo nên những phiến đá bằng phẳng, rất độc đáo. Sóng tại đây không lớn như ở Cà Tiên, nước trong xanh có thể nhìn thấy đáy khi bơi lặn, thám hiểm thủy cung...
- Bãi Lớn: Nằm ở phía Bắc của Bãi Thùng, cách 1 ngọn đồi thấp là Bãi Lớn. Bãi biển nơi đây đẹp và rất hoang sơ vì bãi biển này chưa có bàn tay khai thác của con người cho bất kể họat động kinh tế nào. Với những lợi thế riêng của mình, bãi Lớn có thể xây dựng thành sân golf lý tưởng để thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao.
- Bãi Hời: Ði chếch về phía Tây Bắc bãi Thùng và phía bắc của bãi Lớn, du khách gặp 1 bãi tắm đẹp có tên gọi rất lạ đó là Bãi Hời. Bãi Hời rất sạch, cát có độ mịn cao, độ dốc đáy biển vùng ven bờ không lớn. Phía trước mặt bãi Hời là đảo Bình Hưng của tỉnh Khánh Hòa nằm chếch về phía đông Bắc.Vùng này có thể phát triển du lịch biển, với các họat động như tắm biển, tham quan vịnh và lặn biển vì nước ở đây trong, độ sâu 3-6m, khá an tòan cho lọai hình này. Ngòai ra nơi đây còn có thể tổ chức lọai hình du lịch thể thao mò tôm giống... Ngoài ra, trên đồi phía sau bãi tắm có thể phát triển thành những sân golf.
- Mũi Ðá Vách ( Bãi Ðá Vách): Du khách có thể tiếp cận Mũi Ðá Vách bằng 2 cách, cách thứ nhất là đi tầu, thuyền từ Vịnh Vĩnh Hy lên, cách thứ 2 là chèo bộ từ làng chài phía bắc Vịnh Vĩnh Hy. Khung cảnh của Bãi đá vách khá hùng vĩ với những đợt sóng lớn tung bọt trắng xóa đập vào vách đá. Những thành vách đá cao 20-30m sừng sững dựng đứng nhô ra biển tạo thành một bức tường lớn đối chọi với sóng biển. Tòan bộ bức tường thành này dài chừng 4.500m. Hầu hết các vết nứt chạy theo chiều dọc, cắt vách núi thành những khối đá khổng lồ, hình thành nên những hình tượng lạ trong trí tưởng tượng của du khách. Chân vách chỉ bị bào mòn nhẹ, có chỗ khối đá đổ xuống chắn ngang như 1 lưỡi cày khổng lồ. Dịch lên phía bắc, các tảng đá lớn có những vết kẻ nham nhở theo chiều từ trên xuống như có ai muốn khắc dấu ấn của mình thách thức cùng thời gian. Tiếp đến là khối đá màu sẫm như màu gạch nung quá lửa và những đám cỏ xanh tập trung ở các khe nứt phía trên, rồi đến các tảng đá có màu đất sét đồ sộ... tạo nên những màu sắc thật ấn tượng. Mũi đá Vách kết thúc ở phía Bắc bằng các phiếm đá lớn xếp dựng đứng cạnh nhau. Qua khối đá này có thể nhìn thấy ở phía Bắc các bãi Thùng, bãi Hời, bãi Lớn, bãi Kinh, bãi Nước đỏ, bãi nước ngọt, bãi Chà Là, Bãi Bình Tiên, Bãi Bà Ðiên. Ngoài cắm trại, thưởng thức hải sản biển do chính tay mình chế biến, ngắm cảnh đẹp hùng vĩ và thơ mộng nơi này, du khách ưa mạo hiểm còn sẽ rất hài lòng vì có thể thử thách lòng dũng cảm của mình tại đây.
c. Sông, hồ, suối, thác, đầm và động cát:
+ Suối, thác: Suối nước nóng, thác Tiên, thác Sa Kai… ở huyện Ninh Sơn; suối Tiên , Ba Hồ, Suối Lồ ồ, Suồi Ðông Nha, Suồi Kiền Kiền.. ở huyện Ninh Hải. Ðây là những cảnh thiên nhiên đẹp, nằm ở lưng chừng núi, có cây xanh, đá chồng chất tạo nên một cảnh quan đẹp, hấp dẫn khách tham quan du lịch. Hầu hết hệ thống suối, thác ở Ninh Thuận còn giữ được nét hoang sơ bởi thiên nhiên ban tặng do chưa có bàn tay khai thác của con người. Cụ thể:
+ Suối Tiên: Từ thị xã Phan Rang - Tháp Chàm đi trên quốc lộ 1A khoảng 35 km về hướng Bắc, sau đó rẽ phải khoảng 1 km là tới suối Tiên xã Công Hải, huyện Ninh Hải. Dòng suối Tiên vắt mình từ trên cao, len lỏi qua nhiều tầng nấc trong các khe đá chảy xuống trông như một giải lụa bạc khổng lồ; có đoạn nước chảy róc rách, dòng nước trong vắt, mát lạnh đến sảng khoái. Suối Tiên được tạo nên bởi một quần thể thiên nhiên hài hòa, nơi đây núi rừng trùng điệp được trang điểm bởi sắc màu các loài hoa rừng, không khí trong lành, mát mẻ, gắn với những huyền thoại cổ tích xưa được lưu truyền đến ngày nay.
+ Suối Lồ ồ : Nằm ở khu vực Vịnh Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Suối Lồ ồ là 1 bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, được hình thành bởi những thác nước có cảnh quan đẹp với chiều cao không quá 5m, nền đá hoa cương được dòng nước tự nhiên gột dũa, mài nhẵn tạo nên những phiến đá to bằng phẳng, là nơi dừng chân lý tưởng của du khách, rồi những dãy núi, rừng cây và cả 1 bầu không khí trong lành, xanh, mát ... làm cho Suối Lồ ồ ngày càng hấp dẫn du khách gần xa. Nơi đây rất phù hợp cho lọai hình du lịch cuối tuần.
+ Suối Ðông Nha: Ninh Hải có nhiều dòng suối đẹp, Suối Ðông Nha là một trong những dòng suối đẹp đó. Lòng Suối Ðông Nha có nhiều thác chảy qua trên nền đá hoa cương, cảnh quan hấp dẫn khách du lịch. Nơi đây trong thời kỳ Pháp thuộc trên núi Chúa đã từng là nơi nghỉ mát của du khách, những vết tích nhà nghỉ được xây dựng trong thời kỳ này đã minh chứng cho điều đó. Mặc dù nằm trong vùng khô hạn nắng nóng nhưng do ở độ cao hơn 700m, lại được che phủ bởi thảm rừng đã tạo cho môi trường nơi đây thật sự mát mẻ. Ðịa điểm này đặc biệt thích hợp cho các nhà nghiên cứu khoa học và khách du lịch sinh thái.
+ Suối Kiền Kiền: Suối Kiền Kiền cũng là một trong những nơi có nhiều thác nước, cảnh quan thiên nhiên đẹp của huyện Ninh Hải. Ðặc biệt nơi đây có dòng thác Ðá Thao ngày đêm đổ nước cuồn cuộn từ trên cao tung bọt trắng xóa cả 1 vùng. Du khách đến nơi đây có thể tắm suối, đùa nghịch với những bọt nước Thác Ðá Thao, hoặc tổ chức những buổi picnic với nhiều lọai hình họat động bổ ích...
+ Suối Thương: Từ Trung tâm thị xã Phan Rang-Tháp Chàm đi trên quốc lộ 27 khỏang 30 km là tới địa phận xã Quảng Sơn, du khách rẽ vào đường đất phía bên phải khoảng 2km là tới Suối Thương. Suối Thương có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, có những dòng suối cuồn cuộn mang những dòng nước trong mát chảy qua các phiến đá gợi lên hình ảnh những đợt sóng trào dâng.
+ Suối nước nóng Tân Sơn: Từ thị xã Phan Rang - Tháp Chàm vượt qua 40 km trên quốc lộ 27 là tới suối nước nóng Tân Sơn, huyện Ninh Sơn. Suối nước nóng là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm được Công ty TNHH Tân Mỹ á "nối nguồn" từ suối nước nóng Dục Mỹ cách đó khoảng 4 km trên núi Bồ. Một hệ thống ống dẫn trực tiếp đưa nước khoáng nóng từ nguồn về các bồn tắm ở khu du lịch Tân Mỹ á , đảm bảo cung cấp thường xuyên, đầy đủ, liên tục cho nhu cầu ngâm, tắm trị liệu của khách du lịch. Cũng như bùn khoáng ở Nha Trang, 1 số nguyên tố khoáng chất có trong nước khoáng nóng có tác dụng trị liệu rất tốt chắc chắn sẽ làm cho du khách sảng khoái, phục hồi sức khoẻ nhanh chóng.
Với lợi ích như thế, suối nước nóng Tân Sơn thu hút du khách trong và ngoài nước bởi các tour du lịch liên vùng TP.Hồ Chí Minh - Ðà Lạt - Phan Rang ngày một nhiều hơn.
+ Thác Tiên: Từ trung tâm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm đi 32 km về hướng Tây Bắc, dọc theo quốc lộ 27B đi Ðà Lạt. Nơi đây núi rừng hùng vĩ, có những dòng thác đổ từ trên cao xuống trải dài như những suối tóc các nàng tiên óng ả và mềm mại. Ðôi khi những giọt nước vô tình văng trên những phiến đá tạo nên những tia sáng lấp lánh như mắt ai vui cười tinh nghịch với ta, thật ấn tượng vô cùng. Ðến Thác Tiên du khách được hít thở không khí trong lành, tham quan, chụp hình, cắm trại, leo vách đá, vượt suối, bắt ốc, câu cá và tổ chức các trò chơi vui nhộn dưới tiết trời trong xanh và mát dịu….
Hiện nay khu vực này chưa được khai thác phát triển du lịch nên còn giữ được nét hoang sơ vốn có của nó. Vào những ngày nghỉ, ngày lễ, nơi đây thu hút 1 lượng không nhỏ các bạn trẻ yêu thiên nhiên hoang dã và thích hoà mình vào nó.
+ Thác Sakai: Bắt nguồn từ đèo Ngoạn Mục, hạ lưu của nó có dòng chảy cuối cùng tiếp giáp với công trình Nhà máy thủy điện Ða Nhim. Thác SaKai phong cảnh thiên nhiên hoang dã với những tảng đá lớn phản chiếu màu sắc cầu vồng nhấp nhô giữa rừng cây xanh bạt ngàn cùng những dòng nước từ trên cao hàng trăm mét ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xóa như những đoá hoa tạo nên những vũng nước đọng trong xanh dọc theo dòng chảy của thác. Cùng với việc thưởng thức cảnh đẹp núi rừng hùng vỹ dọc theo 2 bên đèo Ngoạn Mục, du khách dường như lắng nghe được tiếng Thác đổ rì rào vang vọng được lập lại trong rừng thẳm càng làm tăng cảm giác hoang dã và huyền bí.
Sắp tới sẽ có dự án đầu tư xây dựng và khai thác du lịch sinh thái tại khu vực Thác Tiên, Thác Sa Kai huyện Ninh Sơn, chắc chắn sẽ làm cho hoạt động du lịch ở Ninh Thuận nói chung và huyện Ninh Sơn nói riêng khởi sắc hơn.
+ Hồ: hồ CK7 là công trình thủy lợi nằm trên xã Nhị Hà huyện Ninh Phước, dung tích 1,5 triệu m3 nước, làm nhiệm vụ cung cấp nước phục vụ nông nghiệp cho huyện Ninh Phước vào mùa khô (tháng 03 - tháng 10), diện tích mặt hồ khoảng 30 ha. Hồ Treo nằm trong khu Bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa cách không xa căn cứ CK19, một trong những căn cứ của Bộ chỉ huy quân sự ta chỉ đạo chiến đấu hiện vẫn còn những di tích như hầm hào, bếp hoàng cầm, bờ biển nơi đây là nơi tập kết vũ khí và quân trang quân dụng từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Nơi đây có thể khôi phục, tôn tạo làm khu di tích để giáo dục truyền thống Cách mạng cho các thế hệ mai sau. Hiện nay còn có Hồ Tân Giang mới được xây dựng ở xã Phước Hà, huyện Ninh Phước có dung tích 30 triệu m3 nước, diện tích mặt hồ 150 ha, là công trình thủy lợi đầu tiên của tỉnh và đầu tiên của Việt Nam làm bằng kết cấu bê tông, đồng thời đây còn là công trình thủy lợi bê tông lớn nhất của Việt Nam, mặt bằng tổng quan thiên nhiên nhìn từ xa trông đẹp thơ mộng và cuốn hút. Cảnh quan không gian xung quanh khu vực các hồ có thể đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ du lịch phục vụ khách tham quan (đặc biệt là Hồ Tân Giang) như hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh . Ngoài ra, các hồ Sông Sắt (huyện Ninh Sơn), Sông Trâu (huyện Ninh Hải), Lanh Ra (huyện Ninh Phước) , hồ Tân Mỹ có thể định hướng phát triển nhiều loại hình dịch vụ du lịch nơi đây.
- Những cồn cát lớn, hấp dẫn ven bờ: Hiện nay Ninh Thuận có Cồn cát trắng Tuấn Tú, Cồn cát đỏ Nam Cương, Cồn cát di động Phước Dinh là 1 trong những cảnh đẹp thiên nhiên hiếm có trong cả nước dễ dàng khai thác các lọai hình dịch vụ trên biển , trên cát tạo nhiều cảm giác mạnh cho những du khách thích mạo hiểm . . .
+ Cồn cát trắng Tuấn Tú: Cồn Cát cách Trung tâm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 8 km về phía Ðông Nam, thuộc địa phận làng văn hóa Tuấn Tú, huyện Ninh Phước, là hiện thân của những đồi cát trắng mịn kết nối thành những thung lũng cát gợn sóng, nhiều hình thù lạ mắt, gió lộng và không khí trong lành, được điểm tô bởi sắc màu của biển khơi, hoa sương rồng, làng mạc và hàng dương xanh ngát, hiên ngang vươn mình giữa sa mạc cát mênh mông, tạo nên một khung cảnh hữu tình cho du khách thưởng ngoạn. Ðến đây du khách như lạc vào thung lũng tình yêu. Từ trên cao quý khách có thể quan sát toàn cảnh Ninh Thuận, thưởng thức những hương vị của biển khơi và trầm trồ trước cồn cát trắng mịn, gợn sóng trông êm đềm và ấm áp như tình thương của mẹ Cồn Cát Trăng Tuấn Tú hiện còn giữ nét hoang sơ vốn có. Mặc dù chưa có loại hình du lịch nào được thiết lập ở đây nhưng mỗi buồi chiều khi hoàng hôn buông xuống hoặc những đêm trăng thanh gió mát nơi đây lại là điểm hẹn cuả các bạn trẻ trong tỉnh và những người yêu quý thiên nhiên. Trong thời gian gần đây, Cồn Cát Trăng Tuấn Tú ngày càng thu hút nhiều khách gần xa, nhất là khách nước ngoài đang thích thú với những điểm du lịch như thế.
+ Cồn cát đỏ Nam Cương: Khác với các cồn cát khác, đến với Cồn cát đỏ Nam Cương của huyện Ninh Phước du khách sẽ được chứng kiến tận mắt màu đỏ ráng chiều của cồn cát thiên nhiên. Sinh động và hấp dẫn hơn là khi du khách bắt gặp những chủ nhân của vùng, đó là lòai nhông cát thoắt ẩn, thoắt hiện như đùa giỡn, như thách đố, chọc ghẹo. Cho đến nay các nhà địa chất vẫn chưa thống nhất trong cách lý giải nguyên nhân tạo thành của khối cát đỏ này. Một số cho rằng đó là kết quả của quá trình phong hóa và vận chuyển đá bazan từ trên cao nguyên trung phần. Một số khác lại tìm nguyên nhân ở quá trình phong hóa các lọai cát kết có chứa hàm lượng ôxit sắt cao. Cồn cát đỏ Nam Cương có thể tổ chức các họat động tham quan, nghiên cứu, chụp ảnh lưu niệm, trượt cát...
+ Cồn cát di động Phước Dinh: ở phía tây bắc Mũi Dinh huyện Ninh Phước có những dải cồn Cát cao 20 –30m bên thoải, bên dốc đứng chạy dài theo chiều dọc nối tiếp nhau trên diện tích khỏang 10 km2. Cồn cát nơi đây rất đặc biệt: mỗi năm 2 lần những cồn cát này khi thì tiến sâu vào đất liền, khi thì lại lùi dần ra phía biển. Từ trên đỉnh đồi nhìn xuống có thể thấy gió cuốn cát thành từng cơn lốc nhỏ, bốc tung lên ném về sườn dốc đứng phía bên kia. Cát bay làm cho đỉnh mờ ảo trong những tia nắng đỏ ối chiều tà. đỉnh của những núi cát này luôn luôn mờ mịt trong cát bụi. Phía sườn hứng gió mặt cát đanh lại, rắn chắc như để chống chọi với quá trình phong hóa. Sườn này thoai thoải hơn. Chạy dọc theo đỉnh về phía sườn gió là những con đường khá mịn và rắn chắc. Vách dốc phía cuối gió hầu như dốc đứng, xốp và cũng mù mịt bởi cát rơi. Vách này theo thời gian cứ lùi dần, lùi dần ra phía sau làm cho tòan bộ cồn cát dịch chuyển hàng mét mỗi ngày. Sau phút ngỡ ngàng, ngần ngại, du khách có thể rất thích thú trượt xuống theo các vách dốc này để thử lòng dũng cảm. Ngay dưới chân những dãy cồn cát ấy là những dòng suối uốn lượn đổ ra biển. Một số không kịp đổi dòng bị các cồn cát chặn lại tạo thành những hồ nước nho nhỏ trong mát và ngọt ngào giúp cho du khách thêm can đảm vượt tiếp các dãy cồn cát trước mặt. Sau những cồn cát ấy là mũi Dinh, ranh giới tự nhiên giữa 2 kiểu đường bờ miền trung. Ðứng trên nhà đèn- ngọn hải đăng trăm năm tuổi, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn thấy những đòan thuyền đánh bắt xa bờ đang cần mẫn và say sưa kéo lưới. Nơi đây có thể tổ chức các loại hình như chụp hình lưu niệm, chinh phục Cồn cát, trượt cát như trượt tuyết ở các nước phương Bắc...
d. Rừng:
Rừng ở Ninh Thuận chiếm diện tích 46,8% so với diện tích toàn tỉnh, tập trung chính ở huyện Ninh Sơn, Bác ái, Ninh Hải. Có thể khai thác và phát triển du lịch sinh thái, chủ yếu ở các khu vực được coi là khu bảo tồn rừng thiên nhiên của tỉnh như:
- Rừng nguyên sinh đèo Ngoạn Mục (khu bảo tồn thiên nhiên đèo Ngoạn Mục - huyện Ninh Sơn): phóng tầm mắt từ đèo Ngoạn Mục du khách có thể cảm nhận được cảnh quan hài hòa, với những suối thác cắt ngang, những dãy núi đồi và hệ thực vật khá đặc trưng. Hệ thực vật ở đây phong phú và đa dạng. Cây ôn đới như thông lá dẹt, thông lá tròn xuất hiện ngày một nhiều theo hướng dốc núi cao dần. Rừng khộp tái sinh với nhưng ưu thế là dầu Rái, dầu Tràben đã chuyển dần sang rừng thường xanh nhiệt đới núi thấp ở phía Ðông với các loại giẻ, rẽ dần dần sang phía Tây được thay thế bằng thông, loài đặc trưng cho khí hậu ôn đới. Hiện tại, do đang ở trạng thái phục hồi bằng tái sinh tự nhiên nên rừng có chỗ còn chưa khép kín, chưa có sự phân tầng rõ ràng, lớp thảm dưới còn nhiều cây ưa sáng, chịu hạn. Thỉnh thoảng có những thác nước ven đường. Những thác nước này có hàm lượng nước vừa phải vào mùa khô và hùng vĩ vào mùa mưa. Ðây là tuyến đi qua nhiều cánh rừng hẹp, điểm dừng chân lý tưởng cho du khách khi lên và xuống đèo Ngoạn Mục. Có thể tổ chức các tuyến trekking tour theo dọc tuyến đèo này ở cấp độ 1,2 cho du khách.
- Rừng nguyên sinh Phước Bình (huyện Bác ái): hệ động vật rừng tương đối đa dạng về thành phần loài bộ, họ cao hơn so với các khu vực rừng lân cân khác. Tuy nhiên mật độ động vật rừng không cao, đa số các loài ở cấp mật độ nhiều và trung bình đều là các loài nhỏ, chim thú có giá trị kinh tế thấp. Trong số các loài có mặt, một số nhóm loài động vật thuộc dạng quý hiếmvà có nguy cơ tiệt chủng như gấu, rắn hổ mang, đỏ, beo, sơn dương, chồn bạc má, sóc đen, mèo rừng, công, rái cá lớn, kỳ đà… Hệ thực vật ở đây tuy không phong phú đa dạng như các rừng nguyên sinh khác trong vùng nhưng có những loại gỗ quý hiếm như Pơmu, gõ, hương, trắc và những loại chim thú quý hiếm được ghi vào sách đỏ, có những loại phong lan đẹp, hương thơm ngạt ngào…
Tỉnh Ninh Thuận đang làm luận chứng đề nghị Chính phủ công nhận là rừng quốc gia để có kế hoạch bảo vệ, giữ gìn các loại chim thú, cây và có kế hoạch xây dựng đường sá, để nhân dân đến nghiên cứu, tham quan du lịch. Trong tương lai sẽ trở thành khu du lịch hấp dẫn như rừng Cúc Phương ở tỉnh Hòa Bình, rừng Cát Tiên ở Ðồng Nai, rừng Bạch Mã ở Huế. Khu du lịch sinh thái Hoàn Cầu, Khu du lịch sinh thái Ðen Giòn là những mô hình du lịch mới nhưng coi bộ chưa khá.
- Rừng khô hạn Núi Chúa (khu bảo tồn thiên nhiên khô hạn núi Chúa - huyện Ninh Hải): Rừng có diện tích 24.353 ha, là một thành phần cấu trúc của cảnh quan lại được phân bố trên phức hệ núi nằm sát bờ biển tạo nên nhiều thắng cảnh rất đẹp ở vùng duyên hải Nam Trung bộ như bãi Chà Là (Bình Tiên), Bãi Thùng, bãi Ðá Vách, bãi Bà Ðiên… Có thể tổ chức nhiều tuyến du lịch đến các bãi biển này như tuyến Vĩnh Hy - Bãi Thùng - Bãi Chuối, Vĩnh Hy - Hồ Ðá Vách, Vĩnh Hy - Bình Tiên bởi đến đây du khách sẽ được chứng kiến:
+ Một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú và độc đáo: Hồ treo trên núi Ðá vách. Ðây là một địa chỉ được nhiều người tìm đến khi đặt chân đến khu bảo tồn (trong đó có các nhà khoa học tự nhiên), có đường kính 70 - 80m, tuy nằm trong vùng cực khô nhưng quanh năm hồ vẫn có nước. Ven hồ có nhiều vỉa đá nổi nhấp nhô, cảnh vật như một "hòn non bộ", nếu được tôn tạo sẽ là một điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn.
+ Nổi lên giữa thảm rừng Truông gai là những vỉa đá hoa cương Paba lấp lánh dưới ánh mặt trời, như những nét chấm phá của bức tranh thiên nhiên. Ðặc biệt là trong kiểu rừng truông gai khô hạn có không ít cây cảnh BonSai giá trị, với vẻ đẹp tự nhiên không thua kém gì có bàn tay chăm chút của con người.
+ Ngược dòng Suối Lồ ồ, Ðông Nha, Kiền Kiền có nhiều thác nước chiều cao không quá 5m nhưng trên nền đá hoa cương được dòng nước tự nhiên gọt dũa mài nhẵn, tạo cảnh quan mát mẻ. Vào những ngày lễ, chủ nhật không ít khách từ các nơi đã về đây thăm và nghỉ ngơi.
+ Bờ biển dài hơn 40km nối liền với khu du lịch nổi tiếng Cà Ná, Ninh Chữ là thế mạnh để phát triển du lịch. Du lịch sinh thái, du lịch khoa học, du lịch leo núi, du lịch nghỉ mát, du lịch tìm về với cội nguồn cách mạng có sức hấp dẫn thu hút du khách, tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương và dân cư trên địa bàn.
+ Phía Tây Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa là trục đường quốc lộ 1A, hàng ngày lưu hành qua đường này quý khách sẽ được chiêm ngưỡng màu xanh của thảm thực vật rừng làm dịu đi cái nắng nóng của một vùng khô hạn.
Rừng và biển ở Vĩnh Hy (xã Vĩnh Hải) là căn cứ CK 19 của VC, một trong những nơi ẩn náu của Bộ chỉ huy quân sự để chỉ đạo chiến tranh hiện vẫn còn những di tích để lại như hầm hào, bếp Hoàng cầm. Bờ biển ở đây là nơi tập kết vũ khí và quân trang từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.
Mặc dù hiện nay chưa có tổ chức, cá nhân nào đứng ra khai thác các loại hình du lịch ở đây nhưng với những ưu ái mà thiên nhiên đã ban tặng cho rừng núi Chúa, nơi đây có thể khai thác các điểm tham quan du lịch như:
* Núi đá Vách có hồ trên núi và di tích của căn cứ CK 19.
* Suối Lồ ồ với nhiều thác nước có cảnh quan đẹp đã được địa phương phát hiện gồm 9 điểm dừng chân trên dọc suối với lời giới thiệu "sơn thủy hữu tình";
* Suối Ðông Nha, lòng suối có nhiều thác chảy qua trên nền đá Hoa cương, cảnh quan hấp dẫn du khách. Tại đây cũng có di vật "nhà mát" trên Núi Chúa được xây dựng dưới thời Pháp. Mặc dù nằm trong vùng khô hạn nắng nóng nhưng do ở độ cáo hơn 700m nên môi trường rất mát mẻ. Tuy nhiên do nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt vì vậy không mở rộng du lịch vào địa điểm này, chỉ dành riêng cho việc khảo sát nghiên cứu khoa học hoặc du lịch khoa học;
* Suối Kiền Kiền cũng là một trong những nơi có nhiều thác nước với cảnh quan đẹp, đặc biệt là thác Ðá Thao;
* Suối Tiên hiện là nơi thu hút rất đông khách vì có những cảnh quan kỳ thú của những thác nước;
* Bãi Thịt là bãi biển đẹp đồng thời là khu vực đặt trạm cứu hộ rùa biển hiện rất có triển vọng. Có thể bố trí cho du khách tham quan tìm hiểu về rùa biển và nghỉ ngơi;
* Bãi Bình Tiên là bãi biển rất lý tưởng cho du khách đến tắm biển, nghỉ ngơi và tham quan các địa điểm lân cận như bãi Chà Là, Suối nước ngọt.
e. Di tích:
Các công trình của người Kinh:
* Ðình, chùa, lăng tẩm, nhà thờ:
- Chùa:
hầu hết chùa tại Ninh Thuận có bề dày lịch sử chưa cao: trên dưới khoảng 100 năm. Làng xã nào cũng có đình chùa, ở một số núi, do bá tánh thập phương bỏ tiền ra xây dựng chùa như tại núi Ðá Chồng, núi Tân An, núi Chà Bang... Có thể kể những chùa tiêu biểu như tại núi Ðá Chồng có chùa Trùng Quang, Trùng Khánh, đền Khổng Tử; núi Chà Bang (huyện Ninh Phước) có chùa Trà Cang. Tại thị xã Phan Rang - Tháp chàm có chùa Ông, chùa Thánh (Quan Thánh), chùa Bồ Ðề, chùa Diệu ấn, Ngọc Ninh. . .là những chùa có lối kiến trúc ảnh hưởng nền kiến trúc văn hóa Trung Hoa
- Ðình: Ðình miếu làng nào cũng xây dựng để thờ cúng Thành Hoàng - người có công lập làng hay sáng lập nên một nghề - mong cho làng xã được yên ổn, làm ăn thịnh vượng. Ðến nay toàn tỉnh đã có 5 đình cổ được Bộ văn hóa xếp hạng di tích quốc gia, đó là: Ðình Vạn Phước (1999), Ðình Dư Khánh (1999), Ðình Văn Sơn (1999), Ðình Ðắc Nhơn (1999), Ðình Thuận Hòa (2001), đình Khánh Nhơn (2002) , Miếu Xóm Bánh (2002).
* Các di tích khác
- Núi Cà Ðú:
cách trung tâm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 4km về hướng Bắc, nằm giữa vùng đồng bằng cây cối cằn cỗi, trên núi có nhiều hang động, ngõ ngách rất thuận lợi cho việc được chọn làm căn cứ của VC. Bên cạnh đó, các hang động ở núi Cà Ðú có cấu trúc gồm các tảng đá có hình dáng đa dạng, kỳ lạ tạo nên vẻ đẹp tự nhiên ở các hang. Ðứng trên núi Cà Ðú nhìn được bao quát khu du lịch biển Ninh Chữ - Bình Sơn, cùng với những đồng bằng của thị trấn Khánh Hải, với phong cảnh hữu tình có Ðầm Nại, cánh đồng muối Ðầm Vua, Phương Cựu và hòn núi Ðá Chồng nên thơ... Những yếu tố này góp phần tôn lên giá trị của núi Cà Ðú.
Các công trình của người Chăm:
* Các tháp cổ:
Tỉnh Ninh Thuận còn nhiều di tích lịch kiến trúc cổ của người Chăm là các tháp, các đập thủy lợi, làng nghề truyền thống. Hiện nay tỉnh còn 3 tháp cổ đó là Tháp Pôklong Garai, Tháp Hòa Lai, Tháp Pôrômê được Bộ văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia, vẫn là điều bí ẩn đối với nền kiến trúc đương đại.
- Tháp PôklongGarai: Nằm trên ngọn đồi Trầu thuộc phường Ðô Vinh, cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 9km về phía Tây Bắc, được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV (thời vua Shihavaman, người Việt gọi là Chế Mân) để thờ vua Pôklong Garai (1125 - 1205), vị vua đã có nhiều công lớn trong lĩnh vực thủy lợi như đập Nha Trinh, đập Lâm Cấm. Tháp Pôklong Garai là một tổng thể gồm ba tháp: Tháp chính (cao 20,5 m); Tháp lửa (cao 9,31 m); Tháp cổng (cao 8,56 m). Công trình có trình độ kiến trúc nghệ thuật đạt đến đỉnh cao.Nơi đây hàng năm có tổ chức các lễ hội (tính theo lịch Chăm) như lễ Chal Cầu (lễ cả nước - tháng giêng), lễ mở cửa (lễ cầu đảo tháng 04), lễ Katê (tháng 07), lễ Char Bun (tháng 10) và các chương trình ca múa nhạc đặc sắc do chính người Chăm biểu diễn thu hút đông đảo nhân dân trong tỉnh và du khách gần xa đến tham quan nghiên cứu, thưởng thức lễ hội. Tháp PôKlong Garai đã được Bộ văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1979.
- Tháp Hòa Lai (Ba Tháp): Tháp được xây dựng trên 1 mô đất cao và khá bằng phẳng của vùng đồng bằng thuộc địa phận làng Ba Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải. Di tích cách trung tâm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 15km về phía Bắc. Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ VIII, đầu thế kỷ thứ IX, là một tổng thể gồm ba tháp: Tháp trung tâm, Tháp Bắc và Tháp Nam, nhưng do thời gian, chiến tranh, sự khắc nghiệt về khí hậu và một phần do thiếu bàn tay chăm sóc của con người đã làm cho nhiều phần di tích bị đổ nát, dẫn đến Tháp trung tâm đã sụp đổ hoàn toàn, nay khu vực Hòa Lai chỉ còn hai tháp là tháp Bắc và tháp Nam.
Khác với các di tích chăm khác, quần thể tháp Hoà Lai hàng năm hầu như không có một lễ hội cúng nào của người Chăm tổ chức. Tuy nhiên, nơi đây vẫn là một điểm du lịch hấp dẫn thu hút ngày càng nhiều du khách đến tìm tòi, nghiên cứu lịch sử dân tộc Chăm.
Tháp Hòa Lai đã được Bộ văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 2001.
- Tháp Pôrômê: Tọa lạc trên một ngọn đồi dốc đứng (cao khoảng 50m), thuộc địa phận làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, cách UBND huyện Ninh Phước 7 km đường chim bay (cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 15km về phía Tây Nam). Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVI để thờ vua Pôrômê (1595 - 1615), là người có công xây dựng đập thủy lợi Ma Ðên (Ninh Phước). Ông được nhân dân tôn kính và sùng bái, coi ông như một vị thần. Hàng năm đồng bào Chăm có tổ chức các lễ hội ở tháp (tính theo lịch Chăm), thu hút khá đông khách đến tham quan, nghiên cứu như lễ Chal Cầu, lễ mở cửa, lễ Katê, lễ Char Bun. Tháp đã được Bộ văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1992.
- Di tích Hòn Ðỏ: thuộc thôn Mỹ Tân, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang khoảng 20km về hướng đông. Di tích được khai quật vào năm 1983. Tại di tích này có một ngôi đền thờ của người Chăm, một bia kí, một giếng cổ Chăm và nhiều mảnh gốm Sa Huỳnh, Trung Quốc. Ðền thờ Hòn Ðỏ nằm trên đỉnh của Hòn Ðỏ, đền thờ có một phiến đá cao trên 0,5m. Người Chăm xem đó là tượng thờ Hoàng hậu Bia Sôi. Hàng năm vào tháng giêng Chăm lịch(khoảng tháng tư dương lịch), người Chăm thường làm lễ cầu đảo ở ngôi đền. Ðền thờ xưa kia chỉ có một tượng đá thờ ngoài trời, vào năm 1967 dân làng đóng tiền của để xây dựng lại ngôi đền. Bên cạnh ngôi đền, có một tấm bia hai mặt khắc bằng chữ Phạn, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa đọc được nội dung của tấm bia này. Ngoài ra còn có Giếng cổ Chăm nằm cách đền thờ khoảng 100m về hướng tây, trên bờ của con lạch từ biển chảy vào thung lũng đảo. Hiện nay thung lũng này đã bị cát biển bồi tụ. Giếng được xây bằng gạch Chăm, có độ sâu 3m, lòng giếng không đào thành hình tròn mà được xếp gạch xen kẽ nhau theo hình bát giác, mang đặc trưng của giếng cổ Chăm
- Hiện vật khác: Vào năm 1996, tại di tích này đã thu được 1 Bôn đá, 2 Bôn đá cuội (Riolite), 02 mãnh vòng đeo chân, 02 mãnh vòng đeo tay, và một số mảnh gốm của mộ chum Sa Huỳnh. Ngoài ra còn tìm thấy gốm tráng men Trung Quốc gồm tô, chén, bát, bình đã bị vỡ. Ðây là loại gốm của Trung Quốc phổ biến ở thế kỷ X-XIII.
Nói chung, di tích Hòn Ðỏ qua một số hiện vật tìm thấy là nơi đã lưu lại nhiều dấu tích về thời kỳ tiền Sa Huỳnh (rìu, bôn, đồ đá, mãnh gốm của mộ , chum ) được xếp vào thời đại đồ đá muộn - sơ kỳ đồng thau, cách ngày nay khoảng 4000 năm. Ðặc biệt nơi đây có giếng nước ngọt của người Chăm, là nơi dừng chân để lấy nước ngọt trong các chuyến viễn hành đường biển của các tàu buôn Trung Quốc thời bấy giờ.
- Hệ thống dẫn thủy nhập điền:
Ðồng bào Chăm có các công trình thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp được xây dựng từ thế kỷ XIII và thế kỷ XVI như đập Nha Trinh, đập Lâm Cấm, đập Ma Ðên, các công trình này đến nay còn phát huy hiệu quả và một số công trình đã trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách đến tham quan,dã ngoại... như Ðập Nha Trinh.
Di tích lịch sử của người Rắglay:
- Bẫy đá PiNăng Tắc: nằm tại triền núi Gia Trúc, xã Phước Bình, huyện Bác ái. Cách UBND huyện Ninh Sơn khoảng 40 km. Bẫy đá được xây dựng vào cuối năm 1959 và đầu năm 1960, đây là nơi ghi lại trận địa phục kích bằng bẫy đá trưa ngày 8/4/1961 của du kích Rắglay, dưới sự chỉ huy của Pinăng Tắc - con chim đầu đàn của dân tộc Rắglay. Ngày nay bẫy đá trở thành biểu tượng gắn liền với quê hương, núi rừng dân tộc Rắglay. Nó thật sự là nơi giáo dục truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta đối với thế hệ trẻ.
Các điểm tham quan làng nghề truyền thống:Nghề thủ công truyền thống là một trong những tài nguyên quan trọng và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Nghề dệt thổ cẩm của dân làng Mỹ Nghiệp, làng gốm Bàu Trúc với những sản phẩm độc đáo không chỉ thể hiện tài tình, khéo léo của nhân dân lao động mà còn thể hiện tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con người làm nên những sản phẩm truyền thống này. Người Chăm có nhiều nghề truyền thống được gìn giữ từ bao đời nay, qua cha truyền con nối như làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, gốm Bầu Trúc, điêu khắc bạc hoặc đồng. Nghề truyền thống đã và đang thu hút nhiều lao động tham gia, tạo ra những sản phẩm có giá trị được tiêu thụ không chỉ trong tỉnh mà còn được bán rộng rãi từ nhiều nơi trong cả nước. Hàng thổ cẩm của làng Mỹ Nghiệp và gốm Bàu Trúc đã được xuất sang nhiều nước trên thế giới.
Các địa điểm tham quan các cơ sở làng nghề thủ công tại Ninh Thuận hiện nay:
- Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, dệt thổ cẩm Chung Mỹ, nghề Gốm đất Vĩnh Thuận của người Chăm; dệt chiếu cói An Hải tập trung chủ yếu ở huyện Ninh Phước. Sản phẩm chính được làm từ các loại nguyên liệu tại chỗ như đất sét, cát, cói, sợi cotton và tơ .
- Nghề chằm nón lá du nhập vào Tỉnh do quá trình di dân của một phần cư dân Bắc Trung Bộ. Các cơ sở sản xuất chủ yếu tập trung ở thôn Thạch Hà, xã Quảng Sơn (Ninh Sơn), với nguyên liệu được cung cấp từ Quảng Trị, Huế. Sản phẩm chủ yếu bán trong tỉnh và TPHCM.
- Làm đũa gỗ, tranh gỗ ghép tập trung tại các xã Tân Sơn và Quảng Sơn huyện Ninh Sơn, là những nghề mới phát triển trong những năm gần đây. Từ năm 2000 phát triển mạnh sản phẩm đũa dừa, tuy nhiên do nguồn nguyên liệu gỗ dừa hạn chế nên đã chuyển sang sản xuất đũa gỗ từ nguồn gỗ tận dụng do các lâm trường tại địa phương khai thác.
- Ðan Càtăng của đồng bào Raglai, thôn Suối Vàng, Công Hải, Ninh Hải. Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn bằng nguyên liệu cây trúc khai thác khu vực giáp ranh giới Công Hải-Phước Chiến.
- Ðan võng cũng là nghề thủ công tập trung tại xã Nhơn Hải huyện Ninh Hải, sản phẩm làm từ sợi cây Thơm Tàu. Với nhu cầu tiêu dùng hiện nay sản phẩm võng không còn ưa chuộng, nghề đan võng của địa phương thu hẹp, hiện chỉ còn một vài hộ làm khi có đặt hàng.
- Làm muối diêm dân, làm nước mắm: tập trung chủ yếu ở những địa phương ven biển thuộc huyện Ninh Hải và Ninh Phước. Các nghề này cho đến nay vẫn duy trì hoạt động tốt với xu hướng phát triển các cơ sở sản xuất có quy mô hoạt động lớn, sản xuất bán công nghiệp.
f. Ẩm thực:
Ðến với Ninh Thuận, du khách không chỉ có tham quan các bãi biển nổi tiếng như Ninh Chữ-Vĩnh Hy, viếng thăm các tháp cổ Chăm hoặc mua sắm những món quà lưu niệm từ các làng nghề mà còn thưởng thức được nhiều món ăn lạ, ngon và hấp dẫn.
Trước tiên đó là món Dông (được chế biến thành 7 món khác nhau gọi là Dông 7 món: dông nướng - gỏi dông - chả dông - lẩu dông...)- loại bò sát trong cát bỏng rất nhanh nhẹn. Người Ninh Thuận có biệt tài chế biến món ăn này, mỗi kiểu chế biến cho người ăn một cảm giác khác nhau, mùi thịt Dông thơm ngon đến kỳ lạ làm bạn không thể nào quên mà hầu hết các nhà hàng nào cũng chế biến để phục vụ khách. Dân ở đây đã nuôi dông trong nhà hàng để làm món nhậu.
Ngoài ra, các món ăn được chế biến từ thịt Dê ,Trừu (hoặc Cừu) cũng là môt nghệ thuật ẩm thực không kém phần hấp dẫn mà du khách mỗi lần đến Ninh Thuận không thể bỏ qua. Lẫu cá mú cũng là món ăn ngon không kém, mực khô một nắng của Phan Rang thơm, mềm và ngọt bởi cái nắng riêng của vùng khô hạn. Không nên bỏ qua món gỏi cá mai (với 2 phong cách ẩm thực khác nhau), loại cùng họ với cá cơm, nhưng là động vật máu trắng, không tanh, chỉ l lần thưởng thức món này du khách mới cảm thấy Phan Rang không phải là nơi khô hạn chỉ có nắng và gió.
Bún sứa Phan rang:Tháng 2 là mùa tạo sứa già. Bà Hòa (chủ quán) phải gửi mua sứa từ Nha Trang mang vào, con sứa già chắc và dày thịt, mỗi đốt sứa trong vắt như thể lõi cơm của trái chôm chôm, ngâm nước ấm, khi ăn, cho vào tô "đẳng cấp bún cá" cùng rắc chút hột đậu phộng rang, có chút mắm ruốc cộng với rau sống (có bắp chuối thái mỏng, sợi rau muống, xú-plơ…) trộn đều, cho ít ớt cay thái nhuyễn… ăn rất thấm - đó cũng là cách ăn bún sứa của người Phan Rang ở quán bà Hoà. Những tháng còn lại trong năm, sứa hơi hiếm nên chủ quán phải độn thêm ít sứa khô, một loại sứa được sản xuất ở Hà Nội theo công nghệ Đài Loan. Một phần sứa khô + hai phần sứa tươi như là một bản nhạc dân gian bún sứa đa thanh. Cái cảm giác vị sứa giòn, hơi nồng lợ mùi biển ngọt tan dưới kẽ răng cùng vị hanh hanh của nó với mùi mắm tôm, đậu phộng rang "thơm cay nhức óc"… Với vị đậm của ruốc, bà chủ luôn "phóng khoáng" về lượng rau trong mỗi khẩu phần.
Rau muống xào tỏi cũng là món ăn ấn tượng, cọng rau muống vùng sỏi đá to nhưng mềm (khi xào có màu xanh mướt), cùng với tỏi thơm của Ninh Thuận đem lại cho món ăn này có sức hấp dẫn riêng. Nhắc đến Phan Rang là phải nhắc đến cơm gà, gà ở đây là gà vườn thịt ngọt và mềm rất nổi tiếng và ngon một kiểu riêng, hoạt động phục vụ du khách cả ngày lẫn đêm từ các tiệm ăn, nhà hàng lớn đến các quán bình dân ở các khu phố / đường phố / chợ về đêm.
Dạo phố biển về khuya, thưởng thức món ăn bình dân mà đậm đà hương vị, một thú vui khi du lịch mà bất kỳ ai cũng quan tâm. Quán ăn khuya ở Ninh Thuận không thiếu nhưng đông khách nhất là phố ăn khuya cuối đường Quang Trung, chợ Phan Rang, dọc theo đường Yên Ninh ven biển. . . nơi đây bày bán bánh căn, bánh xèo, mì quảng. . . Bánh xèo ở đâu cũng có, nhưng bánh xèo miền biển ngoài tôm, thịt còn có mực tươi nên rất ngon. Về khuya trong cái se lạnh của phố biển, thưởng thức món bánh xèo bên bếp lửa hồng quả là ấm tình. Nối tiếp việc thưởng thức bánh xèo là món bánh căn. Bánh căn gần giống bánh khọt nhưng làm bằng bột gạo pha nếp. Nhân bánh dùng mực, thịt hay trứng, đậm đà và ngon hơn với chén nước chấm làm từ đậu phụng rang xay nhuyễn, thêm vị chua của me, ngọt của đường, mùi thơm của tỏi phi / hành phi cùng nhiều món nước chấm tạo nhiều cảm giác thú vị khác nhau.
Có những chiếc ví, túi xách, những thước vuông vải thổ cẩm Chăm xinh xắn hay các bức tranh sơn mài hữu tình, những tác phẩm của gốm Bàu Trúc thanh tao đầy mỹ thuật...để làm quà cho người thân của mình. Ðừng ngần ngại khi mang về một chút hải sản khô, nho tươi, mật nho, rượu nho, chút hương thơm đậm đà của tỏi, chút mặn ngọt thơm tinh khiết của nước mắm...- tất cả đều là đặc sản nổi tiếng, là ân tình của Ninh Thuận, sẽ kể thay bạn những kỷ niệm về vùng đất này với những người thân yêu.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhagcqsLow-bFkKZz2XXTEUBFGhWIfzpOPBh3oAkZt_IuNhznguIaDOfLmqUnscokAR7xANneC5A9m-uUaBg4M9cHF5reAALXMSJ2LzTvPMEQ7RFy8Ck8Ce9KQFuhVmyvKCkF9jkomK1rg/s400/300px-ChamMuiNe%5B1%5D.jpg
Nằm cách trung tâm TP Phan Thiết khoảng 7 km về hướng đông bắc, trên khu vực đồi Bà Nài, sau gần trăm năm được phát hiện, xây dựng và nổi danh với những bài thơ của thi sĩ bạc mệnh tài hoa Hàn Mặc Tử, di tích lầu Ông Hoàng nay đã ngủ quên trong nhịp sống hối hả của dòng đời.
Lầu cao 105m so với mặt nước biển, đỉnh đồi là vị trí đẹp nhất TP Phan Thiết ngày nào giờ chỉ là một bãi hoang tàn.
Nơi ngự của các ông hoàng...
Lầu Ông Hoàng không phải là nhà lầu của một người đàn ông tên Hoàng, càng không phải là dinh thự mà ông hoàng Bảo Đại nghỉ mát như lâu nay người ta đồn đại.
http://www.skydoor.net/Download?mode=entry&id=512Lầu Ông Hoàng thành phế tích Xuất xứ của địa danh lầu Ông Hoàng bắt nguồn vào năm 1911, gắn liền với một ông hoàng người Pháp là công tước De Montpensier qua Việt Nam du lịch và săn bắn. Thấy phong cảnh sơn thủy ở những ngọn đồi lân cận Phan Thiết hữu tình, ông hoàng này nảy sinh ý định mua đất xây dựng biệt thự để nghỉ ngơi trong các kỳ săn bắn và du lịch sau này.
Sau những cuộc thăm viếng và thương lượng, công sứ Garnier cầm quyền đất Bình Thuận lúc bấy giờ đã đồng ý bán ngọn đồi Bà Nài cho công tước De Montpensier. Ngày 21-2-1911, cách nhóm đền tháp Pôsanư 100m về hướng nam, trên diện tích 536m2, một biệt thự với qui mô 13 phòng đã được khởi công xây dựng.
Cụ Trần Đạt, năm nay ngoài 80 tuổi, hiện sống dưới chân đồi nhớ lại: “Hồi nhỏ tôi có nghe cụ thân sinh kể lại đã có không ít nhân công phải bỏ mạng khi xây dựng công trình. Do lúc đó đường lên đồi chưa có, để xây dựng người ta phải bạt đá khoét núi làm lối đi. Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu thời bấy giờ cũng không kém gian nan. Do trên đồi toàn đá hoa cương hấp thụ ánh sáng mạnh vừa nóng vừa hắt ra ánh sáng khiến lao công bị mất sức, chói mắt té xuống núi chết thảm”.
http://d3.violet.vn/uploads/previews/blog/202/p1070158_500.jpgSau gần một năm xây dựng, đại công trình trên đỉnh Bà Nài tương đối hoàn chỉnh. Với máy phát điện đặt dưới tầng hầm, có chỗ chứa nước dùng đủ một năm, biệt thự này được xem là hiện đại nhất Bình Thuận lúc bấy giờ.
Cụ Đạt tiếp tục mạch chuyện: “Quan Pháp hồi đó sang trọng, giàu có như một ông hoàng với nhiều kẻ hầu người hạ. Vả lại do công trình xa hoa như một biệt điện nên dân địa phương lúc bấy giờ cứ “lầu Ông Hoàng” mà gọi. Riết rồi chết luôn tên đó!”.
Tháng 7-1017, ông hoàng De Montpensier “gả” biệt thự trên đỉnh Bà Nài cho một chủ khách sạn người Pháp tên Prasetts... Về sau, vua Bảo Đại đã mua lại biệt thự. Vài chục năm sau, thi sĩ bạc mệnh Hàn Mặc Tử đã đến địa danh này và để lại nhiều kỷ niệm khiến lầu Ông Hoàng càng thêm ý nghĩa.
Lầu Ông Hoàng với chuyện tình Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm
Nhắc đến lầu Ông Hoàng là nhắc đến nhà thơ Hàn Mặc Tử - bởi lẽ lầu Ông Hoàng là nơi hẹn hò và ngắm trăng của Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm. Trong một bài thơ về Phan Thiết, ông có kể lại nơi này và gọi đó là "nơi đã khóc đã yêu thương da diết".
Về sau Mộng Cầm có nói về câu chuyện tình lãng mạn này, trong đó thổ lộ nơi ấy là nơi hẹn hò yêu đương của họ: "Một dịp thứ bảy đi chơi lầu Ông Hoàng, anh thổ lộ mối tình với tôi. Tôi có trả lời anh: Chắc là không thể đi đến chỗ trăm năm được, tôi nói trước để anh đừng hy vọng. Anh hỏi lý do. Tôi viện lẽ tôn giáo khác nhau, nhưng thật ra vì biết Hàn Mặc Tử mang chứng bệnh hiểm nghèo, không thể sống lâu được, ý tôi muốn một người chồng mạnh khỏe, tráng kiện".
Sau này nhạc sỹ Trần Thiện Thanh cũng đã có một ca khúc rất hay, được nhiều người nhớ đến về lầu Ông Hoàng cũng như câu chuyện tình của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Bài hát có những câu mà rất nhiều người nhớ "Lầu ông Hoàng đó, thuở nào chân Hàn Mặc Tử đã qua. Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng"...
Thắng tích thành phế tích
Đến thăm Phan Thiết, phần lớn du khách đều ghé thăm nhóm đền thờ công chúa Chăm (tháp Pôsanư) và sau đó leo dốc đến đỉnh đồi Bà Nài, nơi tọa lạc lầu Ông Hoàng đặng ngắm toàn cảnh bức tranh non nước Phan Thiết trong gió thổi lồng lộng và màu xanh ngút ngàn của đại dương.
Từ tháp Pôsanư, để đến được lầu Ông Hoàng, chúng tôi phải leo lên một mỏm dốc trơ cằn sỏi đá lởm chởm. Sau hơn trăm bước chân, không thể tin được khu vực hoang vắng đầy cỏ dại um tùm và ngôi nhà cao rệu rã trơ gạch kia chính là một trong những địa danh nổi tiếng ở Phan Thiết.
Lầu Ông Hoàng đó ư? Biệt thự 13 phòng hiện đại nhất Phan Thiết một thời đấy ư? Tất cả chẳng còn gì ngoài những hầm chứa nước được trùng tu và bỏ mặc cho đất đá, bụi bặm, mạng nhện, cỏ dại bám đầy.
Những tấm bia đá tương truyền Hàn Mặc Tử đã phóng bút tích đề ghi những bài thơ si tình với Mộng Cầm ngày nào nay đã thành gạch vụn. Lầu trăng nơi Hàn Mặc Tử từng ngắm trăng, làm thơ rệu rã và có nguy cơ sụp đổ bất kỳ lúc nào...
Bên trong lầu Ông Hoàng, hiện trạng lại càng thê thảm hơn. Qua lối vào chính và qua lỗ thủng do đạn pháo thời chiến, bất kỳ ai ghé mắt trông ngang đều có thể chiêm ngưỡng khung cảnh hỗn tạp với bao bịch, cỏ dại, mạng nhện và có cả bao cao su bên trong...
Trước sự hoang phế của thắng cảnh nổi tiếng về cảnh đẹp và ý nghĩa lịch sử, đầy thất vọng không ít du khách thốt lên: “Như vầy mà là lầu Ông Hoàng đó sao? Lầu tan hoang thì có!”.
Trên đỉnh đồi Bà Nài, Pháp sau đó đã cho xây dựng một hệ thống đồn bót với nhiều lô cốt nhằm khống chế toàn vùng Phan Thiết. Ngày 14-6-1947, cũng chính nơi đây đã diễn ra trận đánh ác liệt.
Tiểu đội thuộc đơn vị Hoàng Hoa Thám do đồng chí Nguyễn Minh Châu chỉ huy đã tiêu diệt nhiều lính Pháp, thu nhiều súng đạn, trong đó có một khẩu đại liên Vitke, một súng trung liên Bren và nhiều chiến lợi phẩm khác. Từ đó, người dân cũng quen gọi là “Chiến thắng lầu Ông Hoàng”.
Lầu Ông Hoàng là di tích thắng cảnh nổi tiếng của Phan Thiết, là địa danh rất được du khách từ khắp mọi nơi thường xuyên tìm đến thưởng lãm nhưng cùng với thời gian, sự bọt bèo của thắng tích đã khiến nhiều du khách thất vọng. Và theo nhiều cái rỉ tai nhau của những bước chân lãng tử nên giờ đây lầu Ông Hoàng đã không còn là điểm thu hút khách tham quan nữa.
Việc ngành du lịch Bình Thuận bỏ quên thắng tích này dù với lý do gì rõ ràng đã lãng phí một nguồn tài nguyên mà bằng mắt thường ai cũng thấy nơi đây sẽ là điểm nhấn về du lịch của Bình Thuận, sẽ mang về cho Bình Thuận khoản ngoại tệ không nhỏ nếu đầu tư xây dựng và khai thác hợp lý.
Bao giờ lầu Ông Hoàng không còn bị trùm màu? Bao giờ du khách gần xa được lưu trú trên ngọn đồi lịch sử, hay chí ít cũng được đứng trên lầu vang ngắm cảnh trong một không gian đầy hoa thơm chứ không phải là cỏ dại?... Câu trả lời là: “Chẳng biết đến bao giờ” bởi hàng chục năm qua thắng tích này vẫn nằm ngoài vùng phủ sóng của những người có trách nhiệm và tầm nhìn chiến lược về phát triển và kinh doanh du lịch.
Làng người Chăm ở Ninh Thuận: 50% trong tổng số 100.000 người Chăm tại Việt Nam sống tại Ninh Thuận. Tuy vậy, con số khiêm tốn đó không diễn tả hết được ảnh hưởng sâu rộng của văn hóa Chăm lên đời sống của người dân nơi đây. Trong làng Chăm, có những ngôi nhà trồng hoa chămpa và chữ Chăm viết trên những biển hiệu cửa hàng. Chợ thường được dựng lên sơ sài trên bãi đất trống với vài mái lều. Đây đó, một hàng rào phơi đầy quần áo. Góc sân một ngôi nhà nhỏ có chuồng bồ câu nhiều tầng với những ô cửa tròn. Vào buổi sáng, nghe tiếng chim câu gù, từ trong nhà nhìn ra sân thấy nắng lóa mắt.
Tôi thích ghé thăm những ngôi làng Chăm vào dịp lễ Katê, trên bàn ê hề các món ăn đãi khách. Người lớn say la đà trong những bữa tiệc viếng thăm lẫn nhau, những cô bé, cậu bé Chăm da ngăm đen, tóc xoăn, đôi mắt to băn khoăn lấp ló sau cánh cửa; trên đường đung đưa bóng váy dài.
Làng Mỹ Nghiệp dệt thổ cẩm và làng Bàu Trúc làm gốm là hai làng Chăm được khách du lịch biết đến nhiều nhất. Hai làng này nằm kề nhau, lần lượt về hai bên của Quốc lộ 1, cách Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10km về hướng Nam.
Gốm Bàu Trúc được làm từ đất sét ven bờ sông Quao. Người làm gốm tin rằng đây là một bí quyết tạo nên sự độc đáo của gốm Bàu Trúc. Gốm được làm hoàn toàn bằng tay, nung thủ công bằng rơm và phân bò, nên mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật khác biệt và mỗi người thợ gốm Bầu Trúc là một nghệ nhân.
Gốm Bầu Trúc không trau chuốt đến tinh xảo như gốm Bát Tràng, kiểu dáng không đa dạng, hợp thời như gốm Bình Dương, mà ngay cả vẻ thô mộc cũng khác với gốm Phù Lãng. Chiếc bình gốm Bầu Trúc với lớp men nướng không đều tự nhiên, ẩn hiện những hoa văn Chăm, ngầm mang thông điệp riêng về một nền văn hóa độc đáo.
Làng dệt Mỹ Nghiệp (thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang 12km về phía Đông Nam), có tên Chăm là Ca Klaing. Trên nền vải màu đen, đỏ mầu đặc trưng của thổ cẩm Chăm, có thể thấy những hoa văn hết sức đa dạng từ những khối hình học cơ bản, đến mỏ neo, chân chó, mây, kỳ nhông, rồng, phượng cách điệu. Hoa văn trên trang phục của người phụ nữ Chăm thể hiện tầng lớp, địa vị của người mặc.
Nằm kề ngay thành phố Phan Rang - Tháp Chàm còn có những làng rau. Ngay từ đầu đường Yên Ninh, rẽ phải là làng rau Văn Sơn, Mỹ Hải với những cánh đồng mênh mông lô hội, é, hành tỏi, hành tây, táo, cà chua, cà tím và nhiều loại rau khác. Cánh đồng rau xanh tốt và đẹp không kém gì làng rau du lịch Trà Quế của Hội An, giữa cánh đồng lại có cái giếng cổ nước trong veo. Những tép tỏi bé xíu có mùi thơm cay đặc biệt đã từ lâu trở thành một đặc sản của tỉnh Ninh Thuận. Ninh Thuận còn là mảnh đất của làng muối và những cánh đồng muối bao la: Phương Cựu, Trí Hải. Xí nghiệp muối Trí Hải thuộc Công ty Cổ phần muối Ninh Thuận sản xuất tới 60.000 tấn muối/năm, là xí nghiệp đầu tiên áp dụng công nghệ muối bạt: làm muối có hệ thống bạt che mưa. Những cánh đồng mặn đầy nắng, có thể trở thành điểm đến biết bao ý nghĩa cho những người lữ khách từ thành phố.Lang thang trong những ngôi làng nhỏ quanh thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là một cách thú vị để tìm và hiểu thêm về mảnh đất nhiều nắng gió này... http://www.nongnghiep.vn/Upload/Image/2008/5/12/diemdan.jpg


































































































































































































w-1.jpg
Sông Cà Ty.

Năm 1693, đạo quân của Chúa Nguyễn do Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh (1) đi qua đừng chân tại đây, theo gót đoàn quân nhiều người dân các vùng đã đến đây lập nghiệp. Trải qua trên 300 năm, Phan Thiết đã phát triển thành một thị xã sầm uất có dân cư đông đúc.

w-2.jpg
Lưới trên bờ.

Sông Cà Ty chảy qua thành phố, có ba chiếc cầu, tiện việc qua lại nhưng về thẩm mỹ đặc thù theo tôi không có. Cầu treo vóc dáng hơi thô so với dòng sông, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Dục Thanh hài hòa hơn. Từ cầu Trần Hưng Đạo nhìn ra bến cảng…, ghe đánh cá ngổn ngang lộn xộn, tuy có màu sắc mà “đội hình” không đẹp, không “bắt mắt”, như khi đứng trên cầu Trần Phú nhìn xuống bến cảng Cù Lao (Nha Trang). Đặc biệt ghe Phan Thiết sơn đường viền chạy theo mạn và mũi thuyền màu vàng nghệ, phần chìm sơn nâu, phần nổi để nguyên màu gỗ và không ghe nào vẽ mắt. Tôi thích lối trang trí đơn giản mà nghệ thuật của làng ghe Phan Thiết.
Hai con đường (Trưng Trắc, Phạm Văn Đồng) chạy dọc theo sông Cà Ty làm cho thành phố Phan Thiết trở nên chững chạc duyên dáng hơn xưa. Buổi chiều dân chài thả lưới cá lên lề đường để rà soát lại trước khi đưa xuống ghe, lưới đỏ thắm dài thườn thượt hàng chục mét, hình ảnh quen thuộc mà màu sắc mới và bạo - Nghệ thuật trong lao động – Nhưng, không hiểu màu đỏ có hấp dẫn cá hơn màu xanh chăng.
Phan Thiết cũng có nhiều công trình xây dựng mới (sau 75), tượng đài công thự, vườn chơi cho trẻ em loại “bỏ túi” ngoài trời, khép nép bên công viên (2). Đại lộ chạy ra Mũi Né tập trung các công sở, ngân hàng... Phan Thiết không hề có nạn kẹt xe, tiếng còi cũng ít và điều đáng khen là người dân rất tôn trọng luật lệ giao thông. Tôi để ý tại ngã tư đèn đỏ, tất cả xe cộ kể cả xe đạp, ba gác... đều dừng sau vạch trắng, và chỉ chạy lúc đèn bật xanh; trong khi Nha Trang, Sài Gòn, Hà Nội... nhiều xe “thô sơ”, xe gắn máy, nhất là xe đạp, cứ chạy tỉnh bơ bất chấp đỏ xanh. Và, tệ hại hơn, đèn đỏ còn 5 giây mới qua xanh, còi xe gắn máy đã nổi lên inh tai. Cùng thì người Việt, tại sao Phan Thiết làm được!
w-3.jpg
Xóm chài.

Nhìn qua, đó là điểm nổi của Phan Thiết, đi sâu vào đời thường thì phần lớn vẫn còn thấp, nghèo, chen chúc... Đứng trên cầu Dục Thanh nhìn xuống xóm nhà ven sông, cảnh chẳng khác gì xóm Cồn, Cửa Bé Nha Trang. Qua các phố, phần đông buôn bán nhỏ, quán cơm, bún cháo bình dân là nhiều (3). Đã mấy lần tôi rảo tìm Phở mà không thấy, có người bảo phở chỉ quanh khu chợ và buổi sáng thôi. Người lại nói có “phở đêm”, rất đông khách. Cà phê thì san sát, quán liền quán. Cà phê thuốc lá có lẽ dân Việt Nam phải được xếp hàng đầu. Tôi đã một đôi lần vào cà phê máy lạnh để trốn nóng và nhờ wifi, nhưng phải chịu trận hít khói thuốc. Đây là thứ “văn hóa” quái đản mà ngoài Việt Nam không ai có, học đòi văn minh máy lạnh, nhưng phun hơi độc (khói thuốc) để luyện phổi. Về âm thanh người Việt cũng thuộc hạng “siêu sao”, la hét kiểu nào cũng nghe thoải mái (4). Phan Thiết nhiều khách sạn và hình như lúc nào cũng đầy khách. Tôi lưu lại mấy ngày mà đã phải ở 3 nơi. Khách sạn Khánh Vi 19 đường Nguyễn Tương, Tân Hưng A2 Lê Quí Đôn, Anh Khôi 150 Thủ Khoa Huân... ; đúng ra chỉ là nhà trọ, phòng nghỉ. Phòng tuy có trang bị nhiều thứ, mà vẫn nghèo nàn. Máy lạnh chỉ để trang trí, chẳng có tí hơi, đã thế khách vừa ra là người làm vào tắt điện. Chiếc quạt gắn trên tường chạy cành cạch, phòng lầu 3 lầu 4 mà không thang máy, không điện thoại; mỗi khi cần gì phải dùng điện thoại cầm tay, nếu không phải lên xuống rất bất tiện và mất thì giờ... Điều tệ hơn là cách trang phục theo lối người nhà, “lấy công làm lời”, nên nhiều lúc không lịch sự tí nào (do không am hiểu). Không riêng gì Phan Thiết mà trên toàn quốc, số đông “khách sạn tự phát” đều thế cả. Với tôi chẳng có gì phiền, dừng chân một hai bữa nghỉ qua đêm sao cũng được, ngày thì lang thang đây đó. Điều đáng nói là người mình không tôn trọng nguyên tắc, không chịu sống thực cái mình có, lúc nào cũng muốn thổi phồng, hô phong hoán vũ, nên lắm chuyện cười mà đau (nôm na: Thích khẩu, bánh vẽ). Trong việc mua bán, mặc cả luôn luôn “đảm bảo”, nói cho xuôi để lấy tiền, rồi cười trừ xin thông cảm. Đã thế lại có bệnh sĩ diện, làm le, chơi nổi.
w-4.jpg

Thành phố Phan Thiết.

Thành phố Phan Thiết chạy xe gắn máy chừng nửa tiếng là hết. Nhưng Phan Thiết có nhiều điểm rõ nét để đi (xem) chứ không thuộc loại “hữu danh vô thực”: Khu du lịch Tà Cú, Mũi Né, Hòn Rơm Bàu Trắng, đảo Phú Quí, trường Dục Thanh. Tận dụng thời gian, tôi chạy ra Mũi Né (5). Nhiều lần đi về giữa Sài Gòn - Nha Trang, xe đò có trạm nghỉ ăn trưa ở Mũi Né, tôi chẳng còn lạ gì. Mũi Né ngày xưa mới là miền đất của làng chài, là đồi cát của nghệ thuật. Hồi thập niên 60, nhiều nhà nhiếp ảnh Việt Nam đoạt huy chương, giải thưởng nhờ đồi cát Mũi Né. Hồi ấy đường đi toàn cát, rừng dừa thì chạy dài theo bờ biển, cảnh nên thơ. Đồi cát thì mênh mông và trinh nguyên đúng nghĩa. Đồi cát thời xa xưa như nàng Tiên của làng ảnh, mỗi lần nghe “đi Mũi Né”, tưởng như đi vào nơi chốn linh thiêng huyền ảo. Bây giờ làm gì còn Mũi Né thuở ban đầu. Vậy nhưng du lịch quảng cáo nghe rất kêu: “Mũi Né là một dãy đồi đất thoai thoải và bãi cát ven biển rộng, thoáng mát với những rặng dừa tuyệt đẹp. Bãi biển nông thoải, nước sạch và trong, nắng ấm quanh năm”. Y như quảng cáo Thác Mai Định Quán, kiếm cơm bằng cách dối trá là bệnh phổ biến của thời đại hôm nay (6). Mũi Né ngày nay đã được ráp nối bằng các “mô hình tiền chế”, Hotel, Resort, Restaurant... làm gì còn rừng dừa, làm gì nhìn thấy biển xanh. Kho tàng tác phẩm nhiếp ảnh (đồi cát) thì nay là nơi xả rác, nơi cho trẻ con trượt chơi bằng tấm nhựa mỏng. Con người xâm thực dần, nhà hàng khách sạn lan dần mãi về Hòn Rơm. Phố xá phát triển đã đưa thiên nhiên vào hộp, biến thiên nhiên thành món trò chơi thô thiển. Điều này chẳng riêng gì Mũi Né, Nha Trang hết 2/3 bãi biển bị che kín bởi nhà hàng để kinh doanh, trong khi các nước có bờ biển, không ai dại dột xây cất nhà cửa như kiểu Việt Nam.
Nghe nói Bàu Trắng cảnh đẹp, tôi đi tìm, phải chạy thêm trên 40 km mới gặp. Bàu Trắng, được kể như một thắng cảnh của Bình Thuận, thuộc thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng huyện Bắc Bình, cách thành phố Phan Thiết 65 km về phía Đông Bắc. Đoạn đường từ QL 706 rẽ đi Bàu Trắng, nhiều chỗ lởm chởm đá, hai bên đường trống trơn hoang vắng, đúng là còn nguyên sơ. Bàu Trắng là một hồ nước ngọt, có từ lâu đời, nằm giữa vùng đồi cát mênh mông. Từ xưa, người dân quen gọi là Bàu Ông, Bàu Bà. Bàu Trắng khá rộng, nơi sâu nhất 19 mét, quanh bờ có nhiều sen mọc. Một bãi dương đẹp ven bờ phía Đông, bên hồ sen, đồi cát, phong cảnh thật hữu tình. Nhưng, cũng vì miếng ăn, con người đã bắt đầu cắt xén chia chác, xâm phạm và làm sứt mẻ nét tổng thể của phong cảnh. Lều quán dựng ngay lối đi ven bờ, hoặc dưới rừng dương. Con người không bao giờ để thiên nhiên nguyên vẹn, nhìn qua tôi thấy ngành du lịch và nhà cầm quyền địa phương không có kế hoạch gì về nơi này, và chẳng mấy chốc Bàu Trắng sẽ biến thành Bàu Đen.
Nghĩ thì nghĩ vậy, chứ cũng nên thưởng thức chiêm ngưỡng cái hiện có. Một cô gái mặc chiếc áo dài trắng đang thướt tha đi tới, tôi không bỏ lỡ cơ hội:
- Chào cô, hình như cô đi một mình.
- Dạ em có hẹn với chị bạn.
- Vậy trong lúc chờ đợi, tôi nhờ cô chụp một vài tấm hình.
- Dạ được, nhưng em không biết chụp sao cho đẹp đâu.
- Không, không phải chụp cho tôi.
- Vậy cho ai?
- Ý tôi muốn nhờ cô làm người mẫu, chẳng hạn cô đi dưới rừng dương hay ngồi đứng ven bờ hồ...
- Thôi chú nhờ người khác, em chưa bao giờ làm chuyện này, kỳ lắm.
- Không sao mà, cứ tự nhiên như lúc nãy cô đi từ ngoài vào, nếu tôi không nói mà chụp thì cũng đã có ảnh rồi.
Người thiếu nữ do dự, tôi xem như đã dàn xếp xong:
- Đây, em lui lại chỗ gốc dương phía xa rồi đi tới, đi tự nhiên như không hay biết.
Màn một bắt đầu, người mẫu lui tới hai lần rồi chạy ngang cho tà áo tung bay. Màn hai ngồi bên hồ, bây giờ cô gái như đã quen việc, không còn ngại ngùng, mà tỏ ra thích thú. Chụp thêm mấy ảnh chân dung, ảnh ngồi xuống bãi cỏ bên hồ, vừa lúc bạn cô gái đến tìm, tôi cảm ơn và chia tay người mẫu.
Nhìn lần cuối quang cảnh Bàu Trắng, cảnh hoang sơ, thích hợp cho gia đình nghỉ mát, cho nhóm bạn cắm trại hoặc du khách dừng chân chốc lát, chứ không có gì để ở lại lâu hơn. Tôi vội quay về bến cảng để hỏi tàu sáng mai đi Phú Quí.
w-280h1.jpgCáp treo lên núi Tà Cú.
Trước 75, tôi thường nghe nhiều người hành hương đến chùa Tà Cú, một ngôi chùa trên núi cao ở Phan Thiết, ngôi chùa có tượng Niết Bàn lớn nhất nước. Phan Thiết thì quá quen, lại dễ đi, nhưng không hiểu sao mãi đến năm nay tôi mới có dịp. Đến Phan Thiết, việc đầu tiên, tôi tìm thăm một bạn ảnh đàn anh, anh Ngô Đình Cường, đường Nguyễn Trường Tộ. Xa nhau quá lâu, tôi chẳng còn nhớ số nhà và mang máng Nguyễn Trường Tộ đâu quanh quanh khu gần chợ... Hỏi không ai biết, có thể đường đã đổi tên, người cũng chắc gì còn. Một bà bán cơm đầu hẻm lại biết rất rõ: “Ổng bị tai biến mà còn khỏe, nhà ổng trong đường này này”. Bà chủ quán vừa nói vừa chỉ con đường ngay bên cạnh. w-280h3.jpg
Khu du lịch Tà Cú.

Đường Nguyễn Trường Tộ nhỏ xíu như ngày trước, nhà cửa buồn hiu, chạy xe vào một đoạn đã thấy hiệu ảnh Đình Cường. Trí óc dù sắc bén bao nhiêu cũng bị bụi thời gian phủ mờ, gặp nhau phải hàn huyên một lúc, anh mới nhớ. Lúc nhận ra nhau, anh lại nhớ những chi tiết rất nhỏ: “Tôi thích tác phẩm Trở Lòng (1) của anh, catalogue Thế Giới Trẻ Em tôi còn giữ”. Tôi đùa khen anh một câu: “Bao nhiêu người đổi đời, anh vẫn nguyên vóc dáng tuổi tác”. Anh đưa tay dở cái mũ trên đầu, cười: “Ngày xưa tôi hói đầu, nay đầu vẫn hói”. Hói đầu thì nhiều người, nhưng tôi thấy anh Cường hói đặc biệt hơn bởi khuôn mặt anh tròn vo.
w-280h2.jpg
Lên núi Tà Cú.
Chuyện thăm viếng xong, tôi hỏi qua chùa Trà Cú, anh gọi người con rể ra chỉ dẫn cho tôi. “Chùa Tà Cú (2) chứ không phải Trà Cú. Chú đi xe buýt hay chạy xe máy rất tiện. Chùa Tà Cú ở xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam cách Phan Thiết khoảng 28km. Trên núi Tà Cú có chùa Linh Sơn Trường Thọ, bình dân thường gọi chùa Núi, sách vở ghi: Chùa Tà Cú. Ngày nay có cáp treo, vé lên xuống 50 nghìn, không còn phải leo trèo mất sức, mất thời gian”. Nghe mà mừng, nếu phải leo núi thì cũng ngại mặc dù năm trước tôi đã lên núi Thần Đinh cao chưa từng thấy (3).
Năm giờ sáng hôm sau, từ thành phố Phan Thiết tôi chạy xe gắn máy mất 40 phút, đến cây số 28 có cổng chào ngay ngã ba: Du Lịch Cáp Treo Tà Cú – Hân Hoan Chào Đón Quí Khách. Từ cổng vào núi chừng cây số, đường hai chiều cách nhau bằng dải bồn hoa, có trụ đèn nê-ông, lối trang trí na ná khu du lịch Cần Giờ, Đồ Sơn... hoa lá cành cho vui mắt khách. Từ ngoài cổng chào nhìn đỉnh núi cao mờ mờ trong mây, tôi có cảm giác mình sắp làm công việc của một nhà thám hiểm. Núi xanh mù mù thế kia thì biết tìm chùa nơi đâu.
w-280h4.jpg
Nhà ga cáp.

Khu du lịch gồm nhiều gian, đầu tiên là nhà hàng, quầy vé, nhà xe. Đã có một vài xe đò đi theo đoàn, họ đang dùng điểm tâm, cười đùa vui vẻ trong nhà hàng. Tôi đưa xe vào gửi, 2.000 đồng, rồi trở lại mua vé 65 ngàn đồng để lên núi Tà Cú. Tôi hỏi cô bán vé: “Nghe nói vé 50 ngàn mà?” – “Dạ, 50 ngàn vì hồi đó chưa có xe đưa khách ra nhà ga cáp”. Hỏi cho biết chứ cũng chẳng hơn thua gì, điều đáng nói là lối làm ăn của “nhà nước ta” ưa xé lẻ để tính tiền, chứ không muốn lấy trọn gói. Tỉ như mua vé tàu tại ga Hà Nội 700 ngàn đi Nha Trang, khách đi tiểu phải trả 2.000 đồng. Chuyện giữ xe ở đây là nằm trong tổ chức du lịch, sao lại phải trả thêm tiền gửi xe.w-280h5.jpg
Thùng rác.

Tôi vào cổng chính của “Khu du lịch Tà Cú”, cổng tam quan mô phỏng cổng nhà chùa, nhưng cách điệu rườm rà, ô tròn, ô vuông, nét cong, nét thẳng, một lối kiến trúc không biết thuộc trường phái kiến trúc nào; lạ mắt chứ chẳng ý nghĩa gì. Bên trong cổng có nhiều công trình hoa viên trang trí qui mô, nhiều quầy bán đồ lưu niệm, có nhà ga cáp trên đồi đá. Đặc biệt dọc theo lối đi có những chiếc bàn gỗ, bên dưới là hai ngăn chứa rác: Một bên dành cho “Chất thải tiêu hủy (Non recyclable)”, một bên dành cho “Chất thải tái chế (Recyclable)”. Tuy vậy tôi thấy khách vứt cả chai nhựa vào ngăn “non recyclable”. Người mình có tính dễ dãi, không bận tâm ba chuyện nhỏ nhặt.
Tôi đi về phía có hai chiếc xe điện đang chờ khách, đây là loại xe của Trung Cộng, chạy êm không máy nổ, mấy năm trước lên Lào Cai tôi đã qua Hà Khẩu, thị trấn biên giới của Trung Cộng, thuê riêng một chiếc dạo chơi quanh thành phố (4).
Trong lúc đợi thêm khách cho đủ chuyến tôi hỏi anh xe:
- Khu du lịch này thuộc tư nhân hay nhà nước?
- Trước là thuộc Tổng Cục Du Lịch, sau cổ phần hóa, 19% nhà nước, còn lại của công nhân viên làm ở đây.
Một đoàn khách kéo ra, từng xe (10 người), chạy vào nhà ga trên đồi cách xa chừng cây số. Tại đây cũng nhiều quầy lưu niệm, bán các thứ tranh ảnh. Từng tốp người lướt qua chẳng ai mua gì... Khách đã chật nhà ga mà cáp vẫn treo yên một chỗ, hỏi sao chưa chạy mới biết “đang chỉnh lại hệ thống...”. Nhân viên làm công việc “phục vụ khách” buồn hiu như người đi “cải tạo” (5), khách hỏi không muốn trả lời. Cuối cùng tôi cũng được lên một cabin, cáp di chuyển êm (6), lên, lên dần, cảnh rừng nguyên sinh đẹp lạ lùng. Từ trên nhìn xuống nhiều cây cao hàng chục mét mà lá nhỏ li ti, có những cây màu lá trắng, có cây thân uốn rất mỹ thuật, có cây thẳng đứng to như cột đình. “Rừng vàng”. Đúng vậy! Song không khéo giữ gìn thì chẳng mấy chốc “rừng vàng” sẽ trở thành núi trọc đồi hoang. Trước mắt biết bao nhiêu “rừng vàng” là những món hàng béo bở cho kẻ có quyền mua qua bán lại. Đã nghe tiếng kêu: “Rừng chảy máu”!
Lúc cáp vừa lên, toàn cảnh núi Tà Cú ngược sáng, chân núi thật sắc nét rồi nhạt mờ dần trong sương mai, tia nắng hình rẽ quạt, đẹp lung linh, cảnh ít thấy dưới đồng bằng. Tôi đưa máy chụp, một vài em bé cũng chụp. Ngày nay máy ảnh như điện thoại ai cũng có, chỉ trừ ông bà già lụm khụm. Máy ảnh càng phổ biến, giới chụp dạo càng ít đi.
Cáp dừng ở nhà ga cách chùa không xa nhưng đường đi phải quanh co một đoạn mới tới cổng. Cổng chùa thấp thoáng qua lá cây trông rất đẹp và gợi cảm, đến gần chỉ là tam quan đơn giản, mái ngói mũi hài, bốn cột trơn, chia thành ba lối đi, 1 chính 2 phụ không cửa đóng. Có thể chùa đang tái thiết, nên cổng chưa hoàn tất. Phải lên mấy chục bậc tam cấp mới đến sân chùa. Do thế núi nên mặt bằng, các hạng mục của chùa nằm ở độ cao khác nhau. Trước khi lên sân chùa, có Bửu Tháp Tổ khai sơn (6) ngay bên phải. Tấm bảng giới thiệu tháp Tổ của Sư Bà Ba La đã quá cũ, tróc sơn phai màu. Bửu Tháp ba tầng tương đối nhỏ.
http://www.simplevietnam.com/uploads/Binh%20Thuan/KaTe/polongGarai.jpgMột số hình ảnh về Lễ hội Tháp Bà Ponagar: http://phanquocanh.com/imagelib/ninhthuan/poklon4.jpg

No comments:

Post a Comment