Thủ đô Jakarta & Bali, Indonesia
Jakarta tọa lạc trên bờ tây bắc của Đảo Java, có diện tích 661,52 km² và dân số 8.792.000 người năm 2004. Jakarta đã phát triển hơn 490 năm và hiện là vùng đô thị có mật độ dân cư xếp thứ 9 thế giới với 44.283 người/dặm vuông. Là thủ đô của quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới (222 triệu dân tính đến năm 2006), Jakarta mang trong mình nỗi kiêu hãnh khi chứa đựng biết bao điều thú vị, hấp dẫn đậm nét sôi nổi, hoang sơ, thân thiện. Ngạc nhiên đầu tiên là được biết thổ dân Indonesia đã di cư qua Malaysia nên ngôn ngữ giữa 2 nước này giống nhau đến 90% và người Hoa cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Jakarta có Sân bay Quốc tế Soekarno-Hatta.Từ năm 2004, dưới trào Sutiyoso đã phát triển hệ thống giao thông vận tải mới. Đến năm 2007, Jakarta sẽ có xe điện trên cao Monorail. Phía sau sự hiện đại, hoành tráng của những toà cao ốc và đường phố, Jakarta ẩn chứa cái đẹp kỳ lạ và huyền hoặc của hải đảo mà hiếm có một mảnh đất nào trên hành tinh này có được. Hiểm hoạ lớn nhất cho người dân Indonesia là sóng thần & động đất cùng với nạn cháy rừng & ngập lụt do con người hủy hoại môi sinh. Khoảng cách giàu - nghèo ở đây khá lớnở đất nước Hồi Giáo đông dân nhất này cho dù có rất nhiều dầu hỏa, gỗ và nhiều tài nguyên thiên nhiên khác; nhất là du lịch với những bãi biển đẹp, nhiều đền đài cổ kính và văn hoá - ẩm thực phong phú. Đẹp kỳ lạ vì nếu ghé đến ngôi chợ chim ở trung tâm thành phố, bạn có thể tìm thấy gần như mọi loại chim nhiệt đới ở đây, đủ màu sắc, hình dạng và tiếng hót. Giống như người phương Tây chọn chó, mèo làm bầu bạn, người Java (chiếm đa số tại Jakarta) không thể sống nếu thiếu tiếng chim hót trong nhà.Tương tự, nếu bạn tạt qua Viện bảo tàng Rối phía tây thành phố, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những mẫu mã rối từ mọi vùng đất ở Indonesia và một số quốc gia Đông Nam Á.
Bắc qua đường xích đạo nên Indonesia nóng quanh năm. Tháng 10 đến tháng 4 là nóng và ẩm ướt, tháng 5 đến tháng 9 là nóng và khô. Thời gian lý tưởng nhất để du lịch đến các hòn đảo phía Nam là tháng 4 đến tháng 10. Các hòn đảo phía Bắc dường như luôn ẩm ướt quanh năm. Indonesia có đến 13.000 hòn đảo trải dài trên gần 1,9 triệu km2. Từ Jakarta, bằng một chuyến bay nội địa, bạn có thể bay tới Bali (hòn đảo của thượng đế) để thoả sức thả mình trong nắng gió và biển cả. Hoặc bạn bay đến Surabaya (thành phố của những anh hùng) để chứng kiến những dấu tích sót lại của cuộc chiến bảo vệ đất nước của người Indonesia vào những thế kỷ trước. Tại Surabaya (tiếng Indonesia, “sura” nghĩa là “cá mập” và “baya” nghĩa là “cá sấu”) còn có vườn thú xưa nhất và lớn nhất Đông Nam Á. Dù bằng gỗ hay bằng da chúng cũng đại diện cho hình thức múa rối truyền thống của Indonesia. Nếu ghé đến sáng chủ nhật hàng tuần, bạn còn có thể thưởng lãm nhiều vở rối diễn khác nhau. Tuy nhiên, cái đẹp huyền hoặc của Jakarta mới đáng nói hơn, đó là mảnh đất này gắn liền với tôn giáo và tộc người. Indonesia có số người theo đạo Hồi nhiều nhất thế giới (gần 200 triệu người), nên không có gì lạ khi tại Jakarta có giáo đường Hồi giáo (mesjid) mang tên Istiqual lớn nhất Đông Nam Á
Jakarta là thủ đô của nước Indonesia với rất nhiều phong cảnh đẹp.
Những tòa nhà cao trọc trời |
Tượng đài kỉ niệm |
Lapangan Banteng được coi là một trong những nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở Đông Á |
Những món ăn được bày bán tại chợ đêm |
Đền thờ nằm ở ngay trung tâm Jakarta, trên một khu đất rộng tới 10 ha, gồm 4 tầng lầu, có thể chứa cùng lúc 200.000 tín đồ cầu nguyện. Mỗi ngày, Istiqual có 4 - 6 suất cầu nguyện. Toàn bộ khu vực đều trải thảm để tín đồ có thể ngồi, quỳ cầu nguyện một cách thoải mái.Đối với những ai thích khám phá tôn giáo, đặc biệt Hồi giáo, đến Jakarta những ngày này không còn gì bằng vì đúng vào tháng chay (bulan puasa) Ramadhan, tháng thứ 9 của lịch Hồi giáo.Trong suốt tháng này, các tín đồ phải nhịn ăn, nhịn uống, không hút thuốc từ khi mặt trời mọc đến mặt trời lặn, tập trung vào cầu nguyện. Người dân cố gắng dậy sớm để ăn cái gì đó trước khi mặt trời mọc, đi làm trễ và trở về nhà sớm để ăn khi mặt trời lặn.Nếu đến Indonesia vào mùa ăn chay, bạn nên tránh ăn uống ở nơi công cộng. Tuy nhiên, phần lớn nhà hàng cũng đóng cửa thời gian này.
Đi lang thang trong những khu phố, đến tận mọi ngóc ngách của Jakarta, vào những thời điểm cố định trong ngày như giữa sáng, giữa trưa, bạn có thể nghe văng vẳng bên tai lời cầu nguyện rì rầm từ một giáo đường nào đó theo gió bay xa như hướng tâm hồn mọi người về một chốn bình an, hạnh phúc.Đến Jakarta mà không thưởng thức những món ăn đặc trưng của người Indonesia là một sai lầm. Do phần lớn dân theo đạo Hồi, nên các món ăn không được chế biến từ thịt heo. Thịt cừu, thịt bò, thịt gà, cá và đồ biển là những loại thực phẩm được ưa thích.Những món ăn của Indonesia thường khá cay, nồng và cơm là thực phẩm chính. Món nướng, xào, canh là phổ biến. Lần đầu ăn, chưa quen mùi, vị, bạn có thể hơi khó chịu. Tuy nhiên, sau vài lần ăn, càng thưởng thức bạn càng cảm thấy nét đặc trưng của các dân tộc ở đây quyện vào từng món ăn, đó là tính cách sôi nổi, mãnh liệt, hoang sơ và thân thiện.
Khoảng nửa giờ sau (thủ đô Jakarta cũng có cảnh kẹt xe như Sài Gòn mình), xe chạy đến một khu vực tựa như phố cổ của Hà Nội và dừng trước một nhà hàng. Bước xuống xe, điều đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là tấm biển lớn trên mái nhà, kết đèn rực sáng, viết bằng 2 thứ tiếng (tiếng Indonesia viết to hơn ở trên, tiếng Anh viết nhỏ hơn ở dưới): "Vietnamese Restaurant".Ngôi nhà một tầng, kiến trúc theo kiểu Indonesia, có một khoảng trống khá rộng ở giữa theo kiểu "giếng trời" để thông gió, khá đẹp và rộng. Phòng đón khách và phòng ăn lớn khá đông khách ăn, thấy cả những gia đình quây quần ở các bàn. Tường sơn màu sáng, và điểm xuyết trên tường là mấy bức tranh màu vẽ phong cảnh Việt Nam: những hàng dừa soi bóng bên dòng kênh, cô gái mặc quần đen, áo bà ba thon thả chèo thuyền, em bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo... Chúng tôi được mời vào phòng VIP, nhỏ hơn, có gắn máy lạnh, và cũng bởi cả chủ lẫn khách chỉ có 10 người. Mấy cô gái Indonesia mặc trang phục dân tộc ra chắp tay trước ngực chào và đặt lên bàn những chiếc khăn ướp lạnh. Biết chúng tôi "nôn nóng vì tò mò" nên giáo sư S. chậm rãi giải thích: "Nhiều năm trước đây, có một cặp vợ chồng người Việt Nam tới thủ đô Jakarta lập nghiệp. Ban đầu, họ mở một quán ăn nhỏ bán "cơm bình dân" với những món ăn chế biến theo kiểu Việt Nam: chả giò, hủ tiếu, lẩu cá... Những món ăn đó rất hợp khẩu vị của người Indonesia vì các bạn biết đấy, dừa ở đây rất sẵn, nghề đánh cá cũng phát triển vì Indonesia có tới hơn 17.000 hòn đảo lớn nhỏ. Người Indonesia chúng tôi cũng ăn cơm, và hằng năm đều nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Công việc làm ăn phát đạt, cặp vợ chồng người Việt bèn mở rộng, mua lại nhà hàng này, sửa sang ngày một lớn, thuê thêm người Indonesia vào làm. Nhưng khi đã khá giả, hình như người ta cảm thấy không thể sống thiếu quê hương, xứ sở, nên họ đã tuyển thêm người, truyền nghề lại cho bạn bè Indonesia, rồi bán lại cửa hàng để trở về Việt Nam sống những năm cuối đời. Trong ngôn ngữ Indonesia có câu phương ngôn "lá rụng về cội" là như vậy".Vị giáo sư gọi chủ cửa hàng ra hỏi một hồi (mà chúng tôi chỉ nghe loáng thoáng được mấy cái tên "Việt Nam", "Sài Gòn",... vì cả hai nói bằng tiếng Indonesia), và sau khi ông chủ cửa hàng chắp tay trước ngực chào từng người trong đoàn chúng tôi, giáo sư S. giải thích tiếp:"Ông bà chủ nhà hàng người Việt Nam đã về nước từ hơn 10 năm nay. Lúc đầu, có thư từ sang đây, gửi từ Sài Gòn, tức TP Hồ Chí Minh. Nhưng sau đó, nghe tin cả hai ông bà đã qua đời vì tuổi già. Những người kinh doanh restaurant này hiện nay đều là người Indonesia, nhưng vì tình cảm trân trọng đối với ông bà chủ cũ người Việt Nam nên vẫn giữ tên "Restaurant Vietnam", vẫn cố gắng giữ nguyên những công thức chế biến món ăn Việt Nam mà họ đã được truyền lại từ trước".Thì ra là thế. Restaurant Việt Nam này chỉ mang "dấu ấn" của người Việt Nam, cốt cách của người Việt Nam mình truyền lại cho bạn bè Indonesia. Giữa thủ đô Jakarta nhưng trước mặt chúng tôi vẫn có những đôi đũa mun, những chén nước mắm xinh xinh điểm vài lát ớt đỏ thắm, thế là đủ rồi. Còn chất lượng món ăn, thực lòng chúng tôi không quan tâm lắm, và tất nhiên không thể so sánh với những quán ăn ở quê nhà. Chả giò gói lớn hơn, nhân bằng thịt gà (bởi ở đây là quốc gia theo đạo Hồi, không ăn thịt heo), nồi lẩu cũng có gia vị hơi khác... nhưng không hề gì, bởi đây là sự học lại, là tấm lòng của đôi vợ chồng người Việt Nam xa xứ muốn giữ lại một cái gì mang tính chất và đặc điểm quê hương trên đất bạn.Ngồi trên đất Nam Dương (tên cũ mà ta thường gọi Indonesia), trong Restaurant Việt Nam, nghe một điệu dân ca Việt Nam... tất cả chúng tôi đều cảm thấy một cái gì da diết, vời vợi, gợi thương gợi nhớ đến nao lòng. Không hiểu sao tôi cứ cố hình dung lại cảnh hai vợ chồng người Việt Nam nào đó đang ân cần, chăm chú hướng dẫn cho mấy người bạn Indonesia cách nấu món ăn Việt Nam, cố tạo ra và giữ lại một hương vị quê hương, để bao nhiêu năm sau, chúng tôi có dịp ngồi đây, vừa thích thú, vừa pha một chút tự hào về quê nhà, về xứ sở... Một tiệm ăn đặc sản lớn mang tên "Việt Nam" giữa thủ đô Jakarta trên dưới 10 triệu dân - mà nay ta thường nói với nhau là "xây dựng thương hiệu" - đâu phải chuyện dễ dàng ? Sự đóng góp âm thầm, vô hình và đa dạng đó, cứ ngẫm mà xem, lớn lắm chứ !
Nói đến đất nước Indonesia, ngoài thủ đô Jakarta chúng ta không thể không nhắc đến Bali, vốn là một thắng cảnh tuyệt đẹp thu hút nhiều du khách khắp đến trên thế giới. Bali với đặc thù địa hình độc đáo, cảnh quang thiên nhiên sống động không thể diễn tả hết bằng lời. Bài viết này chỉ mong giới thiệu đôi nét chấm phá về “Hòn đảo của Thượng đế” này! Cảnh vật Bali kết hợp giữa đồi núi, các bờ biển lỏm chỏm đá cát, những ruộng bậc thang màu mỡ đến những sườn núi lửa khô cằn, mang đến một nền tảng phong cảnh đầy màu sắc mang đậm nét văn hóa tâm linh.
Bali được xem là địa điểm du lịch chính của Indonesia với nhiều hoạt động vui chơi giải trí. Lướt sóng trong làn nước nhiệt đới ấm áp được xem là phổ biến nhất tại đây. Bạn cũng có thể thuê riêng một chiếc thuyền nhỏ để tự do vui chơi cùng biển trời mênh mông hay đạp xe dọc bãi biển, lang thang qua các khu bảo tồn để tận hưởng một cảm giác thật mới lạ. Bạn có thể tiệc tùng thâu đêm tại các câu lạc bộ dọc bờ biển tại Kuta, tham gia môn lặn biển với bình dưỡng khí thú vị, đi mua sắm ở các chợ địa phương hay đong đưa cả ngày trên võng để ngắm biển xanh. Tại Indonesia có hơn 600 ngọn núi lửa, với hơn 28 ngọn vẫn còn đang hoạt động, cho bạn cơ hội tìm hiểu về quá trình kiến tạo tự nhiên. Những khu vườn xanh mướt cũng hấp dẫn không kém, với những quần thể động thực vật phong phú được bảo tồn cẩn thận
.
Điều dễ nhận thấy nhất ở đây là người dân rất cởi mở và thật thiện. Họ luôn tự hào và bảo tồn danh thắng đặc biệt của đất nước mình, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa riêng. Ở Bali, hầu hết mọi người đều nói tiếng Anh vì thế sẽ không khó để bạn tiếp chuyện. Người Bali yêu thích hội họa, dệt vải, chạm khắc và các sản phẩm nghệ thuật khác bởi đó là một phần quan trọng trong nền văn hóa. Mọi người bắt đầu học nó từ khi còn bé. Tại Bali có rất nhiều từ những ngôi nhà boongalo (nhà gỗ một tầng) đến những khách sạn hoành tráng đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của du khách. Các khách sạn được thiết kế rất đặc biệt giúp bạn luôn có thể nhìn ngắm được những phong cảnh hùng vĩ cùng bãi biển tuyệt đẹp bất kể bạn đang ở đâu trên đảo
Một điều hấp dẫn khác tại đây chính là những ngôi đền cổ, người Indonesia hay gọi là “Pura”. Những ngôi đền này thể hiện rõ nét tín ngưỡng văn hóa và nghệ thuật truyền thống. Người dân Bali cực kỳ sùng đạo và rất quan trọng các lễ lộc trong năm. Họ thông qua những ngôi đền cổ gửi gắm mong muốn về niềm tin tín ngưỡng đầy chất tâm linh.
Bên cạnh đó, Bali vốn nổi tiếng khắp thế giới chính nhờ có nhiều món ăn đầy hương vị thơm ngon. Bali xinh đẹp có vô số những nhà hàng, quán cà phê, phục vụ các món ăn dân tộc của Indonesia và các nước khác. Bạn cũng dễ dàng tim thấy các nhãn hiệu quen thuộc như McDonald’s, KFC, cà phê Starbuck, Pizza Hut
Đi lang thang trong những khu phố, đến tận mọi ngóc ngách của Jakarta, vào những thời điểm cố định trong ngày như giữa sáng, giữa trưa, bạn có thể nghe văng vẳng bên tai lời cầu nguyện rì rầm từ một giáo đường nào đó theo gió bay xa như hướng tâm hồn mọi người về một chốn bình an, hạnh phúc.Đến Jakarta mà không thưởng thức những món ăn đặc trưng của người Indonesia là một sai lầm. Do phần lớn dân theo đạo Hồi, nên các món ăn không được chế biến từ thịt heo. Thịt cừu, thịt bò, thịt gà, cá và đồ biển là những loại thực phẩm được ưa thích.Những món ăn của Indonesia thường khá cay, nồng và cơm là thực phẩm chính. Món nướng, xào, canh là phổ biến. Lần đầu ăn, chưa quen mùi, vị, bạn có thể hơi khó chịu. Tuy nhiên, sau vài lần ăn, càng thưởng thức bạn càng cảm thấy nét đặc trưng của các dân tộc ở đây quyện vào từng món ăn, đó là tính cách sôi nổi, mãnh liệt, hoang sơ và thân thiện.
Khoảng nửa giờ sau (thủ đô Jakarta cũng có cảnh kẹt xe như Sài Gòn mình), xe chạy đến một khu vực tựa như phố cổ của Hà Nội và dừng trước một nhà hàng. Bước xuống xe, điều đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là tấm biển lớn trên mái nhà, kết đèn rực sáng, viết bằng 2 thứ tiếng (tiếng Indonesia viết to hơn ở trên, tiếng Anh viết nhỏ hơn ở dưới): "Vietnamese Restaurant".Ngôi nhà một tầng, kiến trúc theo kiểu Indonesia, có một khoảng trống khá rộng ở giữa theo kiểu "giếng trời" để thông gió, khá đẹp và rộng. Phòng đón khách và phòng ăn lớn khá đông khách ăn, thấy cả những gia đình quây quần ở các bàn. Tường sơn màu sáng, và điểm xuyết trên tường là mấy bức tranh màu vẽ phong cảnh Việt Nam: những hàng dừa soi bóng bên dòng kênh, cô gái mặc quần đen, áo bà ba thon thả chèo thuyền, em bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo... Chúng tôi được mời vào phòng VIP, nhỏ hơn, có gắn máy lạnh, và cũng bởi cả chủ lẫn khách chỉ có 10 người. Mấy cô gái Indonesia mặc trang phục dân tộc ra chắp tay trước ngực chào và đặt lên bàn những chiếc khăn ướp lạnh. Biết chúng tôi "nôn nóng vì tò mò" nên giáo sư S. chậm rãi giải thích: "Nhiều năm trước đây, có một cặp vợ chồng người Việt Nam tới thủ đô Jakarta lập nghiệp. Ban đầu, họ mở một quán ăn nhỏ bán "cơm bình dân" với những món ăn chế biến theo kiểu Việt Nam: chả giò, hủ tiếu, lẩu cá... Những món ăn đó rất hợp khẩu vị của người Indonesia vì các bạn biết đấy, dừa ở đây rất sẵn, nghề đánh cá cũng phát triển vì Indonesia có tới hơn 17.000 hòn đảo lớn nhỏ. Người Indonesia chúng tôi cũng ăn cơm, và hằng năm đều nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Công việc làm ăn phát đạt, cặp vợ chồng người Việt bèn mở rộng, mua lại nhà hàng này, sửa sang ngày một lớn, thuê thêm người Indonesia vào làm. Nhưng khi đã khá giả, hình như người ta cảm thấy không thể sống thiếu quê hương, xứ sở, nên họ đã tuyển thêm người, truyền nghề lại cho bạn bè Indonesia, rồi bán lại cửa hàng để trở về Việt Nam sống những năm cuối đời. Trong ngôn ngữ Indonesia có câu phương ngôn "lá rụng về cội" là như vậy".Vị giáo sư gọi chủ cửa hàng ra hỏi một hồi (mà chúng tôi chỉ nghe loáng thoáng được mấy cái tên "Việt Nam", "Sài Gòn",... vì cả hai nói bằng tiếng Indonesia), và sau khi ông chủ cửa hàng chắp tay trước ngực chào từng người trong đoàn chúng tôi, giáo sư S. giải thích tiếp:"Ông bà chủ nhà hàng người Việt Nam đã về nước từ hơn 10 năm nay. Lúc đầu, có thư từ sang đây, gửi từ Sài Gòn, tức TP Hồ Chí Minh. Nhưng sau đó, nghe tin cả hai ông bà đã qua đời vì tuổi già. Những người kinh doanh restaurant này hiện nay đều là người Indonesia, nhưng vì tình cảm trân trọng đối với ông bà chủ cũ người Việt Nam nên vẫn giữ tên "Restaurant Vietnam", vẫn cố gắng giữ nguyên những công thức chế biến món ăn Việt Nam mà họ đã được truyền lại từ trước".Thì ra là thế. Restaurant Việt Nam này chỉ mang "dấu ấn" của người Việt Nam, cốt cách của người Việt Nam mình truyền lại cho bạn bè Indonesia. Giữa thủ đô Jakarta nhưng trước mặt chúng tôi vẫn có những đôi đũa mun, những chén nước mắm xinh xinh điểm vài lát ớt đỏ thắm, thế là đủ rồi. Còn chất lượng món ăn, thực lòng chúng tôi không quan tâm lắm, và tất nhiên không thể so sánh với những quán ăn ở quê nhà. Chả giò gói lớn hơn, nhân bằng thịt gà (bởi ở đây là quốc gia theo đạo Hồi, không ăn thịt heo), nồi lẩu cũng có gia vị hơi khác... nhưng không hề gì, bởi đây là sự học lại, là tấm lòng của đôi vợ chồng người Việt Nam xa xứ muốn giữ lại một cái gì mang tính chất và đặc điểm quê hương trên đất bạn.Ngồi trên đất Nam Dương (tên cũ mà ta thường gọi Indonesia), trong Restaurant Việt Nam, nghe một điệu dân ca Việt Nam... tất cả chúng tôi đều cảm thấy một cái gì da diết, vời vợi, gợi thương gợi nhớ đến nao lòng. Không hiểu sao tôi cứ cố hình dung lại cảnh hai vợ chồng người Việt Nam nào đó đang ân cần, chăm chú hướng dẫn cho mấy người bạn Indonesia cách nấu món ăn Việt Nam, cố tạo ra và giữ lại một hương vị quê hương, để bao nhiêu năm sau, chúng tôi có dịp ngồi đây, vừa thích thú, vừa pha một chút tự hào về quê nhà, về xứ sở... Một tiệm ăn đặc sản lớn mang tên "Việt Nam" giữa thủ đô Jakarta trên dưới 10 triệu dân - mà nay ta thường nói với nhau là "xây dựng thương hiệu" - đâu phải chuyện dễ dàng ? Sự đóng góp âm thầm, vô hình và đa dạng đó, cứ ngẫm mà xem, lớn lắm chứ !
.
Điều dễ nhận thấy nhất ở đây là người dân rất cởi mở và thật thiện. Họ luôn tự hào và bảo tồn danh thắng đặc biệt của đất nước mình, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa riêng. Ở Bali, hầu hết mọi người đều nói tiếng Anh vì thế sẽ không khó để bạn tiếp chuyện. Người Bali yêu thích hội họa, dệt vải, chạm khắc và các sản phẩm nghệ thuật khác bởi đó là một phần quan trọng trong nền văn hóa. Mọi người bắt đầu học nó từ khi còn bé. Tại Bali có rất nhiều từ những ngôi nhà boongalo (nhà gỗ một tầng) đến những khách sạn hoành tráng đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của du khách. Các khách sạn được thiết kế rất đặc biệt giúp bạn luôn có thể nhìn ngắm được những phong cảnh hùng vĩ cùng bãi biển tuyệt đẹp bất kể bạn đang ở đâu trên đảo
Bên cạnh đó, Bali vốn nổi tiếng khắp thế giới chính nhờ có nhiều món ăn đầy hương vị thơm ngon. Bali xinh đẹp có vô số những nhà hàng, quán cà phê, phục vụ các món ăn dân tộc của Indonesia và các nước khác. Bạn cũng dễ dàng tim thấy các nhãn hiệu quen thuộc như McDonald’s, KFC, cà phê Starbuck, Pizza Hut
Đảo Bali - Thiên đường du lịch: Đảo Bali của Indonesia được chọn là đảo tốt nhất trong cuộc bình chọn điểm du lịch tốt nhất thế giới hàng năm do tạp chí Mỹ Travel and Leisure tổ chức, vượt qua cả đảo Santorini của Hy Lạp và quần đảo Hawaii. Tiêu chí bình chọn này dựa trên cảnh quan, văn hóa - nghệ thuật, khách sạn - ẩm thực, cư dân và giá trị đồng tiền.Được mệnh danh là “Đảo thần”, “Vùng đất của một ngàn ngôi đền”, “Bình minh của thế giới” hay “Thiên đường nhiệt đới” - Bali đã trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất ở châu Á. Sức hấp dẫn của Bali là những bãi biển dài đầy cát, là những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn, là những ngọn núi lửa cao chót vót trên 3.000 m, những dòng sông cuộn chảy, những khe núi sâu hun hút, những mặt hồ nguyên sơ trên miệng các dãy núi lửa đã tắt, các hang động yên ắng và những cánh rừng nhiệt đới đầy ắp cuộc sống hoang dã. Nhờ kỹ nghệ du lịch và đất đai trù phú, người dân Bali có đời sống sung túc hơn những nơi khác.
Chỉ cách đảo láng giềng Java có vài cây số đường biển, nhưng Bali và Java giống như hai thế giới khác biệt nhau. Người dân trên đảo Java phần lớn theo Hồi giáo, còn đại đa số dân Bali theo Ấn giáo.Được mệnh danh là “Vùng đất của một nghìn ngôi đền” nhưng thật ra trên đảo Bali có tới 20.000 ngôi đền lớn nhỏ. Đâu đâu cũng có đền, mỗi làng mạc có ít nhất 3 ngôi đền, mỗi hợp tác xã nông nghiệp một ngôi đền, mỗi xí nghiệp một ngôi đền... cho thấy tầm quan trọng của thế giới tâm linh đối với người dân trên đảo.Đối với người dân Bali, núi Gunung Agung được xem là linh thiêng nhất. Theo truyền thuyết, thần Pasupati phân chia núi Meru (tức trung tâm của thế giới Ấn giáo) thành hai ngọn núi là Gunung Agung và Gunung Batur. Cao 3.014m, Gunung Agung là một núi lửa vẫn còn hoạt động đồng thời là ngọn núi cao nhất ở Indonesia. Người dân Bali tin rằng các vị thần cũng như linh hồn tổ tiên họ ngụ ở núi Gunung Agung, do đó nhiều người quay đầu về phía ngọn núi này khi ngủ. Du khách khi tới Bali, thích chinh phục ngọn Gunung Agung cho dù đường lên núi vừa dài vừa vất vả.
Dưới chân núi Gunung Agung là đền Pura Besakih - ngôi đền cổ nhất, lớn nhất và quan trọng nhất của người dân Bali. Mỗi ngày đều có hàng ngàn người đi hành hương ở ngôi đền này. Trước kia, các vị vua chúa cũng đi hành hương hàng năm ở đây. Đền Pura Besakih là một khu đền gồm 22 ngôi đền riêng lẻ, trải dài hơn 3km. Quang cảnh xung quanh đền rất đẹp và bình lặng. Khi núi lửa Gunung Agung phun vào năm 1963, đền Pura Besakih bị tàn phá nặng nề nhưng sau đó đền đã được xây dựng lại.
Một ngôi đền khác ở Bali là đền Ulu Watu - một trong sáu ngôi đền thiêng liêng nhất ở Bali. Nằm trên một vách núi đứng cao 90m, ngôi đền này được một giáo sĩ người Java thiết kế. Từ đền này nhìn xuống, du khách sẽ thấy Ấn Độ Dương xanh biếc mênh mông.Dưới chân núi Gunung Agung là đền Pura Besakih - ngôi đền cổ nhất, lớn nhất và quan trọng nhất của người dân Bali. Mỗi ngày đều có hàng ngàn người đi hành hương ở ngôi đền này. Trước kia, các vị vua chúa cũng đi hành hương hàng năm ở đây. Đền Pura Besakih là một khu đền gồm 22 ngôi đền riêng lẻ, trải dài hơn 3km. Quang cảnh xung quanh đền rất đẹp và bình lặng. Khi núi lửa Gunung Agung phun vào năm 1963, đền Pura Besakih bị tàn phá nặng nề nhưng sau đó đền đã được xây dựng lại.
Những trung tâm du lịch thu hút nhiều du khách nhất ở Bali là bãi biển Kuta, Sanur và Nusa Dua. Trước kia, Kuta là một làng đánh cá nhỏ, nơi ẩn náu của tội phạm và dân ăn chơi.
Vào thế kỷ 19, một thương nhân người Đan Mạch Mads Lange đã thành lập một trung tâm thương mại tập trung chủ yếu ở Kuta. Nhờ đó, Kuta nhanh chóng phát triển. Năm 1936, ông bà Robert và Louise Koke, người Mỹ, tới Bali và bị vẻ đẹp của Kuta quyến rũ. Họ cho xây Khách sạn Bãi Kuta, thu hút du khách từ Mỹ và châu Âu tới. Tuy nhiên, mãi đến thập niên 1960, khách du lịch nước ngoài mới bắt đầu đổ nhiều tới Bali và bãi biển Kuta. Các cửa hàng và nhà hàng mọc lên như nấm để phục vụ cho những du khách tới thăm Kuta và nhiều dịch vụ mở ra từ việc ngắm cảnh mặt trời lặn, tắm biển, chơi lướt sóng đến hưởng thú vui mua sắm hoặc đi thăm các nàng kiều nữ Indonesia... Cách thủ phủ Denpasar của Bali hơn 6km, Sanur nổi tiếng là một bãi biển cát trắng đẹp. Vào đầu thế kỷ 20, Sanur còn là một ngôi làng nhỏ với nhiều cây dừa. Trong thập niên 1930, nhiều họa sĩ ngoại quốc bị cảnh đẹp ở Sanur thu hút nên quyết định an cư lập nghiệp tại đây. Một trong những họa sĩ đầu tiên ấy là Le Mayeur de Merpres, người Bỉ. Ông đã sống ở Sanur trong suốt 26 năm, từ năm 1932 cho tới khi qua đời vào năm 1958.
Sân bay Ngurah Rai Hoàng hôn Kuta Beach
Giống như Sanur, Nusa Dua là bãi biển cát trắng. Nước biển tại đây trong một cách đặc biệt. Khi thủy triều xuống, người ta tha hồ ngắm san hô với đủ mọi hình thể và màu sắc.
Bãi biển Legian Ula Watu, bán đảo Bukit
Các điểm du lịch trên đảo Bali rất thích hợp cho trẻ em vui chơi, khiến nơi đây trở thành điểm đến hoàn hảo cho những khách du lịch cả gia đình. Trẻ em đến Bali được chơi: lướt sóng, đùa nghịch với cát và biển, các hoạt động văn hóa như khiêu vũ, thăm đền chùa và khám phá phong cách cuộc sống của người dân Bali. Các em cũng có thể tham gia những trò chơi phiêu lưu như kết thả bè, đi xe đạp, cưỡi voi hoặc vào các công viên chủ đề như Bali Bird Park, Waterborn, Butterfly Park.
Đài tưởng niệm nhà hàng Ryoshi, Tirta GanggaĐền thờ trên núi Agung thuyền chài trên bãi biển Amedăn sáng Cánh đồng Soka
Publié par DAT NGUYEN à 10:28
No comments:
Post a Comment