Monday, October 3, 2011

An toàn thực phẩm(5)

Tận mắt xem trồng rau muống siêu tốc
Để tăng tốc cho rau muống người trồng rau sử dụng viên thuốc siêu vượt phun vào rau. Còn giảm chi phí cho việc đánh bọ rầy, người trồng rau mua nhớt thải pha chung với nước rửa chén để tưới vào gốc rau muống mới thu hoạch.
Đáng chú ý, rau muống là một trong mười loại cây hút kim loại nặng nên nhớt thải chính là chất bổ dưỡng cho rau muống, chúng sẽ tích tụ trong thân cây rau và sẽ vào cơ thể người và tích tụ lại nếu ăn rau muống tưới nhớt thải.
Còn để rau xanh và non mơn mởn trước khi thu hoạch từ 1 - 3 ngày, người trồng rau sẽ dùng thuốc mo (thuốc mo là loại thuốc trừ sâu có cấp độc 3) của Trung Quốc để tưới cho rau. Thuốc mo được sản xuất ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để phun vào cây bông trước khi thu hoạch 14 ngày, không được dùng cho cây rau, Việt Nam đã cấm nhập khẩu và loại thuốc này được nhập lậu về Việt Nam qua đường tiểu ngạch.
Theo nhiều người trồng rau nếu sử dụng thuốc này không đeo bao tay kẽ ngón chân, tay sẽ bị lở loét ngứa ngáy liên tục nhiều ngày liền.
Chưa hết, để đánh lá vàng cho rau, trước khi thu hoạch 2 ngày người dân sẽ bơm thuốc diệt cỏ, khi thu hoạch lá vàng sẽ tự động rụng hết mà không mất công nhặt. Tuy nhiên thuốc diệt cỏ được khuyến cáo chỉ sử dụng trước khi thu hoạch 14 ngày.
Tận mắt xem trồng rau muống siêu tốc
Đổ thuốc mo vào nắp chai
Tận mắt xem trồng rau muống siêu tốc
Đổ vào thùng
Tận mắt xem trồng rau muống siêu tốc
Chế nhớt thải ra ca...
Tận mắt xem trồng rau muống siêu tốc
và nước rửa chén
Tận mắt xem trồng rau muống siêu tốc
Đánh đều lên
Tận mắt xem trồng rau muống siêu tốc
Đổ vào bình
Tận mắt xem trồng rau muống siêu tốc
Tận mắt xem trồng rau muống siêu tốc
Phun hoặc tưới vào rau
Kinh hãi trái cây bị “ép” chín bằng hóa chất
Nhiều loại trái cây đang được các thương lái, chủ vựa thúc chín, làm đẹp và kéo dài “tuổi thọ” bằng hóa chất. Theo cảnh báo của giới khoa học, việc sử dụng hóa chất vô tội vạ để bảo quản trái cây sẽ khiến người ăn có nguy cơ ngộ độc rất cao.
“Bảo đảm hôm sau trái sẽ chín đều” - ông Thuận “trình diễn” màn thúc chín cho mít.
Sáng 20/7, chúng tôi theo chân bà Lan - một thương lái - chở sọt sầu riêng chạy rà rà trên quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai). Bà Lan tỏ vẻ kín kẽ khi chúng tôi thắc mắc: “Mua trái non vậy sao chín được?”. Nhưng khi biết chúng tôi có nhu cầu mua lượng hàng lớn, bà ôn tồn: “Bọn tui mỗi ngày mua vài tấn, hơi đâu đợi trái rớt... Cứ cắt về dùng thuốc cho khỏe”.
Thông thường sầu riêng từ lúc ra hoa đến kết trái chín phải mất 100-110 ngày, tuy nhiên bà Lan cho người vào tận vườn cắt trái non chỉ từ 70-80 ngày tuổi. Từ “tắm” đến chích hóa chất Giữa trưa, vựa trái cây của bà Trang ven quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa) tấp nập xe ra vào chở hàng. Hàng trăm trái sầu riêng lớn nhỏ xếp thành đống lớn dọc khuôn viên gian hàng, trên trái còn rỉ nước. Ngỡ chúng tôi là mối mới nên bà Trang không ngần ngại nói: “Ở đây phải dùng thuốc mới đủ hàng cung cấp trái chín”.
Mỗi ngày vựa bà Trang cung cấp hơn 1 tấn sầu riêng “chẻ” cho những người bán sỉ ở các tỉnh miền Đông. Công nghệ “tắm” thuốc cho trái chín nhanh và đều khá đơn giản. Chỉ về phía thùng nhựa 20 lít, bà Trang giải thích: “Cho 2-3 nắp ethephon vào thùng, khuấy đều rồi lần lượt nhúng trái vào thùng và xếp qua bên này. Chỉ sau một đêm là trái chín đều hàng loạt”.
Thấy chúng tôi có một chai hóa chất nhãn hiệu HPC-97HXN Trái Chín của một xí nghiệp ở quận 12, TP.HCM, bà Trang nói liền: “Bên tôi cũng xài thuốc này. Nhiều tay còn xài thuốc cho trái vỏ mỏng, chích thẳng vô trái mít, nhúng đu đủ...”. Và “hàng” ra thị trường thì không người tiêu dùng nào có thể biết được trái đã “tắm” thuốc do thuốc không màu và hương thơm nhẹ.
Các loại hóa chất dùng để thúc chín trái Bà Dũng, một chủ vườn mít ở huyện Cẩm Mỹ, nói: “Tui chỉ biết bán trái cho các tay buôn đánh xe vào tận vườn mua mít, sầu riêng. Các lái này mua cả trái non trái già. Không biết họ mần thuốc gì mà bán chạy lắm”. Không khó để tìm ra loại thuốc này ở các tiệm bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ven quốc lộ 1A, quốc lộ 56 thuộc tỉnh Đồng Nai. Ông Tâm, một chủ tiệm tạp hóa ở chợ Nhân Nghĩa, cho biết: “Hàng này rất bán chạy, người ăn trái có làm sao đâu. Giá 32.000 đồng/500ml”. Từ một đầu mối, chúng tôi liên hệ với ông Khánh, chủ vựa mít trên quốc lộ 1A thuộc xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Chiều 19/7, ông Khánh vừa chở mít gửi xe khách về Quảng Ngãi vừa nói mít đang vào cuối vụ nên lượng hàng không thể “chẻ” cho các mối mới. Tuy nhiên, chiều 20/7 trở lại vựa ông Khánh thì bà Mai (vợ ông Khánh) ngỡ chúng tôi là bạn hàng quen nên liền lấy ra lỉnh kỉnh chai lọ đựng hóa chất, một ống chích bằng nhựa, một tuôc-nơ-vit được mài nhọn.
Đã sử dụng “công nghệ” được hơn một năm nay, bà Mai hướng dẫn: “Sau khi dùng dùi nhọn đâm vào cuống trái, chỉ cần bơm 2-5cc (1cc = 1ml) tùy trái lớn hay nhỏ, muốn chín nhanh thì bơm nhiều hơn. Sau hai ngày bảo đảm trái chín đều, không sượng. Trường hợp trái đã chín một phần thì bơm thuốc vào phần còn lại coi như trái chín đều”.
Bà Mai cho hay lượng hàng mỗi ngày có thể lên đến gần 1 tấn, đa số do các đầu mối ngoài Hà Nội và miền Trung đặt làm. “Mít ở đây sau thời gian vận chuyển tới nơi là trái đã chín đều, bán chạy hơn” - bà Mai khẳng định.
Những trái sầu riêng đã được “tắm” hóa chất ở vựa bà Trang (xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) Kéo dài “tuổi thọ” Do biết chúng tôi được người quen giới thiệu nên ông Thuận, chủ vựa trái cây trên đường Tô Ký (Q.12), không ngần ngại tiết lộ “mánh”. Mỗi ngày ông Thuận mua 1 tấn trái cây từ chợ đầu mối Hóc Môn, sau đó tùy mặt hàng mà có “công nghệ” xử lý riêng. Sầu riêng nhúng vào dung dịch hóa chất màu vàng xuất xứ từ Trung Quốc; riêng táo, cam cho vào bình nhỏ 3 lít phun sương lên mặt, trái sẽ đẹp hơn và để lâu ít nhất một tháng. Ông Thuận lấy một trái mít, nhanh tay dùng tuôcnơvit chọc vào cuống, sau đó bơm một dung dịch không màu vào rồi giải thích: “Nếu muốn nhanh chín thì dùng liều mạnh, khoét lỗ bơm vào trong trái. Như trái mít này đúng 24 giờ sẽ chín đều”. Tại khu vực chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM), chúng tôi ghi nhận có hàng chục loại hóa chất không nhãn mác, chủ yếu nhập từ Trung Quốc, dùng để thúc chín trái. Trưa 21/7, cô nhân viên cửa hàng Lợi Tín giới thiệu: “Ở đây chị có nhiều loại bán cho nhiều mối rồi nên cứ yên tâm. Loại đậm đặc cho trái mau chín giá 500.000 đồng/lít”. Nhiều loại hóa chất làm đẹp trái, giữ trái lâu hư cũng được bày bán công khai. Theo các chuyên gia hóa chất, đây là các nhóm hóa chất có tác dụng chống mốc, chống nấm (carbendazim, benomyl...) nên có khả năng giữ được trái không hư trong thời gian dài. Ông Phương, quê Bắc Giang - một lái buôn có hơn mười năm trong nghề đã giải nghệ, nói: “Ở chợ Kim Biên có đủ loại hóa chất giúp trái mau chín, kéo dài thời gian bảo quản. Tùy trái mà phun hay chích sẽ giúp trái đẹp như ý muốn”. Không ít người dùng các loại hóa chất không tên vì mục đích lợi nhuận. Tưởng chúng tôi là dân trong nghề, ông Huynh, chủ sạp bán trái cây ngụ P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức, thừa nhận nhiều khi bán chậm phải dùng hóa chất bảo quản để kéo dài tuổi thọ cho trái, như vậy mới mong thu hồi vốn. Ông Huynh phân trần: “Làm thế cũng chưa bằng loại nho Trung Quốc. Mười lần khui thùng hàng thì có đến mười lần tôi phát hiện bên trong có chai nhỏ bốc mùi khó chịu. Loại trái này để được gần tháng trời vẫn tươi nguyên”. Theo Ngọc Khải - Khương Văn Tuổi trẻ Tình trạng bát nháo “phòng khám đông y có bác sĩ Trung Quốc”:
Cần làm rõ trách nhiệm cơ quan quản lý
091110p
Hàng trăm bạn đọc đã gọi điện, gửi thư đến Báo Thanh Niên bày tỏ bức xúc về tình trạng bát nháo của nhiều “phòng khám đông y có bác sĩ Trung Quốc”, đồng thời yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý khi để xảy ra tình trạng này. Thanh Niên xin trích đăng một số ý kiến tiêu biểu.
Tiền mất tật mang
* Bị bệnh mất ngủ đã lâu, tôi thử đến phòng khám đông y trên đường Thành Thái, Q.10, TP.HCM. Khi vào phòng khám, những người thông dịch bảo tôi có hai lựa chọn loại thuốc uống trong một tuần: một loại có giá 3 triệu, còn loại kia 4 triệu đồng. Tôi chọn thuốc loại 3 triệu vì không mang đủ tiền. Họ bảo tôi đóng một ít tiền rồi về nhà lấy thêm cho đủ. Loại thuốc tôi mua có dạng như hạt cải, hạt tiêu đã làm sẵn dạng tễ và uống trong một tuần. Bệnh không thấy thuyên giảm. Tôi tiếp tục mua thêm 3 triệu tiền thuốc, hy vọng sẽ có kết quả tốt nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Tôi trở lại phản ảnh thì phòng khám cho tôi một loại thuốc có ve sầu khô. Thế nhưng bệnh tình của tôi nặng hơn, không ngủ được. Tôi đành bỏ không đến khám nữa sau khi đã mất 6 triệu đồng. (Nguyễn Văn Quang, unbrokenro...@yahoo.com)
* Cảm ơn Báo Thanh Niên đã tìm hiểu và đăng phóng sự này. Tôi đã từng đến phòng khám đông y trên đường Cộng Hòa. Tôi bị bệnh mất ngủ và ngủ hay thấy chiêm bao. Đến đó "bác sĩ" thông qua thông dịch viên nói rằng tôi bị thận yếu, nếu không điều trị sớm sẽ bị liệt, và ra giá thuốc cho tôi là 300.000 - 400.000 - 500.000 đồng/ngày vì thuốc này toàn là thuốc bổ, uống trong 20 ngày sẽ dứt bệnh. Tôi đi điều trị nhiều nơi mà không giảm nên tôi chọn thuốc 500.000 đồng/ngày. Tôi thấy chỉ có 3 loại thuốc nhưng tất cả đều không có nhãn hiệu gì cả. Một loại là những viên con nhộng, một loại nhỏ xíu như đầu que tăm, một loại như cao đơn hoàn tán. Tôi đã uống thuốc suốt 20 ngày và... không khỏi! Mong báo điều tra kỹ để thông tin cho mọi người cùng biết mà tránh những phòng khám đó. (Nguyễn Văn Nam, an19753...@yahoo.com.vn)
* Mẹ tôi là bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp cả chục năm nay nhưng trị mãi không hết, nghe phòng khám đông y trên đường Thành Thái, Q.10, TP.HCM trị được nên cũng đến khám và rồi tiền mất tật mang. Nhiều bệnh nhân là người nghèo, phải vay nợ để chữa bệnh, một số phải bán ruộng vườn để trị bệnh. Nếu vụ việc đã sáng tỏ thì xin các cơ quan chức năng hãy yêu cầu các phòng khám bồi thường cho các bệnh nhân đã từng bị họ lừa không biết bao nhiêu tiền. (Hoang Long, vinhthang36...@yahoo.com.vn)
* Gia đình tôi cũng là nạn nhân của cái gọi là "đông y Trung Quốc" và thấy những gì Thanh Niên phản ánh là rất chính xác. Con gái tôi bị tâm thần nhẹ, đến phòng khám đông y Trung Quốc tại phố Sơn Tây, Hà Nội (nay đã chuyển đi), họ nói như "đinh đóng cột" sẽ chữa khỏi. Bắt mạch kê đơn thuốc sắc, rất đắt, cấm không cho uống thuốc tây nữa... Sau mấy tháng uống thuốc, bệnh tình hóa nặng hơn nhiều. Đến phản ánh thì thái độ các "bác sĩ" rất thờ ơ. Tôi mang đơn thuốc và đưa cháu sang Trung Quốc, đến Bệnh viện Hải quân Quảng Tây điều trị, các bác sĩ ở đây không ai đọc nổi đơn thuốc và không biết loại thuốc của "bác sĩ" đông y Trung Quốc trên phố Sơn Tây kê là thuốc gì... Tôi kiến nghị ngành y tế phải kiểm tra trình độ cũng như tư cách hành nghề của các “bác sĩ” tại phòng khám chữa bệnh đông y Trung Quốc... (Chinh Mạnh Phan, tquoc...@yahoo.com)
Yêu cầu làm rõ
* Đề nghị cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và xử lý những phòng khám đông y có người Trung Quốc để lập lại trật tự trong xã hội, để người dân không còn tiền mất tật mang. Đặc biệt xử lý những người đã tiếp tay giúp người nước ngoài lừa người trong nước... (Hoàng, 09158463...)
* Yêu cầu các cơ quan y tế hãy thanh kiểm tra toàn diện các cơ sở y tế này, không thể thiếu trách nhiệm để người dân bệnh nặng thêm và bị mất tiền oan trên chính đất nước mình. Việc bán thuốc như vậy có được quản lý hay không, tại sao những người không có trình độ y tế vẫn có thể hành nghề dễ dàng như vậy?... (doan linh, mai2ow..@yahoo.com)
* Tình trạng phòng chẩn trị đông y có “bác sĩ” Trung Quốc như Báo Thanh Niên nêu theo tôi trách nhiệm đầu tiên thuộc về nhà quản lý (Bộ Y tế), vì mình cấp phép thì người ta mới kéo sang đây làm, vì dễ kiếm tiền quá mà. Cho nên, cần xem lại nhà quản lý nhận lương từ tiền thuế của dân để làm gì mà để tình trạng này xảy ra như thế? (Bảo Trân, mimi310820...@yahoo.com)
* Xin cảm ơn Báo Thanh Niên đã đưa ra ánh sáng tình trạng này. Nhưng ai, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm về việc này? Hay là chỉ phạt hành chính, rút giấy phép rồi... huề? (TV, htcv...@yahoo.com)
* Tôi thấy cần phải làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có vai trò của ngành y tế và chính quyền các cấp, họ đã làm gì khi mà các bệnh nhân và người dân cứ bị lừa dối như vậy... (Hồng Ngọc, hoahongc...@yahoo.com)

* Ông Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội có đi khám bệnh như người dân đâu mà biết và cho rằng chưa có gì nghiêm trọng! Vấn đề bậy bạ này diễn ra lâu rồi (ít nhất cũng 4-5 năm), bản thân tôi cũng bị lừa. Tôi chỉ bị nhức lưng, vào gặp “bác sĩ” Trung Quốc và phiên dịch chưa đầy 2 phút họ bảo tôi thận bị yếu, nếu không chữa thận sẽ suy và hư luôn (?!).(nhut, nhathoang2...@yahoo.com.vn)
* Tôi không đồng ý với ông Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội. Nếu không thanh tra thì sao biết mà gọi là "chưa có gì nghiêm trọng". Vậy thì chờ đến khi "có gì nghiêm trọng" thì mới thanh tra có phải không? Đây có phải là kiểu làm việc của Sở Y tế Hà Nội không? Xin nhớ, công việc kiểm tra, thanh tra là công việc định kỳ mà dân chúng tôi bỏ tiền ra để trả với hy vọng đảm bảo một môi trường khám chữa bệnh minh bạch, chứ không phải như những gì báo đã đăng. Người ta nói phòng bệnh hơn chữa bệnh, nhưng cái cách mà ông chánh thanh tra nói thì cứ để cho người dân "bệnh" cái đã rồi hãy "chữa" sau.(Mai Xuân, maixuan...@yahoo.com)
1: Bệnh gì cũng chữa
http://www.thanhnien.com.vn/news2010/Picture200901/Tieukhuong/11/10/5a.jpg
Không ồn ào như cách nay 5 - 6 năm, nhưng hoạt động của các "phòng khám đông y có bác sĩ Trung Quốc" hiện nay vẫn rất sôi động với nhiều chiêu thức dụ người bệnh, nhằm... bán thuốc lấy tiền.

Trong vai người bệnh, PV Thanh Niên đã thâm nhập nhiều phòng khám đông y có người Trung Quốc khám chữa bệnh và ghi nhận một thực trạng hết sức lộn xộn, bát nháo, rất đáng báo động.
Tại Hà Nội hiện có hàng trăm phòng khám đông y "ngoại", tập trung chủ yếu trên các con đường Giải Phóng, Trường Chinh, Nguyễn Trãi... Trong đó, không ít phòng khám quảng bá công khai: "Chữa trị thận hư hiệu quả sau 30-60 phút, làm rụng mào gà sau 3-5 phút bôi thuốc, bằng những phương thuốc bí truyền do danh y nước ngoài đặc chế...".
http://dnapharma.com.vn/ImgUpload/nhfhfsdgdghhjdgh633935218078753750.jpg“Không chữa thì lây sang cả đời con, cháu” (?!)
Trong vai người mắc căn bệnh ở... chỗ kín, PV Thanh Niên đến phòng khám đông y D. (nằm đối diện với bến xe Hà Đông, Q.Hà Đông, Hà Nội) để chữa trị. Mới đầu giờ sáng nhưng tại đây đã có khoảng chục người chờ đến lượt khám. Tại bàn tiếp đón, 2 nữ nhân viên chăm chú ghi chép sổ khám, thu tiền.
Sau khi trình bày bị bệnh mụn cóc ở bộ phận sinh dục (dân gian hay gọi là sùi

Các phòng khám tập trung vào các bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, nhưng không đưa ra căn cứ khoa học thuyết phục

Ông Nguyễn Hoàng Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Y dược học cổ truyền (Bộ Y tế)
mào gà) và nộp 30.000 đồng tiền khám, PV được dẫn lên tầng 2 để khám. Vị bác sĩ người Trung Quốc, sau khi nghe qua người phiên dịch, liền đưa chúng tôi ra đứng bên cửa sổ, và bảo "tuột quần xuống cho xem", trong khi bên dưới dòng người, xe qua lại đông đúc. Phát hoảng vì lồ lộ giữa thanh thiên bạch nhật nên chúng tôi lắc đầu, nói chỉ cần mô tả, không cần xem. "Líu lo" qua lại giữa vị bác sĩ này và cô phiên dịch một lúc, người phiên dịch cho chúng tôi biết bệnh rất phức tạp, nếu không chạy chữa kịp thời sẽ gây biến chứng về sau, nhẹ thì vô sinh, còn nặng sẽ gây ra ung thư.
Tại phòng khám đông y K. (trên đường Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội), trong căn phòng chưa đầy 25m2, nồng nặc mùi thuốc lá, vị bác sĩ người Trung Quốc thấy khách liền vội vàng dập điếu thuốc vào gạt tàn, nở nụ cười tươi tắn. Khi biết khách không khám bệnh mà chỉ xin thuốc để điều trị cho một người bạn, bác sĩ vẫn vui vẻ tiếp và chỉ vào một loạt hình ảnh dán trên tường về cơ quan sinh dục nam, nữ bị bệnh mụn cóc, ý nói hãy mô tả bệnh. Sau khi chúng tôi mô tả qua loa về bệnh, vị bác sĩ thông qua người phiên dịch cho biết, để điều trị bệnh này phải đồng thời dùng cả thuốc uống lẫn thuốc ngâm và bôi mới hiệu quả. Hỏi tiếp về bệnh viêm gan B và phương thuốc "giải độc dưỡng gan" mà phòng khám đang quảng bá, bác sĩ diễn giải: "Đây là căn bệnh mà tây y đã bó tay, chỉ có đông y với các phương thuốc bí truyền sẽ giúp giảm và dần khỏi bệnh".
Bác sĩ này cũng khá hùng hồn khi cho rằng, bệnh này di truyền không chữa, thì lây sang cả đời con, cháu (?!).
Nghe kể là biết bệnh
Trong vai bệnh nhân không được khỏe về "chuyện quan hệ vợ chồng" và khó có con, chúng tôi đến khám tại một số phòng khám đông y ở TP.HCM mà theo giới thiệu của các cô phiên dịch, những thầy thuốc này là bác sĩ đến từ Trung Quốc. Tại những nơi này, người bệnh không cần làm các xét nghiệm, siêu âm gì cả (vì ở đây chủ yếu chỉ đặt bàn khám và bán thuốc), mà chỉ cần mô tả sơ qua bệnh tình, rồi bác sĩ sờ mạch, xem lưỡi là cho uống thuốc điều trị.
Tại phòng khám y học cổ truyền Trung Hoa (trên đường Trần Hưng Đạo, Q.5), có một người đàn ông nói tiếng Trung Quốc, nhưng không mang bảng tên, không ghi học vị bác sĩ, hay Trung y (?), và hai cô nhân viên trẻ trung mặc quần... short. Biết chúng tôi vào khám bệnh, cô nhân viên bảo đóng 20.000 đồng tiền khám rồi đưa chúng tôi vào trong để khám. Sau khi nghe chúng tôi trình bày chuyện sinh lý không được khỏe, cưới vợ lâu rồi mà vẫn chưa có con, cô phiên dịch và vị thầy thuốc trao đổi với nhau bằng tiếng Trung Quốc. Một lúc sau, cô phiên dịch quay sang chúng tôi nói: "Tình trạng của anh là do chức năng thận bị suy; tinh trùng suy yếu. Tinh trùng yếu nên không thể vào tử cung của phụ nữ, nên không thể có con được (?!)".
Hỏi việc điều trị, cô phiên dịch nói tiếng Trung Quốc với bác sĩ một lúc rồi quay lại giải thích rằng, phải uống thuốc trong thời gian 3 tháng, uống liên tục, thì chức năng thận sẽ vượng trở lại, tinh trùng cũng sẽ mạnh lên, quan hệ sinh lý cũng sẽ mạnh. "Phải uống liên tục, liên tục", cô phiên dịch nhấn mạnh, và cho biết thêm phòng khám còn có "thế mạnh về điều trị viêm gan B và C".
Đến phòng khám T.Đ (trên đường Hùng Vương, Q.10), cũng với phí khám 20.000 đồng, chúng tôi được dẫn lên căn phòng nhỏ trên lầu có một thanh niên trẻ mặc áo thun ngắn tay, mà theo giới thiệu của cô phiên dịch là bác sĩ Trung Quốc. Chúng tôi nói muốn điều trị hiếm muộn và rối loạn cương. Bác sĩ này bảo: "Ở đây có điều trị cả rối loạn cương và hiếm muộn cho nam và nữ". Sau khi trao đổi thêm với bác sĩ, cô phiên dịch bất ngờ quay sang chúng tôi: "Anh quan hệ được bao nhiêu phút? Nếu 15-20 phút thì bình thường, như thế mới có con được, anh có được như thế không?".
Thấy chúng tôi lắc đầu, bác sĩ sờ mạch chừng 1 phút, kiểm tra lưỡi một lúc, rồi "kết án" thận và gan của chúng tôi yếu kém. "Nếu thận bình thường thì mỗi tuần quan hệ được 3 lần. Thận của anh không đạt được tối đa. Tây y không bắt mạch, nên không biết được công năng của thận mạnh hay yếu. Nếu anh điều trị sớm một ngày thì tốt một ngày", cô phiên dịch chuyển lời vị bác sĩ. Vậy thì điều trị thế nào? Vị bác sĩ này bảo: "Điều trị là bổ thận. Điều trị 4 liệu trình, mỗi liệu trình 20 ngày, tổng cộng là 80 ngày. Kết quả thành công (có con) đạt 80-90%".
Đến phòng khám H.H trên đường Lý Thường Kiệt (P.12, Q.5), chúng tôi "khai bệnh" ngược lại: "Mọi sinh hoạt vợ chồng đều bình thường, quan hệ 2-3 lần một tuần, mỗi lần 15-20 phút, nhưng vẫn hiếm muộn...". "Có nóng trong người không, có ngủ ngon không?", bác sĩ hỏi. "Ngủ ngon", chúng tôi đáp. Trầm ngâm một lát, bác sĩ cũng kết luận "thận khí" của chúng tôi không mạnh, phải uống thuốc...
Ngược lên Q.Tân Bình, chúng tôi vào phòng khám A.S trên đường Lạc Long Quân và cũng được dẫn vào một căn phòng tương tự như những nơi đã qua. Tại đây, sau khi nghe chúng tôi nói bị đau lưng đã một năm nay, vị bác sĩ ở đây cũng phán luôn là do "suy thận" mà ra. "Hai thận của anh không khỏe, phải uống thuốc từ 2 đến 3 tháng mới khỏi", ông ta nói. (Còn tiếp)
Từ tháng 4.2009, phòng khám 981 đường Giải Phóng, Hà Nội đã bị Bộ Y tế buộc dừng những nội dung quảng cáo điều trị bệnh sùi mào gà, nhưng hiện nay phòng khám này vẫn quảng cáo: "Bệnh sùi mào gà dùng thuốc chỉ sau 1-3 phút là rụng. Các bệnh về tiết niệu, sinh dục không cần mổ xẻ, không cần nằm viện, chỉ cần dùng thuốc ngay trong ngày đầu đã có hiệu quả"...

Ông Nguyễn Hoàng Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Y dược học cổ truyền (Bộ Y tế), nhìn nhận tình trạng khá phổ biến hiện nay là các phòng khám đông y quảng bá khám chữa bệnh với những nội dung chưa được phê duyệt, quảng cáo quá mức cho phép. Lấy dẫn chứng một phòng khám tại quận Đống Đa (Hà Nội) quảng cáo: "Đông y Trung Quốc đặc trị thận hư, suy giảm sinh lý, vô sinh với hai bài thuốc "tốc hiệu" và "trường hiệu" có hiệu quả ngay sau khi dùng thuốc từ 30-60 phút!"; hay một phòng khám đông y khác giới thiệu bài thuốc làm tăng chiều dài, kích cỡ cơ quan sinh dục, ông Sơn cho rằng: "Đây là những quảng cáo hoàn toàn nhảm nhí, các phòng khám tập trung vào các bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, nhưng không đưa ra căn cứ khoa học thuyết phục. Chúng ta không phủ nhận hiệu quả điều trị của các bài thuốc y học cổ truyền, nhưng với nhiều căn bệnh, chẳng hạn như bệnh sùi mào gà hiện khoa học vẫn chưa dám khẳng định chữa khỏi 100%".
2: "Nổ" để bán thuốc giá trên trời

Qua khảo sát các phòng khám được giới thiệu là do "bác sĩ" Trung Quốc khám ở Hà Nội và TP.HCM, PV Thanh Niên nhận ra một điểm chung là họ chỉ nhằm vào mục đích bán thuốc giá cao.

"Tranh thủ" cả tiền đặt cọc
Hầu hết những phòng khám đông y Trung Quốc chúng tôi đến đều không được đầu tư gì nhiều. Chỉ cần mặt bằng vài chục mét vuông, đặt chiếc bàn nhận bệnh; 1-2 bàn khám bệnh, và mục đích chính là để bán thuốc với giá rất cao cho một ngày uống.
Tại phòng khám H.H (đường Lý Thường Kiệt, P.12, Q.5, TP.HCM), sau khi được "bác sĩ" khám, định bệnh "thận khí bất túc, chất lượng tinh trùng yếu...", chúng tôi hỏi "bác sĩ" rằng có cần đi xét nghiệm hay không, vị này trả lời (thông qua cô phiên dịch): "Bác sĩ nói thận của anh yếu rồi, nếu có đi xét nghiệm cũng sẽ thấy tinh trùng yếu. Nếu uống thuốc tốt, một tháng sau kiểm tra lại sẽ thấy tinh trùng được củng cố, lúc này mình tiếp tục uống thêm 20 ngày thuốc nữa, tổng cộng là 50 ngày uống thuốc. Giá thuốc có 3 loại: 200.000 đồng, 250.000 đồng, 300.000 đồng/ngày. Trường hợp của anh, nếu uống loại 300.000 đồng/ngày thì tốt hơn. Thuốc nhập từ Trung Quốc, phải đóng thuế nên có giá cao". Chờ dịch xong, vị "bác sĩ" bồi thêm: "Thuốc này giúp bổ thận, tăng khả năng sinh lý. Nếu vợ anh không có vấn đề gì về sinh sản thì kết quả có con rất cao. Nếu muốn sinh con gái, con trai thì sau khi vợ anh mang thai 2-3 tháng đầu, đến đây bác sĩ cho chị uống thêm một loại thuốc khác để điều chỉnh con gái, con trai (?!)".

Theo bác sĩ Trần Hữu Vinh, Trưởng phòng Quản lý y dược học cổ truyền Sở Y tế TP.HCM: "Lương y được phép bán thuốc thang tại phòng chẩn trị y học cổ truyền (YHCT), nhưng nếu bán thuốc gia truyền, cao đơn hoàn tán (thuốc đã bào chế sẵn) thì phải đăng ký có sản xuất loại thuốc đó với Sở Y tế và thuốc này chỉ để bán ngay tại phòng chẩn trị, không được lưu hành rộng rãi ra bên ngoài; lương y không được phép kê đơn thuốc tân dược. Còn những loại thuốc YHCT khác, nếu có số đăng ký, thì thuốc phải có giấy phép lưu hành của Bộ Y tế…". Bác sĩ Vinh nói thêm, các phòng khám YHCT trong nước, nếu quảng cáo khám chữa bệnh, thì phải được Sở Y tế địa phương duyệt nội dung; nếu phòng chẩn trị có yếu tố người nước ngoài thì do Bộ Y tế duyệt nội dung quảng cáo".

Nghe đến việc "bác sĩ" điều chỉnh được giới tính sau khi có thai 2-3 tháng, chúng tôi viện lý do không mang theo đủ tiền, nói về nhà lấy thêm rồi đến bốc đủ một tháng thuốc đem về quê uống luôn. Vị "bác sĩ" bảo đặt cọc trước một ít tiền mua thuốc. Chúng tôi trấn an: "Không sao đâu, chạy về lấy tiền, quay ra mua thuốc ngay", nhưng cô phiên dịch nói: "Bác sĩ hỏi bây giờ anh có đặt cọc trước vài trăm ngàn đồng không?". Chúng tôi móc bóp xòe ra mấy tờ 100.000 đồng cố tình chứng minh không mang đủ tiền, ấy vậy mà cả "bác sĩ" và cô phiên dịch vẫn kỳ kèo bảo: "Đặt cọc trước 200-300.000 đồng tiền thuốc cũng được!".
Tại phòng khám A.S (đường Lạc Long Quân, Q.Tân Bình, TP.HCM) cũng vậy. Sau khi "bác sĩ" nói tiếng Trung Quốc sờ mạch chiếu lệ, xem lưỡi thoáng qua, và "phán" hai thận không khỏe, tinh trùng không đủ số lượng, thì cũng đưa ra phương cách điều trị là uống thuốc 2-3 tháng, mỗi ngày hết 200.000 đồng, vị chi 6.000.000 đồng/tháng. Cô phiên dịch nhắc khách: "Nếu có tiền thì anh lấy đủ một tháng luôn". Mặc dù chúng tôi đã nói không mang theo đủ tiền mua thuốc, nhưng cả "bác sĩ" và cô phiên dịch luôn thúc giục đặt cọc trước một ít tiền để làm thuốc trước.
Hoa mắt với thuốc đặc trị
Ở phòng khám D. (nằm đối diện với bến xe Hà Đông, Q.Hà Đông, Hà Nội) giá thuốc còn cao hơn nữa. Sau khi dọa: "Bệnh này rất phức tạp, nếu không chạy chữa kịp thời sẽ gây biến chứng về sau, nhẹ thì vô sinh, còn nặng sẽ gây ra ung thư", vị "bác sĩ" ở đây nói trước hết là phải uống thuốc 15 ngày, loại hoàn tán do bác sĩ đặc chế bên Trung Quốc mang qua, sau đó mới dùng loại thuốc khác bôi lên chỗ có mụn cóc. Giá thuốc có 3 mức khác nhau, 490.000 đồng, 590.000 đồng và 690.000 đồng/ngày. Chúng tôi thắc mắc: "Tại sao trong giới thiệu của phòng khám, có nói bệnh chỉ cần bôi thuốc từ 3-5 phút sẽ rụng mụn cóc và khỏi?", "bác sĩ" trả lời phải uống thuốc để cơ thể bài tiết ra các chất độc, sau đó bôi thuốc mới có hiệu nghiệm.
Còn tại phòng khám đông y K. (trên đường Giải Phóng, Q.Hoàng Mai, Hà Nội), giá thuốc được đưa ra là 250.000 đồng/ngày, điều trị liên tục trong 10 ngày sẽ đảm bảo khỏi bệnh. Thấy "con bệnh" hỏi khá nhiều mà không quan tâm đến việc mua thuốc, vị "bác sĩ" Trung Quốc tỏ vẻ kém vui, cô phiên dịch cũng sốt ruột liên tục giục khách lấy thuốc. Khi thấy khách từ chối hẹn lúc khác đưa người bệnh đến rồi lấy luôn, vị "bác sĩ" thay đổi hẳn thái độ, không thèm nói một lời khi khách chào ra về! Ở phòng khám T.Đ (đường Hùng Vương, Q.10, TP.HCM), giá thuốc được đưa ra là 200.000 đồng/ngày, liệu trình điều trị 80 ngày. Thấy chúng tôi ngồi nhẩm tính, cô phiên dịch nói "có thể giảm cho anh 20%, còn 160.000 đồng/ngày nếu anh lấy nguyên liệu trình điều trị".
Anh Trần Hải Đức (ngụ Q.Hà Đông, Hà Nội) bị bệnh sùi mào gà, kể: "Thấy các phòng khám Trung Quốc quảng bá trị bệnh này chỉ cần bôi thuốc trong vòng 3-5 phút sẽ rụng và khỏi hẳn, nên đến khám. Nhưng khám xong thấy "bác sĩ" kê cho hàng loạt thuốc và điều trị gần một tháng. Tính ra tiền thuốc hết khoảng 15 triệu đồng, nhưng bệnh chẳng thấy thuyên giảm. Đến hỏi thì "bác sĩ" Trung Quốc nói còn tùy vào cơ địa từng người!".
Coi chừng bác sĩ... dỏm

Người nước ngoài hành nghề khám bệnh tại VN thì đơn thuốc, sổ khám bệnh bên cạnh tiếng nước ngoài phải có ghi tiếng Việt rõ ràng để người bệnh đọc được. Nếu không ghi tiếng Việt là sai quy định

Bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP.HCM
Khoảng 5, 6 năm trước, khi rầm rộ các phòng chẩn trị Đông y được quảng bá có "bác sĩ" người Trung Quốc khám bệnh, các cơ quan chức năng kiểm tra một số phòng khám này thì phát hiện không ít "danh y" thực chất chỉ là dạng "sơn đông mãi võ" bên xứ người.
Điển hình, năm 2008 Thanh tra Sở Y tế TP.HCM kiểm tra phòng khám Bác Ái trên đường Hồng Bàng (Q.11, TP.HCM), nơi quảng bá có "bác sĩ" Trung Quốc khám chữa đủ thứ bệnh. Khi đoàn đến kiểm tra, vị "bác sĩ" Trung Quốc xưng tên là Lương Hồng Quang nói đi vệ sinh rồi... chuồn mất dạng. Sau này, qua điều tra, cơ quan chức năng mới hay ông này chỉ là một thường dân bên Trung Quốc, không bằng cấp chuyên môn gì cả, không đăng ký giấy phép hành nghề tại VN... Tại đây, đoàn kiểm tra còn phát hiện 200 kg thuốc không rõ nguồn gốc.
"Sau một thời gian lắng dịu, nay các phòng khám có "bác sĩ" Trung Quốc lại rầm rộ trở lại, cho thấy công tác quản lý lĩnh vực này có chiều hướng quá tải hoặc bị buông lỏng. Cơ quan chức năng cần tiến hành kiểm tra, rà soát lại tất cả các phòng khám đông y được quảng bá có người nước ngoài, xem lại đội ngũ thực tế khám chữa bệnh tại những nơi này, bằng cấp chuyên môn của họ; cả giá bán thuốc cho người bệnh, chứ không thể nói tùy theo thang thuốc mà giá cả khác nhau, rồi muốn bán giá trên trời cũng được, khiến người bệnh tiền mất tật mang", một bác sĩ tại TP.HCM kiến nghị.
3: Lừa dối trắng trợn
Minh họa: DAD
Từ tâm lý "có bệnh thì vái tứ phương", nhiều người đã tin theo những lời quảng cáo mà tìm đến các phòng khám đông y Trung Quốc để chữa bệnh. Kết quả thế nào?
Biến không thành có
Trên một trang web có đăng tải một bài viết rất lớn giới thiệu về phòng khám đông y Trung Quốc (tại 108 Trần Phú, Q.Hà Đông, Hà Nội) rằng: Phòng khám áp dụng các phương pháp chữa bệnh truyền thống của Trung Quốc, sử dụng rất nhiều các loại đông thảo dược quý hiếm kết hợp với các loại chất cơ bản có trong các khoáng vật thiên nhiên thông qua hệ thống máy móc khoa học kỹ thuật cao đã phối chế thành công phương thuốc bí truyền trị liệu mang lại hiệu quả điều trị cao, an toàn cho người bệnh. Cũng trong bài giới thiệu này có đăng tải ý kiến của một số người (có địa chỉ, số điện thoại cụ thể) được cho là đã khỏi bệnh nhờ khám và điều trị tại phòng khám này.
Chúng tôi đã lần theo vài địa chỉ, số điện thoại cụ thể đó và khám phá nhiều điều bất ngờ.
Khi chúng tôi gọi đến bệnh nhân đầu tiên, anh Nguyễn Trường Thọ, 48 tuổi, nhà ở xóm Chùa, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội (số máy di động 098653xxxx) - người được quảng cáo đã từng chữa khỏi bệnh phong thấp tại phòng khám chữa đông y Trung Quốc kể trên - tỏ ra rất bất ngờ. Anh Thọ kể: anh bị đau nhức chân tay, đến phòng khám này được chẩn đoán là phong tê thấp. "Thuốc của họ rất đắt, 800.000 đến 1 triệu đồng/thang bé tí. Tôi điều trị 1 tháng tốn 23 triệu đồng mà chẳng thuyên giảm, thậm chí càng đau. Thấy vậy tôi đến bệnh viện khám thì được chẩn đoán là chệch đĩa đệm, điều trị ở bệnh viện giờ đã hết hẳn đau rồi", anh Thọ kể. Anh cũng không giấu được nỗi bực mình do quảng cáo của phòng khám trên nên thường xuyên có người điện thoại đến hỏi thăm anh về việc chữa bệnh. "Tôi cũng đã nói thật với họ rằng tất cả những thông tin đó đều là bịa đặt", anh Thọ bức xúc.
Anh Thọ còn cho biết, khi đi khám bệnh tại cơ sở này, anh không hề biết mặt mũi của đơn thuốc như thế nào. Bác sĩ khám, sau đó kê đơn bằng những dòng chữ loằng ngoằng rồi nhân viên của họ cầm đi lấy thuốc. Nhiều lần anh đề nghị cho xem nhưng nhân viên của phòng khám nói: “Xem làm gì, người ngoài ngành cũng chẳng hiểu được”. Cũng theo lời kể của anh Thọ, trong những lần đi bốc thuốc tại phòng khám này, anh đã từng chứng kiến cảnh các nhân viên "chạy thuốc" (giấu thuốc đi) khi có thanh tra y tế đến kiểm tra.
Cũng lần theo một mẩu quảng cáo kiểu này, chúng tôi gọi điện tới số máy của bà Nguyễn Thị Mai Oanh, 57 tuổi, nhà số 29 phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội, số điện thoại 043.511xxxx để hỏi thăm về quá trình chữa hết bệnh của bà. Vừa nghe chúng tôi nói có người nhà bị bệnh thoái hóa khớp xương giống như bệnh của bà Oanh, bà đã hoảng hốt nói: “Thôi đừng có dại mà đến đấy để rồi bị lừa cháu ạ. Bác mất mấy chục triệu mà có ăn thua gì đâu. Chết tiền thôi”. Cũng theo bà Oanh, đúng là bà đã đến phòng khám này (người khám là người Trung Quốc), có khai thông tin bệnh nhân, gồm địa chỉ và số điện thoại nhưng họ đã sử dụng thông tin này cho việc quảng cáo lừa dối mà không có sự đồng ý của bà.
Nhiều phòng khám đông y Trung Quốc còn lừa bịp quảng cáo bằng cách thuê người bệnh “ảo”. Chị Nguyễn Thị Thu, bán bún chả tại chợ Nghĩa Tân (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) một lần đã được thuê 200.000 đồng để “đóng vai” người bệnh nói lời cảm ơn đối với một phòng khám đông y vì được phòng khám này chữa trị khỏi bệnh. "Lời cảm ơn" chân thành này của chị sau đó được phát trên Đài truyền hình Hà Tây. Khi có nhiều người bạn hàng trong chợ hỏi thăm, chị thật thà kể sự thật chỉ là được thuê chứ chưa từng bị bệnh, cũng chưa từng biết phòng khám đó ở đâu! Chị Thu còn nói thêm, có nhiều người cũng được thuê đọc “lời cảm ơn” chứ không phải chỉ mình chị.
Tiền mất tật mang
Trong vai một người đi khám bệnh tại một phòng khám đông y trên đường Kim Mã, chúng tôi ngồi chờ và trò chuyện cùng một số bệnh nhân khác. Trong đó có những người đến khám lần đầu và có những người đến khám sau khi đã uống thuốc được một thời gian. Khi hỏi thì thấy đa số những bệnh nhân này đều ở các tỉnh, nghe quảng cáo phòng khám đông y chữa được nhiều bệnh lại phục vụ tốt nên đua nhau đến chữa.
Chị Hoàng Thị Lan, quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh có em gái bị bệnh tâm thần khoảng gần 5 năm nay cũng đã đi khám chữa ở nhiều nơi nhưng không thấy đỡ. Đọc thấy thông tin quảng cáo là phòng khám này có thể chữa được căn bệnh của em mình, chị Lan lặn lội đưa em lên khám và bốc thuốc. Khi nghe chúng tôi nói là mới đi khám lần đầu và muốn hỏi thăm dò xem chữa bệnh ở đây có thấy đỡ không, chị Lan cho biết: “Uống mất hơn 30 triệu tiền thuốc rồi nhưng về chỉ thấy dì nó ngủ nhiều hơn. Hỏi thì bác sĩ bảo bệnh động kinh tức là tâm thần không ổn định nên cho nhiều thuốc ngủ để đỡ lên cơn, phá phách. Ông ấy cũng bảo cứ yên tâm mà chữa rồi sẽ khỏi. Gia đình tôi cũng bảo nhau cố gắng bốc thêm lần thuốc này nữa xem thế nào”.
Anh Hoàng Thanh Quang (số điện thoại 091274xxxx), Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội một hôm bị trúng gió, lại có tiền sử bị đau dây thần kinh tọa nên thấy khắp người đau ê ẩm và khó cử động chân tay. Nghe quảng cáo, anh đến một phòng khám đông y Trung Quốc trên phố Văn Miếu, chỉ thấy họ hỏi qua triệu chứng rồi bảo bệnh của anh phải châm cứu lâu dài kết hợp với uống thuốc mới khỏi. Anh Quang đến châm cứu ở đó và uống thuốc trong hơn 1 tuần mất 3 triệu đồng nhưng bệnh không thuyên giảm mà còn nặng hơn. Anh thậm chí còn không quay được cổ và rơi vào tình trạng mê sảng. Lo quá, gia đình đưa anh đến khám và châm cứu liên tục 1 tuần tại Bệnh viện châm cứu Trung ương thì anh khỏi hẳn.
Trên nhiều quảng cáo của các phòng khám đông y còn giới thiệu là chữa trị được cả bệnh tiểu đường, ung bướu vốn là những căn bệnh nan y mà khoa học hiện đại cũng chưa có một phương thuốc nào thực sự hữu hiệu. Chính vì những quảng cáo tràn lan kiểu này, cùng với tâm lý “sính ngoại” mà không ít người tìm đến những phòng khám này để chữa bệnh nhưng cuối cùng thì tiền vẫn mất mà tật lại mang.
4: Thêm nhiều nạn nhân tố cáo bị lừa
Bà Tâm tại bệnh viện - Ảnh: Thái Sơn
Hôm qua 4.11, có thêm rất nhiều bạn đọc gọi điện, gửi thư và trực tiếp đến Tòa soạn Báo Thanh Niên tố cáo sai phạm của một số phòng khám đông y có bác sĩ Trung Quốc.
Nghe đọc bài
“Toàn thân bỗng dưng trắng bệch”
Đó là trường hợp của bà Trần Thị Tâm, 50 tuổi, ngụ Xóm Mới, xã Ngũ Hiệp, H.Thanh Trì, Hà Nội, hiện đang điều trị tại khoa Lão, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Bà Tâm bức xúc: "Vừa mất tiền oan vừa rước bệnh vào người. Tất cả chỉ vì tin vào quảng cáo đông y Trung Quốc".
Theo bà Tâm, bà bị bệnh viêm đa khớp đã nhiều năm, chạy chữa nhiều nơi nhưng không khỏi. Khi thấy một số phòng khám đông y Trung Quốc quảng cáo có thuốc đặc trị “viêm đa khớp”, bà liền giục con cháu đưa đi khám. Cuối tháng 9, bà Tâm đến phòng khám nằm trên đường Giải Phóng. “Chủ yếu là tôi nghe người phiên dịch nói lại, còn bác sĩ nói tiếng Trung Quốc tôi đâu có hiểu gì đâu. Họ nói bệnh của tôi chỉ cần uống 7-8 thang thuốc là sẽ có chuyển biến tích cực”, bà Tâm kể.

“Uống thuốc 3 ngày đầu thấy tình trạng chảy nước mũi đột ngột hết, nhưng sau đó bệnh tình trở lại y như cũ. Nguy hiểm hơn, đến ngày thứ 10 thì vợ tôi bị xưng phần vú và ngực rất to, phải vào bệnh viện khám…”.
Một bệnh nhân ở Q.7, TP.HCM

Tin lời, bà Tâm bỏ hơn 4 triệu đồng để mua 8 thang thuốc “thần dược” cùng một số loại thuốc dạng hoàn tán. “Trước khi uống thuốc, tôi vẫn đi lại bình thường. Khi uống đến thang thứ 4, thứ 5 thì thấy người rất đau đớn, khó chịu, nhưng nghĩ là bệnh đang chuyển nên tôi cố uống hết thuốc. Nào ngờ uống hết thuốc thì tôi bị sụt mất 6 kg, toàn thân bỗng dưng trắng bệch như người không có máu, tay chân co quắp, không đi lại được, ai cũng nghĩ là chuẩn bị "đi". Gia đình vội vàng đưa tôi thẳng đến Bệnh viện Y học cổ truyền để cấp cứu".
Thạc sĩ Kiều Đình Khoan, Trưởng khoa Lão, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, cho biết do bệnh nhân vừa nhập viện nên trước mắt tập trung cấp cứu, hồi phục sức khỏe vì tình trạng sức khỏe của bệnh nhân khá xấu.
Chỉ có vài viên thuốc con nhộng...
Cũng trong ngày hôm qua, anh H. (nhà ở Q.7, TP.HCM) mang thuốc đến Tòa soạn Báo Thanh Niên bức xúc trình bày: “Tôi cùng vợ và con trai, cả ba đến khám tại phòng khám nằm trên đường Kinh Dương Vương, P.An Lạc, Q.Bình Tân. Tại đây cũng có một người đàn ông nói tiếng Trung Quốc xưng là bác sĩ khám và một cô phiên dịch. Chúng tôi khai bị viêm xoang, chảy nước mũi. Họ chỉ khám qua loa, rồi đưa ra 3 loại thuốc, giá 200 ngàn đồng/ngày; 180 ngàn đồng/ngày và 160 ngàn đồng/ngày. Chúng tôi chọn loại 200 ngàn đồng/ngày và mua tổng cộng 10 triệu đồng tiền thuốc.
Những viên thuốc không nhãn mác được bán cho gia đình anh H. với giá trên trời - Ảnh: Thanh Tùng
Điều lạ là, mức độ bệnh của tôi, bà xã và con trai khác nhau, nhưng họ đều bán một loại thuốc y như nhau. Mỗi ngày 200 trăm ngàn nhưng chỉ có vài viên thuốc con nhộng và mấy viên thuốc màu vàng, màu xanh, màu đen không có nhãn mác gì hết; ngoài ra cứ 10 ngày kèm theo 5 thang thuốc. Uống thuốc 3 ngày đầu, thấy tình trạng chảy nước mũi đột ngột hết, nhưng sau đó bệnh tình trở lại y như cũ, thậm chí còn tệ hơn. Nguy hiểm hơn, khi uống thuốc đến ngày thứ 10 thì vợ tôi bị sưng phần vú và ngực rất to, phải vào bệnh viện khám. Có bác sĩ bệnh viện nói, do uống phải một chất gì đó vào người nên gây ra sưng ngực như thế...”.
Cũng theo anh H., sau khi đi khám bệnh viện về, anh và vợ đã quay lại phòng khám T.S để phản ánh và buộc phải trả lại tiền thuốc. Lúc đầu, phòng khám này đồng ý trả lại 50%, nhưng sau đó vị “bác sĩ” xin bớt. Mặc dù đã được trả lại 4 triệu đồng, nhưng anh H. cho rằng cần phải phản ánh để người bệnh biết, không lâm cảnh tiền mất tật mang như cả gia đình anh.
Bi hài là trường hợp anh H.A (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Anh H.A đến khám ở một phòng khám trên Thành Thái, Q.10, TP.HCM, được “chẩn” bị viêm xoang. “Lúc nghe tôi nói thêm mấy ngày nay có cảm giác đau khi đi tiểu, vị “bác sĩ” chẩn đoán tôi bị suy thận và bảo uống thuốc gồm 2 liệu trình, mỗi liệu trình 20 ngày, tiền thuốc mỗi ngày 300 ngàn, 250 ngàn hoặc 200 ngàn đồng, tùy chọn. Khám xong, họ bảo tôi đặt cọc trước 500 ngàn đồng rồi hôm sau đến lấy thuốc. Về nhà, tôi và người thân đọc Báo Thanh Niên phản ánh tình trạng bát nháo của các phòng khám đông y Trung Quốc nên quyết định đến đòi lại tiền cọc, nhưng họ không trả lại tiền”, anh H.A kể.
Mãi đến sáng 3.11, khi anh H.A “làm dữ” thì phòng khám này mới chịu trả lại tiền cọc...
5: Rủ nhau sang Việt Nam… lấy tiền
Lấy tiền quá dễ
Thấy Báo Thanh Niên vào cuộc phản ánh về thực trạng bát nháo tại các phòng khám đông y có "bác sĩ" Trung Quốc, một người từng làm việc cho phòng khám có "bác sĩ" Trung Quốc ở TP.HCM thấy cần phải nói lên những điều mà mình đã chứng kiến, vì theo chị "thấy tội nghiệp người bệnh quá, họ mất tiền cho những phòng khám này quá uổng...". Chị đã đến tận Báo Thanh Niên hầu mong góp phần nhỏ để người bệnh và cơ quan quản lý biết được thực trạng này.
Chị B.H làm việc cho một phòng khám có "bác sĩ" Trung Quốc tại Q.10, TP.HCM, cho biết: "Hằng ngày tôi ngồi ở phòng khám, chứng kiến họ bán bình quân được khoảng 30 triệu đồng tiền thuốc/ngày. Họ mở phòng khám chủ yếu chỉ để bán thuốc. Đáng nói hơn, có những người mắc bệnh khác nhau, nhưng họ đều bán cùng những viên thuốc như nhau! Người bệnh không hề biết chi tiết này. Tất cả những phòng khám đông y có "bác sĩ" Trung Quốc mà Báo Thanh Niên phản ánh, và còn nhiều phòng khám khác nữa tại TP.HCM đều có dây mơ rễ má với nhau. Họ thấy sang VN kiếm tiền quá dễ, nên rủ nhau sang VN mở phòng khám đông y để bán thuốc lấy tiền, không hóa đơn chứng từ. Họ tập trung "tự giới thiệu" rầm rộ, thuê các MC, người mẫu quảng cáo, nhờ đó mà thu hút được khá nhiều người bệnh. Cũng với những loại dược liệu như các phòng khám cổ truyền trong nước (chỉ 20 - 30 ngàn đồng mỗi ngày uống), nhưng họ bán gấp từ 10 lần trở lên: từ 200 - 300 ngàn đến cả triệu đồng. Các phòng khám này tập trung lấy thuốc tại một cơ sở ở Q.6, TP.HCM. Trình độ chuyên môn của những người Trung Quốc này cơ quan quản lý trong nước không thể thẩm định được. Đến khi họ bị dư luận phản ánh, cơ quan chức năng vào cuộc mới phát hiện ra thì chuyện đã rồi, họ kiếm được một mớ tiền, biến mất như nhiều trường hợp đã xảy ra".

Trong suốt nhiều ngày qua, Báo Thanh Niên liên tục nhận được rất nhiều phản ánh của bạn đọc từ TP.HCM đến các tỉnh, phản ánh về những thủ đoạn gạ bán thuốc tại các phòng khám đông y có “bác sĩ” Trung Quốc ở TP.HCM. Rất nhiều nạn nhân bức xúc vì tiền mất tật mang, bị "dụ" mua thuốc tốn rất nhiều tiền. Đáng lưu ý, trong đó có một trường hợp bị áp-xe cả hai bên mông sau khi được chích gần 20 ngày thuốc tại một phòng khám đông y Trung Quốc, tình trạng đang ngày càng nguy kịch, được đưa vào bệnh viện điều trị, nhưng rồi đã tử vong cách đây hai tuần. Chúng tôi sẽ thông tin về trường hợp này khi có kết quả chính thức từ cơ quan chức năng.

Chiêu nhân rộng phòng khám đông y
Chị B.H cho biết thêm: "Hiện nay các phòng khám đông y Trung Quốc mở ra rất nhiều trong nước, họ nhân rộng phòng khám bằng cách: cơ quan chức năng cấp phép cho một phòng khám, trong đó gồm có một số người hành nghề đến từ Trung Quốc. Sau đó, một số người này tách ra, đến thuê mặt bằng ở nơi khác, kết hợp với một vài người trong nước, thành lập công ty, mở phòng khám. Tất cả các phòng khám này đều hoạt động rập khuôn như nhau, giống y như báo nêu, đó là: có vài cô nhân viên thu tiền, một "bác sĩ" Trung Quốc khám qua loa (sờ mạch, xem lưỡi) qua cô phiên dịch, rồi "gạ" bán thuốc bằng "liệu trình" 30, 40 ngày, 2 tháng. Ai nói không có tiền, họ bảo phải mua ít nhất 10 ngày. Với một người bệnh vào, chí ít họ cũng bán được 10 ngày thuốc, bỏ túi vài triệu đồng. Không biết có "tai mắt" hay sao mà nơi phòng khám tôi làm, mỗi khi có đoàn đi kiểm tra thì họ đều biết trước cả, và "bác sĩ" Trung Quốc tránh đoàn kiểm tra bằng cách ra quán cà phê ngồi...".
Có nhiều điểm trùng khớp giữa những điều chị B.H trình bày với những phản ánh từ các người bệnh mà chúng tôi tiếp nhận trong những ngày qua, nhưng đáng lưu ý nhất là chi tiết: những bệnh khác nhau, đều được phòng khám đông y Trung Quốc bán thuốc như nhau, và toàn là thuốc viên không bao bì, nhãn mác. Đây là điều cơ quan chức năng cần hết sức lưu ý.
Chữ ghi ngoằn ngoèo gọi là toa thuốc và được bán với giá rất cao - Ảnh: Thanh Tùng
Một thầy thuốc trong nước có 40 năm trong lĩnh vực y học cổ truyền, vì bức xúc nạn bát nháo của các phòng khám đông y Trung Quốc, đã âm thầm xâm nhập bằng cách đóng vai người bệnh đến các phòng khám này, và ông nhìn nhận: "Hiện nay, các phòng khám đông y Trung Quốc mở ra từ Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM đến tận Cần Thơ..., trình độ chuyên môn của những người Trung Quốc này không có gì cả, họ chỉ lợi dụng để bán thuốc. Người bệnh cần hết sức cảnh giác. Trong một số loại thuốc còn được trộn Dexamethason với hàm lượng rất cao, mà khi uống vào một số triệu chứng bệnh giảm rất nhanh trong vài ngày đầu, rồi sau đó trở lại như cũ như các trường hợp Báo Thanh Niên đã nêu. Rất hại cho sức khỏe khi uống những thuốc này".
Một bác sĩ của Viện Y dược học dân tộc (TP.HCM) bức xúc: "Rõ ràng là những "bác sĩ" đông y Trung Quốc không rõ trình độ chuyên môn này sang đây chỉ để bán thuốc. Họ không góp phần gì cho sự phát triển của ngành y tế trong nước, không đem lại lợi ích gì cho người bệnh. Để xảy ra tình trạng này là do sự quản lý lỏng lẻo, dễ dãi của ngành y tế trong nước. Họ bán thuốc không rõ nguồn gốc sờ sờ ra đó mà cứ để tồn tại và để nhân rộng, bao nhiêu người bệnh trong nước là nạn nhân tiền mất tật mang của các phòng khám đông y Trung Quốc là trách nhiệm của ngành y tế".(TNOL)

1 comment: