Thành phố cảng Hạ Môn
(Xiamen), đô thị nằm trong số 100 nơi được đánh giá là đẹp nhất Trung Quốc, qua ảnh của bạn Hồng Anh.
|
Thành phố Hạ Môn thuộc tỉnh Phúc kiến bao gồm đảo Hạ Môn, đảo Cổ Lãng và vùng đất bên bờ bắc sông Cửu Long. Đây là một thành phố trẻ và khá hiện đại nằm bên bờ biển. Nếu đứng ở một vị trí cao của thành phố, du khách có thể nhìn thấy cả đảo Đài Loan phía ngoài khơi. |
|
Đường phố Hạ Môn khá rộng rãi, sạch sẽ và trật tự, hai bên là những cao ốc sừng sững. Cảng Hạ Môn cũng là một trong 10 cảng biển hàng đầu của Trung Quốc hiện nay. |
|
Là một thành phố lớn, nhưng nhịp sống ở Hạ Môn không quá gấp gáp như Thượng Hải hay Quảng Châu. Người Hạ Môn hiền hoà, nhiệt tình. Cái nắng và bầu trời xanh miền biển càng làm cho cảnh vật tại đây thêm tươi đẹp. |
|
Hạ Môn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh sắc độc đáo, nổi bật nhất là đảo Cổ Lãng. Đây là thắng cảnh nổi tiếng nhất của thành phố này và được mệnh danh là hòn đảo của âm nhạc, kiến trúc cổ và cây cối xanh tươi bốn mùa. Cùng với bờ biển cong cong uốn lượn, hòn đảo được liệt vào danh sách 100 nơi đẹp nhất Trung Quốc. |
|
Vườn thực vật Hạ Môn với 4.460 loài thực vật, trong đó có nhiều loài rất quý hiếm: |
|
Yuanboyuan, khu công viên hoành tráng nhất Hạ Môn, khai trương vào 9/2007. Nơi đây các loại cỏ cây đặc sắc đan xen những công trình kiến trúc đặc trưng Trung Quốc. |
Hạ Môn (
tiếng Hoa giản thể: 厦门;
tiếng Hoa phồn thể: 廈門;
pinyin:
Xiàmén;
Wade-Giles:
Hsiamen) là thành phố cấp tỉnh ven biển nằm ở phía Đông Nam tỉnh
Phúc Kiến,
Trung Quốc. Thành phố nhìn ra
eo biển Đài Loan và giáp giới với thành phố Tuyền Châu về phía Bắc và Chương Châu về phía Nam. Tên gọi của thành phố này theo phiên âm dựa vào phương ngữ, được quốc tế biết đến, nhất là trong các văn bản cũ, là
Amoy. Thành phố là một trong những
đặc khu kinh tế của Trung Quốc. Diện tích: 1.565 km², dân số 2 triệu người. GDP: 38,56 tỷ NDT, GDP đầu người: 4660, xếp thứ 9 trong các thành phố của Trung Quốc. Tiếng Hẹ phổ biến ở đây. Hạ Môn là một trong 5 cảng nhượng quyền từ Trung Quốc nằm trong
Hiệp ước Nam Kinh ký kết cuối năm 1842 khi kết thúc
Chiến tranh Nha phiến giữa
Anh và Trung Quốc. Kinh tế: đánh bắt cá, đóng tàu, chế biến thực phẩm, dệt, chế tạo máy, hóa chất, tài chính, viễn thông. Đầu từ nước ngoài: đến cuối năm 2000, có 4.991 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn 17.527 tỷ USD. Năm 1992, Hạ Môn nằm trong 10 thành phố mạnh toàn diện của Trung Quốc, GDP tăng 20% hàng năm. Năm 2000, GDP của Hạ Môn là 50.115 tỷ NDT, GDP đầu người 4.650 USD, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2000: 10.049 tỷ USD, xuất khẩu: 5.880 USD. Thành phố có Sân bay Quốc tế Hạ Môn Cao Khi. Cảng Hạ Môn nằm trong 10 cảng đầu của Trung Quốc, đây là cảng nước sâu có thể đón tàu 50.000 tấn cập cảng, tàu 100.000 tấn vào neo đậu trong cảng. Cảng có các tuyến đi
Hồng Kông,
Nhật Bản,
Hàn Quốc,
Cao Hùng và
Singapore,
châu Âu,
châu Mỹ và
Địa Trung Hải. Năm 2000, lượng hàng qua cảng Hạ Môn là 19,65 triệu tấn hàng, tăng 10,82% so với 1999. Lượng container là 108 triệu TEU, tăng 27,83% so với 1999.
Côn Minh (
tiếng Hoa: 昆明;
Pinyin:
Kūnmíng;
Wade-Giles:
K'un-ming) là thủ phủ tỉnh
Vân Nam,
Trung Quốc, dân số nôi thị năm 2006 khoảng 1.055.000 người. Vị trí đại lý: nằm bờ phía nam của
Hồ Điền (hồ Côn Minh). Thành phố thường được gọi là
Xuân Thành (春城, tức "thành phố mùa xuân"). Thành phố ở độ cao 1900 m so với mực nước biển. Thành phố có 2.400 năm lịch sử, là trung tâm văn hóa, kinh tế, giao thông của tỉnh Vân Nam
Vân Nam (
chữ Hán phồn thể: 雲南;
chữ Hán giản thể: 云南;
pinyin:
Yunnan) là một tỉnh ở phía tây nam của
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, giáp biên giới với
Việt Nam. Vân Nam có dân số 44.150.000 người, diện tích 394.100 km² (rộng hơn diện tích Việt Nam). Thủ phủ của tỉnh này là thành phố
Côn Minh. Vân Nam là nơi bắt nguồn của
sông Hồng và
sông Đà,
sông Mê Kông cũng chảy qua Việt Nam.
" border="0">
" border="0">
Bashui terrace
10 thành phố du lịch đang lên ở Trung Quốc
10 thành phố nêu dưới đây không chỉ là trung tâm kinh tế, khoa học, nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất mà còn là những đô thị sầm uất, điểm du lịch tiềm năng đang lên của Trung Quốc.
1. Vũ Hán
Nằm ở miền Trung Trung Quốc với dân số 9,7 triệu người, Vũ Hán được chi phối bởi hai con sông lớn là sông Dương Tử và sông Hán. Vũ Hán có tới 189 chiếc hồ lớn nhỏ, chiếm 25% diện tích chung của thành phố, hiện có tới 40 quốc gia đầu tư vào thành phố. Ngoài tiềm năng kinh tế, Vũ Hán còn có nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn như tháp Yellow Crane Tower hay chùa Guiyan Buddhist Temple.
2. Dongtan
Dongtan chỉ có dân số 20.000 người nhưng được xem là thành phố trẻ, thành phố sinh thái đầu tiên của thế giới, kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên với con người. Thành phố này nằm trên đảo Chongming Island, ở ngoài khơi Thượng Hải.
3. Quảng Đông
Từ lâu Quảng Đông đã được xem là trung tâm kinh tế, thương mại và du lịch sầm uất nhất của Trung Quốc, nằm trên vùng đất châu thổ sông Châu Giang kề cạnh Hồng Công- một địa danh khá nổi tiếng từ thời con đường Tơ lụa đang phát triển thịnh vượng. Quảng Đông với 14,7 triệu dân, là điểm du lịch và mua sắm hấp dẫn đối với du khách.
4. Đại Liên
Đại Liên là thành phố quyến rũ mang phong cách kiến trúc hài hòa của người Nga và Pháp. Trong mấy mươi năm sau đổi mới của Trung Quốc, kinh tế phát triển, nhiều ngôi nhà chọc trời đã mọc lên trong thành phố nhưng vẫn tạo nên phong cảnh hài hòa theo kiểu “rừng trong phố, phố trong rừng”.
5. Thiên Tân
Nằm cạnh vịnh Bohai Bay, Thiên Tân là thành phố biển và là trung tâm kinh tế sôi động, sầm uất, chỉ đứng sau Thượng Hải và Bắc Kinh. Thành phố Thiên Tân có nhiều trung tâm mua sắm lớn và một công viên nước rất hiện đại- là điểm đến lý tưởng cho các tua du lịch gia đình trong những ngày nghỉ cuối tuần.
6. Hạ Môn
Hạ Môn xưa từng được xem là đại bản doanh buôn bán hàng cấm và thuốc phiện. Ngày nay thành phố gần 2 triệu dân này trở thành một trong số những điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Trung Quốc. Một trong những thế mạnh của Hạ Môn là nằm trên vị trí rất lý tưởng kề cạnh mũi Taiwan Strait quay mặt sang Đài Loan. Thành phố là một trong những nơi có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất Trung Quốc hiện nay, với mức GDP bình quân hàng năm đạt trên 20%.
7. Thanh Đảo
Thành phố Thanh Đảo dân số 3,2 triệu người. Trên bản đồ nó giống như một con tàu lướt sóng trên biển Vàng hướng tới bán đảo Shandong Peninsula. Các kiến trúc đô thị của Thanh Đảo ảnh hưởng phong cách của người Đức và người Hoa. Hàng năm tại đây đã diễn ra lễ hội bia Tsingtao Beer Festival vô cùng sôi động, thu hút rất đông du khách.
8. Pingyao
Dưới triều đại nhà Tần, Pingyao từng là trung tâm kinh tế sầm uất và đông đúc. Thành phố được xây dựng giống như một pháo đài, tường cao trên 12 mét bao quanh các kiến trúc bằng đá kiên cố. Từ thế kỷ 15, Pingyao được xem là cái nôi của các ngân hàng. Qua nhiều thế kỷ, Pingyao vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên thủy, hiện trở thành điểm đến cho các tua du lịch văn hóa, lịch sử và khám phá.
9. Thẩm Quyến
Từ một làng đánh cá nhỏ trên vùng châu thổ sông Châu Giang, ngày nay Thẩm Quyến đã trở thành một đô thị sầm uất với trên 9,1 triệu người. Những vùng đầm lầy xưa đã biến mất, thay bằng những ngôi nhà chọc trời, biểu tượng cho thành quả đổi mới, mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc.
10. Trùng Khánh
Với 6,2 triệu dân, Trùng Khánh được xem là đô thị của những kiến trúc chọc trời, hội tụ của những người giàu đến từ mọi miền Trung Quốc. Thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
10 thành phố hạnh phúc nhất Trung Quốc năm 2008
Kết quả bình chọn “10 thành phố hạnh phúc nhất ở Trung Quốc năm 2008” đã được công bố hôm 25/12 ở Côn Minh.Trải qua quá trình chọn lọc và đánh giá khắt khe, hội đồng các chuyên gia đã chọn ra 10 thành phố hạnh phúc nhất ở Trung Quốc trong năm 2008, gồm Hàng Châu, Ninh Ba, Côn Minh, Thiên Tân, Đường Sơn, Phật Sơn...
Trong đó, xếp thứ nhất là thành phố Hàng Châu. Đây là lần thứ 5 liên tiếp, thành phố này đứng đầu danh sách các thành phố hạnh phúc nhất Trung Quốc.
Trong 30 năm cải cách mở cửa, việc xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho mọi người dân luôn là mục tiêu xuyên suốt trong mọi kế hoạch phát triển của Trung Quốc.
Việc bình chọn và xếp hạng những thành phố hạnh phúc nhất của Trung Quốc nhằm giúp cho mọi người hiểu đầy đủ hơn về những thành tựu của công cuộc cải cách và nâng cao sự tự tin của cư dân các thành phố trong quá trình phát triển và hội nhập.
Publié par DAT NGUYEN à 06:41
No comments:
Post a Comment