Monday, October 3, 2011

Cây thuốc trị bệnh(3)

* Yến sào - Món ăn bổ dưỡng Yến sào là tổ của con chim yến. Chim yến nhả nước dãi thành những vành tròn hình xoáy trôn ốc để xây tổ. Vào đầu tháng 4, yến làm xong tổ, là lúc bắt đầu mùa thu hoạch tổ yến đầu tiên. Tùy theo màu sắc, người ta phân biệt tổ yến ra mao yến, bạch yến (hay quan yến) và huyết yến.
Mao yến là tổ của chim yến làm lúc đầu để đẻ trứng, trong tổ có nhiều lông yến màu tro đen, hình tổ hơi giống hình bán nguyệt, mặt bám vào hang đá tương đối bằng, mặt hướng ra ngoài hơi vồng lên. Một tổ yến chỉ nặng khoảng 10g. Bạch yến hay quan yến là tổ chim yến làm lại lần thứ hai, màu trắng, trong, thỉnh thoảng cũng có lông yến lẫn vào, hình dáng cũng giống như mao yến, loại này phẩm chất rất tốt.

Một tô súp yến
Huyết yến về hình dáng, kích thước cũng giống như bạch yến, chỉ khác ở chỗ có sợi xơ màu huyết đỏ nâu. Người ta cho rằng khi chim yến mẹ nhả dãi làm tổ, trong dãi yến mẹ có lẫn máu. Huyết yến rất hiếm và rất quý.
Công dụng: Tổ yến thường được dùng làm món ăn bổ dưỡng. Trong y học cổ truyền, yến sào có tác dụng bổ phế, tiêu đờm, hết ho. Thường dùng chữa suy nhược cơ thể, lao phổi, hen suyễn, thổ huyết. Dùng yến sào sấy khô, tán bột mịn, ngày uống 10g.
Chữa suy nhược cơ thể: Yến sào 40g, cho vào nước hầm với thịt gà và nấm hương hoặc mộc nhĩ trắng, kỷ tử 12g, ăn trong ngày.
Chữa ho ra máu: Yến sào, bạch cập mỗi vị 12g. Đun nhỏ lửa hầm thật kỹ. Lọc lấy nước, thêm đường phèn, hấp vài phút cho tan đường, uống trong ngày. (Theo GS. Đoàn Thị Nhu - Sức Khoẻ & Đời Sống)

* Dược thiện dành cho người huyết áp thấp mạn tính

Trong Y học cổ truyền không có bệnh danh huyết áp thấp mạn tính, nhưng căn cứ vào các chứng trạng lâm sàng có thể thấy trạng thái bệnh lý này thuộc phạm vi các chứng như Huyễn vựng, Hư lao, Quyết chứng… Phương thức trị liệu rất phong phú như dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, tập luyện khí công dưỡng sinh… trong đó có việc lựa chọn và sử dụng các món ăn - bài thuốc (dược thiện).
Trong Y học cổ truyền không có bệnh danh huyết áp thấp mạn tính, nhưng căn cứ vào các chứng trạng lâm sàng có thể thấy trạng thái bệnh lý này thuộc phạm vi các chứng như Huyễn vựng, Hư lao, Quyết chứng… Phương thức trị liệu rất phong phú như dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, tập luyện khí công dưỡng sinh… trong đó có việc lựa chọn và sử dụng các món ăn - bài thuốc (dược thiện).

Với thể bệnh Thận dương hư suy
Triệu chứng: Đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, hay quên, lưng đau gối mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, tinh thần mỏi mệt, sợ lạnh, tay chân lạnh, tiểu tiện nhiều về đêm, ăn kém, đại tiện lỏng nát, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế.
Món ăn bài thuốc
- Trứng gà 1 quả, bột Nhung hươu 0,3g; đập trứng vào bát, bỏ bột Nhung hươu vào, quấy đều, tráng chín; dùng làm đồ ăn điểm tâm hàng ngày; 20 ngày là một liệu trình.
Công dụng: Bổ thận ích tinh, thăng áp.
- Kỷ tử 10g, Thỏ ty tử 10g, Nhục thung dung 6g, Bầu dục bò 1 quả, Bầu dục chó 1 quả, thịt Bò 100g, thịt Gà 50g; Bầu dục bò và chó làm sạch, bổ đôi, ngâm nước lạnh trong 30 phút; thịt Bò và thịt Gà thái miếng; các vị thuốc cho vào túi vải, buộc kín miệng; cho tất cả vào nồi hầm nhỏ lửa cho thật nhừ rồi bỏ bã thuốc, chế thêm hạt Tiêu, Gừng tươi thái chỉ và gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Bổ thận tráng dương, ích tinh bổ tuỷ.
-Hoài sơn 50g, Nhục thung dung 20g, Thỏ ty tử 10g, thịt Dê 200g, xương sống Dê 1 đoạn, Gạo tẻ 100g. Xương sống Dê chặt vụn; thịt Dê thái miếng; các vị thuốc cho vào túi vải, buộc kín miệng; tất cả cho vào nồi ninh với gạo thành cháo rồi bỏ bã thuốc, chế thêm hạt Tiêu, Tiểu hồi và gia vị vừa đủ, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Ôn bổ thận dương.
-Dâm dương hoắc 30g, Rượu trắng 500ml. Dâm dương hoắc ngâm cùng với rượu trong bình kín, sau 7 ngày thì dùng được; ngày uống 2 lần, mỗi lần chừng 15ml.
Công dụng: ích khí ông dương, thăng áp.

Với thể bệnh Tâm tỳ lưỡng hư
Triệu chứng: Mệt mỏi nhiều, hay có cảm giác khó thở, chân tay rã rời, đầu choáng mắt hoa, dễ có cảm giác hồi hộp trống ngực, hay vã mồ hôi, ăn kém, chậm tiêu, sắc mặt nhợt nhạt, đại tiện lỏng nát, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt, mạch tế nhược.
Món ăn bài thuốc
- Thịt bò 1000g, Rượu vang 250ml. Thịt bò rửa sạch, thái miếng, cho vào nồi hầm nhỏ lửa cho nhừ, cứ 1 giờ lại chắt nước cốt một lần rồi lại cho thêm nước đun tiếp, làm 4 lần như vậy; lấy 4 nước hợp lại với nhau, chế thêm Rượu vang rồi cô lửa nhỏ thành cao đặc, để nguội, đựng trong lọ kín dùng dần; ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 thìa canh.
Công dụng: ích khí kiện tỳ, dưỡng tâm.
- Gà mái 1 con (nặng chừng 1kg), Nhân sâm 10g, Hoàng kỳ 30g, Ngũ vị tử 15g; Gà làm thịt, chặt miếng; các vị thuốc cho vào túi vải, buộc kín miệng; cho tất cả vào nồi hầm lửa nhỏ cho nhừ, bỏ bã thuốc, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn.
Công dụng: ích khí trợ dương, bổ tâm dưỡng huyết.
Với thể bệnh trung khí bất túc
Triệu chứng: Mệt mỏi, thích nằm, ngại nói, ngại vận động, hay có cảm giác khó thở, chóng mặt hoa mắt nhiều, chân tay buồn mỏi, chán ăn, miệng nhạt, dễ vã mồ hôi, đại tiện lỏng nát, chất lưỡi nhợt, mạch hư nhược.
Món ăn bài thuốc
-Nhân sâm 10g, Bạch linh 10g, Hoài sơn 10g, Đậu đỏ 30g, bột Gạo nếp 50g, Đường trắng và mỡ Lợn vừa đủ. Các vị thuốc sao thơm, tán bột, trộn đều với bột Gạo nếp và Đường trắng, chế đủ nước, nhào kỹ rồi rán chín, dùng làm đồ điểm tâm hàng ngày.
Công dụng: Bổ tỳ kiện vị, ích khí bổ thận.
-Dạ dày lợn 1 cái, hạt Sen tươi 40 hạt; Dạ dày làm sạch, hạt Sen bỏ tâm rồi cho vào trong Dạ dày lợn, dùng chỉ buộc kín miệng, hầm nhừ; khi chín vớt dạ dày ra, thái miếng, trộn đều với hạt Sen rồi chế thêm Gừng tươi, Hạt tiêu và gia vị, dùng làm thức ăn.
Công dụng: Kiện tỳ ích vị, ích khí bổ hư.
-Đẳng sâm 100g, thịt Bò 500g; thịt Bò rửa sạch, thái miếng, ướp với Gừng tươi, Hạt tiêu và một chút Rượu vang; Đẳng sâm cho vào túi vải, buộc kín miệng rồi đem hầm với thịt Bò cho thật nhừ, chế thêm gia vị, dùng làm thức ăn hàng ngày.
Công dụng: Bổ trung ích khí, kiện tỳ ích vị.(ThS Hoàng Khánh Toàn,CTQ 29)
* Cá chép - Vị thuốc lợi tiểu, thông sữa
Cá chép sinh trưởng ở ao hồ, sông ngòi, cá chép có thể mua được ở khắp các chợ, nó là một thực phẩm phổ biến, thường gặp. Tác dụng phổ biến của nó là bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, nó còn chữa được ho, bệnh méo miệng, lở loét. Một số phương thuốc món ăn được chế từ cá chép có thể chữa được nhiều bệnh ở phụ nữ.
Tác dụng thông sữa: 1 con cá chép đánh vẩy, bỏ ruột, rửa sạch, cho vào nồi cùng 15g đẳng sâm, 50g hoàng kỳ, đổ đủ nước rồi hầm nhỏ lửa trong 1 giờ đồng hồ, sau đó thêm gia vị là ăn được, ăn cá uống canh. Món ăn này thích hợp với những người khí huyết hao tổn sau khi đẻ, tỳ vị hư yếu, không đủ sữa, mỗi ngày uống 1 thang, liền trong 7 ngày.
Tác dụng an thai: 1 con cá chép tươi khoảng 500g, đánh vẩy, bỏ ruột, rửa sạch, cho vào nước luộc thành canh. Lấy 30g củ gai sắc lấy nước. Lấy 60g gạo nếp, vo sạch, đổ vào nồi, đổ nước canh cá, nước sắc củ gai vào rồi ninh thành cháo. Ăn nóng vào buổi sáng và buổi chiều có thể ăn kèm với cá.
Cá chép giúp an thai, củ gai là loại thuốc thông dụng chữa động thai, hai thứ này kết hợp có công hiệu bảo dưỡng thai khí, giữ yên vị trí của thai, là một phương thuốc chữa động thai.
Nếu tỳ thận hư yếu, thai không ổn định có thể dùng cá chép, phối hợp với a giao nấu thành canh ăn. Cách làm: 1 con cá chép tươi khoảng 500g, đánh vẩy, bỏ ruột rửa sạch, 12g a giao rang qua, 60g gạo nếp. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vào, thêm hành, gừng, vỏ quýt, gia vị, nấu thành canh, chia làm hai, lần ăn liền trong 7 ngày.
Chữa phù thũng khi mang thai: Sau khi mang thai, cùng với sự lớn lên của thai nhi, thai nhi sẽ ép vào các bộ phận của cơ thể, gây ra hiện tượng phù chi dưới thậm chí phù toàn thân, đó chính là phù khi mang thai. Lúc này không nên hoạt động mạnh, có thể dùng cá chép để bổ hư, lợi tiểu tiêu phù. Cách làm: Lấy 1 con cá chép khoảng 500g, rửa sạch bỏ vẩy và ruột, cho vào chảo rán vàng cả hai mặt, đổ vừa nước hầm nhỏ lửa, cho thêm 500ml sữa bò, gừng, hành không cho muối. Hầm cho đến khi nước đặc lại, cá chín nhừ là được. Ăn cá uống nước.
Cá chép còn có tác dụng chữa phù thũng người già: Trong cuốn Thần nông bản thảo kinh có ghi cá chép có tác dụng lợi tiểu tiêu phù. Nó có vị ngọt, tính bình, đồng thời với lợi tiểu tiện còn giúp bổ tỳ vị, rất thích hợp với người tuổi già sức yếu, tỳ vị hư tổn dẫn đến phù thũng trướng bụng. Trong gia đình để chữa sức yếu phù thũng có thể dùng 50g đậu đỏ, cho nước vào luộc chín sau đó cho một con cá chép độ 500g đã làm sạch vào, đun tiếp cho cá chín, ăn cá, ăn đậu, uống canh. Những người phù thũng, viêm thận mạn tính, báng bụng xơ cứng gan đều có thể ăn được.
Cá chép với tác dụng bổ máu:Cách làm: 1 con cá chép độ 500g, đánh vẩy, bỏ ruột rửa sạch, cho vào bát to. Sau đó cho tiếp vào bát 15g cùi long nhãn, 15g hoài sơn dược, 15g cẩu kỷ tử, 4 quả táo đỏ, một chút đường đỏ, rượu vang rồi đậy lại, cho lên hầm cách thủy khoảng 3 tiếng đồng hồ là được.
Cá chép vị ngon, nhiều chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin, protein, mỡ, vitamin PP, A, B1, B2, canxi, phospho, sắt... có tác dụng làm khỏe não. Phối hợp với táo đỏ, sơn dược là những thực phẩm bổ tỳ vị, long nhãn dưỡng tâm bổ máu, cẩu kỷ tử bổ thận ích tinh, đường đỏ và rượu vang thì khử tanh và giúp cho thuốc phát huy tác dụng bổ dưỡng. Những người mất ngủ hay quên chóng mặt mệt mỏi do suy nghĩ quá nhiều, lao động quá sức làm thương tổn tâm tỳ nên ăn món này thường xuyên.
Canh cá chép có tác dụng làm hạ cholesterol máu:
Cách làm: 10g hà thủ ô sắc lấy nước, 1 con cá chép khoảng 250g mổ bỏ nội tạng, không đánh vảy, rửa sạch cho vào nồi nước sắc hà thủ ô, đun lên cho đến khi cá chín, cho thêm bột hoa tiêu, gia vị là dùng được.
Hà thủ ô là thuốc bồi bổ gan thận, dưỡng máu, ích tinh, thường được dùng với những người đau đầu chóng mặt, mất ngủ, lưng gối đau mỏi, râu tóc bạc sớm, trí nhớ giảm sút. Trong cá chép có lượng chất dinh dưỡng phong phú, có khả năng kiện tỳ lợi tiểu. Hà thủ ô ninh lên cùng với cá chép làm canh có công hiệu bồi bổ gan thận, kiện tỳ lợi tiểu, hạ lượng mỡ trong máu, rất thích hợp với những người lưng gối đau mỏi, tinh thần mệt mỏi, chóng mặt hay quên, ăn được ít, mắc bệnh béo phì và có lượng mỡ trong máu cao.
Tỳ vị hư yếu, ăn uống không ngon có thể luộc cá chép lên ăn, nếu thấy lạnh bụng ăn không hợp thì có thể luộc cá chép lẫn hồ tiêu và gừng.
Những người không đủ sữa, khí huyết hư tổn sau khi đẻ có thể dùng 1 con cá chép, 15g đẳng sâm, 50g hoàng kỳ đun lên ăn, mỗi ngày một thang. Những người ho, khò khè có thể lấy 1 đầu cá chép ninh cùng với gừng, tỏi, dấm để ăn. (BS. Thanh Quy – Sức khỏe và Đời sống)

*Dược thiện trị bệnh viêm gan do trúng độc
Viêm gan do trúng độc là một loại bệnh do gan bị tổn thương bởi chất độc, gan quá mẫn cảm với một chất độc nào đó. Chính vì việc sử dụng các loại hóa chất ngày càng nhiều mà làm tỷ lệ bệnh này ngày càng cao, nên cần phải quan tâm hơn. Biểu hiện lâm sàng thường thấy là người bệnh mệt mỏi, chán ăn, sốt, nôn và buồn nôn, đau vùng gan, vàng da, xuất huyết da...
Cách điều trị bằng liệu pháp ăn uống đối với bệnh rất quan trọng, cần phải cho người bệnh ăn uống các chất có lượng protit cao, đường cao, lượng mỡ thấp, bổ sung đầy đủ vitamin để bảo vệ chức năng gan, kích thích hoạt động của đường ruột và mật tiết dịch bình thường, đẩy mạnh việc phục hồi chức năng gan.
Sau đây xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc dùng khi bị viêm gan do nhiễm độc:
Bài 1: Ốc đồng ngâm rượu.
Ốc đồng khều lấy thịt, mang giã nát, cho vào rượu tốt rồi lọc qua vải, uống 3 lần một ngày vào sáng, trưa, tối. Chữa vàng da do rượu.
Bài 2: Ốc nhỏ, nuôi ốc cho nhả hết đất, hằng ngày luộc ăn thịt, uống nước, chữa viêm gan vàng da do rượu.
Bài 3: Hải đới 25g, hạt vải 15g, tiểu hồi hương 15g, thanh bì 15g, sắc nước uống ngày 1 lần, trị gan sưng to.
Bài 4: Nhộng tằm, đun dầu ăn sôi lên rồi thả nhộng vào chao lên cho chín rồi ăn, chữa viêm gan, gan xơ cứng.
Bài 5: Mật lợn 4 cái, bột đậu xanh 500g. Mật lợn phơi khô hoặc sấy khô, tán bột, rồi cho một chút nước trộn đều với bột đậu xanh, viên thành viên nhỏ như hạt đậu xanh, ngày uống 3 lần, khoảng 6-9g một lần, uống tới hết thì thôi, chủ trị cứng gan, bụng báng.
Bài 6: Vừng đen 10g, sắc nước uống, chữa gan, dạ dày đau (khí thống).
Bài 7: Táo quả đỏ 6 quả, trần bì 15g. Táo bỏ hạt, bỏ vào nồi cùng trần bì và 400ml nước, đun to lửa cho sôi lên là được, ngày 1 dùng thang, ăn táo, uống nước.
Trị chứng cứng gan do dịch mật ứ lại, do u gan... Triệu chứng: ăn ít, mệt mỏi, người nặng nề, sắc mặt u tối, đắng miệng, ngực và dạ dày tức, gan sưng đau to, lưỡi tối sẫm, rêu lưỡi trắng.
Bài 8: Rễ cỏ tranh trắng tươi 250g, cắt nhỏ, đổ vào cùng 800ml nước, đun to lửa cho sôi sau đó đun nhỏ lửa 10 phút, lọc lấy nước uống thay chè, uống hết trong ngày. Trị cứng gan, bụng báng, Thuộc chứng: gan thận âm hư. Triệu chứng: bụng trên bên trái đau, miệng khô, gầy yếu, không muốn ăn, đau đầu, toàn thân mệt mỏi, chi đau buốt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít.
Bài 9: Hồng hoa 10g, kim ngân hoa 10g, hoa nhài 10g, đổ 200ml nước sôi vào cốc rồi cho cả 3 vị vào, đậy nắp lại trong 10 phút, mỗi ngày uống 1 cốc thay chè, có thể uống thường xuyên, chủ trị gan nhiễm mỡ, triệu chứng sườn đau âm ỉ, dạ dày trướng, ăn ít buồn nôn, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhanh.
Bài 10: Sơn tra 15g, lá sen 15g. Sơn tra bỏ hạt cắt nhỏ, lá sen phơi khô, thái sợi, trộn đều 2 thứ, cho vào nước sôi ngâm 20 phút, uống thay chè trong ngày, mỗi ngày 1 liều, chủ trị gan nhiễm mỡ.
Bài 11: Gà 1 con (gà mái tốt hơn) nấu canh với rễ cây ớt già 100g. ăn thịt gà, uống canh ngày vài lần, chủ trị gan cứng, gan sưng to, viêm gan mạn tính gây ra chướng và đau.
Bài 12: Gan lợn 30g, gạo lứt 50g, cho vào nồi nấu thành cháo nhừ, ăn ngày 2 lần, chủ trị bệnh gan do dùng thuốc.
Bài 13: Cháo gạo nấu với rau cần.
Rau cần cả gốc cắt nhỏ cùng gạo và 1.000ml nước nấu thành cháo, mỗi ngày dùng 1 lần, có thể dùng thường xuyên, chủ trị bệnh gan do rượu, triệu chứng vùng gan khó chịu, bụng đau, thần kinh suy nhược...
Bài 14: Hạnh nhân 10g, trần bì 6g, nhân ý dĩ 50g, cho 3 thứ vào nồi cùng 600ml nước, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa cho thành dạng cháo là được, ngày 1 liều, ăn 1 lần, chủ trị gan cứng do dịch mật, u gan, gan nhiễm mỡ.
Bài 15: Cam thảo tươi 30g (khô 10g), xa tiền thảo 30g (khô 10g), đường trắng 20g. Rửa sạch hai loại thảo dược, bỏ tạp chất, cho cả hai thứ vào nồi cùng 250ml nước, đun trong 20 phút sau đó cho đường vào uống thay chè, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng, dùng cho người viêm gan do trúng độc.
(BS. Thanh Quy – Sức khỏe và Đời sống)

* Dược thiện cho người bị loãng xương

Mặc dù chưa có con số thống kê chính thức về số người mắc bệnh loãng xương nhưng có một nghịch lý là: khi đời sống vật chất của con người ngày một nâng cao thì tỷ lệ loãng xương trong dân cư ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở lứa tuổi trung và cao niên. Bệnh loãng xương do nhiều nguyên nhân gây ra. Chế độ dinh dưỡng và quá trình luyện tập thân thể có ý nghĩa hết sức quan
Y học cổ truyền không có bệnh danh loãng xương, đối chiếu với các chứng trạng lâm sàng thì tình trạng bệnh lý này thuộc phạm vi chứng “cốt nuy” có liên quan tới ba tạng phủ là Thận, Tỳ và Can, trong đó tạng Thận có vai trò đặc biệt quan trọng. Về mặt trị liệu, ngoài các biện pháp như dùng thuốc theo biện chứng hoặc kinh nghiệm dân gian, châm cứu xoa bóp, tập luyện khí công dưỡng sinh,… người xưa còn tiến hành lựa chọn và chế biến các món ăn - bài thuốc hết sức độc đáo, vừa có giá trị dinh dưỡng lại vừa có tác dụng trị liệu đối với căn bệnh này.

Với thể bệnh Thận âm hư tổn
+ Chứng trạng: Lưng đau gối mỏi, hay buồn nhức các đầu ngón tay và chân, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực chộn rộn không yên, môi khô miệng khát, thích ăn đồ mát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ…
+ Bài thuốc
1. Đậu đen 500g, Sơn thù 10g, Bạch linh 10g, Đương quy 10g, Tang thần 10g, Thục địa 10g, Bổ cốt chi 10g, Thỏ ty tử 10g, Hạn liên thảo 10g, Ngũ vị tử 10g, Kỷ tử 10g, Địa cốt bì 10g, Vừng đen 10g, Muối ăn 100g.
Cách chế: Đậu đen rửa sạch, ngâm nước ấm trong 30 phút; các vị thuốc khác đem sắc kỹ 4 lần, mỗi lần chừng 30 phút, hợp 4 nước lại với nhau; tiếp đó bỏ Đậu đen và muối vào sắc kỹ cùng dịch thuốc bằng lửa nhỏ cho cạn, lấy Đậu đen ra phơi hoặc sấy thật khô, đựng vào lọ kín dùng dần; mỗi ngày ăn với lượng tuỳ thích, chừng 20 - 30g là được.
Công dụng: Bổ thận dưỡng can, cường gân tráng cốt.
2. Tang thầm tươi (quả Dâu chín) 2500g, Thục địa 50g, Hoài sơn 50g, Hoàng tinh 50g, Thiên hoa phấn 100g.
Cách chế: Tang thầm rửa sạch, ép lấy nước cốt; các vị thuốc khác đem sắc kỹ lấy 500ml dịch chiết rồi hoà với nước Dâu, tiếp tục cô nhỏ lửa cho đến khi thành cao đặc là được, đựng trong bình thuỷ tinh kín miệng để dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa canh.
Công dụng: Bổ can thận, dưỡng khí huyết, làm mạnh gân cốt.
Với thể bệnh Can thận âm hư+ Chứng trạng: Thể trạng gầy yếu, hay hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm sút, tai ù điếc, lưng đau gối mỏi, móng tay và móng chân khô giòn, dễ bị chuột rút, tâm trạng phiền muộn, trong lòng hay bức bối không yên, lòng bàn tay và bàn chân nóng, có thể có gãy xương, miệng khô họng khát, lưỡi đỏ, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ…
+ Bài thuốc
1. Tang thầm 30g, Kỷ tử 30g, Gạo tẻ 80g.
Cách chế: Các vị thuốc rửa sạch đem nấu với gạo thành cháo, chế thêm một chút Đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Tư âm, bổ can thận.
2. Bột bạch linh, bột Mì, bột Xương dê, bột Mẫu lệ và Đường trắng, lượng bằng nhau.
Cách chế: Trộn đều các loại bột với nhau, cho lượng nước vừa đủ, nhào thật kỹ, chế thêm mỡ và muối rồi nặn thành những chiếc bánh nhỏ, nướng chín, dùng làm đồ ăn điểm tâm hàng ngày.
Công dụng: Bổ tỳ thận, làm mạnh gân cốt.
3. Quy bản 100g, vỏ Trứng gà 100g, Đường trắng 50g.
Cách chế: Quy bản và vỏ Trứng rửa sạch, để ráo nước rồi sao giòn và nghiền thành bột, cho thêm Đường trắng trộn đều, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5g.
Công dụng: Bổ thận, kiện tỳ, làm mạnh gân xương.
Với thể Tỳ thận dương hư + Chứng trạng: Toàn trạng mệt mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng đau gối mỏi, ăn kém, chậm tiêu bụng chướng, đại tiện lỏng hoặc nát, có thể có phù nhẹ hai chân, nam giới liệt dương, di tinh, nữ giới kinh nguyệt không đều, miệng nhạt, chất lưỡi nhợt…
+ Bài thuốc
1. Chim sẻ 5 con, Kỷ tử 20g, Đại táo 15g, Gạo tẻ 60g.
Cách chế: Chim sẻ làm thịt, bỏ lông, chân và phủ tạng đem hầm với Kỷ tử và Gạo tẻ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Bổ thận, ôn dương, ích tinh, làm mạnh gân xương.
2. Cá ngựa (hải mã) 50g, Dương vật và Tinh hoàn bò 500g, Đan sâm 500g, Hoàng kỳ 250g, A giao 250g, Hạch đào nhân 250g, Đường phèn 250g.
Cách chế: Tinh hoàn và Dương vật bò rửa sạch, thái miếng; Cá ngựa sao khô tán thành bột mịn; A giao tẩm rượu sao phồng; Hoàng kỳ và Đan sâm sắc kỹ lấy nước cốt rồi cho bột Cá ngựa, Hạch đào nhân, A giao, Đường phèn, Tinh hoàn và Dương vật bò vào cô nhỏ lửa thành cao đặc, đựng trong lọ thuỷ tinh kín miệng để dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa canh.
Công dụng: Bổ thận, tráng dương, ích tinh, cường gân, tráng cốt.
3. Xương sống chó 200g, Đẳng sâm 10g, Thỏ ty tử 10g, Thục địa 10g, gia vị vừa đủ.
Cách chế: Xương chó rửa sạch, chặt nhỏ; các vị thuốc cho vào túi vải buộc kín miệng; tất cả cho vào nồi hầm nhừ, chế đủ gia vị, dùng làm canh ăn hàng ngày.
Công dụng: Bổ thận ôn dương, ích khí dưỡng huyết, cường gân tráng cốt.
4. Tôm nõn 50g, Trứng gà 1 quả, rau Hẹ 200g, Dầu thực vật và gia vị vừa đủ.
Cách chế: Tôm rửa sạch, rau Hẹ cắt đoạn, phi thơm hành mỡ rồi cho rau Hẹ và Tôm vào xào to lửa, khi gần chín đập trứng vào đảo đều một lát là được, dùng làm thức ăn hàng ngày.
Công dụng: Bổ thận, ôn dương và làm mạnh gân cốt. n
(ThS. Hoàng Khánh Toàn)

* Ẩm thực trị bướu cổ
Bướu cổ đơn thần hay sưng tuyến giáp trạng đơn thuần, gọi là “cổ to” hay Đông y gọi nó là “ảnh”. Nó là tổn thương bệnh lý khi tình trạng hấp thu iod không đầy đủ, tăng sinh dạng phản ứng bù đắp phát sinh ở tổ chức tuyến giáp trạng mà dẫn tới. Khi trong ăn uống thiếu iod dài ngày, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu hợp thành chất của tuyến giáp trạng, khiến nó kích thích tuyến giáp trạng tiết quá nhiều dài ngày, kích thích tổ chức tuyến giáp trạng tăng sinh, sưng to, đến giai đoạn cuối, tế bào tuyến giáp phì đại, có thể phát sinh hoại tử, xuất huyết hoặc vôi hóa. Sưng tuyến giáp trạng dạng đơn thuần có thể chia thành dạng địa phương và dạng phân tán. Trong một số vùng, do ở cách xa biển, lại do phong tục tập quán của địa phương nên bệnh bướu cổ đơn thuần xảy ra rất nhiều, ở đây tuyến giáp sưng to rõ rệt, thường dẫn tới chèn ép khí quản, thực quản, người bệnh nói khó khăn, nuốt khó, thở khó... Sưng tuyến giáp trạng dạng phân tán thường do các nguyên nhân thần kinh căng thẳng xúc động, giai đoạn mang thai... dẫn tới, thông thường tuyến giáp to vừa, ít có triệu chứng chèn ép.
Nguyên tắc ăn uống:
Sưng tuyến giáp dạng địa phương thường do ăn uống thiếu iod gây nên, vì thế cần bổ sung thêm thức ăn có hàm lượng iod cao như hải sản sò, ngao, hải đới... và quan trọng nhất là muối iod cần dùng thường xuyên.
Sưng tuyến giáp trạng dạng phân tán tiêu hao iod trong cơ thể, trong các thời kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai, giai đoạn dậy thì... thường phát sinh bệnh, do đó trong thời kỳ này cần bảo đảm cung cấp đủ iod cho cơ thể qua các thức ăn có nhiều iod nhất là hải sản và sử dụng muối iod thường xuyên.
Nguyên nhân bệnh sưng tuyến giáp trạng dạng đơn thuần, Đông y cho rằng đó là sự ngưng kết của đờm ẩm, cách chữa nên tiêu đờm, làm mềm khối rắn, tan kết, thức ăn như hải tảo, sò biển, mẫu lệ, xuyên bối...
Một vài thức ăn có thể dẫn tới phát sinh bệnh nên ăn ít như cải củ, rau cải trắng...
Bài thuốc – món ăn:
Sò huyết, loại thực phẩm chứa nhiều iod.
Bài 1: Hải đới 100g, rửa sạch, nấu chín, ăn mỗi ngày 1 lần, dùng chữa sưng tuyến giáp trạng dạng địa phương.
Bài 2: Sứa 50g, rửa sạch, thịt mẫu lệ 50g, thêm gia vị, có thể ăn thường xuyên, dùng chữa sưng tuyến giáp trạng dạng địa phương.
Bài 3: Đậu tương 150g, thịt mẫu lệ 50g, thêm gia vị nấu ăn thường xuyên, dùng chữa bướu cổ đơn thuần.
Bài 4: Sò biển 50g, tử thái 50g, rửa sạch cho vào nồi nấu canh, có thể ăn thường xuyên, dùng cho người bị sưng tuyến giáp trạng dạng địa phương.
Bài 5: Hẹ 150g, thịt ngao sò 100g, rửa sạch thái vụn, xào chín, dùng cho người bướu cổ rõ rệt.
Bài 6: Hồng xanh 1.000g, rửa sạch giã nát, nước hồng cho vào nồi đun tới chín đặc, thêm mật ong bằng số lượng nước hồng vào, sắc tới đặc, đợi nguội dùng ăn, ngày 1 lần, mỗi lần 1 thìa canh, liệu trình 1 tháng, dùng cho người sưng tuyến giáp trạng rõ rệt.
Bệnh bướu cổ đơn thuần hay sưng tuyến giáp trạng dạng đơn thuần, việc phòng bệnh và điều trị không thể coi nhẹ. Lấy ăn uống để phòng và chữa trị có hiệu quả rất tốt, lấy nguyên tắc là tăng thêm hấp thu thức ăn chứa iod, làm mềm khối rắn kêt tụ, thông khí giải uất.(BS. Thu Hương - Thuốc&Sứckhỏe)

Rong biển khô 50 g, gạo tẻ 100 g; rong biển ngâm nước, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi cùng với gạo đã vo sạch và một lít nước. Đun to lửa, sau đó bớt lửa, nấu thành cháo loãng, cho thêm muối vừa ăn. Mỗi ngày ăn hai lần vào buổi sáng và tối.

Bệnh bướu cổ xuất hiện không chỉ do thực phẩm không cung cấp đủ iốt mà còn do có những yếu tố ngăn cản sự hấp thu hay gây ảnh hưởng đến sự chuyển hóa chất này. Khi bị bướu cổ, người bệnh cảm thấy khó chịu và vướng ở cổ, đôi khi mệt mỏi, có vẻ lo lắng. Nếu bệnh nặng, bệnh nhân sẽ khó thở, khó nuốt, khản tiếng, mất tiếng. Lúc bệnh mới phát, bướu rất nhỏ, nhìn qua không thấy, sờ nắn không đau, khi bệnh nhân ngửa cổ ra mới thấy rõ.
Bướu cổ mềm hoặc có nhân rắn (1 hay 2-3 nhân), kích thước bằng đầu ngón tay út, di động, về sau có thể to dần như quả trứng. Có khi vừa có u mềm vừa có u nhân. Nếu không được điều trị, bướu sẽ to ra, đè ép lên các bộ phận lân cận, hoặc gây biến chứng nguy cấp phải phẫu thuật.
Để đề phòng bệnh bướu cổ, cần dùng muối iốt và các sản phẩm có iốt (bột canh iốt, nước mắm iốt...) hằng ngày; ăn các hải sản, nhất là rau câu (làm dưa hay trộn nộm). Sau đây là một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bướu cổ:
- Cháo ngũ vị: Lúa mạch 150 g, toan táo nhân 10 g, ngũ vị tử 10 g, mạch môn 10 g, hạt sen 20 g, long nhãn 10 g. Toan táo nhân, ngũ vị tử giã vụn, sắc cùng với mạch môn, lấy nước đặc. Hạt sen bỏ tâm, nấu nhừ để riêng. Lúa mạch nấu thành cháo, khi sắp chín thì cho các vị kia vào. Ăn mỗi ngày một bát.
- Côn bố, hải tảo (rong biển), thông thảo, vỏ hến hoặc vỏ sò (nung thành vôi, tán nhỏ) mỗi vị 40 g, thịt yếm ở cổ con dê 240 g (thái miếng, sấy khô). Tất cả tán thành bột, làm viên, uống mỗi lần 8 g, ngày 3 lần.
- Hải tảo, hạ khô thảo mỗi vị 30 g; huyết giác, mộc thông, nga truật, xạ can, liên kiều, đơn bì, huyền sâm mỗi vị 15 g. Tất cả sắc lấy nước, uống với bột mẫu lệ (vỏ hàu nung tán nhỏ). Ngày uống 15 g, chia làm 3 lần.

1 comment: