Thursday, October 6, 2011

Sức khỏe của chúng ta(3)

* 13 thói quen có hại cho sức khỏe
Trong cuộc sống thường nhật, có nhiều người biết tạo cho mình thói quen có lợi cho sức khỏe, nhưng cũng không ít người tạo cho mình thói quen có hại cho sức khỏe. Từ thực tế đó, các nhà nghiên cứu đã tổng kết và cho biết: có 13 loại thói quen có hại cho sức khỏe mà mọi người cần nhận biết để phòng tránh...
1 Không ăn sáng
Ăn sáng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khoẻ mỗi người. Bữa ăn sáng đầy đủ chất sẽ tạo cho cơ thể có được tinh lực dồi dào, nâng cao hiệu quả công tác và học tập. Các chuyên gia y tế khuyên rằng: Không ăn sáng sẽ xảy ra nhiều điều hại, gây cảm giác khó chịu trong bụng. Ăn uống có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, nếu không ăn sáng sẽ gây cảm giác đói, khiến cho cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, dẫn đến đường huyết thấp. Nếu không ăn sáng kéo dài dễ gây nên bệnh mãn tính như viêm dạ dày, thiếu máu, cơ thể không đủ chất dinh dưỡng, mau lão hoá.
2. Ăn no xong uống nhiều nước
Một số người lúc bình thường không nghĩ đến uống nước, đợi sau khi ăn xong mới uống nước và uống rất nhiều một lúc, thói quen đó không có lợi, ảnh hưởng tiêu hoá, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
3. Ăn no quá
Ăn no quá, sẽ làm cho dạ dày căng quá mức, nhu động co bóp chậm lại, dịch tiêu hoá tiết ra không đủ, thức ăn không được tiêu hoá hết gây trở ngại cho chức năng tiêu hoá, dẫn đến lão hoá.
4. Uống trà quá đặc
Trà đặc làm cho niêm mạc dạ dày co lại, chất protein bị kết tủa, đồng thời làm loãng dịch vị, ảnh hưởng tiêu hoá và việc hấp thụ chất sắt cho cơ thể. Ngoài ra trà đặc còn gây mất ngủ.
5. Uống rượu quá liều lượng
Uống rượu quá liều lượng se làm tổn thương đến gan, dạ dày, nếu uống rượu quá thường xuyên còn làm chochất cồn tích tụ trong cơ thể gây ngộ độc mãn tính, làm tê liệt thần kinh, gây rối loạn trung hệ thống trao đổi chất trong cơ thể tăng nhanh sự lão hoá.
6. Thức ăn sống, chín để lẫn lộn
Một số người sáng ra đi chợ bỏ cả bánh mì, bánh bao và các đồ điểm tâm vào giỏ để lộn với rau, cá, thịt sống đem về nhà, làm như vậy không hợp vệ sinh chút nào, bởi lẽ trong giỏ đựng có rất nhiều vi khuẩn và các loại vi sinh vật, chúng sẽ lây nhiễm đan xen giữa thức ăn sống và chín, rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm đường ruột như viêm gan, kiết lỵ... đều từ đó mà ra. Để tránh bị ô nhiễm như vậy, trước khi mua đồ ăn, bạn cần phải chuẩn bị riêng đồ đựng thức ăn chín.
7. Ngủ quá nhiều
Ngủ quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho trung khu ngủ của đại não, làm cho sự trao đổi sinh lý giảm xuống mức thấp nhất, đồng thời còn làm suy giảm các chức năng cảm giác, giảm độ căng cơ xương và khả năng miễn dịch, gây nên hàng loạt bệnh đặc biệt là tuần hoàn máu chậm sẽ gây bệnh tim đột phát hoặc tai biến mạch máu não.
8. Đánh răng quá lâu
Đánh răng có tác dụng làm sạch răng và khoang miệng phòng ngừa bệnh sâu răng và viêm khoang miệng, tránh được bệnh viêm khớp, viêm thận... Tuy nhiên đánh răng quá lâu sẽ làm tổn thương chân răng, không có lợi cho sự phát triển của răng, thậm chí còn gây nên bệnh viêm chân răng.
9. Rửa mặt quá nhiều
Rửa mặt quá nhiều sẽ làm lớp màng bảo vệ da mặt bị phá huỷ thường xuyên, khiến cho da bị kích thích nhiều hơn, dễ bị lão hoá. Hàng ngày chỉ nên rửa mặt 3 lần vào các buổi: sáng, trưa, tối nên dùng ít xà phòng thơm.
10. Kỳ cọ quá mạnh khi tắm
Khi tắm mà kỳ cọ quá mạnh sẽ làm tổn thương lớp da. Lớp da của tế bào biểu mô này chỉ dày có 0,1 mm đây là phòng tuyến bảo vệ tự nhiên ngăn cản vi khuẩn gây bệnh và các tia gây hại cho cơ thể. Khi tắm kỳ cọ quá mạnh làm tổn thương lớp da đó, vi trùng và các tia có hại dễ xâm nhập gây nên bệnh viêm da, thậm chí bị lở loét và nhiễm trùng máu.
11. Dùng đồ chung
Một số gia đình cả nhà dùng chung một khăn mặt, cốc uống nước, một chậu rửa... Việc sử dụng chung đồ như vậy không hợp vệ sinh, nếu một người bị đau mắt đỏ thì cả nhà cũng bị, một người bị viêm gan sẽ lây ra cả nhà.
12. Đi bộ quá nhiều
Đi bộ gan bàn chân phải giữ độ cao và trương lực nhất định, nếu thời gian đi bộ lâu quá gan bàn chân bị co xuống làm cho xương ngón chân gia tăng gánh nặng dễ bị gãy xương.
13. Đi giày cao (guốc) gót quá cao
Đi giày (guốc) gót quá cao sẽ làm cho bàn chân và ngón chân chịu tải trọng quá mức, cơ thể nghiêng về phía trước, phần ngực và lưng ưỡn về phía sau làm tổn thương dây chằng cơ lưng, dễ sinh ra lệch ngón chân, sai lệch khớp cổ chân.
Theo Nguyễn Đức Lê(Tạp chí Ngày nay)
* 9 thói quen thể hiện bạn lo lắng
Dù hầu hết các thói quen thực sự là những hành vi vô hại, nhưng nhiều khi nó lại “tố cáo” tâm trạng của bạn với người đối diện. Dưới đây là 9 thói quen mà người khác có thể đọc vị được “ruột gan” của bạn.
1. Hút thuốc
Hiện nay có quá nhiều người hút thuốc, mặc dù cũng nhiều người hiểu rằng nó có thể gây hại lớn tới sức khỏe. Hãy nhớ rằng hút thuốc là dấu hiệu của sự lo lắng rất rõ ràng.
2. Cắn móng tay
Hàng ngàn người thích cắn móng tay mình mỗi ngày. Điều này thông thường chẳng có hại mấy, ngoại trừ nó có thể dẫn tới nhiễm trùng vùng da quanh móng tay. Thực tế là bạn khoái cắn móng tay bởi vì bạn cảm thấy lo lắng và căng thẳng.
3. Giật, kéo tóc
Điều này phổ biến hơn người ta nghĩ. Một số người hay vò đầu bứt tóc, thậm chí “hành hạ” cả lông mi, lông mày khi họ cảm thấy lo âu, khắc khoải về điều gì đó. Thường thói quen này được làm một cách vô thức. Nếu được thực hiện thường xuyên và quá nhiều, nó có thể dẫn tới rụng tóc.
4. Rung chân
Hành vi này chẳng làm hại gì tới bạn, ngoại trừ làm người khác phát điên lên khi phải nhìn bạn làm thế! Tuy nhiên, đó cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn đang lo lắng và cần phải thư giãn hơn, thả lỏng hơn.
5. Vỗ bàn chân
Điều này chẳng thể gây ra bất kỳ vấn đề gì trừ việc làm phiền những người đang phải chứng kiến bạn nghịch bàn chân của bạn. Mặc dù vậy, bàn chân của bạn có thể bị mệt. Cần ghi nhớ một điều rằng hành động đó không chỉ là một thói quen, nó còn cho thấy bạn đang quá căng thẳng.
6. Ăn quá nhiều
Hầu hết chúng ta đều thích ăn. Nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây tăng cân đáng kể và dẫn tới một loạt những vấn đề về sức khỏe. Các loại đồ ăn như bánh quy, đồ ăn nhanh và một số loại snack nhiều đường, có độ béo cao có thể gây béo phì. Đừng quên thói quen ních căng bụng này của bạn cũng là một dấu hiệu của sự lo lắng rất dễ nhận ra.
7. Ăn quá ít
Ăn quá ít, bạn sẽ không nhận được lượng dinh dưỡng đầy đủ và bị giảm cân, trong y học gọi là “Chứng biếng ăn”. Để có thể sống lành mạnh thì nhất thiết phải hấp thu đủ lượng vitamin và khoáng chất thích hợp. Ngoài ra, thói “chán cơm chán cả phở” này của bạn sẽ giúp người khác nhận ra bạn đang lo lắng.
8. Ngủ quá nhiều
Điều này chẳng gây hại gì tới bạn cả, nhưng nếu bạn cứ ngủ hết đêm đến sáng qua trưa, có lẽ bạn đang buồn phiền. Sự buồn phiền vốn là “anh em thân cận” với lo âu. Hãy chú ý, nhìn đôi mắt sưng húp của bạn là chẳng ai không hiểu bạn lại lo âu suy nghĩ việc gì rồi.
9. Ngủ quá ít
Trong y học gọi là “Chứng mất ngủ” và có thể ảnh hưởng tới mức cortisol. Cortisol là một loại hormone sẽ bị tác động khi sự ngủ không đầy đủ. Mức cortisol được cân bằng là rất cần thiết để có được giấc ngủ phù hợp, vì vậy hãy hạn chế lo lắng ở mức tối thiểu. Nếu bạn bị mất ngủ, đó là dấu hiệu quá rõ rằng bạn đang có việc phải lo nghĩ.
4 bước đơn giản giúp bạn hiểu rõ hơn thói quen của mình:
Bước 1. Chú ý tới hành vi của bạn, và để mắt tới thói quen.
Bước 2. Hỏi những người xung quanh xem họ thấy bạn thường có thói quen gì mà bạn có thể không ý thức được.
Bước 3. Hãy ghi lại trong một cuốn sổ những thói quen ấy và thời điểm bạn thể hiện chúng.
Bước 4. Qua thời gian, bạn có thể hình thành một mẫu về thời điểm bạn thể hiện một thói quen cụ thể nào đó và nhờ đó có thể “tóm” được nguyên nhân.
* Những thói quen xấu trước khi ngủ cần được cải thiện
Chất lượng của giấc ngủ đang được nhiều người quan tâm. Ngủ vốn là một hoạt động rất tốt cho cơ thể nhưng trong xã hội hiện nay nó đang trở thành hoặc là nỗi khiếp sợ, hoặc là niềm ao ước của nhiều người. Chất lượng của giấc ngủ đang được nhiều người quan tâm. Ngủ vốn là một hoạt động rất tốt cho cơ thể nhưng trong xã hội hiện nay nó đang trở thành hoặc là nỗi khiếp sợ, hoặc là niềm ao ước của nhiều người. Thật ra, có những thói quen không hay làm cản trở việc đi vào giấc ngủ dễ dàng và tận hưởng một đêm ngon giấc của bạn. Thay đổi và cải thiện những thói quen không hay ấy sẽ mang lại cho bạn một tinh thần bình thản và sảng khoái để có được giấc ngủ tròn và đẹp hơn.
