Monday, June 20, 2011

Seoul

Tản mạn với Seoul
Hàn Quốc, còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên hay Đại Hàn, là quốc gia theo thể chế cộng hòa nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên, phía bắc giáp với CHDCND Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc theo vĩ tuyến 38° Bắc. Phía đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản, phía tây là Hoàng Hải. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul. Gần 10 năm sau tôi mới trở lại Seoul - thủ đô của Nam Hàn. Dân số chính thức khoảng trên 10 triệu người, nằm ở phía tây bắc.http://www.ceskay.com/wp-content/uploads/2008/07/seoul-incheon-south-korea.jpgPhi trường Incheon đổi mới với những tân trang hiện đại vừa tiện nghi & vệ sinh, vừa là 1 cửa ngõ chính yếu ra vào xứ sở Nam Triều Tiên luôn được bảo đảm an ninh trong hoàn cảnh một đất nước vẫn chia đôi và luôn bị đe dọa chiến tranh nhưng cứ phát triển và lớn mạnh quá nhanh. Du khách nào đến Nam Triều Tiên lúc này cũng có thể thấy Seoul hôm nay thật văn minh và an toàn dù đang giữa mùa đông rét lạnh!
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEir0NC_F5jUwaNldfuuufKxZXePpYsai29VAARuCIdP2Tdg_jt3J8bJ4yQe2zRn8QywTdrvcWg-dFQC6IXP3DDPISSzwjNijt-G_TJaOVvWOiKBJSDCFMVDpEXF4C-wKT_QnTklV4K8zdJx/s400/kor2.jpgSeoul đã có bề dày lịch sử trên 600 năm và luôn tự hào là trái tim của nền văn hóa & giáo dục cũng như chính trị & kinh tế Nam Triều Tiên. Người Nam Triều Tiên đã cố gắng xây dựng thủ đô của họ một cách hài hòa giữa việc bảo tồn những truyền thống lịch sử với việc lập ra thêm những công trình văn hóa mới thật hiện đại hay những trung tâm khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm thúc đảy cả nước luôn theo kịp trào lưu thế giới. Có lẽ ít có thành phố nào nhiều đồi núi, sông nước và đường ngầm trong lòng núi như Seoul. http://travel.aolcdn.com/travdestguide/Seoul-South-Korea_01-360a040107.jpgCũng ít có thành phố châu Á nào được thiên nhiên ưu đãi bốn mùa khí hậu rõ rệt và tuyệt vời như với Seoul ! Seoul là một thành phố được đầu tư đúng mực về giao thông công cộng với đường xe điện ngầm và đường cao tốc trên cao, hệ thống sân bay, cảng biển và đường bộ nhiều tầng chằng chịt. Thành phố này phát triển quá mức với chung cư và chung cư, cao tầng và cao tầng nhưng đáng kể nhất là trí thức Hàn quốc đã sớm nhận ra cái giá phải trả co sự phát triển là những mất mát to lớn; trong đó có nạn ô nhiễm. Seoul hôm nay đã có nhiều công viên với cây xanh rợp bóng mát và hoa - cỏ cũng đẹp hơn, sông Hán cũng sạch sẽ, thơm tho hơn. Những khu phố thấp tầng rất ít buôn bán, rất trật tự nhưng vẫn có cái gì đó không đẹp. Hình như nó quá lạm dụng đất đai, sốt nóng về mật độ, to lớn đến mức ngộp thở. Người bạn Hàn Quốc cho biết: “Chúng tôi đang có một cuộc tranh luận dữ dội về việc dời thủ đô. Nếu mọi việc ngã ngũ thì Seoul sẽ dừng lại và thoáng đãng hơn”. Một đề tài quá hấp dẫn! Tôi đề nghị được vào tham quan Tòa thị chính để tìm hiểu về vấn đề dời thủ đô.

Trên đường vào trung tâm Seoul, tôi có cảm giác y hệt như khi trở về Saigon. Con sông Hàn (Hangang) vẫn uốn lượn như sông Saigon của tôi với biết bao nhà mới và cao ốc chọc trời đã và đang tiếp tục mọc lên khắp nơi, với nạn kẹt xe triền miên như hầu hết đô thị lớn trên thế giới dù đường sá vẫn luôn tu bổ hay mở rộng và với nếp sinh hoạt tất bật hối hả của lớp công dân trẻ đang cố gắng chạy treo trào lưu tòan cầu hóa.
Tôi ngạc nhiên khi biết cô bạn Hàn Quốc học cùng lớp tại Cal Poly nay đang là 1 thành viên trong Ban Tổ Chức World Cup. Cô có vẻ rất vui khi nói cho tôi nghe về chuyện năm xưa khi mới tốt nghiệp đại học cô đã quyết định về nước để làm việc chứ không ở lại Mỹ và hôm nay cô cảm thấy tự hào về vai trò của cô với biết bao háo hức và năng nổ khi được cống hiến cho dân tộc của mình.Cô đề nghị tôi phải tham gia đủ 3 tour: 1 tour coi sự chuẩn bị World Cup của Nam Hàn để mai này biết đâu tôi có thể tham gia đóng góp vào việc tổ chức 1 sự kiện thể thao quốc tế nào đó tại Việt Nam trong tương lai thì sao? 1 tour dạo phố Seoul về đêm ngay tại downtown. 1 tour khác là viếng thăm các di tích lịch sử, nhất là các cung điện, các viện bảo tàng, các khu văn hoá và các công trình kiến trúc tiêu biểu cho sự phát triển hiện đại của Nam Hàn ngày nay ở ngay Seoul.http://www.crunchgear.com/wp-content/uploads/seoul_namdaemun_gate_at_night.JPG
Qua cổng Gwanghwamun (hay còn gọi là Donghwa), chúng tôi đi vào trung tâm Seoul với sự rộn rịp chuẩn bị cho World Cup chứ không thay đổi bao nhiêu! Nhiều dãy chung cư (apartment) và khá nhiều cao ốc chọc trời mới xây nhưng kiến trúc thì y như Mỹ với kiểu hình hộp phổ biến; tiêu biểu là khu 63 cao ốc dọc theo sông Hàn. Chúng tôi đi từ khu Dongdaemun (cửa Đông nhưng người Hàn vẫn gọi là Heunginjimun) - một di tích lịch sử được vua Taejo xây dựng từ năm 1396, rồi vua Danjong cho tu bổ năm 1453 và có hình dáng cấu trúc sau cùng tồn tại đến nay là do công của vua Gojong xây nên vào năm 1869. Đây là 1 điển hình cho kiến trúc cổ Triểu Tiên mang dáng dấp kiến trúc Nhật Bản với nhiều ảnh hưởng sâu đậm từ văn hoá & kiến trúc cổ Trung Hoa với cổng hình bán nguyệt, mái cong theo kiểu ‘Ujingak’với nhiểu điêu khắc chim thú chạm trổ theo kiểu ‘Japsang’ với mục đích trừ tà yểm ma quỷ trên 1 tòa nhà 5 gian 2 chái và tường thành xây bằng đá ‘ongseong’ nhiều màu. Phải công nhận là người Hàn biết tôn trọng và bảo quản rất tốt di tích lịch sử nên rất đáng để cho người Việt chúng ta học hỏi và bắt chước. Chung quanh cửa Đông bây giờ là những khu shopping sang trọng, nhất là với đủ loại thời trang áo quần, nữ trang, giày dép, etc... thì có lẽ phái nữ sẽ ....mê mệt dù phải đi bộ rả cặp giò. Qua đến khu chợ Namdaemun (cửa Nam) với những gian hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ & lưu niệm cho du khách mà ai cũng phải trả giá nếu không muốn bị ...hớ! Đừng quên Nam Hàn là 1 trong nước xuất cảng sang Mỹ rất nhiều áo quần thời trang, computer, điện thoại di động (cellular phone) và hàng trăm loại máy móc điện tử và hàng kỹ thuật & gia dụng khác. Trời mùa đông rét lạnh mà cô bạn chỉ cho tôi ghé 1 quán nhỏ để ăn hối hả 1 tô súp yukgaejang mùi bò rất cay với vài lát hành, thêm 1 dĩa Deungsim Gui là sườn bò nướng tẩm dầu mè, 1 chén kimchi và cơm cùng vài loại bánh bằng bột gạo mà cô gọi là ‘truyền thống’như bánh Tteok, Hwajeon, Gyepngdan... Hàn quốc vừa chịu ảnh hưởng của Tàu, vừa có nhiều điểm giống hệt Nhật, nhất là về ăn mặc, tập quán, văn hóa. Thích nhất là đồ gốm Hàn vừa giống gốm Tàu, gốm Nhật với các loại gốm trắng - đen - xanh - ngọc bích..., vừa mang nét hiện đại rất độc đáo ! Tôi thích thú mua vài món làm quà, kể cả gốm y như đồ đồng giả cổ.http://www.e-architect.co.uk/korea/jpgs/galleria_department_store_seoul_unstudio07_1.jpg

Sau đó, cô đưa tôi về Crown hotel để tắm rửa và thay áo để kịp đi xem văn nghệ truyền thống của các "tiểu thiên thần" Hàn quốc. So với Thái Lan, Nam Hàn rất đắt đỏ và vẫn thua về sự tiếp đãi ân cần, lịch sự nhưng chắc chắn không thua bất cứ ai về lòng tự hào dân tộc và những tiện nghi hiện đại & sang trọng kết hợp truyền thống. Du khách Mỹ, Nhật và Âu Châu có vẻ ít hơn trước dù Nam Hàn đang ráo riết ‘khuyến mãi’ với nhiều chương trình hấp dẫn.http://i.treehugger.com/seoul%20park.jpg
Sáng hôm sau, tôi ra công viên Olympic, khu World Cup và Citizen Park để xem Hàn quốc đang chạy đua cho việc tổ chức World Cup. Ăn trưa xong, cô bạn lái xe ngang qua khu Cung KyongBok – Cung điện 500 năm lịch sử, nơi bảo tồn lưu giữ lại kiến trúc và di sản ở thời kỳ Hoàng kim của triều đại Jeon. Chiều đến, tôi thả bộ ra Central Park, vào khu thương xá Shinsegye chơi. Nổi bật nhất Seoul có lẽ là tòa nhà Millennium Hall và hàng loạt shopping mall ngay trung tâm thủ đô, như Marques Plaza, Theme Park, Shinnara Records... Đói bụng thì vào World Food Court với nhiều quán ăn & tiệm café. Vừa lót bụng xong thì tôi phải hối hả trở về ‘điểm hẹn’ vì cô bạn Hàn sẽ đón tôi đi dạo Seoul về đêm. Dọc theo sông Hàn là một khu đô thị mới. Cô cho biết khu sông Hàn Citizen Park này được lập ra vào những năm 1980s bao trùm một diện tích rộng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và thể thao nên ở đây sẽ thấy rất nhiều công trình thể thao quy mô phân bố rải rác trong 12 quận. Mỗi quận có 1 sắc thái riêng, nhất là ở Yeouido với các TV Studios nổi tiếng và có thể nhìn thấy hàng đàn chim bay lên từ khu bảo tồn sinh thái Bam Isle; hay bạn có thể chơi trượt nước và nhiều loại hình thể thao khác ở Ttukseom. Khu 63 cao ốc nằm dọc theo sông Hàn với tháp quan sát (observation tower) cao nhất Nam Hàn có lẽ là ‘dấu ấn’ rõ nhất cho sự phát triển của Nam Hàn nên họ còn gọi đây là ‘Tháp Vàng’ (Golden Tower) khi ánh đèn vàng rực từ khu này tỏa sáng bờ sông Hàn về đêm. Cô bạn rủ tôi vào xem khu Aquarium với khoảng 20,000 động vật biển thuộc 400 loài khác nhau từ khắp nơi trên thế giới; kể cả từ cực Bắc lẫn Nam của địa cầu. Quá khuya rồi nên chúng tôi đành bỏ dở để ra về; không thể ghé xem rạp hát IMAX tân kỳ cao bằng tòa nhà 6 tầng và khu thương mại sầm uất gần đãy vẫn tấp nập dù đã nửa đêm. Việc qua lại sông Hàn vẫn phải dùng phà nên chúng ta có thể ung dung ngắm cảnh Seoul hoàng hôn và về đêm với ánh đèn từ những cao ốc, đường phố, xe cộ lấp lánh như muôn vì sao giữa màn đêm từ sông Hàn lộng gió rét buốt và tiếng sóng vỗ dập dềnh khiến tôi nhớ Bắc Mỹ Thuận của tôi ngày nào. Tự dưng tôi mơ ước quê tôi sẽ khá lên như thế này... Lúc ấy dân tôi sẽ đỡ khổ biết dường nào! Đồng bào tôi cũng thông minh và chịu khó đâu có thua gì người Triều Tiên?

Sáng hôm sau, ngay ở đại sảnh của Tòa thị chính, người bạn Hàn Quốc đưa cho chúng tôi một tập tài liệu giới thiệu Seoul và thủ đô mới. Roh Moo Hyun đã đề xướng ý tưởng xây dựng thủ đô hành chính mới tại khu vực Chungcheng vào năm 2007 với quy mô 500.000 dân nhưng chính phủ Hàn Quốc cũng định sẽ xây dựng thủ đô mới tại miền Trung nước này với tâm điểm là Yeongi Kongji, một vị trí thuận lợi cho giao thông thủy bộ, có các dãy núi bao bọc, bảo vệ, nơi hội tụ của hai dòng sông lớn là Meihu và Yiongi, có công viên quốc gia Jea Long Shan nổi tiếng cùng nhiều công trình cổ, danh thắng kỳ vĩ. Diện tích của thủ đô mới này hiện là 2.160km² với 330.000 dân và trong tương lai sẽ tăng lên 7.590km² với dân số khống chế là 500.000 người.Theo kế hoạch từ năm 2007, giai đoạn xây dựng hạ tầng, công viên và các tòa nhà chính phủ được hoàn tất vào năm 2030, thời gian đủ để di dời chính phủ và bộ phận dân cư vào năm 2012. Một quyết định dời đô sao nghe dễ dàng và rõ ràng quá. Tôi liên tưởng đến Washington của Mỹ, Cyberjaya của Malaysia và một số thủ đô khác nữa. Khái niệm một thủ đô hành chính được hình thành dựa trên sự tiến bộ của công nghệ thông tin, của khoa học và tri thức. Thủ đô một nước hiện đại không cần nằm gần khu kinh tế, cảng biển, không cần đầu mối giao thương và nhất là ở giữa đất nước để có thể điều hành dễ dàng, cân bằng được sự phát triển và quan trọng nhất là tạo nên một bước đột phá cho phát triển.Sau đó, tôi phải tự túc tham quan Seoul qua 1 chuyến City tour. Đầu tiên là đến viếng Điện Deoksugung nằm ngay downtown Seoul, trong 1 khu thị tứ sầm uất và cảnh quan (landscape) đã ãnh hưởng ít nhiều nét Tây phưong hiện đại. Được Wolsandaegun (là anh của vua Seongjong thuộc triều đại Joseon) xây nên từ năm 1454 -1488 nhưng chỉ trở thành lâu đài Gyeonghaegun từ 1611 rồi sau đó trở thành Điện Deoksugung với cổng Daehanmun và cầu Geumcheon rộng vừa đủ cho vua ngự giá được giữ luôn cho tới bây giờ. Cánh Đông của cung Jeukjodang là nơi vua ngủ, cánh Tây là phòng ngủ của Hoàng Hău. Từ năm 1900, cung Jeonggwanheon là nơi đầu tiên ở Triều Tiên bắt đầøu ảnh hưởng bởi sinh hoạt văn hoá & kiến trúcTây phương khi vua Gojong thường đến đây uống cà phê và giải trí. Phiá sau cung có 1 lối đi thông với sứ quán Nga. Người Anh đã xây cung Seokjojeon từ năm 1905 nhưng sau khi vua Gojong mất thì cung này trở thành 1 tác phẩm nghệ thuật của người Nhật hoàn thành vào năm 1910. Ngày nay, Cánh Đông của cung Seokjojeon là Cung Triễn Lãm Di sản Quốc Gia và cánh Tây là Trung Tâm Nghệ Thuật Hiện Đại Quốc Gia.http://www.learnkoreanlanguage.com/images/The-Shilla-Seoul-Optimized.jpg3 địa điểm kế tiếp mà tôi đi tới là Gyeonghuigung Palace, Viện Bảo Tàng Dân Tộc và Viện Bảo Tàng Quốc Gia quả thật ...đáng đồng tiền! Điện Gyeonghuigung nằm phía Tây của Seoul nên còn gọi là Tây Cung (Seogwol) mà vua chỉ ghé qua khi ...nguy cấp! Tuy vậy, mỗi dãy nhà nơi đây lại gợi cho tôi nhớ Huế hay khu Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh nên đây là nơi tôi chụp nhiều ảnh nhất!

Từ đây, tôi đi qua Viện Bảo Tàng Dân Tộc (National Folk Museum) để thấy lối sống của người Cao Ly từ xưa đến nay, qua bếp ăn, nhà ở, áo quần, thức ăn, văn hoá & nghệ thuật, v.v... Quá trình phát triển của 1 dân tộc đã được tái hiện khá sinh động, từ thời săn bắn, câu cá, chăn nuôi, trồng trọt đến thời điện tử ngày nay. Món Kim Chi, các loại nhạc cụ và những vũ điệu cổ truyền cũng có thể tìm thấy nơi đây. Việt Nam cũng vừa có Viện Bảo Tàng Dân Tộc tương tự như thế này ngay Hà Nội (có lẽ rút kinh nghiệm từ Nam Hàn?).
http://photos.igougo.com/images/p17648-Seoul-National_Folk_Museum.jpgĐây quả là 1 công trình văn hóa rất bổ ích và cần thiết cho bất kỳ dân tộc nào; nhất là khi muốn giới thiệu về lịch sử & văn hóa của dân mình đến bè bạn thế giới!

http://www.visitkorea.or.kr/cms/resource/11/228711_image2_1.jpgViện Bảo Tàng Quốc Gia của Seoul xứng đáng tầm cỡ quốc tế với đày đủ thông tin về đất nước & con người Cao Ly. Nghe nói, Viện Bảo Tàng Quốc Gia của Nam Hàn sẽ được xây ở Yongsan Family Park với quy mô tân kỳ hiện đại hơn.
Tôi lang thang vào khu du lịch Itaewon để ăn trưa và mua sắm vài món quà. Tôi đi theo vài phái đoàn du lịch từ Nhật, Hongkong, Đài Loan, Trung Quốc... để xem họ mua gì, giá cả ra sao và ăn món gì? ở đâu? Sau đó, tôi theo 1 nhóm du khách Nhật đến xem Viện Nghệ Thuật Gyeongin ngay trung tâm Insadong - trung tâm văn hoá của Seoul.http://www.lifeinkorea.com/Images/Seoul/Ewha008.jpgCó 3 nơi triễn lãm chính nhưng tôi chỉ ghé vào xem nghệ thuật Triều Tiên và 1 góc vườn xinh xắn để vừa thưởng thức trà sâm Cao Ly, vừa ngắm cảnh và nghỉ chân. Chùa Jogyesa là trung tâm Thiền của Triều Tiên và cũng là 1 địa điểm không thể không ghé đến khi chùa tọa lạc ngay trung tâm thủ đô. Cảnh quan rất đẹp với nhiều cây cổ thụ trên 500 tuổi phủ rợp bóng mát cho Thiền Viện này. Chung quanh chùa là những cửa tiệm chuyên bán những kinh sách và vật dụng liên quan đến Phật giáo.https://static.royalacademy.org.uk/images/width370/perrault-384.jpgGhé thăm trường Đại Học Ewha dành cho phụ nữ rất nổi tiếng để thấy Triều Tiên đã coi trọng phụ nữ và giáo dục khi Nữ Hoàng Myeongseong hwanghu quyết định mở trường Ewha Hak-dang này từ năm 1887 và đã là trường đại học 4 năm từ năm 1910. Trước trường Đại Học Ewha là khu thương mại E-dae Ap nổi tiếng ở Seoul với rất nhiều cửa hàng, dịch vụ dành cho phụ nữ.
http://www.lifeinkorea.com/Images/Seoul/Ewha023.jpgGần đó là con đường Hôn Nhân (wedding street) Ahyeon-dong và Nhà Khách Quốc Tế với nhiều quán ăn và tiệm café sang trọng. Seoul còn có Đại Học Yonsei được lập ra từ năm 1885 là 1 thắng cảnh nổi tiếng với cây cao rợp mát và dây leo (vines) phủ bám những tòa nhà theo kiến trúc Âu châu mà chúng ta nên ghé qua để nhớ đến Stanford, UCLA, USC hay UC Berkeley.http://www.lifeinkorea.com/Images/Seoul/Ewha023.jpg
Nói đến cây cảnh và thực vật là cần ghé qua Hongneung Arboretum ở ngay chân núi Cheonjangsang với 9 loại vườn thực vật khác nhau thật đặc sắc tương tự như Huntington Library ở San Marino vậy. Có thể nói đây là 1 khu triển lãm về rừng và bảo vệ rừng. Dân Hàn hôm nay ý thức cao hơn về "không gian xanh", bảo vệ tài nguyên thiên nhiên & di sản văn hóa, chống ô nhiễm.
Seoul còn có Trung tâm Văn Hoá & Giáo Dục đầy đủ tiện nghi hiện đại với không khí trong lành, cảnh quan rất đẹp và cho thấy chính phủ hết sức quan tâm đến việc đầu tư cho giáo dục - văn hoá; nhất là việc phát triển toàn diện cho trẻ em. Xem ra trẻ con Hàn hôm nay sung sướng hơn cha ông chúng.
Trường Quân sự nay là Viện Bảo Tàng Lục Quân (cũng giống như trường Thiếu Sinh Quân ở Vũng Tàu, hay trường Bộ Binh Thủ Đức) là 1 địa điểm để chúng ta có thể đến xem diễn hành và biểu diễn Tae-kwon-do trong Lễ Hwarang vào trưa ngày thứ bảy và thấy được sức mạnh kỷ luật quân đội Nam Hàn.

http://www.lifeinkorea.com/Images/Seoul/Ewha001.jpgCô bạn KTS Hàn quốc đưa tôi đến thăm Viện Quy hoạch thành phố, ở đó có mô hình thành phố mới đang trở thành sự kiện nổi bật của ngành quy hoạch đô thị: thành phố kỹ thuật số New Songdo với vốn đầu tư khoảng 183 tỷ USD ở biển phía Tây Hàn Quốc, cửa ngõ vào thị trường Trung Quốc. Đó là một dự án liên doanh giữa Chính phủ Hàn Quốc và Gale Company của Mỹ để xây dựng một thành phố cho nửa triệu dân, 4,6 triệu mét vuông văn phòng giữa biển, hơn hẳn các dự án tương tự như Cyberjaya của Malaysia hay Cyberport của Hồng Công.Mục tiêu của dự án là hình thành khu văn phòng cao cấp, hội nghị quốc tế, các dịch vụ đi kèm cuộc sống như sân golf, công viên, trường học, bệnh viện, nhà hát, giao thông công cộng, ngân hàng và nhất là làm việc qua mạng… Rút kinh nghiệm của các thành phố kỹ thuật cao khác trên thế giới, New Songdo chú tâm đến cuộc sống con người hơn. Họ sẽ đào 6km kênh đào như Venise của Italia, cảnh quan đường phố giống Paris, một khu bờ sông giống Chicago (Mỹ), các trường học giống New England (Mỹ)… Họ muốn tạo ra một sức sống mới khi tái tạo trong không gian sống mới này những đặc sắc của thế giới, những mong một ngày nào đó cạnh tranh với Thâm Quyến, Singapore, Tokyo… Một ý tưởng mới, mô hình mới cho một thành phố mới đáp ứng nhu cầu toàn cầu hóa, hội nhập. “Chiếc Lexus và cây ô liu” của Thomax L.Friedman đang được New Songdo vận dụng một cách hài hòa và đầy tham vọng. Thành phố này sẽ tạo ra một bản sắc riêng, cái hồn đô thị riêng và đó là cái hồn đô thị của thế giới thu nhỏ. Cô bạn rủ đi Công viên giải trí Everland - Công viên được xếp trong 10 công viên lớn nhất thế giới nhưng tôi chỉ ghé chụp ảnh lưu niệm tại Vườn hoa Quảng trường theo mô hình Châu Âu rồi đi ăn. Lái xe đến khu Lotte World - khu giải trí lớn nhất Seoul cho tôi chụp hình, cô bạn muốn nói với tôi biết Seoul không thua gì Nam Cali mà tôi đang sống.
http://lh5.ggpht.com/_9Y6qyur81kM/SImj0QWSFVI/AAAAAAAAG50/5ujFHuFprWM/080723+Seoul+012.jpg

Buổi chiều, tôi lang thang dọc sông Hàn. Dọc bờ sông, những cặp tình nhân đang ngồi âu yếm nhau trên những kè đá, những cô gái tóc xõa ngồi một mình như đang chờ đợi ai. Gió sông thoang thoảng với từng hàng cây rung động như mơn man giữa bầu trời màu xám. Người Hàn cư xử với dòng sông này thật trân trọng như chính tính cách của họ: không một ô nhiễm nào, không một công trình nào được phép lấn dòng hay hút cát vô tội vạ, không một ngôi nhà nào được phép quay mặt với sông. Con sông như là một “hồn đô thị” sống động giữa lòng thành phố, là chứng nhân cho bao nỗi thăng trầm của lịch sử. Ở đây, tôi mới biết Seoul đã biến một núi rác thành công viên cây xanh lớn + đẹp nhất Seoul - một kinh nghiệm xử lý rác và ô nhiễm mà tôi muốn học hỏi.1988 Summer Olympics Opening Ceremonies: Overall view of Olympic flame in Seoul Olympic Stadium. Seoul Credit: Heinz Kluetmeier SetNumber: X37086
Vợ chồng cô bạn Hàn Quốc trở lại đón tôi đi xem Vận Động Trường World Cup của Seoul nằm bên Mapo-gu. Sân Vận Động vĩ đại với trên 60,000 chỗ ngồi này mang dáng dấp 1 con diều Cao Ly chao lượn trong gió hướng tới vinh quang và chiến thắng - đó là niềm hy vọng to lớn nhất của đội tuyển quốc gia này. Cô bạn tự hào nói với tôi rằng đây là Sân Vận Động tốt nhất Á Châu (It is the best in Asia)! Nhiều màn ảnh lớn đặt khắp các góc của sân để khán gỉa có thể xem rõ (close-up view) trận đãu. Sân cỏ bảo đảm vẫn xanh tươi suốt mùa đông. Chung quanh Vận Động Trường World Cup của Seoul là nhiều (5) công viên rộng mát. Nam Hàn đã sẳn sàng để tổ chức Ngày Hội Lớn của hành tinh này. Sau khi ăn cơm trưa, tôi được đưa đi xem Tòa nhà Quốc Hội, Dinh Tổng Thống - Blue House và khu làng truyền thống Namsangol ở Jung-gu. Qua cổng làng, chúng ta có thể thấy 5 ngôi nhà truyền thống Cao Ly được phục chế và bảo tồn nằm nổi bật giữa thung lũng rộng lớn. Những lễ hội và đám cưới cổ truyền vẫn được tổ chức tại đây để nhắc nhở lớp trẻ về truyền thống tốt đẹp của quê hương. Những ngôi nhà này khiến tôi nhớ đến chuyện người Nhật đã & đang giúp Việt Nam trong việc phục chế và bảo tồn những ngôi nhà cổ xưa ở Hội An và Tiền Giang. Chính những ngôi nhà này nói lên nền văn minh của dân tộc và sẽ tiếp tục là nơi bảo tồn những truyền thống văn hóa tốt đẹp của xứ sở. Chúng tôi quyết định ra đảo Jeju vào sáng mai.
Vợ chồng cô bạn cùng tôi ra phi trường nội địa Kimbo bay đi đến đảo Jeju - nơi quay rất nhiêu các bộ phim Hàn Quốc lãng mạn nổi tiếng. Sau bữa trưa, chúng tôi cùng chụp ảnh bên Vịnh Đá Đầu Rồng – nơi gắn liền với truyền thuyết Rồng bị mắc kẹt khi cố vươn mình lên Trời. Sau đó, chúng tôi đến tham quan Chùa Quan âm, tận hưởng không gian thanh tịnh, cầu nguyện Lộc - Tài - Duyên, tận mắt chứng kiến hiện tượng kỳ lạ tại Đường Hồn Ma, lên đồi Soung - San ngắm chiều hoàng hôn. Hôm sau, chúng tôi vào tham quan làng dân tộc Soung-Up – nơi xưa kia nàng Dea Chang Kưm theo học nghề y, thưởng thức vị mật ong của người dân dịa phương.

Ngày cuối cùng, cô bạn đua tôi đi tham quan khu du lịch Honeymoon thơ mộng và lãng mạn bên bờ biển đảo Jeju, tham quan trường quay phim tại đảo: Chụp ảnh những mô hình diễn viên điện ảnh nổi tiếng, tham quan phòng tổ chức lễ cưới trong phim, khu casino, phòng trưng bày và thưởng thức nhạc phim... Trưa, chúng tôi đi xem thác nước Cheon – Ji (Thác Ước Duyên), tận hưởng không khí trong lành tại công viên Han-Lim rồi đến khu vườn Xinh đẹp (Beautiful Garden) – nơi được xem là bộ sưu tập hơn 2000 loại thực vật trên thế giới. Lúc này tôi mới thật sự khâm phục sự phát triển của Nam Hàn.
http://www.pictureninja.com/pages/south-korea/garak-market-and-seoul-skyline.JPG

Đến làng Nongnook ở Bangkok, Thái Lan, chúng ta cũng sẽ thấy nghệ thuật bảo tồn văn hóa được khai thác đúng mức để tạo ra thu nhập kinh tế từ kỹ nghệ du lịch thì ở đây cũng vậy. Chắc chắn ngành du lịch & văn hóa Việt Nam sẽ phải học kinh nghiệm này.Ở đâu có người Cao Ly, ở đó có món kimchi. Sau cùng, tôi được đến Viện Bảo Tàng Kimchi - món ăn nổi tiếng của người Cao Ly mà mới đây tôi được nghe nói là nhờ ăn KimChi mà người Cao Ly tránh được bệnh Sars quái ác! Đến Pulmmwon để biết có nhiều loại kimchi khác nhau, thấy họ chế biến ra sao và vừa nếm thử, vừa nghe nói về lịch sử món ăn này. Giá như Việt Nam có được Viện Bảo Tàng Phở, Bún bò Huế, mì Quảng, bún riêu, bún thang..., hay là các loại mắm, dưa chua, dưa món..., hoặc nghệ thuật ăn uống của người VN thì ...tuyệt cú mèo, bạn ạ! Tại Pulmiwon còn có COEX là nơi tổ chức nhiều hội nghị quốc tế, có WTC của Nam Hàn và có chùa Bongeunsa rất đẹp.
Ăn trưa xong, tôi đi ra phi trường để kịp lên máy bay trở về Seoul.
Có thể nói chuyến đi ngắn ngủi tại Seoul lần này đã giúp tôi hiểu biết nhiều hơn về người Cao Ly và đất nước của họ; nhất là những nỗ lực phấn đấu trở thành 1 con cọp, 1 con rồng ở Á Châu.
ChinaBRT.org - Seoul median bus lanes
Việt Nam rất cần học hỏi từ Nam Hàn bởi đất nước của họ tuy bị chia cắt, vẫn bị chiến tranh & khủng bố đe dọa từ người anh em phía Bắc nhưng họ vẫn muốn hoà bình và ổn định để làm ăn hơn là thù hận & chia rẻ nên phải thấy người dân Nam Hàn cũng có rất nhiều kinh nghiệm quý báu để vừa phát triển kinh tế và xây dựng 1 xã hội dân chủ pháp trị mà vẫn giữ được những mối liên hệ tốt đẹp với cả chế độ cộng sản ở Bắc Hàn, Trung Quốc, Việt Nam...ChinaBRT.org - Seoul median bus lanesDân Nam Hàn vẫn nhớ ơn người Mỹ đã giúp họ chống lại làn sóng đỏ và bảo vệ sự tự do cho Nam Hàn nhưng đa số người Nam Hàn rất giàu tinh thần dân tộc nên họ vẫn không muốn người Mỹ can thiệp quá sâu vào sinh hoạt chính trị của nước họ; điển hình là phong trào sinh viên nổ ra liên tục nhằm bài xích Mỹ nhưng cũng góp phần không nhỏ vào tiến trình dân chủ hoá Nam Hàn từ những chế độ quân phiệt trước đây. Sức sống của Nam Hàn ngày nay là ở lớp trẻ, rõ nhất trong công nghiệp điện tử, điện toán và khoa học & kỹ thuật high tech. Rất nhiều công ty xây dựng Nam Hàn đang có mặt ở các nước Á Châu và Trung Đông; trong đó có Việt Nam là 1 khách hàng mới đày hứa hẹn. Sau ông Kim Đại Trọng, tổng thống Roh Moo Hyun là người tiêu biểu cho thế hệ trẻ đang nỗ lực cải thiện sinh hoạt chính trị và đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế của Nam Hàn sau cơn khủng hoảng trầm trọng vừa qua. http://travel.nationalgeographic.com/places/images/photos/photo_lg_seoul.jpg
Họ luôn cổ vũ tinh thần kỷ luật, cố gắng học hỏi và làm việc cần cù, tiết kiệm để từng bước hiện đại hóa Nam Hàn mà vẫn cố gắng giữ gìn truyển thống và tài sản quý báu của dân tộc. Xã hội Nam Hàn ngày nay rất cởi mở, ngay như giới đồng tính cũng có thể kết hôn, chuyện ly dị và chuyện sống chung ngoài hôn nhân cũng phổ biến nhưng nền giáo dục từ trong gia đình đến nhà trường & xã hội vẫn còn giữ nề nếp kỷ luật khắt khe, coi trọng tôn ti trật tự và lễ giáo; nhất là ảnh hưởng của tư tưởng Nho & Phật Giáo và đạo đức Khổng Mạnh vẫn tồn tại song song với sự phát triển ngày càng mạnh của Tin Lành và Thiên Chúa Giáo ở xứ này. thua sút nam giới về mọi phương diện và luôn chạy theo thời trang thế giới nhưng họ vẫn giữ ‘tam tòng, tứ đức’, vẫn gắn bó với những nề nếp gia đình truyền thống và vẫn thướt tha trong chiếc áo dài cổ truyền trong những lễ hội dân tộc. Đàn ông Hàn vẫn "chồng chúa, vợ tôi" y như VN. Tuy sách báo, phim ảnh Hàn cởi mở hơn nhưng thực tế xã hội Hàn vẫn khắt khe, bảo thủ. Ngoại tình sẽ bị xử phạt nặng nề. Phim ảnh Nam Hàn đang được Việt Nam ưa chuộng không thua gì phim bộ Hongkong, Đài Loan, Trung Quốc! Duy nhất 1 món ăn mà tôi không thích ở Seoul là món thịt chó rất được ưa chuộng ở Seoul tôi vốn dĩ là người rất thương yêu chó. Tôi không chịu được hình ảnh mấy chú chó bị treo lủng lẳng như vịt quay, cũng rất khó chịu khi thấy mấy ông bà thích thú gặm đùi chó. Eo ôi, thật tàn nhẫn ... vậy mà ở quê tôi, món thịt chó cũng rất được ưa chuộng như tôi đã gặp ở khu Bà Quẹo hay Hà Nội!
seoul.jpg
2. Vài nét sơ qua về Nam Hàn và Busan
Nhật Bản thống trị Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945 khi Thế chiến thứ hai kết thúc. Năm 1945, Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền. Liên Xô viết chiếm đóng miền bắc cho đến vĩ tuyến 38 và Hoa Kỳ chiếm đóng từ vĩ tuyến 38 về nam. Ngày 25 tháng 6 năm 1950 Quân đội Bắc Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 và "Chiến tranh Triều Tiên" bùng nổ. Hoa KỳLiên hiệp quốc hậu thuẫn Nam Hàn, còn đứng đằng sau Bắc Hàn là Liên XôTrung Quốc. http://www.squarehe.com/images/0704/busan-stn-day.jpg
Cuộc chiến kéo dài tới ngày 27 tháng 7 năm 1953, khi lực lượng Liên hiệp quốc và Quân đội Trung Quốc ký kết "Thoả thuận đình chiến Chiến tranh Triều Tiên", phân chia hai nước, và bán đảo Triều Tiên bị chia cắt cho đến ngày hôm nay.Gần 3 triệu người thiệt mạng hoặc bị thương và hàng triệu người khác mất nhà cửa, hoặc chia lìa những người thân trong gia đình trong cuộc chiến tranh này.
Hàn Quốc bao gồm thủ đô Seoul , 6 thành phố lớn (thành phố trực thuộc trung ương): Busan, Daegu, Incheon, Gwangju , Daejeon , Ulsan và 9 tỉnh: Gyeonggi-Do , Gangwon-Do, Chungcheongbuk-Do, Chungcheongnam-Do, Jeollabuk-Do, Jeollanam-Do, Gyeongsangbuk-Do, Gyeongsangnam-Do và Tỉnh tự trị: Jeju Teukbyeoljachi-Do. Dân cư: người Triều Tiên(Hàn) chiếm đại đa số. Dân tộc thiểu số duy nhất là một bộ phận nhỏ người gốc Hoa.
seoul nite.jpgTôn giáo: 51% dân số Hàn Quốc có tín ngưỡng tôn giáo. Trong số này 49% theo đạo Phật, 49% theo Kitô giáo (trong đó có 38% theo Tin lành và 10% theo Công giáo), 1% là tín đồ đạo Khổng, 1% còn lại theo các tôn giáo khác..

busan bullet.jpg
Cả thanh niên lẫn người lớn tuổi đều mê Karaoke. Các bar karaoke (noraebang) được tìm thấy ở khắp các ngõ ngách.Kể từ thành công của phim Shiri 1999 ngành công nghiệp điện ảnh ở xứ Hàn có sự thăng tiến không ngừng, chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á, vượt luôn Đài Loan, HK và TQ về số phim được ưa chuộng do các tài tử Hàn trẻ đẹp rất được ái mộ và nội dung phù hợp sở thích đại chúng do rất gần gũi văn hóa các dân tộc Á đông.Hàn Quốc là một trong số ít những nước mà các sản phẩm của Hollywood không có mấy ảnh hưởng.
http://www.arcspace.com/architects/coop_himelblau/busan/1busan.jpgBusan còn được gọi là thành phố Pusan, là thành phố cảng lớn nhất Hàn Quốc ở cực Nam. Với khoảng 4 triệu dân, là thành phố lớn thứ nhì Hàn Quốc sau Seoul và đây là khu công nghiệp gắn liền với cảng + thương mại + giao dịch (xuất nhập khẩu). Dân chúng sống tập trung dọc theo bờ sông Nakdong và Suyeong, giữa những ngọn núi. Busan nổi bật khi tổ chức Thế Vận Hội mùa Hè 2002, FIFA World Cup 2002 và hội nghị APEC 2005. Gần đó là Beomeosa - nơi có nhiều thắng tích Phật giáo. Đền Khổng Tử ở Chungnyeolsa là nơi thờ phượng các chiến sĩ trận vọng trong chiến tranh với Nhật ngay tại Dongnae (nơi đây cũng có những chổ tắm nước suối khoáng nóng và nhiều tiệm ăn ngon). Mùa hè, các bãi biển đẹp như Haeundae và Gwangalli thu hút rất đông người. Người Việt đi lao động ở đây cũng khá nhiều, chủ yếu từ miền Bắc. Các trường đại học Pukyong, Dong-A, Dong-eui và Kyungsung cũng có vài du học sinh Việt Nam.
IMG_2225.jpg IMG_2226.jpg
Chung quanh các trường này là khu ăn uống, café vừa ngon, vừa rẻ và đông vui. Ra khu bến cảng cũng vui, nhất là đi phà (ferry) ngắm cảnh ven biển. Cảng Busan Harbor Pier 1 là cảng quan trọng vì đa số các tàu qua các hải cảng lớn của Nhật như Izuhara và Hitakatsu trên đảo Tsushima. Có thể tình cờ bắt gặp vài thủy thủ Việt Nam ở đây, đa số có cuộc sống chật vật và họ rất tằn tiện để dành dụm gửi về cho người thân bên nhà.

3. Kết luận: Chào Seoul và Nam Hàn, tôi lên đường về Việt Nam ăn Tết mà trong lòng ấp ủ một ước mơ: đến bao giờ Việt Nam sẽ cất cánh như Nam Hàn để Saigon sẽ đẹp hơn Seoul bội phần nhỉ? Trước 1963, Seoul vẫn chưa khá hơn Saigon và Nam Hàn không vượt hơn miền Nam Việt Nam. Bây giờ, khoảng cách để chúng ta bắt kịp Nam Hàn là bao nhiêu năm nữa? (11-2001)
Busan Sports Complex Asiad Stadium, Busan
Foto: lifeinkorea.com
Foto: lifeinkorea.com
Foto: lifeinkorea.com



김밥 (cơm cuộn rong biển)




냉면 (Mì lạnh)



짜장면 (mì tương đen)



우동 (tựa bánh canh)
만두 (hơi giống bánh bao)



파전 (pizza của Hàn)



콩국수 (mì trứng)



짬뽕 (mì tả bín lù, rất cay)



매운볶음국수



떡볶이 (món khoái khẩu mùa lạnh, cực cay) 

No comments:

Post a Comment