BẮC KINH :
“Ấn tượng” đầu tiên với thủ đô Bắc Kinh là cảnh hàng ngàn hành khách xếp hàng rồng rắn chờ đến lượt trình diện công an cửa khẩu tại sân bay quốc tế Bắc Kinh. Có tất cả 10 bục (booth) nhưng mới 7:30am ngày 10/10/2005 nên họ chỉ mở 3 bục mà thôi, mặc kệ thiên hạ xếp hàng chờ đợi hàng giờ để làm thủ tục nhập cảnh. Với dân số gần 14 triệu trong diện tích trên 16,800 km2, không hiểu đến năm 2008 khi TQ tổ chức Olympic thì Bắc Kinh sẽ làm việc như thế nào để có thể tiếp đón chu đáo lượng du khách đông đảo hơn nhiều? Một hiện tượng khá phổ biến mà tôi cũng rất khó chịu và khó chấp nhận được là việc rất nhiều hành khách người Hoa từ nước ngoài về nước cũng không thích xếp hàng mà chỉ muốn cắt ngang, bất kể ai phản đối cũng ...mặc kệ, cứ tỉnh bơ phớt lờ hơn dân Ănglê nhiều. Không hiểu phép lịch sự và nền văn hóa truyền thống của họ đi đâu mất rồi?
“Ấn tượng” thứ hai với thủ đô Bắc Kinh là khi ra quảng trường Thiên An Môn và bước vào Tử Cấm Thành (Forbidden City), hình như số lượng công an sắc phục và thường phục khá nhiều hơn bất kỳ địa điểm tham quan nào khác trên thế giới. Tuy khu vực này bao la, rộng lớn nhưng hình như ít có dân Bắc Kinh nào chịu khó lai vãng ở đây mà chỉ thấy du khách (trong & ngoài nước) xếp hàng nối đuôi nhau chen chúc, dày đặc và rải rác khắp nơi là người ăn xin và dân buôn bán lẻ “ăn theo”; chưa kể công an chìm & nổi đầy dẫy khắp nơi. Có thể nói 2 địa điểm này là trọng tâm chính của bất kỳ chương trình tham quan nào của du khách đến viếng thăm thủ đô Bắc Kinh. Nếu như Tử Cấm Thành là hoàng cung lớn nhất thế giới xây từ thế kỷ 15 còn bảo tồn được đến hôm nay như một thành phố thu nhỏ dành riêng cho vua quan nhà Thanh mà ngày nay là 1 “dấu ấn lịch sử” của một thời phong kiến huy hoàng và xa hoa (Mãn Thanh) thì quảng trường Thiên An Môn là “niềm tự hào” của chế độ Cộng Sản Mao tại Trung Hoa. Ngay phía trước quảng trường Thiên An Môn rộng lớn là lăng Mao Trạch Đông nhưng hầu như chẳng có ai đến viếng (khác với Việt Nam!). Giữa quảng trường Thiên An Môn là 1 tượng đài anh hùng liệt sĩ và bên cạnh quảng trường Thiên An Môn là Quốc Vụ Viện Nhân Dân Trung Hoa(Quốc Hội?). Một khán đài đồ sộ với một đại lộ rộng lớn băng ngang qua quảng trường Thiên An Môn - chính nơi đây đã xảy ra “sự kiện Thiên An Môn” với hình ảnh một anh sinh viên tay không ra đứng giữa đường ngăn cản xe tăng đàn áp lực lượng đấu tranh đòi dân chủ đã đập vào mắt và lương tâm của hàng triệu người nên trong bất kỳ lịch trình tham quan Bắc Kinh nào cũng phải có 2 “điểm hẹn” này để du khách có thể vừa xuýt xoa chiêm ngưỡng sự vĩ đại của sức người đã làm ra những công trình kiến trúc rực rỡ cho những giai cấp thống trị khác nhau, vừa thấy tận mắt nơi đã xảy ra “sự kiện Thiên An Môn” lịch sử đó. Đó cũng là nơi duyệt binh & diễn hành trong những đại lễ của TQ và cũng là nơi mà môn phái Pháp Luân Công muốn lên tiếng cho thế giới biết về quyền tự do tín ngưỡng. Ngay giữa lễ đài danh dự chính là lối vào Tử Cấm Thành. Bên cạnh Tử Cấm Thành là Beihai (Bắc Hải ?) - xưa kia là vườn thượng uyển của vua nhưng sau này là “cung cấm” của Mao thì vẫn là “khu cấm địa” mà chẳng du khách nào được phép bén mảng đến, trừ công viên quanh hồ Beihai với cảnh quan rất đẹp và sạch. Dù sao cũng phải công nhận quảng trường Thiên An Môn và Tử Cấm Thành đã tiêu biểu cho thủ đô Bắc Kinh - một trung tâm quyền lực chính trị/ hành chính, văn hóa-giáo dục, kinh tế (có lẽ chưa vượt qua Thượng Hải?) quan trọng nhất nước. Hầu như chúng ta đều đã nghe hay xem qua phim bộ Trung Hoa hay vidéo/ DVD về 2 địa điểm này nên xin được miễn bàn thêm chi tiết. Điều quen thuộc nhất mà hầu như hướng dẫn viên du lịch nào cũng phải “ca” cho du khách nghe là việc lên án chế độ phong kiến (Mãn Thanh) đã bóc lột người lao động cùng cực hết sức dã man để phục vụ cho cuộc sống hưởng thụ huy hoàng và xa hoa của bọn vua quan & gia tộc thối nát! Không thấy ai lên tiếng về cuộc sống hưởng thụ huy hoàng và xa hoa của “giai cấp lãnh đạo Cộng sản Đỏ”, đặc biệt là Mao Chủ tịch! Cũng chưa thấy ai lên tiếng cho du khách biết về cuộc sống hưởng thụ huy hoàng và xa hoa của hàng triệu đảng viên CSTQ tham nhũng và quan liêu kinh khủng mà hầu như người dân TQ nào cũng biết rõ. Xin nhắc các bạn là hãy chuẩn bị chu đáo cho việc đi bộ khá xa để dạo xem phần nào diện tích khá lớn của 2 địa điểm này cho dù phạm vi mà hướng dẫn viên du lịch được phép đưa du khách đi cũng rất hạn chế do việc trùng tu - bảo quản - phục chế đang tiến hành, du khách chen chúc dày đặc và cũng phần nào do chương trình tham quan bao giờ cũng quá ư bận rộn. Du khách muốn mua bưu ảnh (postcard) hay sách ảnh thì cứ thoải mái trả giá vì hầu như đa số dân bán lẻ ở đây bán rẻ hơn trong các tiệm sách hay quà lưu niệm nhưng bạn cần nhớ rằng nói thách là 1 tập quán truyền thống của dân buôn bán Trung Hoa. 1 tập bưu ảnh gồm 10 tấm chỉ có 2 Yuen (Nhân Dân tệ) nhưng họ sẽ nói thách tới 10 Yuen, ai ngại trả giá hay trả hớ thì ...ráng chịu! Phải nói thật là “nói thách - trả giá” cũng là một trong những điều khá thú vị cho du khách khi mua bán với người Hoa.
“Ấn tượng” thứ ba khi đến thăm thủ đô Bắc Kinh là chúng ta đến với 1 trong những cái nôi của loài người với sự xuất hiện của Homosapiens và đặc biệt là “người vượn Bắc Kinh"(nhiều di chỉ khảo cổ cho thấy Homosapiens & “người vượn Bắc Kinh” đã xuất hiện ở Chu Khẩu Điếm, Tây Nam Bắc Kinh). Anh tour guide người Hoa nhưng nói tiếng Việt giọng Hà Nội đặc sệt đã nhấn mạnh với đoàn du khách "Việt kiều" chúng tôi rằng "quý vị " thăm thủ đô Bắc Kinh là quý vị đến với 1 kinh đô đầy “dấu ấn lịch sử” rồi thao thao nói về lịch sử TQ: bắt đầu chỉ là ấp U Đô dưới thời vua Nghiêu ở phía đông bắc TQ ngày nay, sau đã là kinh đô nước Yên - nhà Kim - nhà Hán - nhà Minh - nhà Thanh và cho đến khi Trung Hoa mới ra đời, Bắc Kinh đã là thủ đô trong hơn 800 năm với 34 hoàng đế nên Bắc Kinh có rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của TQ nói chung, Bắc Kinh nói riêng. Nói khác đi thì chúng ta đến thăm thủ đô Bắc Kinh cũng chính là đến thăm một nước Trung Hoa lịch sử thu nhỏ để rồi ai cũng phải khâm phục khả năng lao động sáng tạo, cần cù, tỉ mỉ, khéo léo của người Hoa. Tự hào lớn nhất của người Hoa chính là qua công trình xây dựng vĩ đại nhất của nhân loại: Vạn Lý Trường Thành. Vạn Lý Trường Thành xứng đáng là 1 trong 7 kỳ quan thế giới, được UNESCO công nhận từ 1987. Vắt ngang qua biết bao sa mạc, thảo nguyên, đồi núi và cao nguyên từ đông sang tây trên 12,000 miles suốt biên giới phía Bắc TQ, Vạn Lý Trường Thành đã được xây dựng trên 2000 năm, từ nhà Yên qua đến nhà Tần, Hán, Minh. Chính “bạo chúa” Tần Thủy Hoàng là người thúc đẩy sự xây dựng Vạn Lý Trường Thành để tránh sự quấy nhiễu của rợ Hung Nô và họa xâm lăng từ phương Bắc. Có lẽ Tần Thủy Hoàng là ông vua đầu tiên đã giao khoán cho từng địa phương chịu trách nhiệm huy động nhân lực (binh lính, tù nhân và lao động địa phương) & vật lực cùng tất cả tài nguyên sẵn có để kịp hoàn tất chỉ tiêu đúng thời hạn, bất chấp khó khăn khách quan hay chủ quan, thời tiết khắc nghiệt hay địa hình cheo leo hiểm trở... và nhiều câu chuyện thương tâm đã được ghi lại trong kho tàng văn chương TQ để nói lên sự hy sinh của biết bao người dân TQ cho kỳ quan này.Thực tế Vạn Lý Trường Thành mà chúng ta thấy hôm nay là công trình hoàn tất dưới đời Nhà Minh. Có những viên đá hằn sâu vết chân người. Có những đoạn cheo leo giữa núi cao mù sương giá buốt. Làm sao sức người có thể đem đá lên tận những đỉnh núi cao heo hút để xây tháp và tường thành mà không hề có phương tiện cơ giới nào hỗ trợ? Ai đã tính toán kết cấu & sức bền vật liệu cho nền móng của công trình này? Ngẫm nghĩ đôi điều mới thấm thía cho biết bao xương máu, mồ hôi & nước mắt đã đổ xuống cho Vạn Lý Trường Thành sừng sững mãi như một niềm tự hào và sự hy sinh lớn nhất của người dân TQ . Khổ nỗi, thực tế lịch sử cho thấy sự vĩ đại của Vạn Lý Trường Thành cũng không ngăn nỗi họa xâm lăng từ phương Bắc, TQ cũng không tránh khỏi sự sụp đổ khi Mãn Thanh xua quân vào kết liễu thời suy vong của triều đại nhà Minh. Sau khi các cường quốc phương Tây đổ ập vào xâu xé tan nát TQ, Vạn Lý Trường Thành cũng không ngăn nỗi họa cộng sản từ Liên Sô tràn vào, lôi kéo hàng triệu nông dân & công nhân TQ nghèo khổ theo Mao đứng lên làm cách mạng. Tuy nhiên, đến TQ, nhất định phải đến Bắc Kinh và nếu như bạn chưa đặt chân lên được một đoạn nào của Vạn Lý Trường Thành thì đúng là “bất đáo trường thành, phi hảo hán”! Từ Samatai (chừng 110 km phía đông -bắc Bắc Kinh), du khách sẽ thấy Vạn Lý Trường Thành nổi bật giữa thiên nhiên hùng vỹ nhưng ở Badaling mới là nơi dễ nhất cho du khách tham quan và leo lên cao hơn để thấy sự vĩ đại của Vạn Lý Trường Thành . Đừng quên Vạn Lý Trường Thành là công trình kiến trúc duy nhất của con người mà các phi hành gia có thể thấy được từ vũ trụ khi nhìn về trái đất! Rất tiếc là nhiều viên đá của Vạn Lý Trường Thành đã bị ăn cắp, nhiều nơi đã bị sạt lở và hủy hoại bởi con người lẫn thiên nhiên. Cũng may là chính quyền TQ hôm nay đã ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ những di tích lịch sử này. Đến với thủ đô Bắc Kinh là phải cố gắng tham quan càng nhiều công trình kiến trúc lịch sử nổi tiếng của TQ nói chung, Bắc Kinh nói riêng thì mới càng thấy khâm phục nghệ thuật xây dựng - thiết kế nhà cửa, cảnh quan, đền chùa, lăng tẩm và nhất là cung điện của vua quan TQ ngày xưa hết sức tỉ mỉ, công phu, sâu sắc, kết hợp con người với thiên nhiên qua nhiều triết lý với ý nghĩa tuyệt vời. Hãy đến Cung điện mùa hè, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thập Tam Lăng Nhà Minh, Điện Thiên Đàng (Temple of Heaven) và biết bao dinh thự, đền chùa, lăng tẩm và những hồ tự nhiên được bao bọc bởi những hoa viên, lâm viên rất thơ mộng, trang trí bởi những cây hòe, cây tùng, cây bách, hoa cúc, hoa tường vi, xen lẫn với những phiến đá vôi (limestone) đẹp lạ lùng, hiếm quý ! Có 4 khu di tích mà du khách nào đến Bắc Kinh cũng cần phải ghé thăm:
- Điện Thiên Đàn (Temple of Heaven): nằm ở phía Nam, gần Tử Cấm Thành, là 1 quần thể kiến trúc bằng đá cẩm thạch trắng được xây từ năm 1530 và tái thiết năm 1740. Đây là nơi thờ phượng và tổ chức cúng tế Trời Đất, lễ hội mà bạn cũng nên ghé thăm; nhất là để bạn có cơ hội xem thử kỹ thuật xây tường có khả năng làm âm vang tiếng nói rất nhỏ của 1 người đứng thật xa ở đầu này mà người khác ở đầu bên kia vẫn nghe được. Với kiến trúc hình tròn tượng trưng cho Trời ở phía bắc, hình vuông tượng trưng cho Đất ở phía Nam, nơi thờ Mặt trời ở phía đông, nơi thờ Mặt trăng ở phía Tây, khu nghi lễ dành cho Thiên Tử này mang ý nghĩa quan trọng rằng Vua là “con Trời” cai trị thần dân lẫn non sông đất nước. Tục truyền, vào ngày Đông Chí hàng năm, Vua sẽ nhịn ăn và tĩnh tâm 3 ngày trước khi đến đây cúng tế Trời Đất cho mưa gió thuận hòa, nông dân trúng mùa, mọi người ấm no.- Cung Điện Mùa hè: ở phía Tây Bắc Bắc Kinh, 1 công viên rộng 716 acres, cây cảnh xinh đẹp với đồi núi bao quanh 1 hồ rộng mát mẻ vì đây là nơi nghỉ hè của vua chúa từ thế kỷ 12. Nhà Minh & Thanh dùng nơi này làm vườn Thượng Uyển. Năm 1860, liên quân Anh-Pháp đốt phá hoàn toàn khu này nên năm 1888, Từ Hi Thái Hậu đã dùng ngân sách lẽ ra để xây dựng Hải quân TQ vào việc khôi phục lại Cung Điện Mùa hè này. Một chiếc thuyền bằng đá cẩm thạch ngay bên hồ chính là bằng chứng cho thấy sự lãng phí của triều đình Mãn Thanh!
Di Hòa Viên trong khu Cung Điện Mùa hè này là 1 quần thể kiến trúc tiêu biểu bao gồm nhiều nhà/ biệt thự trong 1 khu vườn mà cây cảnh, hồ cá và trang trí bên ngoài lẫn bên trong được thiết kế như một mẫu mực cho kiến trúc & kiến trúc cảnh quan Trung Hoa (Chinese Architecture & Chinese Landscape Architecture). Rất đáng thưởng ngoạn và học hỏi.
- Thập Tam (13) Lăng nhà Minh: trên 1 chu vi rộng lớn là lăng mộ đồ sộ của 13 ông vua triều Minh, đa số sơn đỏ hay vàng nhưng mộ thật của các ông thì khó ai biết được nơi nào. Đây là khu tập trung nhiều lăng mộ của các ông vua nhất và vẫn được bảo tồn đàng hoàng nhất TG. Triều đại Mãn Thanh đã lưu lại khá nhiều di tích tuyệt vời cho hậu thế ở thủ đô Bắc Kinh và cũng không thể không kể đến tác hại to lớn của Cách Mạng Văn Hóa đối với những di sản văn hóa quý giá này của TQ. Thế hệ trẻ TQ hôm nay đã hiểu rõ cái giá mà dân tộc TQ phải trả cho những “chính sách thử nghiệm điên rồ” của 1 chế độ cai trị.
“Ấn tượng” thứ tư với thủ đô Bắc Kinh là sinh hoạt về đêm của Bắc Kinh; đáng kể nhất là những shows nghệ thuật kết hợp giữa văn hóa truyền thống dân tộc và múa balê hiện đại. Bên cạnh những sinh hoạt truyền thống như ca kịch (Peking Opera), Bắc Kinh hôm nay có những bar/ clubs, pubs... của lớp trẻ & thế hệ mới. Chúng tôi chỉ đến xem 1 show trình diễn võ công Thiếu Lâm (Shaolin Kungfu) mà thực chất là những diễn viên múa balê hóa trang như những chú tiểu chùa Thiếu Lâm đang rèn luyện võ công bí truyền nổi tiếng của môn phái này. Sau đó, chúng tôi được tận hưởng nghệ thuật đấm bóp (massage) truyền thống TQ với giá là $ 15 USD cho mỗi 90 phút xoa bóp từ những cô gái quê lên thủ đô Bắc Kinh kiếm sống. Đặc điểm chính của nghệ thuật đấm bóp (massage) truyền thống TQ là bấm huyệt khắp thân thể, từ đầu xuống chân mà kết thúc là ngâm 2 bàn chân vào trong 1 túi thuốc bắc rồi lau khô và xoa bóp 2 bàn chân thật thoải mái sau 1 ngày đi bộ mỏi mệt. Đó là 1 trong những “ấn tượng sâu sắc nhất” của tôi ở thủ đô Bắc Kinh! Đêm sau, chúng tôi được chở đến xem xiếc Bắc Kinh (acrobatics) khá hay rồi được chở đi coi thủ đô Bắc Kinh về đêm (Beijing by night) và dạo phố đêm Vương Phủ Tĩnh (sau này Saigon cũng bắt chước với phố đêm chợ Bến Thành hay Quận 5!). Thực ra phố đêm Vương Phủ Tĩnh cũng chẳng có gì hấp dẫn cho dù pha trộn khá hay giữa "truyền thống" vs " hiện đại" rất đặc trưng của TQ nên nghe đâu sẽ thành khu phố đi bộ nổi tiếng nhất của thủ đô Bắc Kinh. Một anh chủ tiệm ăn cất giọng rao rất quen thuộc của TQ ngày xưa - y như rao phở hay mì gõ của dân mình. Cuối góc phố là 1 sân khấu lộ thiên để 2 diễn viên hát tuồng cổ (y như hát bội hay cải lương của Nam Bộ vậy) vừa phụ diễn văn nghệ để tạo không khí sôi động cho sinh hoạt buôn bán về đêm ở khu phố này, vừa muốn làm sống lại không khí của một góc phố thủ đô Bắc Kinh về đêm ngày xưa. 2 bên phố đêm Vương Phủ Tĩnh cũng chỉ là những tiệm ăn, hàng quán bán quần áo thời trang - mỹ phẩm với chất lượng Trung Hoa theo giá đôla Mỹ và xin đừng quên là “nói thách - trả giá” cũng là một trong những điều khá thú vị (hay khó chịu?) cho du khách khi mua bán với người Hoa. Hãy lựa kỹ, sẵn sàng trả giá và rất khó mà đổi lại. Có lẽ ai cũng biết thủ đô Bắc Kinh là kinh đô của “hàng nhái”, hàng giả đủ loại, đủ cỡ, đủ hạng. Thích xài đồ giả, “hàng nhái”, bạn hãy đến hàng chục trung tâm thương mại to lớn của thủ đô Bắc Kinh chuyên trị đồ giả, “hàng nhái” với đủ giá tiền và chất lượng khác nhau! Cứ hỏi tour guide, họ sẽ đưa bạn đi, tha hồ lựa và trả giá!
“Ấn tượng” thứ năm với thủ đô Bắc Kinh là hãy cố gắng thưởng thức nghệ thuật ẩm thực của Bắc Kinh, điển hình nhất là qua món vịt quay Bắc Kinh! Người Bắc Kinh rất tự hào về món ăn đặc biệt này nên cho dù du khách đang “dị ứng” với dịch cúm gia cầm (Avian/ bird flu) thì họ cũng nhất định sẽ “chiêu đãi” món vịt quay Bắc Kinh để du khách ít nhất một lần nếm qua mùi vị “có 1 không 2” này. Mặc kệ anh hướng dẫn viên du khách giới thiệu về nghệ thuật nuôi và vỗ béo chú vịt Bắc Kinh (hình như nói phét quá đáng?), riêng tôi sau khi nếm thử món vịt quay Bắc Kinh ở ngay tiệm ăn nổi tiếng nhất về món vịt quay Bắc Kinh có lịch sử trên 130 năm này thì thú thật là ...thua xa món vịt quay Bắc Kinh ở ngay các nhà hàng khu Chinatown ở Los Angeles mà tôi vẫn thường nhâm nhi. Món vịt quay Bắc Kinh ở ngay các nhà hàng khu Chinatown ở Los Angeles có da đỏ rực, thật dòn, không dính với thịt vịt.... khác hẳn món vịt quay Bắc Kinh ở Bắc Kinh này y như thịt ba rọi với da vàng ỏng không chút hấp dẫn! Có lẽ tôi đã quen với khẩu vị của Tàu VN hay Cali rồi? Cho dù các bà xẩm Bắc Kinh trong office của tôi luôn ca ngợi món vịt quay Bắc Kinh ở Bắc Kinh này như thế nào đi nữa, khách quan mà nói là tôi chê món vịt quay Bắc Kinh ở Bắc Kinh này. Tới thủ đô Bắc Kinh, thưởng thức nghệ thuật ẩm thực của Bắc Kinh là phải đến ăn 1 nhà hàng đặc biệt nấu toàn thức ăn của cung đình nhà Thanh với các cô phục vụ mặc quần áo của cung nữ, nô tì trong cung đình nhà Thanh nhưng sẽ được uống thử rượu Mao Đài nổi tiếng và nếu ai hút thuốc thì sẽ tập hút thử thuốc lá mà ông Đặng Tiểu Bình ưa hút. Có như vậy mới thấy được nghệ thuật hưởng thụ cầu kỳ, xa hoa của “dân chơi” thủ đô Bắc Kinh nói riêng, dân nhà giàu TQ nói chung. Có lẽ là tôi đã quen “khẩu vị” của các nhà hàng Tàu vùng Monterey Park, San Gabriel, Rosemead hay San Francisco nên hình như chẳng có món ăn nào ở thủ đô Bắc Kinh là ngon! Một điều mà ai cũng thấy là hình như người Hoa thích uống trà(có rất nhiều loại trà ngon được tẩm ướp cầu kỳ), ăn cháo trắng củ cải muối, hột gà luộc hay chiên vào buổi sáng và món gà vẫn là món ăn được ưa chuộng nhất cho dù cả thế giới phương Tây la làng trước hiểm họa của dịch cúm gia cầm mà “ổ” chính là TQ & VIỆT NAM - Thế mà tôi chẳng thấy ông TQ & VIỆT NAM nào sợ dịch cúm gia cầm. Họ vẫn ăn gà, vịt & bồ câu... tỉnh bơ. Vậy mới đáng sợ!
“Ấn tượng” thứ sáu với thủ đô Bắc Kinh là sự phân hóa giàu - nghèo; rõ rệt nhất là sự xuất hiện hàng ngàn cao ốc, khách sạn, thương xá & chung cư cao tầng (trên 3000 chung cư trên 30 tầng lầu) và vẫn giữ được những xóm nghèo như phố cổ Hutong ngay bên cạnh Tử Cấm Thành. Nói đến phố cổ Hutong là nói đến công tác giáo dục cho thế hệ trẻ và giới thiệu với du khách về những sinh hoạt đời thường & tập quán của dân nghèo TQ khi du khách được ngồi trên những chiếc xe lôi (pedicab) dạo quanh những ngõ ngách của 1 xóm lao động nghèo, vòng quanh 1 bờ hồ với liễu rủ thơ mộng - một hình thức bảo tồn văn hóa nghệ thuật & bảo tàng những công trình lịch sử rất đáng khen. Ở TQ hôm nay, thành phần thượng lưu (các nhà tỉ phú - USD + cán bộ cao cấp) và trung lưu (các thương gia triệu phú, cán bộ trung cấp, các đại diện thương mãi hay làm việc cho các công ty nước ngoài + xuất nhập khẩu, etc....) ngày càng nhiều hơn. Trên tạp chí Forbes đã có tên nhiều người TQ trong danh sách những người giàu nhất Á Châu & thế giới, như Li-Kashing, 3 anh em nhà họ Kwok & Liu, Stanley Ho, Nina Wang, Richard Li, chủ yếu là ở Hongkong, Macau & Thượng Hải- nay đã thuộc về TQ! Đa số những người Hoa giàu nhất Á Châu & thế giới này kinh doanh địa ốc, sòng bạc & giải trí, công nghệ thông tin nhưng người dân ở TQ đều biết thủ đô Bắc Kinh và bất cứ thành phố lớn nào ở TQ cũng có một số những người Hoa giàu nhất TQ mà không cần và cũng không hề muốn ai biết đến tài sản kếch xù thật sự của họ. Chính Thủ Tướng Chu Dung Cơ cũng rất đau đầu khi ông không biết phải làm sao để triệt hết tham nhũng ở TQ mà đành yêu cầu Bộ Chính Trị ĐCSTQ hãy dành sẵn cho ông một cổ quan tài khi ông bắt đầu tuyên chiến với ... tham nhũng ở TQ ! Ông Triệu Tử Dương đã từng nói là nếu như “sự kiện Thiên An Môn “ thành công thì TQ sẽ có ít nhất 2.5 triệu đảng viên ĐCSTQ bị xử bắn vì tội tham nhũng! Con cháu của những cán bộ đảng viên ĐCSTQ và những người Hoa giàu nhất đều được gửi đi nước ngoài học tập, khá đông trốn ở lại luôn và chỉ một số ít trở về tiếp bước cha ông. Một số “con ông cháu cha” này “quậy” kinh khủng, cùng với nhiều “đại gia” trong nước trở thành một tầng lớp giàu có + giai cấp “thượng lưu - quý tộc” mới hình thành hơn 20 năm qua ở TQ, là khách hàng chính yếu của những câu lạc bộ (clubs), bar hay nhà hàng - khách sạn “siêu sao” ở TQ hôm nay, nhất là trong những sinh hoạt ăn chơi về đêm hay trên những sân golf, những du thuyền lộng lẫy, hay trong những sòng bạc quốc tế ở Macau. Trong khi đó, lực lượng lao động trẻ từ nông thôn đã không chấp nhận nghèo khó nên cứ tiếp tục đổ xô về các đô thị lớn để tìm một công việc khá hơn hay hy vọng sẽ có tương lai sáng sủa hơn. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì, miễn có tiền để mà sống và nếu tằn tiện dành dụm dư chút đỉnh, họ lại chắt mót gửi về cho người thân ở quê nhà. Thực tế, lực lượng lao động này góp phần làm tăng thêm dân số và số người nghèo cùng với nhiều bài toán xã hội khác cho thủ đô Bắc Kinh. Rất nhiều người nghèo này đã là “nạn nhân” của biết bao trò lừa gạt và lợi dụng của kẻ giàu có ở các đô thị lớn. Ảnh hướng dẫn viên du lịch đã tâm sự với tôi: “Một bữa ăn phung phí của giai cấp “thượng lưu - quý tộc” ở thủ đô Bắc Kinh có thể nuôi sống 1 gia đình lao động nghèo khó ít nhất 1 tháng hay thậm chí 1 năm.” Sự phân hóa giàu - nghèo ở TQ ngày nay xem ra sẽ diễn biến phức tạp hơn khi mà TQ chưa tìm ra biện pháp “xóa đói giảm nghèo” nào hữu hiệu hơn cho cả đô thị lẫn nông thôn. Xem ra VIỆT NAM đã và sẽ học được từ TQ rất nhiều điều thú vị!
“Ấn tượng” thứ bảy với thủ đô Bắc Kinh là về công tác giáo dục, văn hóa- nghệ thuật. Bắc Kinh vừa là 1 trung tâm khoa học & văn hóa lớn nhất nước, với Viện Khoa Học TQ mà thành tựu nổi bật mới đây là sự kiện cơ quan Khoa Học & Kỹ thuật Không Gian TQ (CASC) đã đưa được con người lên không gian qua hỏa tiễn Thần Châu 5 và 6 (Shenzhou-5 & 6), tạo ra 1 niềm vui đầy tự hào cho hàng tỉ dân TQ khắp thế giới khi TQ nghiễm nhiên trở thành nước thứ 3 đưa con người vào vũ trụ, sau Mỹ & Nga. Bên cạnh Viện Khoa Học Xã Hội TQ và 1 thư viện Bắc Kinh đồ sộ đầy uy tín, Bắc Kinh có 2 trường đại học nổi tiếng nhất TQ là đại học Bắc Kinh & đại học Thanh Hoa - nơi đào tạo hàng chục vạn nhân tài, bác học & chuyên viên giỏi cho TQ hàng bao nhiêu năm qua. Bắc Kinh cũng là nơi tập họp nhiều nhất những công trình kiến trúc - văn hóa lịch sử quy mô, huy hoàng và có giá trị nhất TQ; nhất là những cung điện, đền đài, chùa chiền. Kiến trúc Bắc Kinh ngày nay có thể kể đến Đài Truyền Hình, Trung Tâm Triển Lãm Quốc Tế, Nhà Hát Kịch là những công trình xây dựng mới và cũng là những trung tâm văn hóa chính phục vụ đời sống tinh thần của trên 13 triệu dân Bắc Kinh .
“Ấn tượng” thứ tám với thủ đô Bắc Kinh là vấn đề dân số, công ăn việc làm và chủ trương cho công nhân viên về hưu sớm. Nạn nhân mãn là vấn nạn quan trọng hàng đầu của TQ với nạn thất nghiệp luôn đe dọa người dân TQ và kéo theo biết bao bài toán xã hội nan giải khác. Người Hoa có mặt khắp mọi nơi trên thế giới và vẫn tiếp tục di dân thường xuyên qua nhiều hình thức khác nhau, kể cả chuyện kết hôn giả, lấy chồng Đài Loan hay Hoa Kiều y hệt VN. Làn sóng di dân từ nông thôn lên thành thị vẫn ồ ạt tiếp diễn. Chương trình hạn chế sinh đẻ “1 con/ gia đình” xem ra vẫn là biện pháp “tối ưu”. Ai muốn có thêm con thì hãy sẵn sàng vui lòng “đóng góp” - nộp phạt ! Tất cả lao động trên 45 tuổi (trừ thành phần lãnh đạo hay cán bộ nòng cốt !) sẽ được mời nghỉ hưu sớm, hưởng trợ cấp khoảng 800 Yuen/ tháng để nhường job cho lớp trẻ. Thế hệ trẻ đang thay đổi Bắc Kinh và có thể nói: ở Bắc Kinh này, thế hệ trẻ đang cật lực chiến đấu với những bất công, bất cập, bất hợp lý của thế hệ già nua bảo thủ nhưng vẫn phải nể trọng, kính sợ họ vì đó là "truyền thống" quen thuộc của văn hóa phương Đông.
Sự khác biệt giữa thế hệ già và trẻ. Giới trẻ TQ ngày nay đã có 1 cái nhìn & cách sống khác hơn thế hệ cha anh của họ; từ quan niệm sống thực tế - lý tưởng đến chuyện ăn mặc, yêu đương, giải trí, xài cellular phone + internet + games online, etc.. Điều quan tâm của lớp trẻ TQ ngày nay cũng là bất mãn lớn nhất hiện nay là những bất công xã hội; trong đó vấn đề tìm kiếm việc làm và cơ hội tiến thân là bức xúc nhất. “Nhất thế, nhì thân, thứ 3 là phải đút lót tiền bạc (tham nhũng - hối lộ), thứ 4 là phải phấn đấu vào Đảng, thứ 5 là phải thật sự “ưu tú” thì may ra mới kiếm được job hay “thăng quan tiến chức”. Với dân nghèo và ít học thì quả là nan giải. Lớp già luôn kêu gọi sống “lý tưởng”, “lương thiện” theo “đạo đức cách mạng” hay theo Nho - Khổng (đang được phục hồi) song thực tế cuộc sống hôm nay ở TQ là phải chạy theo vật chất và chủ nghĩa thực dụng rất ư là chật vật.
“Ấn tượng” thứ chín với thủ đô Bắc Kinh là vấn đề giao thông và giải quyết nạn kẹt xe. Cũng như hầu hết thành phố lớn đông dân khác trên thế giới, vấn đề giao thông và giải quyết nạn kẹt xe là 1 bài toán nan giải cho thủ đô Bắc Kinh. Lái xe ẩu và yếu, không tuân theo luật giao thông, coi thường tánh mạng con người là nguyên nhân gây tai nạn giao thông rất nhiều ở TQ. Bắc Kinh đã nghiêm cấm xe gắn máy nên cũng giảm bớt nạn kẹt xe và tai nạn giao thông rất nhiều. Trong 10 năm qua, hệ thống xa lộ cao tốc (freeway & highway), cầu đường đã được ráo riết xây dựng, mở rộng, nâng cấp thường xuyên và nhiều hơn các thành phố lớn đông dân khác của TQ vì thủ đô Bắc Kinh là nơi tổ chức khá nhiều hội nghị quốc tế quan trọng và họ cũng đang chuẩn bị cho Olympic 2008. Mặc dù đường sá nội ô cũng được ráo riết xây dựng, mở rộng, nâng cấp thường xuyên và nhiều hơn nhưng vẫn không thể giải quyết được nạn kẹt xe. Phương tiện giao thông công cộng nhiều hơn, đặc biệt là xe bus phục vụ du khách nước ngoài đã được chế tạo & sản xuất nhiều hơn, vừa đẹp hơn vừa tiện nghi + sạch sẽ nhiều hơn xưa để kịp đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng bùng nổ ở TQ. Tất cả sân bay, bến cảng, trạm xe lửa đều đang đổi mới, tân trang và tu bổ nhưng yếu tố “con người” với những thói quen/ tập quán + tác phong làm việc vẫn chưa thay đổi. Nhân viên phục vụ của hầu hết công ty hàng không, đường thủy, đường sắt, đường bộ vẫn là những công chức vừa yếu ngoại ngữ, vừa quan liêu lại vừa lười biếng và tinh thần phục vụ rất tệ! Cụ thể là Air China, bạn thử đi rồi sẽ biết; nhất là khi bạn phải chuyển máy bay thì bạn sẽ thấm thía nỗi nhọc nhằn khi phải tiếp xúc với công nhân viên của các công ty quốc doanh (y hệt Việt Nam nước ta!). Kỹ thuật xây dựng cầu đường đã được cải thiện rất nhiều nhưng có lẽ do nhân công TQ quá rẻ nên ngoài các phương tiện cơ giới, TQ vẫn tận dụng tối đa lực lượng lao động thủ công nhằm vừa giải quyết công ăn việc làm, vừa đào tạo lực lượng lao động mới sẵn sàng xuất khẩu sang thị trường xây dựng ở nước ngoài?
“Ấn tượng” thứ mười với thủ đô Bắc Kinh là công tác quy hoạch, xây dựng và kiến trúc đô thị; đặc biệt là việc giải tỏa & đền bù cho dân, bảo tồn & bảo tàng các di tích lịch sử. Bắc Kinh cũng là trung tâm giao lưu & giao dịch thương mãi giữa TQ thế giới và cũng là “trái tim & linh hồn” của chính trị & xã hội TQ nên Bắc Kinh cũng xây thêm rất nhiều tòa nhà chọc trời làm cao ốc văn phòng, thương xá, chung cư. Chính sách quy hoạch, quản lý đô thị và luật xây dựng của thủ đô Bắc Kinh khá chặt chẽ, quy củ và ngày càng hợp lý hơn, chính quyền cũng quan tâm nhiều hơn đến môi sinh và con người. Rất nhiều khu xóm nghèo đã được giải tỏa để thay thế bằng thương xá, chung cư hay khu biệt thự mới khang trang, xinh đẹp hơn. Điểm đặc biệt mà nghe qua cũng rất đáng khích lệ là chính sách đền bù khi giải tỏa khá hợp tình, hợp lý cho 2 bên: người chủ mới vừa trả tiền người chủ cũ theo giá thỏa thuận, vừa giúp người chủ cũ tìm chỗ ở mới và sau khi xây dựng xong thì người chủ mới sẵn sàng dành ưu tiên cho người chủ cũ được chọn mua 1 chỗ ở hay 1 nơi buôn bán ngay trên nền nhà cũ của họ sau khi xây dựng xong. Như vậy sẽ không mất lòng hay thiệt thòi ai hết. Cho dù đất ở thủ đô Bắc Kinh rất đắt đỏ nhưng họ vẫn lưu tâm đến cảnh quan nên cây xanh luôn được trồng thêm, hồ nước trong mát sạch sẽ cũng nhiều hơn để phần nào bớt ô nhiễm. Bắc Kinh là 1 trong những nơi mà ô nhiễm môi trường trầm trọng nhất TG ! Điện và nước sạch vẫn bị cúp và hạn chế khi mức tiêu xài quá tải. Nước thải, rác và chất thải vẫn chưa được xử lý đúng mức như hầy hết các nước văn minh khác. Không khí cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thành phố luôn ồn ào, náo nhiệt vì ngay như người Hoa cũng thích nói lớn tiếng, cũng ưa bóp kèn inh ỏi như dân VN. Phương tiện giao thông công cộng và hệ thống cầu đường cũng được ráo riết xây dựng, mở rộng, nâng cấp thường xuyên và nhiều hơn ra ngoại ô và các vùng lân cận nhưng vẫn không thể giải quyết được nạn kẹt xe như hầu hết đô thị lớn khác trên TG. Những “trọng điểm du lịch” là nơi được quan tâm đầu tư cho xây dựng và kiến trúc nhiều nhất. Một thói quen rất phổ biến của người Hoa là phơi quần áo ngoài trời nên cho dù ở các chung cư sang trọng thì bạn vẫn sẽ thấy đủ màu, đủ cỡ cờ xí rợp trời không thua gì trụ sở LHQ!
“Ấn tượng” thứ mười một với thủ đô Bắc Kinh là sự khác biệt rõ ràng giữa 1 trung tâm chính trị/ hành chính - văn hóa với các thành phố khác của TQ là tính bảo thủ đậm đặc truyền thống. Theo tôi, nếu như Thượng Hải là 1 trung tâm thương mại - giao dịch y như Saigon nên người dân Thượng Hải giỏi buôn bán, giao tế, lanh lợi, sắc sảo và chịu ảnh hưởng Tây Phương khá rõ nét thì thủ đô Bắc Kinh là 1 trung tâm chính trị - văn hóa - giáo dục & khoa học kỹ thuật của TQ y như Hà Nội nên người Bắc Kinh có vẻ bảo thủ hơn, kín đáo và thâm trầm hơn. Đôi lúc, tôi cảm thấy có lẽ người Bắc Kinh vốn dĩ quá tự hào về ...địa phương của mình (thủ đô của cả nước = cái rốn của vũ trụ = con Trời!), cứ cho rằng họ vượt trội & văn minh hơn các thành phố khác nhưng thực tế là họ cũng có quá nhiều người thích sống ... lè phè, bê bối, thiếu trách nhiệm, và nhất là thích hút thuốc, vừa uống trà vừa nói phét chứ đâu phải ai trong họ cũng đều ....giỏi hơn ai hết! Đừng quên thủ đô Bắc Kinh hôm nay cũng là nơi tập họp rất đông dân tứ xứ đổ xô về đây ăn học, sống & làm việc như bất kỳ người Hoa nào khác, vẫn có những thứ xô bồ, tạp nham và bê bối như bất kỳ thành phố lớn nào khác trên thế giới chứ không phải hoàn toàn “ưu việt” như người Bắc Kinh vẫn lầm tưởng. Một trong những bệnh rất phổ biến của người Hoa ở Bắc Kinh là thái độ thiếu/ vô trách nhiệm, ích kỷ, chỉ biết quyền lợi của họ mà bất chấp quyền lợi người khác, sống thiếu vệ sinh và thiếu ngăn nắp, thiếu thành thật và lịch sự với du khách và người nước ngoài. Có lẽ khá nhiều người Hoa trong bọn họ nghĩ là "con Trời" và ở giữa(trung tâm) vũ trụ nên coi những nước nhỏ như VN của tôi chẳng ra gì? Bởi vậy, tôi cũng chẳng coi họ ra gì khi mà họ có quá nhiều điều khó ưa!
“Ấn tượng” thứ mười hai với thủ đô Bắc Kinh là nghệ thuật massage TQ; đặc biệt là việc ngâm bàn chân trong thùng "thuốc Tàu" trước khi được xoa bóp và bấm huyệt (?). Với $20 USD/ giờ massage, bạn sẽ được các cô gái từ miền quê ra thủ đô xoa bóp, bấm huyệt hoàn toàn lành mạnh và không quá mạnh bạo như Thái Massage nên nhiều phụ nữ cũng thích lắm. So với Tây An + Thượng Hải thì massage ở Bắc Kinh vừa rẻ (cạnh tranh?), vừa phục vụ lịch sự bởi các cô gái trẻ đẹp nhưng không nói được tiếng Anh nhưng vấn đề vệ sinh thì bạn hãy cẩn thận. Tuyệt đối đừng bao giờ nghĩ đến chuyện chơi gái bậy bạ vì công an Bắc Kinh đã từng dạy cho những du khách "hám của lạ" nhiều bài học nhớ đời và con gái Bắc Kinh cũng rất khó tin cậy ! Hãy cẩn thận.
“Ấn tượng” thứ mười ba mà tôi ghét nhất là trò lừa gạt du khách khi đi tour ở TQ:du khách bị hướng dẫn viên địa phương buộc phải ghé vô những tiệm buôn thuốc Tàu ở Đồng Nhân Đường, nữ trang, trà(chè)... Đừng mua bất kỳ món gì vì mua là sẽ hối hận bởi giá nào cũng ...hố, hàng nào cũng ...dỏm, chổ nào cũng ...xạo và lừa gạt ! Ai cũng thấy sự phồn thịnh của các đô thị lớn và kinh tế phát triển vượt bậc ở TQ hôm nay chính là do công lao động cần cù, chịu khó của người dân TQ với đồng lương rẻ mạt(vẫn khá hơn VN?) nhưng TQ hôm nay bắt chước y hệt "quốc sách" của Đài Loan: ra sức mánh mung chôm chỉa, toàn dân chạy theo đồng tiền nên từ Đảng đến dân, già hay trẻ đều bất chấp tất cả miễn sao kiếm được nhiều tiền là OKay ! Nếu như trước đây họ "lý tưởng" bao nhiêu thì bây giờ họ "thực tế" bấy nhiêu; họ trở nên ích kỷ hơn, lưu manh thủ đoạn hơn, mồm mép gian xảo hơn, sẳn sàng vứt tất cả đạo lý, sách vở thánh hiền... cho dù họ vẫn đưa Khổng Tử, Lão Tử, Tô Đông Pha, Lý Bạch... hay Thiếu Lâm, Võ Đang, Thái Cực Quyền... ra quảng cáo như một "sản phẩm" văn hoá truyền thống lâu đời. Tiếp xúc và làm việc chung với loại người Hoa xấu xí này ở Đài Loan và TQ rồi, tự dưng tôi thấy họ đáng sợ hơn; nhất là lớp trẻ hôm nay ở TQ & ĐL đều chỉ làm gì có lợi cho họ thì họ làm ...tuốt tuồn tuột! Du lịch TQ vài ngày thì khó nhận biết hết những "ấn tượng" tốt-xấu này vì du khách chỉ thấy sự chào mời đon đả, nụ cười trên môi xinh như tài tử ciné... Xã hội nào cũng có những "mặt trái"; kể cả VN nước tôi.
Trên đây là vài “ấn tượng” sâu sắc nhất về Bắc Kinh vào năm 2005. Như mọi thành phố lớn khác trên thế giới, thủ đô Bắc Kinh của người Hoa hôm nay cũng có nhiều điều hay rất đáng yêu và đáng học hỏi nhưng cũng có nhiều điều vẫn ….không hay, rất đáng ghét và cần được sửa đổi ! Nếu thủ đô Bắc Kinh là Hà Nội thì Thượng Hải là Sàigòn và Tây An (Xi'An) có thể xem như là Huế của Việt Nam.
Tây An (Xi’An) hôm nay - Trường An ngày xưa:Sáng ngày thứ 6, chúng tôi lên phi cơ China Eastern Air bay đi Tây An (Xi’An) tức là kinh thành Trường An của 11 triều đại trước đây; như Huế của VN vậy. Phải nói là các cô tiếp viên đều có làn da trắng mịn nhưng nói tiếng Anh hơi kém và hành khách chỉ có nước uống & đậu phọng. Xuống phi trường, mưa tầm tã đổ xuống nên ngồi trên xe bus đi vô thành phố mà chỉ thấy làng mạc với ruộng đồng, phố xá và bức trường thành bao quanh thành phố qua làn mưa. Theo cô hướng dẫn viên du lịch địa phương (mập, lùn, nói tiếng Anh giọng Texas khá sõi) thì Trường An là kinh đô đầu tiên và lâu dài nhất của TQ, có thể xem là khởi thủy của nền văn minh TQ với những cổ thành và di tích lịch sử còn tồn tại đến nay. Tây An là thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây nằm giữa bình nguyên TQ. Tôi vừa than đói bụng thì cô bảo là sẽ đưa chúng tôi đi ăn dumpling - món ăn trứ danh nhất Tây An. Phố xá nơi đây trông giống VN hơn; nhất là các cửa tiệm hao hao Chợ Lớn nhưng ít xe đạp, xe gắn máy hơn.May mắn làm sao khi chúng tôi vưà đến địa điểm tham quan đầu tiên là chùa Big Wild Goose (Đại Ngan? hay Từ Ân Tự do Đường Thái Tông xây vào năm 625) thì mưa cũng bớt đi một chút. Cô hướng dẫn viên du lịch là người Tây An nói tiếng Anh khá lưu loát nhưng với những tên gọi địa danh và Phật giáo thì có lẽ quý vị nào rành sử & văn hóa Tàu thì biết chứ tôi thật sự không biết dịch sang tiếng Việt làm sao cho ổn? Nghe nói Huyền Trang đươc đón tiếp long trọng sau khi đi thỉnh kinh về và được vua xây cho nơi này để dịch kinh Phật. Khu này bao gồm 1 ngôi tháp hình vuông cao 64m là nơi mà Đường Cao Tông xây cho Đường Tam Tạng, 1 lăng mộ của Đường Tam Tạng và 1 ngôi chùa gồm nhiều dãy nhà mà đa số đã được bảo tồn và tân trang khá chu đáo với cảnh quan (landscape) được chăm sóc rất đẹp. Tây An còn có 1 tháp Tiểu Ngan (Small Goose) nhỏ hơn do Đường Trung Tông xây, 1 Tháp Chuông (Bell Tower) xây từ đời Minh, 1 nhà thờ đạo Hồi và quanh đây còn có rất nhiều đền đài, tháp cổ rất đẹp nhưng do trời mưa lấp phất nên chúng tôi chỉ chụp hình/ quay phim hay đành ngồi trên xe bus mà ngắm nghía chứ không ai muốn xuống xe vào tận nơi chiêm ngưỡng và tìm hiểu thêm chi tiết. Nghe nói Võ Tắc Thiên trùng tu khu tháp này nhưng tôi không thuộc sử Tàu nên cũng đành nghe cô hướng dẫn viên nói thao thao y như ...vịt nghe sấm. Thực lòng mà nói thì kiến trúc tháp khôngcó gì đặc sắc nhưng vào thời kỳ đó mà TQ xây được tháp cao như vậy thì cũng đáng nể rồi. Phải nói TQ biết đầu tư và khai thác tận tình những di tích lịch sử để kinh doanh du lịch qua tài "xạo" về lịch sử lâu đời của TQ nhưng khoái 1 điều là các hướng dẫn viên dám nói thẳng là chính chế độ CS đã phá hoại khá nhiều di tích lịch sử - văn hoá lâu đời của TQ; nhất là thời kỳ "cách mạng văn hoá". Có lẽ bây giờ họ mới ý thức được giá trị về lịch sử - văn hoá lâu đời của TQ.Xe chạy 1 vòng qua khu trung tâm và dọc theo bờ tường của cổ thành rồi vào khu trung tâm với những buildings mới, cao, khang trang và tấp nập hơn; nhất là các khách sạn, khu shopping quanh các bùng binh lớn. Xe cộ cũng chen chúc nhưng không ồn ào tiếng còi inh ỏi như Saigon. Về khách sạn Goldstone khi cơn mưa vẫn trút xuống nặng hạt nên chúng tôi đành nghĩ ngơi rồi theo đề nghị của cô hướng dẫn viên du lịch, chúng tôi quyết định đi xem show “Dương Quý Phi” ở rạp hát Shanxi Grand Opera House) sang trọng nhất Tây An ngay khu trung tâm Tây An. Vé khá đắt nên hầu như khách đến xem là du khách ngoại quốc. Có thể nói show “Dương Quý Phi” là sự mô phỏng các show ở Las Vegas, kết hợp giữa tuồng cổ TQ và Opera + ballet của phương Tây, diễn viên rất đẹp và chuyên nghiệp, nội dung lịch sử nhưng hình thức trình bày rất hiện đại. Bạn ghé Tây An thì nhất định phải ghé xem show “Dương Quý Phi” với vũ khúc Nghê Thường đời nhà Đường này. Cô hướng dẫn viên du lịch cũng cho biết Tây An có 1 xưởng phim rất lớn với nhiều bộ phim truyện nổi tiếng và có nhiều đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, nhất là môn kịch truyền thống TQ. Sau đó, theo đề nghị của cô hướng dẫn viên du lịch, chúng tôi bước qua nhà hàng bán dumplings nổi tiếng nhất Tây An. Thú thật thì tôi không thấy 19 loại dumplings có gì đặc biệt như lời giới thiệu của cô hướng dẫn viên du lịch và cô tiếp viên xinh đẹp tên Moon (Nguyệt ?) của nhà hàng này vì 19 loại dumplings cũng chỉ là thịt bọc trong bột rồi hấp hay thả trong nồi súp mà thôi. Món ăn tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Tây An này vẫn chẳng có gì xuất sắc hơn dumplings mà tôi đã từng ăn ở Chinatown của Los Angeles hay San Francisco!
Sáng hôm sau, chúng tôi thức dậy sớm để kịp đi xem 3 di tích nổi tiếng nhất Tây An là khu cổ thành phía Nam, khu cung điện của Dương Quý Phi và khu bảo tồn các hầm tượng binh mã của Tần Thủy Hoàng. * khu cổ thành phía Nam: thực ra các triều đại TQ đã từng chọn Tây An làm kinh đô đã xây dựng bức tường thành vĩ đại chạy dài bao quanh Tây An với nhiều lầu canh thật nguy nga, lối đi rộng lớn với các loại pháo và vũ khí thật cổ của TQ. Từ trên này nhìn xuống có thể trông thấy phần nào sự nhộn nhịp của 1 thành phố đang phát triển mà điều đáng khen nhất là TQ đã biết trân trọng cái cũ để kết hợp hài hòa với cái mới, không bị hỗn loạn và không quá xô bồ. So với Bắc Kinh và Thượng Hải, đời sống kinh tế Tây An vẫn chậm hơn ít nhất 15 – 20 năm. Trên đỉnh tường thành là nhiều chốt canh và lối đi rộng lớn nối liền 4 cửa chính ở 4 hướng chính. Xuống cầu thang đi vào một phòng ở cửa thành phía Nam, chúng tôi được “tiếp thị” ngay một sinh hoạt rất phổ biến của người Hoa: phong thuỷ. Các cô “tiếp thị” bằng 10 phút chiếu phim miễn phí về lý thuyết và chứng minh hiệu quả “đáng tin cậy” của phong thuỷ rồi sau đó là sự mời gọi nhiệt tình của các cô “tiếp thị” những sách báo, DVDs và sản phẩm về phong thuỷ(nói thật là nghe các cô "xạo" quá nên chẳng du khách nào mua món gì mà chỉ lo ngắm các cô trang điểm quá xinh!). Rời nơi đây, chúng tôi vẫn còn nhớ khả năng Anh Ngữ khá lưu loát của các cô “tiếp thị” này rồi chợt nghĩ: du lịch Việt Nam của chúng ta cần phải lưu ý đến khía cạnh này vì trình độ ngoại ngữ của du lịch VN hãy còn yếu lắm ! Tượng ngọc mỹ nhân Dương Quí Phi tại Hoa Thanh Trì
* khu cung điện của Dương Quý Phi: nằm khá xa thành phố Tây An nhưng thật tấp nập với quá nhiều đoàn du khách ngoại quốc và trong nước. Khu cung điện của Dương Quý Phi là một “quần thể” kiến trúc và cảnh quan rất hài hòa, độc đáo và tiêu biểu cho sự nhất quán trong thiết kế kiến trúc Trung Hoa. Từ cổng vào hồ nước với tượng của Dương Quý Phi đã thấy hoa vạn thọ nở rực và hang liễu rũ rất nên thơ. Hàng chục dãy nhà được tân trang và bảo tồn khá chu đáo; nhất là khu hồ tắm của Dương Quý Phi và khu nhà nghĩ mùa hè của Tưởng Giới Thạch trước đây. Bạn vào đây sẽ tha hồ được nghe rất nhiều truyện kể về Dương Quý Phi và Tưởng Giới Thạch với tất cả xa hoa nhưng điều làm tôi thất vọng nhất là hình ảnh thật sự về “người đẹp” Dương Quý Phi không giống như điều mà tôi tưởng tượng về nàng bấy lâu nay - nàng tròn trịa y như cô hướng dẫn viên du lịch địa phương! Bữa ăn trưa ở nhà hàng ngay đối diện khu cung điện của Dương Quý Phi cũng không ngon cho dù các cô tiếp viên chưng diện theo kiểu Dương Quý Phi ngày xưa hầu tiếp khá chu đáo, lịch sự. Trước nhà hàng cũng bán đủ loại trái cây, quà bánh cho du khách với giá khá cao. Đặc biệt là xem họ làm mì sợi từ cục bột.
* khu bảo tồn các hầm tượng binh mã của Tần Thủy Hoàng: ngay sau đó, chúng tôi đến khu bảo tồn các hầm tượng binh mã của Tần Thủy Hoàng gần khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng mà cô hướng dẫn viên du lịch cho rằng đây có thể xem là “kỳ quan thứ 8” của con người. Từ bãi đậu xe, chúng tôi phải đi bằng xe tram vào trong 5 khu chính đã được khai quật từ năm 1970 nhưng nay đã tạm ngưng và được làm mái che để tiếp tục bảo quản. Nghe nói 1 anh nông dân tình cờ phát hiện khu mộ cổ này khi đào giếng và các nhà khảo cổ đã khai quật rồi thấy trên 6000 pho tượng cùng xe ngựa và vũ khí này nhưng sau khi lộ thiên thì chúng sớm bị huỷ hoại nên chính quyền quyết định tạm dừng và các pho tượng này được bảo quản kỹ hơn dưới mái che khổng lồ. Bước vào khu đầu tiên (lớn nhất, với kích thước tương đương một sân vận động có mái che cỡ lớn), ai cũng phải ngạc nhiên trước hàng ngàn tượng đất (terra cotta) gồm binh tướng, xe ngựa được tái phục hồi với kích thước y như …“quân đội của Tần Thủy Hoàng” thật ! Người ta vẫn muốn nói cho chúng tôi biết rằng Tần Thủy Hoàng là 1 ông vua đã có công thống nhất TQ tuy rằng ông ta là “bạo chúa” đã giết biết bao “trí thức” và đốt sách, đã giết biết bao người dân trong việc xây Vạn Lý Trường thành và tất cà những ai đã xây mộ cho ông ta để không ai có thể tiết lộ mộ thật của Tần Thủy Hoàng bây giờ ở đâu nhằm tránh sự trả thù. Hãy đến đây để thấy sự tàn ác khủng khiếp của 1 ông hoàng đế nổi danh bậc nhất TQ (y như Mao và chế độ Cộng Sản), đồng thời cũng thấy sự khéo léo tài hoa và lao động cực nhọc của biết bao người dân TQ đã phục vụ cho ông ta. Ra khỏi 5 khu này, chúng tôi được đưa ngay đến 1 khu “chợ trời” kế bên mà chúng ta có thể mua bưu thiếp (Postcard), tập ảnh, sách báo, tượng đủ loại đủ kích thước với giá chỉ gần 1/3 hay ½ giá bán bên trong khu bảo tồn lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
Khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cũng không được khai quật nhưng có lẽ châu báu ở đó đã được Nhà Nước CSTQ "đặc biệt quan tâm".
Trên đường về lại Tây An, chúng tôi đi qua một khu rừng khá đẹp và đươc ghé qua 1 xưởng mỹ nghệ chuyên sản xuất các loại tượng binh tướng, xe ngựa của Tần Thủy Hoàng, các loại đồ gốm, sành sứ, tranh sơn thủy và sơn mài, thư pháp, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đủ loại đủ kích thước, với giá quá cao dành cho du khách ngoại quốc. Xưởng mỹ nghệ này có 1 nhà hàng rất sang trọng với các đặc sản của Tây An nên chúng tôi có được 1 bữa cơm trưa khá thịnh soạn ngay bên cạnh một hồ cá và sen hồng với liễu rủ rất đẹp và thơ mộng. Tiếc là trời lại mưa nên chúng tôi không được đi xem khu rừng bia mà cô hướng dẫn viên du lịch cho rằng đây là một “kho tàng sách khắc trên đá”của nhiều nhà thư pháp nổi tiếng ghi lại nhiều sự kiện lịch sử và nhiều đia danh nổi tiếng. Chúng tôi đành ghé vô Viện Bảo Tàng Lịch Sử Thiểm Tây với các di tích văn hoá đời Đường, như các dụng cụ bằng đất sét, đồng, sắt; nhất là đồ sứ và 1 bộ xương người tiền sử (người Lantian xuất hiện trước cả người vượn Bắc Kinh) có tuổi 1.15 triệu năm mà qua đó khẳng định Tây An còn là 1 trong những cái nôi của loài người. Theo cô hướng dẫn viên du lịch, Tây An còn là nơi đã phát minh ra nhiều phát minh quan trọng của TQ và nhân loại, trong đó có …tên lửa và máy tính ! Theo cô hướng dẫn viên du lịch,tuy là 1 thành phố lớn của TQ nhưng vùng Tây Bắc này hôm nay vẫn còn nghèo khó và lạc hậu hơn Bắc Kinh đến 25 năm. Ấn tượng nhất về Tây An hôm nay chính là thái độ hiền hòa, chất phác của người dân ở đây; hình như vì họ còn …nhà quê hơn Bắc Kinh và Thượng Hải ? Họ cũng ít bon chen, môi mép hơn và hình như vẫn tự hào về một quá khứ vàng son rực rỡ của Trường An dạo nào ? Có 1 điểm giống hệt VN: hình như con gái ở đây cũng muốn lấy chồng "ngoại"; nhất là thích đi Mỹ.
Diễn viên trong trang phục cung tần mỹ nữ thời Đường biểu diễn trên sân khấu. Tối hôm ấy, chúng tôi rủ nhau dạo phố Tây An về đêm. Trên kệ sách báo của 1 tiệm sách, tôi bắt gặp vài cuốn báo ảnh nude chụp hình người đẹp TQ khá nghệ thuật tuy không sắc sảo như Playboy của Mỹ. Tháp chuông Tây An treo đèn sáng choang, lớp trẻ shopping khá đông vui, du khách cũng vui lây...
Thượng Hải – Hàng Châu – Tô Châu:
Chúng tôi lên xe bus đi khá xa về Thượng Hải. Thượng Hải đúng là New York của TQ, xứng đáng là trung tâm thương mại và là nơi mà sông Trường Giang đổ ra biển nên đó cửa khẩu quan trọng nhất của TQ. Đến cửa ngỏ vào Thượng Hải, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là hang ngàn cao ốc chọc trời nhưng không quá san sát nhau như New York mà chủ yếu là nằm ven song hay ngay sát biển với nhiều xa lộ mà vẫn kẹt xe khủng khiếp y như Mỹ.
Anh hướng dẫn viên du lịch người Thượng Hải nhưng nói tiếng Việt rất lưu loát, lanh lợi và sành sõi vô cùng. Giới thiệu về Thượng Hải với niềm tự hào, anh ấy đưa chúng tôi đến khu tô giới Anh – Pháp - Mỹ để bắt đầu nói về lịch sử hình thành và phát triển Thượng Hải từ thời …Xuân Thu Chiến Quốc ! Khi nói đến thời Mãn Thanh rồi tô giới và nền Cộng Hoà phôi thai hình thành sau Cách Mạng Tân Hợi 1913 đã đẩy Thượng Hải liên tục phát triển để trở thành trung tâm thương mại tầm cỡ quốc tế của TQ. Tiếc là anh phải tạm ngưng thuyết trình để đưa chúng tôi vào ăn trưa ở một nhà hang trong khu tô giới Mỹ. Sau đó, chúng tôi lên đường đi Tô Châu và Hàng Châu.Tô Châu là một thành phố nhỏ hơn nhưng rất đẹp và nổi tiếng về lịch sử & văn hoá; nhất là tiếng đồn về …người đẹp Tô Châu ! Anh hướng dẫn viên du lịch đưa chúng tôi đến ngay bờ sông Tô Châu, đi dạo phố 2 bên bờ sông, nghe tiếng nhạc cổ TQ réo rắt từ quán trà, tiếng rao hang… rồi bước xuống ghe để nhẹ nhàng trôi trên mặt nước qua những chiếc cầu vồng lớn nhỏ, giữa 2 bên phố xá cổ xưa, thật bình yên, lãng mạn, thơ mộng, y hệt như Venice bên Ý. Xa hơn là sông Trường Giang và bình nguyên Thái Hồ, cảnh đẹp thiên nhiên quá nên thơ và hữu tình ! Bước lên 1 chiếc cầu đá, nhìn xuống phố xá, nhà cửa, vào viếng chùa miếu Cheng Huang (Thần Hoàng ?) với cây cảnh chung quanh xanh tươi thơ mộng mới thấy Tô Châu đẹp thật !
Tô Châu nổi tiếng với tơ lụa nên chúng tôi đến ngay 1 xưởng tơ lụa để xem quá trình sản xuất tơ tằm và các sản phẩm từ con tằm nhả tơ. Kế bên là hàng thêu và mỹ nghệ, đặc biệt là hàng bánh kẹo & hoa quả (một loại hoa mai và quit, lê) độc đáo của Tô Châu. Ăn cơm tối xong, chúng tôi dạo phố Tô Châu về đêm. Các cửa hàng bày trí sang trọng y như Mỹ nhưng đa số nhân viên không nói & hiểu được tiếng Anh nên đó là trở ngại rất lớn cho chúng tôi. Thích nhất là DVDs phim Tàu & ngoại quốc (kể cả phim mới nhất ở Mỹ) chỉ bán 5 Yuen/ disk - rẻ quá ! Phụ nữ mê mệt với các tiệm thời trang. Nếu thích, bạn có thể tham dự show trình diễn thời trang cũng hấp dẫn nhưng coi bộ người Tô Châu không thích lắm? Sáng hôm sau, chúng tôi được ăn buffet rất ngon trong khách sạn trước khi đến viếng chùa Hoàng Sơn (Hanshan) rồi ghé thăm hoa viên của gia đình họ Liu. Ở đây, chúng tôi không chỉ thích thú với hồ cá, cây cảnh mà mỗi khung cửa & cửa sổ bằng gỗ hay gạch có 1 hình dạng khác nhau, vách và mái đều rất đơn sơ nhưng cho thấy kỹ thuật và nghệ thuật của người thợ xây dựng Trung Hoa quả là bậc thầy. Chúng tôi thắc mắc về …người đẹp Tô Châu thì anh hướng dẫn viên du lịch thành thật khai báo: người đẹp Tô Châu hôm nay đã đi lấy chồng ngoại quốc và Đài Loan hết rồi ! Nghe sao buồn quá, y hệt Việt Nam của tôi. Hèn gì, chúng tôi đến Tô Châu mà chưa thấy người đẹp Tô Châu nào hết. Tô Châu bây giời cũng quy tụ khá nhiều cư dân từ địa phương kéo về đây lập nghiệp. Sau bữa ăn trưa, chúng tôi lên xe bus đi về Hàng Châu.
Hàng Châu là thủ phủ của tỉnh Triết Giang, nằm phía Bắc của song Tiền Đường với hồ Tây (West Lake) nổi tiếng qua các bài thơ của Bạch Cư Dị và Tô Đông Pha. Phiá Bắc thành phố là một con kênh rất lớn và đẹp cũng chính là 1 thuỷ lộ quan trọng. Phiá Tây thành phố là một ngọn núi không cao lắm nhưng khá đẹp. Sáng hôm sau, chúng tôi được đi viếng đền thờ Nhạc Phi và dạo trên Tây Hồ.
Đền thờ Nhạc Phi được sửa sang lại sạch đẹp hơn. Ngay trước mộ Nhạc Phi là tượng vợ chồng Tần Cối bị trói xiềng xích với truyện kể về sự gian hùng đã hại danh tướng Nhạc Phi và sự tích bánh dầu chéo quẩy ! Chính nơi đây, chúng tôi vô cùng khó chịu trước thái độ bất lịch sự của một số du khách người Hoa. Khi chúng tôi xếp hàng đợi soát vé thì họ giả vờ trò chuyện với nhau rồi tự nhiên chen lấn vào trước, bất kể những người già trong đoàn chúng tôi đã kiên nhẫn xếp hàng từ lâu trước họ. Khi chúng tôi đứng chụp ảnh thì họ lại ngang nhiên bước qua lại hay đứng chắn ngang hút thuốc tỉnh bơ. Khi chúng tôi đang đứng nghe anh hướng dẫn viên du lịch trình bày và giới thiệu về Nhạc Phi thì họ lại khạc nhổ bừa bãi. Họ đã làm chúng tôi mất đi rất nhiều thiện cảm về đất nước và người Hoa. Bởi vậy, anh hướng dẫn viên du lịch đành phải kéo chúng tôi đi ra Tây Hồ ngay thay vì tiếp tục ở lại chụp hình và quay phim.
Tây Hồ có 3 mặt là núi bao bọc với nhiều cảnh đẹp. Ngồi trên thuyền dạo chơi hồ Tây (West Lake) hôm nay là du khách từ nhiều nước trên thế giới. Thuyền chạy quanh hồ, qua các đảo nhỏ và 1 con đê dài với những cầu rất đẹp do Tô Đông Pha khởi xướng nên gọi là đê Tô. Bởi vậy, 1 tượng Tô Đông Pha thật lớn cũng được dựng lên ngay trước bến tàu. Điểm đáng khen nhất là trật tự và vệ sinh cho dù rất đông người lên xuống. Rời nơi đây, chúng tôi được đưa đi xem 1 đồn điền “danh trà” và nghe trình bày về cách ướp & sấy trà xanh và nhiều loại trà nổi tiếng khác trước khi dùng cơm trưa trong một nhà hàng sang trọng của một xưởng dệt tơ tằm, nhung lụa, tranh thêu và nhiều sản phẩm mỹ nghệ khác. Đặc điểm của tour du lịch TQ là các hướng dẫn viên du lịch phải đưa chúng tôi đến các doanh nghiệp để khuyến khích chúng tôi mua sản phẩm của họ y như một lối “xuất khẩu tại chổ” mà du khách đôi khi đành phải mua vì giá mắc hơn chợ nhiều. Nơi đây đều có các nhân viên tiếp tân/ tiếp thị giỏi ngoại ngữ chào đón du khách ngoại quốc rất niềm nỡ, lịch sự, thậm chí mời trà nước và nhiều xí nghiệp có nhà hàng bên trong luôn bày trí sang trọng, thức ăn cũng khá và cảnh quan thơ mộng.
Chiều về, chúng tôi đi xem hoa viên Feilai Feng Park trong chùa Ling Yin để thấy Chinese landscape architecture cũng rất đẹp, lâu đời và độc đáo. Trước khi về khách sạn, hướng dẫn viên du lịch cho chúng tôi đi qua khu trung tâm thành phố Hàng Châu để thấy nơi đây cũng đang phát triển với nhiều cao ốc, chung cư và biệt thự sang trọng, nhất là khu ven sông. Bên kia, phố cổ vẫn có những khu nhà ở lụp xụp, nghèo nàn. Anh hướng dẫn viên du lịch cho chúng tôi biết nhà thám hiểm Marco Polo từng đến Hàng Châu và khen ngợi Hàng Châu là 1 trong những thành phố đẹp nhất thế giới mà ông ta được biết đến. Điểm khác biệt lớn nhất giữa Hàng Châu và những thành phố lớn & đẹp nhất TQ là Hàng Châu sạch hơn hết ! Rất nhiều phu quét đường làm việc liên tục để giữ vệ sinh chung, nhất là vì người Hoa có tật xấu là ưa khạc nhổ và xả rác bừa bãi. Hàng Châu hôm nay cũng biết kết hợp hài hòa giữa cái mới và cái cũ, nhất là trong quy hoạch và thiết kế đô thị. Hệ thống giao thông đang tiếp tục phát triển nhưng sử dụng lao động tay chân nhiều hơn phương tiện cơ giới. Nhiều người ví, đi du lịch Tô Châu mà không viếng Hàn San tự, thì cũng giống như bạn đến Paris mà không lên tham quan tháp Eiffel vậy. Chùa Hàn San là một trong số những ngôi chùa nổi tiếng của Trung Quốc, được xây dựng vào thời Nam Triều, niên hiệu Thiên Giám đời Lương (502-519) với tên ban đầu là Diệu Lợi tự, người đời sau gọi là chùa Phong Kiều, vì chùa nằm ngay trên bến Phong Kiều. Đến đời Đường mới có tên Hàn San, do lấy tên một trong hai nhà sư trụ trì là Hàn San đặt làm tên chùa. Trải qua khoảng 1.500 năm với nhiều biến thiên lịch sử, nhiều lần tu sửa, chùa Hàn San không còn giữ nét kiến trúc ban đầu nữa. Vì thế, du khách đến viếng chùa hôm nay không phải để chiêm ngưỡng một công trình danh lam cổ tự của người xưa để lại, mà vì hâm mộ tiếng chuông ngân xa của chùa và yêu thích bài Phong Kiều dạ bạc rất nổi tiếng của nhà thơ Trương Kế thời thịnh Đường: Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Nhà thơ Tản Đà dịch:
Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn SanHàn San tự có lệ đón khách viếng chùa bằng cổng sau, tiễn khách ra cổng trước. Trước khi vào chùa, khách có thể ngắm cảnh, chụp ảnh trên cầu và bến Phong Kiều.Khách có thể bỏ ra 5 đồng nhân dân tệ (tương đương 10.000 VNĐ) rồi xếp hàng lên gác chuông, tự tay gióng tiếng chuông vang xa, để giải tỏa phiền muộn trong lòng.
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn SanHàn San tự có lệ đón khách viếng chùa bằng cổng sau, tiễn khách ra cổng trước. Trước khi vào chùa, khách có thể ngắm cảnh, chụp ảnh trên cầu và bến Phong Kiều.Khách có thể bỏ ra 5 đồng nhân dân tệ (tương đương 10.000 VNĐ) rồi xếp hàng lên gác chuông, tự tay gióng tiếng chuông vang xa, để giải tỏa phiền muộn trong lòng.
Phim trường Vô Tích: Phim trường Vô Tích của Đài truyền hình Trung ương là trường quay đầu tiên được xây dựng với quy mô lớn ở Trung Quốc, trên phạm vi rộng của Thái Hồ và vùng phụ cận thuộc TP, y như Universal Studio ở Hollywood. Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Nơi đây sẵn có lợi thế thiên nhiên đẹp, địa hình đa dạng, nên các nhà thiết kế chỉ cần xây cất, lồng ghép vào không gian đó những công trình phố xá, thành trì, cung điện, nhà dân, chùa chiền theo kiểu vở các triều đại Hán, Đường, Tống...là xem như hoàn thành bức tranh tổng thể các triều đại Trung Hoa xưa. Được khởi công từ năm 1987, phim trường chia thành nhiều khu vực, như đời Hán có cung điện Ngô vương, Hán đỉnh, Tào doanh, Thủy trại...Đời Đường có Ngự hoa viên, Thẩm Hương đình, hồ Thanh Hoa... Đời Tống có Hoàng cung, chùa Đại tướng quốc, thủy trại Lương Sơn Bạc...Ngoài ra còn có các công trình kiến trúc theo mẫu hai triều Minh, Thanh; Tứ hợp viện Bắc Kinh, phố xưa Thượng Hải...tất cả được dựng giống y như thật trong phim trường. Để hỗ trợ việc quay các bộ phim Đường Minh Hoàng,Tam quốc diễn nghĩa và Thủy hử, vào các năm 1991, 1994 và 1996 đài truyền hình Trung ương TQ tiếp tục bỏ thêm kinh phí xây dựng các khu: Đường thành, Tam quốc thành và Thủy hử thành. Với phong cảnh non xanh nước biếc, cung điện tráng lệ, những bức tường thành rêu phong, hoành tráng...hàng năm phim trường Vô Tích đón cả trăm đoàn phim đến đây dựng cảnh, quay phim. Nơi đây từng chứng kiến nhiều đạo diễn và diễn viên phải làm việc đổ mồ hôi, sôi nước mắt, cho ra đời những bộ phim ăn khách một thời: Tam quốc diễn nghĩa,Thủy hử, Đường Minh Hoàng, Dương Quý Phi, Tiếu ngạo giang hồ, Địch Nhân Kiệt, Lục chỉ cầm ma, Anh hùng xạ điêu, Tình sử đại Đường...Ngoài phim trường trung tâm, Vô Tích còn có 10 phim trường phụ :
No comments:
Post a Comment