1. Tức giận. Cơn giận bộc phát sẽ làm tim bạn đập nhanh, hô hấp gấp, tinh thần bấn loạn. Những điều này đều ảnh hưởng việc đi vào giấc ngủ ngon của bạn.
2. Ăn quá no. Nếu dạ dày của bạn chứa đầy thức ăn, nó phải “gia tốc” tiêu hóa và việc này sẽ kích thích não bộ. Khi bị kích thích, thần kinh trở nên hưng phấn, vì thế bạn sẽ rất khó lòng ngủ yên.
3. Uống trà buổi tối. Trong trà có chứa cafein và một số chất khác có tác dụng kích thích trung khu thần kinh, làm đầu óc hưng phấn. Trước khi đi ngủ nếu uống trà, đặc biệt là trà pha đậm, thần kinh bị kích thích sẽ phát sinh triệu chứng khó ngủ.
4. Vận động nhiều. Vận động liên tục ở tốc độ nhanh khiến tế bào thần kinh điều khiển cơ thịt ở trạng thái bị kích động mạnh. Trạng thái này không thể lắng xuống ngay được, phải chờ một khoảng thời gian dài sau khi ngừng vận động mới lấy lại cân bằng cho toàn cơ thể. Vì vậy, bạn tuyệt đối giữ cơ thể được bình lặng trước khi đi ngủ, nếu muốn chỉ cần tập một vài động tác thể dục nhẹ hoặc đi bộ là được.
5. Gối đầu không đúng cách. Theo góc độ sinh lý học, gối đầu cao từ 8-12cm là thích hợp nhất. Nằm thấp quá sẽ dễ bị “đơ cổ”, hoặc khi máu chuyển về não quá nhiều dễ khiến não bộ căng và sưng phù mắt. Nếu nằm quá cao sẽ gây cản trở hô hấp, tạo ra hiện tượng ngáy. Hơn nữa, gối đầu quá cao còn ảnh hưởng đến mỹ quan cơ thể, dễ gây ra tật gù lưng.
6. Gối tay khi ngủ. Gối tay dưới đầu không những ảnh hưởng xấu đến tuần hoàn máu huyết, làm tay đau và tê cứng mà còn tạo áp lực cho vùng lưng. Nằm gối tay dưới đầu lâu ngày còn gây ra chứng trào ngược ở thực quản. Bạn tuyệt đối không nên để hành động có hại này ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.
7. Đắp chăn quá đầu. Có thể bạn không để ý, nhưng việc đắp chăn quá đầu gây cản trở nhiều cho hô hấp, khiến bạn hít vào chính khí CO2 mà bạn thải ra, có tác dụng xấu đến sức khỏe. Đối với trẻ nhỏ càng phải chú ý hơn, vì như vậy sẽ dễ dẫn đến ngạt thở.
8. Để hở miệng khi ngủ. Khép miệng kín khi ngủ là phương pháp hữu hiệu nhất để bảo dưỡng khí lực của cơ thể. Để hở miệng lúc ngủ say không những dễ hít vào bụi bẩn mà còn khiến phổi bị kích thích bởi luồng không khí lạnh bên ngoài đưa vào. Tốt nhất vẫn là thở bằng mũi, lông mũi có thể cản bớt bụi và hốc mũi giúp làm ấm không khí bên ngoài trước khi vào trong cơ thể.
9. Ngủ gần ngọn gió. Khả năng thích ứng môi trường của cơ thể trong khi ngủ rất kém, dễ bị nhiễm lạnh. Vì thế người xưa thường dặn dò con cháu không nên để giường ngay gần cửa sổ và hứng gió khi ngủ, cho dù trong mùa hè nóng bức.
10. Ngủ... ngồi. Trong xã hội hiện đại ngày nay, hiện tượng này rất phổ biến. Một người đi làm về, dùng bữa xong liền ngồi vào ghế sofa uống nước, nhâm nhi trà và xem tivi, vì quá mệt mỏi nên rất dễ ngủ gật ngay khi đang ngồi ghế. Đây chính là nguy hiểm tiềm ẩn cho bệnh tật về sau. Bởi vì khi ngồi ngủ nhịp tim sẽ không đều, huyết quản lúc này lại mở rộng, lượng máu đi vào nội tạng rất ít, gây nhiều ảnh hưởng xấu đến cơ thể về sau. Tưởng chừng việc ngủ là đơn giản, thế nhưng chỉ cần một chút lơ là vì những thói quen không tốt, giấc ngủ đó sẽ mang mầm bệnh cho sức khỏe của bạn. Ngủ đủ giấc, đúng giờ và đúng cách không những đem lại cho bạn một tinh thần minh mẫn mà còn giúp cơ thể được khỏe mạnh dài lâu.
* Những thói quen ăn uống gây hại
Một số món truyền thống vốn là món khoái khẩu của nhiều người nhưng khi không được chế biến đúng cách, chúng sẽ là nguồn mầm bệnh nguy hiểm. Thói quen nấu nhiều rồi cất trong tủ lạnh ăn dần của nhiều gia đình cũng là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc.
Đó là cảnh báo của TS Nguyễn Công Khẩn - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khi bàn về thói quen ăn uống của người Việt Nam.
Bún đậu chấm mắm tôm: bổ dưỡng nếu sạch!
Theo cảnh báo từ Bộ Y tế mắm tôm là nguồn lây bệnh tả trong đợt dịch tiêu chảy đang diễn ra, cần phải loại bỏ khỏi bữa ăn. Tuy nhiên, lại có ý kiến cho rằng chưa có xét nghiệm nào tìm thấy khuẩn phẩy tả trong mắm tôm. Vì thế không thể đổ tội mà vẫn nên dùng, bởi đây là món ăn ngon, bổ. Về gốc độ khoa học, mắm tôm được đánh giá thế nào thưa TS?
Về cơ bản mắm tôm và nước mắm là loại thực phẩm dinh dưỡng có lượng dự trữ đạm rất tốt, dễ hấp thụ và tương đối an toàn (có quá trình sàng lọc và lên men rất lâu). Tuy nhiên, nhược điểm lớn của cả hai loại mắm này là rất dễ nhiễm khuẩn trong quá trình chế biến trước khi ăn.
Đối với mắm tôm, khi ở dạng nguyên chất rất mặn và đặc, khó có vi khuẩn nào sống được ở môi trường đó. Nhưng khi đã được pha thêm nước chẳng hạn, nó sẽ chuyển thành môi trường khác và tạo điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và dễ dàng. Chính vì vậy, có cơ sở để nghi ngờ rằng mắm tôm có nguy cơ gây bệnh tiêu chảy giống như một số thực phẩm nguy cơ cao khác (ví dụ như rau sống) chứ không nên kết tội.
Hiện nay, khi dịch bệnh còn đang hoành hành, chúng ta nên tạm tránh không dùng mắm tôm. Tuy nhiên cũng không cần thiết loại bỏ hẳn mắm tôm khỏi bữa ăn của người Việt bởi đây thực sự là món ăn ngon, bổ lại dễ hấp thụ. Để đảm bảo an toàn không nên ăn mắm tôm, mắm tép sống mà phải chưng chín trước khi dùng.
Theo TS, bún đậu mắm tôm hay thịt chó mắm tôm đều là những món ăn đem đến nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Nhưng nếu phải chấm bún, đậu, thịt chó với mắm tôm chưng thì có vẻ…khó. Vả lại, khi đem chưng chín mắm tôm lượng đạm có mất đi?
Chúng ta buộc phải thay đổi khẩu vị nếu muốn tránh mầm bệnh đem đến từ thực phẩm. Quả thực, bún đậu mắm tôm hay thịt chó mắm tôm là những món ăn rất bổ dưỡng nhưng phải trong điều kiện đảm bảo vệ sinh.
Với những gánh hàng rong bán bún đậu mắm tôm vẫn thường có mặt trên các tuyến đường phố hiên nay thì nguy cơ ngộ độc hoặc mắc bệnh tiêu chảy còn lớn hơn nhiều so với sự bổ dưỡng mà món ăn đem lại.
Các xét nghiệm đối với bát, đũa và đồ dùng của các gánh hàng ăn bán rong đã cho kết quả 100% bị nhiễm khuẩn nặng nề. Vì vậy, nếu “khoái” bún đậu, thịt chó mắm tôm thì cũng nên ăn ở nhà với mắm tôm đã chưng chín. Không chỉ đảm bảo an toàn, quá trình đun chín mắm không hề làm tổn hại nguồn đạm dồi dào mà mà còn giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn.
Cũng theo lời khuyên của TS, không chỉ rau sống mà tiết canh và các món ăn chế biến từ lòng lợn là những món ăn không nên sử dụng?
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh về sự mất vệ sinh của rau sống, vì được trồng trọt không đảm bảo vệ sinh nên trong rau sống có rất nhiều trứng giun đũa, giun móc, ấu trùng giun móc, bào nang amip, trùng lông, trùng roi... không thể rửa sạch theo cách thông thường.
Tiết canh cũng là món ăn nhiễm nhiều loại vi khuẩn, trong đó có liên cầu khuẩn từ lợn (Streptococcus suis), rất nguy hiểm cho người dùng.
Món phủ tạng động vật trong đó có phủ tạng lợn dù có bổ dưỡng nhưng nguy cơ gây ngộ độc cho người dùng cũng rất lớn. Ví dụ: gan lợn là nơi chứa toàn bộ chất độc khi con vật bị bệnh, khi ăn phải loại gan này vô tình chúng ta đã đưa chất độc vào cơ thể. Mặt khác, vấn đề đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi ở nước ta còn rất kém nên con vật thường bị nhiễm khuẩn, dễ nhìn thấy nhất là ấu trùng sán thường tập chung nhiều ở lòng lợn.
Đã có không ít trường hợp bị sán chui lên não đều cho biết thường xuyên “xơi” tiết canh, lòng lợn. Gấn đây Viện đã tiến hành xét nghiệm một số mẫu lòng lợn đã luộc chín bán sẵn ở chợ thì thấy hầu hết đều nhiễm khuẩn.
Thói quen nấu một lần ăn vài bữa rất nguy hiểm!
Có không ít bà nội trợ vì muốn tiết kiệm thời gian nấu nướng nên đã chọn phương án nấu nhiều thức ăn rồi để tủ lạnh dùng dần. Cách sử dụng thức ăn này có đảm bảo an toàn?
Nguyên tắc sử dụng thực phẩm dùng dần là phải để thực phẩm đó hoàn toàn đông lạnh. Thói quen để thức ăn tủ lạnh rồi dùng trong vài hôm của không ít gia đình rất nguy hiểm.
Thực chất tủ lạnh chỉ giúp làm chậm lại sự phát triển của vi khuẩn chứ không ngăn chặn được hoàn toàn. Đã có rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm do ăn phải đồ ôi thiu, lưu cữu nhiều ngày trong tủ lạnh. Trong điều kiện khí hậu nóng, ẩm như ở nước ta các bà nội trợ cần tính toán nấu thức ăn sao cho đủ dùng, không nên để qua đêm, hôm sau dùng lại.
Lại có gia đình có thói quen sử dụng mắm chấm từ bữa trước sang bữa sau. Điều này có ảnh hưởng đến VSATTP?
Đây cũng là thói quen xấu cần phải loại bỏ ngay. Mắm các loại khi đã pha chế chính là môi trường cực kỳ tốt để vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, mắm không sử dụng hết thường được bảo quản khá sơ sài rồi để bên ngoài nên dễ dàng bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắm tôm, mắm tép. Chính vì vậy, cần kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác.
Cảm ơn Tiến sĩ!
(Theo Dân Trí)

http://www.gao247.com/ImageViewer.ashx?ImageID=144GẠO LỨC

Gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Tuy nhiên, nó còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi được đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ.
Đây là một khám phá mới nhất của khoa học.

Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ở trạng thái nẩy mầm. "Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng."
Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University ở Nagano, đã nói như vậy trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hóa học quốc tế
"The 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies" ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua.

"Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước" Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys).
Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ.

Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy.

Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi
phần bọc ngoài của hạt gạo lức.

Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin,
Vìtamin E, cùng các chất khoáng khác.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch.
Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày. Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g.

Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch.
Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol.
Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.

Được biết, hội nghị Hóa Học Quốc Tế International Chemical Congress được bảo trợ bởi: the American Chemical Society, the Chemical Society of Japan, the Canadian Society of Chemistry, the Royal Australian Chemical Institute, and the New Zealand Institute of Chemistry.
http://pureskinblog.com/wp-content/uploads/2009/06/organic-apple-cider-vinegar.jpgHình ảnh các đạo sĩ gác bỏ danh lợi ngoài tai, một mình tìm lên núi hái là thuốc đem về "chế đan phục dược" để cứu đời là một hình ảnh đẹp trong trí tưởng của mọi người.
Mới đây, theo quyển sách đang làm rung động Âu Châu, "Natrual Cures" của Bác sĩ Ducarre, thì ai trong chúng ta củng có thể tự điều chế lấy một loại tiên dược vừa có tác dụng chống lại quá trình lão hóa, vừa trị được bách bệnh.
Không cần phải lên núi hái lá thuốc và sau đó mất công sao, sắc rắc rối như các danh y ngày xưa: Dược liệu dung để bào chế tiên dược có sẳn bên ta và cách "luyện" tiên dược củng dễ... Chỉ cần bỏ ra vài đồng mua lấy một lọ dấm táo (Apple Cider Vinegar) và lọ mật ong là xong ngay.
Theo cách chỉ dẫn của BS Ducarre, sau đây là cách thức "pha chế" tiên dược dấm táo-mật ong để trị bệnh:

Thấp Khớp
Lấy một muỗng canh (tablespoon) dấm táo quậy với một muỗng canh mật ong rồi đổ chung vào tách nước đã nấu sôi để uống ngày hai lần - vào buổi sáng và buổi tối - hầu trị bệnh thấp khớp. Ngoài ra, dùng dung hổn hợp dấm táo - mật ong khuấy kỹ để thoa lên chổ thấp khớp theo dùng phương cách trị liệu trong uống ngoài thoa.

Nhiễm trùng bọng đái.
Vào buổi sáng, trưa và chiều, mỗi lần trộn lộn một muỗng trà (teaspoon) dấm táo cùng một mỗng nhỏ mật ong để uống như một thứ thuốc nhằm diệt vi khuẩn gây nhiễm trong bọng đái. Có thể cho thêm một muỗng nhỏ nước Cranberry vào hổn hợp nơi trên để gia tăng hiệu năng của loại thuốc diệt trùng thiên nhiên này.
Ung Thư
Các cuộc khảo cứu chỉ rằng các bệnh nhân ung thư được chữa trị bằng phương pháp hóa học trị liệu, nếu chịu uống thêm dấm táo trộn mật ong mỗi ngày sẽ thuyên giảm bệnh nhanh gấp hai lần số bệnh nhân không uống mà chỉ dùng phương pháp hóa học trị liệu không thôi để điều trị.
Sưng loét miệng
Ăn rau xà lách trộn với dấm táo cùng mật ong hai lần một ngày, sẽ trị dứt chứng sưng loét miệng.
Hạ mức Cholesterol
Khuấy 3 muỗng canh mật ong, 3 muỗng canh dấm táo với 2 tách nước trà nóng, uống như thế, ít nhất, ngày 2 lần, sẽ hạ và giữ được mức Cholesterol thấp.
Bị cảm lạnh, đau cổ họng
Uống hổn hợp gồm một muỗng canh dấm táo và một muỗng nhỏ (teaspoon) mật ong, là sau vài giờ các khó chịu do cảm lạnh và đau cổ họng gây ra sẽ biến mất.
Mệt mỏi
Nửa muỗng nhỏ dấm táo và một muỗng canh mật ong trộn chung là liều thuốc hồi lực xua tan mệt mỏi.
Trị rụng tóc, tăng thính giác
Sáng, trưa, chiều, uống dấm táo trộn mật ong theo một tỉ lệ đồng đều, làm tóc không bị rụng và làm tai thính hơn.
Trị đau tim
Để phòng ngừa đau tim và tránh được những tai biến do mở đóng ở thành động mạch, thì mỗi ngày nên uống một tách dấm táo được làm ngọt bằng một muỗng nhỏ mật ong.
Áp huyết cao
Trong vòng một tháng sau khi uống một hỗn hợp gồm 2 phần dấm táo, trộn với 1 phần mật ong, thì các người bị cao máu trong một cuộc thử nghiệm ở Ý đã khỏi bệnh.
Tăng cường khả năng của hệ miễn nhiễm của cơ thể
Hỗn hợp dấm táo - mật ong làm cho các bạch huyết cầu mạnh mẽ hơn, vì vậy gia tăng khả năng tiêu diệt vi trùng, và phòng vệ cơ thể của hệ miễn nhiễm lên gấp 3 lần.
Bao tử
Trộn ¼ tách dấm táo với hai muỗng nhỏ mật ong rồi đem cất vào tủ lạnh, là coi như có hủ thuốc trị đau dạ dày, và trị chứng khó tiêu rất công hiệu.
Mỗi lần khó chịu bao tử uống hai muỗng nhỏ hỗn hợp đó.
Trị cúm
Các cuộc khảo cứu của y giới Đan Mạch chỉ rằng mỗi giờ uống một muỗng nhỏ của hai phân lượng mật ong và dấm táo bằng nhau, và trộn chung với nhau, sẽ chữa được bệnh cúm.
Sống lâu trăm tuổi
Không còn là giấc mơ xa vời nếu mỗi ngày uống một tách trà nóng có trộn hai muỗng nhỏ mật ong và hai muỗng nhỏ dấm táo.

***

Ngoài tất cả các công dụng vừa nói, dung hỗn hợp dấm táo, mật ong một cách đều đặn và thường xuyên còn làm cho da dẻ mịn màng hơn, giúp cơ thể có thêm năng lực, làm cơ thể thon gọn. Và thoa ngoài da để trị chứng đau nhức bắp thịt, đau bàn chân vì tập thể thao nhiều quá.
Thực phẩm tốt cho mùa lạnh
Nếu ốm trong ngày lạnh, bạn nên ăn bát cháo gà nóng. Món ăn này giúp bạn chống lại sự mất nước, hơi nóng giúp mủi ấm và dễ thở hơn; thịt gà tăng sức đề kháng nhờ cung cấp selen và vitamin E.
Các món ăn sau có thể giúp bạn khỏe trong thời tiết khắc nghiệt của mùa đông.

Quả thuộc họ cam quýt:
Đây là những trái cây giàu vitamin C và bioflavonoid, những chất giúp chúng ta chống chọi với cái lạnh và bệnh cảm cúm.
Bí đỏ:
Là nguồn beta-caroten dồi dào, một trong những chất chống ôxy hóa mạnh, vốn được coi là võ khí chủ lực của mùa đông. Beta-caroten là tiền vitamin A, sau này được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A, có tác dụng phòng chống bệnh tật rất tốt.
Thực phẩm lên men: Các thực phẩm lên men như yogurt, kefir rất tốt cho sức khỏe vì chứa các vi sinh vật có ích, giúp chống lại mầm bệnh.
Cá:
Cá là nguồn cung cấp dồi dào kẽm và omega-3, giúp cơ thể khỏe mạnh trong mùa Đông. Kẽm giúp tăng cường khả năng sản xuất các tế bào giúp chống viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng. Rất nhiều người mắc chứng thêm lượng axít béo omega-3 (có nhiều trong cá biển nhiều mỡ) trong bữa ăn hàng ngày.
Tỏi:
Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus mạnh, phòng chống viêm phổi rất hữu hiệu. Nhưng để đạt được hiệu quả đó, bạn phải ăn một lượng lớn và chưa qua chế biến (0,5 kg tỏi mỗi tuần hoặc 1/3 thìa cà phê bột tỏi/ngày). Những người đang sử dụng thuốc chống đông máu cần dùng tỏi theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nấm:
Những nghiên cứu mới đây cho thấy, ăn nấm rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng. Mỗi loại nấm lại có những công dụng khác nhau. Nấm cung cấp ít năng lượng, có thể ăn thoải mái mà không sợ tăng cân.
Sò:
Là nguồn cung cấp chất kẽm dồi dào, giúp cơ thể chống bệnh cảm cúm. Kẽm còn giúp làm lành các vết thương, tăng hưng phấn phòng the.
Trà:
Các nghiên cứu mới đây cho thấy 5-6 tách trà đen mỗi ngày sẽ giúp cơ thể kháng viêm nhiễm rất tốt./.


Đây là một tin mới nhất của Y Khoa, để chống lại bệnh ung thư
Các bạn hãy chú ý đọc nó thật kỹ bản điện tín nầy mà người ta mới vừa gởi cho tôi, và tôi hy vọng các bạn sẽ phổ biến gởi đi tiếp……
Những điểm lợi ích của trái chanh :

-Trái chanh là một sản phẩm kỳ diệu chuyên giết các tế bào ung thư
- Nó mạnh gấp 10.000 lần hơn liệu pháp hóa học (chimiothérapie)
- Tại sao chúng ta không biết gì về nó (cho dến giờ nầy)
- Bởi vì có những nhà bào chế (labo) thích bào chế ra một loại thuốc với thủ thuật hổn hợp nào đó để đem lại nhiều lơi nhuận cho họ hơn mà thôi.
- Từ đây về sau quí vị có thể giúp bạn bè nào cần bằng cách cho họ biết là nước chanh rất cần thiết để ngừa bịnh.
- Mùi vị của chanh rất là tốt và nó không có gây ra những tác dụng kinh khủng như các loại liệu pháp hóa học (chimiothérapie)
-Nếu có thể, quí vị nên trồng một cây chanh trong vườn của quý vị
- Đã có biết bao nhiêu người chết trong lúc bí mật nầy (của trái chanh) được dấu kín để không đụng tới tiền lời hang tỹ bạc của những nhà kinh doanh ?
- Như quý vị đã biết, cây chanh thấp, lại không tốn chỗ bao nhiêu. Và được biết có nhiều loại chanh (như chanh giấy ?)
- Quí vị có thể dùng chanh với nhiều cách khác nhau: quí vị có thể ăn cả võ, vắt chanh ra uống, uống nước đá chanh đủ kiểu, làm bánh, v.v.v.v……
-Người ta cho trái chanh hay nhiều thứ lắm nhưng quan trọng và hay nhất là hiệu quả của nó đối với ung nhọt và bướu.
- Cây chanh là một vị thuốc đã chứng minh là trị được tất cả các loại ung thư. Có những người khác còn xác nhận là nó có một công dụng rất lớn trong mọi loại biến thể của các loại ung thư.
- Người ta cũng còn xem chanh như là một loại thuốc chống đủ loại vi trùng, chống các loại viêm do vi khuẩn, và nấm, rất hữu hiệu chống ký sinh trùng và sâu (mầm bệnh) trong máu, nó lại có thể điều hòa được huyết áp (quá cao hay quá thấp) chống áp xuất cao và rối loạn thần kinh
- Tài liệu nầy có được từ một trong những nhà bào chế thuốc lớn trên thế gìới, người nầy xác nhận là sau trên 20 lần thử nghiệm từ năm 1970 ở viện bào chế, mới thấy được là:
Chanh tiêu diệt các tế bào tinh quái trong 12 loại ung thư, gồm cả ung thư đường ruột ung thư ngực, vú , ung thư tiền liệt tuyến, phổi, lá lách (tuyến tụy)…
- Cây chanh và trái chanh được cho thấy có hiệu quả 10.000 lần hơn sản phẩm Adriamycin, một loại thuốc hóa học thường được dùng trên thế giới để làm chậm lại sự nẩy nở của tế bào ung thư
- Và còn lạ lùng hơn nữa là loại nước chanh trị bịnh nầy chẳng những diệt được các loại tế bào ung thư mà không bao giờ ảnh hưởng đến các tế bào sạch.

HẠT METHI ẤN ĐỘ (FENUGREEK SEED) - Hữu dụng cho tiểu đường!

Cây Methi hay được gọi là cây fenugreek, cỏ cà ri, cỏ Hy Lạp có tên khoa học là Trigonela foenum graecum thuộc họ đậu. Bộ phận trên cây Methi thường dùng làm thuốc đó là hạt và lá. Cây Methi được trồng nhiều và sử dụng làm thuốc, thực phẩm hơn 4000 năm qua tại các nước: Ấn Độ, Tây Ban Nha, Pháp, Monaco, Ý, Malta, Slovenia, Albani, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Israel, Libya, Algerie, Morocco, …

Thành phần của hạt Methi

Hạt Methi có chứa:
- 45-60% carbohydrates, chủ yếu là sợi nhầy (galactomannans);
- 20-30% protein cao trong lysine và tryptophan;
- 5-10% các loại dầu cố định (lipid); pryridine loại ancaloit chủ yếu trigonelline (0,2-0,36%), choline (0,5%), gentianine, và carpaine;
- flavonoid (apigenin, luteolin, orientin, quercetin, vitexin, và isovitexin);
- các axit gốc amino tự do (4-hydroxyisoleucine [0,09%], histidine, arginine, và lysine);
- canxi và sắt ;
- saponin (0,6-1,7%);
- glycosides tạo thành sapogenins steroid khi thủy phân (diosgenin, yamogenin, tigogenin, neotigogenin);
- sitosterol, vitamin A, B1, C và acid nicotinic;
- 0,015% tinh dầu dễ bay hơi (n-ankan và sesquiterpene).

Công dụng

- Hạt Methi là một trong số ít thảo dược được WHO và nhiều quốc gia nghiên cứu và sử dụng do có hoạt tính giúp hạ lượng đường trong máu rất tốt.
- Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Manoj Bhat, nhà khoa học tại NCCS khi ông nghiên cứu về “Hiệu quả hạ đường huyết của hạt Methi” được công bố trên tạp chí “Phytotherapy Research” và “The British Journal of Pharmacology, mang lại tin vui cho hàng trăm triệu người bệnh tiểu đường type 2 trên thế giới. Các nhà khoa học Ấn Độ đã chỉ ra rằng việc sử dụng Methi trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường type 1 sẽ giúp giảm mức đường trong nước tiểu xuống 54%. Nhờ sự hiện diện của chất xơ tự nhiên galactomannan, hạt Methi làm giảm tốc độ hấp thụ đường vào máu. Các axít amin (4-hydroxyisoleucine) trong hạt Methi tác động việc sản xuất insulin.
- Hạt Methi có thể sử dụng đơn độc hay dùng phối hợp với vanadate, tạo ra một sự bình thường hóa các men glucose-6-phosphatase và fructose-1,6-biphosphatase trong gan và thận của người bị tiểu đường.
- Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng hạt Methi như một loại thực phẩm, gia vị vì nó mang lại lợi ích cho sức khỏe. Hạt Methi được bán ở các cửa hàng thực phẩm, dùng trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Cách dùng cho người bệnh tiểu đường

Ngoài ra hạt Methi còn giúp giảm thiểu được một số loại bệnh khác như: làm hạ cholesterol; bệnh mỡ trong máu, có khả năng kháng sinh với 26 loại vi trùng; diệt ký sinh trùng sốt rét; có khả năng bảo vệ gan chống tác hại của rượu; ngừa và trị sạn thận; có hoạt tính chống lại bệnh ung thư; trị tạng thận suy yếu; đau bao tử; đau ruột; sưng chân; giúp phát triển đôi gò bồng đảo của chị em phụ nữ; dùng cho phụ nữ bị tắt tuyến sữa khi cho con bú; phong thấp gây ra đau khớp khó đi lại.

- Cách 1: cho 01 muỗng hạt Methi vào ly nước nóng 50 – 70 độ khoảng 10 phút, sau đó ăn hạt và uống nước 2 – 3 lần/ ngày trước bữa ăn 1h.

- Cách 2: cho 02 – 03 muỗng hạt Methi vào ấm trà rót nước nóng chờ khoảng 5 phút, uống 2- 3 lần tới khi nước nhạt màu ( giống như pha và uống trà ).

- Cách 3: Cho hạt Methi vào ấm đun sôi 3 – 5 phút, lọc bỏ bả. Uống nóng, để nguội hoặc bỏ vào tủ lạnh để uống trong ngày.

- Cách 4: Nếu muốn thơm ngon hơn thì có thể xao vàng rồi hãm nước và uống nóng hoặc đóng chai để tủ lạnh uống như nước lọc trong ngày. Với cách này cần tăng liều dùng lên khoảng 1,2 – 1,5 lần.

- Cách 5: Hấp cơm, làm bánh, nước sốt, làm sinh tố, sữa chua,…
Liều dùng:
- Tiểu đường type 1: 50-100gr/ngày
- Tiểu đường type 2: 25-50gr/ngày

Cách bảo quản:
Để nơi khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Các lưu ý khi dùng hạt Methi:

- Sử dụng nhiều trong ngày có thể có mùi hôi khi đi tiểu.
- Trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai giai đoạn sắp sinh sử dụng hạt Methi có thể dẫn đến việc chuẩn đoán sai bệnh xi rô niệu ở trẻ em sơ sinh do sự hiện diện của.
- Cách dùng Methi và các loại thuốc khác

- Hạt Methi là thảo dược dùng cho người bệnh tiểu đường ở các nước Hy Lạp, Địa Trung Hải (Tây Ban Nha, Pháp, Monaco, Ý, Malta, Slovenia, Albani, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Israel, Libya, Algerie, Morocco,…) và được dùng nhiều tại Ấn Độ. Có thể dùng chung với các loại thảo dược khác, các loại thuốc đặc trị.

- Hạt Methi khi dùng kết hợp với các loại thuốc tây khác (làm chậm quá trình chuyển hóa đường của gan; tăng độ nhạy Insulin của các tế bào gan, mỡ và cơ bắp; giảm lượng Glucose hấp thụ từ ruột non):
  • Đối với những người chưa dùng các loại thuốc khác có thể thấy tác dụng ngay trong vòng vài tuần
  • Đối với những người đã dùng thuốc khác dưới 6 tháng thời gian kết hợp tăng hạt Methi giảm thuốc khác từ 1 tháng tới 3 tháng
  • Đối với những người đã dùng thuốc khác trên 6 tháng hoặc tiêm Insulin thời gian kết hợp điều chỉnh từ 3 – 12 tháng
Lê Thị Hồng Minh
Lá đu đủ chống ung thư Các nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ vừa phát hiện thêm một tác dụng mới của cây đu đủ: chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng diệt tế bào ung thư.

Kết quả nghiên cứu mới này được đăng tải trên “Tạp chí dược lý dân tộc” của Nhật Bản. Theo phát hiện mới của nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học của Văn phòng thí nghiệm lâm sàng thuộc Trung tâm Ung thư, Đại học Florida, Mỹ và Đại học Tokyo, chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng kháng ung thư và hiệu quả này tương thích với tất cả các tế bào ung thư được gây dựng trong phòng thí nghiệm, gồm ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư gan, phổi, ung thư tuyến tụy...Khi cho 10 loại tế bào ung thư khác nhau tiếp xúc với chất chiết xuất này, 24 giờ sau có thể thấy tốc độ phát triển của tế bào chậm hẳn lại, và nếu nồng độ chất chiết xuất càng cao, hiệu quả kháng tế bào ung thư, thậm chí giết chết nó càng rõ rệt. Cũng trong một thí nghiệm tương tự, các nhà khoa học còn phát hiện ra chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng thúc đẩy tế bào Th1 - tế bào đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch - sinh trưởng và phát triển.

Mặt khác, việc sử dụng chất chiết xuất từ lá đu đủ kháng ung thư còn có ưu điểm ở chỗ nó không mang độc tính và không gây ra tác dụng phụ. Nó có thể tiêu diệt tế bào ung thư, song không ảnh hưởng xấu đến các tế bào khỏe mạnh, vì vậy sẽ tránh được các trường hợp làm tổn thương đến cơ thể người bệnh như khi dùng các loại thuốc thông thường.

“Chúng ta từng biết đến đu đủ như một loại trái cây rất có ích trong việc phục hồi sức khỏe”, tiến sỹ Bharat Gawol thuộc Trung tâm Ung thư Anderson, Đại học Texas cho biết, “Đu đủ có rất nhiều thành phần có lợi, trong đó phải kể đến chất papain, một ezyme có rất nhiều trong quả và lá của chúng”. Hiện các nhà khoa học đang đẩy mạnh nghiên cứu để thử nghiệm trên động vật và người.
Gia Vinh

Chữa bệnh GOUT không cần uống thuốc

Cách đây không lâu, gọi hỏi thăm sức khỏe của một người bạn thân đang cư ngụ tại SJ, tôi dược biết bạn mình đang bị đau khổ vì bệnh GOUT hành-hạ ....
Bạn tôi cho biết rằng nhiều người khi lớn tuổi thường hay mắc bệnh này và tệ hơn nữa là hiện nay DƯỜNG NHƯ chưa có cách điều trị cho tuyệt bệnh mà chỉ có cách tiếp tục ... UỐNG THUỐC .
Bạn còn cho biết thêm rằng nếu chỗ khớp xương nào đau quá thì đến phòng mạch BS để được chích vào chỗ đó 1 mũi thuốc khá đắt tiền, và tuy dù có Medicare, bạn vẫn phải trả $100 Co-Pay cho một mũi chích mà thuốc chỉ có công hiệu giảm đau trong khoảng 1 hai tuần.
Nhưng có điều may mắn là tại SJ nơi bạn tôi đang cư ngụ có một MD gốc Trung-Hoa không lấy Co-Pay nên vị BS này rất đông thân chủ gốc Việt.

Nghe thấy căn bệnh này từ khá lâu, nhưng đến nay mới có dịp tìm hiểu thêm và xin gửi tới các bạn những tài liệu tham khảo dưới đây để TÙY NGHI áp-dụng theo trí phán xét của mỗi cá nhân.
Kẻ hèn này KHÔNG có dụng-ý nào khác ngoài mục đích muốn thay lời thăm hỏi thân-tình bằng những lời GÓP Ý để Bạn và những người đang đau khổ vì bệnh GOUT có thể tận-dụng dược-tính đặc biệt của BLUE CHERRY JUICE để uống thay thế cho nước giải khát mà lại có công hiệu giải trừ những đau đớn của bệnh GOUT.

Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu nguyên-nhân, nguồn bệnh, biến chứng, phòng ngừa và cách điều trị đang được áp-dụng từ trước tới nay.
Cuối cùng là cách CHỮA BỆNH GOUT KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC trong mục số (6) bên dưới .

1. Nguyên nhân của bệnh Gout:Bệnh này do nồng độ ACID URIC trong máu tăng quá cao.
Acid uric là một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin.
Purin cũng có trong tất cả các loại thịt, cá và gia cầm. Thông thường thì acid uric bị phân hủy trong máu và được thải ra ngoài qua thận để ra nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít. Hậu quả là acid uric trong máu tăng lên, tích lũy dần dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc các bao quanh khớp gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp. Một số tình trạng khác, gọi là giả Gout, cũng làm lắng đọng tinh thể ở khớp nhưng không phải tinh thể acid uric mà là tinh thể calcium pyrophosphate dihydrate.
Bệnh giả Gout cũng có thể gây đau khớp ngón chân cái tương tự Gout nhưng thường thì ở các khớp lớn hơn như gối, cổ tay hoặc mắt cá chân.

2. Nguồn bệnhNhững hoàn cảnh và lý do sau đây có thể làm tăng acid uric máu cũng như tăng nguy cơ bệnh Gout:- Đa số lý do là vì đã uống nhiều Rượu, đặc biệt là rượu ... BIA.
- Một số bệnh và vài thứ thuốc dùng để điều trị các bệnh khác cũng có thể làm bạn tăng nguy cơ bị Gout, như tăng huyết áp, Diabetes, High Chloresterol .... và ngay cả ít vận động,… cũng làm tăng acid uric.
- Một vài loại thuốc như thiazide, aspirin liều thấp và cyclosporine ...
- Một phần tư (25%) số bệnh nhân bị Gout là do di-tuyền.- Nam giới thường thấy mắc bệnh Gout nhiều hơn nữ giới.

3. Biến chứngMột số bệnh nhân bị Gout tiến triển đến viêm khớp mạn tính, thường có sự thay đổi màu do lắng đọng các tinh thể dưới da cọi là sạn urat (tophi). Một số ít có thể bị sỏi thận.
4. Điều trị
- Thuốc kháng viêm không có Steroid (NSAIDs) dùng làm giảm đau như Indomethacin (Indocin) hoặc các thuốc bán tự do ở nhà thuốc như Ibuprofen (Advil, Motrin,…).
- Bác sĩ cũng có thể kê toa cho bạn các kháng viêm có Steroid như prednisone.Tuy nhiên hãy cẩn thận với các thuốc này và tham vấn ý kiến bác sĩ của bạn về cách dùng và thời gian dùng (thường chỉ nên dùng từ 3-10 ngày), vì nếu điều trị kéo dài chúng có thể gây các biến chứng như viêm loét và xuất huyết dạ dàt tá tràng.- Trường hợp bạn bị cơn Gout nặng, bác sĩ có thể cho bạn dùng Colchicin hoặc chích Cortisone thẳng vào khớp (như đã giới thiệu về một MD gốc TH tại SJ trong phần mở đầu).
5. Phòng ngừaHiện chưa có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa sự khởi phát và tái phát của các cơn Gout.
Nếu bạn bị Gout, bác sĩ của bạn sẽ cho bạn dùng một số thuốc giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm thiểu độ nặng của các cơn tái phát sau này.
Các thuốc này gồm có Allopurinol (Zyloprim, Aloprim) và Probenecid (Benemid), dùng hàng ngày giúp giảm nồng độ và tốc độ sản xuất acid uric. Việc duy trì nồng độ acid uric ổn định ở giới hạn bình thường là cách ngăn ngừa bệnh Gout lâu dài và hiệu quả nhất.
6. CHỮA BỆNH GOUT KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC:

Có khá nhiều tài liệu chứng minh về DƯỢC tính của Black Cherry có khả năng làm giảm thiểu sự đau đớn vì các bệnh đau khớp xương và đặc biệt là bệnh GOUT .
Xin giới thiệu một tài liệu tiêu-biểu, rõ ràng và dễ hiểu hon cả:
http://coachlevi. com/health/ relieve-joint- pain-with- black-cherry- juice/

Nhiều người cho biết rằng KHÓ có thể tìm mua Black Cherry Juice. Nhưng chính tôi đã đi tìm và thấy những chai nhỏ 8 oz Concentrate Black Cherry , được bầy bán trong những Grocery Stores (như Fred Meyers, Safeway) với giá $3.99/ea.
Bạn có thể mua một vài chai đem về pha nước rồi uống thử nếu thấy hiệu-nghiệm thì có thể tiếp tục mua Online với giá rẻ hơn với giá $5.53 một chai 16 oz .
(Nếu mua trên $65 thì không phải trả tiền Shipping cost.)

Click vào đây để mua Online 16oz Bottle ===> http://www.iherb. com/ProductDetai ls.aspx?pid= 5668&at=0

CÁCH UỐNG:
- Pha 1 pần Black Cherry Concentrate đó với 5 phần nước.
- Hãy uống như một loại nước giải khát thông thường (Coke, Soda ...)

Thân chúc quý bạn khỏi đau vì GOUT bằng một cách chữa trị ít tốn kém.

Lão-Ngưu NKĐ

CÂY LÁ DỨA TRỊ TIỂU ĐƯỜNG

Một sự tình cờ, TRỜI đã ban cho gia tộc chúng tôi Người em gái thứ 5 lúc về Việt Nam, mang Lá Dứa qua Tây Đức để làm bánh. Nhưng không làm, lại tiếc của, lấy lá Dứa đem phơi khô nhưng còn thấy màu xanh, nấu nước uống cho thơm, nào ngờ đâu đo thử Đường lại quá tốt, tốt chưa từng thấy !
Em Năm báo cho Em Sáu của tôi biết sự việc đã xảy ra như thế.
Em Sáu bắt đầu dùng Lá Dứa và Kết Quả quá tốt . Trước đó phải chích Insulin, bây giờ không cần chích Insulin nữa và có thể ăn cơm nhiều hơn trước.
Được tin tốt ấy, tôi bắt đầu uống Lá Dứa và bỏ thuốc tây . Tôi cũng đạt được kết quả Tuyệt Vời .
Theo sự hướng dẫn của tôi, bà Trần Vũ Bản vừa báo cho tôi là bà uống Lá Dứa cũng đạt kết quả tốt.
Lá Dứa là loại lá có mùi thơm khi bỏ vào cơm hay chè. Lá Dứa mua về rửa sạch đem phơi khô nhưng vẫn còn thấy màu xanh. Mỗi lần nấu chừng 10 lá Dứa, cắt nhỏ ra, với 2.5 lít nước, khi thấy còn lại chừng 2 lít là có thể dùng được. Với 2 lít nước lá Dứa nầy uống hết trong 1 ngày. Uống trước mỗi bữa ăn chừng 20 phút. Nếu 1 ngày ăn 3 lần thì mỗi lần uống 0.7 lít nước lá Dứa. Uống 1 tuần lễ mới bắt đầu có kết quả.
Tất cả 10 anh em trong gia đình chúng tôi uống Lá Dứa đều đạt được kết quả TỐT .
Chúc các bạn có bệnh Tiểu Đường uống lá Dứa có Kết Quả TỐT.
Uống Lá Dứa là quan trọng, NHƯNG kiêng cử trong ăn uống còn quan trọng hơn nhiều.
Một điều quan trọng nữa là Tập Thể Dục. Mỗi ngày nên tập thể dục nhẹ khoảng 30 phút thí dụ như đi bộ hay chạy bộ.
Khi có Kết Quả Tốt, Xin Thông Báo cho tôi rất Cám Ơn .

KT61 Nguyễn Văn Bảnh
259 Westmoreland Ave,
Toronto, Ontario, CANADA
Tel: 416-533-6757
Email: nguyen6757@rogers. com

http://www.ipsard.gov.vn/images/2009/12/toi.jpgTỏi với Sức Khỏe

- Tháng Chạp năm 1998, một cuộc hội thảo kéo dài hai ngày rưỡi đã được tổ chức tại New Port Beach, California, để thảo luận và trình bày kết quả nghiên cứu về công dụng củaTỏi. Hội thảo được Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ và Đại Học Pennsylvania bảo trợ, với sự tham dự của trên hai trăm khoa học gia, chuyên viên y tế, dinh dưỡng đến từ 12 quốc gia trên thế giới. Kết luận của hội thảo là các cuộc nghiên cứu trong nhiều năm qua đã xác định một số ích lợi của Tỏi đối với sức khỏe con người. Kinh nghiệm dân gian dùng Tỏi chữa bệnh. Chữ viết đầu tiên của dân Sanskrit cách đây 5000 năm đã nhắc đến TỎI nhiều lần. Trong mộ cô? Ai Cập 6000 năm về trước có những củ tỏi khô nằm ướp cùng với bộ xương. Sách Y học Ai Cập trên 3000 năm về trước có ghi hai mươi bài thuốc tỏi để trị một số bệnh như đau bụng, đau nhức khớp xương, nhiễm độc, cơ thể suy nhược. Công nhân xây đắp Kim Tự Tháp được cung cấp thực phẩm có tỏi để tăng cường sức lao động. Những giác đấu Hi Lạp, binh sĩ La Mã cũng được cho ăn tỏi để chiến đấu can trường, dũng cảm hơn.

Trong các cuộc hải hành, dân Virking đều mang tỏi làm lương thực và để trị bệnh khi cần đến. Tỏi đã được các vị thầy thuốc xưa kia ca ngợi như một dược thảo có giá trị. Ông tổ nền y học tây phương Hippocrates coi tỏi là môn thuốc tốt để trị các bệnh nhiễm độc, bệnh viêm, bệnh bao tử, và loại trừ nước dư trong cơ thể. Galen, một trong những danh y khi xưa thì ca tụng tỏi như môn thuốc dân tộc trị bá bệnh.Theo Y sĩ Dioscorides thời La Mã, tỏi làm giọng nói trong trẻo, làm bớt ho, làm thông tắc nghẽn ở mạch máu, làm nhuận tiểu, bớt đau răng, chữa bệnh ngoài da, và chữa cả hói tóc nữa. Vào thế kỷ 16, Alfred Franklin nói với dân chúng thành phố Paris là nếu họ ăn tỏi tươi với bơ vào tháng Năm thì họ sẽ được khỏe mạnh trong những tháng còn lại.

Trong thế chiến thứ nhất, người Nga đã dùng tỏi để trị bệnh nhiễm vi trùng. Họ gọi tỏi là "thuốc kháng sinh Nga Sô"; các bác sĩ Anh dùng tỏi để trị vết thương làm độc ở chiến trường. Khi có các dịch cúm vào đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, đã dùng tỏi như một phương tiện để chống lại sự hoành hành của bệnh.

Sách xưa có ghi lại câu chuyện về bốn tên trộm lừng danh ở thành phố Marseille: trong vụ dịch hạch kinh khủng ở thành phố này, có bốn tên trộm vẫn ngang nhiên vào nhà các người bị bệnh để trộm của mà không bị lây bệnh. Khi bị bắt, chính quyền hứa sẽ tha tội nếu họ nói bí quyết không lây bệnh. Bốn chú đạo trích khai là suốt thời gian dịch hạch, họ ăn rất nhiều tỏi tươi, do đó họ không bị bệnh.

Vào thời Trung Cổ, khi đi vào vùng phố nhiễm độc, các thầy thuốc đều mang nhiều nhánh tỏi để phân phát cho dân chúng cũng như để ngăn chặn xú uế xâm nhập vào mũi. Triết gia cũng có nhiều nhận xét về giá trị của tỏi. Celsius khuyên dùng tỏi để trị nóng sốt và bệnh đường ruột. Virgil thấy tỏi làm tăng sức lực của nông dân. Aristophanes thì nhắc nhở lực sĩ, chiến sĩ ăn tỏi trước khi xuất trận để chiến đấu cang cường hơn. Dân Nga xưa ngâm tỏi với rượu vodka, để lâu hai tuần rồi uống, tin là sẽ sống lâu. Dân Ukraine uống nước chanh ngâm tỏi để làm tăng sức lực, làm người trẻ ra.

Về niềm tin dị đoan, tỏi đã được dùng là vũ khí để trừ tà ma , quỷ quái ở Việt Nam ta. Dân Âu châu xưa rất sợ ma cà rồng hút máu và để xua đuổi, mỗi nhà đều cheo nhiều nhánh tỏi ở trước cửa. Văn tư. Ấn Độ giáo từ nhiều ngàn năm trước có ví một củ tỏi như một tráng sĩ diệt trừ yêu quái. Dân nài ngựa cheo vài nhánh tỏi vào cương để ngựa phi mau hơn. Nằm mơ thấy tỏi là điềm lành. Trong các cộng đồng Hebrew xưa kia, vài nhánh tỏi được trang điểm vào áo cưới cô dâu với niềm tin là cuộc hôn nhân sẽ muôn vàn hạnh phúc.

Dân Ai Cập so sánh hương vị cay hôi của tỏi với những thăng trầm của cuộc đời. Các tu sĩ nói với con chiên là khi họ cầm vài nhánh tỏi trên tay tức là đang cầm mọi phức tạp của cuộc đời. Và khi tuyên thệ, họ đặt tỏi trên bàn tay hay trên bàn thờ.

Bên Việt Nam ta, các cụ cheo tỏi trước cửa buồng đàn bà mang bầu để trẻ sinh được mẹ tròn con vuông, khỏe mạnh Trẻ con Ý sống trong trại tiếp đón, được cha mẹ cho mang một túi tỏi nhỏ trên cổ để ngừa bệnh tật truyền từ người này sang người khác. Dân Da Đỏ bắt chước đoàn thám hiểm Tây Ban Nha, dùng tỏi để trị các bệnh khó tiêu, đau bụng, đau tai và họ rất ít bị bệnh yết hầu vì mùi tỏi làm cuống phổi mở rộng, hô hấp sê? dàng.

Người Mỹ xưa kia chữa bệnh tim phổi bằng cách đắp tỏi giã nhỏ lên chân và họ giải thích là như vậy tỏi sẽ hút hết chất độc xuống để đưa ra ngoài. Tổng Thống Benjamin Franklin thích ăn súp nấu với tỏi, còn binh sĩ của Tổng Thống George Washington thì được thêm tỏi trong khẩu phần.

Vào đầu thế kỷ trước, bệnh lao rất phổ biến và khó trị vì chưa có thuốc kháng sinh. Các bác sĩ bèn chữa bằng tỏi và thấy là rất công hiệu để diệt vi trùng lao. Sau đó một thời gian, nước Mỹ bị dịch cúm và bệnh tinh hồng nhiệt, dân chúng bèn đốt tỏi trong nhà và hơi khói tỏi che trở nhiều người khỏi bị bệnh. Nhiều người còn nhai tỏi để ngửa bệnh cúm.

Đông Y việt Nam ta ghi nhận công dụng trị bệnh của tỏi như sau: tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc nằm trong hai kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, chữa đầy chướng bụng, đại tiểu tiện khó khăn. Người âm nhu, nội thiệt, có thai, đậu chẩn, đau mắt không nên dùng.

Kết quả nghiên cứu công dụng tỏi với bệnh tật

Qua nhiều nghiên cứu khoa học và qua kinh nghiệm xử dụng của dân chúng, thì tỏi không những là một thực phẩm ngon mà còn có nhiều công dụng hỗ trợ việc trị bệnh. Xin nhắc lại là vào năm 1951, hai nhà hóa học Thụy sĩ Arthur Stoll và Ewald Seebeck đã tìm ra hóa chất chính của tỏi là chất Alliin và men Allinase. Hai chất này được giữ riêng rẽ trong tế bào tỏi và đóng góp vai trò quan trọng trong các công dụng y học của tỏi.

1-Tỏi và cholesterol.

Quan sát dân chúng vùng Địa Trung Hải, các nhà nghiên cứu thấy họ rất ít bị các bệnh về tim mạch mặc dù họ ăn nhiều thịt động vật và uống nhiều rượu vang. Nhiều người cho là do ảnh hưởng của rượu vang. Nhưng các bác sĩ ở địa phương thì cho là do uống rượu và ăn nhiều tỏi. Sự kiện này thúc đẩy các chuyên viên của Đại Học Western Ontario, Canada, để tâm nghiên cứu và họ kết luận rằng một dân tộc càng ăn nhiều tỏi thì bệnh tim mạch càng ít. Bằng chứng là dân Triều Tiên ăn nhiều tỏi và họ cũng ít bị bênh tim. Nhiều khoa học gia bèn nghiên cứu tương quan giữa tỏi và bênh tim ở súc vật trong phòng thí nghiệm. Họ đều thấy là tỏi làm chậm sự biến hóa của chất béo trong gan, khiến gan tiết ra nhiều mật, đồng thời cũng lấy bớt mỡ từ thành động mạch.

Các bác sĩ H.C. Bansal và Arun Bordia ở Ấn Độ nhận thấy khi ăn bơ với tỏi, cholesterol trong máu đã không lên cao mà còn giảm xuống. Năm 1990, nghiên cứu do bác sĩ F.H. Mader ở Đức cho hay, nếu mỗi ngày ăn vài nhánh tỏi thì cholesterol sẽ giảm xuống tới 15%. Một nghiên cứu tương tự ở Đại học Tulane, New Orleans do bác sĩ Ạ K. Jain thực hiện năm 1993 cho thấy người có cholesterol cao, khi dùng tỏi một thời gian, thì cholesterol giảm xuống được 6%. Đó là một sự giảm đáng kể. Bác sĩ Benjamin Lau, Đại Học Loma Linda, California cho biết tỏi giúp chuyển cholesterol xấu LDL thành cholesterol lành HDL.

Còn bác sĩ Myung Chi của Đại Học Lincoln ở Nebraska chứng minh là tỏi làm hạ cholesterol và đường trong máu. Một câu hỏi được nêu lên là tỏi có làm giảm cholesterol ở người có mức độ trung bình không? Các nhà nghiên cứu cho là tỏi có một vài ảnh hưởng, nhưng nếu cholesterol cao thì tác dụng của tỏi tốt hơn. Có bác sĩ còn cho là tỏi công hiệu hơn một vài âu dược hiện đang được dùng để chữa cholesterol cao trong máu. Do hạ thấp cholesterol trong máu, tỏi có thể ngăn ngừa nguy cơ một số bệnh tim. Đã có nhiều bằng chứng rằng cholesterol trong máu lên cao là nguy cơ đưa tới các bệnh vữa xơ động mạch và kích tim.

2-Tỏi và sự đông máu

Tỏi có tác dụng ngăn sự đóng máu cục, một nguy cơ của kích tim và tai biến động mạch não. Máu cục gây ra do sự dính chùm của tiểu cầu mỗi khi có dấu hiệu cơ thể bị thương để ngăn ngừa băng huyết Trong tỏi có chất Ajoene mà bác sĩ Eric Block, Đại học Nữu Ước, khám phá ra. Theo ông ta, chất này có công hiệu như Aspirin trong việc làm giảm sự đóng cục của máu, lại rẻ tiền mà ít tác dụng phụ không muốn. Điều này cũng phù hợp với nhận xét của bác sĩ I.S. Menon là ở miền nam nước Pháp, khi ngựa bị máu đóng cục ở chân thì nông gia đều chữa khỏi bằng cách cho ăn nhiều tỏi và hành. Bệnh viện Hải quân Hoa Kỳ trong trại Pendleton, California, cũng công bố là tỏi có chất ngừa đông máu do đó có thể làm máu lỏng và ngăn ngừa tai biến động mạch não, kích tim vì máu cục. Ngay cả ông tổ của nền y học cổ truyền Ấn Độ Charaka cũng ghi là " tỏi giúp máu lưu thông dễ dàng, làm tim khỏe mạnh hơn và làm con người sống lâu. Chỉ vì mùi khó chịu của nó chứ không thì tỏi sẽ đắt hơn vàng".

Các nhà thảo mộc học xưa kia cũng nói là tỏi làm máu loãng hơn.Tác dụng này diễn ra rất mau, chỉ vài giờ sau khi dùng tỏi. Chưa có trường hợp nào trong đó ăn nhiều tỏi đưa đến máu loãng rồi băng huyết, vì tỏi chỉ làm máu loãng tới mức bình thường thôi.

3-Tỏi và cao huyết áp

Tỏi được dùng để trị bệnh cao huyết áp ở Trung Hoa từ nhiều thế kỷ trước đây. Bên Nhật Bản, giới chức y tế chính thức thừa nhận tỏi là thuốc trị huyết áp cao. Năm 1948, bác sĩ F.G. Piotrowski ở Geneve làm thế giới ngạc nhiên khi ông tiết lộ kết quả tốt đẹp khi dùng tỏi để trị cao huyết áp. Theo ông ta, tỏi làm giãn mở những mạch máu bị nghẹt hay bị co hẹp, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng và áp lực giảm.

Các nghiên cứu ở Ấn Độ, Gia Nã Đại, Đức cũng đưa đến kết quả tương tự. Nhà sinh học V. Petkov thực hiện nhiều nghiên cứu ở Bulgarie cho hay tỏi có thể hạ huyết áp tâm thu từ 20-30 độ, huyết áp tâm trương từ 10 tới 20 độ.

4-Tỏi và cúm

Trong các dịch cúm vào đầu thế kỷ trước, dân chúng đã dũng tỏi để ngăn ngừa sự lan tràn của bệnh này. Y học dân gian nhiều nước đã chữa cảm cúm bằng cách thoa tỏi tươi mới cắt vào bàn chân. Trong dịch cúm ở Nga Sô Viết năm 1965, dân Nga đã tiêu thụ thêm trên 500 tấn tỏi để ngừa cúm. Trước đó, vào năm 1950, một bác sĩ người Đức đã công bố là tinh dầu tỏi có khả năng tiêu diệt một số vi sinh có hại mà không làm mất những vi sinh vật lành trong cơ thể. Bác sĩ Tarig Abdullah ở trung tâm nghiên cứu tại Tampa, Florida, công bố năm 1987 là tỏi sống và tỏi chế biến đều làm tăng tính miễn dịch của cơ thể với vi trùng, ngay cả HIV và làm giảm nguy cơ vài bệnh ung thư. Cá nhân ông ta đã liên tục dùng mấy nhánh tỏi sống mỗi ngày từ năm 1973 và chưa bao giờ bị cảm cúm.

Từ năm 1950, bác sĩ J. Klosa bên Đức đã dùng tỏi để chữa lành những bệnh đau cuống họng, sổ mũi, ho lạnh. Ông ta vừa cho bệnh nhân uống vừa ngửi tinh dầu tỏi. Theo ông ta, đó là nhờ chất Alliin trong tỏi. Trong bệnh cảm cúm, bệnh nhân thường sưng cuống phổi, bị ho, sổ mũi. Bác sĩ Irvin Ziment, California, nhận thấy tỏi có thể làm giảm những triệu chứng trên, làm bệnh nhân bớt ho, long đàm, thở dễ dàng và không bị nghẹt mũi. Theo vị thầy thuốc này thì vị hăng cay của tỏi kích thích bao tử tiết ra nhiều dịch vị chua; dịch vị này chuyển một tín hiệu lên phổi khiến phổi tiết ra nhiều dung dịch lỏng làm long đờm và đưa ra khỏi phổi. Các bác sĩ bên Ba Lan trước đây dùng tỏi để trị bênh suyễn và viêm phổi ở trẻ em

5-Tỏi và ung thư

Hiện nay đang có nhiều nghiên cứu coi xem tỏi có công dụng trị ung thư ở người như kết quả nhận thấy ở vật trong phòng thí nghiệm. Từ năm 1952, các khoa học gia Nga Sô Viết đã thành công trong việc ngăn chặn sự phát triển của một vài tế bào ung bướu ở chuột.Thí nghiệm ở Nhật Bản cho hay tỏi có thể làm chậm sự tăng trưởng tế bào ung thư vú ở loài chuột và tỏi có chất oxy hóa rất mạnh để ngăn chặn sự phá tế bào do các gốc tự do gây ra. Tại viện Ung Thư M.D. Anderson Houston, các bác sĩ đã cứu một con chuột khỏi bị ung thư ruột già bằng cách cho uống chất Sulfur trong tỏi. Được biết viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ đang đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu khả năng trị bệnh ung thư của hóa chất sulfur này. Nghiên cứu tại Sloan Kettering Memotial Medical Center cho hay nước triết của tỏi có thể ngăn chặn sự tăng trưởng tế bào ung thư nhiếp tuyến. Nghiên cứu tại Đại Học Pen State cho hay khi nấu tỏi bằng microwave oven thì khả năng chống ung thư giảm đi. Tác giả nghiên cứu, giáo sư Kun Song đề nghị trước khi nấu nên cắt tỏi và để ra không khí mươi phút thì giữ được khả năng này.

6-Tỏi như thuốc kháng sinh

Từ lâu, dân chúng tại nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng tỏi để chữa một số bệnh gây ra do vi khuẩn như kiết lỵ, bệnh tiêu chẩy, bệnh thương hàn, viêm cuống họng, mụn nhọt ngoài da, thối tai và tỏi được gọi là thuốc kháng sinh dân tộc. Trong hai thế chiến, tỏi được dùng để chữa vết thương cho binh sĩ tại chiến trường. Người ta cũng dùng tỏi để trị vết thương do côn trùng, rắn cắn. Nông dân, thợ săn đều mang theo tỏi phong hờ khi bị các sinh vật này cắn thì tự chữa. Năm 1858, nhà bác học Pháp Louis Pasteur đã chứng minh được công dụng diệt vi khuẩn của tỏi. Năm 1944, nhà hóa học Chester J. Cavallito, làm việc cho Winthrop Chemical Company ở Hoa Kỳ, đã phân tích được hóa chất chính trong tỏi có công dụng như thuốc kháng sinh. Đó là chất Allicin, chỉ có trong tỏi chưa nấu hay chế hóa. Kháng sinh này mạnh bằng 1/5 thuốc Penicilin và 1/10 thuốc Tetracycline, có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, xua đuổi hoặc tiêu diệt nhiều sâu bọ, ký sinh trùng, nấm độc và vài loại siêu vi trùng. Theo nhiều nghiên cứu, Allicin có tác dụng ức chế sinh trưởng vi khuẩn nhiều hơn là diệt chúng. Nói một cách khác, chất này không giết vi khuẩn đã có sẵn mà ngăn chặn sự sinh sôi, tăng trưởng và như vậy có thể ngừa bệnh, nâng cao tính miễn dịch, làm bệnh mau lành.

Nghiên cứu tại Brazil năm 1982 đã chứng minh là nước tinh chất của tỏi có thể chữa được nhiều bệnh nhiễm độc bao tử, do thức ăn có lẫn vi khuẩn, nhất là loại Salmonella. Các nghiên cứu tại Đại Học California ở Davis cũng đưa đến kết luận tương tự. Ngoài ra, tỏi cũng được dùng rất công hiệu để trị bệnh sán lãi, giun kim, các bệnh nấm ngoài da. Một nhà nghiên cứu đã hào hứng tuyên bố rằng " tỏi có tác dụng rộng rãi hơn bất cứ loại kháng sinh nào hiện có. Nó có thể diệt vi trùng, nấm độc,siêu vi trùng, ký sinh trùng lại rẻ tiền hơn, an toàn hơn vì không có tác dụng phụ và không gây ra quen thuốc ở vi trùng". Giáo sư Arthur Vitaaen, đoạt giải Nobel, cũng đồng ý như vậy. Do đó ta không lấy làm lạ là trong thế chiến thứ nhất, các bác sĩ Anh quốc đã dùng tỏi để chữa vết thương làm độc. Thực tế ra, tỏi được dùng với những nhiễm độc nhẹ, không nguy hiểm tới tính mạng. Chứ còn nhiễm trùng cấp tính mà lại trầm trọng thì kháng sinh âu dược vẫn công hiệu hơn và tác dụng mau hơn.

7-Tỏi với tuổi thọ.

Theo dân chúng vùng Ukraine, ngâm nửa kí tỏi cắt hay giã nhỏ bỏ vào nước vắt của 25 quả chanh, để qua đêm rồi mỗi ngày uống một thìa pha với nước lạnh, trong hai tuần sẽ thấy trẻ khỏe ra. Các nhà văn Ukraine tán là nếu uống thường trực thì con người sẽ cảm thấy trẻ trung. Nhiều vị cao niên Việt Nam ta đang có phong trào uống rượu ngâm với tỏi, tin tưởng là sẽ được cải lão hoàn đồng.

Một bài thuốc Rượu Tỏi được truyền tụng là tìm thấy từ mộ cô Ai Cập đang rất phổ biến. 40 gr Tỏi khô thái nhỏ ngâm trong 100 ml rượu lúa mới. Mười ngày sau có thể dùng được, ngày hai lần sáng và tối, mỗi lần 45 giọt. Ở vùng Balkan, số người thọ trên 100 tuổi rất cao và được giải thích là họ nhai nhiều nhánh tỏi mỗi ngày. Ngoài ra, Tỏi còn một số công dụng khác như: Nhà thiên nhiên học La Mã Pliny viết rằng tỏi mà đưa cay với rượu vang thì con người làm tình rất điệu nghệ. Do đó dân chúng La Mã ăn nhiều tỏi coi đó là thuốc kích dâm, gợi tình. Nghiên cứu mới đây ở loài chuột cho thấy tỏi có thể có tác dụng tốt trên các chức năng của não bộ, tăng trí nhớ và có thể nâng cao tuổi thọ. Theo bác sĩ Paavo Airola, một nhà chuyên môn dinh dưỡng tại Phoenix, Arizona, tỏi với các hóa chất sulfur của nó, có thể chữa được bệnh trứng cá, bệnh khí thũng phổi làm khó thở, khó tiêu bao tử, táo bón, cảm lạnh. Các nghiên cứu của bác sĩ D Sooranna và I Das bên Luân đôn cho hay dùng tỏi khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật , (cao huyết áp và đạm chất trong nước tiểu ) và làm tăng sức nặng của trẻ chậm lớn. Và cuối cùng là một nghiên cứu ở Monnel Chemical Senses Center, Philadelphia, cho hay khi mẹ ăn tỏi, con sẽ bú sữa mẹ lâu hơn và nhiều hơn vì tỏi làm tăng khẩu vị em bé.

Kết luận.

Công dụng của Tỏi với sức khỏe đang là đề tài hấp dẫn của các nhà dinh đưỡng cũng như y tế. Với công chúng thì phong trào dùng tỏi để tăng cường sức khỏe cũng khá phổ biến. Tuy nhiên cho tới nay các tổ chức y tế cũng chưa chính thức ủng hộ ý kiến sử dụng tỏi trong việc trị bệnh vì các kết quả nghiên cứu không đủ sức thuyết phục. Và lại kết quả nghiên cứu hiện nay đều có tính cách cá nhân với mục đích thông tin học hỏi và đa số dựa trên quan sát dịch tễ. Cho nên ngoài tác dụng diệt vi khuẩn của chất allicin, các nhà nghiên cứu cũng chưa xác định công dụng của nhiều hóa chất khác trong Tỏi. Trên thị trường có bán sản phẩm Tỏi chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì chỉ là chất bổ sung dinh dưỡng nên các sản phẩm này không được coi là thuốc, không đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan điều hành dược phẩm. Do đó món hàng không bị soi mói về thành phần cấu tạo, sự tinh khiết và có thể bầy bán tự do miễn là không quảng cáo khả năng trị bệnh. Cho nên sử dụng tỏi như một chất dinh dưỡng, một gia vị thực phẩm, hỗ trợ cho sức khỏe có lẽ là khôn ngoan hơn chứ cũng chẳng nên coi tỏi như một môn thuốc trị bệnh này bệnh kia mà bỏ qua những phương thức trị liệu đã được y khoa học công nhận. Kết quả các nghiên cứu về công dụng y học của tỏi cần được tìm hiểu thêm để đi đến một sự đồng thuận của giới y khoa học. Và đặc biệt với vị nào đang uống thuốc chống đông máu như aspirin thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ gia đình trước khi dùng sản phẩm Tỏi vì thực vật này có tác dụng loãng máu.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức Texas-Hoa Kỳ

1 comment: