Monday, October 3, 2011

An toàn thực phẩm(6)

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Đây là thời điểm làng nghề làm mứt truyền thống Xuân Đỉnh nhộn nhịp nhất trong năm. Thế nhưng, những ngày này, ai đi qua đây đều không khỏi hãi hùng khi chứng kiến công nghệ làm mứt của một số hộ dân địa phương.
Dù trời lất phất mưa, nhưng con đường Xuân La (dẫn vào làng Xuân Đỉnh) với vỉa hè rộng đến hơn 2m phủ kín bí đao đã cắt thành từng miếng nhỏ sau khi được trải một lớp nilon mỏng ngay trên cạnh những đống đất hay vật liệu xây dựng, vài chú chó chạy lung tung mặc cho mưa nắng và bụi đường cuốn lên mù mịt sau mỗi chuyến xe qua.
Trên mỗi đoạn vỉa hè là một khoảng bí, chỗ màu xanh của bí vừa được phơi, chỗ có màu trắng của bí đã phơi được vài nắng. Để bí khô đều, thỉnh thoảng lại có công nhân lật từng miếng bí. Điều đáng nói là phần lớn những người phơi bí đều đi cả dép hoặc ủng giẫm lên bí. Tay thoăn thoắt lật bí, chân lúc giẫm xuống đường, lúc giẫm lên bí như một việc đương nhiên.
Thắc mắc về vấn đề vệ sinh, và tại sao lại đem phơi bí giữa lúc trời mưa, một công nhân cho biết: “Thời gian đâu mà đem cất đi đợi trời nắng rồi mới phơi. Tết sắp đến nơi rồi, thời gian là vàng bạc. Làm được bao nhiêu là chúng tôi đem ra phơi hết. Mưa gió cũng kệ. Lấy đâu ra người mà đem ra phơi rồi lại cất vào? Với lại phơi chỉ để cho mứt trắng hơn thôi. Đây chỉ là công đoạn đầu. Đằng nào chẳng phải chế biến lại. Với nhiệt độ lên tới vài trăm độ C thì vi trùng nào sống được mà lo bẩn?”.Ngay sát tại cổng chào mừng với dòng chữ đỏ rực rỡ “Làng nghề bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh kính chào quý khách”, một cái lán được dựng lên, trong đó gần chục người thợ đang gọt, thái bí, cà rốt. Không đồ bảo hộ lao động, dụng cụ làm việc cũng chỉ là những thiết bị thô sơ, những người thợ thoăn thoắt nạo bí, thái ra thành từng miếng. Kế bên đó là mấy chiếc bể xi măng ngâm bí đen sì, một người thợ, hai chân giẫm lên thành bể, tay cầm xẻng đảo liên tục. Nước thải lênh láng khắp lòng đường.
Do thiếu không gian sản xuất nên mọi khoảng trống trong làng, ngoài ngõ đều được tận dụng. Hai bên đường làng chật chội, người ta bày cả bếp và những dãy nồi san sát. Mặc cho bụi bặm, ruồi nhặng, tràn ra hai bên đường làng ẩm ướt vì nước vôi là những nhóm người ngồi bệt xuống đất mà gọt, thái và đóng gói mứt. Cũng không có gì là lạ khi nhìn thấy những miếng bí lẫn với vài chú ruồi chết trong các thùng phuy. Cũng do thiếu mặt bằng nên bí được phơi la liệt khắp mọi nơi, miễn là có diện tích trống, từ nóc nhà, lòng đường, hẻm ngõ...
Bí được trơi trắng giữa đường làng, lâu lâu lại có người dùng chân để gạt bí
Hiện tại, ở Xuân Đỉnh có 45 cơ sở hoạt động sản xuất bánh kẹo trong làng nghề, phần lớn đều có giấy phép kinh doanh. Những hộ kinh doanh thời vụ không có giấy phép nhưng vẫn thực hiện việc sản xuất như bình thường.Không thể phủ nhận rằng nhiều cơ sở làm bánh mứt kẹo tư nhân ở Xuân Đỉnh đã chịu khó đầu tư cải tiến công nghệ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Điển hình như cơ sở sản xuất nổi tiếng và lâu đời mang tên Sinh Hùng.

Bể nước rửa bí này gần cả tháng chưa hề được thay nước
Tại cơ sở sản xuất này, những thùng nguyên liệu ngâm các loại quả như bí đao, cà rốt, quất... được xếp cạnh nhau khá ngăn nắp, có phân chia rạch ròi các khu chế biến, đóng gói.Tuy nhiên vẫn còn không ít hộ gia đình chưa chú trọng hoặc cố tình quên đi vấn đề này.

Làm mứt cà rốt
Với cách làm của một số ít hộ dân này, không chỉ uy tín của làng nghề ngót 50 năm bị ảnh hưởng mà còn gây tâm lý e ngại cho người tiêu dùng đối với mứt, một món ăn không thể thiếu của người Việt mỗi dịp Tết đến, xuân về.(Theo Hà Nội Mới)
Kinh hoàng công nghệ sản xuất mứt meNguyên liệu "tọa lạc" luôn xuống nền nhà, không che đậy, thùng chứa cáu bẩn, sản xuất bên cạnh nhà vệ sinh... là dây chuyền làm mứt me bán Tết của một cơ sở tại quận Tân Phú, TP HCM, bị Thanh tra Sở Y tế thành phố kiểm tra sáng nay.


Nguyên liệu chế biến không che đậy, bày luôn xuống nền nhà.

Hạt me rửa trong máng nước ẩm thấp kém vệ sinh.

Mứt được trộn trong những thùng không được che chắn.

Nơi ngâm nguyên liệu chế biến nằm cạnh nhà vệ sinh. Tất cả đều không được che đậy.

Một góc xử lý me trước khi chế biến.

Me sau khi trộn bằng máy, được cho ra thau, đặt luôn dưới nền nhà.

Cáu bẩn khắp nơi trong khu vực sản xuất.

Với tay trần, không bao tay, khẩu trang, hai nhân viên đang cho me thành phẩm vào lọ.

Cuối cùng là khâu đóng nắp, dán nhãn. Chủ cơ sở cho biết, mứt me của ông được tiêu thụ tại TP HCM và các tỉnh lân cận.
Thấy làm hết dám ăn
Trong vai của lái buôn mứt tết, trưa ngày 20/12, chúng tôi đến cơ sở sản xuất bánh mứt V.

Những trái thơm (dứa), nguyên liệu làm mứt để trong những bao ni-lông, cạnh nhà vệ sinh (Ảnh: VNN)
Thấy làm hết dám ăn

Gừng để ở nơi mất vệ sinhTrong vai của lái buôn mứt tết, trưa ngày 20/12, chúng tôi đến cơ sở sản xuất bánh mứt V.H (đường Hậu Giang, quận 6) theo địa chỉ trong danh sách các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của sở Y tế TP.HCM. Đập ngay vào mắt chúng tôi là những nhân viên cởi trần, mồ hôi nhễ nhại đang ngồi sên mứt ngay lối đi ra sau nhà. Cạnh đó là một thùng nước lớn đen ngòm đang ngâm chung khoai, me đã lột vỏ.

Lạp xưởng để tràn dưới đất (Ảnh: VNN)Thấy chúng tôi săm soi khá kỹ thùng nước, bà Âu, chủ cơ sở vội vàng giải thích: “Ngâm cho nó trắng mứt chứ không có gì ở trong đâu”. Khi chúng tôi hỏi chất làm trắng đó là gì thì bà Âu từ chối trả lời: “Mấy cậu lo gì, nó ngấm vô thì lát sên lên nó cũng bốc hơi hết chứ có dính lại đâu”.

Đi sâu thêm vào trong, chúng tôi thấy có hàng chục thùng nhựa đựng mứt thành phẩm bày la liệt trong tình trạng không có gì che đậy và có sự “hiện diện” của khá nhiều gián, kiến, thằn lằn. Dưới sàn nhà những tàn thuốc lá vứt ngổn ngang và một túi nylon đựng rác sinh hoạt treo cách thùng mứt gừng nửa mét. Vừa đưa máy ảnh lên định chụp, chúng tôi bị một nhân viên lao đến ngáng ngay trước mặt, gằn giọng: “Các anh đi mua mứt mà chụp hình làm gì. Chỗ này cấm chụp”.


Thanh tra Sở Y tế TPHCM kiểm tra việc làm mứt của cơ sở Tân Hồng Phát
Đi tiếp sang lò mứt L.L (Xóm Đất, quận 11) và N.C (Minh Phụng, quận 6) chúng tôi cũng chứng kiến được những kiểu làm mứt rùng mình: khu vực làm mứt nằm sát bên nhà vệ sinh, nồng nặc mùi hôi thối. Me được chất đầy trong những cái thau to và được lột vỏ bằng cách lấy chân đạp nhồi cho vỏ bong ra.

Vôi quét tường được sử dụng để ngâm nguyên liệu làm mứt

Theo quy định của bộ Y tế, khu vực sản xuất phải cách biệt với khu nhà ăn để tránh ô nhiễm chéo, thế nhưng ở lò mứt N.C, khu vực chế biến mứt cũng là nơi nấu ăn. Nhân viên gói mứt thì tỉnh bơ dùng tay trần bốc mứt cho vào giấy kiếng và bóp nén chúng theo những hình vuông tròn khác nhau.

Kiểm tra đến đâu sai đến đó

Bên cạnh ghi nhận của chúng tôi, trong tuần qua, đoàn thanh tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố cũng đã đột kích một số cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh các mặt hàng bánh mứt trên địa bàn quận 3 và quận 6.

Một thành viên của đoàn cho biết, so với năm ngoái tình trạng làm mứt năm nay ở những lò mứt làm thủ công, gia truyền vẫn tiếp tục không bảo đảm an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng: nguyên liệu làm mứt không rõ nguồn gốc; lạm dụng hoá chất tẩy trắng, làm giòn ngoài danh mục cho phép; không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; khu vực chế biến mứt và trang thiết bị không bảo đảm điều kiện khoảng cách, vô trùng như quy định; nhân viên không được khám sức khoẻ định kỳ; không có bao tay, khẩu trang khi làm việc…

“Hầu như cơ sở nào chúng tôi vào kiểm tra cũng đều thấy sai phạm. Thậm chí có cơ sở các đoàn quận huyện mới kiểm tra tuần rồi, tuần này chúng tôi đi tái kiểm trở lại, các sai phạm vẫn còn nguyên”, thành viên này nói.

Trao đổi với báo giới ngày 21/12 về những lò mứt có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng điều kiện chế biến vẫn rất mất vệ sinh, ông Huỳnh Lê Thái Hoà, trưởng phòng Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm TP.HCM cho biết sẽ yêu cầu thanh tra kiểm tra lại những trường hợp này và sẽ áp dụng chế tài thật nặng nếu đúng như vậy, “thậm chí có thể đình chỉ hoạt động ngay nếu cơ sở đó vi phạm quá mức”, ông Hoà nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hoà, cho dù lực lượng thanh tra có quyết liệt đến mấy thì cũng không thể bảo đảm tuyệt đối an toàn thực phẩm cho người dân, “điều cần nhất là mọi người phải có ý thức bảo vệ sức khoẻ của mình. Chỉ nên chọn những sản phẩm có nhãn mác, địa chỉ rõ ràng, bày bán ở những nơi tin cậy. Chịu mắc một chút để an toàn còn hơn ham rẻ mà tiền mất, tật mang”, ông Hoà khuyến cáo.

Kinh hoàng công nghệ… làm dưa chua
Sau khi đổ các loại rau củ vào bể muối dưa, nước một màu đục ngầu nổi lên. Bên trên mặt nước, ngoài bồng bềnh dưa củ cải còn rác, ruồi nhặng chết trước đó.
“Hái” tiền từ đồ bỏ đi!
Chợ đầu mối Bình Điền và chợ nông sản Thủ Đức ở TP.HCM ngày ngày tiếp nhận cả hàng ngàn tấn rau, trong đó nhiều nhất là rau cải bẹ, bắp cải, xu hào và cà, kiệu các loại.
Tuy nhiên, không phải khi nào rau quả ở khu vực chợ đầu mối này cũng tiêu thụ hết. Một số ít do bị bầm dập, hay bị hư hại do sâu bọ… thường bị chê nên các chủ vựa rau chỉ còn cách đổ đống, may lắm bán tống bán tháo với giá bèo.
Một chủ vựa rau ở chợ nông sản Thủ Đức cho biết, cửa hàng chị “trùm” về rau cải, bắp cải, các loại rau làm dưa. “Mỗi ngày tôi nhập hơn 5 tấn rau các loại, chủ yếu xuất bán cho các đại lý làm rau sống, làm dưa ở khu miền Đông Nam Bộ. Do vận chuyển đường xa về nên khi nào cũng trừ phần hư hỏng do thối nát một lượng nhỏ khoảng 50- 100kg.
Loại rau loại thải bỏ đi này thường cho để người dân mua để nuôi heo. Tuy nhiên, gần một năm lại đây, rau loại thải lại bán được với giá 200- 500 đồng/kg cho nhiều người dân mua về để họ “tái chế”. Người thì làm dưa, có nơi làm mắm…”- Chị này kể.
Khoảng 4 giờ sáng, tại các vựa rau ở chợ Bình Điền huyện Hóc Môn, hàng chục chiếc xe tải ùn ùn kéo về tập kết rau quả cho các vựa rau. Tại đây, đội quân bốc vác kiêm luôn “tút” lại cho rau sạch sẽ bằng cách loại hết phần rau bị úa, thối, bầm dập…rồi đóng lại thành các thùng hàng lớn chờ đại lý đến thu mua, hoạt động tấp nập.
Một công nhân bốc xếp cho biết, số rau loại thải này có khi lên đến hàng tạ tại một vựa rau, tính hết cả chợ cả hàng ngàn tấn. Anh công nhân này kể, cứ như thông lệ, sau khi rau thải ra, nhanh chóng hàng chục xe ba gác ùn ùn tới và “ngoạm” sạch rau bẩn chở về các nhà “kinh doanh” dưa chua trên địa bàn TP.
Chị Hoàng Thị Loan- chủ sạp rau ở chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh cho biết, mỗi ngày chị bán hơn 100kg rau, số rau hư hỏng vứt vào giỏ rác và chiều chiều có đội thu gom là dân ve chai đến bới móc lấy sạch, sau đó về gom lại để bán.
Tại các chợ khác, sau mỗi buổi chiều, số rau còn lại bị úa vàng bỏ đi, vứt bừa bãi trên các đống sình lầy, cống rãnh nhưng sau đó đều được “rửa sạch” và bán lại.
Thấy là… sợ!
Khi chúng tôi “đột nhập” vào cơ sở làm dưa chua khá lớn trên đường Khuông Việt, phường Phú Trung, quận Tân Phú, nơi đây có gần 10 công nhân đang hì hục xé nhỏ các bắp rau cải, cải bẹ để ngổn ngang choán cả lối đi.
Ngoài phía cổng vào, cả gần 2 tạ rau nát vừa được 3 chiếc xe ba gác đổ xuống, án ngữ ngay cổng vào. Sát lối đi vào nhà xưởng được ông chủ cơ sở dưa cho xây 3 hố dầm rau cải khá lớn, bên trong ngâm đầy bắp cải được xé nhỏ ra với nước đục ngầu, xộc lên mũi một mùi thum thủm đến khó thở.
Đi sâu vào bên trong cơ sở, là hàng chục loại rau như dưa trái đu đủ thái mỏng, củ kiệu, cà rốt, bắp xu hào, hành củ…được phơi trên các tấm nilông có diện tích 20m2, ruồi nhặng bám vào đen xịt, thỉnh thoảng bay tán loạn khi có tiếng động của người.
Trên một bạt nilông, một công nhân ở trần, đi chân không, mồ hôi nhễ nhại dùng tay xốc củ kiệu lên hóng cho khô. Ông chủ của cơ sở làm dưa Khuông Việt giới thiệu tên Tiến, vào nghề làm dưa từ 2 năm nay.
Theo ông Tiến, mỗi ngày cơ sở của ông chế biến khoảng 3 tạ dưa các loại, trong đó chủ yếu là dưa cải cung cấp cho các quán cơm bụi, vỉa hè và cả nhà hàng quán ăn khác trên toàn địa bàn TP.
Ngay sau khi sở thị các công nhân của cơ sở này làm dưa, chúng tôi “sởn da gà” khi thấy họ đưa hàng chục thùng dưa được xé lẻ còn dính cả bụi đất, cùng các loại dưa đã được phơi nắng trước đó đổ ùm vào bể cùng với muối và nước.
Sau khi đổ các loại rau củ vào, nước một màu đục ngầu nổi lên. Bên trên mặt nước, ngoài bồng bềnh dưa củ cải còn rác, ruồi nhặng chết trước đó. Vừa lúc 2 công nhân mang ủng cùng đạp dưa xuống, vừa đạp vừa lấy một thanh gỗ trộn đều.
Một công nhân không ngần ngại: Để dưa mau chín và giòn họ phải trộn thêm dấm và một số hóa chất. Anh này còn cho biết, các loại dưa này thường được thu mua lại từ các vựa rau ở chợ đầu mối, sau đó đưa về rửa qua nước lạnh, phơi và thái ra trước khi ngâm.
Đối với các loại dưa củ kiệu, sau khi phơi xong, nó được cho chung vào trong một chiếc thùng nhựa cỡ 100 lít, sau đó nấu đường, nước muối đổ vào.(Theo TP)
Chế biến đậu hũ bằng công nghệ... kinh hoàng!
Dùng tay hòa tan thạch cao với nước
Đậu hũ là món ăn phổ biến vì rẻ tiền và lành tính nhất trong số các món ăn bổ sung nhiều chất đạm. Thế nhưng, khi chúng tôi được chứng kiến tận mắt công nghệ chế biến đậu hũ tại cơ sở, thì chỉ có thể thốt được hai từ: "kinh hoàng!".
Tiếp cận một "công nghệ điển hình"
Từ lâu chúng tôi đã nghe râm ran chuyện nhiều cơ sở chế biến đậu hũ vì lợi nhuận đã bỏ thạch cao vào để tăng độ đông kết, trọng lượng đậu thành phẩm. Nhưng nghe nhiều mà chưa lần nào được mắt thấy, dù cứ có cơ hội là năn nỉ và đã năn nỉ. Lý do gần như duy nhất để các cơ sở từ chối là "bí quyết gia truyền", vì hầu hết các cơ sở chế biến đậu hũ ở TP.HCM, theo chúng tôi biết, đều chỉ ở quy mô gia đình, dù mỗi ngày cho ra lò hàng trăm ký thành phẩm...
Cho đến một ngày cuối tháng 4/2005, sau nhiều lần "làm quen" với một chiến hữu V. mới chịu giới thiệu chúng tôi với "ông anh kết nghĩa" chuyên làm đậu hũ ở P.Trung Mỹ Tây, Q.12, TP.HCM để học nghề. Lời giới thiệu của V. quả có trọng lượng, vợ chồng H. - chủ cơ sở kiêm... công nhân sản xuất - đã vui vẻ tiếp và hẹn chúng tôi 9 giờ tối hôm sau đến "học việc". Đúng hẹn, chúng tôi có mặt tại cơ sở sản xuất. Đó là một căn nhà cấp 4 xập xệ, phía trước được dùng làm nhà ở, phía sau ngăn ra khoảng 30m2 để làm "phân xưởng" sản xuất. Chừng đó diện tích mà được bố trí một máy xay, hai lò nấu, một giàn khung ép đậu, một bể nhỏ dự trữ nước và hơn chục thùng, xô, chậu lớn nhỏ bày tứ tung trên nền xi măng ướt, rêu mốc loang lổ, để sản xuất đậu. Mùi chua nồng, hôi hám của xác bã đậu để lâu lên men, của nền nhà ẩm ướt và hình như của cả chuồng heo cách đó không xa... khiến chúng tôi không khỏi rùng mình...

Đổ thạch cao hòa sẵn vào thùng nước cốt đậu
Khi chúng tôi đến, vợ H. đang ép những khuôn đậu hũ của mẻ đầu tiên, còn H. lui cui xúc từng rổ đậu đã ngâm sẵn bỏ vào máy xay mẻ thứ hai. Chưa đầy 10 phút sau, khoảng 10 kg đậu hạt đã biến thành một thùng nước cốt đậu trắng nõn nà. H. lấy chiếc xô nhỏ múc nước đậu mới xay đổ vào vạc đặt sẵn trên lò lửa đỏ rực. Thêm hơn chục phút nữa, vạc nước đậu sôi lên ùng ục. Từng ca nước đậu lại được múc đổ vào chính chiếc thùng lúc nãy đựng nước đậu sống mà chẳng cần rửa, trong đó có để sẵn miếng vải xô đã ngả màu cháo lòng để lọc bã. Khi đổ đầy thùng, H. túm bốn góc miếng vải kéo lên, lắc vài cái rồi ném cả miếng vải bọc bã vào chiếc thùng đầy bã đậu cũ gần đó. Trong lúc thùng nước đậu còn nóng hổi, H. lấy ca nhựa đến bên chiếc thùng ở góc xưởng, múc từ đây 3 thìa bột trắng mịn như xi măng trắng cho vào ca, đổ đầy nước, dùng tay hòa tan rồi đổ thẳng vào thùng nước đậu. Tiếp đó, anh ta lấy thìa nhôm dài đảo đều thùng nước đậu lên. Thật kỳ lạ, chỉ vài phút sau, cả thùng nước đậu bốc hơi nghi ngút từ từ đông đặc lại thành... cốt đậu. Rồi cứ thế, cốt đậu được múc lên những dãy khuôn chờ sẵn để ép thành những miếng đậu...
Phụ gia mua từ cửa hàng... vật liệu xây dựng!
Thứ bột trắng mịn như xi mắng trắng được H. cho biết là thạch cao. "Theo cách làm dân gian, đậu sau khi xay và nấu phải cho nước chua vào để tạo độ đông kết. Nhưng dùng nước chua thì độ đông kết thấp, khi ép sẽ rất hao. Thay nước chua bằng thạch cao, độ đông kết vừa cao vừa nhanh, khi ép rất ít hao mà đậu thành phẩm lại rắn, lợi nhuận gấp 2-3 lần dùng nước chua mà người tiêu dùng lại rất thích!" - H. "bật mí". Hằng ngày, vợ chồng H. sản xuất từ 19 giờ đến 2 giờ sáng hôm sau, được khoảng 10 mẻ đậu, mỗi mẻ xay 10 kg đậu hạt và sử dụng khoảng trên dưới nửa ký thạch cao. Loại thạch cao này do Công ty N.H sản xuất, H. cho biết có thể tìm mua ở các cửa hàng vật liệu xây dựng với giá 60.000 đồng/bao 40 kg. "Có phải loại thạch cao để dùng nặn tượng không?" - chúng tôi hỏi. "Em cũng chẳng biết. Chỉ biết có hai loại thạch cao, một loại bột to, một loại mịn. Làm đậu thì mua loại mịn về làm, đông nhanh mà ăn không sạn". Như hiểu được nỗi băn khoăn của chúng tôi, H. cười: "Em làm đậu 5-6 năm nay, bán ra mấy chợ trong thành phố mà thấy người ta ăn có ai chết đâu. Mà ở thành phố này đâu phải có mỗi cơ sở của em dùng thạch cao làm đậu hũ?".

Múc nước cốt đậu vào khuôn ép
Đem chuyện thạch cao bỏ vào đậu hũ kể cho một chủ cơ sở ở P.Hiệp Thành, Q.12, nghe thì ông này khẳng định đó là "chuyện nhỏ". K. - một chủ cơ sở sản xuất đậu hũ ở Thủ Đức, cho biết anh ta cũng dùng thạch cao để sản xuất đậu hũ từ mấy năm nay. "Tôi học được bí quyết này từ một cơ sở trong Chợ Lớn. Lúc đầu không biết, lại tham pha nhiều nên nếm đậu cứ thấy tê cả lưỡi. Giờ thì tốt rồi. Mỗi ngày tôi làm 1 tạ rưỡi đậu, đem giao cho các bếp ăn tập thể của các xí nghiệp, trừ hết chi phí cũng còn lời khoảng 500 ngàn đồng".
Không chỉ dùng thạch cao để tăng lợi nhuận, D. quê ở Bắc Giang, một chuyên gia sống bằng nghề bán "công nghệ" làm đậu hũ cho một số gia đình từ miền Bắc vào, cho biết để tận dụng cả bọt đậu (nước đậu khi nấu lên thường có nhiều bọt, nếu hớt đổ đi sẽ rất hao), một số cơ sở còn dùng hóa chất khử bọt. "Loại hóa chất này sền sệt như mỡ heo, mua ở chợ Kim Biên giá chỉ 12-15 ngàn đồng/lít dùng cho cả tấn đậu. Trong lúc đang nấu, chỉ cần bỏ vài giọt hóa chất này pha loãng với nước rồi đổ vào là cả vạc đậu không có chút bọt nào" - D. giải thích. Cũng theo D., dùng thạch cao thì đậu sẽ bớt béo, vì thế một số cơ sở còn sáng chế cách bỏ bột béo vào trong đậu để đánh lừa cảm giác người tiêu dùng...
Thạch cao: Nung nóng... là hết độc hại?
Để tìm hiểu thêm về thạch cao làm đậu hũ, chúng tôi liên lạc qua điện thoại với Công ty N.H theo chỉ dẫn. Một người nữ xưng là nhân viên Công ty N.H cho biết công ty không sản xuất thạch cao dùng trong thực phẩm, chỉ sản xuất thạch cao dùng cho công nghiệp. Tuy nhiên, ông H. - Giám đốc Công ty N.H lại khẳng định chắc nịch là N.H vẫn thường bán thạch cao làm đậu hũ với giá đến các đại lý là 1.450 đồng/kg. Khi chúng tôi hỏi loại thạch cao này được cho phép dùng trong thực phẩm không thì ông H. "ậm ừ" rồi giải thích: "Nói chung về mặt kiểm nghiệm thì nguồn thạch cao từ xưa đến nay cũng chưa cho đưa vào danh mục để kiểm nghiệm trong thực phẩm, rất là khó. Nhưng mà tụi tui sản xuất bán cho trong thực phẩm thì tụi tui vẫn bán. Tại vì nó nung ở nồng độ cao mấy ngàn độ thì nó cũng đảm bảo vệ sinh lắm, không có gì mà ảnh hưởng (?). Tất cả các đậu hũ làm trên thị trường đều phải có thạch cao hết. Vì thạch cao làm chất xúc tác cho đậu hũ đông đặc. Cả các loại bánh kẹo, mứt cũng phải dùng thạch cao vì không có thạch cao nó đâu đông đặc được" (!).
Thực phẩm bị ô nhiễm kim loại nặng sẽ gây hại cho cơ thể như thế nào?
Để kiểm chứng độ an toàn của thạch cao, chúng tôi đã lấy thạch cao vợ chồng H. dùng làm đậu đem đi thử nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (TT3). Kết quả cho thấy, trong 1 kg thạch cao có 89,8% sulfat canxi (CaSO4), 17 mg kẽm, 8 mg đồng, 4 mg chì và 0,9 mg asen (thạch tín)... Trong khi đó, theo quy định hiện hành, những chất như kẽm, đồng, chì, asen bị giới hạn rất thấp trong thực phẩm, như asen là 0,05 mg/l... vượt quá những giới hạn này có thể gây ngộ độc, gây ung thư...
Theo các chuyên gia về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm có thể bị ô nhiễm các kim loại nặng (như: chì, asen, kẽm, đồng, thủy ngân...) do việc sử dụng các nguyên liệu, phụ gia để chế biến không tinh khiết, có hàm lượng kim loại nặng vượt mức cho phép. Nếu bị ngộ độc cấp tính bởi asen (thạch tín), người bị ngộ độc có những biểu hiện như: khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh chóng. Nếu ngộ độc cấp tính do chì, ban đầu có cảm giác thấy vị ngọt, chát, sau đó là cảm giác nghẹn ở cổ, phỏng miệng, thực quản và dạ dày, tê tay chân, đau bụng dữ dội, tiêu chảy, co giật và có thể tử vong. Ngộ độc mạn tính các kim loại nặng là tình trạng thường gặp do ăn phải thức ăn có hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng cao trong một thời gian dài. Kim loại nặng nhiễm từ từ vào cơ thể rồi tích lũy dần và gây hại cho cơ thể về sau. Kim loại nặng khi vào cơ thể thường tích lũy ở các cơ quan: gan, thận, não. Nếu cơ thể bị tích lũy một lượng chì đáng kể, dần dần sẽ xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc như: hơi thở hôi, sưng lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau các khớp xương, bại liệt ở tay, nước tiểu ít, thường gây sẩy thai ở phụ nữ. Nếu cơ thể nhiễm độc mạn tính đối với asen do tích lũy asen với liều lượng dù nhỏ trong một thời gian dài sẽ gây nên các biến chứng: da mặt xám, tóc rụng, đau mắt, đau tai, viêm dạ dày và ruột, cảm giác về sự di động bị rối loạn, làm kiệt sức... Trẻ em rất nhạy với kim loại nặng, cơ thể trẻ em hấp thụ chì có trong thực phẩm cao gấp hai lần so với người lớn.
“Công nghệ” kinh hoàng ở làng Thu Quế (Hà Nội): Quả xanh biến thành chín chỉ sau một đêm !

Chỉ vài lọ thuốc nhỏ pha lẫn với nước để nhúng quả xanh vào, sau một đêm những loại hoa quả từ xanh tươi sẽ biến thành chín vàng, chín đỏ rất bắt mắt... “Công nghệ” này đã tồn tại vài năm nay tại làng Thu Quế (Phùng, Đan Phượng, Hà Nội).

Phù phép

Vài năm trở lại đây nghe dân buôn hoa quả rỉ tai nhau về “công nghệ” mới biến quả xanh thành chín chỉ qua một đêm. Phóng viên Tiền Phong đã có cuộc thâm nhập tại làng Thu Quế.


Ảnh 1: Một lọ thuốc pha với nước có thể nhúng hàng trăm cân đu đủ xanh
Ảnh 2: Những lọ thuốc kích thích cho hoa quả chín nhanh
Ảnh 3: Đu đủ được ngâm thuốc kích thích ủ đầy cả hiên nhà một người dân Thu Quế - Ảnh: Diệu Liên

Lần theo con đường làng, chúng tôi ra cánh đồng trồng đu đủ của người dân thôn Thống Nhất, xã Song Phượng. Trong vai dân buôn chúng tôi thắc mắc về các loại đu đủ quá xanh nên không thể lấy hàng, lập tức một người cười khẩy: “Dân buôn mà không biết cách biến xanh thành chín thì nên vào làng tìm đến các quán bán thuốc bảo vệ thực vật mà hỏi rồi ra đây trả giá”.

Thấy chúng tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, một người khác nhanh nhảu: “Trước đây người dân chúng tôi trồng đu đủ bán cho người tiêu dùng trong làng và phải chờ quả chín cây gần rụng mới hái hoặc hái sớm một vài ngày về dấm hương chờ chín mang ra chợ. Mấy năm nay thấy đu đủ ở đây quả to nên người ta kéo nhau về đây mua và còn đặt hàng nhiều, họ mua các loại quả xanh rồi về dùng một loại thuốc ngâm quả chín nhanh và tươi”.

Tại làng Thu Quế có hơn một nửa người dân trồng và buôn bán đu đủ, chuối ra các chợ đầu mối rồi từ đây đưa vào nội thành. Mỗi ngày Thu Quế cung cấp cho thị trường hàng tấn hoa quả, nhiều gia đình là đầu mối tập trung hàng cho người bán buôn các nơi.

Thấy chúng tôi chê quả xanh, chị M cười: “Tất cả các hộ kinh doanh đu đủ, chuối ở đây đều sử dụng loại thuốc làm chín hoa quả. Sau khi thu mua về họ mang về nhúng vào một thùng nước đã pha sẵn thuốc, sau đó xếp gọn gàng lại và phủ nilon hoặc bì tải, sáng hôm sau là có đu đủ, chuối... chín vàng.

Với công nghệ siêu nhanh đó người dân trong làng không dám ăn hoa quả chín bằng thuốc này và chỉ sản xuất để bán. Theo chị M, hoa quả sau khi ngâm qua loại thuốc này không chỉ màu tươi mà ngay cả cuống lúc nào cũng xanh tươi, hoa quả giữ được rất lâu.

Thấy chúng tôi muốn ngỏ ý cần mua loại thuốc này, chị M nhanh nhảu chỉ ra đầu làng, nơi các cửa hàng bán phân đạm, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với giá “rẻ như bèo”: 800 đồng/lọ.

Thấy khách lạ, ông chủ một cửa hàng chất vấn vài câu rồi vào mở tủ lấy ra một hộp giấy. Chúng tôi ngỏ ý lấy nhiều vì nhà ở xa. Ông chủ thành thật: “10 lọ giá 8.000 đồng sẽ dùng cho một tạ hoa quả, thuốc này đảm bảo chín nhanh, tươi, đều… và để được lâu”.

Sau khi thanh toán tiền, ông chủ này cho công thức, một lọ thuốc pha với 2-3 lít nước, rồi cho quả vào ngâm hoặc quét lên phía ngoài của quả. Sau đó, dùng nilon hoặc bao tải phủ lên, sáng hôm sau hoa quả sẽ chín.

Ông này cho biết, loại thuốc này có tác dụng với hầu hết các loại hoa quả: chuối, đu đủ, xoài, hồng... Tuy nhiên, ông cũng lưu ý khi sử dụng nhớ đeo găng tay cho an toàn.

Cầm trên tay một hộp gồm 10 lọ có màu vẩn đục, bên ngoài bao bì có tên là Ethrel, do Cty hữu hạn hóa chất Phùng Xuân, Quảng Tây, Trung Quốc sản xuất.

Trên bao bì cả ghi cả tiếng Trung Quốc, tiếng Việt sai lỗi chính tả với những “chiêu” quảng cáo kiểu “thần dược” cho hoa quả và cả rau xanh. Làm cho quả có màu sắc chín đẹp tự nhiên, dùng với đa dạng các loại quả táo, cam, quýt, đào, lê...

Đáng lưu ý, ngoài bao bì của thuốc có ghi rõ, loại thuốc này có thể thông qua lá cây hoặc vỏ cây ngấm vào thân thực vật... Mặc dù bao bì cũng ghi “ít độc” nhưng lại lưu ý người dùng “chất này có thể ăn mòn kim loại, kích thích da và mắt, không tiếp xúc trực tiếp”.

Có thể gây ngộ độc

Mang 10 lọ thuốc trên xuống Cục bảo vệ thực vật, ông Trịnh Công Toản, Chánh Thanh tra Cục BVTV cho biết: “Loại thuốc này nằm ngoài danh mục các loại thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam. Đây là một trong những loại thuộc nhóm thuốc điều hòa sinh trưởng”.

Theo ông Toản, 3-4 tháng trước đây, Cục BVTV đã mang loại thuốc này đi giám định nhưng không phân tích được, bởi là hàng nhập lậu, ngoài bao bì không có thành phần các hoạt chất được sử dụng nên không thể phân tích trong thuốc trên có những hoạt chất gì, ảnh hưởng ra sao tới sức khỏe người tiêu dùng.

Ngoài tác dụng làm quả chín nhanh thì loại thuốc trên còn khiến hoa quả có màu sắc đẹp, bắt mắt, vỏ trơn nhẵn. Về tác dụng này, ông Toản cho rằng, cần phải phân tích tìm hiểu thêm, còn đến thời điểm này Cục đã mang đi giám định nhưng chưa giám định được.

“Thời gian gần đây, thuốc điều hòa sinh trưởng nhập lậu từ Trung Quốc lại rộ lên ở khu vực Hà Nội, dù các chi cục địa phương đã kiểm tra gắt gao, đồng thời chúng tôi cũng phối hợp với PC36 Bộ Công an để điều tra trên địa bàn Hà Tây cũ (Hà Tây cũ thời gian đầu năm 2008 là 1 trong những điểm đầu mối về loại thuốc này) nhưng cũng không mang lại kết quả”, ông Toản cho biết.

Cũng theo ông Toản, những loại thuốc điều hòa sinh trưởng và đặc biệt là thuốc Ethrel được vận chuyển lậu qua đường biên giới nên rất khó kiểm soát.

Việc người dân Thu Quế sử dụng loại hóa chất kể trên để làm chín hoa quả đã từ khá lâu, khoảng 2 - 3 năm nay, cơ quan chức năng biết sự có mặt của loại thuốc này trên thị trường nhưng đến giờ vẫn không ai biết được tác dụng của nó ra sao đối với sức khỏe con người.

Theo phân tích của một chuyên gia trong ngành BVTV, loại thuốc thúc chín hoa quả có thành phần chính là Ethrel. Hoạt chất này có trong danh mục thuốc điều hòa sinh trưởng nhưng chỉ được dùng để kích thích mủ cao su. Cũng theo chuyên gia này, hoạt chất Ethrel hay Ethenol đều có chung gốc là Etylen, một loại chất độc, hàm lượng cho phép sử dụng rất nhỏ. Ở nhiều nước trên thế giới, chất này đã bị cấm sử dụng trong việc chế biến, bảo quản trái cây. Nếu phun hoặc nhúng hoa quả vào chất này sẽ tạo ra dư lượng, dễ gây ngộ độc cho người ăn. Nguy hiểm hơn, Etylen tác dụng với thành phần Nitơrat trong quả sẽ tạo ra chất Etylenglycol dinitrat, một chất rất độc, hàm lượng cho phép là dưới 0,3mg/m3.

Kinh hoàng nước giải khát đóng chai gia công

Một cơ sở sản xuất nước đóng chai bẩn thỉu, nhếch nhác. Ảnh: CAND

Gần tết, thị thường đồ uống các giải khát như nước ngọt, bò húc, sữa đậu nành… đóng chai lại bắt đầu sôi động. Ngoại trừ các thương hiệu nổi tiếng như Coca cola, Tribeco… còn phần đông những người tiêu dùng cứ uống vô tư các loại nước đóng chai đủ màu xanh đỏ mà không hay biết mình uống nước được sản xuất ở đâu? Nó được đóng chai như thế nào...?

Có một lý do, nước đóng chai “Made in… gia công” có giá rẻ hơn rất nhiều lần so với sản phẩm có thương hiệu. Vì lẽ đó, nước dóng chai gia công có đất sống và nếu tận mắt chứng kiến mới thấy hết sự kinh hoàng về những mầm bệnh… ngọt ngào do nó đem lại.

Từ nơi phát sinh “những mầm bệnh ngọt ngào”...

Sau một hồi đi đi lại lại mãi, mặc dù có địa chỉ trên tay nhưng phải vất vả lắm chúng tôi mới tìm đến được cơ sở sản xuất nước giải khát đóng chai ở Dốc Lã - Gia Lâm –Hà Nội. Vừa bước đến cổng, đập vào mắt chúng tôi là một tấm bảng cũ kỹ, bé tí teo nằm khá khuất ghi tên cơ sở sản xuất, phải vất vả lắm chúng tôi mới đọc được tên cơ sở đó. Nhìn ngoài khó có thể nhận ra đây là một cơ sở sản xuất bởi căn nhà thấp lè tè, trông bẩn thỉu và hôi hám.

Trái ngược với vẻ trầm tĩnh bên ngoài, vào trong không khí sản xuất diễn ra nhộn nhịp với mấy chục công nhân ai vào việc ấy khá tất bật. Chỉ với diện tích gần 100 m2, nơi này bao gồm tất cả công đoạn của một quy trình sản xuất nước giải khát từ rửa chai, xay, nấu sữa đậu nành và đậu xanh và các loại nước khác cho đến khi thành phẩm.
Để hạ giá thành tối đa, các cơ sở sản xuất nước giải khát đóng chai thủ công thường cho đường sacarin. Sacarin có độ ngọt gấp 5.000 lần so với đường bình thường. Đường sacarin là loại phụ gia không được dùng trong chế biến, bảo quản thực phẩm. Đường sacarin có khả năng gây ung thư cao.
Đưa mắt quan sát, tôi bắt gặp một chiếc máy xay được gắn mô tơ điện cáu bẩn, vàng khè bởi những gỉ sắt do không được làm vệ sinh, đang chạy hết công xuất xay đậu tương chảy xuống một chiếc chậu không được sạch sẽ cho lắm! Bên cạnh một công nhân đang vã mồ hôi vắt lấy vắt để bột đậu tương ướt trong chiếc túi ngả màu đen xỉn. Cả khu sản xuất nhầy nhụa nước, nhếch nhác, thảm hại. Cạnh đó là rãnh nước thải đen ngòm không được che đậy, bốc mùi nồng nặc, khó chịu.

Nhiều công nhân sơ ý làm sữa đậu tràn cả ra ngoài, khiến ruồi nhặng bay vù vù như vãi trấu. Đến gần một cậu thanh niên đang ngồi bên đống vỏ chai vất lăn lóc, tôi hỏi chuyện, được biết đống vỏ chai vẫn dùng đựng sữa đậu nành nên chỉ cần tráng qua loa là lại được tái sử dụng. Còn không, chỉ cần nhúng vào bể nước ngâm vài phút cho rác rưởi bên trong bở ra thì nhấc lên.

Tiếp đến là mang chai nhúng lại bằng nước sạch rồi để cho khô trong khi mùi xà phòng vẫn còn nồng nặc. Dưới nền nhà lềnh bềnh bọt xà phòng và rác. Thế nhưng bên cạnh đó là máy xay đậu lò nấu sữa và cũng là nơi đóng chai. Công việc cứ đều đều nhộn nhịp, chai được xếp thành dãy ngay dưới nền nhà và ngay bên cạnh là vòi nước dùng để rửa lại chai ngay sau khi đã đóng nắp.

Đa phần nhân viên tại đây là làm theo việc mùa vụ, họ từ nhiều nơi khác đến và không được kiểm tra sức khoẻ. Điều đáng nói nhất ở đây là nguồn nước được sử dụng ở đây là nguồn nước giếng khoan, trong khi ngay bên cạnh là một con mương nước thải cách đó không xa.

Nước + phẩm màu= nước cam, chanh, bò húc...

Sau một hồi, tận mắt “mục sở thị”, chúng tôi khác ngạc nhiên vì đây là một cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, không được trang bị thiết bị sản xuất nhưng có thể sản xuất tới hàng chục mặt hàng giải khát. Không chỉ sản xuất sữa đậu nành, sữa đậu xanh mà cơ sở này còn mùa nào thức ấy, sản xuất các loại nước ngọt, trà bí đao, bò húc, nước yến... với giá cũng khá ngọt ngào!

Tại khu vực sản xuất nước cam, chanh, bò húc... chúng tôi không thấy bất cứ một thiết bị nào để sản xuất ngoài một vài bể chứa nước nhỏ ngay ở giữa nhà, cùng vô số thùng phi, thau chậu đủ loại... Hỏi một nhân viên ở đây chúng tôi được biết, bể chứa nước này dùng để pha chế các loại nước ngọt.

Xem kĩ một số sản phẩm được chào hàng, chúng tôi phát hiện ra một số chai nước được dán mác của cơ sở sản xuất nhưng có tên na ná với sản phẩm của một số hãng có thương hiệu uy tín để “lập lờ đánh lận con đen” nhằm loè bịt người tiêu dùng. Đặc biệt, có một số chai mới ghi ngày sản xuất có cách đó vài ngày mà khi giơ ngược chai lên, quả thật, nếu có nhắm mắt vào cũng không ai dám uống, bởi trong thành chai vẫn còn đọng đầy chất bẩn chưa được rửa sạch.

Qua một người bạn tôi đã từng làm việc ở một số cơ sở sản xuất thực phẩm cho biết về “quy trình công nghệ” tại những nơi này như sau: một lít nước cho bao nhiêu đường, bao nhiêu màu... chủ đưa ra công thức pha chế thế rồi công nhân cứ thế mà làm theo. Do đó bí quyết sản xuất nước đóng chai cực kỳ đơn giản: Nước + phẩm màu= nước cam, chanh, bò húc...

Qui trình sản xuất nước giải khát đóng chai gia công là như vậy và tôi dám đảm bảo với các bạn rằng, ai đã từng một lần mục sở thị như tôi chắc chắn không bao giờ dám uống các sản phẩm này nữa.
Theo đúng yêu cầu thì việc sản xuất nước giải khát, đòi hỏi nhiều tiêu chí nghiêm ngặt. Đặc biệt là nguồn nước bởi đây là yếu tố quan trọng giúp cho sản phẩm giữ được lâu. Nếu độ PH không đúng theo tiêu chuẩn sẽ làm cho sản phẩm bị hỏng trước thời hạn cho phép. Nếu uống phải những sản phẩm này sẽ rất dễ bị viêm nhiễm đường ruột.

Với những sản phẩm có sử dụng phẩm mà công nghiệp thay phẩm màu thực phẩm và đường hoá học sẽ khiến cho người sử dụng bị ngộ độc gan, thận và nếu dùng dùng lâu dài sẽ dẫn đến ung thư.
Công nghệ sản xuất đũa, tăm, tre kinh hoàng
Có một điều ít ai ngờ đến là với những vật dụng nhỏ nhưng không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày như đũa và tăm lại có lắm chuyện để bàn. Và chúng cũng là một trong những tác nhân gây mất an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng.

122208-1708-cngnghsnx1 Công nghệ sản xuất đũa, tăm, tre kinh hoàng
Đũa dùng một lần liệu có sạch?
Tăm, đũa tre … siêu rẻ
Theo chân một cô bạn chuẩn bị mở quán cơm văn phòng, chúng tôi đến một ngõ nhỏ nằm trên đường Tôn Đức Thắng, Hà Nội. Đây là một đầu mối lớn, chuyên cung cấp đũa “sạch” dùng một lần, và hộp đựng thức ăn chín cho các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Hà Nội.
Một người phụ nữ tự giới thiệu là nhân viên của cơ sở sản xuất M., giới thiệu giá cả với chúng tôi tôi: Một hộp đựng cơm nhiều ngăn có giá 350 đồng/chiếc, hộp nhỏ hơn đựng xôi hoặc thức ăn chín có giá 150 đồng/chiếc, hương quế 25.000đồng/kg, đũa tre 80đồng/đôi.
Khi tôi hỏi: “Bọn chị mua số lượng lớn cho tiện, nhưng để lâu, tăm và đũa có mốc không em?” Cô trả lời ngay chẳng chút đắn đo: “Chị có thể để đến hết… đời em cũng chẳng mốc. Chúng em đã tẩm ướp và sấy cực cẩn thận rồi”.
Lấy lý do chờ gặp người quản lý cơ sở để “thương lượng giá cả, đặt hàng với số lượng lớn”, chúng tôi lân la ra căn phòng phía ngoài, nơi 6,7 người thợ đang ngồi bệt dưới đất, đóng tăm và đũa vào túi nilông. Một người thợ hồn nhiên cho biết rằng làm ở đây khá lâu rồi nhưng chưa bao giờ nghe ai nói tăm hay đũa bị mốc, phải trả lại.
Nhìn đống tăm và đũa chưa vào bao nằm “trần trụi”, chất đống trên nền nhà lẫn với guốc dép và vô vàn thứ bụi bẩn khác, không hiểu những hậu quả nào sẽ xảy ra khi những đôi đũa, cái tăm ấy rồi sẽ được đưa lên miệng.
Sức khỏe người tiêu dùng đang bị… thả nổi
Đũa tre, có mặt trong tất cả các nhà hàng, quán ăn hay trong mỗi gia đình. Nhất là bây giờ khi “công nghệ” ngày càng phát triển, nhiều nhà hàng, quán ăn đã sử dụng đũa tre dùng một lần, được đóng gói từng đôi một trong một vỏ bao nilông trông có vẻ rất sạch sẽ và an toàn.
122208-1708-cngnghsnx2 Công nghệ sản xuất đũa, tăm, tre kinh hoàng
cũng vậy, được vót nhọn sẵn hai đầu, giúp các “thượng đế” đỡ phần thao tác, tiện dăm bảy đường. Đi sâu tìm hiểu xuất xứ của những đôi đũa, cái tăm ấy, mới giật mình kinh hãi vì công nghệ sản xuất, hấp sấy và bảo quản của chúng…
Sau gần một tiếng chờ đợi và cố gắng thuyết phục cô nhân viên cho chúng tôi xem xưởng sản xuất để “đặt khuôn làm hàng riêng với số lượng cực lớn” nhưng cô này vẫn một mực lắc đầu, kiên quyết chỉ giao dịch tại trụ sở.
Một người thợ nói với chúng tôi rằng không nên tìm đến xưởng sản xuất làm gì bởi ở đó “cực bẩn và không thể thở được vì có rất nhiều hóa chất”. Anh thợ này cũng nói thẳng với chúng tôi rằng chỉ khuất mắt cho qua, chứ nếu đến xưởng, sẽ không bao giờ chúng tôi dám sử dụng , đũa tre hay các hộp đựng cơm nữa.
Anh cũng nói thêm rằng nguyên liệu sản xuất ra các thứ “đưa vào miệng” ấy đều rất rẻ, rất bẩn và tất nhiên là cơ cơ sở nào cũng sẽ đặt lợi nhuận lên trên hết nên đừng hỏi đến “sức khỏe người tiêu dùng”, nghe câu này xa lạ và… buồn cười lắm.
Kinh hoàng "công nghệ" trồng rau xanh... trên nước thải
Rau xanh là loại thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn, thế nhưng nếu người tiêu dùng tận mắt nhìn thấy tình trạng sản xuất rau xanh hiện nay, chắc chắn họ sẽ rùng mình.
Rau trồng trong nước thải
Rau ở đây đang ngập trong nước thải ô nhiễm trầm trọng - Ảnh: TN
Rau ngập trong nước thải ô nhiễm trầm trọng - Ảnh: TNO
Tại khu phố 6, phường Bình Trị Đông A (Q.Bình Tân, TP.HCM), nơi trồng rau muống nước khá nhiều. Các thửa rau muống nằm lọt thỏm giữa một bên là con mương đen kịt và các nhà dân, cơ sở tiểu thủ công nghiệp xung quanh. Nguồn nước từ con mương cạnh các thửa ruộng trồng rau ô nhiễm nghiêm trọng. Nước đen kịt, đặc sánh với đủ loại rác thải trôi lềnh bềnh, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Theo những người dân ở đây, nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng như vậy là do các cơ sở sản xuất giấy, sắt thép, nước rửa chén, thậm chí cả... hố ga của các gia đình nằm ngay ven mương cũng được thải ra đây. Mỗi khi trời mưa, nước từ con mương này không thoát kịp, bị tắc, tràn vào cả khu vực sản xuất rau. Người trồng rau còn phải mang găng tay, găng chân bảo hộ để tránh bị ngứa ngáy, tróc lở... Một người trồng rau ở khu phố 6 cho biết: "Nước bẩn từ con mương thường xuyên tràn vào, rau lúc cắt bó lại để ngay tại chỗ trên ruộng nên thường xuyên bị ngâm trong nước bẩn. Vì thế khi ăn phải biết sát trùng nhiều lần".
Từ quốc lộ 1A tiếp tục vào khu phố 7, con đường vào đây lầy lội, loang lổ các vũng nước bốc mùi hôi thối, những ruộng rau gần đó nhìn rất tươi tốt, xanh ngắt nhưng lại nằm dưới khu phế thải từ việc tái chế các loại bao bì.
Nông dân tại một cơ sở sản xuất rau ở phường Tam Bình, Q.Thủ Đức (chủ yếu trồng rau cải các loại), cho biết: "Đang mùa mưa nhiều nên sâu cuốn lá và các bệnh nấm phát triển mạnh. Chúng tôi thường sử dụng thuốc Ba-đăng và các loại thuốc trị nấm để phun. Vì sâu nhiều nên phải phun nhiều lần mới hết". Nhưng thời gian cách ly (từ lúc phun đến lúc thu hoạch, bán rau) thì rất ngắn, chỉ khoảng 7 - 8 ngày. Với thời gian ngắn ngủi ấy, lượng thuốc phun còn bám trên lá chưa thể sạch..."
Biết nhưng không làm gì được
Đầu tháng 8/2007, Công ty TNHH Quản lý và kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức đã kiểm nghiệm gần 300 mẫu rau các loại, phát hiện 6 mẫu có dư lượng chất bảo vệ thực vật trên mức cho phép. Tình trạng này càng đáng lo ngại khi ngay cả với rau do các doanh nghiệp sản xuất cũng có 69/981 mẫu được kiểm nghiệm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật...
Kết quả điều tra gần đây nhất của Chi cục Bảo vệ thực vật TP.HCM cho thấy rất nhiều diện tích trồng rau muống nước trên địa bàn TP.HCM sử dụng nguồn nước kênh rạch ô nhiễm; còn 30% nông dân sử dụng dầu nhớt để phòng trừ rầy mềm ở giai đoạn 2 - 3 ngày sau thu hoạch trên rau muống nước...
Ông Nguyễn Văn Thiệu - Phó chánh thanh tra Cục Bảo vệ thực vật cho biết: "Từ tháng 5 đến nay, chúng tôi liên tiếp lấy mẫu rau tại TP.HCM để xét nghiệm, số mẫu không có dư lượng luôn chiếm một tỷ lệ thấp, còn lại đa số mẫu đều có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, dù vẫn còn ở mức cho phép".
Ông Thiệu tâm sự: "Nguồn rau cung cấp cho người tiêu dùng mỗi ngày vẫn chưa được kiểm soát một cách tuyệt đối, bởi các điều kiện về máy móc, thiết bị và cả nhân lực có trình độ cũng thiếu thốn. Với các thiết bị hiện nay, để có được kết quả phân tích chính xác thì phải mất 3-4 giờ, trong thời gian đó thì lượng rau được lấy mẫu đã tiêu thụ hết rồi. Điều tôi lo lắng là thời gian qua chúng tôi chỉ kiểm tra được dư lượng thuốc trừ sâu trên rau, nhưng với tình hình nhiễm kim loại nặng do chất thải từ các khu công nghiệp chúng tôi vẫn chưa phân tích được, trong khi đây là mối đe dọa an toàn thực phẩm nguy hiểm hiện nay".
(Theo Thanh niên)
Kinh hoàng rượu sắn pha cồn
Dù có nghiện rượu đến mấy, nhưng nếu một lần được mục sở thị tại lò rượu Đại Lâm, Bắc Ninh hẳn các đệ tử của “mỹ tửu” sẽ phải cân nhắc mỗi khi "nâng lên, đặt xuống". Đó mới chỉ tính đến sự mất vệ sinh mà chưa kể đến công thức pha chế với cồn công nghiệp để tăng thêm nồng độ.Chúng tôi đã có dịp thâm nhâp một lò rượu ở thôn Đại Lâm, xã Tam Đa (Yên Phong, Bắc Ninh).
Trông thấy mà ghê
Từ thành phố Bắc Ninh xuôi về thôn Đại Lâm chỉ mất dăm phút vặn ga xe máy. Lãnh địa của các chủ rượu được nhận diện khá dễ dàng bởi hàng loạt thùng phuy sắp ngổn ngang dọc lối đi.Trên đường vào thôn, gay gắt mùi chua nồng ôi thiu từ các rãnh nước thải quyện lẫn mùi sắn ủ làm rượu chẳng mấy dễ chịu. Ở đây cả làng cùng một nghề cất rượu.
Kinh hoang ruou san pha con
Những hũ sắn ủ men cất trong căn phòng ẩm thấp hôi hám
Ghé chân vào cơ sở sản xuất rượu P.L đúng vào lúc bà chủ đang chuyển bị công đoạn cuối cùng của quy trình nấu rượu.
Sắn lên men được bà chủ xách ra từng thùng, thoạt nhìn sẽ thấy giống cám ta vẫn thường cho cho lợn ăn. Các xô sắn lần lượt được đổ vào chiếc nồi cáu bẩn đặt chễm chệ trên bếp lò.
Khi đã vừa đủ cho một mẻ nấu, bà chủ nhấc chiếc vung có gắn vòi dẫn đậy lên. Những khe hở được bà bít lại bằng một thứ chất dẻo nửa than nửa bùn. Chiếc vòi dẫn hơi rượu được dẫn qua một bể làm lạnh có màu đen kịt như nước sông Tô Lịch.“Kể cũng hơi bẩn, nhưng bận quá nên chả có thời gian để thay nước mới”, ông chủ đứng gần đó mau miệng.Vít xong vung nồi rượu, bà chủ quay vào cắm máy bơm bắt đầu công đoạn “vào nước” cho các chum ủ men. Nguồn nước được lấy trực tiếp từ từ giếng khoan.Thuận chân, đi vào khu ủ men. Thấy căn phòng ẩm mốc có hàng dãy những chiếc chum cáu bẩn được nút kín. Nguyên liệu được làm từ vỏ sắn ủ với men cho đến khi chuyển sang một màu đen đen, trông cáu bẩn như hũ tương lâu ngày không ai đụng đến là có thể nấu được.
Công nghệ pha cồn
Ông P, chủ cơ sở rượu P.L kể, nghề nấu rượu ở Đại Lâm có từ lâu lắm rồi. Nguyên liệu chủ yếu là sắn, men. Đây là phần nguyên liệu quan trọng để làm nên thứ rượu sắn cổ truyền của làng Đại Lâm.Thứ gọi là Men được đựng trong những gói nhỏ không địa chỉ, không nơi sản xuất, chỉ thấy loằng ngoằng những dòng chữ tượng hình của Trung Quốc.
Kinh hoang ruou san pha con
Nước làm lạnh đen như nước sông Tô Lịch.
Còn sắn thì chủ lò phải cất công mua từ mạn Bắc Giang, Lạng Sơn. Sắn được mua về, sơ chế cũng đơn giản. Ngâm chiều nay thì sáng ngày hôm sau đưa vào nồi luộc, sau đó để nguội rồi đưa vào chum ủ với men. Đúng 7 ngày sau đưa vào nồi nấu thành rượu.Như cơ sở của ông P. mỗi ngày nấu khoảng một tạ sắn, cho ra khoảng 70 lít rượu thành phẩm.Ông kể khơi khơi: Nếu lấy rượu nguyên chất 45 độ sẽ được rất ít, mà giá bán cũng chỉ được có 3.800 đ/lít, làm như thế không đủ vốn. Muốn có lãi ắt phải cách.Dò hỏi, tôi được biết, bí quyết để có lãi của dân nấu rượu thật đơn giản. Nếu hạ nồng độ rượu xuống thì cũng mất khách như chơi, cho dù là rượu nguyên chất. Như vậy để làm hài lòng những đệ tử của "mỹ tửu", dân nấu rượu không còn cách nào khác là chế thêm cồn.
Kinh hoang ruou san pha con
Rượu thành phẩm được xếp la liệt ngay đường cái.
Với công nghệ dân dã như vậy, khách hàng muốn rượu bao nhiêu độ, chủ cơ sở cũng đáp ứng. Về cơ bản vẫn là rượu sắn, chỉ có điều thay vì một mẻ cho ra 20 lít rượu thì chỉ lấy 5 lít để tăng độ lên. Tiếp đó mẻ rượu này được nấu lại lần thứ hai rồi cho vào phuy, pha thêm cồn để vẫn đảm bảo 450. Hầu hết chủ cơ sở rượu ở Đại Lâm đều cho biết, mỗi một mẻ rượu khi cho vào phuy mà không đủ độ thì bắt buộc phải “đấu” thêm cồn. Họ nói đó là loại cồn được lấy từ tận Thanh Hoá, Phú Thọ, thậm chí cả Trung Quốc.
Những ngày này cả làng Tó (Thanh Oai, Hà Tây) tấp nập cho những mẻ miến cuối năm. Phên bánh miến được phơi hai bên đường làng chật chội, ngay sát rãnh cống bốc mùi. Bánh tráng còn được phơi cả trên những nấm mồ, trên bờ sông đầy rác thải.
Dùng hóa chất tẩy trắng, tạo màu
Cảm nhận đầu tiên khi về đến làng nghề này là một mùi chua chua, nồng nồng của bột ủ nước, mùi thối khăn khẳn của những rãnh nước thải không qua xử lý. Nhưng điều khiến người tiêu dùng thấy giật mình có lẽ chính là cách "nhuộm màu" cho sợi miến.
Bột dong riềng ngâm nước trong nửa ngày rồi lọc lấy tinh bột. Sau đó người ta đem hoà vào mỗi thùng bột ấy một muôi bột hoá chất màu trắng, thường được gọi là thuốc tẩy để miến có màu trắng, hay hanh hao vàng.
Chú chó này đã hồn nhiên tè ngay trên chỗ phơi bánh.
Theo chị Liên, một thợ làm miến trong làng, thì loại thuốc tẩy này có thể mua dễ dàng ở chợ Đồng Xuân với giá 25.000 đồng/gói. Tuy nhiên, do ở đây tiêu thụ nhiều nên có nguồn hàng chở về tận nơi, chỉ cần gọi điện thoại báo số lượng.
Những hoá chất này có mùi rất hắc và được đóng trong các bao nilon mà người làm miến chẳng quan tâm đến xuất xứ của chúng. Mỗi một tạ bột chỉ cần khoảng 1-2 lạng thuốc tẩy. Chỉ sau một đêm ngâm thuốc tẩy, bột sẽ trở nên trắng tinh. Khi ấy người thợ sẽ bắt đầu công đoạn pha hồ, tráng bánh.
Theo người trong nghề thì mỗi vùng lại chuộng một loại miến có màu khác nhau, nên bây giờ các cơ sở sản xuất còn thêm công đoạn làm màu. Ví như người miền Nam thì thích sợi miến có màu trắng trong, do đó, chỉ cần tẩy bột thật kỹ, miến càng trắng thì thuốc tẩy càng nhiều.
Nhưng người miền Bắc lại thích có màu vàng ruộm, hoặc hơi xám vì họ cho rằng như thế mới là miến mộc (không tẩy). Để có được những mẻ hàng màu đẹp như yêu cầu, bột sau khi tẩy xong sẽ được pha màu bằng nước hàng hoặc ô xít sắt - loại chất tạo màu không được sử dụng trong thực phẩm.
Miến phơi ngoài nghĩa trang
Càng sát Tết thì hàng đặt càng nhiều, nhân lực được huy động tối đa. Mọi ngóc ngách đều được tận dụng để chất hàng và phục vụ sản xuất. Sân nhà nào cũng chất ngất những bao bột dong riềng. Đôi khi những bao bột này lại được trưng dụng làm bậc để thợ bước lên các khu chất đồ hay lò tráng.
Do các mẻ hàng được làm liên tục, nên kể cả những thùng phi gỉ sét cũng được huy động ngâm bột. Những chiếc thùng tôn, sắt mới cũng cáu bẩn vì lâu ngày chưa được cọ rửa.
Những phên tre để phơi bánh tráng mốc xanh, bám đầy bột, bị vứt chỏng chơ trên nền đất, gác chuồng lợn hôi hám. Nhưng khi bánh tráng ra khuôn, chúng sẽ được dùng làm giá phơi.
Miến mới thái sợi được phơi trên sân thượng, bãi cỏ, sân bóng, ngay cạnh bờ sông đầy rác và hôi hám.Bất cứ nơi đâu cũng có thể thành sân phơi từ đường tàu, nghĩa trang hay ngay cạnh bãi rác thải.
Bánh tráng được phơi ngay trên những nấm mồ.
Người viết đã chứng kiến dân phơi bánh tráng cùng với những túi nilong bẩn của một xưởng sản xuất nhựa. Bánh nằm la liệt dọc đường đi, sân bóng bụi bay mịt mù, và thậm chí chó còn...tè ngay cạnh phên bánh.Những năm trước đây, người làng Tó thường lấy ngay nước sông Nhuệ để làm miến. Giờ thì nước sông quá ô nhiễm, đen và đặc quánh bùn rác, hơn nữa do lượng hàng làm nhiều nên nhà nào cũng đào giếng khoan. Nước làm miến giờ là nước giếng khoan không qua xử lý, nhưng thế cũng là sạch lắm rồi.Không còn sản xuất thủ công, dây chuyền làm miến ở Tó đã hiện đại hơn nhiều. Tất cả quy trình từ đánh bột, tráng bánh đến thái miến đều bằng máy. Nên mỗi gia đình một ngày cũng sản xuất được vài ba tạ. Rồi từ đó hàng được chuyển đi khắp mọi miền.Nhưng Tết đến, hầu như nhà nào cũng làm riêng một mẻ miến "mộc", nghĩa là không thuốc tẩy, không bột màu để đem biếu người thân và để nhà dùng. Bởi chính những nhà sản xuất cũng cảm thấy "rợn" về công nghệ làm miến của mình.
Công nghệ chế biến mắm tôm của Việt Nam
Mắm tôm có mặt trong nhiều món ăn dân dã miền quê, nhất là những món miền Bắc như cà pháo dầm mắm tôm, nộm rau muống. Nhưng bạn có biết mắm tôm được "sản xuất" như thế nào?
Mắm tôm có dòi, ăn mới ngon
Hàng trăm bao nilông loại 50kg đựng mắm tôm chưa được chế biến, nằm chỏng chơ hứng chịu các đợt triều cường lên xuống bị nhiễm bẩn. Hàng chục lu mắm tôm thành phẩm ruồi nhặng bám đầy.
Cảnh tượng đó đã được ghi lại khi vào cơ sở phân phối mắm tôm cho địa bàn TP. HCM ở số 10 đường 37, khu phố 8, phường Linh Đông, quận Thủ Đức.
Tại cơ sở nhếch nhác, ẩm thấp sau đợt triều cường vừa rút đầu tháng 11 này là hàng trăm bao mắm dãi dầm với mưa nắng, nằm lăn lóc bị rác bẩn cùng đất cát bám đầy. Có nhiều bao mắm nằm ngay cống rãnh thoát nước, trong bụi cây và bãi rác.
Những chum chứa mắm tôm
Bà Đặng Thị Tiếu, chủ cơ sở, cho biết, mắm tôm sống vừa nhập về từ các vựa mắm ở Vũng Tàu, Phan Thiết và Nha Trang nên chưa chế biến và phân phối kịp, vì thế, đợt triều cường mới đây nhấn chìm hàng trăm bao mắm. Tuy nhiên, theo bà Tiếu, rất may, nước bẩn của đợt triều cường chưa xâm nhập vào các bao mắm bị “ngâm” bởi mắm được gói kỹ bằng nhiều bao nilông.
Tại một góc rác thải từ các hộ gia đình đổ ra, nằm cạnh một con rạch nước đen ngòm chảy qua sau vườn bốc mùi thối nồng nặc là hơn 20 bao mắm loại 50kg đã có dòi. Trong khi đó, do diện tích khiêm tốn, mắm lại tập kết về nhiều nên để tràn cả ra khu vực gần nhà vệ sinh.
Gần như ngóc ngách nào của cơ sở này đều có sự hiện diện của mắm. Mỗi lu mắm thành phẩm đều nằm chỏng chơ, không được che đậy. Điều khiến người chứng kiến phải rùng mình là những lu mắm này lại được để cạnh những bể nước ngâm tre làm chổi bị tre thối.
Theo bà Tiếu, số mắm từ các bao đựng mắm dầm mưa dãi nắng này sau khi được đổ ra từng chum lớn để phơi rồi chiết vào từng can nhựa khoảng 20 lít, từng bao nilông nhỏ để xuất bán.
Tuy nhiên, theo chủ cơ sở này, hơn một tuần nay lượng mua mắm từ các đại lý, các cơ sở kinh doanh ăn uống có sút giảm nên mắm chưa bán được. Vì vậy, đành phải để chúng nằm ngổn ngang giữa những nơi dơ bẩn.
Trước khi xuất bán, chủ cơ sở này chỉ việc rửa sạch phần ngoài của bịch và bao nilông, còn phần mắm bị dòi sẽ được “lọc” lại thông qua một tấm lưới nhỏ. Phần mắm chảy xuống vẫn được đóng bịch bán đi.
Bà chủ cơ sở này cho rằng, mỗi kg mắm sau khi chế biến sẽ được bán với giá 4.000 đồng. “Mỗi ngày chúng tôi xuất bán cho các đại lý ở các chợ lớn ở thành phố như Bà Chiểu, Bình Triệu, Hóc Môn, Bình Tây khoảng 200kg. Đó là chưa kể một lượng hơn 100kg một ngày bán cho các quán nhậu thịt chó, quán ăn bún riêu…”, bà Tiếu không giấu giếm nói.
Vẫn theo bà Tiếu, mắm của bà được coi là lựa chọn “số 1″ tại thành phố hiện nay, bởi nguồn gốc mắm từ các vựa mắm nổi tiếng, sạch nên nhiều người thích.
Trong khi đó, tại Ngư Lộc, ai cũng biết đến đại gia mắm tôm Trần Văn Lâm, thôn Nam Vượng. Mỗi năm gia đình anh Lâm sản xuất hàng trăm tấn mắm tôm, mắm tép, nước mắm bán đi khắp cả nước. Có khi cả vườn ngổn ngang bể chứa, bể ủ mắm.
Bà Hoàng Thị Năm, mẹ anh Lâm dẫn khách ra thăm vườn. Thật hãi hùng khi bà Năm kéo chiếc bạt phủ các bể mắm tôm: một lớp dòi dày đặc, trắng xóa đang bò lổm ngổm trên mặt bể.
Sát với các bể chứa mắm tôm là một dãy nước mắm. Trên các thùng mắm đang hong nắng, dòi cũng bò lúc nhúc như ở bể mắm tôm. Phía dưới, nước mắm vẫn chảy đều đều vào các chậu chứa. Bà Năm cho biết, mỗi ngày gia đình bà làm được 200 lít nước mắm, nhưng vẫn không đủ bán vì "uy tín" nước mắm nhà bà đã nổi tiếng bốn đời nay.
Theo quan sát của phóng viên, số dòi chẳng được "ngoan ngoãn" tự bò ra được mà tất cả đều chết chìm trong bể sau những lần khoắng trộn ấy. Ngày nào cũng phơi và mỗi lần có dòi lại khoắng, không thể tính được có bao nhiêu dòi đã được trộn trong mắm tôm, mắm tép. Thời gian sản xuất mắm từ 1 đến 3 năm, và như vậy cũng phải 1 đến 3 "mùa dòi" mới thành thành phẩm.
Mắm tôm làm từ tôm chết
Mắm tôm, là loại mắm được làm chủ yếu từ tôm hoặc moi và muối ăn, qua quá trình lên men tạo mùi vị và màu sắc đặc trưng. Nhưng nhiều khi "tôm chết ủ lâu ngày" cũng thành mắm tôm...Mắm tôm là thứ không thể thiếu trong nhiều món ăn?Mắm tôm có mặt trong nhiều món ăn dân dã miền quê như cà pháo dầm mắm tôm, nộm rau muống. Mắm tôm thường được đánh với nước cốt chanh hay rượu trắng cho đến khi sủi bọt để dậy mùi và làm loãng, có thể thêm một chút xíu đường cho vị đỡ gắt.
Khi dùng làm nước chấm lòng lợn, thịt lợn luộc, thịt chó thì có thể ăn kèm theo các loại rau thơm, khế chua, chuối chát, hay riềng tươi, tùy theo loại thịt. Mắm tôm khi được dùng để ăn với bún kèm đậu phụ rán hay chả cá có thể pha thêm một chút mỡ rán nóng. Các món nước như bún riêu và bún thang đều lấy vị mặn mòi của mắm tôm để quyện lấy các hương vị kia. Trong các món nấu, mắm tôm là thức không thể thiếu khi ăn thịt chó hay giả cầy.



Thịt chó
Mắm tôm, mắm tép có thể là một trong những nguyên nhân chính gây nên dịch tiêu chảy cấp và có thời gian tại Hà Nội đã ban hành lệnh cấm sản xuất và kinh doanh loại mắm này. Nhưng sau đó, mắm tôm đã được "minh oan". Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho biết: “Thịt chó, mắm tôm không phải là nguyên nhân gây bệnh trong vụ dịch tiêu chảy này nữa. Mà nguyên nhân là thực phẩm tươi sống, thực phẩm nguội và nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng nề”.

IPB Image
Kinh hoàng phụ gia thực phẩm Trung Quốc
Bộ Y tế Trung Quốc hôm 15/12 đã công bố danh sách gồm các chất phụ gia thực phẩm bị cấm như thuốc nhuộm công nghiệp, thuốc trừ sâu, chất gây nghiện, chất làm phân hủy, những thứ trước đây được dùng thoải mái.
Giá bày sản phẩm sữa trống chỗ sau khi bê bối sữa nhiễm melamine bùng phát (Ảnh Wikipedia)
Việc công bố thông tin trên là một phần trong nỗ lực kéo dài nhiều tháng của chính phủ Trung Quốc nhằm ngăn chặn các bê bối mới và tăng cường an toàn thực phẩm.
Theo thông tin đăng trên trang web của Bộ Y tế Trung Quốc, trong số 17 chất bị cấm có boric acid (được dùng như thuốc trừ sâu), formaldehyde công nghiệp và nước kiềm (dùng làm xà phòng và chất phân hủy).
Theo đó, boric acid thường được trộn lẫn với mỳ và thịt viên để tăng độ dai, còn formaldehyde công nghiệp và nước kiềm được cho vào nước để nhúng một số loại hải sản khô nhằm tạo cho sản phẩm trông tươi ngon và to hơn.
Vụ bê bối về sữa bột trẻ em nhiễm hóa chất công nghiệp melamine - làm 6 bé thiệt mạng, 294.000 em khác phải nhập viện hồi đầu năm nay đã thúc đẩy chiến dịch an toàn thực phẩm của chính phủ, diễn ra vào cuối tuần trước.
Chính quyền địa phương cũng cảnh báo đang xem xét 10 chất phụ gia thực phẩm khác hay bị sử dụng quá mức. "Danh sách các phụ gia thực phẩm bị cấm sẽ cung cấp manh mối cho các cơ quan có liên quan khi họ thực hiện chiến dịch an toàn thực phẩm", thông tin từ trang web của Bộ Y tế Trung Quốc nêu rõ đồng thời bổ sung rằng danh sách này vẫn chưa đầy đủ.
"Chính phủ trước đó đã cấm sử dụng một vài chất trong số 17 chất trên, từng xuất hiện trong một cuộc khủng hoảng riêng rẽ gây chấn động Trung Quốc và làm dấy lên lo ngại về các sản phẩm như sữa và trứng. Tuy nhiên, danh sách công bố ngày 15/12 dường như đánh dấu nỗ lực đầu tiên trong việc thu thập thông tin".
Trong danh sách cấm có nhiều loại thuốc nhuộm công nghiệp thường được dùng để làm tăng sự hấp dẫn của các thực phẩm, từ bột ớt, tới trà và thịt nấu sẵn.
Nhóm công tác của chính phủ Trung Quốc thậm chí còn liệt kê cả những chất phụ gia làm từ cây anh túc và có liên quan tới thuốc phiện, vốn được dùng để giảm đau. Các chất này thường được dùng cho món lẩu.
Cùng với các chất phụ gia bị cấm, chính phủ Trung Quốc còn nêu tên 10 chất như thuốc nhuộm, thuốc bảo quản, chất tạo mùi nhân tạo không nên sử dụng quá mức.
Danh sách trên sẽ giúp các thanh tra địa phương nhắm tới những thực phẩm có khả năng có vấn đề. Cuộc điều tra sẽ tập trung vào những hàng hóa do các công ty nhỏ sản xuất, vốn có quy định quản lý lỏng lẻo, hãng thông tấn Tân Hoa đưa tin. Trong số 500.000 cơ sở chế biến thực phẩm ở Trung Quốc, có tới 70% cơ sở chỉ có chưa tới 10 nhân viên, Tân Hoa cho biết.
Các chất bị cấm trước đây cũng xuất hiện trong danh sách như Sudan - thuốc nhuộm công nghiệp gây ung thư, vốn được dùng để làm lòng đỏ của trứng đậm màu hơn, melamine (hóa chất công nghiệp dùng để sản xuất nhựa) được cho vào sữa nhằm làm tăng giả tạo hàm lượng protein.


Thuc pham tu VN nhap cang vao My dang bi FDA cam

Những thực phẩm kém phẩm chất (có thể nguy hại đến sức khỏe) nhập cảng từ Việt Nam mà FDA đang cấm
Người Việt Hải Ngoải cần lưu ý những thực phẩm kém phẩm chất nhập cảng từ Việt Nam .

Mới đây Cơ Quan An Toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) (1) đã từ chối, không cho nhập cảng vào Hoa Kỳ, riêng tr ong tháng Tư năm 2008, 27 lô hàng mà phần lớn là thực phẩm đã chế biến, sản xuất từ Việt Nam vì lý do thiếu an toàn sức khỏe. Những loại thực phẩm này không chỉ nhập cảng vào Bắc Mỹ ( Hoa Kỳ và Canada ) mà còn được nhập cảng vào tất cả những quốc gia nơi có người Việt Tị Nạn sinh sống như những nước tại Âu châu, Nhật, Úc, v.v...

Nhận thấy rằng đây là vấn đề vô cùng lớn lao liên hệ đến sức khỏe của hàng triệu người Việt trên khắp thế giới, và tại Việt nam, nên chúng tôi chuyển ngữ và khẩn cấp gửi thông tin nầy đến tất cả qúy vị, đặc biệt lưu ý các bà nội trợ, các nhà hàng. Các đấng mày râu lo chuyện nước non, chuyện quốc gia đại sự, cũng cần lưu tâm lưu ý qúy phu nhân, qúy vị sẽ không thực thi được trọn vẹn lý tưởng của mình một khi sức khỏe bản thân và gia đình có... vấn đề. Riêng bà con nhân dân tr ong nước và những người Việt hải ngoại về thăm thân nhân, cũng xin hết sức cảnh giác, đau ốm, ngộ độc thực phẩm và đi khám, chữa bệnh ở Việt Nam là cả một vấn đề không thể coi thường, đừng để cho đến khi quá muộn.

Dưới đây là danh sách các công ty và địa chỉ, các loại thực phẩm bị FDA từ chối nhập cảng vào Hoa Kỳ (tháng Tư, 2007), lý do vi phạm các điều khoản quy định về an toàn dược-thực phẩm.

1- Aquatic Products Trading Company, t/p HCM, Tôm đông lạnh cỡ lớn có đầu, trộn lẫn các chất dơ bẩn và độc tố có hại cho sức khỏe (FILTHY, SALMONELLA), vi phạm các điều khoản 601(b), 801(a)(3), 402(a)(3), 402(a)(1);

2- Mai Linh Private Enterprise, Vũng Tàu, Thịt cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia chloramphenicol (CHLORAMP) không an toàn cho sức khỏe, điều khoản 402(a)(2)(c) (i), 801(a)(3), theo định nghĩa của điều 21 U.S.C. 348;

3- Batri Seafood Factory, Bến Tre, Chả cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia chloramphenicol không an toàn cho sức khỏe, điều khoản 402(a)(2)(c) (i), 801(a)(3), theo định nghĩa của điều 21 U.S.C. 348;

4- Nam Hai Company Ltd, t/p HCM, có 2 sản phẩm vi phạm:

a) Thịt cua nấu chín đông lạnh, có trộn lẫn độc tố gây ngộ độc, độc chất salmonella và hóa chất phụ gia chloramphenol (POISONOUS, CHLORAMP, SALMONELLA,) gây tai hại cho sức khỏe, vi phạm các điều khoản 402 (a) (1), 801(a)(3), 601(a), 402(a)(2)(c) (i), 402(a)(1) theo định nghĩa của luật 21 U.S.C. 348;

b) Lươn đông lạnh, có độc chất salmonella, và nhãn ghi giả mạo (FALSE, SALMONELLA,) một loại sản phẩm khác gây hiểu lầm cho người tiêu thụ, vi phạm các điều khoản 403(a)(3), 801(a)(3), 502 (a), 402 (a) (1);

5- ACECOOK VIETNAM CO...., LTD, t/p HCM, Mì lẩu Thái có hương vị hải sản, chế biến có lẫn lộn các chất dơ bẩn và không ghi các thành phần cấu tạo nên sản phẩm (LIST INGRE, FILTHY,) vi phạm các điều khoản 403 (i) (2), 801 (a) (3), 601 (b) 402 (a) (3) ;

6- Olam Vietnam Ltd, thị xã Gia Nghĩa, có 7 lô hàng bị ngăn chặn gồm Tiêu đen nguyên hạt và Tiêu đen xay đều có chứa độc chất Salmonella, vi phạm các điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;

7- Don Nguyen, t/p HCM, 3 sản phẩm thô là Ðậu khấu (Cardamon), Cam thảo (Licorice) và Quế (Cinnamon) ghi sai nhãn về hình thức và nội dung được quy định theo các điều khoản 4(a), 801(a)(3);

8- Van Nhu Seafoods Limited Company (VN Seafoods Co.), Nha Trang, Cá sòng ngân (Mackerel) cắt khúc đông lạnh, chế biến dơ bẫn, lẫn lộn các chất hỗn tạp, điều khoản vi phạm 601(b), 801(a), 402(a)(3);

9- Nam Ph ong Trading Co, t/p HCM, Tiêu bột chứa độc chất Salmonella, theo điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;

10- Lucky Shing Enterprise Co Ltd, t/p HCM, Bột ngũ cốc ăn liền vi phạm rất nhiều điều khoản bị nghiêm cấm gồm có:
Thiếu thông tin đầy đủ (NOT LISTED) về sản phẩm theo đòi hỏi của các điều 502 (o), 801 (a) (3), 510 (j), 510 (k);
Không ghi thành tố gây rủi ro bệnh tật hiện diện tr ong sản phẩm dưỡng sinh (UNSFDIETLB) , theo các điều 402 (f) (1) (A);
Giả mạo sản phẩm (FALSE) gây hiểu lầm, điều 403 (a) (1), 502 (a);
Trên nhãn thiếu thông tin đặc biệt về thực phẩm dinh dưỡng (DIETARY,) theo điều 403 (j);
Nhãn không ghi phần tiếng Anh (NO ENGLISH,) 403 (f), 502 (c), vi phạm các điều luật 21 CRF 101. 15 (c), 801.15 (c) (1) và 201.15 (c) (1);
Thực phẩm dưỡng sinh nầy (được coi) là một loại dược phẩm mới nhưng CHƯA có đơn xin thử nghiệm để được chấp thuận (UNAPPROVED, ) theo điều 505 (a);

11- Nhan Hoa Co., Ltd, t/p HCM, Cá đông lạnh, chứa độc tố Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;

12- United Seafood Packer Co. Ltd, Thịt (Fillet) cá lưỡi kiếm đông lạnh, chứa độc chất gây ngộ độc (poisonous), vi phạm điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3), 601 (a);

13- Seapimex Vietnam, t/p HCM, có 7 lô hàng về Chả cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia Chloramphenol không an toàn sức khỏe theo định nghĩa của điều luật 21 U.S.C. 348, vi phạm các điều khoản 402 (a) (2) (c) (i), 801 (a) (3) ;

14- MY THANH CO., LTD, t/p HCM, có 5 lô hàng gồm 4 sản phẩm:
a) Cá hồng snapper (?) đông lạnh bị từ chối nhập cảng, vi phạm các điều:
Ghi không đúng tên sản phẩm mà là dưới tên một loại sản phẩm khác (WRONG IDEN, vì không biết hay nhằm đánh lừa người tiêu thụ ? Ðiều này chỉ có công ty sản xuất mới có thể trả lời !) theo điều 403 (b), 803 (a) (3);
Thiếu ghi chú về trọng lượng hay số lượng (LACKS N/C) theo điều 403 (e) (2), 502 (b) (2);
Nhãn sai (LABELING) về vị trí, hình thức và nội dung theo điều 4 (a), 801 (a) (3);

b c) Dưa muối và Nước chấm chay (nước tương: Vegetarian dipping sause) có các vi phạm:
Không đăng ký là loại sản phẩm đóng hộp có độ acid thấp (NEEDS FCE) theo đòi hỏi của điều luật 21 CFR 801.25 (c) (1) hoặc 801.35 (c) (1), vi phạm điều 402 (a) (4), 801 (a) (3);
Không ghi chú thông tin về tiến trình sản xuất (NO PROCESS,) theo đòi hỏi của điều luật 21 CFR 801.25 (c) (2) hoặc 801.35 (c) (2), vi phạm điều 402 (a) (4), 801 (a) (3);

d) Cá sòng ngân muối (mắm cá sòng) vi phạm:
Ðộc chất Histamine vượt quá liều lượng chấp nhận, gây hại cho sức khỏe theo các điều 402 (a) (1), 801 (a) (3);
Sản phẩm dơ bẩn, có chứa các chất dơ bẩn hỗn tạp (FILTHY) theo các điều 601 (b), 801 (a) (3), 402 (a) (3);

15- Kien Giang Ltd, t/p HCM, có 2 sản phẩm là Cá nhồng (barracuda) và cá mang giổ (?, Perch,) đông lạnh, dơ bẩn, tr ong sản phẩm có tạp chất vi phạm các điều 601 (b), 801 (a) (3), 402 (a) (3) ;

16- Vinh Sam Private Trade Trade Enterprise, Tuy Hòa, Cá lưỡi kiếm tươi, có độc tố gây ngộ độc, vi phạm các điều 402 (a) (1), 801 (a) (3), 601 (a) ;

17- Tu Hung Trading Company aka Doanh Nghiep Tntm Tu Hung, t/p HCM, có
3 sản phẩm:

a) Bánh hạnh nhân, nhãn không ghi các thành phần nguyên liệu tạo nên sản phẩm (LIST INGRE,) vi phạm các điều 403 (i) (2), 801 (a) (3);

b) Bánh chay:
Không đủ phẩm chất (STD QUALITY,) như được ghi trên nhãn, vi phạm điều 403 (h) (1), 801 (a) (3)
Nhãn hiệu giả mạo (FALSE,) không ghi đúng nguyên liệu hay ghi sai lạc gây nhầm lẫn cho người tiêu thụ, vi phạm điều 502 (a), 801 (a) (3);

c) Bánh tráng mè:
Không ghi đúng tên theo định nghĩa, tính chất và tiêu chuẩn của sản phẩm (STD IDENT,) theo điều 401, do đó vi phạm các điều 403 (g) (1), 801 (a) (3) ;
Nhãn hiệu không ghi các tố chất chính yếu gây dị ứng (ALLERGEN,) hiện diện tr ong sản phẩm theo đòi hỏi của các điều 403 (w), 403 (w) (1), 801 (a) (3) ;

18- Trung Nguyen Coffee Enterprise (Cà phê Trung Nguyên), t/p HCM, Cà phê bột uống liền "3 in 1" (túi có 20 gói), đã vi phạm các điều:
Không ghi thành phần nguyên liệu tạo ra sản phẩm (LIST INGRE,) 403 (i) (2) ;
Nhãn hiệu giả mạo hay ghi chú sai lạc (FALSE,) vi phạm các điều 403 (a) (1), 801 (a) (3), 502 (a) ;
Sản phẩm không cung cấp đầy đủ thông tin về các thành phần dinh dưỡng và chất béo (TRANSFAT,) có tr ong sản phẩm theo đòi hỏi của điều 21 CRF 101.9 (c), vi phạm điều 403 (q), 801 (a) (3) ;
19- Dragon Waves Frozen Food Factory Co. Ltd, Nha Trang, Cá ngừ (cắt thành từng miếng) đông lạnh, sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất gây ngộ độc, cùng với độc chất Histamine vượt quá liều lượng chấp nhận, vi phạm các điều 402 (a) (1), 402 (a) (3), 601 (b), và 801 (a) (3);

20- Thang Loi Frozen Food Enterprise, t/p HCM, Tôm đông lạnh, có độc chất Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;

21- Hai Dang International Trading Services Co. Ltd, t/p HCM, hóa chất hay dược liệu Lidocaine (dùng tr ong thực phẩm [?], có thành phần hóa học là C14H22N2O,) đã vi phạm 2 điều:
Không liệt kê thông tin đầy đủ về sản phẩm (NOT LISTED,) theo đòi hỏi của các điều 502 (o), 801 (a) (3), 510 (j), hoặc 510 (k);
Dược liệu mới chưa xin phép kiểm nghiệm để được chấp thuận xử dụng (UNAPPROVED, ) vi phạm điều 505 (a), 801 (a) (3);

22- Chinh Dat Co., Ltd, t/p HCM, Bao tử cá sấy khô, sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất, vi phạm các điều 402 (a) (3),601 (b), và 801 (a) (3) ;

23- Vinh Hiep Co., Ltd, t/p HCM, có 2 sản phẩm:

a b) Thịt hào (ngêu, sò) hấp chín đông lạnh, và Mực đông lạnh, là các sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất, vi phạm các điều 402(a)(3), 601(b), và 801(a)(3);

24- Vifaco N ong Hai San-Xay, t/p HCM, thịt ốc hấp chín đông lạnh, chứa độc chất Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;

25- Vu ong Kim L ong Co. Ltd, t/p HCM, có 3 sản phẩm về bún khô, loại đặc biệt, sợi lớn, sợi nhỏ, sản phẩm dơ bẩn và loại phẩm màu không an toàn, vi phạm các điều 601(b), 801(a)(3), 402(a)(3), 402(c), 501(a)(4)(B) .

Trên đây chỉ liệt kê điển hình một số công ty, một số sản thực phẩm bị từ chối nhập cảng vào Hoa Kỳ nội tr ong tháng Tư năm 2007 mà thôi. Còn bao nhiêu công ty khác, bao nhiêu sản phẩm khác đã "lọt sàng" trước đó và sau nầy? Còn bao nhiêu sản phẩm từ Việt Nam đã vượt ra ''biển lớn" vào Canada , Âu châu, Nhật, Úc v.v... và v.v...? Bao nhiêu triệu tấn thực phẩm có các chất độc hại đã "nằm vùng" (và hoành hành) tr ong bao tử người Việt sống ở nước ngoài và tất nhiên cả và người dân tr ong nước?

Thỉnh thoảng tr ong nước, báo chí có loan tin học sinh, công nhân hay người dân bình thường, thấp cổ bé miệng bị ngộ độc thức ăn, nhưng không thấy thống kê số người ngộ độc hay tử v ong . Tình trạng thông tin hay thống kê nầy đối người Việt sống ở nước ngoài trên toàn thế giới lại càng hiếm hoi, có thể nói là hầu như chưa nghe thấy (vì không ai thông báo hay loan tin chứ không hẳn là không có)

1 comment: