Người Trung Quốc có câu truyền miệng mong ước sinh - lão - bệnh - tử đời người: sinh sống ở Quý Châu(phong cảnh đẹp), chơi ở Tô Châu (vùng đất sản sinh gái đẹp & lụa ), sống & mặc quần áo + xài mền gối làm ở Hàng Châu (lụa rất nổi tiếng vì vừa đẹp, bền lại mềm, mát và mịn; phong cảnh đẹp), ăn uống ở Quảng Châu (ẩm thực ngon, lạ), và chết ở Liễu Châu (nhiều loại gỗ tốt để làm… quan tài). Đàn ông trai tráng Trung Quốc "mê" tìm vợ Tô Châu là chuyện tất yếu.
Tháp chùa Hàng Sơn do người Nhật xây tặngTô Châu, 1 thành phố nhỏ, đầy nét cổ kính với những dòng kênh với hàng dương liễu thướt tha dọc 2 bên bờ, tô điểm bởi những cây cầu qua sông rất đẹp.
Cầu cổ qua sôngTô Châu, 1 thành phố của những dãy nhà tường trắng, mái ngói đen tượng trưng cho giấy trắng và mực đen của học trò nơi vùng đất học ngày xưa.
Chế biến lụa tơ tằm từ kén
“Tam anh chiến Lữ Bố” – Phim trường Tam Quốc thành – thành phố Vô Tích
Một góc Thái Hồ – Vô Tích
Chính quyền Tô Châu hạn chế tối đa việc xây dựng các công trình lớn trong nội thị, tạo sự khác biệt so với những thành phố sầm uất khác như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Trùng Khánh… nên Tô Châu ngày nay vẫn giữ được nét cổ kính độc đáo, nhịp sống yên ả và thi vị, thích hợp đối với những tâm hồn hoài cổ với các chùa chiền, vườn nhà cổ, kênh rạch, liễu rủ, cây ngô đồng trồng khắp phố bốn mùa thay lá, đặc biệt vào mùa thu màu lá vàng rực huyền ảo lạ thường.
Chúng tôi đến Tô Châu trong những ngày chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong cái lạnh 50C, tôi khoác áo ấm bước xuống phố, len vào đám đông đang xuôi ngược. Mùa đông, thời điểm bùng nổ bức tranh đa sắc các loại trang phục áo ấm, áo khoác, khăn choàng cổ, mũ len, giày cổ cao, găng tay… của những người đẹp Tô Châu nổi tiếng làn da trắng mịn, thân hình thon thả và nhiều cô sở hữu đôi chân dài kiêu hãnh và cuốn hút.
Nổi bật nhất phải kể đến các thiếu nữ thế hệ 8x ăn mặc trẻ trung, đúng mốt, khoác tay người yêu, bạn bè đi lại trên đường phố. Họ cùng nhau đi mua sắm, ăn uống, tham quan, cười nói tíu tít, "ăn sóng nói gió", toát lên vẻ lạc quan… Khi băng qua cầu nối dòng kênh đào với hai con đường lớn, tôi bắt gặp đôi mắt buồn u uẩn của cô gái trẻ đẹp đang đứng một mình bên gốc liễu xanh rủ xuống dòng kênh. Hình như tôi đã gặp cô gái này ở đâu đó thì phải, đôi mắt kỳ ảo ấy không thể làm người đối diện nhanh quên được. Cô gái cũng nhìn thấy tôi, một thoáng nhíu mày nhẹ rồi quay đi tiếp tục nhìn xuống dòng kênh xanh.
Tại sao mùa đông giá lạnh, cô gái trẻ lại đứng một mình bên dòng kênh tựa bức tranh thủy mạc liêu trai đến thế? Trong thời gian lưu lại Tô Châu, tôi cố lục tung trí nhớ truy tìm "gốc gác" cô gái Trung Hoa nhưng cuối cùng đành chấp nhận ý nghĩ đó là một người hoàn toàn xa lạ. Cho đến khi vừa đặt chân trở lại Sài Gòn, tôi mới nhớ cô gái đó đã ngồi hàng ghế phía sau chúng tôi, cạnh cửa sổ trên chuyến bay từ TP.HCM - Thượng Hải, sau đó đoàn chúng tôi xuôi về Tô Châu, chắc chắn cô gái cũng song hành cùng cung đường, và có thể đó là một trong những người đẹp Tô Châu xa xứ lâu ngày trở lại cố hương chăng?
Khi "luận" về gái đẹp Tô Châu, anh chàng Dương Tử Huy (công tác tại một công ty du lịch lớn tại Thượng Hải) nói vui rằng du khách khắp nơi tìm về Tô Châu chỉ để nhìn ngắm các người đẹp như danh truyền thì có thể có một chút tiếc nuối vì hiện nay gái đẹp vùng này chia thành bốn cấp bậc. Bậc "nhất" đã theo chồng định cư tại các quốc gia phồn thịnh như Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu… Bậc "hai" theo chồng đến với Hồng Kông, Đài Loan, Macau… Bậc "ba" cũng đã nhanh chân yên bề gia thất tại các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu… và bậc "tư" còn lưu lại quê hương?! Thật ra, điều anh chàng Dương Tử Huy nói nếu hoàn toàn đúng cũng là chuyện thường tình, vì không chỉ gái đẹp miền Tô Châu mà tất cả người đẹp thế gian từ cổ chí kim đều có nhu cầu chính đáng cần bến đỗ bình an.
Khi chúng tôi đi thuyền trên kênh Tô Châu, anh chàng hướng dẫn viên trổ tài thuyết minh vẻ đẹp khung cảnh thiên nhiên, trong đó có nhắc đến những chuyến du hành của vua Càn Long, nhưng tuyệt nhiên không đá động đến hình ảnh bốn mươi trinh nữ dùng sức kéo cho thuyền vua chạy. (Tương truyền, một trong những thú tiêu khiển nặng tính phong kiến của vua Càn Long là thú vui đi thuyền ngắm mây nước tang bồng, trong đó, suốt đoạn kênh băng qua Tô Châu, thuyền chạy bằng sức kéo của bốn mươi trinh nữ mười tám tuổi xinh đẹp chia thành hai nhóm đứng hai bên bờ dùng lụa kéo thuyền. Không ít những cô gái xinh đẹp đã kiệt sức và chết vì lao lực…). Có thể anh hướng dẫn viên không muốn du khách "ngậm ngùi" vì thú vui lạ thường của bậc vua chúa ngày xưa, hoặc anh ta thiếu kiến thức. Tôi không tin người Trung Quốc, đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên không thuộc lịch sử nước họ!
Tô Châu (giản thể: 苏, phồn thể: 蘇州; bính âm: Sūzhōu; tên cổ: 吳-Ngô) là một thành phố với một lịch sử lâu đời nằm ở hạ lưu sông Dương Tử và trên bờ Thái Hồ thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Thành phố này nổi tiếng vì những cầu đá đẹp, chùa chiền và các khu vườn (viên lâm) được thiết kế tỉ mỉ, mà ngày nay chúng đã trở thành những điểm thu hút khách du lịch.
Tô Châu cũng đã từng là một trung tâm quan trọng của công nghiệp sản xuất tơ lụa Trung Hoa kể từ thời kỳ nhà Tống (960-1279) cũng như tiếp tục nắm giữ vị trí nổi tiếng này trong thời gian gần đây. Thành phố này là một phần của Tam giác vàng thuộc Trung Quốc. Thành phố này đặc biệt nổi tiếng vì những khu vườn. Một số vườn cây cảnh cổ điển đã đượcUNESCO xếp loại là di sản thế giới. Dân số: 6,06 triệu người (trong đó dân số nội thị 2,2 triệu), diện tích: 8.488 km². GDP trên đầu người của thành phố này là ¥66.826 (khoảng US$7.649) vào năm 2005, đứng hàng thứ năm trong số 659 thành phố Trung Quốc.
- Một thành phố lớn và quý phái... Nó có 1.600 cầu đá mà dưới đó thuyền bè có thể qua lại. - Marco Polo
- Kinh đô tơ lụa, Venizia phương Đông, Nôi của nền văn hóa Ngô và Thế giới vườn – các cách nói khác về Tô Châu.
Hàng Châu (chữ Hán: 杭州, bính âm: Hángzhōu, Wade-Giles: Hang-cho) là một thành phố nằm trong đồng bằng châu thổ sông Trường Giang của Trung Quốc, và là thủ phủ tỉnh Chiết Giang. Hàng Châu cách Thượng Hải 180 km về phía Tây Nam, dân số vào năm 2004 của toàn bộ vùng Hàng Châu ("杭州市" - Hàng Châu thị) là khoảng 6,5 triệu người. Trong đó, khu vực nội thị vào năm 2003 có 3.931.900 người thường trú, và 2.636.700 người trong số này là cư trú hợp pháp. Số dân thường trú ở 6 quận chính trong thành phố là 1.910.000 người. Hàng Châu nổi tiếng với những di tích lịch sử và thiên nhiên tươi đẹp. Thành phố này được xếp vào danh sách 10 thành phố đẹp nhất Trung Quốc. Mặc dù, trong thời gian gần đây nhiều khu đô thị mới được xây dựng, nó vẫn giữ được nhiều di sản lịch sử - văn hóa giá trị. Ngày nay, du lịch góp một phần quan trọng trong nên kinh tế của Hàng Châu. Một trong những danh thắng nổi tiếng nhất của Hàng Châu là Tây Hồ (chữ Hán: 西湖). Tây Hồ có diện tích khoảng hơn 6 km vuông, bao gồm nhiều địa điểm du lịch nhỏ khác. Hàng Châu có một quần thể các địa điểm du lịch bao gồm các đền chùa cổ, khu phố cổ, cũng như cảnh quan thiên nhiên pha trộn vẻ đẹp của hồ và núi.
Là một thành phố nổi tiếng và thịnh vượng bậc nhất ở Trung Quốc từ khoảng 1000 năm trở lại đây, Hàng Châu được biết đến nhiều với phong cảnh thiên nhiên đẹp, trong đó có Tây Hồ (Xī Hú, 西湖). Nơi đây có lụa tơ tằm, trà xanh nổi tiếng ở Trung quốc, nơi đây cũng có nghề dâu tằm tơ rất phát triển và cũng là nơi gắn liền với con đường tơ lụa nổi tiếng.
Tháp chùa Hàng Sơn do người Nhật xây tặng
Cầu cổ qua sông
Một góc Tô Châu
Tô Châu, cùng với Vô Tích, xứ sở nổi tiếng của Ngọc Trai Thái Hồ và lụa tơ tằm nổi tiếng Giang Nam.Chế biến lụa tơ tằm từ kén
“Tam anh chiến Lữ Bố” – Phim trường Tam Quốc thành – thành phố Vô Tích
Một góc Thái Hồ – Vô Tích
Tương truyền tên gọi Vô Tích bắt đầu từ cuối thời Chiến Quốc, khi chiến tranh tàn khốc giữa 7 nước Thất hùng đi vào giai đoạn kết. Ban đầu vùng này có tên là Tích Sơn. Năm 223 TCN, tướng nước Tần là Vương Tiễn đánh bại quân nước Sở, đi bình định đất đai nước Sở, xuống miền nam, đến núi Tích Sơn. Quân lính đào đất làm bếp, đặt nồi thổi cơm, tìm được một cái bia đá, ở trong có khắc mười hai chữ rằng:
- “Hữu tích: binh, thiên hạ tranh; vô tích: ninh, thiên hạ thanh”
Nghĩa là:
- “Có thiếc thì đánh nhau, thiên hạ loạn; không có thiếc thì yên, thiên hạ thanh bình”.
Vương Tiễn cho đòi cổ nhân đến hỏi, thì biết từ khi vua Bình Vương nhà Chu dời sang đất Lạc (722 TCN), núi ấy sản sinh ra nhiều chì, thiếc nên gọi là Tích Sơn, đã bốn mươi năm nay lấy dùng không hết, nhưng gần đây thấy ít dần; tấm bia ấy cũng không biết người nào làm ra. Vương Tiễn than rằng:
- Bia này lộ ra thiên hạ từ đây được yên ổn. Có lẽ người xưa đã thấy trước được điều này, nên chon bia để báo cho người sau đó chăng! Từ nay nên đặt tên nơi này gọi là Vô Tích (không có thiếc).
Chỉ 2 năm sau, các chư hầu hoàn toàn bị tiêu diệt dưới tay nước Tần. Nhà Tần thành lập, từ đó thiên hạ thống nhất, chấm dứt chiến tranh chia cắt Xuân Thu - Chiến Quốc kéo dài 550 năm trong lịch sử Trung Quốc. Phim trường Vô Tích - là phim trường quy mô lớn của Đài truyền hình Trung Ương Bắc Kinh xây dựng tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô trên phạm vi rộng lớn của Thái Hồ. Đây là phim trường dùng để quay ngoải cảnh cho các bộ phim truyền hình nhiều tập. Đây là phim trường dùng để quay phim vừa là địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Vô Tích.
Do nằm vị trí vô cùng thuận lợi do thiên nhiên ưu đãi về phong cảnh tuyệt đẹp, đài truyền hình Trung Ương Bắc Kinh đã cho xây dựng hòa vào khung cảnh ấy là những phố xá, thành trì, cung điện, nhà dân, chùa chiền theo kiểu các triều đại Hán, Đường, Tống... Phim trường như là một bức tranh tổng thể miêu tả cuộc sống của các triều đại Trung Hoa. Được khởi công từ năm 1987, phim trường chia thành nhiều khu vực, như đời Hán có cung điện Ngô Vương, Hán đỉnh, Tào Doanh, Thủy Trại...Đời Đường có Ngự hoa viên, Thẩm Hương đình, hồ Thanh Hoa... Đời Tống có Hoàng cung, chùa Đại tướng quốc, Thủy trại Lương Sơn Bạc...Ngoài ra còn có các công trình kiến trúc theo mẫu hai triều Minh, Thanh; Tứ hợp viện Bắc Kinh, phố xưa Thượng Hải...tất cả được dựng giống y như thật trong phim trường. Để hỗ trợ việc quay các bộ phim Đường Minh Hoàng,Tam quốc diễn nghĩa và Thủy Hử, vào các năm 1991, 1994 và 1996 đài truyền hình Trung Ương Trung Quốc tiếp tục bỏ thêm kinh phí xây dựng các khu: Đường thành, Tam quốc thành và Thủy hử thành.Ngoài các cảnh trí là phần ngoại cảnh cho bộ phim, phim trường còn tái hiện lại các cảnh sinh hoạt của người dân xưa khiến cho bộ phim cứ như thật. Nơi đây được chọn làm bối cảnh để quay phần lớn các cảnh quay ngoại cảnh của rất nhiều bộ phim ăn khách. Chính lợi thế về cành quan cùng với các bức tường rêu phong cùng với các công trình liên tục được xây mới khiến cho phim trường lúc nào cũng có nhiều đoàn làm phim tới để quay và dựng phim.
Quảng Châu (chữ Hán giản thể: 广州, phồn thể: 廣州, pinyin: Guǎngzhōu, Wade-Giles: Kuang-chou, việt phanh: Gwong2zau1, Yale: Gwóngjaū) là thành phố thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, nằm trong đồng bằng châu thổ sông Châu Giang. Tên quốc tế của nó trước đây là Canton. Quảng Châu cách Hồng Kông khoảng 120 km về phía Tây Bắc. Theo số liệu của chính quyền thành phố, năm 2006, dân số thành phố vào khoảng 9.754.600 người.
Quảng Châu là trung tâm kinh tế của Đồng bằng châu thổ Châu Giang, đồng thời cũng là trái tim của vùng kinh tế chế xuất hàng đầu Trung Quốc. Năm 2006, GDP của thành phố đạt khoảng hơn 600 tỷ nhân dân tệ (tương đương 76,8 tỷ Đô la Mỹ), GDP bình quân đầu người vào khoảng 85.000 nhân dân tệ (11.000 Đô la Mỹ), đứng đầu trong 659 thành phố ở Trung Quốc.
Hội chợ hàng xuất khẩu Trung Quốc còn gọi là Hội chợ Quảng Châu được tổ chức thường niên vào mùa xuân và mùa thu (bắt đầu từ năm 1957) là một sự kiện thường niên quan trọng của Quảng Châu.
Liễu Châu (chữ Hán: 柳州; bính âm: Liǔzhōu shì) là một địa cấp thị thuộc phía Bắc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Diện tích: 5.250 km², dân số: 1,4 triệu người.Liễu Châu nằm bên hai bờ trên một khúc lượn của sông Liễu Giang, cách tỉnh lỵ Nam Ninh khoảng 255 km. Liễu Châu cách Bắc Kinh 3.535 km, cách Thượng Hải 2.033 km và cách Hồng Kông 727 km. Liễu Châu là thành phố đầu tiên mà sông Liễu Giang chảy qua. Do đó nước ở thành phố này rất sạch.Liễu Châu là thành phố lớn thứ hai tỉnh Quảng Tây, và là trung tâm công nghiệp của tỉnh. Theo thống kê năm 2004 của chính quyền thành phố, GDP của Liễu Châu là 40,4 tỷ Nhân dân tệ. Thành phố này hiện có khoảng trên 2000 xí nghiệp công nghiệp, trong đó có 10 doanh nghiệp lớn, với gần 200.000 lao động.Giống như nhiều vùng khác của Quảng Tây, cảnh quan xung quanh Liễu Châu là sự pha trộn của đồi, núi đá vôi và nhiều hệ thống hang động. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, du lịch khám phá mạo hiểm.
Vị trí trong tỉnh Quảng Tây Vị trí tại Trung Quốc
Tọa độ:
Liễu Châu xuất hiện trong câu thành ngữ khá nổi tiếng
Đó là do ở đây có loại gỗ tên là nam mộc (chữ Hán: 楠木, Phoebe zhennan) chuyên dùng để đóng quan tài, được cho là sẽ bảo quản được thi thể sau khi chết. Quảng Châu có rất nhiều món ăn ngon nổi tiếng. Hàng Châu là một thành phố phồn vinh và có cảnh sắc tuyệt đẹp. Còn Tô Châu nổi tiếng có nhiều phụ nữ đẹp nhất ở Trung Quốc (do đó câu thành ngữ trên đôi khi còn được nói là "Lấy vợ ở Tô Châu...").
- Sinh ở Tô Châu, sống ở Hàng Châu, ăn ở Quảng Châu, chết ở Liễu Châu.
(giản thể: 贵州; phồn thể: 貴州; bính âm: Gùizhōu; Wade-Giles: Kuei-chou) là một tỉnh tây nam của Trung Quốc với diện tích 176.100 km2, dân số là 39 triệu người, tỉnh lỵ là Quý Dương.
Quý Châu khá nghèo và kém phát triển so với các tỉnh ven biển Trung Quốc. GDP danh nghĩa năm 2004 là 159,2 ty NDT (19,75 tỷ USD). GDP đầu người là 3568 NDT (470 USD) xếp hạng chót trong các tỉnh Trung Quốc.
Các ngành kinh tế chính của tỉnh này là lâm nghiệp, gỗ, phát điện, khai khoáng (đặc biệt là than đá, đá vôi, asen, thạch cao...). Tổng sản lượng than đá của Quý Dương là 110 triệu tân năm 2005, tăng 12% so với năm trước.
Những bức tượng đồng ở Thượng Hạ Cửu
Quế LâmTurpan located at 40 kilometers southeast of the Huoyan moutain, a total of 83 caves. Gong Xian County Grottoes is in the Northern Wei Dynasty another great treasure house of Buddhist art besides the Longmen Grottoes. It is located in Luoyang Kyoto northeast about 55 kmKizil (Kizil Thousand Buddha Caves) located in and adjacent to the worship of Kuqa County Kizil rural housing QIULITAGE Ming Shan, Grotto Slab wood chisel in the valley cliffs on the north shore. 73 km east of Kuqa, 67 km west of Baicheng. It is our first cut, the location of large West Grottoes before the hammer in the third century AD (end of the Eastern Han dynasty).Xiangtangshan Caves Monastery in Handan City, Hebei new urban built in the Northern Qi Dynasty years, after Sui, Tang, Song, Yuan, Zeng Ming Dynasties are building and repair. Ring for Temple Church at South Cave, which were 15 km, a total of 16 caves, size Category 3, 400. Cave with exquisite stone carvings, ingeniously conceived. Its subsidiary construction scale of the event, Diange Pavilion floor, and build mountains, magnificent, ancient Chinese architecture, sculpture, calligraphy, Painting the precious heritage.Binglin Temple Grottoes located 80 km southwest of Lanzhou, is on the Silk Road cultural treasures. When you take boats visited the vast expanse of ocean, and sky after the Liujiaxia Reservoir, Reservoir west of the cliff, you can see the Binglin Temple Grottoes.
Maijishan Grottoes in Tianshui city about 40 km south of Maijishan, is one of the four Chinese grotto. Built in 16 countries Later Qin dynasty period, and future generations are tired amended redevelopment, I Mian calendar year 1500. Cave shrine of the existing 194, 7200 I own sculptures and murals of over 1,300 square meters, in particular pair of well-known art world. "Oriental Sculpture Museum" reputation. Longmen Grotto is famous as one of the China's three major Buddhist art treasures, which adopted in the south of Luoyang City 12.5 km.Yulin Grottoes, commonly known as Thousand-Buddha Gap in Anxi County, 75 kilometers southwest of Yulin River (also known as pragmatic River), consists of the existing Tang, Five Dynasties, Song, Western Xia, Yuan dynasty, such as Cave 42, located in Yulin east of the river, on both the precipice, Dongya 31, West Cliff 11, 4,200 square meters murals, colorful 259. Due to natural and man-made reasons, the Yulin Grottoes colorful originals into obscurity now more colorful for future generations of repair or remodeling. Mogao grotto also known as the "Thousand Buddha Caves," at Dunhuang town, 25 kilometers southeast of the dune, located Molko their rural Yongming. It is China's largest and most famous Buddhist Grottoes.Yungang Grottoes located in the western suburbs of Datong City, Shanxi Province, north Zhou Ya, dug caves and mountains, the eastern stretches 1,000 meters, the existing 45 major caves, size Grottoes 252, more than 51,000 stone sculptures footer, China is the largest one of the Ancient Grottoes.
Mời bạn đến thăm những cảnh đẹp như tranh vẽ ở đất nước Vạn Lý Trường Thành, như vùng quê với khung cảnh trữ tình, cao nguyên xanh ngút ngàn hay miền núi non trập trùng, kỳ vĩ.1. Những cánh đồng mộng mơ ở huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây
2. Ruộng bậc thang ở tỉnh Vân Nam
3. Làng cổ Shuhe, tỉnh Vân Nam
4. Núi Siguniang kỳ vĩ, phía nam tỉnh Tứ Xuyên
5. Cảnh trung du miền núi ở Hương Cách Lý Lạp, tỉnh Vân Nam
6. Đồng cỏ xanh mướt mát ở Hô Luân Bối Nhĩ, phía bắc vùng Nội Mông
7. Núi non trùng điệp như chốn tiên cảnh ở Trương Gia Giới, trung tâm tỉnh Hồ Nam
Du ngoạn Hoa Sơn, Hằng Sơn, Nga MyTrong tác phẩm Kim Dung, Hoa Sơn không chỉ xuất hiện một lần. Trong “Anh hùng xạ điêu” và “Thần điêu hiệp lữ”, Hoa Sơn luận kiếm là nơi các cao thủ tranh ngôi “võ lâm chí tôn”.
3- Hoa Sơn luận kiếmCòn trong “Tiếu ngạo giang hồ”, Hoa Sơn của chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung là một trong Ngũ Nhạc kiếm phái cùng với Thái Sơn, Hằng Sơn, Tung Sơn và Hành Sơn.Hoa Sơn nằm ở ngoại ô thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Núi được tạo thành bởi năm ngọn núi có hình dáng tựa bông hoa, nên gọi là Hoa Sơn. Với độ cao trung bình 2.900m, Hoa Sơn nổi tiếng cheo leo nhiều đồi dốc, trên đỉnh thường có mây mù bao phủ, đẹp như tiên cảnh.Ngày nay, Hoa Sơn đã có cáp treo nhưng chỉ đưa du khách lên núi một đoạn, phần còn lại vẫn phải cuốc bộ nên ngọn núi này trở thành nơi thử thách của nhiều du khách.4- Hằng SơnTrong “Tiếu ngạo giang hồ”, Hằng Sơn là nơi trú ngụ của ni cô Nghi Lâm thánh thiện ôm mối tình câm với lãng tử Lệnh Hồ XungHằng Sơn nằm ở thành phố Đại Đồng của tỉnh Sơn Tây, giáp với Nội Mông Cổ, thuộc vùng cao nguyên khô hạn, quanh năm nắng gió, cát bụi. Là nơi tiếp giáp giữa trung nguyên và biên ải năm xưa nên phong cảnh nơi đây rất hùng vĩ. Nắng chói chang trên bầu trời trong xanh thấp thoáng cánh đại bàng, chim ưng, Hằng Sơn đưa du khách về lại thiên nhiên khoáng đạt.Hằng Sơn còn có chùa Huyền Không, chùa treo lơ lửng trên không, rất độc đáo. Chùa được xây dựng trên vách núi cheo leo và đã tồn tại hơn 1.500 năm. Trong chùa dung hòa cả ba triết lý Phật, Nho, Đạo, kết tinh trong kiến trúc chùa. Kim Dung đã hư cấu ra tình tiết Lệnh Hồ Xung bị bà câm bắt được, nhốt tại chùa Huyền Không rồi sau đó nhậm chức trưởng môn phái Hằng Sơn.
5- Nga MyNúi Nga My nằm ở tỉnh Tứ Xuyên, chiều cao trên 3.099m nên khí hậu mát mẻ. Giữa khung cảnh thiên nhiên bạt ngàn thông cổ thụ điểm xuyết những thác nước rì rào, du khách lắng nghe tiếng chuông chùa đều đều điểm tiếng mỗi buổi chiều sẽ thấy như lạc vào cõi thiền, trút bỏ mọi phiền muộn. Khi thu về, rừng phong trên núi đổi sang sắc đỏ càng khiến Nga My lộng lẫy khác thường.Nhắc đến Nga My, những cái tên Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt sư thái… của “Ỷ thiên đồ long ký” sẽ hiện lên trong tâm trí bạn đọc.Chưa hết, đứng trên đỉnh núi Nga My, ngắm ánh sáng mặt trời phản chiếu vào những đám mây che phủ vào các thời điểm khác nhau trong ngày sẽ hiện ra nhiều cảnh đẹp hùng vĩ khác nhau.
Mặt trời chiếu vào mây mù, tạo ra những cảnh đẹp khác nhau tùy theo thời điểm1- Thiếu Lâm tựDưới ngòi bút Kim Dung, Thiếu Lâm tự đại diện cho đỉnh cao của võ lâm chính phái với các vị cao tăng võ công tuyệt luân và Tàng Kinh các chứa đầy bí kíp mà nhiều cao thủ thèm muốn. Ngoài đời, Thiếu Lâm tự nằm trên núi Tung Sơn (huyện Dengfeng, tỉnh Khai Phong).
cổng Thiếu Lâm TựTàng Kinh CácCác tháp mộ của các cao tăng Thiếu Lâm TựDu khách thích thú "thử" chiêu Kim Cương chỉ nổi danh của Thiếu Lâm tựTrong lần đến thăm Thiếu Lâm tự gần đây, tôi nhận thấy ngôi chùa danh tiếng này đã phần nào bị thương mại hóa. Dưới chân núi Tung Sơn nhan nhản các trường dạy võ ăn theo tên tuổi Thiếu Lâm tự.Nhờ Kim Dung “quảng cáo”, hàng ngày chùa thu hút hơn 5.000 du khách dù vé vào cổng không “mềm” chút nào, trị giá 100 tệ (tương đương 280.000 đồng).Trong khuôn viên chùa có đầy đủ các dịch vụ biểu diễn kungfu, xe điện đưa rước tham quan, quán ăn giải khát, quà lưu niệm, bán nhang… khiến không khí thanh tịnh, yên tĩnh nơi cửa Phật bị phá vỡ.Biểu diễn Kungfu trong chùa2- Đào Hoa đảoĐào Hoa đảo gắn liền với cuộc đời đầy giai thoại của Đông Tà Hoàng Dược Sư và cô con gái nổi tiếng đa mưu túc trí Hoàng Dung. Không chỉ vậy, nhiều tên tuổi võ lâm khác cũng từng làm khách trên đảo Đào Hoa như chàng khờ Quách Tĩnh, “thần điêu hiệp lữ” Dương Quá, “Lão Ngoan Đồng” Châu Bá Thông, “Cửu chỉ thần cái” Hồng Thất Công…Giờ đây, Đào Hoa đảo là danh lam bậc nhất ở Hàng Châu – Triết Giang nhờ phong cảnh hữu tình với đền đài, hồ nước. Không hổ danh cái tên “Đào Hoa”, khắp đảo trồng rất nhiều hoa đào và có cả liễu rủ. Mùa xuân là thời điểm du khách cùng dân địa phương nườm nượp rủ nhau lên đảo ngắm hoa đào.Bia ghi “Đào Hoa đảo” do Kim Dung đề tặng trên đảoCảnh đình đài, liễu rũ, hoa đào, sông nước… biến đảo Đào Hoa thành điểm du lịch nổi tiếng
No comments:
Post a Comment