Monday, June 20, 2011

Đà Lạt

Mỗi lần về Việt Nam, tôi đều muốn trở lại Đà Lạt cho dù tôi đã đến "thành phố buồn" này rất nhiều lần trước khi rời Việt Nam. Bởi vậy, sau khi ghé Sàigòn và quê tôi, tôi đều muốn lên Đà Lạt. Tôi có rất nhiều kỷ niệm và tình cảm với "thành phố hoa" ở vùng cao nguyên này. Lần này, tôi cũng muốn đi lên Đà Lạt và Nha Trang để nhìn thấy những thay đổi ở 2 thành phố du lịch này.
Xa lộ Biên Hoà bây giờ dường như nhỏ hẹp hơn khi xe cộ chen chúc, nhà cửa mọc lên 2 bên đường. Ghé ăn sáng ở một nhà hàng gần cây xăng ở ngã 3 Dầu Giây xong, chúng tôi đi lên tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà lạt.Đi qua Trảng Bom với trường Nông Lâm Súc và khu rừng cây cao su & giá tị ngày xưa, nay rất sầm uất, có thêm khu công nghiệp và nhiều nhà mới to đẹp. Dầu Giây bây giờ đông vui hơn. Định Quán với những hòn đá chất chồng lên như một landmark tự nhiên chào đón du khách và hàng chữ tuyên truyền "kế hoạch hoá gia đình". Sông La Ngà hôm nay xuất hiện làng bè nuôi cá xuất khẩu. Phương Lâm bây giờ cũng khá hơn. Nhiều nông trang mọc lên tại các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẹh và Cát Tiên, có nơi trồng điều, có nơi trồng cây ăn trái. Cách Saigon 152 km, nằm giữa đèo Chuối, trên Quốc lộ 20, Madagui là khu rừng có diện tích khoảng 600 ha với vẻ đẹp hoang sơ mà thơ mộng với nhiều sông, suối, hang động, thác nước... Thị trấn Madagui hôm nay cũng đông vui hơn. Nghe nói là đã khởi công xây dựng công trình thủy điện-du lịch sinh thái Đạ Huoai. Ngang qua miếu 3 cô và tượng đức Mẹ linh thiêng nhưng không ghé vô được. Vào ăn trưa ở một nhà hàng ngay bên trong một tiệm trà sang trọng ở ngay thị xã Blao, Lâm Đồng. Khoảng 10 năm qua, Việt Nam mọc lên nhiều hơn những nơi nghĩ ăn trưa dọc theo đường đi như thế này, vừa sạch sẽ khang trang, vừa là nơi tiếp thị những sản phẩm độc đáo của địa phương.http://gallery.vatgia.com/gallery_img/17/uey1259134858.jpg
Thay vì đi tiếp lên Đà Lạt, tôi quyết định đi vô Blao để tìm một anh bạn cũ đã lập gia đình và định cư ở đây. Coi bộ cuộc sống mới của vợ chồng anh vẫn còn nhiều khó khăn cho dù nhiều nhà máy, công ty, dịch vụ mọc lên khắp thị trấn. Anh lái xe Honda đưa tôi đi dạo quanh phố phường Blao để thấy Lâm Đồng hôm nay "thay da, đổi thịt" ra sao. Công ty trà Tâm Châu rất sầm uất. Qua đèo Bảo Lộc chừng vài cây số, anh cho tôi trở lại tham quan thác Dambri. Xuôi theo dòng, Dambri được nối với hai dòng thác khác là Dasara (cao 60m) Daton (cao khoảng 25m). Dòng thác cao 57m này giờ đây là một khu du lịch. Du khách có thể đến đây chèo xuồng trên những hồ xanh, bờ này đến bờ kia chỉ vài trăm sải tay. Mặt nước trong xanh và tĩnh lặng, có thể thấy cả những đàn cá đùa dưới mạn thuyền độc mộc. Cũng từ đây, du khách thích thú ngả lưng thư giãn trên những khu nhà sàn nhỏ trên đồi hay đi dạo trong những thảm cỏ xanh dưới hàng trăm tán cổ thụ lá đan vào nhau, rì rào và xôn xao tiếng chim. Dambri, dòng thác cách thị xã Bảo Lộc 16km trở thành nơi ghé chân lý tưởng của du khách trong những chuyến đi du lịch từ Sài Gòn lên Đà Lạt. Ở đây còn có hệ thống nhà hàng du lịch, có thể nghỉ chân, ăn trưa. Sau đó, chúng tôi trở lại Bát Nhã - trung tâm tu học của thiền sư Nhất Hạnh, đi thăm những đồi trà rồi viếng chùa Phước Huệ. Chiều hôm đó, ăn cơm xong, chúng tôi kéo nhau đến một gia đình chuyên làm rượu dâu tằm mà tôi rất ưa chuộng vì nó ngon không thua gì rượu lễ, rượu vang của Âu châu. Tôi mua ngay vài chai rượu dâu tằm sau khi nghe qua kỹ thuật chế biến rựợu dâu tằm và vài sản phẩm khác (như kẹo, mứt, nước cốt/ nước giải khát, rượu vang) từ dâu tằm (có tên khoa học là Morus alba). Tại Lâm Đồng, cây dâu tằm chủ yếu trồng để lấy lá nuôi tằm,hay lấy quả (với diện tích không lớn, chủ yếu trồng ở Đức Trọng). Sản phẩm chế biến từ quả dâu tằm chủ yếu vẫn dưới dạng rượu vang dâu. Nước giải khát từ quả dâu tằm xuất hiện trên thị trường chủ yếu dưới dạng nước cốt dâu. Sáng hôm sau, tôi đi tiếp lên thăm Khu Điều Trị Phong Cùi Di Linh mà 3 năm trước, chúng tôi đã ghé thăm tặng quà và đãi bà con bệnh nhân một bữa ăn thịt quay bánh hỏi. Di Linh cách Blao khoảng 35 km, đường sá tương đối bằng phẳng, 2 bên là những dãy đồi trà và càphê xanh mượt. Dạo này Blao cũng trồng và xuất cảng khá nhiều trà, artichoke (có thể đọc là: A-ti-sô, tên khoa học: Cynara Scolymus) nên coi bộ vùng này cũng khá hơn.Theo xe đò, chúng tôi đi Đức Trọng, qua ngã 3 Fimnom và ghé thác Pongour (hay còn gọi là thác Bảy tầng). Nằm cách Đà Lạt 50 km về hướng Nam, thác Pongour đổ từ độ cao gần 40 mét, trải rộng hơn 100 mét, qua hệ thống đá bậc thang bảy tầng. Bao quanh là khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 2,5 ha với thảm thực vật đa dạng, phong phú nên vẫn giữ được vẻ hoang dã. Pongour là tên do người Pháp phiên âm từ tiếng bản địa K’Ho: Pon-gou có nghĩa là ông chủ vùng đất sét trắng. Theo một số tài liệu địa chất của người Pháp, vùng đất này có nhiều kaolin. Pongour là thác nước duy nhất có ngày hội. Hằng năm cứ vào dịp rằm tháng giêng âm lịch, tkhắp nơi các nam thanh nữ tú không phân biệt dân tộc đổ về đây trẩy hội mùa Xuân. Thác Liên Khương nằm ngay bên cạnh quốc lộ 20 thuộc địa bàn huyện Đức Trọng, qua ngã ba Fimnom - Liên Khương, gần phi trường và cách Đà Lạt 27 km. Thác có bề mặt rất dài khoảng 200m, cao 50m và cũng la một ngọn thác hùng vĩ ở Lâm Đồng nhưng vào giữa mùa khô đến cuối mùa khô thì thác ít nước. Tuy thế, nhờ ở ngay cạnh đường quốc lộ 20 nên đây cũng là điểm tham quan thường xuyên của du khách ngoại quốc. Thác Prenn
Qua ngã 3 Đơn Dương, tôi đến làng Gà ca người Koho cho biết ri mi đến thác Prenn lúc xế chiều. Hầu hết tour du lịch Dalat đều ghé đến làng Gà ca người Koho để xem họ dệt thổ cẩm, tham quan 1 trường học của dân Koho và nhất định phải ghé đến 1 sư cô nuôi trẻ mồ côi bằng nghề làm nhang, có chú chó rất dễ thương biết chấp tay với 1 cây nhang lạy Phật, biết vái 3 lạy...Nếu bạn có ghé qua, xin hãy vui lòng đóng góp chút công đức cho việc làm từ thiện. Trước đi tiếp vô Đà Lạt, hầu hết du khách đều ghé đến thác Prenn. Xe bus đậu chật parking lot, người ra vô tấp nập. Ai cũng thích chụp hình bên thác, trong vườn hoa, vườn đá, hay đi qua cầu ngay sau làn nước từ trên thác cao 10m đổ xuống. Thác Prenn hôm nay là khu vui chơi với sở thú nhỏ (mini zoo), nhà sàn, có cả nhà hàng, cửa hàng, nhiều tượng và các công trình kiến trúc cảnh quan (landscape) nhưng có vẻ tham lam, không được mỹ thuật và cũng không hài hòa, mất đi nét đẹp của thiên nhiên. Cạnh thác Prenn, dưới chân đèo Prenn là Tịnh xá Ngọc Thiện khang trang, tĩnh lặng.
Không xa thác Prenn lắm, ngay bên kia đường đèo Prenn là KHU DU LỊCH THÁC DATANLA với thác Datanla hùng vỹ nằm sâu phía dưới thung lũng. Thác Datanla cao khoảng 20 m nhưng thoai thoải chứ không dựng đứng như thác Pongour hay thác Prenn. Các bạn trẻ trong nước có vẻ thích thú với máng trượt Datanla. Gần đó là hồ Tuyền Lâm với cáp treo, chèo xuồng...
Hồ Tuyền Lâm (Tuyền: suối; Lâm: rừng) có diện tích mặt hồ hơn 350ha, độ sâu có nơi trên 30m. Từ năm 1982 đến năm 1987, Bộ thủy lợi đã xây 1 đập n­ước dài 235m chắn ngang suối Tía (Da Trea) tạo thành hồ Quang Trung, về sau đổi tên là hồ Tuyền Lâm. N­ước hồ chảy qua một đập tràn 6 bậc và cung cấp n­ước t­ưới cho vùng đất d­ưới chân đèo Prenn (huyện Đức Trọng) vào mùa khô. Đây cũng chính là lá phổi lọc sạch không khí và đang bị tận dụng tối đa cho kỹ nghệ du lịch hơn là bảo tồn thiên nhiên. Trên đường đèo Prenn rất đẹp đi vào thành phố Đà lạt, tôi vẫn háo hức như người con trở về nhà. Từ thác Prenn vào đến khách sạn Anh Đào (50 - 52 khu Hoà Bình, giá thuê phòng chỉ từ $20 - $30 USD/ đêm),tôi vẫn thích ngắm nhìn từng góc phố, từng con đường, những hàng quán.... Trước mắt là Chợ Đà Lạt quen thuộc. Thực ra ngôi chợ đầu tiên của Đà Lạt được xây vào năm 1929, được xây bằng cây, lợp mái tôn, vì thế mà còn được gọi là "Chợ Cây". Năm 1931, "Chợ Cây" bị cháy rụi; đến năm 1937, Công ty SIDEC xây dựng một ngôi chợ mới thay thế "Chợ Cây" (nay là rạp 3/4). Ngoài bưu điện Đà Lạt, tháp truyền hình và truyền thanh, rạp 3/4 cũng được xem là 1 tâm điểm của thành phố. Chợ Đà Lạt ngày nay (trước đây gọi là chợ mới) được khởi công xây dựng vào năm 1958 trên 1 thung lũng sình lầy ngay dưới chân đồi của chợ cũ, do kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức thiết kế. Sau khi ở nước ngoài về, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ có tham gia chỉnh trang về quy hoạch và kiến trúc. Chợ được hoàn thành vào năm 1960, là một trong những ngôi chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1993, nhân dịp kỷ niệm 100 năm tìm ra Đà Lạt, chợ đã được khởi công cải tạo nâng cấp nên khang trang, sáng sủa hơn nhưng sau đó cũng lại đầy rác rưởi, hư hỏng và chật chội. Ra chợ, ai cũng thích mua hoa và trái cây Đà Lạt; nhiều nhất là bơ, dâu tây, khoai mật, chanh dây...
Có thể nói, kinh tế Đà Lạt có thế mạnh về du lịch, trồng hoa và rau quả. Phần lớn diện tích trồng hoa chuyên nghiệp của tỉnh Lâm Đồng tập trung tại Đà Lạt. Trước 1975, nhà nào cũng có hoa, nhất là các loại hoa hồng, tường vi, mimosa, v.v... Hôm nay trở lại, tôi hơi thất vọng vì Đà Lạt vốn được mệnh danh là thành phố hoa nhưng thực chất hoa được trồng trên phố còn ít hơn so với Saigon hôm nay và Đà Lạt ngày xưa. Trước đây, đi đâu ở Đà Lạt cũng thấy hoa, đủ lọai hoa nở quanh năm, thường thấy nhiều nhất là hoa anh đào, hoa cúc, hoa hồng, mimosa... bên đường khắp phố phường Đà Lạt. Bây giờ, muốn ngắm hoa thì phải đến vườn hoa Đà Lạt mà hôm nay gọi là "Công viên hoa Đà Lạt" (nằm trên bờ phía Bắc của hồ Xuân Hương, trên thung lũng của Đồi Cù), lên công viên khu Thung Lũng Tình Yêu, hay đến các vườn hoa tư nhân. Trước đây công viên hoa Đà Lạt có tên là vườn Bích Câu. Hiện nay, diện tích của công viên hoa được mở rộng tới 7000 m², với cách bố trí thoáng đãng, tạo "ấn tượng" cho người chợt ghé chơi và chụp hình nhưng nói thật là so với các vườn hoa mà tôi có dịp ghé đến thì hãy còn thua xa lắm. Các loại hoa và cây cảnh nổi tiếng của Đà Lạt được trồng tỉa chăm sóc chu đáo, cảnh sắc tươi mát, phong phú bốn mùa. Hàng năm thường tổ chức lễ hội hoa nhằm mời gọi, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển Đà Lạt và các vùng phụ cận trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩu hoa của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Gần đây, nhiều vườn hoa tư nhân xuất hiện ở Đà Lạt. Dù mỗi vườn không rộng lắm, chỉ chừng 6.000-8.000 m2, song các nghệ nhân Đà Lạt đã ươm trồng rất nhiều loài hoa, nhập cảng và lai tạo nhiều loại hoa lạ và đẹp, không hổ danh là "thiên đường của hoa." Trong số 7 vườn hoa tư nhân, vườn hoa Minh Tâm và Langbiang Tâm Đường (ở 42 Xô Viết Nghệ Tĩnh) được biết đến nhiu nht bởi trồng rất nhiều loài hoa, rất nhiều loài địa lan (hồ điệp, hồng phấn, hồng bệch, cam lửa, hài trắng...), hay cát tường, thu hải đường, dạ thảo uyên, lyly... Du khách tới nhà vườn được tha hồ chiêm ngưỡng, chọn lựa các loài hoa, các nguyên liệu chăm sóc và đặc biệt được tư vấn cách trồng hoa như các nursery ở nước ngoài với những nghệ nhân trồng hoa bậc thầy.
Trước vườn hoa là Hồ Xuân Hương - trung tâm điểm của Đà Lạt, bên cạnh Đồi Cù. Thực ra là hồ nhân tạo được xây dựng o năm 1919 do sáng kiến của Cunhac trên một đường nứt gãy chạy lên hồ Than Thở và Mê Linh. Để tạo thành hồ, người ta đắp một cái đập chắn dòng suối chảy qua thung lũng, hồ có diện tích mặt nước rộng 25 ha, chu vi dài 5,1 km, có hình dáng như mảnh trăng lưỡi liềm. Xung quanh hồ nhiều kiến trúc độc đáo có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao được xây dựng như khách sạn Palace, thao trường Lâm Viên, nhà nghỉ Công Đoàn, Nhà hàng Thanh Thủy, Thủy Tạ... Trước kia hồ có tên gọi Grand Lac (hồ lớn). Vào buổi sáng sớm sương mù hiện lên rất đẹp và thơ mộng. Quanh hồ là một con đường tráng nhựa với những cây mimosa, nhiều vườn hoa đầy màu sắc và bên kia đường là những dãy đồi cao dần. Buổi chiều, người ta thường kéo ra quán café trong nhà Thủy Tạ hay nhà hàng Thanh Thủy để vừa nghĩ chân uống nước, vừa ngắm cảnh chiều xuống trên mặt hồ và thành phố bắt đầu lên đèn, nhất là vào mùa Noel với những dãy đèn nhấp nháy trên hàng cây mimosa hoa vàng lá bạc. Ngồi trên xe ngựa, đạp xe đp hay thả bộ quanh bờ hồ cũng là điều hết sức thú vị. Nhà hàng Thanh Thủy là "điểm hẹn" nổi tiếng nhất. Bên kia đường là khu biệt thự sang trọng; trong đó có nhà của đức giám mục. Nhà thủy tạ bên kia hồ cũng nổi tiếng một thời với các chàng sĩ quan phi công khoái chơi ngông để lấy le với "người đẹp". Nhìn lên trên đồi là khách sạn SOFITEL DALAT PALACE sang trọng bậc nhất Dalat (xây từ năm 1922), 2/1998 được tu sửa theo tiêu chuẩn quốc tế (5 sao) sau khi liên doanh với một công ty nước ngoài (Sofitel). Nước hồ luôn thay đổi nên thường trong sạch và sử dụng như là hồ chứa nước (reservoir) của thành phố.
Đồi Cù là 1 trong những ngọn đồi gần hồ Xuân Hương nhất, là nơi mà trước đây người ta thường hò hẹn hay picnic và bây giờ là sân golf 18 lỗ xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế từ năm 1984 với một hội quán Golf Dalat Palace dành cho du khách và "đại gia", có cả nhà hàng, cửa hàng bán dụng cụ chơi golf. Nhiều người cho rằng Đà Lạt sẽ kém phần mỹ lệ nếu thiếu Đồi Cù và hồ Xuân Hương. Năm 1942, khi thiết kế đồ án quy hoạch thành phố Đà Lạt, kiến trúc sư Lagisquet đã khoanh vùng Đồi Cù như một khu vực bất khả xâm phạm nhằm tạo một tầm nhìn thoáng đãng cho Đà Lạt. Về sau, một kiến trúc sư người Anh đã thiết kế biến Đồi Cù thành sân golf 9 lỗ khá nổi tiếng của vùng Đông Nam Á và hiện nay Đồi Cù đã được nâng cấp thành sân golf 18 lỗ. Tên Đồi Cù không rõ có từ bao giờ, và vì sao gọi là "Đồi Cù" lại có hai hướng lý giải, có người cho rằng những quả đồi thoai thoải nơi đây khi nhìn từ xa giống như tấm lưng trần của những con cù khổng lồ nên đã ví von gọi là "Đồi Cù"; cũng có người giải thích sở dĩ có tên "Đồi Cù" vì nơi đây là một địa điểm chơi golf (hay còn gọi là đánh cù).
Nói đến Đàlạt là phải nói tới kiến trúc. Có lẽ "công trình kiến trúc" quy mô đầu tiên ở Đà Lạt là một đồn binh lợp lá vào năm 1898, tiếp theo đó là nhà bằng gỗ lợp tôn của viên công sứ Pháp năm 1900. Hotel du Lac mở cửa vào năm 1907. Năm 1916, người Pháp cho xây dựng thêm Hotel du Langbian Palace. Đà Lạt thật sự trở thành thành phố khi người Pháp xây dựng thành phố theo đồ án thiết kế tổng thể của kiến trúc sư Ernest Hébrard. Năm 1933, kiến trúc sư Pineau trình bày một công trình nghiên cứu chỉnh trang và mở rộng Đà Lạt. Đến năm 1940, kiến trúc sư Mondet thiết lập một đồ án mới, quay về với ý tưởng của Hébrard là bố trí các khu vực hành chánh và dân cư quanh hồ. Thế nhưng dự án này không được duyệt.
Đà Lạt có nhiều công trình xây dựng đặc sắc, phần nhiều mang đặc trưng của kiến trúc kiểu Pháp. Trong thời gian vừa qua, toàn cảnh kiến trúc đô thị của thành phố Đà Lạt đã bị phá vỡ vì xây dựng thiếu quy hoạch đồng bộ, tự ý lấn chiếm làm nhà ở và cơi nới, xây cất vô lối ngay trong biệt thự; nhất là sau những đợt di dân từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung vào. Nếu so với nhiều thành phố khác trong cả nước, Đà Lạt vẫn là một thành phố trẻ, có đồ án thiết kế theo kiểu cách phương Tây (trước kia là do người Pháp xây dựng cho người Pháp và các đồ án thiết kế đều phải do Phủ toàn quyền quyết định). Các kỹ sư & kiến trúc sư Pháp lên Đà Lạt nghiên cứu về việc quy hoạch - chỉnh trang - xây dựng đều được tuyển chọn kỹ lưỡng và nhất thiết phải có trình độ chuyên môn giỏi. Rất tiếc là 30 năm qua, người ta đã làm cho Đà Lạt nhếch nhác, xấu đi rất nhiều !
Grand Lycée Yersin (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt) là 1 trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của Đà Lạt do Pháp thiết kế và xây dựng, được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Trường được người Pháp thành lập năm 1927, do kiến trúc sư Moncet thiết kế và chỉ đạo xây dựng, dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có. Năm 1932, trường Petit Lycée Dalat được đổi tên thành Grand Lycée de Dalat và đến năm 1935, trường có tên là Lycée Yersin để tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin. Dãy lớp học được xây hình vòng cung, gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, mái được lợp bằng ngói làm từ nước Pháp. Hiện nay, các tấm ngói lợp đã được thay thế do các tấm ngói cũ đã không còn sử dụng được nữa. Điểm nhấn của dãy nhà hình vòng cung là tháp chuông. Phía bên ngoài tháp chuông trước đây có 1 đồng hồ nhưng có lẽ đã bị tháo dỡ, du khách chỉ có thể thấy vết tích của chiếc đồng hồ lớn còn in lại trên nền gạch. Bên trên tháp chuông cũng không còn chuông!
Công trình kiến trúc thứ 2 mà tôi muốn nói đến là Nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt nằm trên đường Trần Phú, gần khách sạn Novotel. Nhà thờ Chánh tòa được khởi công xây dựng ngày 19.7.1931 và khánh thành ngày 25.1.1942. Ngôi nhà thờ dài 65m, rộng 14m, được trang trí bằng 70 tấm kính màu do xưởng Louis Balmet ở Grenoble (Pháp) chế tạo. Tháp chuông cao 47m. Nhà thờ Chánh tòa còn gọi là "Nhà thờ con gà" vì trên thánh giá có tượng một con gà bằng đồng dài 0,66m, cao 0,58m quay quanh một trục bạc đạn để chỉ hướng gió. Con gà có thể là biểu tượng của nước Pháp (Coq gaulois: gà trống xứ Gaulle), nhưng cũng là biểu tượng gắn liền với chuyện Thánh Phê-rô ghi trong Phúc âm nhắc nhở sự tỉnh thức. Địa chỉ: 15 Trần Phú.
Tiếp theo, ghé đến "Domaine de Marie" (hay Lãnh địa Đức Bà) - tu viện của dòng nữ tu Bác Ái Thánh Vinh Sơn (Filles de la charité de saint Vincent de Paule), được xây dựng từ năm 1930-1943 trên một ngọn đồi thoáng đẹp đường Ngô Quyền rộng 12 ha, cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 1km về hướng Tây Nam. Đây là một kiến trúc độc đáo mang phong cách Châu Âu thế kỷ XVII nhưng đã được thực hiện với vật liệu hoàn toàn của Việt Nam - ngôi nhà nguyện mới được quét lại màu sơn vàng với mái ngói đỏ nổi bật giữa bầu trời xanh và cây lá cũng rất xanh.Trong nhà thờ, đặc biệt có bức tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu được tạc theo hình mẫu người phụ nữ Việt Nam, do Janchère - kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Tượng cao 3m, nặng 1 tấn được làm năm 1943 và do bà Decoux dâng cúng. Phía sau nhà thờ có phần mộ phu nhân toàn quyền Decoux – bà Suzanne Humbert, ân nhân chính đã giúp xây dựng tu viện và có nguyện vọng được an nghỉ tại đây sau khi qua đời. Bà bị tai nạn giao thông tại đèo Prenn và mất ngày 06/01/1944. Trước năm 1975, nơi đây là tu viện chính với hơn 50 nữ tu đa số là người Việt tu trì và làm công tác xã hội, như mở cô nhi viện, nhà trẻ, các nữ tu cũng điều hành một trường huấn luyện thể thao và một trường trung tiểu học dạy chương trình Pháp. Hiện nay ngoài nhà nguyện và hai dãy tu viện, các cơ sở khác đã được sử dụng cho công ích. Tuy dòng chính đã chuyển về thành phố Hồ Chí Minh, nhưng để thực hiện tôn chỉ của dòng là phục vụ người nghèo, các nữ tu vẫn cố duy trì một trường mẫu giáo bán công thu nhận khoảng 200 cháu, ngoài ra còn mở những lớp dạy ngh miễn phí cho người lao động gồm các môn: đan, móc, thêu, may. Ngày nay các “nữ tử Bác Ái thánh Vinh Sơn” đang có mặt trong nhiều môi trường xã hội, như chăm sóc trẻ em chậm phát triển, giúp đỡ các cô nhi, chữa trị bệnh cho người nghèo, phục vụ bệnh nhân phong tại trại phong Di Linh...Trong âm thầm, tất cả như muốn nói “chỉ với lòng nhân ái chia sẻ, con người mới thật sự là đồng loại của nhau...”và đó cũng chính là tinh thần “sống phúc âm giữa lòng dân tộc” như lời kêu gọi của hội đồng Giám mục Việt Nam gởi cộng đồng dân Thiên chúa năm 1980. Từ sau năm 1975, tên Domaine được Việt hóa thành Đồi Mai Anh. Du khách đến đây nếu có thể vào tham quan vườn hoa phía sau, sẽ có dịp chiêm ngắm dàn Hài Tiên khá hiếm nở hoa thật đẹp.Ngoài ra, Đà Lạt còn rất nhiều nhà thờ khác nữa nhưng phải kể đến ngôi nhà chung của Chúa và Yàng vì trong số gần 100 công trình kiến trúc công giáo xuất hiện ở Ðà Lạt từ thập niên 1920 đến thập niên 1960, nhà thờ Cam Ly được xây dựng riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Vì thế, nhà thờ này mang một sắc thái độc đáo, khác hẳn với các giáo đường dành cho người Kinh. Những người tạo tác nên ngôi nhà thờ đã thể hiện sự "hội nhập văn hóa" qua nghệ thuật kiến trúc khi cho gương mặt chúa trời hòa nhập với gương mặt của Yàng (trời) mà những người dân nơi đây đã nghìn năm sùng bái.Khai sinh ra ý tưởng về ngôi nhà chung của Chúa và Yàng là linh mục người pháp Boutary và người thể hiện thành công ý tưởng này là nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ. Công trình được khởi công vào cuối năm 1959 và hoàn thành tám năm sau đó. Cách không xa dòng thác Cam Ly, trên một quả đồi thơ mộng mà diện tích ban đầu khoảng 20 ha, nhìn bên ngoài toàn bộ giáo đường tựa như một ngôi nhà rông của đồng bào Tây Nguyên. Hai mái nhà nhìn ngang giống như lưỡi rìu, dốc đứng 17 m được lợp bằng 80.000 viên ngói với tổng trọng lượng tương đương 90 tấn. Ðể chịu đựng được sức nặng của ngôi nhà với cột, kèo, giằng bằng bê-tông, sắt và gỗ, móng của công trình đã được gia cố hết sức kỹ lưỡng. Riêng phần móng nhà thầu đã phải cật lực làm trong vòng nửa năm.Trước cổng chính nhà thờ là hai hình tượng hổ và phượng hoàng - những loài vật quen thuộc trong hiện thực và trong ý thức của đồng bào thiểu số. Hổ tượng trưng cho sức mạnh và phượng hoàng thể hiện sự tinh khôn. Mặt khác, các nhà tạo tác cũng ngầm ví von các cư dân Thượng bản tính gần với tự nhiên vốn như chúa sơn lâm nhưng đã trở nên tốt lành, thanh dịu như chim phượng nhờ các tín điều tôn giáo. Cùng tư duy đó, nội thất thánh đường còn xuất hiện nhiều hình ảnh các loài vật khác thể hiện bản tính của chúng, như sự trong sáng của nai, sự gần gũi của chim và cá... Ðặc biệt bên cung thánh bằng gỗ thông dưới chân thánh giá có treo ba đầu trâu theo thứ tự cao thấp. Trâu là linh vật mà người thiểu số ở Tây Nguyên thường dùng làm vật phẩm để "giao tiếp" với Yàng của họ, trong trường hợp này là kính dâng Thiên Chúa như một thông điệp biểu lộ lòng sùng kính.Sau ba khung cửa lớn là nội thất giáo đường với diện tích gần 400 m2, một không gian vừa u huyền, thâm nghiêm vừa khoáng đạt, phóng túng. Cảm giác đó có được là do hiệu quả các giải pháp kiến trúc. Nối với những bức tường lửng có độ cao khoảng 3 m được xây bằng đá chẻ là hệ thống cửa kính mầu xanh-nâu-vàng trong các khung gỗ. Các khung cửa liền nhau và giáp mái này cùng với 20 vì kèo tương ứng đều cách điệu hoa văn Tây Nguyên mà chủ đạo là hình vuông và hình tam giác - tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời trong môtip bản địa về quan niệm vũ trụ. Ðối xứng phải trái là 16 bức tranh đá trong đó có 14 bức diễn tả các chặng thương khó của Chúa Jesus và ngày ngài thọ nạn, phục sinh... ở đây, cùng với nghệ thuật sắp đặt và các giải pháp kiến trúc, các nhà tạo tác đã kết hợp hài hòa và thành công giữa tư duy mộc mạc, tự nhiên của đồng bào các dân tộc thiểu số với triết lý tôn giáo nhân bản và sâu sắc.
Trước 1975, Giáo Hội Công Giáo Rôma còn có rất nhiều tài sản khác, nổi bật nhất là Giáo Hoàng Học Viện nằm trên đường Phù Ðổng Thiên Vương, đối diện với sân Cù, trong một khuôn viên rộng gần 8 mẫu. Ðại chủng viện này được xây dựng năm 1957 do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và nhà thầu khoán Tô Công Văn thực hiện xây cất. Giáo Hoàng Học Viện Thánh Pio X được trao cho dòng Tên đảm trách. Học tập ở đây là các chủng sinh được tuyển chọn từ khắp các giáo phận miền Nam và một số chủng sinh của Cao Miên và Ai Lao. Ngày 28 tháng 8 năm 1975, Giáo hòang Học viện Đà Lạt bị đóng cửa sau khi tất cả các thừa sai nước ngoài nhận lệnh phải rời khỏi Việt Nam. Hiện có 5 vị Giám xuất thân từ Giáo Hoàng Học Viện Pio X: Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, GM Ðàlạt cũng là đương kim chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, Phêrô Nguyễn Soạn, GM Qui Nhơn, Phêrô Nguyễn Văn Nho, GM phó Nha Trang, Giuse Nguyễn Tích Ðức, GM phó Ban Mê Thuột, và Giuse Nguyễn văn Tân, GM phó Vĩnh Long mới phong chức tháng 8 năm 2000.

Phật giáo cũng có khá nhiều ngôi chùa đẹp ở Đà Lạt:
- Chùa Thiên Vương Cổ Sát (Chùa Tàu) tọa lạc trên đồi Rồng, tại số 385 đường Khe Sanh, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km về hướng đông bắc. Đặc điểm: Chùa theo hệ phái Phật giáo Huê Nghiêm của Trung Quốc. Chùa Tàu hay chùa Phật Trầm có tên gọi đầy đủ là chùa Thiên Vương Cổ Sát. Chùa được Hòa thượng Thọ Dã thuộc Hội quán Triều Châu xây dựng năm 1958 gồm 3 gian nhà bằng gỗ lợp tôle. Năm 1989, ông Lê Văn Cảnh đã đứng ra trùng tu xây dựng. Lúc này ngôi nhà giữa đã được tháo dỡ nhằm tạo không gian thông thoáng cho hai tòa nhà còn lại.Ngay giữa Từ Tôn Bảo Điện có điện phật Di Lặc (cao chừng 2,5m) và tượng phật Thích Ca (cao 0,5m). Tại 4 góc Bảo Điện có tượng Tứ Đại Thiên Vương (cao 2,6m được đúc bằng xi măng). Qua một khoảnh sân là đến Minh Quang Bảo Điện, tại đây thờ Tây Phương Tam Thánh gồm các tượng A Di Đà Phật ở giữa, Quan Thế Âm Bồ Tát bên trái và Đại Thế Chí Bồ Tát bên phải. Đây là những bức tượng quí được tạc từ gỗ trầm, cao 4m và nặng 1,5 tấn do Hòa thượng Thọ Dã thỉnh từ Hồng Kông năm 1958. Nơi đây cũng còn hai tượng Văn Thù và Phổ Hiền ở hai bên vách bảo điện. Phía sau chùa, nơi trước đây là cốc của nhà sư Thọ Giã, đã xây dựng Thích Ca Phật Đài cao chừng 10m thật đẹp giữa đồi thông lộng gió. Hiện chùa chỉ có bà Diệu Anh phụ trách hoa, đèn và đọc kinh.
- Trúc Lâm Thiền Viện là một trong những công trình xây dựng Phật giáo lớn nhất sau năm 1975. Chùa tọa lạc bên cạnh hồ Tuyền Lâm trên một khu đất rộng 25 ha. Thiền viện Trúc Lâm hiện nay được nối với Trung tâm thành phố Đà Lạt (đồi Robin) bằng hệ thống cáp treo, chuyên chở khách đến Thiền viện và quay về. Hồ Tuyền Lâm năm 2005 được chính quyền tỉnh Lâm Đồng xây dựng thành một khu du lịch lớn. Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, đi về hướng núi Phụng Hoàng, theo con đường uốn lượn giữa rừng thông sẽ lên cao dần đến đỉnh núi là Thiền viện Trúc Lâm. Bên phải Thiền viện là hồ Tuyền Lâm rộng lớn. Do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ phác họa tổng thể kiến trúc. Sau đó, Viện Thiết kế và Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng đã hoàn chỉnh đồ án với sự góp ý của hòa thượng Thích Thanh Từ - Viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm. Công trình được hoàn thành năm 1994 trên diện tích 23 ha, trong đó chỉ có 2 ha là có các công trình kiến trúc xây dựng, phần còn lại là cảnh sắc thiên nhiên. Thiền viện Trúc Lâm có quy mô lớn nhất và đẹp nhất hiện nay (1999). Toàn bộ có 4 khu vực: Khu ngoại viện; Khu thiền thất của Hòa thượng Viện trưởng và thất của Chư Tôn Đức; Khu nội viện tăng; Khu nội viện ni. Du khách đến Thiền viện Trúc Lâm chỉ được phép tham quan khu ngoại viện gồm có: Chánh điện, tham vấn đường, tháp chuông, cổng tam quan, nhà khách, hồ Tuyền Lâm, đồi Thanh Lương. Còn có hệ thống cáp treo dài 2.300m (dài nhất Việt Nam), công nghệ hiện đại nhất của Châu Âu(thiết bị của Áo, cabin Thụy Sỹ), đi từ đồi Robin (1650m) đến Thiền Viện Trúc Lâm, sẽ được du ngoạn, chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Đà Lạt, khám phá thiên nhiên ca núi rừng Tây nguyên. Nhà hàng có khung cảnh thoáng mát lịch sự với 600 – 800 chỗ ngồi.Vườn hoa Minh Tâm
- Chùa Ve chai (Linh Phước) thể hiện lối kiến trúc đồ sộ và độc đáo của Đà Lạt. Gọi là chùa Ve chai vì ở đây có con rồng dài 49m, vẩy được đắp bằng các mảnh vỡ của 50 nghìn vỏ chai bia. Tên chính thức của ngôi chùa là Linh Phước, cách thành phố Đà Lạt khoảng 8 km. Ngoài kiến trúc độc đáo, nơi đây còn có một đại hồng chung được coi là lớn nhất Việt Nam. Linh Phước tự tọa lạc trên một khu đất nằm bên phải quốc lộ 20 - đường từ Đà Lạt đi Cầu Đất, thuộc địa bàn Trại Mát, phường 11. Chùa do một số tăng ni, phật tử từ Thừa Thiên - Huế đến xây dựng từ năm 1949 nhưng chỉ bắt đầu được nhiều người biết đến kể từ năm 1990 khi đại đức Thích Tâm Vị cho trùng tu lại toàn bộ kiến trúc và xây dựng thêm nhiều công trình mới. Công trình đầu tiên gây được ấn tượng với khách hành hương là Long Hoa Viên, tạc hình con rồng uốn lượn dài tới 49 m quanh tượng đài Phật Di Lạc. Vây rồng được làm bằng mảnh vỡ của 50.000 vỏ chai bia, bên cạnh thân rồng có hồ nước và hòn giả sơn, có tượng Phật Di Lạc ngự trên đỉnh. Trước hết phải kể đến chánh điện và Tiền đàn bảo tháp, một công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo: chánh điện dài 33 m, rộng 22 m, Tiền đàn bảo tháp cao 27 m được chạm trổ hình rồng. Lầu 1 có gian thờ 108 tượng "Thiên thủ thiên nhãn". Trong nội điện, tượng Phật Thích Ca cao 4,9 m kể cả tòa sen, phía trước được làm bằng bê-tông cốt thép, bên ngoài thiếp vàng, phía trước là bức Cửu long môn uốn mình chầu Phật. Dọc hai bên chính điện là hai hàng cột rồng khảm mảnh sành tương tự như phong cách khảm tại các lăng mộ vua nhà Nguyễn. Bên trên hai hàng cột ấy là những bức phù điêu khảm sành mô tả lịch sử Đức Phật Thích Ca từ giáng sinh đến nhập niết bàn. Phía sau Tổ đường có bức phù điêu Thập bát La Hán và Thập mục Ngưu đồ, tất cả đều có vẻ đẹp hoành tráng làm du khách phải kinh ngạc. Trước Long Hoa Viên là tòa Linh tháp 7 tầng, cao 36 m (được xem là bảo tháp cao nhất Đà Lạt hiện nay) đây là nơi thờ Phật, tôn trí xá lợi và cũng là bảo tàng viện. Lầu 1 còn có Đại hồng chung (đúc vào cuối năm Kỷ Mão 1999) được xem là lớn nhất Việt Nam hiện nay. Chuông cao 4,3 m, đường kính 2,3 m và nặng tới 8,5 tấn. Việc đúc chuông có sự đóng góp vật lực, tài lực của Phật tử, du khách từ Bắc chí Nam. Một nhóm nghệ nhân Huế đã có 3 đời đúc chông được mời đến đã dành ra hơn một năm để tạo khuôn, đúc và chạm khắc những hình ảnh trên chuông, bao gồm các ngôi chùa nổi tiếng của nước ta, tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, các thắng cảnh…Trước sân chùa còn có Bảo đài Quan Thế âm Bồ Tát tạo dáng rất hài hòa cân đối. Ở Linh Phước tự hình tượng con rồng gần như bao quát toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa, được chạm khắc, bài trí rất công phu trên các hàng cột, trên mái chùa cong.
- Chùa Linh Phong tọa lạc tại 72 C đường Hoàng Hoa Thám, Trại Hầm, được xây dựng năm 1944. Trong chùa chỉ có sư nữ tu nên chùa còn được gọi là Chùa Sư Nữ.

- Chùa Linh Quang, ngôi tổ đình đầu tiên của Đà Lạt, tọa lạc trên đường Hai Bà Trưng do hòa thượng Thích Nhân Thứ tạo lập năm 1931.
Đà Lạt còn có rất nhiều chùa và tịnh xá như Tịnh xá Ngọc Thiện, có các cơ sở tôn giáo khác nữa.
Tiếp tục đi xem các công trình kiến trúc của Đà Lạt thì phải đi coi hàng trăm biệt thự được xây theo kiểu khác nhau, nhi
ều nhất là trên đường Trần Hưng Đạo. Những dinh thự và biệt thự đẹp nhất, nổi tiếng nhất của Đà Lạt là:
- Dinh I: đã từng là văn phòng quốc trưởng của Bảo Đại, nay được Công ty K'Gim - Hàn Quốc đầu tư thành khu khách sạn,giải trí cao cấp.

