Tuesday, June 21, 2011

Củ Chi & Tây Ninh

Về thăm Sàigòn lần này, tôi ra Sinh Café mua vé đi Củ Chi & Tây Ninh chơi trong ngày, sáng đi chiều về. 8:30 sáng, khởi hành tại văn phòng Sinh Café đi Củ Chi (cách Saigon chỉ 65 km). Củ Chi là vùng đất nổi tiếng được mệnh danh "đất thép thành đồng" với những di tích lịch sử cách mạng miền Đông Nam Bộ. Anh tour guide rất lịch sự, rành rẽ, hoạt bát tuy đã lớn tuổi(vốn là một cựu sĩ quan VNCH trước 1975) giải thích cho mọi người biết về Tây Ninh & Củ Chi xưa & nay.
Tây Ninh:Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km về hướng Tây Bắc là địa phận tỉnh Tây Ninh, quê hương của đạo Cao Đài - tôn giáo phổ biến của địa phương này. Tây Ninh là vùng đất thuộc miền Đông Nam bộ có núi non, đồng bằng và nhiều phong cảnh đẹp rất hấp dẫn đối với nhiều khách du lịch, nhất là vùng biên giới có kiến trúc Chàm, di tích nền văn minh Chàm và dân tộc Khmer được đánh giá cao như là một xã hội văn minh sớm xuất hiện ở miền Nam Việt Nam.
Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Núi Bà đen cao 986m là nơi có nhiều truyền thuyết nổi tiếng, ở đây có một bảo tàng được xây dựng trong động Kim Quang và một ngôi chùa cùng tên rất nổi tiếng nhưng đáng kể nhất là đài phát tuyến và radar trên núi. Tây Ninh có 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.
http://www.tanideco.com/Upload/news/PHO%20THUONG%20MAI%20TRANG%20BANG%20copy2139615747.jpgThị trấn Trảng Bàng
- Sông Sài Gòn: bắt nguồn từ vùng đồi Lộc Ninh (thuộc tỉnh Bình Phước) cao trên 200m chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, làm ranh giới tự nhiên giữa Tây Ninh và 2 tỉnh Bình Phước, Bình Dương.Trên dòng sông Sài Gòn về phía thượng lưu, công trình thuỷ lợi lớn nhất nước đã được xây dựng là công trình hồ Dầu Tiếng, với dung tích hữu hiệu 1,45 tỷ m3, diện tích mặt nước 27.000 ha (trên địa bàn Tây Ninh 20.000ha) có khả năng tưới cho 175.000ha đất canh tác của Tây Ninh, TP.Hồ Chí Minh và Long An. http://www.daihocsuphamkythuat-thuduc.com/songvamco.jpg
-Sông Vàm Cỏ Đông: bắt nguồn từ độ cao 150m ở Campuchia chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, sông Vàm Cỏ Đông có chiều dài 220km (151km chảy trong địa phận Tây Ninh). Con sông này đã ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm của nhân dân tỉnh Tây Ninh trong sự nghiệp giải phóng đất nước.
Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m3 và 1.053 tuyến kênh có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. http://www.vncold.vn/Modules/CMS/Upload/9/LargeDams/DauTieng.jpgNgoài ra Tây Ninh còn có nhiều suối, kênh rạch; tạo ra một mạng lưới thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0,314 km/km2. Toàn tỉnh có 3.500 ha đầm lầy nằm rải rác ở các vùng trũng ven sông Vàm Cỏ Đông. Tổng diện tích ao, hồ có khả năng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1.680 ha, trong đó đã sử dụng nuôi trồng thuỷ sản khoảng 490 ha.http://chanthienmyjsc.com/images/news/toathanhTayNinh.jpg
Tây Ninh là thánh địa của đạo Cao Đài với Thánh Thất là một công trình kiến trúc nổi tiếng mà du khách nào đến Tây Ninh cũng ghé tham quan. So với trước năm 1975, Thánh Thất Cao Đài Tây Ninh bây giờ đã được tu bổ khang trang, đẹp đẽ hơn.Hai bên cửa Tòa Thánh là tượng Ông Thiện và Ông Ác. Các cột chạm khắc rồng phượng đầy màu sắc. Trong Tòa Thánh, đối diện với bàn thờ Thượng Đế là tượng của ba trong số mười hai đệ tử đầu tiên của Thượng Đế: Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư và Thượng Sanh Cao Hoài Sang. Đặc biệt là tượng Hộ Pháp trong trang phục giáp cổ, ngồi trên ngai Thất Đầu Xà (ghế ngồi tượng hình rắn bảy đầu). Trên tường sau lưng tượng Hộ Pháp là hình vẽ một chữ “Khí” rất lớn.Ngoài ra, còn có rất nhiều biểu tượng khác nữa với những ẩn ý khác nhau. Thí dụ như: kích thước của các cột chạm rồng, các bậc trongb Cửu Trùng Đài. Ngày xưa, ba tôi quen biết khá nhiều chức sắc Cao Đài nên có lần chúng tôi cũng được vào thăm các khu bên trong địa phận rộng lớn này. Tòa Thánh tọa lạc trên diện tích 12km² có hàng rào bao bọc xung quanh, gồm nhiều công trình kiến trúc tôn giáo: tòa thánh, đền thờ Phật Mẫu, bửu tháp. Tòa thánh dài trên 100m với 12 cửa, cửa Chánh Môn là lớn nhất. Mặt ngoài có 2 tháp cao 36m. Phía trước tòa thánh, trên cao có hình Thiên nhãn-một con mắt tỏa hào quang, đây là biểu tượng của đạo Cao Đài. Trên nóc có Nghinh Phong Đài, (có tượng kỳ lân đứng trên quả địa cầu). Trên nóc phía sau có Bát Quái Đài (có tượng các thiên tướng). Bên trong gồm:
  • Hai hàng cột trụ rồng được trang trí, chạm khắc tinh xảo. Bao gồm 10 cặp cột trụ, cặp trụ chính giữa là Giảng Đài, nơi giáo chủ đứng để giảng đạo cho các tín đồ.
  • Nền tòa thánh có 9 cấp gọi là “Cửu phẩm thần tiên”, mỗi cấp là một phẩm cấp.
  • Phía trước gian Chánh Điện có 7 ghế chia làm tam cấp:
    • Cao nhất là ghế của Giáo Tông.
    • Tiếp theo là 3 ghế của 3 vị Chưởng Pháp.
    • Cuối cùng là 3 ghế của 3 vị đầu sư.
  • Chánh điện có 8 cột trụ rồng xếp thành vòng tròn. Giữa là quả địa cầu lớn tượng trưng cho vũ trụ với thiên nhãn nằm phía trước, xung quanh là 3072 vì sao, 72 quả địa cầu và 3000 thế giới. Trên thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Tiên Lý Thái Bạch (hiện nay là Giáo Tông thiêng liêng của Đạo Cao Đài).
http://www.camnangdulich.com/images/stories/kham-pha-du-lich/kham-pha-viet-nam/kham-pha-tphcm/toa-thanh-cao-dai.jpgGiờ lễ chính trong ngày ra vào 12 giờ trưa. Điều đặc biệt ở công trình Tòa Thánh Tây Ninh là ban đầu, nó được xây dựng bằng bê-tông cốt tre.
Lần nào ghé đây, tôi cũng được chứng kiến giờ hành lễ của các tín hữu
Cao Đài. Những người theo đạo này thờ Thiên Nhãn. Ngoài ra họ còn theo đạo Phật - Kitô- Thánh mẫu - Lão- Khổng và nhiều đạo khác. Ra chợ Long Hoa ăn cơm, anh tour guide nói cho tôi nghe về Tây Ninh những năm sau này. Thay vì đi tham quan khu di tích căn cứ TW Cục hay lên hồ Dầu tiếng, khu Lò Gò-Xa Mát, tôi trở về Saigon. Tôi cũng mua đường thốt nốt, muối ớt rang với tôm khô. Ăn cơm xong, chúng tôi lên xe đi thăm địa đạo Củ Chi.
Tây Ninh nổi tiếng với các lọai đăc sản sau đây:
  • Bánh Tráng phơi sương: Lọai đặc sản này ngày nay đã được sản xuất ở nhiều địa phương trong tỉnh và được sản xuất công nghiệp, nhưng nó vẫn gắn liền với địa danh Trảng Bàng. Trước năm 1980, Bánh Tráng Trảng Bàng được sản xuất từ củ sắn (khoai mì). Nhưng ngày nay thì chỉ được sản xuất từ lúa gạo. Để làm ra Bánh Tráng phơi sương phải qua nhiều công đoạn khá công phu và cầu kỳ.Bánh tráng đã trở thành một món ăn rất riêng của người Việt. Nhưng đến vùng đất Tây Ninh, du khách sẽ có dịp thưởng thức một loại bánh tráng đặc biệt - Bánh tráng phơi sương.
    Thị trấn Trảng Bàng, Tây Ninh nằm trên quốc lộ 22 là nơi có gần 1.000 lò sản xuất bánh tráng, và hơn một trăm lò chuyên sản xuất loại bánh phơi sương này. Trong số đó có thể kể đến những quán ăn danh tiếng của vùng chuyên bán món ăn đặc sản này như quán Hoàng Minh nằm ngay tại thị trấn.
    Theo người làm bánh, để làm bánh tráng phơi sương, phải chọn loại gạo ngon và không được pha trộn. Nếu bánh tráng ở nơi khác hay thêm đường cho mềm bánh thì bánh tráng phơi sương lại thêm tí muối. Sau khi làm bột, bánh được tráng hai lớp để có một chiếc bánh dày, rồi đem phơi nắng cho khô.
    Bánh tráng phơi khô xong đem nướng sơ qua. Sau đó, bánh được xếp riêng, đợi đến sáng sớm, khi sương bắt đầu rơi nhiều, mới đem bánh tráng ra phơi. Cách phơi sương cũng rất kỳ công, phơi bánh phải thức cùng bánh, đợi bánh thấm sương vừa đủ mềm thì xếp lại ngay, bỏ vào trong bao, lót lá chuối. Khi bán mới xếp ra ràng, bọc trong bao nhựa để giữ cho bánh luôn mềm.
    Chiếc bánh tráng phơi sương chỉ hấp dẫn khi dùng để cuốn thịt heo. Nhìn dĩa rau ăn kèm du khách mới thấy sự phong phú của món này. Nhiều thứ rau rất lạ, thậm chí chỉ có vài người phụ việc trong quán mới biết tên các loại rau. Rau đã góp phần tôn vinh chiếc bánh tráng. Nhiều loại rau đôi khi phải mua dự trữ trước, có loại chỉ có trong rừng hoặc vùng đất Trảng Bàng.
    Rau dùng với bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo phải đủ 5 vị chát, ngọt, chua, cay, thơm như dấp cá, tía tô, hẹ, cóc, săng mào, bứa, húng quế, húng lủi, cần nước, ngò gai... bên cạnh còn thêm dưa leo xắt dài, dưa chua và giá sống. Nước chấm nhìn đơn giản nhưng được chế biến rất công phu. Riêng thịt heo để ăn bánh tráng phơi sương là loại thịt đùi, phần thịt ngon nhất. Miếng thịt được luộc nguyên, khi xắt ra trắng và mềm.
    Một cuốn bánh tráng phơi sương với thịt heo và đủ các loại rau ấy, chấm nước mắm ấy, ăn vào bạn sẽ cảm nhận được đầy đủ hương vị của cỏ cây.
    http://www.amthucvietnam.com/forum/uploads/7860/atvn.Trang-bang-2.jpg
  • Bánh Canh thịt heo: Bánh Canh Trảng Bàng là một lọai thức ăn nổi tiếng của Tây Ninh có từ rất lâu đời. Nó đã trở thành một sản phẩm du lịch, một điểm dừng chân thân thuộc đối với khách du lịch.Vùng đất Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây Ninh là một trong những địa phương có nhiều làng nghề, phố nghề thủ công truyền thống. Nổi tiếng nhất vẫn là bánh canh Trảng Bàng với nhiều lò bánh thủ công. Ngày nay, bánh canh Trảng Bàng đã trở thành một sản phẩm du lịch, một điểm dừng chân thân thuộc đối với khách du lịch.
