Tuesday, October 25, 2011

Những con đường ngầm dưới lâu đài Nottingham

Bằng công nghệ quét laser 3D, chúng ta có thể chiêm ngưỡng được hết những bí ẩn nằm trong lòng đất của lâu đài Nottingham tại Anh.
Ngay dưới lòng đất của thành phố Nottingham, nước Anh, là cả 1 thế giới bí ẩn đang chờ được khai phá. Nơi đây từng là nhà tù nổi tiếng vào thế kỷ 14 giam giữ một vị vua và rồi thế kỷ 19 người ta biến nó thành nơi hành nghề của các đồ tể. Không phải ai cũng tiếp cận được với hệ thống hơn 450 hang động bằng đá sa thạch này. Hầu hết chúng đều nằm ngay dưới tòa lâu đài Nottingham.
Thậm chí chúng chưa bao giờ được định vị chính xác trên bản đồ. Chỉ đến khi công nghệ laser ra đời và dường như khiến ta không tin nổi vào mắt mình với những hình ảnh 3D này. Cuộc khảo sát các hang động ở Nottingham (The Nottingham Caves Survey) đã ghi lại những chi tiết về hình dáng cũng như bề mặt của 35 hang động, đưa ra những hình ảnh nghệ thuật đáng kinh ngạc đến mức khó tin khi chụp ảnh các tầng hang động, bao gồm cả những hình ảnh trên mặt đất.
Là 1 phần trong Dự án tái tạo các hang động Nottingham, cuộc khảo sát đưa các thiết bị quét laser 3D xuống dưới lòng đất để chụp ảnh các hang động và ghi lại tình trạng của chúng. Rất nhiều trong số những hang động này có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với Nottingham, và cả nước Anh – ghi chép đầu tiên về các hang động phía dưới địa phận của người Saxon này là vào năm 868.
Dự án nhằm bảo tồn các hang động, với hy vọng chúng sẽ không bị dễ dàng đi vào quên lãng và bị tàn phá.
Nhà tù của Đức vua David
Loại đá sa thạch mềm dưới lòng đất Nottingham là vật liệu lý tưởng để xây dựng những mê cung nhân tạo này. Các lỗ to được đào bằng các dụng cụ thủ công dung làm nhà ở cũng như nơi diễn ra các hoạt động như thuộc da, sản xuất đồ gốm hay thậm chí là ủ bia.
Một số thì được dùng làm khu dự trữ, lối đi bí mật và các đường hầm tiếp tế. Các hang động thời Trung Cổ phia dưới lâu đài Nottingham đã được tu sửa vào những năm 1670 sau khi bị tàn phá trong cuộc Nội Chiến của Anh, bao gồm cả nhà tù nơi giam giữu vị vua David II của Scotland vào năm 1346.
Đường hầm Mortimer’s Hole
Mortimer’s Hole là 1 cái tên đáng chú ý trong số các đường hầm phía dưới lâu đài, nó gắn liền với một câu chuyện khá thú vị. Đường hầm được đặt tên theo Roger Mortimer, một kẻ nổi loạn và cũng là người tình của nữ hoàng Isabella, một phụ nữ ham muốn quyền lực.
Họ đã cùng nhau lật đổ vua Edward II, chồng của Isabella và cùng nhau sống trong lâu đài Nottingham cho đến khi vua Edward III, con trai của Isabella, nổi lên lấy lại ngôi vị của mình. Quân đội của nhà vua đã sử dụng đường hầm này để thâm nhập vào lâu đài và bắt sống Mortimer, kẻ sau đó đã bị hành quyết bằng cách treo cổ.
Đó là một câu chuyện hấp dẫn được lưu truyền, và đường hầm Mortimer’s Hole đã trở thành một điểm đến không thể thiếu trong các tua du lịch. Tuy nhiên đội khảo sát lại tìm thấy một con hầm khác mà họ cho rằng rất có thể đây mới là đường hầm thật sự được sử dụng trong cuộc xâm chiểm. Đường hầm Mortimer thật sự” này mang những đặc điểm hoàn toàn trùng khớp với những ghi chép lịch sử về vụ vây bắt Mortimer.
Cánh cổng đi vào những “nhà máy” bia thời Trung Cổ
Một vài hang động được dùng làm nơi ủ bia cũng như thực hiện các công đoạn khác trong quá trình sản xuất bia, một ngành quan trọng trong lịch sử Nottingham. Mỗi “nhà máy” trong các hang động bao gồm một phòng để chuẩn bị các hạt ngũ cốc, một lò gạch để ủ ngũ cốc và một cái giếng sâu để lấy nước. Lợi ích của việc nấu bia trong các hang động là nhiệt độ không thay đổi quanh năm.
Phòng uống rượu/bia phía dưới một căn nhà quý tộc
Các hoạt động xoay quanh “bia” sâu dưới lòng đất Nottingham không dừng lại ở việc sản xuất. Không gian được xây dựng phía dưới căn nhà Willoughby này, một căn nhà của tầng lớp quý tộc thể kỷ 18, giống như một căn phòng uống rượu, phía trong gồm có một chiếc ghế dài được xây liền với tường và một hầm chứa rượu.
Brewhouse Yard - lâu đài Nottingham
Bia đã từng được lưu trữ tại các hang động ở “Brewhouse Yard”, nơi đây vốn là một hệ thống những hang động nằm liền kề với nhóm năm ngôi nhà tranh cổ theo kiểu thế kỷ 17. Những ngôi nhà tranh đó là những dấu tích cuối cùng của một cộng đồng đã từng thịnh vượng một thời và giờ đây trở thành viện bảo tàng Nottingham Life.
Các hầm trú ẩn trong các cuộc không kích ở Guildhall Caves
Các lối đi độc đạo và các căn phòng nhỏ bằng gạch phía dưới Nottingham Guildhall, một tòa nhà xây dựng từ thế kỷ 19 và là nơi tọa lạc của tòa án tối cao, sở cảnh sát trung ương và trạm cứu hỏa, là một trong những lối đi tìm thấy dưới lòng đất Nottingham có nhiều thay đổi nhất. Chúng được sử dụng rộng rãi trong suốt Đại chiến thế giới II như là những căn cứ trong các trường hợp khẩn cấp cũng như là những hầm trú ẩn trong các cuộc không kích.
Hệ thống hang động Peel Street
Hệ thống những đường hầm dưới lòng đất mang tên Peel Street không khác gì một mê cung. So với những con đường khác thì chúng quả là một sự hỗn độn kỳ lạ, nhưng lý do là chúng được xây dựng với mục đích hoàn toàn khác với các con đường khác ở Nottingham: thực chất nó là một mỏ cát. Mọi người cho rằng hầm mỏ này được sử dụng vảo khoảng thời gian từ 1780 đến 1810, tuy nhiên thì thực tế nó đã bị bỏ quên cho tới tận năm 1892 và sau đó nó trở thành điểm thu hút du lịch với cái tên “Robin Hood’s Mammoth Cave” (Hang động ma mút của Robin Hood)
Các loại máy quét
Để có đựoc những hình ảnh kỹ thuật số kỳ lạ về thế giới ngầm khổng lồ này, đoàn khảo sát đã kéo các thiết bị xuống dưới lòng đất bằng những chiếc xe kéo. Máy quét chiếu các chùm laser vào sâu trong các hang động và đo khoảng thời gian để ánh sáng đó có thể quay trở lại. Máy quét có thể bắt được hình ảnh của 500.000 điểm trong mỗi giây, tạo ra một “đám mây chi chít các điểm khảo sát” mà sau này trở thành một hình ảnh 3D.
Viếng thăm các hang động này đem lại cảm giác khác hẳn với cuộc sống thường ngày ở thành phố hiện đại và mang đến một sự kết nối hữu hình đối với Nottingham thời Trung Cổ. Điều này có ý nghĩa lớn lao đối với một thành phố có bề dày lịch sử nhưng lại có quá ít nhứng di tích thời Trung Cổ còn tồn tại trên mặt đất.” Đó là lời giải thích của đội dự án.

No comments:

Post a Comment