Wednesday, October 12, 2011

Sức khỏe của chúng ta(20)

Tại sao nên khám sức khỏe định kỳ?
Lợi ích của việc phát hiện và điều trị bệnh sớm

Trong hầu hết các trường hợp, việc chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh tật có vai trò rất quan trọng, nhất là trong bệnh ung thư. Theo y văn, ung thư phổi, nếu phát hiện và điều trị sớm ngay từ giai đoạn I A thì tỷ lệ sống còn sau 5 năm điều trị có thể trên 30%, trong khi phát hiện và điều trị ở giai đoạn III thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ khoảng 2-4%.Với các bệnh khác cũng vậy, nếu phát hiện sớm tiểu đường, bệnh nhân có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm trên thận, đáy mắt, mạch máu và tránh được biến chứng nhiễm trùng bàn chân (một trong những biến chứng gây tàn phế cao và có thể dẫn đến tử vong).
Vai trò của khám bệnh kiểm tra sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ giúp chẩn đoán sớm những bệnh nan y như: tiểu đường, xơ gan, ung thư, cao huyết áp, suy thận, các bệnh về tim mạch, rối loạn nội tiết và cả các rối loạn về tâm thần kinh... từ đó có chiến lược điều trị kịp thời.Với những kết quả có được, người thầy thuốc sẽ tư vấn cho bệnh nhân những điều cần thiết để giảm và điều trị dứt điểm các bệnh. Chương trình tư vấn sẽ bao gồm: thay đổi cách sống, thay đổi môi trường sống, thay đổi phương pháp làm việc, bảo hộ lao động, tập luyện thể thao, vệ sinh thân thể và chế độ ăn thích hợp cho từng loại bệnh...
Một số trường hợp đặc biệt khác: Đàn ông trên 40 tuổi, hút thuốc lá nhiều khả năng ung thư phổi rất cao nên chụp X-quang phổi định kỳ mỗi 6 tháng nhằm phát hiện sớm bệnh ung thư phổi. Một số người làm việc ở môi trường ẩm thấp, ở các nước nóng vùng nhiệt đới khả năng bị lao phổi cao cũng nên chụp X-quang phổi mỗi 6 tháng để phát hiện sớm bệnh lao.
Những người béo phì, tuổi trên 40 khả năng tiểu đường týp II lên đến gần 40% cũng nên thử đường huyết và đường trong nước tiểu để phát hiện sớm bệnh tiểu đường.
Phụ nữ trên 40 tuổi, sinh đẻ nhiều, có tiền căn viêm nhiễm cơ quan sinh dục rất cần khám nội soi cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung.
Bệnh ung thư tuyến vú cũng là một bệnh ác tính rất hay gặp ở những phụ nữ độc thân trên 40 tuổi. Việc siêu âm tuyến vú định kỳ mỗi 3-6 tháng cũng có thể giúp phát hiện bệnh sớm ở những đối tượng này. Và nếu phát hiện sớm, khả năng chữa lành bệnh rất cao.
Khám bệnh định kỳ: Khuynh hướng mới tự bảo vệ sức khỏe
Ở mỗi lứa tuổi, mỗi giới nam hay nữ lại thường hay mắc một số nhóm bệnh khác nhau. Nên khi khám bệnh định kỳ, để tránh lãng phí về tiền bạc và thời gian, tốt nhất là nên chọn gói khám bệnh hợp lý. Với gói khám bệnh này, các khám nghiệm lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng sẽ tập trung hơn, điều này làm cho người thầy thuốc dễ dàng hơn trong công tác khám bệnh và điều trị. Cái lợi lớn nhất là thuộc về bệnh nhân, qua việc khám bệnh này, chúng ta sẽ:
- Phát hiện bệnh sớm
- Tiết kiệm tiền bạc
- Tiết kiệm thời gian
- Khả năng chữa lành bệnh cao, ít gây tàn phế...

Hiện nay, tại hầu hết các bệnh viện hiện đại trên thế giới đều có dịch vụ khám kiểm tra sức khỏe theo định kỳ cho mọi lứa tuổi. Đây là cách làm tốt nhất để mỗi người tự bảo vệ sức khỏe của mình.
Uống Nước - Bí Quyết Ngăn Chặn Da Lão Hóa
Ngủ và uống nước là hai hoạt động chúng ta thực hiện mỗi ngày, chiếm nhiều thời gian trong sinh hoạt và cũng là hoạt động giúp chúng ta chống lại quá trình lão hóa một cách hữu hiệu nhất. Nhưng điều đáng tiếc là vẫn còn nhiều người chưa thật sự quan tâm đến giấc ngủ và uống nước.
Muốn làm chậm quá trình lão hóa, hãy uống nước
Nước chiếm 70% trong cấu tạo cơ thể của người trưởng thành, và mỗi tế bào đều yêu cầu có một lượng nước tối thiểu để duy trì sự sống hàng ngày. Có thể nói nước là thành phần không thể thiếu cho toàn bộ chức năng và hoạt động của cơ thể, bao gồm việc tiêu hóa, hấp thu, tuần hoàn, bài tiết, vận chuyển chất dinh dưỡng, xây dựng mô tế bào và duy trì thân nhiệt. Một khi cơ thể không có đủ lượng nước cần thiết, các tế bào sẽ rơi vào tình trạng "chết khát" và dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như đau dạ dày, táo bón, nồng độ cholesterol cao, và các vấn đề khác có liên quan đến da. Một trong những dấu hiệu cho thấy da bị thiếu nước chính là độ đàn hồi của da giảm sút nghiêm trọng. Bạn có thể thử dùng ngón tay kéo nhẹ làn da, nếu da lâu trả lại vị trí ban đầu, điều đó có nghĩa là bạn cần uống nhiều nước hơn. Ngược lại, nếu bạn có thể đáp ứng được lượng nước cần thiết mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy làn da của mình căng hơn và tươi trẻ hơn. Nước không thể giúp làn da được ẩm mượt như ý, nhưng nó là yếu tố nội sinh tác động từ bên trong cơ thể giúp làn da duy trì độ ẩm cần thiết, và độ ẩm chính là chìa khóa để chống lại các nếp nhăn – dấu hiệu đáng sợ của hiện tượng lão hóa da.
Bạn cần bao nhiêu nước mỗi ngày? Khoảng 8-10 ly nước mỗi ngày sẽ đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.Chất lượng nguồn nước có ảnh hưởng gì hay không? Thật ra đây là một vấn đề còn đang gây tranh cãi nhiều. Một số chuyên gia cho rằng "nước an toàn" phải được cơ quan y tế kiểm dịch chặt chẽ để đảm bảo không có chứa các chất như clo, thạch tín các loại kim loại nặng, ngoài ra còn phải bổ sung thành phần diệt khuẩn và các nguyên liệu khác giúp cơ thể hấp thu và giữ nước tốt hơn. Đây là loại nước đáp ứng tiêu chuẩn an toàn EPA. Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng loại nước EPA gây hại cho sức khỏe, hơn nữa, hệ thống xử lý nước tại các đô thị không đáp ứng được tiêu chuẩn đó một cách đồng bộ. Bạn có thể chuẩn bị nước sạch cho chính mình với cách đơn giản nhất là tự chưng cất để có nước tinh khiết, hoặc chọn các loại nước khoáng đóng chai để bổ sung lượng khoáng cần thiết cho cơ thể. Nước không đơn thuần là phương tiện giúp chúng ta giải khát mỗi ngày mà nó đã thật sự trở thành một đồng minh không thể thiếu cho một làn da đẹp.
Chứng táo bón là một trong các triệu chứng của bệnh đường ruột, bệnh trĩ, nhưng thường là do rối loạn chức năng ruột. Chứng táo bón thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới, thường gặp ở những người lao động trí óc hơn những người lao động chân tay.Chứng táo bón ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của con người với các biểu hiện như cảm giác đầy bụng, đầy hơi, đau ở vùng bụng, hay đánh hơi, buồn nôn, tâm trạng kém, cảm giác mệt mỏi, giảm khả năng lao động.Đôi khi, chứng táo bón gây hội chứng rối loạn thần kinh – luôn lo sợ và luôn nghĩ về tình trạng bệnh của mình, nghĩ rằng bệnh ngày càng nặng, không thể chữa khỏi. Thực ra, trong số họ khi thăm khám lâm sàng chẳng phát hiện ra bệnh gì, thường chỉ là do hội chứng rối loạn chức năng ruột (giảm trương lực cơ trơn của thành ruột, giảm nhu động ruột) với các nguyên nhân dễ điều chỉnh.
Chế độ ăn chữa táo bón
Nguyên nhân chính dẫn đến chứng táo bón chủ yếu là chế độ ăn uống không hợp lý, do vậy chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn đã có cải thiện đáng kể.Uống đủ nước: Đa phần những người bị táo bón là do không uống đủ nước trong ngày. Uống không đủ nước dẫn đến giảm tỷ lệ nước trong thành phần của phân và gây táo bón. Bình thường trong thành phần của phân chứa khoảng 75 – 78% nước.
nuoc.jpg
Đa phần những người bị táo bón là do không uống đủ nước trong ngày
Nếu tỷ lệ nước trong phân giảm xuống còn 50% đã làm khối phân khó di chuyển theo ruột già, còn nếu tỷ lệ nước trong phân xuống còn 20% thì khối phân hoàn toàn bị tắc. Khuyến cáo lượng nước cần cho cơ thể mỗi ngày khoảng 2 – 2, 5 lít (400ml/kg cân nặng, ví dụ cân nặng 50 kg thì cần 2 lít nước /ngày), trong đó gồm nước có trong thức ăn (trong cơm, thức ăn, canh, trái cây…) và nước uống ở các dạng khác nhau (nước đun sôi để nguội, nước chè, nước hoa quả…).Mỗi sáng ngay sau khi ngủ dậy, cần uống một cốc nước lạnh (nước sôi nguội, nước khoáng, nước quả) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột và trong ngày uống 6 – 8 cốc nước ở các dạng khác nhau. Nếu lao động thể lực trong điều kiện nóng ẩm, những ngày mùa đông có độ ẩm thấp, phụ nữ đang cho con bú, người đang trong tình trạng sốt thì cần uống nước nhiều hơn.
Tăng cường ăn các thức ăn có nhiều chất xơ: Rau xanh, hoa quả, trái cây khô, hạt ngũ cốc; ăn các chất lâu tiêu như bánh mỳ đen, gạo lức… Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, ức chế quá trình gây thối, ngoài ra các chất độc hại sẽ bám vào các chất xơ và được thải ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, ăn các chất này làm tăng khối lượng phân – kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và gây cảm giác mót đại tiện.
Các thức ăn như các đồ dầm giấm, các đồ xông khói, thịt gân, thịt bạc nhạc cũng là các chất nhuận tràng. Cám gạo cũng rất tốt cho những người bị táo bón, 1 – 2 thìa cà phê/bữa, cho lẫn vào cơm, cháo hoặc pha với nước sôi.
Ăn phải đúng giờ, tốt nhất là ăn rải bữa (4 – 5 bữa /ngày). Trước khi đi ngủ nên ăn một cốc sữa chua, dần dần sẽ cải thiện đáng kể chủng vi khuẩn có lợi trong ruột.
Tăng cường ăn các thức ăn có chứa nhiều magiê như sữa, kê, đậu đũa, khoai lang và một số loại rau như rau đay, rau rền, mùng tơi, rau khoai lang, khoai sọ, đu đủ xanh, chuối tiêu. Như chúng ta đã biết, magiê có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhu động ruột.
Duy trì đi đại tiện 1 lần /ngày, đi đúng giờ, tốt nhất là rèn thói quen đi vào buổi sáng hoặc chiều tối khi không vội vã. Khi đã có cảm giác mót đi thì dù bất cứ bởi nguyên nhân nào (muộn đi làm, muộn giờ tàu xe chạy, có điện thoại…) cũng không được nhịn, bởi vậy cần phải chủ động sắp xếp thời gian. Không rặn khi đi đại tiện để tránh các biến chứng như trĩ, nứt thành hậu môn, đi xong nên rửa hậu môn bằng nước lạnh.
Tránh ăn các thức ăn tinh chế như cháo, súp đặc (khoai tây, cà rốt nghiền…), các thức ăn nhanh (fast food), các thức ăn nóng, các chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay, nước chè đặc, ca cao, rượu nho đỏ. Hạn chế uống rượu, cà phê, hút thuốc.
annhanh.jpg
Tránh ăn các đồ ăn nhanh
Một số loại thuốc có thể gây táo bón như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống nôn, thuốc lợi tiểu, thuốc chữa trị viêm loét dạ dày, thuốc hạ huyết áp. Nếu phải dùng thường xuyên một trong các loại thuốc này thì có thể phải dùng thêm thuốc nhuận tràng.
Chế độ tập luyện
Cuộc sống tĩnh tại ít vận động cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra chứng táo bón. Tăng cường vận động, tích cực tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập rèn sức bền như đi bộ nhanh, chạy cự ly dài, bơi sẽ cải thiện đáng kể tình trạng của các bệnh đường tiêu hoá trong đó có chứng táo bón. Trong khi tập luyện, sự chuyển động của các cơ quan nội tạng, cải thiện đáng kể chức năng của ruột, tăng cường trương lực thành ruột, tăng tiết muối magiê vào thành ruột làm tăng nhu động ruột và phục hồi chức năng tiêu tháo của ruột. Như vậy có thể nói, đi bộ và chạy sức khoẻ là phương pháp hữu hiệu để chữa chứng bệnh táo bón. Ngoài ra, thường xuyên thực hiện các động tác xoa nhẹ ở vùng bụng, xoa với khăn lạnh ẩm cũng có tác dụng tăng cường nhu động ruột và chức năng tiêu tháo của ruột.
Đái Tháo Đường Và Các Biến Chứng Tim Mạch: Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mãn tính, nếu không được kiểm soát tốt sau nhiều năm sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng là các biến chứng trên các cơ quan khác như: mắt, thận, thần kinh, tim và các mạch máu. Các biến chứng này không phải là không thể tránh khỏi. Nếu có những hiểu biết và biện pháp cần thiết để phát hiện và điều trị kịp thời, chúng ta có thể ngăn ngừa và nếu đã mắc thì vẫn có thể điều trị ổn định hoặc đẩy lùi.
Khái niệm chung
Các biến chứng tim mạch là các biến chứng xuất hiện trên cơ sở tổn thương xơ vữa động mạch của các mạch máu lớn và vừa.
Bệnh ĐTĐ làm cho quá trình xơ vữa động mạch của các động mạch lớn và vừa xuất hiện sớm hơn và tiến triển nhanh hơn ở những người không mắc bệnh này. Mặt khác, bên cạnh bệnh ĐTĐ còn có nhiều trạng thái và bệnh lý khác cũng có thể góp phần gây các biến cố tim mạch. Đó là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, trong đó phải kể đến: bệnh tăng huyết áp, các rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, béo phì...
Bệnh ĐTĐ là một yếu tố nguy cơ làm gia tăng sự xuất hiện và mức độ trầm trọng của các biến cố tim mạch (ở cả nam và nữ): tăng nguy cơ bệnh mạch vành lên gấp 1,8 lần, tăng nguy cơ bị tai biến mạch não lên gấp 2,4 lần, tăng nguy cơ viêm tắc động mạch chi dưới lên gấp 4,5 lần.
Theo thống kê các biến chứng tim mạch này là nguyên nhân tử vong của 3/4 số bệnh nhân ĐTĐ ngoài tuổi bốn mươi.
Các biểu hiện thường gặp
Viêm tắc động mạch chi dưới
Đặc điểm: Hay gặp ở người ĐTĐ hơn ở người bình thường (50% bệnh nhân ĐTĐ sau 20 năm tiến triển bệnh). Nguy cơ gây hoại tử cao gấp 7 lần ở người không mắc ĐTĐ và là nguyên nhân dẫn đến cắt đoạn chi của 50% số bị cắt đoạn chi không do chấn thương. Tiên lượng nặng thêm nếu bệnh nhân hút thuốc lá. Thường phối hợp với tổn thương thần kinh tạo nên nguy cơ của bàn chân người ĐTĐ.
Dấu hiệu gợi ý: chứng đau cách hồi, giảm hoặc mất mạch mu chân, bàn chân lạnh, đau chân ban đêm…
Cần phải: được khám bàn chân, bắt mạch chi. Làm thêm xét nghiệm thăm dò chuyên biệt nếu có dấu hiệu gợi ý và phải được điều trị.
Bệnh tim ở người đái tháo đường
Bệnh mạch vành: rất hay gặp và tiên lượng nặng. Tiên lượng được cải thiện bằng kiểm soát tốt và sớm đường huyết.
Biểu hiện: cơn đau thắt ngực không điển hình hoặc không có triệu chứng đau ngực, nhồi máu cơ tim im lặng, bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột tử.
Cần phải: đo điện tim khi mới phát hiện bệnh và làm lại hàng năm, nghiệm pháp gắng sức nếu nghi ngờ trên lâm sàng hoặc điện tim.
Bệnh tăng huyết áp
Đặc điểm: có ở 50% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 sau tuổi 45, có thể xuất hiện trước khi mắc ĐTĐ týp 2. Ở ĐTĐ týp 1 thường là hậu quả của biến chứng thận. Tăng huyết áp làm nặng thêm các biến chứng vi mạch và là nguy cơ lớn dẫn đến các biến cố tim mạch.Cần phải: bệnh tăng huyết áp cần được phát hiện sớm, điều trị thường xuyên và ổn định ở mức <>
Tai biến mạch não
Đặc điểm: hay gặp tai biến do nhồi máu não hơn là do xuất huyết não.
Cần phải: phát hiện các tai biến mạch não thoáng qua. Điều trị tốt ĐTĐ và các yếu tố nguy cơ khác, đặc biệt là tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu.
Rối loạn mỡ máu
Đặc điểm: tăng triglyceride máu, giảm HDL - cholesterol, tăng LDL cholesterol
Cần phải: các rối loạn này có thể được cải thiện phần nào nhờ kiểm soát tốt đường máu. Nếu chưa đạt mức tối ưu cần được điều trị sớm, bao gồm chế độ ăn và chế độ thuốc. Cần làm xét nghiệm kiểm tra các bất thường về mỡ máu tối thiểu một lần mỗi năm. Trong trường hợp điều trị cần kiểm tra mỗi 3 tháng.
Phòng ngừa các biến chứng
Phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ tim mạch (bao gồm ĐTĐ và các yếu tố nguy cơ khác).
Kiểm soát tốt bệnh ĐTĐ.
Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ khác ngoài ĐTĐ.
Ngoài ra, cần giảm trọng lượng cơ thể thừa, tăng cường vận động thể lực, bỏ thuốc lá, giảm uống rượu… để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ tim mạch và từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong do biến chứng tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ.
Sai Lầm Khi Chạy Bộ
Tuy đơn giản nhưng nếu mắc phải sai lầm, chạy bộ có thể đem lại
tổn hại cho cơ thể
Nguồn: teamsugar.com
Chạy bộ là môn thể thao được nhiều người ưa chuộng vì hình thức luyện tập đơn giản, ai cũng có thể tập luyện được. Tuy nhiên, để môn thể thao này phát huy tác dụng tích cực cho sức khỏe, khi chạy bộ bạn cần lưu ý tránh mắc phải những sai lầm sau:
1. Đi sai giày
Đi sai giày không chỉ là lỗi thường gặp đối với những người ưa thích môn thể thao chạy bộ mà còn đối với nhiều môn thể thao khác. Lỗi thường mắc khi đi giày đó là việc đi sai cỡ, đi giày quá cũ, mòn đế và không phù hợp với hình thức chạy. Điều này có thể dẫn đến những tổn thương cho bạn trong quá trình luyện tập.Giải pháp: Hãy mua giày ở cửa hàng có bán loại giày dành cho môn chạy. Khi chọn giày cần chọn đôi vừa chân, không quá rộng mà cũng không quá chật. Không nên sử dụng một đôi giày trong một thời gian quá dài. Khi giày có hiện tượng mòn đế, cũng là lúc bạn nên thay giày mới.
2. Chạy quá sức
Sai lầm này thường gặp phần lớn ở những người bắt đầu luyện tập, lý do bởi họ quá hào hứng nên đã luyện tập quá sức, họ cho rằng "càng chạy nhiều càng tốt". Điều này chính là nguyên nhân gây sai khớp, đau gối...
Giải pháp: Nên luyện tập đều đặn và tăng dần cường độ, không nên luyện tập quá sức.
Nên lưu ý đến những biểu hiện của sự đau nhức. Nếu cảm giác đau nhức không thuyên giảm mà càng có xu hướng tăng lên là dấu hiệu cảnh báo bạn nên dừng việc luyện tập lại và phải đợi cho đến khi cảm giác đau đớn hoàn toàn biến mất mới luyện tập tiếp.
3. Sải chân quá rộng
Nhiều người cho rằng việc sải chân rộng sẽ giúp chạy nhanh hơn và hiệu quả hơn, tuy nhiên điều này lại hoàn toàn sai, mà thay vào đó việc chạy với sải chân rộng sẽ khiến bạn "lãng phí" năng lượng.
Giải pháp: Không nên sải chân quá rộng, mỗi bước chạy bằng khoảng hai bước chân vừa phải.
4. Không "hãm phanh" khi chạy xuống dốc
Khi chạy xuống dốc, bạn thường có thói quen chạy nhanh, lao về phía trước và không chú ý đến việc giảm tốc độ.
Giải pháp: Giảm tốc độ và chạy chậm lại.
5. Không uống đủ lượng nước
Việc thiếu hụt lượng nước trong khi luyện tập sẽ khiến hiện tượng cơ thể bị khử nước gây nên những tổn hại sức khỏe.
Giải pháp: Bạn nên uống đủ lượng nước khi luyện tập, tuy nhiên cần chú ý lựa chọn loại nước uống và uống với lượng bao nhiêu.
Một số lưu ý:
- Một giờ trước khi luyện tập, hãy uống khoảng 453 đến 680 gam nước lọc hay những loại nước không có chứa caffein.
- Để tránh hiện tượng khử nước trước khi bắt đầu chạy bạn hãy uống khoảng 113 - 226 gam nước.
- Bạn cũng nên uống khoảng 170 - 226 gam nước cứ sau 20 phút chạy.
6. Mặc sai trang phục
Là mặc quá nhiều hay quá ít quần áo so với điều kiện thời tiết. Điều này có thể gây nên các căn bệnh liên quan đến tim mạch hay chứng cảm lạnh.
Giải pháp: Nên chọn loại quần áo bằng chất liệu vải sợi hay lụa, có khả năng thấm hút mồ hôi.
7. Chạy quá nhanh ngay khi bắt đầu
Chạy quá nhanh ngay khi bắt đầu không đem lợi ích cho sức khỏe mà còn đi ngược với lợi ích vốn có của nó.
Giải pháp: Khi chạy bạn cần ít nhất 40 phút để khởi động. Đầu tiên hãy đi bộ chậm khoảng năm phút, sau đó đi bộ nhanh hơn một chút. Nếu bạn cảm thấy các cơ chưa đủ độ căng, cần tăng tốc độ nhanh hơn. Điều chỉnh khoảng cách cân bằng giữa các bước chân để tránh sự va chạm đối với đầu gối và các khớp.
Chống Mỏi Mệt Khi Bay
Phải ngồi yên trên chiếc ghế chật hàng giờ cơ thể làm bạn bị chuột rút, đau cơ bắp ở- người và chân, cảm thấy mệt mỏi. Để giảm bớt những sự khó chịu đó bạn có thể làm như sau:
- Duỗi bàn chân ra trong 5 giây rồi lại trở lại vị trí bình thường. Làm nhiều lần, chú ý, sao cho các bắp thịt. Làm nhiều lần, chú ý sao cho các bắp thịt làm việc tại các khu vực gan bàn chân, đùi, mông, vai, cổ, cánh tay, bàn tay.
- Lắc cổ sang 2 bên rồi quay tròn từ từ. Làm 4 lần rồi đổi chiều.
- Nhún 2 vai rồi quay tròn.
- Giơ cao tay lên trần. Tay trái rồi tay phải.

Để sự hưu thông máu ở chân tǎng lên, nên:
- Cử động các ngón chân, bàn chân lên, xuống nhiều lần.
- Đứng lên, và nếu có thể, cứ 2 giờ lại dời chỗ để đi một quãng. Tập thở chậm và sâu. Lượng oxy trong máy bay ít hơn trong không khí ngoài trời. Bởi vậy, việc thở chậm và sâu giúp bạn hít được nhiều oxy vào phổi để cung cấp cho máu. Như vậy, bạn cũng sẽ cảm thấy đỡ mệt và nhức đầu.

Nhũng người có bệnh, đi máy bay nên chú ý
Có bệnh tật đặc biệt cũng vẫn có thể đi máy bay. Để được phục vụ đặc biệt, bạn nên:
- Nếu bạn có chân tay giả hoặc phải đeo máy trợ tim, đi xe lǎn, bạn nên mang phiếu sức khỏe lại cho bác sĩ hoặc phòng y tế chứng nhận. Sau đó, đưa vào máy ghi nhận ở sân bay, trước chuyến đi.
- Nếu bạn muốn ǎn chế độ đặc biệt, báo cho người bán vé hoặc người phụ trách chuyến bay, 24 giờ trước khi bay. Nhiều hãng máy bay có phục vụ các món ǎn ít mặn, ít cholesterol đặc biệt cho những người có bệnh tiểu đường và các món ǎn khác.
- Nếu bạn cần ngồi xe lǎn, báo cho hãng máy bay 48 giờ trước trước chuyến bay.
- Nếu bạn cần mang theo chó dẫn đường và giúp đỡ, cũng báo cho hãng máy bay trước chuyến bay
.

1 comment: