Monday, June 20, 2011

Campuchia

Vương Quốc Campuchia (cũng còn được gọi là Căm Bốt hay Cao Miên, hay "xứ Chùa Tháp") là một nước nhỏ và nghèo nhất ở vùng Đông Nam Á, giáp với Vịnh Thái Lan ở phía tây nam, Thái Lan ở phía tây, Lào ở phía bắc và Việt Nam ở nam và đông. Ngôn ngữ chính thức của Campuchia là tiếng Khmer, thuộc nhóm Môn-Khmer thuộc hệ Nam Á. Quốc gia láng giềng này của Việt Nam đã có những quan hệ và ảnh hưởng nhất định với Việt Nam nên tôi vẫn muốn du lịch nước này và thăm Angkor - kỳ quan thế giới. Dạo sau này, tôi cứ nghe nói đến chuyện con gái Việt Nam từ vùng đồng bằng sông Cửu Long qua Miên làm gái và đó là điều không vui mà tôi cũng muốn tìm hiểu sự tình cho biết. Từ Singapore, chúng tôi bay đến Pochentong và đặt chân đến Nam Vang tức Phnom Penh - thủ đô của Campuchia

1. Phnom Penh: Phnôm Pênh (tiếng Khmer là Phnum Pénh) hay Phnom Penh, còn gọi là Nam Vang, là thành phố lớn nhất, đông dân nhất và là thủ đô của Vương quốc Campuchia. Đây cũng là thủ phủ đã từng được biết đến như là "Hòn ngọc châu Á" trong thập niên 1920, cùng với Xiêm Riệp với kỳ quan Angkor là thành phố thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế của Campuchia. Thành phố này có nhiều công trình kiến trúc ảnh hưởng kiến trúc Pháp và nhiều công trình đặc sắc của kiến trúc Khmer. Dân số: hơn 1 triệu người. Thành phố này là trung tâm chính trị, văn hóa, thương mại của Campuchia. Phnôm Pênh tọa lạc tại vị trí trung nam Campuchia, là nơi hợp lưu của Hồ Tonlé Sap và sông Mekong. Tọa độ: 11.55° N 104.91667° E. Khí hậu gần giống vùng Nam Bộ của Việt Nam với đặc trưng nóng quanh năm, có hai mùa mưa và khô trong năm. Thành phố lấy tên từ Wat Phnom Daun Penh (hay Wat Phnom, nghĩa là "Đền trên đồi"), được xây năm 1373 để đặt 5 pho tượng Phật ở trên khu đồi nhân tạo cao 27 m. Tên của nó được đặt theo Daun Penh (Bà Penh), một góa phụ giàu có. Phnôm Pênh trước đây được biết đến dưới tên Krong Chaktomuk có nghĩa "Thành phố bốn mặt" do thành phố nằm trên ngã tư của các sông Mekong, Bassac, sông Tonle Sap chạy qua tạo thành chữ thập. Krong Chaktomuk là viết tắt của một tên nghi lễ do vua Ponhea Yat đặt của tên đầy đủ là "Krong Chaktomuk Mongkol Sakal Kampuchea Thipadei Sereythor Inthabot Borei Roth Reach Seima Maha Nokor".Lịch sử:Phnôm Pênh lần đầu tiên trở thành thủ đô của Campuchia sau khi vua Ponhea Yat của Đế quốc Khmer dời đô từ kinh đô Angkor Thom (sau khi kinh đô này bị quân Xiêm chiếm giữ mấy năm trước đó). Hiện vẫn còn tháp chứa hài cốt các vị sư phía sau Wat Phnom có chứa hài cốt của Ponhea Yat và hoàng gia cùng các tượng phật thời Angkor. Mãi đến năm 1866 dưới thời vua Norodom I thì Phnôm Pênh trở thành địa điểm lâu dài của các cơ quan chính quyền trung ương. Cung điện Hoàng gia được được xây dựng vào thời này. Và ngôi làng đã được chuyển thành một thành phố lớn khu Thực dân Pháp cho mở mang hệ thống kênh để kiểm soát cùng đất ngập nước, xây dựng đường sá và cảng sông. Đến những năm 1920, thành phố này được mệnh danh là "Hòn ngọc châu Á" và trong 4 thập kỷ tiếp theo tiếp tục xây dựng đường sắt đến Sihanoukville và xây dựng sân bay Quốc tế Pochentong.
Thành phố Phnôm Pênh tương đương đơn vị cấp tỉnh, có 7 quận (Chamkarmon, Daun Penh, Prampir Makara, Toul Kork, Dangkor, Meanchey, Russey Keo) với 76 phường. Ðến Nam Vang mới thấy dân Miên rất tôn kính Sihanouk. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Sihanouk là một chính trị gia yêu nước, thích đu dây giữa 2 khối Tư
bản và CS nhưng về già, ông có khuynh hướng thiên về TQ. Từ ừ những bấất đồng với 2 anh em ông Diệm & Nhu, Sihanouk đã đoạn giao với VNCH và tạo điều kiện thuận lợi cho CSVN để rồi khi CSVN thắng trận thì chính ông cũng lại là kẻ bại trận luôn. Suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Campuchia được quân đội Bắc Việt sử dụng làm căn cứ nên đã có hàng ngàn người tị nạn chạy vào thành phố để tránh chiến tranh giữa các bên tham chiến. Cho đến 1975, thành phố có 2 triệu dân. Ngày 17 tháng 4, thành phố rơi vào tay Khmer Đỏ đúng vào dịp năm mới Campuchia. Dưới chế độ này, người dân thành phố bị cưỡng bức xuống nông thôn lao động. Trường PTTH Tuol Svay Prey được Pol Pot cho biến thành nhà tù nơi người Campuchia bị giam giữ và tra tấn, ngày nay là Bảo tàng Toul Sleng cùng với Choeung Ek (Cánh Đồng Chết) cách 15 km. nơi tưởng niệm những nạn nhân bị chế độ Khmer Đỏ sát hại. Năm 1979, quân đội CSVN đã đẩy lùi quân Khmer Đỏ ra khỏi Phnôm Pênh và mọi người bắt đầu quay lại thành phố. Thành phố bắt đầu khôi phục và xây dựng lại. Đầu tư nước ngoài và viện trợ nước ngoài được rót vào liên tục. Năm 1998, dân số của thành phố là 826.000, năm 2001 đã là 1 triệu.
Du lịch:
Các điểm du lịch chính ở Phnom Penh: Cung điện Hoàng gia, Chùa Bạc, Bảo tàng
Quốc gia Phnom Penh, Tượng đài Độc lập Phnôm Pênh (Vimean Akareach), Tượng đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng, chùa Wat Phnom. Bên ngoài thành phố có: Trung tâm Diệt chủnh Choeung Ek, làng ngưôi Việt dọc theo Biển Hồ và các khu "duty free" và casino ở dọc theo biên giới Miên - Việt(cửa khẩu quốc tế Mộc Bài – Bavet, thuộc tỉnh Tây Ninh của Việt Nam và tỉnh Svay Rieng của Campcuhia). Ngòai ra, ở cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên – Phnom Den giữa tỉnh An Giang và tỉnh Tà Keo, cửa khẩu quốc tế Sa Mat thuộc tỉnh Kampong Cham và tỉnh Tây Ninh, cửa khẩu Khánh Bình thuộc huyện An Phú tỉnh An Giang và cửa khẩu Chrây Thum thuộc tỉnh Kandal đều sẽ trở thành những vùng buôn bán qua lại giữa 2 nước. Giao thông:
Sân bay Quốc tế Pochentong là sân bay lớn nhất Campuchia có các chuyến bay quốc tế, trong đó có tuyến bay đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam. Có xe buýt nối với Thành phố Hồ Chí Minh, có phà cao tốc nối với Cần Thơ, Châu Đốc và Hà Tiên. Xe đò ở Campuchia quả là "cá mòi", hành khách leo luôn lên mui xe ngồi chung với hàng hóa và cũng không an toàn như những chiếc máy bay cũ kỹ của họ; nhất là đoạn đường tử thủ đô đi Siem Riep. Trong 10 năm qua, Việt Nam mở rộng giao thương, buôn bán, du lịch qua Campuchia. Ai cũng biết Hunsen là thủ tướng bù nhìn tay sai của CSVN rất thế lực và cũng dung túng tham nhũng để củng cố và bảo vệ địa vị lãnh đạo.
Bến phà Neak Luong rất dơ bẩn, bụi bặm, xô bồ, xe các loại chen nhau giành lên phà mặc kệ các nhân viên trật tự và cảnh sát giao thông đứng ngó.
Không hiểu tại sao VN và Campuchia không thể xây chung 1 cổng với 2 trạm kiểm soát cửa khẩu & hải quan ở 2 phiá như nhiều quốc gia khác mà lại xây riêng 2 cổng rất nguy nga, đồ sộ ngay tại Mộc Bài, cách nhau chỉ khoảng 200m. Ngay sau cổng phiá Campuchia là nhiều casino, phiá bên VN là các trung tâm “Duty Free” rộng lớn mà nghe nói là có vài mặt hàng giá rẻ nên khá nhiều người ghé vô.
a. Hòang cung: Cung điện Hoàng gia Campuchia ở thủ đô Phnôm Pênh là một quần thể gồm các tòa nhà nơi Hoàng gia Campuchia ở và làm việc được xây theo kiểu kiến trúc Khmer truyền thống. Tiếng
Khmer gọi tên đầy đủ là Preah Barom Reachea Vaeng Chaktomuk. Các Vua Campuchia rất được dân chúng kính phục, họ đã ở trong cung điện này kể từ ngày cung điện được xây dựng từ 1866, ngoại trừ có một thời kỳ gián đoạn khi đất nước này dưới quyền cai trị của Khmer Đỏ. Cung điện được khởi xây sau khi vua Norodom chuyển đô từ Oudong về Phnom Pênh sau giữa năm 1800. Cung điện nhìn về hướng Đông và tọa lạc tại bờ Tây của ngã 4 các phân nhánh của sông Mêkong gọi là Chaktomuk. Nơi đây còn có một nhà thủy tạ và " bến ngự" của vua Sihanouk. Vé vào cổng là 3 USD nhưng cũng đáng đồng tiền bát gạo, vì đây là một trong những kiến trúc tiêu biểu nhất của văn hóa Khmer tại Campuchia. Trong Hoàng cung, ngoài khu nhà chính để bàn bạc quốc sự, điểm tham quan hấp dẫn nhất là chùa Bạc. Ấn tượng nhất là quá nhiều công an, cảnh sát chìm & nổi canh gác quanh khu vực này và các chùa - không biết tại sao ?
b. Chùa Bạc: (tên chính thức: Preah Vihear Preah Keo Morokat) ở Phnôm Pênh, là ngôi chùa (wat) nổi bật nhất ở thành phố này vì đó là ngôi chùa chính thức của quốc vương Campuchia. Tên ngôi chùa được gọi như vậy là vì ngôi chùa có 5000 tấm bạc được dùng để lót sàn. Tượng Đức Phật bằng kích cỡ người thật được đúc bằng vàng đặc là điểm thu hút du khách nhất khi viếng thăm ngôi chùa này và mọi người đều phải cởi giày dép trước khi bước vào chùa. Nhìn bên ngoài, chùa Bạc cũng ...“bình thường thôi”, thế nhưng khi vào trong mới thấy đây thực sự là một “kho báu quốc gia” của Campuchia theo đúng nghĩa của nó. Sở dĩ gọi là chùa Vàng vì trong chùa có một pho tượng Phật bằng vàng ròng to bằng người thật nạm đầy kim cương. Trên bệ cao là tượng Phật Ngọc được tạc từ khối ngọc bích khổng lồ, trong suốt, cao gần 1m. Xung quanh là vô số tượng Phật nhỏ bằng vàng, bạc, ngà voi và các loại gỗ quý với đủ kích cỡ. Nhiều không thể đếm được. Nền chùa được lát toàn bộ bằng bạc. Có tất cả 5.000 viên “gạch” bằng bạc khảm hoa văn tinh xảo được sử dụng, mỗi viên nặng trên 1kg. Đây cũng là điều thu hút du khách nhất! Cứ 10 người thì đã có 9 người vào chùa là giở thảm lên để săm soi những viên “gạch” bạc… Hoàng cung còn có chùa Voi, nơi có khe “nước thiêng” luôn tuôn chảy. Dân Campuchia thường đến đây để rửa mặt cầu phúc. Ngoài ra, còn có chùa lưu trữ kinh sách bằng lá buông của người Khmer cổ, chùa thờ bước chân Phật khổng lồ… Trước cổng Hoàng cung là một quảng trường lớn. Cứ 5, 6 giờ chiều, các gánh hàng rong ùn ùn đổ về đây dọn… chiếu (thay vì bàn, ghế) bán hàng. Cóc, xoài ngâm, nước ngọt, bia… đủ cả.Tối, dân Phnôm Pênh đổ ra đây ăn uống, vui đùa và trải chiếu… nhậu với món khoái khẩu là chả cá, hột vịt lộn lai rai với bia Angkor, Bayon. Người Campuchia rất hảo ngọt: xoài chấm với… đường ớt (chứ không phải muối ớt đâu nhé!), chả cá ngọt lừ, ngay cả hột vịt lột cũng chấm với muối tiêu chanh có đường! Ăn hủ tíu cũng có đường. Kế bên Hoàng cung là phố Tây Phnôm Pênh, đông vui nhộn nhịp về đêm.
c.Bảo tàng quốc gia ở Phnôm Pênh là bảo tàng khảo cổ và văn lịch sử hàng đầu của Campuchia. Ở đây có các hiện vật là bộ sưu tập nghệ thuật Khmer lớn nhất thế giới dù cho trung tâm lịch sử của Khmer có xu hướng bị che khuất bởi quần thể Angkor và các bảo tàng liên quan ở Xiêm Riệp. Bảo tàng được xây năm 1917-1920 bởi chính quyền thực dân Pháp theo phong cách kiến trúc Kmer với ảnh hưởng của kiến trúc Pháp.
d. Tượng đài Độc Lập được xây năm 1958 sau khi quốc
gia này độc lập khỏi thực dân Pháp. Tượng đài đứng trên giao lộ của các đại lộ Norodom và Sihanouk ở trung tâm thành phố. Tượng đài có hình dạng stupa (hoa sen) mô phỏng Angkor Wat và các địa điểm lịch sử khác của Campuchia. Kiến trúc sư thiết kế là một người chịu ảnh hưởng nặng phong cách hiện đại Vann Molyvann. Trong những lễ quốc gia, đặc biệt là quốc khánh - đây là tâm điểm của các hoạt động.

e.Tượng đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia là tượng đài bằng bê tông được xây dựng cuối những năm 1970 gần Cung điện Hoàng gia Campuchia để kỷ niệm liên minh Việt Nam -Campuchia sau khi Việt Nam tiến vào Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Tượng đài này cũng nằm gần tư dinh của ông Hun Sen (Ông và các lãnh đạo của Đảng Nhân dân Campuchia vốn là đồng minh của Đảng Cộng sản Việt Nam, được đưa lên nắm quyền thủ tướng Campuchia trong khi Việt Nam đóng quân tại Campuchia cho đến nay).Tượng đài tạc hình một người lính Campuchia và một bộ đội Việt Nam đứng bảo vệ một thiếu phụ và đứa con theo phong cách của trường phái hiện thực xã hội chủ nghĩa phát triển ở Liên Xô vào thập niên 1930. Năm 1998, những người Campichia đã biểu tình cáo buộc ông Hun Sen là "tay sai" của Việt Nam và đã dùng búa phá bức tượng này rồi lấy xăng đốt.Ngày 29 tháng 7 năm 2007, một trái bom tự tạo đã phát nổ tại tượng đài này, cảnh sát Campuchia không tìm ra được nghi phạm.
f. Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng là một bảo tàng tội ác diệt chủng của Khmer
Đỏ trong thời gian cầm quyền từ 1975 đến 1979. Đây đã là trường phổ thông trung học trước khi trở thành trại tập trung của chế độ diệt chủng Kmmer Đỏ. Năm 1975, trường được chuyển thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21. Trong thời gian 4 năm cầm quyền của Kmer Đỏ, nơi đây giam giữa khoảng 17.000 người (có nguồn khác cho răng con số này là 20.000), phần lớn là thành viên hoặc lính trước đó của Kmer Đỏ bị kết tội phản bội. Trường đã được cải hoán như xây thêm hàng rào điện, gia cố phòng thành trại giam, phòng hỏi cung và phòng tra tấn.
g. Đại học Hoàng gia Phnôm Pênh (RUPP) là trường đại học xưa nhất và lớn nhất của Campuchia. Trường được thành lập năm 1960. Trường hiện có hơn 5000 sinh viên và 3 khu trường sở, có các Khoa: Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa học, Viện ngoại ngữ. Trường có khoảng 200 giảng viên, trong đó có 7 tiến sỹ, 66 thạc sỹ. Có 176 cán bộ công nhân viên hành chính. Đại học Hoàng gia Phnôm Pênh bắt đầu với tên gọi Đại học Hoàng gia Khmer năm 1960 với ban đầu có Viện nghiên cứu Tư pháp và Kinh tế quốc gia, Trường Y Hoàng gia, Trường Thương mại Hoàng gia, Viện Sư phạm quốc gia, Khoa Văn và Khoa học nhân văn, Khoa Khoa học Công nghệ. Ngôn ngữ giảng dạy trong thời kỳ này là tiếng Pháp. Với sự thành lập Cộng hòa Khmer năm 1970, Đại học Hoàng gia Khmer trở thành Đại học Phnôm Pênh. Giữa 1965 và 1975, trường có 9 khoa: Cao đẳng Sư phạm, Văn khoa và Nhân văn, Khoa học, Dược khoa, Luật và Kinh tế, Y khoa và Nha khoa, Thương mại, Sư phạm, Viện ngoại ngữ. Trong thời kỳ Khmer Đỏ thống trị, trường đại học này cũng như các trường khác trên toàn quốc bị đóng cửa do chính quyền coi giáo dục là một nơi nguy hiểm, nhiều giảng viên bị giết, chỉ có một số ít sống sót. Đây là giai đoạn đen tối nhất của trường. Năm 1980, Cao đẳng Sư phạm mở cửa lại, giảng dạy bằng tiếng Pháp. Năm 1980, Viện Ngoại ngữ bắt đầu, ban đầu đào tạo giáo viên tiếng Việt và tiếng Nga. Năm 1988 Cao đẳng Sư phạm và Viện Ngoại ngữ được sáp nhập để lập Đại học Phnôm Pênh và năm 1996, trường được đổi tên như ngày nay. Năm 2001, trường bắt đầu đào tạo thạc sỹ phát triển du lịch khi du lịch đang là nguồn thu nhập quan trọng của xứ này. Khu Calmette và các trường y - dược luôn tấp nập bệnh nhân ra vào cho thấy nhu cầu quan trọng của ngành này.
h. Chợ Nam Vang: là chợ trung tâm lớn nhất thủ đô, xây năm 1937 bởi kiến trúc sư người Pháp và cái hay là chợ vẫn mát mẻ cho dù giữa trưa hè nóng nực nên so với hàng trăm chợ lớn nhỏ khác ở thủ đô thì chợ này luôn thu hút rất đông người đến mua bán và tham quan. Cửa đông là cửa chính với nhiều cửa hàng bán cho du khách, trong khi các gian bán nữ trang, đồ điện tử, quần áo thì ở bên trong chợ. Thích nhất là trái cây ê hề, y hệt như chợ Saigon và giá rẻ vô cùng nên tha hồ thưởng thức cho đã thèm ! Đa số thức ăn rất giống Việt Nam hay Thái Lan nên hợp khẩu vị và giá rất rẻ, nhất là các loại chè, xôi, bánh thường làm với nước cốt dừa. Lâu lắm mới thấy đường thốt nốt và đi đâu cũng thấy cây thốt nốt. Nhớ ăn hủ tíu Nam Vang để thấy sự khác biệt với hủ tíu Mỹ Tho và Vĩnh Long ra sao. Ngoài thịt heo bằm và vài lát thịt heo, thêm 1 chút đường cát và tương ớt, ăn khô hay ướt tùy thích, nếu thích thì mua thêm lòng heo (gan, cật, tim heo); hoặc lòng bò, hay đồ biển/ seafood, thậm chí với thịt gà cũng có. Thực ra hủ tíu Nam Vang ở Nam Vang không khác gì hủ tíu Nam Vang mà tôi thường ăn ở quán Battambang, Odombang ở Los Angeles hay các tiệm hủ tíu Miên ở khu Long Beach, khác chăng là tô hủ tíu Nam Vang ở Mỹ to hơn nên mắc hơn (1 tô hủ tíu Nam Vang nhỏ ở Nam Vang chỉ $1 USD). Hủ tíu Nam Vang ở quán Cây Xoài cách trung tâm thủ đô Nam Vang khoảng 25km ở ngoại ô Nam Vang là ngon và nổi tiếng nhất. Sướng nhất là đi đâu cũng gặp người Việt hay biết rành tiếng Việt, tưởng chừng đang đi chợ ở Trà Vinh, Châu Đốc hay Sóc Trăng ! Chợ Phnôm Pênh cũng giống như bất cứ ngôi chợ nào ở Việt Nam. Hàng quán bày ê hề hai bên đường. Đặc biệt, chợ rất đông người Việt. Đi mua sắm ở chợ thấy khách hàng và người bán trả giá bằng tiếng Việt rất sõi, hay những bảng hiệu ghi bằng tiếng Việt hẳn hoi. Ðiều đáng chê trách nhất là rác, bụi và thiếu vệ sinh ở khắp các chợ.
Chợ Toul Tom Pong (hay chợ नगा) do người Nga xây dựng nên thường gọi là chợ Nga, tập trung khá nhiều cửa hàng thủ công mỹ nghệ, đồ bạc hay đồ cổ của Campuchia, lụa Tàu và nhiều hàng hóa của Tàu, VN, Thái Lan; rất được du khách ưa chuộng và đây cũng là nơi mua bán ngoại tệ, vàng bạc công khai. Từ Hoàng cung đi xe tuk-tuk đến đây chỉ mất khoảng 3.000 riel (nhớ trả giá nhé, vì tuk-tuk ở đây nói thách khủng khiếp). Chợ Russia gần giống như phố Tây balô ở Saigon nhưng quy mô thì lớn hơn nhiều. Muốn tìm quà lưu niệm thì không còn gì tuyệt hơn ở đây. Từ tượng Phật đẽo từ gỗ nguyên cây, phù điêu Apsara treo tường bằng đất nung, khuôn mặt Bayon bằng gỗ mun láng mịn đến những tấm sa-rong đủ màu sắc… Con đường số 450 bên hông khu chợ Nga ở thủ đô Phnom Penh từ lâu đã trở thành một thiên đường mua sắm của dân du lịch bụi trên thế giới khi đến Campuchia, một con đường đầy ắp đồ lưu niệm từ cổ chí kim. Một điều đặc biệt với những khách du lịch từ Việt Nam khi đến khu chợ Nga gần phố 450 mua sắm là giới buôn bán ở đây có thể giao tiếp bằng tiếng Việt, dễ dàng cho việc trả giá, thương lượng và tìm hiểu thêm về những món đồ ưng ý. Tuy nhiên, nếu so sánh lượng đồ cũ - mới, thật - giả ở khu chợ Nga, hiển nhiên lượng đồ mới, đồ giả vẫn chiếm đại đa số. Chuyện đồ cổ, đồ xưa, khách tùy nghi lựa chọn, thuận mua vừa bán. Ở khu chợ Nga, những chiếc đồng hồ hàng nhái hiệu Longines, Movado rao bán với giá 200.000 - 300.000VNĐ cũng được dân du lịch ưa chuộng. Bên cạnh đó các loại nữ trang bằng vàng, bạc, dây đeo thời trang cho giới trẻ, quần áo, giày dép, cả những viên đá thạch anh đủ màu sắc lẫn những viên thiên thạch bằng đầu ngón tay cái đã qua mài nhẵn thín cũng bày bán khắp khu chợ Nga với giá từ 2 - 10 USD (chưa trả giá). Chợ và các cửa tiệm đồ lưu niệm đóng cửa vào lúc 5g chiều, ngay lúc ấy các hàng quán thức ăn đa dạng về ẩm thực đặc trưng kiểu Campuchia lần lượt mọc lên xung quanh chợ. Sau khi đã dạo chợ chán chê với các mặt hàng lưu niệm, các món cổ vật, thêm một khám phá về ẩm thực vỉa hè ở chợ Nga với các món dân dã hủ tiếu, bún, gà nướng, chim nướng, chè, cháo… cũng là điều thú vị của một lần ghé chợ Nga, ghé phố cổ vật 450.
Chợ Olympic (nằm ngay trước sân vận động Olympic Stadium) cũng là một ngôi chợ hiện đại với 3 tầng và tấp nập khác vì bạn có thể mua nhiều mặt hàng với giá rẻ, ra đời từ năm 1994 và bạn có thể nói tiếng Việt thỏai mái vì có rất nhiều người gốc Việt buôn bán ở chợ này.
Khu chợ Orussey trên Monivong Blvd. có thể xem như là Chinatown của Phnom Penh với nhiều cửa hàng của người Hoa và vài người Việt (nhiều người sợ bị phân biệt, kỳ thị nên không dám nói tiếng Việt, không nhận mình là Việt Nam !). Đây cũng là khu kẹt xe, ồn ào, nhiều rác và bụi nhất! Vật giá cao hơn, cái gì cũng mắc hơn Saigon, nhất là thức ăn. Nói thật là tôi không thích lắm món ăn của Miên cho dù đa số món ăn của Miên tương tự như ở miền Tây Nam Việt hay các món ăn của Thái nhưng họ thích ngọt hơn. Đa số người Khmer sống bằng nghề nông là chính nhưng họ chỉ làm ruộng trồng lúa có 1 mùa/ năm. Battambang là vựa lúa lớn nhất. Người Khmer rất phân biệt, kỳ thị với người Việt và cả người Hoa. Cụ thể là người Việt và người Hoa sinh ra ở Campuchia cũng không được đối xử bình đẳng, không được đi làm công chức như người Khmer nên đa số người Việt và người Hoa sống bằng nghề buôn bán tự do. Nhiều người Khmer vẫn thù ghét người Việt nên mỗi mùa bầu cử, nhiều chính khách Khmer lại lấy chiêu bài “chống Việt Nam” để kiếm phiếu.Campuchia vốn không phải là đất nước nổi danh với những “thiên đường thời trang” của châu Á như Singapore, Thái Lan… nhưng đến đây không chỉ có Angkor Wat. Thủ đô Phnom Penh vẫn có thể là nơi du lịch tâm đắc của những người muốn mua sắm.
Campuchia quả thật có thể trở thành một cái chợ đặc biệt dành cho khách du lịch là những người nội trợ. Một chuyến đi chợ chừng hai ngày, đi xe buýt từ TP.HCM theo con đường cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh đến Phnom Penh, mất khoảng 5 - 6 giờ ngồi xe. Gạo là món đặc sản danh tiếng của Campuchia, rất mềm, dẻo, thơm, và ngọt, lại rẻ (gạo loại giá 7,5 USD/10kg). Cây lúa Campuchia được trồng theo kiểu sinh trưởng tự nhiên, không phân bón hay thuốc trừ sâu, và phục vụ nội địa là chính. Một hướng dẫn viên kinh nghiệm nhiều năm dẫn khách đi Campuchia cho biết, có đoàn du lịch 50 người, người nào cũng “vác” về 10 – 20 kg gạo. Người du lịch trở lại Phnom Penh chỉ để mua gạo.
Chợ Cây Tre (Phsa Orussey) ở Phnom Penh là địa chỉ bán gạo được biết đến nhiều. Ngoài ra, chợ còn một số mặt hàng khác như: hạt sen khô, lạp xưởng, các loại khô (đặc biệt là khô cá lóc, cá tra). Chợ Mới (Phsa Thmay) thì chuyên về áo quần, đồ lưu niệm, điện thoại, máy ảnh… Chợ Mới mang kiến trúc nghệ thuật rất đặc trưng tới mức được xem như một trong những biểu tượng của Phnom Penh. Dọc hai bên lối vào chợ là những dãy shop bán đồ lưu niệm: bưu thiếp, áo thun in biểu tượng Campuchia, tranh ảnh bằng bạc, đặc biệt là khăn quàng Krama đặc trưng. Ít người đến Campuchia để cập nhật xu hướng thời trang, nhưng điện thoại lại là “món” hấp dẫn. Điện thoại mới ở Campuchia tính ra rẻ hơn ở Việt Nam, dòng điện thoại càng cao cấp thì giá cả chênh lệch giữa hai bên tăng dần, có khi dao động từ 1 – 2 triệu đồng. Bên hông chợ Mới, là những dãy phố bán điện thoại second hand đầy đủ các nhãn hiệu và chủng loại, rất thu hút khách. Kinh nghiệm dành cho những người có ý định sang Campuchia mua điện thoại, là nên tham khảo giá trước trong nước, và “nhắm” sẵn dòng điện thoại mình muốn mua để có thể sang bên ấy mà “đọ” giá.

Chợ côn trùngLụa dệt thủ công cũng là món quà đặc trưng của Campuchia ở chợ Mới. Ở đây cũng nhiều cửa hàng buôn bán ngọc và đá quý: đá ruby, saphia… Nghe nói nguồn đá quý này từ phía Tây Campuchia, tuy nhiên, chỉ nên mua khi có một sự hiểu biết nhất định về mặt hàng này. Điểm đặc biệt nữa đối với du khách Việt, là quầy bán chè rất ngon của gia đình người Việt tại đây. Có đến hàng chục loại chè, từ chè đậu của Việt Nam đến món chè thốt nốt nước cốt dừa hay bí đỏ hầm đặc trưng của Campuchia. Khách dù không hảo ngọt mấy nhưng khi đến đây cũng “xơi” tù tì ít nhất hai ly.
Trung tâm thương mại Sorya, cách chợ Mới khoảng 2 con phố là nơi “cư ngụ” của hàng hiệu. Được coi là nơi mua sắm cao cấp ở Phnom Penh, nhưng thật ra “đẳng cấp” Sorya không sánh được những trung tâm thương mại tại Việt Nam. Đến đây, người mua sẽ dễ dàng có ngay kinh nghiệm mặc cả. Quần áo, túi xách được gắn tên những nhãn hàng lừng danh, đồng hồ Thụy Sĩ… tuy nhiên về giá cả và chất lượng thì không biết đâu mà lần. Người mua đừng “dại dột” trả tiền theo giá được niêm yết ngay trên mặt hàng. Một cái ví da của một hiệu “đại gia” trong làng thời trang được ghi giá 50 USD, nhưng cũng có thể thay đổi sau đó, còn chừng 1/2, thậm chí 1/3 con số đó, tùy theo khả năng mặc cả của người mua. Khu đường gần chợ Mới còn là nơi bán “đồ chơi” xe hơi làm cho nhiều khách du lịch Việt mê mẩn. Dân mê xe còn choáng ngợp trước những cửa hàng bán xe cũ tại Phnom Penh. Trên dưới 10 USD cho một chiếc xe đạp, xe máy trị giá chỉ hơn 200 USD và 500 USD cho một chiếc ô tô. Các loại xe second hand này được nhập khẩu từ Đài Loan, Nhật Bản…Khu chợ Nga ở Phnom Penh rộng rãi, hàng hóa cũng cực kỳ phong phú, là điểm ưa thích của dân du lịch bụi. Nổi bật nhất là VCD, DVD, CD và những sản phẩm quần áo nhập khẩu từ Nga. Các loại nữ trang bằng vàng, bạc cũng được bày bán đầy khắp khu vực này. Khu chợ Nga cũng là nơi để mua vải và các phụ liệu may mặc. Và du khách có thể đặt may ngay tại các cửa hàng bản địa ở xung quanh khu vực này với giá khá mềm. Đến khu chợ Nga, có thể dễ dàng giao tiếp bằng tiếng Việt. Xung quanh khu chợ Nga, khách sẽ mê mẩn với những dòng sản phẩm bằng vàng, bằng đồng, hay những đồ cổ - đồ giả cổ (điều này tùy thuộc vào con mắt tinh tường của người mua) có xuất xứ chủ yếu trong khu vực Đông Nam Á. Đây được coi là một “show room” vỉa hè, trưng bày và bán những bức tượng Phật, những đầu tượng đá, hay bằng gỗ của các vị thần trong tín ngưỡng dân gian Khmer. Khách du lịch cũng có thể xem những nghệ nhân chế tác tượng: tạc hình, chạm khắc, làm giả cổ… ngay tại chỗ.
Phnom Penh còn là nơi để khám phá ẩm thực côn trùng đặc trưng của người Campuchia. Họ thích ăn dế, cào cào, châu chấu, nhện, bò cạp… Những dãy xe bán toàn côn trùng tập trung thành một cái chợ chồm hổm ven Sông ba dòng, gần Cung điện Hoàng gia. Hàng chục loại côn trùng được chế biến thành những món ăn chơi vừa lạ mắt, vừa lạ miệng, lạ tai. Loài nhện to đầy lông từ vùng biên giới Việt Nam chiên giòn với tỏi rất thơm, nhưng không dễ để can đảm bỏ chúng vào miệng mà nhai rau ráu. Hay những con chim sẻ bé xíu quay vàng ươm, đầu trụi lủi... Các món này phải dành cho khách cực kỳ sành ăn và... can đảm. Đến Phnom Penh, ngoài thời gian mua sắm, bạn có thể tham quan các điểm lân cận: Di tích Cánh đồng chết, Nhà tù Tuol Sleng, chùa Bà Penh, đài Độc Lập, Cung điện Hoàng gia…Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch đến Campuchia từ tháng 11 – 2, các tháng còn lại 4 – 6 là mùa nắng nóng, tháng 8 – 10 là mùa mưa. Hiện Công ty Lửa Việt có tổ chức tour đi mua sắm ở Campuchia 2 ngày 1 đêm, giá khoảng 69 USD/người. Người dân Campuchia dùng tiền ria (1 ria = 4 VNĐ), tuy nhiên mua sắm tại các khu chợ lớn, nhỏ Campuchia có thể dùng USD, nên đổi ra thành tiền USD lẻ 1 USD để tiện việc mua sắm. Có dịch vụ đổi tiền ngay tại cửa khẩu Mộc Bài. Ở Campuchia, bạn không ngại vấn đề ngôn ngữ khi mua sắm, vì có thể giao tiếp bằng tiếng Việt. Rất nhiều người Việt sinh sống ở đây và rất nhiều người bán hàng ở Campuchia biết nói tiếng Việt.
Phnom Penh cũng thường bị kẹt xe do ai cũng muốn chen lấn, luồn lách y như
Saigon, nhất là vào giờ cao điểm ! Nhiều công viên, quảng trường rộng lớn ở các khu trung tâm du lịch nhưng số lượng cây xanh (bóng mát) vẫn còn quá ít, nhất là giữa trưa nóng bức và đường phố quá ồn ào, bụi bặm. Phnom Penh dạo này cũng có nhiều khách sạn, dinh thự to đẹp mới mọc lên nhưng tình trạng quy hoạch - xây dựng cũng y như Saigon; nhất là tham nhũng và lãng phí ở Campuchia không thua VN. Tình trạng các “lãnh chúa” cho đốn cây phá rừng bừa bãi là ví dụ điển hình. Sự chênh lệch giàu - nghèo ở Campuchia rất lớn. Đa số người Khmer rất nghèo và ít học; chỉ có cán bộ và dân buôn bán ở thành thị là giàu và có học cao hơn.
Người ta chê/ chống HunSen nhưng coi bộ các đảng đối lập chính trị cũng chẳng có ai khá hơn; thậm chí họ chỉ lo thu vén bản thân và chống lẫn nhau còn hung hăng hơn là chống HunSen. Thực ra, họ chẳng có gì trong tay để dám chống HunSen, nhất là khi HunSen có quyền lực (chính quyền, quân đội, công an), được VN hỗ trợ và là người giàu nhất Campuchia.
Cảnh sát, an ninh, mật vụ canh gác khá nghiêm ngặt khu Viện Phật Học gần ngã 3 sông Tonlé Sap và Mékong sau sự kiện Miến Điện.
Đi xe tuktuk hay xe ôm phải trả giá và cẩn thận vì thành phần này rất phức tạp. Trung bình từ khu chợ Orussey trên Monivong Blvd. ra khu Toul Sleng hay Killing Fileds chỉ phải trả $2-3 USD/ 2 lượt(đi/ về) nhưng họ đòi $5 -6 USD.
Đi xe ôm từ khu chợ Orussey ra khu Hoàng Cung, chùa Vàng, National Museum, khu bờ sông (Sisowath Quay) chỉ phải trả $3000 Riel (khoảng 75 cents) / 2 lượt(đi/ về) nhưng họ đòi $3 USD nên tốt nhất là cứ tà tà đi bộ thoải mái theo đường 178 chừng 20 phút sau là tới nơi.
Cơ sở du lịch Sinh Café có “liên doanh” với Capitol Tour (14AE0 Road 182 Sankat Beng Prolitt, Khann7 Makara, Phnom Penh – ngay trước chợ Orussey trên Monivong Blvd.) qua những chuyến xe bus (y như xe đò nhưng có máy lạnh/ AC + cầu tiêu/ restroom) từ Phnom Penh đi Saigon với giá $10 USD/ lượt(đi/ về). Đi Siem Reap bằng xe bus chỉ tốn $4 USD/ lượt(đi/ về), bằng express boat chỉ tốn $22 USD/ lượt(đi/ về). Đi Battambang chỉ tốn $4 USD/ lượt(đi/ về),bằng express boat chỉ tốn $20 USD/ lượt(đi/ về). Đi Sihanoukville – Koh Kong chỉ tốn $3.75 USD/ lượt, nếu mua luôn round trip (đi/ về) chỉ tốn $6.25 USD. Đi Poipet(Thái border) chỉ tốn $7.5 USD/ lượt(đi/ về). Đi Bangkok (Thái) bằng xe bus chỉ tốn $15 USD/ lượt (đi/ về). Đi Châu Đốc (VN) bằng xe bus chỉ tốn $7 USD/ lượt (đi/ về).
Con đường từ Phnom Penh đi Saigon đang tu bổ và mở rộng nên thường bị kẹt xe, bụi mù mịt mà chẳng thấy tưới nước. Bến phà Neak Luong cũng thường bị kẹt xe do tài xế nào cũng muốn chen lên phà trước (y như VN !). 2 bên đường có thể thấy rất nhiều ngôi chùa tháp rất lớn, bên cạnh là những ngôi mộ hình tháp. Thích nhất là ven đường có những ao sen nhưng lại không trồng cây cỏ để chống xói mòn (erosion control). Ruộng đồng mênh mông nhưng vẫn chưa khai thác đúng mức để cải thiện đời sống nông dân vì lúc thì ngập nước, lúc thì khô hạn, không thấy hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông hay kỹ thuật nông nghiệp mới nào !
i. Khu bờ sông: giống như miền Nam Việt Nam là nơi có nhiều sông rạch, Nam Vang cũng nằm ngay trên nơi ngả ba của 3 con sông Mékong, sông Tonlé Sap và
sông Bassac. Đi dạo trên bờ sông, giữa đường 178 và 240, vào khu ăn uống với các quán ăn trong khu Sisowath từ Hoàng cung, Viện Bảo tàng đến đường 104 gần Wat Phnom để vừa thưởng thức các món ăn Campuchia như hủ tíu Nam Vang, gà nướng, mắm, canh chua..., vừa đón gió mát từ trên sông lồng lộng thổi vào. Ngôi chùa cổ nhất Phnôm Pênh là chùa Núi - Wat Phnôm được xây năm 1373 và cũng là biểu tượng của thành phố này. Đường lên chùa được xây theo hình trôn ốc, từ đường chính có hơn chục lối rẽ nhỏ để lên chùa, xung quanh là cây xanh bao bọc. Khỉ được nuôi tự nhiên trên chùa nên rất dạn người. Chúng ta cũng có thể du lịch trên sông, vừa nghe nhạc, vừa ăn uống, vừa ngắm nhìn phong cảnh 2 bên bờ sông với những nhà bè, trường học nổi, từ 1 giờ rưỡi đến 2 giờ ($10 USD/ giờ) trên sông Tonle Sap và Mékong, khởi hành từ bến tàu phía trước Hòang Cung gần đường 104.
j.Choeung Ek Memorial (cánh đồng chết - The Killing Fields) nằm cách xa thủ
đô khoảng 15 km về phía Tây Nam, quẹo vô Monireth rồi đi tiếp 8.5 km sau khi băng qua cầu trên đường 271. Theo thống kê, từ 17/4/1975 đến 7/1/1979, chế độ CS Khmer Đỏ, dưới quyền Pol Pot, đã giết hại trên 2 triệu người dân, trực tiếp hành quyết hay gián tiếp qua tra tấn, tù đày, bệnh tật, đói khát... Rất nhiều "cánh đồng chết" đã đươc người ta biết đến và Choeung Ek là 1 trong những "cánh đồng chết" nằm ngay ngoại ô Phnom Penh. Đây vốn là một nghĩa trang của người Hoa trước 1975 nhưng Pol Pot đã giết 17,000 người dân Campuchia (gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ con) sau khi họ bị giam giữ ở nhà tù khét tiếng S-21(Toul Sleng). Choeung Ek là ngôi mộ tập thể và cũng là nơi tưởng niệm với một núi sọ người chất chồng. Bạn chỉ cần 20-40 phút lái xe từ Phnom Penh sẽ đến "địa danh lịch sử' này để biết về một chế độ diệt chủng vô nhân đạo đã tàn sát chính đồng bào của họ chỉ vì những tư tưởng Maoism - MácLê khùng điên của một bọn lãnh đạo bệnh hoạn. Ghé Choeung Ek rồi đến trại giam Toul Sleng, chúng ta sẽ hiểu hơn về sự tàn ác của những tên công an cộng sản. Nghe đồn là có nhiều ma ở những nơi này nhưng nói thiệt, nhìn mấy cái đầu lâu chồng chất là đủ thấy sợ rồi.
2. Siem Reap - Angkor: Siem Reap có tên cũ nghe dài nên khó nhớ mà tour
guide giải thích dễ hiểu hơn: Siem ám chỉ người Thái Lan, Reap có nghĩa là nằm rạp. Siem Reap đại khái là làm cho người Thái Lan nằm dẹp(?). Nhiều người đi bằng máy bay, đường bộ nhưng có người đến đây bằng đường sông Tonle Sap. Đi theo đường sông Tonle Sap mất khoảng 6 giờ (Angkor Wat cách thủ đô Phnom Penh 200 dặm, khoảng 320 km) nhưng đổi lại du khách sẽ được thăm nhiều danh lam thắng cảnh, trong đó có những khu hồ hùng vĩ. Trên đường đến Siem Reap, tôi ghé cầu Rồng, bốn trụ cầu có bốn tượng rắn chín đầu, giống như tượng rắn chín đầu ở Angkor Vat nhưng trong Angkor Vat đã bị hư hỏng không còn thấy đủ chín đầu như tại đây। Cầu này đã được xây dựng trên 10 thế kỷ qua।
Siem Reap đã xây dựng thêm rất nhiều khách sạn mới như Angkor Palace, Resort and Spa,Victory Angkor Hotel hay Goldiana Angkor Hotel. Vô Popular Guesthouse lấy phòng (máy lạnh, có nước nóng) xong (US$15/ đêm, có nhà hàng ngay bên cạnh), tôi đi ra ăn hủ tíu ngay tiệm Tàu ở đầu ngõ rồi đi chợ đêm Angkor và dạo quanh Old Market. Khá nhiều cửa hàng thủ công mỹ nghệ, đồ bạc hay đồ cổ của Campuchia, rất đông du khách dạo chơi hay mua sắm, nhiều món quà lưu niệm được ưa chuộng và đây cũng là nơi mua bán ngoại tệ, vàng bạc công khai. So với Phnom Penh, du khách thích đến Siem Reap hơn, không chỉ vì nổi tiếng hơn với di tích Angkor mà là vì Siem Reap hôm nay tương đối sạch sẽ, gọn ghẽ, ít xe nên ít ồn ào, ít kẹt xe và ít ô nhiễm hơn। Khu chợ cũ y như các chợ VN ở miền Tây Nam Việt với các căn phố quanh đó xây từ thời Tây. Vài người Việt buôn bán ở đây nhưng nhiều người sợ bị phân biệt, kỳ thị nên không dám nói tiếng Việt, không nhận mình là Việt Nam. Gần đó là khu bar, shops và vài khách sạn, resort, quán ăn do ngoại quốc đầu tư. Khu National Museum đang xây dựng. Khá nhiều người từ Phnom Penh đổ xô về Siem Reap làm ăn nên Siem Reap ngày càng sầm uất hơn. Sự điên cuồng của tập đoàn Pol Pot đã giết hại rất nhiều người và tàn phá nặng nề Siem Reap. Quốc tế đã và đang giúp cho Siem Reap hồi sinh. Du lịch đã giúp cho kinh tế Siem Reap. Hôm nay có thể thấy nhiều trường đại học và cả international school với nhiều giáo viên nước ngoài. Ở Siem Reap, mọi người có thể yên tâm không sợ gặp khó khăn khi muốn hỏi thăm đường, hoặc bất kỳ thông tin gì, vì người dân ở đó nói tiếng Anh tương đối tốt, một vài người nói tiếng bồi nhưng vẫn có thể hiểu nhau được. Hôm đi thăm trường học nơi Pol Pot biến thành nhà tù giam giữ người, rất ngạc nhiên vì gặp một chị phụ nữ, nhìn có vẻ nông dân "rặt", đen thui, ăn mặc xềng xoàng nhưng làm tour guide rất chuyên nghiệp và nói tiếng Anh rất chuẩn. Tại Siem Reap (+ Campuchia) có thể sử dụng cả USD và Riel ( $ 1 USD = $ 4000 Riel). Không cần phải đổi tiền Rial khi đi du lịch, chỉ cần đổi USD lẻ là được. Tại Siem Reap có một món mà tôi rất thích, đó là xoài. Trái xoài nhìn vỏ xanh mướt nhưng bên trong ruột vàng ươm, ăn rất giòn, chua chua ngọt ngọt. Từng trái xoài được gọt vỏ, chẻ xuôi dọc thân, tạo thành hình những bông hoa đang xoè nở. Còn một đặc sản nữa của Campuchia, đó là côn trùng: nhện, bò cạp, dế,... chiên giòn nhưng eo ơi, tôi ớn quá nên không dám ăn thử.
Đi xe tuktuk (y như xe lôi ở miền Tây Nam Việt ) từ khu chợ cũ Siem Reap vô khu di tích Angkor Wat phải trả tối thiểu $2 USD/ 2 lượt đi/ về; tốt nhất là trả $8 USD cho suốt chuyến đi vào thăm khu di tích Angkor Thom + Angkor Wat + Ta Keo + Ta Prohm, Prasat Kravan và Banteay Kdei (gồm luôn 2 lượt đi/ về). Mỗi du khách vào thăm khu di tích Angkor phải trả lệ phí $20 USD/one day visit, $40 USD/2-3 day visit, $60 USD/one week visit mà không có được một bản đồ hay thông tin nào về khu di tích Angkor. Có lẽ chỉ cần phải trả lệ phí $20 USD/one day visit là đủ vì mua vé vào 5 giờ chiều hôm trước sẽ được vào Phnom Bakheng ngay để xem mặt trời lặn sau những toà tháp cổ kính này.

a. Angkor Wat: 5 giờ sáng sớm hôm sau, thức dậy thật sớm để vào Angkor Wat xem mặt trời mọc sau những toà tháp cổ kính này. Angkor Wat (còn có tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên, trong khi đó Angkor Thom thì được gọi là đền Đế Thích; cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên Đế Thích), theo tiếng Khmer thì Angkor: thành phố, Wat: đền thờ hay chùa, là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor, hay "thủ đô của các ngôi chùa" - địa điểm của các thủ đô của đế quốc Khmer।

Đây là một trong các là di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.Nằm cách thủ đô Phnôm Pênh 240 km về hướng bắc, được xây dựng dưới thời vua Surja-warman II (1113-1150), Angkor Wat mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.Khu Angkor Wat có chu vi gần 6 km và diện tích khoảng 200 ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65 m. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây, hướng mặt trời lặn. Cách bố cục này gây cảm giác ức chế cho người đi vào đền, bởi hình ảnh khu đền đồ sộ nổi bật trên ánh sáng chói lòa của mặt trời. Khu đền gồm 4 tầng nền, càng lên cao càng thu nhỏ lại, mô phỏng hình ảnh "núi vũ trụ Mêru" của người Ấn Độ. Vị thần linh được thờ ở đây là thần Viśnu. Khu đền chính bao gồm 398 gian phòng với nghệ thuật chạm khắc đá trên trần phòng, hành lang, các lan can... thể hiện sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại. Chính phủ Campuchia đã cho tiến hành phục chế, tu bổ khu di tích và ngày nay, quần thể này là địa điểm thu hút hàng trăm du khách từ khắp nơi trên thế giới. Xung quanh ngôi đền, có hào rãnh bao bọc; bên ngoài bức tường có nhiều hồ chứa nước, hồ sen & súng, sự thiết kế của ngôi đền này rất cân đối và xinh đẹp, có qui mô to lớn, khu vực nằm trong vòng tường, rộng tới 83610 m².Trung tâm của thánh điện là một toà tháp cao 61m. Muốn đi tới đó phải qua mấy cửa, một bậc thềm cao và một sân rộng. Chung quanh toà tháp thấp hơn, đó là dấu hiệu đặc trưng của toàn bộ kiến trúc. Với những phù điêu phong phú, nhiều màu sắc để trang trí, hoàn toàn tương xứng với sự thiết kế cân đối và nghiêm trang. Trên những bức phù điêu đá này, đã miêu tả những cảnh tượng trong sử thi Ấn Độ. Rất nhiều thần linh nam và nữ vui vẻ nhảy múa với nhau trong tư thế trêu chọc. Qua một hành lang phù điêu nối tiếp nhau, chạy dài đến mấy trăm feet, đã thể hiện nhiều nhân vật chân thật trong lịch sử của Campuchia. Hình tượng được mọi người yêu thích và thường xuất hiện trên phù điêu chính là vị nữ thần nhảy múa của Campuchia. Khu này đang được phục chế.
b. Angkor Thom: 4 giờ sáng hôm sau, tôi bắt đầu từ cổng Nam với chiếc cầu bắc ngang qua con kênh đào (hào?) có 2 hàng tượng trên lan can cầu. Đi qua cổng Nam, đi vào khu Angkor Thom rồi đến xem tượng thần Bayon với nụ cười bí ẩn và quảng trường đấu voi.

Đền Angkor là một thành tựu kiến trúc huy hoàng, thể hiện một trình độ sâu sắc về hình thể(shapes), không gian (spaces) và bố cục kỷ hà học. Thời bấy giờ, kỹ thuật phong cách kiến trúc còn hết sức giới hạn, vậy mà việc sử dụng đá lại có tính chất như sử dụng gỗ với những kết cấu có hình bán nguyệt và nóc vòm là những kỹ thuật mà đến ngày nay, người ta vẫn chưa biết và chưa hiểu nỗi nên khi đến đây, nhìn ngắm và quan sát thật kỹ để thấy những hiệu quả toàn diện của nó làm cho ai cũng phải ngạc nhiên.
Năm 1973, các nhà khảo cổ học người Pháp từng tiến hành quản lý ở đây nhưng do chiến tranh leo thang nên bắt buộc học phải dời đi. Ngôi chùa vĩ đại này cũng như quần thể kiến trúc xung quanh trở thành nơi ẩn náu của Khmer Đỏ (gần 160km² ở đó, tồn tại khoảng 200 chùa miếu, Angkor Wat nằm giữa trung tâm của những kiến trúc đó). Hiện nay, khắp ngôi chùa này, vẫn còn lỗ chỗ những vết đạn. Sau 20 năm bị bỏ hoang phế, công tác bảo vệ lại được bắt đầu nhưng mọi người vẫn lo ngại, với cách sửa chữa thô sơ, thiếu phương tiện, có thể làm cho di tích càng bị tổn hại nhiều hơn. Tình trạng chiến tranh và tình hình chính trị không ổn định đã để lại nhiều vết tích. Đối với những người mong muốn di tích Angko Wat được đối xử công bình như tất cả di tích tôn giáo và lịch sử khác, vẫn còn lo ngại rằng sự thiếu thốn tiền bạc sẽ là một vấn đề khó khăn cho những người có trách nhiệm. Tại Angkor có một điều luật, tất cả hướng dẫn viên bên ngoài không được quyền thuyết minh tại Angkor, tất cả du khách đều được hướng dẫn bởi các nhân viên của Angkor. Ngoại trừ hướng dẫn viên của Hàn Quốc được phép đứng nói tại Angkor, còn lại bất cứ một hướng dẫn viên nào giơ tay chép miệng diễn giải bất cứ gì tại Angkor sẽ bị phạt $500 USD. Quần thể Angkor được xây dựng tại Siem Reap (thủ đô của Campuchia thời đó). Sau một thời gian thì Campuchia bị Thái Lan chiếm đóng. Người Thái đã lấy đi nhiều tài sản của Angkor. Lúc đó người Campuchia đã rút lui về Phnom Penh và tạo dựng thủ đô mới. Vào lúc người Thái không để ý, người Campuchia đã quay ngược trở lại đánh úp và chiếm lại cố đô xưa, sau khi đánh đuổi hết người Thái thì người Campuchia đặt tên cho cố đô của mình là Siem Reap. Tiếc là sau khi đánh đuổi người Thái thì người Campuchia cũng quay lưng lại với cố đô của mình, trở về Phnom Penh sinh sống và để cho quần thể kiến trúc Angkor này theo thời gian bị rừng sâu dần dần bao phủ trong mấy trăm năm tiếp theo. Điều ấn tượng nhất ở
khu đền này là ... rễ cây. Đi đâu cũng đụng rễ cây, to như những con trăn khổng lồ quấn lây các đền đài và nhìn trơn láng, hơi ớn ớn vì giống như con trăn này đang giấu đầu trong góc đền đài ẩm mốc rêu phong, sẵn sàng quấn mình nuốt chững vô bụng bất kỳ lúc nào. Biết đâu chừng, nếu không nương nhờ vào rễ cây này, các đền đài đã hoàn toàn bị sụp đổ, chứ không chỉ xiêu vẹo như ngày nay. Tưởng như là phá hỏng nhưng thật sự lại là giữ gìn. Một cái thế "song kiếm hợp bích" tuyệt đẹp, ngắm nhìn và ngẫm nghĩ, lấy cảm xúc của mình để mơ về cảm xúc của những người khám phá ra Ta Phrom: Lạc bước vào rừng sâu, xuyên qua đám cây lá chằng chịt, chợt ngỡ ngàng nhìn thấy trước mắt hình ảnh đền đài thành quách mốc rêu xanh dựa vào những rễ cây to này mà ...ngẩn ngơ pha lẫn rờn rợn, ớn làm sao ?
Angkor Thom nghĩa là "Thành phố lớn" nằm trên bờ hồ Tonle Sap, cách hồ khoảng
1/4 dặm. Cổng phía Nam của Angkor Thom nằm cách thành phố Siem Reap 7,2 km về phía Bắc, cách cổng vào đến Angkor Wat 1.7 km về phía Bắc. Các bức tường thành (cao 8m, dài 3km, bên ngoài là hào nước) bao quanh một khu vực rộng 9 km². Tường thành được xây bằng đá ong với bờ công sự trên đỉnh. Tại mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, có một cổng thành. Các con đường dẫn từ các cổng thành thẳng đến đền Bayon tại trung tâm thành phố. Do bản thân Bayon không có tường hay hào của riêng mình, các nhà khảo cổ học giải thích rằng các tường và hào của thành phố đại diện cho núi và biển bao quanh núi Meru của Bayon (Glaize 81). Một cổng khác, Cổng Chiến Thắng, nằm cách cổng phía Đông 500 m; con đường Chiến Thắng chạy song song với con đường phía đông để dẫn tới Quảng trường Chiến Thắng.
Các khuôn mặt trên các ngọn tháp cao 23 m tại các cổng thành (sau này được bổ sung vào công trình chính) giống với các khuôn mặt tại đền Bayon và đặt ra cùng một vấn đề về cách giải thích ý nghĩa. Các khuôn mặt này có thể đại diện cho chính nhà vua, Quan Thế Âm bồ tát (Avalokitesvara), các thần hộ vệ các hướng của vương quốc, hoặc một kết hợp nào đó của những vị này. Trước mặt mỗi cổng thành có một bờ đường đắp ngang qua hào nước, dọc theo mỗi bên đường có một hàng các deva, mỗi hàng nâng một naga trong tư thế kéo co. Có vẻ đây là một hình tượng về truyền thuyết Samudra manthan (khuấy Biển Sữa) - một truyền thuyết phổ biến tại Angkor. Đền-núi Bayon, hay có lẽ chính cổng thành, (Glaize 82) có thể là cái trục của sự kiện khuấy biển. Các naga có thể cũng đại diện cho sự chuyển dịch từ thế giới loài người tới thế giới của thần thánh (đền Bayon), hoặc là các thần hộ vệ. (Freeman and Jacques 76). Các cổng vào có kích thước 3,5 × 7 m và có thể đã được đóng bằng các cánh cửa gỗ. (Glaize 82) Cổng phía Nam cho đến nay là nơi được thăm viếng thường xuyên nhất, do đây là lối vào chính của khách du lịch.
Tại mỗi góc thành phố là một Prasat Chrung — điện thờ đặt tại góc — được xây
dựng bằng sa thạch (sandstone) và để thờ Quán Thế Âm. Các điện thờ này có hình chữ thập với một tháp trung tâm và hướng về phía đông.
Bên trong thành có một hệ thống kênh đào dẫn nước chảy từ phía Đông Bắc tới phía Tây Nam. Khu đất được bao bọc bởi tường thành có thể đã là nơi xây dựng các tòa nhà thế tục của thành phố, nhưng các tòa nhà này đã không còn tồn tại. Khu vực này ngày nay được bao phủ bởi rừng cây.
Trừ đền Bayon, tất cả các di tích chính đều nằm tại phía Tây hoặc phía Đông của Quảng trường Chiến Thắng. Tính từ Nam tới Bắc, các di tích này là Baphuon, Sân voi (Terrace of the Elephants), Phimeanakas và Cung điện Hoàng gia, Sân của Vua Hủi (Terrace of the Leper King), Tep Pranam và Preah Palilay; ở phía Đông, Prasats Suor Prat, đền Khleang phía Nam, đền Khleang phía Bắc, và Preah Pithu và Cung điện Hoàng gia ở phía Bắc Bayon.
Angkor Thom là thành phố thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của đế quốc Khmer. Thành được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thể kỷ 12. Thành rộng 9 km²,
bên trong có nhiều đền thờ từ các thời kỳ trước cũng như các đền thời được Jayavarman và những người nối nghiệp ông xây dựng. Tại trung tâm thành là ngôi đền quốc gia của Jayavarman, đền Bayon, với các di tích khác quần tụ quanh khu quảng trường Chiến Thắng nằm ngay phía Bắc đền.
Angkor Thom đã được xây dựng để làm thủ đô vương quốc của Jayavarman VII, và là trung tâm của chương trình xây dựng khổng lồ của ông. Một tấm bia được tìm thấy trong thành phố đã viết về Jayavarman như là chú rể và thành Angkor Thom như là cô dâu của ông.
Tuy nhiên, Angkor Thom không phải thủ đô đầu tiên của Khmer tại địa điểm này. Trước đó 3 thế kỷ, Yashodharapura ở gần đó về phía Tây Bắc đã là thủ đô. Angkor Thom trùm lên một phần của thành phố đó. Các đền thờ nổi tiếng nhất của thời kỳ cổ hơn nằm trong thành phố là Baphuon - ngôi đền quốc gia cũ, và Phimeanakas - ngôi đền đã được nhập vào Cung điện Hoàng gia. Người Khmer đã không phân biệt rõ ràng giữa Angkor Thom và Yashodharapura, thậm chí đến thế kỷ 14, một tấm bia vẫn còn sử dụng tên cũ. (Higham 138) Cái tên Angkor Thom — thành phố vĩ đại — đã được sử dụng từ thế kỷ 16.
Ngôi đền cuối cùng được biết là đã được xây dựng tại Angkor Thom là Mangalartha, được khánh thành năm 1295. Từ đó, các công trình thỉnh thoảng lại được sửa chữa, nhưng các công trình mới được xây dựng bằng các vật liệu dễ hỏng đã không tồn tại được đến nay. Trong các thế kỷ tiếp theo, Angkor Thom vẫn là thủ đô của vương quốc trong thời kỳ suy tàn cho đến khi nó bị bỏ hoang bắt đầu từ khoảng trước năm 1609, khi một du khách phương Tây viết về một thành phố bỏ hoang: "kỳ diệu như Atlantis của Plato" mà có người cho là đã được xây dựng bởi hoàng đế La Mã Trajan. (Higham 140)
Angkor Thom được xây dựng theo phong cách Bayon. Điều này thể hiện ở quy mô lớn của các công trình, trong việc sử dụng rộng rãi đá ong làm vật liệu xây dựng, trong các tháp mặt người tại các lối vào thành phố và trong hình tượng naga tại mỗi tháp. Một con đường tráng nhựa 2 lanes chia khu Angkor Thom thành 2 khu Bắc và Nam, từ khu Bayon, Phimenakas, Ba Phuon, Terrace of the Leper King, Preah Pailley, Tap Pranam, Prasat Suor Prat, Kleang (Bắc + Nam), Terrace of the Elephants, etc… qua khu Ta Keo, Ta Prohm, Prasat Kravan và Banteay Kdei.

a. Phiá Bắc của Angkor Thom lần lượt là các khu:
-Bayon: Đền Bayon nằm ở trung tâm quần thể Angkor Thom, Campuchia. Đây là ngôi đền ấn tượng nhất của kiến trúc đền núi Campuchia do sự hùng vĩ về qui mô cũng như về cảm xúc mà nó đem lại cho người xem. Ngôi đền gồm 54 tháp lớn nhỏ theo bố cục hình chữ thập trong khuôn khổ của một hình chữ nhật (80m x 57m) bao quanh bởi một hành lang rộng hơn (100m x 140m). Khác với Angkor Wat, Bayon không hề tường bao bọc mà chỉ có hào nước và tường thành của Angkor Thom nên Bayon có thể là một bộ phận của Angkor Thom. Trên mỗi mặt tháp đều có điêu khắc khuôn mặt của thần Lokesvara, hay còn gọi là thần Avalokitesvara, tượng trưng cho sự quan sát của thần linh về 4 hướng của đất nước Campuchia. Trung tâm là một nền tròn (đường kính 25m) đội tháp chính (cao 23m) và 16 tháp nhỏ. Từ tháp chính này có 12 gian toả ra xung quanh và đan xen là hàng loạt (54) tháp nhỏ khác. Toàn bộ đền Bayon cao 43m. Trong điện thờ chính có một tượng Phật trầm tư - đó cũng chính là gương mặt của Jayavarman VII và trên các tháp xung quanh là chân dung các vị đại thần của vua. Khi nói tới Bayon, người ta thường nói tới "nụ cười huyền bí của Campuchia" như biểu tượng của sự mầu nhiệm của đức Phật ở Sravasti. Cấu trúc của Bayon gồm có ba tầng nhưng hầu như đã đổ nát. Ấn tượng khi bước vào đây là những tượng mặt người mỉm cười huyền bí ở trong quang cảnh đổ nát của rừng sâu. Những nụ cười này như theo chân du khách khắp mọi nơi, như chào đón, như thách thức. Mỗi nụ cười cũng mang một vẻ huyền bí, xa xăm của riêng mình như bức tranh nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci, tạo cảm hứng cho du khách tìm hiểu, khám phá những điều bí ẩn cho riêng mình. Nói khác đi, Bayon đã cho thấy sự tin tưởng của vua và dân Khmer về đức Phật; ảnh hưởng của Ấn Độ và Bà la môn đã bớt đi nhưng ngay sau khi Bayon xây xong thì chính Angkor cũng suy sụp. Tảng đá lớn nhất ở Angkor có chiều cao 25m, rộng đủ để chứa 50 ngọn tháp lớn nhỏ, đã được dùng làm nền cho đền Bayon. Đến nay, người ta vẫn chưa biết làm sao để đục đẽo và đem nó đến đây? Angkor có nhiều phù điêu chạm trên vách đá, có bức dài hàng ngàn thước (m), cao quá đầu người, có bức đếm được trên 11.000 nhân vật ! Angkor đã từng chứa rất nhiều châu báu; trong đó có ít nhất là 3 ngôi tháp nhỏ, 3 con sư tử (với kích thước bằng sư tử thật), 1 cây cầu bắc qua một hào nước, một tượng Phật 8 thân cầm bình bát khổng lồ - tất cả đều làm bằng vàng thật và lộ thiên trong khu Angkor Thom cho mọi người chiêm ngưỡng ! Ngoài ra còn có đỉnh ngọc dành cho vua, hòang gia và đại thần; chưa kể hàng chục lọng, tán, xe, vũ khí... đúc bằng vàng ! Trên bia đá ở đền Ta Prokm ghi số báu vật dành riêng cho đền này là 35 viên kim cương, 4.500 ngọc thạch, 1.000 tấm lụa, 40.620 ngọc trai, 1 bộ chén bát không lồ bằng vàng ròng nặng 5000 kg !Toàn bộ Angkor là niềm tự hào của dân tộc Khmer. Cho dù hôm nay họ rất nghèo nhưng họ vẫn nghĩ về quá khứ vàng son, lịch sử oai hùng của đế chế với văn hóa (sự kết hợp giữa Ấn giáo và Phật giáo) và kiến trúc tuyệt vời.
- Terrace of the Elephants: là khu "đấu trường" rộng lớn để voì biểu diễn nên có đầy dẫy những tượng voi và phù điêu voi(+ garudas) khắc trên tường (cao 2m50). Khu terrace này dài 300m, nằm ngay trung tâm Angkor Thom. Phiá bắc có những tượng lớn hình đầu ngựa, các võ sĩ và vũ công.

- Ba Phuon: ngay trung tâm Angkor Thom, phần lớn đổ nát nên cũng đang được Pháp phục chế, nhất là những tượng và phù điêu khắc trên tường(Phật, nữ thần, thú vật,v.v...).

- Phimeanakas: cạnh Ba Phuon, nổi bật là cái tháp bằng sa thạch (sandstone). Từ những bậc thang đá nằm phiá sau leo lên đỉnh mà đứng trên đó sẽ nhìn thấy toàn cảnh khu Angkor Thom. Đây là ngôi đền chính của nhà vua mà theo truyền thuyết rằng nhà vua đến đây để làm tình với thần rắn.
- Terrace of the Lepper King:bao bọc bởi 2 vòng tường thành với những phù điêu khắc hình rắn nagas, nữ thần, thú vật... trên tường. Tượng "Lepper King" nổi bật trên đỉnh tháp từng là đề tài tranh cãi về ảnh hưởng của Ấn & Phật giáo.
- Preah Palilay: là những cái tháp và đền bằng sa thạch (sandstone) xây từ thế kỷ 12-13 nằm giữa một rừng cây cổ thụ râm mát, phần lớn đổ nát nên cũng đang được Pháp phục chế.
- Tep Pranam:với một con đường (walkway) dài dẫn vào đền thờ Phật nên có những tượng Phật và phù điêu khắc trên tường.
b. Phiá Nam của Angkor Thom lần lượt là các khu:

- Kleang: có nghĩa là "nhà kho"(storage) nhưng thực tế thì đây là khu "nhà khách"(các vị đại sứ, quốc khách..) của nhà vua mà ngay trên cửa của mỗi phòng có ghi rõ. Ngay khu ngã 3 có một con đường chia khu này thành 2 khu Bắc và Nam. 2 khu này gồm nhiều công trình kiến trúc bằng sa thạch (sandstone), hình chữ nhật, riêng khu phiá Bắc thì chạm trổ tỉ mỉ và khu phiá Nam thì chưa hoàn tất. Khi hoàng hôn buông xuống, ánh nắng chiếu trên khu này tạo ra hình ảnh tuyệt đẹp !

- Preah Pithu: đây là cụm kiến trúc gồm 5 đền thờ nhỏ nằm khuất trong khu tĩnh mịch gần Terrace of the Lepper King, có những tượng và phù điêu khắc trên tường(Phật, nữ thần,...)

c. Khu ngoại vi Angkor Thom:

Ra khỏi cổng Chiến Thắng(Victory Gate) sẽ đi theo con đường nhỏ đầy cây cao bóng mát để đi đến hàng loạt di tích khác như:

- Ta Keo gồm những cái tháp bằng sa thạch thờ thần Shiva nên còn gọi là "những đỉnh núi vàng"

- Ta Prohm nổi bật là những rừng cây cổ thụ (sung /fig, bông gòn/ floss-silk tree...) có gốc thật to phủ trùm lên những đền đài và tường thành đổ nát. Khu này từng là đền thờ Phật, với trên 3000 làng mạc là nơi cư ngụ của quan chức và gia nhân phục vụ cho khu này. Đây là khu mà du khách nào cũng phải ghé xem.

- Prasat Kravan: là khu đền thờ (Vishnu, Lakshmi) bằng gạch, phần lớn được Pháp phục chế từ thế kỷ 20.

- Banteay Kdei:là khu đền thờ Phật giống như Ta Prohm, phần lớn đổ nát nên cũng đang được Pháp phục chế.

- Srah Srang:là khu đền thờ nằm đối diện với cổng đông của khu Banteay Kdei, gồm những ngôi tháp như Pre Rup nằm giữa hồ nước nhưng khô cạn về mùa khô.

- Pre Rup:là khu đền thờ dành cho tang lễ nên kiến trúc đẹp nhất với những ngôi tháp hình núi cao 3 tầng bằng sa thạch, có những cánh cửa chạm trổ tỉ mỉ. Tuy phần lớn đổ nát nên cũng đang được Pháp phục chế nhưng ai cũng có thể thấy cái đẹp của ngôi đền vào buổi chiều, khi hoàng hôn buông xuống.

- Đông Mebon:là khu đền thờ Shiva rộng lớn với những ngôi tháp hình núi cao 3 tầng bằng sa thạch xây trên 1 hòn đảo Đông Baray mà nay đã trở thành đất liền giữa khu rừng rậm.

- Ta Som:là khu đền thờ nhỏ với những ngôi tháp giống Bayon, vừa mang nét của Ta Prohm. Tình trạng tương đối khá, các tác phẩm điêu khắc ít hư hại hơn trừ cổng chính bị sụp đổ.

- Neak Pean:là 1 hòn đảo nhỏ mà ngôi đền chính nằm giữa 8 hồ sen thật đẹp như một bông sen, chịu ảnh hưởng Ấn giáo với những con rắn uốn éo và một bức tượng hình con ngựa Balaha ngay mặt tiền.

- Preah Khan(sacred sword):là khu đền thờ Phật rộng lớn với những ngôi tháp hình núi cao giữa khu rừng rậm, từng là nơi nhà vua Jayavarman VII ở trong khi Angkor Thom đang xây dựng, sau đó tặng cho vua cha sau khi Ta Prohm được xây để tặng cho mẹ ông.
- Preah Vihear: ngôi đền thờ thần Shiva từ thế kỷ thứ 11,được xây dựng trong ròng rã hai thế kỷ, khi đạo Hindu còn là tôn giáo chính của đế chế Khmer mà lúc thịnh vượng nhất bao trùm phần lớn đất đai của Thái Lan bây giờ. Vừa được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Trong khu vực giáp ranh với Thái(Thái Lan có khu vườn quốc gia có lối đi dẫn vào Preah Vihear), người Thái và người Khmer sống chung ở khu vực này.

Vì không có đủ thời giờ và cũng đã quá mệt mỏi nên tôi không thể đi xem tiếp các di tích nhỏ hơn mà anh tour guide muốn giới thiệu cho tôi xem như Krol Ko, Krol Romeas, Prasat Prei, Banteay Prei, Prasat Banteay Thom....Pháp và Nhật đang giúp trùng tu, phục chế và bảo tồn các khu di tích này; trong khi Campuchia chỉ biết thu tiền ngoại tệ và khai thác tối đa qua kỹ nghệ du lịch và lâm sản.
Sáng sớm nên đến tham quan Ankor Wat, đền Ta Phrom (nơi quay bộ phim "Lara Croft: Tomb Raider" với Angelina Jolie) và nhiều đền đài khác. Nhiều du khách thích cưỡi voi lên núi Bakheng nhưng tôi lại ra khu Biển Hồ Tonlé Sap để thăm làng bè của người Việt - những đồng bào rất nghèo khổ và đáng thương. Tối về Siem Reap, vô ăn buffet và coi chương trình biểu diễn Apsara thì tình cờ quen một bác người Việt đã từng sinh ra ở đây. Bác đang sống ở Mỹ và đang trở về thăm nơi "chôn nhau cắt rún" này nên tôi tha hồ tìm hiểu thêm về đất nước và văn hóa xứ này. Đi xe tuktuk từ khu chợ cũ Siem Reap vô khu làng nổi Chnong Khneas (nơi có những làng chài của người Miên và Việt) phải trả tối thiểu $5 USD/ 2 lượt đi/ về.
d. Biển Hồ Tonlé Sap:
Từ Siem Reap, phải đi xe sau đó đi tàu khoảng hơn ba mươi phút thì đến được Biển Hồ. Dọc đường đi, tàu len lỏi giữa dòng nước đỏ ngầu, không biết là phù sa hay tại những khối đất đỏ ven hai bên hòa quyện lại. Mùa nước lên, có lẽ đi tàu có cảm giác an toàn hơn, còn vào mùa tháng 4, tàu chạy với mức nước gần cạn đáy, hai bên bờ là những dải đất cao ngun ngút, chực tràn xuống vùi mất chiếc tàu, ngồi mà cứ thấy sờ sợ, bất an. Dọc theo dòng kênh nhỏ dẫn ra Biển Hồ, có rất nhiều nhà bè cuả các tổ chức quốc tế thành lập trên các nhà bè này là trường học, có cả một nhà bè ghi chữ "library" đàng hoàng. Các lớp học này được sơn xanh-vàng-đỏ, màu sắc nhìn cũng ra dáng Campuchia. Có cả một nhà bè mà trên đó được bố trí như một sân chơi thể thao. Hôm ghé ra Biển Hồ là vào chủ nhật, tất cả đều đóng cửa i
m ỉm, nhấp nhô nhấp nhô theo dòng nước. Tàu cứ chạy nhanh vèo vèo trên mặt nước Biển Hồ mênh mông, nhìn cũng giống một xóm chợ nổi ở miền Tây nhưng xơ xác, hoang tàn hơn. Tàu vừa chạy chậm lại, bỗng đâu ba bốn chiếc ghe nhỏ xuất hiện, từ xa thấy họ ra sức chèo chống đuổi theo, cập vào mạn tàu để bán những lon nước ngọt, trái cây, trên ghe là một người lớn chèo, một đứa nhỏ bán và hầu như ghe nào cũng có một đứa bé xíu ngồi trên đó. Một số ghe vì cố gắng đuổi theo tàu nên bị hụt tay, chới với giữa dòng nước, nhìn cứ tưởng như ghe sắp bị lật mất nhưng họ chỉ loạng choạng một chút rồi ghe vững trở lại. Khi bước lên một nhà bè giữa hồ, nhìn từ xa thấy một người phụ nữ một tay ôm đứa bé nhỏ xíu, một tay chèo ghe điêu luyện, tự hỏi không biết làm sao chị ấy có thể xoay xở được với cả đứa bé và chiếc ghe giữa sóng nước mênh mông của Biển Hồ? Khi ghe chị ấy vừa cập vô tàu chúng tôi, ngay lập tức nghe chị ấy cất tiếng: "Anh ơi, cho em xin ít tiền để nuôi em bé. Em là người Việt mình nè, anh giúp em với." Tiền vừa chuyển đến tay người phụ nữ đó thì các ghe khác đổ xô chèo tới. Hết hồn, nhảy vào phía trong, để mọi người còn lại trong đoàn với những chiếc ghe, tìm ông Campuchia dẫn cả đoàn đi để hỏi thăm, ngạc nhiên hết sức khi biết đa số dân ở Biển Hồ là người Việt Nam. Sống trên những chiếc ghe nhỏ, bán lặt vặt và nhờ những đứa bé nhỏ xíu ngồi trên ghe để xin tiền du khách. Bất giác tôi buột miệng hỏi: "Họ sống khổ như vậy, sao không về VN mà ở đây để làm gì?" Không có câu trả lời. Bỗng chốc, cuộc du ngoạn Biển Hồ không còn cảm thấy vui và háo hức nữa. Trước đây, nghe tên Biển Hồ, tưởng như nơi nguồn cá nhiều vô tận, hình dung cuộc sống ở đây khác, không biết ở đây lại có nhiều người VN và càng không tưởng là người VN lại sống ở đây dựa vào lòng trắc ẩn của người khác đối với những đứa bé con mình. Hỏi thăm một người phụ nữ trên ghe những đứa bé ở đây có được đi học không? Hỏi xong mới có cảm giác là mình lỡ lời. Lại thắc mắc những nhà bè sơn xanh đỏ mình nhìn thấy là giành cho những đứa trẻ nào khi mà những đứa trẻ này đang phải chạy ăn từng bữa cùng ba mẹ trên ghe? Sóng vỗ mênh mông, bốn bề gió lộng... Cảm thấy mình lạc lõng với những câu hỏi mà mình tự đặt ra. Có một số người Việt đi cùng tỏ vẻ khó chịu ra mặt khi thấy tôi cứ hỏi những câu hỏi như đang chuẩn bị làm bài phóng sự điều tra. Thật ra, nếu để tôi hỏi, tôi sẽ hỏi chính những người đó nhiều hơn vì tôi thấy một số không ít những người Việt Nam đi du lịch một cách "lạ" lắm. Nhưng thôi, hôm đó tôi thấy mình man mác với "Người Việt mình" cũng đủ lắm rồi, không muốn tan tác thêm. Biển Hồ bây giờ không như ngày xưa cá tôm ngập tràn nữa. Có phải nguyên nhân là do Trung quốc xây đập chận ở thượng nguồn sông Mekong nên hệ thống sinh thái ecosystem thay đổi; hay là do phù sa bồi lắng nên nước hồ cạn dần, người về đây càng đông mà tôm cá sinh sản không kịp cho người ta đánh bắt nữa? Rõ ràng là môi trường sống của cá tôm và con người cũng bị ảnh hưởng. Nhiều khảo cứu của Hòa Lan cho biết Biển Hồ đang cạn dần, phù sa và tôm cá chạy dần về khu Tứ giác Long Xuyên mỗi mùa nước lụt và hình như đang hình thành một biển hồ mới ở vùng Ðồng Tháp Mười. Xung quanh Biển Hồ, nhiều người cho biết môi trường cũng không như xưa, người ta đập phá xây dựng thiếu qui hoạch, vì vậy cũng ảnh hưởng nhiều, ô nhiễm (pollution) nghiêm trọng. Ða số người Việt nam di dân "lậu" qua Campuchia không có giấy tờ đầy đủ nên làm dân Campuchia cũng không được mà về VN cũng không xong, vì là người di dân "lậu" đi lâu bây giờ quay lại, cũng không biết sinh sống bằng gì nữa, ngoài đánh bắt tôm cá trên sông nước. Không có giấy tờ nên cũng không trở về VN được. Chưa kể là dân Campuchia từ lâu đã có thành kiến, ác cảm với người Việt nên có nhiều hạn chế, khó khăn cho "đồng bào" của tôi hơn. Tóm lại là họ đành sống lây lất trên những con thuyền tạm bợ theo con nước ròng của Biển Hồ vốn nổi tiếng là nhiều cá lắm tôm mà không biết ngày mai sẽ ra sao. Đời cha nghèo không căn cước phòng thân thì đời con cũng đành theo cha trôi nổi trên sông nước sống qua ngày theo sự hảo tâm của khách du lịch phương xa. Ngay ngoại ô Nam Vang cũng có một "khu đèn đỏ" mà nghe nói đa số là con gái Việt Nam bán thân với số tuổi ngày càng nhỏ hơn. Nhìn những đồng bào này mà trong lòng tôi dấy lên nhiều vấn đề.

3. Battambang là thành phố tỉnh lỵ cùng tên của Campuchia. Ðây là vựa lúa lớn nhất Campuchia. Thành phố Battambang là đô thị lớn thứ 2 của Campuchia với dân số 124.290 người theo số liệu năm 1998; trong đó có rất nhiều người Việt và người gốc Hoa (Triều Châu). Đây là một thành phố đẹp bên bờ sông, nơi còn lưu giữ tốt nhất các công trình kiến trúc thời thuộc địa ở Campuchia. Cho đến gần đây, thành phố này vẫn còn cô lập với hệ thống đường bộ của Campuchia nhưng gần đây đường sá đã được xây dựng để du khách đến thăm các đền gần đấy như Phnom Banon, Wat Ek Phnom... và các khu làng. Đây là trục thứ cấp cho con đường nối giữa Thái Lan và Việt Nam và nếu Quốc lộ 6 từ Poipet đến Siem Reap được nâng cấp, thành phố này sẽ trở thành một trục nhỏ hơn. Hệ thống các cửa hàng xây thời Pháp thuộc dọc theo bờ sông và các chùa chiền là những cảnh đáng xem ở thành phố này. Bảo tành nhỏ có các hiện vật thời Angkor. Ở đây có một hồ lớn và các chùa trên đỉnh đồi, trong đó nổi tiếng nhất là Phnom Sampeau (Đồi Tàu biển) với "hang động chết người" nổi tiếng (killing caves). Battambang cách thủ đô Phnôm Pênh 293 km, có thể đi đường bộ và đường xe lửa.
4. Sihanoukville (Kampot): Sihanoukville là thành phố trẻ nhất ở vương quốc Campuchia. Được xây dựng từ những năm 1950 với vai trò là một thị trấn cảng biển, sau đó
nhanh chóng phát triển thành một trong những khu du lịch hấp dẫn nhất ở Campuchia cho đến khi chế độ Khmer đỏ nổi lên, tiến hành các cuộc diệt chủng dã man, tàn phá đất nước. Đến những năm 1990, một số khách du lịch lẻ (khách ba-lô) bắt đầu quay lại và tái khám phá vùng này, nơi mà trong suốt những năm tháng chiến tranh, do bị lãng quên, Sihanoukville dường như phần nào đã xuống cấp, nét quyến rũ tàn phai. Biển ở Sihanoukville, Campuchia khá lạ. Sóng nhẹ và lặng gió bởi các bãi đều có hình vòng cung. Cát trắng mịn, không thấy mảnh vỏ sò, vỏ ốc hoặc đá vụn.Từ Phnom Penh, mỗi ngày có 2-3 chuyến xe buýt "chất lượng cao" đi Sihanouk Ville (khoảng bốn giờ), giá tiền 5-7 USD/khách tùy hãng như Mekong Express, Paramount, Angkor Express hoặc Sorya Transport. Bạn có thể nhờ lễ tân khách sạn mua vé giùm, hoặc ghé qua các đại lý để mua. Chuyến trễ nhất thường xuất phát lúc 14g do không thể giao thông vào buổi tối ở Campuchia(không có đèn đường và không đảm bảo sự an toàn).Xe đạp, motodup (dạng xe ôm), tuk tuk là những phương tiện di chuyển tiện nhất khi bạn ở Sihanouk Ville. Giá phòng khá rẻ 5-15 USD/phòng. Thức ăn phong phú, đa dạng và giá cả cũng rất hợp lý. Ít có chuyện “chặt chém” khách du lịch, người địa phương thân thiện và khá hiếu khách. Đến Sihanouk Ville để được tắm cả ngày trên những bãi biển cát trắng, nước trong; được lê la từ quán rượu này sang nhà hàng khác; được thưởng thức đồ ăn từ Âu sang Á; ngắm mặt trời xuống biển rực lửa mỗi chiều tại Mealy Chenda với hai ly gin “happy hour” - trả tiền một, mà vẫn không bị "lủng" túi tiền ! Sokha Beach Resort 5 sao có bờ biển dài hơn 1km với bãi tắm Sokha được xem đẹp nhất nhì Đông Nam Á. Golden Sand 4 sao cạnh bãi tắm Ochheuteal cũng thuộc hàng "á hậu" với nhiều bãi nhỏ và hàng chục khách sạn 2-3 sao cho khách vừa. Bình dân hơn thì vào các nhà khách nhưng cũng đủ bộ: máy lạnh, nước nóng, tivi… với giá dễ chịu. Nếu ở xa biển thì có sẵn dịch vụ ghế bố (1.000 riel) và tắm nước ngọt (1.000 riel) tha hồ sử dụng. Ngoài bãi Sokha và Ochheuteal, còn có các bãi Victory, Independence (7-chan), Otres, Serendipity, Ream PreTreng (bãi Hun Sen)... Tất cả đều có thể ngắm hoàng hôn trên biển, hoặc đi thuyền ra các đảo nhỏ câu cá, lặn ngắm san hô (snorkel và scuba) hay chơi jet skies, kayaks… Hải sản rẻ nhất vùng. Nếu có thời gian, du khách khám phá Ream National Park (vườn quốc gia) rộng hơn 21.000ha (bao gồm đảo KohThmei và KohSeh) với thảm động - thực vật trên bộ, dưới nước thật phong phú. Lãng mạn hơn thì lên đồi Victory Hill cao 60m hoặc leo lên đỉnh Sihanouk Mountain (cao 132m) ngắm toàn cảnh thành phố biển. Cũng nên đi một vòng city tour với tượng đài Sư tử vàng, quảng trường Độc Lập, tượng đài Chiến Thắng, chùa Dưới, chùa Trên… So với các nước ở Asean thì hải sản ở Sihanoukville rẻ nhất. Chỉ cần 3 USD là có bữa ăn thịnh soạn ven biển với tôm, cua, mực, cá, ốc. Nếu chịu khó đi chợ thì giá còn rẻ nữa. Tráng miệng bằng bánh lá - loại bánh bột gạo, nước cốt dừa, mè, đường thốt nốt bọc lá dừa nướng trên than, ăn mãi mà không ngán, hoặc thưởng thức sầu riêng Kampot cơm dày, hạt lép chỉ vùng này mới có. Chỉ cần 3-4 ngày nghỉ, bạn đã tha hồ đi Sihanoukville. Sihanoukville là một trong 4 thành phố của Vương quốc Campuchia. Là một phần của cảng KampongSom, thành phố được mang tên quốc vương Sihanouk, người lãnh đạo Campuchia sau khi được độc lập từ tay Pháp vào ngày 9/11/1953. Trong chiến tranh, cảng Sihanoukville từng là điểm tập kết và trung chuyển vũ khí, đạn dược xăng dầu, thuốc men… của VC cho chiến trường miền Nam. Campuchia đã xây dựng kế hoạch biến nơi đây thành một khu nghỉ mát nhiệt đới có đủ khả năng cạnh tranh với những khu du lịch nổi tiếng như Phuket của Thái Lan hay đảo Bali của Indonesia và vươn xa trở thành một trong những khu du lịch hấp dẫn nhất thế giới. Giám đốc điều hành du lịch thành phố, ông Teng Huy cho biết: "Nếu so với Phuket của Thái Lan thì chúng tôi có tiềm năng tốt hơn nhờ vào chất lượng của cát. Cát rất trắng và nước biển rất trong. Những hòn đảo ngoài khơi có nhiều rạng san hô rất đẹp. Nhiều nơi rất lý tưởng cho thú vui câu cá".
5. Koh Kong (Kompong Speu):
Sát cảng Sihanoukville, cách biên giới Thái- Campuchia có 200m, với những khu rừng già, nhiều núi cao và nhiều bãi biển rất đẹp. Tỉnh này đang xây dựng và phát triển thành một trong những khu du lịch hấp dẫn ở Campuchia như Sihanoukville, với nhiều khách sạn & resort 2-3 sao hay 4-5 sao dọc theo các bãi tắm, các khu vui chơi như Safari world, Dolphins & Sea Lion show, Kirirom National Park... Nokor Reach Hotel gn ch hơn. Xa hơn là Kolab Cheay Den Hotel, hay Phou Mint Koh Kong gn cây cu mi. Vô làng Sre Ambel ngay ngã tư giao l và gn bến tàu mi thy dân đây không được hiếu khách mà li láu cá và không thích người Việt. Đi tàu cao tc từ Sihanoukville qua Koh Kong mới thấy bờ biển Campuchia rất đẹp, nhất là ra đảo Koh Kong chơi thì rất thích. Cardamoms có rừng già, có núi Cardamom và thác cao, có bãi biển rất đẹp. Tây balô thích leo núi hay lái xe môtô vô chơi khu này, hay lên núi Samkos phía bắc Veal Veng ở Pursat, rồi quẹo trái sẽ đi Pailin, quẹo phải sẽ đi Battambang dù đây là con đường nguy hiểm và nhiều bất trắc.

Kết luận: Tiếc rằng thời oanh liệt của vương quốc Khmer đã chóng tàn !
Hôm nay, Campuchia là một nước nhỏ mà tham nhũng và nhiều tệ nạn xã hội
khủng khiếp (như mại dâm với trẻ vị thành niên); dưới quyền lãnh đạo của ông Hun Sen - thủ tướng quyền lực nhất lại là "bù nhìn" của CS Việt Nam. Tuy vậy, Campuchia vẫn khá hơn Việt Nam khi mà Campuchia đã tổ chức tổng tuyển cử tự do với tham dự của nhiều đảng đối lập chứ không phải độc tài đảng trị như Việt Nam ! So với Việt Nam, Campuchia hôm nay cũng tự do, thoải mái hơn cho dù kinh tế không phát triển như Việt Nam. Người Việt Nam sinh ra và sống ở Campuchia khá đông và tương đối thành công. Tuy nhiên, những người lãnh đạo Campuchia vẫn dùng chiêu bài "chống Việt Nam" để khích động tinh thần thù ghét, kỳ thị người gốc VN nhằm lấy phiếu và chống Hun Sen. Nhiều người Việt Nam vẫn không quên chuyện "cáp duôn" năm nào và vẫn lo sợ thảm họa xảy ra khi mà người Miên vẫn không quên chuyện Việt Nam chiếm đất để lập ra miền Nam Vietnam trù phú hôm nay. Tuy vậy, thực tế là không ít người Miên gốc Việt hay người Miên sinh ra ở Việt Nam vẫn đang nắm quyền thật sự ở Campuchia; chưa kể biết bao "cố vấn" Việt Nam vẫn có mặt khắp nơi trên xứ Chùa Tháp !
Có đến Biển Hồ mới thấy rất nhiều người Việt rất nghèo khổ sống ở đây. Nghèo
đến mức không có được một miếng đất cắm dùi, phải bán con gái cho các ổ điếm để có tiền nuôi mấy đứa con còn lại - đây chính là điều đáng quan tâm nhất vì rõ ràng là cuộc sống đã khiến cho đạo đức băng hoại đến mức báo động và nhiều người Miên đã coi thường người Việt vì chuyện này. Tự dưng tôi mong ước sao chính phủ Việt Nam sẽ đón nhận những người VN khốn khổ này trở về quê nhà, hồi hương và giúp họ sớm ổn định cuộc sống. Họ đã phải ra đi kiếm sống ở quê người nhưng rốt cuộc, họ vẫn trắng tay và rất tội nghiệp. Hãy tạo cơ hội để họ làm lại từ đầu. Hãy cho họ 1 miếng đất ở những vùng cần khai hoang, một mái nhà tranh và một chút vốn để mà sống và hy vọng. Có rất nhiều cô gái đáng thương đang "bán thân" trong nhiều ổ điếm trên đất Miên, dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã có nhiều năm "kinh nghiệm"; thậm chí nhiều cô đã bị bệnh SIDA hay truyền nhiễm. Đó là những điều không vui mà khi đến Campuchia, tôi mới được biết. Người Việt chúng ta nên giúp những đồng bào đáng thương này - đây sẽ là một project nhân đạo rất đáng làm.(11-2007)
VN- Campuchia









Neak Luong









b. Phnom Penh:










































































c. Siem Reap - Angkor Wat - Angkor Thom:



































































No comments:

Post a Comment