- Dinh II: từng là biệt thự nghỉ mát của toàn quyền Decoux, rồi sau đó là của Ngô Đình Diệm và Nguyễn Cao Kỳ. Sau năm 1975 là nhà khách UBND tỉnh Lâm Đồng.
- Dinh III: còn gọi là dinh Bảo Đại, xây dựng từ năm 1933, nằm ở đường Triệu Việt Vương, gần Viện Vacxin và các chế phẩm sinh học Đà Lạt. Từ năm 1949, Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều cương thổ, vua Bảo Đại sống với gia đình và làm việc tại đây. Hiện nay còn lưu giữ lại nguyên trạng 25 phòng và một số hiện vật của ông vua cuối cùng triều Nguyễn, hoàng hậu Nam Phương, các hoàng tử và công chúa. Vườn hoa (thiết kế theo kiểu English garden và có nét giống với vườn hoa Versailles) trước biệt điện bây giờ cũng được chăm sóc công phu.
- Biệt thự Long Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu Hào (cha của Nam Phương Hoàng Hậu Nguyễn Hữu Thị Lan - vợ vua Bảo Đại).
- Biệt thự Thống đốc Nam kỳ, nay là trụ sở UBND tỉnh Lâm Đồng.
- Biệt thự Hằng Nga hay lâu đài Mạng Nhện do tiến sĩ Đặng Việt Nga - 1 người con gái của Trường Chinh là kiến trúc sư thiết kế và xây dựng theo ý của bà. Nằm tại số 3 đường Huỳnh Thúc Kháng, cách trung tâm Đà Lạt chừng 1km về phía Tây Nam. Theo nhận xét của một du khách nước ngoài, đây là tòa lâu đài độc đáo, khác thường và hoang tưởng nhất Việt Nam, nếu không nói là của vùng Đông Nam Châu Á. Thực ra nó chỉ thu hút sự tò mò của du khách và chỉ vài du khách Tây phương trọ ở đây do tính hiếu kỳ.
- Khu Biệt thự Trần Lệ Xuân hiện là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV. Nơi đây vẫn còn hầu hết các dấu tích từ hồi khu biệt thự này mới xây.Hiện các khu biệt thự như Biệt thự Lam Ngọc I & II, Hồng Ngọc, Lam Ngọc... đang được trùng tu và cố gắng đưa về nguyên trạng ngày trước để phục vụ du lịch. Biệt thự ở số 7 Trần Hưng Ðạo bây giờ là 1 nhà hàng Tàu sang trọng và nổi tiếng. Ngoài ra, còn hàng trăm biệt thự cổ khác nằm rải rác, nhiều căn bị chia chác, hư hại, hay bỏ hoang lâu ngày - đây chính là một thiệt hại rất lớn cho Đà Lạt. Điểm du lịch nào cũng có quá nhiều hàng quán và người bán hàng đến chào mời du khách mua quà lưu niệm với giá quá thách, hàng cũng không độc đáo hay có chất lượng nếu so với những nước khác trong vùng Á châu nên khó thu hút được khách nước ngoài. Trật tự, vệ sinh bây giờ đã khá hơn trước nhiều nhưng vẫn chưa hết bát nháo, nhất là vấn đề trẻ em bán quà và phòng vệ sinh(tiểu tiện) cho du khách. Chuyện đa dạng hóa sản phẩm du lịch và cả đặc trưng hóa du lịch phố núi đã được đặt lên khá nhiều diễn đàn để tìm cách thay đổi, cải thiện. Nhiều lễ hội hoành tráng và tốn kém cũng đã được tổ chức tại phố núi với mục đích quảng bá cho xứ hoa để thu hút du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thành quả đưa lại thì còn quá khiêm tốn so với ưu thế mà thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố du lịch này mà mùa lễ vắng khách năm nay chỉ là một biểu hiện nhỏ của sự sa sút về thương hiệu, sự “tụt hạng” của Đà Lạt so với các điểm du lịch khác nằm trong tam giác du lịch của khu vực! Có lẽ đã đến lúc những người làm du lịch tại Đà Lạt không thể thờ ơ trước những diễn biến vốn chẳng lấy gì làm vui của xứ sương mù. Tiếp tục đi xem các công trình kiến trúc, chúng ta hãy ghé Trường Đại Học Đà Lạt nằm về phía bắc hồ Xuân Hương, trên đường Phù Đổng Thiên Vương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 2km. Toàn bộ khu vực nằm trên một cụm đồi rất thơ mộng nhìn sang sân golf rộng khoảng 38ha với hơn 40 toà nhà lớn nhỏ ẩn hiện thấp thoáng giữa rừng thông. Được thành lập do Nghị Định số 67/BNV/NA/P5 ngày 8-8-1957, Viện đại học Đà Lạt có cơ sở nguyên là Trường Thiếu Sinh Quân hỗn hợp Âu Á (École d’Enfants de Troupe de DaLat – Thành lập năm 1939), được quản lý do Hội đồng Giám mục Việt Nam và là Đại học tư thục đầu tiên tại Việt Nam. Với danh hiệu là THỤ NHÂN tức trồng người, Viện Đại học Đà Lạt đã chính thức hoạt động từ năm học 1958 – 1959 với 5 Khoa (trường) Sư phạm, Văn khoa, Khoa học, Thần học và được biết đến nhiều nhất là Chính trị Kinh doanh. Sau ngày đất nước thống nhất, Viện Đại học Đà Lạt được nhà nước quản lý và đổi thành Trường Đại học Đà Lạt theo quyết định số 426 TTg ngày 27-10-1976 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay trường có 18 ngành học với 7 chương trình Giáo dục đại cương, 10 chương trình Cử nhân Khoa học, 8 chương trình Cử nhân Sư phạm, tiếp nhận khoảng 14.000 sinh viên theo học hàng năm. Trường cũng có mối quan hệ thường xuyên với khoảng 30 tổ chức quốc tế và các Trường đại học trên thế giới. Trước 1975, Đà Lạt có khá nhiều trường đại học thuộc Viện Đại Học Đà Lạt, có trường võ bị quốc gia Đà Lạt đến đại học chiến tranh chính trị, rồi Giáo Hòang học viện... Đà Lạt còn có Viện Nguyên Tử Lực Cuộc, Viện Pasteur Dalat, nhà bảo tàng Yersin, trường Couvent des Oiseaux, v.v... Phân Viện Sinh học nằm trên đỉnh đồi Tùng Lâm cao 1.548m, giữa khu rừng thông cách trung tâm thành phố Dalat gần 10km trên đường đi Suối Vàng. Qua vòm cổng nhỏ, du khác sẽ lạc vào một thế giới thần thoại với những gốc cây cổ tích mà ở đó có những căn phòng được khoét lõm vào một cách ngộ nghĩnh những cây nấm thật to bên ngôi nhà rông cách điệu hay đôi hươu sao khổng lồ quấn quít mà một con đang nhẫn nha uống nước còn con kia đang cảnh giới cao đầu. Hai cây ổi dựng ngược là hình ảnh của hai ông bà đang cãi nhau đứng cạnh gốc cây si giữa vườn mang dáng dấp của những chú hươu non đang ngơ ngác tìm mẹ, những đứa trẻ thơ hồn nhiên hay những người lớn đăm chiêu, chiếc cầu bé nhỏ bắt ngang dòng suối cạn… một chút hoang tưởng hay một chút gì đó chông vênh của cuộc đời?…Đặt chân đến đây, điều đầu tiên gây chú ý và ngạc nhiên nơi du khách là toà nhà bằng đá có nhiều cửa sổ thật tĩnh lặng giữa rừng thông mà nổi bật ở mặt tiền là cây thập giá với hai dòng chữ bằng tiếng Latin: ” Copiosa Apud Eum Pedemptio”, có nghĩa: “Ơn cứu độ chan chứa nơi Ngài”. thật ra đây nguyên là Học viện dòng Chúa Cứu thế thuộc Giáo hội Công giáo, xây dựng từ năm 1950. Sau ngày đất nước thống nhất, chính quyền địa phương đã dùng cơ sở này cho các hoạt động công ích. Sau vài lần thay đổi đơn vị quản lý, đến năm 1991 nơi đây được chuyển giao cho Viện Sinh học nhiệt đới trực thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ và trở thành Phân Viện Sinh học tại Dalat. Phân Viện Sinh học có chức năng nghiên cứu hoá học, nghiên cứu vi sinh, nghiên cứu thực vật và công nghệ sinh học nuôi cấy mô...Ngoài ra, Phân Viện Sinh học còn hoạt động như một bảo tàng nhằm giới thiệu những loài đặc hữu tại Tây Nguyên và Lâm Đồng gồm bảo tàng động vật và vườn thực vật phục vụ tham quan và du lịch. Tham quan nơi đây, du khách sẽ có dịp thưởng lãm bộ sưu tập hoa lan phong phú được trình bày trong hệ thống giàn gỗ với chừng 900 chậu địa lan nội ngoại, 1300 giò, chậu, bảng phong lan các loại. Du khách sẽ càng cảm kích khi biết Phân Viện Sinh học hiện đang chăm sóc giữ gìn nguồn gene của gần 200 loài lan rừng khác nhau như nguồn dự phòng cho phát triển kinh tế địa phương mai sau. Đây là những loài được tìm thấy ở các rừng Lâm Đồng và vùng phụ cận mà trong số đó nổi bật các tên như: Thanh lan, Thanh đạm, Tuyết ngọc...là những giống loài quý hiếm, hoặc như Hài đỏ được xếp vào những loài đẹp nhất thế giới. bộ sưu tập động vật ở Tây Nguyên và của cả nước được trưng bày tại 7 phòng gồm 378 mẫu thú của 58 loài, 242 mẫu chim của 94 loài, 42 mẫu lưỡng thê bò sát của 32 loài, 36 mẫu thú nuôi nhà của 22 loài và hơn 200 hộp mẫu của các loài côn trùng được sắp xếp theo từng loài, lớp, bộ, họ đi từ động vật phát triển cấp thấp đến cấp cao, từ động vật biển như: san hô, cua, ốc; loài lưỡng thê như trăn, rắn; động vật nuôi như gà, vịt, bò, cừu; lớp côn trùng; lớp chim; lớp thú rồi đến loài vật có não bộ phát triển ở bậc cao gần với con nguời như họ khỉ, hầu hay linh trưởng... Một danh sách đỏ cũng được Bảo tàng giới thiệu, từ các loài đang nguy cấp (đang bị đe doạ tuyệt chủng) như Gấu ngựa, Mang lớn, Cầy vằn bắc, Vượn má hung, Sóc bay sao, Sói đỏ, Cầy Giông sọc, Gấu chó, Hổ, Báo hoa mai... đến các loài sẽ nguy cấp ( có thể bị đe doạ tuyệt chủng) như Sơn dương, Cầy mực, Mèo gấm, Báo gấm, Beo lửa, Rái cá vuốt, Kỳ đà nước, Vọc vá chân đen, Lửng lợn...Du khách sẽ thật thích thú với các mẫu vật sẽ được giới thiệu trong những tư thế tự nhiên, sinh động. Khi gởi đi những lời kêu gọi: “Hãy bảo vệ loài tê giác Java”, “ Hãy bảo vệ Sao la”, “Hãy cứu lấy đàn voi của chúng ta”... Các nhà khoa học còn muốn nhắn nhủ: "Hãy thân thiện hơn với thiên nhiên, để thiên nhiên mãi là bạn đồng hành của con người!” Phân Viện Sinh học còn trưng bày 2 mô hình vũ trụ do Liên Xô cũ tặng Việt Nam năm 1989.
Sau đó, chúng ta nên ghé Nhà ga xe lửa Đà Lạt vì cho đến nay đó là ga duy nhất của Việt Nam được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nhà ga được kiến trúc sư người Pháp Moncet cùng với đồng nghiệp là Revenron thiết kế và lãnh đạo thi công. Công trình khởi công năm 1932 đến năm 1936 thì hoàn thành. Các kiến trúc sư đã thể hiện hình tượng dãy núi Langbian qua 3 vòm mái của nhà ga. Tuyến đường sắt từ Đà Lạt đi Tháp Chàm (Phan Rang) đã là tuyến đường sắt răng cưa duy nhất ca Việt Nam từ trước đến nay. Rất tiếc là hệ thống răng cưa này đã bị tháo dỡ bán sắt vụn gần hết sau năm 1975. Cây cầu sắt dành cho tuyến tàu hỏa bắt qua sông Đa Nhim tại địa phận thị xã Dran cũng đã được chính quyền địa phương quyết định tháo dỡ vào năm 2004. Ga Đà Lạt hiện nay chỉ còn một chiếc đầu máy xe hỏa hơi nước chạy bằng than củi, 2 chiếc khác đã được Bảo tàng Xe lửa Thụy Sĩ mua lại. Ga Đà Lạt hiện nay là điểm tham quan du lịch, hằng ngày có các chuyến tàu chở du khách đi từ ga đến Trại Mát.

Được ví như một "Tiểu Paris," Đà Lạt nên thơ và lãng mạn có lẽ nhờ cái lạnh cao nguyên ban đêm, sương mù buổi sớm và những dải rừng thông bao quanh thành phố. Không gian này tuy vậy đã phần nào bị mất đi cái chất Tây trong các kiến trúc biệt thự thiếu chăm sóc hay bị sửa đổi không phù hợp. Rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho công trình xây dựng. Oái ăm thay nhiều người tìm đủ mọi cách để chặt hạ rừng thông sau đó dựng lên vài thanh đá cảnh và trồng lại ít gốc cổ thụ nửa vời thế là có thể treo bảng hiệu “khu du lịch sinh thái”, trong khi Lâm Đồng vẫn chưa xây dựng được bản đồ các khu sinh thái rừng!
Du lịch tuy là
một thế mạnh song cũng là yếu tố làm thay đổi Đà Lạt theo hướng đô thị hóa. Vì Đà Lạt đã và đang làm du lịch theo kiểu ..."mì ăn liền" nên về Đà Lạt hôm nay tự nhiên ...ngậm ngùi - thấy mà thương ! Bạn bè rủ tôi đi xem một vài điểm du lịch được cho là mới như đồi Mộng Mơ, thung lũng Vàng, cáp treo Tuyền Lâm... nhưng nói thật, những điểm này không hấp dẫn được loại du khách như tôi.











Nói đến Đà Lạt, người ta hay nhắc đến chợ Âm Phủ như một vẻ đẹp về đêm của phố núi, từng để lại ấn tượng khá riêng trong lòng du khách, nay cũng đã bị dẹp bỏ chỉ vì... không quản lý được trật tự! Tên gọi chợ Âm Phủ này xuất hiện từ hồi đèn đường còn chưa có, những người bán đồ ăn khuya tụ tập ở dọc cầu thang từ khu Hòa Bình xuống chợ Đà Lạt. Mỗi gánh hàng có một ngọn đèn hột vịt thắp bằng dầu lửa, ánh sáng chỉ vừa đủ cho khách thấy gánh hàng có những món ăn gì để lựa chọn. Đêm đến, khi Đà Lạt chìm trong màn sương trắng xóa, nhìn từ xa khu chợ đêm là những đốm sáng bập bùng, le lói của những ngọn đèn dầu và bếp than hồng. Gọi "chợ Âm Phủ" là vì vậy. Lẽ khác nữa là vì bà con từ trong vườn gánh rau quả ra chợ từ khuya để kịp giao cho mối lái, bạn hàng trước khi trời sáng nên sinh hoạt mua bán trong đêm tối y hệt như ...Âm Phủ vậy ! Chợ đêm thường họp từ 7-8 giờ tối kéo dài cho đến tận 3-4 giờ sáng, khách đến không phân biệt sang hèn, từ những tay chạy xe thồ thức khuya đón khách, người lao công quét đường vừa xong việc, những nhạc công, ca sĩ vừa rời quán bar, vũ trường, đến những cô cậu sinh viên ít tiền lãng mạn, thích lang thang, hay khách du lịch muốn thưởng thức hương vị đêm Đà Lạt. Quả là thích thú được đến chợ Âm Phủ ăn đêm trong tiết trời lạnh buốt những ngày cuối đông cho đến đầu tháng giêng, dễ được thấy hết cái hay cái đẹp của thành phố này. Chưa ăn thì thấy lạnh đến run người, ăn xong cảm thấy thật ấm áp. Chợ Âm Phủ xưa nay không bán những món cao sang, cầu kỳ, chỉ là những nồi ốc luộc nóng hổi hay khô cá, khô mực làm mồi uống vài ly rượu gạo, rượu thuốc, hoặc là trứng vịt lộn và những món bún cháo bình thường. Cái thú của chợ là ai nấy có thể thoải mái ra vào, tạt qua ăn một chút lót lòng, ngồi nhâm nhi vài ly rượu, hàn huyên với bạn bè, hay một mình thưởng thức đêm lạnh Đà Lạt.Bây giờ, chợ Âm Phủ đã được quy hoạch trong khuôn đất khá rộng, nằm dọc từ cửa chợ Đà Lạt đến bùng binh hồ Xuân Hương. Các món ăn khuya ở chợ đêm Đà Lạt cũng phong phú và đa dạng hơn, với đủ các món ăn ba miền như bún bò Huế, mì Quảng, phở Bắc, bánh canh, hủ tiếu Nam Vang... với giá 7.000-10.000 đồng/tô. Riêng bánh mì ở chợ đêm Đà Lạt đã nổi tiếng từ lâu với món xíu mại cay ngon, giá chỉ 2.000 đồng/ ổ. Quanh khu Hòa Bình cũng có các quán ăn đêm đã đi vào tiềm thức của người Đà Lạt và du khách thập phương như miến gà Nga ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phở Hiếu đường Trương Công Định, mì Quang Thanh đường Phan Đình Phùng, hoành thánh mì cạnh rạp Ngọc Hiệp, bún bò đường Ấp Ánh Sáng, chè dường Duy Tân... Có lẽ khó có nơi đâu ta có thể đi dạo thoải mái như ở Đà Lạt. Không xe cộ ồn ào khói bụi, khí trời lại dịu mát, có thể ngắm nhìn cỏ cây hoa lá và đồi núi. Chính vì thế mà thú ăn đêm ở Đà Lạt càng trở nên hấp dẫn. Vừa đi dạo ngắm phố đêm, vừa gặm bắp nướng phết mỡ hành hoặc nhâm nhi miếng khoai lang chiên, chuối chiên thơm lừng... Khi đôi chân đã mỏi sau khi đi bộ quanh hồ Xuân Hương, có thể dừng lại bên gánh ốc hay bún thịt nướng chợ Âm Phủ hay đầu đường Trương Công Định, kêu dăm ba trứng hột vịt lộn, vài đĩa ốc bươu, nghêu luộc ăn với chuối xanh rau thơm chấm với nước mắm gừng, uống xị rượu đế nếp. Nếu vẫn thấy chưa chắc dạ, hãy làm thêm tô cháo gà. Nhiều người thích ăn phở bò ở Đà Lạt không chỉ vì hương vị phở hơi khang khác mà còn vì ở cách ăn: ai cũng “phi" thật nhanh để "đua" với cái lạnh, để mỡ bò không kịp đóng bờ trên vòm miệng. Ngày xưa có 2 vợ chồng già bán bánh cuốn thịt nướng ngay phía sau nhà lồng chợ rất ngon. Thích nhất là được uống ly sữa nóng thơm lừng mùi đậu xanh, đậu nành hay đậu phộng ở các gánh sữa nằm rải rác trên các con dốc dẫn vào khu Hòa Bình hoặc ven bờ hồ Xuân Hương. Uống sữa đậu nành nóng khi trời lạnh đã trở thành một cái thú của những người dạo phố đêm Đà Lạt. Nhiều người vẫn nhớ lắm hàng sữa đậu nành gần hồ Xuân Hương của ông già với chiếc áo len đỏ đã cũ. Cụ có một cái cassette cũng "cổ lai hy" nhưng tiếng hát Khánh Ly vang lên từ cái máy ấy lại hay lạ lùng. Những hàng bán nước luôn bày sẵn nhiều loại bánh ngọt ăn kèm như bánh su, bánh pía, bánh nướng nhân thơm, nhân dừa để khách ăn lót dạ.Trên đường Tăng Bạt Hổ ở trung tâm thành phố, bên cạnh hàng sữa đậu nành pha với đậu xanh ngon tuyệt của chị Hoa còn có các gánh bán hột vịt lộn, kế đó có cháo gà, phở Hiếu cũng mở cửa bán khá khuya. Ngày thứ bảy, chủ nhật, khu Hòa Bình được dành làm phố đi bộ, khách đi chơi về khuya thường tạt qua làm tô phở cho ấm người, hoặc sà xuống gánh hột vịt lộn. Chỗ nào bán thức ăn cũng kèm thêm trà gừng nóng miễn phí mà dư vị sẽ còn đeo đẳng mãi người đi... Dù đi làm hay đi chơi ở khu trung tâm Đà Lạt, dù mua sắm hay hẹn hò nhau ở khu chợ này nên phần đông cũng thích uống cà phê sáng hay tối ở quanh khu Hoà Bình. Nhiều nhất là các ông thợ chụp hình, các đoàn du lịch. Ở các đường gần chợ Đà Lạt như Nguyễn Chí Thanh, Phan Bội Châu, Trương Công Định hay Nguyễn Văn Trỗi đều có khá nhiều quán cóc dành cho người lao động Đà Lạt, đặc biệt là khu vực quanh bến xe Tùng Nghĩa (gồm đầu hai đường Phan Bội Châu và Nguyễn Văn Trỗi).Trong ký ức của người yêu Đà Lạt và lên Đà Lạt nhiều lần có lẽ không thể quên được quán cà phê Tùng nằm ở ngay khu Hoà Bình chỉ phục vụ với một loại nhạc cổ điển, hoà tấu dành cho người sành nhạc lại sành cà phê. Chất lượng cà phê ở đây đã được khẳng định từ cách đây hàng chục năm.Du khách nước ngoài cũng hay ghé vào quán này. Vào ban đêm, nếu muốn có một không gian lý tưởng và cảm giác lạ, du khách có thể ghé quán cà phê cáp treo. Ở đây du khách có thể vừa thưởng thức cà phê vừa đi cáp treo.Nhưng nếu có thời gian rảo bộ thì nên đến quán Valentin ở đường Hồ Tùng Mậu (bên khách sạn Palace) nơi đây có nhạc tuyển rất hay phù hợp nhiều đối tượng và có vị trí đẹp có thể ngắm tháp ăngten bưu điện vào ban đêm và ngắm một phần phố xá trung tâm vào ban ngày.Hay quán Bích Đào (gần Dinh Bảo Đại) có nhạc tuyển và khung cảnh đẹp, yên tĩnh.Nếu muốn có cảm giác mạnh, khách có thể ghé vào hai nhà hàng bên bờ hồ Xuân Hương là Thủy Tạ và Thanh Thủy. Ở đây sẽ có món “cà phê run” khi ngồi ngoài trời vào nửa buổi chiều trở về khuya. Đặc biệt lưu ý du khách là do có vị trí “chiến lược”, diện tích lại nhỏ, nên giá cả ở hai nhà hàng này, nhất là Thủy Tạ có cứng hơn nhiều so với các quán bên ngoài. Bù lại, vào hai tối trong tuần nhà hàng có phục vụ du khách món “âm nhạc dân tộc” do chính một số nghệ sĩ của Đà Lạt biểu diễn, hoặc du khách có thể yêu cầu được nghe đàn dương cầm.Nếu là người từ TP HCM lên vốn đã quen với thương hiệu cà phê Trung Nguyên thì đã có quán cà phê Trung Nguyên ở dưới dốc đường 3 tháng 2 (tầng trệt và lửng của khách sạn Golf 2) hoặc một số quán cà phê Trung Nguyên ở khu vực xung quanh ĐH Đà Lạt.Hiện nay Đà Lạt có thêm rất nhiều quán cafe đẹp, lịch sự có phục vụ ăn nhẹ, ăn sáng như An Tiến ở đường Lê Hồng Phong, Đà Lạt Phố ở đường Hoàng Văn Thụ, Hương Ca ở đường Trần Phú, Nam Giao, Nguyễn Đình ở đường Chu Văn An.Đối với người thích có vị trí đẹp để ngắm trời đất Đà Lạt (phù hợp với phần đông du khách) thì không gì lý tưởng bằng dãy quán cà phê lưng chừng dốc lên khu Hòa Bình. Cafe Tỉ Muội nằm trên con dốc cao của đại lộ 3 Tháng 2, từ trên cao có thể nhìn ngắm dòng người qua lại và khung cảnh của thành phố về đêm rất đẹp. Với phong cách trang trí nhẹ nhàng, không gian mở thoáng mát, sử dụng hệ thống đèn nháy làm cho khung cảnh tăng thêm phần lãng mạn. Đà Lạt vẫn thiếu rất nhiều sinh hoạt về đêm cho du khách và giới trẻ !

Một trong những công trình được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam là “phố đi bộ Đà Lạt”, sau hơn 2 năm khai trương vẫn đơn giản chỉ là “phố cấm xe” vào các tối cuối tuần. Du khách vào phố đi bộ chỉ có duy nhất một hình thức giải trí là ngồi quán cà phê hoặc ghé các quầy hàng lưu niệm để mua những món quà mà có thể mua ở bất cứ cửa hàng lưu niệm nào ở các đô thị khác nhưng với những cái giá chẳng hề...lưu niệm chút nào!

Cách trung tâm thành phố khoảng 6km về hướng Đông Bắc, Thung lũng Tình yêu là thắng cảnh thơ mộng và trữ tình nhất của Đà Lạt. Ban đầu, người Pháp gọi nơi đây là Vallée d’Amour sau nó được đổi tên thành Thung lũng Hòa Bình và năm 1953 trở lại là Thung lũng Tình yêu. Thung lũng Tình Yêu đẹp và cuốn hút nhiều người (nhất là tình nhân !) bởi lũng sâu và đồi thông reo tạo ra một không gian riêng tư, lãng mạn, thơ mộng nhưng hôm nay cảnh xưa đã thay đổi rất nhiều. Năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng vắt ngang qua thung lũng tạo thành hồ Đa Thiện, làm tăng thêm sức quyến rũ cho cảnh quan chung, đồng thời xuất hiện thêm hai tên gọi khác bên cạnh Thung lũng Tình Yêu là đập 3 và hồ Đa Thiện 3. Xuống xe bus, mua vé vào khu vườn hoa này mới thấy thất vọng vì ...design chưa tới ! Có lẽ người ta thích bắt chước dễ hơn là sáng tạo sao cho hài hoà, độc đáo và thích hợp với phong cảnh Việt Nam hơn. Rừng thông thu hẹp, vườn hoa lèo tèo, vài con thú nằm chèo queo ! Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bậc, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng Cảnh, hay theo những chàng "phò mã" cỡi ngựa vòng vòng chơi hay chụp hình lưu niệm, hoặc xuống chèo xuồng, đạp pêđalô trên hồ... Thế là hết ! Làm sao để níu giữ du khách trở lại Đà Lạt?

Đà Lạt Sử Quán là một trong những công trình kiến trúc mới xây sau này ngay trên đường đi đến Thung lũng Tình Yêu. Trên đường vòng Lâm viên, cách Thung Lũng Tình Yêu chừng vài trăm mét, một vùng cảnh quan đang được kiến tạo mà những nét chấm phá gợi liên tưởng đến sự trở về cội nguồn phương Đông ! Có lẽ dễ nhận thấy rằng, Đà Lạt ngày nay đang đối mặt với quá nhiều nguy cơ, từ nguy cơ bê tông hóa, nguy cơ xuống cấp đến nguy cơ nông thôn hóa, nguy cơ ô nhiễm... Chính những nguy cơ này cộng với một thực tế là những cách rừng cứ ngày một lùi xa để thay vào đó bằng những kiến trúc vuông thành sắc cạnh, Đà Lạt đã không còn giữ được nét tinh khôi của những ngày vừa được tạo dựng. Ý thức được trách nhiệm của một người dân thành phố, đôi vợ chồng nghệ nhân Võ Văn Quân và Hoàng Lệ Xuân đã làm nên Công ty XQ Sử Quán (258 Mai Anh Đào - Dalat). Từ 1990 – 1992, anh chị XQ đã sáng tác những tác phẩm tranh thêu với chủ đề “Về một quê hương, về một đời người” rất Việt Nam. Cuối năm 1992, anh chị lên Đà Lạt mở lớp dạy nghề và đào tạo nghệ nhân thêu, đưa nghệ thuật thêu mới mang tính phổ cập dân gian. Đầu 1994, thành lập tổ hợp tác thêu lụa XQ Đà Lạt với số nghệ nhân là 20 người. Ngày 30 tháng 01 năm 1996, chính thức thành lập công ty TNHH XQ Đà Lạt và sự thành công của XQ hôm nay đã thể hiện với "Đà Lạt Sử Quán" như một điểm du lịch và tiếp thị sang trọng, lịch sự của Đà Lạt. Tuy nhiên, nói thật, đối tượng chính của XQ là khách Âu và Úc nhiều hơn là Mỹ & Việt. Vả lại, phong cách này cũng sẽ dễ nhàm chán nếu như không kịp thay đổi thường xuyên hay tạo ra nét độc đáo mới lạ hơn. Mong rằng XQ sẽ thành công với sự kết hợp khéo léo giữa sáng tạo và truyền thống.

Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết một tập đoàn của Pháp vừa gửi văn bản đề nghị được đầu tư vào vùng Dankia - Suối Vàng (cách Đà Lạt 22 km), với tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỉ euro.Tuy nhiên, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Huỳnh Đức Hòa cho biết vì các tập đoàn của Nhật đã đăng ký và đeo đuổi suốt ba năm qua việc đầu tư 1,2 tỉ USD xây dựng “thành phố lãng mạn” (Romantic Town) trên tổng diện tích 5.100 ha ở vùng Dankia - Suối Vàng, nên tỉnh sẽ tiếp tục chờ tiến độ thúc đẩy đầu tư từ các nhà đầu tư Nhật.Vì muốn có mô hình đầu tư “trọn gói” cho một Đà Lạt thứ hai ở Dankia - Suối Vàng nên nhiều năm qua tỉnh Lâm Đồng cũng đã từ chối nhiều đơn xin đầu tư của các doanh nghiệp trong nước qua các dự án đơn lẻ. Vườn hoa Minh Tâm

Hồ Than Thở là một hồ nước tự nhiên thuộc thành phố Đà Lạt và cũng là một địa điểm du lịch của thành phố này.Tạp chí Indochine (Đông Dương) số 28 ra ngày 13 tháng 3 năm 1941 chọn ảnh hồ Than Thở làm ảnh bìa. Trước đây vùng hồ Than Thở có một cái ao gọi là Tơnô Pang Đòng. Vào năm 1917, người Pháp đắp đập xây dựng hồ chứa nước cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt. Người Pháp đặt tên hồ là Lac des Soupirs với nghĩa thứ hai (tiếng rì rào), nhưng khi dịch sang tiếng Việt lại dịch theo nghĩa thứ nhất: hồ Than Thở. Vào lúc bình minh, sương mù bao phủ mặt hồ, tạo nên một bức tranh thủy mạc tuyệt đẹp, nên sau năm 1975, hồ Than Thở còn mang tên hồ Sương Mai. Ngày xưa, du khách thường đến đây chụp hình, cỡi ngưa... Hôm nay, hàng quán mọc lên san sát, ồn ào, bát nháo và ...hết sức đáng buồn ! Có một dạo, sau 1975, người ta gánh rau ra đây rửa sơ qua trước khi đem ra chợ. Nhiều làng rau gần đó bây giờ cũng khá. Bên kia hồ là đồi thông 2 mộ với nhiều lời kể về một mối tình buồn.
Thác Cam Ly là thác gần trung tâm thành phố nhất (chỉ cách trung tâm 2 km) và nếu đi từ khu Hòa Bình hay từ khách sạn ở các đường Phan Bội Châu, Bùi Thị Xuân, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Văn Trỗi, đầu đường Phan Đình Phùng hay từ Bưu điện trung tâm chỉ tốn 4.000 đồng xe honda ôm. Thác nằm cuối đường Hoàng Văn Thụ vốn xưa kia là nơi sinh sống của một buôn làng người dân tộc thiểu số rất đông đúc (ngày nay vẫn còn lại một nhà thờ Cam Ly khá lớn được xây dựng từ thời Pháp). Thác đổ dài như mái tóc buông xõa của một thiếu nữ. Từ lâu đã trở nên nổi tiếng qua lời bài hát “Đà Lạt ơi, có nghe chăng Cam Ly khóc tình đầu dang dở..." nhưng bây giờ đến thác Cam Ly cũng muốn khóc thét lên vì nước cạn dần mà ô nhiễm quá nhiều vì khai thác cho kinh doanh du lịch thì nhiều mà đầu tư chẳng bao nhiêu !
Lẽ ra tôi nên giới thiệu nhiều hơn về thác Cam Ly, khách sạn Palace & Dalat, nhà thiếu nhi, ... nhưng có lẽ ai cũng biết khá nhiều về những nơi này bây giờ ra sao nên xin nói về các điểm tham quan du lịch khác như Đỉnh Lang Biang, Thác Hang Cọp, Đồi Mộng Mơ, Thung Lũng Vàng (gần Hồ Dan Kia), đèo Ngoạn mục (Belle Vue) và con đường mới mở về dãy Bidoup.
Đồi Mộng Mơ là khu du lịch vừa quen mà vừa lạ. Nói quen vì nhiều người đã biết đến nơi này từ nhiều năm trước với tên gọi Hồ Rồng, còn lạ vì nơi đây sau khi “đổi chủ” được đầu tư thích đáng, chủ nhân luôn biết tìm tòi, sáng tạo những sản phẩm du lịch mới để hấp dẫn du khách thập phương. Mùa hè này, khi đến với Đồi Mộng Mơ, bên cạnh rừng thông, những thảm hoa muôn sắc màu, rồng phun nước, “Vạn lý trường thành”, “Thác vàng”, khu trưng bày thú lạ, Làng văn hóa dân tộc… Đồi Mộng Mơ có thêm những sản phẩm mới mang đậm nét văn hóa như quầy viết thư pháp trên đá, tre, gỗ… do nghệ nhân Hồ Minh Tiến đảm nhận. Nhiều câu thơ, ca dao, tục ngữ nói đến công ơn cha mẹ, tình yêu đôi lứa, giao dục nhân nghĩa, ý chí vươn lên của người trẻ… được du khách chọn viết lên đá để làm qùa tặng người thân. Một phòng triển lãm tác phẩm tranh bướm độc đáo cũng vừa được khai trương do cơ sở Ánh Kim (Thị xã Bảo Lộc) giới thiệu, theo chủ nhận phòng tranh thì tranh bướm gợi nhớ lại tuổi học trò, giữ lại một chút mộng mơ như thi sĩ Giang Nam đã từng viết trong bài thơ "Quê Hương", ”Những ngày trốn học - đuổi bướm cạnh bờ ao. Mẹ bắt được - chưa đánh roi nào đã khóc”.Lần đầu tiên tại Đồi Mộng Mơ đưa dịch vụ chụp hình kỹ thuật số và in tráng ngay trên đĩa, ly tách, gạch men phục vụ du khách làm vật kỷ niệm ý nghĩa sau khi lưu lại Đà Lạt. Trên thảm cỏ xanh bên rồng phun nước là điểm trưng bày xe lambetta cổ (có chiếc trị giá 3.000 USD), du khách mặc sức chiêm ngắm và có thể ngồi lên chụp hình lưu niệm. Với những người yêu thơ và lãng mạn có thể đến “Vườn thơ” Hàn Mặc Tử và Trịnh Công Sơn, để chiêm ngắm chân dung và đọc thơ của hai thi sĩ tài ba này. Khu du lịch Đồi Mộng Mơ là một địa chỉ du lịch văn hóa độc đáo, ít ra cũng làm cho tôi thích thú vì 15 năm trước, tôi đã có ý tưởng tái tạo mô hình Làng văn hóa các dân tộc VN nhằm giúp du khách trong và ngoài nước có cơ hội tìm hiểu về cuộc sống và những sản vật phong phú của đồng bào Kinh và dân tộc thiểu số. Tại đây có 5 ngôi nhà dài, trong đó có nhà dệt thổ cẩm tạo ra những trang phục, sản phẩm văn hóa độc đáo phục vụ nhu cầu của du khách; một ngôi nhà khác thấp thóang bóng dáng các thiếu nữ người Mạ mặc váy thổ cẩm, đi chân trần, cần mẫn giã gạo, đưa du khách trở về những sinh họat thường nhật “cổ xưa”, khơi dậy sự mến mộ, trân trọng đối với công việc lao động của các thiếu nữ bản địa. Để hiểu sâu hơn về đời sống văn hóa phong phú đặc sắc của đồng bào Tây Nguyên, du khách không thể không đặt chân lên ngôi nhà chum ché và khu sinh họat cộng đồng, nơi đây có hàng trăm hiện vật là những vật dụng phục vụ cho sinh họat gia đình, công cụ lao động săn bắt, trồng tỉa…Du khách có thể gặp gỡ các già làng để tìm hiểu kỹ hơn về cuộc sống, phong tục tập quán, những lễ hội lớn của đồng bào Nam Tây Nguyên như đâm trâu, gieo hạt, cúng mừng lúa mới… độc đáo hơn trong Làng văn hóa dân tộc có hẳn một nhà dài dùng để nấu rượu cần. Rượu cần được chưng cất bằng men lá gia truyền độc đáo, mang đậm hương vị cao nguyên là đặc sản của Khu du lịch Đồi Mộng Mơ (cùng với hầm rượu Mộng Mơ Tửu). Không chỉ “cưỡi ngựa xem hoa”, du khách còn có thể hòa mình vào sinh họat cộng đồng của con người bản địa Tây Nguyên qua sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, đây là kiệt tác văn hóa phi vật thể độc đáo của nhân lọai vừa được tổ chức UNESCO công nhận. Đối với đồng bào Tây Nguyên, văn hóa cồng chiêng là linh hồn, là sự sống, vừa mang tính xã hội, vừa mang tính tín ngưỡng và nhân văn sâu sắc. Mỗi ngày Khu du lịch có 2 buổi biều diễn nhạc cụ dân tộc (từ 7h30-9h và 13h30-15h) và 2 buổi sinh họat văn hóa cồng chiêng (từ 9-11h và từ 15-17h) để du khách thập phương thưởng thức và tham gia múa hát. Trong 5 tháng đầu năm 2007, Đồi Mộng Mơ đón tiếp khỏang 300 ngàn du khách,những ngày đầu tháng 6.2007, trung bình mỗi ngày đón từ 4.000-4.500 khách, tăng 15% so cùng kỳ năm 2006. Tôi mong sao nơi này sẽ khá hơn, ít ra cũng sẽ làm như "Polynésian Culture Village" ở Hawai.
Đường lên đỉnh Lang Biang (tức núi Lâm Viên), hồ và thác Suối Vàng: Từ Đà Lạt, chạy về hướng Bắc khoảng 12 km đến trung tâm xã Lát - Lạc Dương, gặp hướng rẽ trái có bảng “Suối Vàng”. Ngày nắng, ven đường vào suối rộ lên hình ảnh những làng Bonour C - làng dệt thổ cẩm nổi tiếng của người Chill dưới chân núi Lang Biang. Dù thổ cẩm ở Lang Biang rẻ như bèo nhưng một phụ nữ Chill phải dệt 2 ngày mới được một chiếc giỏ lưu niệm bằng thổ cẩm và mất một buổi sáng để gùi bộ từ làng lên đỉnh Lang Biang mà bán chỉ với giá 20 nghìn đồng trở lại; một tấm ùi (thổ cẩm nguyên thảm 2m x 1m) mất cả tuần dệt cũng chỉ 80 - 100 nghìn đồng. Hình ảnh những phụ nữ Chill ngồi gầy sòng đánh bài bên gánh thổ cẩm ế khách trên Lang Biang không còn lạ. Gần đây, người Lạch đồn với nhau rằng, nhiều con dân của làng uống nước suối Lạch nên được Yàng phú cho giọng hát hay, người thì đi xuống phố làm ca sĩ (như Bonneur Trinh, Kră Jãn Đich, Ka Ut), lứa thì ở lại làng mở nhóm văn nghệ cồng chiêng, làm du lịch như: K’Blin, Kră Jãn Tham... Nhiều người nổi tiếng, kẻ mua được xe hơi. Nghe cũng mừng nhưng đâu phải ai cũng uống được dòng nước trên khúc suối lảnh lót của Yàng đâu! Vào khu du lịch Lang Biang hôm nay, gặp trẻ con Lạch và người già đi theo vòi khách xin tiền cũng nhiều. Có một dạo, dân nhiếp ảnh chọn xã Lát là một điểm màu mỡ để sáng tác ảnh nghệ thuật. Nhiều giải ảnh quốc tế lấy đề tài, nhân vật từ đây nhưng buồn nỗi, họ cũng tập cho trẻ con người Lạch biết ngửa tay xin tiền trước ống kính du khách. Đường men theo dòng suối Lạch hấp dẫn nhiều hơn bởi vẻ hoang dã của nó. Hai bên đường là những ngọn đồi trọc cỏ xanh rờn bình yên, những bầy ngựa nhởn nhơ gặm cỏ. Thỉnh thoảng trên dốc cao, có chiếc Simson thồ rau cải, sú... cao ngất xì khói phá vỡ cái lặng yên núi đồi. Hành trình trên đường mòn ngược dòng suối Lạch gợi nhớ những dòng hồi ký của nhà thám hiểm A.Yersin năm 1893, có đoạn miêu tả Dankia thật lãng mạn: “Khi nhìn thấy cao nguyên Lang Biang, điều đập mạnh vào mắt tôi trước tiên là địa hình. Cả một vùng rộng lớn gồm nhiều ngọn đồi nằm kề bên nhau, nối tiếp nhau, chế ngự lẫn nhau, sườn đồi này dốc thẳng đứng, sườn đồi kia nằm thoai thoải trên mặt đất. Những thung lũng rộng và sâu nhiều hay ít chia cắt núi đồi dợn sóng, len vào giữa là con đường nối liền Dankir (Dankia) với Đà Lạt”. Dòng nước suối Lạch thật đẹp. Hồ Suối Vàng gồm có hai hồ Đankia và Ankroet có sức chứa khoảng 21 triệu mét khối nước cung cấp nguồn nước cho hai nhà máy điện và nước sinh hoạt cho người dân thành phố Đà Lạt. Ngay phía dưới hồ Đankia có một thác nước đẹp gọi là thác Bảy Tầng, thềm thác rộng có thể chứa được hàng trăm du khách vui chơi cùng một lúc. Muốn lên Lang Biang, mua vé xe Jeep 25.000 đồng sẽ đi từ cổng khu du lịch núi Lang Biang nhưng tôi thuê xe gắn máy ở chợ Đà Lạt chỉ có 70.000 đồng/ chiếc đi từ khách sạn lên. Nằm ở độ cao 2.169 m so với mặt biển, Langbiang ẩn chứa trong mình truyền thuyết về một tình yêu say đắm, vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến. Đây là câu chuyện tình về chàng K'lang (người dân tộc Lát) và người con gái tên Hơbiang (người dân tộc Chil) đã làm xúc động bao du khách khi đến đây. Langbiang còn được ví như "nóc nhà" của Cao nguyên Lâm Viên, nóc nhà Đà Lạt, là chốn lý tưởng để du khách tận hưởng những cảm xúc bồng bềnh, là nơi mà bao lữ khách khát khao chinh phục bằng cách leo núi hay dù bay để từ trên cao nhìn xuống, khám phá những bất ngờ và thoả thú phiêu lưu, tang bồng… Dãy núi Lang Biang gồm có 3 ngọn núi chính là núi ông Khổng lồ K’Yut, núi ông Lâm Viên và núi Bà (Biđoup). Những ngày trời nắng đẹp, từ phía hồ Xuân Hương, du khách có thể nhìn thấy hai ngọn núi ông và núi Bà đứng cạnh nhau như để chở che cho nhau. Nhiều người còn ví dãy núi như người phụ nữ đang nằm, hai ngọn núi như hai bầu ngực căng tròn sức sống. Con đường quanh co uốn lượn giữa bạt ngàn thông reo... Cảm giác đầu tiên khi đặt chân lên đỉnh núi thật dễ chịu. Một không gian rộng lớn giữa khoảng trời mênh mông và không khí lành lạnh đặc trưng của thành phố "tiểu Paris". Một màu xanh núi rừng trải ra trước mắt. Mây và núi hoà quyện vào nhau. Đây còn là nơi bác sĩ Yersin đã từng đặt chân đến với "ấn tượng sâu sắc khi đứng trước một vùng cao nguyên mênh mông hoang vắng, gợi nhớ lại cảnh biển động vì đợt sóng khổng lồ màu xanh dâng lên. Ngọn núi sừng sững phía chân trời càng làm tăng thêm vẻ đẹp cảnh quan và tạo nên hậu cảnh tuyệt mỹ". Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống, dòng Đankia với những dòng suối nhỏ uốn lượn dưới chân núi. Phóng tầm mắt ra xa, Đà Lạt hiện ra với những ngôi nhà nhấp nhô xen lẫn giữa núi và cây, như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Lưng chừng núi có một thung lũng rất rộng đã từng tổ chức thành công lễ hội "100 năm hình thành và phát triển Đà Lạt" nên giờ có tên là "Thung lũng trăm năm" có thể đáp ứng nhu cầu cắm trại, sinh hoạt lửa trại đêm cho hàng ngàn du khách và muốn dự lễ hội cồng chiêng của người K’ho Cil, K’ho Lạch sống ở chân núi.

Hồ Suối Vàng gồm có hai hồ Đankia và Ankoret có sức chứa khoảng 21 triệu m3 nước cung cấp nguồn nước cho hai nhà máy điện và nước sinh hoạt cho người dân thành phố Đà Lạt. Ngay phía dưới hồ Đankia có một thác nước đẹp gọi là thác 7 tầng, thềm thác rộng có thể chứa được hàng trăm du khách vui chơi cùng một lúc. Cái tên Suối Vàng không biết do ai đặt, có lẽ do ở đây có rất nhiều vàng sa khoáng nhưng dù sao từ hơn 50 năm qua, dòng nước mát Suối Vàng đã thực sự cung cấp nước và điện nuôi sống thành phố Đà Lạt. Nơi đây có nhà máy thuỷ điện Ankoret – nhà máy thuỷ điện xây dựng đầu tiên ở Việt Nam năm 1943. Năm 2000, tại khu vực này đã khánh thành công trình nâng cấp cải tạo nhà máy nước Đankia – Suối Vàng do Đan Mạch viện trợ và giúp Đà Lạt trở thành một đô thị có tỷ lệ người dân được cung cấp nước sạch cao nhất nước (80%) và tỷ lệ thất thoát nước cũng thuộc loại thấp nhất nước (dưới 20%). Nếu trong tương lai gần, khi dự án khu du lịch tổng hợp lớn nhất nước với số vốn hơn 730 triệu USD (đã được chính phủ phê duyệt vào tháng 2 năm 1998) đi vào hoạt động thì cái tên Suối Vàng thực sự là “vàng ròng” cho vùng đất Lâm Đồng – Đà Lạt. Theo quy hoạch, nơi đây sẽ hình thành nên một Đà Lạt thứ hai với những khu nhà, biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp, những khu vui chơi giải trí vùng núi đặc thù như chơi Golf, đua ngựa… và một Casino quốc tế. Sẽ có một con đường cao cấp từ sân bay Cam Ly đưa khách Singapore và khách ở khu vực Đông Nam Á đến nghỉ cuối tuần khu Suối Vàng – Đankia.
Thác Hang Cọp là một trong những thác nước cao nhất Việt Nam, thuộc thành phố Đà Lạt. Thác có chiều cao khoảng 50 mét. Nằm cách quốc lộ 20b khoảng 2,7 km về phía đông, thuộc ấp Túy Sơn, xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, thác có nhiều tên gọi khác nhau như : Thác Đạ Sar, Long Nhân, Hang Cọp, Thác Ông Thuận, Thiên Thai... Thác cách xa khu vực dân cư 3 km, nằm trong khu rừng thông với diện tích 308 ha, chiều cao thác khoảng 50 m, dài 500 m. Thiên nhiên quanh thác Hang Cọp hiện nay vẫn còn giữ được vẽ nguyên thủy sơ khai.
Thác Liêng Rơwoa (hay thác Voi) nằm ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, cách thành phố Đà Lạt 25km về hướng tây nam, là một trong những thác nước đẹp của Tây Nguyên hùng vĩ với chiều cao hơn 30m, rộng chừng 15m. Sẽ thật đáng tiếc khi đến Đà Lạt mà không tới Liêng Rơwoa (thác Voi) kỳ bí, thơ mộng. Thác nước gắn liền với sự tích về mối tình thủy chung, bi tráng này đã được công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia. Muốn xuống chân thác, du khách phải "chinh phục" 145 bậc tam cấp vòng vèo: khi là những bậc đá thiên tạo "ăn" vào vách núi cheo leo, lúc là các tấm ván của chiếc cầu gỗ xinh xinh chênh vênh bên bờ vực thẳm. Ngút tầm mắt là rừng đại ngàn với những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, thân và cành chằng chịt dây leo. Giữa mênh mang, lớp lớp cây rừng mầu xanh ngắt hoặc điểm xuyết những chòm lá đỏ rực như lửa, những thảm hoa màu vàng tươi hoặc tím biếc đẹp đến lạ lùng. Dưới chân thác và trong cánh rừng già xuất hiện một số tảng đá lớn có hình thù hệt như những con voi. Thế nên, tiếng thác đổ ầm ào khiến người thưởng ngoạn tưởng như có một đàn voi chạy đua hoặc tung vòi phun nước đùa nghịch với nhau. Phía sau dòng thác trắng xóa đang tung bụi nước mù mịt là những hang động sâu hun hút đầy bí ẩn. Đó là hang Dơi ăn sâu xuống lòng đất đến 50m với những vách đá có các hình thù, mầu sắc rất lạ mắt. Rễ cây và dây leo đan xen chằng chịt, càng xuống sâu, hang càng tối nhờ nhờ và lạnh lẽo như động của phù thủy. Đó là hang Gió với lối vào rất hẹp nhưng bên trong khá rộng, vi vút tiếng sáo gió trời.
Thác Bopla (hay còn gọi là Thác Ngà Voi ) rất cao và mang đậm vẻ hoang sơ, nằm trên địa phận xã Liên Đầm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt hơn 8km và cách thị xã Bảo Lộc 25km.Nằm cách đường quốc lộ 20 chỉ khoảng 300m đường vòng, thác Bobla đọc theo tiếng K’ho là Pố Pla (nghĩa là đầu ngà voi). Theo lời kể của đồng bào dân tộc bản xứ thì vào thời xa xưa, xưa lắm - khi người Chàm cai trị Di Linh ngày nay, họ bắt người dân bản xứ phải đóng thuế bằng những sản vật của núi rừng như da thú, sừng tê giác, hươu nai… và đặc biệt là ngà voi. Với ngà voi thì phải chọn cái to và người tù trưởng của bộ tộc nơi con thác đã tìm được một cặp ngà voi cao quá đầu người, ngựa phi qua cũng không được. Từ đó, vua Chàm thích quá nên đặt cho nơi này là Pố Pla và dòng thác cũng mang tên là Pố Pla. Còn cái tên Liên Đầm là do đọc trại của hai chữ Lang Dăm - một chàng trai tài giỏi đã cứu giúp dân làng Liang Jrăk Mur khỏi giặc Chàm. Khi chỉ còn cách thác vài chục mét, du khách sẽ nghe thấy tiếng thác đổ và càng gần thác du khách càng cảm nhận được vẻ hoang sơ của nó. Thác nằm lọt thỏm giữa hai ngọn đồi có hình voi phục và giống như một hang động với cảnh quan nhà cửa, những trang trại cà phê ở xung quanh. Dưới thác là một cái hồ nhỏ do nước chảy lâu ngày tạo thành. Cạnh hồ có những tảng đá lớn trông như những bàn đá của trời và có những cây cổ thụ cao to che mát cả một khoảng trời. Cũng giống như thác Đambri ở thị xã Bảo Lộc, thác Ngà voi rất cao. Từ Tết Canh Thìn 2000, thác được đưa vào quản lý và khai thác bởi công ty Dịch vụ và du lịch Đà Lạt.
Từ Đà Lạt, thay vì đổ đèo Prenn theo quốc lộ 27 xuôi Ninh Thuận, gặp quốc lộ 1A để tới Nha Trang thì con đường mới sẽ khởi đầu từ khu Thái Phiên, một vùng trồng rau hoa lặng lẽ ở ngoại vi Đà Lạt, theo hướng bắc, nơi có dãy núi cao nhất cao nguyên Lang Bian: dãy Bidoup. Con đường cứ thế đâm xuyên qua những lớp lớp đồi núi thấp cỏ xanh mượt, với những bản làng mộc mạc, nhỏ bé của người Cil, K’Ho bản địa rồi băng qua những trang trại trồng hoa mang dáng dấp nền nông nghiệp hiện đại phương Tây... nhưng "ấn tượng" hơn cả vẫn là lữ khách được đi trong bức tranh vĩ đại của thiên nhiên về những cánh rừng thông còn trinh nguyên mới lạ với cảm giác như ta đang đi trong một chốn nào đó ở châu Âu.
Lướt qua khỏi những cánh rừng lá kim miền cao nguyên
Lang Bian là tới những cánh rừng lá rộng nhiệt đới xanh ngắt thuộc địa phận Hòn Giao của tỉnh Khánh Hòa. Tại đây, máy GPS xác định vị trí cách mặt nước biển 1.700m. Đây cũng là khu vực của rừng cổ sinh Bidoup (thuộc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà mới được lập, với diện tích đến 64.800ha) đặc biệt của VN, nơi duy nhất trên thế giới được xác định còn lại loài cổ thực vật: thông hai lá dẹt (tên khoa học Pinus krempfii, xuất hiện cùng thời với khủng long). Ở đây mỗi sáng ra, đến 8 giờ mù sương vẫn còn bao phủ và chiều lại, độ 15-16g trở đi, những “thung lũng mù sương” phiêu bạt đó lại sà xuống con đường. Đường mới nên chưa có những chuyến xe đò khách bụi bặm gian nan. Thỉnh thoảng bắt gặp vài chiếc xe du lịch hiếm hoi xuôi ngược nhưng đặc sắc hơn cả có lẽ là những tốp du khách Tây đạp xe chinh phục con đường mới nhất VN này. Một trong số những hướng dẫn viên du lịch sớm đặt chân lên con đường này, anh Trọng Phát của Hãng lữ hành Exotissimo ở TP.HCM, nói rằng các du khách Canada, Anh, Mỹ mà anh đang hướng dẫn khi vừa nghe nói có con đường mới mở, nối rừng với biển như thế này lập tức đề nghị làm tour liền. Họ không chịu đi du lịch bằng xe hơi, và càng không muốn đi trên những con đường “già” xưa nay.
Nhìn vào những vách núi đá sừng sững hai bên đường đủ thấy khả năng vô hạn
đến kỳ lạ của sức người. Gọi đúng tên thì đây là một con đèo được tạo ra từ việc đục thủng những vách núi đá. Người yếu tim có thể choáng bởi những vách đá cao đến 300m, rồi những sườn núi được bạt ra ngoạn mục, ưỡn ngực nhìn xuống lòng đường bé tí.
Với độ dài 33km, đèo Hòn Giao trên cung đường này có lẽ sẽ trở thành đèo dài nhất VN (đèo Phađin ở Tây Bắc, nằm giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên 32km, hiện là đèo dài nhất VN - PV). Một anh chàng gác rừng ở đây nói với tôi: “Đèo nào càng hiểm trở thì càng đẹp, lãng mạn. Ở VN, con đèo này là hiểm trở nhất!”.
Nếu đi theo đường 11 từ Phan Rang ngược sông Dinh lên, sau khi vượt qua những khu di tích lịch sử của nước Chămpa xưa và những cánh đồng khô ráo quanh năm, chúng ta đứng trên đèo Ngoạn Mục với bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đang hiện ra trước mắt. Con đường đi từ Đà Lạt qua Phan Rang cần tu bổ và mở rộng, nhất là đoạn từ ngã 3 Fimnom đến đỉnh đèo Ngoạn Mục (thuộc huyện Đơn Dương) quá xấu cho dù đèo Ngoạn Mục là một trong những con đường đèo đẹp nhất nước. Đèo Ngoạn Mục hay còn gọi là Đèo Sông Pha là một trong những đèo núi đẹp nhất Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận. Đèo dài 18,5 km, có độ dốc trung bình trên 9 độ. Do vậy đây cũng là đèo có độ dốc lớn nhất ở các tỉnh phía nam. Từ trên đèo nhìn xuống thấy bờ vực đốc đứng, sâu thẳm, lấp ló qua những rặng thông là con đường ngoằn ngoèo khúc khuỷu với những chiếc xe hơi ví như món đồ chơi chậm chạp đang bò lên hay xuống. Xa hơn là đồng bằng Phan Rang với dòng sông Cái uốn lượn. Hai dải núi cao ôm bọc lấy thung lũng Phan Rang chạy ra tận biển. Những ngày đẹp trời, từ trên đèo có thể thấy đường bờ cát trắng và nhấp nhô những con sóng lăn tăn. Nơi đây còn có nhà máy thủy điện Đa Nhim với 2 đường ống dẫn nước trông xa như 2 vệt sơn trắng giữa nền xanh biếc của núi rừng mà người đi Đà Lạt, từ Phan Rang lên đèo Ngoạn Mục bao giờ cũng cố để chiêm ngưỡng. Hồ Đa Nhim khi gió dừng thổi, lặng im, không một gợn sóng, nước xanh thăm thẳm giữa núi cao và rừng thông thật đẹp. Con đập thẳng tắp ngăn đôi bình nguyên Đơn Dương nối hai sườn núi dài 1.460m, cao sừng sững 38m, đáy rộng 180m, đỉnh còn 6m, tích nước từ hai sông Đa Nhim và Kronglet hòa vào. Hồ Đa Nhim có diện tích 9,7km², ở độ cao xấp xỉ 1.042m. Nước từ hồ theo hai đường hầm bê tông xuyên núi dài 5km tới chóp núi thì ùa vào hai ống thép có đường kính 2m (càng xuống càng nhỏ dần còn 1m), vận hành bốn tuôcbin sản sinh thêm 7.880kW điện, đủ dùng cho cả tỉnh Ninh Thuận.Thay lời kết:Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm viên, về phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng. Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Nam giáp huyện Đức Trọng, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà. (Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng).
Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, hay toàn bộ cao nguyên Lang Biang, diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp:
Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816 m), Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1.408 m).
Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao nguyên Dran.
Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m).
Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc.
http://danhthangvn.files.wordpress.com/2010/10/ho-xuanhuong.jpgThành phố Đà Lạt có diện tích tự nhiên 39.105 ha. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây nguyên.
Thành phố Đà Lạt còn là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, là trung tâm du lịch nghĩ dưỡng, đào tạo và nghiên cứu khoa học của cả nước.
Địa hình Đà Lạt thuộc dạng sơn nguyên với độ cao trung bình 1520 m so với mực nước biển, cơ bản có thể phân làm 3 dạng: núi cao, đồi thấp và thung lũng. Nét đặc trưng của địa hình là mức độ phân cắt mạnh.Khu vực phía Bắc và Tây Bắc bị chắn bởi núi Lang Biang; phía Đông và Đông Nam thấp dần về thung lũng Đa Nhim; phía Tây và Tây Nam thấp dần về cao nguyên Di Linh. Độ cao trung bình so với mặt biển là 1.500 m. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Nhà Bảo Tàng (1.532 m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1.398,2 m).
http://www.shopvemaybay.com/wp-content/uploads/images/festivalhoadalat.jpgFestival Hoa Đà Lạt 2007 (từ ngày 15 - 21.12.2007) có 19 chương trình, trong đó 5 chương trình trọng tâm nhằm tôn vinh người trồng hoa và vẻ đẹp muôn thuở của hoa. Thành phố Đà Lạt nhộn nhịp, tất bật với công tác chuẩn bị cho ngày hội hoa. Công viên hoa Đà Lạt, Dalat Hasfarm đã chuẩn bị hàng trăm ngàn chậu hoa trưng bày tại các công viên, khu vực lễ hội, dọc đường phố, bùng binh, tháp hoa... Điểm nhấn của Festival Hoa 2007 là Hội chợ triển lãm hoa quốc tế được tổ chức tại Công viên hoa Đà Lạt. Ban tổ chức dành gần 13 ngàn mét vuông cho cuộc triển lãm hoa quy mô nhất từ trước tới nay, với sự tham dự của khoảng 100 doanh nghiệp, ngành hoa ở 24 tỉnh, thành và 7 quốc gia Hà Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Bỉ, Đan Mạch(?) nhưng cuối cùng ...không thấy! http://www.vatgia.com/raovat_pictures/1/fbq1258715887.jpgTrong khu trưng bày của Hiệp hội Hoa Đà Lạt, 6 trang trại hoa nổi tiếng của Đà Lạt sẽ trình làng những sản phẩm hoa đặc trưng nhất của mình: vườn hoa Anh Quỳnh với nữ hoàng địa lan, trang trại Phượng Trung với hương sắc hoa hồng, LangBiang Farm với hoa kiết tường, trang trại Lê Minh với hoa cẩm chướng, Công ty Rừng Hoa đài các với sắc màu hoa ly ly và Công ty Hương Sắc với muôn màu hoa cúc. Cuối cùng là tại đây, du khách cũng không thấy nét mới năm nay! Công ty TNHH đầu tư xây dựng Thái (Đà Lạt) biến con đường Lê Đại Hành (từ bùng binh phun nước dẫn đến Khu Hòa Bình) thành con đường hoa và gốm sứ đông người qua lại và đầy…rác. Bên cạnh đó, nghệ nhân Mười Lời đã đem tâm lực trí tuệ trổ tài nghệ để hàng cây anh đào dọc theo con đường này nở hoa đúng dịp Festival Hoa trong hơn một tháng nay nhưng chỉ lác đác vài cây nở hoa đúng theo ý ông, cánh hoa anh đào cũng mỏng manh chứ không phải loại hoa anh đào Nhật với những cánh hoa xếp tầng nên cũng không đạt yêu cầu. Đường Hồ Tùng Mậu (trước khách sạn Dalat Palace) được Bưu điện Lâm Đồng thiết kế thành con đường hoa thơ mộng nhưng trong những ngày lễ hội chỉ thấy đông người qua lại và đầy…rác. Tại các khu du lịch Thung lũng Tình Yêu, Đồi Mộng Mơ, Thung Lũng Vàng, nhà hàng Thủy Tạ, các nhà thờ, nhà chùa, khu dân cư... đều có những tác phẩm hoa mời gọi du khách đến thưởng lãm. Dọc theo các trục đường phố Đà Lạt cũng không thấy tô điểm các loại hoa Mimosa, phượng tím, mai anh đào....?http://www.lamdong.gov.vn/vi-VN/home/news/hotnews/PublishingImages/Se-co-1-Festival-hoa-Dalat-ruc-ro-sac-mau.gif"Hoa Đà Lạt - tôi yêu bạn" là chủ đề của đêm hội khai mạc (đêm 15.12). Có 12 nghệ nhân trồng hoa và 6 làng hoa được tôn vinh gồm: hai làng hoa hồng Vạn Thành, An Sơn; hai làng hoa cúc Hà Đông, Thái Phiên; làng hoa lay ơn Xuân Thọ và làng hoa Đa Thiện. Một kịch bản sân khấu hóa kéo dài khoảng 50 phút gồm 3 chương, 8 cảnh diễn hoành tráng. Chương I: “Hoa từ đất trời” với cảnh diễn mở đầu Huyền thoại những loài hoa không tên gồm 100 diễn viên múa làm thành hình tượng những đồi cỏ hoa, những cụm hoa, mảng hoa trên nền nhạc Cỏ hoa Đà Lạt. Nối tiếp là cảnh diễn “Chinh phục cao nguyên xanh” trên nền nhạc Đà Lạt mộng mơ với 200 diễn viên hóa trang thành rừng thông, thác nước. Chương II: “Hoa của lòng người” với các cảnh diễn: mạch sống từ quá khứ đến hiện tại, muôn nẻo đường hoa, điểm hẹn tình yêu, nhịp cầu bè bạn và hoa, khát vọng hoa. Chương cuối “Sắc hoa ngày mới” với những hình ảnh: con người gắn số phận của mình với hoa, những chiếc xe ngựa chở hoa lên phố, cảnh tấp nập của chợ hoa... Cuối cùng là hình ảnh 2 chiếc tàu hoa, mang thương hiệu hoa Đà Lạt hội nhập vươn ra thị trường thế giới.http://greenlotustravel.com/upload/gianguyen/10_01_2011/2011_01_10_148934.jpgFestival Hoa Đà Lạt là một sự kiện kinh tế, văn hóa, du lịch, thu hút đông đảo du khách đến với xứ sở ngàn hoa nhưng hình như chưa đạt được yêu cầu mà những người tổ chức mong muốn. Đêm hội khai mạc được truyền hình trực tiếp trên VTV1 và quảng cáo ầm ĩ trên các phương tiện truyền thông báo chí đã khiến Đà Lạt thu hút đông đảo du khách đến Đà Lạt nhưng hình như Đà Lạt vẫn chưa làm cho du khách thoả mãn vì Festival Hoa Đà Lạt 2007 không đúng theo ...quảng cáo ầm ĩ trên các phương tiện truyền thông báo chí, hàng trăm ngàn chậu hoa phải mang từ miền Tây và Sàigon lên trưng bày.http://huongphusatravel.com/img/image/DaLat/DaLat2.jpg
Từ năm 1990 đến nay, dân số thành phố Đà Lạt tăng khá nhanh. Năm 2003 Đà Lạt có 180.000 người với 96% là người Kinh, rất đông là di dân từ miền Bắc và Trung vào đây lập nghiệp nhưng không có tay nghề và trình độ văn hóa không cao đã khiến cho Đà Lạt hôm nay trở nên nhếch nhác, lai tạp, bừa bộn hơn. Đà Lạt khai thác tối đa kỹ nghệ du lịch nhưng lại không thật sự biết quan tâm đầy đủ đến việc bảo tồn thiên nhiên và những tài sản quý giá mà Đà Lạt đã may mắn có được. Vấn đề bây giờ là các cấp lãnh đạo địa phương có ý thức được trách nhiệm và nhận ra những gì cần phải làm cho Đà Lạt hôm nay và mai sau hay chưa?
Hoa Mai anh đào ở Đà Lạt- Ảnh: Phạm Thọ Tuyên.
ảnh
ảnh
ảnh
ảnh

No comments:

Post a Comment