1. Miền Trung California: a. Sequoia và Kings National Park: Qua khu Magic Mountain ở Valencia, vượt qua đèo Castaic trông xuống mấy hồ nước nhân tạo(reservoir) Castaic và Pyramid, qua đèo Gosman, LeBec, trại Old Fort Tejon thì xuống khu Bakersfield với những cánh đồng và vườn cây ăn trái bát ngát. Sau đó, chúng tôi rẻ qua xa lộ CA-99 hướng Fresno, đến Tulare lại rẻ qua CA-63N rồi theo Three Rivers Road để đi đến 2 công viên quốc gia (National Park) nổi tiếng Sequoia và Kings với những cây redwood, sequoia cao to nhất TG có hàng trăm tuổi. Du khách từ nhiều nơi đổ xô về đây để được thấy tận mắt những cây gỗ đỏ khổng lồ nên con đường CA-63 và 198 đông nghẹt xe nhưng ai cũng lái chầm chậm để vừa ngắm cảnh cây cao bóng mát của Kern Canyon ở độ cao 5000 - 7000 feet, có lúc chui qua dưới thân cây sequoia vĩ đại, vừa thi nhau chụp hình lia lịa cảnh vực sâu, hồ đẹp, có vài thác nước từ trên cao đổ xuống. Chúng tôi mải mê ngắm cảnh mà lái vô Kings National Park hồi nào không hay. Thực ra 2 công viên này nằm sát bên nhau trong cùng một khu phía Nam của dãy núi Sierra Nevada, được công nhận là U.S. National Park từ năm 1940, bao gồm 462,901 acres (1,869.25 km²) nhằm bảo tồn khoảng 15.800 cây sequoia vĩ đại (đường kính trung bình là một bộ/ one foot, nhiều cây lớn đến mức 7-8 người vòng tay ôm không hết thân cây !) trong khu General Grant Grove và Redwood Mountain Grove(khoảng 3,100 acres - 13 km²). Theo hướng dẫn của Park Ranger, chúng tôi học hỏi thêm về các loại thông, gỗ đỏ, cây cà-tùng(sequoia), việc bảo vệ rừng, cây và thú hiếm. Khu National Park này có cả quán ăn và nhà trọ nhưng rất mắc và phải ghi tên trước. Sau đó, chúng tôi lái xuống núi để về thành phố Fresno ăn cơm tối và ngủ qua đêm ở nhà một người bạn là kỹ sư cầu đường đang làm việc cho Caltrans district 6 ở đây.
b. Fresno: Là thành phố lớn thứ 6 của California, Fresno nằm giữa miền Trung California, dân số chỉ có 450.000 người, chủ yếu là nông nghiệp với những vườn trái cây (cam, nho, nectarine, peach, cherry...) rộng lớn, nhiều vườn nho và hãng nấu rượu nằm bên sườn đồi hay ven sông hồ, tạo cho Fresno hình ảnh một miền quê hiền hòa. Ðại học CSU Fresno là đại học duy nhất, bên cạnh đó là vài trường colleges. Rất nhiều người H'mông, Lào sống ở đây. Vô một tiệm buffet của Tàu để ăn cơm tối mới thấy ở đâu Tàu cũng có thể "sống hùng, sống mạnh" với nghề buôn bán, nhà hàng.
c. Yosemite: Sáng sớm hôm sau, chúng tôi kéo nhau đi lên Yosemite. Lấy xa lộ CA-41N đi thẳng một lèo vô Yosemite, chúng tôi muốn bắt chước nhiếp ảnh gia Ansel Adams chụp hình thác nước Yosemite Falls và đỉnh núi El Capitan hay Granite domes (Sentinel Rock và Half Dome cao 3,000 feet & 4,800 feet/ 900 & 1,450 m) của dãy Sierra Nevada nổi tiếng. Công viên này rộng 761,266 acres/ 1,189 square miles/ 3,081 km², với nhiều cảnh đẹp như: Tuolumne Meadows, Dana Meadows, Clark Range, Cathedral Range, Kuna Crest. Ai thích leo núi hay đi bộ theo những đường mòn thì theo Pacific Crest Trail dạo quanh Yosemite, ngắm nhìn những tảng đá metamorphic đỏ ửng ở Mount Dana hay Mount Gibbs, những đỉnh núi granite như Mount Conness. Mount Lyell là đỉnh cao nhất nơi này. Công viên cũng có nhiều cây cổ thụ Sequoia vĩ đại (Sequoiadendron giganteum); khoảng 200 cây Mariposa, 25 cây Tuolumne và 20 cây Merced. Mùa hè, du khách kéo về đây cắm trại, lội suối, leo núi, ngoạn cảnh, đi bộ, chụp hình... rất đông nên muốn ngủ lại khách sạn hay cắm lều thì cũng phải đặt trước cả năm. Tốt nhất là hãy mua vé membership cả năm với US National Park để tha hồ du lịch và thăm viếng các công viên quốc gia và danh lam thắng cảnh nước Mỹ. Nếu không sẽ phải lái về Modesto hay Merced mà tìm phòng trọ lúc đêm khuya. Ðến đây mới thấy dân Mỹ vẫn mang trong người dòng máu cowboy nên rất yêu thiên nhiên, cứ muốn trở về sống với thiên nhiên, hết sức coi trọng việc bảo vệ thiên nhiên; cho dù nước Mỹ đã tận tình khai thác tài nguyên thiên nhiên và ông TT Bush là vị nguyên thủ duy nhất không chịu ký Hiệp Ðịnh Kyoto !
Sáng hôm sau, chúng tôi lên đường đi San Jose. Từ xa lộ I-5 rẻ qua xa lộ CA-152, tới thành phố tỏi Gilroy thì đổi qua xa lộ 101N và qua Morgan Hill thì tới San Jose, thành phố lớn nhất miền Bắc California. Bận về, hy vọng sẽ có thời gian ghé vô tu viện Kim Sơn.2. Miền Bắc California:
a. San Jose và vùng phụ cận: San Jose (lẽ ra phải gọi là Santa Clara County miớ đúng?), nơi tập trung nhiều người Việt đứng thứ 2 sau Orange County, còn được gọi là "Thung lũng hoa vàng" hay "Silicon Valley" với nhiều hãng điện tử, nhiều dot.com nhất. Ghé San Jose là ghé thăm Cộng đồng Việt Nam sống, sinh hoạt, buôn bán, với nhiều trung tâm thương mại (Lion Plaza, Tully, Senter, Grand Century Mall...; thực ra hầu hết là do người Việt gốc Hoa làm chủ) và khu dân cư của Việt Nam chủ yếu tập trung trên đường Story, McLaughlin, Tully, Senter, Capitol Expressway... Y hệt như khu Phước Lộc Thọ ở Bolsa hay các tiệm càphê, quán cóc ở Việt Nam, trước Grand Century Mall, hay Lion Plaza cũng có những người thích bình luận tin tức, bàn chuyện thời sự rập theo các báo, đài (TV, radio) mà ít khi tìm hiểu, suy nghĩ, phân tích theo sự hiểu biết riêng của chính mình. Ðây cũng là điểm phát xuất của những cuộc biểu tình. Thực ra khu downtown San Jose cũng không ồn ào, náo nhiệt như khu Việt Nam. Lái xe xuống xem khu Almaden Plaza (Almaden Expwy),Cathedral Basillica of Saint Joseph (góc San Fernando Street), hay khu vườn Nhật "Japanese Friendship Garden"(1300 Senter Road), Winchester Mystery House(525 South Winchester Blvd),Santana Row(400 So. Winchester Blvd.),San Jose Institute of Contemporary Art 451 S 1st St Plaza de Cesar Chavez hay khu cao ốc khách sạn (Almaden Blvd., San Carlos St., First St., Santa Clara St.)..., rõ ràng San Jose không phải là khu du lịch như San Francisco.
CÐVN ở San Jose đã có Viện Bảo Tàng Việt Nam có tên gọi chính thức là Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân & Việt Nam Cộng Hoà (VBT- The Museum of the Boat People and the Republic of Vietnam) do cơ quan thiện nguyện Immigrant Resettlement & Cultural Center, Inc. (viết tắt là IRCC) xây dựng, tổ chức & điều hành. VBT này toạ lạc trong khu Công Viên Lịch Sử của thành phố San Jose ở số 1650 Senter Road, San Jose, CA 95112. Đây là một Viện Bảo Tàng đầu tiên trong thể loại "tị nạn" này của người Việt hải ngoại nhằm mục đích thu thập tất cả tài liệu, vật chứng về sự có mặt của người Việt Nam trên đất Mỹ nên đó là điều rất đáng trân trọng, ủng hộ và giúp đỡ. Tinh thần chống Cộng và các sinh hoạt bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc cũng rất cao. Ðáng khen nhất là nỗ lực hội nhập vào "dòng chính" (main stream) và sự thành công trong kinh doanh - thương mại - học thành phố/ văn hóa. Ngoài các trường colleges còn có Ðại học CSU San Jose.
Tôi đã sống và làm việc ở San Jose và Bắc Cali một thời gian nên không xa lạ gì. Bây giờ trở lại thăm khu Monterey mà tôi từng "tạm trú", gần hãng IBM; hay khu Alum Rock, Berryessa, Story, Capitol Expy, Tully, McLaughlin, Senter... với những người bạn xưa, những khu phố cũ. San Jose nói chung phát triển khá nhanh, người Việt Nam đông hơn, business mọc lên nhiều hơn và sầm uất hơn, lớp trẻ đi vào "dòng chính" (main stream) vững vàng hơn. Nhà cửa, quán xá mọc lên khắp nơi, nhất là từ dạo "dot.com" bùng phát rồi ...chết yểu ! Giá nhà nơi đây rất cao mà bà con vẫn mua ào ào, cho dù không ít người thất nghiệp hay phá sản. Tuy chưa giàu mạnh như Tàu hay Nhật nhưng do biết dành dụm, cần cù, chịu khó nên cũng có không ít người Việt Nam làm chủ phát tài. Tung Kee (Tan Lu & vợ: Anh Du) hay New Tung Kee, Lee's Sandwiches (Chiêu)... là những thí dụ điển hình cho hệ thống fast-food như McDonald's.
- Santa Clara nằm giữa khu Silicon Valley, với các hãng Intel, Applied Materials, Sun Microsystems, NVIDIA, Agilent Technologies, cùng nhiều công ty high-tech khác. Ðội banh lừng danh San Francisco 49ers NFL football cũng đặt bản doanh tại Santa Clara. Ðại học Santa Clara nằm gần Mission Santa Clara - một di tích lịch sử. Gần đó là các thành phố Sunnyvale, Mountain View, Los Altos... khá giả. Khu Campbell, Saratoga cũng là các thành phố của các ông chủ hãng; nhất là dân Nhật và Hàn. Milpitas gần Highway 237/Calaveras Road, Berryessa, Evergreen Valley cũng là khu nhà giàu, mọc lên nhiều khu shopping centers / plazas như Milpitas Town Center, Jacklin Square, McCarthy Ranch, Parktown Plaza, Beresford Square, City Square.... Tôi thích quán Thành Ðược nhưng đành ghé ăn hủ tíu Vũng Tàu rồi đi về khách sạn ở Fremont. Qua khu Fremont (Alameda County) với Warm Springs district, Mission Boulevard gần Mission San Jose (nhà thờ cổ nhất của Mễ ở Cali), khu Lion Supermarket, khu Little Taipei shopping center... là khu tập trung Tàu (Ðài Loan, Hongkong, đại lục...) và dân Á Châu (Việt Nam, Phi, Ấn,...), chiếm 50% dân số khu này. Fremont có nhiều trường khá nổi tiếng như Ohlone College, hay trung học Fremont (đa số học sinh giỏi là dân Á châu; nhất là Tàu, Ấn, Việt, Phi...). Thu nhập bình quân dân khu này (ZIP code 94539) là $114,595 trong năm 2005 Từ San Jose lên San Francisco, ngay nửa đường sẽ gặp Palo Alto - nổi tiếng giàu nhất trong khu Silicon Valley, với Stanford University và nhiều công ty lớn như Hewlett-Packard, trong đó phải kể đến 2 khu New Varsity và Hsi-Nan; nhất là trường Ðại học Stanford. Khu New Varsity gồm 1 nhà hàng, 1 quán bar, 1 rạp hát tập trung dân choai choai đến "quậy" nên bị City dẹp và nay đổi thành Border's cafe and restaurant. Trong khi đó, khu Louis Kan's Hsi-Nan "the Lesser" vốn là nhà hàng Tứ Xuyên thường mở tới khuya nên đã từng là nơi hội tụ các tay hacker sừng sỏ và chuyên viên điện toán bậc thầy nhưng do tai tiếng nên cũng bị city dẹp luôn. Bởi vậy Palo Alto bây giờ yên ổn hơn nhưng cũng đâm ra buồn chán hơn, nhất là ban đêm. Trường Ðại học Stanford là trường Ðại học danh tiếng, rộng lớn và giàu nhất California; trong đó có khoa Y có tiếng là giỏi nhưng tôi thích nhất là vườn hoa ngay giữa lối đi chính (Palm Drive) vào trường này. Từ xa lộ 101, quẹo vô University Drive là đi thẳng vô Stanford. Trong khi giá nhà đất ở Palo Alto vào hạng mắc nhất California thì trường này chiếm 8,180 acres. Hầu hết sinh viên đều là con nhà giàu. TT Bill Clinton đã cho con gái của mình (Chelsea) vào học trường này thì cũng đủ biết ! Nếu Palo Alto là "thiên đàng" của nhà giàu thì ngay bên kia xa lộ 101 là "địa ngục" của nhà nghèo: East Palo Alto. Rác từ Palo Alto đem qua đổ bên bãi chứa rác lớn nhất San Mateo County ở East Palo Alto. 2 thành phố này ngăn cách bởi San Francisquito Creek và U.S. Highway 101. Ða số dân của East Palo Alto là Mỹ đen và Mễ, với ít nhất Tongans, Samoa và Fiji nhưng từ năm 1998 đến nay, khi dân Tàu đổ xô về đây thì East Palo Alto bắt đầu thay máu, nhất là sau khi hãng Sun và nhiều dot.com mọc lên rồi khu Mall xây gần cầu Dumbarton (bắc qua San Francisco Bay), tiếp đó là những khu nhà mới khang trang hơn của dân Á Châu đã giúp cho East Palo Alto lột xác như chuyện cô bé lọ lem. Cơn sốt nhà đất bùng phát sau khi tài phiệt Ðài Loan đổ tiền đầu tư khắp vùng này, từ San Jose, Milpitas, Fremont... lên tới Dublin, Pleasanton, qua Menlo Park, Atherton, Redwood City, South San Francisco và khắp Bay Area. Dân Tàu thật sự bành trướng khi cho con qua Mỹ du học, lấy chồng/ vợ rồi len lỏi vào khắp các công sở, hãng xưởng, chui sâu vô mọi ngóc ngách rồi kết bè tạo nhóm để nắm giữ địa vị + quyền lực + quyền lợi - điều này thấy rõ ở vùng vịnh California, nhất là San Francisco ( y hệt như Los Angeles ở miền Nam California).Từ San Jose lên San Francisco, chúng ta có thể đi bằng nhiều xa lộ:101, 280, hay 680 qua Dublin, hoặc 880 lên Hayward rồi vòng qua Oakland nhưng con đường đẹp nhất là xa lộ 1 qua Half Moon Bay hay 280 qua Los Altos Hills và hồ Crystal. Khi tôi làm việc trên San Jose, vào cuối tuần, tôi thường đưa mẹ tôi ra Half Moon Bay hay Martin Beach chơi vì vùng này có nhiều cảnh đẹp dọc theo bờ biển. Từ San Jose lên chùa Vạn Phật theo xa lộ 101 vòng vèo qua nhiều vườn nho từ Napa valley đến Ukiah, bạn sẽ thấy những cảnh đẹp miền quê Petaluma với đồi xanh bát ngát, những con suối quanh co của vùng Mendocino rất thanh bình và khi đến bờ biển Eureka, bạn sẽ thấy California đẹp vô cùng.
b. San Francisco: Lên SF, nhất định phải ghé coi:- cầu Golden Gate: Ai đến SF cũng đều muốn đến xem và chụp hình ngay bên chiếc cầu dây văng (suspension) này( muốn biết chi tiết về cầu, xin vào xem link: http://goldengatebridge.org/research/construction.php
Ngày xưa, khi học "English for today", tới bài viết về cây cầu này, tôi thích thú lắng nghe thầy Hạnh mô tả nên khi qua Mỹ là tôi cứ mơ ước được đến ngắm và chụp hình bên cầu rồi gửi ngay về cho mẹ và các em của tôi coi. Ai dè, không ngờ có ngày tôi lại làm việc cho Caltrans và hầu như ngày nào cũng phải xếp hàng lái xe qua chiếc cầu quá nổi tiếng này. Tôi thích qua cầu Golden Gate rồi lái lên đỉnh núi cao phía bắc để nhìn ngắm chiếc cầu này và toàn cảnh vùng vịnh vào những buổi chiều không có sương mù. Vào lễ Ðộc Lập hàng năm vẫn có Air Show với phi đội Blue Angel bay lượn biểu diễn ngay chiếc cầu này. Cầu này còn giữ kỷ lục về số người tự tử. Ða số du khách ghé qua bờ Nam, nơi có bức tượng của Joseph Baerman Strauss (1870-1938),với một mẫu cáp treo của chiếc cầu dây văng (suspension bridge) này. Ít ai chịu khó đi lên cầu vì gió lạnh lồng lộng, chiều thường có sương mù. Cũng ít ai qua bờ Bắc hay bước xuống chân cầu, khu nhà bảo trì (maintenance). Nhiều ống nhòm (viễn vọng kính) đặt 2 bên bờ cho du khách có thể quan sát toàn cảnh vùng vịnh hay nhìn ra đảo Alcatraz. Một nhà hàng và quán bán quà lưu niệm luôn tấp nập du khách vào ra mua postcard hay quà lưu niệm.
- Công viên Golden Gate: Từ hướng bờ biển đi vào sẽ thấy North Windmill - một cối xay gió theo kiểu Dutch - một món quà do nữ hoàng Wilhelmina của Hòa lan tặng, nằm giữa một vườn hoa thật đẹp. Theo thống kê, hàng năm có khoảng 13 triệu du khách vào công viên Golden Gate (rộng 1017 acres/4.1 km²/1.6 mi²), trong đó có Japanese Tea Garden là một trong những khu vườn Nhật Bản (rộng 5 acres/ 20,000 m²) đẹp nhất trên nước Mỹ. Khi tôi còn làm việc ở SF, tôi thường ghé vào park này chơi vào cuối tuần và đây là nơi mà tôi thích nhất. Ngoài ra, du khách có thể ghé qua khu nghe nhạc ngoài trời (The Music Concourse Area) với 3 bồn phun nước nằm giữa vườn cây Maple. Gần đó là De Young Museum và California Academy of Sciences. San Francisco Botanical Garden trong Strybing Arboretum là một khu vườn rộng 55 acre (222,500 m²) có trên 7,500 loài cây khác nhau. Du khách cũng có thể đến khu AIDS Memorial Grove, hay qua hồ Stow hay hồ Spreckels nhưng nhất định không thể thiếu Conservatory of Flowers - một ngôi nhà kính có mái vòm rất xinh và đó là nơi sưu tập nhiều giống hoa đẹp và quý hiếm. Kezar Stadium, xây từ năm 1922 đến 1925, ở góc đông - nam của công viên, ban đầu với 59,000 chổ ngồi nhưng nay chỉ có 9,044 chổ ngồi, từng là nơi tập luyện của 2 đội lừng danh AAFC & NFL San Francisco 49ers. John F. Kennedy Drive - con đường North Drive đầy cây cao bóng mát này nhằm tưởng nhớ vị tổng thống trẻ tuổi ngay sau khi ông bị ám sát; trong khi South Drive đổi thành Martin Luther King Jr. Drive sau khi ông mục sư da đen này cũng bị giết chết cho dù ông luôn chủ trương đấu tranh bất bạo động. Trong công viên còn có Asian Art Museum nhưng hầu như quanh năm chỉ trưng bày những di sản văn hóa Tàu; họa hoằn lắm mới thấy triển lãm văn hóa Hàn hay Nhật. - Angel Island State Park: Ðây là một hòn đảo mà trước đây dùng để thử nghiệm các loại hỏa tiễn rồi sau đó là nơi tiếp đón những cựu tù binh chiến tranh(POW) nhưng sau này làm nơi du lịch, cắm trại, hiking... với nhiều hoa dại và mỏm đá khá đẹp. Từ đây nhìn qua SF hay bờ biển Marin County thì ...khỏi chê !
- Cliff House nằm trên Ocean Beach(1090 Point Lobos, San Francisco, CA 94121- Phone 415-386-3330). Ðây là ngôi nhà mà San Francisco coi là standard, cho dù nó nằm cheo leo trên mỏm đá ven bờ biển nhưng chủ nhân của nó (Sutro) từng là người có tiền và có quyền (thị trưởng) bậc nhất SF. Cliff house đầu tiên xây từ năm 1863 bởi Masters Butler & Buckley nhưng bị cháy trong đêm Giáng Sinh năm 1894. 2 năm sau, Sutro bỏ ra $50,000 để cất căn Cliff house thứ 2 nhưng cũng bị cháy trong 1 trận động đất năm 1907. 2 năm sau, Emma (con gái của Sutro) lại cất Cliff house thứ 3 và bán lại cho George Whitney vào năm 1952. Năm 1977, National Park Service mua lại và bảo tồn như một di tích lịch sử trong vùng Golden Gate National Recreation Area.
- North Beach được American Planning Association (APA) coi là 1 trong 10 khu dân cư mẫu mực nhất nước Mỹ. Nằm phía đông bắc của Chinatown & Fisherman's Wharf, mang dáng dấp của một khu phố Ý nằm ven bờ Ðịa Trung Hải (khu Mission District), North Beach có khu Russian Hill (phía tây) là khu nhà giàu với những ngôi nhà bạc triệu trên những con đường dốc nhìn xuống vùng vịnh nên vừa đón gió biển, vừa hứng nắng ấm cho dù SF luôn bị sương mù. Xưa kia là Barbary Coast, nay biên giới của North Beach là gồm Jackson Square, phía Nam là khu Financial District & Broadway, phía tây-nam là từ khu Columbus đến khu Chinatown, phía tây là khu Russian Hill, phía đông là khu Telegraph Hill và phía bắc là khu Fisherman's Wharf (Bay Street).
- Chinatown ở SF không lớn bằng New York hay Los Angeles nhưng chắc chắn là nổi tiếng hơn. Người Hoa ở đây cũng giàu và quyền lực hơn khi họ đã đi vào mọi cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp từ cấp tiểu bang cho đến địa phương. Phạm vi của Chinatown ở SF là Powell Street & Nob Hill District ở phía Tây, phía Ðông là Kearny Street & Financial District, Bắc là North Beach-Green Street-Columbus Street, Nam là Bush Street & khu Union Square. Chinatown này chia thành 2 "tiểu khu": một là khu Grant Avenue, với cổng Tàu truyền thống ngay góc Bush Street & Grant Avenue, có tượng ông Tôn Dật Tiên trong St. Mary's Park, có đài tưởng niệm các "anh hùng vô danh" Tàu, chung quanh là các cửa tiệm, nhà hàng và những dịch vụ phục vụ du khách. Khu Stockton Street mang đậm nét văn hóa Tàu & Hong Kong hơn với các chợ(bán rau cải, trái cây, thịt cá...) dọc theo các lề đường, bên cạnh các nhà hàng, cửa tiệm chủ yếu bán cho người Hoa và dân Á châu (Việt Nam, Lào, Phi...). Chinatown rõ ràng là một xã hội Trung Hoa thu nhỏ mà dù đi đâu, sống ở đâu, người Hoa vẫn cố duy trì, giữ gìn, từ tiếng nói, chữ viết, cách ăn mặc, cách sống, cách suy nghĩ, buôn bán cùng tất cả phong tục tập quán, tín ngưỡng... Khu Chinatown mới của SF đã hình thành ở khu Sunset district gần đường 19 & Noriega, từ công viên Golden Gate đến khu đại học SF, có những tiệm ăn ngon mà rẻ khỏi chê, parking cũng dễ dàng. Trường Ðại học UC San Francisco là trường Ðại học danh tiếng; trong đó có khoa Y có tiếng là giỏi. Gần đó có Ðại học Cal State San Francisco, vài công viên khá đẹp gần hồ Merced hay dọc theo bờ biển (Great Hwy). Tuy nhiên, ảnh hưởng của Chinatown lan rộng khắp California, từ Sacramento đến Los Angeles, San Diego... Gần Chinatown, ngay góc đường Folsom, Jackson, hay khu Haight-Ashbury & khu “Barbary Coast” có khu “sex district” với những tiệm bán sách báo & phim “người lớn” và sex toys, hay múa khoả thân. Nhiều nhà hàng Việt Nam cũng có mặt trong khu Chinatown (Broadway, Larkin, Irving, Clement...) lan rộng đến đường McAllister, Fulton, Leavenworth, 3rd. St.(khu Việt Nam đầu tiên ở SF) qua California, Civic Center, Union Square. TK Noodle cũng có ở SF (6917 Mission Street Daly City, CA 94014 ). - Lombard:con đường hẹp một chiều uốn lượn ngoằn nghoèo như rắn lượn, dốc dựng đứng (27%) mà bạn nên lái xe từ trên xuống để có cảm giác hồi hộp như thế nào, với điều kiện là thắng xe phải tốt, tay lái cứng, không run sợ !Thực ra, Lombarb bắt đầu từ Presidio Boulevard trong khu The Presidio chạy tới khu Cow Hollow, gồm 12 blocks, bên kia là Broderick Street & Van Ness Avenue(tức xa lộ 101). Lombard Street kéo dài tới khu Russian Hill & Telegraph Hill, dẫn tới khu Pioneer Park & Coit Tower. Lombard Street trở lại từ Montgomery Street,tận cùng tại khu Embarcadero. Con đường Lombard nổi tiếng là đoạn trên khu Russian Hill, giữa Hyde và Leavenworth Streets, do Carl Henry khởi xướng vào năm 1922,tốc độ giới hạn là 5 mph (8 km/h) trên đoạn đường chỉ có 1/4 mile (400 m). Lên SF, bạn nhất định phải lái xe qua đoạn đường Lombard nổi tiếng này nhé!
- Marina district nằm phía bắc của San Francisco giữa những con đường Van Ness Ave & Russian Hill (phía đông), Lyon Street & the Presidio (phía tây), Lombard St.& Cow Hollow (phía nam). Trong khu Marina có Palace of Fine Arts là một công trình kiến trúc xây theo kiểu Hy Lạp- La Mã nhằm phục vụ cho Panama-Pacific Exposition (1915)do Bernard Maybeck thiết kế. Ðiêu khắc gia Ulric Ellerhusen phụ trách chạm trổ, tạc tượng. Bên cạnh là một cái hồ y hệt như những cái hồ nổi tiếng bên Âu châu với những cây tràm Úc châu(Australian Eucalyptus), những con thiên nga,ngỗng, vịt, rùa, cóc, nhái... Nhiều đám cưới đã được tổ chức hay chụp hình, quay phim ở đây cũng đủ nói lên vẻ đẹp nơi này.
- Presidio (tên nguyên thủy là El Presidio Real de San Francisco hay Royal Presidio của San Francisco) không chỉ là công viên rộng lớn nằm giữa Marina và cầu Golden Gate mà đó là một di tích lịch sử nổi tiếng của SF mang đậm dấu ấn của quân đội Spanish trước đây đã đồn trú ngay mũi cực Bắc của bán đảo SF này. Từ Presidio nhìn xuống vịnh SF mới thấy SF quá đẹp, có thể thấy Palace of Fine Arts phía dưới ! Thực ra Presidio có một bề dày lịch sử và gắn liền với quá trình phát triển của SF, nhất là với "Presidio Trust". Ghé Presidio thì phải coi qua những dãy nhà nằm trên đồi thông reo và đi dạo quanh công viên này. Gần đó là một nghĩa trang.
- Financial District nằm trên các con đường California, Market & Grant Street, phía đông của Union Square shopping district, Sacramento Street & Columbus Street, phía Nam Chinatown - North Beach – Embarcadero, với những toà nhà chọc trời như building 555 California Street, Transamerica Pyramid, 101 California Street hay 345 California Street. Ðây là trung tâm tài chánh với trụ sở các ngân hàng lớn (BofA, Wells Fargo, WaMu...), xen kẻ là các khách sạn, shopping center. Cái hay là nền móng (foundation) thiết kế như thế nào để đối phó với động đất ? - Civic Center nằm trên Market Street & Van Ness Avenue, với City Hall và các cơ quan công quyền, cơ sở văn hóa và 2 plaza rộng lớn là Civic Center Plaza & United Nations Plaza (khu này không còn homeless, con nghiện nữa nhưng vẫn là nơi tụ tập để biểu tình hay lễ hội). Thứ năm hàng tuần còn có farmer market ở đây. Gần đó là trạm xe BART(Bay Area Rapid Transit - xe điện ngầm rất thông dụng và tiện lợi cho việc đi lại giữa SF và các thành phố lân cận như Hayward, Oakland...). Cần phải nói là SF có tòa thị chính (City Hall) rất đẹp; hơn Pasadena ở Nam California ! Chung quanh là nhiều cơ quan chính phủ và các công ty. Bên kia đường Market là khu buôn bán sầm uất với nhiều shopping center.
- Coit Tower trên đỉnh đồi Telegraph Hill là thắng cảnh(landmark) của SF, nhìn thấy toàn cảnh vùng vịnh và thành phố San Francisco. Con đường đi lên/ xuống quá nhỏ hẹp nên thường bị kẹt xe. Tháp cao 210 feet (64 meters), không sơn phết mà phô bày reinforced concrete, thiết kế bởi Arthur Brown, Jr., Henry Howard và 26 họa sĩ, nhà điêu khắc giúp trang trí và chạm trổ, trong đó có việc tạc tượng Columbus.
- Union Square là 1 trong 3 công viên đầu tiên của SF, nay là chổ đậu xe, với nhiều cửa hàng quanh tầng 1. Xe Powell cable car bắt đầu từ trạm gần đó giúp du khách tha hồ ngắm thành phố và vùng vịnh từ trên những dốc cao dựng đứng. Union Square có rất nhiều quán mà du khách có thể ngồi bên hàng hiên gần lề đường tha hồ nhìn thiên hạ qua lại dập dìu như bên Ý hay Âu (Việt Nam ?).
- Victorian Houses là những ngôi nhà xây theo kiểu kiến trúc Victorian (era), tập trung nhiều nhất ở khu Lower Pacific Heights, California Pacific Medical Center, trên đường Fillmore Street, thường là những tiệm bán lẻ ở dưới, phía trên là nhà ở, sát vách nhau nhưng giá nhà ở đây mắc kinh khủng !
- Pacific Heights &Twin Peaks
Pacific Heights là một khu phố đẹp trên đường Baker, với nhiều hàng quán mà bà con vừa ăn uống, vừa có thể nhìn thấy cầu Golden Gate, vịnh San Francisco Bay, Alcatraz hay Presidio. Lái xe qua khu này thường bị kẹt xe nên cũng có thể tà tà ngắm nhìn phố xá và tài tử giai nhân dập dìu trong chiều lộng gió !
Muốn đi Twin Peaks thì nên có bản đồ hay GPS: Từ xa lộ 280 Bắc vô trung tâm SF ra exit San Jose. Giữ lane phải rồi quẹo phải vô Rousseau (sign chỉ vô Bosworth). Ði một block sẽ thấy Bosworth, qua luôn Diamond và Elk cho đến khi thấy O'Shaughnessy Boulevard thì quẹo vô rồi đi lên Portola, đỉnh núi nằm ngay pullout trên Twin Peaks Boulevard. Thực ra chổ này chẳng có gì hấp dẫn mà chẳng qua là vì muốn đứng trên Twin Peaks nhìn xuống thành phố SF và dân thích hiking thì khoái hiking trail ở đây. Hôm nào SF bị mù sương thì khỏi thấy Twin Peaks !- Cable Car Barn Museum trong khu Washington-Mason powerhouse & carbarn ở Nob Hill trưng bày và giới thiệu lịch sử phát triển xe cáp treo ở SF.
- Grace Cathedral là nhà thờ Episcopal trên Nob Hill rất đẹp và có tiếng là phóng khoáng (sẳn sàng làm đám cưới cho dân đồng tính).-The Ferry Building là bến phà cho bà con muốn qua vịnh SF, có tháp đồng hồ và khu shopping trong Embarcadero.-Sausalito bên kia San Francisco Bay, vốn là thành phố của dân Bohemians, sau này từng là nơi tụ tập dân hippies thập niên 60s, 70s. Từ bên ấy nhìn sang SF thấy SF rất đẹp. Khu này hiện thu hút du khách rất đông, nhất là dân gốc Âu và Spanish. Ði dạo xong sau đó vô ăn trong tiệm Spinnaker với món Clam Chowder và bánh mì sourdough ngon khỏi chê. Ðừng quên dạo quanh khu Fisherman's Wharf, Pier 39 & Ghirardelli Square, nhớ đi tàu trên vịnh SF- Alcatraz(San Francisco Bay Cruise Tours khởi hành mỗi giờ/ hàng ngày, nếu đi ferryboat thì đến Pier 43 trước 10am.
- Alcatraz nằm ngay chính giữa vịnh San Francisco, có một ngọn hải đăng phục vụ tàu bè ra vào vịnh để đến các hải cảng trong vùng. Ngọn hải đăng trên đảo này cũng là ngọn hải đăng lâu đời nhất bờ biển miền Tây Hoa Kỳ. Sau đó, Alcatraz được xây dựng thành một pháo đài quân sự, rồi nhà tù quân đội và nhà tù liên bang cho tới năm 1963 thì trở thành một trung tâm giải trí phục vụ du khách. Alcatraz vốn là hòn đảo ngục tù nổi tiếng nghiêm khắc nên dù đã dẹp từ lâu mà Alcatraz vẫn thu hút du khách đến tham quan một trong những nhà tù có nhiều huyền thoại nhất nước Mỹ. Cuộc trốn tù nổi tiếng nhất tại Alcatraz là của Frank Morris và hai anh em John và Clarence Anglin, sau này được dựng thành phim “Escape from Alcatraz” với diễn viên nổi tiếng Clint Eastwood thủ vai chính. Cả ba biến mất khỏi nhà lao ngày 11 Tháng Sáu năm 1962 trong một âm mưu trốn thoát ly kỳ, phức tạp nhất trong lịch sử Alcatraz.
- Nob Hill là một khu phố nhỏ nằm trên dốc cao dựng đứng ở giữa đường California & Powell, với những dãy nhà xây theo kiểu Victorian sát vách nhau, gắn liền với những xe cáp treo (cable car) qua lại trên các con đường Jones, Sacramento, Clay, Washington. Phía Nam Nob Hill là Union Square, Tenderloin, Market Street. Phía Ðông là Chinatown & khu financial district. Ðông Bắc của Nob Hill là North Beach & Telegraph Hill. Bắc của Nob Hill là Cable Car Museum, Russian Hill, khu du lịch Pier 39 & Fisherman's Wharf. Dân Việt Nam thường kéo đến biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Việt Cộng tại San Francisco (ở 1700 California St, Suite #430, San Francisco, CA 94109 - Phone: (415)922-1707, (415)922-1577). Có lẽ cũng vì ông TLS Trần Tuấn Anh có bộ ria trên khuôn mặt trông rất ....buồn cười và tiếu lâm? Sau khi shopping ở Fisherman's Wharf, chúng tôi đi xem 2 National Historic Landmarks: tàu ngầm từ thế chiến II "USS Pampanito" và tàu "USS Jeremiah O'Brien" ở pier 39.
Pacific Heights là một khu phố đẹp trên đường Baker, với nhiều hàng quán mà bà con vừa ăn uống, vừa có thể nhìn thấy cầu Golden Gate, vịnh San Francisco Bay, Alcatraz hay Presidio. Lái xe qua khu này thường bị kẹt xe nên cũng có thể tà tà ngắm nhìn phố xá và tài tử giai nhân dập dìu trong chiều lộng gió !
Muốn đi Twin Peaks thì nên có bản đồ hay GPS: Từ xa lộ 280 Bắc vô trung tâm SF ra exit San Jose. Giữ lane phải rồi quẹo phải vô Rousseau (sign chỉ vô Bosworth). Ði một block sẽ thấy Bosworth, qua luôn Diamond và Elk cho đến khi thấy O'Shaughnessy Boulevard thì quẹo vô rồi đi lên Portola, đỉnh núi nằm ngay pullout trên Twin Peaks Boulevard. Thực ra chổ này chẳng có gì hấp dẫn mà chẳng qua là vì muốn đứng trên Twin Peaks nhìn xuống thành phố SF và dân thích hiking thì khoái hiking trail ở đây. Hôm nào SF bị mù sương thì khỏi thấy Twin Peaks !- Cable Car Barn Museum trong khu Washington-Mason powerhouse & carbarn ở Nob Hill trưng bày và giới thiệu lịch sử phát triển xe cáp treo ở SF.
- Grace Cathedral là nhà thờ Episcopal trên Nob Hill rất đẹp và có tiếng là phóng khoáng (sẳn sàng làm đám cưới cho dân đồng tính).-The Ferry Building là bến phà cho bà con muốn qua vịnh SF, có tháp đồng hồ và khu shopping trong Embarcadero.-Sausalito bên kia San Francisco Bay, vốn là thành phố của dân Bohemians, sau này từng là nơi tụ tập dân hippies thập niên 60s, 70s. Từ bên ấy nhìn sang SF thấy SF rất đẹp. Khu này hiện thu hút du khách rất đông, nhất là dân gốc Âu và Spanish. Ði dạo xong sau đó vô ăn trong tiệm Spinnaker với món Clam Chowder và bánh mì sourdough ngon khỏi chê. Ðừng quên dạo quanh khu Fisherman's Wharf, Pier 39 & Ghirardelli Square, nhớ đi tàu trên vịnh SF- Alcatraz(San Francisco Bay Cruise Tours khởi hành mỗi giờ/ hàng ngày, nếu đi ferryboat thì đến Pier 43 trước 10am.
- Alcatraz nằm ngay chính giữa vịnh San Francisco, có một ngọn hải đăng phục vụ tàu bè ra vào vịnh để đến các hải cảng trong vùng. Ngọn hải đăng trên đảo này cũng là ngọn hải đăng lâu đời nhất bờ biển miền Tây Hoa Kỳ. Sau đó, Alcatraz được xây dựng thành một pháo đài quân sự, rồi nhà tù quân đội và nhà tù liên bang cho tới năm 1963 thì trở thành một trung tâm giải trí phục vụ du khách. Alcatraz vốn là hòn đảo ngục tù nổi tiếng nghiêm khắc nên dù đã dẹp từ lâu mà Alcatraz vẫn thu hút du khách đến tham quan một trong những nhà tù có nhiều huyền thoại nhất nước Mỹ. Cuộc trốn tù nổi tiếng nhất tại Alcatraz là của Frank Morris và hai anh em John và Clarence Anglin, sau này được dựng thành phim “Escape from Alcatraz” với diễn viên nổi tiếng Clint Eastwood thủ vai chính. Cả ba biến mất khỏi nhà lao ngày 11 Tháng Sáu năm 1962 trong một âm mưu trốn thoát ly kỳ, phức tạp nhất trong lịch sử Alcatraz.
- Nob Hill là một khu phố nhỏ nằm trên dốc cao dựng đứng ở giữa đường California & Powell, với những dãy nhà xây theo kiểu Victorian sát vách nhau, gắn liền với những xe cáp treo (cable car) qua lại trên các con đường Jones, Sacramento, Clay, Washington. Phía Nam Nob Hill là Union Square, Tenderloin, Market Street. Phía Ðông là Chinatown & khu financial district. Ðông Bắc của Nob Hill là North Beach & Telegraph Hill. Bắc của Nob Hill là Cable Car Museum, Russian Hill, khu du lịch Pier 39 & Fisherman's Wharf. Dân Việt Nam thường kéo đến biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Việt Cộng tại San Francisco (ở 1700 California St, Suite #430, San Francisco, CA 94109 - Phone: (415)922-1707, (415)922-1577). Có lẽ cũng vì ông TLS Trần Tuấn Anh có bộ ria trên khuôn mặt trông rất ....buồn cười và tiếu lâm? Sau khi shopping ở Fisherman's Wharf, chúng tôi đi xem 2 National Historic Landmarks: tàu ngầm từ thế chiến II "USS Pampanito" và tàu "USS Jeremiah O'Brien" ở pier 39.
Từ SF theo I-280 về San Jose cũng là con đường có nhiều cảnh đẹp như hồ San Andreas hay Crystal Springs Reservoir, vùng Milbrae, Pulgas, Edgewood, Arastradero, Rancho San Antonio cho đến Cupertino. Con đường Hwy 1 dọc theo bờ biển (Ocean Blvd đổi thành Cabrillo Hwy) từ Pacifica qua Shelter Cove, Moss Beach, Seal Cove, Princeton by the Sea, Half Moon Bay, San Mateo về Santa Cruz cũng là một con đường có rất nhiều cảnh đẹp với nhiều bãi biển, ghềnh đá cheo leo... Xa lộ 101 từ Bayshore qua phi trường SF đến Foster City cũng có nhiều chổ để ngắm cảnh. Ngày xưa, khi làm ở San Mateo, Belmont, Redwood, Daly City, lên khu Dublin, Pleasanton..., hay San Rafael, hoặc Concord, Walnut Creek..., tôi thường "ngao du" khắp vùng này. Trung bình mỗi ngày, tôi phải lái trên xa lộ (dù là I-101, 280, 880, 680, 580, 80, 237 - Calaveras...) ít nhất 100 miles nhưng thích nhất là những chiếc cầu của vùng Bay như cầu Dumbarton (CA-84), Hayward (CA-92), Bay Bridge (I-80)... Khác với LA, cảnh quan 2 bên xa lộ không nhàm chán và thường có nhiều chổ để có thể dừng chân ghé qua.
California là tiểu bang có nhiều trường Ðại học & college nhất Hoa Kỳ nên SF & Bay Area cũng có nhiều trường Ðại học & college; nổi tiếng nhất là UCSF và Berkeley (sau Stanford). Theo tôi, trường Ðại học Stanford là trường Ðại học đẹp nhất vùng Bắc California mà bất kỳ du khách nào cũng nên ghé thăm.
Từ SF, chúng tôi đi Oakland. Lái trên I-80 qua cầu Oakland Bay Bride ngang qua Treasure Islands, về thăm lại Oakland và CT/ district 4.
3. Oakland và vùng phụ cận: Từ xa lộ I-80 Bắc, khi qua cầu Oakland Bay Bridge (2 tầng, mỗi tầng cho một chiều qua lai khác nhau) thấy Treasure Islands, quẹo phải vô đảo Yerba Buena rồi theo Treasure Island Road mà qua đảo Treasure Islands. 2 đảo này cách nhau một eo đất hẹp, có diện tích tổng cộng là 2.334 km² (0.901 sq mi). Treasure Islands là một hòn đảo nhân tạo nằm ngay chính giữa vịnh San Francisco, giữa SF và Oakland, có bảo tàng Treasure Islands (Phim Indiana Jones và phim Last Crusade của Steven Spielberg từng đóng ở đây).
a. Oakland: Về thăm lại Oakland và CT/ district 4, chúng tôi kéo nhau ra quán Le Cheval nhưng còn quá sớm nên nhà hàng Việt Nam này chưa mở cửa, đành rủ nhau ra khu Chinatown của Oakland để ăn uống. Mấy tiệm lẫu bây giờ cũng không thấy. Chinatown của Oakland giống với khu Chinatown của SF, Vancouver hay Toronto. Là thành phố lớn thứ 44, Oakland đang phát triển với sự thay máu (từ dân da đen và Mễ thay bằng dân Á châu mà nhiều nhất là Tàu). Ðó cũng là sự mở rộng và giãn dân của San Francisco. Oakland hôm nay có "bản doanh" của Kaiser Permanente, Clorox, Dreyer's... cho dù Raiders đã bỏ đi. Ðến Oakland, du khách thường ghé qua Jack London Square, Oakland Museum, Chabot Space & Science Center, Lake Merritt và Chinatown (rất giống chợ Tàu ở SF, Vancouver hay Toronto).
b. Berkeley: Rời Oakland, chúng tôi ghé qua Berkeley. Từ North gate của UC Berkeley, lái trên University Drive qua Greenhouse rồi vòng về Telegraph qua Stadium không thấy thay đổi gì mấy, hình như vẫn thấy Tàu nhiều hơn ! Ði một lèo trên đường University ra tận bờ biển, Seawall Dr và Cesar Chavez Park - nơi ngày xưa tôi thường ngắm nhìn thành phố SF bên kia vịnh.
c. Napa Valley: Trên đường I-580/ 80 đi Sacto, chúng tôi rẻ qua CA-37W rồi CA-29N, đi thẳng lên CA-12/ 121 ghé Napa Valley để tham quan các công ty rượu & vườn nho. Napa dạo này "liên doanh" với nhiều hãng rượu Pháp & Ðức nên chất lượng và phục vụ cải thiện tốt hơn. Napa chia thành nhiều khu: Calistoga(có August Briggs Winery, Bennett Lane Winery, Sterling Vineyards), Napa (có Napa Valley, Black Stallion Winery, Steltzner Vineyards, Bounty Hunter, COPIA, Hess Collection, Pine Ridge, Sequoia Grove với Bordeaux-style Cabernet Sauvignon, Trefethen Winery), St. Helena, Deer Park, St. Helena, Oakville/Rutherford, Yountville... Napa có nhà hàng, khách sạn, sân golf, spa... cho du khách muốn ở lại "thư giãn" và "nghĩ dưỡng" bên những vườn nho này.
d. Sonoma: Trở ra CA-121/ 12 để đi đến Sonoma Valley. Sonoma County vốn nổi tiếng về rượu (wine country - chủ yếu là rượu nho, ngoài ra còn có sparkling là món mà tôi rất thích) và nhiều danh nhân sinh ra ở đây. Thành phố này vốn là của Mễ (Spanish colonial) nên vẫn mang đậm dấu vết văn hóa Tây Ban Nha chứ không giống Napa là của Mỹ trắng. Có thể chia xứ rượu Sonoma thành 4 vùng: Bắc có các hãng Asti, Cloverdale, Geyserville, Healdsburg, Las Lomas, Windsor; Tây có Camp Meeker, Cazadero, Cunningham, Duncans Mills, Forestville, Freestone, Graton, Guerneville, Guernewood Park, Mirabel Park, Monte Rio, Occidental, Rio Nido, Russian River, Sebastopol, Villa Grande; Trung Tâm/ Central có Bloomfield, Cotati, Fulton, Lakeville, Penngrove, Petaluma, Petaluma River, Rohnert Park, Santa Rosa, Two Rock; Coast có Annapolis, Bodega, Bodega Bay, Fort Ross, Gualala, Jenner, Plantation, Sea Ranch, Stewarts Point, Timber Cove, Valley Ford; khu Valley có Agua Caliente, Boyes Hot Springs, El Verano, Eldridge, Fetters Hot Springs, Glen Ellen, Kenwood, Schellville, Sonoma, Vineburg. Chỉ cần nhấp thử một chút ở mỗi hãng (hiệu) cũng đủ làm cho bạn "xỉn" và no luôn ! Sonoma hôm nay có Sonoma Valley AVA Appellation để cạnh tranh với Napa và các xứ wine khác nhưng Sonoma còn có Sonoma Valley Film Festival hàng năm. Sonoma chỉ có 9,128 dân (census năm 2000) nhưng biết thu hút du khách về đây ăn nhậu, nghĩ ngơi, du ngoạn, chơi golf... Sonoma cũng có liên hệ đến nhiều danh nhân như: Jack London (1876-1916) từng ca ngợi Sonoma trong "The Valley of the Moon", thống đốc Tây Ban Nha (Mễ) cuối cùng của California là Mariano Guadalupe Vallejo từng sống ở đây, Agoston Haraszthy - cha đẻ ngành trồng nho ở California (viticulture) và lập ra winery đầu tiên ở miền Tây của Mississippi, John Lasseter - nhà làm phim hoạt họa, dòng họ Sebastiani, danh hài Robin Williams... Ði tiếp xa lộ I-80, chúng tôi trực chỉ Sacto - thủ phủ của tiểu bang.4. Sacramento và vùng phụ cận:
a. Sacramento: Tuy là thủ phủ của tiểu bang nhưng Sacto nhỏ hơn SF, LA hay San Diego nhiều. Hầu hết cơ quan đầu não của California, gồm Văn phòng Thống Ðốc & Hành pháp (các Bộ), Lập Pháp (Quốc Hội), Tư Pháp (Tòa Án) của tiểu bang đều có mặt ở đây, trong khu State Capitol Building. Du khách thường vào thăm và chụp hình tòa nhà này trước khi qua khu Old Sacramento, Capitol Mall, nhà ga xe lửa cũ dọc theo bờ sông và cây cầu Tower Bridge nối liền 2 bờ Ðông - Tây của sông Sacramento. Gần đó là tòa nhà Ziggurat Building hình Kim tự tháp và nhiều ngân hàng(West America Bank, US Bank Tower...). 10 năm qua, Sacto khá phát triển, nhà mới mọc lên nhiều cho dù khí hậu vùng Central Valley này khắc nghiệt (rất nóng về mùa hè/ ban ngày, rất lạnh về mùa đông/ ban đêm), tuy gần 2 sông lớn (American River và Sacramento River), đa số công việc (job) là công chức (government). Hầu hết Sacto cũng là đầu mối giao thông quan trọng, trong đó có cảng (Port). Chúng tôi thuê phòng ở Holiday Inn trên đường Capitol gần Westfiled shopping mall và khu American River để tiện đi bộ dạo chơi khu State Capitol, Old Sacramento và khu bờ sông. Sacto chia thành 4 khu: Khu 1 (Central/Eastern) có Sacramento State University, Dos Rios Triangle, Downtown, East Sacramento, Mansion Flats, Marshall School, Midtown, New Era Park, Newton Booth, Old Sacramento, Poverty Ridge, Richards, Richmond Grove, River Park, Sierra Oaks, Southside Park...., Khu 2 (Southwestern) có Phi trường Sacto (Airport), Freeport Manor, Golf Course Terrace, Greenhaven, Land Park, Little Pocket, Mangan Park, Meadowview, Parkway, Pocket, Sacramento City College, Land Park, Valley Hi / North Laguna, Z'Berg Park..., Khu 3 (Southeastern) có Alhambra Triangle, Avondale, Brentwood, Carleton Tract, College/Glen, Colonial Heights, Colonial Village, Colonial Village North, Curtis Park, Elmhurst, Fairgrounds, Florin-Fruitridge, Industrial Park, Fruitridge Manor, Glen Elder, Granite Regional Park, Hollywood Park, Lawrence Park, Med Center, North City Farms, Oak Park, Packard Bell, South City Farms, Southeast Village, Tahoe Park, Tahoe Park East, Tahoe Park South, ..., Khu 4(phía bắc của American River) có Natomas (nam, bắc, tây), Valley View Acres, Gardenland, Northgate, Woodlake, North Sacramento, Terrace Manor, Hagginwood, Del Paso Heights, Robla, McClellan Heights West, Ben Ali,Swanston Estates. Vùng phụ cận: - Antelope: rộng 15 miles/24 km, đông bắc của downtown Sacramento, ZIP code: 95843, do những di dân gốc Hoa đến đây làm phu xây đường rầy lập ra. Khu Chinatown Mall nằm giữa Third, Fifth, J và I streets, trong khi Chinatown cũ trên I Street, gần khu Old Sacramento, đang được bảo tồn như di tích lịch sử của di dân gốc Hoa.California là tiểu bang có nhiều trường Ðại học & college nhất Hoa Kỳ nên SF & Bay Area cũng có nhiều trường Ðại học & college; nổi tiếng nhất là UCSF và Berkeley (sau Stanford). Theo tôi, trường Ðại học Stanford là trường Ðại học đẹp nhất vùng Bắc California mà bất kỳ du khách nào cũng nên ghé thăm.
Từ SF, chúng tôi đi Oakland. Lái trên I-80 qua cầu Oakland Bay Bride ngang qua Treasure Islands, về thăm lại Oakland và CT/ district 4.
3. Oakland và vùng phụ cận: Từ xa lộ I-80 Bắc, khi qua cầu Oakland Bay Bridge (2 tầng, mỗi tầng cho một chiều qua lai khác nhau) thấy Treasure Islands, quẹo phải vô đảo Yerba Buena rồi theo Treasure Island Road mà qua đảo Treasure Islands. 2 đảo này cách nhau một eo đất hẹp, có diện tích tổng cộng là 2.334 km² (0.901 sq mi). Treasure Islands là một hòn đảo nhân tạo nằm ngay chính giữa vịnh San Francisco, giữa SF và Oakland, có bảo tàng Treasure Islands (Phim Indiana Jones và phim Last Crusade của Steven Spielberg từng đóng ở đây).
a. Oakland: Về thăm lại Oakland và CT/ district 4, chúng tôi kéo nhau ra quán Le Cheval nhưng còn quá sớm nên nhà hàng Việt Nam này chưa mở cửa, đành rủ nhau ra khu Chinatown của Oakland để ăn uống. Mấy tiệm lẫu bây giờ cũng không thấy. Chinatown của Oakland giống với khu Chinatown của SF, Vancouver hay Toronto. Là thành phố lớn thứ 44, Oakland đang phát triển với sự thay máu (từ dân da đen và Mễ thay bằng dân Á châu mà nhiều nhất là Tàu). Ðó cũng là sự mở rộng và giãn dân của San Francisco. Oakland hôm nay có "bản doanh" của Kaiser Permanente, Clorox, Dreyer's... cho dù Raiders đã bỏ đi. Ðến Oakland, du khách thường ghé qua Jack London Square, Oakland Museum, Chabot Space & Science Center, Lake Merritt và Chinatown (rất giống chợ Tàu ở SF, Vancouver hay Toronto).
b. Berkeley: Rời Oakland, chúng tôi ghé qua Berkeley. Từ North gate của UC Berkeley, lái trên University Drive qua Greenhouse rồi vòng về Telegraph qua Stadium không thấy thay đổi gì mấy, hình như vẫn thấy Tàu nhiều hơn ! Ði một lèo trên đường University ra tận bờ biển, Seawall Dr và Cesar Chavez Park - nơi ngày xưa tôi thường ngắm nhìn thành phố SF bên kia vịnh.
c. Napa Valley: Trên đường I-580/ 80 đi Sacto, chúng tôi rẻ qua CA-37W rồi CA-29N, đi thẳng lên CA-12/ 121 ghé Napa Valley để tham quan các công ty rượu & vườn nho. Napa dạo này "liên doanh" với nhiều hãng rượu Pháp & Ðức nên chất lượng và phục vụ cải thiện tốt hơn. Napa chia thành nhiều khu: Calistoga(có August Briggs Winery, Bennett Lane Winery, Sterling Vineyards), Napa (có Napa Valley, Black Stallion Winery, Steltzner Vineyards, Bounty Hunter, COPIA, Hess Collection, Pine Ridge, Sequoia Grove với Bordeaux-style Cabernet Sauvignon, Trefethen Winery), St. Helena, Deer Park, St. Helena, Oakville/Rutherford, Yountville... Napa có nhà hàng, khách sạn, sân golf, spa... cho du khách muốn ở lại "thư giãn" và "nghĩ dưỡng" bên những vườn nho này.
d. Sonoma: Trở ra CA-121/ 12 để đi đến Sonoma Valley. Sonoma County vốn nổi tiếng về rượu (wine country - chủ yếu là rượu nho, ngoài ra còn có sparkling là món mà tôi rất thích) và nhiều danh nhân sinh ra ở đây. Thành phố này vốn là của Mễ (Spanish colonial) nên vẫn mang đậm dấu vết văn hóa Tây Ban Nha chứ không giống Napa là của Mỹ trắng. Có thể chia xứ rượu Sonoma thành 4 vùng: Bắc có các hãng Asti, Cloverdale, Geyserville, Healdsburg, Las Lomas, Windsor; Tây có Camp Meeker, Cazadero, Cunningham, Duncans Mills, Forestville, Freestone, Graton, Guerneville, Guernewood Park, Mirabel Park, Monte Rio, Occidental, Rio Nido, Russian River, Sebastopol, Villa Grande; Trung Tâm/ Central có Bloomfield, Cotati, Fulton, Lakeville, Penngrove, Petaluma, Petaluma River, Rohnert Park, Santa Rosa, Two Rock; Coast có Annapolis, Bodega, Bodega Bay, Fort Ross, Gualala, Jenner, Plantation, Sea Ranch, Stewarts Point, Timber Cove, Valley Ford; khu Valley có Agua Caliente, Boyes Hot Springs, El Verano, Eldridge, Fetters Hot Springs, Glen Ellen, Kenwood, Schellville, Sonoma, Vineburg. Chỉ cần nhấp thử một chút ở mỗi hãng (hiệu) cũng đủ làm cho bạn "xỉn" và no luôn ! Sonoma hôm nay có Sonoma Valley AVA Appellation để cạnh tranh với Napa và các xứ wine khác nhưng Sonoma còn có Sonoma Valley Film Festival hàng năm. Sonoma chỉ có 9,128 dân (census năm 2000) nhưng biết thu hút du khách về đây ăn nhậu, nghĩ ngơi, du ngoạn, chơi golf... Sonoma cũng có liên hệ đến nhiều danh nhân như: Jack London (1876-1916) từng ca ngợi Sonoma trong "The Valley of the Moon", thống đốc Tây Ban Nha (Mễ) cuối cùng của California là Mariano Guadalupe Vallejo từng sống ở đây, Agoston Haraszthy - cha đẻ ngành trồng nho ở California (viticulture) và lập ra winery đầu tiên ở miền Tây của Mississippi, John Lasseter - nhà làm phim hoạt họa, dòng họ Sebastiani, danh hài Robin Williams... Ði tiếp xa lộ I-80, chúng tôi trực chỉ Sacto - thủ phủ của tiểu bang.4. Sacramento và vùng phụ cận:
- Arden Arcade: đông của Sacramento và Bắc của American River, gần downtown, có nhiều shopping và khu giải trí dọc theo American River Parkway, Folsom Lake.
- Carmichael: đông bắc của downtown Sacramento, do Dan Carmichael lập ra, trồng nhiều cây palm trên Palm Drive và cây Oak, 64% dân khá giả như vùng Ancil Hoffman Park, Effie Yeaw Nature Center bên cạnh American River và các sân golf.
- Fair Oaks: đông của downtown Sacramento, nhà giàu trên các khu đồi hay ven sông American River, gần Nimbus Hatchery hay Folsom Dam, với những cây Oaks quý hiếm.
- Gold River: đông của downtown Sacramento, gồm một phần Rancho Cordova, gồm nhiều nhà mới như khu Gold River Community Association.
- La Riviera: đông của downtown Sacramento, giữa American River và Highway 50. gần CSU Sacramento, College Greens & Glenbrook.- Rio Linda (có nghĩa là "dòng sông đẹp"),phía bắc của Sacramento, 77% dân là giàu và trẻ cho dù Rio Linda/Elverta trước kia là khu nhà nông, như khu Gibson Ranch & Cherry Island Golf Course.- North Highlands: đông bắc của downtown Sacramento, dân trung lưu, gần McClellan Air Force Base.
- Vineyard: khu nhà mới phía đông nam của downtown Sacramento, trong đó có khu nhà ở của các giáo sư dạy CSUS hay UC Davis.
Có rất nhiều nhà hàng Việt Nam trên Stockton Boulevard, Broadway... như Phở Bắc, Phở Bolsa, Phở Hòa, Phở King, Phở Lucky, Phở Saigon, Bến Thành, Bình Dân, Cố Ðô, Seafood thì có Golden và Happy Garden, bánh mì thì có New Paris Café & Bakery, Hải Long, Bretel... Chiều tối ở Sacto rất buồn, đa số chui vô nhà nghĩ ngơi, y như hầu hết các thành phố khác của nước Mỹ chứ không như Việt Nam! Chỉ có du khách như tôi mới la cà khu Capitol trên đường số 9, 10, 11... tới I, J street. Cherry blossom nở vào tháng 3 trên khắp các con đường từ phi trường SMF(nhỏ nhưng rất đẹp !) vô downtown Sacto y như DC. Xe điện khá tiện lợi cho công chức đi làm ở Sacto như xe BART ở SF hay Metrolink ở LA.
5. Lake Tahoe: Tahoe là hồ nước ngọt trong lành lớn nhất California và sâu thứ 2 của Mỹ trên miệng núi lửa, chia thành 2 vùng: nam và bắc của hồ. Phong cảnh rất đẹp, nhất là Emerald Bay(phía Nam, trên Hwy 89). Vùng phía bắc có: Alpine Meadows, Carnelian Bay, Crystal Bay, Incline Village, Kings Beach, Northstar, Squaw Valley, Tahoe City, Tahoe Vista, Truckee và bờ Tây. Vùng phía Nam (Placer County- El Dorado County - Douglas County) có: D.L. Bliss State Park(Highway 89) với Vikingsholm Castle , Fannette Island và vùng giáp ranh biên giới Nevada (Meeks Bay, Truckee). Khí hậu trong lành, thích hợp là nơi nghĩ ngơi nên mùa hè, du khách kéo nhau về đây du ngoạn, leo núi, hiking, cắm trại, chèo thuyền, đi tàu ra hồ chơi... Mùa đông thì chơi trượt tuyết (ski) với nhiều ski resort. Sau đó kéo nhau qua biên giới Nevada để chui vào các casino ở Reno ...thử thời vận ! Quanh Tahoe có nhiều (21) đỉnh núi cao (Mount Tallac: 9,735 ft/2,967 m, Mount Pluto: 8,610 ft /2,624 m, Rubicon Peak: 9,183 ft/ 2,799 m, Genoa Peak: 9,150 ft/ 2,789 m, Freel Peak: 10,881 ft/ 3,317 m, Mount Rose: 10,778 ft/ 3,285 m, Ellis Peak: 8,740 ft/ 2,664 m, Scott Peak: 8,289 ft/ 2,526 m, etc... ) với rừng thông - taiga bạt ngàn, nhiều (4) hồ đẹp (Mono Lake, Clear Lake, Pyramid Lake, Fallen Leaf Lake) là miệng núi lửa hay băng hà (glacier). Gần Washoe Lake có một bộ lạc da đỏ Washoe. Từ phía Bắc (Truckee)có thể theo I-80 qua CA-267 đến Kings Beach - Crystal Bay - Incline Village rồi theo CA-28 xuống Glenbrook; đi tiếp CA-50 xuống South Lake Tahoe. Sau đó, đi ngược CA-89 đến hồ Fallen Leaf - Cascade và Emerald Bay rồi trở lại Tahoe City. Từ Sacto, lấy CA-50 đi thẳng đến hồ Fallen Leaf rồi cứ đi ngược chiều kim đồng hồ chạy vòng quanh hồ. Mùa đông, đường đi từ Tahoe City đến Reno tuyệt đẹp khi nhìn tuyết rơi phủ trắng xóa những cây thông trên sườn núi ở 2 bên đường.
6. Mt Shasta: Ði thẳng trên xa lộ I-5 N về hướng Oregon, qua Redding thì chúng tôi đến City Mt Shasta thuộc Siskiyou County, cực bắc của California, ở độ cao 3,600 ft (1,100 m) của Mount Shasta - một ngọn núi lửa đã tắt và nay là landmark của California ngay tại biên giới với Oregon. Dân số vỏn vẹn 3,621 người. Chính đoàn người tìm vàng khi đến Yreka đã lập ra thành phố nhỏ bé này vào năm 1851 (thời kỳ GoldRush) rồi công ty Central Pacific Railroad mở đường xe lửa qua đây vào năm 1887 khiến số người về đây nhiều hơn. Cảnh đẹp, khí hậu trong lành khiến vùng núi Shasta & Klamath Mountains thu hút du khách hơn, nhất là mùa đông thì nhiều người đến chơi ski. Gần đó là Shasta Lake (reservoir, là hồ lớn thứ 3 ở Cali sau Tahoe và Salton Sea) với 1 đập nước (nhằm cung cấp điện và nước tưới) nên mùa hè cũng có nhiều người kéo tàu lên chơi. Trở lại trụ sở của Caltrans(district 2, 1657 Riverside Dr, Redding, CA) ở Redding và ăn trưa xong thì chúng tôi chỉ kịp chụp hình bên cầu Sundial trên Turtle Bay rồi kéo nhau về SF ngay. Redding cũng có Shasta College và chi nhánh của CSU Chico. Trở lại I-505 qua I-5 rồi I-80 gặp I-101, chúng tôi đi thẳng luôn về San Jose.
7. Santa Cruz: Sáng hôm sau, chúng tôi ra xa lộ I-280 đi xuống Santa Cruz chơi, sẳn dịp ghé thăm một người bạn cũ gần PCH (Hwy 1).
Y hệt Huntington Beach, Santa Cruz được mệnh danh là "Surf City" vì bãi biển ở đây thích hợp để chơi surfing (lướt ván trên sóng). Ða số cư dân là Mỹ trắng. Có UC Santa Cruz, Cabrillo College. Nhiều bãi biển và "danh lam thắng cảnh" như Big Basin Redwoods-Rancho Del Oso, Castle Rock, Henry Cowell Redwoods-Fall Creek,Lighthouse Field, Manresa-Manresa Uplands,
Natural Bridges, New Brighton, Portola Redwoods, Santa Cruz Mission, Seacliff -Rio Del Mar, Sunset - Palm, rừng Nisene Marks, Twin Lakes - Seabright, etc....
Anh bạn của tôi lại muốn cho tôi coi những ngôi nhà xây theo kiểu Victorian ở Santa Cruz, khu downtown và trường UCSC. Sau đó ra khu Cliff Drive xem ngọn hải đăng, rồi đến Bethany Curve Greenbelt, Carousel Building ở Boardwalk, đi bộ trên Beach St. ra cầu jetty Municipal Wharf vừa ăn clam chowder, vừa ngắm biển và coi thiên hạ câu cá. Vài con sea lions về đây. Gần đó là Twin Lakes beach, Corcoran lagoon, Moran Lake. Sau đó kéo nhau đi ăn ở gần Capitola Wharf. Ðêm đó là đêm đầu tiên mà tôi phải ngủ trên một căn nhà xây cheo leo trên dốc núi nhìn xuống biển dọc theo xa lộ CA-1 mà cứ nghe sóng vỗ ầm ầm phát sợ ! Coi bộ không thích chút nào !
Sáng hôm sau, chúng tôi ra xa lộ CA-1S đi viếng Tu Viện Kim Sơn (574 Summit road, Watsonville , Ca 95076) của hòa thượng Thích Tịnh Từ và Tăng đoàn Kim Sơn. Vô exit 152E, chúng tôi vào viếng chùa. Hơn 10 năm trước, tôi cũng đã thường đưa mẹ tôi lên viếng chùa. Con đường từ xa lộ 101 lên chùa rất đẹp và thơ mộng. Ðây là nơi tu tập môn thiền và nhiều người đã trị bệnh bằng cách ăn chay, gạo lức muối mè, tập thiền hay yoga.
c. Monterey: Ra CA-1, chúng tôi đi về Monterey. Monterey có khu Convention Center và các khu shopping lớn và rất đẹp như Stanton Center, Steinbeck Plaza & McAbee beach trong khu Cannery row, khu Harbor & Marina, khu Fisherman's Wharf, khu downtown, etc... , nhiều công viên như San Carlos, Presidio, Coastal trail và "Window-on the bay" nằm ven biển rất xinh xắn, có nhà thờ Mission San Carlos Borromeo de Carmelo cổ kính, khu Colton Hall, khu ven biển có Lone Cypress là cảnh đẹp nổi tiếng, có Aquarium và khu Fisherman Wharf, Point Lobos Beach... Du khách đến Monterey thường muốn lái qua pacific Grove, Carmel, Mission San Carlos Borromeo de Carmelo,17-mile drive, ghé Big Sur - Pfeiffer, Pebble Beach để xem cảnh đẹp dọc theo Pacific Coast & xem "Lone Cypress", nhưng từ khi khu này bị bán cho tư nhân thì phải mua vé($9/ xe) ngay Pacific Grove Gate nên theo tôi, chúng ta không nên phí tiền và phí xăng để chạy quanh quẩn Pacific coast qua rừng Del Monte xem khu nhà ở (residence) cạnh sân golf và bờ biển mà chỉ cần lái theo scenic route là đủ. Ðường hẹp, bảng cấm không cho đậu lại xem cảnh hay chụp hình nhưng cứ lái tà tà xem cảnh "biển 1 bên và em 1 bên" cũng đủ thích rồi. Ghé shops để "thư giãn" một tí chứ đừng mua món gì vì lưỡi dao cạo của các shops ở đây rất bén, họ sẳn sàng "chặt đẹp" du khách ! 17-mile drive là 1 trong những con đường đẹp nhất California và Hoa Kỳ, nhất là khi dừng lại Big Sur (xem núi đá bị sóng biển xâm thực tạo ra hình dáng kỳ thú), Pebble Beach, Lone Cypress, coi sea gulls, seal và chim ở khu Bird Rocks... Carmel by the Sea có khu shopping lớn, dân cư đa số là người già và giàu; nhất là dân sống ở khu 17-mile Drive & Pebble Beach. Nhật đã mua khá nhiều nhà đất vùng này và có 1 sân golf ven bờ biển. Lái xe thật chậm dọc theo biển để vừa ngắm cảnh, vừa đón gió biển...Theo xa lộ 1 (PCH) Nam, chúng tôi đi qua vùng nghĩ mát và du lịch nổi tiếng Big Sur với nhiều căn nhà đẹp ven biển hay ven sông Carmel, San Carpoforo Creek, hoặc dọc theo chân núi cao của vùng Los Padres trong dãy núi Santa Lucia với 3 ngọn núi Carmel, Ventana, Cone Peak(cao nhất vùng ven biển này). Vượt qua cầu Bixby(theo tôi, đây là cầu đẹp nhất vùng này mà bạn nên chụp hình!), nhớ ghé coi những ghềnh đá McWay Cove và bãi biển rất đẹp chạy dài theo Julia Pfeiffer Burns State Park rồi từ xa lộ 101 này mà quẹo vô San Simeon để đến lâu đài Hearst nổi tiếng (750 Hearst Castle Road, San Simeon, CA 93452-9740). Vé vào cửa là $20/ người (off-season/mùa thu -đông từ 16 tháng 9 đến 14 tháng 5 năm sau là lúc học trò đi học nên thường vắng khách nhưng vào mùa hè/ từ 15/5 đến 15/9 thì tăng giá vé lên $24/ người, cho dù đi theo nhóm cũng không rẻ hơn nên nếu bạn đi vào tháng 10-11 sẽ vắng và rẻ hơn). Hearst Castle của tỉ phú William Randolph Hearst (chủ nhân của hệ thống) do KTS Julia Morgan thiết kế theo Mediterranean style trong những năm 1920s, 30s, and 40s như ý của chủ nhân lâu đài này mong muốn. Bao quanh lâu đài là cây oak, palm, hoa hồng và bông giấy hòa hợp với sắc màu rực rỡ của gạch lót và nhiều hồ phun nước. Du khách vào đây sẽ choáng ngợp trước sự nguy nga, tráng lệ và xa hoa không thua gì Versailles bên Pháp, ví dụ như hồ tắm Roman pool lát vàng thật, mái ngói Casa Grande và nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị. Sau khi tỉ phú Hearst chết đi, lâu đài cũng suy sụp và hư hại nhiều vì thiếu bảo quản; nhất là sau vụ cô con gái cưng Patricia "quậy" . Bây giờ thì lâu đài đã được cống hiến cho tiểu bang, do CA State Parks quản lý và trở thành 1 điểm du lịch nổi tiếng ven biển CA.
8. San Luis Obispo: Từ CA-1 qua I- 101, chúng tôi đi thẳng tới Santa Rosa rẻ vô CA-1(El Camino Real), đi trở lại Santa Rosa thì đến Caltrans/ district 5(SLO) gặp người bạn cũ. Lâu lắm mới trở lại SLO nên phải nhờ anh ấy làm tour guide ra khu downtown SLO xem. Madonna Inn (xây năm 1958), Fremont Theater(1940), khu Bubblegum Alley, trong đó có khu phòng mạch bác sĩ ngay góc đường Santa Rosa & Pacific streets là 1 trong những commercial buildings designed bởi Frank Lloyd Wright. Farmers' Market họp chợ vào thứ 5 hàng tuần trên Higuera Street là một sinh hoạt náo nhiệt ở khu phố "tỉnh lẻ" này. Dân gốc Mễ sống khá đông ở đây nên có nhiều tiệm ăn Mễ. Theo CA-1(Cabrillo Hwy) vô thăm Cal Poly SLO - anh em song sinh với Cal Poly Pomona. Xa xa là 2 dãy núi Bishop Peak (phải) & Cerro San Luis(trái). Sau đó lái ra Morro Bay - cảnh đẹp nhất ở đây với mỏm đá chơ vơ gần bờ biển ngoài rìa Coleman Park, rồi kéo nhau đi ra khu Embarcadero xem những du thuyền, thuyền buồm neo tại đây. Khu Bayshore, Park View Dr quanh Morro Bay là khu nhà giàu ở đây với các sân golf gần đó. Nhiều bãi biển đẹp như Cayucos ở phía Bắc của San Luis Obispo city, Avila Beach và 5 phố biển ở phía Nam: Arroyo Grande, Grover Beach, Oceano, Pismo Beach & Shell Beach. Nipomo, giáp ranh với Santa Barbara County cũng nổi tiếng. Các phố núi nằm sâu trong SLO county là Paso Robles, Templeton, Atascadero gần Salinas River, trong đó Paso Robles là 1 xứ làm rượu nho (wine) có tiếng.
9. Santa Barbara County:
a. Solvang: Từ SLO xuống Santa Barbara, lái qua Santa Maria - Lompoc với Vandenberg Air Force Base, rẻ qua CA-246 vô Solvang. Solvang là 1 phố nhỏ của dân gốc Ðan Mạch trong khu Santa Ynez Valley. Theo tiếng Danish, Solvang có nghĩa là "Sunny Field", lập ra năm 1911 trên 9,000 acres (36 km²) của dân Mễ bởi một nhóm nhà truyền giáo Ðan Mạch. Từ kiến trúc đến cách ăn mặc, các nhà hàng, tiệm bánh, hàng quán... đều y hệt Ðan Mạch hay Ðức (tuy cũng lai Mỹ ít nhiều và phải theo UBC codes của Mỹ). Như tượng Little Mermaid từ Copenhagen, theo truyện viết từ Hans Christian Andersen. Du khách đến đây rất đông, nhất là những tour của người Hoa, Nhật, Hàn... Theo I-101, chúng tôi về Santa Barbara.
b. Santa Barbara: Thành phố biển lớn và nổi tiếng nhất của miền Trung California này phảng phất khá nhiều nét văn hóa Spanish pha trộn với vùng Ðịa Trung Hải. Có UC Santa Barbara(UCSB) khá nổi tiếng. Những ngôi nhà, hàng quán đẹp nằm dọc theo biển trên đường Shoreline, Cliff Dr., Las Palmas Dr/ Hope Ranch, Cabrillo Blvd..., hay khu Goleta, Carpinteria, Montecito, Summerland, Isla Vista... với những căn California bungalows xây từ thế kỷ 20th, hay kiểu Victorian dựa vào núi Santa Ynez, trông ra biển TBD. Vài "danh lam thắng cảnh" của SB là nhà thờ cổ Mission Santa Barbara, nhà của gia đình Douglas, Rafael Gonzalez House – căn nhà Adobe lâu đời nhất ở Santa Barbara(1820s), khu vườn Alice Keck Park Memorial Gardens, Moreton Bay Fig – cây Moreton Bay Fig vĩ đại, cao 80 feet, De La Guerra Plaza, Covarrubias Adobe(1817), Hastings Adobe (1854), Carrillo Adobe (1825) bởi Daniel Hill cho người vợ yêu quý, Painted Cave, El Paseo Shopping Mall ... Nhiều bãi biển: East Beach, Leadbetter Beach, West Beach, Hendry's Beach, Stearns Wharf ngay trước khu Harbor, Butterfly Beach... Vì đây là trạm chót trong hành trình nên chúng tôi đã quyết định ở lại chơi thoải mái 1 ngày trước khi về nhà và kết thúc chuyến đi. Sáng hôm sau, chúng tôi ra tắm biển ở El Capitan, picnic rồi lại qua Refugio tắm biển thoải mái xong mới tà tà lái xe về nhà.
Kết luận: Vẫn còn rất nhiều nơi mà chúng tôi chưa đi qua nhưng ít ra đây cũng là dịp về thăm lại "chốn cũ, người xưa" và tìm hiểu thêm về một miền đất của tiểu bang mà chúng tôi đã định cư trên 20 năm qua. Nhiều lần trong suốt 50 năm qua, California đã bàn đến chuyện tách làm 2 tiểu bang nhưng vẫn không thay đổi. Có đi mới thấy, biết và học hỏi được thêm nhiều điều bổ ích rồi mới phân tích, so sánh với những nơi đã từng sống hay đi qua để thấy đúng như Newton đã nói" Những gì chúng ta biết chỉ là giọt nước, còn những gì chúng ta chưa biết thì lại là đại dương." Vì trước đây là phần đất của Mexico nên California thể hiện rất rõ ảnh hưởng lâu đời của văn hóa Spanish và dĩ nhiên là không có nơi nào đông người Mễ như California. Họ chính là nguồn lao động quan trọng của California, bên cạnh số di dân đông đảo khác từ Á châu và hầu hết các nước trên TG. Thật không ngoa khi cho rằng California là xứ sở của di dân và di dân đã góp phần quan trọng vào sự phồn thịnh của California.(1-2008)
No comments:
Post a Comment