    Để có được tô bánh canh Trảng Bàng thơm ngon phải trải qua một công đoạn làm bánh canh rất công phu. Đầu tiên bánh canh phải được làm bằng một loại gạo quý, đắt tiền như Nàng Thơm (Chợ Đào). Gạo phải được ngâm thật kỹ qua một đêm để hạt gạo đạt đủ độ mềm cần thiết. Sau khi ngâm, gạo được đem xay nhuyễn để lấy tinh bột. Công đoạn cuối cùng là tinh bột được đem hấp chín trước khi ép thành những con bánh canh trắng muốt. Điều đặc biệt dễ nhận thấy ở làng nghề Trảng Bàng này là các lò làm bánh hoạt động rất nhịp nhàng, ăn khớp với các tiệm ăn. Bột bánh canh được giao tới tiệm ăn rất đúng giờ, đúng buổi không quá sớm và cũng không quá trễ, tránh trường hợp con bánh bị chua, mất đi hương vị độc đáo riêng có. http://saigontoserco.com/files/news/bahn_cnh_trang_ban.jpg
    Mỗi tô bánh canh khi được bày lên bàn cho thực khách phải đảm bảo cả về chất lượng lẫn mỹ thuật. Tô bánh canh bốc khói với vị cay của ớt, tiêu, sau khi đã dùng qua, ắt hẳn khó ai có thể quên được vị béo ngọt của thịt, vị thơm, dai nhưng mềm của bánh cộng với vị chua của nước mắm.
  • Muối tôm: là một đặc sản rất nổi tiếng của Tây Ninh.Khi nhắc đến ẩm thực Tây Ninh, mọi người sẽ nghĩ ngay đến bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng phơi sương...và dĩ nhiên không thể thiếu muối tôm (muối ớt) Tây Ninh - một đặc sản đã được rất nhiều bạn bè trên thế giới biết đến.
    Dù Tây Ninh không có biển để làm ra muối, càng không có nguồn hải sản là tôm - một thành phần không thể thiếu trong chảo muối - nhưng muối tôm nơi đây vẫn nổi tiếng là ngon nhất.
    http://www.nhahangviet.vn/nhahangvietnam/uploads/news/2010_03/1269827449.nv.jpgĐể có một chảo muối ngon phải qua không biết bao nhiêu là khâu chuẩn bị. Người dân chọn những quả ớt tươi nhất, chín đỏ tự nhiên, dùng máy xay sinh tố xay ra cùng với tỏi, củ cải đỏ... rồi trộn đều với muối. Rồi tôm, thịt, bột nêm... tất cả đều tỉ lệ thích hợp, ví như để có 1kg muối ớt thành phẩm cần 500gr muối, cải đỏ, tôm, thịt heo nạc, bột nêm, mỗi thứ 100g, còn ớt và các phụ gia khác nữa phải cho đủ số. Tất cả cùng rang lên nhưng không được dùng màu hóa học thay cho màu tự nhiên, càng không được rang quá khô mà rang vừa thôi để còn phơi nắng mới giữ được mùi thơm lâu.
    Đến Tây Ninh, để mua được những phần muối tôm ngon nhất thì bạn phải chú ý. Muối tôm có khá nhiều loại, nhưng muối ngon là loại được làm từ các thành phần như tôm, thịt, tỏi, củ cải đỏ, muối, ớt, bột nêm...Bạn nên vào trung tâm thương mại Long Hoa để có thể mua được loại muối chất lượng nhất. Muối ớt Tây Ninh thường được dùng làm món chấm trên bàn ăn, để ăn trái cây. Ngoài ra, món muối ớt tôm trộn với bánh tráng được cắt nhỏ đã trở thành món ăn chơi rất ngon.
  • Mãng cầu Bà Đen (trái na): được trồng tại khu vực gần núi Bà Đen của Tây Ninh. Cùng với việc chọn thời vụ canh tác, xử lý ra hoa vào các tháng khác nhau mà trái mãng cầu có quanh năm. Ngay cả các tháng 3-4-5, sản lượng cũng đạt gần 1.000 tấn/tháng. http://www.dacsantayninhonline.com/assets/sanpham/201103/a_201131222224_mangcau1.jpgTỉnh Tây Ninh đã tiến hành đăng ký với Cục Sở hữu Trí tuệ về bảo hộ địa danh dưới hình thức chỉ dẫn địa lý “Bà Đen” cho sản phẩm mãng cầu được trồng ở khu vực núi Bà Đen và vùng phụ cận núi Bà.http://bansacvietnam.org/wp-content/uploads/2008/06/dsc02918.JPGcủa Khẩu Mộc Bài

    Khu kinh tế - Khu chế xuất - Khu công nghiệp

  • Khu Kinh Tế: Có 2 Khu Kinh Tế
  • Khu Kinh Tế Mộc Bài:
Đây là Khu kinh tế cửa khẩu với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và hai cửa khẩu phụ Phước Chỉ và Long Thuận phục vụ cho các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa và quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam, Campuchia và một số nước trong khối ASEAN; là trung tâm thương mại, du lịch và đầu mối giao thông trong nước và quốc tế;trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật quan trọng của tỉnh Tây Ninh và vùng Đông Nam Bộ; và có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng. Theo quy hoạch, phạm vi lập điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế bao gồm toàn bộ địa giới hành chính các xã Long Thuận, Tiên Thuận, Lợi Thuận, An Thạnh, thị trấn Bến Cầu thuộc huyện [[Bến Cầu], các xã Phước Lưu, Bình Thạnh, Phước Chỉ thuộc huyện Trảng Bàng với diện tích 21.284 ha. Dự báo đến năm 2020 dân số toàn khu khoảng 100.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 60.000 người, dân số nông thôn khoảng 40.000 người. Dự báo đất xây dựng Khu kinh tế đến năm 2020 khoảng 2.976ha. Theo định hướng phát triển không gian, hệ thống đô thị gồm thị trấn Bến Cầu và khu dịch vụ thương mại cửa khẩu Mộc Bài kết nối với nhau qua trục trung tâm đô thị Bắc Nam (trên trục đường tỉnh lộ 786), gồm đô thị cửa khẩu Mộc Bài phát triển theo quốc lộ 22 về phía Đông và Tây với diện tích khoảng 7.400 ha; thị trấn Bến Cầu phát triển ra trung tâm xã Lợi Thuận, gắn kết với các tuyến đường giao thông đối ngoại có quy mô 181ha; các khu dân cư nông thôn tập trung tại trung tâm các xã Long Thuận, Tiên Thuận, Lợi Thuận, An Thạnh, Phước Lưu, Bình Thạnh, Phước Chỉ và tại 2 khu vực cửa khẩu phụ Long Thuận và Phước Chỉ, có diện tích khoảng 305 ha. Cửa khẩu chính Mộc Bài có diện tích khoảng 5 ha, bố trí các cơ quan quản lý như: Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch quốc tế và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cửa hàng miễn thuế.
Khu thương mại dịch vụ có diện tích 250 ha gồm: Chợ đường biên, kho ngoại quan, khu dịch vụ thương mại quốc tế, khu quản lý hành chính và dịch vụ cửa khẩu, khu dịch vụthương mại quốc tế, khu quản lý hành chính và dịch vụ cửa khẩu được bố trí phía Tây Bắc gần cửa khẩu đường Xuyên Á và đường 75A; khu thương mại dịch vụ tổng hợp bố trí thành cụm siêu thị kinh doanh tổng hợp nằm ở phía Nam, khu dịch vụ vui chơi giải trí bố trí phía Đông Nam. Sân gôn có diện tích 120 ha được bố trí xây dựng tại phía Tây Nam, giáp với biên giới Campuchia. Khu thương mại công nghiệp khoảng 633ha, gồm khu thương mại công nghiệp số 1 có quy mô 205ha bố trí phía Đông Bắc; khu thương mại công nghiệp số 2 khoảng 328 ha bố trí phía Tây Bắc và khu thương mại công nghiệpsố 3 khoảng 100 ha bố trí phía Tây Nam. Ngoài ra, còn có một khu công nghiệp tập trung 300 ha được bố trí dọc sông Vàm Cỏ Đông. Khu kinh tế Mộc Bài còn được xây dựng một khu du lịch sinh thái khoảng 600 ha nằm ở phía Nam quốc lộ 22 thuộc xã An Thạch, huyện Bến Cầu. Về quy hoạch giao thông, phát triển đường bộ cao tốc TP.HCM – Mộc Bài dọc theo đường Xuyên Á khoảng 3 km về phía Bắc và được nối vào đường Xuyên Á qua cửa khẩu tại vị trí nằm phía Đông đô thị cửa khẩu Mộc Bài thuộc xã An Thạch có lộ giới 68m; đường Xuyên Á hiện hữu sẽ có lộ giới 70 m, đường tỉnh lộ 786 theo hướng Bắc Nam từ Châu Thành về Long An, đoạn qua đô thị cửa khẩu Mộc Bài có lộ giới 60,5 m; không qua đô thị 31 m.
  • Khu Kinh Tế Xa Mat:
Cửa khẩu Xa Mát là cửa khẩu quốc tế trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia, là cửa ngõ của tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển giao lưu thương mại, có vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại, sau này trở thành trung tâm giao dịch thương mại quốc tế. Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát được thành lập theo Quyết định số 186/2003/QĐ-TTg ngày 11/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm 02 xã Tân Lập và Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát được áp dụng các chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới quy định tại Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát, tỉnh Tây Ninh là khu vực gồm có 4 cửa khẩu, trong đó cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu Xa Mát và các cửa khẩu phụ là: Tân Phú, Cây Gõ, Chàng Riệc. Trong Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát quy hoạch xây dựng Khu đô thị cửa khẩu Xa Mát: Là một đô thị hiện đại, kết hợp kỹ thuật công nghệ tiên tiến mang tính đặc trưng của một vùng để tạo nên một thành phố có bản sắc riêng, phát triển bền vững. Là một thành phố với cơ sở hạ tầng hiện đại hấp dẫn đầu tư tại Đông Nam Á, cung cấp một môi trường làm việc, cư trú, giải trí chất lượng cao và đồng thời là hạt nhân để phát triển các điểm dân cư dọc theo biên giới. Là trung tâm và động lực phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp… của Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát. Quy hoạch xây dựng khu đô thị cửa khẩu Xa Mát trở thành trung tâm kinh tế văn hoá, khoa học kỹ thuật quan trọng của tỉnh Tây Ninh và vùng Đông Nam Bộ, có vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng. Khu Đô thị cửa khẩu Xa Mát là đầu mối giao thông đường bộ giữa Việt Nam với Campuchia, các nước ASEAN, các nước Bắc Trung Á và quốc tế. Phạm vi lập quy hoạch khu đô thị giai đoạn đầu: Khu vực lập quy hoạch nằm sát biên giới Việt Nam –Campuchia thuộc xã Tân Lập huyện Tân Biên - Tỉnh Tây Ninh với quy mô: 728 ha, được xác định như sau: - Phía Bắc và phía Tây giáp biên giới Campuchia; - Phía Đông và phía Nam giáp đất trồng cây công nghiệp. Dân số và phân bố dân cư đô thị: Dự kiến dân số đô thị đến năm 2010 khoảng 10.000 dân, năm 2020 khoảng 20.000 dân. Trong đó dân số nội thị khoảng 15.000 người, khách vãng lai 5.000 người. Định hướng phát triển không gian đô thị: Trong giai đoạn đầu, khu đô thị phát triển chủ yếu ở khu vực cửa khẩu biên giới và trãi dài hai bên trục quốc lộ 22B, hình thành phát triển những khu vực thương mại, dịch vụ... Sau đó Khu đô thị cửa khẩu Xa Mát sẽ mở rộng về hai phía Đông - Tây đến năm 2020. Về lâu dài khu đô thị phát triển hai bên trục quốc lộ 22B về phía .
  1. Khu Công Nghiệp: Hiện nay có 11 Khu công nghiệp
  • Khu Công nghiệp Trảng Bàng (Trảng Bàng)
  • Khu Công nghiệp An Hoà (Vườn Công nghiệp An Hoà)(Trảng Bàng)
  • Khu Công nghiệp Trâm Vàng (Gò Dầu)
  • Khu Công nghiệp Bàu Hai Năm'(Trảng Bàng)'
  • Khu công nghiệp Bàu Đồn (Gò Dầu)
  • Khu Công nghiệp Gia Bình (Trảng Bàng)
  • Khu Công nghiệp Bàu Rong (Trảng Bàng)
  • Khu Công nghiệp Phước Đông (Gò Dầu)
  • Khu Công Nghiệp Hiệp Thạnh (Gò Dầu)
  • Khu công nghiệp Thạnh Đức (Gò Dầu)
  • Khu Công nghiệp Bến Kéo (Hoà Thành)
  • Khu Công nghiệp Bời Lời (Trảng Bàng)
  1. Khu Chế Xuất: Hiện nay có 1 Khu chế xuất
  • Khu Chế Xuất Linh Trung 3 (Trảng Bàng)
  1. Cụm Công Nghiệp: Hiện nay có 15 Cụm công nghiệp
  • Cụm công nghiệp Cửa khẩu Mộc Bài (Trảng Bàng và Bến Cầu)
  • Cụm công nghiệp Tân Hội (Tân Châu)
  • Cụm công nghiệp Cơ Khí (Tân Châu)
  • Cụm công nghiệp Cửa khẩu Xa Mat (Tân Biên)
  • Cụm công nghiệp Suối Cạn (Tân Biên)
  • Cụm công nghiệp Tân Phú (Tân Châu)
  • Cụm công nghiệp Thanh Xuân (Tân Biên)
  • Cụm công nghiệp Thạnh Tân (Thị xã Tây Ninh)
  • Cụm công nghiệp Tân Binh (Thị xã tây Ninh)
  • Cụm công nghiệp Bình Minh (Thị xã Tây Ninh)
  • Cụm công nghiệp Thanh Điền (Châu Thành)
  • Cụm công nghiệp Chà Là (Dương Minh Châu)
  • Cụm công nghiệp Bến Củi (Dương Minh Châu)
  • Cụm Công nghiệp Long Chữ (Bến Cầu)
  • Cụm Công nghiệp Tiên Thuận (Bến Cầu)

KHU ĐÔ THỊ

  • Đô thị nâng cấp vùng: Thị trấn Trảng Bàng (Trảng Bàng); Xã Tân Hoà (Tân Châu)
  • Đô thị mới: Gồm có Khu Đô thị Cửa khẩu Xa Mat (Tân Biên); Khu Đô Thị Tân Hưng (Tân Châu); Khu Đô thị Chà Là (Dương Minh Châu); Khu Đô thị của Khẩu Mộc Bài (Trảng Bàng & Bến Cầu)
http://dulichmiendatla.com/uploads/shops/2011_06/cu-chi.jpg
Củ Chi là một huyện ngoại thành của TP HCM bây giờ, gồm có thị trấn Củ Chi và 20 xã, có sông Sàigòn chảy qua. Củ Chi phát triển về cả nông nghiệp, công nghiệp và du lịchkhá nhanh dười thời ông Phan Văn Khải làm Thủ Tướng vì Củ Chi là quê hương của ông, như khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước với tỷ lệ thuê đất đạt 98% tương đương 137 ha, tạo ra công ăn việc làm cho người dân ở đây.
Huyện có đường Xuyên Á nối với Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài của tỉnh Tây Ninh nên giao thương cũng phát triển. Huyện Củ Chi có địa đạo Củ Chi nổi tiếng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Củ Chi cũng có Đền Tưởng Niệm Bến Dược - Củ Chi. Hiện nay, địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai khu vực: Bến Dược (thuộc xã Phú Mỹ Hưng), Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức). Chương trình tham quan địa đạo Củ Chi chỉ ghé qua Bến Đình mà thôi. Bước vô là xếp hàng đợi anh tour guide đưa vé rồi vào xem phim tư liệu về chiến tranh du kích của người dân địa phương, thăm Bảo Tàng vũ khí chiến tranh và địa đạo (nghe nói dài khoảng 200 km dưới lòng đất, được sử dụng trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam nhưng thực tế thì ...hình như hơi thổi phồng!). Du khách Tây khoái chui xuống hầm & địa đạo hay leo lên xác xe tăng để có cảm giác lạ cho biết chứ dân ta sống qua chiến tranh rồi ...sợ & chán lắm ! Nghe nói Mỹ đã trút xuống đây 240.000 tấn bom đạn, tổ chức trên 5.000 trận hành quân, bố ráp vì đây là cứ điểm quan trọng của VC nhằm tấn công và uy hiếp Saigon. Từ Campuchia qua Tây Ninh, đây là điểm tập kết quân VC trước khi đánh Saigon và cũng là nơi nhiều tay trí thức bỏ Saigon trốn về đây trước khi vô bưng theo VC. Trước năm 1975, ba tôi thường đưa chúng tôi đi lên Trảng Bàng ăn bánh canh(món nổi tiếng nhất!) và tôi cũng có một ông chú đóng quân ngay biên giới Việt-Miên thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, cách Trảng Bàng không xa nên ba và chú tôi thường nói quận Củ Chi là "vùng mất an ninh" và là "ổ VC". Có dạo, quận Củ Chi trước đây thuộc tỉnh Gia Định. http://dulichnetviet.net/Images/Articles/images/CUCHI1.jpg 
http://dulichmailinh.vn/upload/tour/063f8f8766076942916949ef5ba9efa4.jpgNăm 1956, Củ Chi chuyển sang tỉnh Bình Dương, gồm có 3 tổng là Long Tuy Hạ, Long Tuy Trung, Long Tuy Thượng; quận lị: Tân An Hội. Đến năm 1963 chuyển sang tỉnh tỉnh Hậu Nghĩa mới thành lập.
http://agoodmark.com/images/Hinh%20Inbound/Cu%20Chi/Cu%20chi%20_2_gif.gifSau năm 1975, huyện Củ Chi được thành lập trên cơ sở sáp nhập quận Củ Chi thuộc tỉnh Hậu Nghĩa cũ và quận Phú Hòa thuộc tỉnh Bình Dương cũ.Quận Phú Hòa thành lập ngày 18/12/1963, quận lị đặt tại Bến Cỏ, xã Phú Hòa Đông, đến ngày 18/5/1968 dời về xã Tân Hòa. Bây giờ địa đạo Củ Chi có những hình nhân du kích Củ Chi ngồi trên võng hay trong hầm, có bãi tập bắn súng AK thu hút khá nhiều du khách phương Tây vốn chưa hề nếm mùi chiến tranh.http://www.ngocthienhoa.com/wp-content/uploads/2010/01/C%E1%BB%A7-Chi.jpgChúng tôi trở về Saigon khoảng 7:00 tối vì khu Bà Quẹo, Tân Bình và đường CMT8 kẹt xe quá xá, nhất là khu chợ Hoà Hưng. Đường đi Tây Ninh & Củ Chi bây giờ rộng và khang trang hơn, có dải phân cách trồng cây kiểng(landscaped median) và cột đèn, có biển báo lưu thông đàng hoàng, rõ ràng tiến bộ hơn rất nhiều nhưng lưu lượng xe quá nhiều nên nạn kẹt xe quả là nan giải. Từ khu Bà Quẹo, Tân Bình đi qua khu QK7 & phi trường Tân sơn Nhất, đường Quang Trung, khu sân golf Phú Nhuận bây giờ có khá nhiều dân miền Bắc làm ăn xôm tụ, khá giả. Saigon hôm nay vật giá mắc mỏ hơn, người Saigon bây giờ cũng không còn như xưa nữa khi mà làn sóng di dân từ khắp nơi đổ về đông hơn và người Saigon năm xưa đã ra đi rất nhiều.

No comments:

Post a Comment